1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam
Tác giả Phạm Đình Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh, TS. Nguyễn Thành Cường
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán quản trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 710,24 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt NamẢnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH 2 TS NGUYỄN THÀNH CƯỜNG

Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà nẵng vào ngày … tháng … năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia

Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý còn mang nặng tính chất báo cáo, hệ thống kế toán của nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung cho kế toán tài chính và thuế (Thái Anh Tuấn, 2019).Ngược lại, việc áp dụng các kỹ thuật KTQT phục vụ cho hoạt động quản lý trong doanh nghiệp vẫn chưa được xem trọng (Nguyễn Thị Phương Dung và cộng sự, 2021), Vì vậy, việc mở rộng nghiên cứu về lĩnh vực KTQT nói chung và dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả trong bối cảnh quốc gia đặc thù như Việt Nam là thật sự cần thiết

Nhiều học giả cho rằng việc vận dụng KTQT truyền thống đã không còn hiệu quả đối với doanh nghiệp trong với nền kinh tế hiện đại (Johnson và Kaplan, 1987; Kamal, 2015; Sarchah và cộng sự, 2019) Vì vậy, việc phát triển và ứng dụng những kỹ thuật KTQT đương đại là cần thiết (Sulaiman và cộng sự, 2004; Cleary, 2015) Vấn đề này đặc biệt cấp thiết đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi có mức độ vận dụng KTQT truyền thống cao (Nguyễn Quốc Hùng và Lê Thị Tú Oanh, 2020) Ngoài ra, vai trò trung gian của KTQT đương đại trong tác động của KTQT truyền thống đến thành quả đã được chỉ ra trong nghiên cứu trước đây (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2016), nhưng nội dung này chưa được quan tâm Vì vậy, đây là khoảng trống rất lớn cần được lấp đầy, đặc biệt là đối với khía cạnh thành quả phi tài chính.Kết quả này cũng mang hàm ý về cơ chế tác động của vận dụng KTQT truyền thống và KTQT đương đại đến thành quả doanh nghiệp, giúp giải quyết vấn đề cấp thiết về lợi ích và hiệu quả của việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp

Bên cạnh đó, việc đánh giá và đo lường các khía cạnh cụ thể về thành quả phi tài chính trong vận dụng KTQT vẫn còn hạn chế trong khi phần lớn lợi ích từ vận dụng KTQT là định tính và vô hình (Macinati và Anessi-Pessina, 2014) Đặc biệt là khía cạnh thành quả về con người trong tổ chức rất ít được quan tâm và chủ

Trang 4

2 yếu tập trung vào thành quả tài chính, khách hàng và quy trình nội bộ, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển (Kihn, 2005; Ahmad, 2017, Bawaneh, 2018; Rashid và cộng sự, 2020b) Tại Việt Nam, việc đo lường thành quả phi tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và chủ yếu vẫn dựa trên các thước đo tài chính (Ngô Thị Trà, 2021; Nguyễn Thị Thúy, 2022) Các doanh nghiệp Việt Nam không dành sự quan tâm đúng mức đến thành quả phi tài chính trong doanh nghiệp có thể sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ trở nên kém hơn và tụt hậu so với những doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là khi các giá trị vô hình dần trở thành nguồn lực độc đáo riêng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hiện nay

Tóm lại, chủ đề nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn và chưa cung cấp được câu trả lời thỏa đáng về hiệu quả vận dụng KTQT cho các nhà quản lý Từ thực tiễn nêu trên, tác giả quyết

định lựa chọn nội dung nghiên cứu “Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp Việt Nam” 2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án được thực hiện với các mục tiêu sau đây:  Đánh giá ảnh hưởng của vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT đương đại đến thành quả tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển trong doanh nghiệp Việt Nam

 Đánh giá tác động gián tiếp của vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống đến thành quả tài chính và thành quả phi tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam, thông qua trung gian của việc vận dụng các kỹ thuật KTQT đương đại

 Đánh giá tác động gián tiếp của vận dụng các kỹ thuật KTQT đến thành quả tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam, thông qua vai trò trung gian của thành quả phi tài chính

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

 Việc vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT đương đại có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả tài

Trang 5

chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển trong doanh nghiệp Việt Nam?

 Việc vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống tác động gián tiếp đến thành quả tài chính và phi tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam thông qua vai trò trung gian của các kỹ thuật KTQT đương đại như thế nào?

 Việc vận dụng các kỹ thuật KTQT tại các doanh nghiệp Việt Nam tác động gián tiếp đến thành quả tài chính thông qua vai trò trung gian của thành quả phi tài chính như thế nào?

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của KTQT truyền thống và KTQT đương đại trong bối cảnh tác động đến thành quả doanh nghiệp Trong đó, thành quả doanh nghiệp được xem xét ở cả hai khía cạnh tài chính và phi tài chính (gồm thành quả khách hàng, thành quả quy trình nội bộ, thành quả học hỏi và phát triển)

5 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn trên cả nước, hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ

 Phạm vi về thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu trong phạm vi nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

6 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu định tính: thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia là những học giả và những nhà quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nghiên cứu và vận dụng KTQT Quá trình phỏng vấn sâu nhằm mục tiêu nhận diện những kỹ thuật KTQT đã và đang được vận dụng tại các doanh nghiệp và những tiêu chí đo lường thành quả phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam

 Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài phân tích dữ liệu bằng mô hình cấu trúc bình phương bé nhất từng phần (PLS-SEM) nhằm kiểm định ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả tài chính và phi tài chính trong doanh nghiệp với sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS 3

7 Đóng góp của đề tài Về mặt học thuật: đề tài đóng góp mô hình nghiên cứu ảnh

hưởng của vận dụng KTQT truyền thống và KTQT đương đại

Trang 6

4 đến thành quả tài chính và phi tài chính, trong đó nhân tố KTQT đương đại đóng vai trò trung gian cho ảnh hưởng gián tiếp của nhân tố KTQT truyền thống đến thành quả phi tài chính ở các khía cạnh khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển trong doanh nghiệp Đồng thời, đề tài đã đóng góp vào dòng nghiên cứu cơ sở lý thuyết lý giải cho ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả, đặc biệt là thành quả phi tài chính

Về mặt thực tiễn: đề tài đã chỉ ra một số hạn chế về đo lường

thành quả phi tài chính, từ đó đề xuất đo lường thành quả doanh nghiệp một cách toàn diện dựa trên Thẻ điểm cân bằng (BSC) Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu giúp nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc về vấn đề lợi ích và thành quả trong thực tiễn vận dụng KTQT, đặc biệt là trong bối cảnh đặc thù tại Việt Nam khi các doanh nghiệp chủ yếu là áp dụng KTQT truyền thống Cụ thể là việc vận dụng KTQT truyền thống vẫn còn hữu ích đối với doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời việc vận dụng những kỹ thuật KTQT đương đại giúp các doanh nghiệp cải thiện thành quả phi tài chính và tài chính trong dài hạn Ngoài ra, đề tài còn khám phá vai trò trung gian tích cực toàn phần của KTQT đương đại trong ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT truyền thống đến các khía cạnh thành quả phi tài chính Dựa vào kết quả nghiên cứu, các nhà quản lý có cơ sở ra quyết định trong việc tổ chức và cải thiện hệ thống KTQT hiện có nhằm nâng cao thành quả doanh nghiệp Đặc biệt, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng một cách rộng rãi các kỹ thuật KTQT truyền thống trong doanh nghiệp Vì nó sẽ tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp có thể ứng dụng các kỹ thuật KTQT đương đại một cách hiệu quả Đồng thời khuyến nghị các doanh nghiệp nên xây dựng lộ trình áp dụng các kỹ thuật KTQT đương đại

8 Bố cục đề tài

Đề tài được viết theo bố cục gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị

1.1.1 Khái niệm KTQT và sự phát triển của KTQT

1.1.1.1 Khái niệm KTQT Luận án tổng hợp các quan điểm về KTQT từ các tổ chức nghề nghiệp và từ các học giả, từ đó nhận thấy khái niệm KTQT có thể tiếp cận theo nhiều khía cạnh và chủ yếu là khía cạnh kỹ thuật vận dụng và hệ thống thông tin

Tại Việt Nam, Luật kế toán số 88/2015/QH13 xem KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán

1.1.1.2 Sự phát triển của KTQT Các giai đoạn phát triển của KTQT được tiếp cận qua hai mô hình của IFAC (1998) và Nishimura (2003)

1.1.1.3 KTQT truyền thống và KTQT đương đại Trên cơ sở thời gian phát triển của KTQT (IFAC, 1998; Nishimura, 2003; Waweru, 2010) và các nội dung nghiên cứu trước đây (Chenhall và Langfield-Smith, 1998a; Acintya 2020), định nghĩa và luận án phân loại các kỹ thuật KTQT theo hai nhóm là KTQT truyền thống (phát triển trước 1980) và KTQT đương đại (từ 1980)

1.1.2 Khái niệm thành quả và đo lường thành quả

1.1.2.1 Khái niệm thành quả Thành quả doanh nghiệp bao gồm cả thành quả tài chính và thành quả phi tài chính, thể hiện các mục tiêu, kết quả của doanh nghiệp cũng như lợi ích của các bên liên quan

1.1.2.2 Đo lường thành quả doanh nghiệp  Đo lường thành quả tài chính bằng các các đơn vị tiền tệ và chỉ số, gồm kết quả tài chính và hiệu quả tài chính

 Đo lường thành quả phi tài chính bằng các chỉ số phi tiền tệ được thu thập từ hoạt động sản xuất kinh doanh

 Đo lường kết hợp tài chính và phi tài chính bằng cách kết hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, hoặc dùng mô hình đo

Trang 8

6 lường thành quả như BSC Theo phương pháp này, thành quả được xem xét trên bốn khía cạnh: tài chính, học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ, khách hàng, và giữa các chỉ tiêu đo lường có mối quan hệ nhân quả

1.1.3 Các lý thuyết có liên quan

Lý thuyết ngữ cảnh, lý thuyết năng lực động, và lý thuyết khuếch tán sự đổi mới

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước

1.2.1 Tổng quan công trình nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1 Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả tài chính  Vận dụng KTQT có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính (Gichaaga, 2014; Andersén và Samuelsson, 2016; Rozlan và Hashim, 2018; Khan và cộng sự, 2021)

 Vận dụng KTQT không ảnh hưởng đến thành quả tài chính (Ittner và cộng sự, 2002;Kober và cộng sự, 2012)

 Vận dụng KTQT ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả tài chính (Agbejule, 2005; Braam và Nijssen, 2004)

1.2.1.2 Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính

 Ảnh hưởng của việc vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh khác hàng (Turner, 2005; Cugini và cộng sự, 2007;Alsoboa, 2015; Nain và cộng sự, 2020)

 Ảnh hưởng của việc vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh quy trình nội bộ (Banker và cộng sự, 2008; Abu Mansor và cộng sư, 2012;Wajdi và Arsjah, 2019;Perera và cộng sự, 2022;Nuhu và cộng sự, 2023)

 Ảnh hưởng của việc vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh học hỏi và phát triển (Turner, 2005; Mwema và Gachunga, 2014;Awan và cộng sự, 2020;Njomo, 2023) 1.2.1.3 Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến đến thành quả doanh nghiệp (kết hợp khía cạnh tài chính và phi tài chính)

 Vận dụng KTQT có ảnh hưởng tích cực đến thành quả doanh nghiệp (Chenhall và Langfield-Smith, 1998b; Adu-Gyamfi và Chipwere, 2020; Nuhu và cộng sự, 2023; Akuma và cộng sự, 2024)

 Vận dụng KTQT không ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp (Aksoylu và Aykan, 2013; Dahal, 2022)

Trang 9

 Vận dụng KTQT ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả doanh nghiệp (Al-Mawali, 2015; Dahal, 2020, 2021)

1.2.1.4 Ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT truyền thống đến thành quả doanh nghiệp thông qua trung gian là vận dụng KTQT đương đại

Vai trò trung gian của KTQT đương đại trong tác động gián tiếp của các nhân tố đến thành quả đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trước đây (Cadez và Guilding, 2008;Kalkhouran và cộng sự, 2017; Khanna và Verma, 2023) Bên cạnh đó, Đoàn Ngọc Phi Anh (2016) phát hiện KTQT đương đại là trung gian cho ảnh hưởng gián tiếp của KTQT truyền thống đến thành quả doanh nghiệp Đây là khoảng trống chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là tác động gián tiếp của KTQT truyền thống đến thành quả phi tài chính

1.2.2 Tổng quan công trình nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình vận dụng KTQT tại các DN Việt Nam Là quốc gia đặc thù có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, năng lực quản lý, trình độ công nghệ và kỹ năng người lao động còn thấp Phần lớn DN chủ yếu vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và tỷ lệ vận dụng những kỹ thuật KTQT đương đại ở mức thấp

1.2.2.2 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam Phần lớn kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy vận dụng KTQT ảnh hưởng tích cực đến thành quả doanh nghiệp ở các khía cạnh tài chính (Nguyễn Bích Ngọc, 2022;Phạm Thị Lan Hương và cộng sự, 2022),phi tài chính (Phan Chí Anh và cộng sự, 2019;Trần Thị Hồng Mai, 2024), và tổng hợp (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2016; Nguyễn Thị Kim Ngọc, 2023)

1.3 Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu

1.3.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam chưa nghiên cứu đầy đủ về vai trò trung gian của KTQT đương đại trong tác động của KTQT truyền thống đến thành quả, chưa xem xét rõ ràng ảnh hưởng của vận dụng KTQT truyền thống trong nền kinh tế đặc thù như Việt Nam, và đo lường thành quả doanh

Trang 10

8 nghiệp chưa toàn diện

1.3.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu

 Thứ nhất là khoảng trống về đo lường thành quả doanh nghiệp, chưa nhiều nghiên cứu sử dụng hệ thống đo lường thành quả để xem xét ảnh hưởng từ vận dụng KTQT, đặc biệt là mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ báo dẫn đầu và chỉ báo tụt hậu

 Thứ haikhoảng trống về những kết quả nghiên cứu không đồng nhất liên quan đến hiệu quả của vận dụng KTQT truyền thống, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển Đồng thời một số nghiên cứu tại Việt Nam có kết quả khác biệt với những nghiên cứu trên thế giới

 Thứ ba là mô hình nghiên cứu về vai trò trung gian của KTQT đương đại trong bối cảnh tác động gián tiếp của KTQT truyền thống đến thành quả doanh nghiệp, đây là khoảng trống chưa có nhiều nghiên cứu liên quan, đặc biệt là tác động đến thành quả phi tài chính

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 2.1.1 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu của luận án được thiết kế hỗn hợp gồm khung lý thuyết và khung thực tiễn

2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu bắt đầu từ nghiên cứu tài liệu, xây dựng mô hình và biến đo lường, sau đó thực hiện khảo sát sơ cấp, tiếp theo là kiểm định mô hình nghiên cứu và cuối cùng là bàn luận kết quả

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Vận dụng mô hình PLS-SEM

Cách tiếp cận nghiên cứu theo SEM đã được nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện và được xem là phù hợp cho lĩnh vực KTQT nhờ khả năng tạo điều kiện phát triển các mô hình tổng thể

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua hai giai đoạn gồm: (i) nhận diện các các nhân tố KTQT và các khía cạnh thành quả, các tác động từ vận dụng KTQT đến thành quả, và (ii) là điều chỉnh các khái niệm nghiên cứu và thang đo nhằm xác

Trang 11

định mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam Đối tượng phỏng vấn: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả dự kiến phỏng vấn 09 chuyên gia

Thu thập dữ liệu định tính: Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu dựa trên dàn bài phỏng vấn chuyên gia Dữ liệu sau khi phỏng vấn sẽ được sử dụng để chắt lọc các kỹ thuật KTQT khả thi, hiệu chỉnh các thang đo thành quả và hoàn thiện mô hình nghiên cứu chuẩn bị cho giai đoạn nghiên cứu định lượng

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Được thực hiện qua hai bước là định lượng sơ bộvới mục tiêu đánh giá độ tin cậy của thang đo và khả năng hiểu của người trả lời về nội dung của phiếu khảo sát, và định lượng chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình

Mẫu dữ liệu khảo sát: doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn theo quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP

Mẫu khảo sát sơ bộ: 50 doanh nghiệp và mẫu khảo sát chỉnh thức dự kiến 600 doanh nghiệp

Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp lấy mẫu thuận tiện và ném tuyết Đối tượng phỏng vấn: quản lý cấp trung trở lên như kế toán trưởng, phó hoặc trưởng phòng tài chính, giám đốc

Thu thập dữ liệu: thông qua phiếu khảo sát được gửi đến doanh nghiệp

Xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm Smart PLS 3 kiểm định mô hình đo lường để đánh giá độ tin cậy của thang đo, và kiểm định mô hình cấu trúc để kiểm định các giả thuyết

2.3 Giả thuyết nghiên cứu

H1a: Vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính trong doanh nghiệp

H1b: Vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính trong doanh nghiệp

H2a: Vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng tích cực đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng

H2b: Vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng

H3a: Vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng tích cực đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh quy trình nội bộ

Trang 12

10 H3b: Vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh quy trình nội bộ

H4a: Vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng tích cực đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh học hỏi và phát triển H4b: Vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh học hỏi và phát triển H5a: Vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng gián tiếp tích cực đến thành quả tài chính thông qua trung gian là thành quả phi tài chính

H5b: Vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng gián tiếp tích cực đến thành quả tài chính thông qua trung gian là thành quả phi tài chính

H6a: Vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng gián tiếp tích cực đến thành quả tài chính thông qua trung gian là vận dụng KTQT đương đại

H6b: Vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng gián tiếp tích cực đến thành quả phi tài chính thông qua trung gian là vận dụng KTQT đương đại

2.4 Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả thiết kế)

Trang 13

2.5 Đo lường biến nghiên cứu và xây dựng phiếu khảo sát

2.5.1 Thiết kế thang đo các biến nghiên cứu

2.5.1.1 Tổng hợp thang đo vận dụng KTQT Danh sách bao gồm 59 kỹ thuật KTQT từ những nghiên cứu trong và ngoài nước (Chenhall và Langfield-Smith, 1998a; Angelakis và cộng sự, 2010; Đoàn Ngọc Phi Anh và cộng sự, 2011; Acintya, 2020), và phân loại theo các nhóm chức năng: hệ thống kỹ thuật kế toán chi phí và tính giá thành, hệ thống kỹ thuật lập dự toán và kế hoạch, hệ thống kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, hệ thống kỹ thuật đánh giá thành quả, hệ thống kỹ thuật phân tích chiến lược Các kỹ thuật KTQT được đo theo thang đo Likert 5 điểm (1 = “không sử dụng” đến 5 = “luôn sử dụng”) thông qua việc đặt các câu hỏi liên quan đến mức độ vận dụng từng kỹ thuật KTQT trong doanh nghiệp

2.5.1.2 Tổng hợp thang đo thành quả doanh nghiệp Thành quả doanh nghiệp được đo lường theo bốn khía cạnh về tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển Các khía cạnh thành quả dựa trên những công trình nghiên cứu của Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004) Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh thành quả dựa trên quan điểm của Kaplan và Norton (1996), tức là sẽ xem xét ảnh hưởng của thành quả học hỏi và phát triển đến thành quả quy trình nội bộ, từ đó tác động đến thành quả khách hàng và cuối cùng là cải thiện thành quả tài chính Nghiên cứu áp dụng thang đo khoảng cách để đánh giá về thành quả bình quân của doanh nghiệp so với mục tiêu hoặc kế hoạch đặt ra trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 theo 5 mức độ của thang đo Likert từ 1 là “Thấp hơn rất nhiều” đến 5 là “Cao hơn rất nhiều”

2.5.2 Xây dựng phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được xây dựng thông qua quá trình tổng quan nghiên cứu, phỏng vấn chuyên gia, kiểm định sơ bộ và cuối cùng là xây dựng phiếu khảo sát hoàn chỉnh Phiếu khảo sát được xây dựng theo bố cục bốn phần gồm Phần I: Thông tin chung về doanh nghiệp, Phần II: Nhận định về mức độ vận dụng KTQT,Phần III: Nhận định về thành quả của doanh nghiệp, Phần IV: Thông tin bổ sung

Trang 14

12

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thống kê mô tả

3.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức

Mẫu nghiên cứu cuối cùng của luận án bao gồm 247 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp sản xuất chiếm 62.33% và doanh nghiệp thương mại dịch vụ chiếm 37,67% Các doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 41,7% và doanh nghiệp quy mô vừa chiếm 58,3% Các doanh nghiệp hoạt động trên 20 năm khoảng 28,4%, từ 11 đến 20 năm là 37,2%, và từ 5 đến 10 năm là 34,4%

3.1.2 Kết quả vận dụng KTQT trong doanh nghiệp

3.1.2.1 Tỷ lệ vận dụng các kỹ thuật KTQT trong DN

Bảng 1 Tỷ lệ vận dụng KTQT trong DN

Xếp hạng Kỹ thuật KTQT

Phân loại

Chức năng Số DN

Tỷ lệ %

1 Lập kế hoạch dòng tiền T B 236 95.55% 2 Tính giá theo chi phí toàn bộ T C 225 91.09% 3 Lập dự toán sản

4 Lập dự toán để kiểm

5 Chi phí định mức T C 222 89.88% 6 Lập dự toán tiêu thụ T B 219 88.66% 7

Đánh giá thành quả dựa trên phân tích chênh

8 Lập kế hoạch lợi nhuận T B 213 86.23% 9 Tính giá theo chi phí biến đổi T C 199 80.57% 10 Lập dự toán báo cáo tài

11 Phân tích C-V-P T D 186 75.30% 12 Phân tích lợi nhuận

Ngày đăng: 20/09/2024, 20:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w