1. Chất lượng nước mặt
1.1. Chất lượng nước mặt trên sông Cầu và phụ lưu sông Cầu
- Thực hiện quan trắc 41 điểm, trong đó trên lưu vực sông Cầu gồm 12 điểm và phụ lưu sông Cầu gồm 29 điểm. Danh mục các điểm quan trắc thể hiện tại Bảng 1.
Bảng 1: Danh mục điểm quan trắc nước mặt trên sông Cầu và phụ lưu sông Cầu
STT Ký hiệu
mẫu Vị trí quan trắc Địa giới hành
chính A Sông Cầu
1 SCA1-1 Văn Lăng (trên sông Cầu tại xã Văn Lăng, sau
điểm sông Cầu từ Bắc Kạn vào Thái Nguyên) huyện Đồng Hỷ
2 SCA3-4 Sau điểm xả sông Nghinh Tường 300m về hạ
nguồn huyện Đồng Hỷ
1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vê chất lượng nước mặt. Trong đó:
A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
3 SCA1-2 Hoà Bình (trên sông Cầu tại xã Hòa Bình, trước
khi hợp lưu với sông Đu tại Sơn Cẩm) huyện Đồng Hỷ
4 SCA1-3 Sơn Cẩm (trên sông Cầu, xã Sơn Cẩm, sau điểm
hợp lưu với sông Đu khoảng 1km)
huyện Phú Lương
5 SCA1-4 Cầu Gia Bảy (trên sông Cầu tại cầu Gia Bảy,
Phường Hoàng Văn Thụ, Tp Thái Nguyên) TP. Thái Nguyên 6 SCA3-2 Sau cửa xả suối Linh Nham 500m về hạ nguồn TP. Thái Nguyên
7 SCA1-5 Đập Thác Huống (trên sông Cầu tại đập Thác
Huống, Phường Cam Giá, Tp Thái Nguyên) TP. Thái Nguyên 8 SCA3-1 Sau điểm xả Suối Cam Giá 300m về hạ nguồn TP. Thái Nguyên 9 SCA3-3 Sau điểm xả suối Phố Hương 200m về hạ nguồn TP. Thái Nguyên
10 SCA1-6 Cầu Mây (trên sông Cầu tại cầu Mây, huyện Phú
Bình) huyện Phú Bình
11 SCA1-7 Nga My - Hà Châu (trên sông Cầu trước điểm
chịu tác động từ địa bàn tỉnh Bắc Giang) huyện Phú Bình
12 SCA1-8 ThuậnThành (Trước điểm hợp lưu với sông Công
200m trên địa bàn xã ThuậnThành) TX. Phổ Yên
B Phụ lưu sông Cầu
1 SCA2-9 Thần Xa (trên suối Nghinh Tường tại thôn Kim
Sơn) Huyện Võ Nhai
2 SCA2-10 Chợ Chu - Định Hoá (trên sông Chu tại xóm Tân
Tiến, thị trấn Chợ Chu) Huyện Định Hóa
3 SCA2-11 Giang tiên (trên sông Đu tại thị trấn Giang Tiên) Huyện Phú
Lương 4 SCA2-12 Thượng nguồn suối Linh Nham huyện Đồng Hỷ
5 SCA2-13 Suối Linh Nham (Trước khi đổ ra Sông Cầu, xã
Đồng Bẩm) TP. Thái Nguyên
6 SCA2-14 Suối Thủy Tinh (thượng nguồn, hồThủy Tinh) huyện Đại Từ
7 SCA2-15 Suối Phục Linh (Trước điểm tiếp nhận suối
Đường Bắc) huyện Đại Từ
8 SCA2-16 Suối Phục Linh (sau điểm tiếp nhận nước suối
Cát) huyện Đại Từ
9 SCA2-17
Trên thượng nguồn suối Văn Dương (trước khi tiếp nhận các nguồn thải từ khu công nghiệp Sông Công)
TP. Sông Công 10 SCA2-18 Trên thượng nguồn suối Phượng Hoàng (trước khi
chảy qua khu vực mỏ than Khánh Hòa, Bá Sơn) TP. Thái Nguyên
11 SCA2-19
Trên thượng nguồn suối Thác Lạc (trước khi chảy qua khu vực khai thác chế biến khoáng sản Trại Cau, Cây Thị)
huyện Đồng Hỷ
12 SCA2-20 Khu vực kẽm chì Làng Hích (suối tiếp nhận nước
thải hồ SaLung) huyện Đồng Hỷ
13 SCA2-21 Suối Metit (tại đập tràn sau khi chảy qua khu vực
của nhà máy tuyển kẽm chì Làng Hích) huyện Đồng Hỷ
14 SCA2-22 Điểm 2H72 Khau Âu (Vị trí trước khi chảy vào
địa phân tỉnh Thái Nguyên) huyện Võ Nhai
15 SCA2- 22.1
Nước mặt trên suối Thượng Kim, xóm Thượng Kim, xã Thần Xa, Võ Nhai, sau khi chảy qua khu mỏ vàng Bãi Mố về phía hạ lưu
huyện Võ Nhai
16 SCA2-23
Thượng nguồn suối Nà Dầu (trước khi chảy qua
khu vực khai thác chế biến khoáng sản titan, xã Động Đạt)
huyện Phú Lương
17 SCA2-24 Trên suối Nà Dàu trước khi nhập lưu với Sông
Đu (tại điểm cầu Cong)
huyện Phú Lương 18 SCA2-25
Suối Bó (tại Trung Sơn, xã Thần Xa, huyện Võ Nhai. Cách vị trí nhập lưu với suối Nghinh Tường khoảng 200m)
huyện Võ Nhai
19 SCA2-26 Suối Tân Kim (cách thung lũng bản Ná khoảng
200m về phía thượng nguồn) huyện Võ Nhai
20 SCA2- 27-1
Tại cửa xả đập Thắc Kiệm, sau khi chảy qua mỏ vàng Bản Ná, xã Thần Xa, huyện Võ Nhai huyện Võ Nhai
21 SCA2-27 Suối Thượng Kim (cách thung lũng bản Ná
khoảng 200m về phía thượng nguồn) huyện Võ Nhai 22 SCG-1
Cửa xả Suối Cam Giá (suối tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá, trước khi đổ ra sông Cầu)
TP. Thái Nguyên
23 SL-2 Suối Loàng (trước khi xả ra sông Cầu). TP. Thái Nguyên
24 SXR-3 Suối Xương Rồng (trước điểm nhập lưu ra sông
Cầu) TP. Thái Nguyên
25 SMB-4 Suối Mỏ Bạch (trước điểm nhập lưu ra sông Cầu) TP. Thái Nguyên
26 SP-5 Suối Phố Hương (trước điểm nhập lưu ra Sông
Cầu) TP. Thái Nguyên
27 SPH-6 Suối Phượng Hoàng Sau cửa xả công ty Giấy
xuất khẩu TP. Thái Nguyên
28 SVD-9 Suối Văn Dương - Cửa xả trước khi đổ ra Sông
Cầu TX. Phổ Yên
29 STL-10 Suối Thác Lạc Trại Cau , trên địa bàn thị trấn
Trại Cau huyện Đồng Hỷ
- Chất lượng nước sông Cầu được đánh giá theo 3 đoạn: Thượng nguồn sông Cầu (từ Văn Lăng tới Sơn Cẩm), khu vực chảy qua địa bàn thành phố Thái
Nguyên (từ sau Sơn Cẩm tới sau điểm xả suối Phố Hương) và khu vực hạ nguồn (từ sau điểm xả suối Phố Hương về Thuận Thành, Phổ Yên).
Kết quả quan trắc cho thấy, nhìn chung chất lượng nước trên sông Cầu đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Chất lượng nước trên các phụ lưu kém hơn, trong đó các phụ lưu chảy qua khu vực Thần Xa thường xuyên ô nhiễm TSS, rải rác có điểm ô nhiễm kim loại, các phụ lưu chảy qua khu vực kẽm chì Làng Hích ô nhiễm kim loại Pb, các phụ lưu chảy qua khu vực xã Hà Thượng, Tân Linh, Phục Linh cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, riêng suối Phục Linh sau khi tiếp nhận nước suối Cát thường xuyên ô nhiễm Mn. Các phụ lưu chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên ô nhiễm hữu cơ, ngoài ra suối Loàng, suối Cam Giá và suối Phố Hương ô nhiễm kim loại. Suối Thác Lạc thường xuyên ô nhiễm TSS. Về hạ nguồn, suối Văn Dương rải rác có đợt ô nhiễm Fe, hữu cơ. Chất lượng nước cụ thể như sau:
* Khu vực thượng nguồn sông Cầu:
Tại khu vực thượng nguồn sông Cầu thực hiện quan trắc 19 điểm, trong đó có 4 điểm trên dòng chính và 15 điểm trên 4 phụ lưu cấp 1 gồm sông Chu, sông Nghinh Tường, suối khu vực chì kẽm Làng Hích và sông Đu. Cụ thể các điểm quan trắc thể hiện tại Bảng 01.
Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước trên sông Cầu tại phần thượng nguồn tốt hơn so với trên các phụ lưu. Văn Lăng là điểm quan trắc đầu tiên tại thượng nguồn nhằm đánh giá chất lượng nước sông Cầu sau khi chảy từ tỉnh Bắc Kạn vào địa phận tỉnh Thái Nguyên. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước tại Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) cơ bản đảm bảo bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, rải rác vào mùa mưa lũ chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu do ô nhiễm TSS. Tại đoạn sông Cầu từ tỉnh Bắc Kạn đến Văn Lăng có một phụ lưu là sông Chu. Chất lượng nước sông Chu tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, từ sau điểm xả sông Nghinh Tường nước sông thường xuyên có thông số TSS vượt quy chuẩn cột B1 do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó các phụ lưu sông Cầu gồm sông Nghinh Tường và các phụ lưu của sông Nghinh Tường (gồm điểm 2H72, suối Thượng Kim, suối Tân Kim, đập Thắc Kiệm, suối Bó, suối Nghinh Tường) cũng thường xuyên ô nhiễm TSS từ năm 2016-2018, tuy nhiên từ 2019 đến nay tình trạng ô nhiễm TSS đã giảm mạnh và đa số đạt giới hạn cho phép tại cột B1. Trong các điểm quan trắc thuộc khu vực này, điểm quan trắc tại Khau Âu (điểm 2H72) và trên suối Thượng Kim (cả 2 điểm quan trắc tại xóm Thượng Kim và tại vị trí cách thung lũng Bản Ná 200 m về phía thượng nguồn) nước thường xuyên ô nhiễm As. Ngoài ra nước tại điểm Khau Âu cũng thường xuất hiện ô nhiễm Fe. Tuy nhiên, tại điểm quan trắc trên sông Cầu sau điểm xả sông Nghinh Tường 300m về hạ nguồn gần như không phát hiện thấy ô nhiễm kim loại.
Trên đoạn sông Từ Văn Lăng đến Hòa Bình quan trắc 1 điểm trên sông Cầu tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ và 2 điểm trên 2 phụ lưu thuộc khu vực chì kẽm Làng Hích gồm suối Metit và suối tiếp nhận nước thải hồ Salung. Kết quả quan
trắc cho thấy cả hai suối thường xuyên ô nhiễm kim loại Pb, ngoài ra suối Metit còn ô nhiễm cả Zn, Cd, tuy nhiên tại điểm quan trắc trên sông Cầu tại Hòa Bình (sau điểm hợp lưu 2 suối này) chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho tưới tiêu, không ô nhiễm kim loại.
Điểm quan trắc trên sông Cầu tại Sơn Cẩm được thực hiện với mục đích đánh giá tác động từ chất lượng nước sông Đu và thượng nguồn sông Cầu từ điểm Văn Lăng về Sơn Cẩm. Sông Đu là phụ lưu chảy trên địa bàn huyện Phú Lương và huyện Đại Từ. Trên phụ lưu này quan trắc 6 điểm trên các suối: suối Nà Dầu (2 điểm), suối Thủy Tinh (1 điểm), suối Phục Linh (2 điểm) và trên sông Đu tại thị trấn Giang Tiên (1 điểm). Kết quả quan trắc cho thấy cơ bản chất lượng nước các suối và sông Đu còn tốt, đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tuy nhiên điểm quan trắc trên suối Phục Linh sau khi tiếp nhận nước suối Cát thường xuyên ô nhiễm kim loại Mn, Fe. Điểm quan trắc trên sông Đu tại thị trấn Giang Tiên (sau hợp lưu các suối Nà Dầu, suối Thủy Tinh, suối Phục Linh) có chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Kết quả quan trắc cho thấy tại điểm quan trắc Sơn Cẩm (sau điểm hợp lưu với sông Đu khoảng 1km) chất lượng nước cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, rải rác vào mùa mưa lũ nước ô nhiễm TSS, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Khu vực thượng nguồn sông Cầu quan trắc 7 nguồn thải gồm nước thải của mỏ vàng Bản Ná, nước thải của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (2 cửa xả), nước thải mỏ than Núi Hồng (2 cửa xả), mỏ than Phấn Mễ,
Công ty TNHH thực nghiệm trung nhất Bảo Thắng và mỏ than Khánh Hòa. Kết quả quan trắc cho thấy đa số các nguồn thải đều đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường. Tuy nhiên nước thải mỏ vàng Bản Ná thường xuyên ô nhiễm TSS. Công ty TNHH thực nghiệm trung nhất Bảo Thắng không phát sinh nước thải.
Như vậy các hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác vàng khu vực xã Thần Xa đã gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Cầu khu vực thượng nguồn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm TSS.
* Khu vực chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên (từ sau Sơn Cẩm
tới sau điểm xả suối Phố Hương)
Khu vực sông Cầu chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên quan trắc 16 điểm, trong đó có 5 điểm trên sông Cầu, 9 điểm trên 6 phụ lưu (suối Phượng Hoàng, suối Mỏ Bạch, suối Linh Nham, suối Xương Rồng, suối Loàng, suối Cam Giá, suối Phố Hương). Ngoài ra quan trắc 2 điểm trên suối Thác Lạc, suối Thác Lạc không chảy trực tiếp vào sông Cầu mà chảy vào kênh đào sang tỉnh Bắc Giang.
Điểm quan trắc tại vị trí thuộc khu vực cầu Gia Bảy được thực hiện với mục đích đánh giá chất lượng nước sông Cầu từ Sơn Cẩm đến Cầu Gia Bảy, điểm này chịu các tác động từ hoạt động đô thị, các hoạt động sản xuất công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên, trong đó chịu tác động từ suối Phượng Hoàng và suối Mỏ Bạch. Kết quả quan trắc cho thấy cả 2 phụ lưu này thường xuyên ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD, amoni) và coliform. Tuy nhiên tại điểm cầu Gia Bảy chất lượng nước tương đối tốt, cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích
tưới tiêu, rải rác vào mùa mưa lũ ô nhiễm TSS, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Điểm quan trắc được thực hiện tại vị trí trên sông Cầu sau điểm hợp lưu suối Linh Nham nhằm đánh giá chất lượng nước sông Cầu sau khi tiếp nhận nước suối Linh Nham (nguồn tiếp nhận nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản (quặng sắt), hoạt động chăn nuôi và dân sinh của huyện Đồng Hỷ). Tại đoạn sông này quan trắc trên phụ lưu là suối Linh Nham tại thượng nguồn và tại vị trí trước khi đổ ra sông Cầu. Kết quả quan trắc cho thấy tại khu vực thượng nguồn suối Linh Nham chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, tại vị trí trước khi đổ ra sông Cầu chất lượng nước kém hơn, thường xuất hiện ô nhiễm nitrit, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Trên sông Cầu sau điểm hợp lưu của suối Linh Nham có chất lượng nước đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Từ sau điểm hợp lưu của suối Linh Nham đến đập Thác Huống quan trắc 1 điểm trên sông Cầu và 4 điểm trên 3 phụ lưu gồm suối Xương Rồng, suối Loàng và suối Thác Lạc (2 điểm). Suối Xương Rồng là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các khu dân cư tập trung của thành phố Thái Nguyên. Kết quả quan trắc cho thấy suối Xương Rồng ô nhiễm hữu cơ nặng, nước thường có màu đen và mùi hôi khó chịu. Tương tự như suối Xương Rồng, suối Loàng cũng ô nhiễm hữu cơ, ngoài ra suối Loàng ô nhiễm cả kim loại (As, Mn, Hg) và coliform. Suối Loàng là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của dân cư tập trung và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác tại các phường Phú Xá, phường Gia Sàng. Sau điểm xả của suối Xương Rồng và suối Loàng quan trắc nước trên sông Cầu tại điểm đập Thác Huống. So với 2 phụ lưu nói trên, chất lượng nước sông Cầu tại đập Thác Huống tốt hơn hẳn, đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, đối với các thông số kim loại duy nhất tại đợt 4/2017 thông số Mn vượt quy chuẩn cột B1.
Chất lượng nước tại thượng nguồn suối Thác Lạc phần lớn đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, rải rác vào mùa mưa nước ô nhiễm TSS. Tuy nhiên tại hạ nguồn suối Thác Lạc, đoạn chảy qua địa phận thị trấn Trại Cau (sau khi tiếp nhận nước thải của mỏ sắt Trại Cau bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác, tuyển quặng sắt của các mỏ sắt khu vực Trại Cau có chất lượng nước kém hơn hẳn, hầu hết các đợt quan trắc nước đều ô nhiễm nặng TSS, thường xuyên xuất hiện ô nhiễm coliform và đã có đợt ô nhiễm kim loại (đợt 5/2019 ô nhiễm Pb,
Mn, Fe).
Từ đập Thác Huống đến sau cửa xả suối Phố Hương quan trắc 2 điểm trên sông Cầu và 2 điểm trên suối Cam Giá và suối Phố Hương. Suối Cam Giá là nguồn tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá. Kết quả quan trắc cho thấy nước suối Cam Giá thường xuyên ô nhiễm kim loại Pb, Mn, hữu cơ và coliform. Suối Phố Hương cũng thường xuyên ô nhiễm hữu cơ, rải rác có đợt ô nhiễm Fe, Mn. Nước trên sông Cầu tại sau cửa xả suối Phố Hương có chất lượng cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu và không ô nhiễm kim loại (duy nhất đợt 2/2017 Mn vượt quy chuẩn cột B1). Rải rác tại điểm quan trắc này có
thông số TSS, nitrit và coliform vượt quy chuẩn, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Như vậy đoạn sông Cầu chảy trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhiều phụ lưu ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là suối Xương Rồng ô nhiễm hữu cơ ở mức khá cao, nguyên nhân dẫn do suối này chủ yếu tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư; Một số phụ lưu như suối Cam Giá, suối Loàng đã bị ô nhiễm kim loại, hai suối này là nguồn tiếp nhận nước thải của một số đơn vị sản xuất thuộc khu công nghiệp Lưu Xá và một số đơn vị như Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH Natsteel Vina... Kết quả quan trắc nước thải tại cửa xả số 4 của Công ty Gang Thép cũng cho thấy nước thải thường ô nhiễm kim loại Mn, Zn, rải rác có vài đợt ô nhiễm Pb, Fe, nước thải của Công ty TNHH Mỏ và luyện kim có một vài đợt ô nhiễm kim loại, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước suối Cam Giá và suối Loàng.
Tại khu vực chảy qua thành phố Thái Nguyên quan trắc 9 nguồn thải gồm nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nước thải Công ty gang thép (2 cửa xả:
cửa xả nhà máy Cốc Hóa và cửa xả số 4), mỏ sắt Trại Cau, xưởng tuyển quặng
doanh nghiệp Anh Thắng, công ty TNHH Glonics Việt Nam, Công ty TNHH MTV Mỏ và Luyện Kim, nước thải trang trại chăn nuôi của Công ty Bắc Sông Cầu và nước thải trang trại chăn nuôi Nguyễn Ngọc Lân. Kết quả quan trắc cho thấy cửa xả nước thải số 4 của Công ty gang thép thường xuyên ô nhiễm kim loại Mn, Fe, có đợt ô nhiễm cả Pb, nước thải mỏ sắt Trại Cau thường xuyên ô nhiễm TSS, nước thải 2 trang trại chăn nuôi của Công ty Bắc Sông Cầu và trang trại của ông Nguyễn Ngọc Lân thường ô nhiễm hữu cơ và coliform. Các nguồn thải khác cơ bản đạt quy chuẩn cho phép.
* Khu vực hạ nguồn sông Cầu (từ sau điểm xả suối Phố Hương về Thuận
Thành, Phổ Yên)
Khu vực hạ nguồn sông Cầu quan trắc 6 điểm, gồm 4 điểm trên sông Cầu và 2 điểm trên phụ lưu là suối Văn Dương. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước trên sông Cầu đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Chất lượng nước trên suối Văn Dương kém hơn, thường xuyên ô nhiễm amoni và nitrit, rải rác tại một vài đợt suối Văn Dương có thông số Fe cũng vượt quy chuẩn cột B1, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Sau điểm hợp lưu suối Văn Dương quan trắc 1 điểm trên sông Cầu tại xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Kết quả cho thấy chất lượng nước cơ bản đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Tại khu vực hạ nguồn sông Cầu quan trắc 7 cửa xả nước thải gồm: cửa thải của Khu công nghiệp Sông Công (2 cửa xả), KCN Yên Bình, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên (2 cửa xả), KCN Điềm Thụy. Kết quả quan trắc các nguồn thải này cho thấy nước thải của KCN Điềm Thụy bị ô nhiễm amoni và coliform, không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Nước thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên cơ bản đạt quy chuẩn, tuy nhiên trong 2 đợt quan trắc đợt 4/2019 và đợt 1/2020 nước thải ô nhiễm kim loại Zn, Fe và hữu cơ (amoni, tổng N). Các cửa thải khác chất lượng nước cơ bản đảm bảo quy chuẩn cho phép.