e_ Bước 4: Kiểm chứng mô hình đã xây dựng.Ấp dụng mồ hình vào một dự án cụ thể nghiên cứu tình huống được tiễnhành dé đánh giá hiệu quả của hệ thống quan lý rác thải trong dự án nghiêncu
Trang 1CHAU TRAN MINH NHUT
UNG DUNG MÔ HÌNH ĐỘNG HOC HE THONG (SD)DANH GIA HIEU QUA CUA CHIEN LƯỢC QUAN LY
RAC THAI XAY DUNGChuyén nganh : Cong nghé va Quan ly Xay dung
Mã số: 60 58 90
TP HO CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Lưu Trường Văn «<2Cán bộ cham nhận xét I1: PGS.TS Phạm Hong Luân -.- 5-55:Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS Trần Quang Phú -« <<ss
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Dai học Bách Khoa, ĐHỌG Tp HCM,ngày 16 tháng 01 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRƯỞNG KHOA
Trang 3NHIEM VỤ LUẬN VAN THẠC SĨHọ tên học viên: Châu Trần Minh Nhựt MSHV:12080305Ngày, thang, năm sinh: 30/12/1977 Noi sinh: Tién GiangChuyên ngành: Công nghệ va quan lý xây dựng Mã số: 60 58 90L TÊN DE TÀI:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC HỆ THÓNG (SD) ĐÁNH GIÁHIEU QUA CUA CHIẾN LƯỢC QUAN LY RAC THÁI XÂY DỰNG.
Il NHIEM VU VA NOI DUNG:=" Nh nd ngcacy utố ảnh hư ng n hiệu quac a hệ thống quản ly rác thải xây
dựng.
=» âydựụng môhnh nhtnhvà nh lư ng ánh giá hiệu quả e_a hệ thống quản lý
rác thải xây dung 1 mch ng mô h nh.
7 d ng mô h nh vào m t công tr nh xây dựng dân d ng ánh giá, hiệu ch nh, tốiưu mô hnh.Mô h ngcac ch an quản lý e a việc cải thiện hệ thống quan lý rác
thải xây dựng.
HI NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/11/2013IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 14/11/2014v CÁN BỘ HƯỚNG DAN: PGS.TS Lưu Trường Văn
Tp HCM, ngày tháng năm 2014
- CHỦ NHIỆM
CAN BỘ HƯỚNG DAN BỘ MÔN ĐÀO TẠO TRƯỞNG KHOA
PGS TS Lưu Trường Văn
Trang 4hỏi sự nỗ lực nghiêm túc của học viên Đề hoàn thành được Luận văn này, ngoài sựcô găng của bản thân, còn phải kế đến sự giúp đỡ nhiệt thành của rất nhiều ngườikhác Do vậy, ngay khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, cũng là lúc tôimuốn thể hiện lời cảm ơn chân thành và lòng tri ân sâu sắc nhất đến những người đã
tận tình giúp đỡ.
Xin được trân trọng cảm ơn các thây giáo, cô giáo trong Bộ môn Công nghệ vàQuản lý Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạtnhững kiến thức b6 ích trong quá trình học tập Xin cảm ơn Thay PGS.TS Luu
Trường Văn là người tận tình chỉ bảo trong nghiên cứu này.
Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các bạn K2012 chuyên ngành Côngnghệ và Quản lý Xây dựng, Đại học Bách khoa Tp HCM, các anh chị đồng
nghiép, đã nhiệt tình giúp tôi hoàn thành bang câu hỏi và trả lời các cuộc phỏng
van không chính thức trong quá trình thu thập dữ liệu.Cảm ơn gia đình luôn là nguồn động viên to lớn giúp tôi vượt qua những lúckhó khăn nhất
Cảm ơn các bạn du học sinh, nghiên cứu sinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc
tiếp cận các tài liệu tham khảo Và còn rất nhiều người khác nữa không tiện nêu ra.Nhưng có một điều tôi muốn nói ở đây đó là tôi thật sự trân trọng và biết ơn những
øì mọi người đã giúp đỡ.
Mot lân nữa xin cảm on!
Tp HCM, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Châu Trần Minh Nhựt
Trang 5phân thúc đây sự phát triển kinh tế Ngành công nghiệp xây dựng tạo ra của cải vật
chât cho xã hội, mang lại việc làm cho hàng triệu người Tuy nhiên, nó cũng đượcnhìn nhận là nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường trâm trọng do rác thải trong quátrình xây dựng.
Hiện nay, 6 nhiêm môi trường là một trong những van đê rat được quan tâm Do đó,việc cân đôi hài hòa giữa lợi ích to lớn mà ngành xây dựng mang lại và các tác hạiđền môi trường của nó là một chủ dé đáng quan tâm cho toàn xã hội.
Luận văn này xem xét đến hệ thống quản lý rác thải xây dựng trong các công trườngxây dựng và đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý này Luận văn thực hiện qua
hiệu quả quản lý rác thải xây dựng Bảng câu hỏi chính thức được xây dựng
và tiễn hành quá trình thu thập dữ liệu.Bước 2: Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng.Sau khi khảo sát thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích, kết quả thu được chothay các yếu tổ ảnh hưởng xác định được trong bước | là phù hợp với thựcté
Bước 3: Xây dựng mô hình động dé đánh giá hiệu quả quan lý rác thải xây
dựng.
Theo quy trình áp dụng động học hệ thống (System Dynamics), xây dựng môhình dựa trên các vòng lặp nhân quả được thiết lập Tiếp theo, dựa trên các
Trang 6e_ Bước 4: Kiểm chứng mô hình đã xây dựng.Ấp dụng mồ hình vào một dự án cụ thể (nghiên cứu tình huống) được tiễnhành dé đánh giá hiệu quả của hệ thống quan lý rác thải trong dự án nghiên
cuu.
e Buwéc 5: Thực hiện phân tích kịch ban chính sách dé đưa ra các nhận định về
việc cai thiện hiệu qua quản ly rác thai xây dựng.
Tóm lại, từ các kết quả thu được, Luận văn cung cấp một cái nhìn tong thé cho các
nhà hoạch định dé đưa ra các quyết định, chính sách nhăm đối phó với vấn đề hiệu
quả quản lý rác thải xây dựng đang ngày một phức tạp hiện nay.
Trang 7development Construction industry create material wealth for society, give jobopportunities to millions people However, the construction industry has long beencriticized as a main culprit causing environmental pollution and degradation by its
waste.
Currently, environmental pollution is one of the serious interested problems.Therefore, the harmonic balance between the huge benefits and harms that theconstruction industry brings back to environment is a concerned topic to wholesociety.
The thesis considers the construction waste management system and evaluates theeffectiveness of that system The thesis performs the following steps:
e Stage 1: Identify the factors affecting the effectiveness of construction waste
management system.
To do this, through a thorough review of construction waste managementliterature, the potential factors were gathered Doing a pilot test The 28factors that affected the effectiveness construction waste management systemwere identified and collected The questionnaire was formally developed andcarried out the data collection process.
e Stage 2: Analyze and evaluate the factors.After the survey, the results showed that the factors influencing theeffectiveness construction waste management system identified in Stage | isconsistent with reality.
e Stage 3: Develop dynamic model for assessing the effective management ofconstruction waste.
According to the System Dynamics application process, a model based oncausal loop is established Next, based on the loops have been established;convert them into stock — flow diagrams.
Trang 8evaluate the effectiveness of the construction waste management system inresearch project.
e Stage 5: Perform analysis of policy scenarios to make judgments aboutimproving management efficiency construction waste.
In summary, from the results obtained, the thesis provides an overview for makers to make decisions and policies to deal with the effectiveness of constructionwaste management that is becoming a complex these days.
Trang 9decision-THONG (SD) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA CUA CHIẾN LƯỢC QUAN
LÝ RÁC THÁI XÂY DUNG.” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
được thực hiện trên cơ sở lý thuyết , nghiên cứu khảo sát thực tế và dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Lưu Trường Văn
Tôi xin cam đoan các sô liệu, mô hình và kêt quả trong luận văn là trung thực.
Tp HCM, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Châu Trần Minh Nhựt
Học viên cao học khóa 2012
Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng
Trường Đại Học Bách Khoa Tp HCM
Trang 10MỤC LỤCCHUONG 1 ĐẶT VAN ĐĐỄ - Gà 111v 11121 1E 111112111 111g ng ng re 10
1.1 Giới thiệu chung - cọ 1]
1.2 Bối cảnh của nghiên UU wee csccecesescsesessesessscssescsescsessesesesssessssseseseeseees 1]1.2.1 Sơ lược về Rac thải xây dựng + ¿6 2S 2 E23 1E EEEEEeErrrrees 11
1.2.2 Tác động của Rac thải xây dựng cv ngư 11
1.2.3 Tổng quan về nghiên cứu va thực hiện quản ly rác thải xây dựng 121.2.4 Đặc điểm chính của quản lý rác thải xây dựng - - 55-55: 14
1.2.5 Câu hỏi nghiÊn CỨU G900 15
1.3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - (<< 10001 kg 15
1.4 Phạm vi nghiÊn CỨU - (<< 19010101 09.0 ke 16
1.5 Phương pháp nghiÊn CỨU - Ă G199 9001011 vn 17
1.6 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu . ¿-¿- 5 2 2 SE+E£E+ESEEEErkrkrrrrerees 181.6.1 Đóng góp dự kiến của dé tài nghiên cứu về mặt học thuật 181.6.2 Dong góp dự kiến của dé tài nghiên cứu về mặt thực tién 181.7 Tổng kết chương, wocceceeccccccscssssesescsesscscsescscssssesescscsssscscscscsssssscsesesssssesseseeeess 18CHƯƠNG 2 TONG QUAN - - E1 1 151515151515 1 1111111111101 11111131 1 1e 19
2.1 Giới thiệu chương - . cọ ngà 20
2.2 Rác thải xây dựng - cọ vn 20
2.3 Sự phát sinh Rac thải xây dựng - - G SH ng, 21
2.3.1 Số liệu về lượng Rac thai xây dung ccceccccsesesesescseseeesessseseeseseees 212.3.2 Nguồn phát sinh rác thải xây dựng . - + 52 2 2+s+e+eszsrezsceee 22
2.3.3 Đo lường rác thải xây dựng - Gv, 24
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang | MSHV: 12080305
Trang 112.4 Các chiến lược quản lý rác thải xây dựng - + 2 252 Sccscesesrrerereee 262.4.1 Giảm thiểu rác thải xây dựng ¿- 5252562 £EcEeEeErkrkrkrreree 262.4.2 Tái sử dụng và tái chế rác thải xây dựng . - 55c scscsccee 272.4.3 Đồ bỏ rác thải xây dựng - 5-5521 1 t2 E1 1 121511111111 11 11111111 re 272.5 Thái độ của các bên liên quan đối với việc quản lý rác thải xây dựng 272.6 Phương pháp được áp dụng dé đánh giá quản lý rác thải xây dựng 28
2.7 Giới hạn của các nghiên cứu đã thực hiện . << sss2 30
2.8 Động học hệ thống (System Dynamics) . «S9 322.9 Tổng kết chương ¿- E5 S21 E139 E1 111115131521 11 1111151111111 1111 6 33CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 2-c55c+2cxsscsrxesrveee 34
3.1 Giới thiệu Chương cọ ng 35
3.2 Quy trình nghiÊn CỨU . - G1 1990111 re 35
3.3 Thu thap ditt Qu 01 36
3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu bang bảng câu hỏi -.- 255555552: 363.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi - 5-5 + 2 2E SE EkEEEEEEEE5E5E515131E3 te, 37
Trang 123.5.5 Tính phi tuyẾn ¿- - 5+ SE E235 E521 1515151111 115111511 11111111 c6 433.6 Quy trình áp dụng phương pháp Động học Hệ thống 5-5-5 5 433.7 Tong kết chương ¿-¿- - 5% S221 E9 5 1 121 151151111171 11511 1111115111111 gxe645CHUONG 4 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIỆU QUA QUAN LÝ RACTHAI XÂY DỰNG G1121 E5 51115191 3 51111101111 111011111 1g ni 46
4.1 Giới thiệu chương . ¿- «52 S62 EEEEE1E1511115112151511 1511151111 Tx E1 te AT
4.2 Hiệu qua cua quan lý rác thải xây dựng ch s2 47
4.3 Các yếu tô tác động đến phát sinh rác thải xây dựng 5-5 55552 484.4 Các yếu tô tác động đến thành quả kinh tế của quản lý rác thải xây dựng 494.5 Các yếu tô tác động đến thành quả môi trường của việc quản lý rác thải xây
5001 — - 50
4.6 Các yếu tô tác động đến thành quả xã hội của việc quan lý rác thải xây dựng.4.7 Xây dựng các yếu tô chính dé đánh giá hiệu quả quản lý rác thải xây dựng .5
A.8 Phan tich dtr QU Ả 53
4.8.1 Thong kê mô ta.ececcccccccccscscscssscscscscsssscscscscscsvsvssscsvscsestessesssessesesssseaeas 534.8.2 Kiếm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) 564.8.3 Kiểm định giả thiết về trị trung bình của tong thé . - 594.9 Tong kết chương . -¿- - 552221 3119 E1 311115151121 11 1111151111111 cy 6 60CHƯƠNG 5 PHÁT TRIEN MÔ HINH ĐỘNG CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆUQUA CUA QUAN LY RAC THAI XÂY DỰNG 5-5-2 ccc+c+csEsrsrereei 61
5.1 Giới thiệu chương, ooeeeeececccssescsesecseseesessssessssesussesasssasssasssscatsscatsesatsssatsneneees 62
5.2 Xây dựng mô hình - - - - << + 1111331111111 19999101 re 62
5.2.1 Mục đích của mô hình E12 3331111111101 1111111111111 1 1 tren 62
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 3 MSHV: 12080305
Trang 135.2.2 Biên của mô hình + 999990101 re 63
5.3 Cau trúc tong thé của mô hình: - ¿2 22+ +E*E+E+E£E£E£ESESESEEEEEEEErererees 635.4 Sơ đồ vòng lặp nhân quả - - - + + 2E SE EEEkEkEEE E1 15151131 1e, 645.4.1 Hệ thống con — Phát sinh R'T XD 5-5-5 SE SESE+E+E£EeEeEeEeEererrees 655.4.2 Hệ thong con — Thanh quả Kinh tế - + 22252222 2£££E££+Ez£z£szx2 685.4.3 Hệ thong con — Thanh quả Môi trường 2-5-5 2 2 252 2s+s+es£scscx¿ 755.4.4 Hệ thong con — Thành quả Xã hội - + 22 25552 2£2£E££+Ez£z£zzx2 785.5 Sơ đồ Kho — Dòng ¿6 St S13 S121 112121211 2111110101 0111111111111 11T cv 8]5.6 Tổng kết chương 5-5256 E521 15151511 112151515 3111111111111 11x S6CHUONG 6 ÁP DUNG MO HÌNH DANH GIÁ HIỆU QUA QUAN LÝ RACTHAI XÂY DUNG DUA TREN ĐỘNG HỌC HE THÔNG -5¿ 87
6.1 Giới thiệu chương . ¿5-5-5 ES S123 E2 1 E11 1215151111 111511111511 11111 88
6.2 Thực tiễn Quản Lý RTXD ở Tp Hồ Chí Minh 2 52555555522 88
6.3 Tóm lượt dự án áp dụng - 2 ng 1 1 1 kh 89
6.4 Phương pháp xác định các DIGI sessesesesesssssscsesessesetsestseseseseesees 896.5 Kiểm chứng mô hình - + ©£E + SE SE2E£E#E#EEEEEEEEE E5 5251217115113 xe 956.6 Kết quả nghiên cứu tình huGng 5-5 5 + E+E£EESEEEEEEEErErkrkrkrerered 1016.6.1 Kết qua của hệ thống con phát sinh rác thải wo eects 1046.6.2 Kết quả của hệ thống con về Thành quả Kinh tế 5-5-5-5 1086.6.3 Kết quả của hệ thống con thành quả môi trường -. - 1126.6.4 Kết quả của hệ thống con thành quả xã hội - 2 2 255552: 1146.6.5 Kết quả tong thé về hiệu quả của quản lý RTXD -: 1156.7 Tong kết chương w.cecceccecccecscsescsescscscssescscscsssscsescsssesscsescscscsssssssescsssseeseess 116
HVTH: Chau Tran Minh Nhut Trang 4 MSHV: 12080305
Trang 14CHUONG 7 MO PHONG PHAN TÍCH KICH BẢN VE HIỆU QUA QUAN LÝRAC THÁI XÂY DỰNG tt 53912191 1 51118151 1E 111111 11g ng gi 118
7.1 Giới thiệu chương .- - - G0 nọ re 119
7.2 Anh hưởng của trọng số giữa thành quả kinh tế, xã hội và môi trường trong
QLLRTXD G521 1 E1 1 15151111515 111115 1111511111511 11 1511111511 11005 1111 0 01x11 re 119
7.3 Phân tích kịch bản chính sách của quản lý rác thải xây dựng 122
7.4 Tong kết chương w.ceccecececccecscsesscscscscscssescscscscsscsescsssessesescscscssssecsescassseeseens 132CHUONG 8 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ - ¿2 555 22+c+££zcecezeererered 133
8.1 Giới thiệu chương . 5-52 SE SE SE SE 1 3215151121511511 11111111111 Le 134
8.2 Nhìn lại các mục tiêu nghiÊn CỨU - - c5 5S 5S S111 3333331188555 1x2 134
8.3 KẾT luậnn 1c S113 111515111111 11151111 1101 1111111101101 01 110170 0111 01 gr 134
6.4 Đóng ØÓPD 0h 135
8.4.1 Đóng góp về mặt học thuật ¿2 2E E+k+E+E+E#ESESEEErErkrkrkrees 1358.4.2 Đóng góp về mặt thực tiỄn - ¿+ 2E +ESESEEkEEEEE E5 5E E11 ckree, 1368.5 Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo ¿- 5-5-5 + +s+x+x+E+EsEsrsrerees 136Phụ lục A CAC BIEN TRONG MÔ HÌNH G5 2xx SE eEseserees 137Phu luc B PHƯƠNG TRINH TRONG MO HÌNH - 5 s5 26s £eEsesecees 143Phụ lục C BANG CÂU HOI KHẢO SÁTT Sex SE eEseserees 153TÀI LIEU THAM KHHẢO -G- SE E981 EềE E38 vn ree 158
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 5 MSHV: 12080305
Trang 15DANH MỤC BANG BIEU
Bang 2-1 Các nguyên nhân làm phat sinh rác thải xây dựng - - 22
Bang 2-2 Các nghiên cứu định lượng rác thải xây dựng .-. << <<<<5 25Bang 3-1 Thang đo 5 mức độ anh hưởng - <5 55 1 9 11 eree 37Bang 3-2 Các yếu tố được đưa vào khảo sát -¿- + 255cc cxvrcxevrrerrrreee 37Bảng 4-1 Biến yếu t6 anh hưởng đến hiệu quả của quản lý rác thải - 52
Bang 4-2 Hệ số Cronbach’s A lpha - ¿2-5-5256 S2 SE‡E‡E£E‡ESEEEEEEEEErkrkrkrrererreee 56Bang 4-3 Thong kê mô tả của các yếu tố ảnh hưởng - - 25552 5s+s+sze: 58Bảng 4-4 Kết quả kiểm định t — test một MAU . + 2552 ++s+£+s+zx+sze: 59Bảng 6-1 Phương pháp thu thập dữ liệu cho các biến . - 2 2 252555522 94Bảng 6-2 Dữ liệu chính của mô hình . - - << +1 13323011111 99 9351111 rrrre 101Bang 6-3 Dữ liệu đầu vào của mô HIN eceeccesesssesessssessesesessesesessesesesseseseeseseeess 103Bảng 6-4 Kết qua mô phỏng chỉ tiết các biến ảnh hưởng đến giảm RTXD 107
Bang 6-5 Kết quả lượng RTXD qua các khâu xử lý - 255552 s+s+5z 109Bảng 6-6 Kết quả mô phỏng các loại chi phí trong QLRTXD . - 110
Bảng 6-7 Kết qua mô phỏng hệ thông con Thành qua Môi trường 112
Bảng 6-8 Kết qua mô phỏng hệ thống con thành quả xã hội - 114
Bảng 7-1 Kết quả chi tiết của HỌQLRTXD cho các kịch bản 1 -4 121
Bang 7-2 Giá trị của “hqQD” trong các lần chạy mô phỏng -. - 125
Bang 7-3 Kết quả mô phỏng của kịch bản 6 - - ¿55225252 e+EsEececesrerxrree 126Bang 7-4 Giá trị của “HLCC” trong các lần chạy mô phỏng . 129Bang 7-5 Kết quả mô phỏng kịch bản 7 ccccscsscsessssesessssessesesesesssesesssessesesesseseeees 130
HVTH: Chau Tran Minh Nhut Trang 6 MSHV: 12080305
Trang 16DANH MỤC HÌNH ANH
Hình 1-1 Phân vung Quan ly Rac thải Xây dựng theo Lu và Yuan (201 l) 13
Hình 2-1 Phân cap quản lý rác thải xây dựng theo Peng et al (1997) 26Hình 3-1 Vong phản hồii - ¿5256 52222392 2E2E9E1 1215112121111 211111111 .cxy 42Hình 3-2 Sơ đồ kho — dòng ¿6 52212392121 392121211121 2111 1111111111111 cyyeU 43
Hình 3-3 Quá trình 5 giai đoạn của ứng dung SD theo Sterman (2000) AA
Hình 4-1 Hiệu qua cua quan ly rác thai xây dựng theo Yuan (2013) 48
Hình 4-2 Số năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng ĂĂẰSSSSSSSes+s 54Hình 4-3 Số dự án đã tham gia - << S333 1 1151513151111 11 1111111111 ck re 54
Hình 4-4 VỊ trí CÔng LC 9g re 55
Hình 4-5 Đánh giá về hiệu quả QLRTXD trong công ty ecccecscsessesesesseseseeeeseeee 55
Hình 5-1 Biên cua mô hình dựa theo chu trình cua Yuan et al (20T1) 63
Hình 5-2 Sơ đồ liên kết các hệ thông CON - + ¿2 + 2 2S2£E£E+E£EEErErErrerersred 64Hình 5-3 Hệ thống con — Phát sinh rác thải (theo Yuan et al (2012)) 65
Hình 5-4 Vòng lặp tăng cường ÏÌ - Ăn HH re 66
Hình 5-5 Vòng lặp cân bang Bl - ¿6-2-5221 3221 1211212121121 11 11111111 tre 66Hình 5-6 Vòng lặp cân băng B2 - ¿152213 221 1211211121111 11 1111111111 tre 67Hình 5-7 Vòng lặp cân băng B3 - S21 t2 12 2111211211111 111101 1x re 67Hình 5-8 Vòng lặp cân băng B4 - - ¿S221 3 21 1211211121121 11 1111111111 tre 68Hình 5-9 Vòng lặp cân băng B5 - S221 3 21 1 1211121121111 111101 11 crye 68Hình 5-10 Hệ thống con — Thanh quả Kinh tế (theo Yuan et al (201 1)) 69
Hình 5-11 Vòng lặp tăng cường EÏ -Ă ng re 70
Hình 5-12 Vòng lặp tăng cường R2 . G0 re 70
Hình 5-13 Vòng lặp tăng cường R3 oo eee ceesssnneceeceessssaeeeeceessssaeeeeeseessessaaeees 7]
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 7 MSHV: 12080305
Trang 17Vòng lặp tăng cường Ï Ï . - - G0 ng ke 76
Vòng lặp tăng cường R2 - - - - << HH ng ke 76
Mon 1 77Vòng lặp cân băng B2 - 5-56 t2 S* 3912 12121121211111 1111x111 re 77Vòng lặp cân băng B3 c5 t2 t1 2121211121111 1111x111 rrk 78Hệ thống con — Thành quả Xã hội (theo Yuan (2012)) - 78
Trang 8 MSHV: 12080305
Trang 18Hình 5-38 Hệ thống con — Thành quả Xã hội +5 5+ 25525252 +s+x+£szxzxee 85
Hình 5-39 Mô hình đánh giá Hiệu quả QLRTX 555555 eeess 86
Hình 6-1 Rac thai xây dựng (nguồn 244h.COm.VR) QQ nn SH 1 1x xy S9Hình 6-2 Đô thị diễn tả mối quan hệ giữa “KKGR” và “gdvDR” -. - 9]Hình 6-3 Minh họa kiém chứng mô hình ¿2 + 2s++52+£+E+S££s+x+£zszxezee: 99Hình 6-4 Kiểm tra điều kiện cực hạnn - s s sxxk SE EsESEE SE gesv ve: 100Hình 6-5 Kết qua mô phỏng của hệ thong con Phát sinh rác thải 105Hình 6-6 Kết quả mô phỏng hệ thống con Phát sinh rác thải .-. - 106Hình 6-7 Kết quả mô phỏng phát sinh và giảm RTXD . 555-52-: 108Hình 6-8 Kết quả mô phỏng chi phí — lợi ích của QLRTXD -5 IIIHình 6-9 Kết quả mô phỏng thành quả môi trường . - 2552 5s+s+sze: 113Hình 6-10 Kết quả thành qua xã hội sccscsccsesccsesessssesessesesesesesseseseeseseseeseseseesesesen 115Hình 6-11 Kết quả tong thé của hiệu quả QLRTXD .-.- 25-25552555: 116Hình 7-1 Kết quả mô phỏng HOQLRTXD trong các kịch ban 1-4 120Hình 7-2 Kết quả mô phỏng kịch bản 5 ccccccccsessssesessssessesesessessseesesesesseseseeseseeees 124Hình 7-3 Kết quả mô phỏng kịch bản 6 ¿2-5 2 55+E+S£££+E+E£E+xeEzerreree 128Hình 7-4 Kết quả mô phỏng kịch bản 7 c.ccccscsscsessssesessssessesesesesssessesesesseseseeseseeees 132
Các chữ viết tat trong luận vanSD: System Dynamics
RTXD: Rac thai xay dungQLRT: Quan ly rac thaiQLRTXD: Quan ly rac thai xay dungHQQLRTXD: Hiệu qua quan lý rác thai xây dựng
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 9 MSHV: 12080305
Trang 19ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC HỆ THÓNG (SD) ĐÁNH GIÁHIEU QUA CUA CHIẾN LƯỢC QUAN LY RAC THAI XÂY DỰNG.
CHUONG 1
DAT VAN DE
1.1 Giới thiệu chung - cọ 1]
1.2 Bối cảnh của nghiên UU wee csccecesescsesessesessscssescsescsessesesesssessssseseseeseees 1]
1.3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - (<< 10001 kg 15
1.4 Phạm vi nghiÊn CỨU - (<< 19010101 09.0 ke 16
1.5 Phương pháp nghiÊn CỨU - Ă G199 9001011 vn 17
1.6 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu . - ¿22 + 2+2 E+E+E+ESEEEErkrkerrrerees 181.7 Tổng kết chương, - + 25661 SE E21 151111 E12111511115 1111111111111 y 18
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 10 MSHV: 12080305
Trang 201.1 Giới thiệu chung.
Ngành xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong nên kinh tế quốc dân, là một trongnhững lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sảnxuất khác, trước hết là ngành công nghiệp chế tạo vả ngành công nghiệp vật liệuxây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâucuỗi cùng của quá trình hình thành tài sản cô định cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuấtcủa nên kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác
1.2 Bồi cảnh của nghiên cứu.1.2.1 Sơ lược về Rác thái xây dựng.Rác thải xây dựng có thể được định nghĩa là rác thải phát sinh từ việc xây dựng, cảitạo và các hoạt động phá dỡ bao gồm: đào đất, xây dựng dân dụng và công nghiệp,giải phóng mặt bằng hoạt động phá dỡ, sửa chữa lại công trình (Kofoworola và
Gheewala, 2009).
Theo danh mục rác thải của Châu Au, rác thải xây dựng gồm 8 thành phan sau:
‹ Bé tông, gạch xây, gach lát và gốm.¢ Gỗ, kính xây dựng và nhựa
- H6n hợp bitum, nhựa than đá và các san phẩm từ than đá.¢ Kim loại (kế cả hop kim)
‹ Dat (bao gém cả đất dao từ công trường bi ô nhiễm), đá và bùn được nạo
vét.¢ Vat liệu cách nhiệt và vật liệu xây dựng chứa amiang.
¢ Vat liệu xây dựng gốc thạch cao
5Ò Rac thải xây dựng khác.
1.2.2 Tác động cua Rac thải xây dựng.
Do khối lượng lớn các rác thải được tạo ra từ các hoạt động xây dựng, lĩnh vực xây
dựng được coi là một thủ phạm chính làm suy thoái môi trường Cochran (2006) Co
quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ước tính hàng năm có khoảng 136 triệu tan rácthải có liên quan đến xây dựng được tạo ra ở Mỹ mà chủ yếu từ hoạt động phá dỡHVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang II MSHV: 12080305
Trang 21va sửa chữa nâng cấp công trình Sandler và Swingle (2006) chỉ ra rang ở Mỹ chỉ20% - 30% rác thải xây dựng được tái chế, trong khi ở Anh có khoảng 70 triệu tânvật liệu xây dựng và đất đào trở thành rác thải, tỉ lệ rác thải tạo ra trong nền côngnghiệp xây dựng ở Anh là 10% - 15% Tại Uc, gần một tan chất thải ran đã đượcchuyên đến bãi rác mỗi người hàng năm (Reddrop và Ryan, 1997), và rác thải xâydựng được ước tính chiếm khoảng 16% - 40% của tổng số chất thải rắn (Bell,1998) Ở Hồng Kông, rác thải xây dựng được tạo ra hàng năm tăng hơn gấp đôi từnăm 1993 đến năm 2004 (Poon, 2007) Theo một báo cáo của Cục Bảo vệ Môitrường của Hồng Kông, khoảng 2.900 tan rác thai đã được thải ra các bãi chôn lấpmỗi ngày trong năm 2007 (HKEPD, 2007) Hơn nữa, trong năm 2008, Trung Quốcthải ra 29% của chất thải răn của thế giới, trong đó hoạt động xây dựng đóng gópgan 40% (Wang et al., 2008).
Cộng đồng chịu ảnh hưởng của rác thai xây dung từ 3 khía cạnh: kinh tế, môi
trường, và xã hội.
‹ Tac động kinh tế của QLRTXD bao gồm: chi phí dau tư trong thu gom,tách và phân loại rác thải xây dựng: chi phí mua sắm thiết bị; lợi ích kinhtế từ việc QLRTXD; chi phí chôn lấp, và lợi nhuận từ tái chế rác thải.‹ Tac động môi trường bao gồm: mat môi trường sống khi đất được sử
dung cho các bãi chôn lap mới hoặc mở rộng các bãi rác hiện có; tăngcường khai thác nguyên liệu cho các sản phẩm xây dựng mới; chat banthoát ra bãi rác ngắm vào đất và nước ngầm; và chất lượng không khíkém do hoạt động pha dỡ làm tăng mức độ bụi và tiếng ôn
¢ Tac động xã hội liên quan đến việc tăng cơ hội việc làm, cơ hội đào tạoviệc làm và sự tham gia của cộng đồng trong định hình lại môi trường.1.2.3 Tổng quan về nghiên cứu và thực hiện quản lý rác thải xây dựng
1.2.3.1 Trên thé giới
Kê từ dau những năm 1980, sự chú ý rộng rãi đã được dành cho việc tìm kiêm các
biện pháp hiệu qua dé giảm thiểu rác thải xây dựng dé làm chậm sự suy thoái của
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 12 MSHV: 12080305
Trang 22môi trường va giảm nhẹ tác động tiêu cực đôi với xã hội Điêu này đã dân dén một
loạt các bài báo đã được công bố trong các tạp chí học thuật dựa trên điều tra về cácchủ dé liên quan đến QLRTXD
Sau khi tong hợp các bài báo QLRTXD từ năm 1986 đến năm 2010, Lu và Yuan(2011) kết luận rang nghiên cứu và thực hành liên quan đến QLRTXD có thé đượcnam bat tốt hơn bang cách đặt chúng vào một Phố Quản ly rác thải Xây dựng (Hình1-1), trong đó khoảng từ công nghệ xây dựng “cứng” đến các biện pháp quản lý rácthải “mềm” Công nghệ xây dung cứng, bao gồm công nghệ xây dựng thân thiệnmôi trường và công nghệ kỹ thuật môi trường thường là phương pháp hay dùng déQLRTXD Chúng bao gồm sử dụng cau kiện tiền chế, ván khuôn thép, và cốt liệutái chế (Poon va Chan, 2007), cũng như công nghệ dé đối phó với 6 nhiễm khôngkhí, nước và đất do carbon dioxide và methane từ sự phân hủy ky khí rác thải xâydựng được xử lý tại bãi chôn lấp tạo ra Các biện pháp quản lý rác thải “mềm” baogồm các công cụ quản lý/kinh tế dựa trên quan điểm cho rằng QLRTXD cũng là
Hình 1-1 Phân vùng Quan ly Rac thai Xây dựng theo Lu va Yuan (2011)
HVTH: Chau Tran Minh Nhut Trang 13MSHV: 12080305
Trang 231.2.3.2 Tai Việt Nam
Ở Việt Nam, không có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về QLRTXD Nghiên cứucủa Phan (2010) xác định các nhân tô ảnh hưởng đến cải thiện QLRT, bảo vệ môi
trường trên công trường xây dựng Ling và Nguyen (2013), nghiên cứu những ràocản trong việc thực hiện QLRTXD và mức độ mà thực hành QLRT được thực hiện.
1.2.4 Đặc điểm chính của quản lý rác thai xây dựng.Yuan và Shen (201 1) xác định rằng sự thiếu các phương pháp QLRTXD gây trởngại cho sự hiểu biết đúng dan về tính hiệu quả của nó Điều này có thé một phan làdo thực tế các nghiên cứu cho đến nay chưa có xét đến những đặc điểm quan trọngcủa QLRTXD khi đánh giá hiệu quả của hoạt động QLRTXD Những đặc điểm này
bao gom:
*%* OLRTXD rất phúc tạp: Bản chất phức tap của QLRTXD có thé được chứngminh bang su da dạng của các hoạt động liên quan Trong Hình 1-1, các giaiđoạn: phát sinh, giảm thiêu, tái sử dụng, tái ché và xử lý đều là các hoạt độngliên quan đến QLRTXD, va, như đã chỉ ra bởi Yuan và Shen (201 1), các hoạtđộng này liên quan đến các hoạt động của các bên liên quan khác nhau.Vi vậy, một phương pháp liên ngành có thé đối phó với tất cả các hoạt độngcủa một hệ thống là yêu cầu để đảm bảo các mục tiêu của QLRTXD đượcđáp ứng đầy đủ (Graham và Smithers, 1996)
s* Các hoạt động trong QLRTXD phụ thuộc lân nhau rất lớn: Trong QLRTXD+
thông thường các hoạt động phat sinh, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xửlý rác thai đang được coi là hoạt động độc lập Tuy nhiên, tất cả chúng đềuliên kết với nhau chặt chẽ và từng hoạt động có thể ảnh hưởng đến những
hoạt động khác (Seadon, 2010).
** QLRTXD là quá trình động: thông thường nghiên cứu về QLRTXD có xu+
hướng xem QLRTXD là một quá trình tinh hon là một qua trình động (Yuanet al., 2011)
Đề hiểu được một hệ thống QLRTXD phức tạp từ một quan điểm toàn diện,
cân xem xét môi tương quan động giữa các biên trong hệ thông Nói cách
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 14 MSHV: 12080305
Trang 24khác, chỉ khi nhận ra sự phức tạp của QLRTXD thì mới có thé đánh giá hiệuquả của hệ thống và sau đó cải thiện chúng.
1.2.5 Câu hói nghiên cứu.
Lam thé nào dé đánh giá hiệu qua của hệ thống QLRTXD?Các phần trước đã cho thay tính động và mối quan hệ liên quan đến QLRTXD có
một vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động QLRTXD Tuy
nhiên, các nghiên cứu trước đây liên quan đến QLRTXD chỉ tập trung vào xem xét
hệ thống QLRTXD từ một quan điểm tĩnh, mà không xem xét các mối quan hệđộng của các biến liên quan với nhau tham gia vào hệ thống Vì vậy, để hiểu rõ,
đánh giá và nâng cao tốt hơn hiệu quả QLRTXD, một hướng tiếp cận có hệ thốngcó khả năng đối phó với sự phức tap của hệ thông QLRTXD là cần thiết
Trong nghiên cứu này, các mối quan hệ giữa hoạt động QLRTXD khác nhau đượcxét trên quan điểm là một động học hệ thống (System Dynamics - SD) Ảnh hưởnglớn của các tương tác biến trên toàn bộ hệ thống được mô tả voi SD vì nó miéu tảhành vi chính của hệ thống Thông qua việc xác định các yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến hiệu quả của QLRTXD, một mô hình khái niệm được phát triển để mô tamối quan hệ nguyên nhân và kết quả của chúng trong một hệ thống
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiễn hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:s* Nhận dạng các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thong QLRTXD.s* Xây dựng mô hình định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả của hệ
thống QLRTXD Kiểm chứng mô hình.sò Ấp dụng m6 hình vào một công trình xây dựng dan dung để đánh giá, hiệu
chỉnh, tối ưu mô hình Mô phỏng các kịch bản quản lý của việc cải thiện hệthống QLRTXD
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 15 MSHV: 12080305
Trang 251.4 Phạm vi nghiên cứu.
s* Rac thải xây dựng như một thuật ngữ được định nghĩa khác nhau trong
nghiên cứu trước đây Ví dụ, thuật ngữ này được sử dụng trong nghiên cứu
của Wang et al (2004) dé cap dén rac thai gây ra bởi ca việc xây dựng mới
công trình và các hoạt động phá đỡ, trong khi rác thải xây dựng trong nghiên
cứu của Fatta et al (2003) đề cập đến một phạm vi rộng hơn nhiều về vậtliệu bao gồm: đất dao; vật liệu bảo trì và làm đường: vật liệu do phá hủy vàphế liệu ở công trường Theo Lu và Yuan (2011), mỗi nghiên cứu có xuhướng xác định rác thải xây dựng dựa vào đặc điểm của câu hỏi nghiên cứu
của mình.
Do mục tiêu tong thé của nghiên cứu nay là phát triển một mô hình động dé
đánh giá hiệu quả của QLRTXD, rác thải xây dựng được coi là lãng phí vậtliệu do các hoạt động xây dựng và phá dỡ công trình Như vậy, rác thải xâydựng trong nghiên cứu này được định nghĩa như sau:
rác thải xây dựng dùng đề chỉ rác thải ra từ quá trình hoạt động của côngtruong xây dung chu yeu là các loại xa ban (zach, da, đất vụn ) hoặc các
loại vat liệu thưa, vụn
s* Số liệu được thu thập trong các công trình xây dựng dân dụng tại Tp Hồ ChíMinh và một số tỉnh lân cận
* Đối tượng được phỏng van là các cá nhân đã va đang thi công trong lĩnh vựcxây dựng, có kinh nghiệm trong vấn đề QLRTXD
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 16 MSHV: 12080305
Trang 26Đánh gia QL Rac thải xây dựng.(RTXD)
thải xây dựng.
S
4 Đưa ra các hệ thống con cho việc
đánh giá hiệu qua của việc QL
y,
Z
‹ _ Thiết lập mô hình động thông qua
sơ đô Kho - Dong.¢ Thu thập dữ liệu từ dự án xây
\(Muc tiêu 3
Áp dụng mô hình
& phân tích cáckịch bản
dựng.\$ Kiem định mô hình đã thiệt lập yy,
>
- Ap dụng mô hình thong qua dữ
liệu thu thập được.
¢ Phan tích kết quả mô phỏng đạt
được.
¢ Thiét lập các kịch bản khác nhauvề chính sách quản lý
Nghiên cứu tinh
Trang 271.6 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu.1.6.1 Đóng góp dự kiến của đề tài nghiên cứu về mặt học thuật.s* Nghiên cứu này đóng góp vào nên tảng kiến thức về QLRTXD tại Việt Nam.
Nghiên cứu sẽ xây dựng một mô hình mô phỏng có khả năng tích hợp tất cảcác biến quan trọng liên quan đến hiệu quả của việc QLRTXD Mô hình nàycó thé hỗ trợ người ra quyết định đánh giá và nâng cao hiệu quả QLRT trong
một dự án xây dựng.
lv+* Thông qua mô tả môi tương quan giữa các biên khác nhau, đặc tính động cua
hệ thống QLRTXD có thé được hiểu rõ hơn Thêm nữa, nghiên cứu cũng gópphân vào việc áp dụng phương pháp SD vào lĩnh vực QLRTXD và cung cấpmột nên tảng cho các nghiên cứu trong tương lai
1.6.2 Đóng góp dự kiến của đề tài nghiên cứu về mặt thực tiễn.s* Xây dựng được mô hình giúp các nhà quản ly, nhà thầu đưa ra các quyết
định trong việc đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của QLRTXD trước khithực hiện.
1.7 Tổng kết chươngChương này nêu van dé nghiên cứu cùng với bối cảnh dé thực hiện nghiên cứu Các
mục tiêu của nghiên cứu được đặt ra Phạm vi và phương pháp nghiên cứu được
hình thành nhăm vạch ra đường hướng cụ thé rõ rang cho nghiên cứu Các đóng gópdự kiến sẽ mang lại từ nghiên cứu cho thấy đây là nghiên cứu đáng quan tâm, cótính cấp thiết cao Chương tiếp theo sẽ giới thiệu tổng quan của vấn đề nghiên cứu
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 18 MSHV: 12080305
Trang 28CHƯƠNG 2TONG QUAN
2.1 Giới thiệu chương - c1 SH ngà 20
2.2 Rác thải xây dựng - cọ vn 20
2.3 Sự phát sinh Rac thải xây dựng - - G SH ng, 21
2.4 Các chiến lược quản lý rác thải xây dUNg veces cseseseeeseseeeeeeseseees 262.5 Thái độ của các bên liên quan đối với việc quản lý rác thải xây dung 272.6 Phương pháp được áp dụng dé đánh giá quản lý rác thải xây dựng 28
2.7 Giới hạn của các nghiên cứu đã thực hiện . << sss2 30
2.8 Động học hệ thống (System Dynamics) . «S9 322.9 Tổng kết chương ¿- E5 S21 E139 E1 111115131521 11 1111151111111 1111 6 33
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 19 MSHV: 12080305
Trang 292.1 Giới thiệu chương.
Trong chương này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan liên quan đến rác thải xây dựng.Đầu tiên là tìm hiểu thuật ngữ “Rac thải xây dựng” Tiếp theo là một vài các van déliên quan như: phát sinh rác thải xây dung; các chiến lược trong QLRTXD: các chỉsố đo lường hiệu quả của hệ thống QLRTXD; thái độ của các bên liên quan trong
việc QLRTXD.
2.2 Rác thải xây dựng.
Chưa có sự thống nhất trong các tài liệu nghiên cứu về định nghĩa rác thải xây
dựng Rác thải xây dựng được định nghĩa là rác thải phát sinh từ các hoạt động xây
dựng, sửa chữa cải tạo và phá dỡ công trình (Kofoworola và Gheewala, 2009) Điềunày có thể bao gồm các sản phẩm và vật liệu bị hư hỏng và dư thừa phát sinh trongquá trình xây dựng công trình hoặc trong suốt quá trình được sử dụng tạm thời tại
công trường.
Quan điểm khác nhau về rác thải xây dựng kéo theo sự khác nhau về triết lý QLRT.Ở Nhật Bản, rác thải xây dựng được xem như một sản phẩm phụ của xây dựng chứkhông phải là rác thải và sự nhân mạnh này dựa trên việc tái sử dụng và tái chế(Nitivattananon và Borongan, 2007) Mỗi nghiên cứu có xu hướng định nghĩa rácthải xây dựng dựa vào đặc điểm của câu hỏi nghiên cứu của mình bởi vì chỉ bằngcách định nghĩa rác thải riêng biệt thì kết quả của một nghiên cứu có thể có ý nghĩa
cho các thực hành khác nhau (Lu va Yuan, 2011).
Trong khi một số nghiên cứu định nghĩa thuật ngữ rác thải xây dựng bằng cách xemnó như vật liệu bị lãng phí hữu hình, nhiều nghiên cứu đề xuất răng rác thải xâydựng nên bao gồm các công việc không làm gia tăng giá tri công trình xây dựng(Serpell và Alarcón, 1998) Quan điểm này có nguồn gốc từ một nghiên cứu bởiSkoyles (1976), cho rang cần có sự phân biệt giữa rác thải xây dựng trực tiếp vagián tiếp băng cách đề xuất rằng rác thải trực tiếp là thiệt hại vật liệu trực tiếp, trongkhi rác thải gián tiếp là một mất mát băng tiền (ví dụ như khi độ dày của một tâm bêtông lớn hơn quy định trong thiết kế) Quan điểm này, được ủng hộ bởi Formoso et
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 20 MSHV: 12080305
Trang 30al (2002) và Serpell và Alarcón (1998), cho phép các nhà nghiên cứu xem xét ca
các thiệt hại vật chất và công việc không làm gia tăng giá trị Tuy nhiên, nghiên cứugân đây dường như đã bỏ qua phương pháp này đối với rác thải xây dựng, có lẽ bởivì vật liệu phế thải trong xây dựng phải là cái dé dàng để nhìn thay được, cũng nhưtương đối dễ dàng để đo lường (Formoso et al., 2002)
2.3 Sự phát sinh Rác thải xây dựng.
2.3.1 Số liệu về lượng Rác thải xây dựng.Có rất nhiều báo cáo về lượng rác thải xây dựng phát sinh tại nhiều quốc gia và khuvực Ví dụ, Mills et al (1999) báo cáo rang ngành công nghiệp xây dựng của Mỹtạo ra hơn 100 triệu tan rác thải xây dựng hàng năm Ở Anh, theo Ferguson (1995)và Sealey et al (2001) rác thải xây dựng chiếm hơn 50% tổng khối lượng rác và 70triệu tan rác thải xây dựng được loại bỏ hàng năm Craven et al (1994) báo cáo rằngcác hoạt động xây dựng tạo ra khoảng 20% - 30% của tất cả các rác thải ở Úc ỞHồng Kông, theo Poon (2007) khoảng 38% chất thải răn đến từ ngành công nghiệpxây dựng (Tam, 2008), và từ năm 1993 đến năm 2004, phát thải hàng năm của rácthải xây dựng tại Hồng Kông tăng hơn gấp đôi, đạt số lượng khoảng 20 triệutan/nam vào năm 2004 Tam (2008) cho biết rác thải xây dung tạo thành 19% và
14% lượng rác thải được xử lý tại bãi rác tương ứng ở Đức và Phần Lan.Số liệu thống kê ở trên cung cấp một chỉ số về tỷ lệ phần trăm của rác thải xây dựngtrong tong lượng chất thải rắn phát sinh tại một số nền kinh tế điển hình Tuy nhiên,
khi rác thải phát sinh từ việc xây dựng mới và các rác thải phát sinh từ phá dỡ được
xem xét riêng rẽ, rõ ràng là khối lượng rác thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ lànhiều hơn từ hoạt động xây dựng Dữ liệu công bố bởi Bossink và Brouwers (1996)cho thấy, khối lượng rác thải xây dựng hàng năm ở Đức đã được ước tính khoảng30 triệu tấn từ phá dỡ và 14 triệu tấn từ xây dựng, trong khi một báo cáo của EPAHoa Ky (2002) nói rang phan lớn rác thải xây dung từ phá dỡ, cải tạo tương ứng là
48% và 44%.
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 21 MSHV: 12080305
Trang 312.3.2 Nguồn phát sinh rác thải xây dựng.
Rac thải xây dựng có nguôn gôc từ các nguon khác nhau trong suôt vòng đời của dự
án xây dựng, từ khi thành lập cho đến xây dựng và phá dỡ (Shen et al., 2004) Theo
các nghiên cứu trước đó, nguồn gôc của rác thải xây dựng có thê được phân thành
10 loại sau: hợp đồng, thiết kế, mua sắm, vận chuyển giao hàng, lập kế hoạch và
quản lý tại công trường, kho lưu trữ vật liệu, vận chuyền sử dụng vật liệu, hoạt động
công trường, vật liệu dư thừa, và các nguyên nhân khác (Gavilan và Bernold
(1994); Kulatunga et al (2006); Osmani et al (2008)) Những nguồn gốc phát sinhđược thé hiện trong Bang 2-1 dưới đây
Bảng 2-1 Các nguyên nhân làm phát sinh rác thải xây dựng
Hợp đồng Sai sót trong hỗ sơ hợp đồng
Hồ sơ hợp đồng không đây đủ tại thời điểm khởi công xây dựng
Thiết kế
Thay đổi thiết kếThiết kế và chỉ tiết phức tạpCác lỗi chỉ tiết trong Thiết kế và Thi côngYêu cầu kỹ thuật không rõ ràng/không phù hợpPhối hợp và truyền thông kém (thông tin muộn, yêu câu của
khách hàng vào phút cuôi, chỉnh sửa và phân phát bản vẽ chậm)
Lựa chọn sản phẩm chất lượng thấp
Mua hàng
Lỗi đặt hàng (các mặt hàng được đặt không phù hợp với yêu
câu kỹ thuật)
Vượt quá nhu cầu (khó đặt hàng với số lượng nhỏ)
Lỗi nhà cung cap
Mua sản phẩm mà không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật
Vận chuyên Hư hỏng trong quá trình vận chuyển
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 22 MSHV: 12080305
Trang 32Khó khăn cho các phương tiện giao hàng tiếp cận các công
trường xây dựng
Bảo vệ không day đủ trong quá trình đỡ hàngPhương pháp thiếu hiệu quả của quá trình đỡ hàngThiếu kế hoạch quan lý rác thải tại công trườngKế hoạch cung ứng không phù hợp với số lượng yêu cầuLập kế hoạch và
quản lý tại côngtrường
Cham trê trong việc chuyên thông tin về loại và kích cỡ của vậtliệu và các thành phần được sử dụng
Thiêu kiêm soát vật liệu tại công trường
Thiêu giám sát
Không gian lưu trữ tại công trường không phù hợp dẫn đến hư
hỏng hoặc suy giảm chât lượng
Kho lưu trữ Phương pháp lưu trữ không đúng cách
Vật liệu lưu trữ xa so với nơi sử dụng
Vật liệu cung câp ở dạng rời
Phương thức vận chuyền trong công trường từ nơi lưu trữ đến
điêm sử dụng
Vận chuyên khi \
sử dụng vật liệu | Vận chuyên vật liệu không đây đủ
Hư hỏng trong quá trình vận chuyểnThái độ thiếu thân thiện của nhóm dự án va người lao động
Tai nạn do sự câu thả
Các vật liệu và sản phâm chưa sử dụngHoạt động tạicong trươngA ` Trục trặc trang thiết bị
Chất lượng tay nghề kémSử dụng vật liệu sai dẫn đến thải bỏ
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 23 MSHV: 12080305
Trang 33Áp lực thời gianĐạo đức nghề nghiệp kémRác thải từ quá trình sử dụng (ví dụ, chuẩn bị vữa quá thừa)Đoạn thừa từ việc cắt vật liệu dạng thanh
Phân vật liệu dư
Rac thải từ cat các hình dạng không kinh tê
Vật liệu làm bao bì, đóng gói
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 24 MSHV: 12080305
Trang 34đỉnh lwen cứuA
Bang 2-2 Cac nghi
EU] OBA OBIS UR UQIques Yor} USIP
cuI/cu! F80'0 a (8661)
ugyu ny neyU 2ÿ Nt] IVA
SUN} USTY 16} IS ORY] ,
3U09 0 BYU ou2 %§-] SUON] SUO WR UeYg
%6 quIq Suny
L end Bn SUON] Os øn2 đuỏ1) OOY) WRI] UBY SIOMNOIG BA YUISSOG
Trang 352.4 Các chiến lược quản lý rác thái xây dựng.Nghiên cứu và thực tiễn QLRTXD đã được hướng dẫn bởi nguyên tắc 3R (Reduce— Re-use — Recycling), con được gọi là hệ thống phân cấp QLRTXD (Hình 2-1).Nguyên tắc 3R đề cập đến: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải, theo đó phânloại các chién lược QLRT theo mong muốn (Peng et al., 1997) 3R được hiểu là mộthệ thống phân cấp, sắp xếp theo thứ tự tăng dan các tác động bat lợi của chúng đối
với môi trường từ thâp dén cao.
MostFavoured
Option Reduce
Re-useRecycling
Energy recoveryLeast ,
việc giảm rác thải xây dựng đã được nghiên cứu rộng rãi bởi các nhà nghiên cứutrước đó.
Các biện pháp hiệu quả làm giảm rác thải có thé được tóm tat thành 5 loại: (1) giảmthiểu rác thải thông qua quy định pháp luật của nhà nước, (2) giảm rác thải bởi thiếtkế dự án, (3) phát triển một hệ thông QLRT hiệu quả, (4) áp dụng công nghệ xây
dựng it rac thải, va (5) cải thiện thai độ các bên liên quan đôi với giảm rác thải.
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 26 MSHV: 12080305
Trang 362.4.2 Tái sử dụng và tái chế rác thải xây dựng.Tái sử dụng có nghĩa là sử dụng cùng một vật liệu nhiều hơn một lần Tái sử dụngcó thể cho các công năng tương tự, chang hạn như van khuôn (Ling va Leo, 2000)hoặc cho một công năng mới, chăng han như sử dung các thanh thép cắt góc cho giáđỡ (Duran et al., 2006) Các vật liệu phế thải không thể tái sử dụng hoặc sẽ được táichế dé sử dụng xây dựng mới hoặc xử lý tại bãi chôn lấp Do đó tái sử dụng là lựachọn tốt nhất sau giảm thiểu do tối thiểu quá trình xử lý và năng lượng liên quan(Petkovic et al., 2004) Khi giảm thiểu và tái sử dụng trở nên khó khăn, tái chế làlựa chọn tốt nhất tiếp theo Thông qua tái chế, một số vật liệu mới có thé được làmtừ các rác thải xây dựng Tam (2008) và Kartam et al (2004) cho thấy việc tái chếcó thé cung cấp 5 lợi ích chính: (1) làm giảm nhu cầu đối với các nguồn tai nguyênmới, (2) cắt giảm chi phí vận chuyền và chi phí sản xuất năng lượng, (3) sử dụngrác thải thay vì thải ra các bãi chôn lấp, (4) giữ diện tích đất cho phát triển đô thịtrong tương lai, và (5) cải thiện chất lượng môi trường.
2.4.3 Đồ bỏ rác thải xây dựng.Theo hệ thống phân cấp QLRTXD như trong Hình 2-1, khi rác thải xây dựngkhông thé được giảm thiểu một cách hiệu qua dựa trên nguyên tac 3R, cần được thảibỏ tại bãi chôn lap và/hoặc bãi rác công cộng dé tránh gây 6 nhiễm môi trường Tuynhiên, việc đồ bỏ không được kiểm soát và bất hợp pháp rác thải xây dựng đã diễnra phổ biến ở nhiều quốc gia (Zygouras et al (2009); Esin và Cosgun (2007)) Nóichung, có hai cách dé giảm việc đồ rác không được kiểm soát và bất hợp pháp: mộtlà bang sự sẵn long của người gây ô nhiễm (như nhà thâu, nhà thầu phụ và các nhathầu gây ra rác thải) trong việc xử lý rác thải tại bãi chôn lấp và cách khác là thông
qua các quy định của chính phủ (Hao et al (2008b)).
2.5 Thái độ của các bên liên quan đối với việc quản lý rác thải xây dựng.Thái độ đề cập đến một cảm giác tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng cụ thể, mànó tác động ảnh hưởng đến hành vi (Begum et al., 2009) Một số nghiên cứu chothay thay đổi hành vi lãng phí của các bên liên quan dự án có thé đóng góp đáng kể
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 27 MSHV: 12080305
Trang 37vào hiệu quả QLRTXD (Lingard et al (2000); Teo và Loosemore (2001)), đã có
những né lực của các nhà nghiên cứu khám phá ra cách thay đôi thái độ của các bênliên quan đối với QLRTXD
Những nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến ba nhóm của các bên liên quan dự án,cụ thể là, kiến trúc sư, nhà thầu và người lao động Tập trung vào thái độ của kiếntrúc sư đối với giảm thiểu rác thai, những phát hiện của Osmani et al (2008) chorang việc QLRT không phải là một ưu tiên hang dau trong thiết kế, vi các kiến trúcsư thường nhận thức rằng rác thải xây dựng được sinh ra do các hoạt động côngtrường và hiễm khi có bất cứ điều chỉnh gì với thiết kế dự án, mặc dù nghiên cứucủa Saunders va Wynn (2004) cho thấy thiết kế dự án tôi gây ra quá nhiễu vật liệu
vụn là nguyên nhân chính gây lãng phí trên các công trường xây dựng.
2.6 Phương pháp được áp dụng để đánh gia quản lý rác thai xây dựng.Thông qua các nghiên cứu liên quan thấy răng phương pháp tiếp cận được giới thiệu
và áp dụng cho việc thực hành đánh giá QLRTXD Các phương pháp này tập trung
vào một khía cạnh cụ thể như hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, hoặc hiệu quả
xã hội.
- Phương pháp dé đánh giá thành quả kinh tế của quản lý rác thải xây dựng.Thuật ngữ "đánh giá thành quả kinh tế" liên quan đến việc đánh giá chỉ phí và lợiích của một hoạt động cụ thể, cho biết chỉ phí và lợi ích của tất cả các hoạt độngliên quan đến rác thải xây dựng trong toàn bộ vòng đời dự án xây dựng
Lợi ích kinh tế của giảm thiểu và tái chế rác thải là rất lớn, bao gồm việc bán phếliệu và dọn rác thải khác khỏi công trường không mat phí hoặc chi phí thấp, tiếptheo là việc giảm chi phí cho việc chuyển rác thải đến bãi rac (Snook et al., 1995).Một mặt điều này giúp công ty xây dựng giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnhtranh thông qua chi phí sản xuất thấp hơn và một hình ảnh công ty tốt hơn (Begumet al., 2006), mặt khác, nó khuyến khích tái sử dụng và tái chế phế liệu do đó làmchậm lại khả năng bị lấp day các bãi rac (Hao et al., 2008a) Bên cạnh đó, cũng phátsinh những chỉ phí liên quan đến thu gom rác thải, tách, phân loại, tái sử dụng, tái
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 28 MSHV: 12080305
Trang 38chế và xử lý rác thải (Yuan et al., 2011) Trong suốt vòng đời của dự án xây dung,cân băng giữa lợi ích và chi phí liên quan với QLRTXD là động và không chắcchắn.
- Phương pháp dé đánh giá thành quả môi trường của quan lý rác thải xây dựng.Đánh giá thành quả môi trường là một quá trình ma thông tin về những tác động củaviệc thực hiện QLRTXD đối với môi trường được đánh giá Phương pháp điển hìnháp dụng để đánh giá hiệu quả môi trường của QLRTXD bao gồm đánh giá tác độngmôi trường (EIA), đánh giá môi trường chiến lược (SEA) và đánh giá vòng đời
(LCA).
EIA là đánh gia khả năng tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động QLRTXD có
thể có đối với môi trường (Wikipedia, 2014) Nó bao gồm nhiều thủ tục Thôngthường, EIA được sử dụng dé đánh giá va so sánh các tác động môi trường của cácchương trình QLRT khác nhau, do đó, chương trình với tác động thấp nhất đến môitrường có thé được xác định (Emmanuel, 2004); (Tränkler et al., 1996)
SEA là một phương pháp được giới thiệu gân đây nhất dự định sẽ được sử dụng ởgiai đoạn đầu trong quá trình ra quyết định, trên mức độ chiến lược hơn (Finnvedenet al., 2007) Do đó, sẽ phù hợp hơn để sử dụng SEA như một công cụ cho việcđánh giá tác động môi trường của một giải pháp QLRT cụ thể trước khi thực hiện
“
no.
LCA là một phương pháp để đánh giá tac động môi trường và các nguồn lực đượcsử dụng trong suốt quá trình QLRTXD từ việc mua nguyên liệu thô cho đến quátrình sản xuất, sử dụng và thải bỏ (Finnveden et al., 2007) Nó cũng là một phươngpháp được thành lập để cung cấp cho các nhà hoạch định rác thải và nhà ra quyếtđịnh một khuôn khô dé đánh giá biện pháp QLRT (Obersteiner et al., 2007) TheoBirgisdóttir (2004), LCA giúp có thé tính đến những lợi ích về môi trường có thé
đạt được thông qua quy trình QLRT khác nhau Một LCA thường được thực hiện
theo 4 bước: xác định mục tiêu và phạm vi; phân tích kiểm kê; đánh giá tác động
vòng đời; và giải thích những phát hiện (TCVN, 2000).
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 29 MSHV: 12080305
Trang 39- Phương pháp dé đánh giá thành quả xã hội của quản lý rác thải xây dựng.Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động (IAIA) cung cấp một định nghĩa cho đánh giátác động xã hội, cụ thể là, “nó bao gồm các quá trình phân tích, giám sát và quản lýcác hậu quả xã hội có thể lường trước và không lường trước, cả tích cực và tiêu cực,của các biện pháp can thiệp được hoạch định (các chính sách, chương trình, kếhoạch, dự án) và bất kỳ quy trình thay đổi xã hội viện dẫn bởi những biện pháp canthiệp đó Mục đích chính là mang lại một môi trường tự nhiên và xã hội bền vữngvà công băng hon” (IAIA, 2010).
2.7 Giới hạn cúa các nghiên cứu đã thực hiện.
Từ tong quan nghiên cứu liên quan bên trên, phần chính yếu của các nghiên cứu nàyđã được dành riêng cho QLRTXD trong vài thập ky qua Kết quả đã không chỉ làmphong phú thêm kiến thức về QLRTXD, mà còn cung cấp thông tin hữu ích về thựctiễn QLRT trên toàn thế giới
Tuy nhiên, một trong những khoảng trống trong các nghiên cứu này là thiếu mộtnghiên cứu làm thé nào để đánh giá tốt hơn hiệu quả của một hệ thống QLRTXDbăng cách xem xét cả 3 tiêu chí gồm: thành quả kinh tế, môi trường và xã hội.Khoảng trống này được thể hiện qua những điều sau đây:
e Các quy trình QLRTXD đã được nghiên cứu riêng: Các biện pháp hiện nay
dé đối phó với rác thải xây dựng được hướng dẫn bởi hệ thông phân cấpQLRT, trong đó sắp xếp các quy trình QLRT, chăng hạn như phát sinh, giảmthiểu tái sử dung, tái chế và xử lý rác thải, trong một chuỗi Theo hệ thốngphân cấp, nghiên cứu đã giải quyết phần lớn các vẫn đề liên quan rác thảixây dựng nảy sinh từ một quá trình QLRT cụ thé
e Các yếu tố trong quy trình QLRTXD khác nhau được xem là độc lập Trongphương pháp QLRTXD thông thường, bao gồm cả các quy trình phát sinhrác thải, giảm thiêu, tái ché, xử lý và được xem là hoạt động độc lập (Seadon,2010) Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau Ví dụ,thay đổi thiết kế xảy ra ở giai đoạn thiết kế dự án có thé dẫn đến phát sinh
HVTH: Châu Trần Minh Nhựt Trang 30 MSHV: 12080305
Trang 40rác thai trong giai đoạn xây dựng (Osmani et al., 2006, Osmani et al., 2008),
và chi phi xử lý rác thải cũng có thé ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiếnlược QLRTXD trên các công trường xây dựng (Hao et al., 2008a) Nếukhông thể xem xét mối quan hệ như vậy sẽ dẫn đến một sự hiểu biết khôngday đủ về hiệu quả của QLRTXD
e Hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện trên một quan điểm tĩnh Phươngpháp trước đây dùng để đánh giá QLRT chỉ đánh giá kết quả khi hoàn thành
dự án xây dựng và không đánh giá tác động của các hoạt động QLRTXD
trên một quan điểm động.e Rất ít nghiên cứu đánh giá QLRTXD bang cách tích hợp thành quả kinh tế,
môi trường và xã hội trong một tong thé Trong khi một số lớn các nghiêncứu đã tập trung vào các thành quả kinh tế, rất ít nghiên cứu đánh giá thànhquả xã hội của QLRTXD Tuy nhiên, theo các nguyên tắc phát triển bênvững (Brundtland, 1987), hiệu quả QLRTXD nên dựa theo quan điểm chorang thành quả kinh tế, môi trường và xã hội của QLRTXD được chú trọngvà thúc đây hài hòa khi thực hiện
Do những hạn chê của các nghiên cứu hiện có trình bày ở trên, nghiên cứu tiêp
theo cần phải giải quyết những điểm sau đây:e QLRTXD là một hệ thống phức tap QLRTXD là một hệ thống phức tạp có
thé được chứng minh bang nhiều các yếu tổ có liên quan; phát sinh, giảmthiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải là các phần của một hệ thông.Ngoài ra, mỗi hoạt động trong QLRTXD liên quan đến các bên liên quan
khác nhau (Yuan và Shen, 2011) Do đó, một phương pháp liên ngành liên
quan đến tất cả các yếu tổ là cần thiết dé đảm bảo rang các hệ thôngQLRTXD có thé được hiểu day đủ (Graham va Smithers, 1996).e Các thành phan trong hệ thông QLRTXD phan lớn là phụ thuộc lẫn nhau
Một phương pháp QLRTXD thông thường xem xét chu trình xử lý rác thai
như các hoạt động độc lập Tuy nhiên, tất cả chúng đều liên kết với nhau chặt
HVTH: Châu Trần Minh Nhụt Trang 31 MSHV: 12080305