1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các yếu tố gây biến đổi khí hậu trong sản xuất và sử dụng bê tông thương phẩm được khảo sát tại các dự án tỉnh Tiền Giang

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định các yếu tố gây biến đổi khí hậu trong sản xuất và sử dụng bê tông thương phẩm được khảo sát tại các dự án tỉnh Tiền Giang
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn PGS. TS. Bùi Phương Trinh, TS. Lê Hoài Long
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Đồ án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bến Tre
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (15)
    • 1.1 Giới thiệu chương (15)
    • 1.2 Đặt vấn đề nghiên cứu (15)
    • 1.3 Mục tiêu đề tài (17)
    • 1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát (17)
      • 1.4.1 Đối tượng khảo sát (17)
      • 1.4.2 Phạm vi khảo sát (18)
    • 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (18)
      • 1.5.1 Ý nghĩa khoa học (18)
      • 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn (18)
    • 1.6 Cấu trúc đồ án (18)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (20)
    • 2.1 Giới thiệu chương (20)
    • 2.2 Tổng quan về BTTP (21)
    • 2.3 Tổng quan về biến đổi khí hậu (23)
      • 2.3.1 Biến đổi khí hậu (23)
      • 2.3.2 Nguyên nhân của BĐKH (24)
    • 2.4 Tác động của ngành xây dựng và BTTP đến BĐKH (28)
    • 2.5 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước (29)
    • 2.6 Kết luận chương 2 (34)
  • CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1 Giới thiệu chương (35)
    • 3.2 Nội dung nghiên cứu (36)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi (38)
      • 3.3.2 Quy cỡ mẫu (0)
      • 3.3.3 Phương pháp lấy mẫu (45)
      • 3.3.4 Phương pháp thực hiện khảo sát (46)
      • 3.3.5 Phương pháp kiểm duyệt dữ liệu (46)
      • 3.3.6 Đánh giá số liệu (47)
      • 3.3.7 Công cụ ứng dụng trong nghiên cứu (48)
      • 3.3.8 Kiểm định thang đo với CA (48)
      • 3.3.9 Trị trung bình (49)
    • 3.4 Kết luận chương 3 (49)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (50)
    • 4.1 Giới thiệu chương (50)
    • 4.2 Kiểm tra kết quả dữ liệu thu thập (0)
    • 4.3 Thống kê mô tả dữ liệu (0)
      • 4.3.1 Mô tả đặc điểm của đối tượng khảo sát (51)
      • 4.3.2 Mô tả chuyên môn của đối tượng khảo sát (52)
      • 4.3.3 Mô tả vị trí dự án của đối tượng khảo sát đang tham gia (54)
    • 4.4 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho các YT (54)
    • 4.5 Bảng xếp hạng các YT theo trị trung bình (58)
    • 4.6 Kết luận chương 4 (64)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (65)
    • 5.1 Kết luận (65)
    • 5.2 Kiến nghị (67)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM ĐƯỢC KHẢO SÁT TẠI CÁC DỰ ÁN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ng

TỔNG QUAN

Giới thiệu chương

Chương 2 trình bày tổng quan các nội dung BTTP và BĐKH có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đồ án, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xác định sơ bộ các YT Lược đồ cấu trúc của chương 2 được thể hiện qua Hình 2.1.

Hình 2.1 Lược đồ cấu trúc của chương 2

Tổng quan về BTTP

“Ngành xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần hướng tới sự phát triển bền vững Bê tông được xem là vật liệu quan trọng nhất của ngành xây dựng do có mặt ở mọi nơi trên tất cả công trình xây dựng” (Sealey, Phillips, & Hill, 2001) Bê tông là vật liệu kết cấu chính của các dự án xây dựng trên toàn thế giới, đây là vật liệu được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau nước (Miller, Horvath, & Monteiro, 2018).Do tầm quan trọng của bê tông trong lĩnh vực xây dựng nên việc đánh giá tác động môi trường của quá trình sản xuất bê tông là rất quan trọng (Hottle et al., 2022)

“Bê tông cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều tác động môi trường trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, tiêu thụ nước, ” (Silva, Oliveira, Yoshida,

& John, 2019) Vì bê tông không thể được thay thế bằng các vật liệu xây dựng khác trên quy mô lớn nên việc cải thiện giảm tác động môi trường là điều cần thiết, đòi hỏi phải có phương pháp đánh giá, có khả năng đo lường tác động môi trường của việc SX&SD bê tông và theo dõi kết quả của các sáng kiến đổi mới này

BTTP là sự chuyển đổi sản xuất bê tông từ sản xuất nhỏ lẻ, rải rác nhiều nơi sang sản xuất tập trung quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hóa, thương mại hóa và xã hội hóa sản xuất bê tông trong ngành xây dựng BTTP là một công nghệ cũ, được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên ở Đức vào năm 1903 Ngành công nghiệp này ở Châu Âu và Mỹ đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc vào nửa sau thế kỷ 20 và sải cánh ở các nước nhỏ hơn ở Châu Âu và các nước Đông Á (Saleh & Mohammed, 2021) Quy trình sản xuất BTTP được trình bày tóm tắt theo sơ đồ Hình 2.2

Hình 2.2 Quy trình sản xuất BTTP

SX&SD BTTP có 05 giai đoạn chính (Anna George Nellickal, 2015) được thể hiện qua sơ đồ Hình 2.3

Hình 2.3 Các giai đoạn SX&SD BTTP

Tổng quan về biến đổi khí hậu

“BĐKH là một trong những thách thức lớn của thời đại, là mối lo cho xã hội và môi trường của toàn nhân loại và là vấn đề mang tính toàn cầu Trái Đất đang từng ngày phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực mà BĐKH đem lại” (Thắng et al., 2010) Có thể kể đến như Hình 2.4

Hình 2.4 Tác động của biến đổi khí hậu đối với Trái Đất

Con người là tác nhân chính gây ra BĐKH và có khả năng vấn đề này sẽ kéo dài trong vài thập kỷ tới Mức độ tác động của con người đến BĐKH vẫn chưa được đánh giá đúng chứng ta vẫn còn chủ quan trước những tác động do con người gây ra, làm cho tình trạng BĐKH ngày một nặng nè hơn (Trenberth, 2018) Cần phải có hành động quyết liệt ngay lúc này vì một tương lại không phải khó khăn và tốn kém cho việc ứng phó với những ảnh hưởng mà BĐKH gây ra (Adedeji, 2014)

Theo đánh giá từ các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam (Bùi & Ngô, 2022; Phan & Ngô, 2013; TNMT, 2009), BĐKH đã xuất hiện ở Việt Nam với cường độ, quy mô và tần suất ngày càng khó lường, mức độ nghiêm trọng cũng tăng đáng kể Rất dễ nhận thấy qua những thay đổi khí hậu như là nhiệt độ tăng cao, lượng mưa thay đổi, thiên tai, … Đặc biệt là nước biển dâng cao ảnh hưởng không kém đến tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam (Nhân, 2019; Trần Thục, 2010)

Nguyên nhân của BĐKH toàn cầu có thể kể đến là cường độ ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất thay đổi, khí hậu trái đất thay đổi do các YT tự nhiên bao gồm sự thay đổi của dòng hải lưu và các vụ phun trào núi lửa lớn (có thể làm tăng nồng độ các hạt khí quyển một cách không thường xuyên, ngăn chặn nhiều ánh sáng mặt trời hơn) (Adedeji, 2014) được tóm tắt theo sơ đồ Hình 2.5.

Hình 2.5 Nguyên nhân của BĐKH

Trong hàng nghìn năm qua, bầu khí quyển Trái đất thay đổi rất ít Nhiệt độ và sự cân bằng của các khí nhà kính giữ nhiệt vẫn ở mức vừa phải Tuy nhiên ngày nay con người đang dần phá vỡ sự cân bằng này Vì con người đang thải thêm quá nhiều khí nhà kính vào bầu khí quyển thông qua hoạt động đi lại, sản xuất, sử dụng nhiên liệu đốt cháy, khai thác, huỷ hoại thiên nhiên,… Làm tăng hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển đồng nghĩa với việc con người đã làm hiện tượng nóng lên toàn cầu tăng cao vượt mức trong lịch sử từ trước đến nay (Adedeji, 2014) Tóm tắt qua Hình 2.6

Hình 2.6 Tác động của con người đến BĐKH

BĐKH dưới sự tác động của con người hiện dần trở nên nghiêm trọng Mặc dù đã có tiến bộ trong việc nghiên cứu về BĐKH nhưng vẫn còn nhiều trở ngại về mặt khoa học, kỹ thuật và việc thiết lập kế hoạch chính xác, ứng phó và giảm thiểu tác động đến BĐKH (Karl & Trenberth, 2003)

“BĐKH ở Việt Nam là một bộ phận của BĐKH toàn cầu Theo các công trình nghiên cứu về BĐKH, dựa trên xu thế biến đổi của một số YT khí hậu tiêu biểu, các tác giả đều nhận định chung rằng tính chất và mức độ BĐKH của nước ta phản ánh xu thế nóng lên đã và đang tiếp diễn trên phạm vi thế giới” (IPCC, 2007)

BĐKH tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người dân ở Việt Nam: nhiệt độ cao và thay đổi mưa có thể làm thay đổi lịch trình mùa vụ và giảm hiệu suất nông nghiệp, nước biển ấm lên có thể làm tăng nguy cơ và sức mạnh cơn bão, gây mất mát về tính mạng và tài sản khi cơn bão đổ bộ vào bờ biển, BĐKH có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của một số bệnh tật, tăng nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là trong môi trường nước và rừng, tăng cường mưa và thay đổi thời tiết đã làm lũ lụt và ngập úng gia tăng đặc biệt là các vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt, gây mất mát lớn về nông sản, nhà ở và tài sản, ngược lại, một số vùng khác của Việt Nam lại gặp tình trạng hạn hán, ảnh hưởng đến nguồn nước và làm suy giảm năng suất nông nghiệp, nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng thiếu hụt, các cộng đồng ven biển phải đối mặt với sự thay đổi trong nguồn lợi từ biển do tăng nhiệt độ biển, acid hóa biển, và mực biển tăng làm thay đổi đời sống cộng đồng dân cư, sinh quyển biển và đất đai có thể bị tác động nặng nề, ảnh hưởng đến loài động và thực vật đặc hữu, gia tăng về số lần và cường độ rủi ro thiên tai như cơn bão, lụt lũ, và của các thảm họa tự nhiên (Phụng, 2015)

Tác động của biến đổi khí hậu đến con người được tóm tắt qua sơ đồ Hình 2.7

Hình 2.7 Tác động của biến đổi khí hậu đến con người

“BĐKH là một trong những đe doạ về môi trường, kinh tế, xã hội lớn nhất mà loài người trên hành tinh này đang phải đối mặt Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó lại chính là hoạt động của con người Có thể nói còn người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chính mình” (Úy, 2008).

Tác động của ngành xây dựng và BTTP đến BĐKH

“Ngành xây dựng là tác nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu Vấn đề chính trong hoạt động xây dựng là quá trình phát sinh chất thải, chất thải này tất nhiên có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường nếu không được xử lý nghiêm túc” (Fitriani, Rahmi, & Iskandar, 2022)

BĐKH là thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt trong quá trình hiện đại hoá BĐKH gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu, tác động đến sức khỏe con người, môi trường và nền kinh tế “Ngành xây dựng góp phần đáng kể vào việc sản xuất khí nhà kính.Đặc trưng của quá trình hiện đại hóa là sự bùng nổ dân số, đô thị hóa và phát triển kinh tế là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên” (Jia et al., 2019)

“Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã trở thành nguyên nhân lớn gây ra BĐKH và cũng là công cụ tốt nhất để giảm thiểu BĐKH Ngành xây dựng chịu trách nhiệm cho 30% tổng lượng khí thải nhà kính thải vào khí quyển hàng năm” (Li, Deng, Zhang, Xia, & Skitmore, 2019) Ngoài ra, ngành xây dựng là ngành tiêu thụ chính nguyên liệu thô và năng lượng, đồng thời tạo ra một lượng lớn chất thải (Dimoudi & Tompa, 2008)

BTTP chủ yếu bao gồm xi măng, nước và cốt liệu, có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường Sản xuất xi măng tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và tạo ra một lượng lớn khí nhà kính Ngoài ra, việc khai thác các mỏ tổng hợp còn góp phần làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô(Eštoková, Wolfová Fabiánová, & Ondová, 2022)

Việc khai thác nguyên liệu thô và vận chuyển giữa các công đoạn cũng tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu đốt cháy (Asif, Muneer, & Kelley, 2007) Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên như phi sinh học, nước và tài nguyên thiên nhiên cũng có mối liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực xây dựng, có tác động gấp bội đối với các hệ thống tự nhiên của con người và gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển bền vững

Khí carbon dioxide (CO2) được coilà loại khí nhà kính nghiêm trọng nhất do ô nhiễm chủ yếu từ các nguồn năng lượng hóa thạch và chiếm tới 76% tổng lượng khí nhà kính (Quadrelli & Peterson, 2007) BTTP thải ra một lượng lớn khí nhà kính, là một trong những vấn đề nghiêm trọng, đáng quan tâm trong trong việc đánh giá tác động đến BĐKH của ngành xây dựng (Thomas, 2006) Đối diện với tình trạng nhu cầu BTTP trong ngành xây dựng ngày càng tăng, kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và thiếu hụt tài nguyên do quá trình trộn và sản xuất bê tông gây ra Với quá trình xây dựng được đẩy nhanh, nhu cầu về BTTP tăng lên đáng kể và các nhà máy trộn BTTP được xây dựng trên khắp thế giới (Chen, Wu, Ning, & Zhang, 2022), nhiều nghiên cứu về tác động của ngành công nghiệp BTTP đến BĐKH đã triển khai các phương án kỹ thuật hướng tới mục tiêu xây dựng bền vững (Fraile-Garcia, Ferreiro-Cabello, López-Ochoa, & López-González, 2017).

Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước

Tại Tiền Giang đã có các nghiên cứu cụ thể tại địa phương làm rõ sự khác biệt và đặc thù về biến đổi khí hậu của Tiền Giang so với các khu vực khác

Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện

Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang (Thoa, 2011) Phân tích tác động của BĐKH đến sinh hoạt, sản xuất của dân cư và tìm hiểu những định hướng, các giải pháp nhằm hạn chế những tác động của BĐKH đến vấn đề sinh hoạt và sản xuất của dân cư ở huyện

Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

The Temporal Variation of Drought Indices in times of Climate Change in Tien Giang Province (Van Thuong et al.) Xác định nguy cơ hạn hán từ năm 2016 đến năm 2065 ở tỉnh Tiền Giang và phân bố thiên tai hạn hán trong tương lai

Biểu hiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1978–2015 (Thương, Ngọt, & Hùng, 2016) Kết luận nhiệt độ tại tỉnh Tiền Giang có xu hướng tăng phù hợp với bối cảnh ấm lên toàn cầu hiện nay, lượng mưa có xu hướng tăng mạnh và có sự giảm dần từ Đông sang Tây phù hợp với xu thế thay đổi lượng mưa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tần suất, cường độ, thời gian hoạt động và quỹ đạo của bão không theo những quy luật trước đây Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới sinh kế của dân cư ven biển Gò Công Đông, Tiền Giang, Việt Nam và đề xuất các giải pháp thích ứng (Ca, Hiền, Thùy, Hằng, & Chơn, 2011) đưa ra 5 kịch bản nước biển dâng: nước biển dâng 0cm tại thời điểm 2010; đến 30cm vào năm 2050 và 50 cm vào năm 2080, vào năm 2100 có 2 tình huống xảy ra khi nước biển dâng 75cm và 100cm

Nhìn chung các nghiên cứu trước trong và ngoài nước đều tập trung vấn đề xoay quanh BĐKH, một số nghiên cứu chỉ ra tác động BĐKH gây ra lên cuộc sống của con người và ngược lại các hoạt động của con người làm quá trình BĐKH diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn Các nghiên cứu còn hạn chế về phạm vi nghiên cứu giới hạn chỉ trong 1 Quốc Gia, 1 tỉnh,… và giới hạn về mặt thời gian thực hiện nghiên cứu Đây cũng là hạn chế của bài nghiên cứu này phải đối mặt, thay vào bài nghiên cứu này mở rộng phạm vi đối tượng khảo sát ở nhiều chuyên ngành và nhiều vị trí công tác hơn để đa dạng được dữ liệu khảo sát

Hiện tại, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ của SX&SD BTTP đến BĐKH Những nghiên cứu này đem lại một cái nhìn tổng quát hơn về các YT ảnh hưởng đến BĐKH của SX&SD BTTP trên thế giới và Việt Nam được trình bày ở Bảng 2.1

Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan

STT Yếu tố Các ảnh hưởng Tài liệu tham khảo

1 Khí thải CO2 trong quá trình nung clinker để sản xuất xi măng

Thải CO2 trực tiếp từ quá trình sản xuất clinker

Sự nóng lên toàn cầu Hiệu ứng nhà kính

(Mikulčić, Klemeš, Vujanović, Urbaniec, & Duić, 2016)

STT Yếu tố Các ảnh hưởng Tài liệu tham khảo

2 Việc đề xuất/sử dụng xi măng với hàm lượng cao để sản xuất bê tông với cường độ cao

Tăng CO2 do cường độ bê tông càng cao dẫn đến lượng xi măng cần nhiều

Sự nóng lên toàn cầu

3 Việc đề xuất/sử dụng cốt liệu thiên nhiên (đá dăm, sỏi, cát sông) để sản xuất bê tông

Suy giảm tầng ozon, quá trình oxy hóa quang hóa, quá trình axit hóa, phú dưỡng và cạn kiệt tài nguyên hóa thạch

4 Nguyên vật liệu dư thừa do tính toán khối lượng bê tông sai lệch, và không được tái sử dụng Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước

(Kazaz & Ulubeyli, 2016; Kleijer, Lasvaux, Citherlet, & Viviani, 2017)

5 Việc khai thác quá mức nguyên vật liệu thiên nhiên (đá vôi, đất sét, cát sông, đá dăm, sỏi) để sản xuất/sử dụng BTTP

Suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo

6 Việc sử dụng bom, mìn trong quá trình khai thác nguyên vật liệu thiên nhiên (đá thiên nhiên)

Tạo ra bụi và khí thải độc hại gây ô nhiễm tiếng ồn, sạt lở đất, hủy hoại môi trường sinh thái

STT Yếu tố Các ảnh hưởng Tài liệu tham khảo

7 Bụi, khí thải từ hoạt động khai thác nguyên vật liệu thô Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước

8 Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thô đến nhà máy

Phát sinh các loại bụi,

SO2, NOx, CO Khí thải nhà kính

9 Nguyên vật liệu thô (cát, đá, xi măng, tro bay …) rơi vãi và phát tán bụi trong quá trình vận chuyển đến nhà máy

Giải phóng các hạt vật chất (PM) bao gồm PM10 và PM2.5

10 Bụi từ bãi/kho/silo chứa nguyên vật liệu thô (cát, đá, xi măng)

Giải phóng các hạt vật chất (PM) bao gồm PM10 và PM2.5

11 Bụi từ quá trình bốc xúc, tập kết nguyên vật liệu thô trong quá trình sản xuất

Giải phóng các hạt vật chất (PM) bao gồm PM10 và PM2.5

12 Việc tràn hoặc rò rỉ từ thùng chứa hóa chất và nhiên liệu

(dầu diesel, dầu động cơ và phụ gia hóa học) Ô nhiễm đất và nước ngầm

STT Yếu tố Các ảnh hưởng Tài liệu tham khảo

13 Bụi, khí thải từ hoạt động của các máy móc, thiết bị trong khu vực sản xuất BTTP

Khí thải CO2 (Fitriani et al., 2022)

14 Khí thải, mùi từ máy phát điện dự phòng Ô nhiễm không khí (Kim &

15 Bụi, khí thải trong quá trình nhào trộn từ khu vực sản xuất

Khí thải CO2 Ô nhiễm không khí

16 Việc xử lý chất thải rắn (đá, cát, sản phẩm BTTP …) rơi vãi trong quá trình phối trộn

BTTP chưa đúng quy định Ô nhiễm đất và nước ngầm

17 BTTP lỗi được trả lại nhà máy sản xuất Ô nhiễm đất và nước ngầm

18 Bùn nạo vét mương thoát nước thải từ quá trình sản xuất Ô nhiễm đất và nước ngầm

19 Nước thải từ việc rửa/vệ sinh bồn xe, cốt liệu, máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất, nước tưới xe trộn bê tông Ô nhiễm đất và nước ngầm

(Aruntaş, Nallı, & Kaplan, 2022; Ghrair, Heath, Paine,

STT Yếu tố Các ảnh hưởng Tài liệu tham khảo

20 Dầu động cơ, hộp số và dầu bôi trơn từ hoạt động sửa chữa, bảo trì thiết bị, máy móc Ô nhiễm đất và nước ngầm

21 Chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý chưa đạt yêu cầu Ô nhiễm đất và nước ngầm

22 Việc thu gom nước thải sản xuất chưa đạt yêu cầu Ô nhiễm đất và nước ngầm Ô nhiễm không khí

23 Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển BTTP đến chân công trình

24 Khí thải từ hoạt động bơm đổ

BTTP Ô nhiễm không khí (Olanrewaju et al., 2020)

25 Nước thải rửa bồn xe, rửa cốt liệu, vệ sinh máy móc thiết bị sau mỗi ca đổ bê tông Ô nhiễm đất và nước ngầm

Kết luận chương 2

Tổng quan mối liên quan giữa ngành xây dựng nói chung và BTTP nói riêng với BĐKH và dựa vào các nguyên nhân của BĐKH đã tổng quan được các YT trong SX&SD BTTP ảnh hưởng đến BĐKH Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới để từ đó tổng hợp được thông tin qua các nghiên cứu, sơ bộ xác định được

25 YT tác động đến BĐKH trong SX&SD BTTP.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương

Chương 3 trình bày trình tự thực hiện đề tài nghiên cứu và phương pháp thể hiện tương ứng với từng chương của nghiên cứu Giới thiệu các công cụ và phương pháp sử dụng trong nghiên cứu và đưa ra lý do áp dụng Thông qua phỏng vấn các đối tượng khảo sát có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm bổ sung hiệu chỉnh và tổng hợp các YT đưa ra khảo sát đại trà, trình tự thực hiện được thể hiện qua Hình 3.1

Hình 3.1 Lược đồ cấu trúc chương 3

Nội dung nghiên cứu

Quy trình thực hiện đề tài được thể hiện qua Hình 3.2

Hình 3.2 Quy trình thực hiện đề tài

Từ các biểu hiện của BĐKH ngày càng trở nên rõ rệt và xuất hiện với tần xuất nhiều hơn và sự phát triển của BTTP trong ngành xây dựng cũng như quá trình SX&SD BTTP tác động đến BĐKH được trình bày ở Chương 1 đã chỉ ra đề tài cần nghiên cứu cho đồ án này Quá trình thực hiện nghiên cứu gồm 2 giai đoạn chính Giai đoạn 1 bao gồm công tác xác định và tổng hợp các YT tác động đến BĐKH trong quá trình SX&SD BTTP Các YT trong danh sách này được thu thập thông qua việc tham khảo từ các nghiên cứu, các bài báo khoa học có liên quan và các góp ý của các chuyên gia Trong giai đoạn này, sau khi xác định các yếu tố, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát Thông qua quá trình khảo sát thử nghiệm và chỉnh sửa hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát sau đó tiến hành khảo sát đại trà Sau khi thu được kết quả khảo sát với số lượng bảng câu trả lời phù hợp, giai đoạn 2 là việc phân tích số liệu Sau khi tiến hành khảo sát 400 người tham gia khảo sát làm việc tại nhiều vị trí công tác và nhiều chuyên ngành với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thông qua bảng câu hỏi được tạo trên Google Form và phát bảng câu hỏi thông qua mạng xã hội Kiểm tra các bảng câu trả lời khảo sát thu được để chọn lọc và loại trừ các phản hồi không phù hợp với yêu cầu đặt ra như: Loại bỏ các bảng khảo sát chỉ điền

1 đáp án hoặc thông tin cung cấp không xác qua kiểm duyệt, những bảng khảo sát có câu trả lời “Các dự án đang tham gia không có tỉnh Tiền Giang” sẽ bị loại bỏ Dữ liệu thu thập được xử lý bằng các phương pháp thống kê mô tả - mô tả dữ liệu, kiểm định thang đo CA – kiểm duyệt dữ liệu, trị trung bình – xếp hạng dữ liệu Thông qua kết quả thu được đưa ra nhận xét và kết luận và đưa ra kiến nghị, các giải pháp và đánh giá tính khả thi của các giải pháp đó góp phần vào công cuộc giảm thiểu tác động đến BĐKH của địa phương và Quốc Gia.

Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu tương ứng với mỗi chương được thể hiện qua Hình 3.3

Hình 3.3 Quy trình thực hiện tương ứng với mỗi chương

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Quy trình thiết kế bảng câu hỏi được thể hiện qua Hình 3.4

Hình 3.4 Sơ đồ các bước thiết kế bảng câu hỏi

Dựa trên cơ sở các YT được rút ra từ các nghiên cứu trước đã được tổng hợp

Bảng 2.1 , tiến hành phỏng vấn các đối tượng khảo sát có nhiề kinh nghiệm liên quan đến hoạt động SX&SD BTTP với các vai trò khác nhau như: chủ đầu tư các dự án (5 đối tượng khảo sát khác nhau), tư vấn (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát) (5 đối tượng khảo sát), kỹ thuật thí nghiệm (kỹ thuật viên, trưởng phòng) (5 đối tượng khảo sát), và CEO nhà máy sản xuất (1 đối tượng khảo sát )

Sau khi làm Pilot test, tiến hành chỉnh sửa hoàn chỉnh tên gọi các yếu tố và bổ sung thêm các yếu tố liên quan khác do nhóm nhỏ các đối tượng khảo sát đề xuất dựa trên kinh nghiệm thực tế trong quá trình SX&SD BTTP, thông qua nhận xét của nhóm nhỏ đối tượng khảo sát thực hiện bước lượt bỏ các YT đã tổng hợp ở

Bảng 2.1 không phù hợp với mô hình ở Việt Nam; kết quả không lượt bỏ YT nào, ngoài ra bổ sung thêm 10 YT của nhóm nhỏ đối tượng khảo sát dựa trên kinh nghiệm thực tế được tổng hợp ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Tổng hợp các YT bổ sung theo ý kiến nhóm nhỏ đối tượng khảo sát

STT Các yếu tố Ảnh hưởng

1 Việc xử lý chất thải rắn nguy hại (vỏ hộp, thùng đựng chất phụ gia, dầu nhớt thải, pin, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang hết hạn sử dụng …) chưa đúng quy định Ô nhiễm đất và nước ngầm

2 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất Ô nhiễm đất và nước ngầm

3 Nước mưa chảy tràn trong khu vực trạm trộn Ô nhiễm đất và nước ngầm

4 Mùi phát sinh từ khu xử lý nước thải Ô nhiễm không khí

5 Mùi phát sinh từ khu chất thải rắn thông thường và nguy hại Ô nhiễm không khí

6 Sự cố tràn dầu đối với trạm tiếp dầu nội bộ Ô nhiễm đất và nước ngầm

7 Tiếng ồn, độ rung của máy vận hành nơi sản xuất Ô nhiễm tiếng ồn, phá hủy kết cấu tự nhiên xung quanh

8 Rơi vãi bê tông trong quá trình đổ BTTP Ô nhiễm đất và nước ngầm

9 Nước thải từ hoạt động đổ BTTP Ô nhiễm đất và nước ngầm

10 Tiếng ồn, độ rung của máy bơm BTTP Ô nhiễm tiếng ồn, phá hủy kết cấu tự nhiên xung quanh

Cuối cùng, tổng hợp và thống nhất nội dung, hoàn chỉnh bảng các yếu tố ảnh hưởng đến BĐKH trong quá trình SX&SD BTTP, nghiên cứu đã tổng hợp được 35

YT theo từng nhóm YT như Bảng 3.2

Bảng 3.2 Tổng hợp các YT ảnh hưởng đến BĐKH trong SX&SD BTTP

STT Nhóm yếu tố Yếu tố Tài liệu tham khảo

Sản xuất/khai thác, vận chuyển nguyên liệu thô và thiết kế thông số kỹ thuật hỗn hợp

Khí thải CO2 trong quá trình nung clinker để sản xuất xi măng

Việc khai thác quá mức nguyên vật liệu thiên nhiên (đá vôi, đất sét, cát sông, đá dăm, sỏi) để sản xuất/sử dụng BTTP

Việc sử dụng bom, mìn trong quá trình khai thác nguyên vật liệu thiên nhiên (đá thiên nhiên)

4 Bụi, khí thải từ hoạt động khai thác nguyên vật liệu thô

Việc đề xuất/sử dụng xi măng với hàm lượng cao để sản xuất bê tông với cường độ cao

Việc đề xuất/sử dụng cốt liệu thiên nhiên (đá dăm, sỏi, cát sông) để sản xuất bê tông

Nguyên vật liệu dư thừa do tính toán khối lượng bê tông sai lệch, và không được tái sử dụng

Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thô đến nhà máy

9 Nguyên vật liệu thô (cát, đá, xi măng, tro bay …) rơi vãi và phát tán bụi

STT Nhóm yếu tố Yếu tố Tài liệu tham khảo trong quá trình vận chuyển đến nhà máy

Bụi, khí thải, tiếng ồn trong hoạt động tại trạm trộn

Bụi từ bãi/kho/silo chứa nguyên vật liệu thô (cát, đá, xi măng)

Bụi từ quá trình bốc xúc, tập kết nguyên vật liệu thô trong quá trình sản xuất

Bụi, khí thải từ hoạt động của các máy móc, thiết bị trong khu vực sản xuất BTTP

13 Khí thải, mùi từ máy phát điện dự phòng

14 Tiếng ồn, độ rung của máy vận hành nơi sản xuất

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

Bụi, khí thải trong quá trình nhào trộn từ khu vực sản xuất BTTP

Việc xử lý chất thải rắn (đá, cát, sản phẩm BTTP …) rơi vãi trong quá trình phối trộn BTTP chưa đúng quy định

17 BTTP lỗi được trả lại nhà máy sản xuất

18 Việc xử lý chất thải rắn nguy hại (vỏ hộp, thùng đựng chất phụ gia, dầu

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

STT Nhóm yếu tố Yếu tố Tài liệu tham khảo

Chất thải trong hoạt động tại trạm trộn

BTTP nhớt thải, pin, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang hết hạn sử dụng …) chưa đúng quy định

19 Bùn nạo vét mương thoát nước thải từ quá trình sản xuất

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

Dầu, nước thải trong hoạt động tại trạm trộn BTTP

Nước mưa chảy tràn trong khu vực trạm trộn

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

22 Mùi phát sinh từ khu xử lý nước thải Phỏng vấn đối tượng khảo sát

23 Mùi phát sinh từ khu chất thải rắn thông thường và nguy hại

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

Nước thải từ việc rửa/vệ sinh bồn xe, cốt liệu, máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất,nước tưới xe trộn bê tông

(Aruntaş et al., 2022; Ghrair et al., 2020)

Dầu động cơ, hộp số và dầu bôi trơn từ hoạt động sửa chữa, bảo trì thiết bị, máy móc

26 Sự cố tràn dầu đối với trạm tiếp dầu nội bộ

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

27 Chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý chưa đạt yêu cầu

STT Nhóm yếu tố Yếu tố Tài liệu tham khảo

28 Việc thu gom nước thải sản xuất chưa đạt yêu cầu

Việc tràn hoặc rò rỉ từ thùng chứa hóa chất và nhiên liệu (dầu diesel, dầu động cơ và phụ gia hóa học)

Vận chuyển và hoạt động xây dựng tại công trình

Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển BTTP đến chân công trình

31 Khí thải từ hoạt động bơm đổ BTTP (Olanrewaju et al., 2020)

32 Rơi vãi bê tông trong quá trình đổ

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

33 Nước thải từ hoạt động đổ BTTP Phỏng vấn đối tượng khảo sát

34 Tiếng ồn, độ rung của máy bơm

Phỏng vấn đối tượng khảo sát

Nước thải rửa bồn xe, rửa cốt liệu, vệ sinh máy móc thiết bị sau mỗi ca đổ bê tông

Bố cục bảng câu hỏi khảo sát như sau:

- Phần giới thiệu: Nêu tổng quan đề tài nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, trình bày nội dung của bảng câu hỏi khảo sát để các đối tượng khảo sát hiểu rõ và thực hiện chính xác các yêu cầu cho nghiên cứu này

- Phần 1: Thông tin tổng quát nhằm mục đích tổng hợp các thông tin cơ bản của các đối tượng khảo sát; đây được coi là nguồn thông tin rất cần thiết ảnh hưởng lớn đến kết quả dự kiến và tính thực tiễn của khảo sát, đảm bảo tính trung thực, khách quan trong toàn bộ quá trình khảo sát để đạt được kết quả chính xác nhất

- Phần 2: Trình bày các YT ảnh hưởng đến BĐKH trong quá trình SX&SD BTTP trên cơ sở các chỉ tiêu đề ra và các mục trả lời theo 5 mức độ của thang đo Likert được trình bày ở Bảng 3.3 để đánh giá mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát

Bảng 3.3 Bảng thang đo giá trị các biến theo Likert

Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Điểm 1 2 3 4 5

- Phần 3: Phần thông tin của các cá nhân tham gia thực hiện khảo sát Với mục tiêu để xác định chuẩn thành phần tham gia, làm rõ, bổ sung thông tin (nếu có), đồng thời trao đổi thêm về kết quả phân tích và gửi lại kết quả hoàn thiện cuối cùng đến các chuyên gia/người đã tham gia khảo sát

Cần phải tính toán cỡ mẫu là số lượng chuyên gia tham gia khảo sát phù hợp với quy mô của đề tài để có kết quả đáng tin cậy

Cần phải tính toán trước kích thước mẫu để khi khảo sát dữ liệu thu thập được có giá trị Để kết quả khảo sát tốt, chất lượng và phản ánh thực tế thì kích thước mẫu từ 4-5 lần số lượng biến là hợp lý (Trọng & Ngọc, 2008)

Tổ chức lấy mẫu bằng phương pháp thuận tiện, tối ưu và thời gian Thực hiện khảo sát có kế hoạch, theo trình tự đặt ra từ trước để giảm thiểu các sai lệch trong quá trình khảo sát

Chọn lọc dữ liệu đầu vào kỹ lưỡng Kết hợp các ứng dụng công nghệ để tổng hợp và thống kê nhanh các dữ liệu thu được Đưa ra các điểm mấu chốt làm cơ sở để loại ngay các mẫu không đáp ứng yêu cầu, tiết kiệm thời gian tổng hợp và thống kê sau này

3.3.4 Phương pháp thực hiện khảo sát Để thực hiện khảo sát, đề tài áp dụng các phương thức khảo sát đơn giản, tiết kiệm thời gian kết hợp với khảo sát trực tiếp bao gồm:

- Phỏng vấn trực tuyến qua điện thoại và các ứng dụng trò chuyện kết hợp với biểu mẫu google để dễ dàng trao đổi liên lạc và cập nhật thông tin, đồng thời ghi nhận góp ý tiếp nhận liên quan đến bảng câu hỏi

Kết luận chương 3

Từ 25 YT xác định ở chương 2 tiếp tục thực hiện các phương pháp nghiên cứu khảo sát, phỏng vấn các đối tượng khảo sát nhằm thu thập thêm dữ liệu xác định thêm

10 YT tổng hợp thành danh sách 35 YT Thực hiện khảo sát đại trà thu được 200 bảng câu trả lời hợp lệ, đây là dữ liệu cần thiết làm cơ sở để thực hiện phân tích và tổng hợp số liệu, xác định và đánh giá các YT ảnh hưởng đến BĐKH trong quá trình SX&SD BTTP.

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Cấu trúc của đồ án - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các yếu tố gây biến đổi khí hậu trong sản xuất và sử dụng bê tông thương phẩm được khảo sát tại các dự án tỉnh Tiền Giang
Hình 1.2 Cấu trúc của đồ án (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN