1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÓM TẮT ĐỀ ÁN Trong xu hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam tự do hóa tài chính cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo ra một môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt giữa ngưGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNHGIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề án đề tài "Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình" là đề án được thực hiện bởi cá nhân em

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung trong đề án của mình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ của Khoa Sau đại học, Trường đại học Ngân hàng TP HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường

Em cảm ơn Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Xuân Trường đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề án tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các anh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu, trải nghiệm tại đơn vị để hoàn thành tốt đề án

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc anh, chị làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam tự do hóa tài chính cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo ra một môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt giữa người với người, giữa các doanh nghiệp với nhau, họ thường xuyên đối mặt với nguy cơ thua lỗ, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Vì vậy, việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng là yêu cầu cấp bách của tất cả các ngân hàng Trong những năm qua, việc tìm kiếm – đưa ra các giải pháp, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu Đề án "Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình" này nhằm phân tích các rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình, các chi tiêu đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình nói riêng

Trang 6

ABSTRACT

In the trend of developing the Vietnamese economy, financial liberalization and integration into the world economy create a fiercely competitive economic environment between people and businesses, they often face the risk of loss, inability to pay to banks, causing risks in credit activities of Vietnamese commercial banks Therefore, risk prevention in credit activities is an urgent requirement of all banks In recent years, finding and providing solutions, and implementing measures to prevent credit risks have always been top priorities for banks This project "Solutions to prevent credit risks at Saigon Commercial Joint Stock Bank - Tan Binh Branch" aims to analyze credit risks at Saigon Commercial Joint Stock Bank - Tan Binh Branch, credit risk assessment criteria, thereby proposing and giving some solutions and recommendations to contribute to preventing credit risks for current Vietnamese commercial banks in general and Saigon Commercial Joint Stock Bank - Tan Binh Branch in particular

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ix

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 5

1.2 Nguyên dân dẫn đến rủi ro tín dụng 7

1.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 15

2.1 Các quy định pháp lý liên quan đến rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Việt Nam 24

Trang 9

2.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân

2.3.5 Các công tác được thực hiện để phòng ngừa rủi ro tín dụng 34

2.4 Ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Tân Bình 37

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH…………39

3.1 Định hướng phát triển của SCB nói chung và định hướng về phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng 39

3.2 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình 40

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo từng loại hình 27 Bảng 2 2 Phân loại nợ tại SCB Tân Bình 30 Bảng 2 3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tại SCB Tân Bình 34

Trang 11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian 26 Biểu đồ 2 2 Tình hình nợ quá hạn tại SCB Tân Bình 29

Sơ đồ 1 1 Phân loại rủi ro tín dụng 5

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề án

Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển Rủi ro trong hoạt động tín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động kinh danh và sự ổn định của ngân hàng Việc phòng ngừa rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết mà mọi ngân hàng đều phải thực hiện để duy trì sự ổn định, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và đạt hiệu quả Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình (SCB - Chi nhánh Tân Bình) là một trong những chi nhánh của SCB có hoạt động tín dụng nổi trội Vì vậy, việc phòng ngừa rủi ro tín dụng là rất cần thiết Dựa trên cơ sở lý thuyết, các quy định pháp lý hiện hành cùng với sự trải nghiệm thực tế tại chi nhánh ngân hàng, đề án đề xuất các giải pháp thiết thực và phù hợp với thực trạng hoạt động của chi nhánh trong thời điểm hiện tại đồng thời có thể áp dụng cho các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Vì vậy, đề án "GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH" là một đề án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề án là phân tích lý luận cơ bản và các hạn chế còn tộn động hiện tại của chi nhánh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu và kiểm soát hiệu quả các rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Tân Bình, góp phần nâng cao tính ổn định và hiệu quả hoạt động của chi nhánh

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Trên cơ sở dữ liệu của SCB Tân Bình, trình bày thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh này, từ đó phân tích ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh nói

Trang 13

riêng, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung

Bài đề án sẽ phân tích các vấn đề sau:  Nêu lên những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, nguyên nhân và biện pháp phòng

ngừa rủi ro tín dụng hiện nay  Những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng  Thực trạng về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SCB Tân Bình  Phân tích những ưu và nhược điểm trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng tại chi

nhánh  Đề ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SCB Tân

Bình

3 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại hiện nay?

(2) Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Tân Bình áp dụng là gì?

(3) Thực trạng về hoạt động tín dụng tại SCB Tân Bình ra sao? Rủi ro tín dụng đánh giá trên các tiêu chí nào?

(4) Các giải pháp phòng ngừa rủi ro hiện tại đã được áp dụng có mang lại hiệu quả như mong đợi? Có những hạn chế nào cần khắc phục?

(5) Những giải pháp nào phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại SCB Tân Bình?

4 Phương pháp nghiên cứu định tính

Thu thập tài liệu: Sưu tầm các tài liệu liên quan đến lý thuyết quản lý rủi ro tín dụng, các nghiên cứu trước đây về vấn đề này, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến ngành ngân hàng Việt Nam Phân tích các tài liệu đã thu thập để xây dựng khung lý thuyết, xác định các khái niệm và phương pháp nghiên cứu phù hợp

Trang 14

Tiến hành khảo sát sơ bộ để nắm bắt tình hình thực tế tại chi nhánh Tân Bình, bao gồm quy mô hoạt động, cơ cấu khách hàng, sản phẩm tín dụng, quy trình tín dụng hiện hành Phân tích các tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh như báo cáo tài chính, báo cáo quản lý rủi ro, các văn bản quy định nội bộ Quan sát trực tiếp các hoạt động liên quan đến tín dụng để hiểu rõ hơn về quy trình làm việc và các vấn đề phát sinh

Thu thập số liệu về các chỉ tiêu liên quan đến rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ bao phủ dự phòng, các chỉ số tài chính của khách hàng Từ đó phân tích các hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh đồng thời đưa ra các giải pháp hiệu quả

5 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu và đánh giá hoạt động tín dụng tại SCB – Chi nhánh Tân Bình, các chỉ tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của SCB – Chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2020 – 2022 từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị

6 Kết cấu nội dung chi tiết của đề án

Bài đề án viết về thực trạng rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại SCB Tân Bình, nội dung bài bài đề án được chia làm ba chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng Chương 2 Thực trạng nghiên cứu rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình

Chương 3 Định hướng của SCB và giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ

PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng

1.1.1 Khái niệm

Theo định nghĩa của Anthony Sauders (2007), rủi ro tín dụng được xác định là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, điều này có nghĩa là nguồn thu nhập dự tính từ khoản vay của ngân hàng mang lại không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn

Theo Timothy W Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng được cho là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”

Theo điểm a, khoản 24 điều 2 Thông tư 46/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại thì rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tại Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có thể gây ra những tổn thất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện (một phần hoặc toàn bộ) nghĩa vụ đã cam kết Còn theo Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) trình bày thì rủi ro tín dụng xuất hiện khi ngân hàng không thu hồi được từ khách hàng đầy đủ nợ gốc và lãi hoặc khách hàng không thanh toán khoản vay đúng kì hạn

Như vậy, có thể hiểu rằng rủi ro tín dụng là rủi ro dẫn đến mất tiền, là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng, do khách hàng vay không thực hiện các nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc khách hàng vay không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến nhiều tổn thất tài chính cho ngân hàng như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Đây là một trong những rủi ro quan

Trang 16

trọng đối với các ngân hàng, bởi vì nó chiếm đã phần trong doanh thu và lợi nhuận đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng dựa trên các quan điểm khác nhau Theo Bùi Diệu Anh (2013), hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng phân

loại dưa trên được phân loại dựa trên nguyên nhân phát sinh và khả năng trả nợ Dựa trên nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được xem là rủi ro giao dịch, rủi ro tác nghiệp, rủi ro danh mục Dựa trên khả năng trả nợ, rủi ro tín dụng là rủi ro động vốn, rủi ro mất khả năng chi trả, rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay

(Nguồn: Bùi Diệu Anh, 2013) Do nguyên nhân phát sinh

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng liên quan đến những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng của ngân hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ

Sơ đồ 1 1 Phân loại rủi ro tín dụng

Trang 17

Rủi ro lựa chọn là rủi ro quan trọng mà ngân hàng phải đối mặt từ quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay, cụ thể nếu ngân hàng lựa chọn sai đối tượng vay vốn hoặc sai phương án cho vay, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng

Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, cách thức đảm bảo, chủ thể đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB cụ thể là giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị của khoản vay hoặc giá trị bảo đảm không thể thanh toán cho khoản vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, rủi ro này làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ và làm tổn thất cho ngân hàng

Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đếnquản trị hoạt động cho vay, công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng các hệ thống xếp hạng rủi ro và các kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề, các sai sót trong quá trình thẩm định, sai sót trong quá trình giải ngân, rủi ro trong quá trình quản lý sau giải ngân

Rủi ro danh mục là rủi ro nguyên nhân phát sinh là do các hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Rủi ro nội tại xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay, ví dụ yếu tố khách hàng thì cần xem xét đến tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, dòng tiền, yếu tố về tài sản bảo thì cần xem xét đến loại hình tài sản, vị trí địa lý, tình trạng pháp lý,…

Đối với rủi ro tập trung là rủi ro khi ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành - lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao Những khách hàng được xem là khách hàng lớn ngân hàng dồn nguồn vốn để giải ngân cho những khách hàng đó ngân hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thanh toán của những khách hàng này Nếu một khách hàng lớn gặp rủi ro và không thể thanh toán khoản vay, ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất lớn.Khi tập trung cho vay vào các ngành/lĩnh

Trang 18

vực có rủi ro cao (như bất động sản, chứng khoán), ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao khi xảy ra biến động thị trường hoặc rủi ro ngành

Rủi ro tác nghiệp là những sai sót trong nội bộ ngân hàng, đó là các tổn thất tìm ẩn do sự sai sót của nhân viên trong quá trình nhập liệu, gian lận hoặc vi phạm, do hệ thống bị lỗi gây gián đoạn trong quá trình hoạt động, hoặc do ảnh hưởng từ phía bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Do khả năng trả nợ

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn là sau khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng đưa ra một thời hạn hoàn trả nợ cụ thể Tuy nhiên, đến thời hạn quy định nhưng khách hàng vẫn không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ, ngân hàng chưa thu hồi được vốn vay

Rủi ro do mất khả năng chi trả là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp mà ngân hàng cấp tín dụng mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp để thu hồi nợ thậm chí là thanh lý TSĐB của cá nhân,doanh nghiệp để thu nợ Rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố

Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Ngoài hoạt động cho vay truyền thống, ngân hàng còn tham gia vào nhiều hoạt động khác mang tính chất tín dụng, tiềm ẩn rủi ro tín dụng mà ngân hàng cần quan tâm và quản lý hiệu quả như là bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ,… mỗi nghiệp vụ đều sẽ có một số rủi ro nhất định như là khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, khách hàng thuê mua không thanh toán được tiền thuê,…

1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một số nghiên cứu có liên quan trước đây của các tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Hồ Thị Thu Hương (2020); Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018) cũng cho ra kết quả rằng khả năng tài chính, năng lực

Trang 19

trả nợ của khách hàng là một yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hình thành rủi ro tín dụng của các ngân hàng

Năng lực tài chính yếu kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến nhiều rủi roc ho cả khách hàng và tổ chức cho vay

Mất việc làm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rủi ro tín dụng Khi mất việc làm, khách hàng sẽ mất nguồn thu nhập chính để trả nợ

Giảm thu nhập: Giảm thu nhập cũng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Khi thu nhập giảm, khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc trang trải các khoản chi tiêu hàng tháng và sẽ khó có thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn, thậm chí không có khả năng trả được nợ

Tăng chi phí sinh hoạt: Tăng chi phí sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Khi chi phí sinh hoạt tăng, khách hàng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít đi, dẫn đến việc khó có thể trả nợ

Tỷ lệ nợ trên thu nhập của khách hàng quá cao: khách hàng gánh vác quá nhiều khoản nợ, khách hàng khó có khả năng chủ động được nguồn tài chính để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng

Năng lực tài chính yếu kém còn được thể hiện qua lịch sử tín dụng kém: đây là lịch sử trễ thanh toán của các khoản vay trước đây, các vấn đề tín dụng phát sinh khác đều được lưu lại trên hệ thống ngân hàng Việc cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng này cũng là một trong những rủi ro cho ngân hàng

Các yếu tố khác: Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể khiến khách hàng không có khả năng trả nợ, chẳng hạn như bệnh tật, tai nạn, v.v

Khách hàng có ý định không trả nợ: đây là trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả nên dừng việc thanh toán nợ cho ngân hàng hoặc từ ban đầu khách hàng đã không có ý định trả nợ, việc xác định ý định trả nợ của khách hàng là vô cùng quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro và kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả

Mục đích sử dụng vốn không chính đáng: Một số khách hàng có thể vay tiền của ngân hàng để đầu tư vào các dự án có rủi ro cao, các hoạt động có nguy cơ vi phạm pháp

Trang 20

luật, đạo đức,… Khi dự án thất bại, dự án có nguy cơ không thể thực hiện do các vấn đề pháp lý, pháp luật, khách hàng sẽ không thu hồi được vốn và không có khả năng trả nợ

Mục đích sử dụng vốn không rõ ràng: Một số khách hàng có thể vay tiền của ngân hàng nhưng không có mục đích sử dụng cụ thể Khi không có mục đích sử dụng rõ ràng, khách hàng sẽ dễ dàng có ý định không trả nợ

Vấn đề uy tín, đạo đức của khách hàng: Bên cạnh những nhân tố về tình hình tài chính, pháp lý của khách hàng, thì các ngân hàng thương mại còn phải chú trọng đến đạo đức của khách hàng vay Hiện nay, không ít khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng nhưng sau khi được cấp tín dụng lại luôn cố ý trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh liên lạc, liên tục không phản hồi lại cuộc gọi, thông báo từ phía tổ chức tín dụng, không có ý thức trả nợ, không thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ tín dụng phụ trách cũng như khiến các khoản chi phí sử dụng cho việc quản lý nợ của ngân hàng tăng cao Một trường hợp khác có liên quan đến vấn đề đạo đức của khách hàng đối với ngân hàng là các hạn chế về thông tin bất cân xứng, khách hàng cố ý đưa thiếu thông tin hoặc đưa thông tin sai lệch trong quá trình cán bộ tín dụng thu thập, xem xét khoản vay sẽ khiến cán bộ tín dụng khó có thể đánh giá chính xác về tư cách khách hàng, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn, Gây nên rủi ro cho khoản cấp tín dụng

Theo Phạm Thái Hà (2017) thì rủi ro tín dụng gây ra bởi các nguyên nhân khách quan do môi trường chính trị, pháp lý, môi trường kinh doanh hay từ chính khách hàng vay vốn và do nguyên nhân chủ quan là do bắt nguồn từ nội bộ ngân hàng như chính sách tín dụng thiếu minh bạch và hoàn thiện, trình độ năng lực cán bộ quản lý

Nguyên nhân khách quan

Thiên tai, dịch bệnh: Thiên tai, hạn hán, dịch bệnh có thể gây thiệt hại nặng nề cho tài sản và tình hình kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Ví dụ, khi xảy ra thiên tai, khách hàng có thể bị mất tài sản, dẫn đến việc khó có thể trả nợ Khi dịch bệnh, khách hàng cũng phải ngưng các hoạt động kinh doanh cũng dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ

Trang 21

Các yếu tố chính trị, kinh tế: Các yếu tố chính trị, kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Ví dụ, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn thậm chí phá sản, dẫn đến việc khách hàng mất việc làm và không có khả năng trả nợ làm gia tăng nợ xấu và tổn thất cho tổ chức tín dụng

Lạm phát: Lạm phát cao có thể làm giảm giá trị thực của các khoản vay, điều này làm cho người vay gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ

Quá trình thẩm định khách hàng vay vốn không chặt chẽ

Ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng nếu quá trình thẩm định khách hàng vay vốn không chặt chẽ Quá trình thẩm định không chặt chẽ có thể dẫn đến việc ngân hàng cho vay những khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay Ngoài việc không thể thu hồi được vốn vay, nếu ngân hàng cho vay những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc có hành vi gian lận, ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý Nghiêm trọng hơn hết, có thể bị kiện tụng, phải bồi thường thiệt hại hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự Và khi thông tin về việc cho vay sai đối tượng được lan truyền, ngân hàng có thể mất đi uy tín với khách hàng và nhà đầu tư

Rủi ro do các chính sách tín dụng của ngân hàng

Đây là rủi ro phát sinh từ việc phát hành ban hành và thực thi các chính sách tín dụng không phù hợp, dẫn đến việc cho vay vốn cho những khách hàng có khả năng không trả được nợ, việc chính sách tín dụng của ngân hàng quy định không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, từ đó dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn gian lận, ngân hàng lại phải chịu thiệt thòi Tiêu chuẩn cho vay quá lỏng lẻo chẳng hạn như việc yêu cầu tài sản thế chấp hoặc lãi suất thấp có thể khiến ngân hàng giải ngân cho những khách hàng có rủi ro cao dẫn đến nhiều tổn thất cho ngân hàng

Do những yếu kém và sai sót của cán bộ tín dụng trong quá trình cấp tín dụng và kiểm soát sau vay

Các cán bộ tín dụng (CBTD) chưa nắm vững chính sách, quy định nghiệp vụ của ngân hàng về hoạt động cấp tín dụng có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡ các dự án đầu tư hiệu quả Hoặc các CBTD có thể do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành

Trang 22

chỉ tiêu đã đặt ra nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các cá nhân, dự án không có hiệu quả gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng

Thiếu hoạt động giám sát và quản lý sau cho vay từ phía CBTD và ngân hàng

Việc theo dõi, giám sát sau cấp tín dụng là việc rất cần thiết và vô cùng quan trọng đối với các CBTD CBTD thiếu ý thức trách nhiệm trong việc giám sát và quản lý khách hàng vay vốn sau khi giải ngân dẫn đến không phát hiện kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc từ phía khách hàng, các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro kịp thời và thích hợp Nhiều CBTD và ngân hàng chưa có hệ thống giám sát và quản lý sau cho vay đầy đủ và hiệu quả

Công tác quản lý các khoản cấp tín dụng yếu kém

Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng thiếu hiệu quả có thể làm cho ngân hàng không thể theo dõi và giám sát chặt chẽ các khoản nợ và khả năng trả nợ của khách hàng, việc phát hiện muộn các khoản vay có rủi ro cao và không có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả thì dễ gây ra rủi roc ho ngân hàng Việc quản lý rủi ro tín dụng đòi hỏi phải có nhiều vốn và nguồn lực, do đó một số TCTD, đặc biệt là các tổ chức nhỏ, có thể gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện hoạt động này

Ngân hàng thiếu các biện pháp dự phòng rủi ro

Hiện nay nhiều ngân hàng vẫn chưa áp dụng bảo hiểm khoản vay, cũng như yêu cầu tài sản thế chấp cao, kê khai các tài sản nếu tài sản thế chấp có nguy cơ mất thanh khoản thì ngân hàng sẽ không thể bù đắp được hết tổn thất khi khách không trả được nợ

1.3 Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng

Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, với các tác giả như Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013), Dimitrios P Louzis, Angelos T Vouldis & Vasilios L Metaxas (2011), John M Chapman and associates (1940), ….Và qua thực tế cho thấy các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể chia thành hai nhóm: Các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô

1.3.1 Các yếu tố vĩ mô Tốc độ tăng trưởng GDP

Trang 23

Tốc độ tăng trưởng GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng, phản ánh mức độ tăng trưởng của sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định Sự biến động của GDP sẽ tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của các khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính Khi nền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, khả năng trả nợ các khoản vay cũng được cải thiện Với tình hình kinh tế thuận lợi, tỷ lệ khách hàng vỡ nợ sẽ giảm Ngược lại, tăng trưởng quá nóng có thể dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản, khi giá cả các tài sản tăng quá nhanh so với giá trị thực Khi bong bóng vỡ, nhiều doanh nghiệp và cá nhân sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ

Lạm phát

Mối quan hệ giữa lạm phát và rủi ro tín dụng là phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố Lạm phát có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro tín dụng tùy thuộc vào mức độ lạm phát, tốc độ thay đổi lạm phát, và các yếu tố khác

Khi lạm phát tăng, giá trị đồng tiền giảm, đồng nghĩa với việc người vay phải trả nhiều tiền hơn để trả hết khoản vay Điều này làm tăng gánh nặng nợ và có thể khiến họ khó khăn hơn trong việc trả nợ đúng hạn Trong ngắn hạn, lạm phát có thể khuyến khích người vay vì họ nghĩ rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng và họ có thể trả nợ bằng tiền có giá trị thấp hơn trong tương lai Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ ngắn hạn và có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng trong dài hạn

Lạm phát làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó làm giảm lợi nhuận và khả năng trả nợ của họ Lạm phát cao và bất ổn làm cho việc dự báo chi phí và doanh thu trở nên khó khăn hơn, tăng thêm rủi ro kinh doanh

Chu kỳ kinh tế

Giai đoạn suy thoái làm tăng rủi ro tín dụng, tăng nợ xấu và làm thắt chặt tín dụng: Doanh nghiệp giảm sản xuất, lợi nhuận giảm, dẫn đến khả năng trả nợ giảm Tỷ lệ thất nghiệp tăng, làm giảm thu nhập của người dân, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả

Trang 24

nợ các khoản vay tiêu dùng Nợ xấu tăng do nhiều khách hàng không thể trả nợ đúng hạn Các ngân hàng thường thận trọng hơn trong việc cho vay để hạn chế rủi ro

Giai đoạn phục hồi rủi ro tín dụng giảm dần Kinh tế bắt đầu phục hồi, doanh nghiệp tăng sản xuất, khả năng trả nợ của khách hàng được cải thiện Các ngân hàng bắt đầu mở rộng tín dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi

Giai đoạn tăng trưởng kinh tế tăng trưởng mạnh, doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh, khả năng trả nợ tốt Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Từ đó làm giảm rủi ro tín dụng, và tăng trưởng tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, nếu tăng trưởng quá nóng, có thể hình thành bong bóng tài sản, tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ khi bong bóng vỡ

1.3.2 Các yếu tố vi mô Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng, được đo bằng tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu, có mối quan hệ phức tạp với rủi ro tín dụng Mối quan hệ này thường được mô tả theo hình chữ U ngược

Đối với ngân hàng nhỏ rủi ro tín dụng có thể cao do khả năng đa dạng hóa danh mục cho vay hạn chế, phụ thuộc quá nhiều vào một số ít khách hàng lớn, và khả năng quản lý rủi ro kém hơn so với ngân hàng lớn

Đối với ngân hàng lớn rủi ro tín dụng có thể giảm nhờ khả năng đa dạng hóa danh mục cho vay, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp và tiếp cận nguồn vốn đa dạng Ngân hàng quá lớn rủi ro hệ thống có thể tăng cao, nghĩa là sự sụp đổ của một ngân hàng lớn có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính

Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng Một ngân hàng hoạt động hiệu quả thường có khả năng giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua việc cải thiện chất lượng quản lý rủi ro, nâng cao khả năng thích ứng, tối ưu hóa cơ cấu vốn, và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng Ngân hàng có hiệu quả hoạt động thường có hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ, bao gồm các quy trình

Trang 25

đánh giá, phân loại và theo dõi tín dụng rõ ràng Điều này giúp giảm thiểu khả năng cho vay cho những khách hàng có khả năng vỡ nợ cao Ngân hàng hiệu quả thường đầu tư vào đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng, giúp họ có đủ kiến thức và kỹ năng để đánh giá rủi ro một cách chính xác Ngân hàng thường linh hoạt và sẵn sàng thay đổi để thích ứng với những biến động của thị trường Điều này giúp họ giảm thiểu rủi ro khi đối mặt với những thay đổi bất ngờ trong môi trường kinh doanh Việc áp dụng công nghệ mới giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tự động hóa các quy trình và giảm thiểu sai sót trong quá trình đánh giá tín dụng Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức hợp lý, giúp họ có đủ khả năng hấp thụ những tổn thất bất ngờ Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là một công cụ quan trọng giúp các ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả Việc trích lập dự phòng rủi ro hợp lý giúp bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngân hàng Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng rủi ro quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra những hậu quả tiêu cực

Dự phòng rủi ro đóng vai trò như một "vùng đệm" tài chính, giúp ngân hàng hấp thụ các tổn thất phát sinh từ các khoản nợ xấu Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ xấu đến lợi nhuận và vốn của ngân hàng Việc trích lập dự phòng rủi ro giúp phản ánh một cách chính xác hơn tình hình tài chính của ngân hàng, đặc biệt là chất lượng của danh mục cho vay Các nhà đầu tư thường đánh giá cao các ngân hàng có dự phòng rủi ro đầy đủ, bởi vì điều này cho thấy ngân hàng đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các rủi ro tiềm ẩn Việc trích lập dự phòng rủi ro là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng, nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là một "con dao hai lưỡi" Nếu được quản lý tốt, tăng trưởng tín dụng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, tăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể dẫn đến nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng

Trang 26

Tăng trưởng tín dụng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và góp phần vào tăng trưởng kinh tế Với quy mô tín dụng lớn hơn, ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục cho vay, giảm thiểu rủi ro tập trung vào một số ít khách hàng lớn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng có thể nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay, dẫn đến việc chấp nhận những khách hàng có khả năng trả nợ kém hơn ăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản, khi giá cả các tài sản tăng quá nhanh so với giá trị thực Khi bong bóng vỡ, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ Nếu tăng trưởng tín dụng quá nhanh so với tốc độ huy động vốn, ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản, tức là không đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng

1.4 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

Theo bài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Phạm Thị Thu Hiền (2017) có chỉ ra nhiều hệ quả đối với ngân hàng và nền kinh tế khi rủi ro tín dụng xảy ra

Đối với ngân hàng

Tổn thất tài chính trực tiếp cho ngân hàng: Đây là khoản tổn thất lớn nhất do rủi ro tín dụng gây ra Khi khách hàng vay vốn không thể thanh toán khoản vay, tổ chức cho vay sẽ bị mất đi số tiền gốc và lãi vay của khoản vay đó Thu nhập lãi là một trong những thu nhập chính của ngân hàng, việc nợ xấu tăng cao, ngân hàng bị giảm nguồn thu nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Chi phí thu hồi nợ: Khi thực hiện thu hồi nợ, ngân hàng sẽ phải chi trả và ứng trước các khoản phí thu hồi nợ, chi phí liên quan đến pháp lý, chi phí khác trong công tác thu hồi nợ, việc khách hàng vay vốn không thanh toán khoản vay, tổ chức cho vay sẽ phải chịu hết tất cả các khoản phí đó

Gây ảnh hưởng đến danh tiếng: Khi xảy ra tình trạng nợ xấu, tổ chức cho vay có thể bị ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín, khách hàng sẽ cảm thấy e ngại khi làm việc với ngân hàng, dẫn đến khó thu hút được nguồn khách hàng mới

Trang 27

Gây ra các vấn đề pháp lý: Trong một số trường hợp, tổ chức cho vay có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý do rủi ro tín dụng gây ra, chẳng hạn như kiện tụng với khách hàng vay vốn, các hồ sơ tài sản của các khách hàng có tranh chấp dẫn đến không thể thanh lý tài sản để thu hồi nợ

Gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng: Khi tổ chức cho vay phải chịu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, tổ chức tín dụng có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn, đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi vay, giảm khả năng thanh toán của ngân hàng nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ mà mất vốn làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng Nếu tình trạng này kéo dài không thể khắc phục được, ngân hàng có thể sẽ bị phá sản, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống các ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng và kể các cá nhân đang làm việc tại ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng

Đối với nền kinh tế

Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính của quốc gia Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng dẫn đến bị phá sản thì người gửi tiền ở ngân hàng bị phá sản và các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền, điều này làm cho ngân hàng gặp khó khăn kéo theo toàn hệ thống ngân hàng Khi ngân hàng phá sản, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống người lao động gặp khó khăn Hơn nữa, sự rối loạn của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Điều này làm tăng nguy cơ suy thoái nền kinh tế, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng, sức mua giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, mất trật tự, ổn định xã hội

Trang 28

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu / Tổng dư nợ) * 100% (Nguyễn Văn Tiến, 2020) Trong đó: Nợ xấu là tổng số tiền nợ của khách hàng quá hạn thanh toán trên 90 ngày, không có khả năng thu hồi Tổng dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đang cho vay khách hàng

Nợ xấu cao có thể làm mất vốn ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý rủi ro, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của tổ chức và gây mất niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng thấp, dẫn đến nguy cơ mất vốn Do đó, các ngân hàng cần có các biện pháp để kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp

Công thức tính tỷ lệ nợ quá hạn như sau: Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100% (Nguyễn Văn Tiến, 2020)

Trong đó: Dư nợ quá hạn là tổng số tiền nợ của khách hàng không thanh toán đúng hạn, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ quá hạn trên 90 ngày Tổng dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đang cho vay khách hàng

Trang 29

Tỷ lệ nợ quá hạn được coi là an toàn khi ở mức dưới 5% Khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản dự phòng tài chính được trích lập để bù đắp cho các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn và đảm bảo an toàn hoạt động

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tối thiểu phải đạt 2% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1, 5% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 2, 20% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3, 50% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 4 và 100% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 5 (Ngân hàng nhà nước, 2021)

Tuy nhiên, các ngân hàng có thể trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn tỷ lệ tối thiểu quy định nếu muốn giảm thiểu rủi ro mất vốn

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng khỏi rủi ro nợ quá hạn, nợ xấu Khi khách hàng vay vốn không thanh toán đầy đủ, đúng hạn, tổ chức tín dụng có thể sử dụng số dư dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp cho khoản thiệt hại Đây cũng là một trong những chỉ số đánh giá tình hình của một ngân hàng tỷ lệ dự phòng càng cao thì ngân hàng đó trích lập dự phòng càng đầy đủ, khả năng giảm thiểu rủi ro nợ xấu cao

Tỷ lệ thu hồi nợ

Tỷ lệ thu hồi nợ là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Tỷ lệ thu hồi nợ càng cao thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt, giảm thiểu rủi ro mất vốn Do đó, các ngân hàng cần có các biện pháp để nâng cao tỷ lệ thu hồi nợ

Công thức tính tỷ lệ thu hồi nợ được trình bày như sau: Tỷ lệ thu hồi nợ = (Tổng số tiền thu hồi / Tổng số tiền nợ) * 100% (Nguyễn Văn Tiến, 2020)

Ngày đăng: 19/09/2024, 13:09

w