Trên khắp thế giới, tất cả các sinh vật nói chung và các loài động vật nói chung đang sống trong vùng hàn đới đều luôn phải đối mặt với những thách thức khắc nghiệt từ môi trường sống đặ
MÔI TRƯỜNG SỐNG
Trong Sinh Thái Học, môi trường sống (“habitat”) là một khái niệm đề cập đến các tài nguyên và điều kiện môi trường trong một khu vực tạo ra sự cư trú của sinh vật, là nơi có sự tồn tại và sinh sản của một hoặc nhiều sinh vật nhất định.
VÙNG HÀN ĐỚI
Vùng hàn đới là một trong những vùng địa lý quan trọng của trái đất, nằm giữa vùng cực bắc và vùng cực nam, với các đặc điểm môi trường và khí hậu đặc biệt
Vùng hàn đới nằm từ vĩ độ 66°33′ về phía Bắc và vĩ độ 66°33 ′ về phía Nam, bao gồm các vùng trên cực Bắc và cực Nam, cũng như một phần của Greenland, Alaska, Canada, Nga, các quốc gia Skandinav, Nam Cực và các đảo như Iceland Điều kiện khắc nghiệt của vùng hàn đới tạo ra một môi trường sống khó khăn đối với sinh vật và con người Các cộng đồng dân cư phải phát triển các kỹ thuật đặc biệt để sống sót, và hầu hết sinh vật sống ở đây có các đặc điểm cơ thể và hành vi phù hợp để chịu đựng điều kiện khắc nghiệt này
Hình 1: Vị trí địa lý của vùng hàn đới (Nguồn:Internet)
ĐIỀU KIỆN KHẮC NGHIỆT Ở VÙNG HÀN ĐỚI
Nhiệt độ
Vùng hàn đới có khí hậu khắc nghiệt Cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh do vị trí ở đỉnh và đáy hành tinh khiến hai nơi này không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời Ở đây, Mặt Trời luôn nhô lên ở vị trí thấp trên đường chân trời, ngay cả giữa mùa hè Vào mùa đông, Mặt Trời nằm hẳn bên dưới đường chân trời và không xuất hiện trong nhiều tháng Ngoài ra, bề mặt màu trắng của băng và tuyết ở vùng cực cũng có độ phản xạ cao Điều này có nghĩa phần lớn năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời chiếu tới đều bị phản chiếu ngược trở lại không gian, khiến không khí bên trên mặt đất tương đối lạnh
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực là -40 độ C vào mùa đông và 0 độ C vào mùa hè Nhiệt độ trung bình của Nam Cực thấp hơn, ở mức -60 độ C vào mùa đông và -28,2 độ
Lượng mưa
Hầu hết các vùng khí hậu cận cực có lượng mưa rất ít, thường không quá 380 mm (15 in) trong cả năm Cách xa bờ biển, lượng mưa chủ yếu xảy ra vào những tháng ấm hơn, trong khi ở những vùng ven biển có khí hậu cận cực, lượng mưa lớn nhất thường là trong những tháng mùa thu khi độ ấm tương đối của đất liền trên biển là lớn nhất Lượng mưa thấp, theo tiêu chuẩn của các vùng ôn đới hơn với mùa hè dài hơn và mùa đông ấm hơn, thường là đủ để xem sự thoát hơi nước rất thấp để cho phép địa hình ngập nước ở nhiều khu vực có khí hậu cận cực và cho phép tuyết phủ trong mùa đông 2
Một ngoại lệ đáng chú ý của mô hình này là khí hậu cận cực xảy ra ở độ cao lớn ở các vùng ôn đới khác có lượng mưa cực kỳ cao do sự nâng lên về mặt địa lý Núi Washington, với nhiệt độ đặc trưng của khí hậu cận cực, nhận được lượng mưa trung bình tương đương 101,91 inch (2.588,5 mm) lượng mưa mỗi năm Các khu vực ven biển của Khabarovsk cũng có lượng mưa lớn hơn nhiều vào mùa hè do ảnh hưởng về mặt địa lý (lên tới 175 milimét (6,9 in) vào tháng 7 ở một số khu vực), trong khi bán đảo núi Kamchatka và đảo
1 An Khang (2022), Bắc Cực hay Nam Cực lạnh hơn?, https://vnexpress.net/bac-cuc-hay-nam-cuc-lanh-hon
2 Wikipedia, Khí hậu cận Bắc Cực, https://vi.wikipedia.org/wiki/khi-hau-can-bac-cuc
Sakhalin thậm chí còn ẩm hơn do độ ẩm địa lý không bị giới hạn những tháng ấm hơn và tạo ra những dòng sông băng lớn ở Kamchatka Labrador, ở miền đông Canada, ẩm ướt tương tự trong suốt cả năm do vùng áp thấp Iceland bán kiên cố và có thể nhận được lượng mưa tương đương tới 1.300 mm (51 in) mỗi năm, tạo ra một lớp tuyết dày tới 1,5 mét (59 in) không tan chảy cho đến tháng Sáu 3
Hình 2: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại một số khu vực vùng hàn đới (Nguồn: Internet)
Điều kiện ánh sáng
Do độ nghiêng trục quay của Trái Đất khoảng 23° 27', nên về mùa hè của một trong hai bán cầu thì thời gian ban ngày (khoảng thời gian có ánh sáng từ Mặt Trời) sẽ tăng dần lên theo sự tăng lên của vĩ độ (theo giá trị tuyệt đối, nếu coi các vĩ độ ở Nam Bán cầu có dấu âm) và đến một giá trị nhất định của vĩ độ thì Mặt Trời sẽ không lặn trong một số ngày nhất định Độ dài thời gian có Mặt Trời lúc nửa đêm tăng lên từ 1 ngày tại vòng cực (vĩ độ 66°
3 Wikipedia, Khí hậu cận Bắc Cực, https://vi.wikipedia.org/wiki/khi-hau-can-bac-cuc
33') tới khoảng 6 tháng tại cực Tại các vĩ độ như thế, thông thường người ta gọi hiện tượng này là ban ngày vùng cực 4
Tại hai cực bắc và nam của Trái Đất thì Mặt Trời chỉ mọc và lặn có một lần mỗi năm Trong vòng 6 tháng khi Mặt Trời nằm phía trên đường chân trời tại các cực thì nó chuyển động liên tục xung quanh đường chân trời, đạt đến vòng tròn chuyển động cao nhất của nó trên bầu trời vào sát thời điểm hạ chí tại mỗi cực
Do hiện tượng khúc xạ nên Mặt Trời lúc nửa đêm có thể thấy tại các vĩ độ thấp hơn đáng kể so với vòng cực, mặc dù nói chung không vượt quá 1 độ (phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết tại mỗi địa phương) Ví dụ, người ta có thể nhìn thấy Mặt Trời lúc nửa đêm tại một số vùng thuộc Iceland, mặc dù phần lớn lãnh thổ của nó nằm dưới vòng Bắc cực một cách đáng kể (đảo Grímsey là ngoại lệ) Ngay cả những vùng xa nhất về phía bắc của Scotland (và những nơi nào có cùng vĩ độ) cũng có "hoàng hôn" lờ mờ trên bầu trời phương bắc vào khoảng thời gian này
Hình 3: Mặt Trời lúc nửa đêm tại Kiruna, Thụy Điển (Nguồn: Internet)
Khối lượng băng và lượng tuyết tan
Phần lục địa xa nhất phía cực nam có xấp xỉ 90% lượng băng của thế giới, với trữ lượng khoảng 1/3 lượng nước ngọt của Trái Đất đang bị giữ dưới dạng băng ở đây Băng ở Nam Cực có nơi dày 3,5km Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh này chỉ dày từ 2m đến 4m
4 Wikipedia, Ban ngày vùng cực, https://vi.wikipedia.org/wiki/ban-ngay-vung-cuc
Thực tế là gần như toàn bộ lục địa Nam Cực được bao phủ bởi một tảng băng khổng lồ dày đến 1 dặm, tại một số địa điểm, nó có thể dày tới gần 3 dặm và điều này thực sự khó tin đối với rất nhiều người Lớp băng dày này là điều khiến khu vực Nam Cực trở thành nơi khó tồn tại nhất đối với sự sống Hơn 90% băng trên thế giới, khoảng 29 triệu km 3 bị đóng băng ở Nam Cực 5
Theo Quartz, lượng tuyết rơi tại Nam Cực đã và đang ngày càng tăng dần theo thời gian Các phát hiện được trình bày tại Hội nghị Liên minh Khoa học Trái Đất Châu Âu tổ chức tại Viên, Áo hôm 9/4 tiết lộ, lượng tuyết rơi hằng năm đã tăng khoảng 10% kể từ đầu những năm 1800 6
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, lượng tuyết rơi tại Nam Cực trong khoảng thời gian 2001-2010 nhiều hơn 272 tỷ tấn so với những năm 1800-1810 Lượng tuyết này thậm chí còn đủ lấp đầy hai Biển chết 7
Hình 4: Minh họa khối lượng băng tuyết tại vùng cực (Nguồn: Internet)
5 Lê Yến (2019), Những điều thú vị về Nam Cực mà có thể bạn chưa biết, https://www.vietravel.com/vn/nhung-dieu- thu-vi-ve-nam-cuc-ma-co-the-ban-chua-biet
6,7 Khoa học – Công nghệ (2018), Nam Cực ghi nhận tình trạng tuyết rơi kỷ lục do Trái đất nóng lên, https://tinhuytthue.vn/nam-cuc-ghi-nhan-t-igrave-nh-trang-tuyet-roi-ky-luc-do
Điều kiện gió
Ở vùng cực, gió lạnh có thể trở thành một yếu tố nguy hiểm và khắc nghiệt đối với sức khỏe và sự sống của con người và động vật Dưới đây là một số điểm cụ thể để nói rõ về gió lạnh ở vùng cực:
• Độ lạnh cực độ: Gió lạnh ở vùng năm cực thường có nhiệt độ rất thấp, thậm chí có thể xuống dưới -50 độ C Điều này tạo ra một môi trường cực kỳ khắc nghiệt và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó
• Sức mạnh và tốc độ: Gió lạnh ở vùng năm cực thường có tốc độ cao và có thể cực kỳ mạnh mẽ Sức mạnh của gió này có thể làm bay mất vật liệu và gây ra sự cản trở đối với việc di chuyển của con người và động vật
• Ảnh hưởng đến cơ thể: Tiếp xúc với gió lạnh ở vùng năm cực có thể gây ra mất nhiệt nhanh chóng cho cơ thể con người và động vật Điều này có thể dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, đông máu, và thậm chí là đông lạnh
• Tác động vào da và đường hô hấp: Gió lạnh có thể làm khô và tổn thương da, làm cho da trở nên khô và nứt nẻ Nó cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là cho những người có vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản
• Cản trở tầm nhìn: Gió lạnh thường đi kèm với sự đổi chiều và tăng cường hiện tượng tuyết và băng gió Điều này có thể làm giảm tầm nhìn và tạo ra điều kiện giao thông nguy hiểm, đặc biệt là trên các tuyến đường phong cảnh đồi núi và băng tuyết
Trong tất cả các điều kiện này, việc chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo bảo vệ cơ thể và cung cấp các phương tiện an toàn là rất quan trọng để đối phó với gió lạnh ở vùng năm cực
Nam Cực là quê hương của những cơn gió bất thường thổi hướng xuống mặt đất (Katabatic wind) Chúng hình thành do sự kết hợp giữa không khí lạnh và hình dáng lục địa Theo John King, nhà khoa học đến từ Cơ quan nghiên cứu Nam Cực tại Cambridge, Anh, bề mặt lạnh liên tục, đặc biệt trong suốt mùa đông Nam Cực khi mặt trời luôn ở vị trí thấp hoặc phía trên đường chân trời, dẫn tới sự hình thành của lớp không khí lạnh mỏng
Do Nam Cực có hình vòm, lớp không khí này có xu hướng vận động từ lục địa ra ven biển
Từ tháng 2/1912 đến 12/1913, các nhà khoa học đã đo vận tốc gió ở Cape Denison, một
8 mũi đá ở vịnh Commonwealth phía đông Nam Cực Vận tốc gió cao nhất là 153 km/h vào ngày 6/7/1913 8
Hình 5: Các nhà khoa học làm việc trong những cơn gió mạnh ở Nam Cực (Nguồn: Internet)
Qua các nội dung được đề cập phần trên, ta biết được vùng hàn đới là một khu vực địa lý quan trọng với các đặc điểm môi trường và khí hậu đặc biệt Vùng hàn đới nằm giữa vĩ độ 66°33' về phía Bắc và vĩ độ 66°33' về phía Nam, bao gồm các vùng trên cực Bắc và cực
Nam cũng như một số lãnh thổ và đảo Điều kiện khắc nghiệt của vùng này bao gồm nhiệt độ cực thấp, lượng mưa ít, ánh sáng mặt trời thay đổi theo mùa và lượng băng tuyết lớn
Bên cạnh đó, gió lạnh cũng là một yếu tố quan trọng ở vùng hàn đới, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự sống của con người và động vật Các cơn gió bất thường như gió
Katabatic thường xuyên xuất hiện ở Nam Cực, có thể có tốc độ rất cao, đặc biệt vào mùa đông Điều này làm cho vùng hàn đới trở thành một môi trường sống khắc nghiệt, đòi hỏi sự thích nghi đặc biệt và phải phát triển các kỹ thuật đặc biệt để sinh sống và sinh tồn
8 Phương Hoa (2015), Những vùng hút gió bão trên Trái Đất, https://vnexpress.net/nhung-vung-hut-gio-bao-tren-trai- dat
NỘI DUNG 2: SỰ THÍCH NGHI CỦA ĐỘNG VẬT Ở VÙNG HÀN ĐỚI
SỰ THÍCH NGHI
Khái niệm
Thích nghi được hiểu là sự biến đổi, thay đổi hay điều chỉnh một đặc điểm nào đó để tăng tỉ lệ sống sót, sinh sản và sự phát triển của sinh vật
Khả năng của một sinh vật phát triển những đặc điểm nhất định nhằm cải thiện cơ hội sống sót của nó trong môi trường mà chúng sống, sự thay đổi đó còn gọi là đặc điểm thích nghi
Sinh vật phải luôn thích nghi để tồn tại trong điều kiện chúng sống Nói cách khác, sự thích nghi là một đặc điểm của sinh vật được chọn lọc tự nhiên ưu ái Động vật sống ở vùng khí hậu rất lạnh phải có những đặc điểm đặc biệt để tự bảo vệ mình trước cái lạnh khắc nghiệt Những đặc điểm và thói quen giúp động vật thích nghi với môi trường xung quanh là kết quả của quá trình tiến hóa Tùy theo môi trường sống, động vật tự thích nghi Những động vật này có thể được phân loại thành động vật vùng cực.
Phân loại
Sự thích nghi được phân thành ba loại:
(1) Thích nghi về cấu trúc, hình thái: Sự thích nghi này trong tự nhiên là một quá trình quan trọng mà các sinh vật tiến hóa để tối ưu hóa việc sinh tồn trong môi trường sống của mình Các sinh vật thích nghi với môi trường bằng cách thay đổi hình dạng cơ thể, điều này giúp chúng tạo ra những lợi thế sinh tồn Sự thích nghi hình thái, cấu trúc trong tự nhiên cho phép các sinh vật tận dụng tối đa môi trường sống của mình Thông qua việc thay đổi hình dạng cơ thể, chúng có thể di chuyển, săn mồi, tránh kẻ săn mồi và tăng khả năng sinh tồn Điều này cho thấy sự sáng tạo và khả năng thích nghi tuyệt vời của tự nhiên
Sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý Có hai quy tắc thường thấy:
(i) Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) 9 : Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp (tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể) Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt
(ii) Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi của cơ thể (quy tắc Anlen) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi bé hơn tai, đuôi, chi của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng
Ví dụ: sự thích nghi hình dạng là hình dạng vây cá Vây của cá được thiết kế đặc biệt để giúp chúng di chuyển trong môi trường nước Vây trước của cá thường có cấ trúc hình chữ
V, giúp cá di chuyển nhanh chóng và linh hoạt Vây sau của cá thường có cấu trúc hình chữ
C, giúp cá đạt được sự ổn định và điều chỉnh hướng di chuyển Sự thích nghi hình dạng vây cá cho phép chúng di chuyển hiệu quả trong nước và tăng khả năng săn mồi cũng như tránh kẻ săn mồi
(2) Thích ứng về hành vi sống: Sự thích nghi hành vi trong tự nhiên là một khía cạnh quan trọng của sự thích nghi trong tự nhiên Các sinh vật thích nghi với môi trường bằng cách thay đổi hành vi của mình để tối ưu hóa cơ hội sinh tồn và sinh sản
Ví dụ: Tìm kiếm thức ăn, xây tổ và tổ chức đàn là những ví dụ điển hình về sự thích nghi hành vi trong tự nhiên
Cách các sinh vật tìm kiếm thức ăn Để sống sót, các sinh vật phải tìm kiếm và tiếp cận nguồn thức ăn phù hợp Có những sinh vật có khả năng di chuyển để tìm kiếm thức ăn, trong khi những sinh vật khác có thể sử dụng cơ chế săn mồi hoặc kỹ năng săn bắt để đạt được thức ăn
Xây tổ cũng là một hành vi thích nghi phổ biến trong tự nhiên Các sinh vật xây tổ để tạo ra một môi trường an toàn và thuận lợi cho việc sinh sống và sinh sản Ví dụ, chim có thể xây tổ trên cây hoặc trong hang để bảo vệ trứng và con non khỏi mối nguy hiểm
9 Bergmann ang Geographical and latitudinal variation in growth patterns and adult body size of animals
Tổ chức đàn cũng là một hình thức thích nghi hành vi quan trọng Các sinh vật sống thành đàn để tăng cường sự bảo vệ, tìm kiếm thức ăn hiệu quả và tăng khả năng sinh sản
Ví dụ, bầy sư tử thường tổ chức đàn để săn mồi lớn hơn và chia sẻ công việc trong việc chăm sóc con non
(3) Thích ứng sinh lý: Sự thích nghi của các hệ thống cơ thể có trong cơ thể sinh vật cho phép nó thực hiện một số phản ứng sinh hóa nhất định Cơ chế và quá trình sự thích nghi chức năng giúp sinh vật điều chỉnh hoạt động cơ quan, tạo ra các cơ chế bảo vệ và tương tác với môi trường xung quanh dưới một số hình thức sau đây: Điều chỉnh hoạt động cơ quan: Các sinh vật thích nghi bằng cách điều chỉnh hoạt động cơ quan để phù hợp với môi trường
Ví dụ: khi nhiệt độ môi trường tăng, các sinh vật có thể điều chỉnh quá trình hô hấp hoặc cơ địa như mở rộng các mạch máu để tản nhiệt
Cơ chế bảo vệ: Sự thích nghi chức năng trong tự nhiên cũng liên quan đến việc sinh vật tạo ra các cơ chế bảo vệ để đối phó với môi trường khắc nghiệt Ví dụ: một số loài cây có khả năng tổng hợp các chất chống oxi hóa để chống lại tác động của tia tử ngoại từ mặt trời
Tương tác với môi trường: Sinh vật thích nghi chức năng bằng cách tương tác với môi trường xung quanh Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm thức ăn, xây tổ, tạo ra các môi trường sống phù hợp và tương tác với các loài khác
Ví dụ: chim cánh cụt có thể tạo ra các tổ bằng cách sử dụng các vật liệu có sẵn trong môi trường để bảo vệ và ấp trứng
Sự thích nghi này trong tự nhiên là một quá trình phức tạp và đa dạng, giúp sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt Hiểu về các cơ chế và quá trình này là rất quan trọng để khám phá và tôn trọng sự đa dạng của cuộc sống trên Trái Đất.
SỰ THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT ĐIỂN HÌNH Ở VÙNG HÀN ĐỚI
Chim cánh cụt
Chim cánh cụt thuộc bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm, là một nhóm chim nước không bay được Chúng hầu như chỉ sống ở
Nam bán cầu 10 Loài chim cánh cụt sống lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế ( Aptenodytes forsteri và loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt xanh nhỏ (Eudyptula nhỏ) Nam cực được mệnh danh là nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới, do đó các điều kiện giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu hàn đới khắc nghiệt ở vùng cực
Hình 6: Chim cánh cụt (Nguồn: Internet)
Lớp lông cánh cụt rất dày, có thể lên đến hàng chục lớp Các lớp lông thường được tổ chức một cách chặt chẽ và mỗi lớp lông có chức năng riêng để giữ ấm và ngăn chặn mất nhiệt Lông của chim cánh cụt cũng thường được phủ một lớp chất liệu chống nước tự nhiên hoặc được tạo ra từ các tác nhân dầu tự nhiên Lông trên đầu và cổ của chim cánh cụt thường dài và mở rộng ra, tạo ra một loại "mũ" tự nhiên giúp che chắn gió lạnh và giữ ấm cho các phần quan trọng như đầu và cổ Lông cánh cụt giữ nhiệt độ cơ thể chúng và bảo vệ chúng khỏi gió lạnh và nước lạnh Tiêu biểu, loài chim cánh cụt hoàng đế dựa vào hai yếu tố vật lý chính để cách nhiệt với thế giới bên ngoài: lông và mỡ Khi nhiệt độ không khí mùa đông giảm xuống -40° và gió thổi lên tới 100 km/h (60 mp/h), nhiệt độ cơ thể của chim cánh cụt được duy trì ở mức 37°C (98,6°F) Lớp phủ lông vũ của loài chim này được làm từ nhiều loại lông bao gồm cả lông viền (contor feather) và lông tơ (down feather), giúp chúng có thể chống thấm và giảm thoát nhiệt một cách hiệu quả Các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới (chẳng hạn cá kình hay hải cẩu báo)
10 National Geographic news, Penguin and amazing knowledge
13 rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước Bộ lông sẫm màu trên lưng chúng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên 11
Hình 7: Lông và lớp mỡ của chim cánh cụt (Nguồn: Internet)
Cơ thể của chim cánh cụt dạng hình nêm, hạn chế diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, giúp giữ nhiệt độ cơ thể ổn định Dạng cơ thể thon gọn này có hiệu quả vượt trội trong việc giảm ma sát với nước, từ đó giúp loài chim này bơi nhanh hơn và săn mồi hiệu quả hơn, cũng như để trốn thoát kẻ thù
Cánh của chúng đã tiến hóa thành các chân chèo và không có tác dụng để bay trong không gian Tuy nhiên, bộ cánh là một trong những yếu tố giúp chim cánh cụt thích nghi cực tốt với môi trường dưới nước Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi của chúng Ngoài ra, lớp không khí này còn có tác dụng giúp cho chim cánh cụt chịu được nước lạnh Trên mặt đất, chim cánh cụt dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng của chúng Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng của chúng dọc theo lớp tuyết, một chuyển động gọi là "trượt băng", điều này cho phép chúng tiết kiệm năng lượng trong khi vẫn có thể chuyển động tương đối nhanh 12
11 Nick Engelmann “Adapt or Die!”, https://www.quarkexpeditions.com/blog/adapt-or-die-adaptation-is-the-key-to- survival-in-the-antarctic
12 United Park and Resorts “Physical Characteristics”, https://seaworld.org/animals/all-about/penguins/physical- characteristics/
Hình 8: Dạng cơ thể chim cánh cụt (Nguồn: Chim cánh cụt)
2.2.1.3 Máu lưu thông đặc biệt và khả năng thích nghi với nước lạnh
Chim cánh cụt có một cơ chế tuần hoàn đặc biệt, có thể hoạt động như một loại chất chống đông lạnh nhằm đảm bảo giữ đủ độ ấm cho cơ thể giúp chúng không bị đóng băng Bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng 13 Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.2.1.3 Hệ thống tuần hoàn máu
Hệ thống tuần hoàn máu của chim cánh cụt có khả năng điều chỉnh để giữ cho máu ở nhiệt độ ổn định Chúng có thể chấp nhận mức giảm nhiệt độ trong cơ thể để bảo vệ các bộ phận quan trọng như não
Ví dụ, nhiệt độ của các vùng ngoại vi (tay chân và da) của chim cánh cụt giảm xuống trong khi lặn trong khi nhiệt độ của các vùng lõi (tim, tĩnh mạch sâu và cơ ngực) được duy trì ở nhiệt độ bình thường
Hình 9: Máu lưu thông trong cơ thể chim cánh cụt (Nguồn: Máu lưu thông trong cơ thể chim cánh cụt)
13 VNscience, Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh? Một sự thật thú vị về hệ thống tuần hoàn của nó
Gấu Bắc cực
Gấu Bắc Cực Gấu trắng Bắc Cực (Ursus maritimus) là một loài động vật có vú lớn của bộ Ăn thịt (Carnivora), họ Gấu (Ursidae) Chúng là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương và sinh sống trên lãnh thổ của năm quốc gia khác nhau Chúng có mặt ở ngoài khơi bờ biển phía bắc và tây bắc Alaska, Canada, Greenland, Svalbard (Na Uy) và Nga Một số đặc điểm thích nghi khí hậu hàn đới để sống và sinh tồn trong môi trường cực lạnh như khu vực Bắc Cực Một số đặc điểm giúp gấu Bắc cực thích nghi với môi trường khắc nghiệt ở vùng cực bao gồm:
2.2.2.1 Lớp lông dày và lớp mỡ dưới da
Người ta thường cho rằng gấu Bắc Cực có bộ lông màu trắng Tuy nhiên, bộ lông của gấu Bắc Cực không có sắc tố trắng; trên thực tế, da của gấu Bắc Cực có màu đen và lông của chúng trong suốt Điều này giúp chúng ngụy trang tốt với môi trường xung quanh Bên cạnh đó, gấu Bắc Cực cũng có một lớp mỡ dày trên cơ thể giúp giữ ấm khi bơi và lớp lông hai lớp giúp cách nhiệt chúng khỏi không khí lạnh giá của Bắc Cực 14 Ngoài ra, gấu Bắc cực không có lông mi, vì lông mi có thể gây đóng băng trên mắt khi nhiệt độ dưới 0 °C Thay vào đó chúng có lớp màng mí mắt thứ ba, giống như của mèo, giúp cho chúng không bị chói băng và chói tuyết
Hình 10: Lông của gấu Bắc Cực (Nguồn: Lông gấu Bắc Cực)
14 World Wildlife Fund “Why do polar bears have white fur? And nine other polar bear facts.”, https://www.worldwildlife.org/stories/why-do-polar-bears-have-white-fur-and-nine-other-polar-bear-facts
Hình 11: Mắt của gấu Bắc Cực (Nguồn: Mắt gấu Bắc Cực)
Gấu Bắc Cực có kích thước lớn, khi trưởng thành hoàn toàn, con đực thường có kích thước từ mũi đến đuôi khoảng 8–9 feet, và con cái khoảng 6–7 feet, nặng từ 350 đến 540 kg và đôi khi nặng hơn 800 kg Trong khi đó, con cái có kích thước bằng khoảng một nửa con đực và thông thường cân nặng 200–300 kg Cơ thể lớn như vậy rất có ích khi di chuyển qua tuyết dày và mặt băng
Hình 12: Cơ thể to lớn của gấu Bắc Cực (Nguồn: Gấu Bắc Cực)
2.2.2.3 Cơ chế ngủ đông và sinh hoạt
Gấu Bắc Cực dành phần lớn thời gian để đi lại trên băng Chúng tránh những cơn bão tuyết dữ dội bằng cách đào các hang trú ẩn tạm thời Thường thì chỉ có gấu cái mang thai mới ngủ đông Nhưng ở những nơi mà mùa đông lạnh hơn và thức ăn cũng khó tìm hơn, tất cả gấu Bắc Cực đều ngủ đông 15 Tuy ngủ nhưng chúng không chìm sâu vào giấc ngủ như sóc chuột hay sóc đất Nhịp tim giảm từ 70 lần/phút xuống 8 lần/phút, nhưng thân nhiệt của chúng vẫn bình thường; và lúc ngủ trong hang, chúng có thể thức dậy ngay Khi ở trong
17 hang, chúng không ăn và sống nhờ vào lượng mỡ của cơ thể; trong thời gian này, chúng không hề đại tiểu tiện
Gấu Bắc Cực thích nghi với môi trường biển băng bằng cách săn mồi trên mặt băng và dưới nước Chúng có khả năng bơi tốt và dùng cánh tay mạnh mẽ để đào lớp băng mỏng để bắt cá hoặc hải cẩu Một phương pháp săn mồi phổ biến của gấu Bắc Cực là gấu phải giữ yên hoàn toàn trước lỗ thở của hải cẩu, chờ hàng giờ — hoặc thậm chí nhiều ngày — để hải cẩu ngoi lên lấy không khí 16
Cáo Bắc cực
Cáo Bắc Cực 17 (đôi khi còn được gọi là cáo trắng hay cáo tuyết) (Vulpes lagopus) là một loài cáo nhỏ có nguồn gốc từ vùng Bắc Cực ở Bắc bán cầu và thường sống tại quần xã ở đài nguyên Bắc Cực
Hình 13: Cáo Bắc Cực (Nguồn: Cáo Bắc Cực)
2.2.3.1 Tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích tương đối thấp
Chiều dài cơ thể vào khoảng 46 đến 68 cm (18 đến 27 in) cùng với thân hình cong tròn
So với các loài cáo khác, cáo Bắc Cực có tỷ lệ chân ngắn hơn, cổ ngắn hơn và tai nhỏ hơn Điều này có nghĩa là có ít diện tích bề mặt để mất nhiệt hơn so với những con cáo phương nam mảnh mai hơn
16 World Wildlife Fund “Why do polar bears have white fur? And nine other polar bear facts.”, https://www.worldwildlife.org/stories/why-do-polar-bears-have-white-fur-and-nine-other-polar-bear-facts
17 Arctic Fox - Facts and Adaptations Vulpes lagopus / Alopex lagopus, https://www.coolantarctica.com/Antarctica%20fact%20file/wildlife/Arctic_animals/arctic_fox.php
2.2.3.2 Bộ lông dày ngụy trang theo mùa
Bộ lông của cáo Bắc Cực dày và có khả năng cách nhiệt cao Tuy nhiên, chúng phát triển hai phiên bản khá khác biệt trong suốt một năm Bộ lông mùa hè mỏng hơn và có màu xám đen đến nâu, màu sắc này cho phép nó ngụy trang trên nền đá và thảm thực vật sẫm màu hơn khi băng và tuyết của mùa đông tan chảy Bộ lông mùa đông lại rất dày khiến con cáo trông tròn trịa hơn và có màu trắng để ngụy trang trên nền băng giá
Hình 14: Lông cáo Bắc Cực vào mùa hè (Nguồn: Lông cáo Bắc Cực)
Hình 15: Lông cáo Bắc Cực vào mùa đông (Nguồn: Lông cáo Bắc Cực)
2.2.3.3 Bộ trao đổi nhiệt ngược dòng ở bàn chân
Cùng với nhiều loài động vật khác trong đó có chó nhà, ở bàn chân của cáo Bắc Cực có một cơ chế giữ chúng ở nhiệt độ thấp hơn lõi cơ thể nên giảm thiểu sự mất nhiệt qua các chi tiếp xúc với mặt đất Máu đi vào bàn chân có tác dụng làm nóng máu đang rời đi, điều này giúp phần thân không bị lạnh do mất nhiệt ở các chi
Hình 16: Bộ trao đổi nhiệt ngược dòng ở bàn chân (Nguồn: Chân cáo Bắc Cực )
Tuần lộc
2.2.4.1 Kích thước cơ thể thay đổi
Tuần lộc cái có thể cao tới 1,6 đến 2 mét (5-6,6 ft) và nặng tới 120 kg (260 lb) trong khi con đực lớn hơn một chút với chiều dài cơ thể từ 1,8 đến 2,1 mét (5,9-6,9 ft) và có thể nặng từ 159–182 kg (351–401 lb) Những con tuần lộc nặng nhất có thể nặng tới 318 kg (701 lb) Tuy nhiên, trọng lượng có thể thay đổi đáng kể giữa các mùa, trong đó con đực giảm tới 40% so với kích thước mùa hè trong những tháng mùa đông 18
Hình 17: Tuần lộc (Nguồn: Tuần lộc)
18 Lindsey Jean Schueman “How reindeer have adapted to survive and shape the Arctic Tundra” Truy cập từ: https://www.oneearth.org/species-of-the-week-reindeer/
2.2.4.2 Thay đổi màu mắt giữa mùa đông và mùa hè
Một nghiên cứu của Đại học College London năm 2011 tiết lộ rằng tuần lộc có thể nhìn thấy ánh sáng trong phạm vi tia cực tím Khả năng này giúp chúng sống sót ở Bắc Cực khi nhiều vật thể hòa vào khung cảnh tuyết trắng Nó cũng cải thiện tầm nhìn của chúng trong bóng tối liên tục và giúp phát hiện những kẻ săn mồi Tuần lộc có mắt vàng vào mùa hè và xanh lam vào mùa đông 19 Khi tuần lộc trải qua nhiều tháng trong bóng tối do ảnh hưởng của mùa đông không có ban ngày ở vùng cực, đồng tử giãn liên tục dẫn đến sưng mắt, nén các sợi trong lớp mô phản quang (tapetum) của chúng và làm thay đổi màu sắc của ánh sáng mà chúng phản chiếu 20 Sự đổi màu thú vị này giúp cho mắt của tuần lộc nhạy hơn trong các điều kiện sáng khác nhau tùy theo mùa
Hình 18: Sự thay đổi màu mắt của tuần lộc (Nguồn: Mắt tuần lộc)
2.2.4.3 Bộ lông và móng guốc
Bộ lông bao phủ cơ thể tuần lộc giúp nó giữ ấm trong môi trường sống rất lạnh giá Tuần lộc thậm chí còn có lông ở dưới móng guốc, giúp chúng không bị trượt trên mặt đất băng giá Móng guốc to và rộng của chúng cũng có tác dụng làm mái chèo khi con vật bơi qua sông hoặc hồ Và, móng guốc sắc nhọn của chúng được dùng làm xẻng để đào tuyết tìm thức ăn.
Kỳ lân biển
Một loài động vật có vú sống ở biển kích cỡ trung bình thuộc phân bộ Cá voi có răng, sống quanh năm ở vùng Bắc Cực Cùng với cá voi trắng, chúng là hai loài duy nhất còn
19 Lindsey Jean Schueman “How reindeer have adapted to survive and shape the Arctic Tundra” Truy cập từ: https://www.oneearth.org/species-of-the-week-reindeer/
20 Ed Yong [30/10/2013] “Why Are Reindeer Eyes Golden In Summer But Blue In Winter?” Truy cập từ: https://www.nationalgeographic.com/science/article/why-are-reindeer-eyes-golden-in-summer-but-blue-in-winter
21 sinh tồn trong Họ Kỳ lân biển Đặc trưng của kỳ lân biển là con đực có một chiếc ngà dài, thẳng, có rãnh xoắn ở hàm trái phía trên của chúng (do đó mới được gọi là "kỳ lân")
Hình 19: Kì lân biển (Nguồn: Kì lân biển)
Mặc dù bề ngoài cứng rắn, ngà của kỳ lân biển có khả năng nhạy cảm đáng nể Với 10 triệu mối liên kết thần kinh nhỏ xíu chạy từ trung tâm thần kinh của ngà tới bề mặt bên ngoài, chiếc ngà giống như một cái màng có bề mặt ngoài cực nhạy và có thể phát hiện những thay đổi rất nhỏ trong nhiệt độ, áp suất nước biển Vì kỳ lân biển có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong nước, chúng có thể nhận ra độ mặn của nước cũng như những dao động xung quanh con mồi, và điều này sẽ giúp chúng sống sót trong môi trường băng giá Bắc cực
Kỳ lân biển có nhiều khả năng thích nghi cơ thể với vùng nước Bắc Cực lạnh giá Kích thước và hình dạng của chúng giữ nhiệt được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của tế bào và lớp mỡ dày dưới da giúp cách nhiệt Sự thích nghi khác của cơ thể là sinh lý Động mạch và tĩnh mạch ở chân chèo chạy cạnh nhau nên các động mạch tưới máu ra ngoài sẽ làm ấm máu quay trở lại cơ thể 21
Ngoài việc bơi trong vùng nước đóng băng, kỳ lân biển có thể ở sâu bên dưới gần nửa giờ Kỳ lân biển được ghi nhận là loài động vật có vú lặn sâu nhất, ít nhất là 800 mét (2.625 feet) trên 15 lần mỗi ngày, với nhiều lặn đạt 1.500 mét (4.921 feet) Chúng lặn đến độ sâu này kéo dài khoảng 25 phút, bao gồm cả thời gian ở dưới đáy và quá trình di chuyển lên xuống bề mặt
21 Geraldine Patrick Encina, PhD, Meet the narwhal, the long-toothed whale that inspired worldwide legends, https://www.oneearth.org/s
Thỏ Bắc Cực
Đôi chân khổng lồ của loài này hoạt động như giày trượt tuyết giúp chúng có thể trốn thoát nhanh chóng trên mặt tuyết
So với thỏ rừng vùng ôn đới Canada, thỏ rừng Bắc Cực có tai và tứ chi ngắn để giữ nhiệt cho cơ thể Chúng cũng có những móng vuốt dài và cong dùng để đào qua tuyết cứng hoặc dày đặc Loài thỏ này được cho là sống khoảng 5 năm và kẻ săn mồi chính của chúng bao gồm động vật ăn thịt và chim
Thỏ Bắc Cực vẫn hoạt động quanh năm, ăn cây liễu Bắc Cực, quả quạ, thịt và rong biển Trong mùa đông, thỏ rừng thường xuyên thổi gió vào những rặng núi nơi có thảm thực vật Chúng thường sống về đêm và có thể được tìm thấy trong ổ của chúng vào ban ngày Phạm vi sinh sống của chúng rất nhỏ, vì thỏ Bắc Cực sẽ xây dựng một loạt đường băng và lối thoát qua cảnh quan phía Bắc
Hình 20: Thỏ Bắc Cực (Nguồn: Thỏ Bắc Cực)
Tuyến trùng
Tuyến trùng được gọi là giun tròn vì cơ thể của chúng dài, hình trụ và thuôn nhọn ở mỗi đầu Không giống như giun đất trong bãi cỏ của bạn, tuyến trùng không có cơ thể phân đốt Hầu hết các thành viên của nhóm lớn này đều nhỏ bé Giun tròn có ở khắp mọi nơi - từ cực này sang cực khác và rãnh đại dương đến đỉnh núi - chiếm giữ môi trường sống trên cạn, dưới biển và nước ngọt
Tuyến trùng có khả năng chịu được điều kiện cực lạnh và khô Chúng bước vào trạng thái trao đổi chất bị thay đổi, mất một ít nước và có thể duy trì như vậy trong nhiều năm cho đến khi điều kiện được cải thiện Đặc điểm này mang lại cho tuyến trùng khả năng đặc
23 biệt để tồn tại ở Bắc Cực và ở một số vùng khô hạn, những con giun này thậm chí còn là động vật không xương sống chiếm ưu thế trong đất
Tuyến trùng cũng có thể trải qua một hình thức tránh đóng băng bằng cách loại bỏ tất cả hàm lượng nước của nó, được gọi là khử nước bảo vệ lạnh Khám phá các kiểu biểu hiện gen, các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra mức độ hoạt động phân tử của tuyến trùng khi ở trạng thái đông lạnh, làm nổi bật một số gen quan trọng nhất định cho phép chúng chịu đựng trạng thái vật lý khắc nghiệt như vậy Loài giun tròn ở Nam Cực này là một mô hình đặc biệt cho các nghiên cứu về khả năng chịu lạnh với hai chiến lược thích ứng để tồn tại trong điều kiện nhiệt độ cực thấp Không có sinh vật nào khác mà chúng ta biết có thể chịu được sự đóng băng trong tế bào của nó với tỷ lệ sống sót tốt như vậy Sau khi rã đông ở trạng thái như vậy, nó có thể sinh con 22
Hình 21: Tuyến trùng (Nguồn: Tuyết trùng)
Tôm Krill
Krill là loài giáp xác nhỏ - bán trong suốt như tôm, dài khoảng 6 cm (2,4") và nặng tới 2 gram (1/14 oz.) khi trưởng thành hoàn toàn, chúng có thể sống tới 7 năm, điều này khá đáng
22 The paper, molecular snapshot of an intracellular freezing event in an Antarctic nematode, by Michael Thorne, Anna Seybold, Craig Marshall and David Wharton, is published in Cryobiology, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0011224016304072
24 chú ý nếu xét đến rất nhiều loài động vật ăn chúng với số lượng lớn Chúng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn thủy sản, đặc biệt là ở Nam Đại Dương 23
Hình 22: Tôm Krill (Nguồn: Internet)
Nhuyễn thể ở Nam Cực cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho cá voi, hải cẩu, cá băng và chim cánh cụt Những động vật này phụ thuộc vào việc ăn một lượng lớn nhuyễn thể để sinh tồn trong khí hậu khắc nghiệt
Với thân hình nhỏ bé như thế thì làm sao loài giáp xác mang tên Krill có thể tồn tại ở vùng hàn đới được? Chúng ta sẽ xem xét các điều kiện thích nghi mà Krill đã làm được bởi các ý chính sau
2.2.8.1 Thích nghi về cấu trúc (giải phẫu) của loài Krill
Các cơ quan phát quang sinh học nhỏ được tìm thấy ở một số vùng trên cơ thể của Krill, chúng có bộ phản xạ ở phía sau, thấu kính ở phía trước và có thể được điều hướng bằng cơ bắp Chức năng này chưa được biết đầy đủ, nó có thể liên quan đến việc thích nghi hoặc giao phối Đây cũng là lý do này Krill đôi khi được gọi là "tôm nhẹ"
Mắt kép phức tạp và phát triển cao, một trong những cấu trúc thị giác tốt nhất trong tự nhiên, mặc dù lý do tại sao điều này lại xảy ra ở loài Krill vẫn là một điều bí ẩn
23 Cool Antarctica, Antarctic Krill - Euphausia superba - Biology and Adaptations, https://www.coolantarctica.com/krill
2.2.8.2 Thích nghi về hành vi của loài Krill
Hành vi bầy đàn tương tự như đàn cá nhỏ để tự vệ trước những kẻ săn mồi, những đàn như vậy có thể có tới 10.000 đến 30.000 cá thể trên một mét khối nước biển Điều này có thể hữu ích đối với những kẻ săn mồi nhỏ nhắm vào từng cá thể nhuyễn thể, nhưng vô dụng đối với những loài ăn lọc lớn hơn như một số hải cẩu và cá voi
Vào mùa đông và mùa xuân, chúng được tìm thấy bên dưới lớp băng biển, nơi chúng ăn tảo mọc ở mặt dưới lớp băng
Phản ứng nhảy lùi nhanh, điểm chung với nhiều loài giáp xác khác có đuôi dẹt (telson) rõ rệt, loài nhuyễn thể có thể lật telson và bắn ngược nhiều lần liên tiếp để nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm - việc này giống các loài tôm khác
Thông thường Krill ở vùng nước sâu vào ban ngày và nổi lên mặt nước vào ban đêm, điều này giúp chúng tránh được những kẻ săn mồi Chúng cũng đã được chứng minh là tồn tại lâu hơn ở độ sâu và đi sâu hơn trong cột nước khi chúng ở gần đất liền và các đàn săn mồi như chim cánh cụt và các loài chim biển khác Chúng sẽ lặn xuống độ cao 80-100m hoặc hơn (260-330 feet) vào ban ngày bằng cách "nhảy dù" xuống, từ từ chìm xuống bằng các chi dang rộng và sau đó bơi ngược lên trong phạm vi 10m (33 feet) trên bề mặt vào ban đêm để đến nơi có thực vật phù du có thể được tìm thấy và khi những kẻ săn mồi ít bị đe dọa hơn
2.2.8.3 Thích nghi về sinh lý của loài Krill
Có thể chịu đựng đói trong thời gian dài (lên đến 200 ngày) bằng cách sử dụng cơ bắp của chúng làm nguồn dự trữ, loài Krill co lại trong quá trình này, điều này xảy ra trong những tháng mùa đông khi loài nhuyễn thể ở dưới băng biển theo mùa và có rất ít hoặc không có quá trình quang hợp hoặc thức ăn
Mặc dù nhiệt độ nước rất lạnh, loài Krill có hoạt động mạnh mẽ, việc nhảy lùi chỉ mất
55 mili giây (0,055 giây) từ khi kích thích (quang học) đến kích hoạt phản ứng trốn thoát
Loài Krill cái ở Nam Cực có thể đẻ tới 10.000 quả trứng cùng một lúc, chúng có thể làm điều này nhiều lần trong một mùa Điều này đảm bảo chúng luôn duy trì được nòi giống
Loài giáp xác Krill thường có một loạt các enzyme để duy trì chức năng sinh học của chúng trong môi trường lạnh Một trong những enzyme quan trọng nhất của chúng là enzyme chống đông thường được gọi là "chitinase" hoặc "chitinolytic enzyme" Chúng giúp hủy hoại hoặc phân hủy chất gây đông lạnh, như chitin, một chất có trong vỏ giáp của chúng Việc duy trì sự linh hoạt của vỏ giáp giúp Krill di chuyển và sinh sống trong nước lạnh mà không bị đông cứng
Nhóm đã đề cập đến các yếu tố thích nghi về cấu trúc, hành vi và sinh lý của một số loài điển hình sinh sống ở điều kiện môi trường cực đoan, là vùng hàn đới Để từ đó, ta có thể thấy sự tuyệt vời của chọn lọc tự nhiên đã giúp các loài sinh vật loại bỏ các yếu tố dư thừa và giữ lại kế thừa các yếu tố cần thiết để sinh viên có thể sống và thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt như là các vùng cực