1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hôn nhân gia đình kết hôn trái pháp luật và quy định plvn hiện hành

28 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành
Tác giả Chúng Em
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

luật như “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hìnhxã hội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Dân sự của Nguyễn Huyền Trang .2 Hay “Hậu quả pháp lý

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

&

GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Tên đề tài:Kết hôn trái pháp luật và quy định

của pháp luật Việt Nam hiện hành

1

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT1 HNGĐ: Hôn nhân và Gia đình

2 BLDS: Bộ luật Dân sự 20053 BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 4 CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa5 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP: Thông tư

liên tịch số 01/1016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫnthi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

6 Nxb: Nhà xuất bản7 TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao8 VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

9 BTP: Bộ Tư pháp

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết việc nghiên cứu đề tài

Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình pháttriển của con người Với mục đích ban đầu nhằm duy trì và phát triển nòi giống, dầndần sự chung sống giữa nam và nữ được pháp luật thừa nhận với ý nghĩa cao cả hơnhết là xây dựng gia đình Kết hôn là bước khởi đầu để hình thành nên gia đình Hônnhân không chỉ mang giá trị trong mối quan hệ tình yêu nam nữ mà còn có ý nghĩa đốivới sự phát triển của đất nước Xây dựng gia đình hạnh phúc là kim chỉ nam chođường lối của Đảng và Nhà nước ta qua bao giai đoạn lịch sử Bởi Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khẳng định tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình

vào tháng 10 - 1959: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới

thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạtnhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phảichú ý hạt nhân cho tốt” 1

Tuy nhiên, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, xuất phát từ nhiều nguyênnhân, mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, trongđó, quan hệ hôn nhân, việc kết hôn giữa vợ chồng cũng không ngoại lệ Thực tế đã cónhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quanhệ gia đình, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của các bên chủ thể, mà còn tácđộng đến lối sống và đạo đức xã hội, gây trì trệ cho việc phát triển của nước nhà Kếthôn trái pháp luật không còn là một vấn đề quá mới mẻ đối với hầu hết mọi người,nhưng luôn là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm và ưu tiên tìm cách giảiquyết

Bài tiểu luận của chúng em với tên đề tài “Kết hôn trái pháp luật và quy địnhcủa pháp luật Việt Nam hiện hành” nhằm tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và

thực tiễn của kết hôn trái pháp luật ngày nay, hướng xử lý bằng cách hủy việc kết hôntrái pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LuậtHNGĐ 2014) Qua đó, giúp mọi người có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về vấnđề kết hôn trái pháp luật, đồng thời đề xuất phương hướng để hoàn thiện quy định củapháp luật, giải pháp nhằm hạn chế và xử lý kịp thời các trường hợp kết hôn trái phápluật hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, việc kết hôn trái pháp luật đã gióng lên hồi chuôngcảnh báo trong toàn xã hội, không chỉ riêng ở Việt Nam mà là trên toàn thế giới Tínhcho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc kết hôn trái pháp

1 Hồ Chí Minh toàn tập, 2011.

3

Trang 4

luật như “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình

xã hội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Dân sự của Nguyễn Huyền Trang 2

Hay “Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và

gia đình năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng

dân sự năm 2016 của Nguyễn Tài Dương 3Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí chuyên ngành được đăng tải trên các Tạpchí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát,… đề cập đến việc kết hôn trái pháp luật và hủy

kết hôn trái pháp luật như “Về giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật, kết hôn không

đúng thẩm quyền và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kếthôn” của tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Lan - trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm

2019 được phát hành ngày 10/4/2019…Có thể thấy, vấn đề kết hôn trái pháp luật đã được các tác giả nhìn nhận dướinhiều góc độ khác nhau nhưng đa số dựa trên những quy định của Luật HNGĐ 2000và chưa cập nhật hết các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn Bài tiểu luận của chúngem sẽ thể hiện được góc nhìn mới, quan điểm mới phù hợp với thực trạng cũng nhưquy định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Luật HNGĐ 2014

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nhìn nhận bao quát đề tài dưới nhiều góc độkhác nhau từ lý luận cho đến thực tiễn nhưng sẽ tập trung vào các quy định trong phápluật Việt Nam hiện hành về việc kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật,chủ yếu là Luật HNGĐ 2014

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:

- Nhằm làm rõ các vấn đề lý luận kết hôn trái pháp luật trong lĩnh vực HNGĐ;- Làm sáng tỏ khái niệm, các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật, chủ thểcó thẩm quyền, căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật;

- Đưa ra cách thức xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật theo quy định củaLuật HNGĐ 2014;

- Nhìn nhận thực trạng kết hôn trái pháp luật ngày nay, từ đó nêu ra những bấtcập cũng như kiến nghị phương thức giải quyết hợp lý, có khả năng thi hành, góp phầnhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật,

hủy kết hôn trái pháp luật – đặc biệt là các quy định trong Luật HNGĐ 2014 Đồng

2 Tác giả chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh quan niệm kết hôn trái pháp luật, những quy định vềkết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như thực tiễn kết hôn trái pháp luật hiệnnay.

3 Luận văn tập trung vào khía cạnh hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật, do được viết sau khiLuật HNGĐ năm 2014 có hiệu lực nên tác giả đã phân tích được một số điểm mới, cũng như bất cập việc ápdụng pháp luật hiện hành, từ đó kiến nghị giải pháp để sửa đổi.

4

Trang 5

thời, tìm hiểu về thực trạng kết hôn trái pháp luật trong xã hội ngày nay, thông qua đóđề ra các phương hướng và giải pháp mang tính khả thi cao.

Phương pháp nghiên cứu: Tập trung sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết

cụ thể như phương pháp khái quát, phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lýthuyết Dựa trên nền tảng và xuất phát điểm là các tri thức lý luận (các quan điểm, lýthuyết), từ đó đi sâu vào bản chất của vấn đề cần nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện,bao quát đối với thực tiễn cuộc sống

5 Ý nghĩa thực tiễn của và kết cấu đề tài nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu các vấn đề được đặt ra, bài tiểu luận đã thể hiện một cáchchi tiết về việc kết hôn trái pháp luật và các quy định của pháp luật Việt Nam hiệnhành Từ đó nêu ra những bất cập, thiếu sót khi áp dụng pháp luật cho tình huống thựctiễn, nhằm đề xuất phương hướng hoàn thiện Luật HNGĐ góp phần nâng cao nhậnthức, sự hiểu biết của mỗi người trong quy định về hôn nhân, làm giảm tỷ lệ người dânkết hôn trái pháp luật

Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương (không tính Lời mở đầu, Kết luận vàDanh mục tài liệu tham khảo):

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái

pháp luật theo pháp luật Việt Nam

Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy kết hôn trái pháp luật.Chương 3: Thực tiễn giải quyết của pháp luật Việt Nam về xử lý hủy kết hôn

trái pháp luật - Phương hướng và giải pháp

5

Trang 6

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁPLUẬT VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP

LUẬT VIỆT NAM

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Nhìn từ góc độ xã hội, lịch sử loài người đã chứng minh rằng, khi con người vừathoát ra khỏi cuộc sống hoang dã của động vật, khái niệm kết hôn chưa được biết đến.Lúc này, quan hệ giữa đàn ông và đàn bà chỉ đơn thuần là quan hệ “tính giao” , sự liên4kết giữa họ nhằm thỏa mãn những bản năng thuần túy Thực tế lúc bấy giờ, do điềukiện tự nhiên quyết định, nên con người phải chấp nhận cuộc sống ăn ở chung, chồng

chung vợ chạ như Ph.Ănghhen đã viết “Đấy là hình thức quần hôn, một hình thức hôn

nhân trong đó cả từng nhóm đàn ông và cả từng nhóm đàn bà đều là sở hữu của nhau.Trong đó ghen tuông khó lòng phát triển5 Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển của

nhân loại, dần dần sự liên kết giữa đàn ông và phụ nữ không chỉ còn là sự ràng buộcđơn thuần mà nó là sự liên kết mang tính xã hội, thể hiện những giá trị văn minh củacon người trong mối quan hệ đặc biệt được gọi là "hôn nhân".

Dưới góc độ xã hội, kết hôn6được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợchồng Đây là sự liên kết đặt biệt nhằm tạo dựng các mối quan hệ gia đình Một trongnhững chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản, nhằm tái sản xuất ra con người, làquá trình duy trì và phát triển nòi giống – quá trình cần thiết của nhân loại

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một sự kiệnpháp lý hoặc một chế định pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữtheo quy định của pháp luật Nếu như về mặt xã hội, lễ cưới là sự kiện đánh dấu sựchính thức của hôn nhân thì về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn Tùy thuộcvào điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán cũng như truyền thống văn hóa,pháp luật của mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệvợ chồng Đối với pháp luật Việt Nam, việc xác lập quan hệ vợ chồng phải được Nhànước thừa nhận mới được coi là hợp pháp Kết hôn là cánh cửa mở ra cuộc sống hônnhân, là cơ sở hình thành gia đình, làm phát sinh các quan hệ thiết yếu trong lĩnh vựchôn nhân – gia đình

4 Mang tính bầy đàn và bừa bãi, có nghĩa là mọi người đàn bà đều thuộc về mọi người đàn ông và ngược lại,điều này được coi là phù hợp với tập quán lúc bấy giờ.

5 Xem C.Mác – Ph.Ăngghen, tuyển tập 6, Nxb.Sự thật, Hà Nội 1994, tr.62.6 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Kết hôn là việc nam, nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành chồng" [99, tr.467].

6

Trang 7

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kết hôn, tại khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ

2014, các nhà làm luật đã quy định về khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là việc

nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiệnkết hôn và đăng ký kết hôn” Đồng thời điều kiện kết hôn như thế nào, trình tự thủ tục

kết hôn ra sao, pháp luật nước ta cũng đã có những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo hộ

1.1.2 Điều kiện kết hôn theo pháp luật

Điều kiện kết hôn là những đòi hỏi về mặt pháp lý đối với hai bên nam, nữ và chỉkhi thỏa mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn Luật HNGĐ 2014quy định việc kết hôn phải tuân theo các điều kiện tại khoản 1 Điều 8 của Luật này 7Theo đó:

 Về độ tuổi: Pháp luật nước ta chỉ quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn,nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và tuổi được tính theo tuổi tròn dựavào ngày, tháng, năm sinh

 Về sự tự nguyện: Sự tự nguyện ở đây được hiểu là mong muốn gắn bó, cùngchung sống với nhau để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của hai người Nam, nữ tự quyếtđối với việc kết hôn một cách chủ quan theo ý muốn của họ và không bị tác động bởibất kỳ ai Tính tự nguyện sẽ được thể hiện thông qua việc nam, nữ cùng trực tiếp kýchứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 Về năng lực hành vi dân sự: Theo quy định thì người kết hôn phải là ngườikhông bị mất năng lực hành vi dân sự và điều kiện để bị coi là một người mất năng lựchành vi dân sự sẽ căn cứ theo khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 Quy định này nhằm đảm8bảo tính tự nguyện, bảo vệ sự lành mạnh, chất lượng nòi giống, cũng như quyền và lợiích hợp pháp của vợ chồng – con cái

 Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: Theo quy định tạiđiểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014

7 Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014.

“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản2 Điều 5 của Luật này”.

8 Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.

“1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thìtheo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết địnhtuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đóhoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏquyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự".

7

Trang 8

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1.2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Từ khái niệm và những điều kiện kết hôn đã phân tích như trên, thì khi đăng kýkết hôn nếu hai bên nam nữ thỏa mãn đủ theo các điều kiện được pháp luật quy địnhvề độ tuổi, về sự tự nguyện, về năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợpcấm kết hôn, thì hôn nhân đó được xem là hợp pháp, có giá trị pháp lý Nếu vi phạmđiều kiện kết hôn thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật Quyền kết hôn là quyền củamỗi người, nhưng khi kết hôn thì họ phải tuân thủ theo sự điều chỉnh của pháp luật,phải tuân thủ các điều kiện mà Nhà nước đặt ra, như C.Mác khẳng định tại Bản dự luật

về ly hôn: “Không ai bị buộc phải kết hôn nhưng ai cũng buộc phải tuân theo Luật

Hôn nhân một khi người đó kết hôn Người kết hôn không sáng tạo ra hôn nhân, cũngnhư người bơi lội không sáng tạo, không phát minh ra tự nhiên và những quy luật vềnước và trọng lực Vì thế, hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hônmà trái lại sự tùy tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân” 9

Như thế, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy địnhvà được điều chỉnh bởi Luật HNGĐ, hiện nay là Luật HNGĐ 2014 Theo khoản 6

Điều 2 Luật này quy định: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn

tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kếthôn theo quy định tại Điều 8 Luật này”.Có thể hiểu, kết hôn trái pháp luật là hình thứckết hôn không được pháp luật thừa nhận, dù việc kết hôn này được cơ quan hộ tịch cấpGiấy chứng nhận kết hôn nhưng việc kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồnggiữa hai chủ thể do vi phạm điều kiện kết hôn theo luật định Và để xác định xem đâulà kết hôn trái pháp luật thì cần phải đáp ứng đủ hai tiêu chí:

Thứ nhất, việc kết hôn đảm bảo điều kiện hình thức (tức là có tiến hành đăng

ký kết hôn);

Thứ hai, việc kết hôn vi phạm điều kiện nội dung (tức điều kiện kết hôn)

Kết hôn trái pháp luật là một hành vi vi phạm pháp luật, do quan hệ hôn nhânkhông được Nhà nước công nhận nên việc kết hôn trái pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên chủ thể Bên cạnh đó, hành vi kết hôn tráipháp luật còn tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, làm lệch lạc suy nghĩ của giới trẻ,gia tăng tỷ lệ phạm tội, tệ nạn xã hội Ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cũng như cácchính sách quản lý của Đảng và Nhà nước ta, khiến cho các cơ quan khó có thể nắmbắt chính xác số liệu, vấn đề về hộ tịch, khai sinh, các vấn đề khác để giải quyết khiphát sinh tranh chấp Việc để hiện tượng kết hôn trái pháp luật ngày càng phổ biến

9 C.Mác – Ph.Ăngghen (1998), “Bản dự luật về ly hôn”, Các Mác và Ph Ăngghen toàn tập, (tập 1), Nxb Sựthật, Hà Nội.

8

Trang 9

trong quần chúng nhân dân sẽ làm suy thoái giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống tốt đẹpcủa mỗi con người, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

1.2.2 Các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật, điều này xuất phát từcác yếu tố khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, từng hoàn cảnh riêng biệt Trongđó, tiêu biểu là do ảnh hưởng kinh tế - xã hội, văn hóa và con người

 Về kinh tế - xã hộiTừ trước đến nay, kinh tế luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, mang tính quyếtđịnh đối với đường hướng phát triển của một quốc gia Nền kinh tế ngày càng pháttriển là một điểm đáng mừng đối với các quốc gia, tuy nhiên mặt trái của nền kinh tếthị trường đã tác động đến lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội tạo ranhững thay đổi đáng kể về quan niệm tình yêu và hôn nhân Hôn nhân vốn dĩ là điềurất thiêng liêng cao cả, đề cao vai trò, trách nhiệm của người trong cuộc trước, nhưnglại dần bị chuyển hóa thành những thỏa thuận, hợp đồng với mục đích kinh tế mà coinhẹ mục đích xây dựng gia đình, như việc kết hôn “giả” để được xuất cảnh, đi xuấtkhẩu lao động, nhập tịch nước ngoài Trớ trêu thay, kết hôn giả lại gây ra hậu quả thật.Nhiều người “tiền mất tật mang”, phải bỏ học, vay nợ cả nghìn USD để đưa cho môigiới nhằm lo thủ tục kết hôn với người nước ngoài, nhưng khi đến nơi lại không thể lyhôn với người bảo lãnh vì người bảo lãnh đã “cao bay xa chạy”, không ít người saunhiều tháng sống chui trên đất khách quê người thì bị trục xuất về nước

Bên cạnh đó, phát triển quá mức của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến lối sống, thayđổi quan điểm về tình yêu và hôn nhân của một số thanh niên Cần nên hiểu rằng, đicùng với tăng trưởng kinh tế là yêu cầu về tiến bộ xã hội Tăng trưởng kinh tế mà đờisống tinh thần, đạo đức xuống cấp sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước

 Về văn hóa truyền thống, ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậuĐất nước Việt Nam từ xưa đến nay nổi tiếng với nền tinh hoa văn hóa truyềnthống có từ ngàn đời, 54 dân tộc anh em với 54 màu sắc, nét văn hóa đặc trưng riêngbiệt Ngoài những phong tục tập quán tốt đẹp góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội thìvẫn còn tồn tại một số hủ tục, nét văn hóa lạc hậu gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội,cản trở hiệu quả thi hành pháp luật Chẳng hạn tục “cướp vợ” của chàng trai H’Mông10trên Tây Bắc Tuy nhiên, ngày nay phong tục này đã bị biến dạng Vì muốn có thêmngười làm, bất chấp con mình còn ít tuổi, nhiều gia đình đã tổ chức “cướp” con gáinhà người khác làm vợ cho con mình một cách đầy bạo lực, không màng đến ý nguyệncủa người con gái Một cô gái đã bị bắt đi thì khó lòng mà trở về nhà cha mẹ theo tục

10 Với tập tục này, thì vào mùa xuân chàng trai Mông sẽ đến chợ, nếu bắt gặp cô gái mà mình cảm thấy “ưngbụng” thì sẽ rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình Nếu hai người hợp ý, chàng trai sẽđưa cô gái về nhà sống thử, sau đó sang nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống.

9

Trang 10

lệ của người H’Mông Ngoài ra còn các hủ tục khác như tục tảo hôn, hôn nhân cậnhuyết… Đây đều là những cuộc hôn nhân trái pháp luật, là phong tục tập quán lạc hậu,lỗi thời, trở thành vật cản, gánh nặng truyền đời đối với cộng đồng người, nhất là cácdân tộc thiểu số Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa Các hủ tục vẫn có thểthay đổi nếu những người đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục tốt 11

 Về con người - khả năng hiểu biết và trình độ nhận thứcMột trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ kết hôn trái pháp luật là sựhiểu biết, khả năng nhận thức và tư duy của mỗi người Tuy tác hại của việc kết hôntrái pháp luật đã được tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng, nhưng việc mang phápluật đến gần hơn với mọi người vẫn còn bị hạn chế ở nhiều vùng miền, nhất là ở nhữngvùng cao, vùng xa hẻo lánh, thiếu thốn nhiều điều kiện, người dân có trình độ thấp,khó lòng tiếp xúc với các phương tiện thông tin chính thống, không được phổ cập kiếnthức về pháp luật đầy đủ và kịp thời Ở các vùng này, việc kết hôn hầu hết đều theophong tục, tập quán tổ tiên truyền lại mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật,có nhiều người dân chỉ làm đám cưới ở bản làng mà không tiến hành đăng ký kết hôn Không chỉ ở vùng thôn quê xa xôi, mà cũng có rất nhiều người ở vùng thành thịcó tư tưởng lệch lạc, vi phạm chuẩn mực, đạo đức xã hội, chẳng hạn như việc ngoạitình Ở Việt Nam, ngoại tình là vấn đề đáng bị lên án trong xã hội nhưng một số đànông Việt Nam vẫn cho đó là bình thường, bởi với họ chuyện ngoài luồng thường là đểgiải tỏa cảm xúc chứ ít khi là tình yêu Có thể thấy quan niệm của mỗi người ảnhhưởng rất nhiều đến nhận thức và hành vi của họ Quan niệm, suy nghĩ lệch lạc sẽ dẫnđến hành vi sai trái, chỉ khi có hiểu biết đầy đủ, tư duy hiện đại nhưng phù hợp thì conngười mới có được xử sự đúng đắn, góp phần nâng cao sự tiến bộ xã hội

1.1.3 Khái niệm hủy kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người kết hôn, gia đìnhvà xã hội, vì thế, cần phải có những biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo cho các điềukiện kết hôn được tuân thủ một cách chặt chẽ Theo quy định của Luật HNGĐ 2014,các biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật gồm: Hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặcxử lý hành chính hoặc xử lý hình sự Tùy vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào chủthể, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng các biện pháp khác nhau

Hủy việc kết hôn trái pháp luật hay còn gọi là biện pháp tiêu hôn được đề cậpkhá sớm trong lịch sử pháp luật HNGĐ Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có văn bản nàogiải thích “hủy việc kết hôn trái pháp luật” Có thể hiểu, hủy việc kết hôn trái pháp luậtlà biện pháp làm cho việc kết hôn trái pháp luật không còn tồn tại hoặc làm cho việckết hôn trái pháp luật không còn giá trị nữa Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật

học của Trường Đại học Luật Hà Nội đã có sự giải thích khá đầy đủ: “Hủy việc kết

11 Tổng hợp văn học Việt Nam, Tập 30, tr.34.

10

Trang 11

hôn trái pháp luật được hiểu là biện pháp chế tài của Luật HNGĐ đối với trường hợpnam nữ kết hôn không tuân thủ đầy đủ các điều kiện được Luật HNGĐ quy định” 12

Từ định nghĩa cho thấy, việc hủy kết hôn trái pháp luật thể hiện thái độ của Nhànước đối với quan hệ kết hôn trái pháp luật Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, củadân, do dân và vì dân Tất cả các chính sách pháp luật của Nhà nước đều được xâydựng và thực hiện vì lợi ích của nhân dân Bên cạnh đó, pháp luật còn bảo đảm trật tựcũng như lợi ích chung của xã hội Để đạt được mục đích đó thì mỗi công dân phải cóý thức trong việc tuân thủ pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêmminh “Hủy” trong hủy kết hôn trái pháp luật chính là sự không đồng tình của Nhànước đối với hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn trong Luật HNGĐ Theo quy định,Tòa án là cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật Khi Tòa án ra quyết địnhhủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên được cấp trướcđó không có giá trị pháp lý Do đó, hai bên nam nữ không phải là vợ chồng của nhau,họ buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật Tòa án sẽ phảigửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ bản sao quyếtđịnh của Tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp luật để cơ quan này ghi vào Sổ hộ tịch

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài có ý nghĩa quan trọng vớimục đích xử lý người có hành vi vi phạm tính nghiêm minh của pháp luật, tính phápchế của xã hội, góp phần vào việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình tự nguyện, tiếnbộ, xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thuần phong mỹ tục Việt Nam

12 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

11

Trang 12

Chương 2PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỦY KẾT HÔN

TRÁI PHÁP LUẬT

Để xây dựng mô Žt đất nước phát triển, mô Žt xã hô Ži văn minh, tiến bộ thì không thểkhông nhắc đến mô Žt gia đình hạnh phúc Nhưng, liê Žu có thể tạo nên mô Žt gia đình lànhmạnh, hạnh phúc không khi đó là gia đình dựa trên nền tảng cuô Žc hôn nhân trái phápluâ Žt? Vì vậy, muốn hình thành và phát huy tốt hết thảy chức năng của một gia đình,xây dựng mô Žt nền móng vững chắc trong mối quan hệ hôn nhân thì viê Žc xử lý trườnghợp kết hôn trái pháp luâ Žt là vấn đề thiết yếu và được ưu tiên hàng đầu Và để đảm bảocho quyền lợi của các bên cũng như viê Žc tuân thủ pháp luâ Žt về kết hôn thì viê Žc xử lýkết hôn trái pháp luâ Žt cần được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luâ Žt định

2.1 NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁPLUẬT

Để hạn chế được tình trạng kết hôn trái pháp luật đang diễn ra ngày càng nhiềuthì việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm điều kiện kết hôncó ý nghĩa rất quan trọng Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luâ Žt HNGĐ 2014 ,13khoản 1 Điều 29 BLTTDS , Tòa án nhân dân nơi mô14 Žt trong các bên đăng ký kết hôntrái pháp luâ Žt là cơ quan có thẩm quyền hủy viê Žc kết hôn trái pháp luật đó Nhưng Tòaán chỉ có thể hủy kết hôn khi có yêu cầu từ các chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kếthôn trái pháp luật theo Điều 10 Luật HNGĐ 2014

2.1.1 Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luâ Žt HNGĐ 2014 thì “Người bị cưỡng ép kết

hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tựmình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầuTòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 8 của Luật này.”

Như đã biết, kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng,đồng thời được pháp luật HNGĐ ghi nhận và quy định những điều kiện riêng về quyềnlợi cũng như trách nhiê Žm, nghĩa vụ của các bên trong suốt cuô Žc hôn nhân Và mộttrong số những điều kiện kết hôn là phải đảm bảo sự tự nguyện khi đăng ký kết hôn

13 Khoản 1 Điều 11 Luật HNGĐ năm 2014

“1 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự”.

14 Điều 29 BLTTDS Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

“1 Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”.

12

Trang 13

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp “bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối

kết hôn” dẫn đến viê Žc xác lâ Žp quan hê Ž hôn nhân là bất hợp pháp, hoàn toàn không dựa

trên ý chí của các chủ thể trực tiếp tham gia tạo lâ Žp quan hê Ž hôn nhân, từ đó gây nhữnghê Ž lụy không đáng có Chính vì vâ Žy, để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể, nhữngngười kết hôn nhưng “không tự nguyê Žn” có thể tự mình yêu cầu hoă Žc đề nghị các cánhân là vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha,mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn tráipháp luật; tổ chức là Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nướcvề trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy viê Žc kết hôn trái pháp luâ Žt

Sở dĩ, pháp luâ Žt quy định cho những cá nhân này có quyền tự mình yêu cầu là vìcó trường hợp, tại thời điểm kết hôn, họ không thể hiê Žn sự tự nguyê Žn kết hôn, họ bị lừadối, bị cư˜ng ép đến dẫn đến cuô Žc hôn nhân không như ý muốn nhưng sau khi kết hônvà sống chung mô Žt khoảng thời gian, họ đã thông cảm, thấu hiểu với nhau và muốncùng nhau xây dựng gia đình thì trên thực tế sự tự nguyê Žn đã đạt được và cuô Žc hônnhân vẫn được xem là hợp pháp

Do đó, viê Žc quy định như trên là hợp tình và hợp lý, thể hiê Žn được ý chí và quyềntự định đoạt của các chủ thể tham gia vào viê Žc kết hôn

2.1.2 Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ, người đại diện theo pháp luậtcủa các bên kết hôn

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luâ Žt HNGĐ 2014 thì “Vợ, chồng của

người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộhoă nc người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luâ nt” có quyền yêu

cầu Tòa án hủy viê Žc kết hôn trái pháp luâ Žt do viê Žc kết hôn vi phạm quy định tại điểm a,c và d khoản 1 Điều 8 Luâ Žt này, bao gồm các vi phạm về độ tuổi, về nhận thức và cáctrường hợp cấm kết hôn

Việc quy định cha, mẹ, con có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật làhoàn toàn hợp lý, nhằm bảo vệ những người có quan hệ huyết thống, liên quan mậtthiết với chủ thể kết hôn trái pháp luật, do trong trường hợp này, quyền và lợi ích hợppháp của họ có thể bị ảnh hưởng từ việc kết hôn trái pháp luật Bên cạnh đó, việc quyđịnh về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật góp phần mở rộng phạm vingười có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật để đảm bảo quyền lợi chonhững chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ kết hôn và những người liên quan khác

Cần lưu ý rằng, những chủ thể này chỉ được quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôntrái pháp luâ Žt trong 3 trường hợp nêu trên mà không có quyền yêu cầu đối với trườnghợp vi phạm sự tự nguyê Žn Vì như đã nêu ở mục 2.1.1 thì sự tự nguyê Žn do các chủ thểtrong quan hê Ž hôn nhân quyết định và nếu họ không có đề nghị yêu cầu thì các cá nhânnày không được tự ý yêu cầu Tòa án Viê Žc họ có tự nguyê Žn hay không, có muốn tiếp

13

Trang 14

tục chung sống với nhau và xây dựng gia đình hay không là do ý chí chủ quan của haivợ chồng và những người thân không có quyền tự ý định đoạt về sự tự nguyê Žn đó.

2.1.3 Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ

Không chỉ có cá nhân mới có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luâ Žt mà các cơquan, tổ chức - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữkhi phát hiê Žn những vi phạm về đô Ž tuổi, nhâ Žn thức, điều kiê Žn cấm kết hôn thì cũng cóquyền yêu cầu Tòa án hủy viê Žc kết hôn trái pháp luâ Žt để bảo vê Ž pháp luâ Žt, bảo vê Žquyền và lợi ích của công dân trong viê Žc kết hôn Cũng giống như các cá nhân quyđịnh tại điểm a khoản 2 Điều này thì cơ quan không có quyền yêu cầu Tòa án giảiquyết hủy kết hôn nếu thuô Žc trường hợp vi phạm sự tự nguyê Žn mà chỉ có thể yêu cầukhi có đề nghị của cá nhân bị xâm phạm quyền

2.1.4 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác

Theo khoản 3 Điều 10 Luâ Žt này thì “Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát

hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại cácđiểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

Nhằm đảm bảo được tối đa quyền lợi của các cá nhân trong khi xác lâ Žp quan hệhôn nhân, pháp luâ Žt mở rô Žng thêm đối tượng được quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhànước về gia đình, về trẻ em, Hô Ži liên hiê Žp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái phápluâ Žt Các đối tượng đó có thể là bất cứ ai, cơ quan, tổ chức nào khi phát hiê Žn ra hành vikết hôn trái với quy định của luâ Žt, trái với đạo đức xã hô Ži thì có quyền đề nghị Sau khinhâ Žn được đề nghị của các chủ thể trên, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻem, Hô Ži liên hiê Žp phụ nữ xem xét và nếu nhâ Žn thấy đây đúng là mô Žt cuô Žc hôn nhântrái pháp luâ Žt thì họ sẽ thực hiê Žn các thủ tục để yêu cầu Tòa án hủy kết hôn

2.2 CĂN CỨ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ ĐƯỜNG LỐI GIẢIQUYẾT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

2.2.1 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn

Pháp luật nước ta chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn tại

điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi

trở lên” Tùy theo hoàn cảnh công tác, điều kiện sinh hoạt và sở thích của mỗi người

thì hai bên nam nữ có quyền đăng ký kết hôn miễn là đủ độ tuổi luật định Quy địnhnày được ban hành dựa trên các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, y học lẫn truyềnthống đạo đức trong việc xác định độ tuổi nam, nữ phát triển hoàn thiện về mặt tâmsinh lý Họ có khả năng sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ cũng nhưđủ chín chắn để gánh vác gia đình, thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ hônnhân gia đình nhằm đảm bảo cho quan hệ hôn nhân có thể tồn tại bền vững

14

Ngày đăng: 22/09/2024, 20:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác – Ph.Ăngghen (1998), “Bản dự luật về ly hôn”, Các Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (Tập 1), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bản dự luật về ly hôn”, Các Mác và Ph. Ăngghentoàn tập
Tác giả: C.Mác – Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1998
2. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Tái bán có sửa đổi, bổ sung), Nhà Xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam (Tái bán có sửa đổi, bổ sung)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia ViệtNam
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NxbCông an nhân dân
Năm: 1999
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ngày 28/11/2013 Khác
2. Bộ luật Dân sự năm 2005 (Số 33/2005/QH11) ngày 14//06/2005 Khác
3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015 Khác
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Số 52/2014/QH13) ngày 19/06/2014 Khác
5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Số 22/2000/QH10) ngày 09/06/2000 Khác
6. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Khác
3. Nguyễn Tài Dương (2016), Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Khác
4. Nguyễn Huyền Trang, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN