1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh tân bình

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề án "Giải pháp phòng ngừa rủi rotrong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình" này nhằmphân tích các rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề án đề tài "Giải pháp phòng ngừa rủi ro tronghoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình"là đề án được thực hiện bởi cá nhân em.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nộidung trong đề án của mình.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ củaKhoa Sau đại học, Trường đại học Ngân hàng TP HCM đã tạo điều kiệnthuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Em cảm ơn Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Xuân Trường đãtận tình hướng dẫn em hoàn thành đề án tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, cácanh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình – đơn vị đãtiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu,trải nghiệm tại đơn vị để hoàn thành tốt đề án.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thànhcông trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc anh, chị làm việc tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình luôn dồi dào sức khỏe,đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam tự do hóa tài chính cùng với việchội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo ra một môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt giữangười với người, giữa các doanh nghiệp với nhau, họ thường xuyên đối mặt với nguy cơthua lỗ, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụngcủa các Ngân hàng thương mại Việt Nam Vì vậy, việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt độngtín dụng là yêu cầu cấp bách của tất cả các ngân hàng Trong những năm qua, việc tìmkiếm – đưa ra các giải pháp, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tíndụng luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu Đề án "Giải pháp phòng ngừa rủi rotrong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình" này nhằmphân tích các rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình, các chitiêu đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phầnphòng ngừa rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nói chung vàNgân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình nói riêng.

Trang 6

In the trend of developing the Vietnamese economy, financial liberalization andintegration into the world economy create a fiercely competitive economic environmentbetween people and businesses, they often face the risk of loss, inability to pay to banks,causing risks in credit activities of Vietnamese commercial banks Therefore, riskprevention in credit activities is an urgent requirement of all banks In recent years, findingand providing solutions, and implementing measures to prevent credit risks have alwaysbeen top priorities for banks This project "Solutions to prevent credit risks at SaigonCommercial Joint Stock Bank - Tan Binh Branch" aims to analyze credit risks at SaigonCommercial Joint Stock Bank - Tan Binh Branch, credit risk assessment criteria, therebyproposing and giving some solutions and recommendations to contribute to preventingcredit risks for current Vietnamese commercial banks in general and Saigon CommercialJoint Stock Bank - Tan Binh Branch in particular.

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ix

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 5

1.2 Nguyên dân dẫn đến rủi ro tín dụng 7

1.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 15

2.1 Các quy định pháp lý liên quan đến rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụngtại Việt Nam 24

Trang 9

2.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân

2.3.5 Các công tác được thực hiện để phòng ngừa rủi ro tín dụng 34

2.4 Ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Tân Bình 37

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH…………39

3.1 Định hướng phát triển của SCB nói chung và định hướng về phòng ngừa rủi ro tíndụng nói riêng 39

3.2 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP SàiGòn – Chi nhánh Tân Bình 40

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 2 Phân loại nợ tại SCB Tân Bình 30

Trang 11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian 26Biểu đồ 2 2 Tình hình nợ quá hạn tại SCB Tân Bình 29

Sơ đồ 1 1 Phân loại rủi ro tín dụng. 5

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề án

Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng nhấttrong tất cả các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đây là hoạt động mang lại thu nhậpchính cho ngân hàng và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển Rủi ro trong hoạt độngtín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt, có thể ảnhhưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động kinh danh và sự ổn định của ngân hàng.Việc phòng ngừa rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết mà mọi ngân hàng đều phảithực hiện để duy trì sự ổn định, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và đạt hiệuquả Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình (SCB - Chi nhánhTân Bình) là một trong những chi nhánh của SCB có hoạt động tín dụng nổi trội Vìvậy, việc phòng ngừa rủi ro tín dụng là rất cần thiết Dựa trên cơ sở lý thuyết, các quyđịnh pháp lý hiện hành cùng với sự trải nghiệm thực tế tại chi nhánh ngân hàng, đề ánđề xuất các giải pháp thiết thực và phù hợp với thực trạng hoạt động của chi nhánhtrong thời điểm hiện tại đồng thời có thể áp dụng cho các ngân hàng khác trong hệthống ngân hàng Việt Nam Vì vậy, đề án "GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONGHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH" làmột đề án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề án là phân tích lý luận cơ bản và các hạn chế còntộn động hiện tại của chi nhánh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu vàkiểm soát hiệu quả các rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánhTân Bình, góp phần nâng cao tính ổn định và hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Trên cơ sở dữ liệu của SCB Tân Bình, trình bày thực trạng quản lý rủi ro tín dụngtại chi nhánh này, từ đó phân tích ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý đồng thờiđề xuất những giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh nói

Trang 13

riêng, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Bài đề án sẽ phân tích các vấn đề sau:

Nêu lên những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hiện nay.

Những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng.Thực trạng về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SCB Tân Bình.

Phân tích những ưu và nhược điểm trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Đề ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SCB Tân Bình.

3 Câu hỏi nghiên cứu

(1)Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại hiện nay?

(2) Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Tân Bình áp dụng là gì?(3)Thực trạng về hoạt động tín dụng tại SCB Tân Bình ra sao?Rủi ro tín dụng đánh giá trên các tiêu chí nào?

(4)Các giải pháp phòng ngừa rủi ro hiện tại đã được áp dụng có mang lại hiệu quả như mong đợi? Có những hạn chế nào cần khắc phục?(5)Những giải pháp nào phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại SCB Tân Bình?

4 Phương pháp nghiên cứu định tính

Thu thập tài liệu: Sưu tầm các tài liệu liên quan đến lý thuyết quản lý rủi ro tíndụng, các nghiên cứu trước đây về vấn đề này, đặc biệt là các nghiên cứu liên quanđến ngành ngân hàng Việt Nam Phân tích các tài liệu đã thu thập để xây dựng khunglý thuyết, xác định các khái niệm và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Trang 14

Tiến hành khảo sát sơ bộ để nắm bắt tình hình thực tế tại chi nhánhTân Bình, bao gồm quy mô hoạt động, cơ cấu khách hàng, sản phẩm tíndụng, quy trình tín dụng hiện hành Phân tích các tài liệu liên quan đến hoạtđộng tín dụng của chi nhánh như báo cáo tài chính, báo cáo quản lý rủi ro,các văn bản quy định nội bộ Quan sát trực tiếp các hoạt động liên quanđến tín dụng để hiểu rõ hơn về quy trình làm việc và các vấn đề phát sinh.

Thu thập số liệu về các chỉ tiêu liên quan đến rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ xấu,tỷ lệ bao phủ dự phòng, các chỉ số tài chính của khách hàng Từ đó phân tích các hạnchế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh đồng thời đưa ra các giải pháp hiệu quả.5 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu và đánh giá hoạt động tín dụng tại SCB – Chi nhánhTân Bình, các chỉ tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng và đưa ra các giải phápphòng ngừa rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro tronghoạt động tín dụng của SCB – Chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2020 – 2022 từ đó đềxuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

6 Kết cấu nội dung chi tiết của đề án

Bài đề án viết về thực trạng rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụngtại SCB Tân Bình, nội dung bài bài đề án được chia làm ba chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Chương 2 Thực trạng nghiên cứu rủi ro tín dụng và phòng ngừarủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình.

Chương 3 Định hướng của SCB và giải pháp phòng ngừa rủi ro tronghoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình.

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ

Theo Timothy W Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng được cho là sựthay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng khôngthanh toán hay thanh toán trễ hạn”.

Theo điểm a, khoản 24 điều 2 Thông tư 46/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn đốivới ngân hàng thương mại thì rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro do khách hàng khôngthực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theohợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tại Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì rủi ro trong hoạtđộng cấp tín dụng có thể gây ra những tổn thất trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng khi khách hàng không thực hiện (một phần hoặc toàn bộ) nghĩavụ đã cam kết Còn theo Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) trình bày thì rủi ro tíndụng xuất hiện khi ngân hàng không thu hồi được từ khách hàng đầy đủ nợgốc và lãi hoặc khách hàng không thanh toán khoản vay đúng kì hạn.

Như vậy, có thể hiểu rằng rủi ro tín dụng là rủi ro dẫn đến mất tiền, là những tổnthất tiềm năng có thể xảy ra của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng, do khách hàngvay không thực hiện các nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc khách hàng vaykhông trả nợ đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng Đây là rủi ro gắnliền với hoạt động tín dụng, dẫn đến nhiều tổn thất tài chính cho ngân hàng như giảm thunhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Đây là một trong những rủi ro quan

Trang 16

trọng đối với các ngân hàng, bởi vì nó chiếm đã phần trong doanh thu vàlợi nhuận đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng dựa trên các quan điểm khác nhau.Theo Bùi Diệu Anh (2013), hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng phân

Sơ đồ 1 1 Phân loại rủi ro tín dụng.loại dưa trên được phân loại dựa trên nguyên nhân phát sinh và khả năng trả nợ.Dựa trên nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được xem là rủi ro giao dịch, rủiro tác nghiệp, rủi ro danh mục Dựa trên khả năng trả nợ, rủi ro tín dụng là rủi rođộng vốn, rủi ro mất khả năng chi trả, rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay.

(Nguồn: Bùi Diệu Anh, 2013)

Do nguyên nhân phát sinh

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng liên quan đến những hạn chếtrong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng của ngân hàng Rủi rogiao dịch có ba bộ phận: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

Trang 17

Rủi ro lựa chọn là rủi ro quan trọng mà ngân hàng phải đối mặt từ quátrình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốncó hiệu quả để ra quyết định cho vay, cụ thể nếu ngân hàng lựa chọn sai đốitượng vay vốn hoặc sai phương án cho vay, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.

Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, cách thức đảm bảo, chủ thể đảm bảovà mức cho vay trên trị giá của TSĐB cụ thể là giá trị tài sản bảo đảm thấp hơngiá trị của khoản vay hoặc giá trị bảo đảm không thể thanh toán cho khoản vaytrong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, rủi ro này làm ảnhhưởng đến khả năng thu hồi nợ và làm tổn thất cho ngân hàng.

Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay, công tác quảnlý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng các hệ thống xếp hạng rủi rovà các kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề, các sai sót trong quá trình thẩm định,sai sót trong quá trình giải ngân, rủi ro trong quá trình quản lý sau giải ngân.

Rủi ro danh mục là rủi ro nguyên nhân phát sinh là do các hạn chếtrong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, rủi ro danh mục baogồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt bên trongcủa mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Rủi ro nội tại xuất phát từ đặcđiểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay, ví dụ yếu tố kháchhàng thì cần xem xét đến tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, dòng tiền, yếu tố về tàisản bảo thì cần xem xét đến loại hình tài sản, vị trí địa lý, tình trạng pháp lý,…

Đối với rủi ro tập trung là rủi ro khi ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối vớimột số khách hàng, quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành - lĩnh vựckinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao Nhữngkhách hàng được xem là khách hàng lớn ngân hàng dồn nguồn vốn để giải ngân chonhững khách hàng đó ngân hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thanh toán củanhững khách hàng này Nếu một khách hàng lớn gặp rủi ro và không thể thanh toán khoảnvay, ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất lớn Khi tập trung cho vay vào các ngành/lĩnh

Trang 18

vực có rủi ro cao (như bất động sản, chứng khoán), ngân hàng sẽ phải đốimặt với nguy cơ cao khi xảy ra biến động thị trường hoặc rủi ro ngành.

Rủi ro tác nghiệp là những sai sót trong nội bộ ngân hàng, đó là các tổnthất tìm ẩn do sự sai sót của nhân viên trong quá trình nhập liệu, gian lận hoặcvi phạm, do hệ thống bị lỗi gây gián đoạn trong quá trình hoạt động, hoặc doảnh hưởng từ phía bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Do khả năng trả nợ

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn là sau khi thiết lập mối quan hệ tíndụng, ngân hàng và khách hàng đưa ra một thời hạn hoàn trả nợ cụ thể.Tuy nhiên, đến thời hạn quy định nhưng khách hàng vẫn không hoàn trảhoặc hoàn trả không đầy đủ, ngân hàng chưa thu hồi được vốn vay.

Rủi ro do mất khả năng chi trả là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanhnghiệp mà ngân hàng cấp tín dụng mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thựchiện một số biện pháp để thu hồi nợ thậm chí là thanh lý TSĐB của cánhân,doanh nghiệp để thu nợ Rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố

Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Ngoài hoạt động cho vaytruyền thống, ngân hàng còn tham gia vào nhiều hoạt động khác mang tính chất tíndụng, tiềm ẩn rủi ro tín dụng mà ngân hàng cần quan tâm và quản lý hiệu quả như làbảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng,tín dụng thuê mua, đồng tài trợ,… mỗi nghiệp vụ đều sẽ có một số rủi ro nhất địnhnhư là khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, không thực hiện đúngnghĩa vụ cam kết, khách hàng thuê mua không thanh toán được tiền thuê,…

1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một số nghiên cứu có liên quan trước đây của các tác giả Trương Đông Lộc vàNguyễn Thị Tuyết (2011); Hồ Thị Thu Hương (2020); Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danhvà Ngô Văn Toàn (2018) cũng cho ra kết quả rằng khả năng tài chính, năng lực

Trang 19

trả nợ của khách hàng là một yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hìnhthành rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Năng lực tài chính yếu kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợcủa khách hàng, dẫn đến nhiều rủi roc ho cả khách hàng và tổ chức cho vay

Mất việc làm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rủi ro tín dụng.Khi mất việc làm, khách hàng sẽ mất nguồn thu nhập chính để trả nợ.

Giảm thu nhập: Giảm thu nhập cũng có thể là nguyên nhân gây rarủi ro tín dụng Khi thu nhập giảm, khách hàng có thể gặp khó khăntrong việc trang trải các khoản chi tiêu hàng tháng và sẽ khó có thể trảnợ đầy đủ và đúng hạn, thậm chí không có khả năng trả được nợ.

Tăng chi phí sinh hoạt: Tăng chi phí sinh hoạt cũng có thể là nguyênnhân gây ra rủi ro tín dụng Khi chi phí sinh hoạt tăng, khách hàng sẽ phảichi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít đi, dẫn đến việc khó có thể trả nợ.

Tỷ lệ nợ trên thu nhập của khách hàng quá cao: khách hàng gánhvác quá nhiều khoản nợ, khách hàng khó có khả năng chủ động đượcnguồn tài chính để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Năng lực tài chính yếu kém còn được thể hiện qua lịch sử tín dụng kém:đây là lịch sử trễ thanh toán của các khoản vay trước đây, các vấn đề tín dụngphát sinh khác đều được lưu lại trên hệ thống ngân hàng Việc cấp tín dụng chonhững đối tượng khách hàng này cũng là một trong những rủi ro cho ngân hàng.

Các yếu tố khác: Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể khiếnkhách hàng không có khả năng trả nợ, chẳng hạn như bệnh tật, tai nạn, v.v.

Khách hàng có ý định không trả nợ: đây là trường hợp khách hàng mất khả năng chitrả nên dừng việc thanh toán nợ cho ngân hàng hoặc từ ban đầu khách hàng đãkhông có ý định trả nợ, việc xác định ý định trả nợ của khách hàng là vô cùng quantrọng nhằm giảm thiểu rủi ro và kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Mục đích sử dụng vốn không chính đáng: Một số khách hàng có thể vay tiền củangân hàng để đầu tư vào các dự án có rủi ro cao, các hoạt động có nguy cơ vi phạm pháp

Trang 20

luật, đạo đức,… Khi dự án thất bại, dự án có nguy cơ không thể thực hiện do các vấnđề pháp lý, pháp luật, khách hàng sẽ không thu hồi được vốn và khôngcó khả năng trả nợ.

Mục đích sử dụng vốn không rõ ràng: Một số khách hàng có thể vay tiềncủa ngân hàng nhưng không có mục đích sử dụng cụ thể Khi không có mụcđích sử dụng rõ ràng, khách hàng sẽ dễ dàng có ý định không trả nợ.

Vấn đề uy tín, đạo đức của khách hàng: Bên cạnh những nhân tố về tình hìnhtài chính, pháp lý của khách hàng, thì các ngân hàng thương mại còn phải chú trọngđến đạo đức của khách hàng vay Hiện nay, không ít khách hàng đáp ứng đủ các điềukiện cho vay của ngân hàng nhưng sau khi được cấp tín dụng lại luôn cố ý trốn tránhtrách nhiệm, trốn tránh liên lạc, liên tục không phản hồi lại cuộc gọi, thông báo từ phíatổ chức tín dụng, không có ý thức trả nợ, không thực hiện các điều khoản cam kếttrong hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ tín dụng phụ trách cũng như khiếncác khoản chi phí sử dụng cho việc quản lý nợ của ngân hàng tăng cao Một trườnghợp khác có liên quan đến vấn đề đạo đức của khách hàng đối với ngân hàng là cáchạn chế về thông tin bất cân xứng, khách hàng cố ý đưa thiếu thông tin hoặc đưathông tin sai lệch trong quá trình cán bộ tín dụng thu thập, xem xét khoản vay sẽkhiến cán bộ tín dụng khó có thể đánh giá chính xác về tư cách khách hàng, tài sảnbảo đảm, mục đích vay vốn, Gây nên rủi ro cho khoản cấp tín dụng.

Theo Phạm Thái Hà (2017) thì rủi ro tín dụng gây ra bởi các nguyên nhân kháchquan do môi trường chính trị, pháp lý, môi trường kinh doanh hay từ chính kháchhàng vay vốn và do nguyên nhân chủ quan là do bắt nguồn từ nội bộ ngân hàng nhưchính sách tín dụng thiếu minh bạch và hoàn thiện, trình độ năng lực cán bộ quản lý.Nguyên nhân khách quan

Thiên tai, dịch bệnh: Thiên tai, hạn hán, dịch bệnh có thể gây thiệt hại nặng nềcho tài sản và tình hình kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp làm ảnh hưởng đếnkhả năng trả nợ của khách hàng Ví dụ, khi xảy ra thiên tai, khách hàng có thể bị mấttài sản, dẫn đến việc khó có thể trả nợ Khi dịch bệnh, khách hàng cũng phải ngưngcác hoạt động kinh doanh cũng dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ.

Trang 21

Các yếu tố chính trị, kinh tế: Các yếu tố chính trị, kinh tế cũng có thể ảnh hưởngđến khả năng trả nợ của khách hàng Ví dụ, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhiều doanhnghiệp và cá nhân gặp khó khăn thậm chí phá sản, dẫn đến việc khách hàng mất việc làmvà không có khả năng trả nợ làm gia tăng nợ xấu và tổn thất cho tổ chức tín dụng.

Lạm phát: Lạm phát cao có thể làm giảm giá trị thực của các khoảnvay, điều này làm cho người vay gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ.Quá trình thẩm định khách hàng vay vốn không chặt chẽ

Ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng nếu quá trình thẩm định khách hàng vayvốn không chặt chẽ Quá trình thẩm định không chặt chẽ có thể dẫn đến việc ngânhàng cho vay những khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay Ngoài việckhông thể thu hồi được vốn vay, nếu ngân hàng cho vay những khách hàng không đủđiều kiện vay vốn hoặc có hành vi gian lận, ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý.Nghiêm trọng hơn hết, có thể bị kiện tụng, phải bồi thường thiệt hại hoặc thậm chí bịtruy cứu trách nhiệm hình sự Và khi thông tin về việc cho vay sai đối tượng được lantruyền, ngân hàng có thể mất đi uy tín với khách hàng và nhà đầu tư.

Rủi ro do các chính sách tín dụng của ngân hàng

Đây là rủi ro phát sinh từ việc phát hành ban hành và thực thi các chínhsách tín dụng không phù hợp, dẫn đến việc cho vay vốn cho những khách hàngcó khả năng không trả được nợ, việc chính sách tín dụng của ngân hàng quy địnhkhông rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, từ đó dẫn đến việc cấptín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn gian lận, ngân hànglại phải chịu thiệt thòi Tiêu chuẩn cho vay quá lỏng lẻo chẳng hạn như việc yêucầu tài sản thế chấp hoặc lãi suất thấp có thể khiến ngân hàng giải ngân chonhững khách hàng có rủi ro cao dẫn đến nhiều tổn thất cho ngân hàng.

Do những yếu kém và sai sót của cán bộ tín dụng trong quá trình cấp tíndụng và kiểm soát sau vay

Các cán bộ tín dụng (CBTD) chưa nắm vững chính sách, quy định nghiệp vụ củangân hàng về hoạt động cấp tín dụng có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡ các dựán đầu tư hiệu quả Hoặc các CBTD có thể do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành

Trang 22

chỉ tiêu đã đặt ra nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các cá nhân, dự ánkhông có hiệu quả gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

Thiếu hoạt động giám sát và quản lý sau cho vay từ phía CBTD và ngân hàng

Việc theo dõi, giám sát sau cấp tín dụng là việc rất cần thiết và vô cùng quantrọng đối với các CBTD CBTD thiếu ý thức trách nhiệm trong việc giám sát và quản lýkhách hàng vay vốn sau khi giải ngân dẫn đến không phát hiện kịp thời các vấn đềkhó khăn, vướng mắc từ phía khách hàng, các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra để cónhững biện pháp giảm thiểu rủi ro kịp thời và thích hợp Nhiều CBTD và ngân hàngchưa có hệ thống giám sát và quản lý sau cho vay đầy đủ và hiệu quả.

Công tác quản lý các khoản cấp tín dụng yếu kém

Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng thiếu hiệu quả có thể làm cho ngân hàngkhông thể theo dõi và giám sát chặt chẽ các khoản nợ và khả năng trả nợ củakhách hàng, việc phát hiện muộn các khoản vay có rủi ro cao và không có biệnpháp xử lý kịp thời và hiệu quả thì dễ gây ra rủi roc ho ngân hàng Việc quản lý rủiro tín dụng đòi hỏi phải có nhiều vốn và nguồn lực, do đó một số TCTD, đặc biệt làcác tổ chức nhỏ, có thể gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện hoạt động này.

Ngân hàng thiếu các biện pháp dự phòng rủi ro

Hiện nay nhiều ngân hàng vẫn chưa áp dụng bảo hiểm khoản vay, cũng như yêucầu tài sản thế chấp cao, kê khai các tài sản nếu tài sản thế chấp có nguy cơ mất thanhkhoản thì ngân hàng sẽ không thể bù đắp được hết tổn thất khi khách không trả được nợ.

1.3 Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng

Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, với các tác giả như Ahlem Selma Messaiand Fathi Jouini (2013), Dimitrios P Louzis, Angelos T Vouldis & Vasilios L Metaxas(2011), John M Chapman and associates (1940), ….Và qua thực tế cho thấy các yếu tố

tác động đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể chia thành hai nhóm: Cácyếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô.

1.3.1 Các yếu tố vĩ môTốc độ tăng trưởng GDP

Trang 23

Tốc độ tăng trưởng GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng, phản ánh mứcđộ tăng trưởng của sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một giaiđoạn nhất định Sự biến động của GDP sẽ tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ củacác khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính Khinền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốn hơn để mở rộng sảnxuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các ngânhàng Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, khả năng trả nợ các khoản vaycũng được cải thiện Với tình hình kinh tế thuận lợi, tỷ lệ khách hàng vỡ nợ sẽ giảm.Ngược lại, tăng trưởng quá nóng có thể dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản, khi giácả các tài sản tăng quá nhanh so với giá trị thực Khi bong bóng vỡ, nhiều doanhnghiệp và cá nhân sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Lạm phát

Mối quan hệ giữa lạm phát và rủi ro tín dụng là phức tạp và phụ thuộcvào nhiều yếu tố Lạm phát có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro tín dụng tùythuộc vào mức độ lạm phát, tốc độ thay đổi lạm phát, và các yếu tố khác.

Khi lạm phát tăng, giá trị đồng tiền giảm, đồng nghĩa với việc người vayphải trả nhiều tiền hơn để trả hết khoản vay Điều này làm tăng gánh nặng nợ vàcó thể khiến họ khó khăn hơn trong việc trả nợ đúng hạn Trong ngắn hạn, lạmphát có thể khuyến khích người vay vì họ nghĩ rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng và họcó thể trả nợ bằng tiền có giá trị thấp hơn trong tương lai Tuy nhiên, đây là mộtsuy nghĩ ngắn hạn và có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng trong dài hạn.

Lạm phát làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đólàm giảm lợi nhuận và khả năng trả nợ của họ Lạm phát cao và bất ổn làm cho việcdự báo chi phí và doanh thu trở nên khó khăn hơn, tăng thêm rủi ro kinh doanh.

Chu kỳ kinh tế

Giai đoạn suy thoái làm tăng rủi ro tín dụng, tăng nợ xấu và làm thắt chặt tín dụng:Doanh nghiệp giảm sản xuất, lợi nhuận giảm, dẫn đến khả năng trả nợ giảm Tỷ lệ thấtnghiệp tăng, làm giảm thu nhập của người dân, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả

Trang 24

nợ các khoản vay tiêu dùng Nợ xấu tăng do nhiều khách hàng không thể trả nợ đúnghạn Các ngân hàng thường thận trọng hơn trong việc cho vay để hạn chế rủi ro.

Giai đoạn phục hồi rủi ro tín dụng giảm dần Kinh tế bắt đầu phục hồi,doanh nghiệp tăng sản xuất, khả năng trả nợ của khách hàng được cải thiện.Các ngân hàng bắt đầu mở rộng tín dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Giai đoạn tăng trưởng kinh tế tăng trưởng mạnh, doanh nghiệp cónhiều cơ hội kinh doanh, khả năng trả nợ tốt Nhu cầu vốn của doanhnghiệp tăng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Từ đó làm giảm rủi ro tín dụng,và tăng trưởng tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, nếu tăng trưởng quá nóng,có thể hình thành bong bóng tài sản, tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ khi bong bóng vỡ.

1.3.2 Các yếu tố vi môQuy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng, được đo bằng tổng tài sản hoặc vốn chủ sởhữu, có mối quan hệ phức tạp với rủi ro tín dụng Mối quan hệ nàythường được mô tả theo hình chữ U ngược.

Đối với ngân hàng nhỏ rủi ro tín dụng có thể cao do khả năng đa dạnghóa danh mục cho vay hạn chế, phụ thuộc quá nhiều vào một số ít kháchhàng lớn, và khả năng quản lý rủi ro kém hơn so với ngân hàng lớn.

Đối với ngân hàng lớn rủi ro tín dụng có thể giảm nhờ khả năng đa dạng hóa danhmục cho vay, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp và tiếp cận nguồn vốn đadạng Ngân hàng quá lớn rủi ro hệ thống có thể tăng cao, nghĩa là sự sụp đổ của một ngânhàng lớn có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính.

Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lýrủi ro tín dụng Một ngân hàng hoạt động hiệu quả thường có khả năng giảm thiểu rủi rotín dụng thông qua việc cải thiện chất lượng quản lý rủi ro, nâng cao khả năng thích ứng,tối ưu hóa cơ cấu vốn, và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng Ngân hàng có hiệuquả hoạt động thường có hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ, bao gồm các quy trình

Trang 25

đánh giá, phân loại và theo dõi tín dụng rõ ràng Điều này giúp giảm thiểu khả năng chovay cho những khách hàng có khả năng vỡ nợ cao Ngân hàng hiệu quả thường đầu tưvào đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng, giúp họ có đủ kiến thức và kỹ năngđể đánh giá rủi ro một cách chính xác Ngân hàng thường linh hoạt và sẵn sàng thay đổiđể thích ứng với những biến động của thị trường Điều này giúp họ giảm thiểu rủi ro khiđối mặt với những thay đổi bất ngờ trong môi trường kinh doanh Việc áp dụng công nghệmới giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tự động hóa các quy trình và giảmthiểu sai sót trong quá trình đánh giá tín dụng Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ an toàn vốnở mức hợp lý, giúp họ có đủ khả năng hấp thụ những tổn thất bất ngờ.

Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là một công cụ quan trọng giúp các ngân hàng quản lýrủi ro tín dụng hiệu quả Việc trích lập dự phòng rủi ro hợp lý giúp bảo vệ lợiích của các nhà đầu tư, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và tạo điềukiện cho sự phát triển bền vững của ngân hàng Tuy nhiên, việc trích lập dựphòng rủi ro quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra những hậu quả tiêu cực.

Dự phòng rủi ro đóng vai trò như một "vùng đệm" tài chính, giúp ngân hànghấp thụ các tổn thất phát sinh từ các khoản nợ xấu Điều này giúp giảm thiểu tácđộng tiêu cực của nợ xấu đến lợi nhuận và vốn của ngân hàng Việc trích lập dựphòng rủi ro giúp phản ánh một cách chính xác hơn tình hình tài chính của ngânhàng, đặc biệt là chất lượng của danh mục cho vay Các nhà đầu tư thường đánhgiá cao các ngân hàng có dự phòng rủi ro đầy đủ, bởi vì điều này cho thấy ngânhàng đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các rủi ro tiềm ẩn Việc trích lập dựphòng rủi ro là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của các cơ quan quản lý ngânhàng, nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là một "con dao hai lưỡi" Nếu được quản lýtốt, tăng trưởng tín dụng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiệnđời sống người dân Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, tăng trưởng tíndụng quá nhanh có thể dẫn đến nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.

Trang 26

Tăng trưởng tín dụng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và hộ giađình, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và góp phần vào tăngtrưởng kinh tế Với quy mô tín dụng lớn hơn, ngân hàng có thể đa dạng hóadanh mục cho vay, giảm thiểu rủi ro tập trung vào một số ít khách hàng lớn.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng có thể nới lỏng cáctiêu chuẩn cho vay, dẫn đến việc chấp nhận những khách hàng có khả năng trả nợkém hơn ăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản,khi giá cả các tài sản tăng quá nhanh so với giá trị thực Khi bong bóng vỡ, nhiềukhách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ Nếu tăng trưởng tín dụng quá nhanhso với tốc độ huy động vốn, ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản, tức làkhông đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

1.4 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

Theo bài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung,Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Phạm Thị Thu Hiền (2017) có chỉ ra nhiều hệquả đối với ngân hàng và nền kinh tế khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Đối với ngân hàng

Tổn thất tài chính trực tiếp cho ngân hàng: Đây là khoản tổn thất lớn nhất dorủi ro tín dụng gây ra Khi khách hàng vay vốn không thể thanh toán khoản vay, tổchức cho vay sẽ bị mất đi số tiền gốc và lãi vay của khoản vay đó Thu nhập lãi là mộttrong những thu nhập chính của ngân hàng, việc nợ xấu tăng cao, ngân hàng bị giảmnguồn thu nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Chi phí thu hồi nợ: Khi thực hiện thu hồi nợ, ngân hàng sẽ phải chi trảvà ứng trước các khoản phí thu hồi nợ, chi phí liên quan đến pháp lý, chi phíkhác trong công tác thu hồi nợ, việc khách hàng vay vốn không thanh toánkhoản vay, tổ chức cho vay sẽ phải chịu hết tất cả các khoản phí đó.

Gây ảnh hưởng đến danh tiếng: Khi xảy ra tình trạng nợ xấu, tổ chức chovay có thể bị ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín, khách hàng sẽ cảm thấy e ngại khilàm việc với ngân hàng, dẫn đến khó thu hút được nguồn khách hàng mới.

Trang 27

Gây ra các vấn đề pháp lý: Trong một số trường hợp, tổ chức cho vaycó thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý do rủi ro tín dụng gây ra, chẳnghạn như kiện tụng với khách hàng vay vốn, các hồ sơ tài sản của các kháchhàng có tranh chấp dẫn đến không thể thanh lý tài sản để thu hồi nợ.

Gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng: Khi tổ chức chovay phải chịu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, tổ chức tín dụng có thể gặp khó khăntrong việc huy động vốn, đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khácnhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi vay, giảmkhả năng thanh toán của ngân hàng nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi,nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ mà mất vốn làm ảnh hưởng đến uytín của ngân hàng Nếu tình trạng này kéo dài không thể khắc phục được, ngân hàngcó thể sẽ bị phá sản, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung vàhệ thống các ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng vàkể các cá nhân đang làm việc tại ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biệnpháp kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Đối với nền kinh tế

Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, liên quan đến hoạt độngdoanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trongtoàn bộ nền kinh tế, do đó rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chínhcủa quốc gia Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng dẫn đến bị phá sản thìngười gửi tiền ở ngân hàng bị phá sản và các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéonhau ồ ạt đến rút tiền, điều này làm cho ngân hàng gặp khó khăn kéo theo toàn hệ thốngngân hàng Khi ngân hàng phá sản, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bịảnh hưởng nghiêm trọng, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống người lao động gặpkhó khăn Hơn nữa, sự rối loạn của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế.Điều này làm tăng nguy cơ suy thoái nền kinh tế, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng, sức muagiảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, mất trật tự, ổn định xã hội.

Trang 28

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu / Tổng dư nợ) * 100% (Nguyễn Văn Tiến, 2020)

Trong đó: Nợ xấu là tổng số tiền nợ của khách hàng quá hạn thanhtoán trên 90 ngày, không có khả năng thu hồi Tổng dư nợ là tổng số tiềnmà ngân hàng đang cho vay khách hàng.

Nợ xấu cao có thể làm mất vốn ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu càng cao thìngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý rủi ro, làm giảm hiệuquả hoạt động kinh doanh của ngân hàng làm ảnh hưởng đến khả năngthanh toán của tổ chức và gây mất niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng thuhồi nợ của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì khả năng thu hồinợ của ngân hàng càng thấp, dẫn đến nguy cơ mất vốn Do đó, các ngânhàng cần có các biện pháp để kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp.

Công thức tính tỷ lệ nợ quá hạn như sau:Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100% (Nguyễn Văn Tiến,2020).

Trong đó: Dư nợ quá hạn là tổng số tiền nợ của khách hàng khôngthanh toán đúng hạn, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ quá hạn trên 90ngày Tổng dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đang cho vay khách hàng.

Trang 29

Tỷ lệ nợ quá hạn được coi là an toàn khi ở mức dưới 5% Khi tỷ lệnợ quá hạn tăng cao, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thuhồi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản dự phòng tài chính đượctrích lập để bù đắp cho các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạtđộng của ngân hàng Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giúp ngânhàng giảm thiểu rủi ro mất vốn và đảm bảo an toàn hoạt động.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụngtối thiểu phải đạt 2% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1, 5% đối với các khoản nợ thuộcnhóm 2, 20% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3, 50% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 4và 100% đối với các khoản nợ thuộc nhóm 5 (Ngân hàng nhà nước, 2021).

Tuy nhiên, các ngân hàng có thể trích lập dự phòng rủi ro tín dụngcao hơn tỷ lệ tối thiểu quy định nếu muốn giảm thiểu rủi ro mất vốn.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồnvốn cho vay của tổ chức tín dụng khỏi rủi ro nợ quá hạn, nợ xấu Khi khách hàng vayvốn không thanh toán đầy đủ, đúng hạn, tổ chức tín dụng có thể sử dụng số dư dựphòng rủi ro tín dụng để bù đắp cho khoản thiệt hại Đây cũng là một trong những chỉsố đánh giá tình hình của một ngân hàng tỷ lệ dự phòng càng cao thì ngân hàng đótrích lập dự phòng càng đầy đủ, khả năng giảm thiểu rủi ro nợ xấu cao.

Tỷ lệ thu hồi nợ

Tỷ lệ thu hồi nợ là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng thuhồi nợ của ngân hàng Tỷ lệ thu hồi nợ càng cao thì khả năng thu hồi nợcủa ngân hàng càng tốt, giảm thiểu rủi ro mất vốn Do đó, các ngân hàngcần có các biện pháp để nâng cao tỷ lệ thu hồi nợ.

Công thức tính tỷ lệ thu hồi nợ được trình bày như sau:Tỷ lệ thu hồi nợ = (Tổng số tiền thu hồi / Tổng số tiền nợ) * 100%(Nguyễn Văn Tiến, 2020).

Ngày đăng: 19/09/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w