1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm kinh doanh tại khu vực châu á thái bình dương những tác động tích cực và tiêu cực của nho giáo đến các xã hội á đông

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Tác Động Tích Cực Và Tiêu Cực Của Nho Giáo Đến Các Xã Hội Á Đông
Tác giả Ngô Quỳnh Thư, Phan Đình Phương Trang, Nguyễn Lưu Minh Ánh, Hồ Lê Ngọc Hân, Đoàn Thị Mỹ Hiền, Nguyễn Mai Hương, Trần Thị Kim Luyến
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức,triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



BÁO CÁO NHÓMKINH DOANH TẠI KHU VỰC CHÂU Á –

THÁI BÌNH DƯƠNG

Nhóm 7

NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦANHO GIÁO ĐẾN CÁC XÃ HỘI Á ĐÔNG

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Anh TuấnLớp học phần : IBS3015_1Nhóm 7 : Ngô Quỳnh Thư – 47K01.2

: Phan Đình Phương Trang – 47K01.2: Nguyễn Lưu Minh Ánh – 47K01.4: Hồ Lê Ngọc Hân – 47K01.4: Đoàn Thị Mỹ Hiền – 47K01.4: Nguyễn Mai Hương – 47K01.4: Trần Thị Kim Luyến – 47K01.4

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU 1

II TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO 1

III TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NHO GIÁO 4

IV KẾT LUẬN 7

i

Trang 3

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

I LỜI MỞ ĐẦU

Nho giáo là một hệ thống tư tưởng và phong trào tâm linh có nguồn gốc từ TrungQuốc cổ đại đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa và tư tưởng của nhiều quốc gia ÁĐông Với hàng ngàn năm lịch sử phát triển, ảnh hưởng của Nho giáo đã thấm nhuần vàocác lĩnh vực của đời sống từ giáo dục, tôn giáo, nghệ thuật, đến chính trị và kinh tế Tuynhiên, như mọi hệ thống tư tưởng và tôn giáo khác, Nho giáo cũng mang trong mìnhnhững ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đồng thời Trong bài luận này, chúng ta sẽ đi sâuvào phân tích các chiều mạnh và yếu của Nho giáo, từ đó hiểu rõ hơn về vai trò của nótrong xã hội và cuộc sống con người

II TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO

Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức,triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của ông trênkhắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạođức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước.Nho giáo ra đời từ thế kỉ VI trước Công Nguyên tại Trung Quốc và sau đó lan rộng sangcác quốc gia Đông Á khác Triều Tiên đã bắt đầu áp dụng triết lý này vào khoảng thế kỷ Itrước Công Nguyên, Nhật Bản vào khoảng thế kỷ V, và Việt Nam trước và sau CôngNguyên Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của các tầng lớp phong kiến ởnhững quốc gia này trong hàng nghìn năm, đóng góp quan trọng vào việc duy trì ổn địnhtrong xã hội Tuy nhiên, khi chế độ phong kiến suy thoái và các tư tưởng tiến bộ từphương Tây bắt đầu xuất hiện, nhiều học giả đã cho rằng Nho giáo đã mất đi cơ sở tồn tại,trở nên bảo thủ và lạc hậu và không còn giá trị Tuy nhiên, cùng với sự thành công về pháttriển kinh tế của một số quốc gia Đông Á trong khu vực Hán hóa và Nho hóa, như NhậtBản, Singapore và Hàn Quốc, đã chứng tỏ rằng Nho giáo không chỉ không mất đi vị thếcủa mình trong những giai đoạn công nghiệp hóa mà còn trở thành một yếu tố văn hóatích cực, đóng góp vào sự phát triển của những quốc gia này

Nhờ việc kế thừa và áp dụng những giá trị còn hợp lý từ Nho giáo vào cuộc sốnghàng ngày, các quốc gia này đã tận dụng một cách hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài đểphát triển đất nước Lý Quang Diệu được xem là một nhà lãnh đạo hiện đại thành công

1

Trang 4

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngáp dụng phương pháp "phát huy tinh hoa Nho giáo, hấp thụ có chọn lọc văn hóa phươngTây" Singapore đã sử dụng cách quản lý và công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triểnđể quản lý kinh tế xã hội của mình, trong khi Nho giáo đã đóng vai trò quan trọng trongviệc giữ ổn định xã hội và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế Cơ sở của xã hội theo Nhogiáo tạo ra một môi trường cộng đồng cân bằng và ổn định hơn so với xã hội phương Tây,nơi cá nhân thường chiếm ưu thế Chính tâm tính cộng đồng, tinh thần gia đình của Nhogiáo trong các nhà máy, xí nghiệp là động lực chủ yếu của sự phát triển ở các nước ĐôngÁ, trong đó có Singapore.

Trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, Trung Quốc đã khai thác học thuyết Nho gia ởkhía cạnh trí tuệ và công tác đào tạo Nho thương hiện đại Trong điều kiện kinh tế thịtrường, mỗi cá nhân phải tự giác đào tạo mình thành một Nho thương đích thực để đápứng yêu cầu khắc nghiệt của kinh tế thị trường, phải có những Nho thương hiện đại thìmới thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển và có bước nhảy vọt Nhờ xây dựng đượctầng lớp Nho thương hiện đại này mà Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong TK XXIvà những năm tiếp theo

Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà Nho giáo đóng góp vào văn hóa kinhdoanh là việc đề cao đạo đức cá nhân và sự tin tưởng Nho giáo nhấn mạnh về tầm quantrọng của việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, sự trung thực và uy tín trong mọi hoạtđộng kinh doanh Điều này đã góp phần xây dựng lòng tin giữa các doanh nghiệp vàkhách hàng, tạo nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ hợp tác lâu dài Tại Hàn Quốc,Samsung và Hyundai, những tập đoàn có sức ảnh hưởng lớn, đã hình thành và phát triểndựa trên triết lý kinh doanh Nho giáo Việc đặt mức cao lòng trung thành, tinh thần hợptác và trách nhiệm xã hội đã trở thành nền tảng quan trọng trong hoạt động kinh doanhcủa họ

Một ảnh hưởng khác của Nho giáo là việc tôn trọng mối quan hệ và hợp tác Vớiviệc coi trọng gia đình và cộng đồng, Nho giáo khuyến khích tinh thần hợp tác và hỗ trợlẫn nhau trong kinh doanh Điều này giúp các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới quan hệmạnh mẽ và đạt được thành công trong môi trường cạnh tranh ngày nay Ở Trung Quốc,mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và bạn bè thường là điểm mạnh của các doanh nghiệp

2

Trang 5

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình DươngĐiều này giúp họ xây dựng lòng tin và sự hợp tác trong kinh doanh, tạo ra cơ sở vữngchắc cho sự phát triển và thành công.

Nho giáo còn khuyến khích tôn trọng trật tự và luật pháp Triết lý này đặt mức caocho sự tuân thủ trật tự xã hội và luật pháp, tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định vàminh bạch Điều này giúp các doanh nghiệp cảm thấy an tâm khi đầu tư và phát triển,đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế Tại Việt Nam, một số doanhnghiệp đang thấy giá trị của Nho giáo trong kinh doanh và đã bắt đầu áp dụng các nguyêntắc như đạo đức, lòng trung thành và tinh thần cống hiến vào văn hóa doanh nghiệp củahọ Điều này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn đóng gópvào sự thành công và bền vững của các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngàynay

Ngoài ra, Nho giáo cũng khuyến khích làm việc chăm chỉ và tiết kiệm Việc tôntrọng giá trị của lao động và tiết kiệm đã tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đótăng cường năng suất và lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong khu vực Nho giáo cũngthúc đẩy sự coi trọng việc học tập và trau dồi tri thức Điều này đã tạo ra một hiệu ứngtích cực đối với doanh nghiệp trong khu vực, khi họ thường có sẵn nguồn nhân lực chấtlượng cao, đủ đáp ứng các yêu cầu và thách thức của thị trường lao động ngày nay.Những gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc như Samsung, LG và Hyundai được công nhậntrên toàn cầu về sự đổi mới của họ, được thúc đẩy bởi sự theo đuổi không ngừng nghỉ đểđạt được sự xuất sắc và văn hóa làm việc coi trọng sự hợp tác và học hỏi không ngừng

Cuối cùng, Nho giáo cũng giữ gìn sự hài hòa và cân bằng trong kinh doanh Triết lýnày đề cao tinh thần hòa giải và dung hòa, giúp giải quyết mâu thuẫn và xung đột mộtcách hiệu quả, từ đó duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững Trong lĩnhvực trách nhiệm xã hội, Nho giáo đã khuyến khích lòng nhân ái và sự giúp đỡ lẫn nhau.Doanh nghiệp trong khu vực thường phản ánh ý thức trách nhiệm xã hội cao và tham giatích cực vào các hoạt động thiện nguyện Chẳng hạn, Samsung đã thúc đẩy việc tái chế vàsử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất thiết bị điện tử Họ cũng hỗ trợ cácchương trình giáo dục và phát triển kỹ thuật cho thanh niên Vinamilk Việt Nam cũng làmột ví dụ điển hình cho ý thức trách nhiệm xã hội cao và tham gia tích cực vào các hoạtđộng thiện nguyện thông qua việc thực hiện nhiều chương trình xã hội, bao gồm hỗ trợ

3

Trang 6

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dươnggiáo dục, chăm sóc sức khỏe và phát triển nông thôn Một số chương trình thiện nguyệnnổi bật của Vinamilk bao gồm Chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với hơn 15 nămhoạt động và Sữa học đường đã được triển khai từ năm học 2006-2007 đến nay Điều nàykhông chỉ giúp các doanh nghiệp cải thiện hình ảnh công ty mà còn tạo ra một môi trườngxã hội tốt đẹp và bền vững.

III TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NHO GIÁO

Nho giáo thường gắn liền với việc áp bức phụ nữ, cho dù đó là khuất phục phụ nữtheo cha họ khi còn nhỏ, chồng khi kết hôn hay con trai khi góa phụ Đây là ba mối quanhệ cơ bản cho thấy sự bất bình đẳng trong một xã hội có giai cấp Theo quan niệm củaNho giáo, phụ nữ ngang hàng với tiểu nhân, họ coi thường, khinh miệt và áp bức phụ nữ.Nho giáo có xu hướng giới hạn vai trò của phụ nữ trong xã hội và kinh doanh Điều nàycó thể dẫn đến việc bỏ qua tiềm năng và đóng góp của phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanhvà gây ra sự thiếu thốn về đa dạng và sự công bằng giới tính Việc đề cao quá mức các cácgiáo lý về gia đình và vai trò giới tính có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử và bất bình đẳngtrong xã hội, phần nào hạn chế về quyền lợi cũng như cơ hội đóng góp của phụ nữ và cácnhóm thiểu số trong các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Điều này đã dẫn đếnnhiều vấn đề nghiêm trọng trong việc hạn chế sự công bằng và cơ hội Đó là Nho giáothường tạo ra các tầng lớp xã hội không công bằng, nơi sự thăng trầm trong thang lịch sựnghiệp hay thành công kinh doanh phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ và địa vị xã hội thayvì năng lực và công bằng Những người phụ nữ không được tự do phát huy được năng lựccủa bản thân mà phải phụ thuộc vào địa vị xã hội của mình, họ không được tự do tham giavào các ngành nghề họ thích, không thể kinh doanh theo ý mình mà chỉ ở nhà để phục vụgia đình Đã thế, nền giáo dục và khoa cử theo Nho giáo cũng chỉ dành cho nam giới; gần100% phụ nữ Việt Nam bị gạt ra ngoài, chỉ được thụ hưởng giáo dục gia đình, giáo dụcdân gian, rất hiếm người được học chữ, học hỏi kiến thức qua Nho giáo Vì vậy mà trongsuốt thời trung đại, toàn bộ việc làng, việc nước là việc của đàn ông Việc của phụ nữ chỉlà “tề gia, nội trợ”, có thể kiêm thêm việc chạy chợ, chạy đồng, đầu tắt mặt tối, nhưngkhông vì thế mà địa vị trong gia đình, xã hội của họ được nâng lên Từ đó có thể dẫn đếnhệ luỵ là phần lớn nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ dần thiếu động lực cho cá nhân và

4

Trang 7

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngkhông cố gắng để tham gia vào việc kinh doanh mà bản thân có thể làm Trong một sốtrường hợp, hệ thống nho giáo có thể làm giảm động lực cá nhân vì người ta có thể khôngcảm thấy có nhiều sự tự do và kiểm soát đối với sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

Max Weber cho rằng hệ thống giáo dục theo Nho giáo có vấn đề do bị áp đặt bởi tưduy Khổng giáo quá lớn- quá xem trọng nhân văn và văn học Người có học thức theoNho giáo được cho là người giỏi về văn chương, có tư cách cao quý nhưng không phải làngười nghiên cứu hay làm việc trong những ngành khoa học chuẩn xác Tuy nhiên, việcsản xuất ra những sĩ quan và quan lại giỏi từ chương thơ phú, chẳng có ích gì cho quốc kếdân sinh Điều này có thể dẫn đến việc thiếu nhân lực có kiến thức chuyên môn và kỹnăng kinh doanh cần thiết cho một số lĩnh vực kinh doanh hiện đại Sự giáo dục và tudưỡng đạo đức của Nho giáo, với tính chất cứng nhắc, đã tạo ra những cá nhân sống theomột cách đặc trưng và thường hành động một cách thụ động Những tư tưởng cổ điển nàyhiện nay đang làm trở ngại và gây khó khăn trong quá trình xây dựng một đạo đức và xãhội mới ở Việt Nam Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng tư tưởng đạo đức củaNho giáo đã có ảnh hưởng đáng kể tại đất nước chúng ta Tác động này mang tính haimặt: một phần tích cực và một phần mang những hạn chế cụ thể Để xây dựng một bộnguyên tắc đạo đức mới cho người Việt Nam hiện nay, chúng ta cần kế thừa những khíacạnh tích cực, đồng thời dần dần khắc phục và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tưtưởng đạo đức Nho giáo Công việc này cần được thực hiện một cách đều đặn, kiên trì vàkéo dài trong thời gian dài

Một số người vì quá “trọng đức”, “duy tình”, khi tiếp cận công việc và các mối quanhệ xã hội đã dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật Mặc dù việctôn trọng đạo đức là cần thiết, những việc tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức dẫn đến sựlãng quên về pháp luật là một sai lầm Lấy cảm hứng từ truyền thống đạo đức của phươngĐông, đặc biệt là về quan hệ thân thích của Nho giáo, nhiều người khi có quyền lực đã tạođiều kiện cho người thân và gia đình tham gia vào các cơ quan mà họ đang quản lý Việcsắp xếp và chọn cán bộ không dựa trên năng lực và trình độ, mà dựa vào mối quan hệthân thuộc trong gia tộc và dòng họ Trong việc tổ chức cán bộ, vì ưu tiên mối quan hệthân thích dẫn đến tư duy cục bộ và địa phương Nhiều người cũng vì mối quan hệ thân

5

Trang 8

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngthiết mà không dám phản đối những sai lầm của người khác Vì quan niệm sai lệch về đạođức Nhân Nghĩa với nội dung đền ơn trả nghĩa, một số cán bộ đã sử dụng quyền lợi cánhân, lợi dụng kẽ hở của chính sách và pháp luật để tận dụng, hối lộ và lợi dụng quyềnlực Thậm chí, một số người còn lạm dụng quan niệm gia trưởng để giải quyết các côngviệc chung Tính quyết đoán là một trong những phẩm chất của người lãnh đạo, nhưngviệc quyết đoán dựa trên độc đoán và chuyên quyền là biểu hiện của thói quen gia trưởng.Sự tôn trọng đối với lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc và bảo thủlà nguyên nhân của tư tưởng tôn ti, bè phái và cục bộ, coi trọng địa vị, khinh thường lớptrẻ và phân biệt giới tính Những tư tưởng này vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hànhđộng của nhiều người, phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội phong kiến phụ quyền giatrưởng Trong gia đình, quyền lực quyết định thuộc về cha và chồng: “cha mẹ đặt đâu conngồi đấy”; “phu xướng phụ tòng” (chồng đề xướng, vợ phải theo), và ở cơ quan, quyềnlực tập trung vào lãnh đạo Ở những nơi mà tư duy gia trưởng và bè phái vẫn còn, ngườidân sẽ không thể thể hiện sự sáng tạo và chủ động Điều này tạo ra những lớp thế hệkhông dám thử nghiệm các ý tưởng mới hoặc thay đổi cách làm việc truyền thống vì sợ viphạm các giá trị và quy tắc của Nho giáo trong khi bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa vàhiện đại hóa, xã hội đang cần những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làmvà chịu trách nhiệm

Do sự tôn trọng đối với lễ giáo và quan hệ gia đình, nhiều người đã đưa quan hệ giađình vào cơ quan làm việc, tạo ra một môi trường "chú cháu", "anh em", làm cho nhữngngười ở cấp dưới không dám phản đối hay đấu tranh với khuyết điểm của họ vì sự kínhtrọng đối với quyền lực của cha hoặc chú Việc giải quyết các vấn đề xã hội thông qua gócnhìn gia đình thường dẫn đến những quyết định không công bằng và không khách quan.Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến một số lãnh đạo không tin tưởng vào khả năng củaphụ nữ, không muốn chấp nhận họ vào cơ quan, hoặc coi họ chỉ là những người làm việcphụ mà không được tham gia vào quyết định điều này gây trở ngại cho cuộc chiến vìbình đẳng giới Vì quan hệ thân thuộc đã tạo ra niềm tin vào việc bám theo quyền lực.Trong xã hội phong kiến, địa vị thường được liên kết với danh vọng và quyền lợi Ngườicó địa vị cao thì cũng có quyền và lợi ích cao hơn Hơn nữa, khi đảm nhận chức vụ,

6

Trang 9

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngkhông chỉ bản thân được tôn vinh mà cả gia đình cũng được lợi ích Sự ham muốn danhvọng, việc tìm kiếm mọi cách để có được danh vọng và thăng tiến đã trở thành phongcách sống của một số người Và điều này có thể dẫn đến việc các quyết định kinh doanhđược đưa ra dựa trên quan hệ cá nhân và sự tôn trọng đối tác, thay vì dựa trên các yếu tốkinh tế và hiệu suất kinh doanh Hơn nữa, sự tuân thủ quy tắc và quyền lực trong Nhogiáo có thể làm chậm quá trình ra quyết định và gây ra sự chậm trễ trong kinh doanh, sựkhông nhất quán trong quản lý ở các cấp khác nhau có thể cản trở công việc,sự chậm trễtrong việc giao tiếp theo chiều dọc thông qua các cấp độ và theo chiều ngang giữa các đội,kém linh hoạt hơn để thích ứng và phản ứng với áp lực môi trường và thị trường, ngắt kếtnối nhân viên với quản lý cấp cao nhất, mối quan hệ giữa nhân viên và người quản lý trởnên căng thẳng do thiếu quyền tự chủ, khó khăn khi cộng tác với người ngoài nhóm hoặcđối phó với sự cạnh tranh trong nhóm và một lượng chi phí đáng kể của công ty để hỗ trợnhiều tầng quản lý.

Tinh thần và đạo đức là hai yếu tố quan trọng trong Nho giáo, và chúng được coi làcốt lõi của việc sống và hành động đúng đắn Nho giáo tôn trọng và khuyến khích sựthành thật, lòng nhân ái và nhân đạo trong các mối quan hệ và hoạt động hàng ngày Tuynhiên, trong một số trường hợp, tập trung mạnh mẽ vào tinh thần và đạo đức có thể gây ramột số hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh chẳng hạn như là quyếtđịnh trên cơ sở đạo đức, thiếu sự lý tính trong các quyết định kinh doanh khi các quyếtđịnh này phải được đưa ra dựa trên những yếu tố khác như lợi nhuận, cạnh tranh và sựbền vững Tuy nhiên, việc tập trung quá mức vào tinh thần và đạo đức có thể dẫn đến việcđưa ra các quyết định kinh doanh không hiệu quả hoặc thiếu khả thi từ mặt kinh doanh.Hơn nữa, Tinh thần và đạo đức Nho giáo thường đề cao sự thành thật và lòng nhân ái.Điều này có thể dẫn đến việc tạo ra một môi trường kinh doanh nghiêm túc và không linhhoạt, khiến cho việc thích ứng với thay đổi và đáp ứng nhanh chóng trở nên khó khăn.Đôi khi, để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải cókhả năng thích ứng và đưa ra các quyết định thực tế hơn

IV KẾT LUẬN

7

Trang 10

Kinh doanh tại Khu vực Châu Á – Thái Bình DươngNho giáo là một trong những học thuyết chính trị - đạo đức - xã hội tiêu biểu nhấttrong lịch sử Trung Hoa cổ đại Từ khi du nhập vào nước ta, Nho giáo đã ảnh hưởng sâusắc đến đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của người Việt Ngoài những giá trị tích cực,đạo đức của Nho giáo, vẫn tồn tại những hạn chế nhất định liên quan đến việc xác lập giaicấp, tính kiểm soát và sự cứng nhắc Bất chấp những hạn chế của nó, Nho giáo vẫn tiếptục ảnh hưởng đến văn hóa và kinh doanh ở xã hội Á Đông Ở mỗi giai đoạn lịch sử vàtrong mỗi ngữ cảnh xã hội, ảnh hưởng của Nho giáo có thể biến đổi và thể hiện theo nhiềucách khác nhau Điều cần thiết là phải xem xét cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của Nhogiáo khi đánh giá tác động của nó đối với xã hội để chúng ta có thể tận dụng những giá trịtốt đẹp và vượt qua những hạn chế để xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn và tiếnbộ.

V.

8

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN