Quy trình tổ chức Học tập trên lớp Học tập trực tuyến Giảng viên Sinh viên Giảng viên Sinh viên Triển khai kế hoạch Giúp đỡ sinh viên hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành báo cáo/ bài tập Theo
Trang 2
LƯU Ý
Các ý kiến, quan điểm được thể hiện trong những bài tham luận là quan điểm của riêng tác giả; không phản ánh ý kiến, quan điểm của Ban tổ chức Hội thảo và Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3MỤC LỤC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 5
Ngô Thị Kim Liên, Nguyễn Phước Trọng
VẬN DỤNG DẠY HỌC BLENDED LEARNING TRONG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 16
Phạm Xuân Vũ, Hoàng Thị Kiều Oanh
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (FLIPPED CLASSROOM) TRONG ĐÀO TẠO CÁC MÔN HỌC LUẬT THEO PHƯƠNG THỨC GIẢNG DẠY KẾT HỢP 25
Huỳnh Thị Kim Lan, Trần Anh Bình
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KẾT HỢP CHO NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 36
Huỳnh Gia Xuyên
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHI THAM GIA HỌC TẬP THEO HÌNH THỨC BLENDED LEARNING 80
Nguyễn Hữu Long
ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP BLENDED LEARNING CHO NGÀNH LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 92
Nguyễn Thị Khuyến
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH IAIC THEO ĐỊNH HƯỚNG BLENDED LEARNING CHO SINH VIÊN 101
Nguyễn Tấn Linh, Đặng Thị Hồng Phượng
XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VẬT LÝ THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC BLENDED LEARNING 110
Lê Minh Thanh Châu
Trang 4VẬN DỤNG BLENDED LEARNING VÀO GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 122
Trang 5VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
APPLICATION OF BLENDED LEARNING MODEL IN TEACHING POLITICAL THEORY SUBJECTS AMONG UNIVERSITIES TODAY
TS Ngô Thị Kim Liên 1 , NCS Nguyễn Phước Trọng 2
* Trường Đại học Ngân hàng 2Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: lienntk@buh.edu.vn
Tóm tắt:
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang tác động hầu hết các lĩnh vực trong xã hội trong đó có giáo dục, tạo điều kiện cho sự đổi mới các hình thức giảng dạy trên nền tảng công nghệ, trong đó mô hình học tập kết hợp (blended learning) đang là một hình thức dạy học được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trên thế giới Từ việc phân tích bối cảnh và nghiên cứu hệ thống, bài viết chỉ ra sự phù hợp và cần thiết của blended learning (BL) đối với dạy học đại học ở Việt Nam, những khó khăn và hướng khắc phục để triển khai BL hiệu quả trong bối cảnh hiện nay, thông qua việc sử dụng minh họa bằng nội dung cụ thể của học phần “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và “Tư tưởng Chí Minh” như một góp ý cho việc sử dụng BL trong dạy học nói chung và các môn lý luận chính trị nói riêng
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, blended learning, lý luận chính trị Abstract:
The strong development of The industrial revolution 4.0 (Industry 4.0) has impacted most areas of society, including education, creating opportunities for innovation and expansion of technology-based teaching forms Amongst that, blended learning is a form of teaching that is widely researched and deployed worldwide By analyzing the context and studying the system, this article points out the suitability and necessity of blended learning for university teaching method in Vietnam, difficulties and solutions to effectively deploy blended learning in the general context Through using of illustrations with specific content of the modules "History of the Communist Party of Vietnam" and "Chi Minh Thought" is a suggestion for the use of blended learning in teaching in general and political theory subjects in particular
Keywords: Industry 4.0, blended learning, political theory
1 Đặt vấn đề
Hiện nay, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các cơ sở giáo dục đại học Các hình thức giảng dạy trên nền tảng công nghệ Zoom meeting, Google meet, Google classroom…mặc dù đã khắc phục được các nhược điểm của hình thức giảng dạy truyền thống trên lớp học, song vẫn còn nhiều bất cập như đòi hỏi mức độ sẵn sàng cao về công nghệ đối với cả người học, người dạy và nhà trường, đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong tư duy giảng dạy và tư duy học tập Trong bối cảnh đó, mô hình BL với cách tiếp cận tích hợp cả hai hình thức giảng dạy trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) là một giải pháp ưu việt, giúp hạn chế các nhược điểm, đồng thời phát huy thế mạnh của cả hai hình thức giảng dạy và học tập nói trên
Trang 66 Mô hình học tập BL được xem như bước khởi đầu để giúp người học thay đổi và làm
quen dần với mô hình E-learning Việc thực hiện mô hình dựa trên ứng dụng nền tảng công
nghệ số trong dạy học giúp người học nâng cao ý thức tự học và sự chủ động trong hoạt động học tập Hiện nay, việc ứng dụng mô hình BL trong giảng dạy bậc đại học là một lựa chọn phù hợp trong bối cảnh công nghệ số ngoài việc phát huy được các lợi thế của lớp trẻ khi tham gia học, mô hình còn giúp người dạy có thể linh động và đa dạng hơn các phương pháp giảng dạy để thu hút người học
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ giới thiệu một số khái niệm cơ bản, lợi ích của mô hình BL, đồng thời thông qua việc chia sẻ một số kinh nghiệm trong giảng dạy một số học phần cụ thể như là một góp ý cho việc vận dụng BL trong hoạt động giảng dạy ở bậc đại học
2 Kết quả nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình Blended learning
Khái niệm mô hình Blended learning
Mô hình Blended Learning được vận dụng kế thừa từ sự phát triển của mô hình E-learning
(học trực tuyến) Hiện có nhiều cách tiếp cận khái niệm “Blended learning”, song hầu hết các
định nghĩa phổ biến nhất đều khẳng định đó là sự kết hợp giữa môi trường học tập offline và môi trường học tập online
Tác giả Graham (Graham, 2006) cho rằng học tập tích hợp là sự giao thoa của bối cảnh mặt đối mặt (đặc trưng bởi các tương tác đồng bộ giữa người dạy và người học) với bối cảnh công nghệ và thông tin (vốn có tính chất phi đồng bộ-asynchronous)
Tác giả Mason và Rennie (Mason and Rennie, 2006) mở rộng khái niệm BL bao gồm
“các kết hợp khác nhau về công nghệ, địa điểm hoặc cách tiếp cận về giảng dạy”
Tác giả Kanuka (Kanuka, Brooks & Saranchuck, 2009) mô tả học tập tích hợp là một hình thức giảng dạy không có sự rào cản về thời gian và không gian học tập, đồng thời tăng tính tương tác giữa người dạy và người học
Nghiên cứu cho thấy hầu hết các cách tiếp cận trên đều có chung quan điểm rằng mô hình BL là sự phối hợp giữa các hình thức học tập bao gồm nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy Từ việc tiếp cận những quan niệm trên, tác giả bài viết cho rằng, mô hình học tập BL là hoạt động có sự kết hợp giữa hình thức học tập offline và hình thức học tập online với một tỷ lệ phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được tốt nhất Trên thực tế, việc áp
dụng mô hình BL hoàn toàn không phải là sự bổ sung “cơ học” bù đắp cho các nhược điểm
của dạy học online hay dạy học offline mà đó là một mô hình dạy học mới hoàn toàn về chất, làm thay đổi một cách căn bản các quan điểm về lí luận dạy học trước đây
Các mô hình Blended Learning:
Mô hình BL được thực hiện kết hợp theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ áp dụng Hiện nay có 4 mức độ để áp dụng mô hình dạy học Blended learning trên thế giới, bao gồm:
- Người dạy và người học gặp gỡ trong lớp học truyền thống và sử dụng các công nghệ đơn giản như email, web cho bài giảng điện tử
Trang 7- Người dạy và người học gặp gỡ trong lớp học truyền thống và sử dụng các công nghệ cao như mô phỏng, video số, trợ giảng số…
- Người dạy và người học gặp gỡ online, sử dụng các công nghệ đơn giản như CMS, bảng tin điện tử
- Người dạy và người học gặp gỡ online, sử dụng đa công nghệ vừa đồng bộ và phi đồng bộ phức tạp như blog, wiki, video conferencing…
Mô hình học tập BL diễn ra ở ba không gian khác nhau là trên lớp, ở nhà và trên hệ thống trực tuyến (xem Hình 2.1):
Hình 2.1: Mô hình Blended Learning
Theo tác giả Victoria (Victoria L Tinio, 2003) có sáu mô hình BL và việc lựa chọn mô hình giảng dạy phù hợp phụ thuộc vào đặc thù của từng lớp học cụ thể:
- Mô hình giáp mặt chủ đạo (The Face-To-Face Driver Model ): hoạt động học tập được diễn ra trong bối cảnh lớp học và có sự tích hợp các yếu tố của dạy học điện tử, các bài giảng trực tuyến hoặc các nội dung trên mạng Internet;
- Mô hình hoán đổi (The Rotation Model): quá trình dạy học thực hiện trên sự xoay vòng giữa các hình thức học tập trên lớp và ngoài lớp dựa trên nền tảng công nghệ Mô hình hoán đổi lại được phân loại thành các mô hình nhỏ: hoán đổi trạm học tập (Station Rotation); lớp học đảo ngược (Flipped Classroom); Xoay vòng cá nhân (Individual Rotation);
- Mô hình linh hoạt (The Flex Model): các hoạt động học tập dựa trên nền tảng khóa học trực tuyến kết hợp với hướng dẫn trực tiếp của giảng viên trên lớp Người học có thể chủ động lựa chọn hình thức học tập phù hợp với bản thân;
- Mô hình lớp học trực tuyến (Online Lab School Model): các hoạt động học tập được diễn ra trong phòng máy tính chuyên dụng trên lớp;
- Mô hình kết hợp tự chọn (Self-Blend Model): bên cạnh lớp học truyền thống, người học được lựa chọn tham gia các khóa học trực tuyến để trau dồi kiến thức
- Mô hình trực tuyến chủ đạo (The Online Driver Model): các hoạt động học tập được thực hiện hoàn toàn trên các nền tảng công nghệ trực tuyến
Lợi ịch của mô hình BL
Việc thực hiện mô hình học tập BL có nhiều ưu điểm nổi bật so với hoạt động học tập truyền thống (xem Bảng 2.1) cụ thể như:
BLENDED LEARNING
Học trực tiếp (học nhóm, cá nhân,
hội thảo)
Học hợp tác (diễn đàn, chat,
blog)
Tự học (trực tuyến, ngoại tuyến)
Trang 88 - Tăng sự hợp tác: mô hình học tập BL mở ra không gian học tập mở, không bị giới hạn về thời gian và không gian lớp học như mô hình lớp học truyền thống, tăng cơ hội giao tiếp và chia sẻ kiến thức của người học
- Tăng tính linh hoạt: Học tập dựa trên công nghệ giúp người học chủ động trong việc quản lý thời gian, địa điểm học và cường độ học của bản thân
- Tăng tính tương tác: mô hình BL giúp người học tương tác và hợp tác tốt hơn Họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với người dạy, với bạn bè thông qua các diễn đàn, mạng xã hội… để giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập
- Tăng sự chủ động: Các mô hình học tập BL giúp người học phát huy tính chủ động trong học tập, hoàn thiện các kỹ năng trong học tập và phát triển các phẩm chất như tính tự học, tự giác, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỉ luật cao
- Tăng khả năng sử dụng công nghệ: hình thức học tập BL giúp cho người dạy và người học nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các kĩ năng sử dụng nhiều loại công nghệ
- Tăng khả năng lĩnh hội tri thức: Với mô hình BL người học được trải nghiệm, tiếp cận với nội dung học tập đa dạng, mở rộng tri thức và thông tin cập nhật ngoài giáo trình
Đồng thời, mô hình BL còn mở rộng cơ hội học tập cho mọi người trước những khó khăn về cơ sở vật chất, gia tăng tương tác trong hoạt động học tập giữa người dạy và người học, nhờ áp dụng công nghệ nên công tác quản lí các hoạt động đào tạo hiệu quả và tinh gọn hơn Ngoài ra, mô hình này còn giúp cho người sử dụng bao gồm nhà trường, người dạy, người học những lợi ích kinh tế như giảm thiểu chi phí tài chính cho hoạt động học tập, đi lại, ăn ở; chi phí mua sắm trang thiết bị, giáo trình, tài liệu học tập; chi phí vận hành, bảo dưỡng…Đây là tín hiệu tốt để các trường đại học xây dựng lộ trình phù hợp khi áp dụng mô hình này trong đào tạo
Bảng 2.1: Đối sánh các hình thức tổ chức dạy học theo mức độ nhận thức thang đo Bloom
Cấp độ nhận thức
Thang đo Bloom
Mô hình dạy học truyền thống
Mô hình dạy học
Thuật lại trong lớp học và ghi nhớ thông qua tương tác Hiểu Diễn tả và tóm tắt
các kiến thức trong tài liệu
Tóm tắt và giải thích các kiến thức trong kho tài nguyên số
Khái quát hóa, thảo luận, đóng góp ý kiến tham gia diễn đàn trao đổi
Trang 9Cấp độ nhận thức
Thang đo Bloom
Mô hình dạy học truyền thống
Mô hình dạy học
trực tuyến
Mô hình dạy kết hợp
Vận dụng Vận dụng kiến
thức và kỹ năng trong trường hợp cụ thể
Vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề trên trang trực tuyến
Vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống và chứng minh kết quả
Phân tích Phân tích, suy
luận trong một tình huống cụ thể
Phân tích, thảo luận các vấn đề trên trang trực tuyến
Thiết lập các diễn đàn thảo luận để phân tích và giải quyết các vấn đề
Đánh giá Đánh giá, nhận
xét trong một báo cáo
Đánh giá, đóng góp ý kiến thông qua clip hoặc văn bản điện tử
Thẩm định, đánh giá và bảo vệ những ý tưởng thông qua clip, văn bản
Sáng tạo Đề xuất những ý
tưởng mới trong nghiên cứu
Đề xuất ý tưởng mới thông qua kênh trực tuyến
Đề xuất ý tưởng mới giữa các người học trong diễn đàn
2.2 Vận dung mô hình Blended learning trong việc dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác động của CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu cho hoạt động giảng dạy các môn Lý luận chính trị cũng cần phải được nghiên cứu đổi mới dựa trên nền tảng công nghệ số để thích ứng với sự phát triển và truyền tải đến người học một cách hiệu quả nhất Để thực hiện mục tiêu chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, giảng viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tập trung giới thiệu những nội dung cốt lõi, còn lại chủ yếu là gợi mở, định hướng cách học, cách tiếp cận, giải quyết vấn đề nhằm phát triển các kỹ năng cho người học Đối với các môn lý luận chính trị, việc triển khai BL như thế nào để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, bởi đặc thù các môn học này mang tính tư duy và trừu tượng khá cao, đòi hỏi giảng viên phải sự chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng, xác định mô hình học tập trên lớp, từ đó xác định cách thức tổ chức và quản lý lớp học
Trang 1010 cho phù hợp Do đó, để triển khai hiệu quả mô hình học tập BL, theo tôi, giảng viên có thể thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Phân chia tỷ lệ số tiết và xây dựng đề cương
+ Căn cứ vào số tiết của môn học để phân chia tỷ lệ số tiết học trên lớp và số tiết học trực tuyến phù hợp (cách chia phổ biến hiện nay là 70% số tiết cho học trực tiếp và 30% số tiết cho học trực tuyến) Hiện nay việc phân bổ số tiết theo chương trình tích hợp đã được áp dụng ở một số trường như Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Mở, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Nguyễn Tất Thành đối với các môn học lý luận chính trị;
+ Trên cơ sở phân chia số tiết, giảng viên xây dựng đề cương phù hợp cho các buổi học trên lớp và các buổi học trực tuyến (đề cương kết hợp)
- Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài/chương/phần học, xác định mục tiêu
đạt được tương ứng với nội dung
Đây là bước quan trọng khi triển khai mô hình học tập BL Để vận hành mô hình hiệu quả, yêu cầu người dạy trước hết phải phân tích cấu trúc nội dung bài giảng, đồng thời dựa trên cơ sở chuẩn đầu ra mà lựa chọn mô hình học tập phù hợp với nội dung kiến thức Đồng thời, xác định mục tiêu cần đạt nhằm định hướng cho việc tổ chức hoạt động dạy học và để thiết kế các hoạt động, công cụ kiểm tra đánh giá trong đó định hướng chủ yếu trên các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ
Cụ thể như đối với học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, theo phân phối chương trình, ngoài chương mở đầu, môn học có 3 nội dung chính: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến giành độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước (1945-1975); Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018) Qua khảo sát, hầu hết giảng viên và sinh viên đều có cùng nhận xét là đều gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy và tiếp thu chương 3 do nội dung kiến thức rộng, khó Áp dụng mô hình học tập kết hợp cho phần nội dung này sẽ giúp người học khắc phục những khó khăn hiện tại và tạo cơ hội phát triển các kĩ năng, năng lực chuyên biệt của môn học Để đảm bảo đạt được mục tiêu cần đạt của chương 3, khi áp dụng mô hình BL, giảng viên có thể phân bổ cấu trúc nội dung môn học theo giai đoạn/đường lối/thành tựu nổi bật/ để từ đó có sự phân chia nội dung giảng dạy kết hợp cho phù hợp
- Bước 3: Lựa chọn mô hình
Trên cơ sở phân tích nội dung bài học và xác định mục tiêu cần đạt, giảng viên sẽ lựa chọn mô hình BL cho phù hợp.Trước hết, nên tập trung xây dựng được các case study phù hợp hoàn cảnh và đặc thù của phương thức đào tạo tiên tiến này Ví dụ case study cho nội dung chương 3 (học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam), nhu cầu đặt ra cho sự dổi mới năm 1986; tên case: Nhu cầu đổi mới đất nước được hình thành trên cơ sở, điều kiện nào? Với case study này, giảng viên có thể áp dụng mô hình the Rotation Model (hoán đổi), cụ thể như:
+ Cách thứ nhất: Giảng viên nêu tên case trên diễn đàn => Sinh viên xem video bài giảng chương 3, tổ chức làm việc nhóm và đăng bài luận trên diễn đàn => Giảng viên bình luận các bài viết của các nhóm sinh viên => Giảng viên gợi mở, hướng dẫn sinh viên cách thu thập thông tin => Giảng viên khuyến khích sinh viên trao đổi, thảo luận => Giảng viên đặt câu hỏi
Trang 11kiểm tra lại nhận thức của sinh viên => Giảng viên nhận xét, kết luận => Khuyến khích khen thưởng bằng cách cộng điểm hay tuyên dương…
+ Cách thứ hai: Giảng viên cho xem clip phim tư liệu như “ký ức về thời kỳ bao cấp”
trong buổi học trực tuyến => Giảng viên đặt vấn đề => Sinh viên chuẩn bị bài và trả lời các câu hỏi thảo luận trên lớp Mô hình này sẽ giúp sinh viên có cách nhìn nhận khách quan việc đất nước đổi mới toàn diện năm 1986 là hợp lý, phù hợp với yêu cầu đặt ra
Ngoài ra, trong mỗi bài học, giảng viên có thể sử dụng các biện pháp sự phạm khác để khơi dậy sự chú ý, kích thích động cơ học tập của sinh viên dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến vấn đề được đề cập trong tài liệu học tập Ví
dụ khi giảng chương 2, nội dung về “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ” giảng viên có thể xây
dựng hoạt động khởi động trong lớp bằng cách mở một ca khúc cách mạng cho sinh viên nghe, sau đó đặt câu hỏi gợi mở tư duy cho các bạn, ví dụ: Giảng viên cho sinh viên xem clip bài hát
“Hò kéo pháo”, sau đó giao nhiệm vụ cho các bạn trả lời các câu hỏi “tên của bài hát, nội dung
bài hát liên quan đến sự kiện nào và theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện trên…?” =>
Giảng viên cung cấp thông tin và gợi dẫn vào bài: Bài hát “Hò kéo pháo” liên quan đến sự kiện
gắn liền tên tuổi của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp; những nội dung liên quan đến chiến dịch
Hoặc case study cho nội dung chương 2 (học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh); tên case: quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh (1911-1920) Với case stdudy này, giảng viên có thể áp dụng the Rotation Model (hoán đổi), cụ thể như:
+ Cách thứ nhất: Giảng viên cho xem phim tư liệu “hành trình vì dân” => Giảng viên đặt vấn đề “tại sao khi ra đi tìm đường cứu nước, anh Ba lại lựa chọn sang phương Tây mà
không sang như phương Đông như các tiền bối đã chọn hoặc điều gì đã thôi thúc anh Ba sang Pháp là nước đầu tiên trong hành trình của mình hay trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã đúc kết được điều gì?…” => Sinh viên chuẩn bị bài và trả lời các câu hỏi thảo
luận trên lớp + Cách thứ hai: Giảng viên cho xem video bài giảng chương 2, nêu vấn đề trên diễn đàn
như “điều gì đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin hay cơ sở nào thôi thúc Bác
ra đi tìm đường cứu nước…” => Sinh viên tiến hành làm việc nhóm và đăng bài luận trên diễn
đàn => Giảng viên bình luận các bài viết của các nhóm sinh viên => Giảng viên khuyến khích sinh viên viên trao đổi, thảo luận nhóm => Giảng viên đặt câu hỏi kiểm tra lại nhận thức của sinh viên => Giảng viên nhận xét, kết luận cho chủ đề => Khuyến khích khen thưởng bằng cách cộng điểm hay tuyên dương…
Thực tế cho thấy việc áp dụng mô hình đảo ngược như trên giúp người học có sự chủ động tìm hiểu bài học trước khi lên lớp tốt hơn so với mô hình lớp học trực tiếp trên lớp, qua đó giúp người học biết cách quản lý quỹ thời gian trên lớp vào những hoạt động nhóm tốt hơn
Bước 4: Số hóa tài nguyên học tập
Để tổ chức thực hiện mô hình học tập BL hiệu quả, giảng viên cần xây dựng, sắp xếp học liệu phục vụ nội dung bài học một cách khoa học và lựa chọn định dạng số hóa phù hợp Quá trình xây dựng học liệu cần đảm bảo các bước sau đây: xác định mục tiêu bài học và nhu cầu của người học => xây dựng đề cương bài giảng => xây dựng nội dung bài giảng chi tiết => số
Trang 1212 hóa bài giảng của khóa học Hiện nay, các phần mềm tin học phổ biến được sử dụng để số hóa học liệu như: MS PowerPoint, Adobe Presenter, Office Mix, Camscanner, Youtube…
Bước 5: Thiết lập kế hoạch hoạt động dạy học chi tiết
Để đảm bảo sự xuyên suốt, nhất quán về tính logic của nội dung, cấu trúc các thông tin liên quan đến bài học, giảng viên cần xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học chi tiết và bản kế hoạch phải thể hiện được tính hợp lý, sự tương thích và khả thi của các phương án kết hợp trong bài giảng, hạn chế việc lạm dụng các yếu tố công nghệ (xem Bảng 2.2)
Ví dụ như với học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung chương 2 bao gồm các chủ trương, đường lối của Đảng, sự kiện lịch sử trong hai thời kỳ kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1975…sẽ được thiết lập với kế hoạch học tập như sau:
- Sinh viên tìm hiểu nội dung bài học trước thông qua định hướng của giảng viên và làm bài tập về nhà:
Bài tập 1: Phân tích nội dung “kháng chiến toàn diện” trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
Bài tập 2: Giá trị lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Sinh viên nộp bài => giảng viên gửi phản hồi thông qua việc tương tác trên các diễn đàn, website học tập Các hoạt động tại lớp sẽ tập trung thảo luận, làm việc nhóm, hoàn thành bài tập
Bảng 2.2 Phương án học tập kết hợp theo các bước của dạy học dự án
Quy trình tổ chức
Học tập trên lớp Học tập trực tuyến
Giảng viên Sinh viên Giảng viên Sinh viên
Giao bài tập/lựa chọn chủ đề
chọn/giao chủ đề/bài tập
chọn/nhận chủ đề/bài tập
Thăm dò nhu cầu của sinh viên
Thực hiện khảo sát thăm dò nhu cầu
Thiết lập kế hoạch
Giới thiệu và định hướng nội dung
Xác định nhiệm vụ chủ yếu và yêu cầu của mỗi nhiệm vụ
dẫn học tập qua mạng (email, diễn đàn)
Thảo luận nhóm và trao đổi với giảng viên để lập kế hoạch thực hiện dự án qua các công cụ trực tuyến (zalo, email,
facebook….)
Trang 13Quy trình tổ chức
Học tập trên lớp Học tập trực tuyến
Giảng viên Sinh viên Giảng viên Sinh viên
Triển khai kế hoạch
Giúp đỡ sinh viên hoàn thành nhiệm vụ
Hoàn thành báo cáo/ bài tập
Theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá sinh viên
Đọc và nghiên cứu tài liệu, làm bài tập, chia sẻ thông tin và hoàn thành sản phẩm
Đánh giá, phản hồi
Nhận xét báo cáo/bài tập của sinh viên dựa vào các tiêu chí đã xây dựng (đánh giá thực tế)
Trình bày báo cáo/nộp bài tập
Gửi ý kiến nhận xét chi tiết về báo cáo/bài tập
nhân/nhóm
Nhận xét sản phẩm của mình và của bạn (nhận xét đồng đẳng)
Trên thực tế, khi áp dụng mô hình học tập này, giảng viên hoàn toàn chủ động và linh hoạt trong quá trình giảng dạy Căn cứ vào nội dung bài học; nhu cầu, năng lực của người học và cơ sở vật chất, nền tảng công nghệ hiện có, giảng viên có thể xây dựng tỉ lệ giữa dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến cho phù hợp Bên cạnh đó, giảng viên phải xây dựng lịch trình giảng dạy chi tiết, ghi rõ các hoạt động học tập cụ thể trên các nền tảng công nghệ theo trình tự trước, trong và sau buổi học, đặc biệt chú trọng hướng dẫn các hoạt động trực tuyến Ở những trường đại học có cơ sở vật chất tốt, được trang bị đầy đủ máy vi tính kết nối mạng… có thể áp dụng mô hình học tập kết hợp với tỉ lệ kết hợp “mạnh” được đề xuất ở bảng 2.2 Ngược lại, ở những trường gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng công nghệ, tỉ lệ kết hợp sẽ “yếu” hơn và dạy học qua mạng sẽ mang tính hỗ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp
Bước 6: Lựa chọn các công cụ, nền tảng công nghệ phù hợp
Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ việc quản lí, tương tác trong dạy-học online như learning, Learning Management System, Moodle, Emodo, Google classroom…., mỗi công cụ đều có những mặt ưu, nhược khác nhau, việc sử dụng công cụ nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng giảng viên Qua các công cụ này, người dạy và người học có thể tương tác với nhau qua các hoạt động chính: đưa thông báo, tạo câu hỏi, giao bài tập, nêu ý kiến thảo luận; kiểm đếm việc hoàn thành, ghi nhân xét cá nhân hoặc tóm lược nhận xét chung (bài tập, diễn đàn thảo luận, bình luận, đặt câu hỏi, phản hồi …); Khảo sát, lấy kiến nhanh; Thực hiện các bài trắc nghiệm ngắn trên lớp, trò chơi; Thực hiện đánh giá (đồng đẳng) về các kĩ năng làm việc nhóm, đánh giá kĩ năng thuyết trình, đánh giá sản phẩm theo rubric
E-Bước 7: Áp dụng và đánh giá
Trang 1414 Để thực hiện, giảng viên cung cấp địa chỉ website học tập và mở quyền truy cập cho sinh viên Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện các nhiệm vụ theo tiến trình và yêu cầu trong khóa học Quy trình vận dụng mô hình học tập BL trong dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh trên đây có thể xem như một đề xuất, gợi ý cho việc sử dụng rộng rãi, hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học lý luận chính trị nói riêng Trên thực tế, đây là mô hình khá mới mẻ trong giáo dục ở Việt Nam Hiện nay mới được áp dụng hiệu quả ở một số trường đại học tại các thành phố lớn Bởi nó cũng có nhược điểm nhất định như đòi hỏi giảng viên phải dành nhiều thời gian, công sức cho việc soạn thảo bài giảng; yêu cầu cao về kỹ năng công nghệ, vững vàng về phương pháp; và không phải bài học, đối tượng sinh viên hay và trường đại học nào cũng phù hợp để áp dụng mô hình này Để vận hành mô hình BL hiệu quả, cần phải có lộ trình thực hiện chặt chẽ, trong đó chú trọng vào ba vấn đề cốt lõi: Thay đổi tư duy của người dạy và thói quen học tập của người học; trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giảng viên và sinh viên; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cho trường học
3 Kết luận
Tóm lại để nâng cao hiệu quả của một bài học, không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu và khoa học công nghệ cũng không thể truyền tải được hết linh hồn của bài học và càng không thể thay thế vai trò của người giảng viên Do đó, mặc dù mô hình học tập BL không đảm bảo tuyệt đối sự thành công của một bài giảng nhưng cũng không thể phủ nhận học tập tích hợp đang là một mô hình giảng dạy mới, đầy sáng tạo, mang lại hiệu quả và nhiều lợi ích cho người dạy và người học Trong tương lai gần, học tập kết hợp có thể sẽ trở thành mô hình giảng dạy chủ đạo và nếu vận hành hiệu quả sẽ là một biện pháp hữu hiệu giúp cho công tác giảng dạy, học tập nói chung và các môn lý luận chính trị nói riêng đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy trong giai đoạn hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Thái Giang, Nguyễn Hoài Nam (2019), Dạy học kết hợp – Một hình thức phù hợp với dạy
học đại học ở Việt Nam thời đại kỷ nguyên số, HNUE journal of science, 64 (1)
Nguyễn Thị Thanh Hồng (2015), Tổ chức tự học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học Sư
phạm qua E-learning, Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm
Trịnh Hoài Sơn (2017), Nghiên cứu áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended learning) tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân – Thực nghiệm với môn Tin học đại cương, Kỷ yếu
hội thảo khoa học quốc gia: Đào tạo trực tuyến trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Đàm Quang Vinh, Nguyễn Thị Hải Yến (2017), Xu hướng áp dụng mô hình Blended learning
trong đào tạo đại học và khả năng triển khai tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Kỉ
yếu hội thảo khoa học quốc gia: Đào tạo trực tuyến trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
C Graham (2006), “Blended learning systems Definitions, current trends and future
directions.”, in Handbook of blended learning: Global Perspectives, local designs, C
Graham and C Bonk, Eds San Francisco: John Wiley and Sons
Trang 15R Mason and F Rennie (2006), Elearning: The Key Concepts London: Routledge Kanuka, H., Brooks, C., & Saranchuck, N, (2009), Flexible learning and cost effective mass
offerings, Paper presented at the Improving University Teaching (IUT), Vancouver, CA
A G Picciano, (2009), Blending with purpose: The mutimodal model, J Res Cent Educ
Technol., vol 5, no 1, pp 4–14 Victoria L Tinio, (2003), ICT in Education, New York
Trang 1616
VẬN DỤNG DẠY HỌC BLENDED LEARNING TRONG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
APPLYING BLENDED LEARNING IN TEACHERS TRAINING
HISTORY - GEOGRAPHY IN HO CHI MINH CITY
Phạm Xuân Vũ 1 , Hoàng Thị Kiều Oanh 1
Từ khóa: dạy học kết hợp; B-Learning; Bồi dưỡng giáo viên Lịch sử - Địa lí; thành phố
Hồ Chí Minh
ABSTRACT
Blended Learning (B- Learning) has been commonly used in higher education institutions in our country In this article, the authors provide some theoretical foundation for the B-Learning of teaching, the use of this technique teaching in the world and in Vietnam, along with introduce the concept of B-Learning and specific models of this B-learning The authors also give some examples of combine teaching practices for courses of History – Geography Teaching in all districts of Ho Chi Minh city Thereby, the authors also point out that there are some noted issues when teaching shorterm cources using B-learning techniques
Keywords: Blended learning, B- Learning, shorterm courses training History-
Geography, Ho Chi Minh city
1 Đặt vấn đề
Trong thời đại cách mạng công nghệ và internet phát triển như hiện nay, học tập trực tuyến E- learning đang ngày càng phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng tới nhiều hoạt động dạy học Một trong những mô hình dạy học trực tuyến của E-Learning là B- Learning (Blended learning) đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới Dạy học kết hợp (B-learning) đã và đang được nghiên cứu và trở thành xu hướng giáo dục phổ biến ở Đại học hiện nay Nhiều nghiên cứu đều cho thấy sự phù hợp của hình thức dạy học này đối với đào tạo ở đại học vì nó tăng cường hiệu quả học tập, tạo ra môi trường linh hoạt và sáng tạo của người học
Trên thế giới, Lalima và Kiran Lata Dangwal (2017) đã có bài nghiên cứu về học tập kết hợp trong hệ thống giáo dục của Ấn Độ, bài viết đã chỉ ra những khó khăn của hệ thống giáo
Trang 17dục Ấn Độ và những hiệu quả của B-learning mang lại, đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể từ phía chính quyền cho toàn nền giáo dục Charles Dziuban và cộng sự (2018) đã có nghiên cứu ý nghĩa của dạy học kết hợp B- learning và các hướng học tập kết hợp B- learning đối với giáo dục đại học trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay Kết quả khảo sát cho thấy học viên cảm thấy tuyệt vời khi tham gia học tập kết hợp trực tuyến, và tỉ lệ bỏ học của học viên khi tham gia học tập trực tuyến và trực tiếp rất thấp Trong nghiên cứu cụ thể về học tập kết hợp B-learning của mình, Johannes C Cronjé (2019) đã phân tích được rằng các buổi tối phù hợp cho hình thức thảo luận trực tuyến, bài tập về nhà được giao từ tối hôm trước và tích hợp các công cụ học tập kèm theo như video, các bản vẽ, youtube, sơ đồ tư duy phần mềm, whatsapp, bút giấy, máy ảnh và điện thoại di động,….Có thể thấy dạy học kết hợp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, hình thức này tạo được cho người học môi trường học tập linh hoạt, giúp người học có nhiều tương tác cá nhân với tập thể và với giảng viên
Ở Việt Nam, Vũ Thái Giang và Nguyễn Hoài Nam (2019) trong học phần “Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm” đã đưa ra những bằng chứng cho thấy dạy học B-learning phù hợp với dạy học ở đại học trong thời đại kỷ nguyên số Đồng thời phân tích những khó khăn và hướng khắc phục để triển khai hiệu quả hình thức dạy học B-learning này Lê Thái Hưng, Hà Vũ Hoàng (2020) đã nghiên cứu ảnh hưởng của đánh giá quá trình lên động cơ học tập của sinh viên trong dạy học kết hợp, trong đó có sử dụng SPSS để khảo sát và đánh giá trên thang đo Linkert 4 mức độ, cho thấy việc tương tác của người học với tài liệu học tập, bạn học hay giảng viên diễn ra thuận lợi có tác động mạnh nhất tới động cơ học tập, qua đó cho thấy giảng viên thực hiện đánh giá quá trình trong hoạt động dạy học, đặc biệt trong môi trường dạy học kết hợp B-Learning sẽ mang lại những tín hiệu tích cực trong hoạt động học tập của người học Các tác giả Nguyễn Văn Hiến, Đặng Ánh Hồng và Nguyễn Tuấn Kiệt (2020) trong bài báo của mình đã trình bày cơ sở lí luận về dạy học kết hợp B-Learning, đồng thời cho ví dụ minh họa một học phần dạy học Giáo dục học đại cương 2 tín chỉ được giảng dạy dưới hình thức dạy học kết hợp B-Learning
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Lịch sử và Địa lí để đáp ứng yêu cầu mới đã được Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm Vấn đề là tổ chức bồi dưỡng bằng hình thức nào cho phù hợp với công việc của giáo viên và dịch bệnh Covid -19 Dạy học kết hợp B-Learning là sự lựa chọn phù hợp, cần thiết Các tác giả lựa chọn thực hiện bài báo này nhằm mô tả thực tiễn dạy học B- Learning cho các lớp bồi dưỡng Lịch sử - Địa lí tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), cách thức tiến hành hình thức dạy học này đồng thời nêu những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện hình thức dạy học này
2 Khái niệm và các mô hình của dạy học B-learning
Có nhiều khái niệm khác nhau về hình thức dạy học kết hợp B- Learning (Blended learning) B-Learning là cách thức học tập kết hợp giữa hoạt động học tập mặt đối mặt (Face to Face – F2F) và hoạt động học tập trực tuyến (Online Learning – OL) Đối với hoạt động
giáo dục, “B- Learning” có nghĩa là “cách thức học tập một chủ đề có kết hợp giữa việc được
dạy trên lớp và sử dụng các phương tiện công nghệ khác, bao gồm học tập qua Internet” Việc
kết hợp hai hoạt động dạy học F2F (trực tiếp) và OL (trực tuyến) cần thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện thực tế và yêu cầu của môn học Đối với những lớp có số lượng người học đông, thời gian hạn chế, quá trình tự học của người học là chính, thì dạy học B- Learning rất
Trang 1818 phù hợp và cần thiết Bên cạnh đó, quá trình tương tác giữa người học và giảng viên sẽ diễn ra thường xuyên và liên tục để đảm bảo tính liên kết giữa người học và giảng viên, dưới sự hỗ trợ của internet và các công cụ phần mềm, các ứng dụng điện tử phù hợp như Group Zalo chung, google drive, google form, email cá nhân, v.v Vai trò của giảng viên phức tạp và quan trọng hơn, là người định hướng, tổ chức thiết kế, tương tác và đánh giá quá trình học tập của người học, vì vậy giảng viên cần xây dựng những hình thức, thang đo đánh giá cụ thể cho hoạt động học tập của người học như đánh giá trực tiếp, lập các câu hỏi định hướng, bảng thông tin, các bài tập trắc nghiệm online,v.v
