1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Tác giả Võ Thanh Sơn
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thùy Anh
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (15)
    • 1.1 Lý do hình thành đề tài (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đóng góp của nghiên cứu (16)
      • 1.4.1 Về mặt học thuật (16)
      • 1.4.2 Về mặt thực tiễn (17)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (18)
    • 2.1 Tổng quan về tình hình đấu thầu ở Việt Nam (18)
      • 2.1.1 Văn bản pháp luật áp dụng hiện hành (18)
      • 2.1.2 Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu theo qui định (18)
      • 2.1.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu (21)
      • 2.1.4 Phương thức đấu thầu (23)
    • 2.2 Các nghiên cứu trước đây (30)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định dự thầu của các nhà thầu (30)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu trước đây về việc ứng dụng Analytic hierarchy Process (AHP) (34)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1 Giới thiệu chung về phương pháp định lượng (Analytic Hierarchy Process - AHP) (35)
      • 3.1.1 Nguồn gốc phương pháp định lượng AHP (35)
      • 3.1.2 Lý do lựa chọn phương pháp AHP để nghiên cứu (36)
      • 3.1.3 Ưu điểm của phương pháp AHP (36)
    • 3.2 Phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP) (38)
      • 3.2.1 Các tiên đề của phương pháp AHP (38)
      • 3.2.2 Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phương pháp AHP: . 25 (39)
        • 3.2.2.1 Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc (40)
        • 3.2.2.2. Thiết lập độ ưu tiên (42)
        • 3.2.2.3. Tổng hợp (44)
        • 3.2.2.4. Đo lường sự không nhất quán (45)
    • 3.3 Ứng dụng phương pháp định lượng AHP (47)
    • 3.4 Qui trình thực hiện nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (50)
    • 4.1 Qui trình thiết kế bảng câu hỏi, kích thước mẫu, và kiểm định thang đo (50)
      • 4.1.1 Qui trình thiết kế bảng câu hỏi (50)
      • 4.1.2 Xác định kích thước mẫu (54)
      • 4.1.3 Kiểm định thang đo (55)
    • 4.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( (56)
    • 4.3 Khảo sát thử nghiệm (58)
    • 4.4 Kết quả thu thập số liệu qua cuộc khảo sát chính thức (60)
      • 4.4.1 Kết quả thu thập số liệu (60)
      • 4.4.2 Tổng hợp kết quả và phân tích dữ liệu (60)
      • 4.4.3 Kiểm định thang đo (72)
    • 4.5 Xây dựng cấu trúc thứ bậc (77)
    • 4.6 Ma trận so sánh cặp (0)
    • 4.7 Tổng hợp trọng số (108)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (112)
    • 5.1 Kết quả nghiên cứu (112)
    • 5.2 Kiến nghị và hướng phát triển đề tài (115)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (116)

Nội dung

Nghiên cứu này đã thu thập được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu bid mark up từ các kết quả của những nghiên cứu trước đây.. Kết quả của ng

GIỚI THIỆU CHUNG

Lý do hình thành đề tài

Ngành xây dựng là một ngành kinh doanh hấp dẫn nhưng nhiều rủi ro Đặc biệt đối với nhà thầu sự rủi ro là cao nhất đối với các bên tham gia dự án Xét ở khía cạnh đấu thầu dự án xây dựng, khi có dự án thì việc lập luận để đi đến quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up) thường gặp rất nhiều khó khăn Bởi lẻ đấu thầu không thành công tương ứng với một chi phí bỏ ra đáng kể Vấn đề còn nghiêm trọng hơn là khi tham gia dự thầu và thắng thầu mà không dựa trên một nền tảng lý luận hợp lý sẽ dẫn đến gặp nhiều khó khăn khiến nhà thầu không thể hoàn thành hợp đồng, gặp rắc rối về vấn đề tài chính, chất lượng công trình, tiến độ hoàn thành…Trong thực tế người ra quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up) cũng không hiểu rõ căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định, chỉ dựa vào trực giác, cảm giác, kinh nghiệm và sự suy đoán

Do việc quyết định phần trăm lợi nhuậngiá dự thầu (bid mark up) là một vấn đề phức tạp nó chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố Trước khi tham gia dự thầu nhà thầu cần đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dự thầu nhằm đưa ra được quyết định phù hợp nhất Việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng để hỗ trợ cho việc quyết định là rất quan trọng Vì vậy cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định phần trăm lợi nhuậngiá dự thầu (bid mark up)

Vì vậy mục tiêu của luận văn này nghiên cứu “ Những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình quyết định giá dự thầu” điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể hỗ trợ một phần nào đó cho nhà thầu có một cơ sở, một hệ thống cấu trúc để giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, và giảm thiểu sai lầm thiếu sót do chủ quan trong quá trình lập luận quyết định giá dự thầu xây dựng

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định và phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình quyết định phần trăm lợi nhuậngiá dự thầu(bid mark up) dựa trên 4 tiêu chí lập luận quyết định dự thầu : Sự cạnh tranh, rủi ro, vị trí của công ty trong dự thầu, sự cần thiết công việc

Xây dựng cấu trúc thứ bậc các yếu tố ảnh hưởng và xác định bộ trọng số tương ứng bằng phương pháp AHP

Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu(bid mark up)

Phạm vi nghiên cứu

Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong những giới hạn sau đây:

Góc độ phân tích: Quan điểm phân tích là của các nhà thầu tham gia hoạt động đấu thầu xây dựng

Về Không gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu bắt đầu từ tháng 06 năm 2010 và kết thúc vào tháng 07 năm 2012 Địa điểm: Đề tài chỉ thực hiện khảo sát đối với các dự án của nhà thầu tham gia đấu thầu họat động trên địa bàn TP.HCM được thực hiện trong khoảng thời gian 6 năm trở lại đây (2006 – 2012) Đối tượng khảo sát: Để việc thu thập dữ liệu được hiệu quả và nhanh chóng, chính xác thì các đối tượng thích hợp cho khảo sát là những người có nhiệm vụ trong quản lý dự án và quản lý đấu thầu xây dựng như Giám đốc các công ty xây dựng, nhà quản lý dự án, chỉ huy trưởng, kỹ sư trưởng , người làm quản lý bộ phận dự toán đấu thầu….đã có kinh nghiệm trong quản lý dự án xây dựng và quản lý đấu thầu các dự án cụ thể.

Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu này góp phần xác định được những yếu tố quan trọng trong quá trình quyết địnhphần trăm lợi nhuận giá dự thầu(bid mark up), mà còn xác định được bộ trọng số quan trọng tương ứng Kết quả này cùng với những tiêu chí lập luậngiá

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG dựthầu có thể phục vụ như là một bộ khung dữ liệu cho sự phát triển xa hơn của một hệ thống hỗ trợ quyết định dự thầu

1.4.2Về mặt thực tiễn Đề tài này sẽ giúp các nhà thầu có bộ dữ liệu quan trọng trong quá trình lập luận quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu(bid mark up), để có thể đưa ra những quyết định hợp lý trong quá trình quyết định giá dự thầu.

TỔNG QUAN

Tổng quan về tình hình đấu thầu ở Việt Nam

2.1.1 Văn bản pháp luật áp dụng hiện hành

Quá trình tổ chức đấu thầu dự án xây dựng tại Việt Nam hiện nay được áp dụng như sau: Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, và các vốn khác do Nhà nước quản lý,…sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên thì trong quá trình đấu thầu bắt buộc áp dụng Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam đã ký kết Đối với dự án sử dụng các nguồn vốn khác, chủ đầu tư dự án có quyền lựa chọn áp dụng Luật đấu thầu hoặc lựa chọn áp dụng theo những quy định khác

2.1.2 Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu theo qui định:

Quy trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 được mô tả ở sơ đồ

Nhìn vào sơ đồ có thể nhận thấy quy trình đấu thầu đã thể hiện được tính khách quan và khoa học, phù hợp với quy trình đấu thầu quốc tế theo thể thức của “Hiệp hội các kỹ sư tư vấn thế giới”, viết tắt theo tiếng Pháp là FIDIC (Federation Internation Des Ingenieurs Consiels) Tuy nhiên vấn đề là ở chổ, việc đánh giá xếp hạng theo tiêu chuẩn nào, để lựa chọn nhà thầu hợp lý về giá thành nhưng phải đảm bảo chất lượng xây dựng công trình là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách

Hình 2.1: Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu

Nguồn: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn

Hình 2.2: Quy trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp

Lập hồ sơ mời thầu

Gửi thư mời hoặc thông báo mời thầu

Tiếp nhận và bảo quản hồ sơ dự thầu 1

3 Đánh giá xếp hạng Hồ sơ thầu

Trình duyệt kết quả Đấu thầu 5

Công bố trúng thầu, Thương thảo hợp đồng 7

Ký kết hợp đồng, kết thúc đấu thầu Tổ chuyên gia/ Đơn vị tư vấn đấu thầu Chủ đầu tư

2.1.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu: a Đấu thầu rộng rãi: Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định để các nhà thầu biết thông tin tham dự Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng b Đấu thầu hạn chế : Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu; Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác c Chỉ định thầu:

Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định d Mua sắm trực tiếp :

Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác e Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa :

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN f Tự thực hiện :

Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng ;Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính g Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt :

Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Có ba phương thức đấu thầu: Đấu thầu 1 túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn a Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ:

Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế, cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC

Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu bao gồm:Đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính.Việc mở thầu được tiến hành một lần

GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ

GÓI THẦU EPC ĐẤU THẦU MỘT TÚI HỒ SƠ - Đề xuất kỹ thuật - Đề xuất tài chính

Hình 2.3: Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ cho hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế b Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ :

Phương thức này có thể được áp dụng cho đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn

Nhà thầu nộp 2 túi hồ sơ:Túi 1: Đề xuất về kỹ thuật, Túi 2: Đề xuất về tài chính.Việc mở thầu được tiến hành hai lần:

Lần một: Mở túi 1 để đánh giá về kỹ thuật Nếu đạt (thường là trên 70%) số điểm kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư, thì được lọt vào vòng hai

Lần hai: Mở túi 2 để đánh giá tổng hợp hai yêu cầu kỹ thuật và tài chính để lựa chọn trúng thầu Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu nào có số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở túi 2 về tài chính để xem xét thương thảo hợp đồng

Ghi chú: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật thường thì không nhỏ hơn 70% tổng số điểm tổng hợp

Hình 2.4: Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ cho đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế lựa chọn nhà thầu tư vấn c Phương thức đấu thầu hai giai đoạn :

TÚI 1 HỒ SƠ ĐẤU THẦU ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT

TÚI 2 HỒ SƠ ĐẤU THẦU ĐỀ XUẤT TÀI CHÍNH

NHÀ THẦU LỌT VÀO VÒNG HAI

Các nghiên cứu trước đây

2.2.1 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định dự thầu của các nhà thầu

Quyết định dự thầu là một quá trình ra quyết định phức tạp nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Để đưa ra được quyết định phù hợp thì điều quan trọng là phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dự thầu như thế nào

Ahmad, I., and Minkarah, I (1988) “Questionnaire survey on bidding in construction” : Quyết định đấu thầu thường được phỏng phỏng đoán theo lẽ tự nhiên

Những quyết định đó thường là dựa vào kinh nghiệm và sự nhận thức Trong quá trình nỗ lực tìm ra các yếu tố đặc trưng trong quá trình quyết định thầu, một cuộc khảo sát câu hỏi được thực hiện bởi các nhà thầu nói chung Và kết quả phản hồi thu được từ

400 nhà thầu hàng đầu của Hoa Kỳ.Đưa ra đặc điểm của nhóm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia / không tham gia thầu và quyết định phần trăm tăng giá thầu Nghiên cứu cho thấy rằng quyết định đấu thầu nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, chẳng hạn như loại công việc, vị trí, kích thước công việc, sự cần thiết công việc, chủ đầu tư, nhà thầu phụ, mức độ nguy hiểm, mức độ khó khăn Sự cạnh tranh và lợi nhuận mặc dù là yếu tố quan trọng nhưng không xếp hạng hàng đầu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN Akinci, B., and Fischer, M (1998).”Factors affecting contractors’ risk of cost overburden” : Vấn đề vượt chi phí tạo nên rủi ro tài chính đáng kể cho cả nhà thầu và chủ đầu tư Tuy nhiên bất chấp rủi ro liên quan, lịch sử của nghành công nghiệp xây dựng vẫn có rất nhiều dự án lớn được hoàn thành với chi phí vượt đáng kể Tuy nhiên những nhà thầu thi công có thể trang trải cho việc vượt chi phí của họ dựa vào sự tăng giá lời của họ lúc đấu thầu ( Mark up) Vì vậy chi phí lời của nhà thầu bị giảm đáng kể, thậm chí không có lời mà còn lỗ Vì vậy nhà thầu cần xác định nguồn rủi ro chính gây ra việc vượt chi phí trước để chủ động trong quản lý Bài báo này đã đánh giá và mô tả các nguồn rủi ro không kiểm soát được của nhà thầu ảnh hưởng đến việc vượt chi phí

Những rủi ro này liên quan đến những yếu tố dự toán chi phí và chi phí cuối cùng của dự án và bao gồm những nhân tố cụ thể đến người làm dự toán, thiết kế dự án, thi công , môi trường dự án

Dozzi, S P., AbouRizk, S M., and Schroeder, S L (1996) “Utility theory model for bid markup decisions” : Một mô hình lý thuyết hữu ích được đưa ra, đó là một trong ba phương pháp chung để xác định sự tăng giá đấu thầu, được phát triển bằng cách sử dụng 21 tiêu chí trong quyết định đấu thầu Đa số các tiêu chí được đánh giá chủ quan bởi các nhà ra quyết định Các nghiên cứu trước đây của Saaty, Lifson và Shaifer, và Ahmad và Minkarah phát triển một phương pháp tiếp cận đơn giản bằng cách sử dụng các chức năng tiện ích đường thẳng để giải quyết khó khăn Mô hình đấu thầu trong nghiên cứu này gồm các loại biến của thái độ ra quyết định khác nhau trong các trọng số của các tiêu chí, và do đó mô hình có thể được tùy chỉnh các độ ưu tiên khác nhau và độ lệch của các rủi ro Xem xét tính chủ động của quá trình, các tác giả xem xét tính chính xác của phương pháp này và được chấp nhận cho việc sử dụng các lý thuyết hữu ích là một trong những công cụ quyết định mà nó có thể hỗ trợ các nhà thầu xây dựng xác định việc tăng giá thầu trong quá trình chuẩn bị đấu thầu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN Mohammed Fadhil Dulaimi, Hong Guo Shan, (2002) “The factors infuencing bid mark-up decisions oflarge- and medium-size contractors in Singapore” : Xác định được 40 yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận (mark up) giá dự thầu của các nhà thầu lớn và trung bình ở Singapore Sau đây là danh sách các yếu tố

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN Qua các nghiên cứu trên đã chỉ ra được rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình tham gia hoặc không tham gia dự thầu và những quyết định về việc tăng phần trăm lợi nhuận trong giá thầu Tuy nhiên trong những nghiên cứu này đã không đi sâu vào lập luận quá trình quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu Vì trên thực tế một nhà thầu chỉ đi đến một quyết định giá dự thầu sau khi đã trải qua một quá trình lập luận phức tạp Vì những lý do này nghiên cứu này xem xét đến những nhân tố ảnh hưởng từ quan điểm của các mục tiêu chuẩn quyết định giá dự thầu là sự cạnh tranh, rủi ro, vị trí của công ty, và sự cần thiết công việc để có thể góp phần hỗ trợ cho việc quyết định của các nhà thầu

Những yếu tố ảnh hưởng đến phần phăm lợi nhuận giá dự thầu của nhà thầu tại Singapore

Bảng Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu của nhà thầu

Phân loại Yếu tố Phân loại Yếu tố Đặc tính dự án Kích cỡ hợp đồng Điều kiện kinh tế Nền kinh tế

Thời gian dự án Rủi ro trong đầu tư

Dòng tiền cho dự án Khả năng có nhân công và trang thiết bị

Vị trí dự án Những yêu cầu của chính phủ

Kiểu chủ đầu tư Trách nhiệm nộp thuế

Mức độ khó khăn của dự án

Mức độ an toàn Đặc tính cuả công ty Khả năng dòng tiền Tài liệu dự án Loại hợp đồng

Không chắc chắn trong dự toán chi phí Kiểu đấu thầu

Cần thiết công việc Tài liệu đầy đủ

Lợi nhuận quá khứ Yêu cầu của chủ đầu tư

Khối lượng công việc hiện tại Sử dụng những nhà thầu phụ

Chi phí chung Rủi ro về trượt giá vật liệu

Chia hợp đồng phụ cho người khác Chi phí bảo hiểm Kinh nghiệm những dự án tương tự

Cần thiết để tiếp cận công chúng Khả năng có nhân viên chất lượng Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng Tình hình đấu thầu Phương pháp đấu thầu

Thời gian đấu thầuYêu cầu sơ tuyểnGiá trong hồ sơ đấu thầuKhả năng có sẵn những dự án khácSố lượng đối thủ cạnh tranhDanh tính của đối thủ cạnh tranhYêu cầu khả năng dòng tiền

2.2.1 Các nghiên cứu trước đây về việc ứng dụng Analytic hierarchy Process (AHP)

Xây dựng hệ thống hỗ trợ quy trình ra quyết định đánh giá lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng bằng phương pháp AHP Đã áp dụng mô hình ra quyết định AHP để so sánh đánh giá để giúp đưa ra quyết định chọn nhà thầu xây dựng cuối cùng, trong rất nhiều nhà thầu - Nguyễn Tấn Thiện (2007) Định lượng các tiêu chuẩn đánh giá HSDT bằng phương pháp AHP và đề xuất các giải pháp cải tiến công tác đấu thầu - Thái Bình An (2007) Áp dụng mô hình AHP ( ANALYTIC HIERARCHY PROCES) để chọn nhà thầu dựa trên cung ứng vật liệu và máy móc thiết bị thi công - Từ Đông Xuân (2006)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định dự thầu và ứng dụng định lượng Analytic Hierarchy Process ( AHP) để xây dựng mô hình ra quyết định - Nguyễn Đăng Thanh (2008)

Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) lựa chọn nhà thầu phụ trong điều kiện Việt Nam - Nguyễn Trung Hưng (2008)

Một loạt các tác giả Việt Nam đã ứng dụng AHP để tiến hành xây dựng mô hình ra quyết định, để làm được việc đó, vấn đề cốt lõi là các nghiên cứu sử dụng AHP như công cụ để so sánh giữa các yếu tố với nhau, từ đó chọn ra các yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất phản ánh quyết định cuối cùng

Vì tính hữu dụng của AHP đã trình bày trên đây, đề tài chọn AHP làm công cụ để nghiên cứu đánh giá trọng số của các yếu tố.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chung về phương pháp định lượng (Analytic Hierarchy Process - AHP)

3.1.1 Nguồn gốc phương pháp định lượng AHP:

Phương pháp định lượng AHP được phát triển bởi Saaty vào thập niên 70 Nó cung cấp một phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn đơn giản, nhưng có cơ sở lý thuyết trong việc đánh giá các phương án Nó giúp phân loại mức độ ưu tiên tương đối cho các phương án được đưa ra dựa trên một mức tỉ lệ Mức tỉ lệ này dựa trên phán đoán của người ra quyết định và mức độ quan trọng của các phán đoán đó, cũng như tính nhất quán trong việc so sánh các phương án trong quá trình ra quyết định Ứng dụng của phương pháp AHP có thể tìm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: hệ thống phân phối nguyên vật liệu cho dự án, quản lý dự án và các vấn đề kỹ thuật

Theo Partovi (1992) AHP là công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các quyết định phức tạp không cấu trúc và đa thuộc tính Ny Dick và Hill (1992) miêu tả AHP là một phương pháp xếp hạng các phương án dựa trên phán đoán của người ra quyết định có liên quan đến tầm quan trọng các tiêu chuẩn và mở rộng chúng (tiêu chuẩn) khi nó lập lại trong mỗi phương án

Golden (1989) miêu tả AHP là một phương pháp phân tích sử dụng cấu trúc thứ bậc cho các vấn đề ra quyết định Murahdar (1990) tin rằng phương pháp AHP cung cấp một cách rõ ràng cụ thể cách giải quyết các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn

Belton (1986), đã xác nhận phương pháp AHP và phương pháp giá trị đa nhân tố đơn giản (Multi-Atribute Value – MAV) như là hai phương pháp đa tiêu chuẩn

Trong quá trình xem xét các khuyết điểm của MAV một cách có hệ thống, ông đã tìm ra được các ưu điểm của phương pháp AHP

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều lời bình phẩm đối với phương pháp AHP

Waste and Freeling (1987) suy luận để suy luận ra các trọng số (weighs) của các tiêu chuẩn bằng phương tiện dùng một thang đo tỉ lệ, các câu hỏi của phương pháp

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU AHP:“Tiêu chuẩn nào trong hai tiêu chuẩn này quan trọng hơn cho mục tiêu ?” , “Quan trọng hơn bao nhiêu? ” Trong khi đó, Dyer và Wendel (1987) đã tấn công phương pháp AHP dựa vào biện minh lý lẽ rằng nó thiếu một cơ sở lý thuyết vững chắc Tuy nhiên, nhà toán học người Mỹ đã phản hồi những lời phê bình này bằng cách hiệu chỉnh và đề nghị một mô hình AHP lý tưởng (Ideal Model AHP), trong đó mỗi cột của ma trận ra quyết định được chia bằng tổng giá trị các số trong cột Và ngày nay phương pháp AHP đã được nhiều nơi trên thế giới sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau và được xem là một phương pháp ra quyết định đáng tin cậy

3.1.2 Lý do lựa chọn phương pháp AHP để nghiên cứu:

AHP là kỹ thuật ra quyết định dựa trên phương pháp quyết định đa tiêu chuẩn Nó có xem xét sự phán đoán, kinh nghiệm và cảm giác của con người trong quá trình ra quyết định Nghiên cứu này phát triển mô hình lựa chọn lý thuyết dựa trên phương pháp AHP Nó giúp người ra quyết định lựa chọn các phương án khác nhau, giúp đánh giá xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng AHP được lựa chọn cho nghiên cứu này với các lý do sau:

AHP có khả năng thống nhất các yếu tố định tính và định lượng trong 1 hệ thống nhất

Nó có khả năng giải quyết những vấn đề trong ngành xây dựng, trong nhiều tình huống ra quyết định khác nhau, sắp xếp từ các quyết định các yếu tố đơn giản đến các quyết định nhạy cảm phức tạp

Vấn đề được phân tích một cách logic từ những phần tử lớn đến những phần tử nhỏ hơn

Nó làm việc bằng cách tính toán các phán đoán của những người ra quyết định và đo mức độ nhất quán của những phán đoán này

3.1.3 Ưu điểm của phương pháp AHP:

Phương pháp định lượng AHP có một số ưu điểm sau:

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tính đồng nhất: Phương pháp AHP cung cấp một mô hình ra quyết định duy nhất, dễ hiểu và rất uyển chuyển cho một khoảng rộng các vấn đề chưa định hình

Tính đa dạng: Phương pháp AHP tổng hợp những diễn dịch và cách thức tiếp cận hệ thống trong việc giải quyết vấn đề

Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của các yếu tố trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần tuý

Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên của con người trong việc lựa chọn những yếu tố của hệ thống thành những mức độ khác nhau và các nhóm tương đồng Đo lường: Phương pháp AHP cung cấp một thước đo vô hình và một phương pháp thiết lập những thứ tự ưu tiên

Tính nhất quán: Phương pháp AHP tuân theo những sự ổn định hợp lý của những sự đánh giá được dùng trong quyết định ưu tiên

Tổng hợp: Phương pháp AHP đưa đến một ước lượng tổng quát của từng mục đích thay thế

Sự thỏa hiệp:Phương pháp AHP cân nhắc đến sự tương quan thứ tự ưu tiên của các yếu tố trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốt nhất trên mục tiêu của họ

Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP không phụ thuộc vào sự nhất trí nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược

Quá trình lặp lại: Phương pháp AHP cho phép mọi người tái thiết những khái niệm của mình về một vấn đề và nâng cao nhận thức cũng như khả năng đánh giá thông qua việc lặp lại

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: Ưu điểm của phương pháp AHP

Ngoài ra, phương pháp AHP còn có một số ưu điểm khác:

Có thể chia nhỏ các tiêu chuẩn đánh giá thành nhiều cấp bậc nhỏ hơn, từ đó dể dàng thu thập số liệu cũng như việc so sánh từng cặp sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả

Khi thay đổi trọng số của một tiêu chuẩn nào đó, ta có thể thấy được ngay cả sự thay đổi đáp án chọn lựa phương án trên các hổ trợ ra quyết định, vì thế có thể thấy ngay được mức độ ảnh hưởng, tác động của tiêu chuẩn đó đối với việc lựa chọn các phương án Áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và trong nhiều tình huống khác nhau như ra quyết định chọn loại xe để mua, dự đoán giá sản phẩm, bố trí nhân sự, quản lý dự án…

Phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP)

3.2.1 Các tiên đề của phương pháp AHP:

Tính đồng nhất Quá trình lặp lại

Cấu trúc thứ bậc Đo lường

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Theo Saaty (1980), trong bất kỳ mô hình nào xây dựng bởi mô hình AHP, người xây dựng và sử dụng mô hình cần phải nhận dạng được mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề đang phải đối mặt để đạt được mục tiêu đó Holden (1989) đã đề nghị bốn giả thiết sau, được phát biểu thành những tiên đề, giúp cho phương pháp AHP có giá trị trong việc thiết kế mô hình ứng dụng

Tiên đề 1: Đối với 2 phương án i và j thuộc tập các phương án A cho trước, người ra quyết định phải đưa ra giá trị một sự so sánh cặp, gọi là aij trong số các phương án đối với một tiêu chuẩn c trong tập hợp các tiêu chuẩn dựa trên một thang đo tỉ lệ thuận nghịch (recipprocal ratio scale); nghĩa là ji ij a a = 1 , với mọi i, j thuộc tập A

Tiên đề 2: Khi so sánh bất kỳ 2 phương án i và j thuộc tập các phương án A cho trước, người ra quyết định không bao giờ được đánh giá phương án này quan trọng (hay kém quan trọng) vô hạn so với phương án kia đối với một tiêu chuẩn c, điều đó có nghĩa là a ij ≠ ∞, với mọi i, j thuộc tập A

Tiên đề 3: Vấn đề cần quyết định có thể phân tích thành một cấu trúc thứ bậc (hierarchy)

Tiên đề 4: Tất cả các phương án cho trước và các tiêu chuẩn có tác động ảnh hưởng hay liên quan đến vấn đề cần ra quyết định đều phải được thể hiện trong sơ đồ thứ bậc Điều này có nghĩa là sự hiểu biết của nhóm người ra quyết định cần phải được thể hiện một cách tiêu biểu (hay loại trừ bớt) các tiêu chuẩn hay các phương án trong sơ đồ thứ bậc

Những tiên đề này được sử dụng để mô tả những nguyên tắc căn bản nhất của phương pháp định lượng AHP; đó là việc tính toán và giải quyết vấn đề cần ra quyết định thông qua một cấu trúc thứ bậc (tiên đề 3 và 4) và việc suy luận ra ý kiến đánh giá theo một hình thức so sánh từng cặp (tiên đề 1 và 2)

3.2.2 Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phương pháp AHP:

Nhà toán học người Mỹ Saaty (1980) đã đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phương pháp AHP bao gồm:

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Phân tích và thiết lập sơ đồ thứ bậc của vấn đề cần ra quyết định (Decomposition)

+ Tính toán các độ ưu tiên (Priorization)

+ Đo lường không nhất quán

3.2.2.1 Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc: a Phân loại thứ bậc:

Có hai loại thứ bậc là thứ bậc theo cấu trúc và thứ bậc theo chức năng

Thứ bậc theo cấu trúclà một hệ thống phức tạp được cấu trúc bởi các thành phần theo thứ tự giảm dần tính chất của cấu trúc như kích thước, hình dáng, màu sắc

Thứ bậc theo chức năng phân tích hệ thống phức tạp thành các thành phần theo các quan hệ cơ bản của nó Cách phân tích thứ bậc theo chức năng sẽ hướng hệ thống đến mục tiêu mong muốn: giải quyết xung đột, đạt hiệu quả trong sự hoàn thành công việc hay sự thỏa mãn của mọi người Do mục tiêu này, phân tích thứ bậc theo chức năng sẽ được tập trung xem xét Để phản ánh được các vấn đề thực tế phức tạp, việc phân loại thứ bậc cần thiết phải có những đặc điểm sau:

+ Linh hoạt: các cấp phân loại tương quan với nhau theo hình xoắn ốc

+ Thứ bậc hoàn toàn: tất cả các thành phần của một bậc chia sẻ mọi đặc điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp

+ Thứ bậc không hoàn toàn: một số thành phần không chia sẻ toàn bộ các đặc điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp b Nguyên tắc hình thành cấu trúc thứ bậc:

Mỗi một loại các thành phần chức năng chiếm một bậc trong thứ bậc

Cấp cao nhất chỉ có một thành phần gọi là tiêu điểm, tức là mục tiêu bao trùm cả cấu trúc hay vấn đề cần giải quyết

Các cấp kế tiếp gồm nhiều thành phần hay các tiêu chuẩn chính Mỗi thành phần hay tiêu chuẩn này có thể được phân chia thành các cấp nhỏ hơn hay đứng độc lập là

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tùy thuộc vào mức độ chi tiết của mô hình Do việc so sánh được thực hiện giữa các thành phần của cùng một thứ bậc với nhau theo tiêu chuẩn của thứ bậc cao hơn, các thành phần của một thứ bậc phải có cùng một độ lớn hay tầm quan trọng Nếu sự khác biệt giữa chúng là lớn thì chúng nên được sắp xếp ở các cấp khác nhau

Cấp thấp nhất cuối cùng của sơ đồ thứ bậc được gọi là cấp phương án, nó chứa các phương án đặt bên dưới các thành phần hay tiêu chuẩn ở ngay bên trên nó

Vấn đề lựa chọn phương án trong một tập các phương án thì có thể bắt đầu từ cấp thấp nhất là liệt kê các phương án, cấp cao hơn kế tiếp là các tiêu chuẩn để đánh giá các phương án, cấp cao nhất là đánh giá tiêu điểm mục tiêu cuối cùng mà các tiêu chuẩn có thể được so sánh theo mức độ quan trọng sự đóng góp của chúng

Saaty (1994) đã nhấn mạnh rằng một sơ đồ thứ bậc cung cấp cho ta một cái nhìn tổng thể của những mối quan hệ phức tạp của các tình huống và sự đánh giá Nó cũng cho phép người ra quyết định đánh giá được sự so sánh các ý kiến của cùng một mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn

Ví dụ: Muốn mua một căn nhà mới, vậy các tiêu chí nào bạn quan tâm về căn nhà của bạn (Hình thành các tiêu chuẩn)? Mức độ đánh giá của bạn với các tiêu chí đó như thế nào, đồng thời bạn cũng nên liệt kê các nhà mà bạn dự định mua

Sau khi xem xét, ta đưa ra 8 tiêu chuẩn khi lựa chọn căn nhà:

1 Kích thước ngôi nhà: không gian nhà kho, kích thước các phòng, số lượng phòng, và tổng diện tích nhà

2 Giao thông: Sự thuận lợi và trạm xe buýt

3 Điều kiện xung quanh: Mật độ giao thông, an ninh, và môi trường xung quanh ngôi nhà

4 Tuổi thọ ngôi nhà: sáng sủa, mới

5 Không gian sân vườn: gồm không gian trước, sau, bên cạnh và không gian chia sẽ với hàng xóm

6 Tiện nghi: Máy lạnh, máy nước nóng, truyền thông thông tin, hệ thống tự động

7 Nội thất: Trang trí ngôi nhà, hệ thống điện

8 Tài chính: lượng tiền có sẵn, hộ trợ tài chính từ người bán hoặc ngân hàng

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.2 : Các tiêu chuẩn lựa chọn căn nhà

3.2.2.2 Thiết lập độ ưu tiên:

Sau khi xây dựng xong sơ đồ thứ bậc của bài toán, bước quan trọng tiếp theo là phải tính toán và thiết lập độ ưu tiên (priorities) của mỗi tiêu chuẩn trên các cấp đã được xác định trong sơ đồ thứ bậc Lúc này, người ra quyết định cần đưa ra những ý kiến đánh giá của mình về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn đối với tiêu chuẩn ở cấp cao hơn trong sơ đồ thứ bậc bằng phương pháp so sánh từng cặp

Ứng dụng phương pháp định lượng AHP

Các bước để tiến hành phương pháp AHP:

(a) Định nghĩa vấn đề và xác định lời giải bài toán

(b) Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan điểm quản lý trung, từ cấp cao nhất cho tới cấp mà tại đó có thể cải thiện giải quyết vấn đề

(c) Thiết lặp ma trận so sánh cặp của sự đóng góp hay tác động của yếu tố lên tiêu chuẩn của cấp thứ bậc lên trên nó Một nửa của số ma trận so sánh là nghịch đảo của số kia Yếu tố bên tay trái của ma trận sẽ được so sánh với yếu tố hàng trên cùng của ma trận

(d) Thu thập ý kiến đánh giá để hoàn thành ma trận so sánh cặp ở bước 3

(e) Tính độ ưu tiên của từng yếu tố và thử tính nhất quán

Thực hiện bước 3, 4, 5 cho tất cả các cấp và các nhóm trong sơ đồ thứ bậc

(f) Tính toán tổng hợp các trọng số của vectơ độ ưu tiên của các tiêu chuẩn, tính tổng của các trọng số, tương ứng với cấp thấp hơn và tiếp tục như vậy Kết

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU quả là các trọng số ưu tiên cho cấp thấp nhất cho các sơ đồ thứ bậc Nếu có nhiều kết quả có thể tính trung bình

(g) Tính độ nhất quán cho toàn bộ sơ đồ bằng cách nhân hệ số nhất quán cho mỗi tiêu chuẩn tương ứng và cộng lại Chia kết quả cho hệ số nhất quán tương ứng của ma trận ngẫu nhiên có cùng kích thước Tỉ số nhất quán phải nhỏ hơn hay bằng 10 %, nếu lớn hơn cần thực lại các bước

Hình 3.3: Các bước thực hiện phương pháp AHP Định nghĩa vấn đề và xác định lời giải yêu cầu

Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan điểm quản lý chung

Thiết lập ma trận so sánh cặp của các nhân tố quyết định

Tính toán độ ưu tiên của từng yếu tố

Kiểm tra tính nhất quán của từng yếu tố

Tổng hợp trọng số của vectơưu tiên của các tiêu chuẩn

Kết luận chọn phương án khả thi Độ nhất quán cho toàn bộ cấu trúc thứ bậc CR

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Qui trình thực hiện nghiên cứu:

Qui trình thực hiện nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau :

Hình 3.4 : Qui trình thực hiện nghiên cứu

Thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi để phân tích

Các nghiên cứu trước, các bài báo, thông tin từ internet,…

Thiết kế bảng câu hỏi chi tiết chính thức

Kiểm tra, chỉnh sửa lại bảng câu hỏi, thảo luận cùng các chuyên gia

Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ

Nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong đấu thầu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự

Thiết lập cấu trúc thứ bậc Đánh giá kết quả thống kê Đánh giá độ tin cậy của số liệu bằng hệ số Cronbach

Xác định trọng số và xếp hạng các yếu tố

Phương pháp AHP – So sánh cặp

Kết luận và kiến nghị.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Qui trình thiết kế bảng câu hỏi, kích thước mẫu, và kiểm định thang đo

4.1.1 Qui trình thiết kế bảng câu hỏi:

Thiết kế nghiên cứu là lập kế hoạch cụ thể quy trình quan sát, đo đạc, thu thập và phân tích dữ liệu cần thiết để đạt được mục tiêu nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu như là một bản kế hoạch mà trong đó ta cần cụ thể hoá nội dung, quy trình và thời gian thực hiện nghiên cứu Trong thiết kế nghiên cứu dữ liệu và phương pháp thu thập phải phù hợp và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu Nói cách khác tuỳ theo quy mô và mục tiêu nghiên cứu mà nhà nghiên cứu phải cân đối một cách phù hợp nhất 3 yếu tố cơ bản là : giá trị thông tin, độ chính xác của thông tin thu được và chi phí để thực hiện nghiên cứu đó a Kỹ thuật phỏng vấn sâu:

Trước khi tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi, kỹ thuật phỏng vấn sâu sẽ được tiến hành với một số chuyên gia nhằm nhận dạng những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

Kỹ thuật phỏng vấn sâu (In-depth Interview) là quá trình trao đổi cá nhân phi cấu trúc sao cho người được hỏi diễn tả các sự kiện, cảm nghĩ, nhận xét, thái độ, … về một vấn đề nào đó

Trọng tâm của kỹ thuật phỏng vấn sau bao gồm : Nghiên cứu khám phá, hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân của các hành vi, xây dựng các giả thuyết Đặc điểm của kỹ thuật phỏng vấn sâu : Phi cấu trúc, tự nhiên, thoải mái, kết quả mang tính khám phá, sơ bộ, tốn nhiều thời gian công sức nếu thực hiện quy mô lớn và độ chính xác tối đa b Khảo sát bằng bảng câu hỏi:

Khảo sát bằng bảng câu hỏi theo 3 giai đoạn cụ thể như sau : Giai đoạn 1 : Xây dựng chiến lược thiết kế bảng câu hỏi

Giai đoạn 2 : Xây dựng và tu chỉnh các câu hỏi đo lường

Giai đoạn 3 : Phác thảo và tu chỉnh bảng câu hỏi

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Thiết kế bảng câu hỏi (Questionnaire) vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, trong đó kinh nghiệm thực tế giữ một vai trò rất quan trọng Quy trình thiết kế bảng câu hỏi theo 3 giai đoạn ở trên gồm các bước cụ thể như sau:

Hình 4.1: Qui trình thiết kế bảng câu hỏi

Bước 1 : Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập

Bước 2 : Xác định loại câu hỏi và cách thức triển khai : gồm câu hỏi có cấu trúc hay phi cấu trúc, câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp và phương pháp triển khai qua phỏng vấn trực tiếp, email hay điện thoại Đọc và xem xét các tài liệu (Sách báo, tạp chí, luận văn, …) liên quan đến công tác đấu thầu, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

Thực hiện bảng câu hỏi phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng

Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi, thảo luận sơ bộ với các chuyên gia, những người có kinh nghiệm

Thí nghiệm sơ khởi bảng câu hỏi

Chỉnh sữa bảng câu hỏi, thảo luận sâu hơn với các chuyên gia, những người có kinh nghiệm

Hoàn thiện bảng câu hỏi

Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu tìm kiếm câu trả lời cho mục tiêu nghiên

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Bước 3 : Xác định nội dung của từng câu hỏi– căn cứ vào hai bước đã thực hiện ở trên, ta cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau : Cần một hay nhiều câu hỏi để thu thập một thông tin cần hỏi? Người được hỏi có biết được vấn đề không? Người được hỏi có trả lời không?

Bước 4 : Xác định hình thức trả lời: Dạng câu hỏi mở hay đóng? Bao nhiêu lựa chọn? Dùng thang đo gì?

Bước 5 : Đặt câu chữ cho từng câu hỏi: Nhằm bảo đảm rằng câu hỏi có một nghĩa duy nhất, từ ngữ đơn giản, tránh câu hỏi mập mờ, câu hỏi dẫn, câu hỏi hai nội dung, tiếng lóng, viết tắt, biệt ngữ, phủ định hai lần, giả định ngầm

Bước 6 : Xác định thứ tự các câu hỏi: Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, gây thích thú, dẫn dắt từ tổng quát đến chi tiết, cẩn thận với những câu hỏi rẽ nhánh hay điều kiện, các câu hỏi cơ bản, câu hỏi gạn lọc để ở trước và câu hỏi xếp loại, câu hỏi khó, nhạy cảm để ở cuối

Bước 7 : Xác định hình thức cho bảng câu hỏi : Ảnh hưởng đến sự chấp nhận trả lời và sự chính xác của các câu hỏi Trình bày các phần mục và câu hỏi rõ ràng, dễ theo dõi, không gây nhàm chán Nếu có phần rẽ nhánh hay có điều kiện thì có hướng dẫn cụ thể Hạn chế chiều dài bảng câu hỏi, số câu hỏi và khoảng thời gian để trả lời Chất lượng giấy, khổ giấy, cỡ chữ, kiểu chữ, chất lượng in/copy và phần thư giới thiệu, phần hướng dẫn được chuẩn bị cẩn thận

Bước 8 : Triển khai thử và hoàn chỉnh bảng câu hỏi : Hỏi ý kiến chuyên gia và người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi Triển khai thử một vài người để kiểm tra về từ ngữ sử dụng, ý nghĩa, chiều dài, hình thức trình bày và các hướng trả lời chưa lường trước được Sau đó chỉnh sửa rà soát lại toàn bộ câu hỏi về sự phù hợp so với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp phân tích số liệu Kiểm tra về thang đo, cách dùng từ ngữ, câu văn, kiểm tra thứ tự sắp xếp các câu hỏi cũng như hình thức trình bày bảng câu hỏi

Thiết kế bảng câu hỏi đòi hỏi phải có sự tiến hành một cách cẩn thận, vì việc thiết kế bảng câu hỏi không tốt có thể ảnh hưởng đến kết quả thu thập dữ liệu sai lệch nhiều so với thực tế và khi đó nghiên cứu trở nên không có ý nghĩa Người nghiên cứu không

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU nên áp đặt bất kỳ một ý kiến nào của riêng mình cho người trả lời, mà phải cố gắng khích lệ người trả lời nói lên những suy nghĩ của họ

Ba điều cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi: Điều thứ nhất: Cách tổ chức có ảnh hưởng rất mạnh đến tỉ lệ trả lời và tác động rất nhiều đến chất lượng thu thập thông tin (sự chính xác của các câu trả lời) Điều thứ nhì: Cách sử dụng từ trong câu hỏi, cách đặt câu hỏi cũng có tác động rất mạnh đến chất lượng thông tin Điều thứ ba: Thang đo lường dùng trong câu hỏi, điều này ấn đinh dạng thông tin mà ta thu thập.Lựa chọn thang đo: chọn loại thang đo 5 mức độ (five-scales) trong đề tài nghiên cứu này:

(1) Không ảnh hưởng (2) Ảnh hưởng không đáng kể (3) Ảnh hưởng trung bình (4) Ảnh hưởng đáng kể (5) Ảnh hưởng rất đáng kể Nội dung bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi được thiết kế rõ ràng, chính xác, tránh gây nhầm lẫn cho người trả lời, nhằm khảo sát mức độ ảnh hưởng của 31 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm, người trả lời chỉ cần đánh dấu vào phương án mà họ cho là đúng nhất

Hình thức tổ chức bảng câu hỏi:

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (

Các nhân tố ảnh hưởng được nhận dạng thông qua các nghiên cứu trước đây, cùng với sự tư vấn giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực này Nghiên cứu đã xác định được 31 yếu tố gây ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu, và được phân ra 4 nhóm chính:

Nhóm các yếu tố về sự cạnh tranh: 16 yếu tố ảnh hưởng

Nhóm các yếu tố về rủi ro: 9 yếu tố ảnh hưởng

Nhóm các yếu tố về sự cần thiết công việc: 1 yếu tố ảnh hưởng

Nhóm các yếu tố về vị thế của công ty trong đấu thầu: 5 yếu tố ảnh hưởng

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu

I Nhóm các yếu tố về sự cạnh tranh

4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật của dự án

5 Đã có sẵn những dự án khác

6 Có sẵn những nhân viên chất lượng

7 Dòng tiền yêu cầu cho dự án

8 Chỉ định nhà thầu của chủ đầu tư/tư vấn

9 Những dự án đã làm tốt và có uy tín

10 Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng

11 Thời gian cho phép để chuẩn bị hồ sơ dự thầu

12 Khả năng có nhân công và trang thiết bị sẵn sàng

13 Khả năng có những nhà thầu phụ tốt

14 Tiến độ thực hiện dự án

II Nhóm các yếu tố về rủi ro

17 Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư

18 Khả năng của người làm dự toán khối lượng

19 Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật

20 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật

21 Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu

22 Mức độ khó của kỹ thuật thi công

23 Kinh nghiệm trong quản lý

24 Những mối nguy hiểm về an toàn lao động

25 Giá nguyên vật liệu biến động

III Nhóm các yếu tố về sự cần thiết công việc

26 Sự cần thiết có công việc cho nhân sự chủ chốt và lực lượng lao động

IV Nhóm các yếu tố về vị thế của công ty

27 Khả năng tài chính 28 Mối quan hệ với chủ đầu tư

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ.

Khảo sát thử nghiệm

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được hoàn tất, và được gửi cho các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đấu thầu Đây là giai đoạn rất quan trọng, nhằm kiểm tra sơ lược lại bảng câu hỏi và bảo đảm các mục hỏi không bị trùng lấp, gây khó hiểu cho người trả lời

Khảo sát thử nghiệm thu hồi được 15 bảng câu hỏi có kết quả như sau:

STT Các yếu tố ảnh hưởng N Mean Std Deviation

4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật của dự án 15 3.87 0.990

5 Đã có sẵn những dự án khác 15 3.00 0.926

6 Có sẵn những nhân viên chất lượng 15 3.20 0.676

7 Dòng tiền yêu cầu cho dự án 15 3.53 0.990

8 Chỉ định nhà thầu của chủ đầu tư/tư vấn 15 3.67 0.816 9 Những dự án đã làm tốt và có uy tín 15 3.27 0.704

10 Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng 15 3.40 0.828

11 Thời gian cho phép để chuẩn bị hồ sơ dự thầu 15 3.33 0.488

12 Khả năng có nhân công và trang thiết bị sẵn sàng 15 3.60 0.828

29 Kinh nghiệm những dự án tương tự

30 Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty

31 Danh tiếng của công ty

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 13 Khả năng có những nhà thầu phụ tốt 15 3.53 0.990

14 Tiến độ thực hiện dự án 15 4.13 0.743

17 Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư 15 3.93 1.033 18 Khả năng của người làm dự toán khối lượng 15 3.47 0.915 19 Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật 15 3.80 0.862 20 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật 15 3.80 0.775

21 Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu 15 3.60 0.632

22 Mức độ khó của kỹ thuật thi công 15 3.87 0.640

23 Kinh nghiệm trong quản lý 15 3.47 0.516

24 Những mối nguy hiểm về an toàn lao động 15 2.87 0.640

25 Giá nguyên vật liệu biến động 15 4.07 0.799

26 Sự cần thiết có công việc cho nhân sự chủ chốt và lực lượng lao động 15 3.40 0.910

28 Mối quan hệ với chủ đầu tư 15 4.00 1.00

29 Kinh nghiệm những dự án tương tự 15 3.80 0.862

30 Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty 15 3.60 0.828

31 Danh tiếng của công ty 15 3.07 0.961

Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thử nghiệm

Kết quả khảo sát thử nghiệm được xử lý qua phần mềm SPSS 16.0 Kết quả phân tích các nhân tố đều có số điểm (mean) > 3.0 Qua đánh giá sơ bộ, các nhân tố

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU trên đều có mức độ ảnh hưởng tương đối đến quyết định giá dự thầu, vậy nên cả 31 nhân tố đều được đưa vào khảo sát chính thức.

Kết quả thu thập số liệu qua cuộc khảo sát chính thức

4.4.1 Kết quả thu thập số liệu:

Từ kết quả khảo sát thử nghiệm, lấy 31 nhân tố lập bảng câu hỏi chi tiết để đi khảo sát chính thức Bảng câu hỏi được gửi cho tất cả những người đã từng hoặc đang làm bên lĩnh vực đấu thầu, những người làm trong các công ty xây dựng ở Tp.HCM và các tỉnh lân cận

Cuộc khảo sát chủ yếu sử dụng 2 hình thức lấy mẫu sau:

Khảo sát trực tiếp: gửi bảng câu hỏi trực tiếp cho các kỹ sư và những người từng làm bên lĩnh vực này thuộc các bên như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, ban quản lý dự án…

Khảo sát qua Internet: bảng câu hỏi được gửi đến các website của các lớp cao học Công nghệ và Quản lý xây dựng K.2007, 2008, 2009,2010 và gửi email đến các địa chỉ yahoo, gmail của những người làm bên lĩnh vực này thông qua sự giới thiệu của bạn bè

Theo Bollen, kích thước mẫu cần thiết để phân tích là 31x5 = 155 mẫu

Kết quả thu thập số liệu được mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS 16.0 để xử lý

4.4.2 Tổng hợp kết quả và phân tích dữ liệu

Sau một thời gian khảo sát bằng bảng câu hỏi, kết quả đạt được như sau:

Số lượng bảng câu hỏi phát ra: 150;

Số lượng bảng câu hỏi được trả lời: 136, chiếm tỷ lệ 91%;

Số lượng bảng câu hỏi hợp lệ: 136

Như vậy, ta có thể tóm tắt các thông tin phản hồi của cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi trong bảng sau đây:

Tổng số bảng câu hỏi được phát ra 150

Tổng số người tham gia trả lời bảng câu hỏi 136

Số bảng câu hỏi hợp lệ 136

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.3: Kết quả phản hồi của việc thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi

4.4.2.1Thời gian công tác: Đối với việc khảo sát vấn đề đấu thầu, số năm kinh nghiệm là một yếu tố có ảnh hưởng lớn, bởi những người có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, họ mới có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề đấu thầu Từ đó có những đánh giá khách quan và đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến khả năng quyết định giá dự thầu

Thời gian công tác trong ngành xây dựng

Số người trả lời Phần trăm % Phần trăn tích lũy %

Bảng 4.4: Kết quả thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng của những người tham gia trả lời phỏng vấn

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thời gian công tác trong ngành xây dựng của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Kinh nghiệm làm việc thể hiện sự hiểu biết của cá nhân về công việc đang làm, từ đó có những nhìn nhận, đánh giá khách quan về công việc đó Lĩnh vực đấu thầu có đặc thù riêng, đòi hỏi những cá nhân tham gia trả lời phải có sự hiểu biết cơ bản về lĩnh

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU vực này Những người có kinh nghiệm càng cao thì những đánh giá của họ về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu có độ tin cậy càng cao

Tỷ lệ cá nhân có kinh nghiệm từ 3÷ 5 năm chiếm tỷ lệ cao (với 48.5%), từ 5÷ 10 năm và trên 10 năm chiếm tỷ lệ (chiếm 14.7%) Như vậy, tỷ lệ các cá nhân có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên chiếm 63.2% Điều đó cho thấy rằng, đa số các cá nhân tham gia trả lời đều có hiểu biết và nhìn nhận khá đúng đắn trong lĩnh vực này

Vị trí công tác khi tham gia dự án cũng góp phần nâng cao chất lượng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đặc trưng của quyết định giá dự thầu trong dự án

Chức vụ Số người trả lời

Trưởng/phó phòng dự án 17 12.5 12.5

Trưởng/phó bộ phận đấu thầu 7 5.1 17.6

Cán bộ bộ phận đấu thầu 49 36 55.1

Bảng 4.5 : Kết quả thống kê vị trí công tác trong ngành xây dựng của những người tham gia trả lời phỏng vấn

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện vị trí công tác trong ngành xây dựng của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Trưởng/p hó phòng dự án 12.5%

Trưởng/p hó bộ phận đấu thầu 5.1%

Cán bộ bộ phận đấu thầu 36.0%

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Kết quả cho thấy những cá nhân có vị trí, chức vụ cao chiếm tỷ lệ thấp (chỉ huy trưởng công trường chiếm 1.5%, trưởng- phó phòng đấu thầu chiếm 5.1%), còn lại đa số là các cá nhân tham gia đều là những nhân viên bình thường (kỹ sư công trường chiếm 44.9%) Trong đó cán bộ ở bộ phận đấu thầu chiếm 36% là những người tiếp xúc thường xuyên với giá dự thầu của các dự án Điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình thu thập dữ liệu, những người có vị trí cao thường rất ít, còn lại phần lớn là nhân viên

4.4.2.3 Loại hình hoạt động của doanh nghiệp xây dựng:

Loại hình hoạt động của doanh nghiệp xây dựng

Công ty 100% vốn nhà nước 22 16.2 16.2

Công ty liên doanh/Công ty nước ngoài 19 14 69.9

Bảng 4.6 : Kết quả thống kê loại hình hoạt động của doanh nghiệp xây dựng của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Công ty 100% vốn nhà nước

Công ty liên doanh/Côn g ty nước ngoài 14.0%

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.4 : Biểu đồ thể hiện loại hình hoạt động của doanh nghiệp xây dựng của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Kết quả thống kê loại hình doanh nghiệp mà những người trả lời bảng câu hỏi đang làm việc Trong đó công ty CP và TNHH chiếm tỉ lệ cao nhất với 69.8%, tiếp đến là công ty 100% vốn nhà nước 16.2%, công ty liên doanh giữa VN và nước ngoài100% vốn nước ngoài chiếm 14.0%, loại hình DN khác chiếm 3.5%

4.4.2.4 Loại hình hoạt động của chủ đầu tư dự án:

Loại hình hoạt động của chủ đầu tư dự án cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc quyết định giá dự thầu của nhà thầu vì sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của chủ đầu tư Kết quả khảo sát thể hiện như trong bảng sau đây:

Loại hình hoạt động của chủ đầu tư dự án

Công ty 100% vốn nhà nước 50 36.8 36.8

Công ty liên doanh/Công ty nước ngoài 22 16.2 88.2

Bảng 4.7 : Kết quả thống kê loại hình hoạt động của chủ đầu tư dự án của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Công ty 100% vốn nhà nước

Công ty liên doanh/Công ty nước ngoài 16.2%

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.5 : Biểu đồ thể hiện loại hình hoạt động của chủ đầu tư dự án của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Kết quả thống kê loại hình hoạt động của chủ đầu tư dự án mà những người trả lời bảng câu hỏi Trong đó công ty CP và TNHH chiếm tỉ lệ cao nhất với 47.1%, tiếp đến là công ty 100% vốn nhà nước36.8%, công ty liên doanh giữa VN và nước ngoài100% vốn nước ngoài chiếm 16.2%

4.4.2.5 Hình thức đấu thầu của dự án:

Hình thức đấu thầu của dự án

Số người trả lời Phần trăm % Phần trăn tích lũy % Đấu thầu rộng rãi 63 46.3 46.3 Đấu thầu hạn chế 50 36.8 83.1

Bảng 4.8 : Kết quả thống kê hình thức đấu thầu của dự án của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Hình 4.6 : Biểu đồ thể hiện loại hình thức đấu thầu của dự án của những người tham gia trả lời phỏng vấn. Đấu thầu rộng rãi

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Kết quả thống kê loại thức đấu thầu của dự án mà những người trả lời bảng câu hỏi Trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất với 46.3% là đấu thầu rộng rãi, tiếp đến là đấu thầu hạn chế36.8%, và còn lại là chỉ định thầu 16.9%

4.4.2.6 Vị trí của của dự án:

Vị trí của của dự án

Số người trả lời Phần trăm % Phần trăn tích lũy %

Bảng 4.9 : Kết quả thống kê vị trí của của dự án của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Hình 4.7 : Biểu đồ thể hiện vị trí của của dự án của những người tham gia trả lời phỏng vấn

Kết quả thống kê vị trí của của dự án mà những người trả lời bảng câu hỏi Trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất với 78.7% là các dự án thuộc địa bàn TPHCM Các dự án thuộc vùng lân cận TPHCM 21.3%

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.4.2.7 Đơn vị mà đang làm việc: Đơn vị mà đang làm việc

Số người trả lời Phần trăm % Phần trăn tích lũy %

CĐT/BQLDA 32 23.5 23.5 Đơn vị tư vấn 29 21.3 44.9

Bảng 4.10 : Kết quả thống kê đơn vị mà đang làm việc của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Hình 4.8 : Biểu đồ thể hiện đơn vị mà đang làm việc của những người tham gia trả lời phỏng vấn

Kết quả thống kê đơn vị đang làm việccủa những người trả lời bảng câu hỏi Chiếm 55.2% là nhà thầu thi công, tiếp đến là CĐT/BQLDA chiếm 23.5% và đơn vị tư vấn chiếm 21.3%

Số người trả lời Phần trăm % Phần trăn tích lũy %

CĐT/BQLD A 23.5% Đơn vị tư vấn 21.3%

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.11 : Kết quả thống kê giá trị gói thầu của những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Hình 4.9 : Biểu đồ thể hiện giá trị gói thầu của những người tham gia trả lời phỏng vấn

Kết quả thống kê giá trị gói thầucủa những người trả lời bảng câu hỏi đã tham gia

Xây dựng cấu trúc thứ bậc

Dựa vào những đánh giá của các chuyên gia ta xây dựng được cấu trúc thứ bậc đối với tiêu chuẩn quyết định giá dự thầu và cấu trúc thứ bậc của những tiêu chuẩn con như những bảng dưới đây.

Hình 4.46: Cấu trúc thứ bậc các tiêu chuẩn quyết định giá dự thầu

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.47: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn: sự cạnh tranh - 1

Hình 4.48: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:bản chất công việc - 1.1

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.49: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:yêu cầu về nguồn lực và tài chính - 1.2

Hình 4.50: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:yêu cầu về đấu thầu - 1.3

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.51: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:điều kiện về kinh tế và xã hội - 1.4

Hình 4.52: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:rủi ro - 2

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.53: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:rủi ro trong quá trình dự thầu – 2.1

Hình 4.54: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:rủi ro trong quá trình thực hiện dự án – 2.2

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.55: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:sự cần thiết công việc – 3

Hình 4.56: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:vị thế của công ty trong tham gia dự thầu – 4

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.6 Thiết lập bảng ma trận so sánh cặp:

Dựa vào bảng khảo sát 9 mức của phương pháp AHP (bảng khảo sát ở phần phụ lục) ta tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của mỗi cặp yếu tố đối với mục tiêu tương ứng

Và ta có các bảng thể hiện mức độ quan trọng của mỗi cặp yếu tố đối với mục tiêu tương ứng như các bảng dưới

4.6.1 Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

QUYẾT ĐỊNH PHẦN TRĂM LỢI NHUẬN GIÁ DỰ THẦU(BID MARKUP)

Sự cần thiết công việc

Vị thế của công ty

3 Sự cần thiết công việc 1/3 1/3 1 1/3

4 Vị thế của công ty 1/2 1/2 3 1

Bảng 4.18: Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

QUYẾT ĐỊNH PHẦN TRĂM GIÁ DỰ THẦU(MARK UP)

Sự cần thiết công việc

Vị thế của công ty

3 Sự cần thiết công việc 0.143 0.087 0.100 0.063 0.392 4 Vị thế của công ty 0.214 0.130 0.300 0.188 0.832

Bảng 4.19 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn : Quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

QUYẾT ĐỊNH PHẦN TRĂM GIÁ DỰ THẦU(MARK UP)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

3 Sự cần thiết công việc 0.392 0.098 10%

4 Vị thế của công ty 0.832 0.208 21%

Bảng 4.20 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

Hình4.57 : Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :

Quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

QUYẾT ĐỊNH PHẦN TRĂM GIÁ DỰ THẦU(MARK UP)

Bảng 4.21: Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

QUYẾT ĐỊNH PHẦN TRĂM GIÁ DỰ THẦU(MARK UP)

Trọng số TB Hệ số phụ tính λ λ λmax CI RI

3 Sự cần thiết công việc 0.098 0.399 4.065

4 Vị thế của công ty 0.208 0.849 4.082

Rủi ro Sự cần thiết công việc Vị thế của công ty

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 1 : Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu (bid mark up)

4.6.2 Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Sự cạnh tranh (1)

Yêu cầu về nguồn lực và tài chính

Yêu cầu về đấu thầu Điều kiện kinh tế & xã họi

1.2 Yêu cầu về nguồn lực và tài chính 1 1 2 3

1.3 Yêu cầu về đấu thầu 1/2 1/2 1 1/2

1.4 Điều kiện kinh tế & xã họi 1/2 1/3 2 1

Bảng 4.22 : Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Sự cạnh tranh (1)

Yêu cầu về nguồn lực và tài chính

Yêu cầu về đấu thầu Điều kiện kinh tế

1.2 Yêu cầu về nguồn lực và tài chính 0.333 0.353 0.286 0.462 1.434

1.3 Yêu cầu về đấu thầu 0.167 0.176 0.143 0.077 0.563 1.4 Điều kiện kinh tế & xã họi 0.167 0.118 0.286 0.154 0.724

Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 4.000 Bảng 4.23: Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Sự cạnh tranh (1)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

1.2 Yêu cầu về nguồn lực và tài chính 1.434 0.358 36%

1.3 Yêu cầu về đấu thầu 0.563 0.141 14%

1.4 Điều kiện kinh tế & xã họi 0.724 0.181 18%

Bảng 4.24 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Sự cạnh tranh (1)

Hình 4.58 : Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Sự cạnh tranh (1)

Hệ số phụ tính λ λ λmax

Bảng 4.25 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Sự cạnh tranh (1)

Yêu cầu về nguồn lực và tài chính

Yêu cầu về đấu thầu Điều kiện kinh tế & xã họi

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI RI

(n=4) CR 1.1 Bản chất công việc 0.320 1.322 4.131

4.119 0.040 0.900 0.044 1.2 Yêu cầu về nguồn lực và tài chính 0.358 1.503 4.193

1.3 Yêu cầu về đấu thầu 0.141 0.570 4.053

< 0.1 Thỏa Bảng 4.26 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Sự cạnh tranh (1)

4.6.3 Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Bản chất công việc (1.1)

Mức độ khó khăn về kỹ thuật

Tiến độ thực hiện dự án

1.1.4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật 7 5 6 1 7 2 4

1.1.6 Tiến độ thực hiện dự án 5 6 5 1/2 4 1 3

Tổng 19.500 15.500 18.333 2.402 18.500 4.150 10.500 Bảng 4.27 : Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Bản chất công việc (1.1)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Mức độ khó khăn về kỹ thuật

Tiến độ thực hiện dự án

1.1.1 Loại dự án 0.051 0.032 0.018 0.059 0.108 0.048 0.095 0.413 1.1.2 Qui mô dự án 0.103 0.065 0.109 0.083 0.108 0.040 0.048 0.555 1.1.3 Vị trí dự án 0.154 0.032 0.055 0.069 0.027 0.048 0.048 0.433

1.1.4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật 0.359 0.323 0.327 0.416 0.378 0.482 0.381 2.666 1.1.5 Chỉ định nhà thầu 0.026 0.032 0.109 0.059 0.054 0.060 0.048 0.388

1.1.6 Tiến độ thực hiện dự án 0.256 0.387 0.273 0.208 0.216 0.241 0.286 1.867 1.1.7 Loại hợp đồng 0.051 0.129 0.109 0.104 0.108 0.080 0.095 0.677

Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 7.000 Bảng 4.28 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn : Bản chất công việc (1.1)

1.1.4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật 2.666 0.381 38%

1.1.6 Tiến độ thực hiện dự án 1.867 0.267 27%

Bảng 4.29 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Bản chất công việc (1.1)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.59: Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Bản chất công việc (1.1)

Hệ số phụ tính λ λ λma x 1.1.

Bảng 4.30 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Bản chất công việc

Qui mô dự án Vị trí dự án Mức độ khó khăn về kỹ thuật

Chỉ định nhà thầu Tiến độ thực hiện dự án

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI RI

1.1.4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật 0.381 2.870 7.535 1.1.5 Chỉ định nhà thầu 0.055 0.418 7.530

1.1.6 Tiến độ thực hiện dự án 0.267 2.049 7.682

< 0.1 Thỏa Bảng 4.31 : Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn

4.6.4Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Yêu cầu về nguồn lực và tài chính (1.2)

YÊU CẦU VỀ NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH (1.2)

Dòng tiền yêu cầu cho dự án

Có nhân viên chất lượng

Có những nhà thầu phụ tốt

Có nhân công và trang thiết

1.2.1 Dòng tiền yêu cầu cho dự án 1 3 2 4

1.2.2 Có nhân viên chất lượng 1/3 1 1/2 2

1.2.3 Có những nhà thầu phụ tốt 1/2 2 1 3

1.2.4 Có nhân công và trang thiết 1/4 1/2 1/3 1

Tổng 2.083 6.500 3.833 10.000 Bảng 4.32: Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Yêu cầu về nguồn lực và tài chính (1.2)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

YÊU CẦU VỀ NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH (1.2)

Dòng tiền yêu cầu cho dự án

Có nhân viên chất lượng

Có những nhà thầu phụ tốt

Có nhân công và trang thiết

1.2.1 Dòng tiền yêu cầu cho dự án 0.480 0.462 0.522 0.400 1.863

1.2.2 Có nhân viên chất lượng 0.160 0.154 0.130 0.200 0.644

1.2.3 Có những nhà thầu phụ tốt 0.240 0.308 0.261 0.300 1.109

1.2.4 Có nhân công và trang thiết 0.120 0.077 0.087 0.100 0.384

Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 4.000 Bảng 4.33: Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn : Yêu cầu về nguồn lực và tài chính (1.2)

YÊU CẦU VỀ NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH (1.2)

1.2.1 Dòng tiền yêu cầu cho dự án 1.863 0.466 47%

1.2.2 Có nhân viên chất lượng 0.644 0.161 16%

1.2.3 Có những nhà thầu phụ tốt 1.109 0.277 28%

1.2.4 Có nhân công và trang thiết 0.384 0.096 10%

Bảng 4.34 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Yêu cầu về nguồn lực và tài chính (1.2)

0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350 0.400 0.450 0.500 Dòng tiền yêu cầu cho dự án

Có nhân viên chất lượng.

Có những nhà thầu phụ tốt.

Có nhân công và trang thiết

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.60 : Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn

:Yêu cầu về nguồn lực và tài chính (1.2)

YÊU CẦU VỀ NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH (1.2)

TB Hệ số phụ tính λ λ λmax 1.2.1 1 3 2 4 0.466 1.887 4.051

Bảng 4.35 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Yêu cầu về nguồn lực và tài chính (1.2)

YÊU CẦU VỀ NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH (1.2)

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI

1.2.1 Dòng tiền yêu cầu cho dự án 0.466 1.887 4.051

4.031 0.010 0.900 0.011 1.2.2 Có nhân viên chất lượng 0.161 0.647 4.016

1.2.3 Có những nhà thầu phụ tốt 0.277 1.120 4.042

1.2.4 Có nhân công và trang thiết 0.096 0.385 4.015

< 0.1 Thỏa Bảng 4.36: Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Yêu cầu về nguồn lực và tài chính (1.2)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.6.5Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Yêu cầu về đấu thầu (1.3)

YÊU CẦU VỀ ĐẤU THẦU (1.3)

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu

1.3.1 Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu 1 3

Bảng 4.37: Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Yêu cầu về đấu thầu (1.3)

YÊU CẦU VỀ ĐẤU THẦU (1.3)

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu

1.3.1 Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu 0.750 0.750 1.500

Bảng 4.38 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn : Yêu cầu về đấu thầu (1.3)

YÊU CẦU VỀ ĐẤU THẦU (1.3)

1.3.1 Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu 1.500 0.750 75%

Bảng 4.39 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Yêu cầu về đấu thầu (1.3)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.61 : Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các các yếu tố đối với tiêu chuẩn

:Yêu cầu về đấu thầu (1.3)

YÊU CẦU VỀ ĐẤU THẦU (1.3)

1.3.1 1.3.2 Trọng số TB Hệ số phụ tính λ λ λmax

Bảng 4.40 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Yêu cầu về đấu thầu

YÊU CẦU VỀ ĐẤU THẦU (1.3)

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI

1.3.1 Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu 0.750 1.500 2.000

Bảng 4.41 : Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn

:Yêu cầu về đấu thầu (1.3)

0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.6.6Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Điều kiện kinh tế & xã hội (1.4) ĐIỀU KIỆN KINH TẾ & XÃ HỘI (1.4)

1.4.1 1.4.2 1.4.3 Đã có sẵn những dự án khác

Những dự án đã làm tốt và có uy tín

Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng

1.4.1 Đã có sẵn những dự án khác 1 3 2

1.4.2 Những dự án đã làm tốt và có uy tín 1/3 1 1/2

1.4.3 Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng 1/2 2 1

Bảng 4.42 : Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Điều kiện kinh tế & xã hội (1.4) ĐIỀU KIỆN KINH TẾ & XÃ HỘI (1.4)

Tổng Đã có sẵn những dự án khác

Những dự án đã làm tốt và có uy tín

Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng

1.4.1 Đã có sẵn những dự án khác 0.545 0.500 0.571 1.617

1.4.2 Những dự án đã làm tốt và có uy tín 0.182 0.167 0.143 0.491

1.4.3 Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng 0.273 0.333 0.286 0.892

Tổng 1.000 1.000 1.000 3.000 Bảng 4.43 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn : Điều kiện kinh tế & xã hội (1.4)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐIỀU KIỆN KINH TẾ & XÃ HỘI (1.4)

1.4.1 Đã có sẵn những dự án khác 1.617 0.539 54%

1.4.2 Những dự án đã làm tốt và có uy tín 0.491 0.164 16%

1.4.3 Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng 0.892 0.297 30%

Bảng 4.44 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Điều kiện kinh tế & xã hội (1.4)

Hình 4.62 : Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn

:Điều kiện kinh tế & xã hội (1.4) ĐIỀU KIỆN KINH TẾ & XÃ HỘI (1.4)

1.4.1 1.4.2 1.4.3 Trọng số TB Hệ số phụ tính λ λ λmax

Bảng 4.45 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Điều kiện kinh tế & xã hội (1.4) ĐIỀU KIỆN KINH TẾ & XÃ HỘI (1.4)

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI RI

0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 Đã có sẵn những dự án khác.

Những dự án đã làm tốt và có uy tín.

Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp …

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

1.4.1 Đã có sẵn những dự án khác 0.539 1.625 3.015

Những dự án đã làm tốt và có uy tín

Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng

< 0.1 Thỏa Bảng 4.46 : Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn

:Điều kiện kinh tế & xã hội (1.4)

4.6.7 Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Rủi ro (2)

Rủi ro trong quá trình dự thầu

Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

2.1 Rủi ro trong quá trình dự thầu 1 1

2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án 1 1

Bảng 4.47 : Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Rủi ro (2)

Rủi ro trong quá trình dự thầu

Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

2.1 Rủi ro trong quá trình dự thầu 0.500 0.500 1.000

2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án 0.500 0.500 1.000

Bảng 4.48 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn : Rủi ro

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

2.1 Rủi ro trong quá trình dự thầu 1.000 0.500 50%

2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án 1.000 0.500 50%

Bảng 4.49 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Rủi ro

Hình 4.63 : Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :

2.1 2.2 Trọng số TB Hệ số phụ tính λ λ λmax

Bảng 4.50 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Rủi ro (2)

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI

2.1 Rủi ro trong quá trình dự thầu 0.500 1.000 2.000

2.000 0.000 2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án 0.500 1.000 2.000

0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 Rủi ro trong quá trình dự thầu

Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.51: Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CR của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :

4.6.8 Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Rủi ro trong quá trình dự thầu (2.1)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH DỰ THẦU (2.1)

Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư

Khả năng của người làm dự toán khối lượng

Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật

Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật

Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu

2.1.1 Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư 1 3 2 2 4

2.1.2 Khả năng của người làm dự toán khối lượng 1/3 1 1/2 1/2 2

2.1.3 Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật 1/2 2 1 1 3

2.1.4 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật 1/2 2 1 1 2

Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu

Tổng 2.583 8.500 4.833 5.000 12.000 Bảng 4.52 : Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Rủi ro trong quá trình dự thầu (2.1)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH DỰ THẦU (2.1)

Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả

Khả năng của người làm dự toán khối

Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ

Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật

Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU vật tư lượng thuật dự thầu

Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư

Khả năng của người làm dự toán khối lượng

Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật

2.1.4 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật 0.194 0.235 0.207 0.200 0.167 1.002 2.1.5

Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu

Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 5.000 Bảng 4.53 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình dự thầu (2.1)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH DỰ THẦU (2.1)

2.1.1 Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư 1.887 0.377 38%

2.1.2 Khả năng của người làm dự toán khối lượng 0.617 0.123 12%

2.1.3 Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật 1.086 0.217 22%

2.1.4 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật 1.002 0.200 20%

2.1.5 Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu 0.408 0.082 8%

Bảng 4.54 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình dự thầu (2.1)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.64: Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của cácyếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình dự thầu (2.1)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH DỰ THẦU (2.1)

Hệ số phụ tính λ λ λmax

Bảng 4.55 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình dự thầu (2.1)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH DỰ THẦU (2.1)

Trọng số TB λ λmax CI RI

Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư

Khả năng của người làm dự toán khối lượng

Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật

0.0000.0500.1000.1500.2000.2500.3000.3500.400 Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư.

Khả năng của người làm dự toán khối lượng.

Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật.

Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự…

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

2.1.4 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật 0.200 1.016 5.069 2.1.5

Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu

< 0.1 Thỏa Bảng 4.56 : Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình dự thầu (2.1)

4.6.9 Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án (2.2)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HiỆN DỰ ÁN (2.2)

Giá nguyên vật liệu biến động

Mức độ khó của kỹ thuật thi công

Kinh nghiệm trong quản lý

Những mối nguy hiểm về an toàn lao động

2.2.1 Giá nguyên vật liệu biến động 1 2 3 4

2.2.2 Mức độ khó của kỹ thuật thi công 1/2 1 3 4

2.2.3 Kinh nghiệm trong quản lý 1/3 1/3 1 2

2.2.4 Những mối nguy hiểm về an toàn lao động 1/4 1/4 1/2 1

Tổng 2.083 3.583 7.500 11.000 Bảng 4.57 : Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án (2.2)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HiỆN DỰ ÁN (2.2)

Giá nguyên vật liệu biến động

Mức độ khó của kỹ thuật thi công

Kinh nghiệm trong quản lý

Nguy hiểm về an toàn lao động

2.2.1 Giá nguyên vật liệu biến động 0.480 0.558 0.400 0.364 1.802

2.2.2 Mức độ khó của kỹ thuật thi công 0.240 0.279 0.400 0.364 1.283

2.2.3 Kinh nghiệm trong quản lý 0.160 0.093 0.133 0.182 0.568

2.2.4 Những mối nguy hiểm về an toàn lao động 0.120 0.070 0.067 0.091 0.347

Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 4.000 Bảng 4.58 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án (2.2)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HiỆN DỰ ÁN (2.2)

2.2.1 Giá nguyên vật liệu biến động 1.802 0.450 45%

2.2.2 Mức độ khó của kỹ thuật thi công 1.283 0.321 32%

2.2.3 Kinh nghiệm trong quản lý 0.568 0.142 14%

2.2.4 Những mối nguy hiểm về an toàn lao động 0.347 0.087 9%

Bảng 4.59 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án (2.2)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.65: Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án (2.2)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HiỆN DỰ ÁN (2.2)

Hệ số phụ tính λ λ λmax 2.2.1 1 2 3 4 0.450 1.865 4.141

Bảng 4.60 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án (2.2)

RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HiỆN DỰ ÁN (2.2)

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI RI

2.2.1 Giá nguyên vật liệu biến động 0.450 1.865 4.141

4.081 0.027 0.900 0.030 2.2.2 Mức độ khó của kỹ thuật thi công 0.321 1.319 4.114

2.2.3 Kinh nghiệm trong quản lý 0.142 0.573 4.032

Những mối nguy hiểm về an toàn lao động

0.0000.0500.1000.1500.2000.2500.3000.3500.4000.4500.500 Giá nguyên vật liệu biến động.

Mức độ khó của kỹ thuật thi công.

Kinh nghiệm trong quản lý.

Những mối nguy hiểm về an toàn lao động.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.61 : Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án (2.2)

4.6.10 Ma trận so sánh cặp với tiêu chuẩn : Vị trí của công ty trong tham gia dự thầu (4)

VỊ TRÍ CỦA CÔNG TY TRONG THAM GIA DỰ THẦU (4)

Mối quan hệ với chủ đầu tư

Kinh nghiệm những dự án tương tự

Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty

Danh tiếng của công ty

4.1 Mối quan hệ với chủ đầu tư 1 2 3 2 4

4.3 Kinh nghiệm những dự án tương tự 1/3 2 1 2 2

4.4 Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty 1/2 1 1/2 1 2

4.5 Danh tiếng của công ty 1/4 1/2 1/2 1/2 1

Tổng 2.583 6.500 5.500 6.500 11.000 Bảng 4.62 : Bảng ma trận đánh giá mức độ quan trọng tương đối giữa các yếu tố đối với tiêu chuẩn : Vị trí của công ty trong tham gia dự thầu (4)

VỊ TRÍ CỦA CÔNG TY TRONG THAM GIA DỰ THẦU (4)

Mối quan hệ với chủ đầu tư

Kinh nghiệm những dự án tương tự

Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty

Danh tiếng của công ty

4.1 Mối quan hệ với chủ đầu tư 0.387 0.308 0.545 0.308 0.364 1.912

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.3 Kinh nghiệm những dự án tương tự 0.129 0.308 0.182 0.308 0.182 1.108

4.4 Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty 0.194 0.154 0.091 0.154 0.182 0.774 4.5 Danh tiếng của công ty 0.097 0.077 0.091 0.077 0.091 0.432

Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 5.000 Bảng 4.63 : Bảng thiết lập ma trận tương đối giữa cácyếu tố đối với tiêu chuẩn :Vị trí của công ty trong tham gia dự thầu (4)

VỊ TRÍ CỦA CÔNG TY TRONG THAM GIA DỰ THẦU (4)

Tổng Trọng số TB Trọng số TB

4.1 Mối quan hệ với chủ đầu tư 1.912 0.382 38%

4.3 Kinh nghiệm những dự án tương tự 1.108 0.222 22%

4.4 Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty 0.774 0.155 15%

4.5 Danh tiếng của công ty 0.432 0.086 9%

Bảng 4.64 : Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Vị trí của công ty trong tham gia dự thầu (4)

Hình 4.66 : Biểu đồ thể hiện trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Vị trí của công ty trong tham gia dự thầu (4)

0.000 0.050 0.1000.150 0.2000.250 0.3000.350 0.4000.450 Mối quan hệ với chủ đầu tư

Khả năng tài chính Kinh nghiệm những dự án tương tự Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty

Danh tiếng của công ty

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

VỊ TRÍ CỦA CÔNG TY TRONG THAM GIA DỰ THẦU (4)

Hệ số phụ tính λ λ λmax

Bảng 4.65 : Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Vị trí của công ty trong tham gia dự thầu (4)

VỊ TRÍ CỦA CÔNG TY TRONG THAM GIA DỰ THẦU (4)

Hệ số phụ tính λ λ λmax CI RI

4.1 Mối quan hệ với chủ đầu tư 0.382 2.012 5.263

Kinh nghiệm những dự án tương tự

Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty

4.5 Danh tiếng của công ty 0.086 0.448 5.176

< 0.1 Thỏa Bảng 4.66 : Bảng tính tỷ số nhất quán CI và CRcủa các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Vị trí của công ty trong tham gia dự thầu (4)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.67 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

Hình 4.68 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.69 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

Hình 4.70 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Mã hóa Tiêu chuẩn Trọng số

1.1.4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật của dự án 0.381 0.050 6 1.1.5 Chỉ định nhà thầu của chủ đầu tư/tư vấn 0.055 0.007 31

1.1.6 Tiến độ thực hiện dự án 0.267 0.035 12

1.2 Yêu cầu về nguồn lực và tài chính 0.358

1.2.1 Dòng tiền yêu cầu cho dự án 0.466 0.068 3 1.2.2 Có sẵn những nhân viên chất lượng 0.161 0.023 17 1.2.3 Khả năng có những nhà thầu phụ tốt 0.277 0.040 10

1.2.4 Khả năng có nhân công và trang thiết bị sẵn sàng 0.096 0.014 23

1.3 Yêu cầu về đấu thầu 0.141

1.3.1 Thời gian cho phép để chuẩn bị hồ sơ dự thầu 0.750 0.043 9

1.4 Điều kiện kinh tế & xã hội 0.181 1.4.1 Đã có sẵn những dự án khác 0.539 0.040 11 1.4.2 Những dự án đã làm tốt và có uy tín 0.164 0.012 26

1.4.3 Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng 0.297 0.022 18

2.1 Rủi ro trong quá trình dự thầu 0.500

2.1.1 Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư 0.377 0.054 5

2.1.2 Khả năng của người làm dự toán khối lượng 0.123 0.018 21 2.1.3 Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ 0.217 0.031 15

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU thuật

2.1.4 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật 0.200 0.029 16

2.1.5 Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu 0.082 0.012 27

2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án 0.500

2.2.1 Giá nguyên vật liệu biến động 0.450 0.065 4 2.2.2 Mức độ khó của kỹ thuật thi công 0.321 0.046 8

2.2.3 Kinh nghiệm trong quản lý 0.142 0.020 19

2.2.4 Những mối nguy hiểm về an toàn lao động 0.087 0.012 25

3 Sự cần thiết công việc 0.098 0.098 1

3.1 Sự cần thiết có công việc cho nhân sự chủ chốt và lực lượng lao động

4 Vị thế của công ty 0.208

4.1 Mối quan hệ với chủ đầu tư 0.382 0.080 2

4.3 Kinh nghiệm những dự án tương tự 0.222 0.046 7 4.4 Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty 0.155 0.032 13

4.5 Danh tiếng của công ty 0.086 0.018 20

Bảng 4.67 : Bảng tổng hợp trọng số và xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up).

Tổng hợp trọng số

Hình 4.67 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

Hình 4.68 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.69 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

Hình 4.70 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Mã hóa Tiêu chuẩn Trọng số

1.1.4 Mức độ khó khăn về kỹ thuật của dự án 0.381 0.050 6 1.1.5 Chỉ định nhà thầu của chủ đầu tư/tư vấn 0.055 0.007 31

1.1.6 Tiến độ thực hiện dự án 0.267 0.035 12

1.2 Yêu cầu về nguồn lực và tài chính 0.358

1.2.1 Dòng tiền yêu cầu cho dự án 0.466 0.068 3 1.2.2 Có sẵn những nhân viên chất lượng 0.161 0.023 17 1.2.3 Khả năng có những nhà thầu phụ tốt 0.277 0.040 10

1.2.4 Khả năng có nhân công và trang thiết bị sẵn sàng 0.096 0.014 23

1.3 Yêu cầu về đấu thầu 0.141

1.3.1 Thời gian cho phép để chuẩn bị hồ sơ dự thầu 0.750 0.043 9

1.4 Điều kiện kinh tế & xã hội 0.181 1.4.1 Đã có sẵn những dự án khác 0.539 0.040 11 1.4.2 Những dự án đã làm tốt và có uy tín 0.164 0.012 26

1.4.3 Những dự án đã làm không tốt/vi phạm hợp đồng 0.297 0.022 18

2.1 Rủi ro trong quá trình dự thầu 0.500

2.1.1 Khả năng có đầy đủ thông tin về giá cả vật tư 0.377 0.054 5

2.1.2 Khả năng của người làm dự toán khối lượng 0.123 0.018 21 2.1.3 Tính đầy đủ của bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ 0.217 0.031 15

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU thuật

2.1.4 Sự rõ ràng của tiêu chuẩn kỹ thuật 0.200 0.029 16

2.1.5 Khối lượng công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu 0.082 0.012 27

2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án 0.500

2.2.1 Giá nguyên vật liệu biến động 0.450 0.065 4 2.2.2 Mức độ khó của kỹ thuật thi công 0.321 0.046 8

2.2.3 Kinh nghiệm trong quản lý 0.142 0.020 19

2.2.4 Những mối nguy hiểm về an toàn lao động 0.087 0.012 25

3 Sự cần thiết công việc 0.098 0.098 1

3.1 Sự cần thiết có công việc cho nhân sự chủ chốt và lực lượng lao động

4 Vị thế của công ty 0.208

4.1 Mối quan hệ với chủ đầu tư 0.382 0.080 2

4.3 Kinh nghiệm những dự án tương tự 0.222 0.046 7 4.4 Khả năng về kỹ thuật thi công của công ty 0.155 0.032 13

4.5 Danh tiếng của công ty 0.086 0.018 20

Bảng 4.67 : Bảng tổng hợp trọng số và xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận giá dự thầu ( bid mark up).

Ngày đăng: 24/09/2024, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ahmad, I. (1990). ‘‘Decision-support system for modeling bid/no-bid decision problem.’’ J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 116(4), 595–608 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 116(4), 595–
Tác giả: Ahmad, I
Năm: 1990
[4]. Chua, D. K. H., Kog, Y. C., and Loh, P. K. (1999). ‘‘Critical success factors for different project objectives.’’ J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 125(3), 142–150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Constr. Engrg. and Mgmt
Tác giả: Chua, D. K. H., Kog, Y. C., and Loh, P. K
Năm: 1999
[5]. Dozzi, S. P., AbouRizk, S. M., and Schroeder, S. L. (1996). ‘‘Utilitytheory model for bid markup decisions.’’ J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 122(2), 119–124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Constr. Engrg. and Mgmt
Tác giả: Dozzi, S. P., AbouRizk, S. M., and Schroeder, S. L
Năm: 1996
[6]. Expert choice for Windows, user’s manual. (1996). Expert Choice Inc., Pittsburgh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Expert choice for Windows, user’s manual. (1996). Expert Choice Inc
Tác giả: Expert choice for Windows, user’s manual
Năm: 1996
[7]. Friedman, L. (1956). ‘‘A competitive bidding strategy.’’ Operation Res., 4, 104–112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Operation Res
Tác giả: Friedman, L
Năm: 1956
[8]. Gates, M. (1967). ‘‘Bidding strategies and probabilities.’’ J. Constr. Div., ASCE, 93(1), 75–107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Constr. Div
Tác giả: Gates, M
Năm: 1967
[10]. Moselhi, O., Hegazy T., and Fazio, P. (1993). ‘‘DBID: Analogy-based DSS for bidding in construction.’’ J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 119(3), 466–479 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE
Tác giả: Moselhi, O., Hegazy T., and Fazio, P
Năm: 1993
[11]. Neufville, R., and King, D. (1991). ‘‘Risk and need-for-work premiums in contractor bidding.’’ J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 117(4), 659–673 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 117(4)
Tác giả: Neufville, R., and King, D
Năm: 1991
[14]. Seydel, J., and Olson, D. L. (1990). ‘‘Bids considering multiple criteria.’’ J. Constr. Engrg. and Mgmt., ASCE, 116(4), 609–623 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J
Tác giả: Seydel, J., and Olson, D. L
Năm: 1990
[16]. Shash, A., and Abdul-hadi, N. H. (1992). ‘‘Factors affecting a contractor’s markup size decision in Saudi Arabia.’’ Constr. Mgmt. and Economics, 10, 415–429 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Constr. Mgmt. and Economics
Tác giả: Shash, A., and Abdul-hadi, N. H
Năm: 1992
[17]. Smith, A. J. (1995). Estimating, tendering and bidding for construction, Macmillan Press Ltd., London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimating, tendering and bidding for construction
Tác giả: Smith, A. J
Năm: 1995
[19]. Yeomans, K. A. (1968). Studies in applied statistics—Statistics for the social scientist: 2, Applied statistics, Penguin Books Ltd., Harmondsworth, Middlesex, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies in applied statistics—Statistics for the social scientist: 2, Applied statistics, Penguin Books Ltd., Harmondsworth
Tác giả: Yeomans, K. A
Năm: 1968
[31] Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn (xem ngày 10 tháng 07 năm 2011) Link
[2]. Ahmad, I., and Minkarah, I. (1988). ‘‘Questionnaire survey on bidding in construction.’’ J. Mgmt. in Engrg., ASCE, 4(3), 229–243 Khác
[3]. Akinci, B., and Fischer, M. (1998). ‘‘Factors affecting contractors’ risk of cost overburden.’’ J. Mgmt. in Engrg., ASCE, 14(1), 67–76 Khác
[9]. Harker, P. T. (1989). ‘‘The art and science of decision making: The analytic hierarchy process.’’ The analytic hierarchy process applications and studies, Springer, Berlin Khác
[12]. Saaty, T. L. (1980). The analytic hierarchy process: Planning, priority setting, resource allocation, McGraw-Hill International Book Co., London Khác
[13]. Saaty, T. L. (1994). Fundamentals of decision making and priority theory with the analytic hierarchy process, RWS Publications, Pa Khác
[15]. Shash, A. (1993). ‘‘Factors considered in tendering decisions by top UK contractors.’’ Constr. Mgmt. and Economics, 11, 111–118 Khác
[18]. Willenbrock, J. H. (1973). ‘‘Utility function determination for bidding models.’’ J. Constr. Div., ASCE, 99(1), 133–153 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 2.1 Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu (Trang 19)
Hình 2.2: Quy trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 2.2 Quy trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp (Trang 20)
Hình 2.3: Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ cho hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 2.3 Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ cho hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu (Trang 24)
Hình 2.5: Phương thức đấu thầu hai giai đoạn. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 2.5 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn (Trang 26)
Hình 2.6: Sơ đồ thi tuyển thiết kế kiến trúc. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 2.6 Sơ đồ thi tuyển thiết kế kiến trúc (Trang 28)
Hình 2.7: Đấu thầu để lựa chọn tổng thầu thiết kế. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 2.7 Đấu thầu để lựa chọn tổng thầu thiết kế (Trang 29)
Hình 3.2 : Các tiêu chuẩn lựa chọn căn nhà. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 3.2 Các tiêu chuẩn lựa chọn căn nhà (Trang 42)
Hình 3.3: Các bước thực hiện phương pháp AHP. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 3.3 Các bước thực hiện phương pháp AHP (Trang 48)
Hình 3.4 : Qui trình thực hiện nghiên cứu. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 3.4 Qui trình thực hiện nghiên cứu (Trang 49)
Bảng 4.4: Kết quả thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng của những người - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Bảng 4.4 Kết quả thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng của những người (Trang 61)
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện vị trí công tác trong ngành xây dựng của những người tham - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện vị trí công tác trong ngành xây dựng của những người tham (Trang 62)
Hình thức đấu thầu của dự án - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình th ức đấu thầu của dự án (Trang 65)
Hình 4.7 : Biểu đồ thể hiện vị trí của của dự án của những người tham gia trả lời - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện vị trí của của dự án của những người tham gia trả lời (Trang 66)
Hình 4.8 : Biểu đồ thể hiện đơn vị mà đang làm việc của những người tham gia trả lời - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện đơn vị mà đang làm việc của những người tham gia trả lời (Trang 67)
Hình 4.9 : Biểu đồ thể hiện giá trị gói thầu của những người tham gia trả lời phỏng - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện giá trị gói thầu của những người tham gia trả lời phỏng (Trang 68)
Bảng 4.12 : Kết quả thống kê vai trò của anh chị trong việc ra quyết định giá tham gia - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Bảng 4.12 Kết quả thống kê vai trò của anh chị trong việc ra quyết định giá tham gia (Trang 69)
Hình 4.11 : Biểu đồ thể hiện có biết một phương pháp hỗ trợ ra quyết định của những - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện có biết một phương pháp hỗ trợ ra quyết định của những (Trang 70)
Hình 4.46: Cấu trúc thứ bậc các tiêu chuẩn quyết định giá dự thầu. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.46 Cấu trúc thứ bậc các tiêu chuẩn quyết định giá dự thầu (Trang 77)
Hình 4.47: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn: sự cạnh tranh - 1. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.47 Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn: sự cạnh tranh - 1 (Trang 78)
Hình 4.49: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:yêu cầu về nguồn lực và tài chính - 1.2. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.49 Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:yêu cầu về nguồn lực và tài chính - 1.2 (Trang 79)
Hình 4.53: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:rủi ro trong quá trình dự thầu – 2.1. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.53 Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:rủi ro trong quá trình dự thầu – 2.1 (Trang 81)
Hình 4.54: Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:rủi ro trong quá trình thực hiện dự án – 2.2. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.54 Cấu trúc thứ bậc tiêu chuẩn:rủi ro trong quá trình thực hiện dự án – 2.2 (Trang 81)
Bảng 4.25 : Bảng tính  giá trị  λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Sự cạnh tranh (1) - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Bảng 4.25 Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Sự cạnh tranh (1) (Trang 86)
Bảng 4.30 : Bảng tính  giá trị  λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Bản chất công việc - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Bảng 4.30 Bảng tính giá trị λ của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Bản chất công việc (Trang 89)
Bảng 4.54 : Bảng tính  trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Bảng 4.54 Bảng tính trọng số trung bình của các yếu tố đối với tiêu chuẩn :Rủi ro (Trang 100)
Hình 4.67 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.67 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận (Trang 108)
Hình 4.68 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.68 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận (Trang 108)
Hình 4.69 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.69 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận (Trang 109)
Hình 4.70 : Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu
Hình 4.70 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phần trăm lợi nhuận (Trang 109)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN