1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nhóm luật quốc tế đề tài các vấn đề pháp lý về biên giới trên đất liền giữa việt nam và các nước láng giềng

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các vấn đề pháp lý về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng
Tác giả Trịnh Hồ Bình Nguyên, Văn Ngọc Duy, Lê Quỳnh Trang, Trần Kim Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại Ngữ
Chuyên ngành Luật quốc tế
Thể loại Tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Từ đầu năm2009 Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục tiến hành đàm phán 3 văn kiện: Nghị định thưphân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền và Hiệp địnhvề cửa khẩu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮKHOA QUỐC TẾ HỌC

TIỂU LUẬN NHÓMHọc phần: LUẬT QUỐC TẾĐề tài: Các vấn đề pháp lý về biên giới trên đất

liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng

Sinh viên thực hiện:

Lớp:20CNQTHCLC01

Trịnh Hồ Bình NguyênVăn Ngọc DuyLê Quỳnh Trang

Trần Kim Anh

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIÊN GIỚI TRÊN BỘ 1

1.1 Khái niệm biên giới trên bộ 1

1.2 Xác định biên giới trên bộ 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIÊN GIỚI TRÊN BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG 2

2.1 Một số văn kiện liên quan đến biên giới trên đất liền Việt nam và các nước láng giềng 2

2.1.1 Việt Nam-Trung Quốc 2

2.1.3 Việt Nam-Lào 4

2.2 Nguyên tắc phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và các nước láng giềng 5

2.2.1 Việt Nam - Trung Quốc 5

2.2.2 Việt Nam - Campuchia 6

2.2.3 Việt Nam - Lào 7

2.3 Thực trạng biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc 9

2.4 Thực trạng biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Campuchia 10

2.5 Thực trạng biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Lào 12

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ VỀ VIỆC QUẢN LÝ BIÊN GIỚI TRÊN BỘ 13

3.1 Giải pháp từ phía Việt Nam 13

3.2 Giải pháp cho phía Trung Quốc 14

3.3 Giải pháp cho phía Campuchia 15

3.4 Giải pháp cho phía Lào 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

MỞ ĐẦU

Biên giới quốc gia là một vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào.Đường biên giới của mỗi quốc gia là cơ sở để phân chia lãnh thổ của các quốc gia vớinhau Tuy nhiên trên thực tế hiện nay vẫn nảy sinh rất nhiều tranh chấp giữa các quốcgia láng giềng về đường biên giới, đặc biệt là các đường biên giới trên bộ Vì vậy, vấnđề hoàn thiện đường biên giới trên bộ luôn được các quốc gia hết sức quan tâm Vấnđề hoạch định đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng luôn được Đảng vàNhà nước ta quan tâm đặc biệt trong những thập niên qua Hiện nay, đường biên giớitrên bộ của nước ta đã tương đối hoàn thiện, phần lớn đã được phân giới, cắm mốc trênthực địa Tuy vậy, việc tiếp tục về các nguyên tắc phân định biên giới trên bộ cũng nhưthực tiễn áp dụng để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về biên giới trên bộ của nước ta vẫnlà công việc hết sức cần thiết không chỉ đối với các nhà khoa học mà còn đối với cảsinh viên Vì vậy, “Các vấn đề pháp lý về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và cácnước láng giềng” là một đề tài cần thiết để làm rõ và hiểu thêm về vấn đề này

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIÊN GIỚI TRÊN BỘ

1.1 Khái niệm biên giới trên bộ

Biên giới trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trênsông, hồ, kênh, biển nội địa Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điềuước quốc tế giữa các nước hữu quan và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc cácquyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý

1.2 Xác định biên giới trên bộ

Biên giới trên bộ được xác định thông qua các bước hoạch định, phân giới vàcắm mốc biên giới

Hoạch định biên giới quốc gia:Phải được tiến hành trên cơ sở tồn trọng chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng cólợi Phương pháp hoạch định là thông qua đàm phán và các con đường hoà bình khác.Nếu có tranh chấp các bên không tự giải quyết được phải nhờ đến bên thứ ba, kể cảthông qua con đường đàm phán quốc tế Yêu cầu của hoạch định biên giới là:

Phải đưa ra được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biêngiới.Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới phải rõràng, tránh mơ hồ hay gây khó dễ, gây tranh chấp cho quá trình phân giới, cắm mốc

Trang 4

sau này Việc lựa chọn phải đạt độ chính xác cao,phù hợp với các yếu tố địa hình thựctế.

Trong thực tiễn quốc tế, các bên hữu quan có thể lựa chọn một trong hai hìnhthức sau:hoạch định biên giới mới và sử dụng các đường ranh giới đã có (nguyên tắcUti possidetis)

Phân giới và cắm mốc thực địa:Phân giới là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong hiệp định Đây là côngviệc mang tính vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định trong các vănbản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bằng các mốc dấu quốc giới với các phươngpháp kỹ thuật đo đạc chính xác Kinh nghiệm của quốc tế và cả Việt Nam cho thấykhông thể bỏ qua giai đoạn này

Các mốc dấu biên giới đóng vai trò là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi củađường biên giới trên thực địa Vì thế, yêu cầu mức độ chính xác của các mốc dấu rấtcao và hai bên phải cùng làm Căn cứ vào địa hình cụ thể, cột mốc biên giới thườngđặt tại:mỗi cửa khẩu;các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnhnúi, chân núi hoặc các địa điểm quan trọng;các điểm trên đường quốc lộ, đường sắt,sông, suối mà đường biên giới cắt ngang qua…

Kết thúc quá trình cắm mốc trên thực địa, ủy ban hỗn hợp phải lập bản đồ về biêngiới kèm theo hiệp định về biên giới để các quốc gia ký kết hay phê chuẩn Đôi khi, cótrường hợp đường biên giới quốc gia đã được hoạch định, phân giới nhưng do nguyênnhân nào đó, cần phải kiểm tra lại hoặc vạch lại cho phù hợp với địa hình thực tế đãthay đổi Trường hợp này người ta chỉ phân giới lại từng đoạn, ít có trường hợp phângiới lại toàn tuyến

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIÊN GIỚI TRÊN BỘ GIỮA VIỆT

NAM VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

2.1 Một số văn kiện liên quan đến biên giới trên đất liền Việt nam và cácnước láng giềng

2.1.1 Việt Nam-Trung Quốc

Sau nhiều năm kiên trì đàm phán, ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, hai nước ViệtNam - Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Tiếp đó, hai bên tiến hành côngtác phân giới cắm mốc trên thực địa Đến 31/12/2008, công tác này được hoàn thành

Trang 5

đúng theo thời hạn mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đề ra Từ đầu năm2009 Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục tiến hành đàm phán 3 văn kiện: Nghị định thưphân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền và Hiệp địnhvề cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - TrungQuốc Với sự nỗ lực chung, ngày 18/11/2009, tại Bắc Kinh, hai bên chính thức ký 3văn kiện nêu trên Ba văn kiện này cùng với Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc 1999 là bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới trên đất liền Việt -Trung.

1 Nghị định thư phân giới cắm mốc là văn kiện dày 450 trang với trên 2.200trang Phụ lục kèm theo bao gồm: bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới Việt - Trung;tập “Bảng đăng ký mốc giới, tập “Bảng tọa độ, độ cao mốc giới” và tập “Bảng quythuộc các cồn, bãi trên sông suối biên giới” Nghị định thư mô tả chi tiết hướng đi củatoàn bộ đường biên giới, các chi tiết tọa độ cũng như độ cao của từng cột mốc trênbiên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc Mỗi đoạn biên giới và mỗi mốc giới có 1 bộhồ sơ riêng bao gồm lời văn mô tả, sơ đồ tọa độ và bản đồ

2.Hiệp định về quy chế quản lý biên giới quy định rõ những nội dung côngviệc cụ thể của các ngành chức năng trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng,nguồn nước sông suối biên giới; các quy định về sự qua lại biên giới của người,phương tiện và hàng hóa; quy chế phối hợp trong việc duy trì, bảo đảm an ninh trật tựtrên vùng biên giới

3.Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trước đây, nội dung cácvấn đề liên quan đến cửa khẩu được nêu trong Hiệp định tạm thời về giải quyết cáccông việc trên vùng biên giới ký năm 1991 Nay, để tạo thuận lợi cho việc quản lý vàxử lý các công việc liên quan đến sự qua lại tại các cửa khẩu giữa hai nước, ta vàTrung Quốc đã xây dựng một Hiệp định riêng về các vấn đề liên quan đến cửa khẩutrên biên giới Việt - Trung Điều này phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như thực tiễnvà thông lệ quốc tế hiện nay

Tóm lại, 3 văn kiện nêu trên cùng với Hiệp ước biên giới trên đất liền ViệtNam - Trung Quốc năm 1999 là bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới đất liềnViệt - Trung Bộ hồ sơ này là cơ sở để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị,

Trang 6

ổn định lâu dài trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tạo thuận lợi cho côngtác quản lý đường biên, mốc giới giữa hai nước.

Việc hoàn thành 3 văn kiện trước thời hạn hơn 1 tháng là kết quả của sự nỗ lựcchung của cả hai bên, là đóng góp thiết thực kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp ước biêngiới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giaoViệt Nam - Trung Quốc và là sự kiện mở đầu cho “Năm hữu nghị Việt - Trung 2010”

2.1.2.Việt Nam-Campuchia

Ngày 22/12/2020, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức Lễ trao đổi Văn kiện Phêchuẩn “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệpước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vươngquốc Campuchia” (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và “Nghị định thư Phân giới cắm mốcbiên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốcCampuchia” (Nghị định thư phân giới cắm mốc) cùng ký ngày 05/10/2019 Với việchoàn tất trao đổi Văn kiện Phê chuẩn, hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phângiới cắm mốc (khoảng 84%) biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia nêu trên đãchính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước

2.1.3 Việt Nam-Lào

Ngày 19/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua"Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểmkhởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào" và "Nghị định thư về đườngbiên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào"

Đối với Nghị định thư, sau khi được phê chuẩn sẽ trở thành văn kiện pháp lývề đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào, ghi nhận toàn bộ thành quả giảiquyết biên giới giữa hai nước Bằng văn kiện pháp lý này, đường biên giới Việt Nam-Lào được xác định rõ ràng, chính xác cả trên thực địa và trong các tài liệu pháp lý;giúp các lực lượng chức năng và nhân dân hai bên biên giới dễ dàng nhận biết đườngbiên giới; tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc hợp tác quản lý, bảo vệ đường biêngiới, hệ thống mốc quốc giới và việc xử lý những vấn đề nảy sinh trong công tác quảnlý biên giới; đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực biên giới; góp phần tạo dựng đường

Trang 7

biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững;góp phần tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệtvà hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.

2.2 Nguyên tắc phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và các nước lánggiềng

2.2.1 Việt Nam - Trung Quốc

Tháng 10/1993 hai nước đã cùng ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bảngiải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Việt - Trung là lấy Công ước hoạch định biên giớiký ngày 26/6/1887 giữa chính quyền bảo hộ Pháp với triều đình nhà Thanh - TrungQuốc, Công ước đã bổ sung Công ước hoạch định biên giới ký ngày 20/6/1895 và cácvăn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để xác định lạiđường biên giới Việt – Trung

Để giải quyết vấn đề biên giới, phía Trung Quốc trao cho Việt Nam bộ bản đồđịa hình khu vực biên giới tỷ lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh do Trung Quốc đo vẽ tronggiai đoạn 1980-1985 Căn cứ dựa theo Công ước và tình hình quản lý thực tế, mỗi bênđã tự chuyển vẽ đường biên giới do Bên mình xác định lên bản đồ (Việt Nam gọi bảnđồ này là bản đồ chủ trương) Sau đó hai bên trao cho nhau bộ bản đồ chủ trương đểđối chiếu quan điểm thể hiện đường biên giới của mỗi nước Sau khi giải quyết cáckhu vực không cùng quan điểm trên biên giới đến ngày 30/12/1999 hai nước ký “Hiệpước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa”; đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới là bộ bản đồtỷ lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh

Dựa trên cơ sở Hiệp định năm 1999, hai bên đã cùng nhau phối hợp tiến hànhkhảo sát thực địa để phân giới cắm mốc trên suốt chiều biên giới dài 1.449,566 km với1.970 cột mốc (1.548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ, chưa kể 1 cột mốc ngã ba biêngiới Việt Nam-Trung Quốc-Lào) Ngày 31-12-2008, công tác phân giới cắm mốc trêntoàn biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành.Tiếp theo là việcđàm phán và ký kết các Nghị định thư về công tác phân giới cắm mốc, về quy chếquản lý biên giới, về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu Ngày 14-7-2010, hai bên chínhthức tuyên bố các văn kiện liên quan đến phân giới cắm mốc và quản lý biên giới đất

Trang 8

liền Việt Nam-Trung Quốc có hiệu lực, hai bên bắt đầu tiến hành quản lý theo đườngbiên giới mới.

ThS Phan Thị Nguyệt Quế, & KS Nguyễn Văn Sơn (2016) đã nhận xét rằng:Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đánh dấu một bước tiến mới rấtquan trọng trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước và trongkhu vực Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước xác lập được một đường biên giới rõràng trên đất liền với một hệ thống mốc quốc giới hiện đại, đặt nền tảng vững chắc choviệc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác và pháttriển giữa hai nước Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và việchoàn thành phân giới, cắm mốc đường biên giới trên đất liền, Việt Nam đã giải quyếtđược dứt điểm 2 trong 3 vấn đề lớn về biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại trong quanhệ Việt- Trung Hiệp ước cũng cho thấy thiện chí và quyết tâm của Việt Nam sẵn sànggiải quyết mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ, các vùng biển và thềm lục địa với cácnước láng giềng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp vớiluật pháp và thực tiễn quốc tế Công tác bay chụp thực hiện trong thời gian từ 1996đến 1998 Năm 2000 hai bên đã phối hợp đo vẽ song phương thành lập bản đồ địa hìnhtỷ lệ 1/50.000 biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.Ngay sau khi ký Hiệp ướcbiên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc, hai bên đã quyết định thành lập Ủy banliên hợp phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; thỏa thuậnchia đường biên giới Việt - Trung thành 12 đoạn, giao cho 12 Nhóm liên hợp phối hợptiến hành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa

2.2.2 Việt Nam - Campuchia

Đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia dài khoảng 1.137km, bắt đầutừ điểm ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào tới điểm cuối cùngnằm trên bờ biển giữa hai nước thuộc tỉnh Kiên Giang Đường biên giới trên đất liềnthuộc phạm vi 10 tỉnh phía Việt Nam Năm 1983 Việt Nam và Campuchia thống nhấtlấy đường biên giới được thể hiện trên bộ bản đồ Bonne 1/100.000 do Sở địa dư ĐôngDương được xuất bản vào những năm 1954 và gần năm 1954 Hai bên đã thống nhấtký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia vào ngày 18/12/1985 Đính kèm Hiệp ước là bộ bản đồ Bonne 1/100.000 gồm 26 mảnh, hai bênđã thống nhất giao cho Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (Việt Nam) in lại bộ bản đồ

Trang 9

UTM 1/50.000 gồm 40 mảnh (in không có đường biên giới), sau đó kỹ thuật hai bênchuyển vẽ đường biên giới từ bộ bản đồ Bonne sang bản đồ UTM 1/50.000 và dùng bộbản đồ này để mô tả đường biên giới của Hiệp ước (lời văn của Hiệp ước); như vậyđính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới ký ngày 18/12/1985 có hai bộ bản đồ Bonne1/100.000 và UTM 1/50.000.

Năm 1986, sau khi hai Bên chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ đính kèmHiệp ước lên sơ đồ 1/25.000 do Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước in phóng từ bản đồUTM 1/50.000, hai bên đã làm thí điểm phân giới, cắm mốc tại tỉnh Tây Ninh và sauđó triển khai tiếp đến tỉnh Long An và Đồng Tháp Do nội bộ Campuchia không ổnđịnh, nên năm 1988 phía Campuchia đề nghị dừng việc phân giới, cắm mốc; như vậytrong 3 năm hai Bên mới cắm được 72 mốc và phân giới được hơn 200 km

Sau 10 năm tạm dừng, đến năm 1998, hai bên đã nối lại đàm phán giải quyếtbiên giới, sau không ít phiên họp cấp chuyên viên và 5 phiên họp cấp Ủy ban liên hợp,hai bên đã dự thảo và trình Chính phủ hai nước ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ướchoạch định biên giới năm 1985 vào ngày 10/10/2005 Hiệp ước bổ sung đã được điềuchỉnh một số khu vực biên giới theo kiến nghị của phía Campuchia và điều chỉnh cácsông, suối biên giới thành sông, suối chung theo thông lệ và tập quán quốc tế nhằm tạođiều kiện cho nhân dân hai bên cùng nhau khai thác và sử dụng chung nguồn nước

2.2.3 Việt Nam - Lào

Bắt đầu từ năm 1976, sau nhiều vòng đàm phán từ cấp chuyên viên đến cấpChính phủ Việt Nam và Lào thống nhất ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc giaViệt Nam - Lào vào ngày 18/7/1977, đính kèm Hiệp ước hoạch định là bộ bản đồBonne 1/100.000 của Sở địa dư Đông Dương thành lập vào những năm 1945 và gầnnăm 1945, đây là bộ bản đồ do Pháp thành lập nên mang tính khách quan về đườngbiên giới giữa hai nước.Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.337 km,thuộc phạm vi của 10 tỉnh của Việt Nam với 10 tỉnh của phía Lào.Thời Pháp thuộc,biên giới giữa Việt Nam - Lào được xác định bằng các Nghị định của Toàn quyềnĐông Dương (Nghị định năm 1893, Nghị định năm 1895, Nghị định năm 1896; Nghịđịnh năm 1900; Nghị định năm 1904; Nghị định năm 1916) Đồng thời với việc điềuchỉnh đất đai theo các nghị định của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến

Trang 10

hành điều chỉnh đường biên giới và thể hiện trên bản đồ Bonne tỉ lệ 1/100.000 của SởĐịa dư Đông Dương.

Sau năm 1975, hai nước nỗ lực đàm phán về biên giới lãnh thổ (02/1976)thống nhất nguyên tắc lấy bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Nha Địa dư Đông Dươngin năm 1945 để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước; nơi nào không có bản đồcủa Nha Địa dư Đông Dương năm 1945 thì dùng bản đồ in trước hay sau đó một vàinăm Ngày 18/07/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được đại diệnhai bên ký tại thủ đô Viêng Chăn.ThS Phan Thị Nguyệt Quế, & KS Nguyễn Văn Sơn.(2016) cho là “Việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp ước hoạch định biên giớiquốc gia là một thắng lợi to lớn của hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước,đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình xây dựng biên giới Việt Nam - Lào trởthành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài”

Năm 1978, hai bên bắt đầu thực hiện tiến hành phân giới, cắm mốc toàn bộđường biên giới Việt Nam-Lào và hoàn thành công tác này vào 1987.Theo đó, trêntoàn tuyến biên giới Việt Nam-Lào đã xây dựng được một hệ thống mốc quốc giới vớisố lượng 199 vị trí mốc tương ứng với 214 cột mốc;phù hợp với luật pháp quốc tế,thông lệ quốc tế và phản ánh đúng thực tế đường biên giới lịch sử hình thành giữa hainước

Sau khi hoàn thành cơ bản công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa vào năm1987, hai bên đã ký Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 01/03/1990 và Nghị định thưbổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 31/08/1997 nhằm tạo cơ sở pháp lý đầyđủ cho công tác bảo vệ và quản lý biên giới giữa hai nước.Tuy nhiên, hệ thống mốcquốc giới lúc đó được xây dựng trong giai đoạn hai nước còn đang gặp nhiều khókhăn, kinh tế chưa phát triển, kỹ thuật hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu củamột hệ thống mốc chính quy, đảm bảo tính ổn định lâu dài Xuất phát từ thực tế trênCục đo đạc và Bản đồ Việt Nam giao cho Trung tâm Biên giới và Địa giới phối hợpvới cơ quan biên giới của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đo đạc thành lập bộbản đồ đường biên giới quốc gia Việt - Lào tỷ lệ 1/50.000 gồm 63 mảnh sử dụng hệ tọađộ WGS-84 quốc tế, hệ độ cao Hòn Dấu - Hải Phòng

Trang 11

Tổng số mốc tăng dày và tôn tạo và cọc dấu gồm 834 mốc và 168 cọc dấutương ứng với 1002 cột mốc và cọc dấu được phân bố trên toàn tuyến với khoảng cáchtrung bình từ 2,5 km/mốc Thời gian thực hiện Kế hoạch bắt đầu từ năm 2008, trongđó ưu tiên cắm mốc ở khu vực có cửa khẩu và khu vực có đường giao thông thuận lợiđi qua nhằm tăng cường hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế và ổn định trật tự an toànxã hội vùng biên giới.

2.3 Thực trạng biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc

Từ sau khi bình thường hóa năm 1991, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã pháttriển nhanh chóng, toàn diện và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực cả chính trị-ngoại giao,kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh; cả cấp độ Trung ương và địaphương, nhất là các tỉnh biên giới giữa hai nước; cả ngoại giao chính thức Đảng, Nhànước và ngoại giao nhân dân… Qua đó góp phần củng cố và phát huy truyền thốnghữu nghị của nhân dân hai nước, tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hainước Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, quan hệ giữa hai nước cũng tồntại và đối mặt với những khó khăn thách thức mới, trong đó đáng chú ý có việc kiểmsoát những bất đồng nhất là bất đồng trên biển cần được làm tốt hơn nữa v v

Điều đáng chú ý là, vào những dịp kỷ niệm năm chẵn của quan hệ hai nước, cácnhà lãnh đạo cấp cao hai Đảng hai nước đã nhìn lại và tổng kết kinh nghiệm quan hệgiữa hai Đảng, hai nước Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7 đến 10-4-2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã tổng kết những kinh nghiệm vàgợi mở quan trọng về sự phát triển của quan hệ Việt - Trung: Đó là tình hữu nghịtruyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùngcác nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng,hai nước và nhân dân hai nước, cần được quý trọng, gìn giữ và phát huy Hai nước ViệtNam - Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước,hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị,kiểm soát bất đồng

Sự tin cậy chính trị Việt - Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát triển lànhmạnh, ổn định, hai bên cần tăng cường thăm viếng và trao đổi cấp cao, từ tầm caochiến lược, đưa quan hệ song phương phát triển về phía trước Hợp tác cùng có lợigiữa Việt Nam và Trung Quốc mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w