2.3.1. Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề 2.3.1.1. Khai thác khoáng sản
Các hoạt động khai thác khoáng sản cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trên địa bàn (như quặng sắt cho các nhà máy luyện gang, thép với công suất trên 02 triệu tấn/năm: quặng chì kẽm cho các nhà máy sản xuât kẽm với công suất trên 0,02 triệu tấn/năm; than cho các nhà máy nhiệt điện với công suất trên 100MW;
quặng Titan cho các nhà máy luyện xi titan và sản xuất pigment với công suất khoảng 0,1 triệu tấn/năm; đá vôi và sét cho các nhà máy xi măng với công suất khoảng 2 triệu tấn/năm; các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình dân dụng...).
2.3.1.2. Công nghiệp luyện kim
Hiện nay giá trị sản xuất của ngành công nghiệp luyện kim chủ yếu từ: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (sản xuất thép các loại), Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên (sản xuất kim loại màu), Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo; bên cạnh đó còn một số cơ sở cán kéo thép thuộc khu vực tư nhân nhưng sản lượng nhỏ.
Sản phẩm chủ yếu của ngành là: Thép cán kéo, đồng, chì, kẽm thỏi, thiếc thỏi, antimon, vonfram và các sản phẩm của vonfram...
2.3.1.3. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, thiết bị điện
Tập trung chủ yếu ở KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy (dự án Tổ hợp công
nghệ cao Samsung và các dự án công nghiệp hỗ trợ): Sản xuất, lắp ráp điện thoại
thông minh, máy tính bảng, thiết bị điện tử. Toàn tỉnh có 55 doanh nghiệp thuộc lĩnh này; thu hút 100.350 lao động, là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất, chiếm 61,54% lao động trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Sản phẩm chủ yếu là: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, mạch điện tử tích hợp, camera truyền hình, tai nghe.
2.3.1.4. Công nghiệp cơ khí (chế tạo máy, gia công kim loại, lắp ráp)
Toàn tỉnh có 286 doanh nghiệp thuộc ngành này, thu hút 12.665 lao động, chiếm 7,77% lao động trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Sản phẩm chủ yếu của ngành: Phụ tùng xe có động cơ, các loại máy nông nghiệp, động cơ diesel từ 6-80HP, tay biên động cơ 6-50HP, các loại phụ tùng xe máy, vòng bi, phụ tùng máy khai thác và chế biến khoáng sản, hộp số, công cụ, dụng cụ y tế, băng truyền...
2.3.1.5. Công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm
Lĩnh vực này hiện có 97 doanh nghiệp đang hoạt động giải quyết việc làm cho 1.757 lao động, bao gồm: Công ty Cổ phần Elovi sản xuất các sản phẩm sữa tươi, thạch, sữa chua và các sản phẩm từ sữa với dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; Chế biến chè là
mặt hàng nông sản thế mạnh của tỉnh với sản lượng chè búp tươi năm 2020 ước đạt 250.245 tấn, sản lượng chè chế biến công nghiệp chiếm 20%; còn lại chế biến theo quy mô hộ gia đình tại 242 làng nghề chè. Sản xuất bia hơi, đồ uống tại Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên và một số cơ sở sản xuất bia hơi nhỏ và nhiều cơ sở nước tinh khiết đóng chai, sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội tỉnh.
2.3.1.6. Công nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
Năm 2020, toàn tỉnh hiện có 10 doanh nghiệp sản xuất hóa chất, giai đoạn
vừa qua có dự án sản xuất nhà máy nhựa Tân Phú tại CCN Nguyên Gon, TP. Sông Công đi vào hoạt động, công suất 72 tấn sản phẩm nhựa/ngày.
2.3.1.7. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 86 doanh nghiệp vật liệu xây dựng, giải quyết việc làm cho hơn 5.299 lao động (có xu hướng giảm dần);
- Sản phẩm vật liệu xây dựng chính của Thái Nguyên là: Xi măng, gạch ngói nung, gạch Ceramic, tấm lợp fibrôximăng, đá ốp lát, đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi... Sản lượng một số sản phẩm chính năm 2020 là: Xi măng 2,71 triệu tấn; gạch xây dựng 185 triệu viên, đá xây dựng: 4,37 triệu m3.
2.3.2. Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp là một ngành có mối quan hệ mật thiết với nguồn nước, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp, sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh làm suy giảm chất lượng các nguồn nước.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2020 đạt 114 nghìn ha, Trong đó, phân bố diện tích cây lương thực có hạt chiếm 75,2 %; cây rau, đậu các loại chiếm
14,1 %. Tổng diện tích chè hiện có tính đến cuối năm 2020 là 22.399 ha. Hiện nay, phân bón sử dụng trong nông nghiệp đối với các loại cây lúa, chè, cây ăn quả, cây rau màu chủ yếu sử dụng các loại phân bón trong đất, đối với cây chè, một số diện tích còn sử dụng bón phân qua lá bằng hình thức phun lên tán lá để bổ sung dưỡng chất cho cây; cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phổ biến hiện nay là
hòa thuốc BVTV với nước để phun dải đều lên tán cây. Người sử dụng là nông dân trình độ dân trí thấp nhiều khi sử dụng không đúng kỹ thuật hướng dẫn, còn lạm dụng thuốc BVTV trong khi sử dụng dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường (Nguồn: Báo cáo Chi cục trồng trọt và BVTV) Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và không tuân thủ đúng theo quy định sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người và môi trường do tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.
Theo chu trình tuần hoàn, hóa chất BVTV tồn tại trong môi trường đất sẽ rò rỉ ra sông ngồi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn khiến hóa chất BVTV phát tán ra các thành phần môi trường nước. Mặt khác, khi sử
dụng thuốc BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do người sử dụng để hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa xuống thủy vực, điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường vườn tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ. Hóa chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sống, hoặc do đổ hóa chất
BVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh. Ô nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có
nhiều hình thức khác nhau, từ rửa trôi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử dụng để hóa chất BVTV thừa, rửa dụng cụ ở các kênh mương
hoặc do nước mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu. Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,... sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km.
Mặc dù độ hoà tan của hoá chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới tiêu, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi nước tưới tiêu đổ vào.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần thuộc các nhóm sau:
STT
Tên thông số hóa chất
BVTV
Các hóa chất BVTV dùng
trên địa bàn Ghi chú
1 Atrazine và các dẫn xuất
chloro-s- triazine
Nitrazin 800WP;
Sanazine 500 SC;
Atranex 80 WP
Sử dụng từ năm 2017 đến nay nhưng chưa
thực hiện thống kê số lượng sử dụng hàng năm
2 Chlorpyrifos Penalty gold 50EC,50WP;
Victory 300EC, 85EC;
Dragoannong 585EC,700EC;
Sairifos 585EC;
Wavotox 585EC, 600EC…
Sử dụng từ năm 2017 đến 2020.
Từ năm 2021 hoạt chất này cấm sử dụng tại Việt Nam, không được sử dụng tại Thái Nguyên.
3 Molinate Prolinate 65.4 EC Có trong danh mục
thuốc BVTV từ năm 2018 đến nay nhưng chưa thống kế số liệu sử dụng hàng năm.
4 Permethrin Fisau 135EEC;Dotimec...
5 Propanil Vitanil 60EC; Pataxim
55EC…
6 Simazine Visimaz 80WP; Sipazine
80WP...
7 Các thông số khác
Loại bỏ ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam từ năm 2017
Việc phát triển trang trại chăn nuôi cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tài nguyên nước. Năm 2020 toàn tỉnh có 761 trang trại (738 trang trại chăn nuôi; 6 trang trại trồng trọt; 6 trang trại lâm nghiệp; 2 trang trại thủy sản và 9 trang trại tổng hợp); Các trang trại chăn nuôi tập trung ở huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, TX Phổ
Yên, TP Thái Nguyên, TP Sông Công; 6 trang trại nuôi trồng thủy sản ở Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên; diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2020 là 5.957 ha, chủ yếu là nuôi quảng canh chiếm 73,6 % và còn lại khoảng 26,40, là nuôi thâm canh hoặc bản thâm canh (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2020); nước thải
này chứa rất nhiều vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước như: E.coli, Salmonella sp, Shigella sp, Clostridium sp… Đây là một mối nguy hại lớn đối với môi trường và
sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh; mặt khác, việc sử dụng quá nhiều nước trong chăn nuôi ở các trang trại làm cho việc thu gom và tách chất thải rắn khó thực hiện;
nhu cầu sử dụng nước lớn trong chăn nuôi tạo ra sự quá tải, gây ra sự suy kiệt nguồn nước được khai thác.