1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " Năng lực cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO " pot

15 481 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 40,62 KB

Nội dung

Điều cần làm là phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các dịch vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp cung cấp nói riêng và cụ thể

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời buổi kinh tế thị trường, các ngành kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm phát triển mạnh mẽ đông về số lượng, tốt về chất lượng Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phải không ngừng đổi mới để theo kịp nhịp độ phát triển của thị trường để tránh tụt hậu, mất thị phần và tiềm ẩn những nguy cơ tiềm năng khác Khi mà hàng giờ có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, cũng chừng đó doanh nghiệp đến bờ phá sản Khi mà cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, khốc liệt đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải ý thức được điều này và trang bị cho mình những năng lực cạnh tranh bến vững nếu không muốn tụt hậu hoặc phá sản Mỗi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đều có một lợi thế nhất định trong lĩnh vực mà mình kinh doanh Xác định được lợi thế so sánh của doanh nghiệp và phát huy nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững, phát triển trong thị trường đầy biến động như hiện nay

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì lượng xe cơ giới lưu hành ngày một nhiều lại luôn được cải tiến và phát triển nhanh chóng trong khi đó thì hệ thống cầu đường mặc dù đã được nâng cấp nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, vẫn còn rất nhiều tuyến đường kém chất lượng và xuống cấp nghiêm trọng Bên cạnh đó người tham gia điều khiển các phương tiện giao thông không chấp hành đúng quy định như phóng nhanh, vượt ẩu, không có giấy phép lái xe… gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng Trong khi đó, luật pháp đều bắt buộc thực hiện các bảo hiểm khi tham gia giao thông

Thấy được nhu cầu đó, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm đều muốn thâm nhập vào phân khúc thị trường bảo hiểm xe cơ giới Vì nó là một miếng bánh có khả năng

tự lớn lên trong tương lai Từ đó hình thành nên các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm năng Điều mà các doanh nghiệp đang kinh doanh bảo hiểm đang phải đối mặt từng ngày

Trang 2

Do đó, không thể không đổi mới, không thể không nâng cao chất lượng dịch vụ, không thể mất khách hàng hiện tại, không thể mất thị phần… là điều mà các doanh nghiệp đang phải lo nghĩ Lo nghĩ thôi chưa đủ, họ cần phải làm, phải thực hiện ngay Điều cần làm là phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các dịch vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp cung cấp nói riêng và cụ thể

là nâng cao khả năng cạnh tranh cho các dịch vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp coi đó là lợi thế của doanh nghiệp

2.Một số công trình nghiên cứu liên quan

Ở nước ta những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết khoa học xung quanh vấn đề này với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như:

- GS.TS Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực nghiệm

Phi thực nghiệm: Thử và sai; Phương pháp Ơristic; Phương pháp tương tự (nghiên cứu trên các mô hình thí điểm)

Đối tượng nghiên cứu: Sức cạnh tranh của nền kinh tế

Giai đoạn nghiên cứu: Thời kỳ hội nhập ( 1986 đến nay)

- Lê Hữu Thành ( 2004) Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tương tự và phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Đối tượng nghiên cứu: Sức cạnh tanh của doanh nghiệp Nhà nước

Giai đoạn nghiên cứu : 2004 đến 2010

Trang 3

- Nguyễn Đức Hải ( 2005 ) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, phân tích xử lý số liệu thu thập được

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam Giai đoạn nghiên cứu: Từ 2003 đến 2010

- Đỗ Tất Cường ( 2005) Dịch vụ bảo hiểm ở nước ta hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội

Phương pháp nghiên cứu: Thống kê phân tích xử lý số liệu, phương pháp tương tự

Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ bảo hiểm ở nước ta

Giai đoạn nghiên cứu: Từ 2005 đến 2010

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm, cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm như:

- Trần Trọng Phúc ( 2005 ) “Một số chính sách từ phía nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt

động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”, Tạp chí Tài chính, số 10/2005,

tr.26-28

- Xuân Long ( 2002 )Thị trường bảo hiểm nhân thọ, cạnh tranh gay gắt giữa các công ty,

Tạp chí Thị trường giá cả, số 12/ 2002, tr.10-11.

- GS.TS Phí Trọng Thảo ( 2003 ) Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2002 và

dự báo năm 2003, Tạp chí Tài chính, số 1, 2/2003, tr.82-85.

- Lê Song Lai ( 2005 )Thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2005- bức tranh

sáng màu, Tạp chí Tài chính, số7/2005.

Trang 4

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trước đó đã làm rõ các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam Đều đã đưa ra được những hạn chế cần thay đổi để nâng cao một

số lĩnh vực hay một số vấn đề nào đó Song vấn đề nghiên cứu của họ đều ở tầm vĩ mô, mang tính khái quát cao Còn ở mức độ cụ thể thì chưa có, hoặc có cũng chỉ ở một vài bài tạp chí đánh giá ở mức tổng quát

Vì thế em thực hiện đề tài : “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO giai đoạn hiện nay”.

Đây là một đề tài mang tính kế thừa cao từ các công trình nghiên cứu trước đó Giải pháp nâng cao cạnh tranh từ trước đến giờ đã được rất nhiều chuyên gia đánh giá và thực hiện các công trình của mình ở các cấp độ khác nhau Song ở đây, với thời gian và không gian của một bài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP em kỳ vọng sẽ nghiên cứu được một dịch vụ

cụ thể đó là dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới Những cơ hội và thách thức của một công ty cụ thể đó là PJICO trong giai đoạn hiện nay để cho PJICO có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn nữa trong thị trường thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay

4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của công

ty cổ phần bảo hiểm PJICO

Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình thị trường

dịch vụ bảo hiểm, khả năng cạnh tranh của các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong thời gian qua Làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Trang 5

Làm rõ thực trạng, năng lực cạnh tranh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụbảo hiểm xe cơ giới tại PJICO

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của công ty

cổ phần bảo hiểm PJICO

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về thời gian: Từ năm 2009 đến 2012 định hướng đến 2015

Phạm vi về không gian: Thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO Trên lĩnh vực bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới

Phạm vi về địa lý: Khu vực các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử; phương pháp trìu tượng hoá khoa học, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống

kê, nghiên cứu tổng kết thực tiễn và kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trước đây liên quan đến đề tài

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về thị trường, cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ liên quan đến công ty cổ phần bảo hiểm PJICO.

Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của công

ty cổ phần bảo hiểm PJICO.

Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm

xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO.

Trang 6

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG, SẢN PHẨM DỊCH

VỤ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm

a, Một số khái niệm về bảo hiểm

Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường

Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra

Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được

sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng…

Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm

Tóm lại, Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi

ro Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

b, Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm xe cơ giới là một loại hình của bảo hiểm vật chất, được hình thành dựa trên nhu cầu của xã hội và các yêu cầu của pháp luật nhà nước Việt Nam về xe cơ giới Nhằm mục đích giảm thiểu những rủi ro khi người tham gia lưu thông trên đường bằng cách chuyển những rủi ro này cho các đơn vị kinh doanh bảo hiểm trên thị trường Đồng thời cũng là giảm thiểu gánh nặng cho xã hội khi có tai nạn xảy ra

Trang 7

Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho xe ô tô, xe máy chuyên dụng bao gồm: Xe ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dụng, xe có rơ moóc, máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại

xe đặc chủng khác có xuất xứ rõ ràng và trực tiếp tham gia vào giao thông đường bộ

Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm là phải thực hiện đúng các qui định trong hợp đồng

đã ký kết như đóng góp phí bảo hiểm đúng định kỳ quy định trong bảo hiểm, liên lạc với

cơ quan chức năng để giám định mức độ thiệt hại… Đối với bên cung cấp bảo hiểm cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để giám định thiệt hại và mức độ vi phạm của người tham gia gây tai nạn để bồi thường cho khách hàng chính xác, kịp thời…

1.1.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ

a, Cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật của các chủ thể về khách hàng, thị trường hay nguồn lực Cạnh tranh là hoạt động khách quan nó diễn ra mọi lúc mọi nơi trong nền kinh tế thị trường, mức độ và phạm vi khác nhau: giữa các cá nhân, tổ chức, thậm chí giữa các quốc gia

b, Khả năng cạnh tranh là việc huy động, sử dụng có hiệu quả các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, biến chúng thành những lợi thế cạnh tranh và sử dụng chúng như những công cụ cạnh tranh nhằm đạt được vị thế cạnh tranh nhẩt định

1.2 Một số lý thuyết liên quan đến khả năng cạnh tranh

1.2.1 Phân loại cạnh tranh

+ Theo tính chất cạnh tranh

-Cạnh tranh lành mạnh: công bằng, bình đẳng theo đúng quy luật kinh tế thị trường và các quy định của Nhà nước

-Cạnh tranh không lành mạnh: trái với cạnh tranh lành mạnh

+ Theo chủ thể kinh tế tham gia

- Cạnh tranh giữa những người bán

- Cạnh tranh giữa những người mua

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán

- Cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng

Trang 8

Tổng NV1- Tổng NV0

Tổng NV0

* 100%

+ Theo góc độ thị trường

- Cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy (Pure competition): Là tình trạng cạnh tranh mà trong đó giá cả của một loại hàng hóa không thay đổi trong toàn thị trường vì người mua

và người bán đều biết tường tận thị trường Trong điều kiện đó không có công ty (nhà kinh doanh) nào có khả năng ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình trên toàn thị trường

- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect competition): Đây là hình thức cạnh tranh chiếm

ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có

đủ sức mạnh và năng lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm mình trên thị trường +Theo chiến lược mở rộng

- Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp khác nhau Cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: Sự thay đổi giá bán và sản lượng bán của doanh nghiệp sẽ có điểm dừng Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành giá thị trường thống nhất Cạnh tranh dọc sẽ làm cho các doanh nghiệp có chi phí bình quân cao bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận lớn

- Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp như nhau Do đặc điểm đó cạnh tranh ngang không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường Song giá cả ở mức thấp tối đa, lợi nhuận giảm và có thể không có lợi nhuận 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp

a, Tiềm lực tài chính

Tài chính là chỉ tiêu lớn và tổng quát để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Một tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả và linh hoạt tạo điều kiện cho doanh nghiệp thiết lập và cũng cố vị thế cạnh tranh của mình

Các chỉ tiêu cần đánh giá là:

+ Tổng vốn và mức tăng trưởng vốn qua các năm theo chuẩn mực của ngành:

Trang 9

Hệ số nợ =

NPT TV

* 100%

Hệ số tài trợ =

VCSH TV

* 100%

Khả năng thanh toán hiện hành =

Tổng tài sản

Nợ phải trả

Khả năng thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ đến hạn

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận =

LNNN - LNNT

LNNT

X 100%

Doanh lợi tổng vốn: ROA =

LNST(TT)

Tổng vốn

X 100%

Doanh lợi doanh thu =

LNST(TT)

Doanh thu

X 100%

Trong đó: NV0, NV1 là tổng nguồn vốn năm phân tích và năm trước

+ Cơ cấu nguồn vốn:

+ Khả năng thanh toán: phản ánh khả năng phản ứng của doanh nghiệp với các khoản nợ

+ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn

Trong đó: LNNN, LNNT là lợi nhuận năm phân tích và năm trước

LNST (TT) là lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế

Trang 10

DT là doanh thu

b, Quản lý và lãnh đạo

Đây là chỉ tiêu rất khó định lượng tuy nhiên nó có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của doanh nghiệp Nhà lãnh đạo là đầu tàu định hướng cho doanh nghiệp Các quyết định của lãnh đạo chính xác, hiệu quả, kịp thời và khoa học là nguồn lực lớn cho doanh nghiệp Yếu tố này luôn gắn chặt với yếu tố nhân lực và văn hóa của Doanh nghiệp Điều này thể hiện qua:

+ Trình độ người quản lý và lãnh đạo

+ Tầm nhìn và hình ảnh

+ Mức độ chấp nhận rủi ro

+ Khả năng gắn kết gắn kết các giá trị riêng lẽ tạo nên chuỗi giá trị cho Doanh nghiệp

+ Gần gũi và chia sẻ

+ Có phong cách lãnh đạo phù hợp

Người quản lý tỏ ra uy quyền trong các quyết định của mình bằng tín hiệu quả, trên cơ sở

có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, tạo ra một cơ chế thúc đẩy và công nhận giá trị

c, Khả năng nắm bắt thông tin

Chúng ta phải công nhận một điều thông tin là một yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp Nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, các thông tin thị trường luôn biến đổi và chỉ có những doanh nghiệp nào bắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác và phù hợp thì mới tận dụng được các cơ hội và tăng khả năng cạnh tranh Điều này được đánh giá thông qua mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với thông tin, các kênh thông tin

mà người lãnh đạo dùng để ra quyết định, mức độ chia sẻ và phản hồi của các đối tượng

có liên quan Đặc biệt là các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được những thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường, thời gian mà thông tin bên ngoài vào doanh nghiệp

và ngược lại, từ bộ phận này tới bộ phận khác từ các cấp trong doanh nghiệp

d, Chất lượng dịch vụ

Dịch vụ là một loại sản phẩm vô hình Khách hàng nhận được sản phẩm này thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và cảm nhận Đặc điểm nổi bật là khách hàng chỉ

Ngày đăng: 28/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w