1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN.

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Minh Phương
Trường học ĐẠI HỌC HUẾ
Chuyên ngành Quản lý lữ hành
Thể loại KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Năm xuất bản 2023
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 567,4 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ (0)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (0)
    • 2. Mục tiêu đề tài (14)
      • 2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (0)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (15)
      • 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (15)
    • 5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp (16)
  • PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (17)
    • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG (17)
      • 1.1. Các khái niệm cơ bản (17)
        • 1.1.1. Du lịch (17)
      • 1.2. Du lịch sinh thái cộng đồng (21)
        • 1.2.1 Đặc trưng và nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) (22)
        • 1.2.2. Vai trò của du lịch sinh thái cộng đồng (24)
        • 1.3.1. Cộng đồng địa phương (27)
        • 1.3.2. Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng (28)
      • 1.4. Các công trình nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch (30)
        • 1.4.1. Nước ngoài (30)
        • 1.4.2. Trong nước (31)
      • 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất (33)
    • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN (38)
      • 2.1. Khái quát chung về Rừng dừa Bảy Mẫu, Cẩm Thanh, Hội An (38)
        • 2.1.1 Giới thiệu chung (38)
        • 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên (39)
        • 2.1.3. Số lượng khách đến Rừng dừa Bảy Mẫu giai đoạn 2020 – 2022 (40)
        • 2.1.4. Sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng (40)
        • 2.1.5. Tình hình tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch (43)
      • 2.2. Đánh giá sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch (44)
        • 2.2.1. Sơ lược về mẫu điều tra (45)
        • 2.2.2. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch (47)
        • 2.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (51)
        • 2.2.4. Đánh giá của cộng đồng địa phương về các nhân tố ảnh hưởng đến sự (52)
        • 2.2.5. Lợi ích khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng..........48 Bảng 2.15: Lợi ích khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng (62)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN (67)
      • 3.1. Phương hướng đề xuất giải pháp (67)
      • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu, Cẩm Thanh, Hội An (68)
        • 3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về tiềm năng DLSTCĐ (68)
        • 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực thực hiện dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phương (70)
        • 3.2.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách (71)
        • 3.2.4. Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh khu du lịch Rừng Dừa Bảy Mẫu (72)
        • 3.2.5. Giải pháp xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ (75)
        • 3.2.6. Giải pháp về vốn xã hội (76)
        • 3.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình tham vấn cộng đồng địa phương 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 (76)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (79)
    • 1. Kết luận (79)
    • 2. Kiến nghị (80)
      • 2.1. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tỉnh Quảng Nam (80)
      • 2.2. Đối với Uỷ ban Nhân Dân xã Cẩm Thanh (81)
      • 2.3. Đối với doanh nghiệp lữ hành (82)
      • 2.4. Đối với người dân địa phương (83)
  • PHỤ LỤC (87)

Nội dung

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG

CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG

1.1 Các khái niệm cơ bản

Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp nên với mỗi góc độ khác nhau, ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi địa phương khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích khám phá khác (Luật du lịch, 2017)

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.

Nhìn từ góc độ kinh tế : Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Các loại hình du lịch a) Du lịch di sản

Du lịch di sản là việc thực hành những trải nghiệm tại điểm đến bằng những câu chuyện chân thực của quá khứ và hiện tại dựa trên các tài nguyên lịch sử, văn hóa và thiên nhiên.

Du lịch di sản đóng vai trò quan trọng bởi nhiều lý do: nó có tác động tích cực đối với kinh tế- xã hội, thiết lập và củng cố sự nhận dạng, giúp bảo tồn và gìn giữ các di sản văn hóa; với văn hóa là một nhân tố giúp tăng hiểu biết và sự hòa hợp trong cộng đồng, nó còn đóng vai trò hỗ trợ cho văn hóa và làm mới hoạt động du lịch (Richards, 1996). b) Du lịch bền vững

Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.

Theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (World Conservation Union,1996): Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế -xã hội của cộng đồng địa phương

Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. c) Du lịch tâm linh

Là loại hình du lịch phổ biến và có từ lâu đời ở các nước tư bản gồm các chuyến đi đến thánh lễ, thánh tích nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo tôn giáo khác nhau như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo Điểm đến của các luồng khách này là các chùa chiền, nhà thờ Các trung tâm nổi tiếng của loại hình du lịch này là

Với loại hình du lịch này, người tham gia mong muốn có được sự tĩnh tâm, tháo gỡ những uẩn khúc trong đời sống hằng ngày và hướng đén việc vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết Bên cạnh đó, loại hình du lịch này còn giúp cho du khách hiểu thêm về các tôn giáo, các nghi thức, nghi lễ của các tôn giáo đó giúp tăng hiểu biết và thay đổi cách hành xử tốt hơn d) Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ,

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN

NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU

LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA

BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN

2.1 Khái quát chung về Rừng dừa Bảy Mẫu, Cẩm Thanh, Hội An

Cẩm Thanh là một xã thuộc TP Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, cách trung tâm Thành phố khoảng 3km xuôi theo dòng Hoài Giang về phía Đông

Nam Cẩm Thanh có diện tích tự nhiên là 895,43ha Ở đây có khu du lịch sinh thái khá nổi tiếng trong những năm gần đây đó Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh được ví như một “Nam Bộ trong lòng phố Hội” vì ở đây Rừng dừa nước Bảy

Mẫu phát triển tốt, giúp nhiều người dân địa phương cải thiện nền kinh tế gia đình.

Rừng dừa Bảy Mẫu toạ lạc tại địa chỉ : Tổ 2, thôn Cồn Nhàn, xã Cẩm

Thanh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở phía Nam, cách Hội An khoảng

3,5km, nằm dưới chân Cầu Cửa Đại, là điểm cuối của sông Thu Bồn trước khi đổ ra biển lớn Khu du lịch Rừng dừa Bảy Mẫu còn có tên gọi khác là vườn dừa Hội

An, điểm thu hút du khách ở địa danh này là khung cảnh thiên nhiên yên bình đến từ những mảng rừng dừa xanh mướt, các rạch nước trong veo và du ngoạn trên sông với chiếc thuyền thúng mộc mạc Rừng dừa bảy mẫu rộng 84 ha trải rộng trên địa bàn các thôn Vạn Lăng, Thanh Tam Đông, Thanh Nhứt, Cồn Nhàn,

Ngày 10/1/2008 rừng dừa Bảy Mẫu được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa, để đưa vào quản lý, đầu tư và bảo vệ Đồng thời để có cơ sở phát huy, khai thác giá trị lịch sử, tháng 9/2009 UBND tỉnh

Quảng Nam công nhận rừng dừa Bảy Mẫu là điểm du lịch để định hướng và tập trung đầu tư, phát triển du lịch dịch vụ, nền tảng vừa là khu di tích lịch sử văn hóa, vừa là vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.

Những yếu tố về vị trí địa lý và những thuộc tính về cấu trúc sơn văn, sinh thái đã tạo cho Cẩm Thanh giá trị đặc biệt tài nguyên vị thế về du lịch Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch Cẩm Thanh nói chung và cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu nói riêng.

Rừng dừa Bảy Mẫu là nơi trú ngụ nhiều loài chim, các thủy sinh vùng cửa sông ven biển, trong đó có nhiều loài có giá trị như tôm, cua, ghẹ và động vật thân mềm Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt mồi của nhiều loài hải sản.

Các hệ sinh thái ngập mặn này còn đóng vai trò như một máy lọc sinh học, tích tụ và phân hủy chất thải, làm trong sạch nguồn nước trước khi về với biển.

Tháng 2 đến tháng 6: Thời tiết mát mẻ, không có nắng.

Tháng 5 đến tháng 7: Rơi vào mùa hè nên trời nắng nóng nhưng bù lại có nhiều tiết mục lễ hội thú vị

Tháng 8 đến tháng 11: Thời điểm này khí hậu mát mẻ trở lại, mưa ít.

Tháng 10 đến tháng 2 năm sau: Mùa thấp điểm ở Hội An Thời gian này khá là lạnh, mưa liên tục ở một số nơi.

Rừng dừa nước Cẩm Thanh nói chung, rừng dừa Bảy Mẫu nói riêng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái, là vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thế giới ,chống xói lở góp phần bảo vệ vùng biển

Cù Lao Chàm, đồng thời là nơi tránh bão cho tàu thuyền ở khu vực này vào mùa mưa bão.

2.1.3 Số lượng khách đến Rừng dừa Bảy Mẫu giai đoạn 2020 – 2022

Bảng 2.1 Số lượng khách đến Rừng dừa Bảy Mẫu giai đoạn 2020 – 2022

(Nguồn: UBND xã Cẩm Thanh, 2023)

Trong thời gian qua, hoạt động du lịch tại Rừng dừa Bảy Mẫu có nhiều biến động Năm 2020 và 2021 là năm mà Covid-19 vẫn còn đang diễn ra nên có thể thấy lượt khách quốc tế ở mức thấp (-32,48%) và nội địa (-49,32%) Đến năm giữa năm 2021 đến 2022 thì du lịch bắt đầu trở lại và diễn ra một cách tích cực hơn vì Covid-19 đã dần được đẩy lùi trong cộng đồng, con số đáng mừng là khách quốc tế đạt 13.485% Lợi thế về đặc điểm tự nhiên đặc trưng sông nước, nơi đây tạo được công ăn việc làm cho người dân góp phần nên kết quả hoạt động du lịch ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến cho du lịch tại xã Cẩm

Thanh nói chung và Rừng dừa Bảy Mẫu nói riêng.

2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng

2.1.4.1 Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Hệ thống khách sạn, nhà hàng được đầu tư và hoạt động trên địa bàn Cẩm

Thanh hiện tại bao gồm:

- Biệt thự Văn Lan Riviera villas, thiết kế 6 phòng, 1 phòng đơn và 5 phòng đôi để khách đến nghỉ dưỡng và đi vào hoạt động cuối năm 2012.

- Khách sạn Nhà Cổ 2 có trên 40 phòng phục vụ cho khách lưu trú, đã hoạt động trên 5 năm

- Nhà hàng Cầu Đỏ Red Bridge Hội An phục vụ cho việc ăn uống của khách du lịch, có thế phục vụ trên 50 khách mỗi ngày.

Ngoài ra, ở Cẩm Thanh dịch vụ nhà lưu trú homestay được chính quyền địa phương khuyến khích hoạt động nên các hộ đăng ký kinh doanh homestay rất nhiều, khoảng 50 hộ, chủ yếu ở các thôn Thanh Đông, Thanh Nhứt, Thanh Tam Đông và Thanh Tam Tây Tuy nhiên hiện nay, chỉ có 4 hộ được cấp phép kinh doanh, những cơ sở còn lại đang trong quá trình xây dựng, chưa đi vào hoạt động Bốn homestay đang hoạt động là Hoa Sứ, Làng Dừa,Võ Tấn Mười và Lila.

Trên những nguồn tài nguyên, vốn và cơ sở hạ tầng vốn có, Cẩm Thanh đề ra cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng nông - ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch - thương mại, tiểu thủ công nghiệp trong đó lấy nuôi trồng thủy sản làm ngành kinh tế mũi nhọn Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng.

Hoạt động chở khách bằng thuyền thúng: Lắc thúng chai là một hoạt động giải trí được nhiều du khách lựa chọn khi đến Rừng dừa Bảy Mẫu Tham gia hoạt động này, du khách được người dân hướng dẫn cách bơi thúng và sau đó tự tay mình bơi thúng vào rừng dừa xanh mát Giá một lần bơi thúng là 75.000 đồng/người, nếu có câu cua là 100.000 đồng/người

Phục vụ ca nhạc trên thuyền (hát dân ca): người dân phục vụ ca nhạc trên thuyền, truyền đạt cho du khách biết về làn điệu bài chòi đặc trưng của phố

GIẢI PHÁP THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN

DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA

BẢY MẪU, CẨM THANH, HỘI AN

3.1 Phương hướng đề xuất giải pháp

Căn cứ vào các quyết định số 3219/QĐ-UBND ngày 22/09/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc công nhận Rừng dừa Bảy Mẫu là điểm du lịch địa phương Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 24/04/2015 của UBND thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển du lịch Xã Cẩm Thanh – Hội An. Trong đó nhấn mạnh các mục tiêu và định hướng phát triển chủ yếu về: thị trường khách, sản phẩm, tuyến du lịch đặc thù, không gian phát triển du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và đầu tư phát triển Khu du lịch.

Kế hoạch số 2358/KH-UBND, ngày 21/06/2016 của UBND thành phố về tăng cường công tác quản lý và phát triển hoạt động du lịch – dịch vụ tại thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh.

Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 của UBND thành phố Hội An về việc thành lập Ban quản lý du lịch xã Cẩm Thanh.

Quyết định số 3013/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về áp dụng thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí tham quan Khu di tích lịch sử văn hóa rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

Quyết định số 2101/QĐ-UBND ngày 26/09/2017 của UBND thành phố về việc phê duyệt Phương án xây dựng, mở rộng tuyến tham quan khu vực Rừng dừa Bảy Mẫu và tham quan nội vùng tại xã Cẩm Thanh.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu, Cẩm Thanh, Hội An

Xu hướng du lịch sinh thái cộng đồng ngày càng phát triển mạnh mẽ, mỗi địa phương sẽ có những hoạt động, dịch vụ khác nhau tuy nhiên đều hướng đến mục đích phục vụ nhu cầu của khách du lịch Như vậy càng đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, đặc biệt sự tham gia của người dân vào phát triển DLSTCĐ tại Rừng dừa Bảy Mẫu cần thực hiện các giải pháp sau :

3.2.1 Giải pháp nâng cao nhận thức về tiềm năng DLSTCĐ Đối với sự phát triển của du lịch đia phương thì vai trò của cộng đồng có ý nghĩa quan trọng Việc nâng cao nhận thức và năng lực tham gia hoạt động du lịch cho CĐĐP là rất quan trọng Khi CĐĐP nhận thức được lợi ích mà du lịch mang lại và kỹ năng, kiến thức du lịch của cộng đồng cao thì việc phát triển du lịch địa phương sẽ đạt kết quả cao và bền vững Bên cạnh đó sẽ năng cao sự tư tin và động lực tham gia vào hoạt động du lịch Đây yếu tố quan trọng nhằm xây dựng niềm đam mê, niềm tin rằng bản thân họ có thể tham tốt trong du lịch, nâng cao được chất lượng cuộc sống cho mình, từ đó sự tham gia sẽ nhiều hơn.

Sự tham gia của người dân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, đặc biệt là nhận thức Nếu quá trình nhận thức về DLSTCĐ tốt sẽ là tiền đề, nền móng để người dân đưa ra các quyết định cho việc tham gia Một số giải pháp cần tập trung :

CQĐP cần phải thông tin cho người dân nhận biết được các tài nguyên du lịch sinh thái tại địa phương, thế mạnh của các tài nguyên khi đưa vào mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Đặc biệt, cần chỉ rõ vai trò quan trọng của người dân trong mô hình du lịch sinh thái cộng đồng CQĐP cần vận động, ủng hộ tích cực để người dân cảm nhận họ luôn được quan tâm và sẽ cống hiến cho địa phương ngày càng phát triển.

Chính quyền địa phương cần phải phổ biến rộng rãi thông tin về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, các hoạt động DLSTCĐ đến toàn thể người dân trong làng Để đảm bảo những hoạt động về DLSTCĐ mà xã đang thực hiện đến mỗi người dân được biết. Thông qua các phương tiện như: loa phát thanh, báo, Website du lịch của xã hay thậm chí là phương thức truyền miệng để thông tin đến được gần nhất với từng người dân. Tuyên truyền về những lợi ích mà người dân sẽ được hưởng khi tham gia vào DLSTCĐ như: cải thiện được chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập, tạo môi trường vui chơi mở rộng được nhiều mối quan hệ, từ đó có thể thu hút được người dân tham gia vào các hoạt động của DLSTCĐ tại địa phương.

Thực hiện các cuộc khảo sát để biết được tình hình, mức độ nhận thức, tiếp nhận của người dân về các thông tin liên quan đến DLSTCĐ Từ đó, biết được những khó khăn mà người dân gặp phải để kịp thời hỗ trợ cung cấp thông tin cho họ

Nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường bằng cách tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, vệ sinh cảnh quan thường xuyên và khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vốn có của xã và luôn phải gìn giữ những giá trị truyền thống, văn hóa lịch sử địa phương

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức mỗi người dân, đặc biệt là học sinh phổ thông trung học về các đặc điểm của ngành nghề du lịch, nhấn mạnh các ưu thế của ngành Đồng thời chỉ rõ những khó khăn, thử thách của nghề nghiệp.

Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các cuộc họp, lắng nghe ý kiến đóng góp của cộng đồng Để cộng đồng có cơ hội thể hiện tiếng nói, nêu lên ý kiến, nguyện vọng của mình trong việc tham gia phát triển du lịch Từ đó, nâng cao năng lực về tổ chức quản lý hoạt động du lịch cho cộng đồng Cộng đồng cần phải đoàn kết, chung sức để phát triển tốt các sản phẩm dịch vụ đáp ứng du khách để tăng mức thu nhập cho gia đình.

Tích cực mở các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, kiến thức du lịch, tuyên truyền về ý nghĩa của du lịch đối với kinh tế - xã hội, cũng như ý nghĩa thiết thực là nâng cao đời sống vật chất của cộng đồng tạo sự tham gia ủng hộ của những cộng đồng chưa tham gia, và sự hào hứng nhiệt tình của những người đã tham gia.

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực thực hiện dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phương

Ngày đăng: 21/09/2024, 14:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Rừng dừa Bảy Mẫu: Tìm hướng phát triển du lịch bền vững. Truy cập ngày 03/05/2023, từ [https://baoquangnam.vn/du-lich/rung-dua-bay-mau-tim-huong-phat-trien-du-lich-ben-vung-49765.html] Link
2. Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Truy cập ngày 08/04/2023, từ [http://baovanhoa.vn/du-lich/artmid/416/articleid/62444/quang-nam-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-moi-truong-du-lich-dam-bao-an-ninh-an-toan-cho-khach-du-lich] Link
3. Phát triển du lịch sinh thái ở Cẩm Thanh: Làm mới sản phẩm đặc trưng.Truy cập 03/04/2023, từ [https://baoquangnam.vn/du-lich/phat-trien-du-lich-sinh-thai-o-cam-thanh-lam-moi-san-pham-dac-trung-134810.html] Link
4. Đẩy mạnh khai thác du lịch sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu. Truy cập 03/05/2023, từ [ https://moitruongdulich.vn/index.php/item/16458 ] Link
1. Dung, N.Đ.H. & Hà, T.T.T. (2019). Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tại làng Thanh Thủy Chánh, Huế. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn, 128(6D), 101- 119 Khác
2. Thư, N.B.A., Hà, T.T.T. & Tuấn, L.M. (2019). Sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại rừng dừa Bảy mẫu cẩm Thanh – Hội An. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn, 128(6D), 53-70 Khác
3. Hà, Đ.T.K & Dung, N.Đ.H (2020). Mối liên hệ giữa vốn xã hội và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch: trường hợp xã Thủy Thanh, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế : Kinh tế và phát triển 130(5C), 54.II. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Khác
1. Michael, M. (2009). Community involvement and participation in tourism development in Tanzania, A case study of local communities in Barabarani village, Mto wa Mbu, Arusha-Tanzania. Master thesis of Tourism mnagement, Victoria University of Wellington, NewZealand Khác
2. Smith, W.L. (2005). Experiential Tourism around the World and at Home: Definitions and Standards. International Journal of Services and Standards Khác
3. Thammajinda, R. (2013). Community participation and social capital in tourism planning and management in a Thai context. Thesis of Doctor Philosophy, Lincoln University, New Zealand Khác
5. Tosun, C. (2000). Limits to community participation in the tourism development process in developing countries. Tourism Management, 613–633 Khác
6. Tosun, C. (2006). Expected nature of community participation in tourism development. Tourism Management, 493-504.III. TÀI LIỆU THAM KHẢO INTERNET Khác
5. Ngồi thuyền thúng chu du rừng dừa Hội An, xem ngư dân ‘cưỡi nước,múa thuyền’. Truy cập 03/05/3023, từ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w