Thực trạng các đơn vị cấp nước tập trung và chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 44 - 51)

2.6.1. Thực trạng các đơn vị cấp nước tập trung

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 39 đơn vị cấp nước tập trung có sử

dụng công nghệ để sản xuất nước sạch cung cấp nước cho người dân (đơn vị cấp nước); ngoài ra có 200 công trình cấp nước nhỏ lẻ do cộng đồng quản lý;

Trong số 39 đơn vị cấp nước có 09 đơn vị có công suất thiết kế từ 1000

m3/ngày đêm trở lên, 30 đơn vị có công suất <1000 m3/ngày đêm; tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp nước sạch từ các đơn vị cấp nước tập trung là 32,0%; Các công trình cấp nước nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn do cộng đồng quản lý cấp nước cho 56,57% số hộ gia đình ở nông thôn (Số liệu bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn tại Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Nguồn nước nguyên liệu khai thác nước bề mặt: Có 13 đơn vị cấp nước sử dụng nguồn nước mặt làm nguyên liệu sản xuất nước sạch, trong đó có 04 đơn vị khai thác từ đoạn Sông Công - Hồ Núi Cốc (nguyên là một đoạn của Sông Công)

thuộc địa bàn huyện Đại Từ, TP Thái Nguyên và TP Sông Công; 09 đơn vị còn lại khai thác nước từ các suối trên địa bàn huyện Đại Từ (07) thuộc lưu vực sông Công, Định Hóa (02) thuộc lưu vực sông Chợ Chu.

Nguồn nước nguyên liệu khai thác nước dưới đất: Có 26 đơn vị cấp nước sử dụng nguồn nước dưới đất làm nguyên liệu sản xuất nước sạch thuộc địa bàn 08

huyện/thành phố/thị xã: TP Thái Nguyên (07), Phú Bình (5), Định Hóa (3), Phổ Yên (3), Võ Nhai (3), Đồng Hỷ (2), Phú Lương (2), Đại Từ (1).

2.6.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch đối với đơn vị cấp nước khai thác nguồn nước bề mặt

Nước thô là nguồn nước mặt từ sông, suối, hồ chứa nước, kênh dẫn nước qua công trình thu; tùy vào đặc trưng của nguồn nước mặt, một số đơn vị cấp nước sẽ bơm dẫn trực tiếp từ nguồn nước nguyên liệu đưa vào sản xuất, một số khác lại

xây dựng những công trình thu nước nguyên liệu hay còn gọi là hồ sơ lắng. Các điểm lấy nguồn nước nguyên liệu đều có hàng rào bảo vệ và có biển cảnh báo, có đặt song chắn rác có tác dụng giữ lại những cặn có kích thước lớn, rong rêu, túi ni lông để bảo vệ các thiết bị bơm và nâng cao hiệu quả xử lý nước của đơn vị.

Nước thô ban đầu trải qua quá trình clo hóa sơ bộ để khử bớt lượng vi sinh, tảo có trong nước sau đó chảy vào hệ thống xử lý.

Đầu tiên nước qua bể phản ứng, tại đây nước được bổ sung hóa chất keo tụ trợ lắng phèn và vôi; các hạt keo mịn phân tán vào trong nước và kết dính với các hợp chất trong nước tạo thành bông cặn có thể lắng được, tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình lắng được diễn ra nhanh hơn tại bể lắng; có thể sử dụng đồng thời chế độ tiền xử lý bằng Clorua sẽ được thực hiện nhằm giảm sự phát triển của tảo trong các quá trình xử lý cũng như nâng cao cơ chế quá trình keo tụ.

Nước từ bể phản ứng chảy qua bể lắng, các bông cặn lắng xuống đáy nước dưới tác dụng trọng lực, lượng bùn tại bể lắng được bơm ra ngoài hồ chứa bùn.

Bể lắng được sử dụng là bể lắng đứng truyền thống hoặc sử dụng công nghệ lắng

Lamella, hiệu quả lắng được cải thiện hơn rất nhiều, chất lượng nước sạch được nâng cao và tăng công suất sản xuất do rút ngắn được thơi gian lắng so với bể lắng truyền thống.

Sau đó nước chảy qua bể lọc, công nghệ lọc truyền thống bằng trọng lực qua hệ thống lọc là cát sỏi hoặc qua bể lọc nhanh OSF.

Nước sau khi lọc sẽ được châm bổ sung clo lỏng/Javen khử trùng trước khi

chảy vào bể chứa nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện sinh sản của vi trùng, vi tảo. Sau đó nước được phân phối vào mạng lưới cấp nước qua hệ thống trạm bơm cấp II.

- Hóa chất được các đơn vị cấp nước sử dụng trong xử lý nước là phèn nhôm PAC, vôi bột, Clo hoạt tính ở các dạng như clo lỏng/Javen; NaOH, H2SO4 xử lý độ pH của nước. Các hóa chất được sử dụng đều được cấp phép đúng quy định, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

- Hệ thống đường ống phân phối nước từ đơn vị cấp nước tới nhà dân: Hệ thống truyền tải phân phối cấp 1 và cấp 2 sử dụng ống gang, ống thép và ống nhựa, hệ thống phân phối cấp 3 là tuyến ống dịch vụ đến người dân sử dụng hệ ống thép mã kẽm và ống nhựa.

2.6.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch đối với đơn vị cấp nước khai thác nguồn nước dưới lòng đất

Nước tự nhiên khai thác được bơm lên từ các giếng khoan vào đường ống dẫn chính rồi lên hệ thống xử lý. Nước được đưa vào tháp làm thoáng cao tải để khử sắt và mangan. Tại đây sắt và mangan được oxy hóa thông qua việc tiếp nhận

Nước thô Công trình thu nước

Bể phản ứng Chất keo tụ, tạo bông

Bể lắng

Bể lọc

Bể chứa nước sạch

Trạm bơm cấp 2

Mạng lưới cấp nước

Clo lỏng khử trùng Cặn

Clo hóa sơ bộ

O2 và loại bỏ bớt CO2. Tiếp theo nước đi qua bể lắng để lắng các cặn đã được xử lý trước đó, bể này có nhiệm vụ làm mềm và lắng cặn Fe(OH)3 và Mn(OH)4, sau đó nước được đi vào bể lọc; công đoạn này những cặn nhẹ, kết tủa sắt và mangan còn lại được giữ lại trong lớp cát lọc. Nước sau khi lọc sẽ được châm bổ sung Javen khử trùng trước khi chảy vào bể chứa nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện phát triển của vi trùng, vi tảo; sau đó nước được phân phối vào mạng lưới cấp nước qua hệ thống trạm bơm cấp 2.

2.6.2. Thực trạng chất lượng nước sạch tại các đơn vị cấp nước tập trung

2.6.2.1. Kết quả hồi cứu đối với các cơ sở cấp nước có công suất từ 1000 m3/ngày đêm trở lên

Trên địa bàn tỉnh có 09 đơn vị cấp nước có công suất từ 1000 m3/ngày đêm, số hộ gia đình được cung cấp nước sạch từ các đơn vị này chiếm 77,83% trong tổng số hộ gia đình được cung cấp nước sạch từ các đơn vị cấp nước tập trung.

Trước năm 2020, việc thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm chất lượng nước

sạch theo QCVN 01:2009/BYT do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện; Quy chuẩn gồm 109 thông số, các đơn vị cấp nước thử nghiệm 15 thông số nhóm A định kỳ 1 lần/2 tuần, 16 thông số nhóm B định kỳ 01 lần/6 tháng và 78 thông số nhóm C định kỳ 01 lần/2 năm; ngoại kiểm thực hiện 01 lần/năm.

Từ năm 2020, việc thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm chất lượng nước sạch theo QCVN 01-1:2018/BYT, quy chuẩn gồm 99 thông số, các đơn vị cấp nước

thực hiện thử nghiệm 08 thông số nhóm A định kỳ 1 lần/1 tháng, 91 thông số nhóm B định kỳ 1 lần/6 tháng; ngoại kiểm 01 lần/năm (99 thông số); hiện tại, có

tại 07 đơn vị cấp nước có công suất từ 1000 m3/ngày đêm trở lên thực hiện theo quy định, 02 đơn vị mới nâng công suất lên trên 1000 m3/ngày đêm chưa thực

Nước ngầm

Làm

thoáng Lọc Tiếp xúc khử trùng

Bể chứa nước sạch

Javen

Xả cặn

Trạm bơm cấp 2

Mạng lưới cấp nước Lắng

hiện theo quy định tại QCVN 01-1:2018/BYT.

Kết quả xét nghiệm chất lượng nước sạch từ năm 2017-2020 (bao gồm cả

nội kiểm và ngoại kiểm) trong 4 năm (từ 2017-2020) cho thấy 92/99 thông số đạt giới hạn cho phép của QCVN 01-1:2018/BYT; 07/99 thông số không đạt QCVN

01-1:2018/BYT, chi tiết như sau:

STT Thông số Tổng số

mẫu

Đánh giá theo QCVN

01-1:2018/BYT

Số mẫu không đạt Tỷ lệ %

1 Coliform 1.449 6 0,41

2 Clo dư tự do 1.430 16 1,12

3 Độ đục 1.447 11 0,76

4 Chỉ số pecmanganat 1.299 10 0,77

5 Mangan (Mn) 1.299 15 1,15

6 Nitrat (NO3- tính theo N) 1.299 24 1,85

7 Nhôm (Al) 133 3 2,26

2.6.2.2. Kết quả hồi cứu đối với các cơ sở cấp nước có công suất dưới 1000 m3/ngày đêm

Trước năm 2020, việc thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm chất lượng nước

sạch theo QCVN 02:2009/BYT. Quy chuẩn gồm 14 thông số, trong đó quy định các đơn vị cấp nước thử nghiệm 10 thông số nhóm A định kỳ 01 lần/3 tháng và 04 thông số nhóm B định kỳ 01 lần/6 tháng; việc giám sát chất lượng nước sạch cơ bản được triển khai và thực hiện thường xuyên và đầy đủ các thông số.

Từ năm 2020, việc thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm chất lượng nước sạch

theo QCVN 01-1:2018/BYT được thực hiện tại 03 đơn vị cấp nước có công suất dưới 1000 m3/ngày đêm, 27 đơn vị còn lại thực hiện theo quy định QCVN 02:2009/BYT.

Kết quả xét nghiệm 16 thông số đánh giá chất lượng nước sạch (bao gồm cả

nội kiểm và ngoại kiểm) của các đơn vị cấp nước có công suất dưới 1000 m3/ngày đêm cho thấy 08 thông số đạt giới hạn cho phép của QCVN 01-1:2018/BYT; 08

thông số không đạt QCVN 01-1:2018/BYT, chi tiết như sau:

STT Thông số Tổng số

mẫu

Đánh giá theo QCVN 01-1:2018/BYT

Số mẫu không đạt Tỷ lệ %

1 Coliform 673 32 4,75 2 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt 673 13 1,93

3 Clo dư tự do 524 21 4,01

4 Độ đục 672 31 4,61

5 pH 672 1 0,15

6 Chỉ số pecmanganat 573 28 4,89

7 Độ cứng, tính theo CaCO3 208 3 1,44

8 Mangan (Mn) 54 5 9,26

- Kết quả kiểm tra chất lượng nước của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường: Năm 2018, kiểm tra tại Chi nhánh Xí nghiệp Nước sạch Phú Lương (03

mẫu, gồm 106 thông số), kết quả xét nghiệm cả 03 mẫu đều có thông số Nitrat không đạt QCVN 01-1:2018/BYT, các thông số khác đạt ngưỡng giới hạn cho

phép QCVN 01-1:2018/BYT; Năm 2019, kiểm tra tại Nhà máy nước Huống Thượng (03 mẫu, gồm 35 thông số), kết quả xét nghiệm cả 03 mẫu đều có thông số Nitrat không đạt QCVN 01-1:2018/BYT, các thông số khác đạt ngưỡng giới hạn cho phép QCVN 01-1:2018/BYT.

- Kết quả nội kiểm chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

theo QCVN 01-1:2018/BYT tại 03 đơn vị Xí nghiệp Nước sạch Võ Nhai, Xí nghiệp Nước sạch Trại Cau, Trạm cấp nước Phú Lương năm 2020 cho thấy tại Trạm cấp nước Phú Lương có thông số Coliform, E.coli, Clo dư tự do không đạt nhưng không thường xuyên.

2.6.2.3. Kết quả thử nghiệm 91 thông số nhóm B theo QCVN 01- 1:2018/BYT năm 2021

Năm 2021, kết quả nội kiểm, ngoại kiểm và lấy mẫu cắt ngang với tổng số mẫu được thực hiện là 78 mẫu; kết quả có 04 thông số nhóm B vượt ngưỡng giới hạn cho phép là: trực khuẩn mủ xanh, Nhôm, Chloroform và Nitrat. 04 thông số xấp xỉ ngưỡng giới hạn cho phép là: Sắt, độ cứng, Bari, tổng hoạt độ phóng xạ α;

cụ thể như sau:

Các thông số vượt ngưỡng giới hạn cho phép:

STT Thông số Tổng số

mẫu

Đánh giá theo QCVN 01-1:2018/BYT

Số mẫu không đạt Tỷ lệ %

1 Trực khuẩn mủ xanh 78 7 8,97

2 Nhôm 78 2 2,56

3 Chloroform 78 2 2,56

4 Nitrat (NO3- tính theo N) 78 27 34,62 Các thông số xấp xỉ ngưỡng giới hạn cho phép:

STT Thông số Tổng số

mẫu

Đánh giá theo QCVN 01-

1:2018/BYT

Số mẫu xấp xỉ ngưỡng giới hạn Tỷ lệ %

1 Sắt (Fe) 78 2 2,56

2 Độ cứng, tính theo CaCO3 78 9 11,54

3 Bari (Ba) 78 7 8,97

4 Tổng hoạt độ phóng xạ α 62 4 6,45

Phần III

THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT CÁC THÔNG SỐ 3.1. Các thông số nhóm A

Có 8 thông số nhóm A, bắt buộc áp dụng trên toàn quốc theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt - QCVN 01-1:2018/BYT, tần suất phân tích ít nhất 01 lần/01 tháng, bao gồm:

Coliform; E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt; Độ đục; pH; Clo dư tự do (áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng); Màu sắc; Mùi, vị; Arsenic (áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm).

Danh mục các thông số nhóm A và ngưỡng giới hạn cho phép

TT Tên thông số Đơn vị tính Ngưỡng giới hạn cho

phép

Thông số vi sinh vật

1. Coliform CFU/100 mL <3

2. E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt CFU/100 mL <1

Thông số cảm quan và vô cơ

3. Arsenic (As) mg/L 0,01

4. Clo dư tự do mg/L Trong khoảng 0,2 - 1,0

5. Độ đục NTU 2

6. Màu sắc TCU 15

7. Mùi, vị - Không có mùi, vị lạ

8. pH - Trong khoảng 6,0-8,5

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)