1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài rèn luyện tính tự tin của học viên người dtts

119 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn luyện tính tự tin của học viên người dân tộc thiểu số ở trường sĩ quan Quân đội hiện nay
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 226,54 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài khoa học: “Rèn luyện tính tự tin củahọc viên người dân tộc thiểu số ở trường sĩ quan Quân đội hiện nay” là

công trình nghiên cứu của chúng tôi, không sao chép, trùng lặp với bất cứcông trình nào đã được công bố Nếu sai chúng tôi xin chịu trách nhiệm trướcHội đồng khoa học các cấp

T/M BAN ĐỀ TÀI

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÈN

LUYỆN TÍNH TỰ TIN CỦA HỌC VIÊN NGƯỜI DÂNTỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN RÈN LUYỆN

TÍNH TỰ TIN CỦA HỌC VIÊN NGƯỜI DÂN TỘCTHIỂU SỐ Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃCÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

94

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu rất rõ thực tiễn vùng dântộc thiểu số và miền núi Người luôn khẳng định tầm quan trọng và sự cầnthiết phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS Bởi vì hơn ai hết, cánbộ DTTS là người hiểu rõ thực tiễn, đặc điểm văn hóa, tâm lý của đồng bàoDTTS và miền núi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở để cán DTTS vượt quasự tự ti và đảm đương tốt công tác của mình, thì các cấp, các ngành phải chútrọng bồi dưỡng, phát triển, cất nhắc cán bộ DTTS: “Ra sức bồi dưỡng, giáodục và cất nhắc cán bộ địa phương, cán bộ dân tộc Dù lúc đầu cán bộ địaphương, dân tộc trình độ thấp, kinh nghiệm ít, công tác chưa tốt, cán bộ lãnhđạo phải dìu dắt họ, giúp đỡ họ, lâu ngày chắc chắn họ sẽ tiến bộ” [24,tr.523]

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đội ngũ cán bộ DTTS đã thể hiệntư duy chính trị tiến bộ và tinh thần nhân văn cao cả Trên nền tảng tư tưởngđó, trong suốt quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng, công tác cánbộ DTTS luôn được Đảng ta quan tâm và đã đạt được những thành tựu to lớn.Đội ngũ cán bộ DTTS trong cả nước đã có sự phát triển cả về số lượng vàchất lượng, ngày càng thể hiện tốt vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước.Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương

(khoá IX) về “Công tác dân tộc”; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016của Chính phủ về “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu sốgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”, nhấn mạnh yêu cầu xây

dựng đội ngũ cán bộ người DTTS tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứngđược yêu cầu của địa phương; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng, sử dụng cán bộ người DTTS cho từng vùng Cần tăng cường lựclượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng DTTS, nhất làcác địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng; coi trọng việc bồi

Trang 5

dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồncán bộ bổ sung cho cơ sở; nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổnhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng DTTS vàmiền núi, nhất là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao Tăngcường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc để làm tốtcông tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc thựchiện chính sách dân tộc

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ cánbộ người DTTS, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trungương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường SQQĐ và lựclượng sư phạm trong các Nhà trường luôn quan tâm đổi mới nội dung,phương pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong côngtác cho đối tượng học viên người DTTS nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đàotào của Nhà trường, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ Quân đội

Trong những năm gần đây, số lượng thí sinh người DTTS trúng tuyểnvào các trường SQQĐ có xu hướng tăng, có điểm xét tuyển đầu vào ở nhómcao Tỷ lệ học viên người DTTS so với toàn khóa ở mức tương đối cao [Phụlục 1] Hơn nữa, học viên người DTTS có thế mạnh ở nhiều lĩnh vực như: vănhóa - văn nghệ, thể dục - thể thao Tuy nhiên, quá trình học tập và rèn luyệntại Nhà trường nhiều học viên người DTTS còn thiếu tự tin, bộc lộ nhiều hạnchế như: chưa thực sự hòa nhập với môi trường học tập, chưa tự tin khẳngđịnh và thể hiện bản thân trước tập thể, cá biệt còn có hiện tượng tự ti vào bảnthân Do đó, kết quả học tập và rèn luyện còn chưa cao, không tương xứngvới nhận thức và năng lực Như vậy, để thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đàotạo của các Nhà trường thì việc rèn luyện tính tự tin cho học viên ngườiDTTS được coi là khâu đột phá quan trọng tác động trực tiếp vào đặc điểmriêng biệt của đối tượng học viên người DTTS, đồng thời tạo hiệu quả tíchcực đến chất lượng học tập, rèn luyện của học viên

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Rèn luyện tính tự tin

Trang 6

của học viên người dân tộc thiểu số ở trường sĩ quan Quân đội hiện nay” làm

nội dung nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu về sự tự tin; về rèn luyện cán bộ, học viên, sinh viên, họcsinh DTTS ở các địa phương, nhà trường Quân đội, các trường đại học, caođẳng và trung học phổ thông là vấn đề nghiên cứu được nhiều chuyên gia, nhàkhoa học quan tâm Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như:

* Nhóm công trình nghiên cứu về sự tự tin Trương Đình Bảo Long, “Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quảntrị trong việc ra quyết định tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam”

[26] Luận án tiến sĩ kinh tế học đã chỉ ra một số vấn đề lý luận của sự tự tin,đặc biệt là phân tích, làm rõ khái niệm sự tự tin Đồng thời, chỉ rõ tác độngcủa tự tin trong các mặt của quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam Bên cạchđó, luận án đã tập trung nghiên cứu về sự tự tin thái quá trong hoạt động tàichính ở các doanh nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng của sự tự tin thái quá đếnquyết định của người quản trị Đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với doanhnghiệp và Nhà nước để khắc phục hành vi quá tự tin của nhà quản trị trongviệc ra quyết định tài chính

Nguyễn Ngọc Huyền, “Sự tự tin trong thực hành kỹ năng lâm sàng củasinh viên điều dưỡng chính quy tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” [23],

Bài báo khoa học trong tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên.Bài viết đã trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng sự tự tin trongthực hành kỹ năng lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng chính quy tại Bệnhviện Trung ương Thái Nguyên và xác định một số yếu tố liên quan đến sự tựtin trong thực hành kỹ năng lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng chính quy.Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang Số liệu được thuthập từ bộ câu hỏi sự tự tin trong thực hành lâm sàng do tác giả biên soạn Từ

Trang 7

bài báo có thể thấy được, ảnh hưởng của sự tự tin trong học tập, thực hànhchuyên môn là rất lớn, qua đó khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sự tựtin đối với quá trình học tập của sinh viên

* Nhóm công trình nghiên cứu về cán bộ người dân tộc thiểu số trên cảnước

Cao Xuân Trung, “Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấpphân đội dân tộc thiểu số hiện nay” [9] Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý

luận, thực tiễn về chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ngườiDTTS hiện nay, dự báo các yếu tố tác động, yêu cầu và đưa ra 05 giải phápnâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội Trong đó, đề cậpđến việc hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung; nâng cao chất lượngtuyển chọn đầu vào; đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo cán bộ chính trịcấp phân đội người DTTS ở Trường Sĩ quan Chính trị

Thào Xuân Sùng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộcthiểu số trong thời kỳ mới” [33] Tác phẩm đã phân tích, đánh giá một cách

khách quan về thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận ngườiDTTS trong 30 năm đổi mới Khẳng định công tác dân vận của Đảng ở vùngđồng bào DTTS bên cạnh những thành tựu vẫn còn hạn chế, đặc biệt đội ngũcán bộ người DTTS còn thiếu và yếu, xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chứccán bộ làm công tác dân vận tại vùng DTTS có số lượng hợp lý, có chất lượngvà hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân vận trong thời kỳmới là việc làm rất cấp bách Đồng thời mạnh dạn đề ra các giải pháp cơ bảntiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ này đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm2030

Trần Quang Trung, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị cấpphân đội người dân tộc thiểu số trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiệnnay” [42] Công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và

Trang 8

thực tiễn trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ chính trị cấpphân đội người DTTS trong quân đội hiện nay Dự báo các yếu tố tác động,đưa ra yêu cầu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ chính trịcấp phân đội người DTTS, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu củaQuân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

* Nhóm công trình nghiên cứu về đối tượng học sinh, sinh viên ngườidân tộc thiểu số ngoài Quân đội

Đặng Thị Lan, Trương Thị Thảo, “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độthích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đạihọc Hồng Đức” [25] Bài viết đã trình bày một số yếu tố khách quan, chủ

quan ảnh hưởng đến mức độ thích ứng, bản lĩnh và kết quả học tập của sinhviên người DTTS Trường Đại học Hồng Đức Đồng thời đề xuất các biệnpháp nâng cao năng lực thích ứng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện độingũ sinh viên người DTTS

Phan Văn Cường, Nguyễn Văn Giỏi, “Một số yếu tố ảnh hưởng đếnthích ứng với học tập nhóm theo học chế tín chỉ của sinh viên người dân tộcthiểu số miền núi phía Bắc” [7] Bài viết đã xây dựng cơ sở lý luận nghiên

cứu thích ứng với học tập nhóm theo học chế tín chỉ của sinh viên ngườiDTTS; chỉ ra các nội dung thích ứng trong hoạt động học tập; làm rõ thựctrạng thích ứng với học tập nhóm theo học chế tín chỉ của sinh viên ngườiDTTS miền múi phía Bắc; đề xuất và làm rõ tính hiệu quả của một số biệnpháp tác động nâng cao mức độ thích ứng với học tập nhóm theo học chế tínchỉ cho các trường hợp điển hình sinh viên người DTTS miền núi phía Bắc

Nguyễn Văn Tý, “Quản lý hoạt động học tập của học sinh người dântộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở huyện Hướng Hóa, tỉnh QuảngTrị” [36] Tác giả khẳng định quản lí hoạt động học tập là một trong những

biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh

Trang 9

nói chung và các học sinh trung học cơ sở người DTTS nói riêng Bài viếtphân tích thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh người DTTS ở cáctrường trung học cơ sở ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đồng thời đềxuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của họcsinh người DTTS ở trung học cơ sở trên địa bàn, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục ở huyện miền núi.

* Nhóm công trình nghiên cứu về đối tượng học viên người dân tộcthiểu số ở các Trường Sĩ quan Quân đội

Nguyễn Văn Chất, “Nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đảng viênlà học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ởHọc viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay” [8] Luận văn đã nêu rõ

đặc điểm của đảng viên là học viên người DTTS đào tạo cán bộ chính trị ởHọc viện Chính trị - quân sự Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượnggiáo dục, rèn luyện đảng viên là học viên người DTTS đào tạo trở thành cánbộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị - quân sự trong giai đoạn hiệnnay

Nguyễn Đình Minh, “Một số vấn đề về đào tạo cán bộ chính trị cấpphân đội dân tộc thiểu số ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” Đặng DuyThái, “Nắm chắc đặc điểm tâm lý - xã hội của học viên cử tuyển là cơ sở xáclập và đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học ở Trường Sĩ quan Chính trịhiện nay” Lê Quang Thà, “Nâng cao chất lượng học tập cho học viên dântộc thiểu số ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” Nguyễn Bá Là, “Nhữngnét riêng trong công tác quản lý học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phânđội dân tộc thiểu số” Nguyễn Quang Hợp, “Nâng cao chất lượng xây dựngbản lĩnh chính trị cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội dân tộcthiểu số ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” Các bài viết trong hội thảokhoa học “Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội DTTS ở Trường Sĩ quanChính trị - Thành tựu và kinh nghiệm” [] đã làm rõ một số vấn đề lý luận về

Trang 10

đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội người DTTS; làm rõ đặc điểm, tâm lý,phương pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên người DTTS đào tạo trởthành cán bộ chính trị cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Chính trị Đề xuất cácbiện pháp nâng cao chất lượng đào tạo học viên người DTTS trong Trường Sĩquan Chính trị.

Nhìn chung, những công trình trên đã phân tích khá sâu sắc, bồi dưỡngtoàn diện kỹ năng, kiến thức cho đối tượng cán bộ, học viên, sinh viên, họcsinh người DTTS trong và ngoài Quân đội Đó là những tài liệu khoa họcmang giá trị cả về lý luận và thực tiễn ban đề tài đã kế thừa, vận dụng trongquá trình nghiên cứu thực hiện đề tài Tuy nhiên, cũng chứng minh rằng cáccông trình nghiên cứu về tâm lý, sự tự tin, tính tự tin còn ít; số lượng côngtrình nghiên cứu về đối tượng học viên người DTTS ở các nhà trường Quânđội còn hạn chế Đặc biệt, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu, đềxuất các giải pháp rèn luyện tính tự tin cho học viên người DTTS Vì vậy, đề

tài “Rèn luyện tính tự tin của học viên người dân tộc thiểu số ở trường sĩquan Quân đội hiện nay” chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là hoàn toàn mới và

không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố

3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài

* Mục tiêu nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn; từ đó đề xuất đề xuất yêucầu, giải pháp cơ bản rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở trườngSQQĐ hiện nay

* Nội dung nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận về rèn luyện tính tự tin của học viênngười DTTS ở trường SQQĐ

Đánh giá thực trạng rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ởtrường SQQĐ

Trang 11

Yêu cầu và giải pháp cơ bản rèn luyện tính tự tin của học viên ngườiDTTS ở trường SQQĐ hiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở trường SQQĐ

* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luậnvà thực tiễn về rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở trườngSQQĐ

Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung khảo sát thực tế một số trườngSQQĐ ở khu vực phía Bắc, cụ thể: Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Chính trị, Sĩquan Pháo binh, Sĩ quan Đặc công, Sĩ quan Tăng – Thiết giáp

Phạm vi về thời gian: Tài liệu, số liệu điều tra, khảo sát chủ yếu thờigian từ năm 2016 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận

Đề tài dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh về phẩm chất, năng lực, giáo dục, rèn luyện con người Đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo cán bộ ngườiDTTS

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xãhội và nhân văn cụ thể: phương pháp phân tích - tổng hợp - lôgíc - lịch sử.Phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp quan sát, phân tích, đánh giáhoạt động; phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; phương pháp xin ý kiếnchuyên gia

Trang 12

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về rèn luyện tính tự tin của học viênngười DTTS ở trường SQQĐ hiện nay

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học choĐảng ủy, Ban Giám hiệu các trường SQQĐ; các cấp ủy, tổ chức đảng, cơquan chức năng tham khảo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xác định nhữngchủ trương, biện pháp trong rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ởtrường SQQĐ hiện nay

Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứucác nội dung có liên quan đến công tác dân tộc của Đảng; giáo dục, rèn luyệnhọc viên người DTTS

7 Kết cấu

Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố có liên quanđến đề tài, phụ lục

Trang 13

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÈN LUYỆN TÍNH TỰ TIN CỦA HỌC VIÊNNGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

1.1 Một số vấn đề lý luận về rèn luyện tính tự tin của học viênngười dân tộc thiểu số ở trường sĩ quan Quân đội

1.1.1 Học viên người dân tộc thiểu số và tính tự tin của học viênngười dân tộc thiểu số ở trường sĩ quan Quân đội

* Khái quát về các trường sĩ quan Quân đội

Theo Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, “Côngtác nhà trường Quân đội được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷTrung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà thường xuyên, trực tiếp là nhiệmvụ quản lý, điều hành của Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cụcChính trị…Cục Nhà trường được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệmvụ chủ trì quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác nhà trường Quânđội” [, tr.65-66]

Các trường SQQĐ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nhàtrường Quân đội, được lập ra trên cơ sở quy định của pháp luật, đặt dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; đảngủy, bộ tư lệnh các quân, binh chủng, tổng cục có chức năng, nhiệm vụ quyềnhạn được phân công Ra đời gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành củaQuân đội nhân dân Việt Nam, các trường SQQĐ đã luôn hoàn thành tốtnhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng,chiến đấu của quân đội trong giai đoàn cách mạng; góp phần tô thắm thêmtruyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng

Các trường SQQĐ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Quân uỷ Trungương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị lãnh đạo đẩy

Trang 14

đây là nhiệm vụ chính trị trung tâm của các trường SQQĐ Trong đó, tậptrung “đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa… sát thực tế huấn luyện, SSCĐ và yêu cầu xây dựng Quân đội trong tìnhhình mới” [31, tr.25]; bảo đảm phù hợp với đối tượng người học, đáp ứng yêucầu của thực tiễn; đúng đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước, giữ vữngbản sắc truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, phù hợp vớinguyên lý cơ bản của khoa học giáo dục hiện đại Lãnh đạo đa dạng hóa và tổchức khoa học các hình thức dạy học, nhất là các hoạt động ngoại khóa chohọc viên Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy phương phápdạy học tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác và bồi dưỡng năng lực tư duy,rèn luyện năng lực thực hành cho người học Tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin, công nghệ mô phỏng trong dạy và học Bồi dưỡng nâng caođội ngũ nhà giáo Lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hướng vào pháttriển lý luận về quân sự, quốc phòng; nghệ thuật quân sự; khoa học công nghệquân sự; khoa học xã hội nhân văn quân sự; giải đáp những vấn đề thực tiễnđặt ra.

Hệ thống Nhà trường Quân đội gồm: các học viện, trường sĩ quan,trường đại học và đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học; các trườngcao đẳng, trường trung cấp; các trường quân sự quân khu, quân đoàn vàTrường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Trường Quân sự Bộ Tư lệnhThành phố Hồ Chí Minh; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp Hiện nay,“toàn quân có 10 học viện, 12 trường sĩ quan và trường đại học” [, tr.09]

Các trường SQQĐ hiện nay, gồm có các trường sĩ quan trực thuộc BộQuốc phòng và các trường sĩ quan trực thuộc các quân, binh chủng, tổng cục.Cụ thể: các trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm: Trường Sĩ quanLục Quân 1, Trường Sĩ quan Lục Quân 2, Trường Sĩ quan Chính trị Cáctrường sĩ quan trực thuộc quân, binh chủng, tổng cục gồm: Trường Sĩ quanCông binh, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự,Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Pháo

Trang 15

binh, Trường Sĩ quan Phòng hóa, Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.

Cơ cấu tổ chức các trường SQQĐ bao gồm: Ban giám hiệu, các cơquan chức năng, các khoa giáo viên, các đơn vị quản lý học viên, đơn vị phụcvụ (nếu có) Trong đó, các đơn vị quản lý học viên bao gồm các hệ, tiểu đoàn,lớp, đại đội, trung đội quản lý học viên Hệ thống tổ chức đảng ở các trườngSQQĐ bao gồm: đảng bộ các trường SQQĐ, các đảng bộ, chi bộ cơ sở trựcthuộc Tổ chức quần chúng ở các trường SQQĐ bao gồm: đoàn thanh niên,công đoàn, phụ nữ được thành lập ở các cơ quan, khoa giáo viên, hệ, tiểu đoànvà tương đương

* Học viên các trường sĩ quan Quân đội

Theo Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, họcviên quân sự “là quân nhân tại ngũ; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và các đối trượng khác đàotạo theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng đang học tập và rèn luyện, nghiên cứukhoa học, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quân sự,quốc phòng và an ninh” [, tr.53-54]

Là một bộ phận của học viên quân sự, học viên các trường SQQĐ lànhững quân nhân trong độ tuổi thanh niên, đã tốt nghiệp trung học phổ thôngcó nhu cầu và nguyện vọng được đào tạo trở thành những sĩ quan phục vụ lâudài trong quân đội Học viên các trường SQQĐ đều đã vượt qua kì tuyển sinhcủa các nhà trường theo quy định của Bộ Quốc phòng Họ là lực lượng thanhniên trẻ trung, nhiệt huyết, dồi dào về thể chất và tinh thần, ham hiểu biết,mong muốn thể hiện mình trước tập thể

Mặc dù được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau nhưng về cơ bản,học viên các trường SQQĐ là những người có trình độ, nhận thức tương đốiđồng đều, họ phải thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của người học viên, tíchcực học tập, nghiên cứu khoa học, thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạchgiáo dục, đào tạo của Nhà trường Thường xuyên rèn luyện về phẩm chất

Trang 16

chính trị, đạo đức, lối sống, thể lực, năng lực thực hành, ngoại ngữ, công nghệthông tin; phát triển và hoàn thiện nhân cách của người cán bộ quân đội.

Khác với sinh viên các trường đại học ngoài Quân đội, trong thời gianđào tạo tại trường, học viên thường xuyên được quản lý chặt chẽ, mọi hoạtđộng phải tuân thủ theo điều lệnh, điều lệ quân đội Các hoạt động của họcviên được tiến hành theo một lịch trình, thời gian, kế hoạch xác định đượcduy trì chặt chẽ, nghiêm túc Nội dung và phương thức tiến hành các hoạtđộng rất phong phú, phù hợp với thực tiễn và đặc điểm của học viên giúp chohọ có khả năng hoạt động trong môi trường quân sự, rèn luyện và phươngpháp, tác phong chỉ huy, thói quen chấp hành kỷ luật, rèn luyện bản lĩnhchính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ đối với nhiệm vụ học tập, rènluyện, công tác

Như vậy, có thể quan niệm học viên trường sĩ quan Quân đội là nhữngquân nhân đã trúng tuyển kỳ tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng,bảo đảm về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ văn hóa, sức khỏe, đượcđào tạo trở thành những sĩ quan trong Quân đội.

* Học viên người dân tộc thiểu số trường sĩ quan Quân đội

Tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/10/2011 của

Thủ tướng Chính phủ “Về công tác dân tộc”, chỉ ra rằng: “Dân tộc thiểu số là

những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổNước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vùng dân tộc thiểu số là địa bàncó đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trênlãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Dân tộc thiểu số rất ítngười là dân tộc có dân số dưới 10.000 người…Dân tộc đa số là dân tộc có sốdân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia”[5] Như vậy, ở nước ta chỉ có dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số, chiếm tỷlệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước, còn 53 dân tộc còn lại là DTTS

Trang 17

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019, kếtquả cho thấy: tổng số người dân tộc Kinh là 82.085.729 người, chiếm 85,3%dân số cả nước; tổng số người dân tộc khác là 14.123.255 người, chiếm14,7% dân số cả nước Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng dân số bình quân nămcủa nhóm dân tộc khác là 1,42%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước vàcủa dân tộc Kinh (1,09%/năm) [1] Như vậy có thể thấy, người DTTS đang cóxu hướng ngày càng tăng, đồng thời địa bàn sinh sống được mở rộng, trình độvăn hóa, kinh tế phát triển tương đối cao

Học viên người DTTS là một bộ phận quan trọng của học viên cáctrường SQQĐ, là con em của đồng bào các DTTS Được Đảng, Nhà nước,Quân đội lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng phẩm chất, năng lực để trởthành người cán bộ quân đội Học viên người DTTS có đầy đủ chức trách,nhiệm vụ của người học viên Tuy nhiên, với xuất thân, văn hóa riêng tùytheo từng điều kiện, hoàn cảnh mà học viên người DTTS được bổ sung chứctrách, nhiệm vụ riêng, cụ thể hơn

Dựa trên quan niệm về học viên trường SQQĐ và người DTTS, đề tài

quan niệm: Học viên người DTTS trường SQQĐ là những quân nhân thuộc53 DTTS, có những đặc trưng về ngôn ngữ, văn hóa, địa bàn sinh sống; đãtốt nghiệp trung học phổ thông và trúng tuyển kỳ tuyển sinh theo quy địnhcủa Bộ Quốc phòng; đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ văn hóa,sức khỏe, được đào tạo trở thành những sĩ quan trong Quân đội.

Học viên người DTTS ở các trường SQQĐ có đầy đủ các đặc điểmchung về tuổi đời, sức khỏe, tiêu chuẩn về phẩm chất năng lực; chức trách,nhiệm vụ như học viên nói chung Song học viên người DTTS nổi lên một sốđặc điểm riêng, khác biệt tương đối như sau:

Một là, học viên người DTTS ở các trường SQQĐ có sự đa dạng về

vùng miền, thành phần dân tộc

Trang 18

Hiện nay, nước ta có 53 DTTS, cư trú phân tán ở hầu hết các tỉnhthành, miền núi, biên giới của Tổ quốc Đa số các DTTS đều có con em là họcviên các trường SQQĐ Các DTTS trên lãnh thổ Việt Nam dù phong tục, tậpquán khác nhau, nhưng đều là những bộ phận của cộng đồng quốc gia - dântộc Việt Nam, cùng chung lưng đấu cật, đoàn kết đấu tranh chống thiên tai,địch họa để dựng nước và giữ nước Trên cơ sở “mẫu số chung” đó, nhữngsắc thái văn hóa riêng có của từng dân tộc được định hình, phát triển và bổsung cho nhau, tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa ViệtNam Như vậy, dù mang những ý thức dân tộc/tộc người riêng, nhưng cácDTTS trên đất nước Việt Nam đều chung một ý thức quốc gia - dân tộc, đềuchung sức, đồng lòng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa

Do đó, trong nhân cách của học viên người DTTS, vừa mang những giátrị nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam; vừa mang những giá trị nhâncách phản ánh bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mà sinh ra họ Điều đó tạonên sự đa dạng về vùng miền, bản sắc văn hóa, tính cách, thành phần dân tộccủa học viên người DTTS trường SQQĐ Sự đa dạng trên là điều kiện thuậnlợi để lãnh đạo, chỉ huy các cấp trao đổi thông tin, đúc rút kinh nghiệm trongtổ chức đào tạo học viên người DTTS

Tuy nhiên, sự đa dạng về vùng miền, thành phần dân tộc, tích cách củahọc viên người DTTS ở Trường SQQĐ dẫn đến tình trạng trong việc giao lưugiữa các học viên người DTTS với nhau và với học viên dân tộc Kinh chưathực sự hoà đồng, cởi mở ảnh hưởng không nhỏ đến rèn luyện tính tự tin củahọ Điều đó cũng đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải nắm vững những đặcđiểm văn hóa, tâm sinh lý khác nhau vì học viên các dân tộc rất đa dạng vàlớn lên trong điều kiện có nhiều khác biệt Điều này ảnh hưởng không nhỏđến quá trình đào tạo và rèn luyện học viên người DTTS

Trang 19

Hai là, học viên người DTTS ở các trường SQQĐ có đặc điểm tâm,

sinh lý đặc thù mang bản sắc, tính cách riêng của dân tộc mình

Học viên người DTTS ở các trường SQQĐ được sinh ra và lớn lên chủyếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới của Tổ quốc Đây là những địa bàncó chiến lược quân sự, đồng thời cũng chính là những địa phương có truyềnthống cách mạng kiên cường bất khuất; nhiều địa phương từng là căn cứ địacách mạng của cả nước Tuy nhiên, đó cũng là nơi có trình độ phát triển kinhtế, xã hội còn hạn chế, thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước; trình độdân chí còn có sự chênh lệnh so với các địa phương đồng bằng; một số dântộc vẫn tồn tại một số hủ tục, lạc hậu Vì vậy, đã tạo nên những đặc điểm tâm,sinh lý đặc thù của học viên người DTTS mang những dấu ấn phong tục, tậpquán riêng của dân tộc đã sinh ra và nuôi dưỡng họ Đặc điểm tâm, sinh lýcủa học viên người DTTS được biểu hiện trong đời sống tư tưởng, văn hóa,đạo đức, tác phong, lối sống và lao động của họ Trong đó có những dấu ấntạo điều hiện thuận lợi, nhưng cũng có những dấu ấn tạo những khó khăn, lựccản cho họ trong quá trình rèn luyện tính tự tin

Những thuận lợi cơ bản được thể hiện ở chỗ: Tuyệt đại đa số học viênngười DTTS được sinh ra, lớn lên, nuôi dưỡng và trưởng thành trên quêhương có bề dày truyền thống cách mạng Vì vậy, họ có niềm tin vào tuyệtđối vào sự lãnh đạo và mục tiêu, lý tưởng của Đảng; có phẩm chất chính trị,đạo đức tốt đẹp, lối sống trong sạch, lành mạnh; sức khoẻ dẻo dai, cần cù,chịu khó trong lao động; thật thà, chất phát trong công việc và quan hệ vớiđồng đội Mặt khác, học viên người DTTS có sự am hiểu sâu sắc về ngônngữ, văn hoá, phong tục, tập quán dân tộc mình và những dân tộc cùng chungsống trên địa bàn Do đó, họ có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong giải quyếtcác mối quan hệ với nhân dân địa phương vùng DTTS hiệu quả hơn so vớingười Kinh

Tuy nhiên, một số đặc điểm tâm sinh lý đặc thù cũng có tác động tiêucực, ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS

Trang 20

Một số học viên người DTTS có trình độ nhận thức về chính trị, văn hoá, xãhội, tư duy lý luận còn hạn chế Một số có tâm lý tự ti, bảo thủ, còn ỉ lại, tínhquyết đoán chưa cao; trong quan hệ ứng xử thường ngại giao lưu, tiếp xúc,ngại thể hiện bản thân trước tập thể Ngoài ra, một số học viên người DTTScòn bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán, hủ tục, lạc hậu trong sinhhoạt như: ma chay, cưới xin, lấy vơ sớm…

Những thuận lợi, khó khăn trong những dấu ấn đặc thù trên tác độngmạnh mẽ đến quá trình rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS Điềunày đòi hỏi, trước hết học viên người DTTS phát huy tính tích cực, chủ động,tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế đểhoàn thiện bản thân Đồng thời, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, cấp uỷ, chỉ huy cáccấp phải nắm vững đặc điểm tâm lý để có cách thức, phương pháp đào tạo,bồi dưỡng nhằm khai thác những thuận lợi và hạn chế những khó khăn chiphối tới quá trình rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS

Ba là, học viên người DTTS ở các trường SQQĐ có trình độ văn hóa,

ham hiểu biết, nhiệt tình trong hoạt động; được học tập, rèn luyện trong môitrường sư phạm quân sự; có khát vọng cao trở thành người sĩ quan ưu tú phụcvụ lâu dài trong Quân đội

Cũng như các đối tượng học viên khác học viên người DTTS cáctrường SQQĐ phải trải qua các khâu, các bước tuyển chọn chặt chẽ thông quacác kỳ sơ tuyển, xét tuyển của Bộ Quốc phòng, có đủ các tiêu chuẩn về trìnhđộ văn hóa, kiến thức, sức khỏe đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện trở thànhsĩ quan phục vụ lâu dài trong Quân đội Chính vì lẽ đó, học viên người DTTScác trường SQQĐ là những thanh niên có trình độ văn hóa, quá trình học tậpcông tác, rèn luyện họ luôn phát huy tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, khảnăng hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực

Đồng thời học viên người DTTS ở các trường SQQĐ phải trải qua cácbước tuyển chọn chặt chẽ phải có đủ các tiêu chuẩn chính trị đáp ứng yêu cầu

Trang 21

trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Do đó, ngay từ đầu học viênngười DTTS trường SQQĐ đã xác định rõ động cơ, xu hướng nghề nghiệp vàphục vụ lâu dài trong Quân đội Đại đa số học viên người DTTS đều sinh ra ởvùng sâu, vùng xa, những nơi có trình độ phát triển kinh tế, xã hội còn hạnchế, thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước, trình độ dân chí còn có sựhạn chế nhất định Chính từ điều kiện khó khăn đó đã rèn luyện ý chí quyếttâm, động cơ phấn đấu của học viên người DTTS và tôi luyện họ trước nhữngkhó khăn, thử thách Đây chính là điều kiện thuận lợi để các nhà trường rènluyện, bồi dưỡng họ trở thành đội ngũ cán bộ người DTTS của Quân đội.

Đặc biệt, họ được sống trong môi trường văn hóa cộng đồng của dântộc mình với những nét văn hóa đặc trưng Do vậy, hình thành trong họ là sựnhiệt tình, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết trong hoạt động, công tác

Học viên nói chung, học viên người DTTS ở các nhà trường Quân độinói riêng mang trong mình tình yêu, khát khao được học tập, rèn luyện trongmôi trường quân ngũ để bản thân trưởng thành, chín chắn hơn Xuất phát từđộng cơ nghề nghiệp trong sáng đã thôi thúc họ không ngừng cố gắng học tậpquyết tâm hiện thực hoá ước mơ Họ được học tập, rèn luyện trong môitrường hoạt động quân sự với cường độ huấn luyện cao, rèn luyện cho họ vềbản lĩnh chính trị, tác phong công tác, được đơn vị, Nhà trường thường xuyênduy trì có nền nếp chính quy với các chế độ, quy định hàng ngày, tuần; cáchoạt động ngoại khóa, tổ chức các câu lạc bộ để học viên có điều kiện thểhiện phương pháp, kỹ năng, sở trường của mình, nhất là kỹ năng giao tiếp vàlàm việc theo nhóm Đây chính là nguồn động lực to lớn, quan trọng tạo độngcơ, xu hướng nghề nghiệp rõ ràng thúc đẩy học viên người DTTS học tập, rènluyện phấn đấu không ngừng trở thành người sĩ quan Quân đội, người đảngviên ưu tú và nguyện vọng được phục vụ Quân đội lâu dài

Trang 22

Bốn là, nhiều học viên người DTTS ở Trường SQQĐ có những tố chất

đặc biệt, nhưng họ chưa thực sự tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân trong họctập, rèn luyện và công tác

Học viên người DTTS ở Trường SQQĐ xuất thân từ các vùng miền vớinhững bản sắc văn hóa tộc người khác nhau, điều đó đã tạo nên ở họ nhữngkhả năng đặc biệt gắn với truyền thống, âm nhạc, vũ điệu, ẩm thực, phong tụctập quán, lễ hội, sản phẩm thủ công mỹ nghệ Chính sự đa dạng trong vănhoá vùng miền, đặc sắc trong phong tục tập quán đã phát triển ở họ những tốchất đặc biệt mang tính biệt tài Đây là những lợi thế hết sức cơ bản tạo nên ởhọ khả năng tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở đơnvị cũng như trong các hoạt động dân vận, kết nghĩa Tuy nhiên, những tố chấtđặc biệt đó còn mang tính tiềm tàng, chưa được khai thác triệt để Nếu nhưkhả năng này được tìm ra, khơi dậy và phát huy, sẽ là một nguồn lực quantrọng để đơn vị có thể khai thác trong các hoạt động phong trào Qua đâycũng là cách để rèn luyện tính tự tin của số học viên này

Bên cạnh những đặc điểm thuận lợi, học viên người DTTS TrườngSQQĐ còn một số hạn chế nhất định Biểu hiện cụ thể là chưa thực sự tự tin,mạnh dạn trong học tập công tác Học viên người DTTS chủ yếu sinh ra vàlớn lên ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn và ảnh hưởngtruyền thống văn hóa, phong tục tập quán dân tộc mình sâu sắc Từ đó mà ảnhhưởng đến tâm lý, suy nghĩ của họ, trong đó tính tự tin là trạng thái dễ bị ảnhhưởng nhất Học tập trong môi trường quân sự đặc thù nên học viên ngườiDTTS dễ dẫn đến tâm lý ngại ngùng, rụt dè trong cách hoạt động tập thể Đặcđiểm trên mang tính đặc thù nhưng cũng là hạn chế lớn nhất của học viênngười DTTS

Bốn là, học viên người DTTS ở trường SQQĐ có trình độ nhận thức

không đồng đều, kinh nghiệm trong công tác và sinh hoạt còn có mặt hạn chếnhất định

Trang 23

Trong những năm qua, đối tượng học viên người DTTS ở các trườngSQQĐ được tuyển sinh từ nhiều vùng miên với những điều kiện, trình độ pháttriển kinh tế, xã hội đặc biệt là văn hoá, giáo dục có sự chênh lệnh và khácbiệt Từ sự khác biệt đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của học viênngười DTTS Bên cạnh đó, đối tượng học viên người DTTS có nguồn gốcxuất thân tương đối đa dạng, chủ yếu là con em nông dân vùng sâu, vùng xanơi đồng bào DTTS sinh sống Nhưng cũng có một số ít là con em cán bộ,công chức, viên chức nhà nước hoặc gia đình cư trú ở thành phố, thị xã, thịtrấn có điều kiện sống, học tập thuận lợi hơn Mặt khác, hình thức tuyển sinhcủa các trường SQQĐ gồm nhiều hình thức khác nhau như: thi tuyển, cửtuyển và các hình thức khác theo quy định của Bộ Quốc phòng Từ những đặcđiểm đó dẫn đến sự không đồng đều về nhận thức của học viên người DTTS ởcác trường SQQĐ.

Tuyệt đại đa số học viên người DTTS ở các trường SQQĐ đều có tuổiđời trẻ nên họ thường mang đậm đặc điểm tâm lý của đối tượng thanh niên;thường hăng hái, nhiệt tình, sôi nổi trong công tác, không ngại khó, ngại khổ.Tuy nhiên, phần lớn họ là những thí sinh trung học phổ thông chưa trải quaquá trình rèn luyện trong quân ngũ, chưa được rèn luyện qua thử thách nênkinh nghiệm học tập, rèn luyện, công tác trong môi trường quân sự còn cónhững hạn chế nhất định, cụ thể là: còn dễ dao động lập trường, tư tưởng, dễbi quan, chán nản khi gặp những tình huống phức tạp tại nhà trường cũng nhưtrong quá trình rèn luyện tính tự tin của bản thân

Đặc điểm này một mặt đặt ra yêu cầu với cá nhân từng học viên ngườiDTTS phải phát huy tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ; tích cực học tập, rènluyện để không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân Mặt khác, đòi hỏilãnh đạo, chỉ huy các cấp ở các trường SQQĐ phải có những chủ trương, biệnpháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đạo tào,

Trang 24

đặc biệt là chất lượng rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS đáp ứngmục tiêu, yêu cầu đào tạo của các nhà trường

* Quan niệm về tính tự tin của học viên người dân tộc thiểu số ởtrường Sĩ quan Quân đội

Theo từ điển Tiếng Việt, tự tin là “Tin vào bản thân mình” [45,

tr.1709] Có thể hiểu “tự” là chính bản thân mình Còn “tin” chính là niềm tin,sự tin tưởng Do đó, tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hànhđộng của chính mình, trái ngược với tự tin là rụt rè, nhút nhát, thiếu bản lĩnh.Người tự tin thường không dễ dàng bỏ cuộc Họ luôn tin vào bản thân, dámtheo đuổi và dám đối mặt với thất bại Còn người thiếu tự tin luôn cảm thấy losợ, chưa làm đã lo thất bại Và khi gặp thất bại thì những người này rất dễ gụcngã, nhanh chóng từ bỏ

Thông thường tự tin gắn liền với khả năng phán đoán, suy luận, đánhgiá vấn đề trên cơ sở nền tảng kiến thức nhất định Người có tính tự tin làngười dám nghĩ dám làm, dám tự mình quyết định, dám phụ trách với nhữngviệc mình làm và quyết tâm cao trong thực hiện các công việc Bên cạnh đó,sự thoải mái tự tin không đồng nghĩa là việc tin tưởng vào bản thân một cáchmù quáng, thái quá Đó là những người thiếu kỹ năng, thiếu tài năng tư duyvà hành động thiếu suy xét người ta gọi đó là sự tự ảo tưởng, mù quáng.Những người tự tin thường có những biểu hiện sau: Bản thân tin tưởng vàokhả năng và năng lực của mình; dám nghĩ dám hành động, chủ động quyếtđịnh trong mọi công việc; kiên định nên thường đạt kết quả cao trong côngviệc

Tính tự tin là trạng thái tâm lý tích cực của con người, dựa trên khả

năng khắc phục được những mặc cảm của bản thân, những rào cản của môitrường, từ đó thoải mái, tin tưởng, dám nghĩ, dám làm, dám tự mình quyếtđịnh, dám phụ trách những công việc mà người không tự tin sẽ không dámđảm nhận

Trang 25

Từ cách tiếp cận trên, ban đề tài quan niệm: Tính tự tin của học viênngười DTTS ở trường SQQĐ là trạng thái tâm lý tích cực, dựa trên khả năngkhắc phục được sự mặc cảm, tự ti về thành phần xuất thân, ngôn ngữ, truyềnthống, văn hóa vùng miền, từ đó thoải mái, tin tưởng, chủ động, tự giác,nhanh chóng hòa mình vào mọi hoạt động của nhà trường, dám nghĩ, dámlàm, dám tự lựa chọn phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp để có kết quảtốt nhất.

Tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ là trạng thái tâmlý tích cực, đây là một tính cách của học viên, dựa trên sự thoải mái về tinhthần, giúp họ vượt qua được nhiều loại cảm xúc tiêu cực khác như sự lo lắng,bất an, sự phân vân không chắc chắn, cảm giác xấu hổ hoặc sợ hãi Nói cáchkhác, tính tự tin của họ xuất phát từ sự nhận thức được những khả năng bảnthân mình chứ không có nghĩa tin tưởng bản thân một cách mù quáng Cũngkhông đồng nghĩa với sự chủ quan, tự phụ, khoác lác, hợm hĩnh, độc đoán,kiêu ngạo Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, thiếu niềm tin vào bản thân

Tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ được thể hiệnqua lối sống, cách làm việc, cách giao tiếp, ứng xử Những học viên có tính tựtin là người thường có hoài bão lớn lao, lý tưởng cao đẹp hướng đến thànhcông, luôn chủ động trong mọi công việc Những học viên này làm việc có kếhoạch, suy nghĩ, tính toán chu đáo, cẩn thận, luôn luôn bình tĩnh trong mọitình huống nhưng hành động cương quyết, sẵn sàng đương đầu với thử thách,gian khổ Dù thất bại vẫn không nản lòng hay lùi bước Họ luôn quyết tâm đạtđược mục tiêu và luôn hướng tới tương lai; thường không hoang mang, daođộng, không phụ thuộc vào ý kiến xung quanh Họ luôn sống hòa đồng, thânthiện, mạnh dạn trong giao tiếp Họ dám trình bày những suy nghĩ của mình,không tự ti mặc cảm Luôn cởi mở, sẵn lòng lắng nghe ý kiến của người khác.Người không có lòng tự tin luôn lo sợ thất bại, không dám theo đuổi ước mơnào

Tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ còn được dựa

Trang 26

trên khả năng khắc phục được sự mặc cảm, tự ti về thành phần xuất thân,ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa vùng miền Tâm lý chung người DTTS nóichung và học viên người DTTS ở Trường SQQĐ nói riêng, thường có trongsuy nghĩ của họ luôn có những mặc cảm về trình độ học vấn, ngôn ngữ, vănhóa, phong tục, cách sinh hoạt, khi họ tham gia và các quan hệ xã hội mới,khác so với các quan hệ xã hội và môi trường sống hằng ngày Đặc biệt là vớinhững học viên người DTTS, họ chưa có bản lĩnh, kinh nghiệm sống, trảinghiệm xã hội, sự rèn luyện bản lĩnh tâm lý trong môi trường xã hội mới ởmột nhà trường Quân đội, sẽ làm họ gặp những bỡ ngỡ, có những suy nghĩchưa tích cực, từ đó giảm đi sự mạnh dạn, năng động, hoạt bát và chủ độngtrong cách ứng xử, giao tiếp, học tập, rèn luyện, chưa dám bày tỏ quan điểm,ý kiến của mình trong sinh hoạt… Nếu như họ khắc phục được trạng thái tâmlý, tình cảm này sẽ là điều kiện thuận lợi để thể hiện hết khả năng, giải phóngđược những nguồn lực nội sinh của bản thân, hoàn thiện phẩm chất, năng lựccủa người học, xây dựng đơn vị và Nhà trường

Tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ giúp cho họcviên thoải mái, tin tưởng, chủ động, tự giác, nhanh chóng hòa mình vào mọihoạt động của Nhà trường, dám nghĩ, dám làm, dám tự lựa chọn phương pháphọc tập, rèn luyện phù hợp để có kết quả tốt nhất Đầu tiên, tính tự tin sẽmang đến cho người học viên sức mạnh và niềm tin vào chính khả năng củamình Đứng trước mọi thử thách, họ sẽ dám nghĩ dám làm, tin vào khả năngcủa mình và hết mình tiến về phía trước, làm hết tất cả mọi chuyện trong khảnăng của mình Đặc biệt là học tập, rèn luyện, công tác trong môi trường quânđội với đặc thù đề cao kỉ luật, cường độ huấn luyện cao đòi hỏi học viênngười DTTS phải có nền tảng kiến thức, năng lực, sức khoẻ và dám tự tinkhẳng định bản thân Chính vì vậy, tính tự tin chính là yếu tố không thể thiếuđể học viên người DTTS nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập, rènluyện mới, nhanh chóng bắt nhịp cùng với các học viên dân tộc đa số cùngthực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, rèn luyện trưởng thành về nhân cách

Trang 27

người cán bộ trong Quân đội

Bên cạnh đó, chúng ta cần phân biệt rõ giữa tự tin và tự phụ Tự phụchính là tâng bốc bản thân mình và xem nhẹ người khác Và hơn nữa, tính tựtin cũng không chỉ được thể hiện chỉ bằng lời nói mà cần được chứng minhbằng hành động của họ trong việc học tập, rèn luyện hằng ngày Trong cuộcsống, thiếu tự tin hay còn gọi là tự ti, chính là trạng thái bi quan, là một tháiđộ sống tiêu cực, luôn nhìn nhận mọi thứ tồi tệ hơn thực tế

Những học viên thiếu tính tự tin hay còn có thể nói là những người tựti, họ không tin vào khả năng của bản thân, không dám làm vì sợ học viênkhác, cán bộ quản lý, hoặc những người khác chê cười, sợ sai, sợ mình mấtmặt, sợ kiến thức, năng lực, lối sống, văn hóa, cách cư xử của dân tộc mìnhkhông phù hợp với môi trường Quân đội, môi trường nhà trường, đơn vị Vìthế họ cố khép mình trong chiếc vỏ bọc bình lặng, che giấu sự thiếu tự tin đểrồi dẫn đến những kết quả không như mong muốn Muốn có được tính tự tin,trước hết học viên người DTTS phải có dũng cảm đối diện với sự thật, tự bảnthân nhìn nhận mình có những ưu khuyết điểm nào để rồi cố gắng phát huymặt mạnh cũng như hạn chế mặt yếu, bắt đầu làm từ những việc nhỏ đếnnhững việc lớn, những việc có ích với mọi người xung quanh để dần tự khẳngđịnh bản thân, họ sẽ dần tạo được chỗ đứng với mọi người và được mọi ngườinhìn vào với ánh mắt đầy trân trọng và ngưỡng mộ, từ đó họ sẽ tìm lại đượcchính mình, tìm được cảm giác tự tin và đầy nghị lực

Tính tự tin giúp học viên người DTTS luôn có cảm giác năng động,không chùn bước trước bất cứ thử thách nào, luôn có một nguồn nhựa sốngcăng tràn trong cơ thể và bởi thế khi làm việc họ cũng trở nên rất nhiệt tình,sôi nổi, táo bạo, tự quyết và quyết đoán hơn Từ đó, chiếm được cảm tình củamọi người xung quanh, trước mắt người khác họ là những người đáng đượcngưỡng mộ, tôn trọng Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực vàsức sáng tạo làm nên nghiệp lớn Để có tính tự tin học viên người DTTS, cần

Trang 28

phải chủ động, tự giác trong học tập, rèn luyện Tích cực tham gia các hoạtđộng của Nhà trường và đơn vị Qua đó rèn luyện bản thân, rèn luyện bản lĩnhtâm lý, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm sống, học hỏi những điều tích cực ởnhững học viên khác, xóa đi cảm giác mặc cảm, tự ti, tính tự tin của họ sẽđược củng cố và nâng cao.

1.1.2 Quan niệm, vai trò và tiêu chí đánh giá rèn luyện tính tự tincủa học viên người dân tộc thiểu số ở trường sĩ quan Quân đội

* Quan niệm về rèn luyện tính tự tin của học viên người dân tộc thiểusố ở trường sĩ quan Quân đội

Rèn luyện là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Theo từ điển

Tiếng Việt, rèn luyện là “Luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới nhữngphẩm chất hay trình độ ở một mức độ nào đó” [45, tr.1318] Rèn luyện chính

là hoạt động có ý thức của con người nhằm luyện tập một cách thường xuyênđể đạt tới những phẩm chất hay trình độ ở mức độ nào đó Rèn luyện là hoạtđộng tập cho quen, luyện tập thường xuyên qua thực tế để thuần thục, vữngvàng, thông thạo hơn trong hoạt động Trong tính cách của học viên ngườiDTTS, rèn luyện tính tự tin là luyện tập thường xuyên trong thực tế các hoạtđộng của học viên nhằm tạo nên sự thành thạo về trình độ kĩ chiến thuật,vững về chuyên môn, công việc đảm nhiệm Nói cách khác, đây là hoạt độngrèn luyện để có trạng thái tâm lý tích cực thoải mái trong công việc và cuộcsống

Rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ: làtổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức mà chủ thể sử dụng để luyệntập cho học viên người DTTS khắc phục được sự mặc cảm, tự ti về bản thân, từđó thoải mái, tin tưởng, chủ động, tự giác, nhanh chóng hòa mình vào mọihoạt động của nhà trường, dám nghĩ, dám làm, dám tự lựa chọn phương pháphọc tập, rèn luyện phù hợp để có kết quả tốt nhất.

Trang 29

Mục đích rèn luyện: là hình thành cho học viên người DTTS biết cách

kiểm soát tâm lý, khắc phục được sự mặc cảm, tự ti về thành phần xuất thân,ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa vùng miền, phát huy được ưu thế, tố chất cánhân, tự tin trong học tập rèn luyện, đáp ứng tốt nhất mục tiêu, yêu cầu đào

tạo

Chủ thể rèn luyện: các chủ thể giáo dục, quản lý giáo dục ở các trường

SQQĐ, từ đảng ủy, ban giám hiệu, các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên,các đơn vị quản lý học viên Trong đó, mỗi chủ thể đó vai trò khác nhau, vớinhững hình thức khác nhau trong rèn luyện tính tự tin cho học viên ngườiDTTS ở trường SQQĐ Đối với đảng uỷ, ban giám hiệu các nhà trường là chủthể lãnh đạo, chỉ đạo, các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên, các đơn vịquản lý học viên là những chủ thể tổ chức, thực hiện việc rèn luyện theo chứcnăng, nhiệm vụ của mình Học viên vừa là chủ thể vừa là đối tượng trực tiếprèn luyện

Đối tượng rèn luyện: là những học viên người DTTS ở trường SQQĐ.

Nội dung rèn luyện: mang tính toàn diện, tập trung vào những nhiệm vụ

của học viên: trước hết, nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của tính tự tin

trong công việc và cuộc sống; rèn luyện sự tự tin trong suy nghĩ, thực chất là

cách nghĩ tích cực, không mặc cảm, không tự ti, tin tưởng vào khả năng củabản thân, dám nghĩ dám làm, dám thể hiện và khẳng định bản thân; rèn luyệnsự tự tin trong ứng xử, giao tiếp, mạnh dạn, hoạt bát trong các quan hệ xã hội,hài hoà, thân thiện, hoà đồng trong quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ vớicán bộ, chỉ huy các cấp, trong các hoạt động của đơn vị Biết cách lựa chọncác hình thức, phương pháp ứng xử phù hợp với chuẩn mực của môi trườnggiáo dục, môi trường đạo đức; rèn luyện sự tự tin vào khả năng thành côngtrong học tập, rèn luyện của bản thân, tức là mạnh dạn lựa chọn cho mìnhcách thức, phương pháp học tập rèn luyện phù hợp để có kết quả cao nhất,không thụ động máy móc; rèn luyện sự chủ động tự giác, hăng hái, sáng tạo,

Trang 30

nhiệt huyết trong học tập và rèn luyện với tinh thần ham học hỏi cầu tiến bộ,phấn đấu trở thành người học viên tốt, người cán bộ tốt.

Hình thức, biện pháp rèn luyện: là kết hợp đồng bộ nhiều hình thức,

biện pháp đa dạng, phong phú mang tính toàn diện trong hoạt động rèn luyệntính tự tin của học viên người DTTS Trong đó, thường vận dụng một số hìnhthức, biện pháp cơ bản như: trang bị tri thức, truyền thụ kinh nghiệm, tácphong chỉ huy, kỹ năng mềm và trách nhiệm trong cuộc sống cho học viênngười DTTS; giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của giá trị vănhóa, truyền thống đồng bào DTTS đối với sự hình thành và phát triển nhâncách người học viên; quan tâm, động viên, chia sẻ với học viên người DTTS;cổ vũ, khuyến khích học viên nỗ lực, khắc phục những khó khăn trở ngại làmchủ bản thân trong môi trường học tập và rèn luyện của Nhà trường

* Vai trò của rèn luyện tính tự tin của học viên người dân tộc thiểu số ởtrường sĩ quan Quân đội

Một là, góp phần nâng cao đến chất lượng học tập và rèn luyện của

người học viên DTTS

Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ Quânđội trong tình hình mới, quá trình đào tạo học viên tại các trường sĩ quanQuân đội cũng có bước phát triển mới trong xây dựng mục tiêu, yêu cầu đàotạo Đòi hỏi học viên người DTTS phải có năng lực toàn diện, để đáp ứngmục tiêu trở thành người cán bộ phục vụ lâu dài trong Quân đội Do đó, việcrèn luyện tính tự tin càng trở nên quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quảhọc tập, rèn luyện trong quá trình học tập tại Nhà trường của học viên ngườiDTTS

Năng lực, trình độ, phương pháp tác phong công tác của người cán bộQuân đội khởi nguồn từ quá trình đào tạo, rèn luyện ở Nhà trường, đồng thờiđược nâng cao, phát triển thông qua bồi dưỡng từ các hoạt động thực tiễn tạiđơn vị cơ sở Do vậy, quá trình học tập, rèn luyện ở Nhà trường học viên

Trang 31

người DTTS được rèn luyện tính tự tin là cơ sở rất quan trọng để nâng caochất lượng học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó tạo nên uy tín, vị thế của củamình trước tập thể đơn vị, cũng như uy tín, vị thế của người cán bộ trướcquân nhân ở các đơn vị cơ sở Rèn luyện tính tự tin trực tiếp giúp học viênngười DTTS có điều kiện trải nghiệm, thể hiện bản thân trước tập thể, xóa bỏđược cảm giác tự ti vào bản thân Đây chính là điều kiện giúp học viên ngườiDTTS có điều kiện tích lũy, hoàn thiện phẩm chất, năng lực cần thiết củangười cán bộ trong tương lai Đáp ứng yêu cầu công tác trên các địa bản khókhăn, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

Hai là, góp phần nâng cao phương pháp, tác phong công tác đáp ứng

mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường và Quân đội

Tính tự tin là một trong những điều kiện cần thiết để con người ta thểhiện bản thân một cách tự nhiên và thuyết phục nhất Với học viên đào tạo đểtrở thành người cán bộ thì tính tự tin càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hếtnhất là với học viên người DTTS Rèn luyện tính tự tin đóng vai trò quantrọng khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tích lũy, tiếp thukiến thức, trau dồi kĩ năng mềm, kĩ xảo giao tiếp, ứng xử từ đó nâng cao trìnhđộ, khả năng thành thạo trong các công việc Đồng thời, khi đã được trang bịkiến thức, trau chuốt trong công việc có tác động trở lại khiến cho con ngườita trở nên tự tin hơn, khát khao được thể hiện bản thân, trách nhiệm trong thựchiện nhiệm vụ vì thế cũng được nâng lên Vì vậy, thông qua rèn luyện tính tựtin của học viên người DTTS là trực tiếp bồi dưỡng về kiến thức, năng lực;uốn nắn, điều chỉnh trong năng lực thực hành, phương pháp tác phong côngtác; rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống đây là những tác động tích cựcgóp phần hoàn thiện cả về trình độ và nhân cách người cán bộ trong tương lai

Ba là, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, uy tín của hệ

thống nhà trường sĩ quan Quân đội

Trang 32

Học viên người DTTS là một trong những lực lượng đông đảo cùng vớinhững học viên trực tiếp hiện thực hóa mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạocủa Nhà trường thành chất lượng giáo dục, thông qua quá trình học tập, rènluyện của họ Không những thế, những năm gần đây, học viên người DTTSchiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số thí sinh trúng tuyển vào trường Theođó, phẩm chất, năng lực, kỹ năng, sở trường của số đối tượng học viên này sẽquyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường Học viên ngườiDTTS ở các trường SQQĐ có những biệt tài ấn tượng, khả năng và kiến thứcthực tiễn, văn hoá xã hội tương đối phong phú là những điều kiện thuận lợitrong nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các Nhà trường nói chung vàtrình độ, năng lực, phương pháp tác phong công tác của chính học viên ngườiDTTS nói riêng Tuy nhiên, những học viên người DTTS này có nhiều tố chấtchưa được phát huy hết, nhiều trong số họ chưa thực sự hòa đồng, bắt nhịpngay với môi trường giáo dục của Nhà trường Do vậy, rèn luyện tính tự tin ởhọ sẽ khai thác hết được những tố chất, khả năng riêng có, đồng thời nâng caochất lượng học tập, rèn luyện của họ Qua đó góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo, uy tín và vị thế của Nhà trường

Chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường được tạo nên bởi chấtlượng học tập, rèn luyện và công tác của mỗi học viên, mỗi đơn vị Học viênngười DTTS vừa là đối tượng tác động, vừa là chủ thể, là lực lượng tham giatích cực và hoạt động rèn luyện tính tự tin Trong quá trình học tập và rènluyện tại các trường sĩ quan, tính tự tin là một trong những yếu tố góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục, uy tín của Nhà trường trong đào tạo cán bộngười DTTS Tính tự tin của học viên người DTTS giúp bản thân họ mạnhdạn, tích cực, chủ động, sáng tạo thể hiện mình trước mọi người trong họctập, rèn luyện tại đơn vị, tham gia nhiều các hoạt động tập thể của đơn vị vàNhà trường Được thể hiện rõ nét nhất trong các đợt sinh hoạt chính trị, cáchoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao… của Nhà trường có đượcsự đóng góp không nhỏ của các hạt nhân là học viên người DTTS

Trang 33

* Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện tính tự tin của học viên người dântộc thiểu số ở trường sĩ quan Quân đội

Để đánh giá việc rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ởTrường SQQĐ hiện nay cần dựa trên các tiêu chí sau:

Một là, tiêu chí đánh giá về nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ

thể rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở trường SQQĐ

Nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể rèn luyện tính tựtin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ là sự hiểu biết đầy đủ, đúngđắn về các chỉ thị, hướng dẫn của của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương,Bộ Quốc phòng về công tác dân tộc, các hướng dẫn của Nhà trường về chủtrương, chính sách đối với học viên người DTTS Trên cơ sở những hiểu biếtđó, quán triệt vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giáo dục, quản lý, đào tạo họcviên của nhà trường Nhận thức đúng là cơ sở để thực hiện trách nhiệm vàđược biểu hiện ra bằng năng lực thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giáodục, quản lý, đào tạo, rèn luyện học viên người DTTS

Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong hệ tiêu chí đánh giá kết quảrèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ Kết quả rènluyện tính tự tin của học viên người DTTS được biểu hiện trước hết ở nhậnthức, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ở ngườihọc và các lực lượng liên quan đến hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện.Do đó cần xem xét ở nhận thức của các chủ thể nhất là cấp ủy đảng, đội ngũcán bộ các cấp mà trực tiếp là đảng ủy, ban Giám hiệu các nhà trường Bêncạnh đó, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, khoa giáo viên, chủyếu, nòng cốt là phòng Chính trị và phòng Đào tạo của các trường SQQĐ.Nhận thức của các chủ thể được biểu hiện ở trách nhiệm trong xác định chủtrương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, tính đúngđắn, sáng tạo của nghị quyết, cách tổ chức thực hiện nghị quyết, xem xét ởviệc tham mưu đề xuất nội dung, hình thức, biện pháp, phương pháp rèn

Trang 34

luyện tính tự tin cho học viên người DTTS có sát thực tiễn hay không; biểuhiện ở công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, phối hợp giữa các tổ chức, lựclượng; công tác sơ, tổng kết, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động rènluyện tính tự tin của học viên người DTTS Hoạt động tổ chức điều hành,quản lý của của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng, trực tiếp làphòng Đào tạo, phòng Chính trị, đội ngũ giảng viên các khoa, cán bộ quản lýhọc viên và động cơ, trách nhiệm của học viên người DTTS.

Hai là, tiêu chí đánh giá về sự phù hợp của nội dung, hình thức, biện

pháp rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ

Hiệu quả hoạt động rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ởtrường SQQĐ hiện nay không chỉ được biểu hiện ở nhận thức và trách nhiệmcủa các chủ thể, các lực lượng mà còn được biểu hiện ở sự phù hợp ở nộidung, hình thức, biện pháp rèn luyện tính tự tin của các chủ thể cho đối tượnghọc viên người DTTS Sự phù hợp ở đây được hiểu là mức độ tương thích,đồng bộ, ăn khớp của từng nội dung, hình thức, biện pháp rèn luyện với đặcđiểm về tâm lý, lứa tuổi, văn hóa vùng miền của từng học viên, ở các năm họckhác nhau, để họ hình thành được tâm lý chủ động, tự giác, sự mạnh dạn, tựtin, năng động, sáng tạo, tích cực trong học tập, rèn luyện Bởi vì, mỗi họcviên thuộc từng DTTS khác nhau sẽ có những đặc trưng về văn hóa, tâm lý,tập quán, ở từng năm học khác nhau họ sẽ có năng lực, trình độ nhận thứckhác nhau Do đó, đòi hỏi về sự phù hợp của nội dung, hình thức, biện pháprèn luyện tính tự tin cho họ là tất yếu

Sự phù hợp của nội dung, hình thức, biện pháp rèn luyện sẽ quyết địnhtrực tiếp đến mức độ chuyển biến về tính tự tin của học viên người DTTS.Theo đó, đây là tiêu chí tác động trực tiếp đến việc hình thành, phát triển tínhtự tin, tâm lý tích cực của học viên người DTTS Trong tiêu chí này cần tậptrung xem xét làm rõ: tính khoa học, thiết thực của kế hoạch rèn luyện, kếhoạch rèn luyện của các đơn vị đã bám sát vào nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn,

Trang 35

kế hoạch của cấp trên, nghị quyết của cấp mình, đặc điểm tình hình đơn vịtrong việc xác định nội dung, hình thức, biện pháp thời gian bồi dưỡng có sátvới thực tế tình hình đơn vị không? Bên cạnh đó, cần đánh giá mức độ đổimới hình thức, phương pháp rèn luyện cho phù hợp nội dung, đối tượng, cácđiều kiện bảo đảm mang tính đồng bộ.

Ba là, tiêu chí đánh giá về kết quả chuyển biến về tính tự tin của học

viên người DTTS ở trường SQQĐ

Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động rèn luyệntính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ Bởi vì, tiêu chí này làkết quả triển khai thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp; các điều kiệnbảo đảm cho quá trình rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS Tiêuchí này được xác định trên các vấn đề về mức độ chuyển biến trong trạng tháitâm lý và biểu hiện sự tự tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, rènluyện ở đơn vị Tiêu chí này phải được các cấp chỉ huy thường xuyên quantâm theo dõi sau một quá trình giáo dục, rèn luyện Đồng thời với quá trình đóphải trực tiếp chỉ đạo các bộ phận, kết hợp động viên học viên người DTTS

Rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở Trường SQQĐ là mộtquá trình diễn ra lâu dài, trong suốt quá trình học tập, rèn luyện của học viên,và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo tại Nhà trường Kếtquả đạt được trong quá trình rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ởNhà trường phụ thuộc vào nhiều nhân tố cả về phía chủ thể, các lực lượngtham gia; nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành của các chủ thể cùngvới tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sự cố gắng vươn lên trong tự tudưỡng, tự rèn luyện, rèn luyện tính tự tin của bản thân mỗi học viên ngườiDTTS

Tiêu chí đánh giá về mức độ chuyển biến và kết quả rèn luyện tính tự

tin của học viên người DTTS ở trường SQQĐ được biểu hiện ở một số nội

Trang 36

dung sau: học viên người DTTS vượt qua được tự ti, mặc cảm về sự khác biệtvề văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán của dân tộc mình so với dântộc khác; không có biểu hiện sống thu mình, ít thể hiện bản thân; tích cực, chủđộng, sáng tạo trong mọi hoạt động; sống có hoài bão lớn lao, lý tưởng caođẹp; làm việc có kế hoạch, suy nghĩ, tính toán chu đáo, cẩn thận, luôn luônbình tĩnh trong mọi tình huống; cương quyết, sẵn sàng đương đầu với thửthách, gian khổ; hòa đồng, thân thiện, mạnh dạn trong giao tiếp; thoải mái, tintưởng, chủ động, tự giác, nhanh chóng hòa mình vào mọi hoạt động của Nhàtrường; nhiệt tình, sôi nổi, táo bạo, tự quyết và quyết đoán…

Các tiêu chí trên là một chỉnh thể thống nhất quan hệ chặt chẽ biệnchứng với nhau, do vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động rèn luyện tính tự tincủa học viên người DTTS ở trường SQQĐ cần chú ý coi trọng đồng bộ cáctiêu chí trên tránh xem nhẹ hay tuyệt đối hoá bất kỳ một tiêu chí nào Đảođảm phát huy tối đa, toàn diện các thế mạnh của học viên người DTTS trên tấtcả các lĩnh vực đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế, khó khăn nhất làtâm lý thiếu tự tin trong sinh hoạt, học tập, công tác của học viên người DTTSgóp phần thúc đẩy quá trình học tập, rèn luyện theo hướng tích cực, chuẩnhoá, hiện đại hoá, xây dựng và bồi dưỡng nhân cách người quân nhân cáchmạng đáp ứng yêu cầu đào tạo của các trường SQQĐ, nhiệm vụ cách mạng,nhiệm vụ Quân đội trong tình hình mới

1.2 Thực trạng rèn luyện tính tự tin của học viên người dân tộcthiểu số ở trường sĩ quan Quân đội

Để đánh giá thực trạng hoạt động rèn luyện tính tự tin của học viênngười DTTS ở trường SQQĐ hiện nay, ban đề tài đã sử dụng tổng hợp cácbiện pháp nghiên cứu, khảo sát đã được xác định gồm: quan sát hoạt động rènluyện tính tự tin của học viên DTTS các trường sĩ quan (tập trung vào Sĩ quanLục quân 1, Sĩ quan Chính trị, Sĩ quan Pháo binh, Sĩ quan Đặc công, Sĩ quanTăng - Thiết giáp); gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn với các giảng viên, cán bộ

Trang 37

quản lý, học viên để tìm hiểu thực trạng rèn luyện tính tự tin của học viênngười DTTS ở trường SQQĐ hiện nay Đồng thời, dựa trên ý kiến của cácđồng chí lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan chức năng, khoa giáo viên, đơn vịquản lý học viên Việc phân tích, đánh giá, nhận định được xem xét một cáchtoàn diện, khách quan cả về mặt định lượng và định tính

Cụ thể, Tiến hành điều tra xã hội học trên ba nhóm đối tượng cơ bảnvới tổng số 1450 phiếu: Nhóm đối tượng là cán bộ quản lý ở các nhà trườnglà 400 phiếu (Trường Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Chính trị là 125 phiếu;Trường Sĩ quan Pháo binh là, Sĩ quan Đặc Công, Sĩ quan Tăng - Thiết giáp là50 phiếu) Nhóm đối tượng là cán bộ, giảng viên khoa ở các nhà trường là400 phiếu (Trường Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Chính trị là 125 phiếu;Trường Sĩ quan Pháo binh là, Sĩ quan Đặc Công, Sĩ quan Tăng - Thiết giáp là50 phiếu) Nhóm đối tượng là học viên với số lượng là 650 phiếu (Trường Sĩquan Chính trị là 250 phiếu; Trường Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Pháo binh,Sĩ quan Đặc Công, Sĩ quan Tăng - Thiết giáp là 100 phiếu) Kết quả thu đượccho thấy, trong thời gian qua hoạt động rèn luyện tính tự tin của học viênngười DTTS ở trường SQQĐ nổi lên những ưu điểm và hạn chế cơ bản sau:

1.2.1 Ưu điểm và nguyên nhân

* Ưu điểmMột là, các chủ thể có nhận thức đúng, trách nhiệm cao trong rèn luyện

tính tự tin của học viên người DTTS ở trường SQQĐ hiện nay

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, cáccơ quan chức năng, khoa giáo viên, đặc biệt các cấp uỷ, tổ chức đảng, các tổchức chỉ huy, các tổ chức quần chúng ở các đơn vị có nhận thức đúng đắn vềvị trí, tầm quan trọng của rèn luyện tính tự tin cho học viên người DTTS ởnhà trường, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong hoạt động lãnhđạo, chỉ huy, quản lý đơn vị

Trang 38

Kết quả điều tra: 93,77% học viên cho rằng cấp ủy các cấp rất quan tâmvà quan tâm đến việc rèn luyện tính tự tin cho học viên người DTTS [Phụ lục3]; 91,75% cán bộ ở các đơn vị quản lý học viên và 79,75% cán bộ phòng,khoa giáo viên cho rằng cấp ủy các cấp đã quan tâm đến việc rèn luyện tính tựtin cho học viên người DTTS [Phụ lục 5, 7] Tuy nhiên, với từng đối tượngkhảo sát, các ý kiến đánh giá nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể rèn luyệncó sự khác nhau Điều đó, được thể hiện qua biểu đồ 1.1.

Các lực lượng tham gia rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTScó trình độ cao, năng lực trách nhiệm tốt Các chủ thể này thường xuyên đềxuất, tham mưu cho đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường về phương châm,quan điểm chỉ đạo công tác giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đạihoá đáp ứng thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở, đề xuất với các cơquan chức năng trong việc xây dựng các chương trình, hướng dẫn tổ chức rènluyện tính tự tin cho học viên người DTTS Do đó đã thường xuyên giáo dục,

40

Biểu đồ 1.1 So sánh mức đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên

Học viênCán bộ quản lýCán bộ phòng, khoa0%

10%20%30%40%50%60%70%80%90%100%

Trang 39

xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm chính trị đúng đắn cho cán bộ, họcviên trong rèn luyện tính tự tin cho học viên người DTTS ở trường SQQĐ.Kết quả điều tra: 100% cán bộ quản lý học viên cho rằng kiến thức, kinhnghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong rèn luyện tính tự tin cho học viênngười DTTS ở mức khá và tốt [Phụ lục 5]; 63,25% cán bộ phòng, khoa giáoviên cho rằng kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên trong rèn luyệntính tự tin cho học viên người DTTS ở mức nhiều [Phụ lục 7]

Từ nhận thức đúng đắn, các cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị đã nêu cao tinhthần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo trong ban hành các chủ trương, biệnpháp lãnh đạo, chỉ đạo rèn luyện tính tự tin cho học viên người DTTS ởtrường SQQĐ Cụ thể để đánh giá chất lượng học tập, rèn luyện của học viênnói chung và học viên người DTTS nói riêng ở từng tháng, từng quý, học kìvà năm học, cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị đều căn cứ vào trình độ nhận thức;chất lượng học tập, thực hiện nhiệm vụ… mà các yếu tố đó một phần do chấtlượng rèn luyện tính tự tin của học viên Do vậy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vịluôn tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương pháp lãnh đạo trong việcnâng cao chất lượng học tập, rèn luyện cho học viên nói chung và rèn luyệntính tự tin cho học viên người DTTS nói riêng Kết quả điều tra: 74,25% cánbộ đơn vị quản lý học viên, 77,5% cán bộ, giảng viên phòng, khoa cho rằngcác đơn vị và cơ quan, khoa giáo viên đã thường xuyên đổi mới nội dung,hình thức, phương pháp trong rèn luyện tính tự tin cho học viên người DTTS[Phụ lục 5, 7]

Trang 40

Biểu đồ 1.2 Đánh giá của cán bộ, giảng viên về sự đổi mới nội dung, hình thứctrong rèn luyện tính tự tin của học viên người DTTS ở trường SQQĐ

Đoàn cơ sở, chi đoàn đã cụ thểhoá nghị quyết của cấp uỷ cấp mìnhthành chương trình, kế hoạch tổ chứcthực hiện ở đơn vị đảm bảo phù hợp,chặt chẽ hiệu quả cao Phát huy tínhtiền phong, xung kích trong việc rènluyện tính tự tin cho học viên người

DTTS ở đơn vị được cụ thể trong các hoạt động phong trào, các hoạt độngvăn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, hoạt động ngoại khoá bồi dưỡng nănglực thực hành góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng rèn luyệntính tự tin cho học viên

Tổ chức đoàn các cấp đã thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sốngvất chất, tinh thần của đoàn viên thanh niên đặc biệt là đoàn viên ngườiDTTS, góp phần tạo điều kiện cho học viên người DTTS rèn luyện tính tự tincủa bản thân Đồng thời kịp thời đề xuất với cấp ủy, tổ chức đảng các cấpbiện pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác rèn luyện tính tự tin của học viênngười DTTS Chính vì vậy, học viên người DTTS ở đơn vị nói riêng và ở Nhàtrường nói chung đã nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của rènluyện tính tự tin Nhận thức trên là cơ sở quan trọng, trước hết để bản thânhọc viên người DTTS trở thành chủ thể tự rèn luyện tính tự tin cho bản thân,ngoài ra góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động rèn luyện tính tự tin khiđược các chủ thể khác trong nhà trường tiến hành Từ nhận thức đúng đắn đóhọc viên người DTTS không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm cao tronghọc tập, rèn luyện, tích cực chủ động tích luỹ kiến thức, đúc rút kinh nghiệmlàm cơ sở phát triển bản thân Kết quả khảo sát: 93,77% học viên cho rằng rènluyện tính tự tin đối với học viên người DTTS trong thực hiện mục tiêu, yêu

77.522.5

Giảng viên

Thường xuyênChưa thường xuyên

74.2525.75

Cán bộ quản lý

Thường xuyênChưa thường xuyên

Ngày đăng: 24/09/2024, 10:02

w