Nhóm tác giả Ali Alammary và cộng sự đã nêu ra có 3 mức độ của dạy học kết hợp B- Learning: Mức độ thấp - bổ sung một số hoạt động theo dạng thức kết hợp đối với khóa học có sẵn ở dạng truyền thống (F2F); Mức độ vừa - thay thế một số các hoạt động trong khóa học có sẵn ở dạng truyền thống bằng dạng thức kết hợp; Mức độ cao - thiết kế lại toàn bộ khóa học theo dạng kết hợp Từ các mức độ trên, Clayton Christensen Institute (2015) đã đề xuất 4 mô hình dạy học kết hợp B-learning sau:
Rotation model (Mô hình xoay vòng): có 4 hình thức xoay vòng gồm Station Rotation
(xoay vòng trạm), Lab Rotation (xoay vòng phòng máy), Flipped Classroom (lớp học đảo ngược), Individual Rotation (xoay vòng cá nhân); Mô hình này người học chủ yếu học tại trường (F2F) và thực hiện một số hoạt động online như làm bài tập về nhà, người học làm bài tập nhóm, học cá nhân, các hoạt động thảo luận phát huy tối đa khả năng tranh luận, tư duy
Flex model (Mô hình linh hoạt): mô hình này người học học tập trực tuyến (OL) là chủ
yếu, giảng viên sẽ giảng dạy tại trường và người học sẽ học qua lịch trình học tập riêng một số phương thức học tập nhất định
A La Carte model (Mô hình thiết lập sẵn): mô hình này người học tham gia khóa học
hoàn toàn trực tuyến tại trường hoặc bên ngoài và do một giảng viên chuyên dạy trực tuyến đảm nhận Mô hình này là mô hình kết hợp vì sinh viên tuy tham gia mô hình này vẫn gặp mặt bạn bè ở trên trường
Enriched Virtual model (Mô hình giàu tính ảo): mô hình này được áp dụng phổ biến
trong các trường đại học trên thế giới và ở nước ta, đặc biệt trong giáo dục đào tạo hệ không tập trung Theo mô hình này, người học phải tham gia các buổi học trực tiếp với giảng viên và sau đó được tự do hoàn thành khóa học từ xa nhờ vào hướng dẫn của giảng viên thông qua hình thức học trực tuyến (OL)
3 Vận dụng dạy học B-learning cho các lớp bồi dưỡng giáo viên Lịch sử- Địa lý ở thành phố Hồ Chí Minh
Trường đại học Sài Gòn là trường đầu tiên tại TPHCM mở mã ngành đào tạo sư phạm Lịch sử - Địa lý theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, đội ngũ giảng viên của Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội (SPKHXH) đã đào tạo khóa học đầu tiên vào năm 2019 Từ năm 2019 đến 2022, dưới sự phân công của Nhà trường, đội ngũ giảng viên Khoa SPKHXH đã tiến hành bồi dưỡng chuyên môn Lịch sử - Địa lí cho giáo viên ở 16 quận, 5 huyện trong TPHCM Hình thức dạy học kết hợp B-Learning được sử dụng hiệu quả trong giai đoạn này vì yêu cầu số giờ dạy mỗi học phần là 30 tiết tới 45 tiết, người học học tập trung vào 03 ngày học cố định trong tuần là thứ 3, 7 và chủ nhật, mỗi ngày học tập 10 tiết, trong đó có 2 ngày học trực tiếp (F2F) tại cơ sở quận huyện, 1 ngày học trực tuyến (OL) qua công cụ google
Trang 19meet Dạy học kết hợp B-Learning đã tạo được môi trường học tập linh hoạt: người học học ở trường, ở nhà, ở cơ quan công tác hoặc các địa điểm công cộng có thiết bị kết nối Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tương tác chủ động và tích cực hơn, đồng thời tăng khả năng hợp tác làm việc của học viên, không phải thụ động tiếp nhận tri thức từ giảng viên
Tuy nhiên, khi chương trình bồi dưỡng đang thực hiện được 3/4 các quận huyện, dịch bệnh Covid đã bùng phát tại TPHCM, trong bối cảnh đó, việc thực hiện học hoàn toàn trực tuyến (OL) là yêu cầu bắt buộc Các giảng viên của hai chuyên ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Địa lý đã quen với việc dạy học kết hợp B-Learning, người học cũng đã thích nghi với cách học tập này nên khi chuyển sang học trực tuyến (OL) hoàn toàn cũng không bị bỡ ngỡ và quá trình dạy học bồi dưỡng vẫn diễn ra đúng tiến độ theo quy định của Phòng Giáo dục các Quận, Huyện theo chỉ đạo của Thành phố Với sự kết hợp sáng tạo, linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học (F2F, OL) đã bồi dưỡng kịp thời số lượng lớn giáo viên để đáp ứng được giảng dạy sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2021 - 2022
Tập thể giảng viên của hai chuyên ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Địa lý đã rất linh hoạt vận dụng hình thức dạy học kết hợp B-learning với nhiều mức độ khác nhau, đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học các lớp bồi dưỡng
Dưới đây là một minh họa kế hoạch bài dạy cho việc vận dụng hình thức dạy học learning ở các lớp bồi dưỡng giáo viên Lịch sử - Địa lý
B-Ví như trong Học phần: “Phương pháp dạy học liên môn Lịch sử và Địa lí theo hướng phát triển năng lực” với số tín chỉ là 2 tín chỉ (30 tiết), Với mục tiêu cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học liên môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực; Cách thức tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình GDPT mới ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực; Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề liên môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS gắn với địa phương Chúng tôi tiến hành thiết kế Kế hoạch bài giảng kết hợp như sau:
Chương, mục Nội dung Hoạt động cơ bản Phương pháp, kỹ
thuật, Phương tiện Nội dung 1:
Một số vấn đề chung về dạy học liên môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
(15 tiết học trực tiếp và 30 tiết học trực tuyến)
1 Quan niệm về dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lí
2 Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức dạy học liên môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS đối với việc hình thành và phát triển
-Trực tiếp (F2F)
- HV trình bày được các quan niệm cơ bản về dạy học theo chủ đề, tích hợp, liên môn
- Trực tuyến (OL)
HV nêu được vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức dạy học liên môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1 Phương pháp: tổ
chức cho HV hoạt động cá nhân, nhóm; thuyết trình; đặt và giải quyết vấn đề
2 Phương tiện
- Giáo trình, Thông tư 32/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - SGK Lịch sử và SGK Địa lí 6,7 chương trình 2006
Trang 2020 năng lực cho người
học
- Laptop kết nối internet, google meet
Nội dung 2: Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề liên môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình
trường THCS theo hướng phát triển năng lực
(15 tiết học trực tiếp và 30 tiết học trực tuyến)
- Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề liên môn Lịch sử và Địa lí - Tổ chức dạy các chủ đề liên môn Lịch sử và Địa lí
Trực tiếp (F2F)
- HV thiết kế được Kế hoạch bài dạy, trình bày được ý tưởng Kế hoạch theo chủ đề đã chọn trước lớp và GV - HV trình bày được các yêu cầu mục tiêu cần đạt về phát triển năng lực cho HS - HV lên bục giảng trình bày ý tưởng và các Năng lực phẩm chất cần hình thành và phát triển cho HS
- - Trực tuyến (OL)
Người học tiến hành thực hiện, thảo luận, góp ý, bổ sung cho các Kế hoạch bài dạy cho đồng nghiệp hoàn thiện
1 Phương pháp
- Tổ chức cho HV làm việc theo nhóm đơn vị công tác; - HV thực hành tại lớp thiết kế Kế hoạch bài dạy theo nhóm; - HV trình bày ý tưởng và kế hoạch lên lớp
2 Phương tiện
- Giáo trình, Thông tư 32/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - SGK Lịch sử và SGK Địa lí 6,7 chương trình 2006 - Chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS 2018
- Laptop, máy chiếu kết nối internet - Giấy A4, bút long, bút màu, phấn màu Hoặc ví như Học phần “Địa lí tự nhiên đại cương” đây là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của ngành sư phạm Địa lí cơ bản cung cấp lượng kiến thức cơ sở về địa lí tự nhiên Học phần này là môn cơ sở ngành giúp sinh viên có kiến thức nền tảng về Địa lí tự nhiên, để học tốt các môn học ở những học kỳ sau
Chương, mục Nội dung Hoạt động cơ bản Phương pháp, kỹ thuật,
Phương tiện Chương 1
Trái Đất – Các vận động và những hệ quả
(10 tiết học trực tiếp – 20 tiết tự học)
- Tổng quan về Vũ Trụ, thiên hà và hệ Mặt Trời
- Hình dáng, kích thước, cấu tạo và tính chất vật lí của Trái Đất
- Các quy luật vận động của Trái Đất và những hệ quả địa lí
- Trực tiếp (F2F):
Làm quen với học phần tìm hiểu về Vũ trụ, thiên hà và hệ Mặt Trời Trình bày hình dáng, kích thước và vẽ cấu trúc của Trái Đất Các quy luật vận động của Trái Đất và những hệ quả Địa lí
- Trực tuyến (OL):
tìm hiểu và cho ví dụ minh họa về các quy
- Phương pháp: Trò chơi,
thuyết trình, sưu tầm hình ảnh của các thiên thể, cấu tạo của hệ Mặt Trời, Thảo luận nhóm về các quy luật vận động của Trái Đất, và những hệ quả địa lí, Vẽ sơ đồ tư duy về hệ quả của các vận động
- Phương tiện: giáo trình, tập
bản đồ địa lí và các châu lục, bản đồ địa lí tự nhiên đại cương, tranh ảnh, phiếu trắc nghiệm, quả cầu địa lí, v.v
Trang 21- Các quy luật Địa lí của Trái Đất
luật Địa lí của Trái Đất
Chương 2 Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái Đất
(7 tiết học trực tiếp – 14 tiết tự học)
- Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất và các dạng địa hình bề mặt - Các quá trình địa chất của nội lực
- Các quá trình địa chất của ngoại lực
- Trực tiếp (F2F):
Thảo luận và xác định trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, các đới tiếp xúc và vai trò của nó trong hình thành địa hình bề mặt Trái Đất Thảo luận tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong thành tạo địa hình Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong thành tạo địa hình Phân biệt các quá trình nội sinh và ngoại sinh Giải thích nguyên nhân của các hiện tượng động đất, núi lửa
- Trực tuyến (OL):
tìm hiểu các quá trình nội sinh và ngoại sinh Tự học online Thực hiện các bài tập lớn về địa hình bề mặt Trái Đất, động đất và núi lửa
- Phương pháp: Kỹ thuật
khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, trạm – phòng tranh Đọc và phân tích được lược đồ và lát cắt địa hình Trò chơi, thuyết trình, làm việc theo nhóm, kiểm tra trắc nghiệm
- Phương tiện: giáo trình, tập
bản đồ địa lí và các châu lục, bản đồ địa lí tự nhiên đại cương, tranh ảnh, phiếu trắc nghiệm, một số mô hình các quá trình nội sinh và ngoại sinh v.v
Chương 3 Khí quyển – Thủy Quyển
(7 tiết học trực tiếp –
14 tiết tự học)
- Đặc tính của không khí, thành phần và cấu trúc của khí quyển, vai trò của khí quyển - Khí áp và gió - Các đới khí hậu và các hiện tượng thời tiết - Khái niệm, thành phần và vai trò của thủy quyển
- Trực tiếp (F2F):
thảo luận chung về cấu trúc khí quyển, tìm hiểu đặc tính của không khí, tìm hiểu về khí áp và gió, xác định các đới khí hậu Trình bày khái niệm, mô tả thành phần của thủy quyển Nêu một số đặc điểm của môi trường sông, hồ, đại dương
- Trực tuyến (OL):
vẽ cấu trúc khí quyển, sưu tầm các
- Phương pháp: Kỹ thuật bể
cá, kỹ thuật KWLH, kỹ thuật mảnh ghép, trạm – phòng tranh Trò chơi, thuyết trình, làm việc theo nhóm, kiểm tra trắc nghiệm, trình bày 1 phút, động não
- Phương tiện: giáo trình, tập
bản đồ địa lí và các châu lục, bản đồ địa lí tự nhiên đại cương, tranh ảnh, phiếu trắc nghiệm,
Trang 2222 - Đặc điểm một
số môi trường thủy quyển
hiện tượng thời tiết đặc biệt, các câu ca dao tục ngữ có liên quan tới hiện tượng thời tiết Thực hiện các bài tập lớn về môi trường thủy quyển Tự học online
Chương 4 Thổ nhưỡng – Sinh quyển
(6 tiết học trực tiếp –
12 tiết tự học)
- Khái niệm, phẫu diện thổ nhưỡng, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- Quy luật phân bố thổ nhưỡng Các nhóm đất điển hình trên thế giới
- Khái niệm, phạm vi, đặc tính sinh quyển - Quy luật phân bố sinh vật, các kiểu hệ sinh thái chính trên Trái Đất
- Trực tiếp (F2F):
thảo luận về khái niệm thổ nhưỡng, nghiên cứu phẫu diện thổ nhưỡng, thảo luận các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, phân loại các nhóm đất điển hình trên thế giới Tìm hiểu sinh quyển và các kiểu hệ sinh thái chính trên Trái Đất
- Trực tuyến (OL):
thực hiện các bài tập powerpoint về các nhóm đất điển hình trên Trái Đất, các kiểu hệ sinh thái chính, tự học online, đánh giá học phần Tự học online
- Phương pháp: Kỹ thuật
mảnh ghép, động não, bể cá, kỹ thuật KWLH, kỹ thuật mảnh ghép, trạm – phòng tranh Trò chơi, thuyết trình, làm việc theo nhóm, kiểm tra trắc nghiệm
- Phương tiện: giáo trình, tập
bản đồ địa lí và các châu lục, bản đồ địa lí tự nhiên đại cương, tranh ảnh, phiếu trắc nghiệm,
Trong quá trình thực hiện hình thức dạy học B-Learning, đội ngũ giảng viên ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Địa lí đã có những cập nhật, đổi mới và tiếp cận với nhiều cách thức dạy học khác nhau với các mức độ tùy theo yêu cầu của bài học và thực tế lớp học Đối với các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, để thực hiện hiệu quả hình thức dạy học kết hợp này, các giảng viên chủ yếu áp dụng ở mức độ 1, kết hợp với mức độ vừa để giảm áp lực cho người học học những học phần cơ sở ngành khá khó, đồng thời cũng giúp giảng viên có thời gian điều chỉnh và cải thiện tiết học của mình cho phù hợp Ở mức độ 1, giảng viên thường yêu cầu người học làm các bài tập cá nhân như tìm hiểu, sưu tầm hình ảnh, thông tin về nội dung bài học, ở mức độ 2, giảng viên yêu cầu người học xây dựng các bài tập lớn như thực hiện làm các bài powerpoint, các bài infographic, các tờ rơi, trang thông tin và chia sẻ lên google drive hoặc trang mạng moodle của trường cung cấp cho người học đăng nhập
Vai trò giảng viên cũng rất quan trọng trong quá trình dạy học này, giảng viên sẽ giải đáp các thắc mắc của người học, đồng thời đưa ra một số định hướng cơ bản cho người học năm chắc vấn đề, ở mức độ thấp giảng viên sẽ tổng kết, sửa các bài tập cho người học, ở mức độ vừa, giảng viên có thể mở rộng, yêu cầu học sinh vận dụng nội dung bài học thực hiện một
Trang 23số nghiên cứu cụ thể, ví dụ trong chương 1 có thể yêu cầu học viên làm video clip ngắn về chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, thiết kế infographic về các loại lịch hoặc chương 2 học viên làm các bài powerpoint về các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất, ở mức độ cao giảng viên có thể đưa ra bộ câu hỏi định hướng, yêu cầu người học tìm hiểu bài học cụ thể, sử dụng hình thức lớp học đảo ngược để người học hôm sau thuyết trình về vấn đề mình tìm hiểu
4 Kết luận
Tổ chức dạy học theo hình thức Blended learning là hình thức dạy học khá mới mẻ, đòi hỏi sự hợp tác đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ của giảng viên, tinh thần tự giác học tập và khả năng tiếp cận với hình thức học kết hợp của người học, các yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện công nghệ của nhà trường như mua các miền truy cập hoặc lớp học nhiều học viên cần có các phòng học có khả năng sức chưa lớn,v.v
Các mức độ của dạy học kết hợp B-Learning cũng thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào tính chất và khả năng tiếp thu của người học, thông thường những môn học cơ sở giảng viên sử dụng mức độ thấp để người học có thể từ từ thích nghi với cách học kết hợp này, đồng thời nắm vững các nội dung cơ sở đầu tiên Các học phần phương pháp có thể linh động áp dụng mức độ cao để người học tự học online, tự thực hiện các bài tập lớn và làm việc nhóm, trao đổi giữa các nhóm thông qua hướng dẫn của giảng viên
Trong quá trình thực hiện hình thức dạy học B-Learning, đội ngũ giảng viên ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Địa lí đã có những cập nhật, đổi mới và tiếp cận với nhiều cách thức dạy học khác nhau với các mức độ tùy theo yêu cầu của bài học và thực tế lớp học Đối với các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, để thực hiện hiệu quả hình thức dạy học kết hợp này, các giảng viên chủ yếu áp dụng ở mức độ 1, kết hợp với mức độ vừa để giảm áp lực cho người học học những học phần cơ sở ngành khá khó, đồng thời cũng giúp giảng viên có thời gian điều chỉnh và cải thiện tiết học của mình cho phù hợp Ở mức độ 1, giảng viên thường yêu cầu người học làm các bài tập cá nhân như tìm hiểu, sưu tầm hình ảnh, thông tin về nội dung bài học, ở mức độ 2, giảng viên yêu cầu người học xây dựng các bài tập lớn như thực hiện làm các bài powerpoint, các bài infographic, các tờ rơi, trang thông tin và chia sẻ lên google drive hoặc trang mạng moodle của trường cung cấp cho người học đăng nhập
Vai trò giảng viên cũng rất quan trọng trong quá trình dạy học này, giảng viên sẽ giải đáp các thắc mắc của người học, đồng thời đưa ra một số định hướng cơ bản cho người học năm chắc vấn đề, ở mức độ thấp giảng viên sẽ tổng kết, sửa các bài tập cho người học, ở mức độ vừa, giảng viên có thể mở rộng, yêu cầu học sinh vận dụng nội dung bài học thực hiện một số nghiên cứu cụ thể, ví dụ trong chương 1 có thể yêu cầu học viên làm video clip ngắn về chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, thiết kế infographic về các loại lịch hoặc chương 2 học viên làm các bài powerpoint về các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất, ở mức độ cao giảng viên có thể đưa ra bộ câu hỏi định hướng, yêu cầu người học tìm hiểu bài học cụ thể, sử dụng hình thức lớp học đảo ngược để người học hôm sau thuyết trình về vấn đề mình tìm hiểu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2424 A Alammary, J Sheard, and A Carbone (2014), Blended learning in higher education: Three
different design approaches Australasian Journal of Educational Technology, 30(4) Charles Dziuban, Charles R Graham, Patsy D Moskal , Anders Norberg and Nicole Sicilia
(2018), Blended learning: the new normal and Emerging technologies, International Journal of Educational Technology in Higher Education, 15(3), 1-16
D.R Garrison and N.D Vaughan (2008), Blended learning in higher education: Framework, principles, and guidelines John Wiley & Sons
Vũ Thái Giang, Nguyễn Hoài Nam (2019), Dạy học kết hợp - một hình thức phù hợp với dạy học đại học ở việt nam thời đại kỉ nguyên số, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, 64 (1), 165-177
Nguyễn Văn Hiến, Đặng Ánh Hồng, Nguyễn Tuấn Kiệt (2020), Hình thức dạy học kết hợp (blended learning) trong đào tạo đại học, Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục, 4 (28), 55- 62
Lê Thái Hưng, Hà Vũ Hoàng (2020), Ảnh hưởng của đánh giá quá trình lên động cơ học tập của sinh viên trong dạy học kết hợp, Tạp chí Giáo dục, 490 (2), 14- 18
Hornby, A S (2010), Oxford Advanced learner’s dictionary London: Oxford university press
Johannes C Cronjé (2019), Blending Behaviourism and Constructivism: A Case Study in Support of a New Definition of Blended Learning, 41 (1), 1-19
Lalima, Kiran Lata Dangwal (2017), Blended Learning: An Innovative Approach, Universal Journal of Educational Research 5(1): 129-136
Trang 25ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (FLIPPED CLASSROOM) TRONG ĐÀO TẠO CÁC MÔN HỌC LUẬT THEO
PHƯƠNG THỨC GIẢNG DẠY KẾT HỢP (Blended Learning)
Huỳnh Thị Kim Lan* 1 , Trần Anh Bình 2
1 Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
*lan.htk@ou.edu.vn
TÓM TẮT Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) – một hình thức tổ chức lớp học tiêu
biểu của phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning) đang được các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy Thông qua tổng hợp, nghiên cứu, phân tích lý thuyết về phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning) và mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) cũng như đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy tại Khoa Luật Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết trình bày khái quát hóa cơ sở lý luận và đề xuất một số biện pháp áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào thực tiễn hoạt động giảng dạy kết hợp với mục tiêu cung cấp thêm tài liệu tham khảo, nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các hình thức tổ chức lớp học, phương thức giảng dạy, … cho đội ngũ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học nói chung và đội ngũ giảng dạy các môn học Luật nói riêng
ABSTRACT
The flipped classroom model - a typical form of classroom organization of blended learning is being researched and applied by educational institutions in teaching practice Through synthesis, research, theoretical analysis of blended learning and flipped classroom model as well as summarizing practical experiences in the teaching process in faculty of Law in Ho Chi Minh city Open University, the article presents a generalization of the theoretical basis and topics propose some measures to apply the flipped classroom model into teaching practice in combination with the goal of providing more reference materials, improving training quality, diversifying forms of classroom organization, teaching methods, for teaching staff at higher education institutions in general and teaching staff of Law subjects in particular
Từ khóa: Blended Learning, Flipped Classroom, phương thức giảng dạy kết hợp, mô hình lớp
học đảo ngược
1 MỞ ĐẦU Phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning) là một khái niệm mô tả việc kết
hợp giữa giảng dạy trực tuyến và trực tiếp, một phương thức giảng dạy đang được ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, trong đó Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm đáp ứng các yêu
Trang 2626 cầu của thời đại 4.0 cũng như tiến tới thực hiện một nền giáo dục từ xa, mở rộng, khai phóng bằng các phương thức linh hoạt, hiệu quả phù hợp với sứ mạng của Trường Phương thức giảng dạy kết hợp được triển khai trong hoạt động giảng dạy tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 2021 Qua hơn hai năm triển khai phương thức này vào hoạt động giảng dạy, phương thức giảng dạy này giúp giảm thời lượng lên lớp cho người dạy, đồng thời giảm áp lực cơ sở sở vật chất – vấn đề được Trường đặc biệt quan tâm trong hai năm qua Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, nghiên cứu như thời lượng giảng dạy lý thuyết giảm chưa đáng kể, các hoạt động trực tuyến chưa cung cấp kiến thức chuyên sâu cho người học, nhất là tình trạng quá tải bài tập trên LMS đối với người học
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đa dạng hóa các hình thức tổ chức lớp học, phương thức giảng dạy thông qua việc nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp trong hoạt động giảng dạy tại Trường, nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu mô hình lớp học đảo ngược trong đào tạo các môn học luật theo phương thức giảng dạy kết hợp Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ phương thức giảng dạy kết hợp, mô hình lớp học đảo ngược và thực tiễn đào tạo các môn học Luật theo phương thức giảng dạy kết hợp; từ đó, tiếp tục dùng phương pháp tổng hợp để đề xuất các giải pháp vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy kết hợp trong môi trường đại học nói chung và giảng dạy, đào tạo các môn học Luật nói riêng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát về phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning)
Phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning) là một hình thức giảng dạy kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, giữa truyền thống và hiện đại Phương thức này khai thác nguồn lực công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy thông qua nhiều mô hình khác nhau, như: mô hình xoay vòng (Rotation model), mô hình linh hoạt (Flex model), mô hình thiết lập sẵn (A La Carte model), mô hình giàu tính ảo (Enriched Virtual model), … (Nguyễn Văn Hiến và nnk., 2020)
Blended Learning là một phương thức giảng dạy mang lại nhiều lợi ích, hỗ trợ tích cực cho người học lẫn người dạy, thông qua các phần mềm công nghệ thông tin người dạy có thể giao bài tập, đăng tải tài liệu, tạo các cuộc họp trực tuyến, tạo các bài kiểm tra (cả hình thức trắc nghiệm lẫn hình thức tự luận) … và đặc biệt người dạy và người học có thể tương tác trực tuyến, trao đổi học thuật thông qua các phần mềm hỗ trợ (Nguyễn Tuấn Anh, 2021)
Blended Learning không phải là sự chuyển đổi hoàn toàn giữa hình thức dạy học giáp mặt (face-to-face) sang dạy học không giáp mặt (non-face-to-face) mà là việc phân phối các hoạt động, nhiệm vụ học tập trực tiếp tại lớp sang các hoạt động trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tăng cường hoạt động tương tác trong những giờ học trực tiếp Blended Learning ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của hình thức tổ chức lớp học trực tiếp và phát huy những ưu điểm của học tập trực tuyến thông qua Internet, các phần mềm công nghệ thông tin
Trang 27Theo tác giả Nguyễn Hoàng Trang, các lớp học kết hợp thường được tổ chức ở 03 (ba) cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, trình độ tin học ứng dụng, … của người dạy và người học (Nguyễn Hoàng Trang, 2018):
Mức độ 1: người dạy và người học sử dụng Internet, các phần mềm hỗ trợ để trao đổi các học liệu, tài liệu điện tử, trực tuyến;
Mức độ 2: người dạy và người học tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp: các bài giảng, các bài tập, nhiệm vụ, các diễn đàn, …;
Mức độ 3: ngoài các hoạt động giảng dạy và học tập, người dạy và người học triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý lớp học trực tuyến nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng dạy
Việc tổ chức, triển khai các lớp học kết hợp đòi hỏi người dạy phải có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, kết hợp linh hoạt các hình thức tổ chức lớp học, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy (từ truyền thống đến hiện đại), tạo được hứng thú, động lực học tập cho người học, thu hút người học tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động, nhiệm vụ học tập nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo đã đề ra
2.2 Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) 2.2.1 Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là một hình thức tổ chức lớp học theo
phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning) Mô hình này khai thác tối đa những ưu điểm của công nghệ thông tin và hạn chế những bất cập, hạn chế của hình thức tổ chức lớp học trực tiếp (face-to-face) thông qua việc “đảo ngược” tiến trình dạy học truyền thống thông thường (Đỗ Tùng & Hoàng Công Kiên, 2020)
Hình 1 Sự khác nhau mô hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống
Nguồn: (Võ Thị Thiên Nga, 2019)
2.2.2 Đặc trưng của mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom)
Theo hai tác giả Đỗ Tùng & Hoàng Công Kiên (2020), đặc trưng của mô hình lớp học đảo ngược là sự chuyển hóa các hoạt động giảng dạy, học tập giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến:
- Mô hình lớp học truyền thống: “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà”;
Trang 2828 - Mô hình lớp học đảo ngược: “Học ở nhà, thực hiện các nhiệm vụ học tập khác tại lớp”
Cụ thể hơn, việc giảng dạy kiến thức lý thuyết tại lớp theo mô hình lớp học truyền thống sẽ được chuyển thành các video bài giảng hoặc học tập trực tuyến tại nhà, còn thời gian trực tiếp tại lớp sẽ tiến hành thực hiện các nhiệm vụ học tập như hoạt động nhóm, thảo luận, tranh luận, nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu, giải quyết các tình huống, vấn đề mà người dạy đặt ra nhằm giúp người học rèn luyện được các kỹ năng, hình thành các kiến thức chuyên sâu của bài học
2.2.3 Sự phát triển tư duy của người học thông qua mô hình lớp học đảo ngược
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, sự phát triển tư duy của người học thông qua mô hình lớp học đảo ngược có nhiều sự khác biệt so với mô hình lớp học truyền thống được thể hiện cụ thể qua thang bậc nhận thức của Bloom theo các mô hình dạy học (Hình 1):
Hình 2 Minh họa thang bậc nhận thức của Bloom theo các mô hình dạy học
Nguồn: (Võ Thị Thiên Nga, 2019) Theo thang đo Bloom (đã được cải tiến), mức độ nhận thức từ thấp đến cao được sắp xếp trình tự theo thứ bậc: Nhớ Hiểu Vận dụng Phân tích Đánh giá Sáng tạo Với mô hình lớp học truyền thống người dạy sẽ tham gia cùng người học trong quá trình hình thành 03 (ba) mức độ nhận thức Nhớ, Hiểu, Vận dụng; với thời lượng giảng dạy có giới hạn người học sẽ không có sự đồng hành trong việc hình thành 03 (ba) cấp độ cao hơn của thang đo Bloom, đó là Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo Để đạt được 03 (ba) cấp độ này đòi hỏi người học phải tự nỗ lực, không ngừng tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, … đây là một trở ngại, khó khăn rất lớn đối với người học
Ngược lại, với mô hình lớp học đảo ngược, người học tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức cơ bản thông qua các video bài giảng, các tài liệu học tập, … nhằm hình thành các mức độ cơ bản của thang đo Bloom trước khi đến lớp, điều này dễ dàng hơn rất nhiều với việc tự hình thành 03 (ba) cấp độ bậc cao của thang đo Bloom Một điều kiện thuận lợi hơn, nếu có khó khăn trong việc tự tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức cơ bản, nền tảng về môn học, nội dung học người học vẫn có sự hỗ trợ từ người dạy thông qua các giờ học trực tiếp ở lớp; đến lớp người học không chỉ củng cố được hệ thống kiến thức thông qua quá trình tự học,
Trang 29tự nghiên cứu mà còn có sự đồng hành của người dạy trong quá trình nghiên cứu sâu hơn các vấn đề của môn học, học phần nhằm hình thành các mức độ cao hơn của thang đo Bloom Taxonomy
2.2.4 Quy trình tổ chức lớp học đảo ngược
Theo tác giả Võ Thị Thiên Nga (2019), quy trình tổ chức lớp học đảo ngược gồm có 04 bước: Xác định chủ đề giảng dạy Thiết kế bài giảng, tài liệu, … đăng tải lên hệ thống học tập Người học xem video, bài giảng, nghiên cứu nội dung tại nhà Người học thực hành, trao đổi, thảo luận với bạn học và người dạy tại lớp
Tuy nhiên, để lớp học đảo ngược được tổ chức một cách khoa học và mang lại hiệu quả cao, tác giả đề xuất các bước tiến hành cụ thể như sau:
- Thứ nhất, xây dựng kế hoạch bài giảng chi tiết cho từng buổi học đối với từng môn học/học phần cụ thể, trong đó xác định rõ nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua video bài giảng, các nhiệm vụ học tập sẽ được tổ chức trực tiếp tại lớp học;
- Thứ hai, xây dựng hệ thống học liệu điện tử: video bài giảng, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, các bài tập, bài kiểm tra, … phục vụ cho từng bài giảng, từng học phần; các nội dung này phải tuân thủ theo đề cương môn học, rubrics môn học, ma trận bài thi/bài kiểm tra, … nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra của môn học;
- Thứ ba, việc tổ chức giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược phải được thông tin đầy đủ, triển khai hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho người học;
- Thứ tư, tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến thông qua các phần mềm hỗ trợ/hệ thống Internet theo đúng kế hoạch bài dạy đã đề ra, cung cấp đầy đủ và thường xuyên cập nhật các tài liệu học tập nhằm đáp ứng tối đa quá trình tự học, tự nghiên cứu,… của người học; - Thứ năm, tổ chức các hoạt động, nhiệm vụ học tập tại lớp một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo sự đồng hành của người dạy xuyên suốt quá trình học tập trực tiếp tại lớp, đảm bảo tiến độ giảng dạy, nội dung, chương trình bài dạy, môn học/học phần theo đúng kế hoạch bài giảng, đề cương môn học;
- Thứ sáu, tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên ở cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp để xác định mức độ tiếp thu của người học theo mục tiêu bài dạy/mục tiêu học phần để có biện pháp điều chỉnh hợp lý;
- Cuối cùng, nhằm tổng hợp, đánh giá kết quả học tập của người học, người dạy cần thu thập thông tin kết quả kiểm tra để đánh giá tiến trình và kết quả học tập nhằm cải tiến chất lượng giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược và có biện pháp cải tiến cho các lớp học tiếp theo Nếu có thể người dạy nên khảo sát, lấy ý kiến của người học về quá trình học tập định kỳ hàng tuần nhằm thu thập ý kiến phản hồi của người học để kịp thời điều chỉnh, cải tiến các hoạt động giảng dạy
2.3 Thực trạng đào tạo các môn học Luật theo phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning)
2.3.1 Đặc thù các môn học luật và các phương pháp giảng dạy các môn học học luật
Trang 3030
Đặc thù các môn học Luật Các môn học trong chương trình đào tạo ngành Luật có những
đặc thù riêng, nắm bắt được những đặc thù này, giúp người dạy lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học
Thứ nhất, ngành Luật là một trong những ngành thuộc khối khoa học xã hội, vì vậy các môn
học ngành Luật thiên về lý thuyết, hàn lâm Kiến thức các môn học luật phần lớn là các quy định pháp luật điều chỉnh tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội Quá trình học tập các môn học luật là quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật từ Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác Mục tiêu của học các môn luật là nắm bắt được các quy tắc pháp lý, có kỹ năng nghiên cứu các vấn đề pháp lý, chớ không phải nắm quy định bằng cách học thuộc lòng
Thứ hai, các môn học luật luôn chứa đựng những quy định pháp luật điều chỉnh tất cả các lĩnh
vực trong đời sống hằng ngày Như đã có đề cập ở trên, quy định pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội Yêu cầu của xã hội đặt ra đối với các cơ sở đào tạo ngành Luật là cung cấp cho người học những kiến thức pháp lý cơ bản, thái độ tuân thủ pháp luật trong công việc lẫn trong cuộc sống Đồng thời, các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật không chỉ cung cấp kiến thức lý luận về các quy định pháp luật một cách khô khan mà phải được tiếp cận với những vấn đề trong thực tiễn trong từng nội dung bài học Nói một cách cụ thể, những kiến thức lý luận trong từng bài học cần được minh họa cụ thể bằng những vấn đề có thật trong cuộc sống, những tình huống pháp lý,…
Thứ ba, kiến thức các môn luật mang tính ổn định tương đối Các quy định pháp luật điều
chỉnh các quan hệ của con người trong xã hội, ổn định trật tự xã hội Trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội không ngừng phát triển, đòi hỏi quy định của pháp luật phải không ngừng thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong xã hội Với đặc tính này, người học cần có kỹ năng cập nhật quy định pháp luật thường xuyên để vận dụng và giải quyết những vấn đề pháp lý được đặt ra
Chính vì các môn học luật có đặc thù như vậy, đòi hỏi công tác giảng dạy các môn học này phải gắn với thực tiễn Tuy nhiên, hiện việc giảng dạy lý thuyết trên lớp chiếm nhiều thời lượng trong mỗi buổi học, trong khi người học có thể dễ dàng tiếp cận và tự nghiên cứu các kiến thức này từ nhiều nguồn khác nhau Đồng thời, việc dành thời gian vào các giờ giảng lý thuyết, không có nhiều cơ hội nghiên cứu sâu những vấn đề pháp lý thực tế qua các giờ học Đó là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng người học ra trường thiếu các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng Phương thức giảng dạy kết hợp lựa chọn phù hợp có thể khắc phục các tồn tại trên, giúp người học đạt được mục tiêu học tập, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục
Các phương pháp giảng dạy các môn học Luật Phương pháp giảng dạy là cầu nối
giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp có tác dụng giúp người học dễ dàng tiếp nhận kiến thức, đồng thời, tạo được sự hứng thú và niềm say mê học tập Mỗi ngành học có những đặc thù riêng biệt vì vậy cần có phương pháp giảng dạy phù hợp để quá trình truyền đạt kiến thức đạt hiệu quả, và ngành luật cũng không ngoại lệ Bên cạnh phương pháp chủ đạo là thuyết giảng, các phương pháp giảng dạy khác thường được áp dụng đối với các môn luật, bao gồm phương pháp tình huống, thảo luận, thuyết trình, báo cáo chuyên đề,… Bằng việc kết hợp các phương pháp giảng dạy trên, người dạy cố gắng đưa các vấn đề
Trang 31thực tiễn vào trong từng buổi học, để người học hứng thú và cảm thấy tri thức thu nhặt được qua từng buổi học gần gũi và hữu ích
Đầu tiên, xuất phát từ đặc thù của các môn học luật là lý thuyết, hàn lâm nên một phương pháp
giảng dạy phải kể đến là phương pháp thuyết giảng Thuyết giảng là một phương pháp giảng
dạy cơ bản nằm trong hệ thống các phương pháp dạy học của các cơ sở đào tạo Trong phương pháp này, người học là người tiếp thu kiến thức, còn người dạy đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức Với phương pháp này, người dạy có thể truyền đạt kiến thức cho người học một cách nhanh chóng và chuẩn mực
Tiếp theo, một phương pháp giảng dạy rất đặc thù được áp dụng cho các môn học luật là phương pháp tình huống Phương pháp tình huống là một trong những phương pháp dạy học
chủ động, được các cơ sở đào tạo luật sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc phục điểm tồn tại của phương pháp thuyết giảng (tức tình trạng tiếp thu kiến thức lý thuyết một chiều, thiếu tính thực tiễn), đồng thời phương pháp tình huống giúp người học vận dụng những kiến thức lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống cũng như trong công việc sau này Cốt yếu của phương pháp tình huống là rèn luyện cho người học khả năng giải quyết tình
huống Giải quyết tình huống là một trong những hoạt động quan trọng của mọi luật gia, dù đó
là thẩm phán, luật sư hay công chứng viên Tình huống đưa ra cần chứa đựng các vấn đề pháp lý điển hình trong thực tế, tạo hứng thú cho người học, giúp người học vận dụng những kiến thức lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống Cần lưu ý, dạy học bằng tính huống là phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm Đồng thời, lưu ý thêm cùng phương pháp tình huống nhưng tùy từng đối tượng người học mà vận dụng khác nhau Chẳng hạn, đối với hệ đào tạo từ xa, người học là người đã đi làm, có hiểu biết xã hội và kinh nghiệm thực tiễn, người dạy tiếp cận vấn đề từ thực tế, tức những vấn đề pháp lý phát sinh trong cuộc sống hằng ngày Ngược lại, với người học hệ chính quy, đối tượng người học ít kinh nghiệm thực tế cũng như ít hiểu biết xã hội, nên người dạy chọn cách tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, tức giảng lý thuyết trước sau đó sẽ minh họa bằng cách lấy chất liệu từ cuộc sống để minh họa Dù học trực tuyến hay trực tiếp thì các cách tiếp cận trên cũng mang lại tín hiệu tích cực Bên cạnh đó, để đa dạng phương thức giảng dạy người dạy còn có thể truyền đạt kiến thức
thông qua hình thức đặt câu hỏi Truyền đạt kiến thức bằng cách đặt câu hỏi ngắn sẽ tạo hứng thú, tò mò cho người học trong quá trình tiếp thu nội dung bài học Đồng thời, vận dụng hình
thức đặt câu hỏi ngắn giúp hạn chế được tình trạng thuyết giảng và hình thức dạy học này cũng không mất quá nhiều thời gian như phương pháp tình huống
Như vậy, khi giảng dạy trực tuyến, người dạy cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, đặc biệt tăng cường đặt câu hỏi ngắn, đưa ra bài tập tình huống khi nghiên cứu nội dung bài học, thay vì thuyết giảng Giảng dạy các môn học luật không đơn thuần chỉ là truyền tải những kiến thức lý luận, mà cần giúp người học vận dụng những kiến thức lý luận này vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống cũng như trang bị các kỹ năng cơ bản của người học luật, như kỹ năng soạn thảo văn bản, tra cứu văn bản và giải quyết tình huống để người học ra trường đáp ứng được yêu cầu công việc
2.3.2 Thực trạng vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy các môn học luật theo phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning)
Trang 32Phương thức giảng dạy kết hợp được triển khai đối với một số môn học trong chương trình đào tạo hệ đại học ngành Luật, ngành Luật Kinh tế năm 2021, tỷ lệ giảng dạy trực tuyến của chương trình đào tạo không vượt quá 30% Sau khi tổ chức lấy ý kiến của các bên liên quan, Khoa thống nhất chọn những môn kỹ năng hoặc các môn học có 3 tín chỉ (trong đó phần lớn các môn học có 2 tín chỉ lý thuyết và 1 tín chỉ thực hành) để triển khai áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp trong năm học 2020 – 2021 cho các lớp hệ chính quy, chính quy chất lượng cao Theo đó, tỷ lệ giảng dạy trực tuyến do người dạy quyết định nhưng không vượt quá 30% thời lượng môn học Chẳng hạn, đối với môn học 3 tín chỉ (2 lý thuyết, 1 thực hành) với tổng thời lượng giảng dạy là 60 tiết, áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp, môn này sẽ tổ chức gồm 10 buổi trực tiếp trên lớp và 3 buổi trực tuyến So với lớp học truyền thống, môn này phải tổ chức học trong thời lượng 13 buổi Vậy việc áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp giúp giảm áp lực lên lớp của người dạy Hiện chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật năm 2021 được ban hành có 14 môn học áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp chiếm tỷ lệ 15,35% tổng số tín chỉ trong chương trình đào tạo
Tình hình vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy các môn học Luật theo phương thức giảng dạy kết hợp Mô hình lớp học đảo ngược là mô hình tổ chức lớp học
tiêu biểu của phương thức giảng dạy kết hợp Đặc trưng của mô hình lớp học đảo ngược là việc giảng dạy kiến thức lý thuyết được chuyển thành các video bài giảng hoặc học tập trực tuyến tại nhà, còn thời gian trực tiếp trên lớp sẽ tiến hành thực hiện các hoạt động học tập như hoạt động nhóm, thảo luận, tranh luận, giải quyết thắc mắc của người học liên quan đến nội dung bài học nhằm giúp người học rèn luyện được các kỹ năng, hình thành các kiến thức chuyên sâu Đây cũng là mục tiêu mong muốn của Trường khi triển khai phương thức giảng dạy kết hợp
Đối chiếu với các môn học luật được triển khai theo phương thức giảng dạy kết hợp, các loại hình tổ chức lớp học trong phương thức giảng dạy này nói chung và mô hình lớp học đảo ngược nói riêng, chưa được vận dụng trong hoạt động dạy và học Phương thức giảng dạy kết hợp là chuyển phần kiến thức lý thuyết thành các video bài giảng để người học nghiên cứu tại nhà, tăng cường làm bài tập nhóm, giải quyết tình huống trên lớp Trái lại, thực tế phần lớn thời gian trực tiếp trên lớp vẫn dùng cho việc thuyết giảng, các loại hình hoạt động trực tuyến phổ biến là tham gia diễn đàn, làm bài tập trắc nghiệm, vì vậy chưa tạo sự khác biệt giữa phương thức giảng dạy kết hợp và phương thức giảng dạy truyền thống Qua thời gian triển khai phương thức giảng dạy kết hợp đối với các môn học luật, phương thức giảng dạy này mang lại các ưu điểm như giảm áp lực cơ sở vật chất, giảm thời lượng lên lớp cho người dạy;
Trang 33bên cạnh đó, trong quá trình vận dụng phương thức giảng dạy kết hợp vẫn tồn tại một số vấn đề như thời lượng giảng dạy lý thuyết giảm chưa đáng kể, các hoạt động trực tuyến hiện tại (diễn đàn, bài tập) chưa rèn luyện kỹ năng cũng như chưa cung cấp kiến thức chuyên sâu cho người học, nhất là tình trạng người học phải hoàn thành khối lượng bài tập quá lớn trên LMS đối với các môn học áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp Trên đây là thực trạng áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp đối với các môn học luật
2.3.3 Bất cập khi áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning) đối với đào tạo ngành Luật
Theo quan điểm của nhóm tác giả, thực trạng triển khai phương thức giảng dạy kết hợp vẫn còn một số tồn tại liên quan đến các quy định về đánh giá và giảng dạy, tổ chức hoạt động hỗ trợ người học, cơ sở hạ tầng và công nghệ, và đội ngũ giảng viên
Thứ nhất, quy định về các tiêu chí đánh giá các khóa học trên LMS đối với môn học áp
dụng phương thức giảng dạy kết hợp chưa phù hợp Thực tế, đối với áp dụng LMS cấp độ kết hợp, các tiêu chí đánh giá bao gồm (1) tổng điểm theo các tiêu chí tối thiểu bằng 85%, (2) tỷ lệ người học truy cập tối thiểu bằng 70%, (3) có ít nhất 1 diễn đàn, (4) có sử dụng 20 – 30% khối lượng học liệu đa phương tiện, và (5) đề cương môn học có lịch trình giảng dạy và các hoạt động dạy và học trực tiếp và trực tuyến cụ thể Đối với LMS cấp độ kết hợp, tỷ trọng nội dung học qua mạng trong khoảng 20% - 30% nội dung môn học, nhằm giúp người học nắm vững các nội dung cơ bản trước khi đến lớp học, đồng thời không giảm thời lượng giảng trên lớp Tương tự LMS cấp độ kết hợp, các tiêu chí đánh giá của phương thức giảng dạy kết hợp cũng bao gồm các tiêu chí trên, tuy nhiên, môn học áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp có giảm thời lượng giảng trên lớp, vì vậy số lượng các hoạt động trực tuyến như bài tập, diễn đàn được yêu cầu nhiều hơn về số lượng Cụ thể, đối với môn Pháp luật đại cương 3 tín chỉ, trong đó có 7 buổi trực tiếp và 3 buổi trực tuyến Với thời lượng 3 buổi trực tuyến, người dạy cần tổ chức ít nhất ba bài tập có đáp án, một diễn đàn và một bài tập
Dưới áp lực phải đạt được các tiêu chí theo quy định, người dạy buộc lòng phải giao khối lượng bài tập lớn cho người học Thông thường, trung bình một học kỳ sẽ học từ 4 – 5 môn, như vậy khối lượng bài tập về nhà của người học rất lớn Theo tiêu chí đánh giá hiện hành, các hoạt động trực tuyến như diễn đàn, bài tập có đáp án và không có đáp án được xem là tiêu chí để ghi nhận phần hoạt động trực tuyến, trong khi, định hướng của phương thức giảng dạy kết hợp là học kiến thức lý thuyết tại nhà, tăng cường làm bài tập, thảo luận, giải quyết tình huống khi lên lớp Với quy định hiện tại, liệu có khuyến khích sự chủ động của sinh trong nghiên cứu trước bài học và giảm thời lượng thuyết giảng của người dạy trên lớp Đồng thời, với khối lượng lớn các hoạt động trực tuyến của phương thức giảng dạy kết hợp, điều này gây khó khăn và là rào cản khi triển khai phương thức giảng dạy này đối với hệ đào tạo không chính quy
Thứ hai, phương pháp giảng dạy và hoạt động giảng dạy trong đề cương của các môn
học áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp, chưa thấy có sự khác biệt so với lớp học truyền thống Theo nhìn nhận riêng của nhóm tác giả, một bộ phận người dạy chưa thực sự nắm bắt được mục đích của việc đổi mới phương thức giảng dạy Phương pháp giảng dạy được thể hiện trong các đề cương chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết giảng Như vậy, việc áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp giúp giảm thời lượng lên lớp nhưng không giảm thời lượng giảng dạy lý thuyết Đồng thời, hoạt động trực tuyến theo mô hình tổ chức lớp học tiêu biểu của phương
Trang 3434 thức giảng dạy kết hợp là người học nghiên cứu kiến thức lý thuyết tại nhà, nhưng thực tế có lẽ thời gian ở nhà, người học phải hoàn thành các bài tập được giao trên hệ thống học tập trực tuyến Bởi hoạt động học tập trực tuyến thể hiện trong các đề cương, bao gồm tham gia diễn đàn, bài tập,… Như vậy, các hoạt động trực tuyến của phương thức giảng dạy kết hợp như hiện tại hướng tới đạt các tiêu chí đánh giá theo quy định của Trường, chứ chưa đạt được mục đích thực sự khi triển khai phương thức giảng dạy này
Thứ ba, hệ thống quản lý học tập (LMS) cần được tiếp tục hoàn thiện Đồng thời, ngoài
nghiệp vụ sư phạm, người dạy cần trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho quá trình vận dụng phương thức giảng dạy kết hợp vào hoạt động dạy và học
2.4 Đề xuất hoàn thiện mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) trong giảng dạy các môn học Luật theo phương thức giảng dạy kết hợp (Blended Learning)
Một là, cần rà soát lại các tiêu chí đánh giá các khóa học trên LMS đối với các môn học
áp dụng phương thức giảng dạy kết hợp Đồng thời, khai thác tốt hơn học liệu đa phương tiện để phần kiến thức lý thuyết người học có thể tự nghiên cứu ở nhà trước khi đến lớp Khi người học đã tự học trước khi đến lớp, kích thích sự tò mò, hứng thú của người học đối với nội dung bài học Điều này cũng giúp giảm bớt thời lượng giảng dạy lý thuyết trên lớp của người dạy
Hai là, tổ chức các buổi triển khai quy định về phương thức giảng dạy kết hợp nhằm
giúp người dạy nắm bắt được ý nghĩa thực sự đối với yêu cầu đổi mới phương thức giảng dạy này so với phương thức giảng dạy truyền thống Ngoài ra, người dạy cần nghiên cứu và lựa chọn các loại hình tổ chức lớp học dành cho phương thức giảng dạy kết hợp, đặc biệt là mô hình lớp học đảo ngược, để hoạt động giảng dạy đạt được hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của nhà trường khi triển khai phương thức giảng dạy này
Ba là, cần trang bị kỹ năng công nghệ số giúp người dạy sử dụng thành thạo các phần
mềm hỗ trợ tổ chức các hoạt động giảng dạy trực tuyến Ngoài ra, người dạy cần tham gia những diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm và cùng giải quyết những vấn đề phát sinh khi triển khai một phương thức giảng dạy mới Khi nắm bắt được xu thế của xã hội, mong muốn của Trường, và được trang bị đầy đủ quy định, kỹ năng cần thiết, người dạy cũng khắc phục tâm lý ngại khi thay đổi phương thức giảng dạy
3 KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu phương thức giảng dạy kết hợp và mô hình lớp học đảo ngược, đối chiếu với tình hình triển khai phương thức giảng dạy kết hợp đối với các môn học luật trong thực tiễn, nhóm tác giả đã chỉ ra những bất cập liên quan đến quy định đánh giá, phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy và cơ sở vật chất và đồng thời cũng đề xuất các giải pháp liên quan đến các bất cập này với mục đích khai thác hiệu quả phương thức giảng dạy này trong giảng dạy các môn học luật trong thời gian tới bởi phương thức giảng dạy này phù hợp với yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo, định hướng của nhà trường, cũng như các quy định hiện hành, đây còn có thể là xu thế đào tạo trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 35Đỗ Tùng, Hoàng Công Kiên (2020) Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực
tuyến tại Trường Đại học Hùng Vương Tạp chí khoa học và công nghệ, 19 (2), 37-45 Đặng Thị Thuần, & Hoàng Ngọc Thúy (2018) Phương pháp trực quan trong giảng dạy các
môn học Ngành Luật Truy xuất ngày 09/9/2021, vi/news/Nghien-cuu-trao-doi/Phuong-phap-truc-quan-trong-giang-day-cac-mon-hoc-Nganh-luat-862.html,
http://caodangluatmientrung.edu.vn/-Huỳnh Thị Kim Lan (2021) Phương pháp giảng dạy trực tuyến đối với các môn học luật [Bài
đăng kỷ yếu] Hội thảo quốc gia với chủ đề “Quy định, điều kiện và giải pháp phát triển phương thức E-learning trong giáo dục đại học tại Việt Nam” (ISBN 978-604-73-8797-7)
Nguyễn Hoàng Trang, nnk (2020) Dạy học kết hợp và tổ chức dạy học kết hợp tại trường
trung học phổ thông Tạp chí Giáo dục, 458 (1), 33-38
Nguyễn Tuấn Anh (2021) Nghiên cứu ứng dụng mô hình Blended Learning cho học phần vẽ
kỹ thuật Tạp chí khoa học và công nghệ, 57 (4), 132-135
Nguyễn Văn Hiến, Đặng Ánh Hồng, Nguyễn Tuấn Kiệt (2020) Hình thức dạy học kết hợp
(Blended Learning) trong đào tạo đại học Tạp chí Khoa học Quản lý giáo dục, 04 (28),
55-62
Olivier Gout (2020) L’enseignement de la méthodologie du cas pratique dans les Universités
française, La Conférence “Case study”, est organisée par la Faculté de Droit de l’Université de L’Ouvert à Ho Chi Minh ville
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2017) Quyết định số 1479/QĐ-ĐHM ngày 15
tháng 9 năm 2017 Quyết định về việc ban hành Quy định về sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS) hỗ trợ đào tạo
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2018) Hướng dẫn số 1965/ĐHM ngày 28 tháng
12 năm 2018 của Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn rà soát, cập nhật chương trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng chuẩn đầu ra
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2021) Công văn số 267/ĐHM về việc các nội
dung cần rà soát, cập nhật CTĐT, ĐCMH áp dụng từ khóa 2021
Võ Thị Thiên Nga (2019) Quy trình dạy học dự án theo mô hình “Lớp học đảo ngược” cho
sinh viên khoa sư phạm tin học Trường Đại học Phạm Văn Đồng Tạp chí giáo dục,
451 (1), 24-27
Vũ Thị Thúy (2018) Trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn luật tại các lớp theo hình
thức đào tạo giáo dục thường xuyên [Bài đăng kỷ yếu] Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm
giảng dạy Luật đối với hệ không chính quy, Khoa Luật Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3636
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KẾT HỢP CHO NGÀNH
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Từ khóa: đào tạo kết hợp, Hệ thống Thông tin Quản lý, Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại
Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Key words: blended learning, Management Information System, Information Technology, Ho
Chi Minh City Open University
GIỚI THIỆU
Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý tại Khoa Công Nghệ Thông Tin là một ngành học cần được đẩy mạnh phát triển vì doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội đang cần những nhân sự cần có sự am hiểu về kinh doanh và kỹ năng về công nghệ thông tin Điều này cần được làm rõ để phân biệt với các chương trình đào tạo cùng với tên gọi đó, nhưng được tổ chức bởi các Khoa Kinh Tế tại các trường Kinh Tế Vì ở các chương trình tại các Khoa Kinh Tế thì các cử nhân về Hệ thống thông tin sẽ chủ yếu được đào tạo về chuyên môn quản trị và CNTT như là một phương tiện hỗ trợ doanh nghiệp
Việc học tập trực tuyến và hình thức học tập kết hợp (blended) đã được khởi xướng từ mấy chục năm trước (Moll, 1998; Noble, 1998; Urdan, Weggen & Cornelia, 2000; Barker, 2003; Muilenburg & Berge, 2005; Ruiz, 2006; Kim, 2007; Boyd, 2008; Waldman, Perreault, Alexander & Zhao, 2009; Berk, 2013; AlHamad, Qawasmi & AlHamad, 2014; Kokko,
Trang 37Pesonen, Kontu & Pirttimaa, 2015) tuy nhiên đến những năm khi dịch bệnh covid-19 diễn ra thì mới được thực sự coi trọng tại Việt Nam và trên thế giới (Van & Thi, 2021; UNESCO, 2020; Nguyen, 2020; Al-bazar, Abdel-jaber, Labıb & Al-madı, 2021; Chudaeva, Loth & Somaskantha, 2021; Müller, Mildenberger, 2021) Về cơ bản, hình thức học tập kết hợp là sự kết hợp giữa học trực tuyến và học trực tiếp với các tỷ trọng học trực tuyến (online) từ 30% đến 80% (Allen & Seaman, 2014; Porter, Graham, Spring & Welch, 2014) Banyen, Viriyavejakul & Ratanaolarn (2016) còn đề xuất tỷ lệ 60/40 cho trực tuyến/trực tiếp
Do đó, khi ứng dụng lý thuyết và kinh nghiệm từ các chương trình kết hợp trong và ngoài nước vào cho một chương trình đào tạo cụ thể ở Việt Nam, thì cần nhiều sự chuẩn bị về mọi mặt, từ đào tạo kỹ năng cho người dạy và người học; đến việc tổ chức và thiết kế tài liệu phù hợp Bài viết này sẽ đề xuất những việc cần chuẩn bị cho triển khai chương trình đào tạo ngành Hệ thống Thông tin Quản lý theo hình thức kết hợp (blended)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm học tập kết hợp (blended learning)
Học tập kết hợp là sự kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến (từ xa) nhằm đạt được mục tiêu học tập chung (Rooney 2003, Young, 2002, Garrison 2004) Thành phần học tập trực tuyến của chương trình học tập kết hợp dựa trên Hệ thống quản lý học tập, như là “Moodle‟ (LMS) Nền tảng này cho phép người dùng đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu của riêng họ và tiếp tục đến một khóa học đã đăng ký Các khóa học được sắp xếp theo cách kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó những người tham gia cần hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được “mục tiêu học tập‟ đã định Các nhiệm vụ sẽ bao gồm đọc các đoạn trích văn bản, xem video trình diễn, trả lời các câu hỏi, tham gia các diễn đàn thảo luận trực tuyến và làm các bài kiểm tra
Hình 1: Phân loại học tập kết hợp (Caner, 2012) Từ hình 1, cho thấy rõ hình thức học tập trực tiếp (face-to-face) là hình thức truyền thống và không hề có sự tham gia của các công cụ học tập trực tuyến Và với tỷ lệ thời gian học trực tuyến (so với tổng thời gian học) từ 1 đến 29% thì được gọi là học tập với hỗ trợ trang web; từ 30% đến 79% thì được gọi là học tập kết hợp; và từ 80% trở lên, đó là học tập trực tuyến Học tập truyền thống (traditional) thì các nội dung được truyền đạt qua bài giảng và tài liệu tại các lớp học trực tiếp Học tập có hỗ trang web học tập, là một trang web chứa nội dung của tài
Trang 3838 liệu học tập và các bài tập Học tập kết hợp là hình thức học tập với sự kết hợp các buổi học trực tiếp và các buổi học trực tuyến; và một phần của nội dung học tập được truyền tải trực tuyến; có các thảo luận trực tuyến và một số buổi học tại lớp Và cuối cùng là hình thức học trực tuyến với các nội dung học tập được chia sẻ trên internet và không có gặp mặt trực tiếp
Sáu loại hình học tập của Laurillard (2016)
Theo Laurillard (2016) có 6 loại hình học tập: Tiếp thu (Acquiring), Khám phá (Inquiring), Thực hành (Practising), Tạo ra sản phẩm (Producing), Thảo luận (Discussing) và Hợp tác
(Cooperating) Tiếp thu liên quan đến việc học thông qua đọc hoặc nghe, đó là quá trình nghe
một bài giảng trực tiếp hay qua audio/video (được thu âm lại), đọc một cuốn sách hoặc bài báo,
hoặc xem một bài trình diễn Khám phá liên quan đến việc đặt câu hỏi về các nguồn tài nguyên,
đó là quá trình học thông qua các khảo sát và hỏi đáp, như là, người học được yêu cầu tìm kiếm
tài liệu (hoặc tư liệu), rồi đặt câu hỏi và tự đánh giá những điều mà họ đã khám phá được Thực hành liên quan đến việc sử dụng các kỹ năng để hoàn thành một nhiệm vụ và cải thiện các đáp
án dựa trên các phản hồi; cụ thể là, người học phản hồi với một mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, sử
dụng phản hồi để điều chỉnh và thử nghiệm thực hành cho nhiệm vụ đó Tạo ra sản phẩm, đó
là việc người học sử dụng kiến thức của họ trong thực tế để tại ra một điều gì đó hoặc một cái gì đó; như là, một kế hoạch, một giải pháp, một chương trình, … để họ được cơ hội thể hiện
khả năng của mình, và người hướng dẫn (giảng viên) sẽ đánh giá sản phẩm đó Thảo luận liên
quan đến việc người học trả lời và phản biện với nhau; như là, hỏi và trả lời câu hỏi của những
người học khác, đặt câu hỏi về lập luận của người khác và trao đổi ý kiến Cuối cùng, hợp tác
bao gồm sự kết hợp giữa thảo luận, thực hành và tạo ra sản phẩm, khi người học làm việc cùng nhau để thực hành các kỹ năng mới và sáng tạo trong công việc khi họ thách đố lẫn nhau để có các thỏa thuận chung Như là, người học được làm việc với những người khác để tạo ra các: định nghĩa, sơ đồ, báo cáo; rồi sau đó, họ thảo luận với nhau để góp ý và thống nhất về các sản phẩm đã tạo ra
Thách thức của việc triển khai học tập kết hợp
Khi triển khai các sáng kiến học tập kết hợp, rõ ràng là trừ khi những người tham gia tận dụng cả hình thức đào tạo trực tuyến và trực tiếp cũng như tham gia tích cực vào quá trình học tập, nếu không thì việc đào tạo có thể không đạt được mục tiêu đã định Điều này cũng cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp học tập có thể liên kết việc học với thực hành thực tế liên quan đến một bối cảnh nhất định Quan điểm này cũng được hỗ trợ bởi thực tế là người dùng hệ thống thông tin (IS: Information Systems) được coi là “tác nhân xã hội‟ thay vì chỉ là “người dùng‟ vì lý do họ [người dùng IS] không chỉ sử dụng CNTT mà còn làm việc với nhiều ứng dụng liên quan đến các vai trò khác nhau và trong các bối cảnh xã hội khác nhau (Lamb et al 2003) Đồng thời, do học tập kết hợp (trực tuyến) nó có một số hạn chế như thiếu sự tương tác trực tiếp với người hướng dẫn và người học, chi phí ban đầu cao để chuẩn bị các khóa học trực tuyến, chi phí đáng kể cho việc cập nhật và bảo trì hệ thống, cũng như nhu cầu hỗ trợ hướng dẫn linh hoạt (Wu, Tennyson, Hsia, & Liao, 2008; Yang, 2003; Yang & Liu, 2007) Siribaddana & Sahay (2013) cũng đề xuất thêm về cách thức tạo sự tham gia và tương tác trực tuyến/ngoại tuyến nhiều nhất; bằng cách cho phép những người tham gia đưa ra kinh nghiệm của riêng họ, có thể xây dựng ý thức cộng đồng giữa nhóm người tham gia Bởi vì, ý thức cộng đồng cho phép tích hợp tốt hơn giữa không gian học tập trực tuyến và thực tế cuộc sống Tương tự như vậy, bằng cách đưa vào “chuyên môn‟ và kinh nghiệm thực tế, có thể làm phong phú
Trang 39thêm các cuộc thảo luận và cho phép xuất hiện “các nhà lãnh đạo‟ (leader) trong các diễn đàn thảo luận Trong trường hợp của Kenya, nơi mà sự tham gia tốt hơn, bản chất định hướng thực hành của các cuộc thảo luận trực tuyến có thể khiến các nhiệm vụ học tập được chuyển qua “không gian làm việc” trực tuyến hiệu quả hơn nhiều (Siribaddana & Sahay, 2013) Khi đề cập đến việc triển khai công nghệ vào giáo dục, Ertmer lập luận rằng có hai loại rào cản đối với việc tích hợp công nghệ, 'rào cản cấp một' và 'rào cản cấp hai’ Đầu tiên là những rào cản bên ngoài đối với người dạy, chẳng hạn như thiếu khả năng tiếp cận với phần cứng và phần mềm, thiếu thời gian và thiếu sự hỗ trợ về hành chính hoặc hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo Thứ hai là các yếu tố cá nhân của bản thân các người dạy (người hướng dẫn), như là, niềm tin và khả năng thực hành Ertmer giải thích rằng vì các rào cản bậc hai mang tính cá nhân và thường ăn sâu vào mỗi cá nhân nên rào cản này khó vượt qua hơn Do đó, “đạt được sự tích hợp công nghệ là một thách thức nhiều mặt đòi hỏi nhiều hơn là chỉ đơn giản là mua và phân phối máy tính” (Ertmer, 1999)
Sự đồng thuận của người học trong đào tạo kết hợp
Nghiên cứu Ghazal và các đồng sự (2018) đã tiết lộ các chỉ số như: tính hữu dụng, chất lượng của hệ thống và tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính, là những yếu tố cơ bản quyết định sự chấp nhận và hài lòng của người học với học tập kết hợp Hơn nữa, học sinh trong môi trường học trực tuyến có thể phải đối mặt với cảm giác bị cô lập, bối rối và thất vọng hoặc giảm hứng thú với chủ đề học tập (Wu, Tennyson & Hsia, 2010) Với những lo ngại này dẫn đến việc không chấp nhận và không hài lòng với việc học Hussein & Hilmi (2021) khẳng định rằng cảm giác thuận tiện của cá nhân khi sử dụng LMS (Learning Management Systems: các hệ thống quản lý học tập) thậm chí còn quan trọng hơn đối với người dùng Với số lượng nỗ lực tài chính và nhân lực tham gia triển khai LMS nhằm hoàn thành chương trình học trực tuyến của quốc gia, nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến từ 212 người học của hai trường đại học công lập lớn ở Malaysia Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy sự hài lòng của người học chịu tác động tích cực của các yếu tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ và sự thuận tiện Việc sử dụng LMS đã được phát hiện là có tác động tích cực đến sự hài lòng của người học trong khi sự hài lòng của người học Để tăng sự hài lòng của người học, ngoài việc cải thiện chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và chất lượng dịch vụ, các tổ chức cũng nên xem xét nghiêm túc việc quảng bá LMS tới người học bằng cách nêu bật tác động cá nhân của LMS về mặt tiện lợi Al-bazar và các cộng sự (2021) cũng nghiên cứu về sự hài lòng của người học với các yếu tố học tập kết hợp, đặc biệt, với sự tham gia của người hướng dẫn và tổ chức học trực tiếp, ở Thổ Nhĩ Kỳ Nhóm nghiên cứu kết luận rằng người học có sự hài lòng vừa phải với hệ thống SIS (Student Information System: hệ thống thông tin người học), diễn đàn trực tuyến, tài liệu nội dung học tập, và ít hài lòng nhất với LMS và các yếu tố Thư viện điện tử
Trang 4040 Hình 2: Các yếu tố về sự hài lòng của người học về (Al-bazar và các cộng sự, 2021) Hình 2 chỉ ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người học khi triển khai theo học tập kết hợp: những người hướng dẫn học tập (Instructors); Các nội dung học tập (Modules); Thư viện số (E-Library); Hệ thống quản lý học tập (LMS); Hệ thống quản lý thông tin người học (SIS); Diễn đàn thảo luận trực tuyến (Forums) và Các tổ chức lớp học kết hợp (Face-2-face và Video Conference) Joel & Christina (2018) kết luận rằng chất lượng của hệ thống học tập kết hợp và người hướng dẫn có tác động tích cực đáng kể đến sự hài lòng của người học Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Eastman et al (2017), có thể suy ra rằng phương pháp học tập có liên quan tích cực đến sự tương tác giữa người hướng dẫn và người học Vì thế, người dạy là nhân tố chính, ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên trong phương pháp học kết hợp
Khung CABLS (Complex Adaptive Blended Learning Systems) về hệ thống học tập kết hợp thích ứng phức hợp
Wang và cộng sự (2015) đề cập đến sáu thành phần phụ thuộc lẫn nhau của một hệ sinh thái học tập kết hợp qua khung CABLS
Hình 3: Khung Hệ thống Học tập Kết hợp Thích ứng Phức hợp (CABLS) (Wang và cộng sự,
2015) Khung CABLS của Wang và cộng sự (2015) giải quyết sáu thành phần phụ thuộc lẫn nhau của một hệ sinh thái học tập kết hợp Khung này cung cấp một cái nhìn rõ ràng về sáu hệ thống con (người dạy/người hướng dẫn, người học, tổ chức, hỗ trợ học tập, công nghệ và nội dung) tương