1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề tài: “Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Long Hải" ppt

29 669 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 328 KB

Nội dung

Để giải quyết được những yêu cầu trênkinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất như vấn đề kinh tế cơbản: cung và cầu, cạnh tranh và độc quyền, cầu về hành

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Phần 2: Thực trạng quyết định tối đa hóa lợi nhuận của công ty

TNHH Long Hải

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 142.3.Thực trạng quyết định tối đa hóa lợi nhuận của công ty 15

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Các nhà kinh tế nói chung thường định nghĩa kinh tế học là việc nghiên cứu xem các cá nhân và

xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên hạn chế để thoả mãn những nhu cầu vô hạn như thế nào

Để xem khái niệm này có nghĩa như thế nào, hãy nghĩ về tình huống của bản thân bạn Liệu bạn

có đủ thời gian làm mọi việc mà bạn muốn làm không? Bạn có thể mua mọi thứ mà bạn muốn được sở hữu không? Các nhà kinh tế cho rằng thực sự mọi người muốn nhiều thứ hơn Thậm chí ngay cả những người giàu nhất trong xã hội cũng không thoát được hiện tượng này

Quan hệ giữa các nguồn lực hạn chế và những mong muốn vô hạn cũng được áp dụng với toàn

xã hội nói chung Liệu bạn có nghĩ là bất kỳ xã hội nào cũng có thể thoả mãn mọi mong muốn? Hầu hết các xã hội đều mong muốn có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, chất lượng giáo dục cao hơn, đói nghèo ít hơn, một môi trường trong sạch hơn, vân vân Thật không may, không có

đủ sẵn các nguồn lực để thoả mãn mọi mục tiêu này

Và Kinh tế vi mô là môn học kinh tế học căn bản cung cấp kiến thức đại cương về lý luận và phương pháp kinh tế trong lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Môn học khởi đầu với nghiên cứu về những cơ sở của cung cầu: vấn đề tiêu dùng cá nhân, đặc tính cầu cá nhân và từ đó suy ra cầu của thị trường Nội dung tiếp theo là nghiên cứu về đặc điểm của sản xuất, chi phí, lợi nhuận Các lựa chọn tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền

Trên thị trường với nhịp sống kinh doanh hối hả; Bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng quan tâm đến năng suất, chất lượng và hiệu quả Đây là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầutrong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp nói chung và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung Song tất cả đều thể hiện một mục tiêu cao hơn của doanh nghiệp đó là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận.Phấn đấu để có lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này chúng ta hãy cung tìm hiểu “Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Long Hải

Nội dung của Bài tập lớn gồm ba chương:

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Long Hải

Chương 3: Kết luận và kiến nghị

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian chuẩn bị ngắn, do trình độ hiểu

biết của em còn nhiều hạn chế nên Bài tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót

Kính mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em

được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần 1: Giới thiệu chung

1.1.Khái quát chung về kinh tế học vi mô

1.1.1.Đối tượng và nội dung cơ bản của kinh tế học vi mô

Kinh tế vi mô là một môn khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lýluận và phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong ngành kinh tế quốc dân

Nó là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp

Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh

tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của sự điều tiết Do đó kinh tế vi mô

là sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp, một tế bào kinh tế:sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai Để giải quyết được những yêu cầu trênkinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất như vấn đề kinh tế cơbản: cung và cầu, cạnh tranh và độc quyền, cầu về hành hoá: cung và cầu về lao động, sản xuất

và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp; hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp củachính phủ; doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá

Kinh tế vi mô bao gồm những phần dưới đây:

+ Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp; việc lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quyluật khan hiếm, lợi suất giảm dần; quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng; hiệu quả kinh tế.+ Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của cung và cầu, sự thay đổi cung cầu, quan hệ cungcầu ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường và sự thay đổi giá cả trên thị trường làm thayđổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận

+ Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của nhu cầu và tiêu dùng,các yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu, hàm cầu và hàm tiêu dùng, tối đa hoá lợi ích và tiêu dùngtối ưu, lợi ích cận biên và sự co dãn của cầu

+ Thị trường các yếu tố sản xuất: Nghiên cứu cung và cầu về lao động, vốn, đất đai

+ Sản xuất chi phí và lợi nhuận: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung sản xuất và chi phí, cácyếu tố sản xuất, hàm sản xuất và năng suất, chi phí cận biên, chi phí bình quân và tổng chi phí:lợi nhuận doanh nghiệp, quy luật lãi suất giảm dần, tối đa hoá lợi nhuận, quyết định sản xuất vàđầu tư, quyết định đóng cửa doanh nghiệp

Trang 4

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền: Nghiên cứu vềthị trường cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền: quan hệ giữa cạnhtranh và độc quyền, quan hệ giữa sản lượng, giá cả và lợi nhuận.

+ Vai trò của chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế thị trường, vai trò và sự canthiệp của chính phủ đối với hoạt động kinh tế vi mô và vai trò của doanh nghiệp nhà nước.+ Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế học vi mô là phân tích cơ chế thịtrường thiết lập ra giá cả tương đối cho các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tàinguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thịtrường khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả cần có trong lý thuyết choviệc cạnh tranh hoàn hảo Ngoài ra còn trang bị các công cụ nâng cao trong phân tích cân bằngtổng quát

Kinh tế học vi mô là một nhánh của kinh tế học đi sâu nghiên cứu hành vi của các chủthể, các bộ phận kinh tế riêng biệt các thị trường, các hộ gia đình và các hãng kinh doanh Kinh

tế vi mô cũng quan tâm đến tác động qua lại giữa hành vi của người tiêu dùng và các hãng đểhình thành thị trường và các ngành để quá trình phân tích được đơn giản

Kinh tế vĩ mô là một nhánh của kinh tế học tập trung nghiên cứu các hoạt động của nềnkinh tế dưới góc độ tổng thể Nó đề cập tới các tiêu chí tổng thể như: tốc độ tăng trưởng, lạmphát, thất nghiệp, thu nhập quốc dân…

⇒ Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dungquan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thốngkiến thức kinh tế thị trường có sự điêù tiết của nhà nước Vì vậy kinh tế vĩ mô tạo hành lang,tạo môi trường, tạo đIều kiện cho kinh tế vi mô phát triển Trong thực tiễn kinh tế và quản lýkinh tế nếu chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuấtkinh doanh, mà không có sự đIều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý vĩ mô hay quản lýnhà nước về kinh tế thì rất khó có thể nắm bắt và điều chỉnh được nền kinh tế

1.1.2 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô

• Nghiên cứu những vấn đề kinh tế lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọnkinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô Vì vậy cần nắm vững khái niệm, địnhnghĩa, nội dung, công thức tính toán, cơ sở hình thành các hoạt động hình thành kinh tế vi

mô, quan trọng nhất là phải rút ra được tính tất yếu và xu thế phát triển của nó

• Cần gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và thực hành trong quá trình họctập

• Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động phong phú,phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp ở Việt Nam và ở các nước

• Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt

Trang 5

• Ngoài ra còn có những phương riêng được áp dụng các phương pháp riêng như:

 Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô,không xét sự tác động đến các vấn đề khác; xem xét một yếu tố thay đổi, tác độngtrong các điều kiện các yếu tố khác không đổi

Trong kinh tế vi mô cần sử dụng mô hình hoá như công cụ toán học và phương trình vi phân

để lượng hoá các quan hệ kinh tế

1.2. Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận

Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã

trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa

tổng doanh thu và tổng chi phí Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí.Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng

0 Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận

kế toán.

Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.[1] Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh

tế thường bằng 0 Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnhtranh hoàn hảo

Do nguồn tài nguyên khan hiếm, các chủ thể kinh tế (cá nhân, tổ chức) có xu hướng muốn đạt được sự tối ưu trong tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh ứng với nguồn tài nguyên nhất định Chẳng hạn, một cá nhân với một số tiền nào đó sẽ cố gắng tiêu dùng những sản phẩm sao cho chúng mang lại cho anh ta sự thỏa mãn cao nhất; một doanh nghiệp sản xuất sẽ cố gắng sản xuất

ở mức sản lượng mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận lớn nhất Lý thuyết về sự tối ưu hóa được xem xét thông qua các công cụ toán học Các biến số kinh tế như hữu dụng, lợi nhuận, sản lượng, v.v được biễu diển dưới dạng các hàm số toán học Do vậy, về mặt toán học, để đạt được

sự tối ưu hóa, ta chỉ đơn giản tìm các giá trị cực trị của các hàm số đó

Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo,doanh thu biên bằng giá Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất

 Tối đa hóa lợi nhuận là mục têu kinh tế cơ bản, bên cạnh các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp

Trang 6

Các nhà kinh tế học cho rằng các công ty lựa chọn mức giá và sản lượng tối đa hoá được lợi nhuận của họ Tuy nhiên, khi các nhà kinh tế học thảo luận về lợi nhuận, họ liên hệ tới khái niệm lợi nhuận kinh tế (economic profit) được định nghĩa như sau:

Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - toàn bộ chi phí kinh tế

ăn, thay vì cho ngân hàng mượn, 20 ngàn, là chi phí cơ hội, hay còn gọi là chi phí ngầm).

Doanh thu cận biên (marginal revenue) và chi phí cận biên (marginal cost)

Xem xét lợi nhuận của một công ty khi công ty này sản xuất ra thêm một đơn vị sản lượng.Lợi nhuận kinh tế được xác định:

Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - chi phí kinh tế

Khi một công ty sản xuất ra thêm một đơn vị sản lượng, tổng doanh thu của nó tăng lên (trong mọi tình huống thực tế) và chi phí của nó cũng tăng lên Lợi nhuận tăng nếu doanh thu tăng một lượng lớn hơn lượng mà chi phí tăng và giảm nếu chi phí tăng nhiều hơn khoản tăng của doanh thu Doanh thu thêm thu được từ kết quả quy mô của một đơn vị sản lượng thêm được gọi

là doanh thu cận biên (Marginal Revenue ~ MR) Trong Kinh tế học vi mô: Sản xuất, chi phí thêm đi cùng với việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là chi phí cận biên (Marginal Cost ~ MC)

Nếu doanh thu cận biên vượt quá chi phí cận biên, sản xuất một đơn vị sản lượng thêm sẽ tăng doanh thu nhiều hơn tăng chi phí Trong trường hợp này, công ty sẽ dự tính tăng mức sản xuất đểtăng lợi nhuận của mình Ngược lại, nếu chi phí cận biên vượt quá doanh thu cận biên, chi phí của việc sản xuất đơn vị sản lượng cuối cùng lớn hơn doanh thu thêm từ việc bán đơn vị sản lượng đó Trong trường hợp này, công ty có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách sản xuất ít hơn Vì vậy, một công ty tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất nhiều hàng hoá hơn khi MR > MC và íthàng hoá hơn khi MR < MC Nếu MR = MC, công ty sẽ không có động cơ để tăng hoặc giảm sản lượng Trong thực tế, lợi nhuận của công ty được tối đa tại mức sản lượng mà tại đó MR =

Trang 7

Trong đó: TP = Tổng Lợi Nhuận (Total Profits), và Q là sản lượng (Quantity)

Nếu một công ty đứng trước với một đường cầu co giãn hoàn hảo, giá của hàng hoá bằng nhau tại mọi mức sản lượng Trong trường hợp này, này doanh thu cận biên chỉ bằng giá thị trường Ví

dụ, giả sử 1 đôla một tá ngô Doanh thu cận biên của một công ty nhận được từ việc bán một tá ngô thêm đơn giản là bằng giá 1 đôla Điều này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây:

Trong đó: TP = Tổng Lợi Nhuận (Total Profits), và Q là sản lượng (Quantity)

Nếu một công ty đứng trước với một đường cầu co giãn hoàn hảo, giá của hàng hoá bằng nhau tại mọi mức sản lượng Trong trường hợp này, này doanh thu cận biên chỉ bằng giá thị trường Ví

dụ, giả sử 1 đôla một tá ngô Doanh thu cận biên của một công ty nhận được từ việc bán một tá ngô thêm đơn giản là bằng giá 1 đôla Điều này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây:

Trang 8

Tuy nhiên, giả sử một công ty trước với một đường cầu có độ dốc đi xuống dưới Trong trường hợp này, công ty phải hạ thấp giá nếu nó muốn bán được thêm những đơn vị hàng hoá này Trong trường hợp này, doanh thu cận biên thấp hơn giá Tình huống:Khi giá là 6 đôla công ty có thể bán 4 đơn vị sản phẩm và có tổng doanh thu bằng 6 x 4 = 24 đôla Nếu công ty muốn bán đơn vị sản phẩm thứ 5, công ty phải hạ thấp giá xuống dưới 5 đôla Tổng doanh thu của công ty trong trường hợp này bằng 25 đôla Doanh thu cận biên trong trường hợp này bằng: thay đổi về tổng doanh thu/ thay đổi về số lượng = 1 đôla/ 1 = 1 đôla Trong ví dụ minh hoạ này, doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá của hàng hoá khi công ty đứng trước với một đường cầu có độ dốc đi xuống dưới Đó là vì công ty phải hạ thấp mức giá để không chỉ bán được đơn vị hàng hoá cuối cùng mà còn bán tất cả các đơn vị hàng hoá mà công ty muốn bán Trong trường hợp này, công

ty có tổng doanh thu tăng thêm 5 đôla từ cùng 5 đơn vị hàng hoá, nhưng tổng doanh thu của công

ty bị thiệt hại 4 đôla khi công ty hạ giá 4 đơn vị hàng hoá đầu tiên 1 đôla Vì vậy, tổng doanh thu chỉ tăng 1 đôla khi đơn vị hàng hoá thứ 5 được bán

Biểu đồ dưới minh hoạ cho mối quan hệ giữa đường tổng doanh thu và đường cầu Đường cầu cho biết mức giá tại mỗi mức sản lượng Do chúng ta biết là MR thấp hơn mức giá, đường tổng doanh thu cận biên phải nằm dưới đường cầu.Chúng ta có thể thấy tổng doanh thu cận biên là đường trong khu vực đường cầu có tính co giãn (do trong trường hợp này một mức giá giảm dẫn tới một mức tăng tổng doanh thu), bằng 0 khi cầu là đơn vị co giãn (do tổng doanh thu không thay đổi khi giá giảm trong trường hợp cầu là đơn vị co giãn) và âm khi cầu không co giãn (do tổng doanh thu giảm khi giá giảm trong khu vực đường cầu không có tính co giãn)

Trang 9

Biểu đồ dưới đây minh hoạ cho mức tối đa hoá lợi nhuận của giá và sản lượng với một công ty đứng trước với một đường cầu sản phẩm có độ dốc nghiêng xuống dưới Như đã lưu ý ở trên, mức tối đa hoá lợi nhuận của sản lượng chỉ có tại điểm MR = MC Điều này xảy ra tại mức sản lượng Q0, mức sản lượng tại đó đường MR và đường MC giao nhau Giá mà các công ty có thể thay đổi để bán tăng nhiều sản lượng được định ra trước bởi đường cầu Trong ví dụ này, giá bằng P0

Phần bôi mầu trên biểu đồ hiển thị cho mức lợi nhuận kinh tế của công ty này.Chiều cao của hình chữ nhật này bằng sự chênh lệch giữa giá hàng hoá và tổng chi phí trung bình Khoảng cách

Trang 10

chiều cao này bằng mức lợi nhuận của mỗi đơn vị sản lượng Chiều ngang của hình chữ nhật bằng số lượng sản phẩm công ty bán được Khu vực hình chữ nhật này (khu vực bôi màu) bằng lợi nhuận mỗi đơn vị sản lượng nhân với số đơn vị sản lượng Kết quả này bằng tổng lợi nhuận kinh tế (Total Profit ~ TP).

Trang 11

Phần 2: Thực trạng về quyết định tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH Long Hải

2.1.Giới thiệu về công ty

2.1.1.Khái quát

Công ty TNHH Thạch Rau Câu Long Hải

Địa chỉ:Cụm công nghiệp, khu 2, phường Cẩm Thượng

Điện thoại:0320.856235 – 0320.210315

Email:thachlonghai@vnn.vn

Được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2000 Công ty TNHH Long Hải ban đầu là một cơ sở sảnxuất nhỏ với vốn đầu tư không tới một tỷ đồng và vài chục công nhân làm việc Phân xưởng sảnxuất quy mô nhỏ 300m2 này được đặt tại Số 10/1 – Bùi Thị Xuân – TP.Hải Dương Sau 3 nămhoạt động, bằng các chính sách hợp lý và đặc biệt là phát triển thành công sản phẩm Nước raucâu phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng nên cơ sở này đã nhanh chóng trở nên chật hẹp.Năm 2003, công ty Long Hải được chuyển ra địa chỉ mới tại cụm công nghiệp - Khu II - Phường Cẩm Thượng, có mặt bằng và không gian rộng rãi gấp nhiều lần cơ sở cũ Vốn đầu tư được tăng lên hàng chục tỷ đồng cùng các trang thiết bị hiện đại, đó là một bước ngoặt lớn cho sự phát triểnngày nay

Năm 2004 là năm đánh dấu sự thành công của việc chinh phục thị trường Châu Âu khó tính, từ

đó tới nay, thông qua Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại, sản phẩm Thạch và Nước rau câu Long Hải ngày càng được nhiều thị trường nước ngoài chú ý, đặc biệt là thị trường các quốc

gia Châu Phi

Với mạng lưới phân phối mạnh gồm 66 nhà phân phối, gần 200 nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và gần 40.000 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm khiến cho nhãn hiệu Thạch và Nước rau câu của công ty TNHH Long Hải hiện diện khắp mọi nơi trên các vùng miền của Tổ

Quốc

Với triết lý kinh doanh là mang lại các gía trị lợi ích hài hòa, cao nhất cho đối tác và khách hàng,với mục tiêu phát triển bền vững và đáp ứng tốt nhất mục tiêu sức khỏe cộng đồng, chúng tôi cam kết việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng hoàn hảo nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất về VSAT thực phẩm cho mọi đối tượng khách hàng và người tiêu dùng

Trang 12

2.1.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:

Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Trung tâm công nghệ thông tin

Khối khách hàng doanh nghiệp

Khối phát triển kinh doanh

Khối vận hành

Khối quản trị nguồn lực

Ban chính sách

và quản lý

Phòng kinh doanh

Phòng nhân

sự

Ban đảm bảo chất lượng

Phòng

kế toán Phòng

đầu tư

Trang 13

Diễn giải sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý

• Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất

cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ quyết định nhữngvấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty

• Hội đồng quản trị

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra

• Ban kiểm soát

Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộcủa Công ty; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Công ty Các Hội đồng Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị , thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra Hiện nay, Công ty có 04 Hội đồng, bao gồm:

- Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề vềchiến lượcquản lý và phát triển nguồn nhân lực của Công ty để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Công ty

- Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Công

ty tại các tổ chức khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống

- Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư

- Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Công ty, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty

• Tổng giám đốc

Trang 14

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Công ty Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ

2.1.1.3.Chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp

Chính sách khen thưởng

Chế độ khen thưởng cho nhân viên của Long Hải gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh

và chất lượng phục vụ Long Hải có các chế độ cơ bản như sau:

- Mỗi năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương;

- Ngoài ra nhân viên còn được hưởng lương theo năng suất và thưởng hoàn thành

công việc;

- Thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm; thưởng sáng kiến;

- Thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập Công ty

Hàng năm, Long Hải thực hiện chế độ nghỉ mát, đồng phục cho nhân viên Ngoài ra, Long Hải

có những chính sách đãi ngộ nhân viên như tổ chức khám bệnh định kỳ và thành lập câu lạc bộ sức khỏe

Chế độ phúc lợi

Tất cả nhân viên chính thức của Long Hải đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động Ngoài ra, tùy lĩnh vực công tác mà nhân viên Long Hải còn nhận được phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn, v.v

Chính sách tuyển dụng và đào tạo

Đào tạo và phát triển nhân viên là một trong các công tác ưu tiên của Long Hải Chính sách đào tạo của Long Hải có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ,

có đạo đức trong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm báo cáo

Thuận lợi

Ngày đăng: 28/06/2014, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý - Báo cáo đề tài: “Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Long Hải" ppt
Sơ đồ c ơ cấu bộ máy quản lý (Trang 12)
3. Bảng câu hỏi:  (đi kèm ở phần sau) - Báo cáo đề tài: “Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Long Hải" ppt
3. Bảng câu hỏi: (đi kèm ở phần sau) (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w