Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập tru
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCĐP 01:202 /TN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Local technical regulation on Domestic Water Quality in Thai Nguyen Province
(DỰ THẢO LẦN 2 )
THÁI NGUYÊN – 202…
Trang 22
Lời nói đầu:
QCĐP 01:202…/TN do Ban soạn thảo chủ trì biên soạn trên cơ sở quy định giao quyền tại QCVN 01-1:2018/BYT, Sở Y tế trình duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành theo Quyết định số /202 /QĐ-UBND ngày… tháng…….năm 202
Trang 3QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Điều 2 Đối tượng áp dụng
1 Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm chất nước lượng nước
2 Các đơn vị cấp nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác có hoạt động cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không áp dụng Quy chuẩn này mà áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương tại nơi đơn vị có hoạt động khai thác, sản xuất
3 Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt
Điều 3 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1 Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (viết tắt là nước sạch)
2 CFU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Colony Forming Unit" có nghĩa là đơn vị hình thành khuẩn lạc
Trang 4Chương II QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Điều 4 Danh mục các thông số chất lượng nước sạch, ngưỡng giới hạn cho phép
1 Các thông số nhóm A Các thông số chất lượng nước sạch nhóm A được quy định trong danh mục
tại Điều 4 của QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số
41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
2 Các thông số nhóm B
Trang 5TT Tên thông số Đơn vị tính Ngưỡng giới hạn
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật
19 Atrazine và các dẫn xuất
Trang 6Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ
Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1
Điều 5 Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch
1 Việc thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025
2 Thông số chất lượng nước sạch nhóm A: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm định kỳ toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch nhóm A trong danh mục quy định tại Điều 4 của QCVN 01-1:2018/BYT, tần suất thử nghiệm định kỳ ít nhất 01 lần/01 tháng
3 Thông số chất lượng nước sạch nhóm B: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm định kỳ toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch nhóm B trong danh mục quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này, tần suất thử nghiệm định kỳ ít nhất 01 lần/06 tháng
4 Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A và nhóm B trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 QCVN 01-1:2018/BYT trong các trường hợp sau đây:
a) Trước khi đi vào vận hành lần đầu b) Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất c) Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch d) Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
Trang 7đ) Định kỳ 03 năm một lần kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất
Điều 6 Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm
Số lượng mẫu lấy mỗi lần thử nghiệm, vị trí lấy mẫu được quy định tại Điều 6 của QCVN 01-1:2018/BYT
Điều 7 Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử
Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch được quy định tại Phụ lục số 01 của QCVN 01-1:2018/BYT
Chương III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Điều 8 Công bố hợp quy
1 Đơn vị sản xuất nước phải tự công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ
2 Đơn vị sản xuất nước phải tiến hành đánh giá hợp quy theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ và gửi bản tự công bố hợp quy về Sở Y tế theo Mẫu tại Phụ lục số 02 của QCVN 01-1: 2018/BYT
3 Dấu hợp quy thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ; ký hiệu trên dấu hợp quy thực hiện theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9 Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1 Sở Y tế Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện và có trách nhiệm kiến nghị UBND tỉnh khi cần sửa đổi bổ sung Quy chuẩn này phù hợp với yêu cầu quản lý và của Bộ Y tế
2 Các đơn vị cấp nước - Bảo đảm chất lượng nước, thực hiện việc giám sát chất lượng nước theo quy
Trang 8định của quy chuẩn này và quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ Y tế
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCKTĐP VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
BÁO CÁO Đánh giá mức độ các nguy cơ rủi ro đối với hệ thống cấp nước
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
I THỰC TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ CẤP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có tổng số 39 đơn vị cấp nước có sử dụng công nghệ để sản xuất nước sạch cung cấp nước cho người dân, có 09 đơn vị cấp nước có công suất từ 1000 m3/ngày đêm trở lên và 30 đơn vị cấp nước có công suất < 1000 m3/ngày đêm Nguồn nước nguyên liệu là khai thác nước bề mặt và nước
DỰ THẢO
Trang 9dưới lòng đất Trong đó có 13 đơn vị cấp nước sử dụng nguồn nước nguyên liệu đầu vào là nước bề mặt chiếm 33,3%; 26 đơn vị cấp nước còn lại dùng nguồn nước dưới lòng đất chiếm 66,7% Không có đơn vị cấp nước từ các tỉnh lân cận cung
cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Danh sách các đơn vị
cấp nước tại phụ lục kèm theo)
Nguồn nước nguyên liệu khai thác nước bề mặt: Có 13 đơn vị cấp nước sử dụng nguồn nước mặt làm nguyên liệu sản xuất nước sạch, trong đó có 04 đơn vị khai thác từ đoạn Sông Công - Hồ Núi Cốc (nguyên là một đoạn của Sông Công) thuộc địa bàn huyện Đại Từ, TP Thái Nguyên và TP Sông Công; 09 đơn vị còn lại khai thác nước từ các suối trên địa bàn huyện Đại Từ (7) thuộc lưu vực sông Công, Định Hóa (2) thuộc lưu vực sông Chợ Chu
Nguồn nước nguyên liệu khai thác nước dưới đất: Có 26 đơn vị cấp nước sử dụng nguồn nước dưới đất làm nguyên liệu sản xuất nước sạch thuộc địa bàn 08 huyện/thành phố/thị xã: TP Thái Nguyên (07), Phú Bình (5), Định Hóa (3), Phổ Yên (3), Võ Nhai (3), Đồng Hỷ (2), Phú Lương (2), Đại Từ (1)
Công nghệ xử lý nước sạch tại các đơn vị cấp nước bao gồm các hạng mục chính sau:
1.1 Đối với đơn vị cấp nước khai thác nguồn nước bề mặt, quy trình công nghệ hoạt động như sau:
Nước thô là nguồn nước mặt từ sông, hồ chứa nước, kênh dẫn nước qua công trình thu; tùy vào đặc trưng của nguồn nước mặt, một số đơn vị cấp nước sẽ bơm dẫn trực tiếp từ nguồn nước nguyên liệu đưa vào sản xuất, một số khác lại xây dựng những công trình thu nước nguyên liệu hay còn gọi là hồ sơ lắng Các điểm lấy nguồn nước nguyên liệu đều có hàng rào bảo vệ và có biển cảnh báo, có đặt song chắn rác có tác dụng giữ lại những cặn có kích thước lớn, rong rêu, túi ni lông để bảo vệ các thiết bị bơm và nâng cao hiệu quả xử lý nước của đơn vị Nước thô ban đầu trải qua quá trình clo hóa sơ bộ để khử bớt lượng vi sinh, tảo có trong nước sau đó chảy vào hệ thống xử lý
Đầu tiên nước qua bể phản ứng, tại đây nước được bổ sung hóa chất keo tụ trợ lắng phèn và vôi; các hạt keo mịn phân tán vào trong nước và kết dính với các hợp chất trong nước tạo thành bông cặn có thể lắng được, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng được diễn ra nhanh hơn tại bể lắng; có thể sử dụng đồng thời chế độ tiền xử lý bằng Clorua sẽ được thực hiện nhằm giảm sự phát triển của tảo trong các quá trình xử lý cũng như nâng cao cơ chế quá trình keo tụ
Nước từ bể phản ứng chảy qua bể lắng, các bông cặn lắng xuống đáy nước dưới tác dụng trọng lực, lượng bùn tại bể lắng được bơm ra ngoài hồ chứa bùn Bể lắng được sử dụng là bể lắng đứng truyền thống đối với đơn vị cấp nước có công suất nhỏ; bể lắng ngang kết hợp tấm lắng Lamella hoặc bể lắng hoàn toàn sử dụng công nghệ lắng Lamella đối với đơn vị cấp nước có công xuất lớn, hiệu quả lắng được cải thiện hơn rất nhiều, chất lượng nước sạch được nâng cao và tăng công suất sản xuất do rút ngắn được thời gian lắng so với bể lắng truyền thống
Sau đó nước chảy qua bể lọc, công nghệ lọc nhanh trọng lực có sử dụng cát
Trang 10lọc, chụp lọc và đan lọc HDPE công nghệ mới hoặc qua bể lọc nhanh OSF Nước sau khi lọc sẽ được châm bổ sung clo lỏng/Javen khử trùng trước khi chảy vào bể chứa nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện sinh sản của vi trùng, vi tảo Sau đó nước được phân phối vào mạng lưới cấp nước qua hệ thống trạm bơm cấp II
- Hóa chất được các đơn vị cấp nước sử dụng trong xử lý nước là phèn nhôm PAC, vôi bột, Clo hoạt tính ở các dạng như clo lỏng/Javen, NaOH, H2SO4 (xử lý độ pH của nước) Các hóa chất được sử dụng đều được cấp phép đúng quy định, đảm bảo an toàn khi sử dụng
- Hệ thống đường ống phân phối nước từ đơn vị cấp nước tới nhà dân: Hệ thống truyền tải phân phối cấp 1 và cấp 2 sử dụng ống gang, ống thép và ống nhựa, hệ thống phân phối cấp 3 là tuyến ống dịch vụ đến người dân sử dụng hệ ống thép mã kẽm và ống nhựa
1.2 Đối với đơn vị cấp nước khai thác nguồn nước dưới lòng đất, quy trình công nghệ hoạt động như sau:
Nước tự nhiên khai thác được bơm lên từ các giếng khoan vào đường ống dẫn chính rồi lên hệ thống xử lý Nước được đưa vào tháp làm thoáng cao tải để khử
và loại bỏ bớt CO2 Tiếp theo nước đi qua bể lắng để lắng các cặn đã được xử lý trước đó, bể này có nhiệm vụ làm mềm và lắng cặn Fe(OH)3 và Mn(OH)4, sau đó nước được đi vào bể lọc; công đoạn này những cặn nhẹ, kết tủa sắt và mangan còn lại được giữ lại trong lớp cát lọc Nước sau khi lọc sẽ được châm bổ sung Javen khử trùng trước khi chảy vào bể chứa nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện phát triển của vi trùng, vi tảo; sau đó nước được phân phối vào mạng lưới cấp nước qua hệ thống
Nước thô Công trình thu nước
Bể phản ứng Chất keo tụ, tạo bông
Bể lắng Bể lọc Bể chứa nước sạch
Trạm bơm cấp 2
Mạng lưới cấp nước
Clo lỏng khử trùng Cặn
Clo hóa sơ bộ
Trang 11- Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước về cấp nước đô thị; chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát các đơn vị cấp nước xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và việc thực hiện các nội dung tại thỏa thuận cấp nước đã ký với UBND tỉnh; là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp nước an toàn của tỉnh
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước về cấp nước khu vực nông thôn; chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn; chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn bố trí nguồn lực sửa chữa, nâng cấp, mở mạng phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân
Nước ngầm
Làm
Bể chứa nước sạch Javen
Xả cặn
Trạm bơm cấp 2
Mạng lưới cấp nước Lắng
Trang 12- UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước trên địa bàn quản lý; bố trí nguồn lực sửa chữa các công trình cấp nước được giao quyền quản lý trên địa bàn
- Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước: Quyết định số 3460/QĐ-UBND ngày 06/11/2017 về việc phê duyệt danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Trong đó gồm: 67 sông, suối, kênh, rạch; 264 hồ chứa tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung, hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; 10 hồ chứa thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối trở lên Tuy nhiên, việc triển khai công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo Quyết định số 3460/QĐ-UBND, ngày 06/11/2017 của UBND tỉnh còn chậm; ở các địa phương còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc hành lang bảo vệ nguồn nước; việc cắm mốc giới xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước chưa được thực hiện đầy đủ, đảm bảo theo quy định Quyết định số 864/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 về việc phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho các công trình đã cấp phép khai thác, sử dụng nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện tổ chức ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sinh hoạt của các cơ sở sản xuất nước sinh hoạt trên địa bàn theo quy định Các đơn vị cấp nước có công suất thiết kế từ 1000 m3/ngày đêm trở lên được ngoại kiểm định kỳ hàng năm (từ năm 2017 - 2021), các thông số giám sát chất lượng nước được thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2009/BYT, QCVN01-1:2018/BYT; các đơn vị cấp nước có công suất
giám sát chất lượng nước được thực hiện theo quy định tại QCVN 02:2009/BYT
III MỘT SỐ NGUY CƠ RỦI RO ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC NGUYÊN
LIỆU VÀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC
Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn quy định nội dung xác định, phân tích và đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước bao gồm: các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước, lưu vực; các nguy cơ, rủi ro về mặt hoá học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước; các nguy cơ, rủi ro đối với việc bảo đảm cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước
3.1 Nguy cơ, rủi ro đối với nguồn nước, lưu vực (nước nguyên liệu)
Các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước, lưu vực: ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong quá trình sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chưa được xử lý xả thải vào môi trường; chất lượng nước thay đổi do thiên tai, bão lũ; lưu lượng nước sụt giảm vào mùa khô, do hạn hán, khai thác qua mức… do các nguyên nhân sau:
- Thái Nguyên là tỉnh có địa hình phức tạp, số lượng sông, suối, ao, hồ nhiều, sông Cầu là sông liên tỉnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý an ninh nguồn nước mặt trên địa bàn
Trang 13- Diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu làm nguồn nước ngầm dần bị suy kiệt, nguồn nước mặt giảm trữ lượng vào mùa khô gây khó khăn cho việc đảm bảo an ninh nguồn nước trước mắt và lâu dài; nguồn nước mặt có nguy cơ bị ô nhiễm do thiên tai, bão lũ, sự cố môi trường Hiện tại, chưa có phương án nguồn nước dự phòng, thay thế trong tình huống nguồn nước đang khai thác xảy ra sự cố, không thể sử dụng
- Các chất thải rắn và lỏng từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, bệnh viện vẫn chưa được xử lý hoặc xử lý chưa được triệt để đã thải trực tiếp ra môi trường làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước của một bộ phận người dân, một số doanh nghiệp chưa cao, còn hiện tượng vứt rác thải, xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước;
- Hồ Núi Cốc hiện nay là nguồn cấp nước chính cho TP Thái Nguyên và thành phố Sông Công và các khu vực khác Tuy nhiên, các hoạt động xả thải từ các hoạt động du lịch, nuôi thủy sản trên hồ; xả nước thải sinh hoạt, chăn nuôi xung quanh hồ chưa đạt tiêu chuẩn môi trường là nguy cơ làm mất an toàn, an ninh nguồn nước Đặc biệt khu vực phía thượng lưu Hồ Núi Cốc Nguồn nước thải sinh hoạt từ Thị trấn Hùng Sơn và các khu dân cư tập trung tại các xã phía thượng lưu Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ vẫn chưa được thu gom, xử lý mà vẫn xả thải thẳng vào nguồn nước Hồ Núi Cốc, gây nguy cơ uy nhiễm cao, ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước sinh hoạt
- Việc triển khai công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo Quyết định số 3460/QĐ-UBND, ngày 06/11/2017 của UBND tỉnh còn chậm; ở các địa phương còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc hành
lang bảo vệ nguồn nước Việc cắm mốc giới xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực
lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước chưa được thực hiện đầy đủ, đảm bảo theo quy định
Mặt khác, việc khai thác rừng bừa bãi, quá trình đô thị hóa, phát triển nhiều các khu công nghiệp dẫn đến đã san lấp mặt bằng cũng là những nguyên nhân gây nên giảm nguồn nước dự trữ, tình trạng khai thác bừa bãi nguồn nước dưới đất bằng các giếng khoan tự phát tại các hộ dân dẫn đến nguồn nước dưới đất bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng (hạ thấp mực, nhiễm bẩn, sụt lún đất), làm ảnh hưởng tới an ninh nguồn nước và an toàn cấp nước sinh hoạt ở nhiều vùng trên địa bàn tỉnh
3.2 Nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống sản xuất và phân phối nước
- Các nguy cơ, rủi ro về mặt hoá học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước: quy trình công nghệ không phù hợp/cũ hỏng; sử dụng hóa chất xử lý nước không đúng hàm lượng/nồng độ; hệ thống bể không được vệ sinh thường xuyên, sự cố thiết bị…
- Các nguy cơ, rủi ro đối với việc bảo đảm cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước: sự cố mất điện, sự cố đường ống, nhu cầu sử dụng nước tăng cao khi thời tiết nắng nóng…
Trang 143.3 Thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro:
- Ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong quá trình sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chưa được xử lý xả thải vào môi trường
- Chất lượng nước thay đổi do thiên tai, bão lũ… - Lưu lượng nước sụt giảm do khai thác qua mức, hạn hán, khai thác rừng bừa bãi, quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển các khu công nghiệp…
- Sử dụng hóa chất xử lý nước không đúng hàm lượng/nồng độ; hệ thống bể không được vệ sinh thường xuyên
- Quy trình công nghệ không phù hợp/cũ hỏng, sự cố đường ống/thiết bị - Nhu cầu sử dụng nước tăng cao khi thời tiết nắng nóng;
- Sự cố mất điện
IV XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO VÀ LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
4.1 Đối với các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước, lưu vực
- Thực hiện nghiêm túc việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước Tăng cường mở rộng kiểm tra vùng bảo hộ vệ sinh khu vực khai thác nguồn nước, hành lang bảo vệ nguồn nước kịp thời phát hiện hành vi, mối nguy gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đồng thời ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước
- Tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát mẫu nước nguồn, lắp đặt các hệ thống quan trắc chất lượng nước nguyên liệu tự động; tăng tần suất quan trắc mực nước, lưu lượng tại các giếng khai thác nước dưới đất
- Xây dựng phương án hồ sơ lắng, dự trữ nguồn nước để dự phòng các tình huống nguồn nước nguyên liệu không đảm bảo Tạm ngừng sản xuất nếu chất lượng nước không bảo đảm tiêu chuẩn, hoặc tạm ngừng lấy nước thô đối với những đơn vị có hồ sơ lắng và dự trữ nguồn nước
- Thiết lập hệ thống hòa mạng dự phòng giữa các đơn vị cấp nước để điều tiết nguồn cung ứng nước trên mạng lưới khu vực thiếu nước
- Trường hợp phức tạp sẽ mời thêm các chuyên gia có kinh nghiệm để cùng Công ty phân tích, đánh giá nguyên nhân và đề ra các phương án khắc phục Báo cáo kịp thời tình hình tới các cơ quan chức năng và thông tin tới khách hàng
4.2 Đối với các nguy cơ, rủi ro về mặt hoá học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước
- Tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát mẫu nước nguồn, mẫu nước sau quá trình lắng lọc để điều chỉnh hóa chất cho phù hợp, bảo đảm chất lượng nước theo QCVN
- Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh hệ thống dây chuyền sản xuất định kỳ - Lắp đặt hệ thống theo dõi, bơm/châm hóa chất tự động trong quá trình sản xuất nước sạch
Trang 15- Thực hiện đúng quy trình vận hành đối với từng dây chuyền sản xuất nước
4.3 Đối với các nguy cơ, rủi ro đối với việc bảo đảm cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước
- Có chế độ vận hành phù hợp khi có điện trở lại tránh hiện tượng gây sục đường ống ảnh hưởng đến chất lượng nước; lắp đặt hệ thống phát điện để khắc phục khi mất điện lưới, giảm thời gian ngừng cấp nước
- Dự phòng tốt vật tư sửa chữa, thay thế; tập trung nhân lực, phương tiện để khắc phục, sửa chữa nhanh nhất các sự cố đường ống giảm thời gian ngừng cấp nước
- Thực hiện xúc xả đường ống, tuyến ống định kỳ và xúc xả sau khi khắc phục xong sự cố mất điện, vỡ đường ống
- Điều tiết mạng để khoanh vùng hạn chế mức độ ảnh hưởng khu vực mất nước - Duy trì chế độ bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị và tăng cường đầu tư thay thế các tuyến ống cũ, kém chất lượng
V LẬP KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT, PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC CÁC NGUY CƠ, RỦI RO
5.1 Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro
- Định kỳ việc kiểm tra, rà soát từ khu vực thu nước đến thượng nguồn nguồn nước xác định các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và đề xuất phương án sử dụng nguồn nước thay thế theo định hướng quy hoạch cấp nước và phân bổ nguồn nước - Tiến hành các hoạt động kiểm tra và đánh giá nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các quy định, các quy trình kỹ thuật, an toàn trong vận hành thiết bị, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất…; kiểm tra, đánh giá chất lượng nước nguyên liệu, nước thành phẩm Việc kiểm tra, đánh giá do các thành viên trong Ban kế hoạch nước an toàn và chuyên gia đánh giá nội bộ, cán bộ kỹ thuật của các đơn vị tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan Y tế của địa phương theo quy định tại thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- Định kỳ cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành quan trắc chất lượng nguồn nước nguyên liệu
5.2 Lập kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp
- Tiến hành xây dựng các kịch bản sự cố, các tình huống đáp ứng khi cho sự cố xảy ra, có sự chuẩn bị về thiết bị, vật tư, máy móc, kinh phí cũng như nhân sự để ứng phó đảm bảo cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước về chất lượng, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định.tổ chức huấn luyện ứng phó với sự cố với quy mô xử lý từ nhỏ đến lớn; chuẩn bị về thiết bị, máy móc dự phòng, kinh phí thực hiện
Trang 16- Theo định kỳ, kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch đến khách hàng để phát hiện ngăn ngừa các nguy cơ, sự cố có thể xảy ra để phòng ngừa, khắc phục; xác định nguyên nhân sự cố là do chủ quan hay khách quan để đề xuất hướng phòng ngừa, xử lý, khắc phục
- Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài của sự cố; giải trình, báo cáo về những sự cố xảy ra; lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục; đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai
5.3 Lập kế hoạch triển khai các chương trình hỗ trợ
- Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố;
- Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn;
- Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn;
- Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn
5.4 Xây dựng các tiêu chí, các thông số giám sát và giới hạn kiểm soát theo các quy định hiện hành để đánh giá việc triển khai thực hiện
- Giám sát chất lượng nước nguyên liệu sử dụng để sản suất nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt, chất lượng nước thành phẩm; Định kỳ kiểm định, xét nghiệm chất lượng nước, đảm bảo các chỉ tiêu không vượt quá giới hạn cho phép theo quy định
- Giám sát thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định: Thực hiện theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định 124/2011/NĐ - CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
5.5 Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan
- Lập danh mục các văn bản, tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác
cấp nước an toàn từ trung ương đến địa phương;
- Xây dựng hệ thống, quy trình kiểm soát tài liệu và lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ: phân công người chuyên trách lưu giữ hồ sơ và toàn bộ tài liệu được lưu trữ tại tủ hồ sơ, tài liệu của cơ sở cấp nước;
- Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước: Khi có sự cố xảy ra công nhân tiến hành khắc phục sự cố, đồng thời rà soát các hồ sơ ghi chép, lưu trữ dựa trên các tài liệu đang áp dụng tiến hành đánh giá độc lập về sự cố xảy ra Trên cơ sở đó có báo cáo và thông tin kịp thời đến đơn vị, cá nhân có liên
Trang 17quan để tiến hành xử lý cũng như có giải pháp phòng ngừa tiếp theo; - Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng từ việc tiếp nhận, phân loại ý kiến; xem xét phân tích nguyên nhân; đề ra biện pháp và trách nhiệm xử lý đến các thủ tục cần thiết
Trên đây là báo cáo đánh giá các nguy cơ rủi ro đối với các hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên./
- UBND tỉnh (báo cáo); - BGĐ Sở Y tế (báo cáo); - Các thành viên BST; - Lưu: VT, NVY, BST (Hạnh 07b)
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
Đỗ Trọng Vũ
Trang 18Phụ lục DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CẤP NƯỚC TẬP TRUNG SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Trang 19STT Tên đơn vị
Nguồn nước khai
khai thác (m3/nđ)
Số HGĐ được cung
cấp nước
Vị trí khai thác, nguồn nước
Nước mặt
Nước dưới đất
2 Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên -Trạm cấp nước Quang Vinh X 2.248 4.828 Phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên
3 Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên, Xí nghiệp nước sạch Tích Lương X 30.000 36.630
Kênh thủy lợi Hồ Núi Cốc, Phường Tích Lương, TPTN
4 Công ty Cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên -Công trình cấp nước xã Thịnh Đức (Bơm hòa mạng nước
X 700 950 Xã Thịnh Đức, thành phố Thái
5 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước xã Đồng Bẩm (02 giếng khai thác)
X 1.000 1.660 Phường Đồng Bẩm, thành phố
Thái Nguyên
6 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình Cấp
X 350 654 Xóm Cậy, xã Huống Thượng,
Số HGĐ được cung
cấp nước
Vị trí khai thác, nguồn nước
Nước mặt
Nước dưới đất
Trang 207 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Linh Sơn
X 230 400 Xóm Bến Đò, xã Linh Sơn,
thành phố Thái Nguyên
8 CT TNHH Thành Hiệu - NM Nước Chùa Hang
X 500 1226 Xã Nam Tiến, thị xã Phổ Yên
12 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước xã Tân Hương
X 466 322 Xã Tân Hương, thị xã Phổ Yên
13 Trạm dịch vụ XD CTNSH và VSMT nông thôn
Thái Nguyên - Dự án cấp nước xã Tân Phú
Số HGĐ được cung
cấp nước
Vị trí khai thác, nguồn nước
Nước mặt
Nước dưới đất
Trang 2114 Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên, Nhà
Sông Công Xóm Đồng Trũng, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ
15 Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT
nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Khôi Kỳ
X 400 1450 Khe suối Cây Quà, xã Khôi Kỳ,
16 Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Cát Nê
X 340 696 Suối Chòi Hoành, xã Cát Nê,
17 Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Ký Phú – Vạn Thọ, Đại Từ
Nước mặt khe suối Đát Bãi Đình, xóm Chuối, xã Ký Phú, huyện Đại Từ
18
Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã La Bằng
X 864 1807 xã La Bằng, huyện Đại Từ
19 Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Văn Yên
X 600 709 xã Văn Yên, huyện Đại Từ
20 Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Yên Lãng
Số HGĐ được cung
cấp nước
Vị trí khai thác, nguồn nước
Nước mặt
Nước dưới đất
Trang 2221 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước Tân Thái
X 600 450 Xóm Suối Cái, xã Tân Thái,
huyện Đại Từ
22
Trạm cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Yên X 970 Xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ
23 Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Lam Vỹ
X 244 540 Xóm Nà Tấc, xã Lam Vĩ, huyện Định Hoá
24 Trạm Dịch vụ XDCT nước sinh hoạt và VSMT
nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước sinh hoạt xã Phúc Chu
X 230 386 Suối Pá Vang và Khe suối To,
xã Phúc Chu, huyện Định Hoá
25 Trạm Khai thác và Quản lý nước sinh hoạt huyện
Xóm Làng Nập, Cây Cóc, xã Bình Thành, Định Hóa 26
Tram quản lý và khai thác nước Định Hoá (Chợ Chu)
X 850 1050 Phố Hợp Thành, huyện Định
Hoá
27
Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp nước xã Tân Dương
Số HGĐ được cung
cấp nước
Vị trí khai thác, nguồn nước
Nước mặt
Nước dưới đất
Trang 2329 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên -Công trình cấp nước sinh hoạt xã Động Đạt
X 230 215 Xã Động Đạt, huyện Phú Lương
30 Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên - Nhà máy
Tổ 1, thị trấn Trại Cau, huyện
X 600 1513 Thị trấn Đình Cả, huyện Võ
Nhai
33
Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên, Trạm cấp nước Lâu Thượng
X 123 206 Xóm La Hóa, xã Lâu Thượng,
huyện Võ Nhai
34 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và
VSMT nông thôn Thái Nguyên– Công trình CNSH
Số HGĐ được cung
cấp nước
Vị trí khai thác, nguồn nước
Nước mặt
Nước dưới đất
Trang 2436 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp
X 720 722 Xã Nga My, huyện Phú Bình
37 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và
VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp
X 600 576 Xóm Thắng Lợi, xã Xuân
Phương, huyện Phú Bình
38 Trạm dịch vụ XD công trình nước sinh hoạt và
VSMT nông thôn Thái Nguyên - Công trình cấp
X 410 391 Xóm Làng, xã Úc Kỳ, huyện
Phú Bình
39
Trạm Cấp nước và Môi trường huyện Phú Bình
Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú
Trang 25BAN SOẠN THẢO QCKTĐP VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
BÁO CÁO THUYẾT MINH LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Thái Nguyên, năm 2022
Trang 26UBND TỈNH THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NƯỚC SINH HOẠT
BÁO CÁO Thuyết minh lựa chọn các thông số chất lượng nước sạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Phần I MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết phải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP) quy định về chất lượng nước sạch
Nước sạch có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, sức khỏe con người, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và có một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống, sức khỏe (chuyển hóa, thải độc, vận chuyển dinh dưỡng và dưỡng khí, điều hòa thân nhiệt…) Nước đồng thời cũng là yếu tố gây nên các bệnh lây nhiễm và các bệnh không lây nhiễm nếu việc cấp nước không tuân thủ đảm bảo an toàn - nước bị nhiễm bẩn Hiện nay vấn đề an ninh, an toàn cấp nước đối với nước sinh hoạt của cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng đã, đang và sẽ là vấn đề cần sự quan tâm của các cấp chính quyền, của cộng đồng và của mọi người dân Vấn đề này rất cần sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý thức trách nhiệm của người dân
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc; có 9 đơn vị hành chính (02 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện), có 178 xã/phường/thị trấn, trong đó có 123 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du; diện tích tự nhiên 3.521,96 km2; dân số trung bình 1.307.871 người
Tại Thái Nguyên, với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh; công tác tham mưu, phối hợp triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, các đơn vị cấp nước và sự tham gia của người dân trong bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước đã góp phần bảo vệ nguồn nước, mở rộng phạm vi cấp nước, thực hiện cấp nước an toàn Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có tổng số 39 đơn vị cấp nước tập trung có sử dụng công nghệ để sản xuất nước sạch cung cấp nước cho người dân, có 09 đơn vị cấp nước có công suất từ 1000 m3/ngày đêm trở lên và 30 đơn vị cấp nước có công suất <1000 m3/ngày đêm Nguồn nước nguyên liệu là khai thác nước bề mặt và nước dưới lòng đất Trong đó có 13 đơn vị cấp nước sử dụng nguồn nước nguyên liệu đầu vào là nước bề mặt chiếm 33,3%; 26 đơn vị cấp nước còn lại dùng nguồn nước dưới đất chiếm 66,7% Không có đơn vị cấp nước từ các tỉnh lân cận cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
DỰ THẢO
Trang 27Trước ngày 15/6/2019, việc quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước này tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế, tùy theo quy mô cung cấp của các đơn vị cấp nước
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT, ngày 14/12/2018 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt Theo quy đinh tại khoản 3 Điều 5 QCVN 01-1:2018/BYT các Thông số chất lượng nước sạch nhóm B phải thử nghiệm thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
QCVN 01-1:2018/BYT quy định 99 thông số giám sát chất lượng nước sạch, trong đó có 8 thông số nhóm A bắt buộc, 91 thông số nhóm B Tại Thái Nguyên, việc đánh giá toàn bộ 91 thông số nhóm B không thực sự cần thiết và gây lãng phí nguồn lực, tạo gánh nặng chi phí cho ngân sách địa phương khi thực hiện công tác giám sát chất lượng nước sạch hàng năm của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng chi phí cho cơ sở cấp nước và người sử dụng nước Nên để kiểm soát tốt chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhằm đảm bảo an toàn về vệ sinh và sức khỏe của người dân, mục tiêu xác định các thông số thử nghiệm, tần suất thử nghiệm các thông số đặc trưng cho tỉnh Thái Nguyên được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch là hết sức cần thiết UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3021/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Kế hoạch Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 3480/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.2 Cách thức tiếp cận
Trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP) về chất lượng nước sạch dành cho ăn uống và sinh hoạt sẽ được phát triển dựa trên các hướng tiếp cận mới, cụ thể:
- Không thực hiện phân chia nước cấp thành nước ăn uống và sinh hoạt, theo đó sẽ chỉ có một đối tượng điều chỉnh là nước sạch dùng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt thông thường
- Đề cao vai trò tự chịu trách nhiệm đối với “hàng hóa” là nước sạch dùng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước
- QCKTĐP sẽ quy định một số các thông số có tầm quan trọng và tần suất xuất hiện cao đối với chất lượng nước là phải bắt buộc xét nghiệm định kỳ và
Trang 28thường xuyên thể hiện đặc trưng chất lượng nước của tỉnh Thái Nguyên - Sẽ không phân biệt chất lượng nước dành cho ăn uống và sinh hoạt giữa nông thôn và thành thị nhằm tạo sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước
1.3 Phương pháp thực hiện
1.3.1 Phương pháp kế thừa
Trong quá trình xây dựng quy chuẩn này, Ban soạn thảo đã kế thừa các quy định của QCVN 01-1:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
1.3.2 Phương pháp hồi cứu
Căn cứ kết quả xét nghiệm các thông số giám sát chất lượng nước sạch tại đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Trung tâm kiểm soát bệnh tật, kết quả kiểm tra chất lượng nước của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và kết quả quan trắc chất lượng chất lượng nước bề mặt, nước ngầm của Sở Tài Nguyên Môi trường, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh trong những năm qua để xem xét, lựa chọn các thông số đặc thù cần thử nghiệm trong quá trình giám sát chất lượng nước
1.3.3 Phương pháp điều tra cắt ngang
Phương pháp này bao gồm điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu nước xét nghiệm cho các hoạt động đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, nước sạch, công nghệ sử dụng trong sản xuất nước sạch và công tác quản lý, giám sát chất lượng nước mặt
1.3.4 Phương pháp thảo luận nhóm
Trong nhiệm vụ này, phương pháp thảo luận nhóm là việc các thành viên Ban soạn thảo bao gồm Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tư pháp… thảo luận về cách tiếp cận trong xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch dành cho sinh hoạt, các thông số và tần suất giám sát sẽ được lựa chọn
1.3.5 Phương pháp ma trận
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở thực tế về điều kiện địa hình địa chất, các nguồn phát sinh các thông số ô nhiễm, mức độ ảnh hưởng sức khỏe của các chất có trong nước để cho điểm nguy cơ đối với từng thông số nước sạch từ đó xem xét có đưa vào QCKTĐP hay không
Phần II
Trang 29ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1 Đặc điểm địa hình, đất đai thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, diện tích tự nhiên 3.521,96 km² Đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam; diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới 100m; dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận phía Tây Nam của tỉnh Thái Nguyên (gồm các xã phía Tây huyện Đại Từ) có độ cao trên dưới 1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và vùng hồ Núi Cốc Phía Đông, địa hình cũng chỉ cao 500m-600m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao khá tương đồng Phía Nam, địa hình thấp hơn nhiều, có một số núi thấp nhô lên khỏi các vùng đồi thấp Vùng đồi trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông đều cao dưới 100m
Địa hình tỉnh Thái Nguyên dốc theo hướng Bắc - Nam phù hợp với hướng chảy của sông Cầu Phía hữu ngạn sông Cầu có hướng dốc từ Tây Bắc - Đông Nam, phía tả ngạn sông Cầu (trừ phần Đông Nam huyện Võ Nhai) dốc theo hướng
từ Đông Bắc - Tây Nam (Nguồn: Thuyết minh Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2019 tỉnh Thái Nguyên)
Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, có nhiều khả năng để phát triển nông, lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 86,01% diện tích tự nhiên; trong đó: Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây hàng năm và cây lâu năm) là 31,39%; đất lâm nghiệp có rừng 53,16%; đất nuôi trồng thủy sản 1,34% Ngoài
ra, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,8% (Nguồn: Niên giám
thống kế tỉnh Thái Nguyên 2020)
Về thổ nhưỡng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm có các loại đất chính sau: Đất phù sa, đất bạc màu, đất dốc tụ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính, đất vàng nhạt phát triển trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng đỏ trên đá macma axit; phân bố các loại đất như sau:
- Đất phù sa: Phân bổ tập trung chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công và các sông suối khác trên địa bàn tỉnh, đất phù sa được bồi hàng năm ven sông thuộc Thị xã Phổ Yên, Đồng Hỷ, Thành phố Sông Công và Thành phố Thái Nguyên Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau màu)
- Đất bạc màu: Loại đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh Loại đất này chủ yếu sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
- Đất dốc tụ: Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở, các chân sườn thoải hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày
Trang 30- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Phân bổ tập trung ở huyện Võ Nhai và Phú Lương Nhìn chung, đây là loại đất tốt nhưng khô, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức bão hòa bazơ khá, ít chua thích hợp với sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bổ tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh; rất thích hợp với phát triển cây chè và cây ăn quả
- Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính: Loại đất này phân bổ tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương Đây là đất chứa nhiều sắt, mangan, khi gặp nóng ẩm dễ phong hóa, phần trên đỉnh dễ kết vón Đây là loại đất tốt, có khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp
- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, phân bố rải rác ở tất cả các huyện, thị Loại đất này trên tầng đất mặt thường có màu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Loại đất này rất thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá…) Phân bố tập trung ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại Từ,
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit: Phân bố tập trung ở Đại Từ và Định Hóa Đây là loại đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, vì lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất chua
Về nguồn khoáng sản, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú
và đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản như vonfram, than, sắt, titan, thiếc, chì, kẽm, vàng, thủy ngân, Đặc biệt, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như vonfram đa kim trữ lượng khoảng 110 triệu tấn, lớn thứ hai thế giới tập trung chủ yếu tại Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lượng khoảng 90 triệu tấn, lớn thứ hai của cả nước tập trung chủ yếu tại Làng Cẩm, Núi Hồng (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại Trại Cau (huyện Đồng Hỷ), quặng titan trên 10 triệu tấn, chì kẽm khoảng trên 200 ngàn tấn cùng nhiều loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng Đây là điều kiện, cơ hội tốt để tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát triển các ngành công nghiệp luyện kim và khai khoáng
Trên cơ sở đặc điểm về địa hình đất đai, thổ nhưỡng, khoáng sản, các chất tự có trong nước ứng với thổ nhưỡng, khoáng sản của địa phương cần được xem xét lựa chọn đưa vào để kiểm soát chất lượng nước
2.2 Các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
Trang 312.2.1 Biến đổi khí hậu
- Diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu làm nguồn nước ngầm dần bị suy kiệt, nguồn nước mặt giảm trữ lượng vào mùa khô gây khó khăn cho việc đảm bảo an ninh nguồn nước trước mắt và lâu dài Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến tài nguyên nước thể hiện ở việc có thể xuất hiện nhiều mô hình thời tiết khắc nghiệt: gây ra sự biến động mạnh mẽ của lượng mưa và sự gia tăng các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, Trong mùa khô, lượng mưa giảm làm giảm trữ lượng nước các sông, suối, hồ đập trên địa bàn tỉnh Trong mùa mưa, lượng mưa gia tăng, các hồ đập, sông suối đều có trữ lượng đỉnh, nguy cơ mất an toàn về đê kè ven sông và hồ đập là rất cao Biến đổi khí hậu còn tác động đến chất lượng nước do lũ lụt làm gia tăng nguy cơ phát tán thêm các chất ô nhiễm vào nguồn nước
2.2.2 Quá trình đô thị hóa nhanh
Quá trình đô thị hóa cũng có những tác động nhất định đến tài nguyên nước,
dân số thành thị gia tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng nước phục vụ ăn uống sinh hoạt, sản xuất, gây ra áp lực lớn đối với tài nguyên nước tại các đô thị, nguồn cung cấp nước sạch không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư (tỷ lệ cung cấp nước sạch đô thị mới chỉ đạt 65%) Hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt (chủ yếu là xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại…) nên chất lượng nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn xả thải và ảnh hưởng đến chất lượng nước của sông, suối, đặc biệt là các sông suối trong thành phố Thái Nguyên và sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên hay sông Công chất lượng nước đã bị suy giảm rõ rệt Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt của các khu dân cư, thị trấn ngày càng nhiều nhưng hầu như các bãi chứa rác thải chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước rỉ rác, nên khi có mưa, nước mưa chảy tràn qua bãi rác ngấm ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận (nước suối Mỹ Yên, sông Công)
2.2.3 Các chất thải rắn, lỏng từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chất thải bệnh viện… gây ô nhiễm nguồn nước
Các chất thải rắn và lỏng từ các hoạt động này vẫn chưa được xử lý hoặc xử lý chưa được triệt để đã thải trực tiếp ra môi trường làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước của một bộ phận người dân, một số doanh nghiệp chưa cao, còn hiện tượng vứt rác thải, xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước Hồ Núi Cốc hiện nay là nguồn cấp nước chính cho TP Thái Nguyên và thành phố Sông Công và các khu vực khác Tuy nhiên, các hoạt động xả nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi chưa đạt tiêu chuẩn môi trường là nguy cơ làm mất an toàn, an ninh nguồn nước Đặc biệt khu vực phía thượng lưu Hồ Núi Cốc Nguồn nước thải sinh hoạt từ Thị trấn Hùng Sơn và các khu dân cư tập trung tại các xã phía thượng lưu Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ vẫn chưa được thu gom, xử lý mà vẫn xả thải thẳng vào nguồn nước Hồ Núi Cốc, gây nguy cơ uy nhiễm cao, ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước sinh hoạt
Hoạt động khai thác khoáng sản có tác động rất lớn đến nguồn nước do hoạt
Trang 32động khai thác khoáng sản thường liên quan đến bóc tách lớp phủ bề mặt khiến bề mặt dễ bị rửa trôi, giảm khả năng giữ nước nên làm gia tăng hiện tượng sạt lở, lũ quét, suy giảm chất lượng nước; lượng đất đá thải ra môi trường phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản, lượng đất đá này sẽ bị rửa trôi khi có mưa chảy vào các sông suối kéo theo các chất hóa học sử dụng trong khai khoáng và tuyển quặng khiến cho chất lượng nước sông bị biến đổi tiêu cực Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh một số đoạn sông đã bị suy giảm chất lượng nước như: sông Nghinh Tường có độ đục rất cao vượt tiêu chuẩn loại B2 do ảnh hưởng của hoạt động khai thác vàng ở thượng nguồn, sông Cầu sau hợp lưu với sông Công ô nhiễm độ đục do hoạt động khai thác cát sỏi… Các ngành công nghiệp khác cũng ảnh hưởng đến tài nguyên nước, chủ yếu tác động đến chất lượng nước do phần lớn các ngành công nghệp ở Thái Nguyên là các ngành có tiềm năng ô nhiễm cao như luyện kim, cốc hóa, cơ khí, giấy, vật liệu xây dựng và các cơ sở công nghiệp chưa có biện pháp kiểm soát ô nhiễm tốt nên việc phát thải vượt xa mức cho phép theo TCVN, QCVN Các cơ sở công nghiệp tác động đến chất lượng nước thông qua các hoạt động xả nước thải và chất thải rắn Mặt khác, tình trạng khai thác bừa bãi nguồn nước dưới đất bằng các giếng khoan tự phát tại các hộ dân dẫn đến nguồn nước dưới đất bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng (hạ thấp mực, nhiễm bẩn, sụt lún đất), làm ảnh hưởng tới an ninh nguồn nước và an toàn cấp nước sinh hoạt ở nhiều vùng trên địa bàn tỉnh
2.3 Các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
2.3.1 Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
2.3.1.1 Khai thác khoáng sản
Các hoạt động khai thác khoáng sản cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trên địa bàn (như quặng sắt cho các nhà máy luyện gang, thép với công suất trên 02 triệu tấn/năm: quặng chì kẽm cho các nhà máy sản xuât kẽm với công suất trên 0,02 triệu tấn/năm; than cho các nhà máy nhiệt điện với công suất trên 100MW; quặng Titan cho các nhà máy luyện xi titan và sản xuất pigment với công suất khoảng 0,1 triệu tấn/năm; đá vôi và sét cho các nhà máy xi măng với công suất khoảng 2 triệu tấn/năm; các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình dân dụng )
2.3.1.2 Công nghiệp luyện kim
Hiện nay giá trị sản xuất của ngành công nghiệp luyện kim chủ yếu từ: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (sản xuất thép các loại), Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên (sản xuất kim loại màu), Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo; bên cạnh đó còn một số cơ sở cán kéo thép thuộc khu vực tư nhân nhưng sản lượng nhỏ
Sản phẩm chủ yếu của ngành là: Thép cán kéo, đồng, chì, kẽm thỏi, thiếc thỏi, antimon, vonfram và các sản phẩm của vonfram
2.3.1.3 Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, thiết bị điện
Tập trung chủ yếu ở KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy (dự án Tổ hợp công
Trang 33nghệ cao Samsung và các dự án công nghiệp hỗ trợ): Sản xuất, lắp ráp điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị điện tử Toàn tỉnh có 55 doanh nghiệp thuộc lĩnh này; thu hút 100.350 lao động, là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất, chiếm 61,54% lao động trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Sản phẩm chủ yếu là: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, mạch điện tử tích hợp, camera truyền hình, tai nghe
2.3.1.4 Công nghiệp cơ khí (chế tạo máy, gia công kim loại, lắp ráp)
Toàn tỉnh có 286 doanh nghiệp thuộc ngành này, thu hút 12.665 lao động, chiếm 7,77% lao động trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Sản phẩm chủ yếu của ngành: Phụ tùng xe có động cơ, các loại máy nông nghiệp, động cơ diesel từ 6-80HP, tay biên động cơ 6-50HP, các loại phụ tùng xe máy, vòng bi, phụ tùng máy khai thác và chế biến khoáng sản, hộp số, công cụ, dụng cụ y tế, băng truyền
2.3.1.5 Công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm
Lĩnh vực này hiện có 97 doanh nghiệp đang hoạt động giải quyết việc làm cho 1.757 lao động, bao gồm: Công ty Cổ phần Elovi sản xuất các sản phẩm sữa tươi, thạch, sữa chua và các sản phẩm từ sữa với dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; Chế biến chè là mặt hàng nông sản thế mạnh của tỉnh với sản lượng chè búp tươi năm 2020 ước đạt 250.245 tấn, sản lượng chè chế biến công nghiệp chiếm 20%; còn lại chế biến theo quy mô hộ gia đình tại 242 làng nghề chè Sản xuất bia hơi, đồ uống tại Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên và một số cơ sở sản xuất bia hơi nhỏ và nhiều cơ sở nước tinh khiết đóng chai, sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội tỉnh
2.3.1.6 Công nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
Năm 2020, toàn tỉnh hiện có 10 doanh nghiệp sản xuất hóa chất, giai đoạn vừa qua có dự án sản xuất nhà máy nhựa Tân Phú tại CCN Nguyên Gon, TP Sông Công đi vào hoạt động, công suất 72 tấn sản phẩm nhựa/ngày
2.3.1.7 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 86 doanh nghiệp vật liệu xây dựng, giải quyết việc làm cho hơn 5.299 lao động (có xu hướng giảm dần);
- Sản phẩm vật liệu xây dựng chính của Thái Nguyên là: Xi măng, gạch ngói nung, gạch Ceramic, tấm lợp fibrôximăng, đá ốp lát, đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi Sản lượng một số sản phẩm chính năm 2020 là: Xi măng 2,71 triệu tấn; gạch xây dựng 185 triệu viên, đá xây dựng: 4,37 triệu m3
2.3.2 Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp là một ngành có mối quan hệ mật thiết với nguồn nước, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp, sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh làm suy giảm chất lượng các nguồn nước
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2020 đạt 114 nghìn ha, Trong đó, phân bố diện tích cây lương thực có hạt chiếm 75,2 %; cây rau, đậu các loại chiếm
Trang 3414,1 % Tổng diện tích chè hiện có tính đến cuối năm 2020 là 22.399 ha Hiện nay, phân bón sử dụng trong nông nghiệp đối với các loại cây lúa, chè, cây ăn quả, cây rau màu chủ yếu sử dụng các loại phân bón trong đất, đối với cây chè, một số diện tích còn sử dụng bón phân qua lá bằng hình thức phun lên tán lá để bổ sung dưỡng chất cho cây; cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phổ biến hiện nay là hòa thuốc BVTV với nước để phun dải đều lên tán cây Người sử dụng là nông dân trình độ dân trí thấp nhiều khi sử dụng không đúng kỹ thuật hướng dẫn, còn lạm dụng thuốc BVTV trong khi sử dụng dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm
môi trường (Nguồn: Báo cáo Chi cục trồng trọt và BVTV) Việc sử dụng phân bón
hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và không tuân thủ đúng theo quy định sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người và môi trường do tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật
Theo chu trình tuần hoàn, hóa chất BVTV tồn tại trong môi trường đất sẽ rò rỉ ra sông ngồi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn khiến hóa chất BVTV phát tán ra các thành phần môi trường nước Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do người sử dụng để hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa xuống thủy vực, điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường vườn tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ Hóa chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sống, hoặc do đổ hóa chất BVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh Ô nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có nhiều hình thức khác nhau, từ rửa trôi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử dụng để hóa chất BVTV thừa, rửa dụng cụ ở các kênh mương hoặc do nước mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ, sẽ làm ô nhiễm nguồn nước Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km Mặc dù độ hoà tan của hoá chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới tiêu, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi nước tưới tiêu đổ vào
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần thuộc các nhóm sau:
Trang 35STT
Tên thông số hóa chất
Nitrazin 800WP; Sanazine 500 SC; Atranex 80 WP
Sử dụng từ năm 2017 đến nay nhưng chưa thực hiện thống kê số lượng sử dụng hàng năm
Victory 300EC, 85EC; Dragoannong 585EC,700EC; Sairifos 585EC;
Wavotox 585EC, 600EC…
Sử dụng từ năm 2017 đến 2020
Từ năm 2021 hoạt chất này cấm sử dụng tại Việt Nam, không được sử dụng tại Thái Nguyên
thuốc BVTV từ năm 2018 đến nay nhưng chưa thống kế số liệu sử dụng hàng năm
bản thâm canh (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2020); nước thải
này chứa rất nhiều vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước như: E.coli, Salmonella sp, Shigella sp, Clostridium sp… Đây là một mối nguy hại lớn đối với môi trường và sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh; mặt khác, việc sử dụng quá nhiều nước trong chăn nuôi ở các trang trại làm cho việc thu gom và tách chất thải rắn khó thực hiện; nhu cầu sử dụng nước lớn trong chăn nuôi tạo ra sự quá tải, gây ra sự suy kiệt nguồn nước được khai thác
2.4 Thực trạng và chất lượng nguồn nước mặt
2.4.1 Thực trạng nguồn nước mặt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất sông suối và nước
Trang 36mặt chuyên dùng là 6336 ha, chiếm tỷ lệ 1,8% tổng diện tích đất tự nhiên (Nguồn:
Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2020)
Hệ thống sông ngòi trong địa phận tỉnh Thái Nguyên chủ yếu nằm trong lưu vực sông Cầu, phần còn lại ở phía Đông tỉnh thuộc Lưu vực sông Rong, chảy vào hệ thống sông Thương; và 46 sông, suối nằm trong danh mục sông nội tỉnh
Hệ thống sông bao gồm: - Sông Cầu: Là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Cạn) ở độ cao trên 1.200m Hướng chảy đoạn ở Thái Nguyên theo hướng Bắc - Nam, sau đó chuyến theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trong đồng bằng Bắc Bộ Sông Cầu có lượng nước dồi dào, lưu lượng cao nhất 793 m3/giây, thấp nhất 14,3 m3/giây (năm 2020) Chế độ nước sông Cầu phù hợp với chế độ mưa Mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa kiệt chỉ chiếm dưới 25% lượng nước cả năm Sông Cầu có nhiều phụ lưu, những phụ lưu chính đều nằm trong phạm vi Thái Nguyên Sông Cầu ít phù sa, nhưng phù sa rất tốt, chứa 3% canxi và P2O5, tỷ lệ nitơ +0,77-0,88% (gấp 3 đến 4 lần phù sa sông Hồng) Sông Cầu nối liền với sông Thương từ đập Thác Huống bằng sông Máng
- Sông Chu: Chảy từ Định Hoá ra gặp sông Cầu ở Chợ Mới (Bắc Cạn) Sông dài 37km, lưu vực rộng 437km2, chiều dài lưu vực 38km, chiều rộng lưu vực 11,6 km
- Sông Đu: Bắt nguồn từ vùng núi Yên Thịnh (Phú Lương) và Bộc Nhiêu (Định Hoá) chảy qua huyện Phú Lương, đổ vào sông Cầu ở Sơn Cẩm Sông Đu dài 44,5km, diện tích lưu vực 361km2, độ cao bình quân của lưu vực 129m, chiều dài lưu vực 37km, chiều rộng lưu vực 9,7km
- Sông Công: Là phụ lưu lớn nhất, ở phía hữu ngạn sông Cầu Sông Công dài 96km, lưu vực rộng tới 951km2 (chiều rộng lưu vực 13km, chiều dài lưu vực 73km), độ cao bình quân lưu vực 224m
- Sông Nghinh Tường: Là chi lưu tả ngạn sông Cầu, sông có chiều dài 46km, diện tích lưu vực 465km2, độ cao trung bình của lưu vực tới 290m, cao nhất trong các phụ lưu của sông Cầu Độ dốc lòng sông rất lớn, sông chảy qua một vùng đá vôi hiểm trở, bắt nguồn từ vùng núi Sảng Mộc, Nghinh Tường (Võ Nhai)
- Sông Khe Mo - Huống Thượng: Bắt nguồn từ núi Lâu Hạ và núi Bồ Cu, phía đông bắc huyện Đồng Hỷ Đây là những con sông nhỏ, nhưng là hai dòng chảy chuyển gần như toàn bộ tổng lượng nước của vùng phía nam Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ đổ vào sông Cầu
Nguồn nước mặt từ hệ thống hồ, các công trình thủy lợi: Trong địa phận tỉnh Thái Nguyên không có hồ tự nhiên lớn nhưng lại có nhiều hồ nhân tạo do ngăn dòng chảy, lấy nước làm thủy lợi mà thành, hệ thống hồ có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản Hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước 25km2, chỗ dài nhất 12km, chỗ rộng nhất 3km, dung tích 175 triệu mét khối nước Hồ có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết lũ sông Công, đặc biệt là cung cấp nguồn nước tưới cho diện tích lúa, cây công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, huyện
Trang 37Phú Bình, huyện Phổ Yên, TP Sông Công Nước hồ cũng là nguồn quan trọng cung cấp cho sản xuất ở Khu công nghiệp Sông Công, cung cấp nguồn nước nguyên liệu cho Nhà máy nước Tích Lương, Công ty CP nước sạch Yên Bình; ngoài hồ Núi Cốc, còn có 250 hồ chứa nước khác (có 28 công trình hồ chứa nước
lớn; 12 công trình hồ chứa nước vừa; 210 hồ chứa nước nhỏ) (Nguồn: Đề án nâng
cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh thái nguyên giai đoạn 2018-2025)
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 12/6/2014, phương án phân vùng quy hoạch thành 5 vùng: Vùng thượng Thác Huống (có 6 khu dùng nước: Khu Chợ Chu, Khu sông Đu, Khu Nghinh Tường, Khu miền núi phía Bắc, Khu miền núi phía Đông, Khu trung tâm ven sông Cầu), vùng hạ Thác Huống, vùng thượng Núi Cốc, vùng hạ Núi Cốc (có 2 khu dùng nước: khu tả sông Công và khu hữu sông Công), vùng lưu vực sông Rong Đến năm 2020: Nước mặt phân bổ cho 45% nhu cầu sử dụng của sinh hoạt (ứng với 32,16 triệu m3/năm); đến năm 2030: Nước mặt phân bổ cho 40% nhu cầu sử dụng của sinh hoạt (ứng với 34,06 triệu m3/năm) đảm bảo hài hòa hiệu ích kinh tế xã hội, phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng của từng vùng
2.4.2 Chất lượng nguồn nước mặt
Theo báo cáo đánh giá kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt, nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt gồm 63 điểm (41 điểm lưu vực sông Cầu, 20 điểm lưu vực sông Công, 2 điểm lưu vực sông Rong) Trong đó: Sông Cầu quan trắc 12 điểm, phụ lưu sông Cầu quan trắc 29 điểm; Sông Công quan trắc 11 điểm, phụ lưu sông Công quan trắc 9 điểm; Sông Rong quan trắc 01 điểm, phụ lưu sông Rong quan trắc 01 điểm
Đánh giá chất lượng nước mặt cung cấp cho sinh hoạt theo giá trị giới hạn A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, có kết quả như sau:
2.4.2.1 Chất lượng nước mặt trên sông Cầu và phụ lưu sông Cầu Chất lượng nước sông Cầu được đánh giá theo 3 đoạn: Thượng nguồn sông Cầu (từ Văn Lăng tới Sơn Cẩm), khu vực chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên (từ sau Sơn Cẩm tới sau điểm xả suối Phố Hương) và khu vực hạ nguồn (từ sau điểm xả suối Phố Hương về Thuận Thành, Phổ Yên)
* Khu vực thượng nguồn sông Cầu
Tại khu vực thượng nguồn sông Cầu thực hiện quan trắc 19 điểm, trong đó có 4 điểm trên dòng chính và 15 điểm trên 4 phụ lưu cấp 1 (gồm sông Chu, sông Nghinh Tường, suối khu vực chì kẽm Làng Hích và sông Đu)
Kết quả quan trắc tại đoạn sông Cầu từ tỉnh Bắc Kạn đến Văn Lăng có một phụ lưu là sông Chu, chất lượng nước sông Chu tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Cầu tại điểm
Trang 38Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) cơ bản đảm bảo bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, rải rác vào mùa mưa lũ chất lượng nước không đảm bảo do ô nhiễm TSS (TSS trung bình năm 2017: 56mg/l; năm 2018: 99,1mg/l)
Kết quả quan trắc sau điểm xả sông Nghinh Tường nước sông thường xuyên có thông số TSS vượt quy chuẩn mức B1 do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác khoáng sản Kết quả quan trắc trên phụ lưu sông Cầu gồm sông Nghinh Tường và các phụ lưu của sông Nghinh Tường (điểm Khau Âu, suối Thượng Kim, suối Tân Kim, đập Khắc Kiệm, suối Bó, suối Nghinh Tường) cho thấy một số thông số thường xuyên vượt so với quy chuẩn mức A2 như: TSS vượt quy chuẩn (30mg/l) từ 11,5 - 473,7 lần (điểm Suối Bó, đập Khắc Kiệm sau Mỏ Vàng Bản Ná, suối Thượng Kim sau khi chảy qua mỏ vàng Bãi Mố); Asen vượt quy chuẩn (0,02mg/l) từ 3,5 - 13,4 lần và Mangan vượt quy chuẩn (0,2 mg/l) từ 1,2 - 7,9 lần (2 điểm tại suối Thượng Kim); thỉnh thoảng có ô nhiễm Mangan, Sắt, NH4+, Coliform (điểm Suối Bó, đập Khắc Kiệm, suối Tân Kim) Tại điểm quan trắc trên sông Cầu sau điểm xả sông Nghinh Tường 300m về hạ nguồn gần như không phát hiện thấy ô nhiễm kim loại
Trên đoạn sông Từ Văn Lăng đến Hòa Bình quan trắc 1 điểm trên sông Cầu tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ và 2 điểm trên 2 phụ lưu thuộc khu vực chì kẽm Làng Hích gồm suối Metit và suối tiếp nhận nước thải hồ Salung Kết quả quan trắc cho thấy tại suối Metit có các số thường xuyên vượt vượt quy chuẩn mức A2 như: Chì vượt quy chuẩn (0,02 mg/l) từ 3,0 - 7,5 lần, Cadmi vượt quy chuẩn (0,005mg/l) từ 2,0 - 3,4 lần, Kẽm vượt quy chuẩn (1,0 mg/l) từ 1,55 - 2,75 lần Hồ
trắc trên sông Cầu tại Hòa Bình (sau điểm hợp lưu 2 suối này) chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho tưới tiêu, không ô nhiễm kim loại
Kết quả quan trắc trên Sông Đu (là phụ lưu của sông Cầu chảy trên địa bàn huyện Phú Lương và huyện Đại Từ) cho thấy cơ bản chất lượng nước các suối và sông Đu còn tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt Tuy nhiên, điểm quan trắc trên suối Phục Linh sau khi tiếp nhận nước suối Cát thường xuyên ô nhiễm kim loại Asen vượt quy chuẩn mức A2 (0,02 mg/l) từ 1,5-3,5 lần, Mangan vượt
mg/l) từ 2,0-3,2 lần, ngoài ra thỉnh thoảng có ô nhiễm Sắt; điểm tại thị trấn Giang Tiên tỉnh thoảng có thông số Mangan vượt quy chuẩn mức A2 (0,2 mg/l) từ 1,2 - 1,8 lần, các thông số khác nằm trong giới hạn quy chuẩn mức A2 Kết quả tại điểm quan trắc Sơn Cẩm (sau điểm hợp lưu với sông Đu khoảng 1km) chất lượng nước cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, rải rác vào mùa mưa lũ nước ô nhiễm TSS
* Khu vực chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên
Kết quả quan trắc các phụ lưu trước điểm nhập lưu với sông Cầu cho thấy
Sắt, Nitrit, NH4+, coliform; cụ thể như sau: Điểm quan trắc suối Phượng Hoàng, suối Mỏ Bạch (chịu tác động từ hoạt động đô thị, các hoạt động sản xuất công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên), suối Xương Rồng (là nguồn tiếp
Trang 39nhận nước thải sinh hoạt của các khu dân cư tập trung của thành phố Thái Nguyên) cho thấy cả các phụ lưu này có các thông số thường xuyên vượt quy chuẩn mức
quan trắc suối Linh Nham (nguồn tiếp nhận nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản (quặng sắt), hoạt động chăn nuôi và dân sinh của huyện Đồng Hỷ) có ô nhiễm BOD5 vượt từ 1,2-1,37 lần và thỉnh thoảng có ô nhiễm Nitrit, NH4+; điểm quan trắc suối Loàng (là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của dân cư tập trung và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác tại các phường Phú Xá, phường Gia
lần, Asen vượt từ 1,85-2,9 lần, Mangan vượt từ 1,8-3,8 lần, Nitrit vượt từ 1,4-1,6 lần, đặc biệt NH4+vượt từ 18,8-36 lần và thỉnh thoảng có ô nhiễm coliform; điểm quan trắc suối Cam Giá (là nguồn tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá) cho thấy thường xuyên ô nhiễm BOD5 vượt từ 1,4-2,1 lần, COD vượt từ 1,83-1,5 lần, Chì vượt từ 2,9-5,8 lần, Mangan vượt từ 2,3-4,5 lần, NH4+ vượt từ 1,7-3,9 lần và ô nhiễm coliform; điểm quan trắc Suối Phố Hương cũng thường xuyên ô nhiễm BOD5 vượt từ 1,3-2,2 lần, COD vượt từ 1,2-1,7 lần, NH4+ vượt từ 4,4-7,7 lần và thỉnh thoảng có đợt ô nhiễm Sắt, Mangan và coliform
Kết quả quan trắc nước sông Cầu tại điểm đập Thác Huống sau điểm xả của suối Xương Rồng và suối Loàng chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, đối với các thông số kim loại duy nhất tại đợt 4/2017 thông số Mangan vượt giá trị giới hạn B1; sau điểm hợp lưu của suối Linh Nham và sau cửa xả suối Phố Hương có chất lượng cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu và không ô nhiễm kim loại (duy nhất đợt 2/2017 Mangan vượt giá trị giới hạn B1), rải rác tại điểm quan trắc này có thông số TSS, NH4+ và coliform vượt quy chuẩn Kết quả quan trắc nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nước thải Công ty gang thép, mỏ sắt Trại Cau, xưởng tuyển quặng doanh nghiệp Anh Thắng, công ty TNHH Glonics Việt Nam, Công ty TNHH MTV Mỏ và Luyện Kim, nước thải trang trại chăn nuôi của Công ty Bắc Sông Cầu và nước thải trang trại chăn nuôi Nguyễn Ngọc Lân Kết quả quan trắc cho thấy cửa xả nước thải số 4 của Công ty gang thép thường xuyên ô nhiễm kim loại Mangan, Sắt, có đợt ô nhiễm cả Chì, nước thải mỏ sắt Trại Cau thường xuyên ô nhiễm TSS, nước thải 2 trang trại chăn nuôi thường ô nhiễm hữu cơ và coliform Các nguồn thải khác cơ bản đạt quy chuẩn cho phép
* Khu vực hạ nguồn sông Cầu (từ sau điểm xả suối Phố Hương về Thuận Thành, Phổ Yên)
Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước trên sông Cầu đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu Chất lượng nước trên suối Văn Dương (phụ lưu) kém hơn, thường xuyên ô nhiễm NH4+ và nitrit, rải rác tại một vài đợt suối Văn Dương có thông số Fe cũng vượt giá trị giới hạn B1, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu Sau điểm hợp lưu suối Văn Dương quan trắc 1 điểm trên sông Cầu tại xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên Kết quả cho thấy chất lượng
Trang 40mục đích tưới tiêu Kết quả quan trắc 7 cửa xả thải gồm: cửa thải của Khu công nghiệp Sông Công, KCN Yên Bình, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, KCN Điềm Thụy Kết quả quan trắc các nguồn thải này cho thấy nước thải của KCN Điềm Thụy bị ô nhiễm NH4+và coliform, không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường Nước thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên cơ bản đạt quy chuẩn, tuy nhiên trong 2 đợt quan trắc đợt 4/2019 và đợt 1/2020 nước thải ô nhiễm kim loại Zn, Fe và NH4+, Các cửa thải khác chất lượng nước cơ bản đảm bảo quy chuẩn cho phép
2.4.2.2 Chất lượng nước mặt trên sông Công và phụ lưu sông Công Kết quả quan trắc cho thấy năm 2016-2017 chất lượng nước sông Công tương đối tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc tưới tiêu, tuy nhiên từ năm 2018 đến nay nước thường xuất hiện ô nhiễm NH4+
Các phụ lưu của sông Công gồm suối Na Trầm, Na Mao, suối Nông, suối Vạn Thọ, suối Mỹ Yên, suối Tiên Hội và suối Hai Huyện cơ bản chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho sinh hoạt hoặc tưới tiêu Tuy nhiên các phụ lưu gồm suối suối La Cấm, Ngòi Mà, Đắc Sơn có ô nhiễm hữu cơ BOD5 vượt mức A2 từ 1,2-3,3 lần, COD vượt 1,5-2,6 lần, NH4+vượt 12,1-28,2 lần, thỉnh thoảng có ô nhiễm Nitrit), đáng lưu ý suối La Cấm vừa ô nhiễm hữu cơ vừa thường xuyên ô nhiễm kim loại Sắt, Mangan
Khu vực thượng nguồn sông Công: Kết quả quan trắc tại các điểm Bình Thành (Định Hóa), cầu Phú Thịnh, cầu Huy Ngạc (Đại Từ) cho thấy nước sông Công tại khu vực thượng nguồn cơ bản đạt mức giới hạn A2 Tuy nhiên, có ô nhiễm BOD5, COD, TSS, NH4+ nhưng ở mức độ nhẹ và không thường xuyên
Khu vực hạ nguồn sông Công: Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Công tại vị trí trước khi vào hồ cấp nước cho Nhà máy Nước Tích Lương và gần vị trí tiếp nhận nước phục vụ cho Nhà máy Nước Sông Công cho thấy chất lượng nước cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (năm 2020 có ô nhiễm nhẹ BOD5 và NH4+)
Khu vực hạ nguồn Sông Công quan trắc 7 nguồn thải gồm nước thải bãi rác Đá Mài, Công ty TNHH MTV diesel Sông Công (2 cửa xả), Công ty TNHH MTV Cơ khí (Sông Công), Công ty CP Phụ tùng máy số 1, trang trại chăn nuôi của bà Trần Thị Mai và cống thải trang trại khu vực Đèo Nứa Kết quả quan trắc cho thấy tất cả các nguồn thải khu vực này đều ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD, NH4+) và coliform Do các nguồn thải đều ô nhiễm hữu cơ đã dẫn tới chất tình trạng ô nhiễm hữu cơ trong nước hạ lưu Sông Công Về thông số kim loại, nước thải bãi rác Đá Mài có 5 đợt không đạt quy chuẩn mức B (ô nhiễm Fe, Mn), nước thải của Công ty TNHH MTV Cơ khí (Sông Công) có 2 đợt ô nhiễm kim loại (Fe, Ni)
2.4.2.3 Chất lượng nước mặt trên sông Rong và phụ lưu sông Rong Kết quả quan trắc giai đoạn 2016-2020 cho thấy, giá trị trung bình 5 năm của các thông số quan trắc đều đạt cột A2, chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
Quan trắc tại phụ lưu sông Rong (suối Nhâu) vị trí trước khi chảy vào sông