1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH - Hutech

184 5 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tâm lý học nhân cách
Tác giả Đinh Thị Chiến
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Tp. HCM
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2016
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 78,42 MB

Nội dung

Giáo trình tâm lý học Nhân cách cung cấp khái quát và đầy đủ nội dung kiến thức. Nghiên cứu tâm lý học nhân cách

Trang 1

BỘ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC CONG NGHE TP HCM

"TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH

Biên Soạn:

TS Đinh Thị Chiến

www.hutech.edu.vn

Trang 2

IIlllllllllllllllllllllllllllllllllllÌ - PSY 0 7 *%

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH Ấn bản 2016

Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập : tailieuhoctap@hutech.edu.vn

Trang 3

1.2.3 Người Phương Đông trong phẩm hơn là lượng 12

1.2.4 Nhân cách người Phương Đông thích sự im lặng hơn là nói ra Ad 1.2.5 Các quy luật vũ trụ chi phối cá nhân và công đồng Ad

1.2.7 Đời sống tâm lý con người phải cân bằng không quá th .15 1.2.8 Sự sáng tạo của nhân cách (con người) là tạo nên ý thức minh triết 16

1.2.9 Sự ổn định trong một thời điểm và sự biến đổi theo thời gian của nhân cách 16 1,2,10 Đặc điểm nhân cách của con người theo ngũ hành 17

1.3 NHONG BIEU HIEN CUA NHAN CÁCH DƯỚI DẠNG TRƯỜNG VẬT LÝ 19

1.3.1 Khái quát về những biểu hiện của nhân cách wok 1.3.2 Nhân cách và vẫn đề khai mở luân xa

1.4 MỘT VÀI ĐẶC DIEM NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG

1.4.1 Tính thiện trang nhân cách người Phương Đông 1.4.2 Tính nhân

2.1 PHÂN TÂM HỌC CŨ VỀ NHÂN CÁCH

2.1.1 TƯ tưởng của S.Freud trong nghiên cửu

2.1.2 Quan điểm của Freud về nhân cách

2.1.3 Đánh giá học thuyết phân tâm của S.Freud

2.2 PHÂN TÂM HỌC MỚI VỀ NHÂN CÁCH

2.2.2 Alfreud Adler (1870 - 1937) iccccccssseeececcecseseeceessenneceescecssseensesesseseeeeeeesseenaeeeees 2.2.3 Erich Fromm.

Trang 4

3.2 THUYET HANH VI TAO TAC CUA B.F.SKINNER

8.221: Tiểu.SỬ tà 'SU:ighiÊb:cỦa B:E:GKIHHIỂP ssssssssiressssrisretisvseixg.n003505850303505E720667930500/658 3.2.2 Học thuyết của B.F.Skinner

3.3 BANH GIA THUYET HANH VI

4.2 GESTALT VỀ NHÂN CÁCH

4.2.1 Thuyết trường nhân cách

4.2.2 Khái

5.1 CARL ROGERS

5.1.1 Tiểu sử Carl Rogers

5.1.2 Học thuyết của Carl Rogers

5.2 ABRAHAM HAROLD MASLOW 5.2.1 Tiểu sử Abraham Harold Maslow

5.2.2 Học thuyết của Abraham Maslow

BÀI 6: TRƯỜNG PHÁI TÂM LÍ HỌC NHẬN THỨC 6.1 TIEU SU JEAN PIAGET

6.3 CAC THOT KY PHÁT TRIEN CUA TRẺ «Sex gi

6.3.1 Thời kỳ cảm giác-vận động

6.3.2 Thời kỳ tiền điều khiển

6.3.3 Khả năng điều hành cụ thị 6.3.4 Điều hành định hình

6.4 ĐÁNH GIÁ HỌC THUYẾT NHẬN THỨC

Trang 5

“ee ra

102 BÀI 7: NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NHÂN CÁCH CỦA TÂM LÝ HỌC XÔ VIẾT 105 7.1 CÁC NGUYÊN TÄC NGHIÊN CỨU - XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU 105

7.151:Gặc:nguyên'tắc nghiện edu:nhÑi GÁGHicsrsciseniasioiitiriittiittidttsttsyLilosETCS4390215611038 105

7.2.1 Quan điểm của Borit Geraximovic Ananhiev về nhân cách .- - ::: -=« 108

7.2.2 Quan điểm của A.N.Leonchiev về nhân cách 109 7.2.3 Quan niệm của K.K.Platonov về nhân cách .110 7.2 ` (177p) G1<1n) (d0) (9), (Úr£1z22 02mm G720 111

.112 113 115

8.2.4 Tinh giao lưu của:nhân CÁCH . ‹csc.ceesissninbksi Si xx158156E655085 66050000 10 L8iL5E 2g ấn ke iưỡ A123:

8.3 CẤU TRÚC TÂM LÍ CỦA NHÂN CÁCH 123

8.4:9.X0 HUONG Ud: NNAN GắCHsssessrressrsssssetaytrugsrievtirgsiksugogtiVgEgSEVUETVbETVC10393330002000506 125

8.5.1 Vai trò của nhân tổ sinh vật trong sự phát triển nhân cách 145

B;5:3.HGäT Tổng vẻ: nIHồI1:CACH 3233010172 199e2r8AY41zeyrrneotrveorirptyovisvytr2everbesisgtvraorrsadvstaets van 148

152 153 155 155 156 158

9.1 TÌNH CẢM 9.1.1 Khái niệm xúc cảm, tình cảm

9.1.2 Các mức độ của đời sống tình cảm

Trang 6

MỤC LỤC 9.1.3 Vai trò của tình cảm 9.1.4 Các qui luật của đời sống tình cảm 9.1.5 Tình cảm của con người biếu hiện 9.1.6 Những khác biệt của cá nhân trong lĩnh vực tình cảm

9.2 Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ 9.2.1 Ý chí

Trang 7

HUONG DAN

HUONG DAN

MO TA MON HOC

Môn Tâm lý học Nhân cách cung cấp kiến thức về các trường phái chính nghiên

cứu về Nhân Cách: Phân tâm học, Tâm lý học Nhân Văn, Tâm lý học Nhận thức, Tâm

lý học Hành vi, Tâm lý học Ghestant Tâm lý học Nhân Văn, Tâm lý học Nhận biết, tâm lý học Nhận thức; Tâm lý học Xô viết

Sinh viên sẽ được giới thiệu về nguồn gốc học thuyết, tác giả, quá trình phát triển, các khái niệm chính, các ứng dụng trong lâm sàng, giáo dục; các ưu điểm và hạn chế của từng học thuyết

NỘI DUNG MÔN HỌC

-_ Bài 1: Những quan niệm về nhân cách của Phương Đông cổ đại - Bai 2: Trường phái phân tâm học về nhân cách

-_ Bài 3: Tâm lý học hành vi về nhân cách - Bai 4: Tam ly hoc gestalt vé nhân cách - Bai 5: Tam ly học nhân văn về nhân cách - Bai 6: Trường phái tâm lý học nhận thức -_ Bài 7: Những luận điểm cơ bản về nhân cách của tâm lý học Xô Viết -_ Bài 8: Nhân cách và sự hình thành nhân cách

- Bai 9: Cac pham chat tâm lý của nhân cách

KIEN THUC TIEN DE

Tam ly học đại cương

Trang 8

HƯỚNG DẪN

YÊU CÂU MÔN HỌC

Người học phải học đầy đủ các buổi lên lớp, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ ở nhà, tìm kiếm tài liệu, thông tin để làm các bài thuyết trình nhóm, tham gia thảo luận trên

lớp

CÁCH TIẾP CẬN NỘI DUNG

Để học tốt môn này, người học cần đọc trước bài mới, tìm tài liệu để tìm kiếm

thông tin có liên quan đến bài học, tóm tắt bài học để nắm được những vấn đề chính

của từng bài Những thắc mắc có thể trao đổi hoặc thảo luận trong lớp học

Đối với phần bài học cần thuyết trình, người học cần chủ động tìm kiếm tài liệu tham khảo và chuẩn bị bài thuyết trình theo yêu cầu của người dạy

Sau mỗi bài học, người học cần xác định các vấn đề cơ bản, trả lời các câu hỏi ôn tập và giải các bài tập

PHƯƠNG PHAP DANH GIA MON HỌC

Môn học được đánh giá gồm: -_ Điểm quá trình: 30% Hình thức và nội dung do giảng viên quyết định, phù hợp với

quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập

- Điểm thi: 70% Hình thức làm bài thi tự luận trong 90 phút Nội dung ôn thi bao

gồm tất cả các bài đã học

Trang 9

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI mm

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ

NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

Sau khi học xong bài này, sinh viên đạt được: Năm được cơ sở triết học của Phương Đông chi phối cách nhìn về nhân cách;

Những tư tưởng của Phương Đông về nhân cách; Nắm được biểu hiện của nhân cách đưới dạng trường sinh học; Hiểu được các đặc điểm về nhân cách Phương Đông;

Vận dụng được trong cuộc sống và hoạt động

1.1 CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG

1.1.1 Sự khác biệt của triết học phương Đông và triết học

phương Tây

Phương Đông và phương Tây có hai nần văn hóa khác nhau, vì thế quan điểm triết

học cũng có sự khác biệt

Về thế giới quan: Phương Tây cho rằng người và trời khác biệt với nhau Phương Đông lại cho rằng có sự hợp nhất giữa trời và người 5Ö _ Lão Tử cho rằng: "Người phỏng theo đất, đất phỏng theo trời, trời phỏng theo

đạo, đạo phỏng theo tự nhiên ”

Như vậy trời - đất - người thông nhau bằng một đạo

Trang 10

« Khổng Tử cho rằng người và trời thống nhất với nhau

« _ Triết học Trung Quốc lấy nhân sinh làm hạt nhân, triết học phương Tây dựa vào

siêu hình học và nhận thức luận

Triết học Trung Quốc coi trọng *tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Xây dựng giá trị đạt được "thành đức, thành thân, thành phật, thành thánh” - Vé tinh than cua triét hoc:

Trung Quốc lấy đạo đức và nghệ thuật làm tinh thần, lấy chân thực bên trong làm mục đích, lấy việc theo đuổi trạng thái làm cảm hứng

Trung Quốc coi trọng chủ thể đạo đức, không coi trọng chủ thể lý tính Xuất phát từ đó, xem xét nghệ thuật mang màu sắc lãng mạn, chuyển tính và tâm vào vật - giữa người với vật không còn khác biệt nhiều nữa mà vật đã thấm đượm tâm hồn của con người

Như vậy, nếu như ở Phương Đông con người là động vật đạo đức thì ở phương Tây

con người là động vật duy lý - Phương pháp triết học:

» Triết học Trung Quốc lấy trực giác, trực quan, thể nghiệm làm phương pháp

luận Khi tìm hiểu về trời, đất vô hạn, vĩnh hằng không thể dùng tư duy, duy lý

khoa học mà tìm ở trực quan, thể ngộ tâm linh Từ đó, quan niệm nhân cách đạo đức và nhân cách thẩm mĩ của con người có được là nhờ các thể nghiệm và hành động trực quan

* Triết học Phương Tây lấy phân tích lôgíc trừu tượng và diễn dịch suy lý làm

phương pháp luận

Chẳng hạn nếu triết học Hy Lạp coi hư vô và vô cùng là thấp kém hơn thực tại và hữu

hạn, thì triết học Trung Quốc lại coi trọng hư không và vô cùng, họ nhận biết điều đó

bằng trực giác và diễn tả một cách cô đọng, ngắn gọn

Trang 11

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI En

1.1.2 Tư tưởng triết học phương Đông

1.1.2.1 Tư tưởng nhất nguyên lưỡng cực động

Quan niệm nhất nguyên lưỡng cực động biểu hiện trong đạo học: Hai mà một, một mà hai

Đó là "tư tưởng động” luôn luôn biến đổi từ cực này sang cực khác (không thể nói ra được, không thể dùng một từ nào để xác định được)

*Lạnh đi thì nóng đến, nóng ởi thì lạnh đến” (sách "Kệ từ”hạ), hay cho rang “trong sự trở lại ta thấy chí của trời đất”, Lão Tử cũng cho rằng "trở lại là cái động của Dao”

Phương Tây nhìn nhận trẳng ra trang, den ra den

Phương Đông không xác định rõ ràng cái nào là tốt, cái nào là xấu hẳn, không phân tích, không hệ thống hóa, không duy tâm, không duy vật, duy linh, duy thực

a Thể hiện cách hành văn và lập luận của Phương Đông

Cách diễn đạt của người Phương Đông mập mờỡ, hư hư, thực thực, thiếu sự rõ ràng dứt khoát

Chẳng hạn Khổng Tử khi giảng đạo lý cho học trò tùy theo từng học trò, từng lúc

để có cách giải thích khác nhau, luôn uyển chuyển

Hay tư tưởng siêu hình của Phật và Lão: Tư tưởng của lão Tử cũng không thể định nghĩa một chiều

Phương Đông không có các triết gia chuyên nghiệp nên muốn nghiên cứu các tư tưởng triết học thường thông qua thư từ của các tác giả viết cho các đệ tử, bạn bè, ở các thời kỳ khác nhau Vì thế, ta thấy các tác phẩm của họ rời rạc, thậm chí có sự mâu thuẫn

-_ Người Phương Đông hay thể hiện: "ý tại ngôn ngoại” (ý ngoài lời); "thư bất tận ngôn” (sách không nói hất lời)

-_ Hay dùng phương pháp tượng trưng, ngụ ngôn

Trang 12

Toàn bộ sách của Lão Tử là những câu châm ngôn, sách của Trang Tử đầu là ẩn ngữ và ngụ ngôn, sách của Mạnh Tử và Tuân Tử cũng có nhiều câu châm ngôn và ẩn ngữ

Chính vì thế, sách của các nhà triết học Trung Hoa cổ đại thiếu sự khúc chiết, thiếu

mạch lạc, hay vẫn tắt và nhiều khi chỉ là những gợi ý -_ Thể hiện các nét vẽ trong Dịch học bằng thi, nhạc, họa

Nghệ thuật cổ đại Trung Quốc lấy thi ca, hội họa là gợi ý không diễn tả một cách khúc chiết Nhà thơ thường muốn trao gửi những điều mà nhà thở không nói trực tiếp trong the

Như Trang Tử khi viết thường gắn với triết lý, Ví dụ: ông viết: "Ndm là để bắt cá,

được cá thì quên nơm; bẫy là để bẫy thỏ, được thỏ thì quên bẫy; lời là để tỏ ý, được ý thì quên lời Làm sao ta có được người quên lời để cùng đàm đạo”

Trang Tử còn cho rang hai vị thánh nhân gặp nhau thì không nói lời nào, vì *khi mắt họ gặp nhau, Đạo đã biểu hiện” Theo Đạo Gia, Đạo không diễn tả bằng lời chỉ gợi ý mà thôi, lời phải quên đi khi chúng ta đạt mục đích

Chính vì thế việc nghiên cứu đã gặp trở ngại: sách xưa rất khó dịch vì dịch sẽ mất tính gợi ý, không hiểu được hết ý nghĩa của cuốn sách

b Đồng thanh tương ứng

Người Phương Đồng nhìn nhận, sự hiểu biết do người khác đưa đến là sự hiểu biết không thật Khi đọc một cuốn sách, một bài thở không phải để hiểu cuốn sách hay bài

thở đó, mà nó gợi lên những ý tưởng đã ấp ủ trong lòng Đó là đồng thanh tương ứng,

đồng khí tương cầu Một câu nói có người không hiểu gì cả, có người hiểu nhiều vấn đề, có sự rung chuyển lạ thường

-_ Người đệ tử đến tìm thầy để học thì phải biết chờ đợi nhẫn nại Thầy đợi trò đến lúc trò rất cần và đủ nhẫn nại mới dạy Sách Phương Đông không giải thích rõ ràng, chỉ gợi ý không truyền bá tư tưởng

c Các giai đoạn trong lịch trình diễn biến của tâm thức theo triết học Phương Đông -_ Giai đoạn 1: Giai đoạn nhất nguyên (chưa có ta)

Trang 13

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI Ea

Ở giai đoạn này sống theo thiên tính, ngoại cảnh, lẫn lộn giữa lý và tình, giữa nội tâm và ngoại giới Sống vô tâm, bắt chước người xung quanh Đây là thời kỳ dân tộc

bán khai, thần thoại ấu trĩ, giai đoạn trẻ thơ

- Giai đoạn 2: Giai đoạn nhị nguyên (Sự trưởng thành của cái ta) Cá tính con người dần dần xuất hiện Tính bắt chước giảm dần Phân biệt rạch ròi thiện ác, trắng đen, vinh nhục Có tâm hồn độc đáo, sáng kiến và phê bình sâu sắc

1.1.2.2 Tư tưởng tam nguyên

Tư tưởng này được thể hiện rõ trong thái cực đồ

a Thái cực đồ

- Phan am mau den

- Ph&n dung mau trang hoặc trang

Bao trong một cái vòng tròn Cái đó gọi là đạo Đạo sinh ra vạn vật, nó là cái tự nhiên, không có hình dáng, hình thể nhất định Đạo là nguồn gốc của mọi việc Đạo cũng tự nhiên mà có Vạn vật tự nhiên mà có,

không có đãng chúa nào sinh ra Đạo là vô hạn, là cái to lớn nhất không thể đo đếm được Đạo gói gọn cả trời đất, cao không thấy giới hạn, sâu không thể đo được Đạo trong quá trình vận động không

ngừng biến hóa, sinh ra vạn vật trong vũ trụ Đạo bao trùm cả âm dương trời đất -_ Phần dương không hoàn toàn là dương, phần âm không hoàn toàn là âm Có điểm

nhỏ dương trong âm và điểm âm trong dương Nó là mầm mỗng mạnh mẽ Nó là

hạt giống, có tiềm lực phi thưởng Nó là nguyên nhân mâu thuẫn nội tại Không có một vật nào trên đời mà thuần tốt hoặc thuần xấu, thuần hại hoặc thuần lợi Đó là

mâu thuẫn nội tại

« Được gọi là âm khi âm lẫn dương, gọi là dương khi dương lấn âm » -_ Âm dương vừa mâu thuẫn vừa tương đồng, không cái nào phụ thuộc cái nào Đạo điều hòa, hợp nhất và chi phối lẫn nhau làm cho âm dương không rời nhau

Trang 14

- Con người là một tiểu vũ trụ Thực thể con người là sản phẩm của nguyên lý âm

dương: Luôn có luật quân bình trong mọi vật (gọi là thường đạo, trung đạo hay trung dung)

b Các cặp mâu thuẫn

- Mau thuẫn nhưng nương tựa nhau để tồn tại Sáng nương tối mà có, thiện nương ác mà có

- _ Mâu thuẫn nào cũng chứa đựng lẫn nhau: trong âm có dương, trong dương có âm

-_ Chuyển hóa lẫn nhau: cái này biến thành cái kia Âm biến thành dương và dương

biến thành âm - Quan hệ ngang nhau: không cái nào hơn cái nào, không cái nào trọng hơn cái nào -_ Các cặp mâu thuẫn bị cái thứ ba khống chế làm cho nó không tách rời nhau mà

thống nhất với nhau (tam nguyên) -_ Sự tác động hai chiều là nguyên nhân của mọi sinh hóa

Hai yếu tố mâu thuẫn, tác động lẫn nhau tạo nên sự biến hóa: Tối cũng cần mà sáng cũng cần, nắng cũng cần mà mưa cũng cần; mạnh cũng cần mà yếu cũng cần; Tội ác, cái xấu cũng cần để cho người ta thấy cái tốt

-_ Chân lý không thể chứng minh, chỉ có thể khêu gợi mà thôi "Nói là không biết,

biết thì không nói” Điều đó đã ăn sâu vào lỗi sống của người Phương Đông Họ sống kín đáo, tế nhị, khêu gợi, thi vi

Uống trà thành *trà đạo”, chơi hoa thành "hoa đạo” Những cơ sở triết học này đã chi phối tâm lý của người Phương Đông

1.2 CÁC TU TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VỀ NHÂN CÁCH

1.2.1 Thiên địa nhân hợp nhất

"Thiên - địa - nhân” hợp nhất là trời, đất, người hợp thành một Quan niệm cho rằng thiên can có nguồn gốc từ trời: chủ động thể hiện hành vi, lộ

ra bên ngoài, thể hiện sự đơn thuần, dễ nhận biết.

Trang 15

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI

Địa chí có nguồn gốc từ đất, có sự tiềm ẩn, thể hiện sự phức tạp, khó nhận biết

Khi thiên can có sự phối hợp thì địa chí là gốc của thiên can, thiên can là ngọn của địa chí: can chỉ năm sinh con để xác định mệnh của từng con người

Về cơ bản con người mang những thuộc tính của vũ trụ

Mạnh Tử cho rằng: Khi phát triển hết tính mình, con người có thể biết trời mà còn

hợp với trời làm một Người nào phát triển hết lòng thì đã có được đức nhân Lòng vị kỷ, vụ lợi mất đi thì không còn khoảng cách giữa con người và vũ trụ, có nghĩa là ta đã hòa vào vũ trụ

Về mặt sinh học, năng lượng vũ trụ của trời đi xuyên qua luân xa 7 (bách hội) rồi xuống tủy sống, còn năng lượng của đất qua luân xa 1 lên phía trên, theo đường tủy sống

Theo triết học Phương Đông, trời được xem là dương và đất là âm Nhờ có năng

lượng âm dương của trời đất mà con người có nắng lượng của Trời - Người - Đất, thể hiện nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất

Trong đời sống xã hội người ta luôn nói: thiên thời, địa lợi, nhân hòa để nói lên sự hợp

nhất của ba yếu tố trời, đất và con người

Ảnh hưởng của trời đến con người và xã hội loài người được thấy một cách rõ ràng

Trời có các hành tinh, mặt trời, mặt trắng, nhiều ngôi sao, đặc biệt 5 ngôi sao: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý con người Chính mặt trời, mặt trắng, các hành tinh đã có ảnh hưởng đến thời tiết, nhiệt độ, tâm lý con người

Về đất, người ta hay nói đến địa linh Đó là những vùng đất ảnh hưởng mật phần đến bệnh tật, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm, tính cách, năng lực của con người và cộng đồng

người Ở Việt Nam, một số nơi như: Chùa Hương, Tam Đảo, Núi Tản Viên, Côn Sơn, Hồ

Tây, Ngũ Hành Sơn, núi Yên Tử, Hồ Hoàn Kiếm là những địa linh Tần tại trong không gian và thời gian có lưỡng nghi gọi là âm và dương Âm dương giao hòa nhau, biến hóa khôn cùng trong vũ trụ từ đó sinh ra vạn vật

Âm dương đóng vai trò xoay chuyển không bao giờ ngừng Chúng cùng tồn tại, nhưng độc lập với nhau, mâu thuẫn nhưng không triệt tiêu nhau để sinh hóa vô cùng

Âm - dương dùng để biểu hiện trong thế giới hữu hình lẫn thế giới vô hình (tư duy,

tâm linh, tâm hồn), chúng có trong vạn vật dù có nhìn thấy hay không nhìn thấy

Trang 16

Triết học Phương Đông cho trời là dương và đất là âm, đàn ông là dương, đàn bà là

âm Đối với đàn ông mặt trước là âm mặt sau là dương và đàn bà thì ngược lại Trong cơ

thể con người nơi nào cao là dương, nơi nào thấp là âm Trên dương dưới âm, thịt âm,

xương dương

Âm dương còn thể hiện trong môi trường Cái gì nhẹ, lỏng, mầm, nhiều nước là âm và

trái lại là dương Những lực hướng tâm đi xuống là dương, những lực nhẹ bốc lên, thoát

ra, mở rộng là âm Tất cả mọi vật đều có âm có dương Không có vật nào là tuyệt đối dương hoặc tuyệt đối âm Quả đất so với mặt trời là âm, nhưng so với mặt trắng lại là dương

Những vật có hình thể theo phương thẳng đứng, lực ly tâm chiếm ưu thế đầu là âm,

các hình có phương nằm ngang, lực hướng tâm có ưu thế là dương Màu nào cho ta cảm giác nóng, ấm áp hơn là dương, mát lạnh là âm Mùi cũng có âm dương Ví dụ: vị chua là cực âm, vị cay là cực dương

Âm dương không những là hai mặt đối lập mà dựa vào nhau và phân loại theo một

quy luật nhất định Vạn vật và con người không có cái gì là không có âm dương Âm dương vừa dựa vào nhau vừa tác động lẫn nhau Không có âm thì không có dương và

ngược lại Âm dương ở thế cân bằng động, cái này giảm thì cái kia tăng: hết ngày lại

đêm, hết nóng lại lạnh, âm dương chuyển hóa cho nhau Âm tiến đến cùng cực sinh dương, dương tiến đến cùng cực sinh âm Con người không chi bi chi phối của quy luật âm dương mà còn bị chỉ phối của quy luật ngũ hành

Học thuyết cổ đại Phương Đông cho rằng thế giới là do năm loại vật chất cơ bản tạo

thành: mộc, thổ, hỏa, kim, thủy Sự phát triển về biến hóa của các sự vật hiện tượng

(trong đó có con người) trong tự nhiên đều là kết quả 5 loại vật chất khác nhau vận động và tác động lẫn nhau Học thuyết ngũ hành được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống

Đặc tính của ngũ hành: Mộc có đặc tính mọc lên và phát triển Hỏa có đặc tính nóng, hướng lên trên

Thổ có đặc tính nuôi lớn, phát dục

Kim có đặc tính thanh tĩnh, thu sát

Trang 17

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI Em

Thủy có đặc tính lạnh lšo, lắng xuống dưỡi Người xưa quy định các thành phần của can và chi đều có âm, dương

Âm mộc là cây cỏ, có vẻ đẹp kiều diễm, tính yếu mềm

Dương hỏa là hỏa của mặt trời, chiếu sáng muôn nơi, vạn vật, tính mãnh liệt

Âm hỏa là lửa của nến, chiếu sáng trong nhà, tính mềm yếu, có đức hy sinh vì

người Dương thổ là đất trên thành, cứng, hướng dưởng, dưỡng dục cho vạn vật, có đặc tính là cao thượng

Âm thổ là đất của ruộng vườn, có chức năng nuôi dưỡng cây cối và ngăn nước, mềm mại và ẩm ướt, ở thấp, hướng về âm, đưa lại hạnh phúc cho mọi người

Dương kim là kim loại của mũi kiếm, tính cứng khỏe, sát phạt, có đặc tính cudng

trực

Âm kim là ngọc quý dùng để trang trí, sáng trong, ấm, có đặc tính là nhu nhược Dương thủy là nước của sông, hồ, biển chảy khắp nơi không ngừng, tính mạnh mẽ, thông suốt

Trang 18

- _ Âm thủy là nước mưa có khả năng biến thành khí, yên tĩnh, mềm yếu, có khả năng

nuôi nãng vạn vật

Con người là tiểu vũ trụ, là một sinh vật - vô cùng phức tạp, vừa đối lập vừa thống nhất Con người chứa trong nó nhiều thông tin tự có và thu nhận tử bên ngoài, đồng thời có khả năng phát thông tin Chức năng này chịu ảnh hưởng của âm dương ngũ hành Giữa người và vũ trụ có sự cảm ứng qua lại Đó là quan hệ giữa khí âm dương ngũ hành của trời đất tương sinh tương khắc, tưởng chế, tương hóa với con người Quan niệm thiên - nhân cảm ứng mãi đến thời “Tay Han, Đổng Trọng Thư mới chính thức đề xuất”

Các thiên tử ngày xưa lập đàn tế trời là xuất phát từ quan niệm thiên - nhân cảm

ứng Người xưa tin rằng trời có thể thấu hiểu được ý người Do đó, người ta cúng bái cầu xin để trời phật giúp đỡ

Âm dương ngũ hành là loại vật chất vô cùng tinh vi, chúng ta chưa thể biết về nó Người xưa đã dùng cách sắp xếp thiên can địa chi của giờ, ngày tháng, năm sinh của con người - Nó là thứ giao biến của đời người, chứa chất nhiều kịch tính phong phú, mang tính chất dự báo cho tương lai con người và cộng đồng

Âm dương cũng thể hiện trong tâm lý con người Chia 3 loại người: người âm, người dương và người trung tính

Người âm tạng có các đặc điểm về âm trội hơn, người dương tạng thì các đặc điểm

về dương trội hởn Có thể dựa vào vẻ mặt, hình dáng, giọng nói, dáng điệu, cử chỉ và

tính tình để chia ra các loại người đó

Người dương tạng dễ bị kích thích, nhiệt tình, sôi nổi, thân hình to khỏe, sắc mặt tươi tắn, giọng nói to Người âm tạng thì khí chất lãnh đạm, trầm tĩnh, da ướt, mát, sắc mặt xanh, giọng nói nhỏ, tròng mắt đen hướng lên cao Ngoài ra, có loại người

Trang 19

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI Era

Người mệnh kim ăn nói nghĩa khí, nếu kim vượng thì tính cách cương trực

Người mệnh hỏa thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, hay thích nói lý

luận nhưng nếu hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc

Người mệnh thổ là người trọng chữ tín, nói là làm Nhưng thổ vượng thì tính hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ mất thời cơ

Người mệnh mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng bao dung, nhưng mộc vượng thì tính cách bất khuất Loại người này thích hợp với nghề nghiệp quân sự và công an.Người mệnh thủy thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt, như nước chảy người mệnh thủy là người trí tuệ, thông minh ham học, nếu thủy vượng thì tính tình

hung bạo, dễ gây ra tai họa

Đặc tính của ngũ hành là tương sinh, tương khắc Trong con người cũng có năm chất khí đó nên cũng sinh tương khắc

Tương sinh: Kim sinh thủy

Thủy sinh mộc Mộc sinh hỏa

Hỏa sinh thổ Thổ sinh kim

Tương khắc: Kim khắc mộc

Thủy khắc hỏa Mộc khắc thổ Hỏa khắc kim Thổ khắc thủy

Nếu trong đời một người, ngũ hành tưởng sinh nhiều sẽ tốt, tương khắc nhiều sẽ xấu Đồng thời dựa vào số lượng trong 4 tiêu chí để biết được tính tình và con đường đời của người đó

Như vậy để dự đoán tâm lý của con người và hoạt động của con người sẽ diễn ra như thế nào, cần phải xác định được thành phần các hành trong mỗi người

Trang 20

Ví dụ: Người sinh giờ mão, ngày 7 tháng 3 năm 1964 có thể đổi ra can chỉ: quý mão, định dậu, mậu thìn, giáp thìn Từ đó đổi ra âm dương ngũ hành:

Giờ quý mão Âm thủy + âm mộc Ngày đinh dậu Âm hỏa + âm kim Tháng mậu thìn Dương thổ + dương thổ

Năm giáp thìn Dương mộc + dương thổ

Dựa vào tính chất tương sinh tương khắc của ngũ hành xem xét để biết sự tương hợp hay không tương hợp tâm lý vợ chồng, những người trong gia đình hay một nhóm

xã hội

1.2.2 Người Phương Đông không có triết học theo nghĩa

thông thường mà chỉ có đạo học

Người Phương Đông theo nhất nguyên luận Nhị nguyên là phân chia các vật trong đời

ra làm 2 phần biệt lập nhau, mâu thuẫn nhau để tiêu diệt lẫn nhau: Thiện - ác, tâm - vật, tĩnh - động

Tư tưởng nhất nguyên luận quan niệm sự vật nào cũng có 2 bề: bẻ mặt và bề trái

Cho rằng, cả hai là một, không thể tách rời nhau: cả Nho và Lão đều quan niệm như vậy Tư tưởng Phương Đông thiên về đạo học hơn triết học

1.2.3 Người Phương Đông trọng phẩm hơn là lượng

Người Phương Đồng lấy "tận thiện” là lý tưởng Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến "phẩm” Do đó, nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hóa, không bằng

ngày xưa Những công trình văn hóa, mỹ nghệ, thở văn, mỗi ngày bị mai một đi cùng với văn

minh lượng, tôn sùng tiễn bộ vật chất Tại sao trong thời đại văn minh mà thấy cái gì cũng sa sút

Ngày xưa do khoa học kỹ thuật lạc hậu nên sống nghèo nhưng các giá trị văn hóa, tỉnh thần, mỹ thuật, văn chương, lý luận, tôn giáo đã đến tận thiện, tận mỹ Ngày nay về mặt lượng thì thấy có tăng, nhưng phẩm thì sa sút

Trang 21

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI EE

1.2.4 Nhân cách người Phương Đông thích sự im lặng hơn

là nói ra

Ý tại ngôn ngoại, ý ở ngoài lời nói

Người Phương Đông dùng tượng trưng qua chữ hình tượng trong kinh dịch, trong

nhạc, họa, ngụ ngôn Chẳng hạn, dùng tượng bát quái để làm nền tảng cơ bản của

Kinh Dịch:

1.2.5 Các quy luật vũ trụ chỉ phối cá nhân và cộng đồng

a Tử vi và Độn giáp có những quy luật sâu xa chi phối con đường phát triển của cá nhân

-_ Tử vi cho ta biết con đường phát triển bên trong của từng con người -_ Độn giáp cho biết con đường phát triển bên ngoài của các cá nhân

Đây là loại quy luật mang tính khả năng, trong quan hệ bổ sung, ngẫu nhiên và tất yếu, mang tính chủ quan và khách quan Ý chí chủ quan của con người góp phần quyết định

b Vũ trụ còn có những quy luật chỉ phối cộng đồng Nhưng những quy luật này còn mang tính khả năng, tính khách quan kết hợp với chủ quan Hiểu được mệnh của cá nhân và cộng đồng - còn phải hiểu đến thân - cái tạo nên ý chí

Trang 22

1.2.6 Con người là tiểu vũ trụ

Con người về cơ bản mang những đặc tính của vũ trụ Những đặc tính này chỉ phối sự phát triển của con người Trong con người có đại ngã và tiểu ngã

-_ Đại ngã: là cái đạo thấm vào người Đó là cái không tôi: cái nó - cái vô thức

-_ Tiểu ngã là cái tôi: cái tiểu ngã là phụ, đại ngã có vai trò chính

«Con người thường hay quên cái đại ngã của mình, mà sa quá mức vào tiểu ngã Đó là nguyên nhân làm suy đồi đạo lý làm người

Con người sống lành mạnh phải biết dung hòa giữa đại ngã và tiểu ngã Con người

nhận biết được tiểu ngã qua cảm giác và tư duy Nhưng đại ngã khó nhận biết được Có những phương pháp tiếp cận của cận sinh học, cận tâm lý học, cận vật lý học để tìm hiểu đại ngã

Con người cũng là một hệ thống mở, liên hệ với vũ trụ bao la, nên con người cần biết được các thông tin của vũ trụ

Nhịp sinh học của con người và trái đất chịu ảnh hưởng của mặt trăng và vũ trụ Trong con người có 365 kinh lạc và 365 khớp, phù hợp với 365 ngày trong 1 năm - Quy luật con số: chi phối con số 2 và 5 (2 mắt, 2 chân, 2 tay, 5 ngón tay) -_ Trẻ em sinh ra vào những giờ Mão (mùa đông), giờ Dậu (mùa hè), giờ Tý (mùa

thu), giờ Ngọ (mùa xuân) thì hay khóc vào ban đêm (khóc dạ đề), ít ngủ, đạp giẫy Người xưa cho rằng trẻ sinh vào những giờ này khóc 100 đêm mới thôi Đứa trẻ sinh vào thời điểm trên, đến đâm khí âm bao trùm lên môi trường, tạo nên sự mỏi mật của trẻ, gây cho chúng khóc

-_ Người ta giải thích rằng giờ Mão (mùa đông), giờ Dậu (mùa hè) quả đất chuyển động dọc theo mặt trời

-_ Giờ Ngọ (mùa xuân), giờ Tý (mùa thu) quả đất trước và đi sau mặt trời Lúc nay quả đất ít chịu ảnh hưởng của vũ trụ ngoài hệ mặt trời theo hướng vận động của mặt trời trong vũ trụ

Trang 23

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI EEN

1.2.7 Đời sống tâm lý con người phải cân bằng không quá thái

-_ Trong cuộc sống xác thịt và tâm linh phải hài hòa Nghĩa là âm dương phải điều

hòa: tâm linh là dương, xác thịt là âm

-_ Âm dương biến đổi theo quy luật: âm phát triển cực đại sang dương Dương phát

triển cực đại sang âm Như vậy, mọi sự quá thái sẽ chuyển từ cực này sang cực kia, không tạo nên sự cân bằng

- Mọi sự quá thái sẽ gây cực đoan Ăn uống không điều độ sẽ tạo con người có khuôn mặt khác đi

-_ Sự tiến hóa là một quá trình vận động của âm - dương biến đổi nhau:

Âm sinh - âm tưởng

Dương sinh - dương tướng

Âm cực - sinh dương

Dương cực - sinh âm Người xưa thường nói: Không ai giàu 3 họ, không ai khó (quá) 3 đời Thịnh rồi suy, suy rồi thịnh Đó là quy luật của sự tiến hóa

Theo cổ nhân:

« Thời kỳ dương thịnh từ năm 2196 (trước công nguyên) đến năm 504 khoảng 2700 năm

« _ Thời kỳ âm thịnh tử năm 504 đến năm 3204 (2700 năm)

Sự sống chết là quá trình âm tụ và dương tán Sự ra đi (cuộc sống) là âm tụ

Trở về (cái chết) là đương tán

Con đường tiến hóa của con người là từ đại ngã đến tiểu ngã rồi từ tiểu ngã đến

đại ngã Tức là con đường đi từ tiên thiên đến hậu thiên (cõi trần) rồi sau đó từ hậu

thiên đến tiên thiên (cõi trời)

Trang 24

1.2.8 Sự sáng tạo của nhân cách (con người) là tạo nên ý

thức thuần khiết hay còn gọi là minh triết

Sự minh triết nhờ siêu thiên định “Oo những tài hoa dù là nhà tôn giáo, nhà triết học vĩ đại hay nhà chính tri, nha

khoa học kiệt xuất hay nhà nghệ thuật, ít hay nhiều họ cũng có được sức mạnh và một số công năng của thiền đưa lại mặc dù bản thân họ không nhất thiết tọa

thiền Tọa thiền là phương pháp tốt để khai thác và phát huy trí năng và thể năng tiềm ẩn của con người Nó có thể cải tạo những người có nhân cách thấp kém thành

những người có nhân cách cao quý Thiền làm cho những người có thiên phú thấp trở thành ưu tú”

Ý thức thuần khiết là cội nguồn của mọi sáng tạo hài hòa cũng như trong bông hoa

chất nhựa làm cho cây phát triển Bằng sự hỗ trợ của tự nhiên để hành động Sự

thanh thản trong tâm hồn con người sẽ có những tư tưởng hoạt động có hiệu lực và

làm việc sẽ có kết quả hơn

Trong trạng thái đó con người sẽ phát ra những sóng sinh động và hài hòa với môi trường xung quanh

Các phật gia cho rằng niệm chú, cầu kinh có tác dụng kỳ diệu Nếu người niệm chú thành tâm, lâu ngày sẽ phát sinh linh cảm tăng cường trí tuệ, tăng tuổi thọ, tăng đức

độ Niệm chú có thể dẫn tới rung động các khí quan trong cơ thể người, có thể chữa

bệnh cho bản thân và cứu người

1.2.9 Sự ổn định trong một thời điểm và sự biến đổi theo

thời gian của nhân cách

-_ Xét về một thời điểm của ngũ hành: ^ um

« Thé sinh kim

Trang 25

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI

Các yếu tố tương khắc:

Thủy sinh mộc Mộc sinh hỏa

Hỏa sinh thổ

Kim khắc mộc

Mộc khắc thổ Thổ khắc thủy Thủy khắc hỏa

Hỏa khắc kim

"ay ™

(oe me ask

GS Quan né twong sink

(Ge Quan hệ trơng khác

1.2.10 Đặc điểm nhân cách của con người theo ngũ hành

a Người Mộc Người hành mộc: ứng với quả chấn, tốn, tượng động, tượng phong

Người gầy, da xanh, khí sắc thanh tú Tính tình sôi nổi, hiếu động, thuộc nhân

cách hướng ngoại, tư duy sắc bén, có khả năng giao tiếp rộng, dễ thay đổi theo hoàn cảnh, thiếu kiên trì

-_ Mộc vượng: năng động, liều lĩnh, can đảm, hay nổi giận, hay nói Trong mở thấy cảnh đánh nhau, cây xanh tưới, rừng và các vật màu sáng

-_ Mộc suy: thụ động, nhu nhược, không dám hành động, bi quan, chủ bại Trong mơ

thường thấy bị rượt đuổi, bị đánh đập không chống lại nổi, thấy cây lá úa

b Người Hỏa Hành hỏa (quẻ ly) tượng trưng cho lửa, mặt trời Người hành Hỏa mặt đỏ, thân hình chắc nịch, mắt sáng, động tác nhanh nhẹn Tính tình nhiệt tình, dũng cảm, có tinh thần tiến thủ, dễ kích động, tư duy nhanh, có óc sáng kiến, hướng ngoại mạnh

Trang 26

Hỏa vượng: sôi nổi, nóng nảy, cuồng nhiệt, hay cười vô cớ Trong mở thấy mau sắc đỏ tươi như máu, thấy lửa, các vật màu đỏ rực

Hỏa suy: tinh thần bất ổn, hay lo lang, thiếu sáng suốt Trong mơ thấy vật tái

xanh, trắng bệch hay đỏ bầm Người Thổ

Hành thổ (quẻ khôn, quẻ cấn), tượng trưng cho đất, cho núi Người mập, da vàng Tính tình khoan dung, đôn hậu, lễ phép, thực dụng, ý chí kiên định, tư duy chậm, phản ứng kém nhạy bén, an phận, hướng nội

Người hành thổ âm dương quân bình

Thổ vượng: vô tư, hay hát, trong mơ thấy cảnh vật màu vàng tưởi Thổ suy: ưu tư, hay nghĩ ngời, hay thương nhở, trong mơ thấy cảnh vàng tía Người Kim

Hành Kim (quẻ càn), tượng trưng cho kim loại, cho vũ khí, đồ trang sức Người hành Kim mặt vuông, mắt sáng, trẳng, thanh tú Tính tình rộng rãi, kiên định, nhìn xa trông rộng, khả năng tự lực cao, trọng tín nghĩa, thận trọng, có năng lực tổ chức, có lòng tự trọng cao

Kim vượng: hay trầm tính, biết chịu đựng, kiên nhẫn ôn hòa, trong mơ thay vat

trắng bóng

Kim suy: hay buồn rầu, hay khóc, trong mơ thường thấy mau trang béch hay thay

bay bổng lên cao

Người Thủy

Hành Thủy (quẻ khảm), tượng trưng cho nước Người hành thủy mặt đen, mắt sâu, tai to, xương ít, thịt nhiều Tính tình có lòng nhẫn nại, tình cảm phong phú, thông minh, đa mưu, hướng nội

Thủy vượng: có ý chí mạnh Thủy suy: hay sợ hãi, hay rên rỉ, trong mở thấy lạnh lễo, thấy nước, hay cảnh vật màu đen

Trang 27

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI | 19 |

1.3 NHỮNG BIỂU HIEN CUA NHÂN CÁCH DƯỚT

DẠNG TRƯỜNG SINH HỌC - VẬT LÝ

1.3.1 Khái quát về những biểu hiện của nhân cách

Nhân cách thể hiện qua hình dạng và độ sáng của năng lượng tỏa ra từ con người

Năng lượng bao quanh cơ thể sống, tỏa ra màu vàng trên đầu và lan ra khắp cơ thể

Tư tưởng càng thanh cao thì càng sáng

Tính cách ích kỷ giống như cái mộc

Tư tưởng hiếu kỳ cao độ có dạng xoắn màu vàng

Sự tức giận, kéo dài có hình mũi tên nhọn, màu đỏ

Tiếng cười hồn nhiên của trẻ em là đường con màu hồng Sự ghen tuông có hình con rẳn và màu nâu sạm

Tiếng cười thân ái có làn sóng tròn đẹp, màu vàng hoặc xanh

Tiếng cười bỉ ổi có màu xám

Thái độ nhăn mặt có hình mũi tên đỏ bầm bên trên

Tiếng cười ích kỷ có dạng vũng bùn sôi sùng sục

Tư tưởng sủng ái có dạng đóa hoa màu xanh lá cây hay hình tháp có đỉnh hướng lên trên

Các năng lượng tỏa sáng có thể giao thoa nhau: khi 2 người yêu nhau thì vòng tỏa sáng sẽ thành hình vòng cung nối 2 quả tim với nhau

1.3.2 Nhân cách và vấn đề khai mở luân xa

Luân xa là nơi tập trung tiếp xúc nguồn năng lượng con người và vũ trụ Các điểm này hút được năng lượng vũ trụ được gọi là luân xa (bánh xe quay) Vì năng lượng đi vào cơ thể con người nên cảm giác các điểm này quay

Trong con người có: « 21 sóng năng lượng tạo ra đại huyệt

Trang 28

« Giao thoa 14 sóng tạo ra trung huyệt « Giao thoa 7 hoặc nhỏ hơn 7 huyệt tạo thành châm cứu -_ Có 6 luân xa được khai thác:

» Luân xa 7: nằm trên đỉnh đầu, tại huyệt bách hội, làm tăng sinh lực và thần kinh con người

» luân xa 6: nằm giữa trán, liên quan tới vỏ não,

làm tăng cường năng lượng thần kinh và hoạt

động chân tay « Luân xa 5: ở cột sống ngang vai, liên quan đến

« Ngoài ra còn luân xa 1: ở giữa hậu môn và cơ quan sinh dục, ở người bình

thường không nên khai thông nó

1.4 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG

1.4.1 Tính thiện trong nhân cách người Phương Đông

Người Phương Đông đề cao tính thiện Mọi tu thân, xử thể, chính trị đầu hướng tới thiện

- 423 Idi Phat dạy được ghi trong Pháp cú kinh đều nói về tính thiện - 550 bai nói của Khổng Tử trong Luận ngữ đều đề cập tới tính thiện

-_ 81 chương của Lão Tử trong Đạo đức kinh phần lớn đầu nói đến thiện

-_ Tính thiện trong việc tu thân: Lão Tử cho rằng: "Ta có 3 vật báu thường ôm giữ: một là tử, hai là kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ

Trang 29

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CỦA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI Ea

Từ là tử bi hiền lành, rộng lượng thương kẻ khác là người mạnh Mạnh là thẳng được mình Như vậy thì không có kẻ thù Sức mạnh của người quân tử là tự thẳng vậy Kiệm: biết chi tiêu hợp lý, không phung phí là người có tấm lòng rộng mới làm nổi Họ không thái quá, vì thái quá sễ gây ra tội ác

Không dám đứng trước thiên hạ: không tranh giành địa vị để được ngồi cao Còn việc có được vị trí trong xã hội hay không là phải được sự công nhận của tự nhiên, chứ không do mình tranh giành mà có"

Biết đủ trong cái đủ thì luôn đủ, phải dứt bỏ lòng tham, biết dừng đúng lúc Sống giản dị chất phác, ít riêng tây, ít tham dục

Biết người là trí, biết mình là sáng Thắng người là có sức, thẳng mình là mạnh

Biết đủ là giàu

Trong quan hệ con người phải biết lúc cương lúc nhu Nhưng nhu thương thành

công Ngay cả lúc đấu tranh cũng phải lựa lời mà nói cho dịu mềm Lấy mềm thang

cứng, lấy nhu thẳng cương mới là biết lễ đời

* Hãy tự thấy mình là điều kiện tiên quyết dẫn đến thiện Thắng mình rất khó thực hiện Phải tự rèn mình, bỏ bớt dục vọng

« _ Phải sống thanh thản, tâm chính thì không gì phải lo sợ » _ Phải giữ tâm thiện, tâm có thiện thì mới sáng nhân lễ nghĩa trí tín « _ Biết nhận ra sự cuồng dại, sai lầm của mình để sửa chữa đó là người có trí « Hãy từ bỏ tham vọng thấp hèn, dứt bỏ tật xấu: tham lam, oán giận, kiêu căng,

hám danh lợi, dục vọng làm hại con người

1.4.2 Tính nhân

khổng Tử quan niệm trong con người cần có 5 đức tính: nhân, nghĩa, lễ, trí tin Nhân là gốc, đứng đầu trong các điều thiện của con người

Nhân: nhân ái - yêu người, yêu vật, đó là lòng tự nhiên, bình thản Nhân là trung,

là đạo đối với người, với nước, với mình.

Trang 30

Nhân còn là hiếu đễ Đó là lòng kính yêu cha mẹ, người lớn Nhân cũng bao gỗm có nghĩa

Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính lợi cho mình, cũng không cần biết hậu quả ra sao

Lễ cũng là một bộ phận của nhân Lễ là ngọn, nhân là gỗc «Người không có đức nhân thì lễ làm gì ? »

1.4.3 Tính hòa nhập trong nhân cách của người Việt Nam

Tính hòa nhập là một đặc điểm trong nhân cách của người Việt Nam xưa

Sự hòa nhập thể hiện trong mối quan hệ với xóm làng, trong sự giao lưu của 54

dân tộc Việt Nam, với các nước lân bang Người Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng : mọi người giúp đỡ lẫn nhau khi tối lửa tắt đèn, thậm chí người Việt Nam còn coi láng giềng hởn cả anh em xa : bán anh em xa, mua láng giéng gan

Các lễ hội làng, lễ làng, tổ chức các cuộc thi : thi nấu cơm, thi đua thuyền, thi choi

gà, chọi trâu Đó là những dịp để mọi người được hòa nhập vào văn hóa cộng đồng Người Việt Nam với thiên nhiên, trời đất Mái đình, cây đa, bến nước luôn ghi đậm trong tâm trí người Việt Nam Cảnh những ngôi chùa, hồ nước, hoa sen, hòn non bộ, cây đa, cây bö đề, cây tùng, cây bách những kiến trúc đình, chùa thường thể hiện trong nguyên lý âm dương ngũ hành

Như chùa Một cột: có một cột tròn ở dưới, hình vuông ở trên thể hiện âm trên dương dưới Mỗi ngôi chùa đều có gác chuông - chuông càng ngân vang xa bao nhiêu thì tử bi của đức phật càng thấm sâu vào chúng sinh bấy nhiêu Chùa có 4 mái, có 1 nóc là ngũ hành, có 3 cửa gọi là tam quan (nghĩa là khổ, vô thường, vô ngã) Đã bước vào tam quan là đi vào cõi phật, thoát khỏi trần tục, con người thanh thản

Đàn tế trời ở Huế gọi là đàn Nam Giao Đàn tế lộ thiên gồm 3 tầng bệ chồng lên nhau Tầng dưới hình vuông màu đỏ, thể hiện yếu tố nhân (Người, con đẻ xích tử),

tầng giữa hình vuông, màu vàng (thể hiện đất), tầng bệ trên cùng hình tròn màu

xanh tượng trưng cho trời : ba tầng đó thể hiện thiên - địa - nhân hợp nhất

Trang 31

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH CÚA PHƯƠNG ĐỒNG CO ĐẠI EZ

Đồ đặt trên bàn thờ Phật hoặc tổ tiên cũng thể hiện âm dương ngũ hành : bát hương thể hiện hành thổ, cây đèn thể hiện hành hỏa, lọ hoa thể hiện mộc, ngũ quả

thuộc hành kim, rượu nước hành thủy

Trong mâm ngũ quả cũng thể hiện ngũ hành : cam, quýt đỏ: thuộc hỏa, chuỗi vỏ

xanh: mộc, bưởi vàng thuộc thổ, na ruột trẳng thuộc kim, hồng tía (đen) thuộc thủy Trong nhân cách người Việt muốn hòa nhập với thiên nhiên, với cộng đồng, với trời đất, với tổ tiên Sự hòa nhập đó làm cho con người thanh thản, trong sáng Nếu thiếu sự hòa nhập con người cảm thấy thiếu hụt trong nhân cách, trống vắng trong nhân tâm của mình với cộng đồng

Những đặc điểm trong nhân cách người Việt Nam được đúc kết gồm 7 phẩm chất:

Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa Trên đây là những tóm lược về tư tưởng Phương Đông cổ đại có liên quan đẩn

nhân cách Việc ứng dụng những tư tưởng Phương Đông cổ đại cần thận trọng, nghiêm túc và nghiên cứu một cách khoa học.

Trang 32

lý luận; nhưng nếu Hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc Người mệnh Thổ

trọng chữ tín, nói là làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dã bỏ thời cơ Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng; Mộc vượng thì tính cách bất

khuất Người mệnh Thuỷ thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt; nễu Thuỷ

vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai họa Người phương Đông đánh giá con người qua chất là chủ yếu, lượng là phụ Người phương Đông lấy "Tâm thiện” là lý tưởng Phương Tây tôn sùng tiễn bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến phẩm chất Do đỏ nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hoá không bằng ngày

xưa

Người phương Đông đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hướng tới Thiện Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi người

Khổng Tử quan niệm về nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, LÃ, Trí, Tín

Trong đó Nhân là gốc và chỉ có người "Đại nhân” mới có Nhân

Về đặc điểm nhân cách người Việt Nam gầm bẩy phẩm chất: Yêu nước, cần cù,

anh hùng, lạc quan, sáng tạo, thương người, vì nghĩa Và đưa thêm vào một nét đặc

Trang 33

BÀI 1: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHẦN CÁCH CÚA PHƯƠNG ĐỒNG CỔ ĐẠI | 25 |

trưng nữa là sự thích ứng, hoà nhập của con người với người khác trong và ngoài cộng đồng của mình, hoà nhập với thiên nhiên

Trên đây là những nét sơ lược về tư tưởng phương Đông cổ đại có liên quan đến

nhân cách con người Nó nói lên hoàn cảnh và phương thức sống của con người

phương Đông Tuy vậy, đây chưa phải là những quan điểm, học thuyết về nhân cách

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Hãy nêu cơ sở triết học của Phương Đồng chỉ phối cách nhìn về nhân cách ? Câu 2: Những tư tưởng của Phương Đông ảnh hưởng đến quan niệm về nhân cách ?

Câu 3: Nhân cách người Phương Đông có những đặc điểm co ban nào ?

Trang 34

BÀI 2: TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM HỌC

Sau khi học xong bài này, sinh viên đạt được:

Nắm được cơ sở xuất hiện tâm lý học phân tâm cũ và mới

Hiểu được những luận điểm cơ bản trong tâm lý học phân tâm cũ và mới

Đánh giá những giá trị đạt được trong tâm lý học phân tâm Ứng dụng của tâm lý học phân tâm trong cuộc sống, hoạt động

2.1 PHÂN TÂM HỌC CŨ VỀ NHÂN CÁCH

2.1.1 Tư tưởng của S.Freud trong nghiên cứu

Học thuyết có ảnh hưởng lớn to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội Phương Tây là học thuyết phân tâm học của S.Freud

Sigmumd Freud là người Do Thái (1856 - 1939) sinh ra ở miềm Trung Tiệp Khắc, học ở Viên (Áo), làm việc ở Áo và mất ngày 23 tháng 9 năm 1939 tại Luân Đôn (Anh)

Các giai đoạn phát triển tư tưởng S.Freud

Quá trình hình thành tư tưởng của S.Freud có thể chia làm 4 giai đoạn như sau : Giai đoạn 1: S.Freud hợp tác với các nhà khoa học, đặc biệt là Brener (1893 - 1895) Ông đã cùng Brener viết cuỗn « Nghiên cứu chứng loạn thần kinh« Sau đó, ông tạo ra phương pháp điều trị mới gọi là Phân tâm học

Phân tâm học là phương pháp chữa bệnh tâm thần, trong đó ông nhấn mạnh đến tình dục là nguyên nhân chủ yếu của nhiều bệnh thần kinh và tinh thần Đồng thời tình dục cũng tham dự vào việc sáng tạo nền văn hóa nghệ thuật của nhân loại

Tóm lại, trong giai đoạn này ông hợp tác với những thầy thuốc chữa bệnh tâm thần bằng các phương pháp tâm lý học

Trang 35

BÀI 2: TRƯỜNG PHÁI PHẦN TÂM HỌC

Giai đoạn 2 (1895 - 1905): S.Freud nghiên cứu liên tưởng tự do, thôi miên và đặc biệt là giấc mơ

Về thôi miên ông đã học phương pháp thôi miên của Charcot, thầy thuốc chữa

bệnh ở Pari và dùng nó để chữa bệnh tâm thần

Về phương pháp liên tưởng tự do Đây là phương pháp chính mà S.Freud dùng để chữa bệnh Ông cho rằng những hiện tượng tâm lý như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng đều do liên tưởng ở các mức độ khác nhau Trong quá trình liên tưởng tự do, ông khám phá ra rằng có một cái gì chống lại sự liên tưởng, đó là cơ chế tự vệ

Lý giải giấc mơ: giấc mở là sự thỏa mãn ước vọng Theo ông, ước vọng là yếu tố chính tạo nên giấc mơ Giấc mơ là sự thỏa mãn việc dồn nén

Ví dụ một người đàn bà mơ giết một con chó Lý do là chồng đi ngoại tình, bà

ta nén giận Bây giờ được thỏa mãn trong giấc mơ Qua giấc mơ thỏa mãn được sự đè nén, chèn ép Nhưng ông cũng không lý giải được tất cả những giấc mơ

Giai đoạn 3 (1905 - 1920) : Trong giai đoạn này ông đã cho xuất bản : « Năm bài học về phân tâm học« (1909), « Nhập môn phân tâm học » (1917)

Đây là giai đoạn trưởng thành của S.Freud Ông đã phân biệt được ám thị do thôi miên và ám thị do phân tâm Phương pháp ám thị do thôi miên chỉ tác động bên ngoài, còn phương pháp ám thị phân tâm lại tìm cách trở về cội nguồn của hiện

tượng Người bệnh thần kinh không thể thôi miên để chữa bệnh được Trong khi đó

nếu dùng phân tâm có thể chữa bệnh được Dục vọng con người theo S.Freud có thể thăng hoa vào các lĩnh vực khác

Giai đoạn 4 (1920 - 1939): giai đoạn này ông đề cập đến vấn đề nhân cách Ông cho rằng cấu trúc nhân cách gồm có 3 phần : nó, tôi và siêu tôi

Sự phát triển tư tưởng của S.Freud có ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực khoa học : tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, triết học, đạo đức học, y học, nghệ thuật học b Sigmund Freud về mặt y học

Phân tâm học ra đời như là phương thuốc chữa bệnh tâm thần Freud đề ra 4 phương

pháp để chữa bệnh tinh thần : ám thị, liên tưởng tự do, giải thích giấc mơ, rửa tội Tất cả

Trang 36

Pa BÀI 2: TRƯỜNG PHÁI PHAN TAM Hoc

các phương pháp trên đều nhằm làm cho cái vô thức của con người được bộc lộ ra dưới dạng vô thức

Các phương pháp chữa bệnh của Freud có những thành tựu nhất định Tuy nhiên, ông

quá nhấn mạnh về nguồn gốc tình dục sinh ra bệnh tâm thần Do đó không thể giải thích được tất cả những bệnh nhân có nguồn gốc xã hội khác nhau

c Về mặt tâm lý học S.Freud xây dựng lý thuyết tâm lý học để giải thích những hiện tượng trong cuộc sống xã hội và làm căn cứ cho chữa bệnh tâm thần

Đó là các giả thuyết về năng lượng tâm thần, vô thức và cơ cấu đời sống tinh thần

+ Vê vô thức: - Khai niém v6 thức là khái niệm cơ bản trong học thuyết phân tâm của Freud Trên

cơ sở phân tích những yếu tố thực nghiệm hành vi trong thôi miên, trong giấc ngủ, giấc mơ, các liên tưởng

Theo Freud tất cả những hiện tượng tâm hồn được chia ra 2 nhóm: ý thức và vô thức Vì vậy, cấu trúc tâm lý phải phân ra hai hệ thống ý thức và vô thức Trong vô thức còn phân chia ra tiền ý thức

Vô thức là những ham muốn hay những biểu tượng bị dồn nén, kiểm duyệt Đó là

những bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm Vô thức ngấm ngầm chỉ phối,

điều khiển hành vi con người Những hành vi mà con người không thể dùng ý thức

can thiệp được, gọi là hành vi sai lạc như nói lỡ lời, sự quên hay những biểu hiện trong giấc md Những hiện tượng mà ban ngày con người không thỏa mãn thì được thể hiện trong giấc ngủ dưới những hình thức khác nhau do sự can thiệp của vô thức

Để chứng minh cho sự có mặt của vô thức, Freud đã đưa ra hiện tượng: Một người được thôi miên ngủ được nửa giờ thì tỉnh dậy và phải bò 1 vòng trong phòng Đến giờ quy định, người đó bứt rứt không yên, giả vờ đi tìm 1 cái gì đó trong phòng và sau đỏ đã bò 1 vòng trong phòng như lệnh đã ra, mặc dù anh ta tưởng mình tự làm việc này Thí nghiệm này chứng tỏ:

1 Có sự hiện diện của vô thức và chủ thể đã hiểu và ghi nhận một mệnh lệnh nhất

định Điều mà bộ máy sinh lý không làm được 2 Có sự can thiệp của vô thức vào ý thức dưới hình thức phản ứng có kỳ hạn

Trang 37

BÀI 2: TRƯỜNG PHÁI PHẦN TÂM HỌC Ez

3 Ý thức của chúng ta có thể tạo ra nhiều lý lẽ hợp lý nhưng giả tạo và bịa đặt Những lý lễ này không phải là cắn nguyên thực của hành động (mà thực sự là vô thức ngấm ngầm chỉ phối)

Nguồn gốc của vô thức: Nguồn gốc của vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật Bản năng này có trong quá trình phát triển chủng loại Ngoài ra, những ước mơ, thèm khát, dục vọng không được thỏa mãn bị đè nén tích tụ sẽ trở thành vô thức

Năng lượng của đời sống tinh thần bắt nguồn từ 2 xu hướng Eros(thần ái tình trong thần thoại Hy Lạp) và xu hướng Thatanos (theo từ Hy Lạp có nghĩa là chết)

Eros la xu hướng sống, năng lượng libido Libido là những khát vọng, khoái cảm, là những bản năng đam mê tình dục Những đam mê tình dục tạo nên nhu cầu tình dục ở mỗi con người Nhưng nhu cầu này luôn bị xã hội ràng buộc theo những chuẩn mực

nhất định Freud cho rằng bệnh nhân tâm thần chẳng qua là sự tan rã của nhân cách

do sự chèn ép các đam mê tình dục gây ra Trong đời sống con người, đam mê tình dục trở thành nguồn năng lượng quan trọng Năng lượng này bị chèn ép đòi hỏi phải được giải thoát Nếu không được giải thoát ra ngoài xã hội thì nguồn năng lượng libido sẽ thoát ngay trong chính bản thân mình Nguồn đam mê tình dục là nguồn năng lượng vô tận Nó cung cấp năng lượng cho hoạt động con người

Thatanos là xu hướng tự nhiên của cơ thể trở về trạng thái vô cở Xu hướng này được hòa trong hệ co và được hiện ra ngoài như là bản năng xâm hại, biểu hiện hành động phá phách, tàn sát, chém giết trong chiến tranh

Cả hai bản năng tình dục và bản năng xâm hại có nguồn gốc sinh vật là động lực

chính cho đời sống tinh thần của con người Song bản năng tình dục đóng vai trò

quyết định trong việc cung cấp năng lượng hoạt động của con người Mặc cảm là khái niệm trung tâm trong bản năng tình dục Nó là hệ thống biểu tượng phát sinh trong vô thức chứa chất xúc cảm ngẫm ngầm chi phối ý thức Có nhiều loại mặc cảm: mặc cảm tự ti, mặc cảm hãng hụt, mặc cảm bị thiến, mặc cảm Ơ dip Mac cam O dip được hình thành từ tuổi thở, gắn liền với tình dục tuổi thơ

Mặc cảm Ơ đíp biểu hiện ở đứa trẻ khoảng 5 tuổi những tình cảm phức hợp, vừa

khâm phục cha (đối với cháu trai) song lại rất ghét cha và yêu mẹ, muốn dành riêng

Trang 38

mẹ cho mình Đối với em gái thì ngược lại Freud cho rằng : Vua Ođíp giận bố mình là vua Lai rồi lấy mẹ mình là Rocatxơ chẳng qua là thực hiện ham muốn tình dục tuổi thơ của mình

Hang hụt là khi chủ thể gặp phải trở ngại bên ngoài hoặc bên trong làm cho chủ thể không thỏa mãn được sẽ gây ra mặc cảm hang hụt

Hang hụt có thể gây ra những phản ứng khác nhau như xâm kích Phản ứng xâm

kích chống lại sự trở ngại Nhưng nếu như sự xâm kích không thực hiện được thì nó

quay lại chống đối tượng hoặc chống lại ngay bản thân mình (tự xâm kích) Do cơ thể

có xu hướng muốn làm giảm tuyệt đối sự căng thẳng nên tự đảo lộn lại tổ chức, trở lại

trạng thái vô cơ

2.1.2 Quan điểm của Freud về nhân cách

a Cấu trúc nhân cách

Theo Freud, tâm lý con người được tạo bởi ba khối: vô thức, ý thức và siêu thức

Ứng với 3 khối đó là cái ấy, tôi, siêu tôi

-_ Khối vô thức là khối bản năng, trong đó bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm

Bản năng đó có tính chất cơ bản sau: 1 Đặc điểm chung của bản năng là bị kìm nén, nó là nguồn động lực, sức mạnh cho

những hoạt động 2 Mục đích của bản năng là hướng đến sự thỏa mãn bằng cách trực tiếp hay gián

tiếp

3 Bản năng hướng đến khách thể Thế giới bên ngoài là đối tượng để bản năng thỏa

mãn Bản năng đòi hỏi khách thể phải thỏa mãn ngay lập tức và trực tiếp 4 Chi phối toàn bộ đời sống hoạt động tâm thần của con người

Khối vô thức (cái ấy) là thùng năng lượng tâm thần chứa chất những khát vọng bản năng sục sôi

-_ Khối ý thức tương đương với cái tôi Cái tôi được hình thành do áp lực thực tại bên ngoài, đến toàn bộ khối bản năng Nó đảm bảo các chức năng tâm lý như chú ý, ghi nhớ Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại Con người phải dùng một

năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm soát những bản năng phi lý của cái ấy

Trang 39

BÀI 2: TRƯỜNG PHÁI PHẦN TÂM HỌC Era

Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho cái ấy thỏa mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể,

làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất -_ Siêu tôi: là tổ chức bên trong bao gồm tất cả phạm trù xã hội, đạo đức, nghệ

thuật, giáo dục Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt - (Ca 3 khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối Con

người lúc đó ở trạng thái bình thường Nhưng cả 3 khối này luôn xung đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần

Từ đó Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái

Freud cho rằng con người sống gồm các bản nang Xu hướng của các bản năng này luôn vươn lên chiếm đoạt những cái khác (cái tôi và siêu tôi) Cái bản năng không thể xâm lấn được cái tôi, và cái tôi là hàng rào ngăn cách cái siêu tôi và cái ấy Cơ chế ngần cách đó gọi là cơ chế chèn ép Nhưng cái bản năng không thể bị chèn ép mãi, nó tìm cách thoát ra và biến dạng bằng một hình thức nào đó, gọi là cơ chế biến dạng: bệnh tâm thần, bệnh nói lắp, nói nhịu là sự biến dạng của cái tôi bị chèn ép Trong trường hợp không thoát lên được thì nó siêu thăng Ví dụ danh họa Leona đở Vanhxi - nhà hội họa kiệt xuất đã biến cái say mê tình dục thành say mê nghệ thuật

Cái siêu tôi xuất hiện trong mỗi quan hệ của trẻ với gia đình từ những ngày đầu Cái siêu tôi thể hiện trong sự cấm đoán của cha mẹ, thể hiện trong truyền thống của thể hệ trước truyền lại cho giỗng nòi, trong dân tộc

Cơ chế tâm lý của việc hình thành siêu tôi là sự đồng nhất hóa Cá nhân đồng nhất với bên ngoài (cha mẹ, người giáo dục) Những phẩm chất đạo đức - văn hóa của cha mẹ, người lớn được trẻ em đồng nhất hóa và tạo ra những phẩm chất riêng của trẻ

Theo tâm lý học, phân tích hành động của con người diễn ra phù hợp với các lớp nhân cách được mô tả ở trên Đó cũng là bản chất của cấu trúc nhân cách

b Các giai đoạn phát triển nhân cách

Freud chia ra 4 thời kỳ phát triển nhân cách Nhân cách trẻ em phát triển từ lúc sơ

sinh đến lúc trưởng thành Các giai đoạn này trùm lấn lên nhau không có ranh giới rõ rệt

Ba giai đoạn đầu gọi là tiền sinh dục :

Trang 40

-_ Giai đoạn lễ miệng (Oral) có tử lúc trẻ mới sinh Trong giai đoạn này trẻ tìm thấy

khoái lạc với việc mút vú mẹ và các động tác quanh vú cũng như các hoạt động

quanh lỗ miệng Trẻ có thể dùng ngón tay sờ mó hoặc cho vào miệng để thỏa mãn lạc thú Các đồ vật xung quanh trẻ đều là đối tượng để trẻ thỏa mãn lạc thú lỗ miệng Nếu trong giai đoạn này bố mẹ ngăn cản trẻ mút thì sau này sễ gây hội chứng nhân cách: nói nhiều, tham lam, ở lại, thụ động

- Giai đoạn hậu môn (Anles): thể hiện ở năm thứ 2 và năm thứ 3 ở trẻ Đứa trẻ chú

ý tập đại tiện đúng phép Bố mẹ chú ý đến đại tiện của trẻ và bài trừ những tật xấu của trẻ khi đại tiện Do đó trẻ chú ý tới hoạt động hậu môn

Freud cho rằng ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành nhân cách Có mối quan hệ giữa giai đoạn này với một số đặc điểm nhân cách trẻ Đó là kiểu người hậu môn: tính chất kiểu người này là tự yêu, tự mâu thuẫn, khuôn phép, phục tùng, bị ép buộc, kiêm chế quá đáng

- Giai đoạn âm vật và dương vật Giai đoạn này trẻ chú ý đến bộ phận sinh dục, nảy sinh tình cảm lãng mạn đối với cha hoặc mẹ khác giới Freud gọi hiện tượng này là

mac cam Ciip Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách Những biểu hiện quyến luyến tình dục này có rất sớm ở trẻ Trẻ có thể chú ý đến hình thức của đối tượng khác giới như tóc, quần áo (nhi đồng, thiếu niên) Trẻ tìm thấy lạc thú trong việc tự kích thích bộ phận sinh dục của mình Trẻ có thái độ tiêu cực đối với đối tượng tình dục Ví thế, cha mẹ trẻ luôn chú ý đến con cái Điều đó gây cho trẻ lo lắng, sợ hãi, và có phản ứng tự vệ Trong trường hợp bình thường trẻ tự vệ bằng cách đồng nhất hóa với cha mẹ Trẻ trai bắt chước các hành động và tính cách của người cha Trẻ gái lại bắt chước mẹ Quá trình đồng nhất hóa với cha hoặc mẹ Đó là quá trình xã hội hóa đứa trẻ

Ở giai đoạn này trẻ có biểu hiện hành động ác dâm và tự hành hạ mình Ác dâm thường thể hiện trong lời nói và tay: xỉ vả, cắn xé, đánh đập hành hạ đối tượng khác giới mới thỏa mãn Tự hành hạ mình làm cho mình đau đớn về tâm lý cũng như về vật lý để thỏa mãn tình dục

Trong giai đoạn tiền sinh dục, cá nhân hướng đến bản thân mình

Ngày đăng: 24/09/2024, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w