2.4.1. Thực trạng nguồn nước mặt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất sông suối và nước
mặt chuyên dùng là 6336 ha, chiếm tỷ lệ 1,8% tổng diện tích đất tự nhiên (Nguồn:
Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2020).
Hệ thống sông ngòi trong địa phận tỉnh Thái Nguyên chủ yếu nằm trong lưu vực sông Cầu, phần còn lại ở phía Đông tỉnh thuộc Lưu vực sông Rong, chảy vào hệ thống sông Thương; và 46 sông, suối nằm trong danh mục sông nội tỉnh.
Hệ thống sông bao gồm:
- Sông Cầu: Là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc
Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Cạn) ở độ cao trên 1.200m. Hướng chảy đoạn ở Thái Nguyên theo hướng Bắc - Nam, sau đó chuyến theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trong đồng bằng Bắc Bộ. Sông Cầu có lượng nước dồi dào, lưu lượng cao nhất 793 m3/giây, thấp nhất 14,3 m3/giây (năm 2020). Chế độ nước sông Cầu phù hợp với
chế độ mưa. Mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa kiệt chỉ chiếm dưới 25% lượng nước cả năm. Sông Cầu có nhiều phụ lưu, những phụ lưu chính đều nằm trong phạm vi Thái Nguyên. Sông Cầu ít phù sa, nhưng phù sa rất tốt, chứa 3% canxi và P2O5, tỷ lệ nitơ +0,77-0,88% (gấp 3 đến 4 lần phù sa sông Hồng). Sông Cầu nối liền với sông Thương từ đập Thác Huống bằng sông Máng.
- Sông Chu: Chảy từ Định Hoá ra gặp sông Cầu ở Chợ Mới (Bắc Cạn). Sông dài 37km, lưu vực rộng 437km2, chiều dài lưu vực 38km, chiều rộng lưu vực 11,6 km.
- Sông Đu: Bắt nguồn từ vùng núi Yên Thịnh (Phú Lương) và Bộc Nhiêu (Định Hoá) chảy qua huyện Phú Lương, đổ vào sông Cầu ở Sơn Cẩm. Sông Đu
dài 44,5km, diện tích lưu vực 361km2, độ cao bình quân của lưu vực 129m, chiều dài lưu vực 37km, chiều rộng lưu vực 9,7km.
- Sông Công: Là phụ lưu lớn nhất, ở phía hữu ngạn sông Cầu. Sông Công dài 96km, lưu vực rộng tới 951km2 (chiều rộng lưu vực 13km, chiều dài lưu vực 73km), độ cao bình quân lưu vực 224m.
- Sông Nghinh Tường: Là chi lưu tả ngạn sông Cầu, sông có chiều dài 46km, diện tích lưu vực 465km2, độ cao trung bình của lưu vực tới 290m, cao nhất trong các phụ lưu của sông Cầu. Độ dốc lòng sông rất lớn, sông chảy qua một vùng đá vôi hiểm trở, bắt nguồn từ vùng núi Sảng Mộc, Nghinh Tường (Võ Nhai).
- Sông Khe Mo - Huống Thượng: Bắt nguồn từ núi Lâu Hạ và núi Bồ Cu, phía đông bắc huyện Đồng Hỷ. Đây là những con sông nhỏ, nhưng là hai dòng chảy chuyển gần như toàn bộ tổng lượng nước của vùng phía nam Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ đổ vào sông Cầu.
Nguồn nước mặt từ hệ thống hồ, các công trình thủy lợi: Trong địa phận tỉnh
Thái Nguyên không có hồ tự nhiên lớn nhưng lại có nhiều hồ nhân tạo do ngăn dòng chảy, lấy nước làm thủy lợi mà thành, hệ thống hồ có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước 25km2, chỗ dài nhất 12km, chỗ rộng nhất 3km, dung tích 175 triệu mét khối nước. Hồ có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết lũ sông Công, đặc biệt là cung cấp nguồn nước tưới cho diện tích lúa, cây công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, huyện
Phú Bình, huyện Phổ Yên, TP Sông Công. Nước hồ cũng là nguồn quan trọng cung cấp cho sản xuất ở Khu công nghiệp Sông Công, cung cấp nguồn nước nguyên liệu cho Nhà máy nước Tích Lương, Công ty CP nước sạch Yên Bình;
ngoài hồ Núi Cốc, còn có 250 hồ chứa nước khác (có 28 công trình hồ chứa nước lớn; 12 công trình hồ chứa nước vừa; 210 hồ chứa nước nhỏ) (Nguồn: Đề án nâng
cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh thái nguyên giai đoạn 2018-2025)
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 12/6/2014, phương án phân vùng quy hoạch thành 5 vùng: Vùng thượng Thác Huống (có 6 khu dùng nước: Khu
Chợ Chu, Khu sông Đu, Khu Nghinh Tường, Khu miền núi phía Bắc, Khu miền núi phía Đông, Khu trung tâm ven sông Cầu), vùng hạ Thác Huống, vùng thượng
Núi Cốc, vùng hạ Núi Cốc (có 2 khu dùng nước: khu tả sông Công và khu hữu sông Công), vùng lưu vực sông Rong. Đến năm 2020: Nước mặt phân bổ cho 45%
nhu cầu sử dụng của sinh hoạt (ứng với 32,16 triệu m3/năm); đến năm 2030: Nước
mặt phân bổ cho 40% nhu cầu sử dụng của sinh hoạt (ứng với 34,06 triệu m3/năm) đảm bảo hài hòa hiệu ích kinh tế xã hội, phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng của từng vùng.
2.4.2. Chất lượng nguồn nước mặt
Theo báo cáo đánh giá kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt, nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt gồm 63 điểm (41 điểm lưu vực sông Cầu, 20 điểm lưu vực sông Công, 2 điểm lưu vực
sông Rong). Trong đó: Sông Cầu quan trắc 12 điểm, phụ lưu sông Cầu quan trắc 29 điểm; Sông Công quan trắc 11 điểm, phụ lưu sông Công quan trắc 9 điểm;
Sông Rong quan trắc 01 điểm, phụ lưu sông Rong quan trắc 01 điểm.
Đánh giá chất lượng nước mặt cung cấp cho sinh hoạt theo giá trị giới hạn
A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, có kết quả như sau:
2.4.2.1. Chất lượng nước mặt trên sông Cầu và phụ lưu sông Cầu
Chất lượng nước sông Cầu được đánh giá theo 3 đoạn: Thượng nguồn sông Cầu (từ Văn Lăng tới Sơn Cẩm), khu vực chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên
(từ sau Sơn Cẩm tới sau điểm xả suối Phố Hương) và khu vực hạ nguồn (từ sau điểm xả suối Phố Hương về Thuận Thành, Phổ Yên).
* Khu vực thượng nguồn sông Cầu
Tại khu vực thượng nguồn sông Cầu thực hiện quan trắc 19 điểm, trong đó có 4 điểm trên dòng chính và 15 điểm trên 4 phụ lưu cấp 1 (gồm sông Chu, sông Nghinh Tường, suối khu vực chì kẽm Làng Hích và sông Đu).
Kết quả quan trắc tại đoạn sông Cầu từ tỉnh Bắc Kạn đến Văn Lăng có một phụ lưu là sông Chu, chất lượng nước sông Chu tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Cầu tại điểm
Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) cơ bản đảm bảo bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, rải rác vào mùa mưa lũ chất lượng nước không đảm bảo do ô nhiễm TSS (TSS trung bình năm 2017: 56mg/l; năm 2018: 99,1mg/l).
Kết quả quan trắc sau điểm xả sông Nghinh Tường nước sông thường xuyên có thông số TSS vượt quy chuẩn mức B1 do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác khoáng sản. Kết quả quan trắc trên phụ lưu sông Cầu gồm sông Nghinh Tường và các phụ lưu của sông Nghinh Tường (điểm Khau Âu, suối Thượng Kim, suối Tân Kim, đập Khắc Kiệm, suối Bó, suối Nghinh Tường) cho thấy một số thông số thường xuyên vượt so với quy chuẩn mức A2 như: TSS vượt quy chuẩn (30mg/l) từ 11,5 - 473,7 lần (điểm Suối Bó, đập Khắc Kiệm sau Mỏ Vàng Bản Ná, suối Thượng Kim sau khi chảy qua mỏ vàng Bãi Mố); Asen vượt quy chuẩn (0,02mg/l) từ 3,5 - 13,4 lần và Mangan vượt quy chuẩn (0,2 mg/l) từ 1,2 - 7,9 lần (2 điểm tại suối Thượng Kim); thỉnh thoảng có ô nhiễm Mangan, Sắt, NH4+, Coliform (điểm Suối Bó, đập Khắc Kiệm, suối Tân Kim). Tại điểm quan trắc trên sông Cầu sau điểm xả sông Nghinh Tường 300m về hạ nguồn gần như không phát hiện thấy ô nhiễm kim loại.
Trên đoạn sông Từ Văn Lăng đến Hòa Bình quan trắc 1 điểm trên sông Cầu tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ và 2 điểm trên 2 phụ lưu thuộc khu vực chì kẽm Làng Hích gồm suối Metit và suối tiếp nhận nước thải hồ Salung. Kết quả quan
trắc cho thấy tại suối Metit có các số thường xuyên vượt vượt quy chuẩn mức A2 như: Chì vượt quy chuẩn (0,02 mg/l) từ 3,0 - 7,5 lần, Cadmi vượt quy chuẩn (0,005mg/l) từ 2,0 - 3,4 lần, Kẽm vượt quy chuẩn (1,0 mg/l) từ 1,55 - 2,75 lần. Hồ Sa Lung tỉnh thoảng có ô nhiễm Chì, Nitrat, NH4+ và Coliform. Tại điểm quan trắc trên sông Cầu tại Hòa Bình (sau điểm hợp lưu 2 suối này) chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho tưới tiêu, không ô nhiễm kim loại.
Kết quả quan trắc trên Sông Đu (là phụ lưu của sông Cầu chảy trên địa bàn huyện Phú Lương và huyện Đại Từ) cho thấy cơ bản chất lượng nước các suối và sông Đu còn tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, điểm quan trắc trên suối Phục Linh sau khi tiếp nhận nước suối Cát thường xuyên ô nhiễm kim loại Asen vượt quy chuẩn mức A2 (0,02 mg/l) từ 1,5-3,5 lần, Mangan vượt quy chuẩn mức A2 (0,2 mg/l) từ 4,5-9,0 lần, NH4+vượt quy chuẩn mức A2 (0,3 mg/l) từ 2,0-3,2 lần, ngoài ra thỉnh thoảng có ô nhiễm Sắt; điểm tại thị trấn Giang Tiên tỉnh thoảng có thông số Mangan vượt quy chuẩn mức A2 (0,2 mg/l) từ 1,2 - 1,8 lần, các thông số khác nằm trong giới hạn quy chuẩn mức A2. Kết quả tại điểm quan trắc Sơn Cẩm (sau điểm hợp lưu với sông Đu khoảng 1km) chất lượng nước cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, rải rác vào mùa mưa lũ nước ô nhiễm TSS.
* Khu vực chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên
Kết quả quan trắc các phụ lưu trước điểm nhập lưu với sông Cầu cho thấy các thông số vượt quy chuẩn mức A2 bao gồm: BOD5, COD, Mangan, Asen, Chì, Sắt, Nitrit, NH4+, coliform; cụ thể như sau: Điểm quan trắc suối Phượng Hoàng, suối Mỏ Bạch (chịu tác động từ hoạt động đô thị, các hoạt động sản xuất công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên), suối Xương Rồng (là nguồn tiếp
nhận nước thải sinh hoạt của các khu dân cư tập trung của thành phố Thái Nguyên) cho thấy cả các phụ lưu này có các thông số thường xuyên vượt quy chuẩn mức A2 như: BOD5 vượt từ 1,2-4,1 lần, COD vượt từ 1,14-3,7 lần, Mangan vượt từ
1,2-1,85 lần, NH4+vượt từ 1,7-61 lần và thỉnh thoảng có nhiễm coliform; điểm quan trắc suối Linh Nham (nguồn tiếp nhận nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản (quặng sắt), hoạt động chăn nuôi và dân sinh của huyện Đồng Hỷ) có ô nhiễm BOD5 vượt từ 1,2-1,37 lần và thỉnh thoảng có ô nhiễm Nitrit, NH4+;
điểm quan trắc suối Loàng (là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của dân cư tập trung và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác tại các phường Phú Xá, phường Gia Sàng) thường xuyên có ô nhiễm BOD5 vượt từ 1,6-2,8 lần, COD vượt từ 1,2-2,2 lần, Asen vượt từ 1,85-2,9 lần, Mangan vượt từ 1,8-3,8 lần, Nitrit vượt từ 1,4-1,6 lần, đặc biệt NH4+vượt từ 18,8-36 lần và thỉnh thoảng có ô nhiễm coliform; điểm quan trắc suối Cam Giá (là nguồn tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá) cho thấy thường xuyên ô nhiễm BOD5 vượt từ 1,4-2,1 lần, COD vượt từ 1,83- 1,5 lần, Chì vượt từ 2,9-5,8 lần, Mangan vượt từ 2,3-4,5 lần, NH4+ vượt từ 1,7- 3,9 lần và ô nhiễm coliform; điểm quan trắc Suối Phố Hương cũng thường xuyên ô nhiễm BOD5 vượt từ 1,3-2,2 lần, COD vượt từ 1,2-1,7 lần, NH4+ vượt từ 4,4- 7,7 lần và thỉnh thoảng có đợt ô nhiễm Sắt, Mangan và coliform.
Kết quả quan trắc nước sông Cầu tại điểm đập Thác Huống sau điểm xả của suối Xương Rồng và suối Loàng chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, đối với các thông số kim loại duy nhất tại đợt 4/2017 thông số Mangan vượt giá trị giới hạn B1; sau điểm hợp lưu của suối Linh Nham và sau cửa xả suối Phố Hương có chất lượng cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu và không ô nhiễm kim loại (duy nhất đợt 2/2017 Mangan vượt giá trị giới hạn B1), rải rác tại điểm quan trắc này có thông số TSS, NH4+ và coliform vượt quy chuẩn.
Kết quả quan trắc nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nước thải Công ty gang thép, mỏ sắt Trại Cau, xưởng tuyển quặng doanh nghiệp Anh Thắng, công ty TNHH Glonics Việt Nam, Công ty TNHH MTV Mỏ và Luyện Kim, nước thải
trang trại chăn nuôi của Công ty Bắc Sông Cầu và nước thải trang trại chăn nuôi Nguyễn Ngọc Lân. Kết quả quan trắc cho thấy cửa xả nước thải số 4 của Công ty gang thép thường xuyên ô nhiễm kim loại Mangan, Sắt, có đợt ô nhiễm cả Chì, nước thải mỏ sắt Trại Cau thường xuyên ô nhiễm TSS, nước thải 2 trang trại chăn nuôi thường ô nhiễm hữu cơ và coliform. Các nguồn thải khác cơ bản đạt quy chuẩn cho phép.
* Khu vực hạ nguồn sông Cầu (từ sau điểm xả suối Phố Hương về Thuận Thành, Phổ Yên)
Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước trên sông Cầu đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Chất lượng nước trên suối Văn Dương (phụ lưu) kém hơn, thường xuyên ô nhiễm NH4+ và nitrit, rải rác tại một vài đợt suối Văn Dương có thông số Fe cũng vượt giá trị giới hạn B1, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Sau điểm hợp lưu suối Văn Dương quan trắc 1 điểm trên sông Cầu tại xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Kết quả cho thấy chất lượng nước thỉnh thoảng có ô nhiễm TSS, BOD5, NH4+, cơ bản đảm bảo sử dụng cho
mục đích tưới tiêu.
Kết quả quan trắc 7 cửa xả thải gồm: cửa thải của Khu công nghiệp Sông Công, KCN Yên Bình, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, KCN Điềm Thụy. Kết quả quan trắc các nguồn thải này cho thấy nước thải của KCN Điềm Thụy bị ô nhiễm NH4+và coliform, không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Nước thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên cơ bản đạt quy chuẩn, tuy nhiên trong 2 đợt quan trắc đợt 4/2019 và đợt 1/2020 nước thải ô nhiễm kim loại Zn, Fe và NH4+, Các cửa thải khác chất lượng nước cơ bản đảm bảo quy chuẩn cho phép.
2.4.2.2. Chất lượng nước mặt trên sông Công và phụ lưu sông Công
Kết quả quan trắc cho thấy năm 2016-2017 chất lượng nước sông Công tương đối tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc tưới tiêu, tuy nhiên từ năm 2018 đến nay nước thường xuất hiện ô nhiễm NH4+.
Các phụ lưu của sông Công gồm suối Na Trầm, Na Mao, suối Nông, suối Vạn Thọ, suối Mỹ Yên, suối Tiên Hội và suối Hai Huyện cơ bản chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho sinh hoạt hoặc tưới tiêu. Tuy nhiên các phụ lưu gồm suối suối La Cấm, Ngòi Mà, Đắc Sơn có ô nhiễm hữu cơ BOD5 vượt mức A2 từ 1,2- 3,3 lần, COD vượt 1,5-2,6 lần, NH4+vượt 12,1-28,2 lần, thỉnh thoảng có ô nhiễm Nitrit), đáng lưu ý suối La Cấm vừa ô nhiễm hữu cơ vừa thường xuyên ô nhiễm kim loại Sắt, Mangan.
Khu vực thượng nguồn sông Công: Kết quả quan trắc tại các điểm Bình Thành (Định Hóa), cầu Phú Thịnh, cầu Huy Ngạc (Đại Từ) cho thấy nước sông Công tại khu vực thượng nguồn cơ bản đạt mức giới hạn A2. Tuy nhiên, có ô nhiễm BOD5, COD, TSS, NH4+ nhưng ở mức độ nhẹ và không thường xuyên.
Khu vực hạ nguồn sông Công: Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Công tại vị trí trước khi vào hồ cấp nước cho Nhà máy Nước Tích Lương và gần vị trí tiếp nhận nước phục vụ cho Nhà máy Nước Sông Công cho thấy chất lượng nước cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (năm 2020 có ô nhiễm nhẹ BOD5 và NH4+).
Khu vực hạ nguồn Sông Công quan trắc 7 nguồn thải gồm nước thải bãi rác Đá Mài, Công ty TNHH MTV diesel Sông Công (2 cửa xả), Công ty TNHH MTV Cơ khí (Sông Công), Công ty CP Phụ tùng máy số 1, trang trại chăn nuôi của bà Trần Thị Mai và cống thải trang trại khu vực Đèo Nứa. Kết quả quan trắc cho thấy tất cả các nguồn thải khu vực này đều ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD, NH4+) và coliform.
Do các nguồn thải đều ô nhiễm hữu cơ đã dẫn tới chất tình trạng ô nhiễm hữu cơ trong nước hạ lưu Sông Công. Về thông số kim loại, nước thải bãi rác Đá Mài có 5 đợt không đạt quy chuẩn mức B (ô nhiễm Fe, Mn), nước thải của Công ty TNHH MTV Cơ khí (Sông Công) có 2 đợt ô nhiễm kim loại (Fe, Ni).
2.4.2.3. Chất lượng nước mặt trên sông Rong và phụ lưu sông Rong
Kết quả quan trắc giai đoạn 2016-2020 cho thấy, giá trị trung bình 5 năm của
các thông số quan trắc đều đạt cột A2, chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.
Quan trắc tại phụ lưu sông Rong (suối Nhâu) vị trí trước khi chảy vào sông