1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bước ngoặt lớn trong điều trị thoái hóa khớp doc

4 435 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 96,83 KB

Nội dung

Bước ngoặt lớn trong điều trị thoái hóa khớp Điều khó tránh khỏi của thời gian Cấy ghép tế bào gốc từ thận cho bệnh nhân khớp. Thoái khớp là tình trạng lão hóa của sụn khớp và tổ chức xương dưới sụn, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như di truyền, nội tiết, chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện bằng những thay đổi về hình thái và tính chất của sụn khớp như sụn bị nhuyễn hoá, kém tính đàn hồi, nứt ra và mỏng đi, tổ chức xương dưới sụn bị xơ hóa, tạo ra các gai xương và hốc xương dưới sụn. Biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng đau nhức khớp, có thể tràn dịch khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động khớp, làm ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt hàng ngày. Các phương pháp điều trị hiện nay nhằm vào 2 mục tiêu chính là làm chậm quá trình hủy hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp và giảm đau, duy trì khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Việc phòng bệnh tập trung vào phát hiện và sửa chữa các dị dạng bẩm sinh, tư thế xấu, lệch trục khớp và tránh cho khớp bị quá tải (tư thế làm việc hợp lý), giữ cân nặng hợp lý, tránh béo bệu. Có nhiều các biện pháp điều trị khác nhau từ không dùng thuốc (vật lý trị liệu, xoa bóp, kéo giãn, tắm bùn, tập luyện thể dục hợp lý…) đến sử dụng các thuốc có tác dụng làm chậm quá trình thoái khớp; các phương pháp can thiệp (nội soi khớp, phẫu thuật chỉnh sửa khớp) và phẫu thuật thay khớp nhân tạo khi các biện pháp điều trị trên thất bại. Tế bào gốc trở thành hy vọng lớn Lấy tế bào khớp ra nuôi cấy rồi cấy lại vào nơi tế bào khớp bị suy thoái. Với sự phát triển của di truyền học, sinh học phân tử trong những năm gần đây, nhất là sau khi giới khoa học đã giải mã được bộ gen người năm 2001, thì nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng tế bào gốc trong điều trị nhiều bệnh nan y như bệnh tự miễn, ung thư, đái tháo đường, Parkinson… Tế bào gốc (stem cells) là những tế bào có khả năng tự tái tạo bằng cách phân chia tế bào và có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác nhau. Với khả năng này, chúng có thể hoạt động như một hệ thống sửa chữa, thay thế các tế bào chết. Có 3 loại tế bào gốc chính là: tế bào gốc từ phôi thai (embryonic stem cells) hình thành sau khi thụ tinh. Nhóm thứ hai là tế bào gốc từ tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells) ở tuỷ xương, sụn khớp, da, giác mạc… Nhiệm vụ của tế bào gốc trưởng thành là thay thế, sửa chữa, bù đắp cho các tế bào đã chết. Việc sử dụng các tế bào gốc trưởng thành an toàn hơn nhưng số lượng tế bào ít hơn. Hơn nữa, chúng lệ thuộc vào tuổi của người có tế bào gốc, tế bào gốc của người trẻ phát triển nhanh hơn người già. Nhóm thứ ba là tế bào gốc sơ sinh (infant stem cells) ở dây rốn và nhau thai. Đây là nhóm tế bào gốc có ưu điểm hơn hai loại tế bào trên về nhiều phương diện và đang được nghiên cứu nhiều. Phương pháp cấy ghép bằng tế bào sụn khớp đã được nghiên cứu thực nghiệm trên động vật từ những thập niên 70-80 của thế kỷ XX, nghiên cứu trên người vào những thập niên 90. Trong số các nghiên cứu đó, đáng chú ý nhất là nghiên cứu của TS. Lar Peterson và nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Goterbeg (Thụy Điển) sử dụng phương pháp cấy ghép sụn khớp tự thân. Các tác giả đã sử dụng phương pháp ghép sụn tự thân (autograft) cho một số bệnh nhân trẻ tuổi bị thoái khớp gối thứ phát sau chấn thương. Các tế bào sụn được lấy ra từ sụn khớp, sau đó được nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt để được nhân lên, rồi chúng được ghép vào nơi thiếu hụt sụn khớp. Do đó kỹ thuật này bao gồm nhiều công đoạn. Trước tiên, tiến hành nội soi khớp để xác định vị trí sụn bị tổn thương chuẩn bị cho ghép sụn, lấy một ít tổ chức sụn ở vùng khớp không bị tổn thương. Các tế bào sụn được nuôi cấy trong một môi trường giàu dinh dưỡng, có nhiều yếu tố tăng trưởng trong vài tuần và các tế bào này được nhân lên nhiều lần về số lượng, tồn tại ở dạng dịch đặc. Sau đó các tế bào sụn được cấy ghép vào vị trí sụn bị thiếu hụt. Các tế bào sụn này phải mất vài tháng mới chuyển thành tổ chức sụn bình thường. Các nhà khoa học Úc, đứng đầu là GS. Silviu Itescu vừa công bố những kết quả về sử dụng tế bào gốc trưởng thành của cá thể khác (allograft) trong điều trị thoái hoá khớp gối. Nghiên cứu tiến hành ở một số con cừu cái sau mãn kinh bị thoái hoá khớp gối. Sau khi cắt sụn chêm, chúng được chia làm 3 nhóm: nhóm chứng, nhóm được điều trị bằng tiêm nội khớp acid hyaluronic (chất nhày dịch khớp nhân tạo) đơn thuần và nhóm được tiêm nội khớp đồng thời acid hyaluronic và tế bào gốc trưởng thành; chúng được theo dõi trong 6 tháng. Kết quả là sau 6 tháng, sụn khớp gối của nhóm được điều trị bằng tế bào gốc tái tạo lại dầy hơn và rộng hơn 20 % so với nhóm chỉ được tiêm acid hyaluronic đơn thuần. Sụn khớp mới này giàu chất cơ bản proteoglycan, chứng tỏ chất lượng cao của sụn mới tái tạo. Nhóm tiêm acid hyaluronic đơn thuần không có cải thiện rõ rệt về bề dầy sụn khớp. Tuy nghiên cứu mới chỉ ở pha 2 trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, nhưng cho phép chúng ta có thể hy vọng vào hiệu quả của phương pháp điều trị này trong tương lai. Tại Việt Nam, từ vài năm nay đã có các trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và đã có những nghiên cứu ứng dụng cho một số bệnh lý như bỏng, lột da lâu lành… . Bước ngoặt lớn trong điều trị thoái hóa khớp Điều khó tránh khỏi của thời gian Cấy ghép tế bào gốc từ thận cho bệnh nhân khớp. Thoái khớp là tình trạng lão hóa của sụn khớp và tổ. trình thoái khớp; các phương pháp can thiệp (nội soi khớp, phẫu thuật chỉnh sửa khớp) và phẫu thuật thay khớp nhân tạo khi các biện pháp điều trị trên thất bại. Tế bào gốc trở thành hy vọng lớn. (allograft) trong điều trị thoái hoá khớp gối. Nghiên cứu tiến hành ở một số con cừu cái sau mãn kinh bị thoái hoá khớp gối. Sau khi cắt sụn chêm, chúng được chia làm 3 nhóm: nhóm chứng, nhóm được điều

Ngày đăng: 28/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w