Thực trạng và chất lượng nguồn nước dưới đất (nước ngầm)

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 41 - 44)

2.5.1. Thực trạng nguồn nước ngầm

Về tài nguyên nước ngầm, tiềm năng nước dưới đất của tỉnh Thái Nguyên theo kết quả dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao,

vùng khan hiếm nước” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2816/QĐ-BTNMT ngày 14/12/2020, cụ thể như sau:

Các tầng chứa nước trong tỉnh Thái Nguyên được chia thành các vùng có mô đun dòng ngầm khác nhau. Mô đun dòng ngầm của các tầng chứa nước trong tỉnh

Thái Nguyên có giá trị từ 0,0034 l/s.km2 đến 18,17 l/s.km2, phân bố ở cả 6 cấp mô đun.

Trữ lượng khai thác đã được đánh giá gồm có:

+ Cấp A: 45.206 m3/ngày;

+ Cấp B: 34.541 m3/ngày;

+ Cấp A+B: 79.747 m3/ngày;

+ Cấp C1: 29.108 m3/ngày;

Kết quả đánh giá trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất cho các tầng chứa nước có khả năng khai thác:

+ Tầng chứa nước có trữ lượng nước dưới đất lớn nhất trong tỉnh là tầng chứa nước khe nứt karst d, với trữ lượng có thể khai thác là 55.740,09 m3/ngày, các cấp trữ lượng khai thác đã được đánh giá trong tầng d+d1 gồm có cấp A là 17.422 m3/ngày, cấp B là 13.314 m3/ngày, cấp A+B là 30.736 m3/ngày, cấp C1 là 10.985 m3/ngày.

+ Tầng chứa nước qp với trữ lượng có thể khai thác là 49.105,54 m3/ngày, các trữ lượng khai thác đã đánh giá cho tầng chứa nước q+qp gồm có trữ lượng cấp A là 2.213 m3/ngày, cấp B là 849 m3/ngày, cấp A+B là 3.062 m3/ngày, cấp C1 là 1.449 m3/ngày.

+ Tầng chứa nước t2: trữ lượng có thể khai thác bằng 33.605,11 m3/ngày, trữ lượng khai thác đã được đánh giá gồm có cấp A là 1.329 m3/ngày, cấp B là 4.162 m3/ngày, cấp A+B là 5.491 m3/ngày.

+ Tầng chứa nước c-p: trữ lượng có thể khai thác bằng 40.883,36 m3/ngày, trữ lượng khai thác đã được đánh giá gồm có cấp A là 2.031 m3/ngày, cấp A+B là 2.031 m3/ngày, cấp C1 là 12.250 m3/ngày.

+ Tầng chứa nước d1: trữ lượng có thể khai thác bằng 24.913,03 m3/ngày.

+ Tầng chứa nước j: trữ lượng có thể khai thác bằng 21.587,48 m3/ngày, trữ lượng khai thác đã được đánh giá gồm có cấp A là 3.667 m3/ngày, cấp B là 6.437 m3/ngày, cấp A+B là 10.104 m3/ngày, cấp C1 là 893 m3/ngày.

Huyện Võ Nhai có khả năng khai thác nước cao nhất trong tỉnh, trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất của huyện là 71.772,25 m3/ngày, các tầng chứa nước có triển vọng khai thác là c-p, d, d1; tiếp theo là thị xã Phổ Yên với trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất là 44.270,54 m3/ngày. TP Sông Công có trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất thấp nhất chỉ có 9.788,55 m3/ngày.

2.5.2. Chất lượng nguồn nước ngầm

Theo mạng lưới quan trắc được phê duyệt, tổng số điểm quan trắc nước dưới đất 13 điểm. Đánh giá chất lượng nước theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. Kết quả quan trắc như sau:

2.5.2.1. Thành phố Thái Nguyên

* Tại phường Cam Giá, giếng nhà dân tại tổ 17

Kết quả quan trắc trung bình năm 2016 có chỉ số Coliform vượt giới hạn cho

phép 3,6 lần; năm 2017 có thông số Nitrat vượt 2,2 lần và chỉ số pecmanganat (KMnO4) vượt 1,4 lần. Năm 2018 đến 2020 các thông số trên đã giảm và các thông số quan trắc đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

* Tại phường Phú Xá, giếng nhà dân gần Chi nhánh Luyện kim màu 1

Nước giếng nhà dân tại khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm kim loại Mangan

trong 03 năm 2018, 2019, 2020 và có dấu hiệu gia tăng. Kết quả trung bình năm hàm lượng Mangan trong nước giếng vượt giới hạn cho phép từ 1,49 lần đến 2,86 lần. Ngoài ra, năm 2019 phát hiện nước giếng có hàm lượng Thủy Ngân vượt giới

hạn cho phép 1,6 lần...Chất lượng nước giếng khu vực này không được tốt, không đảm bảo giới hạn quy định của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

* Tại phường Tân Lập, giếng nhà dân gần Công ty TNHH MTV Mỏ và Luyện Kim Thái Nguyên.

Kết quả quan trắc giai đoạn 2016-2020 cho thấy nước giếng nhà dân tại khu vực này thường xuyên có giá trị pH thấp nằm ngoài khoảng cho phép, nước bị ô nhiễm kim loại Mangan vượt giới hạn cho phép từ 1,07 lần đến 1,38 lần; năm

2017 chỉ số pecmanganat vượt giới hạn cho phép 1,28 lần.Chất lượng nước không đảm bảo theo quy định tại QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

* Tại Nghĩa trang Dốc Lim, giếng nhà dân khu vực kề cận

Kết quả quan trắc các đợt và kết quả trung bình năm từ 2016 đến 2020 cho thấy, năm 2017 có chỉ số pecmanganat vượt giới hạn cho phép 2,07 lần; năm 2018 kim loại Mangan vượt giới hạn 1,08 lần; các thông số khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Năm 2019, 2020 chất lượng nước khá tốt, giá trị các thông số quan trắc dao động không đáng kể, các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

2.5.2.2. Thành phố Sông Công (phường Mỏ Chè, giếng nhà dân tại tổ 10)

Kết quả quan trắc cho thấy năm 2016, 2017, 2018 nước giếng nhà dân tại khu vực này bị ô nhiễm các thông số pecmanganat, Thủy ngân, Mangan vượt giới hạn cho phép từ 1,1 đến 1,9 lần so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Năm 2019, 2020 kết quả quan trắc trung bình năm cho thấy tất cả các thông số quan trắc đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.

2.5.2.3. Huyện Đại Từ (xã Hà Thượng, giếng nhà dân tại xóm 4)

Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các thông số quan trắc đều có giá trị đảm

bảo nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT, riêng chỉ số Coliform năm 2016, 2017 cho kết quả trung bình năm vượt giới hạn cho phép từ 1,3 lần đến 3,1 lần; các thông số khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Năm 2018, 2019, 2020 kết trung bình năm cho thấy các thông số quan trắc đều đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

So sánh với giai đoạn 2011-2015 cho thấy chất lượng nước tốt hơn (Năm 2013, nước bị ô nhiễm Chì vượt 1,6 lần, Cadmi vượt 5,4 lần; năm 2015-2017 ô nhiễm Coliform vượt 1,3-3,3 lần.

2.5.2.4. Huyện Võ Nhai (xã La Hiên, giếng nhà dân tại xóm Cây Bồng)

Kết quả quan trắc giai đoạn 2016-2020 cho thấy nước giếng thường xuyên

bị ô nhiễm kim loại Chì và chỉ số pH của giếng nằm ngoài giới hạn cho phép.

Hàm lượng Chì vượt giới hạn cho phép từ 5,6 lần đến 11,6 lần, nước giếng không đảm bảo sử dụng cho sinh hoạt. Ngoài ra có đợt phát hiện Sắt vượt giới hạn cho phép hơn 1 lần so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. So sánh với giai đoạn 2011-2015 cho thấy nước vẫn ô nhiễm Chì và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng.

2.5.2.5. Huyện Phú Lương (giếng nhà dân tại khu vực TT Giang Tiên)

Kết quả quan trắc năm 2018 cho thấy chỉ số pecmanganat vượt giới hạn cho phép 2,7 lần; Coliform vượt giới hạn cho phép 1,6 lần. Năm 2020 có thông số Thủy ngân vượt giới hạn cho phép 6,5 lần. Còn các thông số quan trắc khác đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. So

với giai đoạn 2011-2015 cho thấy nước không còn ô nhiễm độ cứng và amoni, tuy nhiên năm 2020 xuất hiện ô nhiễm Thủy ngân, cần tiếp tục theo dõi chất lượng nước giếng này.

2.5.2.6. Huyện Đồng Hỷ

* Tại TT Trại Cau, giếng nhà dân tại tổ 9

Kết quả quan trắc các đợt và kết quả trung bình năm cho thấy, nước dưới đất

tại đây có hầu hết các thông số quan trắc đều nằm dưới giới hạn cho phép, chất lượng đảm bảo nằm trong giới hạn của QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Riêng có

thông số pH năm 2016, 2017 có giá trị thấp nằm ngoài giới hạn cho phép. Năm 2018 đến năm 2020, kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước giếng khá tốt,

các thông số quan trắc đều đảm bảo giới hạn cho phép, các thông số quan trắc dao động không đáng kể.

So sánh với giai đoạn 2011-2015 cho thấy nước có chất lượng tốt hơn hẳn,

trong giai đoạn 2011-2015 có năm nước ô nhiễm kim loại (năm 2011 ô nhiễm Chì, năm 2014 ô nhiễm Cadmi và Mangan).

* Tại xã Tân Long, gần bãi thải Sa Lung của Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích

Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước tại đây khá tốt, hầu hết các thông

số qua các năm đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép só sánh với QCVN 09- MT:2015/BTNMT. Riêng có năm 2016 có chỉ số Coliform vượt giới hạn cho phép 1,33 lần. Từ năm 2017 đến năm 2020 chất lượng nước ổn định đảm bảo giới hạn cho phép.

2.5.2.7. Huyện Phú Bình (xã Điềm Thụy, giếng nhà dân tại xóm Thuần Pháp) Năm 2016, 2017 nước giếng có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ thể hiện bởi chỉ

số pecmanganat, Coliform vượt giới hạn cho phép từ 1,2 đến 2,5 lần; chỉ số pH năm 2016, 2017, 2020 thấp hơn giới hạn dưới cho phép giá trị 0,1-0,2 đơn vị;

các thông số khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Năm 2018, 2019, 2020 cho thấy chất lượng nước khá tốt, các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

So sánh với giai đoạn 2011-2015 cho thấy nước vẫn ô nhiễm chỉ số pecmaganat, tuy nhiên không bị ô nhiễm kim loại (năm 2012 thông số Cadmi vượt 2,1 lần so với quy chuẩn)

2.5.2.8. Thị xã Phổ Yên

Có 9 công trình tại thị xã Phổ Yên tại các xã Thuận Thành (giếng QH3), xã Tân Phú (QH4), xã Đông Cao (QH5), xã Tiên Phong (QH6), xã Minh Đức (QH7), xã Đắc Sơn (QH8), xã Vạn Phái (QH10), xã Tân Hương (TN2) và xã Thành Công (TN4).

Kết quả quan trắc cho thấy 4/9 giếng ô nhiễm kim loại Mangan (các giếng thuộc xã Thuận Thành, Tân Phú, Minh Đức) trong đó QH7 xã Minh Đức cũng ô

nhiễm thông số NH4+, các giếng tại xã Đông Cao, Tiên Phong, Đắc Sơn, Tân Hương và Thành công nước có chất lượng tốt, đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/ BTNMT.

2.5.2.9. Huyện Định Hoá (TT Chợ Chu, giếng nhà dân tại phố Hợp Thành)

Kết quả quan trắc cho thấy, kết quả trung bình năm các thông số quan trắc năm 2016 nước giếng tại nhà dân tại khu vực phố Hợp Thành, thị trấn Chợ Chu

có chỉ số pecmanganat vượt giới hạn cho phép 1,18 lần; năm 2017 chỉ số Coliform vượt giới hạn cho phép 1,5 lần. Các thông số quan trắc khác đều năm trong giới

hạn cho phép. Kết quả quan trắc năm 2018, 2019, 2020 chất lượng nước giếng tại đây khá tốt, chất lượng đảm bảo nằm trong giới hạn của QCVN 09-

MT:2015/BTNMT. Chất lượng nước tương đối ổn định, các thông số quan trắc dao động không đáng kể.

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)