1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật trắc địa: Nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Văn Hựng Tiến
Người hướng dẫn PGS.TS Lờ Văn Trung
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật trắc địa
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I MỞ ĐẦU (9)
    • I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ (9)
    • I.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ (11)
      • I.2.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC (11)
      • I.2.2. CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC (14)
      • I.2.3. ĐÁNH GIÁ (15)
    • I.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (16)
    • I.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
    • I.5. ĐÓNG GÓP VÀ GIỚI HẠN (17)
    • I.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU (18)
  • CHƯƠNG II. THÔNG TIN TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (20)
    • II.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ RANH GIỚI DIỆN TÍCH (20)
    • II.2. HIỆN TRẠNG BẢN ĐỒ, HỒ S Ơ ĐỊA CHÍNH QUA CÁC THỜI KỲ (22)
      • II.2.1. HIỆN TRẠNG TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH (22)
      • II.2.2. HIỆN TRẠNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (25)
      • II.2.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HỒ S Ơ ĐỊA CHÍNH (41)
      • II.1.4 HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (43)
    • II.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG T ÀI LIỆU DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRONG NGÀNH VÀ NGOÀI NGÀNH (45)
    • II.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG (47)
    • II.5. CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA (48)
  • CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT (50)
    • III.1. GIẢI PHÁP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ V À KẾT NỐI VỚI CÁC HỆ THỐNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRƯỚC ĐÂY (50)
      • III.1.1. CÔNG TÁC TỔ CHỨC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ KẾT HỢP CHỈNH SỬA – CẬP NHẬT BIẾN ĐỘNG (50)
    • A. CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (51)
      • A.1. TRÌNH Tự ĐO ĐạC CHỉNH LÝ BIếN ĐộNG (0)
      • A.2. CÁC QUY ĐịNH Kỹ THUậT ĐO ĐạC CHỉNH LÝ BIếN ĐộNG (0)
        • 1. Quy định tỷ lệ đo vẽ khi chỉnh lý (54)
        • 2. Quy định xây dựng lưới khống chế (55)
        • 3. Quy định độ chính xác đo đạc chỉnh lý biến động l ên bản đồ (55)
        • 4. Cac phương phap do d ạc chỉnh lý biến dộng (0)
      • A.3 CAC QUY DịNH Về BIEN TậP (0)
        • 1. Quy định đánh số mảnh bản đồ (57)
        • 2. Trường hợp thêm hoặc bớt thửa (57)
        • 3. Đối với thửa đất (58)
        • 4. Trường hợp chiếm đất không tạo thửa đất (58)
        • 5. Phân lớp cơ sở dữ liệu (58)
        • 6. Quy định về biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất v à hồ sơ kỹ thuật thửa đất (59)
        • III.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ (IT&GIS) TRONG NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG (66)
          • III.2.1. GIỚI THIỆU SWOT – CÔNG CỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC (67)
          • III.2.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SWOT TRONG Đ Ề TÀI (70)
          • III.2.3. TÓM LƯỢC HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI HỆ TH ỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH (73)
          • III.2.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI (74)
          • III.2.5. BOT- CƠ CHẾ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI (77)
        • III.3. GIẢI PHÁP CHIA SẺ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (81)
          • III.3.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ (82)
          • III.3.2. NGUYÊN LÝ VÀ NỘI DUNG CHIA SẺ THÔNG TIN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (83)
          • III.3.3. MỐI QUAN HỆ CÁC BÊN LIÊN QUAN (86)
          • III.3.4. CÁC THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC (87)
          • III.3.5. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT (92)
          • III.3.6. SƠ ĐỒ KIẾN TRÚC KỸ THUẬT MỨC THỰC THI (93)
          • III.3.7. CÁC THÀNH PHầN TRONG KIếN TRÚC Kỹ THUậT (94)
          • III.3.8. CÁC CHUẩN Mở QUốC Tế THựC THI TRONG KIếN TRÚC (95)
  • CHƯƠNG IV. THIẾT KẾ TỔNG THỂ WEBGIS CÔNG KHAI BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (98)
    • IV.1.1. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG (98)
    • IV.1.2. THIẾT KẾ KỸ THUẬT (100)
    • IV.1.3. NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN (109)
    • IV.1.4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHƯƠNG TRÌNH (115)
  • CHƯƠNG V. KẾT LUẬN ...............................................115Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO (120)

Nội dung

Cùngvới sự sự biến động về mặt chính trị, x ã hội và sự phát triển của công nghệ,đặc biệt là công nghệ đo đạc bản đồ, công nghệ thông tin ,…hệ thống quản lýđất đai qua các thời kỳ đ ã đư

THÔNG TIN TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ RANH GIỚI DIỆN TÍCH

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Nam Bộ, trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, n ơi hội lưu của các con sông như sông Đồng Nai và sông Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 10022’13” đến 11022’17” vĩ độ Bắc v à 106001’25” đến 107001’10” kinh độ Đông, giáp ranh với các tỉnh:

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Đông Nam giáp tỉnh

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang; phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

- Phía Nam giáp biển Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 209.554,47 ha, gồm 19 quận: 1, 2,

3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân và 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, một trong những đầu mối kinh tế lớn hội đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đ ường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế.

- Hệ thống Cảng Sài Gòn nối liền với các cảng trong n ước và thế giới(như khu cảng Sài Gòn, khu cảng Nhà Bè, khu cảng Cát Lái ).

- Hệ thống đường bộ có các tuyến : Quốc lộ 1A nối liền Thành phố với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Quốc lộ 22 đi Tây Ninh nối liền với Campuchia; Quốc lộ 13 qua Bình Dương, Bình Phước nối liền với Quốc lộ 14 kéo dài suốt Tây nguyên; Quốc lộ 51 nối liền với Đồng Nai và

Bà Rịa - Vũng Tàu; Quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiếp với các tỉnh xung quanh.

- Hệ thống đường sắt : Ga Sài Gòn là ga lớn nhất phía nam và cũng là đầu mối cuối cùng củatuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam.

- Đường hàng không : Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong hai sân bay quốc tế lớn nhấtcủa nước ta.

Nhìn chung, vị trí của Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đô thị hiện đại, một trung tâm kinh tế lớn v à năng động ngang tầm các nước trong khu vực Song đó cũng là nhân tố gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường và đất đai của Thành phố Trong những năm qua, TP.Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng và phát triển, tạo ra được nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, riêng về hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được được đầu tư rất nhiều ngày một khang trang hơn Tuy nhiên hiện giờ việc quản lý hạ tầng n ày chưa được nâng cao đúng mức Việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi của xã hội, chưa phục vụ tốt công tác lãnh đạo Quản lý quy hoạch và xây dựng theo qui hoạch chưa được hiện đại hóa nhằm giúp chính quyền trong công tác quản lý và hoạch định chiến lược cũng như phổ cập thông tin đến ng ười dân. Các nhu cầu về giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, đất ở còn chưa ngang tầm với mức độ phát triển kinh tế, xã hội, chưa thực sự giúp ổn định nhanh đời sống người dân, tạo điều kiện cho toàn TP.Hồ Chí Minh phát triển Hệ thống giao thông đ ược cải tạo và mở rộng tuy nhiên chưa được quản lý chặt chẽ, các kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn lưu trữ phân tán và chưa tiện lợi cho việc khai thác, cập nhật và phân tích xử lý.

Tuy Bản dồ địa chính số và các công cụ hỗ trọ tin học đãđược đưa vào ứng dụng tại TP.Hồ Chí Minh nhưng với mức độ còn hạn chế Một số ứng dụng ban đầu đã có kết quả tuy nhiên các ứng dụng lớn, mang tính quản lý tổng thể ch ưa có, chưa bắt kịp với nhịp độ tăng trưởng cao hiện nay. Đối với việc quản lý thành phố, nhu cầu ứng dụng Bản dồ địa chính dựa trên công nghệ GIS trong công tác quản lý đô thị tại TP.Hồ Chí Minh là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời phục vụ cho chiến l ược phát triến kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, nâng cao năng lực quản lý phục vụ chính quyền TP, các ban ngành và người dân, đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của một đô thị đang phát triển Đây là một phần của tiến trình cải cách hành chính của TP.Hồ Chí Minh và được xây dựng nhắm đến giải quyết vấn đề ứng dụng GIS trong quản lý nhà nước một cách sâu rộng và tổng thể tại thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước.

Vì vậy rất cần thiết hiện thực một giải pháp hoàn chỉnh nâng cao hiệu quả ứng dụng Bản dồ Địa chính dựa trên Công nghệ thông tin địa lý GIS hỗ trợ quản lý nhà nước qui hoạch và quản lý đô thị nhằm tăng c ường năng lực quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng hiệu quả công tác quản lý đô thị, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tại TP.HồChí Minh

HIỆN TRẠNG BẢN ĐỒ, HỒ S Ơ ĐỊA CHÍNH QUA CÁC THỜI KỲ

II.2.1 HIỆN TRẠNG TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH:

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều hệ thống l ưới tọa độ, bản đồ được thành lập trong nhiều thời kỳ khác nhau, với công nghệ v à cơ sở toán học khác nhau Cụ thể như sau :

1 Lưới hạng II nhà nước.

Mạng lưới đường chuyền hạng II ngoài 2 điểm II - 190 do dấu sứ bị đập,điểm II- 195 bị đào lên và II - 177 đã bị làm nhà lên trên còn 16 điểm khác mốc còn tốt.

Các điểm cụ thể là : II -162, II - 164, II - 178, II - 183, II - 184, II - 188,

II - 189, II - 192, II - 193, II - 175, II - 176, II - 200, II - 179, II - 181, II - 197,

Năm 1995 Tổng cục giao cho XNLH trắc địa bản đồ số 3 (Công ty địa chính công trình) thi công mạng lưới KCCS khu đo TPCHM Tổng số điểm trên địa bàn TP là 240 điểm Mạng lưới được thành lập bằng công nghệ GPS; đến cuối tháng 12 năm 1995 sẽ hoàn tất việc thi công ngoại nghiệp.

3 Lưới tam giác hạng III cũ.

Năm 1979 - 1982 Đoàn đo đạc địa hình VII (nay là Công ty địa chính công trình) đã thi công mạng lưới tam giác hang III nh à nước ở khu vực TPHCM.

Mạng lưới này hiện đã mất 94 điểm, hai điểm công trình xây dựng đè lên không sử dụng được, 23 điểm còn lại đã đo nối cùng lưới KCCS.

4 Lưới hạng IV. a- Lưới tam giác hạng IV chêm dầy:

Lưới này được 8 điểm được chêm dầy vào các tam giác hạng III Các điểm này chủ yếu thành lập ở khu vực nội thành Các điểm này còn sử dụng tốt. b- Lưới đường chuyền hạng IV.

Lưới này gồm 156 điểm được thành lập chủ yếu ở một số xã ngoại thành. Đến nay do quá trìnhđô thị hóa nên lưới này chỉ còn 106 điểm.

5 Lưới đa giác các loại.

Trong khu vực nội thành đã xây dựng lưới đa giác hạng I, II tổng số 511 điểm Lưới này được xây dựng năm 1987 - 1988 Do quá trình xây dựng và cải tạo đường phố, hè phố, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát n ước, hệ thống thụng tin liờn lạc , cải tạo và xõy dựng hệù thống cụng viờn, cõy xanh mà hiện nay lưới này bị mất 212 điểm 299 điểm còn lại khả năng sử dụng rất ít do bị vướng các công trình nói trên mới xây dựng.

Mục đích chủ yếu của mạng l ưới này là phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 quy hoạch đô thị ; vì vậy nó không đáp ứng được yêu cầu thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500 đô thị hiện nay.

Dấu mốc của lưới này được làm bằng gang, đến nay đã bị gỉ không thể nhận biết được tâm mốc Mặc khác các điểm khống chế làm ở khu vực nội thành trước đây đều làm nổi trên mặt hè phố từ 2 đến 10 cm không đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Trên khu vực TP HCM đã xây dựng hệ thống lưới địa chính cấp I, II rải đều Các hệ thống lưới tọa độ địa chính này đều được phát triển từ lưới đường chuyền hạng II và tam giác hạng III nhà nước.

Các lưới Địa chính đã được kiểm tra nghiệm thu đảm bảo đủ độ chính xác để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế lưới địa chính II :

STT Yếu tố lưới đường chuyền cấp 2 Chỉ tiêu kỹ thuật

1 - Chiều dài đường chuyền không lớn hơn 2.5 km.

2 - Chiều dài đường chuyền từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa 2 điểm nút không lớn h ơn

3 - Số cạnh nhiều nhất 15 cạnh.

4 - Số cạnh từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa 2 nút 10 cạnh.

5 - Chiều dài cạnh đường chuyền lớn nhất 400 m.

6 - Chiều dài cạnh đường chuyền ngắn nhất 60 m.

7 - Chiều dài cạnh đường chuyền trung bình 200 m.

8 - Sai số trung phương đo góc không lớn hơn 10''

9 - Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai đối với cạnh nhỏ hơn 500 m

10 - Sai số khép góc giới hạn trong đ ường chuyền 20''n

11 - Sai số khép giới hạn đường chuyền fs/[s] không lớn hơn

12 - Số lần đo góc trong đường chuyền

+ Đối với máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 "

+ Đối với máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 "

13 - Số lần đo cạnh trong đường chuyền 3 lần đo

Khối lượng đã thực hiện :

Lưới địa chính cấp 1 : 2.591 điểm Lưới địa chính cấp 2 : 11.765 điểm

II.2.2 HIỆN TRẠNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.

1 Tài liệu bản đồ cũ :

Hiện nay tại TP HCM còn lưu trữ hầu như đầy đủ các bản đồ giải thửa thời Pháp, thời Mỹ và thời sau giải phóng Các bản đồ n ày được thực hiện trong nhiều thời điểm, ở nhiều tỉ lệ và chất lượng cũng không đồng dều với nhiều độ chính xác khác nhau Cụ thể trên 12 quận nội thành có các loại bản đồ như sau :

1 Quận 1 : có các bản đồ giải thửa có tỉ lệ 1/1000 v à 1/500 được làm thời Pháp và chia làm hai loại:

- Bản đồ Canson có bồi vải, tỉ lệ 1/1000, đ ược thành lập từ năm

1928 -1936, sử dụng chế độ bằng khoán, tổng số có 29 tờ.

- Bản đồ Lộng (can), được thành lập từ năm 1961 - 1964, sử dụng số bằng khoán và số lô gồm 2 loại.

- Tỉ lệ 1/1000 có 29 tờ đi kèm theo các bản canson bồi vải, trên có hiện cải nhà và số nhà phủ trùm địa bàn quận.

- Tỉ lệ 1/500 có 41 tờ trên cũng có hiện cải nhà và số nhà, chủ yếu tập chung ở trung tâm quận.

Các tờ bản đồ mang số hiệu mảnh: Sài Gòn -Tân Định, Sài Gòn - Đa Kao, Sài Gòn - Độc Lập, Sài Gòn - Tự Do, Sài Gòn - Thái Bình.

2 Quận 3: có các bản đồ giải thửa có tỉ lệ 1/1000, trong đó có hai mảnh tỉ lệ 1/5000 trên tổng số 11 tờ mang số hiệu mảnh Sài Gòn - Hòa Hưng năm thành lập 1936.

3 Quận 4 : có các bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/1000 tổng số có 15 tờ mang số hiệu mảnh Sài Gòn - Khánh Hội năm thành lập 1928.

4 Quận 5 : có các bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/1000, tổng số có 10 tờ mang số hiệu mảnh Chợ Lớn - Đồng Khánh năm thành lập 1924, 6 tờ mang hiệu Chợ Lớn - Chợ Quán.

5 Quận 6 : có các bản độ giải thửa tỉ lệ 1/1000, tổng số có 14 tờ mang số hiệu mảnh Chợ Lớn - Phú Lâm, Chợ Lớn - Bình Tây, Chợ lớn -Phú định, Chợ Lớn - Lò Gốm, các loại bản đồ này được thành lập theo thứ tự vào các năm

1912, 1930, 1907, 1926 Ngoài ra còn có các bản đồ 299 được thành lập trong thời điểm từ năm 1982 -1985 ở 6 phường nông nghiệp: phường 5(1 tờ), phường

7 (1 tờ), phường8 (1 tờ), phường 10 (1 tờ), phường12 (1 tờ), phường 13 (2 tờ), tổng số có 7 tờ tỉ lệ 1/2000.

6 Quận 8: có các bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/1000, tổng số có 27 tờ mang số hiệu mảnh Chợ lớn - Phú định ( năm 1907), Chợ lớn - Bình đông (năm

1922), Chợ lớn - Cây Mai ( năm 1906) , Ch ợ lớn - Xóm củi ( năm 1909), Chợ lớn - Kinh đôi ( năm 1932).

