1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự luật tố tụng hình sự

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phạm Minh Lộc, Phạm Văn Cường, Lê Duy An, Phạm Sĩ Cao Huy, Đỗ Viết Nam, Võ Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Thạc sĩ Hoàng Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại học Luật Đại học Huế
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Bài viết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 5,84 MB

Nội dung

Quyềnim lặng đã được quy định từ rất lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự củanhiều nước và tỏ ra có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền của người bịtạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động tố

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐẠI HỌC HUẾKHOA LUẬT KINH TẾ - LỚP K46L LUẬT KINH TẾ

- -

TÌM HIỂU VỀ QUYỀN “IM LẶNG” TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HỌC PHẦN: Luật tố tụng hình sựGiảng viên: Thạc sĩ Hoàng Thị Huyền Trang

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2023.

Trang 2

Thành viên nhóm:

Nguyễn Thị Ngọc TrangPhạm Minh LộcPhạm Văn Cường

Lê Duy AnPhạm Sĩ Cao Huy

Đỗ Viết NamVõ Thị Tuyết NhungNguyễn Thị Phương Thảo

Trang 3

Quyền im lặng là quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự vàmột trong những biện pháp quan trọng bảo vệ quyền con người Quyềnim lặng đã được quy định từ rất lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự củanhiều nước và tỏ ra có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền của người bịtạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự Ở Việt Namhiện nay còn nhiều tranh luận về quyền im lặng, có ý kiến ủng hộ đưaquyền im lặng vào luật, số khác lại cho rằng chưa đến lúc quy địnhquyền này, cũng có những ý kiến băn khoăn, nêu ra những khó khănnếu quyền này được thực thi Nguyên nhân của sự bất đồng này mộtphần bắt nguồn từ việc chưa hiểu rõ, hiểu đúng nội hàm của quyền imlặng Bài viết phân tích nguồn gốc và bản chất của quyền im lặng, gópphần có cái nhìn đúng đắn hơn về nội hàm của quyền im lặng.

I Khái niệm, nội dung

Trang 5

Quyền im lặng là quyền của mỗi cá nhân và họ được phép giữ im lặngvà từ chối trả lời các câu hỏi trước Tòa Quyền im lặng là quyền của nghiphạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án bị can, bị cáo có quyềnim lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộcmình có tội Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trênchứng cứ Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội chođến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội Mọi lờikhai không có chứng kiến của luật sư đều không có giá trị pháp lý trừtrường hợp người bị buộc tội không cần luật sư Điều này sẽ góp phầnloại trừ tình trạng ép cung, dùng nhục hình để lấy lời khai giả.

3 Nội dung quyền im lặng trong xét xử vụ án hình sự

Thứ nhất, Tự chủ khai báo

Tự chủ khai báo là việc bị cáo lựa chọn việc khai báo mà không phụthuộc vào bất kỳ sự tác động từ các yếu tố khác, việc tự chủ khai báo lànội dung nhằm giúp cho các lời khai của bị cáo thống nhất Tại phiên tòa,tự chủ khai báo bao gồm các nội dung sau: Bị cáo giữ nguyên lời khai tạicác phiên tòa trước hoặc trong hồ sơ vụ án mà không khai thêm các nộidung khác; Lựa chọn lời khai phù hợp; Đề nghị nội dung hỏi và hỏi ngườinào

Thứ hai, Chủ động sử dụng chứng cứ

Trong giai đoạn điều tra, truy tố, vì nhiều lý do khác nhau, các chứngcứ không được thu thập đầy đủ, tại phiên tòa việc bị cáo có quyền sửdụng chứng cứ có lợi để bảo vệ mình là một nội dung của quyền im lặngvà thực tiễn một số vụ án gần đây cho thấy, khi vụ án được đẩy lên caogây bất lợi cho bị cáo thì lúc này bị cáo hoặc người tham gia tố tụng khácxuất trình chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thứ ba, Đề nghị người bào chữa thực hiện việc tranh tụng tạiphiên tòa

Bị cáo có quyền tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình,nhưng do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế và những lý do, điềukiện nhất định nên không phải bị cáo nào cũng có khả năng thực hiệnhiệu quả quyền im lặng Do đó, quy định về quyền nhờ người bào chữatham gia hỏi và trả lời là một bảo đảm quan trọng để bị cáo thực hiện cácquyền im lặng

Thứ tư, Không buộc nhận mình có tội

Chứng minh tội phạm là một quá trình, trách nhiệm chứng minh tộiphạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tại phiên tòa cócăn cứ hay không có căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội thì bị cáokhông buộc tự nhận mình có tội, đây là một nội dung quan trọng trongquyền im lặng của bị cáo

II Nguồn gốc và bản chất quyền “im lặng” trong tố tụng hình sự 2.1 Nguồn gốc:

Trang 6

  Nguồn gốc hình thành:

    Quyền im lặng bắt nguồn từ một vụ án xảy ra ở Hoa Kỳ Án lệMiranda, hình thành nên một quyền được Tư pháp Hoa Kỳ và các nướckhác thừa nhận từ đó, sau này trở nên phổ biến trong hệ thống tư phápcác nước Vụ án với tiền đề cảnh sát phải thông báo cho người bị bắt cácquyền họ được hưởng trong đó có quyền im lặng (quyền Miranda) Trởnên một trong những hình thức thượng tôn pháp luật khi bị cáo có quyềnim lặng không trả lời câu hỏi và có mặt luật sư trong quá trình thẩm vấn,đó là sự văn minh tư pháp hiện đại

Quyền im lặng tại Việt Nam:

Cho đến nay, nguyên văn thuật ngữ quyền im lặng không được đưa vào vănbản quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật Việt Nam Nhưng nội dung củaquyền im lặng đã đầu tiên được quy định trực tiếp trong Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015 (BLTTHS 2015)

Vào tháng 5 năm 2015, Các điều 41, 42 và 43 của dự thảo bộ luật Tốtụng hình sự cho phép người bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền imlặng

2.2 Bản chất

Hiện nay, trong khoa học pháp lí tồn tại nhiều quan điểm khác nhauvề bản chất của quyền im lặng dưới góc độ tư pháp hình sự

Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền im lặng chỉ là một trong những

vấn đề cụ thể của nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự đó là nguyêntắc suy đoán vô tội, tức là quyền im lặng là quyền phát sinh từ nguyên tắcsuy đoán vô tội

Quan điểm thứ hai cho rằng quyền im lặng là một trong những

quyền để thực hiện quyền bào chữa, là bộ phận cấu thành của quyền bàochữa Để bảo đảm quyền bào chữa phải có quyền im lặng Quyền bàochữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là tổng hợp các quyền mà phápluật dành cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để chống lại sự buộc tộihoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Như vậy, quyền bào chữa trướchết phải là những điều được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, cónghĩa là phải được ghi nhận về mặt pháp lí Những gì không được phápluật ghi nhận thì cũng không được coi là quyền bào chữa Cùng với việcghi nhận, pháp luật còn xác định cơ chế đảm bảo cho chủ thể (cụ thể làngười bị tạm giữ, bị cáo, bị can) thực hiện quyền này Cơ quan tiến hànhtố tụng và người tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan, cá nhân kháckhông hạn chế, ngăn cản người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyềnbào chữa Quyền bào chữa gắn liền với chủ thể bị buộc tội (người bị tamgiữ, bị can, bị cáo) được thể hiện thông qua quan hệ pháp luật hình sựgiữa một bên là nhà nước và bên kia là người bị buộc tội Nội dung củaquyền bào chữa là người bị buộc tội sử dụng mọi lí lẽ, chứng cứ, tài liệuđể chống lại toàn bộ hoặc một phần sự buộc tội của Nhà nước (cụ thể là

Trang 7

cơ quan công tố) nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệmhình sự hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

III Quy định về quyền im lặng và đảm bảo pháp lí trong TTHS

Hệ thống pháp luật trong tố tụng hình sự (TTHS) của nước ta từ trướcđến nay chưa có một quy định nào trực tiếp ghi nhận quyền im lặng củangười bị buộc tội Tuy nhiên, quyền tố tụng này đã gián tiêp được phảnánh thông qua một số quy định trong bộ luật TTHS 2003 như: Nguyên tắcxác định sự thật vụ án; quyền trình bày lời khai của người bị tạm giữ, bịcan; quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa của bị cáo

3.1 Nguyên tắc xác định sự thật vụ án

Một trong những nội dung xác định sự thật vụ án (Điều 10 bộ luật TTHS)là: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tốtụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh làmình có tội” quy định này trực tiếp khẳng định các cơ quan tiến hành tốtụng (CQTHTT) là những chủ thể có nghĩa vụ tìm ra sự thật vụ án, chứngminh sự có tội hăọc vô toọi của bị can, bị cáo Ngược lại, đói với bị can,bị cáo, pháp luật TTHS ghi nhận cho họ quyền chứng minh sự vô tội củamình Để thực hiện điều này, họ thường đưa ra những lời khai chứa đựngnhững thông tin làm vô hiệu các chứng cứ buộc tội của cơ quan điều travà viện kiểm sát Tuy nhiên, đây là quyền nên bị can, bị cáo cso thể sửdụng hoặc không sử dụng Trong trường hợp họ không muốn khai báo vìbất cứ lí do nào, họ được phép im lặng Các cơ quan tiên hành tố tụngkhông thể chuyển trách nhiệm chứng minh sự vô tội sang cho bị can, bịcáo; không được suy luận sự im lặng của bị can bị cáo đồng nghĩa vớiviệc họ thưà nhận hành vi phạm tội của mình; cũng như không được xemđây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của họ

Điều 15 Xác định sự thật của vụ ánTrách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thQm quyền tiếnhành tố tụng Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứngminh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thQm quyềntiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sựthật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứngcứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tìnhtiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

3.2 Quyền trình bày lời khai, ý kiến, tranh luận

Nhằm đảm bảo quyền bào chữa, BLTTHS ghi nhận quyền trình bàylời khai cho người bị tạm giữ, bị can (điểm c khoản 2 Điều 48,49); quyềntrình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa cho bị cáo (điểm g khoản 2 Điều50); những điều luật này khác với điều 10 BLTTHS, trực tiếp khẳng định

Trang 8

khai báo là quyền chứ không phải nghĩa vụ của người buộc tội và giántiếp thừa nhận quyền im lặng của họ.

3.3 Hạn chế và hậu quả

Hạn chế

Cơ chế bảo đảm quyền im lặng trong tố tụng hình sự có vai trò quantrọng để đảm bảo công bằng trong quá trình xét xử Tuy nhiên, cũng cómột số hạn chế mà cơ chế này có thể gặp phải, bao gồm:

1 Sự lạm dụng: Một số bị cáo có thể lạm dụng quyền im lặng để trốn

tránh trách nhiệm hình sự Họ có thể từ chối trả lời câu hỏi hoặc khôngcung cấp thông tin quan trọng cho quá trình tố tụng Điều này có thể ảnhhưởng đến khả năng của hệ thống pháp luật để tìm ra sự thật và đưa raquyết định công bằng

2 Thiếu thông tin: Quyền im lặng có thể dẫn đến việc thiếu thông tin

quan trọng trong quá trình xét xử Nếu bị cáo quyết định không làmchứng hoặc không cung cấp bằng chứng, điều này có thể làm gián đoạnquá trình thu thập chứng cứ và làm mất đi một phần của câu chuyện Điềunày có thể ảnh hưởng đến khả năng của bên kiện cáo để chứng minh sựvô tội của mình hoặc giới hạn khả năng của bên bị cáo để bảo vệ mình

3 Khả năng thao túng: Quyền im lặng cũng có thể được sử dụng

như một công cụ để thao túng quá trình tố tụng Bên bị cáo có thể sửdụng quyền im lặng để tạo ra sự bất công hoặc làm mất niềm tin vào hệthống pháp luật Điều này có thể xảy ra khi bị cáo sử dụng quyền im lặngđể che đậy hoạt động tội phạm hoặc để tạo ra sự không chắc chắn trongtòa án

4 Ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận: Mặc dù quyền im lặng là

một quyền cơ bản trong hình phạt, nó cũng có thể ảnh hưởng đến quyềntự do ngôn luận Một bị cáo có thể quyết định không làm chứng hoặckhông cung cấp thông tin vì lo ngại về hậu quả pháp lý hoặc những hậuquả xã hội khác Điều này có thể tạo ra một môi trường không hiệu quảtrong việc tìm hiểu sự thật và đối diện với trách nhiệm pháp lý Tóm lại,mặc dù quyền im lặng trong tố tụng hình sự là một yếu tố quan trọng đểđảm bảo công bằng, nó cũng có thể gặp phải một số hạn chế và lạm dụng.Hệ thống pháp luật cần cân nhắc và đối phó với những thách thức này đểđảm bảo quyền im lặng được sử dụng một cách hợp lý và công bằng

Hậu quả

Hậu quả của cơ chế bảo đảm quyền im lặng có thể có những tác độngtích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào cách mà nó được sử dụng và hệ thốngpháp luật của từng quốc gia Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra:

Trang 9

tội ác cho đến khi được chứngminh là có tội" và ngăn chặn việcbuộc tội trái pháp luật cho các bịcan hoặc bị cáo.

- Bảo vệ quyền riêng tư:Quyền im lặng bảo vệ quyền riêngtư và ngăn chặn việc buộc ngườita phải tự tố cáo chính mình hoặccung cấp thông tin nhạy cảm cóthể tổn hại cho bản thân

hoặc bị cáo từ chối trả lời các câuhỏi có thể làm trở ngại cho quátrình thu thập bằng chứng và làmgiảm khả năng tìm ra sự thật

- Sự kỳ thị xã hội: Trong mộtsố trường hợp, việc từ chối trả lờicâu hỏi hoặc không cung cấpthông tin có thể được nhìn nhận làmột dấu hiệu của sự tàng trữ hayche đậy tội phạm, dẫn đến sự kỳthị và đánh giá tiêu cực từ xã hội.Hậu quả của cơ chế bảo đảmquyền im lặng trong tố tụng hìnhsự phụ thuộc vào việc thực thicông lý và hệ thống pháp luật củatừng quốc gia Quan trọng nhất làduy trì một quy trình công bằngvà đảm bảo quyền lợi của cả bịcan hoặc bị cáo và nạn nhân trongquá trình tố tụng hình sự

IV Phạm vi quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Ở Việt Nam, quyền im lặng được hiểu như một quyền của người bịbuộc tội không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình và mặc dùkhông ghi nhận trực tiếp với tên gọi là “quyền im lặng” nhưng Bộ luật Tốtụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã ghi nhận một cách gián tiếp nhưmột quyền quan trọng của người bị buộc tội Tuy nhiên, đặt trong tổngthể các mối quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, cần nhìn nhận quyền imlặng theo nghĩa rộng hơn đó là quyền từ chối khai báo của các chủ thể màpháp luật cho phép là hợp pháp Với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ xã hộivà chứng minh tội phạm nên cần khẳng định chủ thể hưởng quyền imlặng không bao giờ thuộc về các chủ thể tiến hành tố tụng mà sẽ chỉ thuộcvề nhóm các chủ thể tham gia tố tụng Song, không phải tất cả các chủ thểtham gia tố tụng đều được hưởng quyền này và nếu có quyền này cũng cógiới hạn hưởng quyền khác nhau Do đó, có thể chia ra nhóm các chủ thểcó quyền im lặng tuyệt đối và nhóm các chủ thể có quyền im lặng tươngđối

Nhóm các chủ thể có quyền im lặng tuyệt đối

Trang 10

Quyền im lặng tuyệt đối có thể hiểu là khả năng chủ thể được hưởngquyền hoàn toàn có thể không phải đưa ra lời khai chống lại chính mìnhtrong mọi thời điểm, với mọi chủ thể yêu cầu đưa ra lời khai Với tínhchất này, quyền im lặng tuyệt đối chỉ thuộc về người bị buộc tội Tuynhiên, chúng ta chỉ đặt ra vấn đề quyền khi đặt chủ thể trong mối quan hệpháp luật nhất định và chỉ đặt ra vấn đề quyền im lặng khi đặt trong mốiquan hệ pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm Do đó,quan hệ pháp luật làm phát sinh quyền im lặng là loại quan hệ pháp luậtmà trong đó một bên chủ thể còn lại phải có nghĩa vụ, trách nhiệm chứngminh tội phạm Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, cóhai nhóm chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh tội phạm.

Thứ nhất, theo Điều 15 BLTTHS năm 2015 về nguyên tắc xác định sựthật vụ án: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng” Vì thế, trong mối quan hệ pháp luật với các chủthể tiến hành tố tụng hình sự, người bị tình nghi là tội phạm (gồm ngườibị tạm giữ, người bị buộc tội) có quyền từ chối khai báo trước những câuhỏi, yêu cầu mà nội dung mang tính bất lợi với chính họ trong các hoạtđộng lấy lời khai (tự khai, hỏi cung, phúc cung, đối chất, xét hỏi…), trongcác hoạt động điều tra khác cần có sự tham gia của người bị buộc tội nhưtrong hoạt động thực nghiệm điều tra

Người bị buộc tội không được sử dụng quyền im lặng trong trườnghợp câu hỏi được đưa ra và câu trả lời không mang tính bất lợi cho chínhbản thân người bị buộc tội khai báo Cụ thể, trong trường hợp đồng phạm,mỗi chủ thể tham gia có vai trò khác nhau và việc chứng minh vai trò củatừng người sẽ là căn cứ để xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối vớichủ thể đó Quá trình chứng minh, chủ thể tiến hành tố tụng có quyềnđược sử dụng lời khai của các đồng phạm làm một trong những nguồnchứng cứ quan trọng nhưng những lời khai của các đồng phạm với nhaucó giá trị chứng minh cao về tội phạm với đồng phạm nhưng cũng có thểhàm chứa các nội dung thể hiện sự bất lợi với chính người đưa ra lời khai.Do đó, nếu lời khai của người bị buộc tội về một đồng phạm khác dùbất lợi hay thậm chí có lợi với đồng phạm đó nhưng lại mang tính bất lợicho chính họ thì quyền im lặng vẫn được phép sử dụng Pháp luật chophép mỗi chủ thể đều có quyền tự bảo vệ chính mình và quyền im lặng làsự thể hiện rõ nét cho điều đó, BLTTHS năm 2015 cũng quy định “Ngườibị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình có tội”(Điều 15), cụ thể hơn nữa tại các Điều luật trực tiếp quy định về quyềncủa người bị tạm giữ, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị can, bịcáo đều ghi nhận việc trình bày lời khai của các chủ thể này là quyền chứkhông phải là nghĩa vụ và đều khẳng định các chủ thể này có quyền“Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khaichống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” (điểm d khoản 2Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, điểm d khoản 2 Điều 60, điểm h khoản

Trang 11

2 Điều 61 BLTTHS – Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,người bị tạm giữ, bị can, bị cáo)

Tuy nhiên cần phải phân biệt khi người bị buộc tội đưa ra lời khai vớitư cách là người bị giữ, bị can, bị cáo khác với việc đưa ra lời khai với tưcách người làm chứng, người chứng kiến vì khi đó trách nhiệm của họ làphải khai báo những nội dung mà họ biết về vụ án Trong trường hợp đó,họ trở thành nhóm chủ thể có quyền im lặng tương đối

Thứ hai, điểm a khoản 2 Điều 73 BLTTHS quy định: Người bào chữacó nghĩa vụ “Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sángtỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 5Luật Luật sư năm 2015 cũng khẳng định một trong những nguyên tắcquan trọng trong hành nghề Luật sư là “Sử dụng các biện pháp hợp phápđể bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng” Do đó, có thểhiểu người bào chữa với mục đích bảo vệ người bị buộc tội sẽ có nghĩavụ sử dụng hết các biện pháp thu thập chứng cứ hợp pháp để chứng minhnhững vấn đề có lợi cho thân chủ của mình, trong đó bên cạnh việc chứngminh vô tội thì việc chứng minh giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là bắtbuộc

Tuy nhiên, trong quá trình chứng minh đó, khả năng thân chủ của họphải trình bày về sự thật vụ án có nội dung hàm chứa việc nhận tội, hoặcbất lợi khác đối với họ cho người bào chữa có khả năng cao Do vậy, xéttrong mối quan hệ với người bào chữa, mặc dù người bào chữa là ngườibảo vệ quyền, lợi ích cho người bị tạm giữ, người bị buộc tội nhưng bằngsự đánh giá cá nhân dựa trên “niềm tin” với người bào chữa hoặc lo sợkhả năng người bào chữa sử dụng lời khai của họ để sử dụng vào mụcđích khác, không có lợi cho họ (thậm chí thuộc trường hợp người bàochữa phải tố giác tội phạm do thân chủ đã thực hiện) thì người bị tìnhnghi phạm tội vẫn có thể sử dụng quyền im lặng khi người bào chữa đặtra các câu hỏi mang tính bất lợi cho mình trong các buổi tiếp xúc chínhthức có mặt của chủ thể tiến hành tố tụng (như buổi hỏi cung, đối chất…của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc tại phiên tòa) và các buổi tiếpxúc không có mặt của chủ thể tiến hành tố tụng

Nhóm các chủ thể có quyền im lặng tương đối

Quyền im lặng tương đối có thể hiểu là khả năng chủ thể được hưởngquyền trong những trường hợp nhất định có thể không phải đưa ra lờikhai chống lại người mà họ có quan hệ thân thích Cũng giống như nhómchủ thể có quyền im lặng tuyệt đối, những người có quyền im lặng tươngđối khi sử dụng quyền của mình là khi họ đặt trong mối quan hệ pháp luậtvới các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh tội phạm

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w