1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Tác giả Phạm Ngọc Duy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 738,65 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (17)
    • 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (17)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI (19)
    • 1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI (19)
    • 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (21)
    • 2.1. CÁC KHÁI NIỆM (21)
      • 2.1.1. Sự hợp tác (21)
      • 2.1.2. Sự hợp tác trong ngành xây dựng (23)
      • 2.1.3. Phân loại sự hợp tác (23)
      • 2.1.4. Khái quát về sự hợp tác thành công (24)
    • 2.2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (25)
      • 2.2.1. Nghiên cứu của Tyler và Matthews - 1996 (25)
      • 2.2.2. Nghiên cứu của Black và các cộng sự - 1999 (28)
      • 2.2.3. Nghiên cứu của Cheng và các cộng sự - 2000 (30)
      • 2.2.4. Nghiên cứu của Tang; Dufield và Yong - 2006 (32)
      • 2.2.5. Nghiờn cứu của KệKSAL EREN - 2007 (34)
      • 2.2.6. Nghiên cứu của Adman và các cộng sự - 2008 (35)
    • 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (36)
      • 2.3.1. Giới thiệu mô hình (36)
      • 2.3.2. Các giả thiết (0)
    • 2.4. TÓM TẮT (38)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (40)
      • 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 3.1.2. Quy trình nghiên cứu (40)
    • 3.2. CÁC BIẾN QUAN SÁT VÀ THANG ĐO (42)
      • 3.2.1. Cam kết từ lãnh đạo cấp cao (42)
      • 3.2.2. Tin tưởng lẫn nhau (42)
      • 3.2.3. Đánh giá liên tục (43)
      • 3.2.4. Giao tiếp hiệu quả (44)
      • 3.2.5. Mục tiêu chung (44)
      • 3.2.6. Quan điểm đôi bên cùng có lợi (45)
      • 3.2.7. Giải quyết xung đột (45)
      • 3.2.8. Sự hợp tác thành công (46)
    • 3.3. MẪU NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.4. TÓM TẮT (47)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (48)
    • 4.1. MÔ TẢ MẪU (48)
      • 4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (48)
      • 4.1.2. Mô tả các biến quan sát (50)
    • 4.2. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT (53)
      • 4.2.1. Thời gian công tác khác nhau (53)
      • 4.2.2. Vai trò khác nhau trong ngành xây dựng (55)
      • 4.2.3. Hiện có đang tham gia vào sự hợp tác nào không (56)
    • 4.3. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO (57)
      • 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) (58)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố (60)
    • 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN (64)
    • 4.5. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN (67)
    • 4.6. TÓM TẮT (69)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (70)
    • 5.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (70)
    • 5.2. HÀM Ý QUẢN LÝ CỦA NGHIÊN CỨU (71)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố quan trọng tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng khả năng thành công của sự

TỔNG QUAN

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Theo kế hoạch tổng thể vùng đô thị đến năm 2050 được chính phủ Việt Nam phê duyệt, số lượng thành phố, thị xã, thị trấn của Việt Nam dự kiến tăng từ mức 740 như hiện nay lên mức 870 vào năm 2010 và tăng lên 1000 vào năm 2025 (Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ) Kế hoạch tổng thể này nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng với sự phát triển kinh tế của quốc gia và sẽ mang lại triển vọng lâu dài cho ngành xâu dựng trong nước

Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Chính vì vậy vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn Thực tế, với những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, đang rất cần đầu tư mạnh vào phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu, đường sắt, bến cảng, thủy điện, nhà ở cao tầng … Các tập đoàn xây dựng của nước ngoài cũng đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam cùng với các doanh nghiệp xây dựng trong nước tạo nên một môi trường xây dựng cạnh tranh khốc liệt

Với sự cạnh tranh gay gắt của môi trường kinh doanh, cộng thêm đặc thù phức tạp của các dự án xây dựng, đòi hỏi đội ngũ tham gia dự án phải có sự hợp tác chặt chẽ Và để khuyến khích các bên làm việc cùng nhau hướng đến mục tiêu chung của dự án, cần xây dựng một sự hợp tác giữa các bên Thông qua các lợi ích trực tiếp mang lại, sự hợp tác giữa các bên sẽ cải thiện hiệu năng của các dự án xây dựng

Moore và các cộng sự (1992) đã viết, lợi thế chính của sự hợp tác là ghi nhận và thực hiện mục tiêu của tất cả các thành viên từ đó tạo ra một hỗ trợ cho sự thành công của dự án Tác giả này cũng đề nghị sử dụng sự hợp tác để quản lý các mối quan hệ trong xây dựng là nhấn mạnh việc xác định các mục tiêu chung và sử dụng khả năng linh hoạt của nhóm/đội để đạt được mục tiêu này

Xây dựng sự hợp tác thiện chí và tin tưởng, khuyến khích giao tiếp cởi mở và giúp các bên loại bỏ những sự cố bất ngờ và các mối quan hệ đối nghịch Nó cho phép các bên tham gia dự đoán và giải quyết vấn đề, tránh hoặc giảm thiểu các tranh chấp thông qua phương pháp quản lý xung đột không chính thức (Allan Lowe

Các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày càng đa dạng về hình thức đầu tư và các thành phần doanh nghiệp tham gia, do đó yêu cầu về một khảo sát các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng và lợi ích từ sự hợp tác đó là cần thiết cho tất cả các thành viên trong ngành xây dựng.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: ü Đánh giá các yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn đối tác cho các dự án xây dựng ở Việt Nam ü Xác định các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam ü Đề xuất các hàm ý quản lý rút ra từ nghiên cứu để xây dựng mối quan hệ hợp tác trong các dự án xây dựng.

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng (bao gồm các đơn vị thiết kế, thi công, tư vấn giám sát/ quản lý dự án, chủ đầu tư, …) có văn phòng, trụ sở hoặc tham gia các dự án xây dựng đang triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng được khảo sát: là tất cả các nhà quản lý, cấp lãnh đạo, chuyên gia của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng (bao gồm các đơn vị thiết kế, thi công, tư vấn giám sát/ quản lý dự án, chủ đầu tư, …).

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đề tài mang tính khảo sát các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn đối tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam, và đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố có tác động tích cực đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Đề tài đánh giá các yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn đối tác trong dự án xây dựng, là cơ sở giúp các doanh nghiệp định hướng và lựa chọn đối tác thích hợp cho dự án cần có sự hợp tác của doanh nghiệp mình Và kết quả nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tích cực đến sự hợp tác trong dự án xây dựng ở Việt Nam, từ đây doanh nghiệp có thể tự đánh giá một cách khách quan những điểm mà doanh nghiệp đã làm được hoặc chưa được trong quá trình hợp tác

Qua đó đề ra những hoạt động cần thay đổi, cải tiến và hỗ trợ để đem lại thành công cho sự hợp tác của các dự án.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Bố cục luận văn dự kiến gồm có 5 chương

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lý do hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu Giới hạn và ý nghĩa của đề tài cũng được trình bày trong chương này

Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về sự hợp tác, sự hợp tác trong các dự án xây dựng, sự hợp tác thành công, các yếu tố quan trọng trong lựa chọn đối tác và các yếu tố thành công chính của sự hợp tác Lược khảo các nghiên cứu trước đây đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài

Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu gồm thiết kế nghiên cứu, các biến quan sát và thang đo và mẫu nghiên cứu

Chương 4: Trình bày kết quả của việc thực hiện phân tích thông tin dữ liệu và các kiểm định, từ đó rút ra kết luận cho những giả thuyết nghiên cứu đã đề nghị trong chương 2

Chương 5: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, nêu lên hàm ý quản lý và những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn đồng thời cũng nêu những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CÁC KHÁI NIỆM

Ngành xây dựng là một ngành kinh doanh rất cạnh tranh và có rủi ro cao

Do giới hạn của mô hình quản lý dự án truyền thống, tính cạnh tranh và sự nhận thức về rủi ro có thể làm mối quan hệ giữa các bên trở thành đối địch Rất nhiều các nghiên cứu trước đây đồng ý rằng trạng thái đối địch tác động đáng kể đến năng suất và hiệu quả của ngành công nghiệp xây dựng (Kadefors 2004)

Vào cuối những năm 1980, sự hợp tác nổi lên như là một phương pháp quản lý dự án mới, tạo ra quan điểm đôi bên cùng có lợi giữa tất cả các bên tham gia dự án xây dựng để thay đổi tình trạng đối địch Sự hợp tác tạo ra một môi trường tin tưởng, khuyến khích các bên tham gia dự án đóng góp tối đa khả năng để dự án thành công và mang lại lợi ích cho tất cả các bên (Construction Industry Institute - CII 1991; Cowan 1992)

Sự hợp tác là một khái niệm dựa trên nỗ lực cộng tác vì lợi ích chung, nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nước khác nhau và trong các khu vực kinh tế khác nhau Và theo Bresnen và Marshall (2000), ứng dụng của sự hợp tác trong xây dựng có thể mang lợi ích trực tiếp đến cả chủ đầu tư và nhà thầu bằng cách cải tiến việc thực hiện các dự án xây dựng

Có nhiều nghiên cứu trước đây đưa ra định nghĩa về sự hợp tác và sự hợp tác thành công

Hợp tác không phải là một định nghĩa mới trong lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên cũng chưa có một định nghĩa về sự hợp tác một cách toàn diện Sự hợp tác là mối quan hệ diễn ra trong một thời điểm cụ thể, mà ở đó nhu cầu của tất cả các bên có liên quan gặp nhau Được trích dẫn phổ biến nhất về sự hợp tác là định nghĩa của

Construction Industry Institute – CII (1991): “một cam kết lâu dài giữa hai hoặc nhiều tổ chức với mục đích đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể bằng cách tối đa hóa hiệu quả nguồn tài nguyên của các thành phần tham gia vào dự án Điều này đòi hỏi thay đổi mối quan hệ truyền thống để phát triển một văn hóa chia sẻ mà không phân biệt ranh giới giữa các tổ chức Mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự cống hiến cho mục tiêu chung và một sự hiểu biết lẫn nhau về những giá trị và mong đợi của từng cá nhân.”

