1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã Ninh Hòa

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong 5 năm qua trên địa bàn thị xã cũng có nhiều thay đổi về phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến sử dụng đất; nhiều dự án đang và sẽ thực hiện có thay đổi về mục đích sử dụng đất so

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thị xã Ninh Hòa được thành lập theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Ninh Hòa và thành lập các phường thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33 km, cách thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) 27 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) 164 km Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã có 110.794,96 ha, chiếm 22,56% diện tích tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa Thị xã có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, được chia làm 07 phường và 20 xã Dân số trung bình năm 2015 có 239.672 người, mật độ dân số trung bình 200 người/km2

Luật Đất đai năm 2013 quy định: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Điều 22); việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 05/3/2014 thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất và Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đã được UBND tỉnh phê duyệt trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực Trong 5 năm qua trên địa bàn thị xã cũng có nhiều thay đổi về phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến sử dụng đất; nhiều dự án đang và sẽ thực hiện có thay đổi về mục đích sử dụng đất so với quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt nên cần phải điều chỉnh lại để việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; mặt khác theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì đã phân chia chi tiết thêm nhiều loại đất mới khác với Luật Đất đai năm 2003 Vì vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Đất đai năm 2013 thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013 khi điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), để đảm bảo thống nhất với chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh giao cho thị xã thì việc điều chỉnh quy hoạch đất của thị xã là rất cần thiết

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng (QHSD) đất và lập kế hoạch sử dụng (KHSD) đất và được sự cho phép của UBND tỉnh tại Công văn số 1497/UBND-XDNĐ ngày 13/3/2015; Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1650/STNMT-CCQLĐĐ ngày 22/7/2015 và UBND thị xã Ninh Hòa tại Công văn số 2532/UBND ngày 13/8/2015 Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp

với Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để đảm bảo tính thống nhất về

quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút

Trang 2

đầu tư, xây dựng các hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, ổn định và phát triển các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, các khu dịch vụ, du lịch, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp

I Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của thị xã Ninh Hòa

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã là biện pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và thị xã trên cơ sở tuân thủ chính sách pháp luật về đất đai và các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành Mặt khác, theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật Mục tiêu của dự án được thể hiện ở các nội dung:

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh phân bổ cho thị xã đến các đơn vị hành chính cấp xã

- Rà soát, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; đề xuất với UBND tỉnh việc phân bổ lại quỹ đất đai, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất các cấp, các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn thị xã phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của thị xã, của tỉnh

- Xác định danh mục các công trình, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất; đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong 5 năm (2016-2020) phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thị xã đến năm 2020

- Làm cơ sở pháp lý để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật

- Bảo vệ đất trồng lúa nước để giải quyết nhu cầu lương thực tại địa phương và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

- Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững

- Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, Ngành của tỉnh và địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn thị xã có hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất

- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn; khu dịch vụ, thương mại; nâng cao đời sống văn hoá, xã hội; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ môi trường sinh thái

- Coi đất đai là nguồn lực để khai thác tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương

II Các phương pháp thực hiện dự án

Áp dụng một số phương pháp sau trong việc thực hiện dự án

2.1 Nhóm phương pháp thu thập số liệu: gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Đây là phương pháp được dùng để điều

tra, thu thập bổ sung số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng đất năm 2015, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước (2011-2015); thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt Khảo sát thực địa tại cấp xã để xác định khoanh vẽ lên

Trang 3

bản đồ vị trí các công trình, dự án điều chỉnh quy mô, thay đổi vị trí và phát sinh mới trong kỳ điều chỉnh QHSD đất đến năm 2020

- Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu đã có: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, bản

đồ đã thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, kế thừa các tài liệu đã được phê duyệt và các công trình, dự án đang triển khai (chưa hoàn thành) và thực hiện tiếp đến năm 2020

2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn một số dự án lớn nằm trong

phương án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để điều tra về kết quả thực hiện nhanh hay chậm hoặc tại sao chưa được thực hiện để rút ra các nguyên nhân tồn tại và đề ra những giải pháp khắc phục

2.3 Phương pháp xử lý số liệu, bản đồ: Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý

bằng phần mềm Excel Các số liệu được tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh Bản đồ được xây dựng bằng sử dụng phần mềm như Microstation, Mapinfor…

2.4 Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch; chưa thực hiện, hoặc đang thực hiện dở dang; các dự án dự kiến hủy bỏ; các dự án phát sinh mới; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, từ đó phân tích các nguyên nhân thực hiện đạt thấp hay vượt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt

2.5 Phương pháp minh họa trên bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Các loại đất chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch 5 năm kỳ cuối (2016-2020) được thể hiện trên bản đồ Điều chỉnh QHSD đất đến năm 2020 của thị xã, tỷ lệ 1/25.000 và Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các xã, phường tỷ lệ 1/5.000-

1/10.000 thể hiện các yếu tố về vị trí phân bố, ranh giới sử dụng đất, hiện trạng sử dụng

đất, mục đích sử dụng mới,… Phương pháp minh họa bằng bản đồ có sử dụng các phần mềm chuyên dụng làm bản đồ như Microstation, Mapinfor,…

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân thị xã Ninh Hòa - Chủ dự án: Phòng Tài nguyên và Môi trường - Đơn vị tư vấn thực hiện: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung (Viện quy hoạch và TK Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

- Cơ quan phối hợp: các Phòng, Ban ngành và UBND các xã, phường trực thuộc thị xã - Cơ quan thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Khánh Hòa

Trang 4

IV SẢN PHẨM VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN 4.1 Sản phẩm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

1/ Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 (kèm theo

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020; hệ thống bảng biểu, phụ biểu tính toán, bản đồ thu nhỏ)

2/ Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thị xã Ninh Hòa, tỷ lệ 1/25.000 3/ Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Ninh Hòa, tỷ lệ 1/25.000

4/ Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các xã, phường đến năm 2020 trực thuộc thị xã Ninh Hòa, tỷ lệ 1/5.000-1/10.000

4.2 Nội dung chính của báo cáo gồm

- Phần 1: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dựng đất - Phần 2: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

- Kết luận và kiến nghị

Trang 5

Phần I SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

ĐẾN NĂM 2020 THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA I CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1 Các căn cứ pháp lý điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 (Chương 4 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất)

- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội Khánh Hòa đến năm 2020

- Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030

- Công văn số 1673/TTg-KTN ngày 16/10/2013 của của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 2477/QĐ-BGTVT, ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Bộ giao thông Vận tải về việc Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa đường sắt Bắc-Nam

- Quyết định số 4190/QĐ-BCT ngày 06/11/2017 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất

- Công văn số 2504/BTL-TC ngày 06/11/2015 của BTL Quân khu 5 về đất quốc phòng đề nghị chuyển mục đích sử dụng giao cho địa phương quản lý Trong đó có 1.800 ha Trường bắn 210 của Bộ CHQS tỉnh tại xã Ninh Tây

- Công văn số 113/BCH-TM ngày 31/01/2018 của BTL Quân khu 5 về xin đất quy hoạch xây dựng Thao trường bắn biển của LLVT tỉnh

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020

- Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thông qua Đề án điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Hòa để thành lập huyện Tân Định thuộc tỉnh Khánh Hòa

Trang 6

- Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thông qua Danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trong năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND tỉnh Khánh Hòa về việc thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND tỉnh Khánh Hòa về việc thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 được Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Khánh Hòa đầu tư trực tiếp, cho vay

- Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020

- Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020

- Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020

- Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 06/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Trồng trọt tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 3138/QĐ-UBND ngày 09/12/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc xét duyệt Quy hoạch và bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 05/3/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 19/3/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Đất đai

Trang 7

- Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 2773/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách tỉnh khánh Hòa giai đoạn 2015-2020

- Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 27/3/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Quy hoạch các vị trí đấu nối đường ngang vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 3931/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 2690/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016-2020 và quyết định số số 2288/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi một số nội Quyết định số 2690/QĐ-UBND ngày 09/9/2016;

- Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban

hành Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020

- Quyết định số 3828/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết giao thông đường thủy nội địa tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2020

- Quyết định số 3989/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kết quả Kiểm kê rừng tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 4013/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 4104/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến

năm 2030

- Quyết định số 4172/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và mức đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020

- Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020

- Quyết định 863/QĐ-UBND ngày 31/3/2017của UBND tỉnh Khánh Hòa về ban hành Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Trang 8

- Quyết định 3177/QĐ-UBND ngày 25/10/2017của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu sản xuất công

nghiệp tập trung tại Dốc Đá Trắng

- Công văn số 4378/UBND-XDNĐ ngày 06/7/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020

- Công văn số 869/SNN-CCTL ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Sở NN và PTNT tỉnh Khánh Hòa về việc đề xuất đầu tư công trình giai đoạn từ năm 2016-2020

- Công văn số 1650/STNMT-CCQLĐĐ ngày 22/7/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện;

- Công văn số 2038/CCQLĐĐ ngày 17/5/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phân khai tạm thời chỉ tiêu Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho cấp huyện

- Nghị quyết Đại bộ Đảng bộ thị xã Ninh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 ngày 20/8/2015

- Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 29/12/2015 của Hội đồng nhân dân thị xã Ninh Hòa khóa X, kỳ họp thứ 11 về kế hoạch đầu tư công trung hạn đầu tư 5 năm 2016-2020 (lần thứ 2)

- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 24/3/2017 của Hội đồng nhân dân thị xã Ninh Hòa khóa XI, kỳ họp thứ bất thường về ban hành Chương trình phát triển đô thị thị xã Ninh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

- Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 24/3/2017 của Hội đồng nhân dân thị xã Ninh Hòa khóa XI, kỳ họp thứ bất thường về ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2016 - 2020

- Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 24/3/2017 của Hội đồng nhân dân thị xã Ninh Hòa khóa XI, kỳ họp thứ bất thường về ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đoàng bào dân tộc thiểu số và miền núi thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2016 - 2020

- Quyết định số 2767a/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của UBND thị xã Ninh Hoà về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí dự án: Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa

- Văn bản số 2532/UBND ngày 13/8/2015 của UBND thị xã Ninh Hòa về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Các quyết định về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa

1.2 Các tài liệu chuyên môn điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

- Điều chỉnh QHSD đất an ninh đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của công an tỉnh Khánh Hòa

- Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

Trang 9

- Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) tỉnh Khánh Hòa

- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoảng sản của tỉnh

- Quy hoạch phát triển công nghiệp Khánh Hoà giai đoạn 2006-2015, có tính đến năm 2020

- Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Ninh Thủy - Quy hoạch mạng lưới giao thông tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Điều chỉnh bổ sung)

- Tài liệu điều chỉnh hướng tuyến quy hoạch đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông - Quy hoạch mạng lưới thủy lợi tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 - Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa - Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2020

- Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm huyện mới Tân Định tại xã Ninh Xuân (dự kiến tách thị xã Ninh Hòa thành TX Ninh Hòa và huyện Tân Định)

- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa - Quy hoạch sử dụng đất thị xã Ninh Hòa 2011-2020 và lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 thị xã Ninh Hòa

- Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 toàn thị xã và cấp xã, phường

- Quy hoạch giao thông thị xã Ninh Hòa đến 2010 và định hướng đến 2020 - Dự thảo Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

- Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống tưới sau thủy điện Krôngrou, thị xã Ninh Hòa

- Quy hoạch chung xây dựng, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa

- Niên giám thống kê năm 2010 đến 2015 thị xã Ninh Hòa - Ngoài ra, còn một số dự án đang thực hiện và sẽ triển khai trên địa bàn thị xã

Trang 10

II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

2.1.1 Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Ninh Hòa có vị trí địa lý như sau:

- Từ 12020’ đến 12045’ vĩ độ Bắc

- Từ 105052’ đến 109020’ kinh độ Đông Ranh giới thị xã tiếp giáp với:

- Phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh và tỉnh Phú Yên - Phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắk

- Phía Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang - Phía Đông giáp Biển Đông

Thị xã cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về phía Bắc, cùng với sự đầu tư phát triển của Khu kinh tế Vân Phong với các cảng trung chuyển, cảng tổng hợp có giá trị tiềm năng kinh tế cao, kết hợp với tuyến đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1, quốc lộ 26, quốc lộ 26B đang là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, là tiềm năng để tạo một môi trường thuận lợi cho việc phát triển thương mại và dịch vụ của khu vực phía bắc tỉnh Khánh Hòa nói chung và cho thị xã Ninh Hòa nói riêng

- Địa hình gò, đồi dốc thoải: là vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, độ dốc từ 8 độ đến 20 độ, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ, hiện trạng đang sử dụng phát triển nông lâm kết hợp, chăn nuôi đại gia súc

- Dạng địa hình đồng bằng ven biển: hình thành do quá trình bồi lắng trầm tích từ các sản phẩm của sông và biển tích tụ hình thành, địa hình thường bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn và phát triển du lịch

2.1.1.3 Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu II3 - thuộc vùng đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương Một năm chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, trong thời gian này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, khí hậu hơi lạnh, mưa nhiều Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm

Trang 11

- Mùa khô: kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8 hàng năm, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm, nắng hạn gay gắt, gây khô hạn và ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng

- Nhiệt độ: theo số liệu của trạm Quan trắc Ninh Hòa và trạm Khí tượng Nha Trang cho thấy:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 26,60C + Nhiệt độ cao nhất: 39,40C

+ Nhiệt độ thấp nhất: 14.60C + Tổng tích ôn khoảng 9.5000C - Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 80% - Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm: 1350 mm + Lượng mưa cao nhất: 1.600-1.800 mm + Lượng mưa thấp nhất: 1.000-1.200 mm - Chế độ nắng, gió:

Nắng trung bình khoảng 6,2 giờ/ngày, đạt 2.482 giờ nắng /năm Về mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Tây, tốc độ gió thường từ 5-10 m/s, khu vực Dục Mỹ có khi đạt tới 20 m/s Vào mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và hướng Tây bắc

- Bão lụt: Khu vực Ninh Hòa chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các khu vực khác trong tỉnh, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, mưa bão tập trung nên thường xuyên gây ngập lụt vào

mùa mưa bão

2.1.1.4 Thuỷ văn

Theo tài liệu quy hoạch đất xây dựng công trình thủy lợi thị xã Ninh Hòa do Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng thì hầu hết thị xã Ninh Hòa đều thuộc lưu vực sông Cái Ninh Hòa, qua các nhánh sông, suối; sông Đá Bàn; sông Đá, Eakrông-Rou; Easa; Eak’Tiên; suối Trầu; suối Ngang; suối Nhà Chay Ngoài ra, có 02 suối là suối Hồ (Ninh Phú) và sông Rọ Tượng (Ninh Ích) Hướng chảy của các sông, suối chủ yếu theo hướng Tây sang Đông theo dạng hình cành cây, các sông suối đều bắt nguồn từ dãy núi cao đổ ra biển, sông ngắn dộ dốc lớn biến động từ 2-13% là điều kiện sinh lũ nhanh gây xây thực bề mặt mạnh cho vùng Đặc điểm của các sông, suối như sau: Sông Cái-Ninh Hòa đổ ra Đầm Nha Phu, diện tích lưu vực Flv = 967km2; Sông Đá Bàn đổ vào Điềm Tịnh, diện tích lưu vực Flv = 217km2; Sông Đá đổ vào Điềm Tịnh, diện tích lưu vực Flv = 140km2

; Sông Eakrông –Rou đổ vào buôn Lăk, diện tích lưu vực Flv = 80km2; Sông Easa đổ vào buôn Lăk, diện tích lưu vực Flv = 41km2; Sông Eak’Tiên đổ vào buôn Lăk, diện tích lưu vực Flv = 60km2; Suối Trầu đổ vào sông Cái, diện tích lưu vực Flv = 96km2; Suối Ngang đổ vào sông Cái, diện tích lưu vực Flv = 7km2; Suối Nhà Chay đổ vào sông Cái (cầu Cây Gạo), diện tích lưu vực Flv = 120km2; Suối Hồ đổ vào đầm Nha Phu, diện tích lưu vực Flv = 50km2 Độ dốc lưu vực 6,4%, vào mùa kiệt lượng nước ít; Sông Rọ Tượng đổ ra Biển, diện tích lưu vực Flv = 60km2 Độ dốc lưu vực 12%, lưu lượng liệt 210l/s

Nhìn chung, hệ thống sông suối của thị xã Ninh Hòa tương đối dày, nhưng phân bố không đều Vùng núi cao mật độ lưới sông dày khoảng 1km/km2, vùng đồng bằng ven biển có mật độ lưới sông mỏng hơn khoảng 0,6 km/km2 Do đặc điểm địa hình chia cắt nên

Trang 12

sông ngòi thường ngắn và dốc, lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa chênh lệch rất lớn Mùa mưa tốc độ dòng chảy bề mặt lớn và thường gây lũ lụt vào những tháng trong mùa mưa Mùa khô lưu lượng nước các sông thấp, nhiều suối bị khô cạn, gây hạn hán trong những tháng mùa khô

2.1.2 Phân tích, đánh giá bổ sung các nguồn tài nguyên 2.1.2.1 Tài nguyên đất

a Tài nguyên đất

Theo kết quả chương trình điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000-1/100.000 các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1/100.000) do phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp miền Trung thực hiện năm

2006 toàn thị xã có 8 nhóm đất và 19 loại đất (không kể nhóm đất khác gồm: đất quốc

phòng, đất ở, đất chuyên dùng, sông suối, ) Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ

vàng có diện tích là 66.891 ha, chiếm 60,37% tổng diện tích tự nhiên Nhóm đất phù sa có diện tích khá lớn 7.281 ha, chiếm 6,57% tổng diện tích tự nhiên Các nhóm đất còn lại có diện tích ít

a.1 Nhóm đất bãi cát, cồn cát và đất cát biển (ký hiệu: C)

Nhóm đất cát, cồn cát và đất cát biển được hình thành từ các trầm tích biển và các trầm tích sông biển Số ít hình thành từ các sản phẩm dốc tụ, tích lũy, từ sự phá hủy các đá giàu thạch anh như grannit, quartzit, cát kết, v.v (bãi cát, cồn cát ven sông)

- Diện tích: Nhóm đất cát, cồn cát và đất cát biển có diện tích là 684 ha, chiếm 0,62% tổng diện tích các loại đất

- Phân bố: Nhóm đất cát, cồn cát và đất cát biển phân bố chủ yếu ở các xã ven biển như: Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Hải, v.v Hiện trạng nhóm đất cát chủ yếu sử dụng trồng phi lao, một số diện tích sử dụng vào trồng rau màu, hiệu quả sử dụng đất thấp

- Khả năng sử dụng: Nhóm đất cát, cồn cát, cát biển là nhóm đất xấu, nghèo dinh dưỡng nên có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp Nhóm đất cát ở các khu vực ven biển có thể sử dụng vào trồng rừng phòng hộ phục vụ các mục đích phát triển du lịch Nhóm đất cát ở các vùng ven sông có địa hình bằng, gần nguồn nước tưới có thể sử dụng vào trồng rau màu các loại

a.2 Nhóm đất mặn (ký hiệu: M)

Nhóm đất mặn được hình thành từ các sản phẩm phù sa sông, trầm tích hỗn hợp sông - biển, trầm tích biển, hoặc bị nhiễm mặn do các mạch nước ngầm mặn

- Diện tích: Nhóm đất mặn có diện tích là 1.882 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích các loại đất

- Phân bố: Nhóm đất mặn phân bố chủ yếu ở các xã ven biển, cửa sông như: Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Phước, Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Lộc, v.v

- Khả năng sử dụng: Đối với đất mặn ít, chủ động nước tưới sử dụng vào trồng lúa nước Đối với đất mặn nhiều sử dụng vào nuôi trồng thủy hải sản

a.3 Nhóm đất phù sa (ký hiệu: P)

Nhóm đất được hình thành do quá trình lắng đọng, tích tụ các sản phẩm phù sa từ các sông suối, chủ yếu là hệ thống sông Đá Bàn và sông Cái Ninh Hòa

- Diện tích: Nhóm đất phù sa có diện tích là 7.281 ha, chiếm 6,57% tổng diện tích các loại đất

Trang 13

- Phân bố: Nhóm đất phù sa phân bố hầu hết các xã trong thị xã nhưng tập trung nhiều ở các xã đồng bằng như: Ninh An, Ninh Đông, Ninh Thân, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Phú, v.v

- Khả năng sử dụng: Nhóm đất phù sa là nhóm đất tốt, có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Nhóm đất phù sa có khả năng trồng nhiều loại cây khác nhau như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, v.v

a.4 Nhóm đất xám và bạc màu (ký hiệu: X)

Nhóm đất xám được hình thành và phát triển trên nhiều loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi, có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụ sét

- Diện tích: Nhóm đất xám và bạc màu có diện tích là 7.963 ha, chiếm 7,19% diện tích tự nhiên của thị xã

- Phân bố: Nhóm đất xám và bạc màu phân bố hầu hết các xã trong thị xã, tập trung nhiều ở các xã phía Tây (Ninh Tây 1.833 ha, Ninh Sơn 1.736 ha, Ninh Sim 728 ha, Ninh Xuân 784 ha, v.v ), trên các dạng địa hình hơi cao, thoải, có quá trình rửa trôi xẩy ra khá mạnh

- Khả năng sử dụng: Nhóm đất xám và bạc màu có tiềm năng không lớn, hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao, không bị ngập úng nên thích hợp với trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày

a.5 Nhóm đất đỏ vàng (ký hiệu: F)

Nhóm đất đỏ vàng hình thành và phát triển trên các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau, trên địa hình cao, độ dốc lớn, quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra mãnh liệt dẫn đến tích lũy sắt nhôm và xuất hiện tầng đỏ vàng

- Diện tích: Nhóm đất đỏ vàng có diện tích là 66.891 ha, chiếm 60,37% diện tích tự nhiên

- Phân bố: Nhóm đất đỏ vàng tập trung nhiều ở các xã miền núi phía Tây của thị xã (Ninh Tây: 10.081 ha, Ninh Sơn: 10.227 ha, Ninh Tân: 6.933 ha, Ninh Ích 4.461 ha, Ninh Xuân 3.669 ha, v.v )

- Khả năng sử dụng: Nhóm đất đỏ vàng thường ở địa hình cao độ dốc lớn nên sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, nhóm đất đỏ vàng có khả năng sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất nông - lâm kết hợp, phát triển vườn rừng (cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi gia súc)

a.6 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 8.868 ha chiếm 8,0% tổng DTTN Phân bố ở các vùng núi cao thuộc các xã Ninh Sơn, Ninh Thượng, Ninh Tây Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có một đơn vị phân loại là đất mùn vàng đỏ trên đá mácma a xít

Ở Ninh Hòa đất không có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp

a.7 Nhóm đất thung lũng

Nhìn chung đất có độ phì tương đối khá, đất chua, nằm ở địa hình thấp trung khó thoát nước Chủ yếu được sử dụng trồng cây hàng năm như lúa, màu và cây lương thực Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có một đơn vị phân loại là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

- Diện tích: 926 ha, chiếm 0,84% tổng diện tích tự nhiên - Phân bố: Tập trung chủ yếu ở rải rác ở khắp các khe núi và hợp thủy

Trang 14

- Đất có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, nhưng còn một số hạn chế sử dụng là đất chua, địa hình thấp trũng, khả năng thoát nước kém, khả năng giữ nước và giữ phân kém

- Khả năng sử dụng: Hầu hết diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu Tuy nhiên sản xuất bấp bênh do thường bị lũ quét, lũ ống Một số nơi được sử dụng nuôi các nước ngọt có hiệu qua, tuy nhiên giải pháp công trình phải được coi trọng

a.8 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Diện tích 793ha chiếm 0,73% DTNT Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá chỉ có một đơn vị phân loại là đất xói mòn trơ sỏi đá

Đất hình thành là kết quả quá trình phong hóa và rửa trôi mạnh, tầng đất mịn hầu như không còn Ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chủ yếu sử dụng để khai thác vật liệu xây dựng và khoanh nuôi tái sinh rừng

a.9 Nhóm đất không điều tra (đất quốc phòng, đất tôn giáo, đất nghĩa địa, sông

suối, hồ, mặt nước, ): diện tích 15.506,96 ha, chiếm 14% diện tích toàn thị xã Diện tích

này đã sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

2.1.2 2 Tài nguyên nước

* Nước mặt: hệ thống sông suối của thị xã Ninh Hòa tương đối dày, nhưng phân bố

không đều Hầu hết thị xã Ninh Hòa đều thuộc lưu vực sông Cái Ninh Hòa, qua các nhánh sông, suối; sông Đá Bàn; sông Đá, Eakrông –Rou; Easa; Eak’Tiên; suối Trầu; suối Ngang; suối Nhà Chay Lượng mưa bình quân từ 1.300-1.350 mm/năm nên nguồn nước mặt khá lớn Nhưng 70% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa và hệ thống sông suối nhỏ, hẹp, khả năng giữ nước hạn chế nên được đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi rất quan trọng trong việc điều hoà nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của

nhân dân như hồ Đá Bàn (dung tích 75x106m3), hồ Suối Tràu (dung tích 9x106m3), hồ Suối

Sim (dung tích hồ 3,19x106m3)… Trên các sông, suối cũng được xây dựng các đập như đập dâng Sông Cái, đập Bến Bắp, đập Hàm Rồng, đập Buôn Đung, đập Buôn Tương, đập Suối Lũy, đập Đồng Tròn, đập Phước Mỹ, đập Sở Quan, đập Cầu Lắm, đập Tiên Du…

Trên địa bàn thị xã có một số lưu vực sông, suối có thể xây dựng các hồ chứa nước; theo dự án điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Khánh Hòa, trong những năm tới trên địa bàn thị xã sẽ xây dựng mới các hồ như hồ Eachưchay (Buôn Tương, Ninh Tây) tưới khoảng 500 ha, hồ núi Vung (Ninh An) tưới khoảng 359 ha, hồ Sông Lũy (Ninh Tân) tưới khoảng 250 ha, hồ Đồng Tròn (Ninh Tân) tưới khoảng 600 ha và hồ Ba Hồ (Ninh Ích) tưới khoảng 220 ha để khai thác nguồn nước mặt phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ thâm canh và tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân,

cấp nước cho các cụm công nghiệp, du lịch và cải tạo môi trường,

* Nước ngầm

Có hai dạng nước ngầm chính: - Nước ngầm tồn tại trong trầm tích sông suối, tập trung ở các xã phía Tây và Tây bắc của thị xã như: Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Tân, v.v Độ sâu trung bình từ 5-15 m, nước ngọt và có độ pH trung tính

- Nước ngầm trong trầm tích sông biển và biển, tập trung ở các xã phía Đông và Đông nam của thị xã Mực nước ngầm thường nông từ 3 -5 m Nước có vị lợ hoặc hơi mặn, tổng độ khoáng hóa từ 0,2-3 mg/lít, độ khoáng hóa tăng dần từ Tây sang Đông Nhiều nơi dạng nước ngầm dạng này bị nhiễm phèn và nhiễm mặn, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

Nhìn chung, chất lượng nước ngầm ở các vùng ven suối, thung lũng vùng trung du

Trang 15

của thị xã Ninh Hoà thuộc loại nhạt (M = 0,1 đến 1,0 l/g) Một số xã như: Ninh Sơn, Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Thân, Ninh Quang, v.v nước ngầm có hàm lượng flour khá cao, dễ gây bệnh flourosis ở xương và hỏng răng Nước ngầm ở các xã thuộc cửa sông và ven biển thường nhiễm mặn, phèn nên chất lượng kém

2.1.2.3 Tài nguyên rừng

- Theo kết qủa thống kê đất đai năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp có 43.044,18

ha, chiếm 38,48% diện tích tự nhiên toàn thị xã Cũng theo báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của thị xã Ninh Hòa, rừng tự nhiên chủ yếu là rừng nghèo (12.475,81 ha), rừng phục hồi (18.865,68 ha) Qua đó cho thấy độ che phủ của rừng rất thấp (41,3% bao gồm cả diện tích trồng cây lâu năm quy đổi) Điều này ảnh hưởng lớn đến điều hoà khí hậu của thị xã và giảm khả năng điều tiết nước cho các công trình thuỷ lợi

- Về trữ lượng: Cũng theo báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của thị xã Ninh Hòa; rừng giàu có 3.831,07 ha (rừng tự nhiên), rừng trung bình có 5.936,30 ha (rừng tự nhiên), rừng trồng có trữ lượng 5.705,72 ha và 255,40 cây tre, nứa, lồ ô

2.1.2.4 Tài nguyên biển

Ninh Hòa có chiều dài bờ biển trên 30 km, có đầm Nha Phu, nhiều cửa sông và diện tích bãi bồi ven sông ven biển lớn, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch, xây dựng cảng biển

Các tài nguyên biển có khả năng khai thác trong thời gian tới là tiềm năng kinh tế cảng biển, du lịch, khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thủy sản

Bờ biển Ninh Hòa có điều kiện thuận lợi phát triển cảng hàng hoá, thương mại Sự phát triển kinh tế cảng biển sẽ kéo theo các ngành dịch vụ khác phát triển Dọc bờ biển Ninh Hòa có khu du lịch biển ở xã Ninh Vân, Ninh Hải với cảnh quan thiên nhiên, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài Ninh Hòa trong những năm tới sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của tỉnh và rất hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình thức du lịch biển

Việc khai thác tài nguyên biển gồm: du lịch ven biển; xây dựng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ven biển: đóng và sửa chữa tàu, chế biến thủy sản, ; xây dựng cảng biển, vận tải biển; sản xuất muối, khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản là một trong những thế mạnh của thị xã hiện tại và trong tương lai việc đầu tư khai thác có

hiệu quả tài nguyên biển sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thị xã

Sự xâm nhập triều mặn từ biển Đông vào nội địa Khánh Hòa cũng như trên địa bàn thị xã Ninh Hòa ở các cửa sông không lớn, có thể trồng rừng ngập mặn có ý nghĩa quan trọng trong cân bằng sinh thái vùng ven biển

2.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng

Theo dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa: thị xã Ninh Hòa có 32 khu quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; diện tích quy hoạch là 5.640,56 ha với sét sản xuất gạch ngói là sản phẩm chủ đạo Vùng này có điều kiện giao thông thuận tiện, các loại nguyên liệu sét gạch ngói, granit xây dựng, andesit xây dựng, đất san lấp, cát xây dựng, nước khoáng và bùn khoáng khá dồi dào; một số mỏ và cơ sở sản xuất công nghiệp đã được xây dựng, năng lực sản xuất lớn (như mỏ Núi Sầm, các nhà máy gạch tuynen); các kênh tiêu thụ gần nơi sản xuất

và luôn ổn định Do vậy, hiệu quả kinh tế của khai thác, chế biến khoáng sản khá cao

Trang 16

Trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng của vùng chủ yếu là trục QL26 Ninh Xuân - Ninh Thân - Ninh Phụng Trên địa bàn thị xã có các loại khoáng sản chủ yếu sau:

e.1 Kim loại

- Sắt: mới phát hiện được 1 điểm sắt Ngọc Diêm thuộc rìa đông bắc khối núi Hòn

Bà (xã Ninh Ích)

- Vàng: Khu vàng Đá Bàn thuộc xã Ninh An Mỏ này có triển vọng, tài nguyên dự

báo cấp P3 (tương đương cấp 334b) Tổng cộng: 115.543 tấn đá quặng và 1.547 kg vàng

e.2 Không kim loại - Pyrit: khu Hòn Giong thuộc xã Ninh Ích Điểm này đã được khai thác từ năm

1982, hiện nay đã ngừng khai thác

e.3 Vật liệu xây dựng

- Granit xây dựng: có tiềm năng phong phú, tập trung ở khu vực núi Hòn Hèo

(thuộc các xã Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Đa, Ninh Phú), Đèo Rọ Tượng (Ninh Ích), Đèo Phượng Hoàng (Ninh Tây) Các mỏ này đang khai thác với quy mô nhỏ, sản phẩm chủ yếu là đá chẻ cung cấp cho xây dựng, giao thông, thủy lợi và các nhu cầu khác ở địa bàn Ninh Hòa và Bắc Nha Trang, Nam Vạn Ninh

Loại khoáng sản này đã quy hoạch 5 khu với tài nguyên đưa vào quy hoạch cấp P1(cũ) tương đương 334a (mới) = 1.083.264.220 m3

- Ryolit, andesit xây dựng: hiện tại, khu vực Núi Sầm đã được thăm dò, có 3 mỏ

đang khai thác Mỏ Hòn Giốc Mơ đã đưa vào khai thác, đấp ứng nhu cầu đá dăm cho khu vực Bắc Nha Trang, Ninh Hòa

Tài nguyên đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến cấp P1 (cũ) tương đương 334a (mới) = 1.069.000 m3

- Đá ốp lát, trang trí: gồm 2 khu Ninh Tân 1 và Ninh Tân 2 (xã Ninh Tân)

e.4 Cát xây dựng: khai thác dọc sông Cái Ninh Hòa (Ninh Bình, Ninh Xuân) và

sông Lốt và một số sông nhánh khác cung cấp tại chỗ cho khu vực Ninh Hòa

- Tài nguyên đưa vào quy hoạch cấp P1 (cũ) tương đương 334a (mới) 12.610.000 m3

e.5 Sét gạch ngói: sét gạch ngói tập trung thành dải ven thung lũng sông Cái Ninh

Hòa Đối tượng là trầm tích nguồn gốc sông, sông - biển Nguồn nguyên liệu này đang dần dần cạn kiệt do khai thác quá mức để cung cấp cho 2 nhà máy gạch tuynen và hàng chục lò gạch thủ công hoạt động từ khá lâu

- Tài nguyên đưa vào quy hoạch cấp P1 (cũ) tương đương 334a (mới) 42.800.000 m3

e.6 Đất san lấp: Hiên tại, khu công nghiệp, đô thị, du lịch ven biển đang đầu tư

xây dựng, đòi hỏi một lượng đất san lấp lớn Đối tượng cần đánh giá để đưa vào khai thác là vỏ phong hóa của trầm tích tuối Jura và vỏ phong hóa đá xâm nhập Tài nguyên đưa vào quy hoạch 43.060.000 m3

Đất san lấp dược quy hoạch ở 5 khu sau: Khu Hòn Tre thuộc xã Ninh Thượng; Khu Ninh An thuộc xã Ninh An; Khu Ninh Hải thuộc xã Ninh Hải; Khu Bắc Hòn Hèo thuộc chân núi phía Bắc Hòn Hèo, nằm trong xã Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Đa, Ninh Thọ Ngoài ra còn khu Hòn Xáng, tiếp tục khai thác hết khối lượng còn lại phục vụ xây dựng tại khu vực này

Trang 17

e.7 Nước khoáng - Khu Trường Xuân: Hiện tại đã thăm dò mỏ nước khoáng Trường Xuân với trữ

lượng cấp B = 267 m3/ngày

- Các khu Ninh Tây, Ninh Thân: các mỏ nước khoáng này đã được phát hiện qua

nguồn lộ và lỗ khoan cần được thăm dò đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích đóng chai và du lịch - chữa bệnh

- Khu Ninh Hưng: nước khoáng được phát hiện trong mỏ bùn khoáng Tân Hưng

do Công ty TNHH Sao Mai - Thế kỷ 21 đang khai thác Công ty cần đầu tư thăm dò nguồn nước khoáng này đưa vào khai thác kết hợp cùng bùn khoáng phục vụ cho mục đích đóng chai

e.7 Bùn khoáng: nguồn tài nguyên này rất phong phú ở Ninh Hòa, hiện tại đã được

Công ty TNHH Sao Mai - Thế kỷ 21 đánh giá ở 5 mỏ và đang khai thác ở Ninh Lộc, Ninh Hưng đưa về phục vụ hoạt động Trung tâm Du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà

- Tài nguyên đưa vào quy hoạch tương đương cấp C1 (cũ) và tương đương cấp 332 (mới) 24.032 m3

Các khu đưa vào quy hoạch gồm: Khu Tân Trúc; Khu Tân Hưng; Khu Ninh Lộc

2.1.3 Phân tích, đánh giá bổ sung hiện trạng môi trường

Nhìn chung, các ngành kinh tế thị xã Ninh Hòa phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhất là ngành công nghiệp, từ đó đã kéo theo môi trường một số khu vực bị ảnh hưởng Vì vậy, cần thực hiện những giải pháp quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp, hạn chế ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế bền vững

Các khu vực dự báo ô nhiễm môi trường: - Công nghiệp Hòn Khói: bao gồm xã Ninh Phước và phường Ninh Thủy Khu vực này bị tác động bởi hai nhà máy là nhà máy đóng tàu Huyndai Vinashin gây ô nhiễm không khí bởi bụi kim loại và SO2 và nhà máy xi măng Hòn Khói có nồng độ bụi khói trung bình từ 1,0 đến 3,0 mg/m3, nồng độ bụi cao nhất trong khu vực sản xuất lên tới 41,0 mg/m3, gấp 200 lần tiêu chuẩn cho phép

- Khai thác gạch ngói Ninh Xuân: bị tác động bởi các nhà máy sản xuất gạch ngói, thải khói bụi ra môi trường không khí Chất thải nhà máy đường vào sông Cái và các khu vực lân cận, gây ô nhiễm nguồn nước sản xuất và sinh hoạt

- Một số khu vực nuôi tôm tập trung như: Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Phú, Ninh Thọ, v.v cũng có tác động gây ô nhiễm từ các nguồn thức ăn, chất tẩy rửa vào môi trường đất và nước ở các vùng ven biển, ven các đìa tôm và các khu vực lân cận

- Nhiều khu dân cư vẫn còn xen lẫn nghĩa địa rải rác, chưa quy hoạch tập trung nên ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường nước sinh hoạt của dân cư

- Ngoài ra còn một số khu vực đông dân cư chưa được quy hoạch bãi rác thải cũng tác động đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường không khí bằng các chất thải sinh hoạt

Trang 18

2.2 Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế-xã hội (2011-2015) 2.2.1 Phân tích, đánh giá tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a Tăng trưởng kinh tế

Theo niên giám thống kê năm 2015 và Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ của thị xã, tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá 2010) năm 2010 có 10.093 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 15.084 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 8,37%, trong đó khu vực sản xuất công nghiệp-xây dựng là 8,5%, sản xuất thương mại-dịch vụ tăng 15,2% và khu vực sản xuất nông, lâm, thủy sản giảm 3,9%

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 530,55 tỷ đồng, tăng hơn hai lần so với năm 2010 (năm 2010 thu 221,48 tỷ đồng)

- Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 107.000 tấn

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong 05 năm qua, tình hình kinh tế của thị xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm,

thủy sản

Tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp-xây dựng tăng từ 63,46% năm 2010 lên 65,0% năm 2015; thương mại-dịch vụ tăng từ 19,36% năm 2010 lên 20,50% năm 2015; và nông nghiệp, lâm, thủy sản giảm từ 17,18% năm 2010 xuống còn 14,50% năm 2015

2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển các ngành 2.2.2.1 Khu vực kinh tế công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã trong năm 2015 đã có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại, nhất là ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 10.512,7 tỷ đồng, tăng 3.521,9 tỷ đồng với năm 2010 Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 1,32%; khu vực kinh tế cá thể chiếm 3,33%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 11,88% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 83,48% Sản xuất muối hạt năm 2015 được 67.700 tấn, tăng 42.500 tấn so với năm 2011 và bình quân hàng năm (2011-2015) 35.000 tấn, sản xuất đường kết tinh năm 2015 được 66.475 tấn, tuy nhiên do nhà máy đường Ninh Hòa gặp khó khăn trong khâu nguyên liệu cung ứng phục vụ sản xuất, nhưng vẫn tăng 66.436 tấn so với năm 2011 Các sản phẩm khác như đá chẻ, nước mắm, xay sát… sản lượng năm sau đều tăng hơn so với năm trước

Trên địa bàn có 01 khu công nghiệp (khu công nghiệp Ninh Thủy, theo Ban quản lý

Khu Kinh tế Vân Phong diện tích đã cho thuê đất 47,9 ha) đã đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh,

một số dự án quy mô lớn được đầu tư xây dựng và mở rộng Và 01 cụm công nghiệp

Khatoco Ninh Ích (36,93 ha) đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

2.2.2.2 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 (giá so sánh 2010) được 2.551,30 tỷ đồng Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 1.459,22 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 3,64%/năm; tương tự giá trị sản xuất ngành thủy sản 1.082,58 tỷ đồng, bình quân tăng 4,29%/năm; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 9,51 tỷ đồng, bình quân tăng 1,96%/năm Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2015 đạt tỷ lệ 97,9%

- Về nông nghiệp:

Trang 19

+ Trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt

1.006,1 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 2,8%/năm Năm 2015, do ảnh hưởng

bởi tình hình thời tiết không thuận lợi, nắng hạn kéo dài, nguồn nước từ hồ chứa, đập chứa đều ở mức thấp, không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp; UBND thị xã đã chỉ đạo điều chỉnh giảm diện tích sản xuất lúa, triển khai phương án phòng chống hạn; tổng diện tích gieo trồng được 29.785 ha, bằng 87% kế hoạch Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 73.968 tấn, thấp hơn 23.549 tấn so với năm 2010 (97.517 tấn); trong đó, sản lượng lúa 70.990 tấn, giảm 24.106 tấn so với năm 2010 và ngô đạt 2.978 tấn, tăng 557 tấn so với năm 2010 Để khắc phục hậu quả nắng hạn năm 2015, UBND thị xã đã hỗ trợ 518 tấn lúa giống cho số diện tích phải bỏ vụ hè-thu 2015, diện tích chuyển đổi cây trồng theo phân bổ của tỉnh

Cây lấy bột, lấy củ chủ yếu là cây sắn, diện tích năm 2015 có 329 ha, giảm 129 ha so với năm 2010 do chuyển đổi sang cây trồng khác, năng suất bình quân 155 tạ/ha

Diện tích rau đậu các loại trong có xu hướng tăng hàng năm; từ 1.293 ha năm 2010 lên 1.588 ha năm 2015 Tăng bình quân 59 ha/năm

Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía, thuốc lá… Trong 05 năm qua diện tích mía tăng nhanh, đến năm 2015 có 12.064 ha (tăng 2.864 ha so với năm 2010), sản lượng bình quân 600.000 tấn/năm

Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây điều, diện tích sử dụng khá ổn định; từ năm 2010 đến năm 2015 chỉ tăng 32 ha (từ 1.250 ha năm 2010 lên 1.282 ha năm 2015)

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có một số cây ăn quả như xoài, thanh long, chuối, dứa, cao, tranh bưởi… từ năm 2011-2015 diện tích các loại cây trên đều tăng; tổng diện tích các loại cây trên tăng bình quân 60ha/năm

+ Chăn nuôi: Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác

phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi của thị xã Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 392,6 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 8,87%/năm Năm 2015 tổng đàn trâu, bò toàn thị xã có 25.997 con, trong đó đàn trâu có xu hướng giảm (từ 1.005 con năm 2010 xuống còn 718 con năm 2015) và đàn bò tăng từ 24.935 con năm 2010 lên 25.279 con năm 2015; đàn lợn có 35.584 con, tăng 13.638 con so với năm 2010; đàn gia cầm có 1.198 nghìn con, tăng 441 nghìn con so với năm 2010

+ Dịch vụ nông nghiệp: Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 60,5 tỷ đồng Dịch

vụ nông nghiệp chủ yếu là dịch vụ làm đất, dịch vụ gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch

- Về thủy sản: Giá trị sản xuất năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 1.082,6 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 4,29%/năm Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác năm 2015 đạt 18.161 tấn, cao hơn 4.116 tấn so với năm 2010 Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 13.358 tấn và nuôi trồng 4.803 tấn Sản phẩm nuôi trồng và khai thác chủ yếu là cá, tôm

- Về lâm nghiệp: tập trung chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; tăng cường kiểm tra các điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Giá trị sản xuất năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 9,51 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 1,96%/năm Trong năm 2015, triển khai kế hoạch trồng rừng tập trung được 300 ha, trong đó, trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147 với diện tích 66,7 ha; bên cạnh đó đã trồng được 120.000 cây phân tán; tỷ lệ độ che phủ rừng hiện đạt 41,3% Giai đoạn 2011-2015 trồng được 1.500 ha rừng tập trung, giao khoán bảo vệ 3.288 ha, trồng cây phân tán 871 nghìn cây và chăm sóc rừng được 2.796 ha

Trang 20

2.2.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân thị xã Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 2.020 tỷ đồng, tăng 1.024,5 tỷ đồng với năm 2010 Công tác quản lý thị trường được tập trung chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, chống tình trạng đầu cơ đã góp phần bình ổn thị trường, giá cả, duy trì trật tự kinh doanh Trong năm 2015, đã thực hiện đăng ký kinh doanh cho 740 trường hợp với tổng số vốn đăng ký là 46,843 tỷ đồng

- Hạ tầng thương mại: tính đến năm 2015 thị xã Ninh Hòa có 01 chợ trung tâm thương mại tại phường Ninh Hiệp và các chợ xã để lưu thông và trao đổi hàng hóa Hình thành mạng lưới buôn bán nhỏ lẻ, trao đổi hàng hoá đến địa bàn thôn đáp ứng một phần nhu cầu về trao đổi hàng hoá

- Du lịch: Ninh Hòa là thị xã đồng bằng ven biển, có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch cả trên đất liền và ngoài biển đảo Hiện nay, trên địa bàn thị xã đã có các khu, điểm du lịch như khu du lịch Dốc Lết, khu du lịch Biển - Đảo Long Phú, khu du lịch sinh thái Evason Hideaway at Mandara, khu du lịch Ba Hồ, khu du lịch nước khoáng nóng Trường Xuân Ngoài ra, còn một số dự án du lịch đang xin lập dự án đầu tư như: Khu du lịch Bãi Túc -Hòn Hèo Ninh Phú, khu du lịch Làng Chài xã Ninh Vân, khu du lịch nghỉ mát Hòn Mỹ Giang xã Ninh Vân… Doanh thu du lịch năm 2015 đạt 57,8 tỷ đồng

2.2.3 Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Tổng dân số trung bình năm 2015 toàn thị xã có 239.672 người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh; nữ có 118.420 người, chiếm 49,41% dân số toàn thị xã

Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được quán triệt và chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 0,89% năm 2010 xuống 0,72% năm 2015

- Về phân bố dân cư: Năm 2015, dân số nông thôn 163.682 người, chiếm 68,29%; dân số thành thị có 75.990 người, chiếm 31,71% Quy mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch rất lớn giữa các phường; trong đó phường Ninh Hiệp có mật độ dân số cao nhất là 3.834người/km2; các xã có mật độ dân số thấp dưới 100 người/km2 gồm các xã Ninh Tây, Ninh Sơn, Ninh Tân, Ninh Thượng và xã Ninh Vân; các xã, phường khác có mật độ dân số dao động từ 110 người/km2 đến 1.460người/km2

- Lực lượng lao động năm 2015 (trong số người trên 15 tuổi): có 143.050 người, chiếm 59,69% dân số thị xã Trong đó: Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 52,35%, công nghiệp-xây dựng chiếm 20,12% và dịch vụ chiếm 12%, còn lại là lao động khác

- Lao động qua đào tạo năm 2015 chiếm 67,65% lực lượng lao động, trong đó, đào tạo nghề chiếm 13,51%

- Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 của UBND thị xã, ngành lao động đã triển khai kịp thời các chính sách về an sinh xã hội, lao động việc làm Trong năm, đã tuyển mới đào tạo nghề cho 5.395 người, đạt 108% kế hoạch; giới thiệu, tạo việc làm mới cho 4.961 lao động, đạt 121% kế hoạch (kế hoạch 4.300 lao động) Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với 578 học viên; tỷ lệ người lao động có việc làm trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 68,5% (chỉ tiêu tỉnh giao 61,5%)

- Số hộ nghèo đến cuối năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 đến 2020) giảm còn 4.260 hộ, tỷ lệ 7,6%

Trang 21

2.2.4 Phân tích bổ sung thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn

a Thực trạng phát triển đô thị:

- Những năm qua, thị xã Ninh Hòa đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật và giáo dục đào tạo phía Bắc tỉnh Khánh Hòa gắn với Khu kinh tế Vân Phong Đến tháng 10 năm 2010 được Chính phủ ban hành Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2010 về việc thành lập thị xã Ninh Hòa và thành lập các phường thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Thị xã là đô thị loại IV, có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, được chia làm 07 phường và 20 xã Dân số trung bình năm 2015 có 239.672 người, mật độ dân số trung bình 200 người/km2 Dân số nội thị có 75.990 người, chiếm 31,71% tổng dân số toàn thị xã Tổng diện tích đất đô thị năm 2015 có 8.769,04 ha, chiếm 7,91% tổng DTTN toàn thị xã, trong đó diện tích đất ở tại đô thị là 377,78 ha, diện tích đất ở bình quân trên đầu người đạt 49,71m2

Những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, tập trung khu vực trung tâm phường Ninh Hiệp được xây dựng mới các trục đường và mở rộng khu dân cư, xây dựng các công trình công cộng, công viên cây xanh

- Tỷ lệ đất giao thông so với tổng diện tích đất đô thị đạt 6% - Hiện nay, các dự án mở rộng các khu quy hoạch đô thị đang được triển khai để tạo ra các đô thị vệ tinh như: Dự án Quy hoạch trung tâm đô thị Ninh Hòa, dự án Quy hoạch trung tâm thị trấn huyện mới tại xã Ninh Xuân, dự án Quy hoạch khu đô thị Lạc An, dự án Quy hoạch khu đô thị Ninh Diêm và dự án Quy hoạch khu đô thị Ninh Hà

b Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn:

Khu vực nông thôn có 20 xã, tổng diện tích khu vực nông thôn năm 2015 có 102.025,92 ha, lớn hơn diện tích khu vực nội thị 11,63 lần và chiếm 92,09% DTTN toàn thị xã Trong đó đất ở tại nông thôn có 1.447,69 ha, chiếm 79,31% diện tích đất ở toàn thị xã Diện tích đất ở nông thôn bình quân trên đầu người đạt 88,45m2 Dân số nông thôn có 163.682 người, chiếm 68,29% dân số toàn thị xã Tất cả các xã hiện nay đã được lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới

Các khu dân cư nông thôn mới hiện nay hầu hết phát triển theo hướng tập trung tạo thành các điểm dân cư lớn tại khu trung tâm các xã hoặc dọc theo các trục đường giao lớn, đường liên xã - phường và liên thôn nên việc đáp ứng các nhu cầu về điện, nước, giáo dục, y tế, có nhiều thuận lợi Tuy nhiên, phần lớn các khu dân cư nông thôn cũ phát triển theo hướng tự phát nên nhà ở phân bố không hợp lý, sử dụng đất lãng phí, vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển chăn nuôi gia súc, chất thải sinh hoạt là không thể tránh khỏi Về lâu dài cần phải quy hoạch chi tiết chỉnh trang các khu dân cư nông thôn hiện có và phải quy hoạch chi tiết phân lô dân cư các khu dân cư nông thôn mở rộng theo hướng xây dựng nông thôn mới

2.2.5 Phân tích bổ sung thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 2.2.5.1 Giao thông

Trong những năm qua được sự quan tâm của Trung ương và Tỉnh đầu tư nhiều công trình giao thông đồng bộ; QL1 và QL26 là những tuyến đường được đầu tư nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên góp phần vào phát triển ngành giao thông và phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Hiện nay toàn thị xã có tổng chiều dài các tuyến đường là 865 km, mật độ 0,57km/km2 và 2,88 km/1.000 người Mật độ đường trong khu vực nội thị đạt trên 3,3 km/km2 Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu vực nội thị đạt 6% tổng diện tích đất xây dựng đô thị Đồng thời với công tác chỉnh trang đô thị và chương trình xây dựng nông thôn mới thị xã đã tập trung đầu tư mạng lưới giao thông nội

Trang 22

thị, đường sản xuất theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư”… Các các loại hình giao thông chính:

a Đường sắt:

Tuyến đường sắt Thống nhất khổ 1 m chạy qua thị xã có chiều dài 29,8 km, hiện đang khai thác các tuyến hành khách, hàng hoá Bắc - Nam và các tàu địa phương Chất lượng tuyến đường sắt qua địa bàn vào loại tốt, tuy nhiên vào mùa mưa lũ có nguy cơ xói lở nền đường và trên tuyến có nhiều đường ngang Trên tuyến đường sắt trong địa bàn thị xã có 3 ga, đó là ga Ninh Hòa, ga Hòa Huỳnh (Ninh An) và ga Phong Thạnh (Ninh Lộc) Tuy không phải là những ga chính nhưng các ga đã góp phần vận chuyển khối lượng hàng hóa và hành khách khá lớn trên địa bàn thị xã cũng như trong tỉnh

b Đường bộ: * Quốc lộ : có 03 tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn thị xã, với tổng chiều dài là

80,01 km, đó là QL1, QL26 và QL26B Trong đó :

- Quốc lộ 1: đi qua thị xã điểm đầu từ xã Ninh Thọ và điểm cuối xã Ninh Ích Chiều dài đi qua thị xã 30,05 km, đường rộng từ 20,5-23,5m; mặt đường rộng từ 19,5-20,5m Riêng đoạn qua đô thị theo hiện trạng đang khai thác rộng 30 m

- Quốc lộ 26 nối QL 1A tại trung tâm thị xã với thành phố Buôn Mê Thuột, đây là tuyến giao thông quan trọng, cửa ngõ của khu vực Tây nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ Chiều dài đi qua thị xã 32,0 km, mặt đường rộng từ 5,5-6m; nền đường từ 8m-10m

Năm 2015, dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thị xã Ninh Hòa km2+896,97) và cải tạo nâng cấp tuyến quốc lộ 26, đoạn km3+411-km11+504, thị xã Ninh Hòa Hiện nay, đường tránh hoàn thành đưa vào sử dụng đã giảm tải được xe đi qua trung tâm thị xã

(km00+000 Quốc lộ 26B nối QL 1A đi Nhà máy Đóng tàu Hyundai Vinashin Chiều dài đi qua thị xã 14,30 km, nền đường 12m, mặt đường bê tông nhựa 07m

* Đường tỉnh: có 09 tuyến đường tỉnh đi qua địa bàn thị xã, với tổng chiều dài

106,25 km Rộng trung bình từ 4,5-20m

* Đường huyện: trên địa bàn thị xã có 18 tuyến đường huyện, tổng chiều dài là

101,01 km Nền đường rộng trung bình tà 5,5 đến 6m ; mặt đường rộng trung bình 3,5m

* Giao thông nội thị, đường xã và đường sản xuất: Các tuyến đường đô thị và

nông thôn xây dựng chưa hoàn thiện, mặt cắt nhỏ, chất lượng xấu, tuyến ngắn Trong thời gian tới cần được đầu tư xây dựng theo các nguồn vốn của các chương trình như xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị…

* Bến xe thị xã: Bến xe chủ yếu phục vụ ba tuyến chính là Ninh Hòa-Sài Gòn,

Ninh Hòa-Đắk Lắk và Ninh Hòa-Nha Trang, với diện tích 0,36 ha Năng lực đón, tiễn đạt 40>50 xe/ngày

- Cảng nhà máy đóng tàu Huyndai Vinashin: là cảng chủ yếu làm nhiệm vụ đóng và sửa chữa các loại tàu lớn

Tổng diện tích đất giao thông năm 2015 có 2.312,79 ha, chiếm 2,09% tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã

Trang 23

2.2.5.2 Thuỷ lợi

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có tổng cộng 33 công trình thủy lợi Trong đó: có 04 hồ, 14 đập dâng và 14 trạm bơm Tổng diện tích tưới 15.235 ha Các hồ chứa và đập chính như sau:

* Hồ chứa

- Hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Đá Bàn: hệ thống hồ Đá Bàn có tổng cộng 5 hạng

mục công trình: với 01 hồ, 01 đập, 03 trạm bơm Dung tích của hồ 75x106m3, dung tích hữu ích 69,78x106m3 Tổng diện tích tưới của hồ là 7.800 ha

Hồ Đá Bàn nằm địa phận xã Ninh Sơn, có 2 kênh chính là: kênh chính Đông dài 10.000m và kênh chính Tây dài 9.750m Ngoài ra, còn các hệ thống kênh cấp I, cấp II và cấp III Kênh cấp I dài 61.050m; kênh cấp II dài 29.875m và kênh cấp III dài 6.700m

- Hệ thống hồ chứa nước Suối Trầu: có dung tích hồ 9x106m3 tưới cho 1.000 ha lúa và màu Hai hệ thống kênh chính là: kênh cấp I dài 14.550 m, kênh cấp II dài 5.450 m

- Hệ thống hồ chứa nước Suối Sim: có dung tích hồ 3,19x106m3 với 02 hệ thống kênh chính dài 2.750m Diện tích tưới là 120 ha cho lúa và màu

Hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Suối Sim cùng với hệ thống thủy lợi tưới sau thủy điện Krôngrou sẽ được nâng cấp mở rộng Kênh chính của hồ thủy điện Krôngrou sẽ bổ sung thêm nước cho hồ Suối Sim

- Hệ thống tưới sau thủy điện Krôngrou: hồ chứa nước Krôngrou thuộc công trình

thủy điện Krôngrou, kết hợp với xây dựng hệ thống tưới Tổng diện tích đất dự kiến được tưới 2.850 ha, với 02 hệ thống kênh chính là: Kênh chính Bắc và kênh chính Nam

Kênh chính Bắc: chiều dài 4.610 m, chiều rộng 60 m, tuyến kênh chính Bắc tưới cho 914 ha đất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng

Kênh chính Nam: chiều dài 6.431 m, chiều rộng 60m, tuyến kênh Nam tưới cho 1.936 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng

- Đập Đồng Tròn: thuộc xã Ninh Tân, tưới cho 120 ha - Đập Phước Mỹ: thuộc xã Ninh Hưng, tưới cho 60 ha - Đập Sở Quan: thuộc xã Ninh Lộc, tưới cho 170 ha - Đập Cầu Lắm: thuộc xã Ninh Lộc, tưới cho 200 ha - Đập Tiên Du: thuộc xã Ninh Phú, tưới cho 70 ha lúa

Trang 24

2.2.5.3 Công trình năng lượng

* Thủy điện: Nhà máy thủy điện Ea Krông Rou công suất 2x14MW Đây là nhà

máy được xây dựng và đưa vào vận hành năm 2007, phát điện lên lưới 35kV và đấu nối vào thanh cái 35kV trạm 110kV Ninh Hòa thông qua 2 tuyến dây 35kV lộ 374, 375 dây dẫn AC-185mm2, chiều dài 29km

* Lưới điện truyền tải

- Nguồn trạm 110kV: thị xã được cấp điện từ trạm 110kV Ninh Hòa, trạm 110kV Huyndai (chuyên dùng) Trong đó: trạm 110kV Ninh Hòa nằm trên phường Ninh Hiệp, công suất trạm 1x25MVA-110/35/22kV, Pmax=12,6MW, cung cấp điện cho thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh Trạm 110kV Huyndai là trạm chuyên dùng cấp điện cho nhà máy đóng tàu Huyndai Vinashin, công suất trạm (20+13)MVA-110/6kV, Pmax=13MW

- Tuyến dây truyền tải: Tuyến dây 220kV Nha Trang- Phú Yên, dây dẫn ACSR-400mm2, chiều dài đi qua địa bàn thị xã khoảng 20km

Tuyến dây 220kV Nha Trang- KrongBuk, dây dẫn ACSR-500mm2, chiều dài đi qua địa bàn thị xã khoảng 35km

Tuyến dây 110kV Nha Trang- Phú Yên (đi chung cột dây 220kV Nha Trang-Phú Yên), dây dẫn ACSR-240mm2, chiều dài đi qua địa bàn thị xã khoảng 20km

Tuyến dây 110kV Nha Trang- Phú Yên, nhánh rẽ cấp điện cho trạm Ninh Hòa và trạm Huyndai, dây dẫn ACSR-185mm2, chiều dài đi qua địa bàn thị xã khoảng 45km

- Ngoài nguồn 110kV nêu trên, thị xã còn được cấp điện từ 02 trạm trung gian: Trạm trung gian Hòn Khói 4MVA-35(22)15kV, Pmax=2,8MW và Trạm trung gian Hòn Khói 2F2C-4MVA-35(22)15kV, Pmax=2,2MW Hai trạm trung gian này được cấp điện từ lộ 371 trạm 110kV Ninh Hòa

Lưới điện chiếu sáng đô thị hiện mới được xây dựng trên hầu hết các trục đường chính của đô thị với đèn chiếu sáng chủ yếu là đèn cao áp Natri có công suất từ 220V-75W đến 220V-400W Tổng chiều dài các tuyến đã được chiếu sáng khoảng 26.000 Điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất đã đáp ứng đầy đủ, 100% thôn, khu phố đã có lưới điện quốc gia với 98% hộ dân được cung cấp điện sinh hoạt đạt mức 400 kwh/người/năm

Diện tích đất các công trình năng lượng sử dụng 1,76 ha (không có diện tích lòng hồ

thủy điện Ea Krông Ru, do kiểm kê đất đai năm 2014 không tính vào diện tích tự nhiên do chồng lấn giữa tính Khánh Hòa và Đắk Lắk), phân bố chủ yếu ở phường Ninh Hiệp, xã

Ninh Phụng, Ninh Xuân

2.2.5.4 Bưu chính, viễn thông

Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư ngày càng đồng bộ, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và cung cấp thông tin về phòng chống lụt bão Toàn thị xã có 100% xã, phường được trang bị điện thoại; có 01 bưu cục trung tâm; các xã, phường đều có bưu điện văn hoá xã và phát triển đến địa bàn các khu dân cư Thông tin liên lạc luôn thông suốt 24/24 giờ, kể cả trong mùa mưa bão

- Mạng thông tin di động: đã phủ sóng khắp địa bàn thị xã - Mạng Internet: đã phát triển đến tất cả các xã, phường và các khu dân cư các phường

Diện tích đất các công trình bưu chính viễn thông sử dụng 2,39 ha

Trang 25

2.2.5.5 Văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình

- Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được tập trung hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng trong năm Hoạt động văn hóa-nghệ thuật, thể dục-thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì gắn với nâng cao về chất lượng; đến năm 2015, đã công nhận danh hiệu văn hóa cho 69% số thôn, tổ dân phố trên địa bàn; 93,7% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh, số người tập luyện thể thao thường xuyên đạt 29,3% dân số

Tổng diện tích đất cơ sở văn hoá năm 2015 sử dụng 18,58 ha, chiếm 0,02% tổng DTTN toàn thị xã

- Phát thanh, truyền hình: hiện nay tất cả các xã, phường đều được phủ sóng phát thanh, truyền hình

2.2.5.6 Cơ sở Y tế

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của hệ thống y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân; chú trọng áp dụng một số kỹ thuật y tế mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Trong năm 2015, ngành y tế đã thực hiện công tác khám, và điều trị cho 668.801 lượt người, bằng 129% kế hoạch Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tiếp tục được quan tâm thực hiện Mức giảm tỷ suất sinh trong năm đạt 0,26‰ (kế hoạch 0,2‰), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 5% (kế hoạch dưới 6%); số giường bệnh/vạn dân đạt 17 giường; số bác sĩ/vạn dân đạt 3,5 bác sĩ

Cơ sở vật chất phục vụ cho ngành y tế được quan tâm đầu tư nâng cấp Trên địa bàn thị xã có 02 Bệnh viện (Bệnh viện Ninh Hòa và Bệnh viện Ninh Diêm), 01phòng khám khu vực (phòng khám Ninh Sim), 01 đội bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em và 01 Trung tâm y tế dự phòng,…và các cơ sở y tế của thị xã Thực hiện tốt chủ trương tăng cường y tế cơ sở; đến nay toàn thị xã có 27/27 phường, xã có trạm y tế, một số trạm y tế được xây dựng mới và nâng cấp trong những năm gần đây như Ninh Ích, Ninh Giang, Ninh Đông, Ninh Thượng đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Số bác sỹ ở tuyến xã, phường có 13 người

Tổng diện tích đất cơ sở y tế năm 2015 sử dụng 12,91 ha, diện tích bình quân trên đầu người là 0,54 m2

2.2.5.7 Cơ sở giáo dục - đào tạo

Tiếp tục củng cố kết quả phổ cập giáo dục, 27/27 xã, phường được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững; phổ cập giáo dục THCS và THPT được duy trì và nâng chất Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 83,4%, hệ bổ túc THPT đạt 65,2%

Năm học 2015 – 2016, toàn thị xã hiện có 30 trường mẫu giáo với 8.692 cháu, 33 trường tiểu học với 19.048 học sinh, 28 trường THCS với 15.389 học sinh và 5 trường THPT với 7.082 học sinh; toàn ngành hiện có 19 trường đạt chuẩn quốc gia Thực hiện đồng bộ và có chất lượng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và số lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn quy định

Đào tạo nghề: trong năm 2015 thị xã đào tạo được 55.395 người, đạt 108% kế

hoạch; giới thiệu, tạo việc làm mới cho 4.961 lao động, đạt 121% kế hoạch (kế hoạch 4.300 lao động) Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-

Trang 26

TTg của Thủ tướng Chính phủ với 578 học viên; tỷ lệ người lao động có việc làm trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 68,5% (chỉ tiêu tỉnh giao 61,5%)

Diện tích đất cơ sở giáo dục - đạo tạo toàn thị xã năm 2015 có 134,31 ha Bình quân diện tích đất đạt 5,6 m2/người dân So với định mức sử dụng đất cơ sở giáo dục-đào tạo do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (bình quân 4,54-6,09 m2/người dân) Tuy nhiên, do nhiều trường đã được xây dựng từ lâu nên về quy mô diện tích đất của một số trường chưa đạt chuẩn quốc gia Hiện trạng bố trí một số trường học cũng chưa hợp lý Một số trường được bố trí ven các trục đường giao thông chính nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác an toàn giao thông và ảnh hưởng đến công tác giảng dạy (tiếng ồn lớn, …) nên vẫn cần phải bố trí đất cho ngành giáo dục

2.2.5.8 Cơ sở thể dục, thể thao

Hoạt động thể dục thể thao phát triển đạt mức trung bình của đô thị Thị xã thường xuyên tổ chức các hội thi thể dục thể thao trong các cơ quan, đơn vị, trường học; tham gia các hội thi thể dục thể thao do tỉnh tổ chức đạt nhiều thành tích Phong trào luyện tập thể dục thể thao trong nhân dân ngày càng phát triển, số người tập luyện thể thao thường xuyên đạt 29,3% dân số Tổ chức 28 giải thể thao cấp thị xã và tham gia 19 giải tỉnh Duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của 192 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững

Các sân bóng đá, sân bóng chuyền, cầu lông thường bố trí tại khu trung tâm hoặc sân trường học, các cơ quan Tuy nhiên, đến nay còn 03 xã (các xã Ninh Tây, Ninh Hưng, Ninh Thân) chưa có đất thể dục, thể thao

Diện tích đất thể dục-thể thao thị xã năm 2015 có 51,72 ha, chiếm 0,05% tổng DTTN toàn thị xã Bình quân diện tích đất đạt 2,16m2/người, thấp hơn định mức (2,17-

2,89 m2/người) Vẫn phải bố trí đất cho các xã chưa có đất hoặc đã có đất nhưng chưa đạt

chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới

2.2.6 An ninh, quốc phòng

Công tác Quốc phòng - an ninh thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của cấp uỷ và chính quyền địa phương Huy động được lực lượng của cộng đồng xã hội, các đoàn thể và nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động của các thế lực thù địch, các hoạt động truyền đạo trái phép, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn vững chắc

Công tác giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến xã được đẩy mạnh; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng mở rộng và dần đi vào chiều sâu, ý thức cảnh giác cách mạng của cán bộ và nhân dân được nâng lên Công tác đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch được quan tâm thường xuyên chỉ đạo An ninh chính trị được giữ vững, công tác đấu tranh chống tội phạm và các tai nạn, tệ nạn xã hội được tăng cường Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được kiện toàn Tuyển quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu

Trang 27

2.3 Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

Biến đổi khi hậu ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ, sử dụng nguồn tài nguyên nước và sinh kế người dân…

- Ảnh hướng về sa mạc hoá do nắng nóng tác động đến sản xuất nông nghiệp: Trong 5 năm qua ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất trên địa bàn thị xã chủ yếu là do hiện tượng El Nino gây nắng nóng đã xảy ra từ năm 2014; trong đó hạn hán nghiêm trọng nhất là năm 2015 và năm 2016 tiếp tục xảy ra do ảnh hưởng của năm 2015 và nắng nóng đang diễn ra Hạn hán đã làm giảm diện tích gieo trồng vụ đông xuân và hè thu Hạn hán làm giảm hiệu suất tưới các công trình thủy lợi (đầu năm 2016 hồ Đá Bàn chỉ đạt đạt 16%, EakrongRou đạt 24% so với thiết kế) Năm 2015, sản lượng lương thực có hạt chỉ đạt 73.968 tấn (bằng 75,85% năm 2010); sản lượng lúa giảm còn 70.990 tấn (bằng 74,65% năm 2010), diện tích gieo trồng lúa chỉ còn 13.308 ha (bằng 67,9% năm 2010) Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2015 đạt 308 kg/năm (bằng 73,21% năm 2010) Nắng nóng làm đốt cháy chất hữu cơ lớp đất canh tác tầng mặt, giảm độ phì nhiêu đất sản xuất nông nghiệp nên đòi hỏi chi phí đầu tư thâm canh cây trồng cao hơn, làm giảm hiệu quả sử dụng đất và nguy cơ gây sa mạc hóa một số diện tích đất (mùa mưa trồng cây nhưng do mưa ít, thiếu nước nên không có thu hoạch hoặc trồng rừng

nhưng đến mùa khô thì cây bị chết do hạn hán)

- Theo kịch bản phát thải B2, vào năm 2020, khi nước biển dâng cao 14cm thì Ninh Hòa sẽ có 0,84% diện tích đất các xã, phường ven biển bị ngập Năm 2050, nước biển dâng 32cm, diện tích đất các xã, phường ven biển bị ngập sẽ chiếm 0,88% Theo kịch bản phát thải A1F1, vào năm 2050, nước biển dâng cao 36cm, kéo theo 0,95% diện tích đất các xã, phường ven biển bị ngập; các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các xã, phường ven biển Nguồn tài nguyên nước sẽ trở lên khan hiếm do nhiễm mặn và hạn hán Điều kiện môi trường sống thay đổi sẽ làm thay đổi cả cơ cấu phân bố sinh vật, làm giảm năng suất khai thác; chất lượng thương phẩm thủy sản cũng khó đạt được như hiện nay Bên cạnh đó, bến cảng, bến tàu, các khu du lịch biển… bị ảnh hưởng trực tiếp

- Nguy cơ xảy ra lũ quét cao ở các xã miền núi: tác nhân chính xảy ra hiện tượng lũ quét là do lượng nước mưa Theo kịch bản A1F1, vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa ở khu vực Nam Trung Bộ sẽ tăng 4-5%, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm từ 13-22% so với thời kỳ năm 1980-1999 Nhưng ở kịch bản phát thải thấp (B1), các nhà khoa học đã tính toán, lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6-10% so với thời kỳ 1980-1999 Điều này sẽ làm cho hiện tượng lũ quét tại các xã miền núi

Các ngành giao thông vận tải và xây dựng bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu Tuổi thọ của các công trình giao thông, cơ sở công nghiệp sẽ kém đi do thường xuyên phải chống chọi với hiện tượng bão, lốc, lũ quét và ngập úng

Hậu quả của những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu sẽ khiến chi phí đầu tư xây dựng mới và sửa chữa cơ sở hạ tầng tăng; việc làm của người lao động bị ảnh hưởng; đặc biệt, việc thay đổi sinh kế cho người dân

Trang 28

Biểu 01: Dung tích một số hồ chứa trên địa bàn thị xã Ninh Hòa năm 2016 Số

TT Hồ chứa

Dung tích toàn bộ (triệu m3)

Tính đến ngày 23/3/2016 Đến đầu vụ Hè Thu Dung tích

(triệu m3)

Tỷ lệ so với dung tích

toàn bộ

Dung tích (triệu m3)

Tỷ lệ so với dung tích

Nguồn: QĐ số 831/QĐ-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa

2.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 2.4.1 Các lợi thế

- Thị xã Ninh Hòa có diện tích tự nhiên lớn, nằm tiếp giáp giữa Tây Nguyên và kéo dài đến vùng đồng bằng ven biển Nam trung bộ nên địa hình dốc thoải dần theo hướng từ Tây sang Đông, chia 3 dạng chính là vùng núi, đồng bằng và ven biển, có điều kiện phát triển nhiều loại hình sản xuất nên có thể phát triển kinh tế đa dạng

- Điều kiện khí hậu phong phú như lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao đều trong năm, tổng tích ôn lớn, thích hợp phát triển sản xuất nông nghiệp Hệ thống sông suối của thị xã Ninh Hòa tương đối dày, sông suối ngắn và dốc, có điều kiện đầu tư xây dựng các hồ đập nhằm mục đích phát triển thủy lợi và thủy điện

- Tài nguyên đất đai phong phú và đa dạng, có nhiều nhóm và loại, đặc biệt nhóm đất phù sa có diện tích lớn (diện tích nhóm đất phù sa 7.281 ha), có thể phát triển nhiều loại cây trồng cho năng suất cao và sản lượng lớn

- Ninh Hòa có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, trong vùng có vịnh Vân Phong, nhiều đầm, phá, ven biển, v.v… nên có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp đóng tàu

- Thị xã Ninh Hòa nằm giữa khu vực ngã ba quốc lộ 1A và quốc lộ 26, nối vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua, trong vùng còn có vịnh Vân Phong Ninh Hòa nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế vịnh Vân Phong, đây là lợi thế rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa thị xã Ninh Hòa

- Thị xã Ninh Hòa có nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động sản xuất và tay nghề khá cao so với khu vực, người lao động cần cù lao động nên có thể phát huy sức sang tạo và tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt…

Như vậy, thị xã Ninh Hòa có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành sản xuất, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, lập kế hoạch sử dụng đất hợp lý sẽ mang lại hiệu quả rất lớn

Trang 29

2.4.2 Những hạn chế

- Thị xã mới được thành lập nên cơ sở hạ tầng còn yếu, nhất là hạ tầng các phường đô thị Trong những năm tới cần phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu đô thị

- Tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh so với các năm trước Do tình hình kinh tế khó khăn trên thế giới và trong nước tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì tốc độ phát triển kinh tế của thị xã đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp

- Do mức sống dân cư còn thấp, khả năng huy động các nguồn lực trong dân còn hạn chế, trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn Vốn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân

sách cấp trên, các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh và nước ngoài

III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH

3.1 Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

3.1.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Nhằm đảm bảo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đất đai, UBND thị xã ban hành nhiều văn bản, bao gồm: Các kế hoạch để chỉ đạo các ban, ngành cấp thị xã, UBND các xã-phường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về quản lý đất đai như: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm của ngành tài nguyên và môi trường, kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các văn bản chỉ đạo trong công tác lập, công bố, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015; đăng ký danh mục các dự án phải thu hồi đất năm 2015 trình Hội đồng nhân dân tỉnh; kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường năm từ năm 2011 đến năm 2015; kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kế hoạch triển khai, tập huấn Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, kế hoạch kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại UBND cấp xã hàng năm, các văn bản chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai… tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm do UBND tỉnh ban hành như: quy định hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh, diện tích tối thiểu được tách thửa, giá đất, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, chỉ đạo rà soát các thủ tục hành chính về đất đai

3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

- Địa giới hành chính (ĐGHC) các xã và thị xã được xác định chủ yếu theo Chỉ thị 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chính phủ Năm 2012, Sở Nội vụ đã tiến hành việc xác định bổ sung tọa độ bản đồ hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Bản đồ địa giới hành chính 364 (dạng giấy) hoàn thiện năm 2012 được lưu trữ tại UBND cấp xã

- Việc quản lý lưu trữ hồ sơ-bản đồ ĐGHC xã đúng quy định; được bảo quản, bảo đảm an toàn lâu dài Không bị sửa đổi các nội dung của bộ hồ sơ

- UBND xã quản lý mốc ĐGHC theo quy định Khi có sự thay đổi Chủ tịch UBND theo nhiệm kỳ và thay đổi cán bộ địa chính cơ sở thì được bàn giao theo đúng quy định pháp luật

- Hiện nay còn vùng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắc Lắc chưa được giải quyết xong (tại xã Ninh Tây và huyện Ma Đrắc của tỉnh Đắc Lắc)

Trang 30

3.1.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

- Thị xã chỉ có 07/27 xã, phường được đo bản đồ địa chính chính quy, hệ tọa độ

VN-2000 (Ninh Hiệp, Ninh Sơn đo năm 2005; Ninh Xuân đo năm 2011; Ninh Đa, Ninh

Thọ, Ninh An và Ninh Tây đo năm 2014) Các xã còn lại chưa được đo hoặc điều chỉnh

theo bản đồ địa chính chính quy

Tất cả các xã, phường đều đã lập hồ sơ địa chính theo bản đồ địa chính trước đây (đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc và hệ tọa độ độc lập)

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 02 cấp: thị xã và cấp xã-phường khi thực hiện kiểm kê đất đai Hàng năm chỉ thống kê đất đai và không lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Năm 2014, thị xã đã xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất 02 cấp theo chương trình kiểm kê đất đai 2014

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: + Cấp huyện: đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng giai đoạn 2011-2015 theo thông tư 19/2009/TT-BTNMT về hướng dẫn lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Cấp xã: 27/27 xã, phường đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng giai đoạn 2011-2015 theo thông tư 19/2009/TT-BTNMT về hướng dẫn lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Bên cạnh quy hoạch sử dụng đất, huyện cũng đã được lập quy hoạch chung xây dựng các khu đô thị như Lạc An, khu Đông Bắc, các khu dân cư và tái định cư

+ Năm 2015 và năm 2016 thị xã cũng đã được lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm - Điều tra, đánh giá tài nguyên đất: Đến nay thị xã cũng như các huyện trong tỉnh, chưa thực hiện công tác điều tra đánh gía thoái hóa đất kỳ đầu; điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp theo Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định việc điều tra, đánh giá đất đai do nguồn kinh phí khó khăn

- Điều tra xây dựng giá đất: Công tác này được thực hiện đúng quy định Và thực hiện theo Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 21/12/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định giá các loại đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định 5 năm 2015-2019 và hàng năm đều khảo sát điều chỉnh hệ số (K) về giá đất cho phù hợp với thực tiễn

3.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Sau khi quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã và 27 xã-phường, kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của thị xã được UBND tỉnh và UBND thị xã phê duyệt; UBND thị xã đã tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện

- Phòng Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn UBND các xã, phường; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết về quy trình đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm theo quy định của Luật Đất đai năm 2013

- Việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thị xã sau khi QH, KHSD đất được phê duyệt đến nay thực hiện tốt; không có trường hợp sử dụng đất sai quy hoạch được duyệt

- Năm 2015, 2016, 2017 thị xã đều tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm căn cứ pháp lý giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy

Trang 31

định Các công trình, dự án triển khai thực hiện đều có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thị xã được UBND tỉnh phê duyệt và được cập nhật vào điều chỉnh QHSD đất đến năm 2020

- Hàng năm cơ quan Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan đều theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch, KHSD đất để báo cáo UBND thị xã

3.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Tổng diện tích các loại đất do các đối tượng sử dụng 79.859,73 ha, chiếm 72,08% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 72.975,19 ha, đất phi nông nghiệp 6.791,49 ha, đất chưa sử dụng 93,05 ha

- Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được triển khai thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai Từ năm 2011 đến năm 2015, UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư và công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn thị xã như: dự án trạm thu phí Ninh An, đường tránh thị xã, mở rộng QL1, Khu Công nghiệp Ninh Thủy, Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 Công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất

3.1.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Năm 2015, thị xã tiếp tục chỉ đạo triển khai rà soát, củng cố hồ sơ pháp lý liên quan đến các dự án bồi thường, thu hồi đất và tái định cư để đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng phục vụ thi công các dự án Tập trung giải quyết các trường hợp tồn đọng, phân công lực lượng kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho một số dự án dở dang: Khu Công nghiệp Ninh Thủy, Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1; chỉ đạo hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A qua địa bàn thị xã Ngoài ra UBND thị xã cũng đang tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án mới như: Cảng vật liệu xây dựng Ninh Phước Vân Phong, Khu tái định canh Ninh Thọ, đường vào khu hành chính Ninh Thọ, dự án nâng cấp, mở rộng và xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 26 Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân sớm bàn giao mặt bằng, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của nhân dân liên quan đến các dự án, hỗ trợ bảo vệ thi công theo quy định

3.1.7 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tính đến cuối năm 2015, toàn thị xã đã thực hiện đăng ký kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được 4.409,7/4.608,6 ha, đạt 95,6% diện tích cấp giấy theo kế hoạch năm 2015 (trong đó có 1.355 ha không đủ điều kiện cấp giấy theo quy định của pháp luật) So với nhu cầu cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu, toàn thị xã đạt 96,16% và cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu trên địa bàn thị xã

3.1.8 Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện hàng năm và 05 năm một lần cả cấp thị xã và cấp xã theo Luật Đất đai quy định Công tác kiểm kê đất đai có xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê Còn công tác thống kê đất đai không xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, chỉ phân tích hiện trạng sử dụng đất hàng năm và phân tích biến động đất đai giữa năm trước và năm thống kê

3.1.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của từng xã được thực hiện 07/27 xã

Trang 32

phường hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính chính quy Các xã, phường còn lại do chưa đo đạc hoàn nên chưa có thông tin cơ sở dữ liệu địa chính

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: thực tế chỉ mới lưu trữ tài liệu dạng bản số lập QH, KHSD đất các cấp, chưa xây dựng cơ sở dữ liệu

- Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất : chưa xây dựng - Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: từ kiểm kê đất đai năm 2014 và thống kê đất đai năm 2015; thị xã đã xây dựng được cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai: chưa xây dựng

3.1.10 Quản lý tài chính về đất đai

- Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các ngành có liên quan xây dựng giá đất và ban hành Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 21/12/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định giá các loại đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định 5 năm 2015-2019 và hàng năm đều khảo sát điều chỉnh hệ số (K) về giá đất cho phù hợp với thực tiễn

- Đối với các khu dân cư xây dựng mới tập trung đều thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất Các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch đều cho thuê đất đúng theo quy định của pháp luật và chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh và thị xã

- Theo niên giám thống kê thị xã, nguồn thu từ đất hàng năm trong giai đoạn 2015 khoảng 30-35 tỷ đồng, chiếm 6-7% thu ngân sách hàng năm toàn thị xã

2011-3.1.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Đối với quyền người sử dụng đất: + Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường đất, tài sản và hoa màu trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai… đều được thực hiện theo Luật Đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước

+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tất cả hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất thông qua phòng Tài nguyên và Môi trường đều được thực hiện tốt, đảm bảo tính chính xác và kịp thời theo thời gian quy định

+ Thế chấp quyền sử dụng đất: Để đáp ứng nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của các hộ gia đình, các xã và huyện hoàn thành tốt công tác thẩm định hồ sơ vay vốn Ngân hàng của các chủ sử dụng đất

- Đối với nghĩa vụ của người sử dụng đất: + Nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, sử dụng đất theo quy hoạch và pháp luật… Hiện nay chỉ có tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất được các chủ sử dụng đất thực hiện tương đối đầy đủ Đa số vụ chuyển quyền sử dụng đất hiện nay được thực hiện theo hình thức viết giấy tay nên dẫn đến tình trạng thất thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ

+ Đăng ký quyền sử dụng đất: Hiện nay nhiều chủ sử dụng đất vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký quyền sử dụng đất nên chưa tích cực trong nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất, chỉ có những hộ có nhu cầu thế chấp vay vốn, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới thực sự có nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất Đây cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã

Trang 33

- Chuyển quyền sử dụng đất theo quy định: Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng được khẳng định nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong giai đoạn vừa qua diễn ra khá sôi động Tuy nhiên, do ý thức người sử dụng đất vẫn chưa cao nên tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức viết giấy tay vẫn còn diễn ra

3.1.12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai được Sở và phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã tiến hành thường xuyên để đưa công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương đúng mục đích và có hiệu quả Trong những năm qua trên địa bàn thị xã vẫn còn xảy ra việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nhà ở, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, sang nhượng đất trái phép, Nguyên nhân xảy ra các trường hợp trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai và các văn bản thi hành Luật Đất đai đến từng hộ dân còn hạn chế Mặt khác ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận dân cư còn thấp và do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên để đảm bảo cuộc sống, người dân đã vi phạm Luật Đất đai trong việc sử dụng đất

Năm 2015, thị xã đã triển khai 7 cuộc thanh tra, gồm 3 cuộc thanh tra đột xuất và 4 cuộc thanh tra theo kế hoạch; thu hồi, nộp ngân sách nhà nước 190 triệu đồng; chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại UBND các xã, phường

3.1.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

- Tuyền truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên các phương tiện thông tin: truyền thanh, truyền hình, báo địa phương, …

- Công bố quy định, bộ thủ tục hành chính trên bảng niêm yết công khai của thành

phố, phòng Tài nguyên và Môi trường

3.1.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Năm 2015, toàn thị xã đã tiếp 322 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, tăng 235 lượt so với năm 2014; UBND thị xã đã tiếp nhận 318 đơn, giảm 407 đơn so với năm 2014; số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã là 152 đơn, đã giải quyết xong 141 đơn; số đơn không thuộc thẩm quyền đều được xử lý đúng quy định pháp luật UBND

các xã, phường cũng đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư, giải

quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định

3.1.15 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

- Thị xã đã có chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên các hoạt động dịch vụ công về đất đai đã có cán bộ chuyên trách, thuận lợi

- Dịch vụ tư vấn khảo sát, lập quy hoạch: + Công tác tư vấn khảo sát, lập quy hoạch đô thị do sở Xây dựng quản lý và các đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnh, viện Quy hoạch đô thị và nông thôn thực hiện

+ Công tác tư vấn khảo sát, lập quy hoạch sử dụng đất đai do sở Tài nguyên và Môi trường quản lý Lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2010-2020 do của thị xã và 27 xã, phường và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thị xã giai đoạn 2016-2020 và do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung thực hiện

Trang 34

3.2 Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất 3.2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2015

1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 (chi tiết xem biểu 01/CH)

Theo kết quả thống kê đất đai ngày 31/12/2015 tổng diện tích đất tự nhiên (DTTN) toàn thị xã năm 2015 là 110.794,96 ha Chi tiết các loại đất qua biểu sau:

Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

(ha)

Cơ cấu (%)

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 576,79 0,52

- Đất giao thông DGT 2.312,79 2,09

- Đất thuỷ lợi DTL 1.327,73 1,20

- Đất công trình năng lượng DNL 1,76 0,00

- Đất bưu chính viễn thông DBV 2,39 0,00

- Đất cơ sở văn hóa DVH 18,58 0,02

2.14 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2,46 0,002

Trang 35

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 6,33 0,01

2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.704,59 1,54

Ghi chú: * không tính vào diện tích tự nhiên

- Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường TX Ninh Hòa

a Hiện trạng sử dụng đất chia theo đối tượng sử dụng và quản lý a.1 Chia theo đối tượng sử dụng

Tổng diện tích các loại đất do các đối tượng sử dụng 79.859,73 ha, chiếm 72,08% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 72.975,19 ha, đất phi nông nghiệp 6.791,49 ha, đất chưa sử dụng 93,05 ha Trong đó:

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng: 45.252,65 ha, chiếm 40,84% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 43.394,70 ha (chủ yếu là đất sản xuất NN 31.305,02 ha và đất lâm nghiệp 9.305,71 ha,…), đất phi nông nghiệp 1.857,95 ha (chủ yếu là đất ở tại nông thôn và đô thị 1.822,29 ha, )

- Các tổ chức trong nước sử dụng 34.541,33 ha, chiếm 31,18% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 29.580,29 ha, đất phi nông nghiệp 4.867,99 ha và đất chưa sử dụng 93,05 ha Trong đó:

+ Các tổ chức kinh tế sử dụng 1.772,45 ha, chiếm 1,60% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 938,49 ha (chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp 496,0 ha,…), đất phi nông nghiệp 833,61 ha (chủ yếu là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 809,39 ha…)

+ Các cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng 6.498,63 ha, chiếm 6,05% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 2.835,71 ha (chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp 1.818,41 ha,…), đất phi nông nghiệp 3.862,92 ha (chủ yếu là đất quốc phòng)

+ Tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng 26.066,87 ha, chiếm 23,53% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 25.804,58 ha (chủ yếu là đất lâm nghiệp 25.804,02 ha,…), đất phi nông nghiệp 169,59 ha (đất xây dựng công trình sự nghiệp)

+ Tổ chức khác sử dụng 3,38 ha (đất nông nghiệp 1,51 ha và đất phi nông nghiệp 1,87 ha)

- Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng 65,75 ha, chiếm 0,06% tổng DTTN toàn thị xã (chỉ yếu là đất cơ sở tôn giáo và đất cơ sở tín ngưỡng)

Như vậy, phần lớn diện tích đất của thị xã đã có chủ sử dụng, chiếm 72,08% DTTN toàn thị xã Trong đó đất nông nghiệp đã được giao cho các đối tượng sử dụng chiếm 90,53% diện tích đất nông nghiệp Đây là cơ sở để sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung : mía đường, tỏi, trồng

Trang 36

rừng nguyên liệu,… Diện tích đất rừng được chăm sóc, bảo vệ, phát triển trồng rừng sản xuất Các mô hình trang trại nông nghiệp (trồng mía, trồng rừng, chăn nuôi…), … đều đạt năng suất, sản lượng và chất lượng cao Tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển mới; kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp và ngày càng hoàn thiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm

Diện tích đất phi nông nghiệp đã được giao cho các đối tượng sử dụng chiếm 54,24% diện tích đất phi nông nghiệp Đây là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhà doanh nghiệp chủ động đầu tư phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển thương mại, dịch vụ-du lịch để tăng doanh thu và tạo nhiều việc làm cho nhân dân trên địa bàn thị xã

a.2 Chia theo đối tượng quản lý

Diện tích đất do các đối tượng quản lý 30.935,22 ha, chiếm 27,92% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 7.633,55 ha (đất lâm nghiệp), đất phi nông nghiệp 5.728,81 ha (chủ yếu là đất có mục đích công cộng, đất sông suối…), đất chưa sử dụng 17.572,87 ha Trong đó:

- UBND cấp xã quản lý 30.935,22 ha, chiếm 27,92% tổng DTTN toàn thị xã; gồm đất nông nghiệp 7.633,55 ha (đất lâm nghiệp), đất phi nông nghiệp 5.728,81 ha (chủ yếu là đất chuyên dùng có mục đích công cộng, đất sông suối…), đất chưa sử dụng 17.549,14 ha

- Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý 23,73 ha, chiếm 0,02% tổng DTTN toàn thị

- Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 903,81 ha, chiếm 0,82% tổng DTTN

toàn thị xã (đất phi nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất có mục đích công cộng)

b Hiện trạng sử dụng đất chia theo mục đích sử dụng b1 Đất nông nghiệp: có 80.608,74 ha, chiếm 72,75% tổng DTTN, hầu hết đất nông

nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng Đây là cơ sở để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối,… phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung: mía đường, tỏi, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối,… Tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển mới; kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp và ngày càng hoàn thiện; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm Trong đó:

- Đất trồng lúa: có 11.629,21 ha, chiếm 10,50% tổng DTTN Phân bố nhiều ở các xã Ninh An (1.883,09 ha), Ninh Thượng (891,37 ha), Ninh Xuân (811,98 ha), Ninh Thọ (972,64 ha), Ninh Thân (622,30 ha) Các xã-phường có diện tích đất trồng lúa ít như xã Ninh Vân (0,01 ha), Ninh Thủy (5,94 ha), các xã phường còn lại có diện tích từ 100 ha đến 600 ha và phường Ninh Hải không có diện tích đất trồng lúa Trong đó:

* Đất chuyên trồng lúa nước (02 vụ trở lên): có 7.858,30 ha, chiếm 7,09% DTTN Phân bố nhiều ở các xã Ninh An (1.697,24 ha), Ninh Thượng (694,83 ha), Ninh Thân (574,98 ha), Ninh Xuân (488,20 ha), Ninh Quang (493,27 ha), Ninh Đa (459,78 ha), các xã, phường còn lại có diện tích từ 100 ha đến 450 ha Các phường không có đất chuyên trồng lúa nước bao gồm: Ninh Hải, Ninh Diêm, Ninh Thủy và các xã có diện tích ít gồm: Ninh Vân (0,01 ha), Ninh Sim (1,08 ha) và Ninh Phước (1,51 ha)

- Đất trồng cây hàng năm khác: có 14.166,20 ha, chiếm 12,79% tổng DTTN Phân bố ở hầu hết các xã, phường trên địa bàn thị xã Nhưng tập trung nhiều ở các xã, một số xã có diện tích lớn như xã Ninh Xuân (2.673,15 ha), Ninh Tây (4.049,77 ha), Ninh Thượng

Trang 37

(1.566,81 ha), Ninh Tân (1.300,49 ha) Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng mía, ngô, khoai, sắn

- Đất trồng cây lâu năm: có 7.824,22 ha, chiếm 7,06% tổng DTTN Phân bố ở hầu hết các xã, phường trên địa bàn thị xã Nhưng tập trung nhiều ở các xã, một số xã có diện tích lớn như xã Ninh Tây (924,53 ha), Ninh An (806,99 ha), Ninh Tân (798,60 ha), Ninh Xuân (654,95 ha)

- Đất rừng phòng hộ: có 19.743,80 ha, chiếm 17,82% DTTN Phân bố nhiều ở các xã Ninh Sơn (11.452,64 ha), Ninh Tây (3.078,30 ha), Ninh Thượng (2.151,54 ha), Ninh Phú (1.461,75 ha), Ninh Ích (923,81 ha), Ninh Xuân (294,18 ha), Ninh Hưng (270,44 ha) và phường Ninh Thủy (111,14 ha)

- Đất rừng sản xuất: có 23.300,38 ha, chiếm 21,02% DTTN Phân bố nhiều ở hầu

hết các xã, phường trên địa bàn thị xã, nhưng có một số xã, phường không có đất rừng sản xuất bao gồm: phường Ninh Giang và xã Ninh Phụng

- Đất nuôi trồng thủy sản: có 3.165,24 ha, chiếm 2,86% DTTN Phân bố nhiều ở các

xã, phường Ninh Hà, Ninh Phú, Ninh Thọ, Ninh Lộc, Ninh Ích

- Đất làm muối: có 656,96 ha, chiếm 0,59% DTTN Phân bố ở các xã, phường Ninh Diêm, Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Thủy và Ninh Ích

- Đất nông nghiệp khác: có 122,73 ha, chiếm 0,11% DTTN Phân bố chủ yếu ở Ninh Tây, Ninh Phụng và Ninh Thân chủ yếu là đất để xây dựng trang trại Đà Điểu

b.2 Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã có 12.520,30 ha, chiếm 11,30% DTTN Trong đó:

- Đất quốc phòng: có 3.342,91 ha, chiếm 3,02% tổng DTTN Phân bố chủ yếu ở các xã Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Xuân và Ninh Thượng

- Đất an ninh: có 12,54 ha, chiếm 0,01% tổng DTTN Phân bố ở các xã, phường Ninh Hiệp, Ninh Hải, Ninh Thủy, Ninh Đa và Ninh An Đến năm 2015, ở hầu hết các

phường còn thiếu trụ sở công an phường (chỉ có phường Ninh Hiệp và Ninh Đa có đất trụ

sở công an phường)

- Đất khu công nghiệp: có 114,25 ha, chiếm 0,10% tổng DTTN Phân bố ở phường Ninh Thủy (khu công nghiệp Ninh Thủy) Theo Công văn số 1673/TTg-KTN ngày 16/10/2013 của của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa thì Khu công nghiệp Ninh Thủy có quy mô 209,7 ha

- Đất cụm công nghiệp: có 36,93 ha, chiếm 0,03% tổng DTTN Phân bố ở xã Ninh Ích (cụm công nghiệp Khatoco)

- Đất thương mại, dịch vụ: có 4,66 ha, chiếm 0,01% tổng DTTN Đất thương mại dịch vụ của thị xã có diện tích nhỏ phân bố chủ yếu ở các phường và các xã có QL1, QL26 đi qua

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: có 576,79 ha, chiếm 0,52% tổng DTTN Phân bố ở xã, phường Ninh Thủy, Ninh Phước, Ninh Xuân, Ninh Tây, Ninh Hải, Ninh Vân Chủ yếu là các công ty chế biến thủy sản, nhà máy đường

- Đất cho hoạt động khoáng sản: có 22,19 ha, chiếm 0,02% tổng DTTN Phân bố phường Ninh Giang, Ninh Hà

- Đất phát triển hạ tầng: có 3.873,83 ha, chiếm 3,50% tổng DTTN Phân bố ở tất cả các xã, phường Trong đó: đất cơ sở văn hoá có 18,58 ha, đất cơ sở y tế có 12,91 ha, đất cơ sở giáo dục-đào tạo có 134,31 ha và đất cơ sở thể dục, thể thao có 51,72 ha Diện tích còn

Trang 38

lại chủ yếu là đất giao thông (2.312,79 ha), đất thủy lợi (1.327,73 ha)

- Đất di tích lịch sử, văn hóa: có 0,28 ha, phân bố ở các phường Ninh Hiệp và Ninh Đa

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: có 15,58 ha, phân bố chủ yếu ở xã Ninh An, Ninh Phước, Ninh Bình và phường Ninh Hải

- Đất ở tại nông thôn: có 1.447,69 ha, chiếm 1,30% tổng DTTN Phân bố ở tất cả các xã, diện tích bình quân/người là 88,45m2

- Đất ở tại đô thị: có 377,78 ha, chiếm 0,34% tổng DTTN Phân bố ở tất cả các phường, diện tích bình quân/người là 49,71 m2

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: có 33,43 ha, chiếm 0,03% tổng DTTN Phân bố ở tất cả các xã, phường Chủ yếu là diện tích xây dựng trụ sở UBND thị xã và trụ sở UBND các xã, phường

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: có 2,46 ha, chiếm 0,01% tổng DTTN, chủ yếu là trụ sở cơ quan các tổ chức sự nghiệp trên địa bàn thị xã

- Đất cơ sở tôn giáo: có 29,80 ha, chiếm 0,03% tổng DTTN Phân bố ở 23/27 xã phường (trừ xã Ninh Tân, Ninh Vân, Ninh Tây và phường Ninh Diêm)

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: có 424,31 ha, chiếm 0,39% tổng DTTN, phân bố ở tất cả các xã, phường

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng: có 59,12 ha, chiếm 0,05% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở các xã Ninh Lộc, Ninh Ích, Ninh Tân

- Đất sinh hoạt cộng đồng: có 6,22 ha, chiếm 0,01% tổng DTTN, phân bố ở tất cả các xã, phường Chủ yếu là diện tích đất xây dựng nhà văn hóa các tổ dân phố, thôn

- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: có 6,33 ha, chiếm 0,01% tổng DTTN, phân bố ở phường Ninh Hiệp, xã Ninh Thọ và xã Ninh An, chủ yếu là khu vui chơi thiếu nhi, công viên cây xanh

- Đất cơ sở tín ngưỡng: có 35,17 ha, chiếm 0,03% tổng DTTN - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: có 1.704,59 ha, chiếm 1,54% tổng DTTN - Đất có mặt nước chuyên dùng: có 682,16 ha, chiếm 0,34% tổng DTTN - Đất phi nông nghiệp khác: có 6,98 ha, chiếm 0,01% tổng DTTN

b.3 Đất chƣa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn 17.665,92 ha, chiếm 15,94% tổng DTTN Phân bố ở 27/27 xã, phường Diện tích đất chưa sử dụng còn lại sẽ tiếp tục được đầu tư khai thác những vùng thuận lợi vào mục đích nông-lâm nghiệp và phi nông nghiệp trong những năm tới

c Đất khu kinh tế

Theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, thị xã Ninh Hòa có 09 xã, phường: Ninh Hiệp, Ninh Hải, Ninh Đa, Ninh Giang, Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Phước thuộc thu kinh tế, với tổng diện tích 40.000 ha (trong đó: diện tích đất 17.850,06 ha)

Khu kinh tế Vân Phong là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa; có vị trí rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt

d Đất đô thị (tính bằng tổng diện tích tự nhiên các phường theo ranh giới hành

chính): Diện tích năm 2015: 8.769,04 ha chiếm 7,91% diện tích tự nhiên

Trang 39

3.2.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 05 năm (2011- 2015)

a Biến động diện tích tự nhiên toàn thị xã

Tổng diện tích tự nhiên giảm 8.982,39 ha, nguyên nhân: tách diện tích đất chồng lấn với tỉnh Đắk Lắk tại xã Ninh Tây 8.982.39 ha không tính vào diện tích tự nhiên (theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014); bên cạnh đó, phường Ninh Hiệp tăng diện tích tự nhiên 6,26 ha do đo đạc lại bản đồ địa chính chính quy Chi tiết từng loại đất được thể hiện trong biểu sau:

Biểu 3: Biến động đất đai giai đoạn 2011-2015 của thị xã Ninh Hòa

ĐVT: ha

Diện tích năm 2015

So sánh (+); (-)

- Đất giao thông DGT 1.900,34 2.312,79 412,45

- Đất thuỷ lợi DTL 968,13 1.327,73 359,60

- Đất công trình năng lượng DNL 554,10 1,76 -552,34

- Đất bưu chính viễn thông DBV 2,28 2,39 0,11

- Đất cơ sở văn hóa DVH 17,99 18,58 0,59

- Đất cơ sở y tế DYT 14,93 12,91 -2,02

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 129,91 134,31 4,40

- Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 57,00 51,72 -5,28

- Đất chợ DCH 14,02 11,64 -2,38 2.9 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,30 0,28 -0,02 2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 8,20 15,58 7,38

2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 42,23 33,43 -8,80 2.14 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 10,66 2,46 -8,20

2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 481,06 428,31 -52,75

Trang 40

STT Chỉ tiêu Mã năm 2010 Diện tích

Diện tích năm 2015

So sánh (+); (-)

2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 46,92 59,12 12,20

2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV - 6,33 6,33

2.21 Đất sông ngòi, kênh rạch, suối SON 1.671,80 1.704,59 32,79

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa

* Biến động diện tích đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 80.608,74 ha, tăng 852,78 ha so với năm 2010 Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu do chuyển từ đất chưa sử dụng sang Các loại đất nông nghiệp biến động như sau:

- Diện tích đất trồng lúa tăng 847,61 ha so với năm 2010 là do khai hoang mở rộng trong vùng tưới hồ chứa nước Đá Bàn, vùng tưới sau thủy điện Ea Krông Ru; ngoài ra còn có tăng khác do thực hiện kiểm kê đất đai năm 2014 thực hiện tổng hợp diện tích từ bản đồ địa chính điều tra, khoanh vẽ (tỷ lệ 1/2.000) nên có độ chính xác cao hơn, phản ánh khá chính xác hiện trạng đất trồng lúa - đây là sự biến động tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu suất tưới của các công trình thủy lợi Diện tích đất trồng lúa tăng chủ yếu ở các xã Ninh An, Ninh Trung, Ninh Thọ, Ninh Xuân và giảm ở các xã, phường Ninh Diêm, Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Quang, Ninh Đông do ảnh hưởng hạn hán và chuyển sang đất phi nông nghiệp

Đất chuyên trồng lúa nước tăng 899,67 ha so với năm 2010 Diện tích đất chuyên trồng lúa nước tăng chủ yếu ở Ninh Tây, Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Trung…

- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 1.653,61 ha so với năm 2010 Chủ yếu là do khai thác đất chưa sử dụng vào sử dụng tại xã Ninh Tây, Ninh Thượng

- Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 2.134,02 ha so với năm 2010 là do khai hoang mở rộng thêm từ đất chưa sử dụng và chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang trồng cây cao su và cây ăn quả tại các xã phía Tây của thị xã

- Diện tích đất rừng phòng hộ giảm 2.455,53 ha so với năm 2010, do tách diện tích đất chồng lấn ranh giới với tỉnh Đắk Lắk tại xã Ninh Tây không tính vào diện tích tự nhiên

- Diện tích đất rừng sản xuất giảm 2.460,87 ha so với năm 2010 Thực tế từ năm 2015 đất rừng sản xuất của thị xã tăng do trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên tại các xã Tuy nhiên, diện tích giảm so với năm 2010 là do kiểm kê năm 2014 dùng phương

2011-pháp mới để tính diện tích (diện tích chênh lệch lớn tại xã Ninh Sơn)

- Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 có 3.165,24 ha, tăng 1.183,32 ha so với năm 2010 tại các xã ven biển là do mở rộng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ ở các xã, phường ven biển

- Đất làm muối năm 2015 có 656,96 ha, tăng 68,75 ha so với năm 2010 tại xã Ninh Thọ

Nhìn chung, biến động đất nông nghiệp của thị xã từ năm 2011-2015 chủ yếu là do kiểm kê đất đai năm 2014 dùng phương pháp mới để tính lại diện tích nên có sự biến động lớn về diện tích

Ngày đăng: 24/09/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w