1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công nghệ và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công nghệ và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Thiện Thy
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 4,86 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu liên quan (21)
      • 2.1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan (21)
        • 2.1.1.1 Khái niệm về Khởi nghiệp (21)
        • 2.1.1.2 Khái niệm về Ý định khởi nghiệp (22)
        • 2.1.1.3 Khái niệm về Công nghệ (23)
      • 2.1.2 Cơ sở lý thuyết (25)
        • 2.1.2.1 Lý thuyết Chấp nhận Công nghệ (TAM) (25)
        • 2.1.2.2 Lý thuyết Nhận thức Xã hội (SCT) (26)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan (27)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài (27)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước (28)
    • 2.3 Khoảng trống nghiên cứu (31)
    • 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (35)
      • 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu (35)
        • 2.4.1.1 Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ (35)
        • 2.4.1.2 Nhận thức về lợi ích của công nghệ (36)
        • 2.4.1.3 Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân (37)
      • 2.4.2 Mô hình nghiên cứu (39)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu (40)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (40)
    • 3.3 Thang đo nghiên cứu (42)
    • 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu (44)
      • 3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu (44)
      • 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu (44)
      • 3.4.3 Cách thức thu thập dữ liệu (44)
    • 3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu (44)
      • 3.5.1 Thống kê mô tả (45)
      • 3.5.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (45)
      • 3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (45)
      • 3.5.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (46)
      • 3.5.5 Ước lượng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) (47)
      • 3.5.6 Kiểm định Bootstrap (47)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 4.1 Phân tích dữ liệu (49)
    • 4.2 Kết quả khảo sát (49)
      • 4.2.1 Phân tích nhân khẩu học (49)
        • 4.2.1.1 Thống kê mô tả biến giới tính (49)
        • 4.2.1.2 Thống kê mô tả biến bạn là sinh viên năm mấy (51)
        • 4.2.1.3 Thống kê mô tả về ngành học (52)
      • 4.2.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha (54)
      • 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (56)
        • 4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập (56)
        • 4.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc (58)
      • 4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (59)
      • 4.2.5 Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (61)
        • 4.2.5.1 Độ phù hợp của mô hình (61)
        • 4.2.5.2 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (62)
        • 4.2.5.3 Kiểm định các mối quan hệ trung gian trong mô hình (63)
      • 4.2.6 Kiểm định bootstrap (65)
      • 4.2.7 Thống kê trung bình (66)
    • 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu (68)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (0)
    • 5.1 Kết luận (73)
    • 5.2 Đóng góp của lý thuyết (75)
    • 5.3 Hàm ý quản trị (77)
      • 5.3.1 Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ (77)
      • 5.3.2 Nhận thức về lợi ích của công nghệ (78)

Nội dung

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ SD và nhận thức về lợi ích công nghệ LI đến ý định khởi nghiệp YD thông qua niềm tin về năng lực khởi nghiệ

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương 1, tác giả giải thích lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài, cũng như trình bày nội dung, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu Sau đó, tác giả đề cập vai trò của đề tài trong khoa học và thực tiễn Sau đó, tác giả tóm tắt cấu trúc của bài khoá luận

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhiều nhà khởi nghiệp đã biết cách sử dụng các yếu tố công nghệ vào quá trình khởi nghiệp của mình, và không ngoại lệ ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng đang trở thành một xu hướng phổ biến trong bối cảnh hiện nay Trong bối cảnh mới này, rất nhiều công cụ, ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho việc khởi nghiệp của các nhà khởi nghiệp Ngoài ra, để hỗ trợ và củng cố tinh thần khởi cho các nhà khởi nghiệp, chính phủ đã có những phương án hỗ trợ như ngày 18/5/2016, theo quyết định số 844/QĐ-TTg thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” Với mong muốn sẽ tạo nên nguồn động lực to lớn cho thế hệ trẻ tạo ra một doanh nghiệp hoàn toàn mới, có cơ hội phát triển bản thân cống hiến cho nền kinh tế nước nhà Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy tỷ lệ sinh viên thực sự thực hiện ý định khởi nghiệp còn khá thấp Tại Thành phố Huế vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho học sinh, sinh viên lần thứ V, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói rằng, mặc dù năm 2022 vừa qua chúng ta đã đối mặt với cơn đại dịch khổng lồ, tuy nhiên các chính sách bồi dưỡng, phát triển các hoạt động khởi nghiệp vẫn được duy trì và phát triển Và kết quả cho ra rằng tỉ lệ khởi nghiệp của sinh viên khi thành lập một doanh nghiệp sau 5 năm chiếm tỉ lệ trên 7%/năm Cuộc CMCN 4.0 đã mang lại một luồng gió mới vào giới kinh doanh Nơi họ có thể tự tin áp dụng công nghệ vào ý tưởng kinh doanh của mình Tuy nhiên, sự thay đổi về yếu tố công nghệ khi đất nước đang ở thời kì hội nhập quốc tế và trong bối cảnh mới này sẽ ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Vấn đề đặt ra là ý định khởi nghiệp của sinh viên có đang được thực hiện một cách hiệu quả trong bối cảnh mới này hay không? Liệu trong bối cảnh này, công nghệ có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM? Đây sẽ là mục tiêu mà tác giả hướng tới trong bài nghiên cứu này

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Với sự phát triển của thời đại số thì việc khởi nghiệp kinh doanh có vai trò ngày càng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của nước nhà Khởi nghiệp kinh doanh là quá trình xây dựng một doanh nghiệp mới hoặc một dự án kinh doanh mới từ ý tưởng ban đầu Khởi nghiệp là xu hướng toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến thế giới mà còn có sức hút sâu rộng tại Việt Nam Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ càng cung cấp thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) đang phát triển với tốc độ theo cấp số nhân, với phạm vi vô cùng rộng và độ phức tạp lớn, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải chủ động hơn trước những lực lượng biến đổi mạnh mẽ của thời đại công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại Cuộc cách mạng này đã tác động đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở lĩnh vực lao động, việc làm Điều đó đã tạo ra nhiều mối đe doạ cho các sinh viên vừa ra trường Chính vì vậy, ngoài việc nộp đơn xin việc vào các doanh nghiệp, sinh viên có thể tự mình khởi nghiệp, làm chủ doanh nghiệp của bản thân

Ý định khởi nghiệp trong thời đại 4.0 đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và khả năng tận dụng công nghệ để tạo ra giá trị và thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh Theo báo cáo của ngân hàng HSBC và Công ty KPMG cho rằng: “Ở Châu Á, nơi có môi trường khởi nghiệp năng động và non trẻ nhất đó chính là ở Việt Nam” Hơn thế, Do Ventures và Ventures đã có một báo cáo cho rằng, vấn đề khởi nghiệp ở Việt Nam đã lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia và Singapore Ngoài ra, Đại học Technische Universitat Munchen và công ty Nghiên cứu thị trường GfK đã phối hợp cùng tập đoàn Amway thực hiện một cuộc khảo sát, kết quả cho rằng về chỉ số tinh thần khởi nghiệp trên thế giới Việt Nam là đứng vị trí thứ nhất và đứng thứ hai về thái độ tích cực đối với khởi nghiệp

Khởi nghiệp kinh doanh đã có từ rất lâu nên có rất nhiều các lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về ý định kinh doanh trong giai đoạn đó, chưa đi sâu về việc khởi nghiệp trong một bối cảnh mới như hiện nay, cụ thể là trong bối cảnh số hoá hay còn được gọi là thời đại công nghệ 4.0 Nhìn chung, hiện tại đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề ý định khởi nghiệp của sinh viên trên Việt Nam và toàn thế giới Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng trong bối cảnh đất nước đang đổi mới, có rất ít nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên trong điều kiện công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM Do đó, tác giả mong muốn thực hiện nghiên cứu này để làm rõ hơn yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường trong bối cảnh mới này Đề tài khóa luận "Công nghệ và ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh" xuất phát từ việc thích ứng với bối cảnh kỹ thuật số và khuyến khích đổi mới, sáng tạo đối với các bạn sinh viên ngân hàng Nghiên cứu này nhằm mục đích giúp nhà trường nâng cao hiểu biết về yếu tố công nghệ thúc đẩy ý định khởi nghiệp mạnh mẽ của sinh viên, từ đó xây dựng các chiến lược giáo dục phù hợp cho phong trào khởi nghiệp Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh đất nước như hiện nay

1.2 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu này nhằm xác định và phân tích mối quan hệ giữa nhận thức về tính dễ sử dụng và tính hữu ích của công nghệ thông qua niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và mức độ tác động của chúng, từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường

Thứ nhất, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của nhận thức về tính dễ sử dụng và tính hữu ích của công nghệ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP HCM

Thứ hai, xác định và đánh giá vai trò trung gian của niềm tin về năng lực khởi nghiệp trong tác động gián tiếp của công nghệ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP HCM

Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP.HCM trong tương lai

1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của đề tài cần trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Nhận thức về tính dễ sử dụng và tính hữu ích của công nghệ tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP HCM như thế nào? Mức độ tác động của các nhân tố này ra sao?

Câu hỏi 2: Nhân tố trung gian niềm tin về năng lực khởi nghiệp có vai trò gì trong tác động gián tiếp của công nghệ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP HCM?

Câu hỏi 3: Các hàm ý quản trị nào nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP HCM trong tương lai?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP HCM Đối tượng khảo sát: sinh viên đang theo học tại trường, có hiểu biết về công nghệ và có ý định khởi nghiệp

- Về không gian: Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

- Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4/2024 đến tháng 7/2024

Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính được dùng cho bài nghiên cứu Nghiên cứu định tính được dùng để phát triển các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng các thang đo cho các nhân tố trong mô hình Nghiên cứu định lượng sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thông qua các câu hỏi đã soạn sẵn để thu nhập thông tin từ đối tượng nghiên cứu Phương pháp được áp dụng nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu; kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu; cũng như kiểm tra sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên Từ đó làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện và sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 25.0 và AMOS 24.0 Phần mềm sẽ hỗ trợ đánh giá thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA nhằm loại bỏ đi những biến không có ý nghĩa trong MHNC, phân tích CFA được sử dụng để đánh giá độ phù hợp tổng thể của dữ liệu thông qua các chỉ số và đánh giá chất lượng biến quan sát, khẳng định các cấu trúc của nhân tố, và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được dùng để phân tích thống kê đa biến để kiểm tra giả thuyết về ảnh hưởng giữa các biến, cả tác động trực tiếp và gián tiếp của biến ngoại sinh lên biến nội sinh (Hair và ctg 2010)

Sau khi nghiên cứu định lượng, tác giả sẽ phân tích kết quả nghiên cứu, đo lường các tác động của các yếu tố và đưa ra các đánh giá, kết luận

1.6 Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu về vấn đề khởi nghiệp đã có rất nhiều bài nghiên cứu từ nhiều nước trên thế giới Vào những năm gần đây, số lượng người khởi nghiệp đang ngày một tăng, doanh nghiệp thành công có và đi đôi với đó thất bại cũng có Chính vì vậy, chúng ta e dè trước việc ra quyết định khởi nghiệp đặc biệt là thế hệ trẻ, tâm lý chưa vững vàng của các bạn sinh viên Hơn thế, với thời đại phát triển như hiện này, xuất hiện nhiều yếu tố hỗ trợ việc khởi nghiệp cho sinh viên, và nổi trội hơn cả là yếu tố công nghệ Bài nghiên cứu sẽ giúp các bạn sinh viên nhận thức rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến việc hình thành ý định khởi nghiệp của mình Đề tài công nghệ và ý định khởi nghiệp mang ý nghĩa lý thuyết quan trọng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò của công nghệ trong việc nâng cao tinh thần khởi nghiệp, góp phần nâng cao tỷ lệ thành công cho các sinh viên khởi nghiệp giúp phát triển kinh tế - xã hội Từ đó, làm rõ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, làm tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai

Mục tiêu của bài nghiên cứu là giúp nhà trường hiểu được mức độ của yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh mới Nhờ đó, nhà trường có thể tham khảo và xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với bối cảnh nhằm hỗ trợ sinh viên có mong muốn khởi nghiệp trong khi đang học và có thể là sau khi ra trường Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giảng dạy về các môn học khởi nghiệp ở trường Đại học Ngân Hàng TP HCM nhằm cải thiện nhận thức của sinh viên Đối với sinh viên, các bạn có thể tìm đọc để tham khảo và hình thành được hướng đi trong công cuộc khởi nghiệp của mình Hiểu rõ về công nghệ có thể giúp sinh viên tăng cường năng suất, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí trong việc khởi nghiệp Điều đó giúp bản thân sinh viên phát triển hết mức có thể, đóng góp một phần công sức phát triển kinh tế nước nhà, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

1.7 Kết cấu của nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết nghiên cứu liên quan

2.1.1 Các khái ni ệ m nghiên c ứ u liên quan

2.1.1.1 Khái niệm về Khởi nghiệp

Cho đến nay, khởi nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất ở mọi quốc gia Vì vậy, các quan điểm về khởi nghiệp cũng được định nghĩa theo từng thời kỳ khác nhau Khởi nghiệp là giai đoạn khởi đầu cho tất cả mọi người khi bắt đầu bước vào kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, bối cảnh công nghệ 4.0 có thể là cơ hội, cũng có thể là thách thức đối với các nhà khởi nghiệp trẻ

Theo Tiếng việt, khởi nghiệp là thuật ngữ dành cho những doanh nghiệp mới đang trong giai đoạn hình thành Trong tiếng Anh thuật ngữ này được gọi là

“Entrepreneurship” hoặc là “Startup” (Trần Hoàng Bảo Hân, 2021) Hay, trên tạp chí Forbes, ông Neil Blumenthal - Đồng giám đốc điều hành Warby Parky có phát biểu về thuật ngữ Startup: “Startup là một công ty được thành lập từ việc nỗ lực giải quyết một vấn đề mà giải pháp chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo.” Còn theo Albadri & Nasereddin (2019), theo góc độ cá nhân tác giả cho rằng, khởi nghiệp là năng lực và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro để phát triển một doanh nghiệp hoặc một tổ chức để thu về lợi nhuận Schumpeter và Backhaus (1934) đã có một bài nghiên cứu, ông phát biểu: “Khởi nghiệp là một quy trình hủy diệt sự sáng tạo Các nhà máy sản xuất dịch vụ, hàng hóa và hệ thống mới đã khiến cho những vật hiện hữu lúc này bắt đầu lỗi thời.” Tavakoli (2013) mô tả rằng khởi nghiệp là một quá trình chúng ta đánh đổi tiền bạc, thời gian, công sức, trí tuệ để tạo ra một thứ gì đó mới mà bản thân cảm thấy hài lòng và độc lập

Khởi nghiệp đề cập đến việc thành lập một doanh nghiệp mới, thường mang tính đột phá trong ngành Nó đòi hỏi tinh thần khởi nghiệp, tức là hành động mạo hiểm và chấp nhận rủi ro tài chính đáng kể để biến ý tưởng thành hiện thực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng quy mô lên tầm quốc tế Mục tiêu cốt lõi của khởi nghiệp là tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc đưa ra giải pháp mới mẻ hay cách mạng hóa các phương pháp truyền thống, từ đó cải thiện cuộc sống con người hoặc xã hội nói chung Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, để đi đến thành công, các công ty khởi nghiệp cần tận dụng tiến bộ công nghệ, đổi mới sáng tạo, đồng thời cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng Tóm lại, khởi nghiệp đại diện cho nỗ lực của một cá nhân nhằm phát triển một dự án kinh doanh theo cảm hứng của bản thân, với mong muốn có thể chuyển hóa nhiều khía cạnh của cuộc sống chúng ta theo chiều hướng tốt đẹp hơn

Khởi nghiệp đang trở thành một xu hướng quan trọng và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cả sinh viên và các nhà giáo dục tại Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Ngân hàng TP HCM Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế từ nền tảng giáo dục chuyên sâu về kinh tế và tài chính, nhiều sinh viên vẫn gặp khó khăn trong việc biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực Nguyên nhân có thể là do dù có nền tảng lý thuyết vững chắc, sinh viên Ngân Hàng còn thiếu các kỹ năng thực tế và kinh nghiệm cần thiết để khởi nghiệp thành công hoặc thiếu nguồn vốn đầu tư ban đầu và các kênh huy động vốn hiệu quả là một trong những rào cản lớn đối với sinh viên khi bắt đầu khởi nghiệp

2.1.1.2 Khái niệm về Ý định khởi nghiệp

Tác giả Bird (1988) cho rằng đối với các doanh nghiệp hiện tại thì ý định khởi nghiệp là một thái độ làm việc đề cao tính tự chủ, độc lập, luôn đổi mới sáng tạo và sẵn sàng đối mặt với các rủi ro khi tự mình thành lập một doanh nghiệp Khởi nghiệp là một hành trình khởi đầu từ việc nhận diện cơ hội kinh doanh, và dần dần phát triển thành một công ty của riêng mình (Shapero 1982) Tuy nhiên, việc khởi nghiệp rất khó để có thể phát triển theo đúng hướng mà mình mong muốn (Shapero 1982), hay có khả năng kiểm soát việc khởi nghiệp, có được sự động viên và thái độ tích cực của mọi người (Ajzen 1991), cũng như về sự tự tin của bản thân và mong muốn về ý định khởi nghiệp (Krueger

& Brazeal 1994) Rosli & Sidek (2013) cho rằng việc hình thành hoạt động khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp thì yếu tố ý định khởi nghiệp đóng một vai trò không thể thiếu Lee & Wong (2004) phát biểu rằng ý định khởi nghiệp chính là bước đệm trở thành một chủ doanh nghiệp thực sự, đó sẽ là một quá trình dài hạn của việc chấp nhận đối đầu với mạo hiểm và phát triển bản thân thông qua sự liều lĩnh và sáng tạo của mỗi người Ngoài ra, người có ý định khởi nghiệp thường có tính độc lập, sáng tạo, luôn tìm tòi những điều mới mẻ và sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức để tạo nên giá trị mới và tầm ảnh hưởng cho doanh nghiệp của mình (Tkachev & Kolvereid 1999; Shi và ctg 2020) Và một điều quan trọng là cần phải hiểu rõ về các yếu tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp vì không có doanh nhân nào không có ý định khởi nghiệp (Elnadi & Gheith 2021)

Xuất phát từ những khái niệm trên, tác giả kết luận một cách toàn diện rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên là mong muốn được độc lập, tự chủ và mong muốn thể hiện bản thân trong việc khởi nghiệp ở tương lai của sinh viên sau khi rời khỏi ghế nhà trường Ý định khởi nghiệp không phải là một quyết định được đưa ra tại một thời điểm cụ thể mà là kết quả của một quá trình, một cá nhân phải có suy nghĩ về ý định khởi nghiệp trước khi bắt tay vào việc kinh doanh điều gì đó

2.1.1.3 Khái niệm về Công nghệ

Năm 2013, Chính phủ Đức có một bài báo cáo cho rằng CMCN 4.0 khởi nguồn từ khái niệm “Industrie 4.0” Theo Gartner (2015) có nói rằng “Industrie 4.0” là sự liên kết giữa các hệ thống nhúng với các doanh nghiệp áp dụng sản xuất thông minh để tạo ra sự kết hợp giữa công nghiệp, kinh doanh và quy trình với kỹ thuật số Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới và cũng là người đồng sáng lập nên Diễn đàn - Ông Klaus Schwab có phát biểu rằng Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghệ đa lĩnh vực, tiêu biểu là internet và lĩnh vực kỹ thuật số, trong đó có 3 trụ cột chính dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) và cuối cùng là Trí tuệ nhân tạo (AI) Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, công nghệ được định nghĩa là một phương pháp hoặc một dụng cụ nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong bài nghiên cứu, yếu tố “Công nghệ” được đề cập chính là các nền tảng trực tuyến như Facebook, Tiktok, Youtube,… Gần đây, các nhà học thuật cũng đã bị thu hút bởi các hoạt động thương mại dựa trên internet Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã trình bày cách các doanh nhân kiếm tiền từ blog về phong cách sống đến mức thu nhập của một số blogger nổi tiếng vượt xa thu nhập từ việc làm được trả lương (Gustafsson và Khan 2017) Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã khám phá các nền tảng trực tuyến dựa trên việc sáng tạo nội dung như YouTube (Mardon và ctg 2018) như một hệ sinh thái để theo đuổi lợi nhuận kinh doanh Nền tảng trực tuyến dựa trên việc tạo nội dung là một loại nền tảng kỹ thuật số, cụ thể trong đó cho phép các cá nhân tạo nội dung ảnh, văn bản hoặc video để tương tác với người theo dõi Ví dụ: Facebook, một trong những nền tảng trực tuyến dựa trên sáng tạo nội dung phổ biến nhất thế giới, cho phép những người tham gia tạo trang và chia sẻ nhiều nội dung khác nhau (ảnh, video, văn bản), ngoài ra, còn các nền tảng tương tự khác như: Tiktok, Instagram, … Sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến không chỉ là một phương tiện để chia sẻ thông tin và kiến thức mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp gia tăng tinh thần khởi nghiệp ở sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Bằng cách xây dựng thương hiệu cá nhân, kết nối với cộng đồng, thử nghiệm ý tưởng, phát triển kỹ năng, thu hút vốn, và tạo ra cơ hội kinh doanh mới, sinh viên có thể tận dụng tối đa các nền tảng này để bắt đầu kinh doanh và phát triển sự nghiệp của mình

2.1.2.1 Lý thuyết Chấp nhận Công nghệ (TAM)

Lý thuyết Chấp nhận Công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) được phát triển bởi Fred Davis vào năm 1989, là một khung lý thuyết phổ biến dùng để diễn giải và dự đoán sự chấp nhận và sử dụng công nghệ của người dùng TAM là một mở rộng của Lý thuyết Hành động Lý Trí (Theory of Reasoned Action - TRA) và tập trung cụ thể vào các yếu tố liên quan đến việc người dùng chấp nhận công nghệ

TAM bao gồm ba thành phần chính:

- Nhận thức về tính hữu ích (Perceived Usefulness - PU): Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ cải thiện hiệu suất công việc của họ

- Nhận thức về tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use - PEOU): Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không đòi hỏi nhiều nỗ lực

- Thái độ đối với việc sử dụng (Attitude Toward Using - ATU): Cảm nhận tích cực hay tiêu cực của một người đối với việc sử dụng hệ thống

Quan hệ giữa các thành phần trong TAM

- PEOU ảnh hưởng PU: Nếu người dùng cảm thấy một hệ thống dễ sử dụng, họ sẽ có xu hướng tin rằng hệ thống đó hữu ích

- PU và PEOU đều ảnh hưởng đến ATU: Người dùng sẽ có thái độ tích cực hơn đối với việc sử dụng công nghệ nếu họ tin rằng nó hữu ích và dễ sử dụng

- ATU ảnh hưởng đến ý định sử dụng: Thái độ tích cực dẫn đến ý định sử dụng cao hơn

Ý định sử dụng dẫn đến hành vi sử dụng thực tế: Ý định sử dụng mạnh mẽ sẽ dẫn đến hành vi sử dụng thực tế

2.1.2.2 Lý thuyết Nhận thức Xã hội (SCT)

Lý thuyết Nhận thức Xã hội (Social Cognitive Theory - SCT) được phát triển bởi Albert Bandura vào năm 1986, là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực tâm lý học và giáo dục SCT nhấn mạnh vai trò của học tập qua quan sát, trải nghiệm cá nhân và môi trường xã hội trong việc hình thành và thay đổi hành vi

Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng SCT để giải thích và phân tích mối quan hệ giữa cá nhân tác động đến hành vi, môi trường và đi đến kết quả giúp các cá nhân đạt được mức độ tự điều chỉnh cao Trong lý thuyết nhận thức xã hội, niềm tin về năng lực bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định động lực, cảm xúc và hành vi Điểm chính của SCT:

- Học tập qua quan sát: Con người học tập bằng cách quan sát hành vi của người khác và mô phỏng hành vi đó

- Niềm tin vào năng lực bản thân: Niềm tin vào khả năng thực hiện thành công một nhiệm vụ ảnh hưởng đến hành vi của con người

- Kiểm soát bản thân: Con người có khả năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân dựa trên các chuẩn mực và mục tiêu cá nhân

- Môi trường: Môi trường xã hội ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

2.2.1 Các nghiên c ứu nướ c ngoài

Năm 2023, tác giả Amal Dabbous và Nada Mallah Boustani đã có một bài nghiên cứu về “Bùng nổ kỹ thuật số và giáo dục khởi nghiệp: Tác động đến việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp cho sinh viên kinh doanh Đại học ở Lebanon” Dựa vào cơ sở lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát hành vi nhận thức hoàn toàn làm trung gian cho mối quan hệ giữa kỳ vọng về hiệu suất của các giải pháp AI, giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp Lo ngại rủi ro và hỗ trợ xã hội có tác động trực tiếp đến ý định kinh doanh Ngoài ra, tác giả EI-Gohary và cộng sự cũng đã có bài nghiên cứu “Định hình ý định khởi nghiệp bền vững của sinh viên tốt nghiệp kinh doanh ở các nước đang phát triển thông qua việc áp dụng phương tiện truyền thông xã hội” Kết quả nghiên cứu cho rằng thái độ của sinh viên liên quan đến tinh thần khởi nghiệp bền vững làm trung gian cho mối liên hệ giữa niềm tin về năng lực bản thân và ý định khởi nghiệp bền vững Hơn nữa, kết quả cho rằng phương tiện truyền thông xã hội đã điều chỉnh mối quan hệ giữa thái độ của sinh viên liên quan đến tinh thần kinh doanh bền vững và mong muốn thực hiện ý định kinh doanh bền vững của họ Hơn thế, tác giả Kristaps Lesinskis, Inese Mavlutova, Aivars Spilbergs và Janis Hermanis cũng đã có bài nghiên cứu về chuyển đổi kĩ thuật số KABAD vào ý định khởi nghiệp Tác giả cho rằng việc sử dụng công cụ kỹ thuật số có thuật toán AI tích hợp (trên ví dụ về công cụ KABADA) trong giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của Thế hệ Z Nghiên cứu không cho thấy tác động có ý nghĩa thống kê từ việc sử dụng công cụ kỹ thuật số KABADA trong giáo dục khởi nghiệp đến kiến thức khởi nghiệp và cảm giác được truyền cảm hứng khi tưởng tượng trở thành doanh nhân ở Thế hệ Z

Năm 2021, tác giả Sa'Ed M Salhieh và Yousef Al-Abdallat có bài nghiên cứu về “Ý định kinh doanh công nghệ: Tác động của tính đổi mới và năng lực bản thân trong học thuật” Kết quả khảo sát thu về được 378 sinh viên kỹ thuật của trường Đại học Jordan, thông qua mô hình phương trình cấu trúc (SEM) sử dụng AMOS cho thấy hiệu quả tự thân của doanh nghiệp công nghệ có tác động tích cực và đáng kể đến ý định khởi nghiệp trong bối cảnh công nghệ Hơn nữa, nghiên cứu đã công nhận rằng tính tự tin vào năng lực bản thân của doanh nhân công nghệ và ý định doanh nhân công nghệ có thể được nâng cao thông qua giáo dục hoặc các đặc điểm cá nhân Hơn nữa những sinh viên thể hiện khả năng đổi mới cao sẽ nảy sinh ý định bắt đầu một dự án kinh doanh mới dựa trên công nghệ

Tương tự, năm 2020, bài nghiên cứu “Tác động của việc tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên” của tác giả Javier Monllor và Aracely Soto-Simeone Tác giả cho rằng việc tiếp xúc và trải nghiệm thực tế với công nghệ số trong các chương trình giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định trở thành doanh nhân của sinh viên Việc tăng sự tự tin vào khả năng công nghệ (TSE), dẫn đến gia tăng năng kinh doanh (ESE), và hình thành ý định khởi nghiệp (EI)

Hassan Barau Singhry (2015) cũng đã có bài nghiên cứu về “Tác động của năng lực khởi nghiệp công nghệ tới Ý định kinh doanh công nghệ của sinh viên mới tốt nghiệp tại Đại học Abubakar Tafawa Balewa” Các phát hiện chỉ ra rằng năng lực khởi nghiệp công nghệ (công nghệ, quan hệ và khả năng tài chính) ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp công nghệ Tác giả cũng thấy rằng năng lực chia sẻ kiến thức là trung gian giữa năng lực khởi nghiệp công nghệ và ý định khởi nghiệp công nghệ

2.2.2 Các nghiên c ứu trong nướ c

Năm 2023, tác giả Lê Ngọc Anh Vũ, Cái Vĩnh Chi Mai, Huỳnh Nguyễn Quỳnh Như dựa vào lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (SEE), lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) và lý thuyết Chấp nhận Công nghệ (TAM) đã có một bài nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Đại học Huế” Kết quả nghiên cứu cho rằng Bốn nhân tố Nhận thức tính khả thi, Môi trường giáo dục, Xu hướng chuyển đổi số và Cơ hội khởi nghiệp từ CMCN 4.0 đều tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, tuy nhiên yếu tố “Đặc điểm tính cách” không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Bài nghiên cứu về “Các rào cản tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi cho ra kết quả rằng có hai yếu tố rào cản tác động ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đó là Thiếu sự tự tin và Thiếu sự ủng hộ, trong đó Thiếu sự tự tin tác động mạnh hơn 3 yếu tố còn lại tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp Bài nghiên cứu của tác giả Trần Lợi về “Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, kết quả cho rằng tác động mạnh nhất là yếu tố Sự đam mê khởi nghiệp, tiếp đến lần lượt là

Sự sẵn sàng kinh doanh, Kinh nghiệm kinh doanh, Tâm thế khởi nghiệp, Môi trường thể chế, Hành vi khởi nghiệp; Giáo dục khởi nghiệp, Động cơ khởi nghiệp và cuối cùng là Rào cản khởi nghiệp

Năm 2022, tác giả Lê Xuân Cù với bài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử: góc nhìn từ mô hình TOE, tinh thần khởi nghiệp và định hướng chuyển đổi số ở Trường Đại học Thương mại” Dựa vào mô hình TAM, kết quả chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố thuộc bối cảnh công nghệ đến phát triển TMĐT Trong đó, sự ảnh hưởng của khả năng tương thích có ý nghĩa lớn hơn Tiếp đó là sự ảnh hưởng của bối cảnh tổ chức và cuối cùng là bối cảnh môi trường Bài

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội.” (Trương Hoàng Diệp Hương và ctg) cho thấy các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên lần lượt là Thái độ khởi nghiệp, Chuẩn chủ quan và cuối cùng là Giáo dục khởi nghiệp

Năm 2021, bài nghiên cứu “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên đại học Huế” (Hoàng Kim Toản và ctg) đã phát triển và xác nhận mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, với 4 yếu tố đại diện được xếp hạng theo mức độ tác động từ mạnh đến yếu: chương trình đào tạo khởi nghiệp, thái độ đối với khởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp và quy chuẩn chủ quan Khi các chương trình đào tạo khởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp được nâng cao, thái độ đối với khởi nghiệp cũng tăng lên và sự hỗ trợ từ gia đình và các nhà giáo dục trở nên có giá trị hơn, từ đó nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên Ngoài ra, tác giả Dương Thị Hoài Nhung và Nguyễn Thị Nhi cho rằng nhân tố Ý kiến người xung quanh, Cảm nhận tính khả thi, Thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanh, Môi trường giáo dục đại học, Tính cách cá nhân, Tiếp cận tài chính và Kinh nghiệm lãnh đạo tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh Qua đó, nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp dành cho các trường đại học, cao đẳng trong quá trình đào tạo và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Năm 2020, bài nghiên cứu “Chuyển đổi số và những ảnh hưởng lên ý định khởi nghiệp” của tác giả Hoàng Hà cho rằng sự hỗ trợ từ giáo dục, mối quan hệ, môi trường, công nghệ thông tin và truyền thông đều tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp Dựa vào lý thuyết TRA và TPB tác giả Nguyễn Thị Liễu Điền và Nguyễn Xuân Trường (2019) thông qua nghiên cứu “Ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả cho rằng cả ba yếu tố đều ảnh hưởng lên ý định khởi nghiệp kinh doanh online của sinh viên trong bối cảnh công nghệ 4.0, cụ thể đó là Sự mong đợi khi khởi nghiệp kinh doanh online (Chuẩn chủ quan, Thông tin về kinh doanh online trên Internet), Xu hướng công nghệ và Sự tự tin khi khởi nghiệp kinh doanh (Xu hướng công nghệ, Nền tảng kiến thức về công nghệ và Trải nghiệm bản thân về công nghệ 4.0).

Khoảng trống nghiên cứu

Sơ lược qua 20 bài nghiên cứu có chung chủ đề về ý định khởi nghiệp của sinh viên Tác giả tìm thấy được 11 bài nghiên liên quan đến yếu tố bối cảnh công nghệ tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên và 9 bài liên quan đến các nhân tố khác (ngoài yếu tố công nghệ) ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Qua các bài, chúng ta có cái nhìn tổng quát được ngoài nhân tố công nghệ còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sinh viên khi có ý định khởi nghiệp Đa số các bài nghiên cứu cả trong nước và ngoài nước đều có Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Lý thuyết hành vi dự định (TPB) của tác giả Ajzen (1991), Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (SEE) của tác giả Shapero và Sokol (1982), Lý thuyết Nhận thức Xã hội (SCT) của tác giả Albert Bandura (1986) và Lý thuyết Chấp nhận Công nghệ (TAM) của tác giả Fred Davis (1989) làm cơ sở lý thuyết

Tổng quan cho thấy, đa số các kết quả chỉ ra rằng các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp có thể chia thành hai nhóm:

+ Nhóm yếu tố ảnh hưởng bên trong: Thái độ đối với khởi nghiệp, tính cách cá nhân, cảm nhận tính khả thi, khả năng hiểu biết về công nghệ, sự tự tin về khả năng của bản thân

+ Nhóm yếu tố ảnh hưởng bên ngoài: Giáo dục khởi nghiệp, Giáo dục công nghệ, hỗ trợ từ các mối quan hệ, cơ hội khởi nghiệp từ cuộc CMCN 4.0

Qua các bài nghiên cứu được tổng hợp, ta thấy rõ yếu tố công nghệ là một công cụ mạnh mẽ có thể thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên theo nhiều cách Từ việc giúp sinh viên tiếp cận thông tin và kiến thức qua các trang mạng Internet, giảm chi phí khởi nghiệp thông qua các công nghệ như điện toán đám mây, các nền tảng thương mại điện tử, Nếu sinh viên có khả năng hiểu biết về công nghệ, tiếp cận được công nghệ và biết cách đưa công nghệ vào ý tưởng kinh doanh, thì công nghệ chính là trợ thủ đắc lực giúp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên Điều này đã được các tác giả như

Amal Dabbous and Nada Mallah Boustani (2023), Javier Monllor and Aracely Soto- Simeone (2020) hay Hassan Barau Singhry (2015) phân tích thông quá các biến quan sát như “Kỳ vọng về hiệu suất của các giải pháp AI”, hoặc “Năng lực bản thân về công nghệ” Cả 2 bài nghiên cứu đều cho ra kết quả các nhân tố trên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên Và để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên có thể thực hiện bằng cách nâng cao năng lực của bản thân về công nghệ, giáo dục sinh viên về lợi ích của công nghệ và cung cấp đào tạo về kỹ năng sử dụng công nghệ, các trường đại học, chính phủ và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp có thể đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam đang có rất ít bài nghiên cứu về yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Điều này đã dẫn đến một khoảng trống nghiên cứu

Ngoài yếu tố công nghệ, còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sinh viên khi hình thành ý định khởi nghiệp Shapero và Sokol (1982) có đề cập trong Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp, yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp là yếu tố “Cảm nhận tính khả thi” Ngoài ra, nghiên cứu Harris và ctg (2016), Nguyễn Thị Yến Nhi (2023), Dương Thị Hoài Nhung và Nguyễn Thị Nhi (2021) nhận định rằng yếu tố “Tiếp cận tài chính” hay “Nguồn vốn” tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Thật vậy, “Thiếu nguồn vốn” là một trở ngại đáng kể đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên (Trần Hoàng Bảo Hân 2021) Yếu tố “Sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình, bạn bè” hay còn gọi là “Sự ủng hộ khởi nghiệp” cũng đóng vai trò quan trong việc hình thành ý định khởi nghiệp ở sinh viên Điều đó được thể hiện rõ qua các bài nghiên cứu của Haris và ctg (2016) và một vài tác giả trong nước như Hoàng Hà (2020), Nguyễn Thị Yến Nhi (2023), Huỳnh Nhựt Nghĩa và ctg (2020), Dương Thị Hoài Nhung và Nguyễn Thị Nhi (2021), Phạm Quang Tín và ctg (2021) Thật vậy, việc khởi nghiệp không hề dễ, khi có ý định mong muốn khởi nghiệp, bản thân người khởi nghiệp sẽ mong muốn có được sự ủng hộ từ người thân của mình Điều đó sẽ tạo động lực rất lớn để hình thành ý định khởi nghiệp và ngược lại

Cuối cùng là một yếu tố mới, vừa xuất hiện vào những năm gần đây Tuy là một nhân tố mới nhưng có sức ảnh hưởng không nhỏ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh hiện nay, đó là yếu tố “Công nghệ” Thật vậy, công nghệ ảnh hưởng rất lớn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh Là trợ thủ đắc lực cho các chủ kinh doanh, nếu họ áp dụng tốt và hiểu được vai trò quan trọng của công nghệ, điều đó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của họ Thật vậy, các tác giả như Hoàng Hà (2020), Nguyễn Thị Liễu Điền và Nguyễn Xuân Trường (2019), Lê Ngọc Anh Vũ, Cái Vĩnh Chi Mai, Huỳnh Nguyễn Quỳnh Như (2023) cũng đã đưa yếu tố “Công nghệ” vào bài nghiên cứu của mình và đã có được kết quả tích cực Mục đích của các tác giả đó chính là giúp mỗi cá nhân có được sự hiểu biết nhất định về chuyển đổi số Thật vậy, hiện nay nếu như ai nắm bắt được công nghệ, biết cách vận dụng chúng thì việc khởi nghiệp vẫn có thể làm khi đang ngồi trên ghế nhà trường (Hoàng Hà, 2020)

Nghiên cứu về đề tài Công nghệ và ý định khởi nghiệp của sinh viên là một đề tài mới trong những năm gần đây Mặc dù đã có nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về yếu tố công nghệ trong việc ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, tuy nhiên ở Việt Nam, đặc biệt là ở trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu về công nghệ có tác động như thế nào đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hiện tại, hầu hết các bài nghiên cứu tác giả thu nhập được đều dựa trên cơ sở dữ liệu cũ và ở Việt Nam vẫn chưa được cập nhật Thêm vào đó, với bối cảnh như hiện nay xuất hiện rất nhiều yếu tố mới ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, và yếu tố “Công nghệ” là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất nhưng vẫn còn ít các bài nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu về yếu tố này Hầu hết các nghiên cứu trên toàn cầu nhìn nhận mối liên hệ trực tiếp giữa công nghệ và ý định khởi nghiệp như tác giả Javier Monllor and Aracely Soto-Simeone (2020), Hassan Barau Singhry (2015) và riêng tác giả Sa'Ed M Salhieh and Yousef Al-Abdallat (2021) và Yan Huang and Jie Zhang (2020) có một cái nhìn mới là về mối quan hệ gián tiếp của công nghệ đến ý định khởi nghiệp Điều này đã tạo ra một khoảng trống trong nghiên cứu, do đó tác giả quyết định lựa chọn đề tài

“Công nghệ và ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu Dựa vào các bài nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu cùng với dữ liệu được cập nhật và thu thập trong bối cảnh mới này, tác giả hi vọng rằng bài nghiên cứu này sẽ giúp ích được cho sinh viên và nhà trường, giúp họ có cái nhìn mới về khởi nghiệp và những cách mà yếu tố công nghệ đã thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên

Sau quá trình chọn lọc và tham khảo từ các nghiên cứu trước đó, qua đó dựa vào hai lý thuyết là Lý thuyết Chấp nhận Công nghệ (TAM) và Lý thuyết Nhận thức Xã hội (SCT), tác giả đã chọn ra các biến quan sát phù hợp với đề tài TAM cho rằng nhận thức về tính dễ sử dụng và tính hữu ích của công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và ý định sử dụng công nghệ Khi sinh viên có kỹ năng sử dụng công nghệ tốt, họ sẽ thấy công nghệ dễ sử dụng và hữu ích hơn, từ đó tăng cường sự tự tin vào khả năng của họ trong việc sử dụng công nghệ và gia tăng niềm tin vào bản thân Về Lý thuyết Nhận Thức Xã Hội (SCT), nhấn mạnh vai trò của niềm tin vào năng lực bản thân trong việc thúc đẩy hành vi và động lực của con người Dựa trên nghiên cứu của đề tài và các lý luận được đưa ra, tác giả đề xuất các biến như sau:

- Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ

- Nhận thức về lợi ích của công nghệ

- Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.4.1.1 Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ

“Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ” là nhận thức của người dùng về mức độ thuận tiện và đơn giản của công nghệ trong quá trình sử dụng Theo TAM, nhận thức về tính dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức về tính hữu ích Sinh viên có kỹ năng sử dụng công nghệ tốt sẽ cảm thấy công nghệ dễ sử dụng hơn và hữu ích hơn trong quá trình khởi nghiệp Tác giả Albert Bandura, nhà tâm lý học người Mỹ gốc Canada, là người sáng lập lý thuyết Nhận Thức Xã Hội (SCT) Ông đã nhiều lần phát biểu về tầm quan trọng của niềm tin về khả năng của bản thân (self-efficacy) và cách nó được hình thành thông qua các trải nghiệm cá nhân và quan sát Bandura nhấn mạnh rằng những kỹ năng và thành công trong việc sử dụng công nghệ có thể củng cố thêm niềm tin về khả năng của bản thân Tác giả Javier Monllor và Aracely Soto-Simeone (2020) cũng đã đưa biến về “Năng lực về công nghệ” vào bài nghiên cứu Tác động của việc tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên, và cũng mang lại kết quả tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hơn thế, bài nghiên cứu của tác giả Yan Huang và Jie Zhang (2020) cho thấy việc sử dụng công nghệ có liên quan gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua năng lực bản thân Từ đó có thể lập luận rằng khi một người thành thạo về công nghệ, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình từ đó hình thành ý định khởi nghiệp

Giả thuyết H1a: Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

Giả thuyết H1b: Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

Giả thuyết H1c: Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp thông qua niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

2.4.1.2 Nhận thức về lợi ích của công nghệ

Nhận thức về lợi ích công nghệ là yếu tố có tầm quan trọng nhất trong TAM Đây là cách người dùng nhận thức về các lợi ích mà công nghệ có thể mang lại cho họ Tác giả xác nhận rằng đây là một yếu tố đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự chấp nhận và sử dụng công nghệ Tính hữu ích này ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin vào khả năng sử dụng công nghệ của người dùng Việc này có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của người dùng về việc chấp nhận và sử dụng công nghệ Áp dụng vào đề tài nghiên cứu, khi sinh viên nhận thấy công nghệ có lợi ích rõ ràng và cụ thể cho việc khởi nghiệp, thái độ của họ sẽ tích cực hơn, có niềm tin vào khả năng khởi nghiệp của bản thân và từ đó có ý định mạnh mẽ hơn để khởi nghiệp Mọi người quyết định sử dụng hay không sử dụng một ứng dụng dựa trên mức độ họ nghĩ ứng dụng đó có cải thiện hiệu suất công việc hay không Điều này có nghĩa là thái độ của họ đối với việc sử dụng công nghệ, dù tích cực hay tiêu cực, đều được hình thành bởi cách người dùng nhận thức được tính hữu ích của công nghệ trong việc hỗ trợ ý định khởi nghiệp của họ

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng một trong những yếu tố chính gia tăng việc sử dụng công nghệ là người dùng phải thấy được lợi ích mà công nghệ mang lại Thật vậy, trong bài nghiên cứu của tác Lê Xuân Cù (2022), tác giả cho rằng khi cá nhân nhận ra rõ được lợi ích của công nghệ thì việc hình thành ý định khởi nghiệp sẽ dễ dàng hơn Trong bối cảnh khởi nghiệp, điều này càng quan trọng hơn vì công nghệ có thể cải thiện quy trình, giảm chi phí, và tăng hiệu quả hoạt động Deborah Compeau và Christopher Higgins (1995) đã nghiên cứu về niềm tin vào khả năng của bản thân liên quan đến công nghệ máy tính Họ phát hiện ra rằng nhận thức về khả năng và lợi ích của việc sử dụng máy tính có tác động trực tiếp đến niềm tin vào khả năng của bản thân về việc sử dụng máy tính Họ lập luận rằng khi người dùng nhận ra lợi ích của công nghệ, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc sử dụng và áp dụng công nghệ

Giả thuyết H2a: Nhận thức về lợi ích của công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

Giả thuyết H2b: Nhận thức về lợi ích của công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

Giả thuyết H2c: Nhận thức về lợi ích của công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp thông qua niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

2.4.1.3 Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân

Lý thuyết Nhận thức Xã hội (SCT) được phát triển bởi Albert Bandura vào năm

1986, tác giả cho rằng “sự tự tin vào năng lực của bản thân” là một yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành hành vi của con người Một trong những yếu tố cá nhân quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp là năng lực bản thân trong kinh doanh (Schmutzler và cộng sự, 2019) Năng lực bản thân của doanh nhân thể hiện mức độ tin tưởng của một người vào khả năng của chính họ trong việc thực hiện các bước cần thiết để khởi nghiệp (Alammari và ctg 2019) Hassan và ctg (2020) đã cho rằng năng lực khởi nghiệp của bản thân là một trong những yếu tố nhận thức quan trọng nhất trước đây của ý định kinh doanh Tính tự tin vào năng lực khởi nghiệp đã được đề xuất là có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp, trong đó các cá nhân có mức độ tự tin vào năng lực khởi nghiệp cao có xu hướng thực hiện thành công quá trình khởi nghiệp và đối mặt với những điều kiện đầy thách thức liên quan đến doanh nghiệp của mình Hành trình khởi nghiệp đầy khó khăn và thử thách, chính vì vậy cần những nhà khởi nghiệp có tâm lý vững vàng Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân (ESE) - một đặc điểm đặc trưng cho thấy thái độ và niềm tin của họ trong việc vượt qua khó khăn và đạt được thành công kinh doanh (Gist và Mitchell 1992; Chen và ctg 1998) Các nghiên cứu hiện nay đã chứng minh rằng ESE có một vai trò quan trọng trong việc dự đoán ý định khởi nghiệp và cải thiện hiệu quả kinh doanh (Hmieleski và Corbett 2008) Bandura (1991) cho rằng sự tự nhận thức về khả năng của cá nhân ảnh hưởng đến lựa chọn, nỗ lực và hành vi của họ, điều này cho thấy ESE cũng có thể dự đoán các hành vi liên quan đến ý định khởi nghiệp (Barakat và ctg 2014) Kinh doanh không chỉ chứa đựng sự sáng tạo, rủi ro và sáng kiến mà nó còn là một đoạn đường dài và đầy thử thách, cần có sự nhiệt tình, chắc chắn và kiên trì (Newman và ctg 2019) Do đó, năng lực khởi nghiệp của bản thân có mối quan hệ tích cực đến sự thành công của hoạt động kinh doanh (McGee và Peterson 2019) Mức độ tự tin vào khả năng kinh doanh cao cho thấy cá nhân đó sẵn sàng đối mặt với điều kiện đầy thách thức trong quá trình phát triển kinh doanh và theo đuổi mục đích của họ càng cao (Memon và ctg 2019) Thật vậy, yếu tố “Năng lực của bản thân” cũng đã được tác giả Sa'Ed M Salhieh and Yousef Al-Abdallat (2021) đưa vào bài nghiên cứu, tác giả cho rằng năng lực của bản thân càng cao càng tác động mạnh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Jordan Ngoài ra, nghiên cứu của Zhao và ctg (2005) đã trực tiếp xem xét mối tương quan giữa năng lực khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp, cho thấy rằng yếu tố này là một yếu tố trung gian quan trọng trong việc dự đoán ý định khởi nghiệp Tác giả Boyd và Vozikis (1994) cũng đã có bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự tự tin vào năng lực bản thân đối với sự phát triển ý định và hành động khởi nghiệp”, tác giả nhận thấy rằng ESE tác động mạnh mẽ đến hành động khởi nghiệp Chính vì những lý do trên, tác giả đề xuất giả thuyết H3:

Giả thuyết H3: Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân tác động trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

Dựa trên hai lý thuyết TAM và SCT, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, tạo ra một khuôn khổ lý thuyết vững chắc để kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa tính dễ sử dụng, tính hữu ích công nghệ, niềm tin vào khả năng khởi nghiệp của bản thân và ý định khởi nghiệp của sinh viên

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong chương 2, tác giả làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, đưa ra các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên để xây dựng giả thuyết nghiên cứu Tiếp đó, qua việc tổng hợp các bài nghiên cứu liên quan tác giả tìm ra được khoảng trống nghiên cứu, từ đó đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố: (1) Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ, (2) Nhận thức về lợi ích của công nghệ, biến trung gian là Niềm tin về khả năng khởi nghiệp và Ý định khởi nghiệp là biến phụ thuộc Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ

H1b Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp

Nhận thức về lợi ích của công nghệ H2a, H2c

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Phân tích dữ liệu: tác giả dùng các phần mềm phân tích số liệu như SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu

Nghiên cứu định lượng và định tính được dùng cho bài nghiên cứu, sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thông qua các câu hỏi đã soạn sẵn để thu nhập thông tin từ đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của các khái niệm trong nghiên cứu; kiểm định mô hình và các giả thuyết; cũng như sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dựa trên đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được dùng để chọn mẫu Sau khi chọn lọc được dữ liệu khảo sát, tác giả sẽ tiến hành:

• Thực hiện phân tích mô tả biến nhân khẩu học: giới tính, bậc năm học, ngành theo học

• Thực hiện các phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA)

• Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và ước lượng mô hình phương trình cấu trúc (SEM)

Quy trình nghiên cứu

Bài nghiên cứu này tuân theo một quy trình cụ thể gồm 10 bước, từ việc đề ra cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo để tiến hành khảo sát chính thức Sau khi thu thập được bộ dữ liệu tác giả sẽ thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố EFA , sau đó là phân tích nhân tố CFA, Ước lượng mô hình phương trình cấu trúc SEM và Kiểm định Bootstrap cuối cùng là bước thảo luận kết quả Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính được dùng cho bài nghiên cứu, quy trình nghiên cứu được thể hiện chi tiết ở Hình 3.1:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Cơ sở lý thuyết Xây dựng mô hình nghiên cứu

Thiết kế thang đo nghiên cứu

Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Khảo sát chính thức

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu + Ước lượng mô hình SEM + Kiểm định Bootstrap

Thảo luận kết quả Thống kê mô tả

Thang đo nghiên cứu

Bảng câu hỏi được chia thành hai phần chủ yếu:

Phần 1: Gồm các câu hỏi mang yếu tố sàng lọc về ý định khởi nghiệp của sinh viên (đã từng khởi nghiệp hay chưa từng khởi nghiệp) và câu hỏi về sự hiểu biết về công nghệ của sinh viên Dựa trên kết quả này, quyết định xem liệu đối tượng nào sẽ tiếp tục tham gia khảo sát hay không

Phần 2: Trong bài nghiên cứu, thang đo được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ Antonucci và Goeke (2011) cho rằng: “Thang đo Likert yêu cầu người tham gia khảo sát đánh giá mức độ đồng ý của họ từ hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý Mỗi mức độ có năm loại phản ứng: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý"

Tác giả sử dụng Thang đo Likert 5 mức độ vì tính ứng dụng phổ biến và tính phù hợp của phương pháp này đối với đề tài nghiên cứu Sau đó, tác giả sẽ điều chỉnh nội dung các biến phù hợp với bối cảnh thực tế tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM dựa trên sự hướng dẫn của giảng viên

Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu

STT Biến quan sát Mức độ đánh giá Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ (SD) 1 2 3 4 5

1 Bạn cảm thấy tự tin khi sử dụng công nghệ

2 Bạn có khả năng học và và sử dụng công nghệ một cách nhanh chóng

3 Bạn có thể khắc phục sự cố khi sử dụng công nghệ

4 Bạn không mất nhiều thời gian khi sử dụng công nghệ

5 Bạn cảm thấy nhanh chóng sử dụng thành thạo công nghệ

Nhận thức về lợi ích công nghệ (LI) 1 2 3 4 5

1 Sử dụng công nghệ khiến cho việc khởi nghiệp dễ dàng hơn

2 Sử dụng công nghệ giúp tiết kiệm thời gian hơn

3 Sử dụng công nghệ mang lại hiệu quả cao hơn

4 Công nghệ giúp kiểm soát nguồn lực khởi nghiệp hiệu quả

5 Công nghệ giúp cải thiện chất lượng khởi nghiệp

Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân (NL) 1 2 3 4 5

1 Tôi tự tin vào khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh mới

2 Tôi tự tin vào khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình

3 Tôi tự tin vào khả năng huy động các nguồn lực cần thiết cho khởi nghiệp

4 Tôi tự tin vào khả năng giải quyết các vấn đề gặp phải khi khởi nghiệp

5 Tôi có khả năng đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng Ý định khởi nghiệp (YD) 1 2 3 4 5

1 Bạn muốn làm chủ hơn là nhân viên

2 Mục tiêu của bạn là trở thành một doanh nhân khởi nghiệp thành công

3 Bạn có ý định mạnh mẽ trong việc xây dựng một doanh nghiệp riêng

4 Bạn có ý định khởi nghiệp trong một năm sắp tới

5 Bạn có ý định sẽ khởi nghiệp trong tương lai gần

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) yêu cầu mẫu tối thiểu phải có ít nhất là 50, tốt nhất là 100, và tỷ lệ giữa quan sát và biến đo lường là 5:1, có nghĩa là mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 hoặc nhiều hơn (Hair và ctg 2010) Nghiên cứu này có 20 biến quan sát, nên cỡ mẫu tối thiểu là 20*50 và cỡ mẫu tốt nhất là 20*10 0 Ngoài ra, theo mô hình ước lượng theo phương pháp SEM, kích thước mẫu phải đủ lớn để đạt được kết quả ước lượng đáng tin cậy và giải pháp được đề xuất phù hợp với thực tế Theo nhiều nhà nghiên cứu để thực hiện SEM, kích thước mẫu tối thiểu cần là 300 Tóm lại, từ hai điều kiện nêu trên, cỡ mẫu tốt nhất cho nghiên cứu này là 300

Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011), có 2 phương pháp chính để chọn mẫu đó là phương pháp xác suất và phương pháp phi xác suất Nghiên cứu này áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thuộc loại phương pháp chọn mẫu phi xác suất để đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh chóng và thuận tiện cho nghiên cứu Chính vì điều đó, tác giả sẽ không phân biệt về giới tính, bậc học hay ngành học,…khi thực hiện khảo sát với bất kỳ sinh viên đại học nào

3.4.3 Cách th ứ c thu th ậ p d ữ li ệ u

Quá trình thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến để phỏng vấn các SVĐH trường Ngân hàng TP.HCM Các câu hỏi trong bảng được thiết kế dựa trên những bài nghiên cứu đi trước Ở phần mở đầu, tác giả đã bổ sung thêm một số câu hỏi về các đặc điểm nhân khẩu học nhằm phục vụ cho việc kiểm định sự khác biệt.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phần mềm thống kê SPSS 25.0 và AMOS 24.0 được dùng để xử lý số liệu

Phương pháp này cho phép tác giả trình bày các dữ liệu thu thập được một cách có tổ chức và tổng quát" (Huysamen 1990) Trong nghiên cứu này, thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và minh hoạ dữ liệu theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các yếu tố Cụ Thể:

- Nghiên cứu sử dụng phần trăm (percent) và công cụ tần suất (frequencies) cho các biến định tính

- Nghiên cứu áp dụng các công cụ giá trị nhỏ nhất (minimum), giá trị lớn nhất (maximum) và giá trị trung bình (mean) cho các biến định lượng

3.5.2 Ki ểm tra độ tin c ậ y c ủa thang đo

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), "Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nhưng chỉ áp dụng cho thang đo có 3 biến quan sát trở lên và không đánh giá độ tin cậy cho từng biến quan sát Trong khoảng [0, 1] thì hệ số này có giá trị biến thiên Theo quy ước, nếu hệ số Cronbach’s alpha α

≥0,6 thì tập hợp các câu hỏi đo lường có thể được xem là tốt Về mặt lý thuyết, thang đo được xem là đáng tin cậy khi hệ số này càng cao Hệ số này được sử dụng nhằm để xác định các câu hỏi cần giữ lại hoặc loại bỏ trong quá trình kiểm tra Các biến quan sát cần có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến phải nhỏ hơn Cronbach’s alpha chung."

3.5.3 Phân tích nhân t ố khám phá (EFA)

Phương pháp được áp dụng để giảm số lượng biến quan sát từ một tập k biến quan sát thành một tập F (F 0.5 và < 1 (Kaiser, 1974) Điều này khẳng định tính phù hợp của dữ liệu cho phân tích EFA Giá trị sig trong Bartlett's Test cho thấy giá trị là 0.000, đạt mức ý nghĩa dưới 0.05 Điều này cho thấy các biến quan sát trong mô hình có mối tương quan đáng kể với nhau và đủ thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố (Kaiser 1974) Hệ số giá trị riêng (Eigenvalues) đạt giá trị là 1.200 > 1 đại diện cho phân biến được giải thích bởi mỗi nhân tố (Anderson and Gerbing 1988) Điều này cho thấy nhân tố rút ra có khả năng tóm tắt thông tin tốt nhất Hệ số tổng phương sai trích (Total Variance Explained) của nhân tố trích được là 65.113% > 50% Điều này cho thấy sự biến thiên của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình (Anderson

& Gerbing, 1988) Từ những kết quả này, chúng ta có thể suy ra rằng phần tích nhân tố giải thích một phần đáng kể của sự biến động trong mô hình, với tổng phương sai trích được là 65.113%

Bảng 4.6Ma trận xuay nhân tố các biến độc lập

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Ma trận xoay nhân tố cho các biến độc lập trong Bảng 4.6 cho ta thấy rõ cách thức các biến đóng góp vào các nhân tố khác nhau Ba nhân tố được rút ra trong quá trình phân tích đã mô tả rõ ràng sự tách biệt của các nhóm biến độc lập dựa trên hệ số tải nhân tố Ở nhân tố thứ nhất, các biến NL5, NL3, NL2, NL4, và NL1 đều có hệ số tải nhân tố cao từ 0.569 đến 0.894, điều này cho thấy nhân tố này có thể liên quan đến một khía cạnh đặc thù của khởi nghiệp hoặc công nghệ mà các biến này đo lường Sự biến thiên của các biến này có thể được giải thích chủ yếu bởi nhân tố này, với NL5 và NL3 cho thấy mức độ đóng góp cao nhất Nhân tố thứ hai bao gồm các biến LI4, LI5, LI2, LI3, và LI1, với hệ số tải nhân tố từ 0.536 đến 0.843 Điều này có thể báo hiệu rằng nhân tố này đại diện cho một yếu tố khác trong quá trình khởi nghiệp, có lẽ là liên quan đến tâm lý hoặc hành vi liên quan đến sự sáng tạo và đổi mới Cuối cùng, nhân tố thứ ba gồm các biến SD2, SD1, SD3, SD4, và SD5, với hệ số tải từ 0.523 đến 0.870 Nhân tố này có thể liên quan đến các khía cạnh của sự phát triển bền vững hoặc các chiến lược điều hành bền vững trong khởi nghiệp, phản ánh sự ưu tiên và nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của sự bền vững trong kinh doanh

4.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc

Bảng 4.7Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc

Yếu tố cần đánh giá Giá trị So sánh

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Phân tích EFA cho biến phụ thuộc đã được thực hiện và bảng 4.7 cho thấy một cấu trúc dữ liệu rất mạnh mẽ và phù hợp cho việc nghiên cứu Hệ số KMO đạt 0.886, vượt qua ngưỡng tối thiểu là 0.5, chứng tỏ dữ liệu phù hợp cho phân tích EFA và báo hiệu rằng các biến được chọn có độ tương quan phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố Giá trị sig của Bartlett's Test là 0.000, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng 0.05, điều này chỉ ra rằng các biến phụ thuộc có mối tương quan đáng kể với nhau, và phân tích nhân tố là phù hợp để thực hiện Giá trị riêng lớn, 3.608, cho thấy nhân tố này có khả năng giải thích một lượng lớn thông tin, và là nhân tố chính trong mô hình Tổng phương sai trích ra từ nhân tố này là 65.431%, vượt qua ngưỡng 50%, cho thấy nhân tố này giải thích một phần lớn tổng phương sai của biến phụ thuộc, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố này trong việc hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Bảng 4.8Ma trận xuay nhân tố các biến độc lập

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Ma trận xoay nhân tố cho các biến độc lập trong Bảng 4.8 giải thích cách các biến YD4, YD2, YD5, YD3, và YD1 đóng góp vào nhân tố duy nhất được phát hiện Các hệ số tải nhân tố đều > 0.5, lần lượt là 0.866 cho YD4, 0.844 cho YD2, 0.829 cho YD5, 0.784 cho YD3, và 0.713 cho YD1 Mức độ cao của các hệ số tải nhân tố này cho thấy rằng tất cả các biến này có mối liên hệ mạnh mẽ với nhân tố này Điều này cho thấy các biến đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự biến đổi trong mô hình nghiên cứu

4.2.4 Phân tích nhân t ố kh ẳng đị nh CFA

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Hình 4 3: Phân tích nhân tố khẳng định CFA Hình 4.4Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và các tiêu chí đánh giá Fornell-Larcker cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phù hợp và độ tin cậy của mô hình nghiên cứu Kết quả CFA, như minh họa trong Hình 4.4, cho thấy chỉ số chi-square trên độ tự do là 2.574, ta thấy mô hình có sự phù hợp vừa phải với dữ liệu Chỉ số GFI đạt 0.886 >0.8 và CFI là 0.947 > 0.9 nhưng vẫn cho thấy sự phù hợp tốt TLI đạt 0.939 > 0.9 Chỉ số RMSEA là 0.071 < 0.08 trong phạm vi chấp nhận được, điều đó có nghĩa MHNC có độ chính xác khá cao

Bảng 4.9, áp dụng tiêu chí Fornell-Larcker, cho thấy các giá trị Composite Reliability (CR) của tất cả các nhân tố đều vượt quá 0.7, cho thấy sự nhất quán cao trong các nhóm biến Giá trị Average Variance Extracted (AVE) cho các nhân tố từ 0.605 đến 0.688, tất cả đều vượt ngưỡng 0.5, điều này xác nhận rằng các nhân tố có khả năng giải thích lượng lớn phương sai của các biến quan sát trong MHNC Giá trị Maximum Shared Variance (MSV) và các chỉ số MaxR(H) cho thấy mỗi nhân tố phân biệt rõ ràng với nhân tố khác, hỗ trợ tính phân biệt của mô hình Sự phân tích và so sánh giữa các giá trị trên đường chéo chính (căn bậc hai của AVE) và các giá trị tương quan giữa các nhân tố cho thấy tính phân biệt tốt - mỗi nhân tố đều có căn bậc hai của AVE cao hơn so với các hệ số tương quan của nó với các nhân tố khác Điều này chứng minh rằng mỗi nhân tố duy trì sự độc lập và mang thông tin duy nhất không được chia sẻ bởi các nhân tố khác, từ đó khẳng định tính độc lập và chính xác của MHNC

Bảng 4.9Tiêu chí đánh giá Fornell - Larcker

CR AVE MSV MaxR(H) NL SD LI YD

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

4.2.5 Ki ểm đị nh mô hình lý thuy ế t và gi ả thuy ế t b ằ ng mô hình c ấ u trúc tuy ế n tính SEM

4.2.5.1 Độ phù hợp của mô hình

Hình 4.5Độ phù hợp của mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Hình 4.5 trình bày kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (chuẩn hóa) cho mô hình nghiên cứu Các chỉ số độ phù hợp mô hình như sau: chi-square/df là 2.574, dưới ngưỡng 3, GFI = 0.886 > 0.8, CFI = 0.947, và TLI = 0.939 đều > 0.9, cho thấy mô hình có sự phù hợp tốt với dữ liệu thu thập được RMSEA = 0.071 > 0.8 trong khoảng chấp nhận được, và PCLOSE rất thấp (0.000), cho thấy mức độ phù hợp của MHNC Những chỉ số này chứng tỏ mô hình phù hợp khá tốt với dữ liệu

4.2.5.2 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Bảng 4.10Kết quả kiểm định mối tác động

Giả thuyết Mối quan hệ

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Giả thuyết H1a xét mối quan hệ trực tiếp từ SD đến YD, với kết quả hệ số hồi quy là 0,297, S.E là 0,059 và C.R là 5,032 (P < 0.001), cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê và rất mạnh mẽ Điều này cho thấy SD có thể trực tiếp thúc đẩy YD Tương tự, giả thuyết H1b nghiên cứu mối quan hệ giữa "Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ" (SD) và "Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân" (NL) Kết quả được chấp nhận và cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,416 với độ lỗi chuẩn (S.E) là 0,071 và giá trị C.R là 5,851, điều này chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của SD đến NL P- value < 0.001 (được ký hiệu bằng ***) cho thấy kết quả này là thống kê có ý nghĩa Điều này khẳng định rằng càng có nhận thức cao về tính dễ sử dụng của công nghệ, niềm tin vào khả năng khởi nghiệp của bản thân càng tăng

Giả thuyết H2a nghiên cứu ảnh hưởng của LI đến YD, cho kết quả hệ số hồi quy là 0,057 với S.E là 0,065 và C.R chỉ 0,871, và P-value là 0,384, cho thấy không có bằng chứng thống kê để chấp nhận mối quan hệ này Điều này bác bỏ giả thuyết rằng nhận thức về lợi ích công nghệ có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp Ngược lại, giả thuyết H2b xét đến ảnh hưởng của LI đến NL, với hệ số hồi quy là 0,455, S.E là 0,086 và C.R là 5,287 Mối quan hệ này cũng rất mạnh mẽ và có ý nghĩa thống kê (P < 0.001) Điều này cho thấy nhận thức tích cực về lợi ích của công nghệ có thể cải thiện đáng kể niềm tin vào khả năng khởi nghiệp của cá nhân

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Trong phạm vi của nghiên cứu về mối quan hệ giữa "Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ" (SD) và "Ý định khởi nghiệp" (YD) trong giả thuyết H1a Mối quan hệ này, được mô tả bởi hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.297 với p-value < 0.001, cho thấy một ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực của SD đến YD Kết quả này khớp với một số kết quả trong nghiên cứu quốc tế đã thực hiện, tập trung vào ảnh hưởng của công nghệ đến ý định khởi nghiệp Nghiên cứu của Javier Monllor và Aracely Soto-Simeone (2020) tập trung vào sự ảnh hưởng của tiếp xúc và trải nghiệm thực tế với công nghệ số trong các chương trình giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên Họ kết luận rằng sự tự tin vào khả năng công nghệ có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp Điều này có sự tương đồng với kết quả của đề tài về tầm quan trọng của SD trong việc hình thành ý định khởi nghiệp Nghiên cứu của Sa'Ed M Salhieh và Yousef Al-Abdallat (2021), nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của hiệu quả tự thân của doanh nghiệp công nghệ đến ý định khởi nghiệp Kết quả cho thấy sự tự tin vào năng lực bản thân trong bối cảnh công nghệ có tác động đáng kể đến YD, một điểm tương đồng với nghiên cứu về

SD Nghiên cứu của Kripstap Lesinskis và cộng sự (2023) xem xét mối tác động của việc sử dụng công cụ kỹ thuật số trong giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của Thế hệ Z Kết quả cho thấy điều đó có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp, hỗ trợ gián tiếp quan điểm của bài rằng SD có tác động tích cực đến YD Mỗi nghiên cứu trên đều có một hướng quan sát khác nhau nhưng tất cả đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công nghệ và nhận thức về nó trong việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp

Giả thuyết H1b về “nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ" (SD) và "Niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân" (NL) Kết quả được chấp nhận và cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,416 với độ lỗi chuẩn (S.E) là 0,071 và giá trị C.R là 5,851, điều này chỉ ra một mối tác động tích cực từ SD đến NL P-value < 0.001 cho thấy kết quả này là thống kê có ý nghĩa Điều này khẳng định rằng càng có nhận thức cao về tính dễ sử dụng của công nghệ, niềm tin vào khả năng khởi nghiệp của bản thân càng tăng Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Javier Monllor and Aracely Soto-Simeone (2020) trong nghiên cứu của họ khám phá ảnh hưởng của việc tiếp xúc và trải nghiệm thực tế với công nghệ số trong các chương trình giáo dục khởi nghiệp Họ phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với công nghệ không chỉ tăng sự tự tin của sinh viên vào khả năng sử dụng công nghệ mà còn dẫn đến việc gia tăng năng kinh doanh và hình thành ý định khởi nghiệp Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu về mối tương quan tích cực giữa nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ và niềm tin vào năng lực khởi nghiệp Sa'Ed

M Salhieh and Yousef Al-Abdallat (2021) cũng tìm hiểu về ảnh hưởng của năng lực bản thân trong kinh doanh công nghệ và tính đổi mới lên ý định khởi nghiệp Họ thấy rằng những sinh viên có năng lực cao và nhận thức tích cực về khả năng của bản thân trong môi trường công nghệ có xu hướng có ý định khởi nghiệp mạnh mẽ hơn Điều này cũng phản ánh trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhận thức công nghệ và niềm tin cá nhân trong khả năng khởi nghiệp

Giả thuyết H2b xét đến tác động của biến LI đến NL, với hệ số hồi quy là 0,455, S.E là 0,086 và C.R là 5,287 Mối quan hệ này cũng rất mạnh mẽ và có ý nghĩa thống kê (P < 0.001) Kết quả này phù hợp với Javier Monllor and Aracely Soto-Simeone (2020) khi tìm hiểu về ảnh hưởng của việc tiếp xúc với công nghệ đến ý định khởi nghiệp, có thể thấy sự tiếp xúc này tăng sự tự tin về khả năng công nghệ, từ đó tác động đến ý định khởi nghiệp Điều này tương đồng với phát hiện về ảnh hưởng tích cực của nhận thức về lợi ích công nghệ lên niềm tin khởi nghiệp Sa'Ed M Salhieh and Yousef Al-Abdallat (2021) nghiên cứu cho thấy sự tự tin vào khả năng kinh doanh công nghệ sẽ tác động tích cực đến ý định kinh doanh, điều này cũng ủng hộ ý tưởng rằng nhận thức tích cực về công nghệ (và lợi ích của nó) có thể cải thiện niềm tin vào khả năng khởi nghiệp

Trong giả thuyết H2b kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về lợi ích của công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào năng lực khởi nghiệp, tương tự như nghiên cứu của Javier Monllor and Aracely Soto-Simeone (2020) về tác động tích cực của tiếp xúc với công nghệ lên ý định khởi nghiệp Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu của tác giả bác bỏ mối quan hệ trực tiếp giữa nhận thức về lợi ích công nghệ lên ý định khởi nghiệp (giả thuyết H2a), điều này không tương đồng với nghiên cứu của Hassan Barau Singhry (2015), người nhận thấy năng lực khởi nghiệp công nghệ có tác động lên ý định khởi nghiệp công nghệ

Về giả thuyết H1c và H2c cho thấy, trong bối cảnh đất nước hiện nay, công nghệ và giáo dục đóng vai trò trọng yếu trong việc hình thành và thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên Trước hết, khi sinh viên đánh giá cao về lợi ích của công nghệ (LI) không thể hiện mối liên kết trực tiếp với ý định khởi nghiệp (YD), nhưng lại có tác động gián tiếp thông qua niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân (NL) Điều đó có thể nhận định rằng LI không đủ để trực tiếp thúc đẩy YD, nhưng lại có khả năng tăng cường NL, từ đó gián tiếp tạo động lực cho sinh viên theo đuổi khởi nghiệp Nhận thức này, dù không tạo ra sự thay đổi trực tiếp, nhưng lại quan trọng trong việc xây dựng một nền tảng tâm lý vững chắc cho việc khởi nghiệp Mặt khác, nhận thức về tính dễ sử dụng của công nghệ (SD) lại cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ hơn, không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp mà còn thông qua việc tăng cường niềm tin vào năng lực khởi nghiệp Chứng tỏ rằng sinh viên khi cảm thấy công nghệ dễ tiếp cận và sử dụng sẽ cảm thấy tự tin hơn trong khả năng khởi nghiệp của mình Sự dễ dàng trong sử dụng công nghệ không chỉ làm giảm bớt gánh nặng về mặt kỹ thuật mà còn khuyến khích tinh thần tự lực và sáng tạo, điều cần thiết cho mọi hoạt động khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục và đào tạo nhằm mục đích cải thiện nhận thức về công nghệ và đồng thời tăng cường niềm tin vào năng lực cá nhân Các trường đại học và viện đào tạo cần thiết kế các khóa học và chương trình hỗ trợ giúp sinh viên hiểu thêm về lợi ích và ứng dụng công nghệ vào trong khởi nghiệp Bao gồm việc hỗ trợ kiến thức về công nghệ và cung cấp các kỹ năng thực tiễn, tư duy sáng tạo, tạo lòng tin và khả năng tự chủ cho sinh viên Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số trong giáo dục cũng là một phương pháp hữu hiệu để tăng cường trải nghiệm học tập và thực tiễn Công nghệ không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là một phần của nội dung giảng dạy, giúp sinh viên vừa về công nghệ và vừa học qua công nghệ Thúc đẩy một cách tiếp cận học tập tích cực, nơi sinh viên không chỉ là người tiêu thụ kiến thức mà còn là những người sáng tạo và áp dụng kiến thức đó vào thực tế

Trong chương này, tác giả mô tả kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu trên SPSS và AMOS Thông qua đánh giá các thang đo, thống kê mô tả, độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA, ước lượng bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và kiểm định Bootstrap Kết quả nghiên cứu cho rằng “Niềm tin về năng lực khởi nghiệp” (NL) là trung gian cho sự tác động giữa “Nhận thức về tính dễ sử dụng công nghệ” (SD) và “Nhận thức về lợi ích của công nghệ” (LI) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên NL có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định kinh doanh của sinh viên SD có cả tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định kinh doanh của sinh viên Tuy nhiên, LI chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua việc tăng cường niềm tin vào năng lực khởi nghiệp, LI không tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên như giả thuyết đề ra.

Ngày đăng: 21/09/2024, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w