Trong khi đó, National Economic Development Office – NEDO (1991) lại định nghĩa hợp tác là: “… một thỏa thuận theo hợp đồng giữa khách hàng và nhà thầu được lựa chọn, và đây có thể là một kết thúc mở hoặc có giới hạn một số năm hơn là khoảng thời gian của một dự án cụ thể Suốt quá trình của thỏa thuận, nhà thầu có thể phải chịu trách nhiệm cho một số dự án lớn hoặc nhỏ, công tác bảo hành và kết thúc dự án Thỏa thuận có cơ chế chính thức hoặc không chính thức để thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên.”

Theo Matthews và các cộng sự (1996), sự hợp tác được định nghĩa theo một trong hai cách sau: thứ nhất là định nghĩa theo các thuộc tính như niềm tin, chia sẻ tầm nhìn và cam kết dài hạn; thứ hai là định nghĩa theo quá trình, mà ở đó sự hợp tác được xem xét như là một hành động bao gồm thực hiện các nhiệm vụ, thỏa thuận mục đích và hướng dẫn các hội thảo về sự hợp tác Và cả hai định nghĩa của CII và NEDO đều bao gồm cả hai định nghĩa “thuộc tính” và “quá trình”

Tại hội nghị về hợp tác tại Đại Học Kentucky vào tháng 10/1992, hội nghị đã đưa ra định nghĩa: “sự hợp tác là việc tạo ra một mối quan hệ đặc biệt giữa các bên kí hợp đồng trong ngành công nghiệp thiết kế/ thi công Mối quan hệ này khuyến khích các bên tham gia thay đổi mối quan hệ đối đầu truyền thống thành một cách tiếp cận dựa nhiều vào nhóm và sự hợp tác, điều này sẽ thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu cùng có lợi, bao gồm cả chống lại các xung đột chính”

Trong lúc đó, Cowan và các cộng sự (1992) đã định nghĩa về hợp tác: “là một phương pháp chuyển đổi mối quan hệ hợp đồng thành một nhóm dự án gắn liền với các mục tiêu và thủ tục, được lập ra để giải quyết các tranh chấp một cách kịp thời và hiệu quả”

Bennett và Jayes (1995) định nghĩa: “Hợp tác là một phương pháp tiếp cận sự quản lý được sử dụng bởi hai hay nhiều tổ chức để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể bằng cách tối đa hóa hiệu quả nguồn tài nguyên các thành phần tham gia vào dự án Mối quan hệ đối tác yêu cầu tất cả các bên tham gia làm việc cùng nhau trên một mối quan hệ mở và tin tưởng lẫn nhau dựa trên mục tiêu chung .”

2.1.2 Sự hợp tác trong ngành xây dựng

Hợp tác là một sự sắp xếp mà các đơn vị tham gia trong dự án được khuyến khích làm việc hiệu quả với nhau Tất cả các bên trong một dự án xây dựng dựa trên sự tin tưởng và cởi mở làm việc cùng nhau vì hiệu quả của dự án mà tránh xảy ra những xung đột

Sự hợp tác trong xây dựng là một cam kết giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu để cải thiện sự trao đổi thông tin và hạn chế các tranh chấp bằng cách làm việc cùng nhau để cùng chia sẻ những mục tiêu và nhiệm vụ chung của một dự án cụ thể Sự hợp tác dựa trên thiện chí và sự tin tưởng, khuyến khích giao tiếp cởi mở, và giúp các bên loại bỏ, hạn chế những bất ngờ, những mối quan hệ đối nghịch trong quá trình thực hiện dự án Nó giúp cho các bên có thể dự đoán và giải quyết được các vấn đề

Sự hợp tác trong một dự án xây dựng cần sự tham dự của tất cả các nhân viên có thẩm quyền ra quyết định như: đại điện chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, các nhà cung cấp, đại diện chính quyền, đại diện các nhân viên môi trường, các nhân viên an toàn v.v…

2.1.3 Phân loại sự hợp tác

Sự hợp tác được phân loại dựa trên thời gian của dự án Đó có thể là sự hợp tác dài hạn, kéo dài trong khoảng thời gian của một vài dự án Mặt khác, sự hợp tác có thể được tạo nên chỉ một lần cho một dự án riêng lẻ

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa hợp tác dự án và hợp tác chiến lược

Hợp tác dự án Hợp tác chiến lược

Là sự sắp xếp hợp tác giữa các tổ chức cho một dự án cụ thể, trong phạm vi thời gian của dự án Nó có thể bao gồm: ü Toàn bộ dự án xây dựng Mối quan hệ được thành lập suốt cả quá trình dự án xây dựng từ giai đoạn ban đầu đến giai đoạn hoàn thành dự án ü Chỉ trong giai đoạn thiết kế, chỉ bao gồm phần đầu của giai đoạn lập kế hoạch của một dự án ü Sự sắp xếp hợp tác tại giai đoạn ban đầu, lúc mà các thành viên cùng làm việc với nhau để tạo nên một kế hoạch hoặc đề cương

LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trong “Một đánh giá về các định nghĩa và các yếu tố chính của sự hợp tác” của Tyler và Matthews (Loughborough University, 1996), tác giả đã tiến hành nghiên cứu bằng cách tổng hợp các nghiên cứu trước đấy và liệt kê các yếu tố của sự hợp tác từ hai mươi tác giả đã từng đề cập (Từ 1990 đến 1996) Thống kê các yếu tố này vào trong một bảng để xác định được yếu tố phổ biến nhất Tyler và Matthew thống kê các yếu tố chính của sự hợp tác là: mục đích và mục tiêu, tin tưởng, giả quyết vấn đề, cam kết, đánh giá liên tục, làm việc nhóm/đội, công bằng, chia sẻ rủi ro, triết lý đôi bên cùng có lợi, và cộng tác/hợp tác Trong đó, mục đích và mục tiêu, tin tưởng, giải quyết vấn đề là ba nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công và cơ hội của một sự hợp tác được lập ra Việc xác định các yếu tố này sẽ giúp cho các tổ chức trong sự phát triển về cách thức hợp tác của riêng họ, có thể theo hợp tác dự án hoặc hợp tác chiến lược

Bảng 2.2: Các yếu tố chính của sự hợp tác

Các yếu tố phổ biến nhất của sự hợp tác

(Most Prevalent Elements to Partnering)

1 Mục đích và mục tiêu

9 (Triết lý đôi bên cùng có lợi)

Mục đích và mục tiêu: Cowan và các đồng sự (1992) đề xuất rằng, mặc dù mâu thuẫn vốn có này tồn tại, chủ đầu tư và nhà thầu chia sẻ đủ các mục tiêu chung để tạo thành mối quan hệ làm việc gần nhau hơn Nếu các nhóm dự án được gắn với nhau để thảo luận về lợi ích của từng bên, thì họ có thể thấy được mục tiêu của nhau vì yêu cầu cơ bản nhất của sự hợp tác là một thỏa thuận về các mục tiêu chung Và khía cạnh quan trọng của mục đích và mục tiêu là tất cả phải được chấp nhận bởi tất cả các bên có liên quan Một khi mục đích và mục tiêu được thành lập và quá trình hợp tác đang diễn ra, một hệ thống đánh giá các mục tiêu phải được đưa ra để xác định sự hợp tác đang được tiến hành và các bên liên quan đang thực hiện cam kết của họ

Niềm tin: niềm tin là quan trọng bởi vì hai lý do chính Thứ nhất, mối quan hệ là dài hạn và mỗi bên phải thực hiện một cam kết dựa trên tính toàn vẹn và độ tin cậy lẫn nhau Thứ hai, khách hàng phải tiết lộ thông tin về kế hoạch tương lai sớm trong giai đoạn ban đầu (NEDO – 1991) Niềm tin tồn tại ở năm cấp độ (từ vi mô đến vĩ mô): (1) cá nhân, (2) doanh nghiệp, (3) dự án, (4) ngành công nghiệp xây dựng và (5) cộng đồng và toàn xã hội, trong đó tin tưởng cá nhân là trung tâm trong quá trình xây dựng lòng tin Và niềm tin nên được bắt đầu trong quá trình hội thảo và giai đoạn xây dựng điều lệ, đồng thời mọi cơ hội nên được tận dụng để phát triển sự tin tưởng vào mọi lúc

Giải quyết vấn đề: Trọng tâm của quản lý là tập trung vào giải quyết vấn đề thay vì kiện tụng Giải quyết vấn đề là giải quyết các vấn đề ở cấp quản lý thấp nhất với một khoảng thời gian định trước Nếu ở cấp độ này không được giải quyết sẽ được đưa lên cấp quản lý tiếp theo

Cam kết: Yếu tố quan trọng trong thiết lập mối quan hệ hợp tác là cam kết, và cam kết về quá trình hợp tác phải đến từ các nhà quản lý cấp Nếu không có cam kết liên tục và hoạt động hỗ trợ của cấp quản lý, quá trình hợp tác sẽ có rất ít cơ hội để thành công và có thể kết thúc Phần lớn nguyên nhân là do quản lý cấp cao không được thường xuyên cung cấp bằng chứng thuyết phục của lợi ích từ sự hợp tác

Cộng tác và hợp tác: Thay vì đối xử các bên như kẻ thù, mà trong đó một bên là cá nhân hay một tổ chức đạt được, còn những bên khác mất, các bên nên xem nhau như một đội ngũ làm việc trong sự hợp tác hướng tới mục tiêu chung

Khái niệm sự hợp tác liên quan đến việc phát triển một tập hợp đội ngũ quản lý với nhân sự chủ chốt từ các tổ chức tham gia vào quá trình xây dựng Đánh giá liên tục: để đảm bảo thành công của sự hợp tác trong một dự án, một phương pháp đánh giá hiệu quả của nhóm đối tác cần phải được phát triển bởi các bên liên quan để đảm bảo thông qua trên thỏa thuận hợp tác và thực hiện thành công mục tiêu của dự án Và điều bắt buộc là tất cả các biện pháp đánh giá phải được hiểu và được chấp nhận từ tất cả các bên tham gia

