1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận hội nghị vienna 1815 và trật tự mới ở châu âu

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hội nghị Vienna 1815 và trật tự mới ở Châu ÂuI, Giới thiệu- Hội nghị Vienna là sự kiện lịch sử quan trọng đã đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Napoleon và sự khởi đầu của một trật tự

Trang 1

Hội nghị Vienna 1815 và trật tự mới ở Châu ÂuI, Giới thiệu

- Hội nghị Vienna là sự kiện lịch sử quan trọng đã đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh

Napoleon và sự khởi đầu của một trật tự mới ở châu Âu- Là 1 trong 5 hiệp ước quan trọng nhất lịch sử, đặc biệt là LSQHQT- Hội nghị đã tổ chức trong thời gian 9/1814 đến 6/1815 tại Vienna, Áo- Các cường quốc châu Âu chiến thắng (Áo, Anh, Phổ, Nga và Pháp) tập trung tại Vienna

để tái thiết bản đồ châu Âu và lập lại trật tự trước chiến tranh

2 giai đoạn: 1814 (hoàn toàn để chống pháp) và 1815 (napoleon trở lại) => chống pháp lần thứ 7

II, Nội dung1, Giai đoạn đầu: năm 1814

-Trước khi tiến vào Pari, các nước chính tham gia liên minh chống P lần 6 đã thỏa thuận sẽ triệu tập 1 hội nghị ngoại giao => hội nghị viên 1814

-Vai trò chính quyết định hội nghị thuộc về các nước mạnh nhất đã chiến thắng Napoleon: nga, anh, áo

- Mục tiêu: giải quyết vấn đề chính trị, lãnh thổ

- Đàn áp những phong trào dân chủ và dân tộc ở châu Âu, khôi phục trật tự phong kiếnchuyên chế cũ ở các nước đã từng bị Napoleon chinh phục

- Củng cố thắng lợi, ngăn cản không cho nước Pháp quay trở lại chế độ Napoleon Cần⇒ Cầnmở rộng và tăng cường thế lực của các nước có biên giới với Pháp, biến các nước nàythành hàng rào chống Pháp

- Thoả mãn tham vọng xâm chiếm đất đai, phân chia lãnh thổ các nước châu Âu màkhông đếm xỉa đến nguyện vọng dân tộc và biên giới các nước

- Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị viên đã xảy ra mâu thuẫn giữa các nước lớn

a Nguyên nhân mâu thuẫn:

- Mỗi nước phong kiến đều có tham vọng riêng, nhưng đã bịNapoleon nhấn chìm đi, tuy nhiên cho đến khi chế độ Napoleon bịđánh bại, thì mâu thuẫn trong nội bộ đồng minh lại nổi lên

- Các nước lớn trong hội nghị chưa thoả thuận được với nhau về vấnđề chia cắt Ba Lan và cải tổ Đức

Trang 2

b Biểu hiện của mâu thuẫn

- Mâu thuẫn Nga - Áo - Phổ:

+ Nga chủ trương duy trì 2 nước mạnh Áo - Phổ nhằm tránh sựđe dọa của Pháp Nhưng đồng thời cũng không muốn Phápsuy yếu quá mức làm mất đi khả năng thu hút lực lượng củacác quốc gia Đức về phía Tây Nga muốn chiếm công quốcVacsava - vốn là nơi tranh chấp của Áo - Phổ

+ Áo - Phổ chống lại âm mưu của Nga Hoàng, hai nước nàymuốn chiếm giữ Ba Lan

+ Chính phủ Áo chủ trương kiềm chế thế lực của Phổ và Nga,duy trì sự phân tán của Đức để đảm bảo ưu thế của Áo tại đây- Mâu thuẫn Nga - Pháp - Anh

+ Anh muốn chiếm giữ thế độc quyền về công thương nghiệp,thuộc địa → ủng hộ các thế lực quý tộc phản động, tìm mọicách kéo dài tình trạng đình trệ và lạc hậu ở những nước cókhả năng cạnh tranh với Anh → nên chủ trương làm suy yếuPháp, đòi khôi phục triều đại Bourbon

+ Anh đã chống lại kế hoạch của Nga Hoàng, sợ ảnh hưởng củaNga Hoàng tăng lên ở châu Âu nên chủ trương thu hẹp tốithiểu vùng đất Ba Lan cắt cho Nga, tăng phần của Áo và Phổ+ Anh cố tạo ra thế đối trọng, cân bằng giữa các nước → Anh

có thể đóng vai trọng tài và rảnh tay xâm chiếm thuộc địa - Mâu thuẫn Pháp - Phổ

+ Phổ muốn duy trì chế độ chuyên chế ở Phổ và muốn chiếmvùng đất Saxony và những vùng đất giàu có ở sông Rhein đểuy hiếp Pháp

+ Pháp coi Phổ là đối thủ nguy hiểm và sợ thế lực của Phổ đượctăng cường khi xác lập Saxony, nên chống lại Phổ

- Mâu thuẫn Nga, Phổ - Anh, Áo, Pháp :

+ Bộ trưởng bộ ngoại giao Anh Kétxơnri, ngoại trưởng ÁoMetternich đã ủng hộ Pháp nhằm ngăn cản Nga

+ 31/1/1815: Anh, Áo và Pháp đã ký hiệp ước liên minh bí mậtchống lại kế hoạch của Nga và Phổ trong vấn đề Ba Lan vàSaxony

2, Giai đoạn 2: hội nghị viên năm 1815-Bối cảnh: khi hội nghị viên (1814) sắp diễn ra vào gdoan chót thì Napoleon lợi dụng sự

Trang 3

chia rẽ giữa các nc tham gia hội nghị, qdinh rời đảo Enbơ, đổ bộ lên nước Pháp và chỉ cần 3 tuần để tiến tới Pari

-Trước nguy cơ phục hồi của đế quốc Napoleon, các nc tham gia hội nghị tạm gác những

bất đồng, lập tức tập hợp thành 1 liên minh ms: liên minh chống Pháp lần 7 để dáng cho Napoleon đòn cuối cùng ở Oateclo (t6/1815)

-9/6/1815, sau thất bại của Na ở Oateclo, văn bản cuối cùng của hội nghị viên (gồm 121 điều khoản và 17 điều phụ) đã được ký kết

* Các nước đến với hội nghị

- Nước Pháp bại trận- Nước Nga đến với hội nghị Vienna với tư thế chiến thắng và với lực lượng quân

sự mạnh nhất Châu Âu lúc bấy giờ + Sa Hoàng muốn xoá bỏ “ yếu tố đa dạng" của trật tự thế giới cũ + Xây dựng một “ thế giới chung" dưới danh nghĩa tôn giáo và sức mạnh

quân sự làm trụ cột - Các nước đến với hội nghị Vienna trong một tâm thế làm thế nào để chấp nhận

Nga vào một trật tự thế giới của họ mà vẫn giữ nguyên tắc cơ bản là “ sự tồn tạiđộc lập" của quốc gia Các cường quốc châu Âu muốn ngăn chặn bất kỳ quốc gia

nào trở nên quá mạnh và đe dọa đến hòa bình châu Âu Họ muốn tạo ra một hệthống "cân bằng", trong đó các quốc gia lớn có thể kiểm soát nhau và tránh xung

đột trực tiếp=> Họ triển khai các biện pháp như sự chia nhỏ các quốc gia lớn, việc tái thiết quốc gia nhỏ hơn và việc chia sẻ lãnh thổ để đảm bảo rằng ko có quốc gia nào có thể thống trị toàn bộ châu Âu

- “ Ẩn số Nga" + Thách thức địa chính trị: “ mắc kẹt tại giao điểm của hai thế giới rộng lớn và

không thể hoà hợp", “ là một cường quốc Âu - Á độc nhất, trải dài trên hai lục địanhưng chưa hoàn toàn coi lục địa nào là nhà”

+ Thách thức địa - văn hoá: nơi giao thoa của nhiều nền văn minh, tôn giáo, cáctuyến đường thương mại

+ Trật tự thế giới kiểu Nga

- Luôn coi mình là tiền đề của một nền văn minh phương Tây bị vây hãm,Nga cho rằng chỉ có thể bảo tồn được nền văn minh của mình bằng cách ápđặt ý chí chuyên chế lên các nước láng giềng (phía Đông)

- Cân bằng quyền lực và kiềm chế quyền lực sẽ đưa đến thảm họa “Trật⇒ Cầntự thế giới” là mở rộng ý chí vĩnh viễn đến giới hạn tuyệt đối, “Mở rộngnhà nước về mọi hướng và đây là công việc của Bộ Ngoại Giao”

Trang 4

- Nga xây dựng một “tính chính danh” riêng của mình đó là “tính chính danhđịa chính trị” và sử dụng sức mạnh của Tôn Giáo phối hợp với vai trò củaTổ Quốc

- “Độc tài chuyên chế” được Nga coi như là điều kiện căn bản và cần thiết- Trong khi đó, trật tự kiểu phương Tây: Châu Âu chấp nhận sự “ đa cực" để

đảm bảo cân bằng, áp dụng các “ chính sách cân bằng lực lượng" và “ kiềmchế sử dụng quyền lực"

Chính vì vậy, Nga có những đặc điểm chính trị và quan niệm về trật tự thế giới rất⇒ Cần

khác biệt với châu Âu lúc đó

_

1 Nội dung hội nghị Vienna

a Nội dung hội nghị Vienna

Ngày 9/6/1815, trước thất bại của Napoleon ở Waterloo không lâu, văn bản cuối cùng củaHội nghị Vienna ( gồm 121 điều khoản và 17 điều phụ ) đã được ký kết với hy vọng tạolập một trật tự mới tưởng là vững chắc Trên thực tế, người ta đã không tính đến sự xuấthiện của QHSX mới, đến cơn giông tố chiến tranh kéo dài 15 năm làm rung chuyển nềntảng của chế độ phong kiến và chế độ chuyên chế ở châu Âu Nội dung chính gồm 3 vấnđề chính

+ Nước Pháp phải thu lại biên giới như hồi trước CM và phải bồi thường chiến phí700 triệu France, phải để cho 15 vạn quân đồng minh vào chiếm đóng trong 3 năm+ Thiết lập một chiến lũy phòng thủ chống Pháp ở Châu Âu: Sáp nhập miền sông

Renani và Vetxphalen vào Đức, sáp nhập Bỉ và Hà Lan thành vương quốc Hà Lan,công quốc luxembourg thuộc về Hà Lan, phục hồi nền trung lập của Thuỵ Sĩ, khôiphục vương quốc Sardegna ( Ý ) và tăng cường để đóng vai trò bàn đạp chốngPháp từ phía Nam Những quốc gia trên đều trở thành căn cứ quân sự chống Pháp + Phân chia Châu Âu và thuộc địa giữa các nước chiến thắng Napoleon, chia lại bảnđồ châu Âu trên cơ sở tham vọng của các nước lớn, thiết lập chính quyền quý tộcphong kiến phản động với những triều đại già cỗi Nhiều quốc gia vẫn nằm trongtình trạng bị chia sẻ, nhiều dân tộc vẫn chịu ách thống trị của các đế quốc phongkiến lớn Trong hội nghị Vienna, các dân tộc bị mua đi bán lại, chia ra rồi lập lạichỉ xuất phát từ chỗ đáp ứng được nhiều hơn những quyền lợi và những thamvọng của các nhà cầm quyền

- Nga được phần lớn đất đai Ba Lan, giữ được Phần Lan và Bétxarabi đã sápnhập từ trước

- Anh được đảo Manta và những thuộc địa của Hà Lan và của Pháp Quan

Trang 5

trọng nhất là thuộc địa Cáp ở Nam Phi và đảo Xâylan Đây là những vị trícó ý nghĩa chiến lược để mở rộng việc xâm chiếm Ấn Độ

- Phục hồi quyền thống trị của Áo ở Đông Bắc Ý gồm Lômbacđia vàVenexia, duy trì sự phân tán của Ý và khôi phục chế độ phong kiến của cáctiểu vương quốc Ý

- Thành lập liên minh Đức các quốc gia Đức và một phần đất Áo Liên minhĐức gồm 34 vương quốc và 4 thành phố tự do ( Hamburg, Bremen, Libecvà Phrang Phua trên sông Maino ) Chỉ có một phần đất của Phổ và Áo nằmtrong liên minh Phần đất ngoài Liên minh của Phổ là Đông Phổ; của Áo làHung, Galixi và phần lớn những vùng nam Xiavia của đế quốc)

- Ngoài ra, còn xác định biên giới mới của các quốc gia Scandinavia, Nauythuộc Đan Mạch buộc phải sáp nhập với Thuỵ Điển như là sự bồi thườngcho Thuỵ Điển vì đã mất Phần Lan Nhân dân Na Uy thoát khỏi ách thốngtrị của Đan Mạch lại rơi vào ách áp bức của Thuỵ Điển

b Nội dung về ngoại giao trong hội nghị Vienna

+ Đầu tiên, tất cả các bên, bao gồm cả nước Pháp bại trận, đều là một phần của cáccuộc đàm phán Điều này là do hình thức không cứng nhắc của Hội nghị, vốn chophép các bên khác nhau, thường được dẫn dắt bởi các nhà ngoại giao khôn ngoannhư là Talleyrand (Pháp) và Metternich (Áo) ngồi lại và thảo luận, cho đến khi đạtđược một sự thỏa hiệp

+ Trong khi điều này không làm tất cả mọi người vui vẻ, thì nó đảm bảo rằng khôngcó ai là hoàn toàn bất mãn Ngoài ra, nó cũng liên quan đến những mặc cả phứctạp Ví dụ, Thụy Điển mất Phần Lan vào tay Nga, nhưng giành được Na Uy từĐan Mạch Đến lượt mình, Đan Mạch giành được vùng Pomerania của Thụy Điểnvà Công quốc Lauenburg từ tay Hanover Đan Mạch đã trao vùng Pomeranian choPhổ và giữ lại Công quốc Lauenburg Để đền bù thì Hanover được Phổ trao chovùng Đông Frisia

+ Thứ hai, Hội nghị và các hiệp ước sau đó đã hạn chế mức độ trừng phạt áp đặt lêncác bên bại trận Pháp mất các vùng lãnh thổ do Napoleon chiếm đóng nhưngđược giữ các đường biên giới trước chiến tranh; hầu hết thời gian quốc gia nàycũng được các cường quốc khác coi như là một nạn nhân của Napoleon

+ Các quốc gia đứng về phe Pháp như Saxony được cho phép duy trì sự độc lập,mặc dù có những ý kiến ngược lại Không giống như hậu quả của Thế chiến I,không có nỗ lực nào được tạo ra để xóa bỏ sự toàn vẹn các quốc gia hay thay đổinhững sắp xếp chính trị trong nước của các nước này

+ Tất cả điều này góp phần vào một sự ổn định rộng lớn Điều không may duy nhấtchính là, bởi vì tất cả những mặc cả tại hội nghị, một nước Ba Lan độc lập đã

Trang 6

không được tái lập

III, Kết quả, ý nghĩa (liệt kê) 1.Kết quả, ý nghĩa

- Tái lập biên giới và quốc gia: Hội nghị đã đưa ra các quyết định về việc tái lập biên giới và quốc gia sau cuộc chiến tranh Napoleon

+ Các quốc gia chính ở châu Âu như Pháp, Anh, Nga và Áo được công nhận và tái lập lại với biên giới và quyền lực tương ứng

+ Nhiều quốc gia mới đã được thành lập hoặc tái lập sau Hội nghị Vienna + Biên giới của các quốc gia đã được xác định lại, đôi khi dựa trên nguyên tắc

dân tộc hoặc địa lý, nhưng thường dựa vào sự thỏa hiệp và thỏa thuận giữa các quốc gia tham gia hội nghị

- Liên minh Đức (Hệ thống Metternich): Một trong những kết quả quan trọng nhất của hội nghị là việc thiết lập Liên minh Đức, còn được biết đến với tên gọi Hệ thống Metternich Việc thành lập Liên minh Đức là ý đồ của Mettecnich - một chính khách và nhà ngoại giao bảo thủ người Đức nhằm tạo ra rào chắn phòng ngừa những cuộc tiến quân mới của Pháp có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời đảm bảo cho Áo đóng vai trò lãnh đạo nước Đức Như vậy, việc thành lập Liên minh thực ra không nhằm thống nhất dân tộc Đức, mà ngược lại đã củng cố sự chia cắt của nó và duy trì những tiểu vương quốc phong kiến phân tán

ao-i660295/

https://cand.com.vn/khoa-hoc-van-minh/klemens-von-metternich ky-nhan-nuoc Nguyên tắc cân bằng quyền lực: Hội nghị Vienna đã thiết lập một hệ thống nguyêntắc cân bằng quyền lực giữa các quốc gia châu Âu Nguyên tắc này được thiết lập để đảm bảo rằng không có quốc gia nào sẽ trở nên quá mạnh và thống trị châu Âu.Nguyên tắc cân bằng này đã đưa ra sự ổn định và giảm thiểu nguy cơ xung đột lớntrên lục địa Hệ thống này ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế bởi vì các quốc gia phải chú ý đến việc duy trì sự cân bằng và tương đối trong quan hệ với nhau

- Tái cơ cấu kinh tế: Sau chiến tranh Napoleon, nhiều khu vực ở châu Âu đã bị phá hủy hoặc suy yếu nặng nề về kinh tế Hội nghị Vienna đã đặt nền móng cho việc tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các hoạt động sản xuất và thương mại mới

+ Các quốc gia châu Âu đã phải đầu tư vào việc tái thiết hạ tầng kinh tế sau những thiệt hại do chiến tranh gây ra Điều này bao gồm việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng vận tải, cơ sở sản xuất và hệ thống giao thông

+ Việc tái lập biên giới và quốc gia đã mở ra cơ hội mới cho thương mại và vận tải Các hiệp định thương mại và hòa bình giữa các quốc gia đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường và tăng cường quan hệ kinh tế giữa các

Trang 7

quốc gia - Sự ảnh hưởng đến các vùng khác: Các quyết định tại Hội nghị Vienna không chỉ

ảnh hưởng đến châu Âu mà còn tới các vùng khác, bao gồm cả châu Phi và châu Á, với việc xác định lại sự phân chia lãnh thổ và quyền lực

+ Đối với châu Phi:● Chia sẻ lãnh thổ: Hội nghị Vienna đã sử dụng nguyên tắc cân bằng

quyền để phân chia lãnh thổ châu Phi giữa các quốc gia châu Âu Điềunày dẫn đến việc thiết lập các thuộc địa mới và sự thống trị của các cường quốc châu Âu ở châu Phi Ví dụ, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, và Bỉ đã mở rộng và củng cố thêm địa bàn của mình ở châu Phi

● Ảnh hưởng đến chế độ phong kiến: Hội nghị Vienna đã ủng hộ chế độ phong kiến truyền thống và bảo vệ quyền lực của các quốc gia phong kiến Điều này ảnh hưởng đến chính trị châu Phi trong suốt thế kỷ 19 và định hình lại bản sắc chính trị của nhiều quốc gia châu Phi

+ Đối với châu Á:

● Thực dân hóa: Hội nghị Vienna đã góp phần khởi đầu một thời kỳ thực dân hóa mạnh mẽ của các quốc gia châu Âu tại châu Á Các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp và Hà Lan đã tìm cách mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng của mình ở châu lục này

● Chia sẻ lãnh thổ: Một số lãnh thổ châu Á cũng đã được chia sẻ và thay đổi sau Hội nghị Vienna Ví dụ: Đông Ấn Độ thuộc Anh, Đông Dương thuộc Pháp, và Indonesia thuộc Hà Lan Các quốc gia châu Âu đã sử dụng sự ổn định và quyền lực của mình sau Hội nghị để mở rộng sự hiện diện của mình trên châu Á

- Ảnh hưởng toàn cầu: Hội nghị Vienna đã tạo ra một mô hình cho các cuộc đàm phán quốc tế và việc giải quyết xung đột Nó đã trở thành một điểm quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế và đã ảnh hưởng đến các nghị viện và thỏa thuận quan trọng khác sau này, giống như Hội nghị Berlin năm 1884 và Hiệp ước Versailles năm 1919

- Những tranh cãi và hậu quả: Mặc dù Hội nghị Vienna đã tạo ra một kỷ nguyên mới của ổn định chính trị ở châu Âu, nhưng cũng gây ra những tranh cãi về sự công bằng và hiệu quả của các quyết định, đặc biệt là đối với các dân tộc và quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự tái lập biên giới

Hội nghị Vienna đã hình thành nên khuôn khổ cho trật tự chính trị châu Âu mà đặc trưng tiêu biểu của nó là chống lại phi tập trung hóa quyền lực Trật tự này tồn tại đến khi chiếntranh thế giới thứ 1 nổ ra năm 1914

2 Đánh giá hội nghị Vienna

Những nghị quyết của hội nghị đã tạm thời đạt được những mục tiêu hội nghị ban đầu đềra, nó đã thúc đẩy sự củng cố tạm thời của thế lực phong kiến phản động và là công cụ để

Trang 8

chia lại bản đồ Châu Âu đồng thời xác định lực lượng mới hình thành do sự tan rã của đếquốc Napoleon

-Tích cực

Hội nghị Vienna được đặc biệt đáng chú ý bởi cách thức nó đã diễn ra thành công Hộinghị được nhiều người khen ngợi vì đã ngăn chặn được việc nổ ra chiến tranh giữa cáccường quốc châu Âu, tạo ra thời kỳ ổn định, hoà bình lâu dài

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử trên quy mô lục địa, đại diện các quốc gia hội họp vớinhau để đi đến một quyết nghị thay vì chủ yếu dựa vào thư tín từ các thủ đô Đại hộiVienna đã hình thành nên khuôn khổ cho trật tự chính trị châu Âu cho đến trước khi Đạichiến thế giới thứ nhất nổ ra năm 1914 dù có nhiều thay đổi sau đó

-Hạn chế

Hội nghị Vienna được nhìn nhận bởi người đương thời là: “một cuộc họp mặt để nhảymúa, tiệc tùng, săn bắn, vui chơi”, chỉ có các nước lớn mới quyết định mọi việc nhằmthực hiện âm mưu thay đổi bản đồ châu Âu mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của nhândân các nước Hơn nữa những vấn đề được quyết định trong Hội nghị bị chi phối bởi cácnước lớn đó Anh, Áo, Nga

Thực chất, đây là Hội nghị phân chia thắng lợi giữa các nước thắng trận trong cuộc chiếntranh chống Napoleon Hội nghị đã chà đạp lên quyền lợi các nước nhỏ yếu và nhân dânlao động, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân các nước châu Âu, vì đã khôi phục lạicác vương triều đã bị đánh đổ Hội nghị này cũng đưa các dân tộc được giải phóng khỏiách thống trị của Napoleon trở lại sự áp bức của các nước chiến thắng Vì thế, Hội nghịVienna được coi là: Sự giãy chết của chế độ phong kiến trước cách mạng tư sản đang lên.Theo F Engels “ Các dân tộc được mua và bán, được chia và hợp chỉ nhằm để đáp ứngnhiều hơn nữa quyền lợi và ý đồ của những kẻ cai trị họ”

Theo nghĩa chuyên môn, "Hội nghị Vienna" không hẳn là một hội nghị: nó không bao giờhọp trong một phiên họp toàn thể và hầu hết các cuộc thảo luận diễn ra không chính thức,mặt đối mặt, hội nghị giữa các cường quốc Áo, Anh, Pháp, Nga và đôi khi có Phổ, hạnchế hoặc không có sự tham gia của các đại biểu khác

IV, Trật tự mới ở châu Âu

Hội nghị Viên (1815) đã thiết lập một trật tự thế giới mới, chi phối quan hệ quốc tế ở châu Âu trong thời gian 56 năm từ năm 1815 - 1871 Trật tự xoay quanh 3 nội dung chính:

- Cuộc đấu tranh giữa các thế lực phản động mà hiện thân là Đồng minh Thần thánh với phong trào cách mạng tư sản đang lan tràn

Trang 9

- Cuộc đấu tranh giữa các cường quốc nhằm giành ưu thế kinh tế, chính trị, quân sự và tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

- Cuộc đấu tranh của phong trào công nhân châu Âu với sự ra đời của học thuyết Mác và hoạt động của Quốc tế thứ nhất

Thế giới sau hội nghị Viên: Sự liên hệ lằng nhằng giữa yếu tố thỏa hiệp và mâu thuẫn, liên minh này thành lập để kiềm chế liên minh khác

Không bên nào được hết, không bên nào mất hết -> hai trục liên minh được hình thành: liên minh tứ cường (Anh, Nga, Áo, Phổ, sau này thêm Pháp) >< Liên minh thần thánh: làm hài lòng ý muốn của Nga

Thành lập Đồng minh Thần thánh và Đồng minh Tứ cường

Để củng cố và thực hiện những nghị quyết của hội nghị Viên, bảo vệ chế độ chuyên chế, giáo hội và các nền tảng khác của thế lực phong kiến phản động ở châu Âu, Alếchxăng I (Nga) đã đề nghị với người đứng đầu các nước thành lập cái gọi là "Đồng minh Thần thánh" mà văn bản do chính ông ta soạn thảo Nga hoàng muốn mang tinh thần Thiên Chúa giáo vào tổ chức này nhằm loại trừ sự tham gia của Phổ, để sau này Nga có thể tiến hành chiến tranh chống Phổ Năm 1815, văn bản này được hầu hết các nước quân chủ châu Âu ký Chính phủ Anh do sợ sự thiếu nhất trí trong nghị viện đã không ký chính thức nhưng tỏ ý tán đồng Đóng vai trò chính trong Đồng minh là Nga và Áo, nhiệm vụ chính của Đồng minh là chống lại các phong trào cách mạng và phong trào dân tộc.Theo đề nghị của Anh, ngày 20-11-1815 bốn nước Anh, Nga, Áo, Phổ lập Đồng minh Tứcường với cam kết không bao giờ để cho triều đại Napoleon trở lại cầm quyền ở Pháp Các nước tham gia phải ủng hộ điều kiện ấy bằng vũ lực và chống lại phong trào cách mạng Bốn nước tuyên bố là liên minh của họ vẫn duy trì lực lượng ngay cả khi quân đội của họ rút khỏi Pháp và sẽ triệu tập các hội nghị thường kỳ để xem xét những biện pháp chung nhằm bảo vệ hệ thống "cân bằng chính trị" ở châu Âu và những trật tự nhà nước do họ thiết lập ra Hiệp ước Đồng minh Thần thánh và hiệp ước Đồng minh Tứ cường là cơ sở của những hoạt động của các hội nghị ngoại giao từ năm 1818 đến năm 1822.Như vậy, Hiệp định Viên 1815 đã thiết lập một trật tự thế giới mới - Trật tự Viên, với hai tổ chức Đông minh Thần thánh và Đồng mình Tứ cường nhằm ngăn chặn sự phục hồi củanước Pháp và trấn áp phong trào tư sản đang dâng cao ở các nước Sự thoả thuận của các nước lớn trong việc chia xẻ đất đai ở châu Âu đã xâm phạm lợi ích của nhiều dân tộc Do

Trang 10

vậy, phong trào đấu tranh chống lại các nền quân chủ, đi theo trào lưu tư sản vẫn tiếp tục phát triển trong những thập kỉ tiếp sau.

SỰ CAN THIỆP CỦA ĐỒNG MINH THẦN THÁNH ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG CHÂU ÂU

Năm 1818, 4 nước Nga, Áo, Phổ và Pháp đã họp với danh nghĩa Đồng minh Thần thánh Lúc đó, Pháp đã trả được một số tiền bồi thường lớn nên các nước Đồng minh quyết địnhrút quân trước thời hạn và cho phép Pháp tham dự hội nghị với tư cách là một bên tham gia có đầy đủ quyền hành Pháp có nghĩa vụ ủng hộ và tuân thủ các hiệp ước năm 1815.Trước sự phát triển của phong trào cách mạng dân chủ ở Ý và ở Tây Ban Nha, Đồng minh Thần thánh đã giao việc can thiệp vào nước Ý cho Áo và việc đàn áp cách mạng Tây Ban Nha cho Pháp Nhưng sự can thiệp và đàn áp cách mạng Ý và cách mạng Tây Ban Nha đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước Đồng minh Thần thánh trở nên gay gắt Pháp không muốn thế lực của Áo được tăng cường ở Ý do quân Áo chiếm Pie Mông và Napoli Anh tuy không tham gia Đồng minh Thần thánh nhưng trên thực tế ủng hộ tổ chức này nhằm đàn áp các phong trào cách mạng, cũng không hài lòng về việc Pháp tăng cường ảnh hưởng ở bán đảo Pirênê vì đây là thị trường tiêu thụ hàng hoá quan trọng của Anh Anh cũng phản đối kế hoạch của Đồng minh Thần thánh mở rộng sự can thiệp ở Mĩlatinh Thủ tướng Canninh của Anh nói: "Nếu chúng ta hành động một cách khôn khéo thì châu Mĩ của Tây Ban Nha được giải phóng sẽ trở thành châu Mĩ của Anh"

Mỹ cũng lợi dụng sự sụp đổ của đế quốc thực dân Tây Ban Nha và sự căng thẳng trong quan hệ giữa các nước châu Âu để tăng cường địa vị của mình, làm suy yếu ảnh hưởng của các nước châu Âu ở Tân lục địa Đó là lý do thúc đẩy sự ra đời "Học thuyết Mơn Rô"của Mỹ năm 1823 Cuộc cách mạng Pháp tháng 7-1830 đã lật đổ triều đại Buốc Bông, là một đòn giáng mới vào nguyên tắc "chính thống" của Đồng minh Thần thánh Nền Quân chủ tháng Bảy được thiết lập dưới sự trị vì của Lu-i Philip (Louis Philippe thuộc dòng họ Oóclêăng)

Để củng cố địa vị quốc tế của mình, Lu-l Philíp tìm cách nhân nhượng Anh Chính phủ Anh công nhận triều đại Lu-l Philip nhằm chống Nga và buộc Pháp phải nhượng bộ Sự gần gũi Anh - Pháp đã làm cho ý đồ của Nga can thiệp vào cách mạng Pháp bị chôn vùi Khi cách mạng 1830 nổ ra ở Pháp, Nicôlai | tích cực thúc đẩy sự can thiệp của các nước châu Âu, nhưng việc hiệp thương với Áo và Phổ đã không thành Các triều đại ở Áo và Phổ không dám chấp nhận đề nghị của Nga vì sợ sự can thiệp vào cách mạng Pháp có thể

Ngày đăng: 19/09/2024, 17:53

w