1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán Điện Tử Trong Mua Sắm Của Sinh Viên
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trọng Hưng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,82 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu (14)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2 Mục đích cụ thể (15)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu và số liệu tương ứng (15)
      • 1.5.1 Nghiên cứu định tính (15)
      • 1.5.2 Nghiên cứu định lượng (16)
    • 1.6 Đóng góp của đề tài (16)
      • 1.6.1 Đóng góp về mặt thực tiễn (16)
      • 1.6.2 Đóng góp về khoa học (16)
    • 1.7 Bố cục khóa luận (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1 Khái niệm liên quan (18)
      • 2.1.1 Thanh toán điện tử (E-payment) (18)
      • 2.1.2. Khái niệm quyết định (18)
      • 2.1.3. Lợi ích khi áp dụng thanh toán điện tử (19)
    • 2.2 Các lý thuyết liên quan (19)
      • 2.2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) (19)
      • 2.2.2 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk -TPR) (20)
    • 2.3 Tổng quan nghiên cứu liên quan (21)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước (21)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài (23)
      • 2.3.3 Tóm tắt các lược khảo liên quan (25)
      • 2.3.4. Khoảng trống của các nghiên cứu (27)
    • 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (27)
      • 2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu (27)
    • 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất (29)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (32)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (33)
      • 3.2.1. Nghiên cứu định tính (33)
      • 3.2.2. Nghiên cứu định lượng (33)
    • 3.3. Công cụ nghiên cứu (33)
      • 3.3.1. Xây dựng thang đo (33)
      • 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu (37)
    • 3.4. Thiết kế quy mô mẫu nghiên cứu (37)
      • 3.4.1. Tổng thể mẫu (37)
      • 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu (38)
    • 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu (38)
      • 3.5.1. Xử lý dữ liệu (38)
      • 3.5.2. Phân tích dữ liệu (38)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (17)
    • 4.1. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu (43)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo (45)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (47)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối biến độc lập (47)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc (49)
    • 4.4. Phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính (50)
      • 4.4.1. Phân tích tương quan Pearson (50)
      • 4.4.2. Phân tích hồi quy (53)
      • 4.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (54)
    • 4.5. Kiểm định mô hình phù hợp (55)
      • 4.5.1. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư (55)
      • 4.5.2. Kiểm định liên hệ tuyến tính (58)
      • 4.5.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (59)
      • 4.5.4. Kiểm định mối liên hệ tương quan giữa các phần dư (59)
      • 4.5.5. Kiểm định các giả thuyết (59)
    • 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu (62)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (17)
    • 5.1. Kết luận (66)
    • 5.2. Đề xuất những hàm ý quản trị (67)
      • 5.2.1. Niềm tin (67)
      • 5.2.3. Tính an toàn, bảo mật (68)
      • 5.2.4 Tính hữu ích (69)
      • 5.2.5. Tính rủi ro (69)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (71)
      • 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu (71)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

Đề tài tập trung vào phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên”, và kiểm chứng mối liên hệ giữa các biến tác độn

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Khái niệm liên quan

2.1.1 Thanh toán điện tử (E-payment)

"Hệ thống thanh toán điện tử cơ bản là nơi các giao dịch tiền tệ hoặc tiền có giá trị điện tử được thực hiện thông qua cơ chế giao diện điện tử, ví dụ như thiết bị di động” (Kim và cộng sự, 2010)

"Thanh toán điện tử là bất kỳ hình thức chuyển tiền nào được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử" (Kalakota và Whinston, 1996)

"Thanh toán điện tử có thể được qua hệ thống chuyển tiền điện tử, các hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử tài chính" (Parker và Swatman, 2002)

Cũng có thể hiểu, dịch vụ TTĐT là tất cả các dịch vụ đóng vai trò trung gian giúp hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng các thiết bị điện thoại di động cá nhân mà không nhất thiết phải cần tiền mặt bên người (Lerner, 2013; Abrahão, Moriguchi, & Andrade, 2016; European Payments Council, 2017)

Theo (Weir et al., 2006; Lim, 2008) "Thanh toán điện tử được định nghĩa là việc thanh toán được thực hiện từ người mua đến người bán thông qua dịch vụ thanh toán điện tử" Ở một góc nhìn khác, "Thanh toán điện tử là một phương tiện thanh được áp dụng để thực hiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ được mua trực tuyến hoặc trong các siêu thị và trung tâm mua sắm" (Adeoti & Osotimehin, 2012)

Ngoài ra, theo nghiên cứu của (Gan & Scheelings, 1999) "Thanh toán được thực hiện thông qua phương tiện điện tử được liên kết trực tiếp với tài khoản tiền gửi hoặc tín dụng được gọi là thanh toán điện tử"

Quyết định là quá trình nhận thức của con người và dẫn đến việc đưa ra những lựa chọn hoặc cũng chính là một quá trình hoạt động với những khả năng thay thế

Việc ra quyết định chính là việc mà bạn phải lựa chọn những giá trị thay thế, dựa trên những giá trị và sở thích của người ra quyết định

Quyết định là hành động chọn lựa giữa các phương án có sẵn để đạt được mục tiêu nhất định Nó bao gồm các bước như thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các lựa chọn, và sau đó chọn ra phương án phù hợp nhất dựa trên các tiêu chí như hiệu quả, khả năng thực hiện, chi phí, rủi ro và những giá trị cá nhân

2.1.3 Lợi ích khi áp dụng thanh toán điện tử

Tiện lợi và đơn giản: Khách hàng không cần thiết phải mang theo tiền mặt khi ra ngoài, điều này giúp hạn chế được các rủi ro và cho phép người sử dụng dịch vụ thanh toán một cách trực tiếp nhất qua điện thoại di động bằng cách quét hoặc nhập mã vạch

An toàn và bảo mật: Với các phương thức bảo mật tiên tiến cam kết đảm bảo tính an toàn của thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của người tiêu dùng TTĐT có tính bảo mật cao hơn khi sử dụng thẻ tín

Kiểm tra và quản lý tài khoản dễ dàng: Có thể kiểm tra được các lần đăng nhập tài khoản, tra soát các lịch sử giao dịch đồng thời dễ dàng kiểm soát dòng tiển ra vào và số dư tài khoản

Tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí: Chi phí sẽ được tiết kiệm bởi ví điện tử cho các khoản phí liên quan đến giao dịch tài chính truyền thống như phí chuyển khoản, phí rút tiền và phí giao dịch

Tích hợp nhiều tính năng: Ví điện tử còn tích hợp nhiều tính năng khác như ví tiền ảo, tích lũy điểm thưởng, mua vé xem phim, tìm khách sạn hoặc đặt vé máy bay.

Các lý thuyết liên quan

2.2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior- TPB) được Icek Ajzen (1991) phát triển từ Thuyết Hành động Hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) Lý thuyết giải thích về mối quan hệ giữa những niềm tin và hành vi của người dùng gồm ba yếu tố quan trọng quyết định: Chuẩn chủ quan, Thái độ cá nhân đối với hành vi và Nhận thức kiểm soát hành vi Tác giả cho rằng hành vi đưa ra quyết định của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố trên, khi thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan cùng với kiểm soát hành vi càng tích cực thì chủ thể càng dễ đưa ra thực hiện hành động hơn Nhận thức của chủ thể về hành vi của mình giúp họ tự tin hơn vào khả năng của mình, điều này tích cực ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi của họ

Hình 2 1 Lý thuyết hành động có kế hoạch (TPB)

2.2.2 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk -TPR)

Lý thuyết được phát triển bởi Bauer năm 1960, Bauer đưa ra ý kiến rằng luôn có rủi ro trong lúc sử dụng công nghệ bao gồm: Nhận thức rủi về giao dịch trực tuyến (Perceived Risk in the Context with Online Transaction – PRT) và Nhận thức rủi ro về sản phẩm, dịch vụ ( Perceived Risk with Product/ Service – PRP) Lý thyết nhận thức rủi ro của Bauer thường được vận dụng cao trong các chủ đề về quyết định áp dụng công nghệ trong đời sống Bhimani (1996) đã chỉ ra những thất thoát trong việc tiếp nhận các dịch vụ từ thương mại điện tử như: lộ mật khẩu, bị hack thông tin, lạm dụng thông tin, thất thoát tài chính,… Dễ hiểu là khả năng nhận biết rủi ro trong lúc thực hiện các giao dịch online tăng cao sẽ làm hạn chế hành vi đưa ra hành động sử dụng công nghệ từ người tiêu dùng và ngược lại

Nhận thức hành vi kiểm soát Ý định Hành vi

Hình 2 2 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR)

Tổng quan nghiên cứu liên quan

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

Theo Hồng và các cộng sự (2023) đã thực hiện phân tích hành vi đưa ra quyết định sử dụng TTĐT của chủ thể ở độ tuổi trung niên tại VN Nội dung chính nhằm xác minh sự liên kết giữa Niềm tin của người tiêu dùng, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi đến quyết định sử dụng phương thức TTĐT trong hành vi tiêu dùng ở VN Để hoàn thiện được đề tài nghiên cứu này, nhóm thực hiện đã sử dụng kết hợp phân tích định tính cùng với phân tích định lượng để thực hiện bước kiểm định các giả thuyết Thông qua khảo sát 295 người tiêu dùng ở độ tuổi trung niên đang công tác tại các doanh nghiệp và các tổ chức khác nhau, các nhà thực hiện đã sử dụng kết quả Phân tích nhân tố (EFA), Phân tích CFA và thực hiện kiểm định thông qua Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để chứng minh rằng cả ba nhân tố trên đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định áp dụng TTĐT của các chủ thể, trong đó Niềm tin là nhân tố ảnh hưởng tích cực nhất Kết quả mà các nhà nghiên cứu phân tích đưuọc cho thấy ý kiến tương đồng với phát hiện trong nghiên cứu trước đó của Deloiite (2020) Nhóm tác giả cũng đề xuất nhiều ý kiến khác nhau nhằm khuyến khích người tiêu dùng trung niên sử dụng phương thức TTĐT, điều quan trọng là gia tăng sự trải nghiệm của họ, tạo cơ hội và thời gian để họ được tiếp xúc phương phương thức TTĐT thay vì cách truyền thống

Nhận thức rủi ro về giao dịch trực tuyến

Nhận thức rủi ro về sản phẩm, dịch vụ

Theo Anh và các cộng sự (2023) tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc đưa ra hành động cụ thể trong việc áp dụng thanh toán trực tuyến của thế hệ GenZ tại Hà Nội Kết quả được kết luận cho thấy các nhân tố như Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng trực tiếp từ xã hội, Điều kiện thuận lợi, Niềm tin vào nhà bán lẻ, Thói quen sử dụng tiền mặt, Tiện ích bổ sung đều phản ánh đến quyết định sử dụng TTĐT trên sàn thương mại điện tử Bài luận đã sử dụng mẫu khảo sát gồm 315 đối tượng, sau khi tiến hành sàng lọc dữ liệu thu được 284 mẫu trả lời hợp lệ Các quy trình phân tích gồm thống kê mô tả dể có cái nhìn tổng quan về các biến, Kiểm tra độ chắc chắn, đáng tin tưởng của các biến quan sát, phân tích EFA Kết quả nhấn mạnh rằng nhân tố “Tiện ích bổ sung” có thúc đẩy hành động tích cực nhất đến quyết định sử dụng phương thức TTĐT trong thị trường thương mại điện tử Các nhân tố như Ảnh hưởng trực tiếp từ xã hội, Hiệu quả kỳ vọng, Niềm tin đới với các nhà bán hàng đều có phản ứng tích cực đáng kể đến quyết định sử dụng phương thức Ngược lại, Thói quen sử dụng tiền mặt có tác động tiêu cực đến quyết định này Quỳnh và cộng sự (2021) tập trung vào các yếu tố tác động đến trực tiếp đến hành động áp dụng thanh toán di động vào chi tiêu đời sống hằng ngày của sinh viên ĐHNH TP.HCM, dựa trên thuyết tiếp nhận và áp dụng công nghệ vào thực tiễn (UTAUT) cùng với thuyết cảm nhận được rủi ro (TPR) Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ 201 sinh viên và vận dụng quy trình Phân tích EFA để thực hiện phân tích chi tiết kết quả Thể hiện được: Tính dễ sử dụng, Tính hữu ích, Ảnh hưởng trực tiếp từ xã hội, Tính bảo mật, Tính rủi ro và lợi ích từ các khuyến mại Trong số đó, Chương trình khuyến mãi có tác động trực tiếp nhất đến hành vi vận dụng dịch vụ TTĐT vào cuộc sống của sinh viên Còn lại cũng đều thúc đẩy tích cực đến hành vi của chủ thể trong việc sử dụng phương thức TTĐT Tác giả cũng đề xuất tập trung vào yếu tố Chương trình khuyến mãi để kích thích người dùng cũng như thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mới

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Kim và các cộng sự (2010) tập trung vào nhận thức của người dùng dịch vụ về sự an toàn và sự tin cậy trong hệ thống TTĐT Đề tài này chứng tỏ nhiều đặc điểm chứng minh được sự an toàn và bảo mật trong hệ thống TTĐT gồm: Các biện pháp kỹ thuật trong EPS, Quy trình thực hiện giao dịch trong EPS, Nhận thức về sự tin tưởng trong EPS, Nhận thức về sự bảo mật trong EPS, Nhận thức sự an toàn trong EPS Dữ liệu được gom góp từ 219 người áp dụng dịch vụ tại Hàn Quốc và được phân tích thông qua Mô hình cấu trúc tuyến tính cùng với phép kiểm định độ chính xác cao Cronbach’s Alpha Kết quả qua quá trình phân tích cho thấy rằng Các biện pháp bảo vệ kỹ thuật, Nhận thức về sự bảo toàn thông tin, Nhận thức sự an toàn và

Sự tin tường đều có phản ứng tích cực đến việc áp dụng phương thức TTĐT vào đời sống hằng ngày Tuy nhiên, lại không có bằng chứng xác thực cho thấy Thủ tục giao dịch có liên quan tích cực đáng kể đến hệ thống TTĐT Giải thích cho điều này có thể là trong quá trình đăng nhập hay xác thực có thể quá phức tạp và tốn thời gian, dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng hệ thống TTĐT Nghiên cứu này cung cấp các góc nhìn thực tiễn quan trọng về tính bảo mật và niềm tin trong sử dụng phương thức TTĐT

Nghiên cứu của Abrahão và cộng sự (2016) đã phân tích ý định áp dụng thanh toán di động ở Brazil từ góc độ của Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Cuộc khảo sát được tiến hành với nhóm đối tượng của một công ty viễn thông ở Brazil với 605 người tham gia trả lời Nhóm thực hiện tập trung phân tích năm nhóm đặc điểm bao gồm: Kỳ vọng của hiệu suất, Kỳ vọng cố gắng, Ảnh hưởng trực tiếp từ xã hội, Nhận thức về rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toán và Nhận thức giá trị Dữ liệu từ 750 mẫu trả lời khảo sát, trong đó có 650 mẫu hợp lệ được xử lý bằng Mô hình SEM Kết quả đã qua quá trình phân tích chi tiết cho thấy rằng 76% ý định dẫn đến hành động cụ thể của chủ thể được giải thích thông qua Kỳ vọng về hiệu suất, Kỳ vọng về nỗ lực, Ảnh hưởng trực tiếp từ xã hội và Nhận thức được rủi ro Yếu tố Nhận thức chi phí không đạt được mức ý nghĩa ở mức 5%

Kết quả này nhấn mạnh rằng khi các dịch vụ thanh toán di động mang lại hiệu suất cao, dễ sử dụng, an toàn và hỗ trợ hành động của cộng đồng xã hội, giá cả hợp lý sẽ có phản ứng tích cực đến ý định sử dụng TTĐT Do đó, các doanh nghiệp phát triển các chiến lược truyền thông nhằm làm nổi bật những tính năng tích cực này và khuyến khích người dùng áp dụng thanh toán di động

Nghiên cứu của Ming-Yen và cộng sự (2013) đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận trực tiếp của các thủ thể trong tiêu dùng hằng ngày đối với TTĐT ở Malaysia Nhóm thực hiện đề xuất năm yếu tố đo lường các mức độ phản ánh của người dùng đối với TTĐT gồm: Lợi ích, Niềm tin, Sự tự nhận thức, Tính dễ sử dụng và Bảo mật Từ 183 người tham gia dùng dịch vụ ở Malaysia đã được chứng minh chi tiết bằng phương pháp Phân tích hồi quy Kết quả đưa ra rõ ràng rằng Lợi ích, Sự tự nhận thức và Tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến cảm nhận trực tiếp của người dùng trong sử dụng TTĐT Trong khi đó, hai nhân tố Tính bảo mật và Độ tin cậy lại có ít liên quan hơn đến nhận thức của chủ thể Mặc dù vậy, nhóm thực hiện vẫn tiếp tục nhấn mạnh sự cấp thiết của Độ tin cậy và Tính bảo mật, khuyến nghị các nhà cung ứng dịch vụ, các tổ chức doanh nghiệp và tổ chức ngân hàng phải luôn duy trì và nâng cao độ độ tin cậy và bảo mật của hệ thống TTĐT đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng tiềm năng và cả khách sẵn có

Nghiên cứu của Senali và cộng sự (2023) đã chứng minh các đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đưa ra hành động vận dụng sụ tiện lợi của ví điện tử căn cứ trên Mô hình tiếp nhận sử dụng công nghệ (TAM) Đề tài này tập trung vào việc xem xét ảnh hưởng của các đặc tính liên quan đến sản phẩm như Khả năng nhận thức, Nhận thức về rủi ro và Nhận thức về mặt cảm xúc, đồng thời cũng xem xét tác động điều tiết của tính đổi mới của cá nhân chủ thể và xu hướng đặt tin tưởng vào dịch vụ Thông qua 374 người thực hiện khảo sát được phân tích và kết quả phản ánh được rằng Nhận thức về tính hữu ích, Nhận thức về tính dễ áp dụng, Nhận thức về rủi ro và Nhận thức về mặt cảm xúc có liên quan đáng kể đến hành động áp dụng các tính năng của ví điện tử Mặc dù Sự đổi mới của cá nhân chủ thể có tác động xấu đến cảm nhận về sự sẵn sàng áp dụng dịch vụ, nhưng lại có thái độ tích cực đến Nhận thức về mặt cảm xúc Niềm tin cũng có cái nhìn nhận tích cực đến Nhận thức về tính hữu ích và Nhận thức về tính dễ sử dụng Những kết luận này cho phép các nhà cung ứng dịch vụ VĐT, nhà tiếp thị và nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin để phát triển nền tảng VĐT và thúc đẩy hành động

2.3.3 Tóm tắt các lược khảo liên quan

Bảng 2.1 Tổng hợp các lược khảo trong và ngoài nước Nhóm tác giả Phương pháp Biến quan sát

Nguyễn Thị Hồng và các cộng sự

(2023) Định tính kết hợp với định lượng

- Niềm tin của người dùng

- Nhận thức kiểm soát hành vi

Anh và các cộng sự

(2023) Định tính kết hợp với định lượng

- Hiệu quả của kỳ vọng

- Nỗ lực của kỳ vọng

- Tác động trực tiếp từ xã hội

- Niềm tin vào nhà bán hàng

- Thói quen sử dụng tiền mặt

- Các tiện ích bổ sung

Quỳnh và các cộng sự (2021) Định tính kết hợp với định lượng

- Tác động từ xã hội

- Tính an toàn bảo mật

Kim và các cộng sự

- Các biện pháp kỹ thuật trong EPS

- Quy trình thực hiện giao dịch trong EPS

- Cảm nhận về Bảo mật trong EPS

- Cảm nhận sự an toàn trong EPS

Abrahão và các cộng sự (2016) Định lượng

- Ảnh hưởng từ xã hội

- Cảm nhận về rủi ro

- Cảm nhận về giá trị

Ming-Yen và các cộng sự (2013) Định lượng

Senali và các cộng sự (2023) Định lượng

- Cảm nhận tính hữu dụng

- Nhận thức về tính dễ sử dụng

- Cảm nhận về tính rủi ro

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.4 Khoảng trống của các nghiên cứu

Các chủ đề trước đó đã tập trung vào những đối tượng ở độ tuổi trung niên, đối tượng GenZ nói chung, những nhóm đối tượng chung có hành động cụ thể sử dụng dịch vụ TTĐT nhưng chưa tập trung nhiều vào nhóm sinh viên

Tác giả quyết định tập trung vào nhóm sinh viên vì ở độ tuổi này thường có mức độ sử dụng phương tiện điện tử cao nhất và cũng sử dụng phương thức TTĐT rất đáng kể Những người trẻ thường được đánh giá có sự nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, thích trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ mới có nhiều tiện ích

Nội dung đề tài nhằm khảo sát hành động của các chủ thể, đặc biệt là các yếu tố phản ánh tích cực nhất đến quyết định lựa chọn TTĐT trong nhóm sinh viên Trong khi thương mại điện tử nói chung và TTĐT nói riêng đang phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhiều hơn trong tương lai nên hành vi của khách hàng cũng đang ngày càng thay đổi theo thời gian.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Như được đề cập trong mô hình TAM (Davis,1989) và mô hình TAM2 (Venkatesh & Davis, 2000), tính hữu ích được hiểu là người dùng cảm thấy hữu ích khi sử dụng phương thức TTĐT Khi thanh toán trực tuyến đáp ứng được nhu cầu và đem lại giá trị cao cho người dùng thì khi đó thanh toán điện tử đã hoạt động hiệu quả trong công việc (Schierz, Schilke & Wirtz, 2000) Rõ ràng, khi chủ thể cảm nhận sự hữu ích khi khi áp dụng phương thức TTĐT trong mua sắm, yếu tố này có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn của họ, điều này được xác nhận bởi nghiên cứu trước đó (Gu, Lee & Suh, 2009) Do đó, tôi đặt giả thuyết rằng:

H1: Tính hữu ích có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của sinh viên

Khi người sử dụng dịch vụ cảm thấy quy trình thực hiện giao dịch được thực hiện dễ dàng, thuận lợi, giao diện thanh toán đơn giản, dễ sử dụng, quy trình thực hiện ngắn gọn, dễ hiểu, có đầy đủ thông báo và thông tin về kết quả giao dịch sau khi đã thực hiện thanh toán Theo ý kiến của Davis trong một nghiên cứu trước đó, nhận thức tính dễ sử dụng là khi người dùng tin rằng khi sử dụng phương thức TTĐT không cần đòi hỏi quá nhiều sự cố gắng để thực hiện (Davis, 1989) Đặc biệt đối với công nghệ, tính năng dễ sử dụng giúp người dùng an tâm hơn và cũng là một trong những yếu tố có tác động tích cực đến quyết định của họ Do đó, tôi đặt giả thuyết rằng:

H2: Tính dễ sử dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của sinh viên

Tính an toàn, bảo mật

Một trong những trở ngại nhất đối với việc sử dụng TTĐT là vấn đề bảo mật, với khoảng 59% khách hàng cho rằng việc sử dụng phương thức TTĐT có thể dẫn đến gian lận tín dụng và ghi nợ (Tan, 2019) Tính bảo mật được hiểu là việc đảm bảo thông tin cá nhân người dùng không bị rò rỉ hoặc đánh cắp Hầu hết người dùng cảm thấy thiếu tự tin trong việc sử dụng phương thức TTĐT khi nhận thấy được nhũng rủi ro này so với thanh toán bằng tiền mặt Hiện nay, bảo mật vẫn đang là một vấn đề quan trọng và đang được cải tiến liên tục trong hệ thống thanh toán điện tử (Abrazhevich, 2004) Từ đó, tôi đặt giả thuyết rằng:

H3: Nhận thức tính an toàn, bảo mật có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của sinh viên

Trong quá trình áp dụng phương thức TTĐT mà khách hàng không có bất cứ lo ngại về việc ảnh hưởng thông tin cá nhân và bảo mật của họ, ngay cả khi hệ thống chưa hoàn hảo nhưng người dùng vẫn tin rằng nhà bán hàng hoặc doanh nghiệp sẽ không lạm dụng thông tin cá nhân của họ (Abrazhevich, 2004) Theo nghiên cứu của Yang, Pang, Liu, Yen &Tarn (2015), niềm tin có liên quan đến nhận thức về rủi ro, cụ thể là niềm tin làm giảm bớt nhận thức về những thất thoát xảy ra Ngược lại, khi cảm nhận được mức độ rủi ro cao, niềm tin sẽ giảm và gây ra hậu quả tiêu cực đến quyết định sử dụng phương tiện TTĐT của người dùng dịch vụ (Yousafzai, Palliister

& Foxall, 2003) Do đó, có thể kết luận rằng "Niềm tin" có phản ánh tích cực đến quyết định sử dụng phương thức TTĐT, và khi người tiêu dùng tin tưởng cao thì cũng hạn chế một phần nào được những thất thoát không mong muốn trong quyết định sử dụng phương thức TTĐT Từ đó, tôi đặt giả thuyết rằng:

H4: Niềm tin có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của sinh viên

Theo Jarvenpaa và các cộng sự (2000) đã phân tích nhận thức về rủi ro trong việc đưa ra quyết định sử dụng TTĐT Khi người sử dụng dịch vụ nhận thấy sự rủi ro trong việc sử dụng phương thức TTĐT, họ trở nên e ngại khi đưa ra hành động thực tế hơn Theo Lý thuyết cảm nhận về rủi ro (TPR) của Bauer (1960) đã đề cập đến việc nhận thức về rủi ro khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng, đặc biệt khi người dùng cảm thấy bị mất mát về tiền bạc hoặc tài sản Từ đó, tôi đặt giả thuyết rằng:

H5: Tính rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của sinh viên.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện, tác giả thực hiện nghiên cứu với quy trình gồm 10 và thực hiện theo sơ đồ:

Hình 3.1 Quy trình thực hiện

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Xác định đề tài Xác định mục tiêu, phạm vi của đề tài

Cơ sở lý thuyết và các mô hình liên quan Lược khảo các nghiên cứu liên quan

Mô hình và thang đo chính thức

Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy tuyến tính

Kết luận và hàm ý quản trị

Phương pháp nghiên cứu

Thông qua quá trình tìm hiểu, tham khảo tài liệu, thông qua các lập luận, phân tích các khái niệm, nền tảng lý thuyết cùng với lược khảo các chủ đề liên quan trước đó, đặc biệt sự hướng dẫn trực tiếp từ giảng viên hướng dẫn

Do đó tác giả tập hợp được các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu và tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức và xây dựng thang đo phù hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức TTĐT trong mua sắm của sinh viên

Tác giả đã thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát thu được 302 phản hồi từ sinh viên ĐHNH TP HCM Các bảng câu hỏi được gửi trực tiếp qua email của trường Sau khi thu hoạch được các câu trả lời khảo sát, tiến hành sàng lọc để loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ và cuối cùng thu được 30 phiếu trả lời hợp lệ, trong đó có

2 phiếu bị loại bỏ vì không đáp ứng được tiêu chuẩn đã đề ra

Tiếp theo, tác giả tiếp tục mã hoá dữ liệu, điều chỉnh các biến quan sát và đưa dữ liệu vào SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu Phương pháp xử lý kết quả gồm Kiểm định hệ số đáng tin cậy của các biến quan sát Cronbach’s Alpha, Tác giả phân tích dữ liệu dựa trên hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích EFA,… Đây là tổng hợp các phương pháp sẽ được thực hiện để đánh giá được mối liên hệ của các biến độc lập với các biến phụ thuộc, từ đó có thể đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên hành động dẫn đến quyết định sử dụng TTĐT trong mua sắm của sinh viên.

Công cụ nghiên cứu

Thang đo thiết kế dựa trên các lược khảo trước kết hợp với tình hình kinh tế số hiện nay, thái độ của các chủ thể về sự phổ biến và tính ứng dụng cao của TTĐT

Dựa vào đó, tác giả đề xuất các biến quan sát, sử dụng thang đo Likert 5 điểm (Likert,1932) ước định theo 5 mức độ nhận thức:

Bảng 3.1 Thang đo chính thức

STT Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo Tính hữu ích

Tôi nhận được nhiều lợi ích từ việc áp dụng phương thức thanh toán điện tử

Abrahão và các cộng sự (2016); Quỳnh và các cộng sự (2021)

2 THI2 Tôi hoàn thành các bước giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu suất

3 THI3 Tôi tiết kiệm được rất nhiều thời giờ khi sử dụng thanh toán điện tử

4 THI4 Tôi theo dõi được tình hình thu, chi khi thanh toán điện tử

Tôi học cách sử dụng phương tiện thanh toán điện tử một cách dễ dàng

Abrahão và các cộng sự (2016);

6 TDSD2 Tôi hoàn thành các giao dịch thanh toán điện tử dễ dàng

Quỳnh và các cộng sự (2021)

7 TDSD3 Tôi cảm thấy các thao tác trong thanh toán điện tử rất dễ thực hiện

8 TDSD4 Tôi dễ dàng trong việc tiếp cận các phương thức thanh toán điện tử

Tính an toàn, bảo mật

TATBM1 Tôi có niềm tin rằng thông tin riêng tư của tôi được an toàn và bảo mật khi thanh toán điện tử

Ming-Yen và các cộng sự (2013); Quỳnh và các cộng sự (2021)

10 TATBM2 Tôi không lo lắng về việc thông tin bị đánh cắp khi thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử có đầy đủ tính năng để bảo vệ thông tin và quyền riêng tư cho tôi

Tôi tin tưởng rằng thanh toán điện tử sẽ không làm ảnh hưởng đến thông tin cá nhân của tôi

Hồng và các cộng sự (2023); Ming-Yen và các cộng sự (2013), Kim và các cộng sự (2010)

Tôi tin rằng thanh toán điện tử sẽ giúp tôi thanh toán dễ dàng và hiệu suất

Tôi tin tưởng hệ thống thanh toán điện tử sẽ không lạm dụng thông tin riêng tư của tôi

15 NT4 Tôi tin tưởng dịch vụ thanh toán điện tử

16 TRR1 Thanh toán điện tử đôi khi không an toàn tuyệt đối

Abrahão và các sự (2016); Quỳnh và các cộng sự (2021)

17 TRR2 Tôi cảm thấy lo lắng khi quy trình thanh toán xảy ra lỗi

18 TRR3 Tôi cảm thấy lo lắng khi bị trừ tiền tự động

Tôi cảm thấy lo lắng khi cung cấp toàn bộ thông tin riêng tư để sử dụng phương thức thanh toán điện tử

20 QĐSD1 Hiện tại tôi đang sử dụng phương thức không tiền mặt khi mua sắm

21 QĐSD2 Tôi có ý định sử dụng thanh toán trực tuyến trong 6 tháng tới

22 QĐSD3 Tôi tiếp tục sử dụng thanh toán trực tuyến trong tương lai

23 QĐSD4 Tôi ưu tiên sử dụng phương thức thanh toán điện tử thay tiền mặt

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu

Tác giả thiết kế bảng câu hỏi khảo sát gồm hai phần:

Phần đầu: Gồm các câu hỏi cơ bản như giới tính, thu nhập, mục đích sử dụng phương thức TTĐT và xu hướng sử dụng những loại TTĐT nào

Phần hai: Áp dụng thang đo Likert, người thực hiện khảo sát sẽ đánh giá theo cảm nhận bản thân từ mức độ 1 đến 5 về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức TTĐT trong mua sắm của sinh viên.

Thiết kế quy mô mẫu nghiên cứu

Theo Hair và đồng nghiệp (2014), số mẫu cần thiết cho nghiên cứu được tính bằng số lượng biến quan sát trong bảng khảo sát nhân với 5 với tỷ lệ trên một biến quan sát là 5:1 hoặc 10:1, được hình dung là nghiên cứu yếu cầu ít nhất 5 phiếu trả lời hợp lệ cho một biến quan sát Vì vậy, với 26 biến quan sát thì cần ít nhất 130 phiếu trả lời hợp lệ Với 302 phiếu trả lời hợp lệ thu được, kích thước mẫu này được xem là hợp lý

Hair và các cộng sự (2014) cũng cho biết, kích thước mẫu tối thiểu để thực hiện Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là 50, tuy nhiên nên cố gắng thu thập từ 100 phiếu trả lời trở lên để đảm bảo tính chính xác của phân tích

Ngoài ra, với quy trình yêu cầu Phân tích hồi quy tuyến tính nên kích cỡ mẫu phải đáp ứng điều kiện: n ≥ 8 × p + 50, trong đó n là số lượng mẫu cần thiết, p là số lượng biến độc lập Theo Tabachnick và Fidell (2007), với 23 biến quan sát và 3 biến độc lập, số lượng mẫu tối thiểu cần là n ≥ 74 Vì vậy, kích thước mẫu 302 phiếu trả lời thu được trong là hoàn toàn phù hợp

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu

Mẫu khảo sát đã được phân phối trực tiếp thông qua email đến sinh viên của các trường

Mẫu khảo sát được chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau: hoàn tất tất cả các câu hỏi, đã từng sử dụng phương thức TTĐT và là sinh viên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu

Kết quả được phân tích theo mẫu nghiên cứu gồm 306 người tham gia khảo sát, sau khi đã làm sạch dữ liệu, thu về 302 mẫu khảo sát thỏa điều kiện Đối tượng khảo sát là sinh viên trường ĐHNH TP HCM và Trường Sư phạm kỹ thuật TP HCM về quyết định sử dụng phương thức TTĐT trong mua sắm Thông tin cơ bản gồm giới tính, thu nhập, và mục đích sử dụng phương thức TTĐT

Bảng 4 1 Thống kê mô tả các biến định tính

Mức thu nhập hàng tháng

Loại thanh toán điện tử nào?

Liên kết ngân hàng, Ví điện tử 267 88.4%

Mục đích sử dụng phương thức thanh toán điện tử?

Chi trả các khoản chi tiêu khác 52 16.9%

Mua sắm và chi trả các khoản chi tiêu khác 55 17.9%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả từ Bảng 4.1 cho thấy các thông tin sau:

Giới tính: Với 302 phiếu kết quả thu được có sự chệnh lệch giữa nam và nữ khá đáng kể với Nữ chiếm 54% và nam chiếm 46% Tỷ lệ này cho thấy rằng nữ giới thường sử dụng phương thức TTĐT trong mua sắm nhiều hơn nam giới

Loại phương thức TTĐT được sử dụng: Đối với phương thức TTĐT sẽ có hai lựa chọn mà khách hàng hay sử dụng nhất là phương thức liên kết trực tiếp với ngân hàng và ví điện tử Thông qua bảng thống kê, cho thấy khách hàng thường kết hợp sử dụng cả liên kết ngân hàng và ví điện tử cho những lần mua sắm của mình vì cả hai đều rất nhanh và tiện lợi, chiếm một tỷ trọng khá lớn với 88,4% Tuy nhiên cũng có những người dùng họ chỉ sử dụng đơn lẻ một phương tiện TTĐT cố định, với Liên kết ngân hàng chiếm 4% và Ví điện tử chiếm 7,6%

Mục đích sử dụng phương thức TTĐT: Phương thức TTĐT đang ngày càng được ưa chuộng rộng rãi được người tiêu dùng sử dụng cho nhiều mục đích tùy thuộc vào mỗi cá nhân khác nhau Sau khi thực hiện khảo sát cho thấy mục đích mà người dùng thường xuyên sử dụng phương thức TTĐT nhất là Mua sắm chiếm 64,6% Bên cạnh đó, khách hàng cũng sử dụng phương thức TTĐT cho cả mua sắm và chi tiêu khác chiếm 17,9% Nhìn chung, có thể thấy mục đích thanh toán điện tử khi mua sắm vẫn chiếm một tỷ trọng rất đáng kể.

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo

Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Biến quan sát

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Cronbach’s Alpha Tính hữu ích (THI) với Cronbach’s Alpha = 0.743

Tính dễ sử dụng (TDSD) với Cronbach’s Alpha = 0.798

Tính an toàn, bảo mật (TATBM) với Cronbach’s Alpha = 0.719

Niềm tin (NT) với Cronbach’s Alpha = 0.754

Tính rủi ro (TRR) với Cronbach’s Alpha = 0.807

Quyết định sử dụng (QĐSD) với Cronbach’s Alpha = 0.838

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Dựa trên kết quả được phân tích ở Bảng 4.2, ta có thể nhận thấy mức độ đáng tin của các biến quan sát và quyết định xem biến nào được giữ lại và biến nào nên loại bỏ Để các biến được chấp nhận thì hệ số Cronbach’s Alpha phải lơn hơn 0.6 Bảng 4.2 minh họa rằng tất cả biến đều đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện các bước phân tích tiếp theo Cụ thể, thang đo Quyết định sử dụng (QĐSD) có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất với 0.838, tiếp đó Tính rủi ro (TRR), Tính dễ sử dụng (TDSD), Niềm tin (NT), Tính hữu ích (THI), Tính an toàn, bảo mật (TATBM) có hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt từ lớn đến nhỏ là: 0.807, 0.798, 0.754, 0.743, 0.719

Bên cạnh đó, hệ số tương quan tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 Chính vì vậy, các biến quan sát đều đạt đủ độ tin cậy và có thể tiếp tục vào các bước phân tích tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hoàn thành bước kiểm tra độ đáng tin cậy, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích các nhân tố EFA cho các biến, phân tích được thực hiện cho cả biến độc lập và biến phụ thuộc

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối biến độc lập

Biến độc lập của nghiên cứu gồm năm biến Tính hữu ích (THI), Tính dễ sử dụng (TDSD), Tính an toàn, bảo mật (TATBM), Niềm tin (NT), Tính rủi ro (TRR) với tổng cộng 19 biến quan sát

Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 810

Bartlett’s Test of Sphericity Approx Chi-Square 1782.049 df 171

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Như được minh họa ở Bảng 4.3, hệ số KMO = 0.808 vượt qua ngưỡng 0.5, đáp ứng điều kiện 0.5 < KMO < 1 để mô hình đạt được độ tin cậy Đồng thời, sig = 0.000 < 0.05 cho thấy sự tương quan tuyến tính đáng kể giữa các biến quan sát, cho phép mô hình được kết luận là mô hình phù hợp

Bảng 4.4 Ma trận xoay nhân tố STT Biến quan sát

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Tác giả lựa chọn sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5 để đảm bảo chất lượng và chuẩn xác cho mô hình Với ngưỡng hệ số tải ở mức 0.5, kết quả đưa ra tất cả các biến đều được chấp thuận

Từ kết quả ma trận xoay ở Bảng 4.4 cho thấy, quy trình thực hiện theo phương pháp Principal components với phép xoay Varimax Kết luận cho thấy 19 đã được chia thành 5 nhóm nhân tố, với tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0.5 và không có biến nào không phù hợp Ngoài ra, giá trị của phương sai trích (Explained Variance) đạt 61.273%, vượt qua ngưỡng 50%, chứng minh rằng các nhân tố đại diện lý giải được 61.273% mức độ biến động của các biến quan sát trong thang đo Thêm vào đó, hệ số Eigenvalue = 1.283 lớn hơn 1 nên chứng minh được rằng phân tích EFA có ý nghĩa thống kê

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc

Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc đã được thực hiện tương tự cho các biến độc lập Biến phụ thuộc "Quyết định sử dụng" (QĐSD) gồm bốn biến quan sát là QĐSD1, QĐSD2, QĐSD3, QĐSD4

Từ kết quả của Bảng 4.5 cho thấy, các biến quan sát đều có hệ số tải (Factor Loading) lớn hơn 0.5, giá trị KMO đạt 0.786, thỏa điều kiện 0.5 < KMO

Ngày đăng: 21/09/2024, 10:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1 Lý thuyết hành động có kế hoạch (TPB) - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Hình 2. 1 Lý thuyết hành động có kế hoạch (TPB) (Trang 20)
Hình 2. 2 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR) - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Hình 2. 2 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR) (Trang 21)
Bảng 2.1 Tổng hợp các lược khảo trong và ngoài nước  Nhóm tác giả Phương pháp Biến quan sát - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 2.1 Tổng hợp các lược khảo trong và ngoài nước Nhóm tác giả Phương pháp Biến quan sát (Trang 25)
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (Trang 30)
Hình 3.1 Quy trình thực hiện - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Hình 3.1 Quy trình thực hiện (Trang 32)
Bảng 3.1 Thang đo chính thức - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 3.1 Thang đo chính thức (Trang 34)
Bảng 4. 1 Thống kê mô tả các biến định tính - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4. 1 Thống kê mô tả các biến định tính (Trang 43)
Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha  Biến quan - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Biến quan (Trang 45)
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập (Trang 47)
Bảng 4.4 Ma trận xoay nhân tố   STT  Biến quan sát - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.4 Ma trận xoay nhân tố STT Biến quan sát (Trang 48)
Bảng 4.5 Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.5 Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc (Trang 50)
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (Trang 51)
Bảng 4.7 Phân tích hồi quy - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.7 Phân tích hồi quy (Trang 53)
Bảng 4.8 Bảng Model Summary - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.8 Bảng Model Summary (Trang 54)
Bảng kết quả 4.8 có hệ số R bình phương bằng 0.558, R bình hiệu chỉnh 0.551,  vượt qua ngưỡng trung gian từ ngưỡng 0.5 đến 1, cho thấy mô hình được đánh giá - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng k ết quả 4.8 có hệ số R bình phương bằng 0.558, R bình hiệu chỉnh 0.551, vượt qua ngưỡng trung gian từ ngưỡng 0.5 đến 1, cho thấy mô hình được đánh giá (Trang 55)
Hình 4.1 Phân phối chuẩn của phần dư - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Hình 4.1 Phân phối chuẩn của phần dư (Trang 56)
Hình 4.2 Điểm phân vị của phân phối biến độc lập - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Hình 4.2 Điểm phân vị của phân phối biến độc lập (Trang 57)
Hình 4.3 Đồ thị phần dư chuẩn hóa - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Hình 4.3 Đồ thị phần dư chuẩn hóa (Trang 58)
Bảng 4.10 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.10 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Trang 59)
Bảng 4.11 Kiểm định các giả thuyết - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong mua sắm của sinh viên
Bảng 4.11 Kiểm định các giả thuyết (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w