Công bằng: tác giả đã tổng hợp ý kiến của nhiều tác giả và rút ra rằng, lợi ích của các bên tham gia cần được xem xét như nhau khi hình thành các mục tiêu dự án, do đó thúc đẩy một dự án hoàn thành thành công dựa trên sự công bằng và một quan điểm đôi bên cùng có lợi

Chia sẻ rủi ro và quan điểm đôi bên cùng có lợi: CII (1991), Cowan et al (1992), Moore et al (1992) đề nghị rằng rủi ro được chia sẻ công bằng phải tương ứng với phần thưởng Và quan điểm đôi bên cùng có lợi trong một sự hợp tác là một tình huống trong đó không có bên nào thua cuộc

2.2.2 Nghiên cứu của Black và các cộng sự - 1999

“Một phân tích về các nhân tố thành công và lợi ích của sự hợp tác trong ngành xây dựng” của Carolynn Black và các cộng sự (1999) phát biểu rằng, sự hợp tác có liên quan đến tất cả các thành viên của ngành công nghiệp xây dựng (nhóm chủ đầu tư, đội ngũ thiết kế, đội ngũ quản lý dự án, nhà thầu, nhà cung cấp, nhà thầu phụ ), và đưa ra nghiên cứu tập trung vào ba thành phần chính là khách hàng/chủ đầu tư, đội ngũ thiết kế/tư vấn và nhà thầu

Nghiên cứu thực hiện thiết kế bảng khảo sát dựa trên việc xem xét, mở rộng các tài liệu liên quan đến sự hợp tác Bảng khảo sát được thiết kế để có thể so sánh giữa các tổ chức trong lĩnh vực xây dựng (khách hàng/chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu) và so sánh giữa các tổ chức có sự khác nhau về kinh nghiệm trong sự hợp tác

Nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát trên toàn Vương quốc Anh, đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố thành công và lợi ích của sự hợp tác Bảng các câu hỏi được chia thành sáu phần chính Phần một là những thông tin chung về người được khảo sát Phần hai thảo luận xu hướng của sự hợp tác Phần ba là kết quả từ việc sử dụng sự hợp tác Phần bốn, đưa ra các lý do sử dụng sự hợp tác và những lợi ích của việc sử dụng đó Phần năm đưa ra các rủi ro liên quan với sự hợp tác trong các tình huống cụ thể và trong ngành công nghiệp xây dựng nói chung Phần sáu đề nghị người tham gia khảo sát cho ý kiến chung về đề tài này

Black đã liệt kê ra: “tin tưởng nhau, giao tiếp hiệu quả, cam kết từ lãnh đạo cấp cao, sự hiểu biết rõ ràng, thực hiện phù hợp với mục tiêu, đội ngũ tận tâm, linh hoạt để thay đổi, cam kết chất lượng, cam kết cải tiến liên tục, quan điểm dài hạn, quan điểm tổng chi phí, hình thành ở giai đoạn thiết kế, phù hợp với văn hóa, được chấp nhận rộng khắp công ty, chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm tài chính, thái độ học hỏi, nguồn lực sẵn có, trao quyền” là các yếu tố quan trọng để sự hợp tác thành công

Nghiên cứu cho thấy các nhà thầu và khách hàng ở Vương quốc Anh ủng hộ về sự hợp tác hơn là các nhà tư vấn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các yêu cầu chính đáng phải được đáp ứng nếu muốn sự hợp tác được thành công Trong mười chín yếu tố làm nên thành công của sự hợp tác, đặc biệt tin tưởng nhau, giao tiếp hiệu quả, cam kết từ lãnh đạo cấp cao, sự hiểu biết rõ ràng, thực hiện phù hợp với mục tiêu, đội ngũ tận tâm, linh hoạt để thay đổi là các yếu tố cần thiết Và nghiên cứu cũng nêu ra rằng, không có gì sẽ thay đổi mà không cần sự nỗ lực đáng kể từ tất cả các bên Những người được khảo sát tin rằng sự hợp tác có thể mang lại nhiều lợi ích (bao gồm giảm các mối quan hệ đối nghịch và tăng sự hài lòng của khách hàng) đến nền công nghiệp xây dựng nếu tất cả các đơn vị trong một dự án cùng phấn đấu để cho nó được thành công

2.2.3 Nghiên cứu của Cheng và các cộng sự - 2000

Nghiên cứu “Thiết lập các yếu tố thành công quan trọng cho sự hợp tác xây dựng” của Cheng và các công sự (2000) đã xác định các yếu tố thành công quan trọng trong các dự án hợp tác và mô tả làm thế nào các yếu tố này có thể được đánh giá để nâng cao năng suất và hiệu suất của các dự án xây dựng Bảng 2.3 liệt kê các thang đo cho các yếu tố được thiết lập

Bảng 2.3: Ví dụ đo lường các yếu tố thành công quan trọng của sự hợp tác

Các yếu tố thành công của sự hợp tác

Ví dụ các thang đo

Khảo sát mức độ tổ chức đã nhận được nguồn lực đầy đủ từ các đối tác

- Các đối tác cung cấp cho chúng ta đủ thông tin để thực hiện dự án

- Khi chúng tôi cần thông tin liên quan để thực hiện công việc, các đối tác luôn giúp đỡ

- Các đối tác luôn báo cho chúng tôi biết về các sự kiện hay bất cứ sự thay đổi nào mà có ảnh hưởng đến chúng tôi

- Trong mối quan hệ này, điều được mong đợi nhất là bất kì thông tin nào mà giúp được cho các bên khác sẽ được cung cấp b

Hỗ trợ của lãnh đạo

Khảo sát mức độ lãnh đạo đã hỗ trợ hình thành của quan hệ đối tác

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa vào cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, cộng với mô hình và các kết quả nghiên cứu trước đây về khái niệm sự hợp tác và các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng, ta lập bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến sự hợp tác (Bảng 2.3)

Bảng 2.4: Tổng hợp các yếu tố tác động đến sự sự hợp tác

Thứ tự Các yếu tố Black at el (1991)

1 Cam kết từ lãnh đạo cấp cao x x x x x 5

6 Quan điểm đôi bên cùng có lợi x x x x 4

17 Sẵn sàng loại ra các hoạt động không tạo ra giá trị x 1

18 Sự hiểu biết rõ ràng x 1

Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu tập trung vào bảy nhóm yếu tố: Cam kết từ lãnh đạo cấp cao; Tin tưởng lẫn nhau; Đánh giá liên tục; Giao tiếp hiệu quả; Mục tiêu chung; Quan điểm đôi bên cùng có lợi; Giải quyết xung đột

- Cam kết và hỗ trợ từ quản lý cấp cao luôn luôn là điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác được thành công Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao càng chặt thì thành công của sự hợp tác càng cao Moore và các cộng sự (1992) cho rằng, nếu không có sự cam kết liên tục và hỗ trợ hoạt động của cấp quản lý, quá trình hợp tác sẽ có ít cơ hội để thành công Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Cam kết từ lãnh đạo cấp cao với Sự hợp tác thành công

- Tin tưởng có thể được định nghĩa như là một giới hạn để mở ra ranh giới của các mối quan hệ vì nó có thể giảm căng thẳng, tăng cường khả năng thích ứng, tăng cường trao đổi thông tin và giải quyết các vấn đề chung và hứa hẹn những kết quả tốt hơn (Cheng và các công sự, 2000) Lòng tin là quan trọng vì quan hệ là dài hạn và mỗi bên tham gia phải làm một cam kết dựa trên tính toàn vẹn và độ tin cậy

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Tin tưởng lẫn nhau và Sự hợp tác thành công

- Để đảm bảo thực hiện thành công sự hợp tác trong một dự án, một phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm hợp tác cần phải được lập nên bởi các bên liên quan để đảm bảo được thông qua dựa trên các thỏa thuận hợp tác và góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của dự án Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa Đánh giá liên tục và Sự hợp tác thành công

- Trong thời đại thông tin như hiện nay, việc tiếp xúc và hiểu được thông tin đúng và cần thiết giúp cho công ty hoặc doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn cho dự án Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa Giao tiếp hiệu quả và Sự hợp tác thành công

- Lợi thế chính của sự hợp tác là nó ghi nhận và thực hiện mục tiêu của tất cả các bên tham gia, từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự thành công của dự án (Moore và cộng sự, 1992) Xác định mục tiêu và thiết lập mục tiêu vững chắc cho tất cả các bên tham gia, lợi ích riêng tốt nhất của họ sẽ được phục vụ bằng cách tập trung vào sự thành công của dự án Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa Mục tiêu chung và Sự hợp tác thành công

- Sự hợp tác phát sinh từ nhu cầu của mỗi bên và sẽ luôn khéo dài nếu bên nào cũng cùng có lợi Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa Quan điểm đôi bên cùng có lợi và Sự hợp tác thành công

- Giải quyết xung đột là giải quyết các vấn đề ở cấp quản lý thấp nhất trong một khoảng thời gian định trước Nếu càng giải quyết xung đột ở cấp càng thấp, thành công của sự hợp tác càng cao Giả thuyết H7: Có mối quan hệ dương giữa Giải quyết xung đột và Sự hợp tác thành công

Như vậy ta có mô hình nghiên cứu của đề tài như Hình 2.3

TÓM TẮT

Chương 2 giới thiệu một số khái niệm cơ sở sự hợp tác, sự hợp tác trong các dự án xây dựng, sự hợp tác thành công và các yếu tố quan trọng trong lựa chọn đối tác, đồng thời đưa ra một số mô hình nghiên cứu đi trước để từ đó đi đến bảy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của sự hợp tác Bảy yếu tố đó gồm: Cam kết từ lãnh đạo cấp cao; Tin tưởng lẫn nhau; Đánh giá liên tục; Giao tiếp hiệu quả; Mục tiêu chung; Quan điểm đôi bên cùng có lợi; Giải quyết xung đột

Chương tiếp theo – Chương 3 – sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề nghị

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức:

- Nghiên cứu định tính sơ bộ: xây dựng thang đo sơ bộ dựa trên các nghiên cứu đi trước gồm nghiên cứu về các yếu tố thành công của sự hợp tác - Tyler và Matthews (1996), Black và các cộng sự (199p), Cheng và các cộng sự (2000), Tang và các cộng sự (2006), và Koksal Eren (2007); các biến mô tả yếu tố được tham khảo trong các bảng câu hỏi, mô hình nghiên cứu của các tác giả trên Sau khi xin ý kiến đóng góp của một vài nhà quản lý trong các công ty xây dựng, thang đo này sẽ được hiệu chỉnh về mặt ngữ nghĩa của ngôn từ cũng như mức độ phù hợp của thang đo với điều kiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Nghiên cứu định lượng chính thức: tiến hành kiểm định sự khác biệt, phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16, các biến quan sát không phù hợp sẽ được loại bỏ dần dần để hình thành một thang đo cuối cùng phù hợp nhất với nghiên cứu, hiệu chỉnh mô hình và kiểm định lại giả thuyết nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo Hình 3.1:

Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu trước đây

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

- Đề xuất thang đo nghiên cứu:

Việc hình thành thang đo được bắt đầu từ cơ sở lý thuyết Thang đo sơ bộ được hình thành dựa trên các thang đo của các nghiên cứu đi trước Thang đo sơ bộ này sẽ được tiến hành hiệu chỉnh thông qua việc xin ý kiến của một vài nhà quản lý của các công ty xây dựng nhằm xem xét mức độ phù hợp của thang đo với điều kiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, sự rõ ràng về mặt ngữ nghĩa của ngôn từ trong thang đo thể hiện qua bảng câu hỏi ở bảng phụ lục 2

- Nghiên cứu định lượng (đánh giá thang đo) Đầu tiên sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp

Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và chỉ chọn thang đo khi độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernstein 1994, trích từ Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008)

Tiếp theo thang đo được đánh giá thông qua phương pháp phân tích nhân tố Sử dụng hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với mô hình (thích hợp khi hệ số KMO có giá trị từ 0.5 trở lên), các hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ tiếp tục bị loại dần trong bước này

Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và độ giá trị sẽ được đưa vào phân tích hồi qui đa biến để kiểm định các giả thuyết.

CÁC BIẾN QUAN SÁT VÀ THANG ĐO

Có bảy yếu tố tác động đến thành công của sự hợp tác trong các dự án xây dựng, đó là: Cam kết từ lãnh đạo cấp cao; Tin tưởng lẫn nhau; Đánh giá liên tục;

Giao tiếp hiệu quả; Mục tiêu chung; Quan điểm đôi bên cùng có lợi; Giải quyết xung đột Thang đo được sử dụng trong trường hợp này là các thang đo đa biến dựa trên các nghiên cứu đi trước được trình bày ở Chương 2

3.2.1 Cam kết từ lãnh đạo cấp cao

Cam kết từ lãnh đạo cấp cao được đo lường bởi 4 biến quan sát: Camket01, Camket02, Camket03, Camket04 Thang đo Cam kết từ lãnh đạo cấp cao được lập thành bảng 3.1

Tin tưởng lẫn nhau được đo lường bởi 3 biến quan sát: Tintuong05, Tintuong06, Tintuong07 Thang đo Tin tưởng lẫn nhau được lập thành bảng 3.2

Bảng 3.1: Thang đo Cam kết từ lãnh đạo cấp cao

1 Quản lý cấp cao nên hỗ trợ trong giai đoạn hình thành quan hệ hợp tác bằng cách cung cấp cho tất cả các bên đủ nguồn lực, bao gồm thời gian, tiền bạc, nhân lực, quyền hạn…

Black at el (1991), Tyler and Matthews (1996), Koksal Eren

2 Cấp quản lý cao nhất nên có chương trình đào tạo thích hợp cho các nhân viên về hình thức hợp tác Camket02 Cheng et al (2000),

3 Quản lý cấp cao nhất nên đồng ý rằng hình thành sự hợp tác là một vấn đề chiến lược không chỉ là cơ sở cho dự án mà còn có tác động lâu dài

Tyler and Matthews (1996), Cheng et al

4 Cấp quản lý cao nhất cần phải xác nhận các nguyên tắc của sự hợp tác một cách thống nhất và công khai trong giai đoạn hình thành sự hợp tác

Bảng 3.2: Thang đo Tin tưởng lẫn nhau

1 Mỗi thành viên nên tin tưởng rằng quyết định của mỗi bên sẽ mang lại lợi ích cho tất cả Tintuong05

Tyler and Matthews (1996), Koksal Eren

Sự tin tưởng giữa các thành viên rất quan trọng đối với sự hợp tác Các bên tham gia phải tin tưởng lẫn nhau

3 Tin tưởng lẫn nhau giúp mở ra các ranh giới của các mối quan hệ Tintuong07

Black at el (1991), Tyler and Matthews (1996), Cheng et al

3.2.3 Đánh giá liên tục Đánh giá liên tục được đo lường bởi 3 biến quan sát: Danhgia08, Danhgia09, Danhgia10 Thang đo Đánh giá liên tục được lập thành bảng 3.3

Bảng 3.3: Thang đo Đánh giá liên tục

1 Cần duy trì sự cải tiến liên tục trong quá trình hợp tác Danhgia08

Black at el (1991), Tyler and Matthews

2 Quá trình hợp tác và thực hiện công việc của các thành viên cần được đánh giá thường xuyên

3 Tất cả các biện pháp đánh giá phải được hiểu và được chấp nhận từ tất cả các bên tham gia Danhgia10 Tang At el (2006),

Giao tiếp hiệu quả được đo lường bởi 4 biến quan sát: Giaotiep11, Giaotiep12, Giaotiep13, Giaotiep14 Thang đo Giao tiếp hiệu quả được lập thành bảng 3.4

Bảng 3.4: Thang đo Giao tiếp hiệu quả

1 Các bên tham gia cần duy trì sự trao đổi, giao tiếp cởi mở và trung thực Giaotiep11 Cheng et al (2000),

2 Mỗi bên nên cam kết cải thiện các cách thức trao đổi, giao tiếp Giaotiep12 Cheng et al (2000),

3 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các ý tưởng và tầm nhìn, giảm sự hiểu lầm và kích thích sự tin tưởng lẫn nhau

4 Tất cả các bên phải liên lạc với nhau khi có sự việc không rõ ràng Giaotiep14

Cheng et al (2000), Tang At el (2006), Koksal Eren (2007)

Mục tiêu chung được đo lường bởi 4 biến quan sát: Muctieuchung15, Muctieuchung16, Muctieuchung17, Muctieuchung18 Thang đo Mục tiêu chung được lập thành bảng 3.5

Bảng 3.5: Thang đo Mục tiêu chung

1 Mục tiêu chung phải được chấp nhận của tất cả các bên có liên quan Muctieuchung15

Black at el (1991), Tyler and Matthews

2 Tất cả các bên phải chia sẻ các mục tiêu để tạo thành mối quan hệ… Muctieuchung16 Black at el (1991),

3 Thảo luận về lợi ích của từng bên để thấy được mục tiêu của nhau Muctieuchung17

Tyler and Matthews (1996), Cheng et al

4 Ý tưởng và tầm nhìn của dự án nên được trao đổi giữa các thành viên Muctieuchung18

Black at el (1991), Tyler and Matthews

3.2.6 Quan điểm đôi bên cùng có lợi

Quan điểm đôi bên cùng có lợi được đo lường bởi 3 biến quan sát:

Doibencoloi19, Doibencoloi20, Doibencoloi21 Thang đo Quan điểm đôi bên cùng có lợi được lập thành bảng 3.6

Bảng 3.6: Thang đo Quan điểm đôi bên cùng có lợi

1 Tất cả các bên tham gia phải chuyển từ quan điểm thắng-thua sang quan điểm đôi bên cùng có lợi

Black at el (1991), Tyler and Matthews (1996), Koksal Eren

Sự hợp tác phát sinh từ nhu cầu của mỗi bên, sẽ kéo dài khi tất cả các bên cùng có lợi

3 Rủi ro và thưởng cần được phân chia công bằng Doibencoloi21

Tyler and Matthews (1996), Cheng et al

Giải quyết xung đột được đo lường bởi 3 biến quan sát: Gquyetxungdot22, Gquyetxungdot23, Gquyetxungdot24 Thang đo Giải quyết xung đột được lập thành bảng 3.7

Bảng 3.7: Thang đo Giải quyết xung đột

1 Tất cả các bên phải liên lạc với nhau khi có sự việc không được rõ ràng Gquyetxungdot22

Tyler and Matthews (1996), Cheng et al

2 Tất cả các bên nên thống nhất loại bỏ những hoạt động gây lãng phí và trở ngại để cải tiến

Tyler and Matthews (1996), Cheng et al

3 Tăng cường kiểm soát và hoàn thiện cơ chế để giải quyết xung đột Gquyetxungdot24 Tang At el (2006),

3.2.8 Sự hợp tác thành công

Sự hợp tác thành công được đo lường bởi 3 biến quan sát:

Hoptacthanhcong25, Hoptacthanhcong26, Hoptacthanhcong27.Thang đo Sự hợp tác thành công được lập thành bảng 3.8

Bảng 3.8: Thang đo Sự hợp tác thành công

25 Sự hợp tác thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích cho dự án Hoptacthanhcong25

Black at el (1991), Tyler and Matthews (1996), Cheng et al

Dự án càng có ít khiếu nại thì sự hợp tác của dự án càng thành công

28 Sự hợp tác thành công cung cấp một cơ hội lớn để cải tiến Hoptacthanhcong27 Cheng et al (2000),

Các biến quan sát trong thang đo, bao gồm cả thang đo biến độc lập và thang đo biến phụ thuộc, được lập thành bảng câu hỏi và gửi đến các đối tượng khảo sát Bảng câu hỏi được trình bày chi tiết trong Phụ lục 2 của nghiên cứu này.

MẪU NGHIÊN CỨU

Phương pháp chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bằng cách phỏng vấn trực tiếp, gửi email cá nhân, khảo sát thông qua mạng điện tử Nguồn thông tin chủ yếu dựa vào mối quan hệ với các đồng nghiệp của các công ty đối tác trong quá trình làm việc, đồng thời các đồng nghiệp của một số bạn bè đại học chung ngành xây dựng

Green (1991) đã tổng hợp các nghiên cứu và cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi qui đa biến tối thiểu là N = 50 + 8m, trong đó m là số biến độc lập

Trong nghiên cứu này, số biến độc lập nhiều nhất là 7, vậy theo công thức trên thì số mẫu tối thiểu là 106

Theo nguyên tắc kinh nghiệm, với cỡ mẫu tối thiểu gấp 5 lần số biến quan sát (Hair, 1992)

Trong trường hợp này, n = 24 do đó N = 5x24 = 120 mẫu

Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt và nhất thiết phải vượt trên cỡ mẫu tối thiểu

Cỡ mẫu thực tế của nghiên cứu là 134, đáp ứng được yêu cầu cỡ mẫu về mặt kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu đi trước.

TÓM TẮT

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm hiệu chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đề nghị Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức

Qui trình nghiên cứu, cách hình thành và đánh giá thang đo, cách thức chọn mẫu cho nghiên cứu cũng được nêu trong chương này Chương tiếp theo sẽ trình bày nội dung phân tích cũng như kết quả nghiên cứu, bao gồm mô tả mẫu, đánh giá thang đo, phân tích tương quan và hồi qui để kiểm định giả thuyết.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

MÔ TẢ MẪU

4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 134 bảng trả lời hợp lệ, trong đó có 52 bảng trả lời được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp (chiếm 38.81%), 35 bảng trả lời được thực hiện thông qua gửi email cá nhân (chiếm 26.12%) và 47 bảng trả lời thu được từ khảo sát qua mạng điện tử (chiếm 35.07%)

Bảng 4.1: Tổng hợp mẫu nghiên cứu

Số thứ tự Hình thức phỏng vấn Số lượng bảng trả lời hợp lệ Tỷ lệ

2 Gửi thư (email cá nhân) 35 26.12%

3 Khảo sát qua mạng điện tử (google survey) 47 35.07%

Dùng các công cụ phân tích thống kê các dữ liệu thu thập được từ tổ hợp mẫu lấy được Kết quả của phân tích này cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về tính chất của mẫu lấy được trong nghiên cứu Mẫu được mô tả qua các biến điều khiển như: thời gian công tác trong lĩnh vực xây dựng, vai trò chủ yếu của công ty trong lĩnh vực xây dựng, hiện có đang tham gia vào sự hợp tác nào không Kết quả phân tích như sau:

- Thời gian công tác trong ngành xây dựng: kết quả khảo sát nhận được từ các đối tượng có số năm công tác trong ngành xây dựng từ 6 – 15 năm chiếm 57% trên tổng số 134 trường Theo thực tế trong ngành xây dựng, với khoảng thời gian kinh nghiệm như trên, các đối tượng được khảo sát hầu hết đang nắm giữ vị trí quản lý trung cấp trong các doanh nghiệp Kết quả được thành lập Bảng 4.2

Bảng 4.2: Thời gian công tác trong ngành xây dựng

- Vai trò của công ty trong lĩnh vực xây dựng: các đối tượng được khảo sát chủ yếu công tác trong các công ty có chức năng Quản lý dự án/ Tư vấn với 46% trên tổng số được khảo sát Trong vai trò nhà thầu chiếm 21%, chủ đầu tư chiếm 20% và các chức năng khác chiếm 13% Kết quả được thành lập Bảng 4.3

Bảng 4.3: Vai trò của công ty trong lĩnh vực xây dựng

Quản lý dự án/ Tư vấn 62 46.3 46.3 87.3

- Hiện có đang tham gia vào sự hợp tác hay không: Trong tổng số 134 đối tượng được khảo sát có 90 cá nhân hiện đang tham gia vào dự án sự hợp tác, chiếm 67.2% và 44 cá nhân hiện không tham gia vào dự án có sự hợp tác, chiếm 32.8%

Kết quả được thành lập Bảng 4.4

Bảng 4.4: Hiện đang tham gia vào sự hợp tác

4.1.2 Mô tả các biến quan sát

Các biến (khái niệm nghiên cứu) được đo lường bằng thang đo với nhiều biến quan sát Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đo lường các biến quan sát với quy ước từ “1 = ít quan trọng nhất cho tới 5 = quan trọng nhất” và “1 = Hoàn toàn không đồng ý” cho tới “5 = Hoàn toàn đồng ý” Để phản ánh một cách tổng quát ý kiến của các đối tượng khảo sát về các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn đối tác cho sự hợp tác và các yếu tố thành công chính của sự hợp tác, các đại lượng mô tả của mẫu được tính toán Đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung (trung bình - mean) và đặc trưng đo lường độ phân tán (độ lệnh chuẩn - standard deviation) của từng biến quan sát được trình bày ở các phần dưới

- Các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn đối tác cho sự hợp tác Hai yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn một đối tác theo trình tự sau: ü Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty ü Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

Trong phần sau ta sẽ kiểm định sự khác biệt về đánh giá hai yếu tố quan trọng nhất giữa các đối tượng được khảo sát có thời gian công tác khác nhau, vai trò trong ngành xây dựng khác nhau, và hiện đang tham gia vào sự hợp tác hay không

Kết quả được thành lập bảng 4.5

Bảng 4.5: Mô tả các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn đối tác cho sự hợp tác

Deviation Min Max 1 Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty 134 4.440 0.731 2 5

2 Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác 134 4.433 0.709 3 5

3 Loại dự án đã và đang được thực hiện bởi công ty 134 4.231 0.794 2 5

4 Năng lực của nhân viên kỹ thuật/ hành chính của công ty 134 4.149 0.827 2 5

5 Mối quan hệ giữa công ty với Chủ đầu tư trong dự án cần sự hợp tác 134 4.030 0.892 2 5

6 Nguồn lực của công ty được phân bổ cho quá trình hợp tác 134 3.978 0.977 2 5

7 Hình ảnh của công ty 134 3.925 0.828 1 5

8 Các cơ quan và tổ chức mà công ty đã hợp tác làm việc trước đây 134 3.791 0.926 1 5

9 Kết quả sự hợp tác của công ty với các đối tác khác trước đây 134 3.530 1.129 1 5

10 Quy mô, bộ máy hoạt động công ty 134 3.410 1.158 1 5

11 Công ty có văn hóa doanh nghiệp tương tự công ty của bạn 134 3.269 1.209 1 5

12 Cơ cấu quản trị của công ty 134 3.246 1.153 1 5

- Các yếu tố thành công chính của sự hợp tác

Ta sẽ sử dụng số liệu của các biến này để thực hiện đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố; Phân tích hồi quy đa biến, từ đó tìm ra mô hình hồi quy của nhân tố sự hợp tác thành công Kết quả được lập thành bảng 4.6 và bảng 4.7

Bảng 4.6: Mô tả các biến quan sát độc lập

Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến quan sát phụ thuộc

Statistics N Mean Std Deviation Minimum Maximum

KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT

Trong nghiên cứu này, kiểm định sự khác biệt nhằm mục đích xem xét mức độ quan trọng trong việc lựa chọn đối tác cho các dự án xây dựng thông qua hai yếu tố “Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty” và “Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác” giữa các đối tượng được khảo sát có thời gian công tác khác nhau, vai trò trong ngành xây dựng khác nhau, và hiện đang tham gia vào sự hợp tác hay không

4.2.1 Thời gian công tác khác nhau

Theo mô tả mẫu ở bảng 4.2, mẫu gồm 4 nhóm thời gian công tác trong ngành xây dựng, trong đó nhóm có số năm từ 6 – 15 năm chiếm tỷ trọng cao nhất Khi phân tích tác giả chia thành 2 nhóm lớn:

Nhóm 1: bao gồm các đối tượng có thời gian công tác dưới 15 năm

Nhóm 2: bao gồm các đối tượng có thời gian công tác trên 15 năm

- Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty

Giá trị Sig trong kiểm định Levene = 0.011 < 0.05, phương sai giữa hai nhóm là khác nhau Sử dụng kết quả kiểm định t ở phần “Equal variances not assumed” Giá trị Sig trong kiểm định t = 0.035 < 0.05, do đó có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng có thời gian công tác khác nhau về đánh giá yếu tố “Năng lực/

Khả năng tài chính của công ty” trong lựa chọn đối tác cho sự hợp tác Cụ thể nhóm đối tượng có thời gian công tác trên 15 năm đánh giá yếu tố “Năng lực/Khả năng tài chính của công ty” quan trọng hơn so với nhóm đối tượng hiện không tham gia vào sự hợp tác (Số liệu theo bảng 4.8)

- Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

Giá trị Sig trong kiểm định Levene = 0.838 > 0.05, phương sai giữa hai nhóm là không khác nhau Sử dụng kết quả kiểm định t ở phần “Equal variances assumed” Giá trị Sig trong kiểm định t = 0.575 > 0.05, do đo ta kết luận chưa có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng có thời gian công tác khác nhau về đánh giá yếu tố “Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác” trong lựa chọn đối tác cho sự hợp tác Kết quả theo bảng 4.8

Bảng 4.8: Kiểm định T-test - Thời gian công tác trong ngành xây dựng

Thời gian công tác trong ngành xây dựng N Mean Std

Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty

Trên 15 năm 28 4.643 0.488 0.092 Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty Lower Upper Equal variances assumed

Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

4.2.2 Vai trò khác nhau trong ngành xây dựng

- Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty

Từ bảng 4.9, mức ý nghĩa Sig = 0 < 0.05, phương sai của các nhóm là khác nhau Như vậy để đánh giá có hay không sự khác biệt thì kiểm định Kruskal-Walls được chọn để thay thế cho phân tích Anova

Bảng 4.9: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất – vai trò khác nhau trong ngành xây dựng

Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty 7.477 3 130 0.000 Bảng 4.10 có sig = 0.637 > 0.05, với độ tin cậy của phép kiểm định này là 95% (mức ý nghĩa = 0.05) thì có thể nói không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng có vai trò khác nhau trong ngành xây dựng về đánh giá yếu tố “Năng lực/

Khả năng tài chính của công ty” trong lựa chọn đối tác cho sự hợp tác

Bảng 4.10: Kết quả Kruskal-Walls - vai trò khác nhau trong ngành xây dựng a,b

Chi-Square df Asym Sig

Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty 1.699 3 0.637 a Kruskal Wallis Test b Grouping Variable: Vai trò khác nhau trong ngành xây dựng - Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

Bảng 4.11: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất - vai trò khác nhau trong ngành xây dựng

Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác 0.294 3 130 0.829

Từ bảng 4.11, mức ý nghĩa Sig = 0.829 > 0.05, phương sai của các nhóm là không khác nhau, ta sử dụng kết quả phân tích Anova ở bảng 4.12 Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig = 0.85 > 0.05) Do đó ta có thể kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng có vai trò khác nhau trong ngành xây dựng về đánh giá yếu tố “Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác” trong lựa chọn đối tác cho sự hợp tác

Bảng 4.12: Kết quả ANOVA – các vai trò khác trong ngành xây dựng

Sum of Squares df Mean Square F Sig

4.2.3 Hiện có đang tham gia vào sự hợp tác nào không

- Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty

Giá trị Sig trong kiểm định Levene = 0.639 > 0.05, phương sai giữa hai nhóm là không khác nhau Sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed Giá trị Sig trong kiểm định t = 0.018 < 0.05, do đó có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng hiện đang tham gia vào sự hợp tác hay không về đánh giá yếu tố “Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty” trong lựa chọn đối tác cho sự hợp tác Cụ thể nhóm đối tượng hiện đang tham gia vào sự hợp tác đánh giá yếu tố

“Năng lực/Khả năng tài chính của công ty” quan trọng hơn so với nhóm đối tượng hiện không tham gia vào sự hợp tác Kết quả theo bảng 4.13

- Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

Giá trị Sig trong kiểm định Levene = 0.099 > 0.05, phương sai giữa hai nhóm là không khác nhau Sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed Giá trị Sig trong kiểm định t = 0.036 < 0.05, do đó có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng hiện có đang tham gia vào sự hợp tác hay không về đánh giá yếu tố “Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác” trong lựa chọn đối tác cho sự hợp tác Cụ thể nhóm đối tượng hiện đang tham gia vào sự hợp tác đánh giá yếu tố “Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác” quan trọng hơn so với nhóm đối tượng hiện không tham gia vào sự hợp tác Kết quả theo bảng 4.13

Bảng 4.13: Kiểm định T-test - Hiện có đang tham gia sự hợp tác

Hiện đang tham gia sự hợp tác N Mean Std

Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty

Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty Lower Upper

Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Thang đo trong nghiên cứu được đánh giá bằng: độ tin cậy của thang đo (thể hiện thông qua hệ số Cronbach’s Alpha) và độ giá trị của thang đo (thể hiện thông qua độ hội tụ của các thành phần trong thang đo, thực hiện bằng phương pháp phân tích nhân tố)

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha)

Bảng 4.14: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo các biến độc lập

Biến quan sát Tương quan biến – tổng Hệ số Alpha nếu loại biến Cam kết từ lãnh đạo cấp cao Cronbach's Alpha = 0.907

Tin tưởng lẫn nhau Cronbach's Alpha = 0.785

Tintuong07 0.773 0.545 Đánh giá liên tục Cronbach's Alpha = 0.692

Giao tiếp hiệu quả Cronbach's Alpha = 0.791

Mục tiêu chung Cronbach's Alpha = 0.836

Quan điểm đôi bên cùng có lợi Cronbach's Alpha = 0.590

Giải quyết xung đột Cronbach's Alpha = 0.779

Gquyetxungdot24 0.562 0.772 Độ tin cậy của thang đo thể hiện sự thống nhất của thang đo đối với khái niệm cần đo lường, hay nói cách khác đó chính là mức độ chặt chẽ mà các thành phần trong thang đo tương quan với nhau Thang đo đạt được độ tin cậy khi hệ số tương quan biến – tổng của các thang đo thành phần lớn hớn 0.4, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt giá trị lớn hơn 0.6 (đồng thời nhỏ hơn 0.95 để các biến không gần như trùng nhau) (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008)

Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha theo bảng 4.14 cho các biến quan sát thuộc các thang đo của biến độc lập, có 5 biến Camket04, Tintuong06, Danhgia09, Giaotiep12, Muctieuchung18 có hệ số tương quan biến-tổng (hiệu chỉnh) > 0.3 và nếu bỏ đi các biến này thì Cronbach Alpha của từng thang đo đều tăng lên Do đó cần xem xét về giá trị nội dung của biến và của thang đo để quyết định có nên loại hay không

Bỏ đi các biến Tintuong06 (Sự tin tưởng giữa các thành viên rất quan trọng đối với sự hợp tác Các bên tham gia phải tin tưởng lẫn nhau), và biến Danhgia09 (Quá trình hợp tác và thực hiện công việc của các thành viên cần được đánh giá thường xuyên) Cả 2 biến này nếu bỏ đi thì Cronbach Alpha của thang đo đều tăng lên (theo phần trên), đồng thời ý nghĩa của từng biến khá chung và nếu bỏ đi thì các biến còn lại vẫn đảm bảo đủ ý nghĩa của nhân tố

Yếu tố Quan điểm đôi bên cùng có lợi có Alpha = 0.590 < 0.6 không đạt tiêu chuẩn Nếu loại biến Doibencoloi21 (Rủi ro và thưởng cần được phân chia công bằng) có hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) = 0.312 thì hệ số Cronbach Alpha của thang đo này là = 0.608 Do đó loại biến Doibencoloi21 của thang đo trên Phân tích các yếu tố mô hình chi tiết (Phụ lục 5).

Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến phụ thuộc

Biến quan sát Tương quan biến – tổng Hệ số Alpha nếu loại biến Sự hợp tác thành công Cronbach's Alpha = 0.694

Sự hợp tác thành công: có hệ số Cronbach alpha là 0.694 và các biến đều có hệ số tương quan tổng biến (Corrected item – Total correlation) lớn hơn 0.3 Như vậy các biến đo lường trong thành phần này đều được sử dụng cho phân tích hồi qui tuyến tính Kết quả theo bảng 4.15

4.3.2 Phân tích nhân tố Độ giá trị của thang đo thể hiện sự bao quát của thang đo đối với khái niệm cần đo lường, thể hiện thông qua mức độ hội tụ của các thành phần trong thang đo, thực hiện bằng cách phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (Principle Component A nalysis) kết hợp với phép xoay Varimax

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), để đạt được độ giá trị cho thang đo, khi tiến hành phân tích nhân tố chúng ta cần chú ý đến những giá trị sau:

- Giá trị KMO cho biết mức độ phù hợp của phương pháp phân tích nhân tố đối với dữ liệu Khi KMO từ 0.5 đến 1 thì phương pháp phân tích nhân tố khám phá được áp dụng là phù hợp và ngược lại, nếu KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố không phù hợp phân tích dữ liệu của nghiên cứu

- Hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 và không có hệ số tải nào cao đồng thời trên hai nhân tố

- Phương sai trích cho biết mức độ bao quát mà thang đo đo lường được khái niệm cần đo, hệ số này càng cao thì thang đo càng bao quát khái niệm cần đo

- Eigenvalue: chỉ những nhóm nhân tố nào có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình vì nó có tác dụng tóm tắt thông tin dữ liệu tốt a Đối với thang đo các biến độc lập: Tiến hành phân tích nhân tố cho tất cả các biến quan sát của thang đo biến độc lập (không bao gồm 3 biến đã bị loại trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo: Tintuong06, Danhgia09, Doibencoloi21)

Phân tích EFA lần 1: tìm được 6 nhân tố của mô hình

Các biến Giaotiep11-14, Giaiquyetxungdot22-24 chụm vào nhau tạo thành 1 nhân tố, xét về mặt ý nghĩa thì Giao tiếp hiệu quả và Giải quyết xung đột có mối quan hệ ý nghĩa tương quan chặt với nhau, vì cùng nói lên cách thức ứng xử giữa các đối tác khi có một sự việc xảy ra trong quá trình cùng thực hiện một dự án Do đó xét về mặt ý nghĩa có thể gộp 2 nhân tố ban đầu là Giao tiếp hiệu quả và Giải quyết xung đột thành 1 nhân tố đại diện chung

Các biến có hệ số tải cao đồng thời trên hai nhân tố (Giaotiep11-12-13, Muctieuchung17-18, Doibencoloi19, Giaiquyetxungdot22) sẽ được xem xét về mặt ý nghĩa để thử loại bỏ khỏi thang đo

Phân tích EFA lần 2: Bỏ đi biến Giaotiep12 (Mỗi bên nên cam kết cải thiện các cách thức trao đổi, giao tiếp) và biến Muctieuchung18 (Ý tưởng và tầm nhìn của dự án nên được trao đổi giữa các thành viên) vì 2 biến này đều tải cao vào 2 nhân tố khác nhau, đồng thời hệ số Cronbach Alpha của thang đo cũng sẽ được tăng lên

Phân tích EFA lần 3: Với các biến Giaotiep11, Giaotiep13, Muctieuchung17, Doibencoloi19, Giaiquyetxungdot24 có hệ số tải cao đồng thời trên nhân tố chính (>0.5) và trên một nhân tố khác (0.4) Trong phạm vi nghiên cứu này ta vẫn giữ lại những nhân tố này vì xét về mặt ý nghĩa các yếu tố này rất cần thiết cho mô hình đang nghiên cứu

PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN

Sau khi phân tích EFA các biến trong thang đo của mô hình sẽ hội tụ vào các nhân tố tương ứng với nó Các biến này bây giờ được tính gộp lại thành nhân tố mới để chuẩn bị chạy hồi quy đa biến Như vậy mô hình mới hiệu chỉnh gồm 6 nhóm nhân tố và biến phụ thuộc sự hợp tác thành công Kết quả theo bảng 4.18

Phân tích hồi quy đa biến được tiến hành để xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố độc lập Xi lên các nhân tố phụ thuộc Yi, thể hiện thông qua phương trình hồi quy: Y i = f(X i ) Hệ số R 2 thường được sử dụng để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến Tuy nhiên do tồn tại hiện tượng càng nhiều biến trong mô hình thì R 2 càng tăng, do đó khi đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến người ta sẽ sử dụng giá trị R 2 hiệu chỉnh nhằm tránh sự thổi phồng quá mức mức độ phù hợp của mô hình Ngoài ra, kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến Trị thống kê F với giá trị Sig rất nhỏ sẽ cho thấy mô hình hồi quy đa biến phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được (Hoàng Trọng

Bảng 4.18: Hệ số tải của các biến sau khi phân tích EFA

Biến độc lập Hệ số tải

Cam kết từ lãnh đạo cấp cao

Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột

Tin tưởng lẫn nhau Tintuong05 0.883

Tintuong07 0.866 Đánh giá liên tục Danhgia08 0.791

Quan điểm đôi bên cùng có lợi

Biến phụ thuộc Hệ số tải

Sự hợp tác thành công

Hoptacthanhcong25 0.828 Hoptacthanhcong26 0.822 Hoptacthanhcong27 0.742 Tiến hành phân tích hồi quy đa biến giữa các biến độc lập và nhân tố phụ thuộc Sự hợp tác thành công Kết quả chạy hồi quy được lập thành Bảng 4.19

Kết quả phân tích hồi quy của Mô hình cho thấy:

Năm nhóm nhân tố Cam kết từ lãnh đạo cấp cao, Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột, Mục tiêu chung, Đánh giá liên tục, Quan điểm đôi bên cùng có lợi ảnh hưởng đến nhân tố Sự hợp tác thành công với mức ý nghĩa 1%, do đó các giả thiết H1 + , H2 + , H3 + , H5 + , H6 + được ủng hộ bởi bộ dữ liệu trong nghiên cứu này

Nhóm nhân tố Tin tưởng lẫn nhau có hệ số β chuẩn hóa -0.061 do đó giả thuyết H4 + không được ủng hộ bởi bộ dữ liệu trong nghiên cứu này

Tiến hành phân tích hồi quy lần thứ hai cho Mô hình sau khi đã loại nhóm nhân tố Tin tưởng lẫn nhau Kết quả được lập thành Bảng 4.20

Bảng 4.19: Kết quả mô hình hồi quy (lần thứ nhất) a,b

Std Error of the Estimate

1 0.825 0.681 0.666 0.578 0.681 45.220 6 127 0.000 a Predictors: (Constant), Cam kết từ lãnh đạo cấp cao, Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột, Mục tiêu chung, Tin tưởng lẫn nhau, Đánh giá liên tục, Quan điểm đôi bên cùng có lợi b Dependent Variable: Sự hợp tác thành công

Cam kết từ lãnh đạo cấp cao 0.444 0.050 0.444 8.859 0.000 Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột 0.502 0.050 0.502 10.009 0.000

Tin tưởng lẫn nhau (0.061) 0.050 (0.061) (1.215) 0.227 Đánh giá liên tục 0.363 0.050 0.363 7.236 0.000 Quan điểm đôi bên cùng có lợi 0.213 0.050 0.213 4.260 0.000 a Dependent Variable: Sự hợp tác thành công

Kết quả phân tích hồi quy lần thứ hai của Mô hình hồi quy cho thấy:

Năm nhóm nhân tố tố Cam kết từ lãnh đạo cấp cao, Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột, Mục tiêu chung, Đánh giá liên tục, Quan điểm đôi bên cùng có lợi đều ảnh hưởng đến nhân tố Sự hợp tác thành công của biến phụ thuộc với mức ý nghĩa 1% Do đó chấp nhận các giả thuyết H1 + , H2 + , H3 + , H5 + , H6 + của mô hình với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%)

Hệ số R 2 hiệu chỉnh của mô hình là 67.7% với kiểm định F có mức ý nghĩa 0%

Chấp nhận phân tích hồi quy lần chứ hai cho Mô hình hồi quy Phương trình hồi quy của mô hình như sau:

Sự hợp tác thành công = 0.444*(Cam kết từ lãnh đạo cấp cao) + 0.502*(Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột) + 0.228*(Mục tiêu chung) + 0.363*(Đánh giá liên tục) + 0.213*(Quan điểm đôi bên cùng có lợi)

Bảng 4.20: Kết quả mô hình hồi quy (lần thứ hai) a,b

1 0.823 0.677 0.665 0.579 0.677 53.770 5 128 0.000 a Predictors: (Constant), Cam kết từ lãnh đạo cấp cao, Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột, Mục tiêu chung, Đánh giá liên tục, Quan điểm đôi bên cùng có lợi b Dependent Variable: Sự hợp tác thành công

Cam kết từ lãnh đạo cấp cao 0.444 0.050 0.444 8.842 0.000 Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột 0.502 0.050 0.502 9.991 0.000

Mục tiêu chung 0.228 0.050 0.228 4.539 0.000 Đánh giá liên tục 0.363 0.050 0.363 7.222 0.000 Quan điểm đôi bên cùng có lợi 0.213 0.050 0.213 4.253 0.000 a Dependent Variable: Sự hợp tác thành công.

THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN

Trong phương trình hồi quy, nhóm biến độc lập “ Giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột” có ảnh hưởng lớn nhất đến “Sự hợp tác thành công” với β = 0.502 Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột giữa các bên tham gia trong sự hợp tác để sự hợp tác được thành công Với sự ủng hộ của bộ dữ liệu này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi tiến hành một sự hợp tác cần phải chú trọng hơn nữa trong việc cải thiện mức độ giao tiếp giữa các cá nhân, các bộ phận, các tập thể khác nhau trong cùng một dự án; đồng thời cần phải hình thành một văn hóa ứng xử khi có xung đột xảy ra giữa các bên

Kế đến, nhóm “Cam kết từ lãnh đạo cấp cao” ảnh hưởng đến “Sự hợp tác thành công” có hệ số hồi quy β = 0.444 Điều này hoàn toàn hợp lý không chỉ đối với các doanh nghiệp xây dựng nói riêng mà còn hợp lý đối với tất các các doanh nghiệp nói chung Nếu có được sự hỗ trợ toàn diện của lãnh đạo cấp cao, tất cả các khó khăn vướng mắc trong quá trình tiến hành sự hợp tác cũng như thực hiện dự án sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và khả năng thành công của sự hợp tác càng cao

Tiếp theo là mức độ ảnh hưởng của nhóm “Đánh giá liên tục” tới “Sự hợp tác thành công” với β = 0.363 Kết quả này góp phần nhấn mạnh rằng, cần xây dựng một quy trình đánh giá liên tục quá trình thực hiện sự hợp tác Và điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự hợp tác trong các dự án xây dựng mà còn đối với tất cả các quy trình thực hiện một công việc nào đó nói chung Việc “đánh giá liên tục” giúp cho các bên cùng kiểm tra lại quá trình thực hiện của mỗi bên, những sai sót đã mắc phải và những hiệu chỉnh cần thiết cho sự hợp tác

“Mục tiêu chung” cũng ảnh hưởng lớn đến “Sự hợp tác thành công” với β 0.228 Yếu tố này không chỉ quan trọng trong việc thành lập sự hợp tác mà còn là yếu tố không thể thiếu cho bất kì dự án, loại công việc nào trong mọi lĩnh vực cuộc sống Và đây cũng là yếu tố cơ sở cho nhiều yếu tố khác

“Quan điểm đôi bên cùng có lợi” cũng ảnh hưởng đến “Sự hợp tác thành công” với β = 0.213 Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế Các bên khi hợp tác phải xác định rằng tất cả hành động vì một mục đích chung, do đó cần phải làm việc cùng nhau để được cùng hưởng lợi ích từ nhau và không cạnh tranh với nhau

Vì sự hợp tác phát sinh từ nhu cầu của mỗi bên và sẽ tiếp tục kéo dài nếu bên nào cũng cùng có lợi

Ngược lại với sự ảnh hưởng rõ rệt của năm nhóm nhân tố độc lập nêu trên, nhóm nhân tố “Tin tưởng lẫn nhau” không được sự ủng hộ của tập dữ liệu này đối với việc ảnh hưởng đến “Sự hợp tác thành công” Kết quả này khá bất ngờ đối với bản thân tác giả cũng như không phù hợp với kết luận của các nghiên cứu đi trước Đây có thể là một thiếu sót của nghiên cứu, cần phải có những nghiên cứu bổ sung khác góp phần hoàn thiện hơn đề tài.

TÓM TẮT

Chương 4 trình bày cụ thể quá trình phân tích số liệu thu thập được trong nghiên cứu Đầu tiên là mô tả về mẫu khảo sát được dùng trong nghiên cứu Kết quả tìm ra hai yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn đối tác cho sự hợp tác là

“Năng lực/ Khả năng tài chính của công ty” và “Kinh nghiệm của công ty trong dự án tương tự với dự án đang tìm sự hợp tác” Tiến hành kiểm định sự khác biệt để đánh giá có hay không sự khác biệt giữa các đối tượng được khảo sát trong việc lựa chọn đối tác cho các dự án xây dựng có sự hợp tác

Tiếp nữa tác giả kiểm định thang đo nghiên cứu các yếu tố thành công của sự hợp tác thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy, sau khi loại biến Doibencoloi21, các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, do đó đạt được mức yêu cầu về độ tin cậy Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, sau khi loại tiếp bốn biến quan sát độc lập gồm Tintuong06, Danhgia09, Giaotiep12, Muctieuchung18, các biến quan sát độc lập được nhóm thành sáu nhóm nhân tố và các biến quan sát phụ thuộc được nhóm thành một nhóm nhân tố đạt yêu cầu Do đó các thang đo này đạt được độ giá trị phân biệt và hội tụ trong giới hạn của nghiên cứu này

Sau khi các thang đo đã đạt được độ tin cậy và độ giá trị, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho nghiên cứu bằng phương trình hồi quy với nhóm nhân tố của biến phụ thuộc Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy, nhóm nhân tố độc lập “Tin tưởng lẫn nhau” không ảnh hưởng đến “Sự hợp tác thành công” Những nhóm nhân tố độc lập còn lại đều có ảnh hưởng đến nhóm nhân tố của biến phụ thuộc “Sự hợp tác thành công”

Chương tiếp theo sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu, nêu lên những đóng góp, cũng như hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Ngày đăng: 24/09/2024, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Barlow, J., Cohen, M., Jashapara, A. and Simpson, Y. (1997), Towards Positive Partnering – Relealing the realities in the construction industry, The Policy Press, Bristol Sách, tạp chí
Tiêu đề: Towards Positive Partnering – Relealing the realities in the construction industry
Tác giả: Barlow, J., Cohen, M., Jashapara, A. and Simpson, Y
Năm: 1997
3. Bennett, J., Jayes, S., 1995. The Seven Pillars of Partnering: A Guide to Second Generation Partnering, Thomas Telford, London, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Seven Pillars of Partnering: A Guide to Second Generation Partnering
4. Bresnen, M., and Marshall, N., 2000. Motivation, Commitment and the Use of Incentives in Partnerships and Alliances, Journal of Construction Management and Economics, 18 (5), 587-598 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Motivation, Commitment and the Use of Incentives in Partnerships and Alliances
5. Black, C., Akintoye A., Fitzgerald E., 1999. An Analysis of Success Factors and Benefits of Partnering in Construction, International Journal of Project Management, 18, 423-434 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Analysis of Success Factors and Benefits of Partnering in Construction
6. Chan, A.P.C., Chan, D.W.M., Chiang Y.H., Tang B.S., Chan E.H.W., Ho, K.S.K., 2004. Exploring Critical Success Factors for Partnering in Construction Projects, Journal of Construction Engineering and Management, 130, 2, 188-198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exploring Critical Success Factors for Partnering in Construction Projects
8. Cheng, E.W.L., Li, H., 2004. Development of a Practical Model of Partnering for Construction Projects, Journal of Construction Engineering and Management, 130, 6, 790-798 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development of a Practical Model of Partnering for Construction Projects
9. Chen, W.T., Chen, T.T., 2007. Critical Success Factors for Construction Partnering in Taiwan, International Journal of Project Management, 25, 475- 484 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical Success Factors for Construction Partnering in Taiwan
10. Construction Industry Institute (CII), 1991. In Search of Partnering Excellence, Special Publication No 17-1, Rep., Partnering Task Force of CII, Austin, Texas, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: In Search of Partnering Excellence
11. Cowan, C., Gray, C., Larson., E. (1992) Project Partnering, Project Management Journal. Vol. XXII, No. 4. pp 5 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project Partnering
12. Crowley, L. G., Karim, M. A. (1995) Conceptual Model of Partnering. Journal of Management in Engineering, Vol. 11, No. 5. Sept / Oct. pp 33 - 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conceptual Model of Partnering
13. Kadefors, A. (2004) Trust in project relationships – inside the black box. International Journal of Project Management, 22(3), 175-182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trust in project relationships – inside the black box
14. KệKSAL EREN. 2007. Critical Success Factors for Partnering in the TURKISH Construction industry, Middle East Technical University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical Success Factors for Partnering in the TURKISH Construction industry
15. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1 &amp; 2), Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
Tác giả: Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
16. Lê Nguyễn Hậu (2008), Phuơng pháp nghiên cứu trong quản lý, Bài giảng môn học lớp Cao học Quản trị Doanh nghiệp – Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phuơng pháp nghiên cứu trong quản lý, Bài giảng môn học lớp Cao học Quản trị Doanh nghiệp
Tác giả: Lê Nguyễn Hậu
Năm: 2008
17. Lu, S., Yan, H., 2007. A Model for Evaluating the Applicability of Partnering in Construction, International Journal of Project Management, 25, 164-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Model for Evaluating the Applicability of Partnering in Construction
18. Matthews, J., Tyler, A., Thorpe A. (1996) Pre Construction Project Partnering: Developing the Process. Engineering Construction and Architectural Management. Vol 3, No. 1 &amp; 2. pp117 -131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pre Construction Project Partnering: Developing the Process
19. Moore, C., Mosley, D., Slagle., M. (1992) Partnering: Guidelines for Win - Win Project Management. Project Management Journal. Vol XXIII, No. 1. pp 18 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Partnering: Guidelines for Win - Win Project Management
20. National Economic Development Office (1991) Partnering: Contracting Without Conflict. NEDO, London, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: Partnering: Contracting Without Conflict
21. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động xã hội
Năm: 2011
22. Reading Construction Forum. (1995) Trusting the Team: The Best Practice Guide to Partnering in Construction. Centre for Strategic Studies in Construction, Reading, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trusting the Team: The Best Practice Guide to Partnering in Construction

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa hợp tác dự án và hợp tác chiến lược - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa hợp tác dự án và hợp tác chiến lược (Trang 24)
Bảng 2.2: Các yếu tố chính của sự hợp tác - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 2.2 Các yếu tố chính của sự hợp tác (Trang 26)
Bảng 2.3: Ví dụ đo lường các yếu tố thành công quan trọng của sự hợp tác - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 2.3 Ví dụ đo lường các yếu tố thành công quan trọng của sự hợp tác (Trang 30)
Hình 2.1: Quan hệ giữa các yếu tố thành công của sự hợp tác, Tang (2006) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Hình 2.1 Quan hệ giữa các yếu tố thành công của sự hợp tác, Tang (2006) (Trang 33)
Hình 2.2: Các yếu tố thành công của sự hợp tác, Koksal Eren (2007)  Tin tưởng lẫn nhau (Mutual Trust) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Hình 2.2 Các yếu tố thành công của sự hợp tác, Koksal Eren (2007) Tin tưởng lẫn nhau (Mutual Trust) (Trang 34)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề nghị - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị (Trang 39)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.2: Thang đo Tin tưởng lẫn nhau - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 3.2 Thang đo Tin tưởng lẫn nhau (Trang 43)
Bảng 3.1: Thang đo Cam kết từ lãnh đạo cấp cao - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 3.1 Thang đo Cam kết từ lãnh đạo cấp cao (Trang 43)
Bảng 3.4: Thang đo Giao tiếp hiệu quả - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 3.4 Thang đo Giao tiếp hiệu quả (Trang 44)
Bảng 3.3: Thang đo Đánh giá liên tục - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 3.3 Thang đo Đánh giá liên tục (Trang 44)
Bảng 3.8: Thang đo Sự hợp tác thành công - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 3.8 Thang đo Sự hợp tác thành công (Trang 46)
Bảng 3.7: Thang đo Giải quyết xung đột - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 3.7 Thang đo Giải quyết xung đột (Trang 46)
Bảng 4.1: Tổng hợp mẫu nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.1 Tổng hợp mẫu nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 4.2: Thời gian công tác trong ngành xây dựng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.2 Thời gian công tác trong ngành xây dựng (Trang 49)
Bảng 4.3: Vai trò của công ty trong lĩnh vực xây dựng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.3 Vai trò của công ty trong lĩnh vực xây dựng (Trang 49)
Bảng 4.4: Hiện đang tham gia vào sự hợp tác - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.4 Hiện đang tham gia vào sự hợp tác (Trang 50)
Bảng 4.5: Mô tả các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn đối tác cho sự hợp tác - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.5 Mô tả các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn đối tác cho sự hợp tác (Trang 51)
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến quan sát phụ thuộc - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến quan sát phụ thuộc (Trang 52)
Bảng 4.6: Mô tả các biến quan sát độc lập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.6 Mô tả các biến quan sát độc lập (Trang 52)
Bảng 4.8: Kiểm định T-test - Thời gian công tác trong ngành xây dựng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.8 Kiểm định T-test - Thời gian công tác trong ngành xây dựng (Trang 54)
Bảng 4.13: Kiểm định T-test - Hiện có đang tham gia sự hợp tác - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.13 Kiểm định T-test - Hiện có đang tham gia sự hợp tác (Trang 57)
Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến phụ thuộc - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.15 Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến phụ thuộc (Trang 59)
Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố cho biến độc lập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố cho biến độc lập (Trang 62)
Bảng 4.16: KMO and Bartlett's Test của biến độc lập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.16 KMO and Bartlett's Test của biến độc lập (Trang 62)
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài (Trang 63)
Bảng 4.18: Hệ số tải của các biến sau khi phân tích EFA - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.18 Hệ số tải của các biến sau khi phân tích EFA (Trang 65)
Bảng 4.19: Kết quả mô hình hồi quy (lần thứ nhất) a,b - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.19 Kết quả mô hình hồi quy (lần thứ nhất) a,b (Trang 66)
Bảng 4.20: Kết quả mô hình hồi quy (lần thứ hai) a,b - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
Bảng 4.20 Kết quả mô hình hồi quy (lần thứ hai) a,b (Trang 67)
5  Hình ảnh của công ty.   1   2   3   4   5 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong các dự án xây dựng ở Việt Nam
5 Hình ảnh của công ty. 1 2 3 4 5 (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN