Hàng“nhái”TrungQuốctrongcuộcchiến với hàngthật Báo Chosun (Hàn Quốc) phản ánh: “Hàng nhái được bày bán t ại TrungQuốc như…bánh ngọt. Điều này cho thấy khả năng, công nghệ sản xuất hàng nhái ở đây gần như đã đạt đến mức siêu đẳng”. Hàng“nhái”Trung Quốc, đặc biệt l à các mặt hàng điện tử đang đẩy những mặt hàng chất lượng cao của các tập đoàn nước ngoài vào thế nguy hiểm. Hầu như không có sản phẩm, mặt hàng nào của các tập đoàn nước ngoài thoát được khỏi con mắt “dòm ngó” tinh quái của những đư ờng dây sản xuất hàng nhái tại Trung Quốc. Bất chấp những sản phẩm ấy được thiết kế với công nghệ tinh vi, mẫu mã độc đáo và được nhà sản xuất giữ bí mật như thế nào, chỉ một thời gian ngắn sau khi có mặt trên thị trường, sản phẩm hàng“nhái”TrungQuốc đã…lù lù xuất hiện, với thiết kế, chức năng giống y hệt, kèm theo giá bán phải chăng hơn nhiều so với “người anh cả” tội nghiệp. Tập đoàn LG đã bị “sốc” mạnh, khi sản phẩm điện thoại di động Chocolate của họ dự định được tung ra thị trường TrungQuốc vào tháng 05/2006, lại nghiễm nhiên xuất hiện trước cả tháng trời tại đây. Chocolate được giới thiệu tại Hàn Quốc vào tháng 11/2005. Tuy nhiên, để được xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại thị trường Trung Quốc, LG cần phải tiến hành một số điều chỉnh trong thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân quốc gia này. Tranh thủ thời cơ “vàng” ấy, một công ty TrungQuốc đã tung ra sản phẩm “anh em sinh đôi” với Chocolate trước cả LG. Đại diện của “gã khổng lồ” xứ Hàn bày tỏ nỗi bức xúc: “Bản sao của điện thoại Chocolate giống y hệt sản phẩm gốc do chúng tôi sản xuất, ngay cả…miếng lót bàn phím cũng giống”. Gần đây lại có vụ ầm ĩ gây xôn xao dư luận trên internet về sản phẩm nhái lại máy chơi game di động của tập đoàn Nhật Sony có tên Playstation Portable (PSP). Một lần nữa cho thấy sự phát triển nhanh chóng và đầy mưu mẹo của các đường dây sản xuất hàng nhái Trung Quốc. Những tin đồn cho biết trong khi sản phẩm PSP của Sony đang được nghiên cứu để có thêm chức năng của một chiếc điện thoại di động, thì một nhà sản xuất người Trung đã tung ra sản phẩm điện thoại y hệt như PSP. B ởi vậy mới có chuyện mọi người kháo nhau về việc Sony đã tung ra sản phẩm điện thoại di động PSP. Trên thực tế, đó là sản phẩm nhái (copy ngay trong giai đoạn nghiên cứu) của Trung Quốc. Điều đáng nói là giá bán của mặt hàng copy này chẳng rẻ chút nào, khoảng 650 đô-la Mỹ, ngang ngửa những sản phẩm điện thoại cao cấp của Samsung Electronics và Sony Ericsson. Các tổ chức, đường dây sản xuất hàng nhái tại TrungQuốc hoạt động hết sức tinh vi và nhiều mánh lối. Mỗi đường dây có rất nhiều công ty con hoạt động riêng rẽ theo từng công đoạn. Như vậy, nếu một “mắt con” bị triệt phá thì tổ chức của cả đường dây ít khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quan trọng nhất vẫn là nguồn chất xám, những đường dây này có hẳn đội ngũ ăn cắp và do thám công nghệ siêu việt. Sau đó, họ sẽ chuyển giao cho những kỹ sư tài năng để thực hiện những bản sao giống sản phẩm thật như lột trước khi sản phẩm thật được tung ra thị trường 1 hoặc 2 tháng. Đến ngày những sản phẩm thật được các tập đoàn giới thiệu trên thị trường, những tổ chức này lại tiếp tục tiến hành copy bản đồ vi mạch để hoàn thiện sản phẩm, với một nhóm hoạt động khoảng 20 người làm việc rất nhanh, trong vòng 1- 2 tuần lễ. Sau đó, tất cả sẽ được chuyển giao cho một công ty chuyên sản xuất hàng nhái, họ tung ra thị trường khoảng 20.000-30.000 sản phẩm, để rồi ung dung ngồi “hốt bạc”. Những sản phẩm “nhái” như vậy đã đẩy các tập đoàn vào thể nguy hiểm, không những về mặt doanh thu, lợi nhuận mà còn cả uy tín nhãn hiệu. Điều này buộc các nhà sản xuất nước ngoài phải có những biện pháp, từ cứng rắn đến mềm dẻo nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của những “sản phẩm sinh đôi” tai hại này như thương lượng; phối hợp với chính quyền nhằm triệt phá những đường đây sản xuất và thu gom hàng giả trên thị trường; ban hành khuyến cáo rộng rãi đến người tiêu dùng; phát triển hệ thống tem bảo vệ tinh vi cho sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết và phân biệt dễ dàng;… Thậm chí, có tập đoàn còn tung đội ngũ “điệp viên” riêng nhằm “đánh hơi” những đường dây làm giả, đặc biệt là móc nối với những người kỹ sư đóng vai trò quan trọngtrong việc giúp những đường dây này copy công nghệ. Những kỹ sư này có thể sẽ được mời vào làm việc tại tập đoàn, với mức lương ưu đãi. Tuy nhiên, kết quả họ thu được chỉ như muối bỏ bể. Gần đây, tập đoàn Samsung đã phát hiện được một đường dây sản xuất những mặt hàng“nhái” lại sản phẩm của họ tại Trung Quốc. Những kỹ sư nằm trong đường dây này đã copy được ý tưởng, giải mã thành công những biểu đồ vi mạch của Samsung. Tập đoàn đã thương thuyết với các kỹ sư với lời mời vào làm việc cho Samsung. Tuy nhiên, lời đề nghị của tập đoàn Hàn Quốc đã bị thẳng thừng từ chối. Những kỹ sư này cho rằng, họ có thể kiếm được 200.000 đô-la Mỹ cho một sản phẩm “nhái” hoàn hảo. Do đó, nếu họ có làm việc cho Samsung, thì thu nhập của họ cũng không vì thế mà nhiều hơn. Những chuyên gia của Samsung đành phải quay về với phương pháp truyền thống nhằm bảo vệ tập đoàn mình trước nạn hàng giả là phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin sản phẩm, ngay cả trong nội bộ công ty. Một số công ty, tập đoàn nước ngoài khác hiện đang phát động những chiến dịch quy mô nhằm nâng cao ý thức người tiêu dùng, kêu gọi người tiêu dùng quay lưng lại với hàng giả. Họ hy vọng rằng việc tăng cường các dịch vụ hậu mãi; tung ra những chương trình khuyến mãi và giảm giá thật hấp dẫn; triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách đặc biệt chu đáo sẽ thu hút và thay đổi được ý thức người tiêu dùng Trung Quốc. Cuộcchiếnhàng giả được dự đoán sẽ ngày càng gay gắt trong tương lai và khó có hồi kết nếu thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc. . Hàng “nhái” Trung Quốc trong cuộc chiến với hàng thật Báo Chosun (Hàn Quốc) phản ánh: Hàng nhái được bày bán t ại Trung Quốc như…bánh ngọt. Điều này cho. thức người tiêu dùng Trung Quốc. Cuộc chiến hàng giả được dự đoán sẽ ngày càng gay gắt trong tương lai và khó có hồi kết nếu thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc. . khả năng, công nghệ sản xuất hàng nhái ở đây gần như đã đạt đến mức siêu đẳng”. Hàng “nhái” Trung Quốc, đặc biệt l à các mặt hàng điện tử đang đẩy những mặt hàng chất lượng cao của các tập