Tại các phường nông nghiệp được thành lập các bản đồ 299: phường 5 ( 1 tờ), phường 7 (1 tờ), phường 8 (1 tờ), phường 9 (2 tờ), phường 20 (2 tờ), phường21 (4 tờ), phường22 ( 5 tờ), tổng số có 16 tờ ở tỉ lệ 1/2000.

7 Quận 10: có 15 bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/1000 và 2tờ tỉ lệ 1/2000, tổng số là 17 tờ mang số hiệu mảnh Chợ lớn - An đông Các bản đồ này được thành lập năm 1934.

8 Quân 11: có các bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/1000, tổng số có 8 tờ mang số hiệu mảnh Chợ lớn - Phú lâm (1912), Chợ lớn - Cây mai ( năm 1906).

9 Quận Phú Nhuận: có các bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/1000, tổng số có 14 tờ mang số hiệu mảnh Xã Phú nhuận, Sài gòn - Phú nhuận và Phú nhuận - Chi lăng Các bản đồ này được thành lập năm 1939.

10.Quận Bình Thạnh :có các loại bản đồ sau:

- B ản đồ giải thửa cũ :

- Bình Hòa xã có 16 tờ phần lớn ở tỉ lệ 1/1000, có vài tờ tỉ lệ 1/2000.

- Trung tâm Gia định có 4 tờ tỉ lệ 1/1000.

- Thạnh Mỹ Tây có 5 tờ sử dụng số lô tỉ lệ 1/1000.

- Trung tâm Thị nghè có 8 tờ sử dụng chế độ bằng khoán, tỉ lệ 1/1000.

Các bản đồ này được thành lậptrong những năm1937 - 1940.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG T ÀI LIỆU DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRONG NGÀNH VÀ NGOÀI NGÀNH

CHÍNH TRONG NGÀNH VÀ NGOÀI NGÀNH.

Ngoài việc phục vụ cho lĩnh vực quản lý đất đai với nhiệm vụ làm cơ sở để hình thành hệ thống quản lý đất đai, hệ thống bản đồ địa chính còn phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ khác và các lĩnh vực khác trong và ngoài ngành Tài nguyên và Môi trư ờng, cụ thể :

- Làm cơ sở để tiến hành điều tra khảo sát và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các thời kỳ.

- Là một tư liệu quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị.

- Làm bản đồ nền trong công tác quản lý đô thị (cấp n ước, thoát nước, điện, rác thải,…), phục vụ các mục đích an ninh quốc phòng, thông tin liên lạc,phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường…

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, bản đồ địa chính (số và bản in trên giấy) đã được cung cấp cho các quận huyện và nhiều đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố như Sở Quy hoạch và Kiến Trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chánh, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý, Bưu điện Thành phố, Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO),…

Việc cung cấp dữ liệu bản đồ địa chính cho các đ ơn vị chủ yếu dưới hình thức offline Các dữ liệu bản đồ điạ chính đ ược bàn giao chưa được cập nhật, vẫn ở dưới dạng file đồ họa vector (định dạng DGN Microstation)…Chính vì thế hiệu quả sử dụng bản đồ điạ chính tại các đơn vị để phục vụ cho công tác của mình còn thấp, chưa được như mong muốn Trong những khó khăn cần phải khắc phục đó là sự khác biệt nhiều mặt giữa các hệ thống thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường với các Sở ban ngành khác.

Mặt khác, do yêu cầu tăng tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (giấy hồng) của Bộ Xây dựng, cuối năm 1999, UBND Thành phố đã ra quyết định 3376/QĐ-UB triển khai chương trình kê khai đăng ký toàn bộ nhà đất trên toàn thành phố khi hầu như chưa có nền bản đồ địa chính Điều này đã làm giảm chất lượng của thành quả chương trình kê khai

“chay” nêu trên đồng thời làm chậm lại bước kê khai đăng ký, thành lập hồ sơ địa chính Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những khiếm khuyết của bộ bản đồ địa chính số mới nêu trên: thiếu bước kê khai đăng ký, thành lập hồ sơ địa chính, bộ bản đồ đo mới nêu trên chỉ mới là bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm đo, chưa đầy đủ tính pháp lý và còn một số thiếu sót do các lỗi do nhầm ranh, chủ sử dụng …

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

Hệ thống bản đồ địa chính đã được xây dựng phủ trùm trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp không nhỏ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và trong các lĩnh vực khác nhờ những ưu điểm sau:

- Là một hệ thống thống nhất về c ơ sở toán học, cách thức thể hiện, cách thức lưu trữ và được thực hiện trên một quy trình thống nhất với các công nghệ đo đạc khá hiện đại.

- Sản phẩm đều dưới dạng số nên dễ dàng áp dụng trong công tác đo vẽ, giải tỏa, quy hoạch,…

- Dễ dàng GIS hóa để áp dụng trong các hệ thống thông tin địa lý khác nhau, đặc biệt trong Hệ thống thô ng tin đất đai.

- Có độ chính xác cao, chính vì vậy được sử dụng làm nền (cơ sở) phục vụ công tác điều tra, khảo sát trong các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, hệ thống bản đồ điạ chính đã bộc lộ ra một số vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết :

- Cần tìm kiếm giải pháp chuyển đổi dữ liệu từ DGN Microstation sang các định dạng khác mà không làm mất đi thông tin thuộc tính, vị trí không gian vàđặc biệt là cách thức trình bày.

- Mặc dù hệ quy chiếu được sử dụng thống nhất trong hệ thống bản đồ điạ chính nhưng rất khó khăn cần phải chuyển đổi hệ quy chiếu để phục vụ các mục đích khác Hiện nay việc chuyển đổi này vẫn lệ thuộc tính pháp lý vào các phần mềm chuyển đổi hệ tọa độ do các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng (như Maptrans của Cục Công nghệ Thông tin – Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Hệ thống bản đồ được chia mảnh nên rất khó khăn trong quá trình cập nhật tại những vùng giáp ranh giữa hai mảnh, hoặc khu vực lớn phủ trùm trên các mảnh Ngoài ra, với cách thức tổ chức theo mảnh bản đồ cũng làm cho công tác quản lý đánh số thửa mới rất khó khăn và gây ra sự trùng lặp.

- Vì lý do khách quan, công tác thành lập hệ thống bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính vừa qua chưa được triển khai giai đoạn 2 (tổ chức kê khai đăng ký) Do đó, hệ thống bản đồ địa chính này còn nhiều nơi chưa phản ảnh đúng hiện trạng sử dụng đất (ranh thửa, chủ sử dụng, loại đất …) Mặt khác, hệ thống này cũng chưa kết nối được với các hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính (đặc biệt là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trên nền bản đồ địa chính cũ) đã pháp lý trước đây, gây khó khăn trong việc thao tác, xử lý giải quyết các vấn đề nghiệp vụ trong ngành

- Hệ thống bản đồ điạ chính ch ưa được cập nhật thường xuyên ở các cấp, đặc biệt tại các quận huyện.

- Các hệ thống thông tin đất đai đ ược xây dựng và triển khai bởi các tổ chức khác nhau và sử dụng các nguồn vốn khác nhau, thiếu sự phối hợp đồng bộ và nhất quán từ các cấp v à cơ quan chuyên ngành Chính vì thế việc sử dụng và phát triển hệ thống thông tin đất đai còn mang tính chất thí điểm và chờ đợi gây khó khăn trong việc tích hợp dữ liệu, làm giảm nhiều hiệu quả khai thác và sử dụng bản đồ điạ chính trong hệ thống do sự khác biệt về công nghệ và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo chính quyền cũng nh ư các lãnh đạo chuyên ngành.

CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA

Qua phân tích hiện trạng về xây dựng và sử dụng bản đồ điạ chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy rằng để nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính đã được xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề li ên quan đến quy trình, quy phạm kỹ thuật và thể chế, bộ máy quản lý Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu và góp sức của nhiều nhà khoa học và các nhà quản lý Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào một số yêu cầu cần phải giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ điạ chính trong quản lý Nh à nước về đất đai và trong các lĩnh vực khác như sau:

- Đề xuất các giải pháp để chỉnh sửa, cập nhật th ường xuyên hệ thống bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

- Đề xuất các giải pháp tổng thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tài nguyên và Môi trư ờng Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác bản đồ địa chính không thể tách rời với sự phát triển công nghệ thông tin và GIS nói chung trong toàn ngành Tài nguyên và Môi trư ờng trên địa bàn Thành phố.

- Đề xuất giải pháp về cơ chế, tổ chức triển khai nhanh chóng hệ thống thông tin đất đai tr ên điạ bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống thông tin đất đai là một công cụ quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai Trong hệ thống này, thành phần quan trọng là hệ thống hồ sơ địa chính được xây dựng trên một nền bản đồ địa chính hiện đại. Chí vì thế, hiệu quả sử dụng bản đồ điạ chính chỉ có thể đ ược nâng lên rõ nét nếu chúng ta triển khai thành công hệ thống thông tin đất đai tại các cấp quản lý.

- Đề xuất giải pháp khắc phục các khó khăn trong quá trình chia sẻ, trao đổi dữ liệu bản đồ giữa các hệ thống GIS tại các Sở ban ngành do khác biệt về công nghệ sử dụng theo h ướngáp dụng công nghệ thông tin và công nghệ địa tin học và xây dựng ứng dụng minh họa.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ V À KẾT NỐI VỚI CÁC HỆ THỐNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRƯỚC ĐÂY

CÁC HỆ THỐNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TR ƯỚC ĐÂY :

Như đã trình bày ở các phần trên, bộ bản đồ địa chính số mới còn nhiều sai sót do chưa được triển khai giai đoạn 2 (tổ chức k ê khai đăng ký) Mặt khác, hệ thống này cũng chưa kết nối được với các hệ thống bản đồ, hồ s ơ địa chính đã pháp lý trước đây Các khiếm khuyết này làm giảm đi rất nhiều hiệu năng sử dụng của bộ bản đồ địa chính số mới Để nâng cao hiệu quả sử dụng nền bản đồ địa chính mới này, cần có bước kê khai đăng ký kết hợp chỉnh sửa các lỗi sai, cập nhật các biến động mới Việc số hóa, nắn chỉnh để chồng ghép nền bản đồ địa chính cũ lên nền bản đồ địa chính số mới cũng là một công tác cần thực hiện để trợ giúp các tác nghiệp vi ên địa chính các cấp trong việc xác định vị trí trên nền bản đồ địa chính số mới các thửa đất tr ước đây đã được cấp giấy chứng nhận.

III.1.1 CÔNG TÁC TỔ CHỨC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ KẾT HỢP

CHỈNH SỬA – CẬP NHẬT BIẾN ĐỘNG :

Kê khai đăng ký là một công đoạn bắt buộc sau khi đo đạc xong bản đồ địa chính nhằm mục đích cho các chủ sử dụng đất xác nhận ranh và tên chủ sử dụng thửa đất; trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà đất sẽ thành lập hồ sơ địa chính cho từng thửa đất Công tác k ê khai đăng ký sẽ giúp tăng cường độ chính xác của bộ bản đồ địa chính mới đo khi chỉ ra được các sai sót cần phải chỉnh sửa Ở Thành phố Hồ Chí Minh do yêu cầu tăng tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (giấy hồng) của Bộ Xây dựng, cuối năm 1999, UBND Thành ph ố đã ra quyết định 3376/QĐ-UB triển khai chương trình kê khai đăng ký toàn bộ nhà đất trên toàn thành phố khi hầu như chưa có nền bản đồ địa chính Điều n ày đã làm giảm chất lượng của thành quả chương trình kê khai “chay” nêu trên đồng thời làm chậm lại bước kê khai đăng ký,thành lập hồ sơ địa chính (vì không thể sử dụng ngân sách nh à nước 2 lần cho cùng một công tác!) và cho đến nay đã có rất nhiều biến động nhưng hầu hết các dữ liệu lưu trữ ở các cấp vẫn là bản cũ với các thông tin ghi nhận được khi đo vẽ thành lập bản dồ cách đây nhiều năm.Do đó, cần phải tổ chức công tác kê khai đăng ký, thành lập hồ sơ địa chính song sẽ triển khai song song với công tác chỉnh lý biến động.

CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính là một công việc cấp thiết Ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện nay, công tác chỉnh lý biến động sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì :

- Ỏ nhiều địa bàn trong thành phố, đất đai liên tục biến động hàng ngày trong khi quá trình đo đạc, cập nhật lên bản đồmất nhiều thời gian hơn.

- Thời gian gần đây, do có nhiều chính sách mới trong quản lý đất, quản lý nhà nên người dân đã phải đo đạc nhà đất rất nhiều lần. Việc tổ chức một “chiến dịch” đo đạc mới sẽ khó nhận được sự hợp tác đầy đủ của người dân nếu không có một cuộc tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của công việc.

- Do địa bàn rộng lại triển khai đồng thời nên cần huy động một lực lượng đo đạc đông đảo từ nhiều doanh nghiệp Hiện nay ở TP.HCM lực lượng đo đạc không thiếu song cần có những tiêu chí rõ ràng để người làm thực hiện đầy đủ những công đoạn cần thiết, tránh được những sai sót ở lần đo đạc trước.

- Sự phối hợp tốt giữa nhân viên đo đạc và cán bộ nhà đất địa phương cũng là một yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ công việc và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vì những lý do trên, công tác chỉnh lý biến động cũng cần có một thiết kế tổng thể để định hướng cho các lực lượng tham gia thực hiện công việc Sau đây là một số yêu cầu khi tổ chức triển khai công tác chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính như sau :

- Không bỏ sót các biến động, kể cả những biến động bất hợp pháp.

- Phát hiện và chỉnh sửa các sai sót của bộ bản đồ địa chính mới thành lập.

-Không làm “rối loạn” hệ thống bản đồ địa chính đang sử dụng, bảo đảm tính thống nhất giữa bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đãđược cấp trên nền bộ bản đồ địa chính mới.

-Độ chính xác khi cập nhật không thấp hơn độ chính xác của tài liệu bản đồ

Các g ợ i ý thi ế t k ế c ụ th ể như sau :

A.1.Mục đích và yêu cầu :

- Chỉnh lý các biến động trên nền bản đồ địa chính đã pháp lý hoá theo hiện trạng thực tế, hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa chính đồng bộ, đúng với hiện trạng sử dụng đất nhằm mục đích thống nhất việc quản lý và sử dụng ở các cấp theo Luật Đất đai năm 2003.

- Chỉnh sửa các sai sót của bộ bản đồ địa chính mới thành lập.

- Phản ánh chính xác và kịp thời hiện trạng sử dụng đất đai từ đó bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của chủ sử dụng đất.

- Tạo điều kiện cho công tác đăng ký đ ất đai và cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho người dân theo đúng tiến độ.

- Độ chính xác góc ranh trong đo đạc chỉnh lý phải t ương đương hoặc cao hơn với độ chính xác góc ranh của bản đồ địa chính số hiện hữu; số liệu đo phải có đại lượng đo thừa theo quy định để đảm bảo độ tin cậy của số liệu đo;

- Việc chỉnh lý, cập nhật phải đảm bảo chỉnh sửa liên hoàn trên bản đồ và sổ bộ địa chính đang lưu trữ, sử dụng ở các cấp ph ường, quận và thành phố, đảm bảo tính thống nhất giữa hồ s ơ địa chính với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

- Đơn vị đo đạc bản đồ tham gia việc chỉnh lý biến động và công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở, quận, phường nhằm thực hiện tốt nhất công tác chỉnh lý biến động cho bản đồ địa chính.

A.2 Trình tự đo đạc chỉnh lý biến động:

Trong quá trình đo đạc chỉnh lý biến động, để tránh việc chỉnh lý có thể thiếu, sót cần phải tuân thủ các b ước dưới đây:

Bước 1: Ghi nhận phát sinh biến động Đơn vị đo đạc sẽ thu thập tất cả thông tin, tài liệu phản ánh các biến động từ phường, quận và Sở như sổ bộ địa chính; giấy chứng nhận; bản vẽ phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận, giao đất, thu ê đất, giải quyết tranh chấp, bản vẽ thiết kế thi công tuyến đ ường đã được phê duyệt, ; phiếu công khai thông tin thửa đất; bản đồ và thuyết minh về địa giới hành chính;….Căn cứ vào tất cả các thông tin, tài liệu về hiện trạng biến động thu thập đ ược từ các cơ quan ở phường, quận, Sở và tổ chức đối soát thực tế 100% để ghi nhận các biến động, sai sót trên bản đồ địa chính; Đối tượng quan trọng của bản đồ địa chính là thửa đất Do đó, cần phải thu thập đầy đủ các thông tin biến động và sai sót của thửa đất, các thông tin phải có tính chính xác, pháp lý và mới nhất;

Ngoài ra, ranh địa giới hành chính của phường - xã cũng là một yếu tố quan trọng cần phải thể hiện chính xác Hiện nay, địa giới hành chính của một số phường - xã có sự điều chỉnh theo các nghị định của Chính phủ hoặc thể hiện không đúng làm ảnh hưởng đến việc thống kê diện tích chính xác của phường - xã, quận - huyện và thành phố Do đó, khi đo vẽ chỉnh lý biến động đối tượng phải kiểm tra kỹ trước tiên là ranh địa giới hành chính của phường - xã.

Bước 2: Đo vẽ, chỉnh lý các biến động

Việc đo vẽ các biến động đ ược tiến hành ngoài thực địa Những trường hợp đã có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc giấy chứng nhận QSHN Ơ và QSDĐƠ,quyết định giao đất, thuê đất, quyết định giải quyết tranh chấp của tòa án thì sử dụng bản đồ hiện trạng vị trí và kết hợp kiểm tra ngoài thực tế, nếu kích thước phù hợp với thực tế thì sử dụng tọa độ thể hiện trên bản vẽ để cập nhật vào bản đồ địa chính.

Ngoài việc đo đạc và thể hiện chính xác ranh thửa đất, phải đo vẽ tất cả các kiến trúc nhà (cả chính và phụ) có trên thửa đất trừ nhà tạm thời chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (vài tháng sẽ gở bỏ) Do đó, các kiến trúc nh à dù được làm bằng vật liệu đơn giản nhưng tồn tại trong nhiều năm đều phải đ ược thể hiện trên bản đồ Ví dụ: ngoài việc thể hiện nhà ở chính, các kiến trúc nhà bếp, chuồng heo, chuồng bò, nhà vệ sinh…tồn tại lâu năm đều phải thể hiện trên bản đồ.

Sản phẩm của công đoạn này là các file số liệu, các số liệu đo đạc và các thông tin về thửa đất là cơ sở để chỉnh lý lên bản đồ số.

Bước 3: Cập nhật biến động l ên b ản đồ địa chính số

THIẾT KẾ TỔNG THỂ WEBGIS CÔNG KHAI BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

TÓM TẮT HIỆN TRẠNG

Thành phố Hồ Chí Minh đ ã thực hiện xong việc đo đạc th ành lập bản đồ địa chính tất các các quận huyện trên địa bàn Thành ph ố Hiện tại, nguồn dữ liệu này đang đóng góp rất hiệu quả cho công tác quản lý địa chính v à tài nguyên đất nói chung cho ngành Tài nguyên và Môi trư ờng Theo nhận định của các nhà quản lý và khoa học thì đây còn là nguồn dữ liệu quan trọng , làm nền để phát triển các ứng dụng quản lý khác trong các c ơ quan Nhà nước.

Hiện tại, các dữ liệu địa chính đ ược lưu dưới dạng DGN của Bentley

MicroStation Bản đồ địa chính được xây dựng theo từng mảnh, tỷ lệ 1/200 đến 1/5000 tùy theo quy mô thửa đất của từng khu vực Tất cả các dữ liệu bản đồ địa chính đều đã được chuyển sang hệ quy chiếu VN2000, kinh tuyến 105 độ 45 phút , độ biến dạng kinh tuyến trục l à 0.99999.

Bảng IV.1 : Danh sách thống kê hiện trạng bản đồ địa chính TP HCM

(nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM)

Bản đồ địa chính (Tờ) STT

Toồng Dieọn tớch ủo veừ (Ha)

Toàn thành 168.078,6 16.192 9.281 3.306 2739 658 35 1.521.108 Đánh giá hiện trạng :

Hiện trạng dữ liệu bản đồ địa chính tại S ở Tài Nguyên và Môi trường

TPHCM có đủ điều kiện để công bố tr ên Internet:

Các dữ liệu đều dạng số, lưu dưới dạng file của Microstation Các dữ liệu này vẫn chưa phải dữ liệu GIS.

Các dữ liệu bản đồ địa chính có tính thời sự cao, thực sự cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội và là nguồn thông tin quan trọng để giúp l ãnh đạo hoạch định chính sách.

Các dữ liệu đều thống nhất về hệ quy chiếu Chính v ì thế việc tích hợp các lớp dữ liệu sẽ thuận lợi và cung cấp nhiều thông tin hữu ích.

Các vùng sông hồ, nền đường, nhà chưa được đóng vùng nên khả năng hiện thị chưa thuyết phục, cần chỉnh sửa trong quá tr ình thực hiện dự án.

Các sản phẩm khác trong ngành tài nguyên và môi trư ờng và kiến trúc đô thị hiện nay đều sử dụng cùng nền bản đồ địa chính Chính v ì vậy, việc chồng ghép, tích hợp các dữ liệu nh ư quy họach sử dụng đất, quy họach chi tiết, hiện trạng sử dụng đất rất dễ d àng và chính xác.

Với các vấn đề phân tích ở tr ên, để công bố bản đồ địa chính tr ên Internet chúng ta cần thực hiện một số công việc chính sau :

 Do tính nhất quán của mô hình hóa các lớp dữ liệu trong GIS n ên việc kiểm tra và hiệu chỉnh các lớp dữ liệu tr ên các file dgn là cần thiết Như các vùng sông, vùng giao thông, vùng nhà và thửa đất,…

 Các vùng sông r ạch và giao thông chưa thể hiện hết tính chất mạng lưới (Network) của hệ thống Chính v ì thế cần bổ sung các tim sông rạch và tim đường giao thông cho các đối t ượng quan trọng.

 Các dữ liệu cần phải chuyển sang d ạng dữ liệu GIS dưới định dạng thông dụng như ESRI ShapeFile nhằm sử dụng cho các mục đích khác trong ngành Hiện nay, các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành trong cả nước đều được (và sẽ được) trang bị bộ phần mềm ARCGIS của h ãng ESRI theo chương trình đầu tư nâng cao năng lực họat động của ng ành Sử dụng định dạng shapefile là hoàn toàn phù h ợp với định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đồng thời dễ d àng chuyển đổi sang định dạng của các phần mềm khác nh ư Geomedia, Mapinfo, …

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

- Tích hợp được với Website hiện có của Sở nếu cần (dựa tr ên Java Platform).

- Dữ liệu được biên tập theo hệ quy chiếu VN2000 d ành cho bản đồ địa chính.

- Đáp ứng được các yêu cầu của bản đồ học và bản đồ địa chính.

- Có khả năng chia sẻ, phân phối thông tin khi cần theo chuẩn OpenGIS WMS.

- Khả năng mở rộng với các chức năng v à mục tiêu khác dễ dàng với kinh phí thấp

Yêu cầu về dữ liệu bản đồ địa chính:

- Bản đồ địa chính được biên tập theo từng quận.

- Các lớp dữ liệu cần xây dựng bao gồm:

 Thửa đất : dạng polygon và các thuộc tính từ sổ d ã ngọai có chọn lọc thuộc tính Các thuộc tính c ơ bản cần có :

 Mã thửa : Mã tổng hợp từ M ã đơn vị hành chánh, số bản đồ và số thửa

 Mã đơn vị hành chánh.

 Ghi chú thêm khi cần thiết.

 Thủy hệ : dạng polygon thể hiện nền sông hồ v à polyline thể hiện tim sông, kênh rạch chính kèm theo thuộc tính tên sông rạch.

 Giao thông : dạng polygon thể hiện nền giao thông v à polyline thể hiện các tim đường giao thông chính kèm theo tên đường.

 Địa giới hành chính cấp phường cho từng quận : dạng polygon và tên đơn vị hành chính.

- Có các công cụ điều khiển màn hình, như : phóng to, thu nhỏ, pan, fit view, print, quay v ề hình ảnh trước, tới hình ảnh sau, định vị điểm giữa,…

- Có các công cụ điểu khiển Layers : Các layer đ ược sắp xếp theo thứ tự định sẵn và có các công c ụ tùy biến vị trí cũng như tắt mở theo yêu cầu người sử dụng.

- Có công cụ chọn lựa đơn vị hành chánh cấp quận : giúp người sử dụng truy cập trự c tiếp đến quận cần tra khảo dữ liệu.

- Có công cụ hiện thị chú giải (Legend) các ký hiệu v à hình thức hiện thị các lớp dữ liệu.

- Có công cụ truy xuất thông tin thửa đất tr ên bản đồ.

- Có thanh tỷ lệ và tọa độ.

- Các công cụ tìm kiếm theo mã thửa (xã, bản đồ số, số thửa) v à liệt kê đối tượng thửa đất theo khung nh ìn hiện tại.

Kiến trúc tổng thể hệ thống:

Cơ sở dữ liệu địa chính hiện tại Đây là cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính (đang d ưới dạng DGN) phục vụ cho nội bộ trong Sở Tài nguyên và Môi trường, lượng thông tin trong cơ sở dữ liệu này lớn và được cập nhật bởi các chuyên viên trong Sở theo kế hoạch đặt ra (thường được gọi là Operational Database).

Các dữ liệu bản đồ địa chính số sẽ đ ược chuyển đổi sang dữ liệu GIS v à được import vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Web GeoDatabase) phục vụ các dịch vụ web.

Web GeoDatabase (CSDL dành cho Website)

Hình IV.1 : Kiến trúc hệ thống chia sẻ v à công khai thông tin cho S ở TN&MT TP.HCM

Web GeoDatabase (PostGIS) WEB GIS SERVER

Các ứng dụng ESRI,Mapinfo,…

CSDL bản đồ địa chính đang phục vụ hoạt động tại Sở Chuyển đổi và import Đây là cơ sở dữ liệu phục vụ việc công bố dữ liệu tr ên Website Dữ liệu của nó được hình thành thông qua việc trích xuất v à import các dữ liệu cần thiết từ bản đồ địa chính (theo định kỳ).

Việc tách ra hai cơ sở dữ liệu riêng biệt nhằm bảo đảm an ninh v à an toàn dữ liệu khi hòa mạng Internet/Intranet.

Thành phần Web Server phục vụ việc xử lý dữ l iệu từ cơ sở dữ liệu theo yêu cầu người dùng và kết xuất dữ liệu theo định dạng đ ược yêu cầu. Trong Web Server có hai thành ph ần con :

- Web Gis Server : hoạt động theo cơ chế dịch vụ web dữ liệu không gian theo chuẩn mở OpenGIS Th ành phần này cung cấp các dịch vụ web nhằm phục vụ truy xuất, xử lý v à đóng gói các dữ liệu không gian theo y êu cầu người sử dụng thông qua các đặc tả OpenGIS Người sử dụng có thể d ùng các ứng dụng như ArcMap, MapInfo,… để lấy dữ lịêu về dưới dạng h ình ảnh đã được quy chiếu hoặc dữ liệu được mã hóa dạng GML (nếu cho phép) Điều này bảo đảm việc chia sẻ dữ liệu tr ên Internet mà không mất đi quyền cập nhật dữ liệu của Sở TN&MT.

- Web application : là thành phần chính trong dự án nhằm kết xuất các thông tin GIS dưới dạng Web phục vụ y êu cầu người sử dụng Thành phần này bản chất là 1 ứng dụng Web có thể truy xuất dữ liệu GIS qua Web GIS Server hoặc truy cập các dữ liệu không gian hoặc phi không gian trực tiếp c ơ sở dữ liệu web thông qua các thư viện kết nối có sẵn.

Người sử dụng (Users) Đây là thành phần sử dụng Website (hệ thống) Có hai h ình thức truy cập vào hệ thống qua mạng intranet/internet :

- Người sử dụng có thể d ùng các phần mềm như ArcGIS, MapInfo hoặc Geomedia để truy cập trực tiếp v ào Web GIS Server l ấy dữ liệu GIS theo yêu cầu của mình.

- Người sử dụng có thể truy cập, khai thác dữ liệu thông qua Website bằng các trình duyệt (Browser) thông thường như : Internet Explorer 6.0 (ho ặc 7.0), Firefox, Nescape,…

Sở Quy họach và Kiến trúc (Hệ thống thông tin quy họach):

Sở Quy họach và Kiến trúc là cơ quan ngang cấp với Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng quy hoạch đô thị tại Th ành phố Hồ Chí Minh Hệ thống WebGIS sẽ kết nối v à khai thác dữ liệu quy họach trực tuyến qua chuẩn OGC (ở tầng Web Application) v à cung cấp cho người sử dụng qua website của Sở Tài nguyên và Môi trường, người sử dụng sẽ thấy các thông tin quy họach liên quan đến thửa đất của mình ngoài các thông tin v ề thửa đất do Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý

Kiến trúc được trình bày ở trên thực sự là kiến trúc đa tầng (n -tier), có tính độc lập cao Hoạt động của hệ thống Website không ảnh h ưởng đến hoạt động của hệ thống phục vụ tác nghiệp quản lý tại Sở TN&MT Ngo ài việc cung cấp trang Web cho người sử dụng, hệ thống còn cung cấp các dịch vụ Web: dựa vào các dịch vụ này chúng ta có thể phát triển các ứng dụng khác mà không cần làm lại dữ liệu địa chính, giảm thiểu kinh phí đầu t ư rất nhiều. Tương tự, hệ thống có khả năng mở rộng để tích hợp các dữ liệu GIS của các ban ngành khác nếu chúng ta đều tuân thủ theo chuẩn mở OpenGIS.

Các công nghệ áp dụng

Sử dụng hệ điều hành Linux (Debian, Mandrak, Fedora) : m ột hệ điều hành mạng mã nguồn mở khả năng t ùy biến cao, an toàn cho các ứng dụng web.

Chúng ta cũng có thể sử dụng Windows Server m à không cần phải xây dựng website nhờ tính đôc lập với flatform của công nghệ JAVA.

Hệ quản trị CSDL sử dụng Posgres 8.1 có tích hợp module mở rộngPostGISs : là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở rất nổi tiếng, có các tính năng cần thiết cho một hệ quản trị c ơ sở dữ liệu chuyên nghiệp và cung cấp chức năng quản trị dữ liệu không gian theo chuẩn mở OpenGIS , cung cấp các giao tiếp theo đặc tả OGC Simple Feature SQL

Apache Tomcat Server 6.0 : là một Web Server mã nguồn mở nổi tiếng nhất trên thế giới hỗ trợ servlet v à Java Server Page (JSP), tính m ở rộng cao , khả chuyển với các mô hình MVC như Struts, Appfuse,…

Apache Tomcat Server đang đư ợc sử dụng để vận hành website Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM với độ bảo mật v à an tòan cao.

GeoServer : là một GIS Server mã nguồn mở được viết bằng công nghệ Java (SUN).GeoServer đ ã được chứng thực tuân theo chuẩn mở OGC WFS v à WMS bởi tổ chức OpenGIS (OGC) ( http://www.opengeospatial.org).

Geoserver có hỗ trợ giao dịch (cập nhật), kết nối với nhiều dạng dữ liệu GIS khác nhau như Oracle, MySQL, PostGIS, SDE, Shape file, …

Geoserver là phần mềm mã mở được viết bằng ngôn ngữ Java Mặc dù ra đời sau UMN MapServer nh ưng Geoserver phát triển khá nhanh và là một trong những dự án OpenSource có tỷ lệ cập nhật nhanh nhất hiện nay. Geoserver là sản phẩm tuân thủ theo chuẩn OpenGIS, hỗ trợ kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu nổi tiếng như : Oracle, SDE, Shape file, tiger, VPF, Postgre SQL,

GeoServer là dự án mã nguồn mở, được hiện thực trên nền tảng J2EE dựa theo nhưng đặc tả của OpenGIS cho GIS Web Server để quản lý v à phục vụ cho các Client những dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý, xử lý đ ược nhiều lọai dữ liệu của các nhà cung c ấp khác nhau Đây là dự án được cung cấp miễn phí cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu để chỉnh sửa, phát triển thêm cho phù hợp với yêu cầu của mình GeoServer có th ể chạy trên nhiều hệ điều hành như : Linux, Windows, Solaris Geosever cung c ấp nhiều dạng dữ liệu trả về client : l à những dữ liệu địa lý được định nghĩa dưới dạng XML cấu trúc dựa theo GML họặc có thể xử lý v à dưa ra file ảnh rồi chuyển về client.Geoserver cung cấp các thao tác tr ên dữ liệu :

NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN

Khảo sát và biên tập dữ liệu bản đồ địa chính số tr ên DGN:

Hiện tại các bản đồ địa chính của Th ành phố đều dưới dạng DGN của Bentley MicroStation Để đưa dữ liệu này lên trên Website cần thiết phải thực hiện một số công việc sau :

- Khảo sát v à kiểm tra chất lượng các file DGN, tránh bị lỗi v à phân lọai dữ liệu theo phiên bản MicroStation.

Khảo sát và biên tập dữ liệu bản đồ địa chính trên DGN

Chuyển đổi dữ liệu sang shape file hoặc geodatabase

Import dữ liệu vào hệ thống:

Cấu hình các dịch vụ WMS Thiết kế ký hiệu và bảng màu cho các chuyên đề

Thiết kế và xây dựng Website

Vận hành và bảo trì

Hình IV.2 ; Quy trình xây dựng hệ thống chia sẻ v à công khai thông tin đ ất đai

- Xây dựng các lớp dữ liệu giao thông, thủy hệ dạng polygon từ các polyline trên bản đồ địa chính Các polyline n ày có thể là các ranh thửa, ranh nhà, ranh bờ nước, ranh đường,…

- Xây dựng lớp tim đường, tim sông đối với các đối t ượng giao thông và sông su ối chính (có độ rộng từ 4 mét trở lên).

- Các thửa đất và nhà sẽ được kiểm tra đóng vùng bằng các công cụ trên ArcGIS.

Chuyển đổi dữ liệu sang shape file hoặc geodatabase

Sau khi biên tập bản đồ địa chính tr ên nền Microstation theo y êu cầu dữ liệu GIS, cần thực hiện các b ước sau :

- Các dữ liệu sẽ được xuất sang dạng shapefile (hoặc ESRI Geodatabase, chu ẩn của ESRI).

- Kiểm tra chỉnh sửa một lần nữa tr ên phần mềm ArcMap.

- Chuyển đổi dữ liệu sang Unicode (dữ liệu bản đồ địa chính tr ên MicroStation DGN v ẫn sử dụng Font 8 bits , Font ABC ).

- Xây dựng thuộc tính mã thửa trên cơ sở kết hợp mã đơn vị hành chính , tờ bản đồ số và số thửa.

- Dùng công cụ trên ArcMap để phát sinh mã thửa một cách tự động.

- Các dữ liệu sẽ được kết hợp thành dữ liệu cho tòan bộ đơn vị hành chánh cấp quận/huyện m à vẫn bảo đảm khả năng truy cập đến từng thửa một cách chính xác v à thống nhất.

- Xây dựng các luật topology để kiểm tra v à chỉnh sửa dữ liệu, trong đó ưu tiên vị trí không gian của thửa đất Các dữ liệu giữa các lớp thông tin cần phải thống nhất, nhất quán về tọa độ.

Import vào hệ thống PostgreSQL

- Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL 8.1 tr ên máy chủ.

- Cấu hình hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Các dữ liệu dưới dạng shapefile sẽ được import vào PostgreSQL bằng các công cụ của PostgreSQL.

- Kiểm tra số lượng được import và cấu hình cho các lớp dữ liệu không gian.

- Cần phải thực hiện các chức năng tạo chỉ mục GiST v à các dạng chỉ mục khác nhằm tăng tốc truy cập dữ liệu trong hệ thống.

Thiết kế ký hiệu v à các bảng màu cho các lớp dữ liệu

Thông thường để thể hiện dữ liệu GIS chúng ta cần phải sử dúng phần mềm như ArcMap, MapInfo, ArcView, Geomedia,…đ ể trình bày Các phần mềm này cung cấp các bộ ký hiệu và thư viện mẫu (pattern), màu sắc để chúng ta chọn lựa theo đúng yêu cầu.

Sử dụng chuẩn OpenGIS cũng t ương tự như vậy, nhưng cấu hình để thể hiện các dữ liệu GIS dưới hình ảnh bản đồ cần phải sử dụng các đặc tả SLD, các thông số đều dưới dạng XML.

Các ký hiệu dạng điểm được thiết kế sẵn dưới dạng biểu tượng (icon) với các định dạng jpeg, gif, png,…

Các thửa đất, nhà, nền sông suối, nền đường sẽ được thể hiện dưới dạng tô màu cho vùng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Tên đường, tên sông sẽ được hiển thị dọc theo tim đ ường, tim sông.

Sản phẩm sẽ là 1 tập tài liệu dạng XML theo chuẩn OpenGIS SLD v à các hình ảnh (icon) kèm theo Các tài li ệu sẽ được kiểm tra 100% bằng phần mềm GeoServer.

Quy trình thi ết kế ký hiệu như sau :

Nếu đối với các phần mềm GIS Desktop th ì việc tạo một ký hiệu cho 1 lớp dữ liệu rất dễ d àng bằng các công cụ có sẵn nh ưng đối với tạo một ký hiệu cho WMS server để tạo hình ảnh bản đồ cho 1 lớp dữ liệu thì khá khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn Tuy nhiên khi xây d ựng xong, chúng ta có thể tái sử dụng cho các hệ thống khác nhau có hỗ trợ hay t ương thích với OGC Hiện nay các hệ thống WebGIS như Geomedia We b Map Server hay ESRI ArcGISInternet Map Server đều hỗ trợ chuẩn OGC WMS.

Cũng tựa như bất kỳ định nghĩa nào làm việc theo cơ chế SOA - Web Services, tất cả ký hiệu đều được định nghĩa dưới dạng XML tuân thủ theo lược đồ chuẩn của đặc tả OpenGIS SLD Các bước đi cơ bản để xây dựng bộ ký hiệu như sau :

1 Xác định các đối tượng cần thể hiện Đây là bước đi hiển nhiên khi chúng ta mu ốn thể hiện một lớp dữ liệu GIS trên bất cứ phần mềm nào Nhưng ở đây muốn nhấn mạnh đến việc cần

Xác định các đối tượng cần thể hiện

Phân lọai đối tượng cần thể hiện

Xác định phạm vi tỷ lệ thể hiện cho từng lọai đối tượng

Xác định màu sắc, độ nét, kiểu cần thể hiện

Xác định hiển thị ghi chú (annotation)

Hình IV.3 : Quy trình biên t ập ký hiệu theo chuẩn OGC phải hình dung đối tượng chúng ta cần thể hiện nhằm với mục đích g ì ?, đối tượng đó cần thể hiện theo quy định n ào ?, đó có phải là đối tượng chính của bản đồ chúng ta cần thể hiện không ?,…

Nếu chúng ta muốn lớp dữ liệu của chúng ta phục vụ cho nhiều mục đích thì cần phải xây dựng nhiều định nghĩa khác nhau hoặc xây dựng công cụ phía client để người sử dụng tự định nghĩa cách thức tạo h ình ảnh cho lớp dữ liệu cần thể hiện Các định ghĩa đó sẽ đ ược gửi về Server để Server thực hiện theo yêu cầu đã được định nghĩa bởi Client.

Bước đi này cần phải xác định r õ các đối tượng nào cần thể hiện Trong thực tế không phải thể hiện hết các đối t ượng trên bản đồ Điều n ày phụ thuộc vào từng lọai bản đồ mà chúng ta cần hiển thị Ví dụ : đối với bản đồ du lịch nhiều khi không cần thiết phải thể hiện các ranh thửa,…

Tóm lại bước đi này giống như họach định trước việc thể hiện dữ liệu như thế nào cho phù h ợp với yêu cầu đặt ra.

2 Phân lọai đối tượng cần thể hiện

Một lớp dữ liệu có nhiều lọai đối t ượng khác nhau Ví dụ : Lớp giao thông có lọai : quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường phố,…Chúng ta cần xác định có cần phần phân biệt chúng khi thể hiện tr ên bản đồ hay không ? nếu cần thì phải chọn lựa tiêu chí để phân lọai.

Thông thường chọn lựa tiêu chí dựa vào các trường thuộc tính của lớp dữ liệu.

3 Xác định phạm vi tỷ lệ hiện thị cho từng lọai đối t ượng

Do kích thước màn hình thể hiện có giới hạn nên thông thường cần chọn lựa thể hiện các đối t ượng cho phù hợp Khi hiển thị cả TP.Hồ Chí Minh lên màn hình thì các con đường nhiều khi không cần thể hiện v ì không có ý nghĩa Hơn nữa nếu thể hiện hết các đối t ượng thì server sẽ xử lý nhiều, không cần thiết, thời gian đáp ứng lâu Do đó đây l à bước đi rất quan trọng trong việc xây dựng ký hiệu theo SLD.

Như vậy trong giai đọan này chúng ta cần lên phương án thể hiện từng nhóm đối tượng cho phù hợp với tỷ lệ bản đồ được hiển thị

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHƯƠNG TRÌNH

1 Ứng dụng minh họa khả năng truy cập dữ liệu đất đai bằng công cụ trực quan trên Internet

Bối cảnh : Khi truy cập website về đất đai, nhiều ng ười thường sử dụng các công cụ trực quan (mouse) để xem thông tin thửa đất đang có tr ên màn hình máy tính.

Hình dưới đây minh họa cách thức truy cập thông tin thửa đất qua giao diện Webgis :

Hình IV.4 Truy cập thông tin thửa đất

B1: Người sử dụng khai báo thông số của máy chủ quản lý đất đai. B2: Người sử dụng chọn công cụ Identify tr ên Toolbar.

B3: Người sử dụng click vào thửa đất để xem thông tin.

Trong thực tế triển khai, việc bắt ng ười sử dụng điền các thông số của máy chủ đất đai l à không hợp lý Tuy nhiên, chọn lựa giải pháp tr ên trong ứng dụng minh họa nhằm minh chứng khả năng linh động của ứng dụng minh họa có thể truy cập với bất kỳ server n ào tuân thủ theo chuẩn WFS, WMS của OGC

Thông tin thửa đất được truy cập qua hệ thống thể hiện nh ư sau:

Hình IV.5 : Thông tin thửa đất qua giao diện Web

2 Tích hợp dữ liệu đất đai và quy hoạch để cung cấp thông tin cho người dân

Bối cảnh : Thông tin đất đai của 1 thửa đất không chỉ đ ơn thuần là các thông tin thuộc hồ sơ địa chính Người dân còn cần tham khảo các thông tin khác như quy họach, thuế, môi trường xung quanh (giáo dục, y tế,…),…Cá c dữ liệu này phân tán tại các cơ quan khác nhau.

Trong ví dụ này , ứng dụng minh họa khả năng truy cập dữ liệu từ các server từ xa , sau đó tích hợp với các dữ liệu, xử lý dữ liệu để phục vụ ng ười sử dụng.

Máy chủ thông tin đất đai hỗ t rợ WFS có địa chỉ tại http://localhost:8080/geoserver/wfs (đây là địa chỉ giả định có tính chất minh hoạ) Máy chủ thông tin quy họach hỗ trợ WFS có địa chỉ tại http://localhost:8080/geoserver/wfs hay http://127.0.0.1:8080/geoserver/wfs : đây là địa chỉ của máy đang chạy ứng dụng web

Hình ảnh minh họa như sau :

Hình IV.6: Giao diện truy cập thông tin thửa đ ất có tích hợp thông tin quy họach từ các server xa

Hình IV.7: Giao diện truy cập thông tin thửa đất có tích hợp thông tin quy họach từ các server xa Để sử dụng dịch vụ người sử dụng cần phải nhập các thông số của các server thông tin đất đai và quy họach Việc chọn lựa layers thích hợp có thể thực hiện thông qua chức năng ‘Xem các layers “ của các server t ương ứng. Sau đó người sử dụng nhập các ti êu chí tìm kiếm thửa đất, bao gồm thông tin về xã/phường (Ward), tờ bản đồ số (Map Id) v à thửa số (Lot Id).

Sau khi có đầy đủ tiêu chí để tìm kiếm, người sử dụng click vào button

“Lookup information from remote servers” đ ể xem thông tin Nếu thửa đất nằm trong quy họach thì thông qua dữ liệu được chuyển tải về từ các server đất đai và quy họach, ứng dụng sẽ xử lý giao nhau giữa thửa đất v à vùng quy họach để biết diện tích nằm trong quy họach của thửa đất l à bao nhiêu.

Tương tự như trên, ứng dụng có khả năng xử lý các b ài tóan về không gian, mô hình hóa các bài tóan v ề môi trường nếu chúng ta có đầy đủ dữ liệu được cung cấp bới các dịch vụ từ xa theo chuẩn mở OGC v à ISO.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ đơn giản để mở ra một hướng phát triển mới tại Việt Nam về việc chia sẻ và công bố thông tin địa lý.

Hình ảnh thông tin tích hợp đất đai v à quy họach :

Hình IV.8 : Thông tin tích hợp từ hệ thống đất đai v à quy họach

Ngày đăng: 25/09/2024, 00:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 /10/2004 c ủa chính phủ về thi hành Luật Đất đai Sách, tạp chí
Tiêu đề: ủa chính phủ về thi
3. Thông tư số 29/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 c ủa Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ s ơ địa chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: ủa Bộ Tài nguyên và Môi
4. Quyết định số 25/2004/QĐ -BTNMT ngày 01/11/2004 c ủa Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đ ai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: -BTNMT ngày 01/11/2004 c"ủa Bộ Tài nguyên"và Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đ"ai
5. Quyết định số 317/2004/QĐ -UB ngày 24/12/2004 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc ban h ành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: -UB ngày 24/12/2004 của UBND thành phố"Hồ Chí Minh về việc ban h"ành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai
6. Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 c ủa Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục v à mã số các đơn vị hành chính Vi ệt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ủa Thủ tướng Chính"phủ về việc ban hành bảng danh mục v"à mã số các đơn vị hành chính Vi"ệt
7. "Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật Tổng thể Xây dựng l ưới địa chính cấp I,II, đo vẽ bản đồ địa chính và thành lập hồ sơ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 khu vực đô thị TP. Hồ Chí Minh" được Tổng cục Địa chính (nay l à Bộ Tài nguyên và Môi trường) phê duyệt năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật Tổng thể Xây dựng l ưới địa chính cấp I,II,đo vẽ bản đồ địa chính và thành lập hồ sơ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500,1/1000 khu vực đô thị TP. Hồ Chí Minh
8. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000 và 1/25.000 c ủa Tổng cục địa chính (nay l à Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1/5.000, 1/10.000 và 1/25.000 c"ủa Tổng cục địa chính (nay l"à Bộ Tài
9. Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 v à 1/5.000 do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: à 1/5.000 do Tổng
10.Hướng dẫn xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian – Tổ chức cơ sở dữ liệu không gian toàn cầu.http://www.gsdi.org/docs2004/Cookbook/cookbookV2.0.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: liệu không gian toàn cầu
11.Kiến trúc cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian GeoNova Portal – Chính quyền tỉnh Nova Scotia Canada.http://www.gov.ns.ca/snsmr/land/geonova/pdf/GeoNOVAPortal - Vision_Final_20030721.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: tỉnh Nova Scotia Canada."http://www.gov.ns.ca/snsmr/land/geonova/pdf/GeoNOVAPortal -
12.Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian Việt Nam ( bản draft - 2007) – CIREN – Bộ Tài nguyên và môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: bản"draft - 2007)
13.Cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian châu Âu (Infrastructure for Spatial Information in Europe) – INSPIRE 2006.http://inspire.jrc.it/reports.cfm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Information in Europe) – INSPIRE 2006
14.Các đặc tả chuẩn mở OGC : http://www.opengeospatial.org/standards15.Kiến trúc tham khảo cổng thông tin địa lý - Tổ chức OGC.http://portal.opengeospatial.org/files/? artifact_id=6669 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 15.Kiến trúc tham khảo cổng thông tin địa lý - Tổ chức OGC
16.Tồng quan về chương trình động vận hành của OGC – Tổ chức OGC http://portal.opengeospatial.org/files/?artifact_id=6196&version=1&format=pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://portal.opengeospatial.org/files/?artifact_id=6196&version=1&for
17.Metadata ISO 19115 – Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế, http://www.ncits.org/ref-docs/FDIS_19115.pdf18.FGDC metadata - Ủy ban dữ liệu địa lý li ên bang (Mỹ)http://www.fgdc.gov/metadata Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.ncits.org/ref-docs/FDIS_19115.pdf"18.FGDC metadata -"Ủy ban dữ liệu địa lý li"ên bang (Mỹ)
19.Công việc khung - Ủy ban dữ liệu địa lý li ên bang (Mỹ) http://www.fgdc.gov/framework/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: -"Ủy ban dữ liệu địa lý li"ên bang (Mỹ)
20.Chỉ dẫn quản lý dữ liệu của WALIS – WALIS (diễn đàn hệ thống thông tin đất đai Tây Úc)-2006 Khác
21.Tổng quan kỹ thuật phần kiến trúc của SLIP (Shared Land Information Platform) – Landgate (Tây Úc)- 2006 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w