1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ hoạt động thực tế có thể nhận thấy, ngoài việc đối phó với các loại rủi ro khácnhau thì ngân hàng thương mại NHTM sẽ phải thường xuyên đối diện với rủi ro tíndụng RRTD có thể phát sin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH QUÂNQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

NHÁNH QUẬN 2ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân HàngMã số chuyên ngành: 8340201

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH QUÂNQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, sốliệu bài viết, kỹ thuật xử lý mô hình trình bày trong nghiên cứu này là chân thực vàchưa được nộp cho bất cứ công trình khoc học nào

Ngày 01 tháng 05 năm 2024

Tác giả

Phạm Minh Quân

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS Hồ Thị Ngọc Tuyền, người đã hướngdẫn tôi hoàn thành luận văn này Với những chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướngdẫn và những lời động viên của Cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quátrình thực hiện luận văn này

Xin cám ơn các Quý thầy, cô thuộc Viện đào tạo sau đại học, đã tạo điều kiệnthuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học

Tôi xin chân thành cám ơn!

Ngày 01 tháng 05 năm 2024

Tác giả

Phạm Minh Quân

Trang 6

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Từ khóa: Quản trị Rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng, Sacombank

Từ xưa đến nay, cho vay luôn là hoạt động cơ bản của mọi ngân hàng thươngmại Đa số các NHTM tập trung tăng trưởng tín dụng để mang về lợi nhuận lớn nhấtnhưng hiện nay vẫn đang kém về chất lượng tín dụng chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủiro, việc quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn là nỗi trăntrở của các nhà quản trị

Đề án này đã xây dựng khung lý thuyết cho rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tíndụng tại các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, đề án đi sâu phân tích thực trạngquản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh quận 2 để tìm ra điểm mạnh, hạn chếvà nguyên nhân của những hạn chế đó Từ những phân tích thực trạng quản trị rủi rotín dụng trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp tập trung vào công tác nâng cao hoạtđộng quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank chi nhánh quận 2, giúp các nhà quản lýcủa Sacombank chi nhánh quận 2 có thêm cơ sở để xây dựng các chiến lược kinhdoanh và quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề án 4

6 Kết cấu của đề án 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 5

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 6

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 7

1.1.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng 7

1.1.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 7

1.1.3.3 Nguyên nhân khách quan 9

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 10

1.1.4.1 Đối với khách hàng 10

1.1.4.2 Đối với ngân hàng 11

1.1.4.3 Đối với nền kinh tế 11

1.1.5 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 12

Trang 9

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 14

1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng 14

1.2.3 Nội dung quy trình quản trị rủi ro tín dụng 15

1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng 15

1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng 16

1.2.3.3 Ứng phó rủi ro tín dụng 16

1.2.3.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng 17

1.2.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng 17

1.2.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tập trung 17

1.2.4.2 Mô hình quản trị rủi ro phân tán 19

1.3 Bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàngthương mại 20

1.3.1 Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Phương Đông 20

1.3.2 Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Phượng 22

1.3.3 Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Nam Á 23

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng choSacombank Chi nhánh quận 2 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 2 27

2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín –Chi nhánh quận 2 27

2.1.1 Thông tin chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận2 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 28

2.1.3 Sơ lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín– Chi nhánh quận 2 giai đoạn 2019 – 2023 29

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánhquận 2 31

Trang 10

2.2.1 Các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh

quận 2 31

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương TínChi nhánh quận 2 33

2.2.2.1 Dư nợ tín dụng phân theo đối tượng khách hàng 33

2.2.2.2 Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn 35

2.2.2.3 Dư nợ tín dụng phân theo các nhóm nợ 36

2.2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chinhánh quận 2 37

2.2.4.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng 50

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 2 52

2.3.1 Kết quả đạt được 52

2.3.2 Hạn chế 54

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNGTÍN CHI NHÁNH QUẬN 2 59

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 59

3.1.1 Định hướng phát triển chung 59

3.1.2 Định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 59

3.2.GIẢIPHÁP TĂNGCƯỜNGQUẢN TRỊRỦI RO TÍNDỤNG TẠISACOMBANK CHI NHÁNH QUẬN 2 60

Trang 11

3.2.1 Hoàn thiện về quy trình cấp tín dụng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong các

giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay 60

3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng, chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo hiệuquả và hạn chế rủi ro tín dụng 61

3.2.3 Công tác thẩm định tín dụng cần được nâng cao về chất lượng, cập nhật kịpthời các chỉ trương của NHNN 62

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệpvụ cấp tín dụng cao 63

3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin một cách đẩy đủ,độ tin cậy cao và mang tính toàn diện 63

3.2.6 Cải thiện, tăng cường khả năng xử lý nợ xấu, sử dụng dự phòng rủi ro tíndụng linh hoạt 64

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 64

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 64

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 64

PHẦN KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Kết quả kinh doanh của Sacombank Chi nhánh quận 2 năm 2019

Hệ số RRTD và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank Chi

Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng của Sacombank Chi nhánh quận 2 giai

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Đối với mỗi quốc gia thì ngân hàng luôn được xem là một trung gian tài chính tácđộng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế Trải qua thời gian dài phát triển, ngânhàng đã xây dựng nên nhiều chính sách và sản phẩm cho từng thời kỳ thay đổi của nềnkinh tế Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, tín dụng được xem là mộtkênh phân phối có hiệu quả nhất đối với các ngân hàng bởi tính chất luôn vận động vàmảng tín dụng luôn đóng góp phần lợi nhuận lớn nhất vào kết quả kinh doanh của mỗingân hàng Vào thời điểm đất nước vẫn đang trên đà phát triển, tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế thì tín dụngđược xem là nguồn vốn đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi nó thúc đẩyvào tạo động lực cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng mang lạicho ngân hàng nhiều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao và có tính chất phức tạp

Từ hoạt động thực tế có thể nhận thấy, ngoài việc đối phó với các loại rủi ro khácnhau thì ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ phải thường xuyên đối diện với rủi ro tíndụng (RRTD) có thể phát sinh và nó tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của ngân hàng, thậm chí có thể quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng Do đó,công tác quản trị RRTD được xem là một trong những khâu quan trọng trong việcquản trị ngân hàng nhằm giảm thiểu tổn thất, đảm bảo duy trì an toàn các hoạt độngcủa ngân hàng

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang là một trong các quốc gia có tốc độ hội nhập kinhtế quốc tế nhanh, và sâu rộng với thế giới thông qua việc tham gia ký kết hàng loạt cáchiệp định thương mại khác nhau, điều này đã buộc các NHTM trong nước không nhữngphải tuân thủ theo các điều kiện của thông lệ quốc tế mà còn gặp phải sự gia tăng sức cạnhtranh ngày càng gay gắt, khốc liệt giữa các ngân hàng cũng như với các đối thủ khác khiđộ mở nền kinh tế ngày một cao Chính vì vậy, để giúp cho hoạt động của ngân hàng đạtđược hiệu quả cao, các NHTM cần phải chủ động đánh giá, tìm ra những cơ hội kinhdoanh trên cơ sở giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận đảm bảo nằmtrong khả năng phạm vi các nguồn lực tài chính, phù hợp với đặc điểm hoạt động cũngnhư năng lực tín dụng của mình Nếu như ngân hàng không kiểm soát tốt để

Trang 14

phát sinh RRTD thì dẫn đến hậu quả không những tác động đến lợi nhuận, làm gia tăngchi phí, tổn hại đến uy tín của ngân hàng mà còn kéo theo hiện tượng phản ứng ảnh hưởngdây chuyền gây ra rủi ro hệ thống, dẫn đến sự gãy đổ đối với các định chế tài chính khác,tạo nên sự bất ổn đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế Mặc dù vậy, ngânhàng không thể né tránh mà phải đối mặt với sự tồn tại của RRTD, chấp nhận nó ở mộtmức độ nhất định chứ không thể loại bỏ hoàn toàn Từ đó, việc đưa ra giải pháp để nângcao hoạt động quản trị RRTD là một vấn đề vô cùng cấp thiết.

Với hơn 32 năm hoạt động trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Thươngmại Cổ phân Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được xem là một tổ chức tín dụng(TCTD) có thương hiệu uy tín trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, với vị thếhàng đầu trên thị trường bán lẻ Thế nhưng do xuất phát từ nguồn lực của Sacombank vẫncòn tương đối thấp so với các ngân hàng khác trong khu vực, gặp phải nhiều thách thứctrong quá trình tái cơ cấu, gánh chịu các áp lực cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnhhội nhập sâu rộng Đồng thời, hoạt động tín dụng ngày càng được Sacombank mở rộng,tập trung phát triển và trở nên phức tạp hơn nhiều trong bối cảnh mới, thực tiễn công tácphân tích cũng như quản trị RRTD của Sacombank vẫn còn nhiều hạn chế trong thời gianqua, điều này đã làm cho Sacombank gia tăng nguy cơ gặp phải RRTD, đối mặt với nhiềukhó khăn trong việc duy trì tốt chất lượng quản trị RRTD và Sacombank chi nhánh quận 2là một trong chi nhánh lớn của hệ thống ngân hàng Sacombank Tính đến thời điểm31/12/2023, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Sacombank Chi nhánh quận 2 được kiểm soát tronggiới hạn ở mức 1,79%, nhưng quy mô nợ xấu của Sacombank thì đã có có sự gia tăng khámạnh đạt 61,60 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2022, trong đó nợ có khả năng mất vốncủa Sacombank Chi nhánh quận 2 chiếm đến 27% trong tổng quy mô nợ xấu tương ứngvới 16,42 tỷ đồng, tăng hơn 143,9% so với năm 2022, dư nợ xấu tăng mạnh đã dẫn đếnchi phí dự phòng rủi (DPRR) trong năm 2023 của Sacombank Chi nhánh quận 2 tăng lênhơn 40,54 tỷ đồng, chiếm gần 25% lợi nhuận trước trích lập DPRR, làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến lợi nhuận của Sacombank Chi nhánh quận 2

Xuất phát từ thực tế và những luận điểm trên, đồng thời xác định được tính cấp thiếtcủa việc quản trị RRTD tại Sacombank Chi nhánh quận 2 để có thể đảm bảo được sự antoàn trong hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Sacombank Chi nhánh

quận 2 trong tương lai, tác giả nhận thầy đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại

Trang 15

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 2” cần được

thực hiện nhằm mục tiêu phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Sacombank Chinhánh quận 2, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động quản trị RRTD tạiSacombank Chi nhánh quận 2

2.Mục tiêu nghiên cứu- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Sacombank

Chi nhánh quận 2, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động quản trị RRTD tạiSacombank Chi nhánh quận 2

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

+ Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị RRTD tại Sacombank Chi nhánh quận 2 trong giai đoạn 2019-2023

+ Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Sacombank Chi nhánh quận 2 trong giai đoạn2019-2023

+ Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động quản trị RRTD tại Sacombank Chi nhánh quận 2 trong thời gian tới

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu RRTD và quản trị RRTD tại

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 2

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Tín Chi nhánh quận 2 trong giai đoạn 2019-2023

4.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính khác nhau để đánhgiá thực trạng quản trị RRTD tại Sacombank Chi nhánh quận 2 bao gồm các phươngpháp so sánh, thống kê, tổng hợp và phân tích

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động củacác chỉ tiêu cần phân tích liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Chinhánh quận 2

- Phương pháp thống kê: là phương pháp thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toánvà mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập; biểu diễn dữ liệu thành các bảng sốliệu, sơ đồ,…nhằm đánh giá một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

Trang 16

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: tác giả tổng hợp các thông tin liên quan, từ đó phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Chi nhánh quận 2.

5.Ý nghĩa nghiên cứu của đề án

Đề tài đã đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Sacombank Chi nhánh quận 2 tronggiai đoạn 2019 -2023, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những điểm hạn chế và nguyênnhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi, đáng tin cậy nhằmnâng cao hoạt động quản trị RRTD tại Sacombank Chi nhánh quận 2 Kết quả nghiên cứucũng sẽ đóng vai trò là một tài liệu tham khảo đáng giá cho Ban lãnh đạo của SacombankChi nhánh quận 2 có thêm cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng quản trị RRTD tạiSacombank Chi nhánh quận 2 Qua đó, hỗ trợ cho Ban lãnh đạo của Sacombank Chinhánh quận 2 có thể đưa ra những quyết định, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hoạtđộng quản trị RRTD tại Sacombank chi nhánh quận 2 trong thời gian tới, góp phần nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh quận 2

mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 2

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 2

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Theo Uỷ ban Basel (2000), “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặcbên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thoả thuận”

Theo Gestel và Baesens (2009), “Rủi ro tín dụng là rủi ro mà người vay vi phạmvà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các điều khoản đã cam kết của khoản nợ.Nó có thể xảy ra khi đối tác không có khả năng thanh toán hoặc không thể thanh toánđúng hạn” Bên cạnh đó, RRTD đề cập đến các sự kiện bất ngờ gây ra tổn thất về mặtgiá trị của tài sản, lợi nhuận thực tế thu được thấp hơn so với lợi nhuận dự kiến hoặctạo thêm chi phí để hoàn thành một giao dịch cụ thể khi các đối tác không thể trả lạicác khoản nợ gốc và lãi vay đúng hạn được ghi trong hợp đồng (Hull, 2010)

Theo Trần Huy Hoàng (2010), “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quátrình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trảđược nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng”

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), “Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngânhàng không thu được đầy đủ gốc lẫn lãi của khoản vay hoặc là việc thanh toán nợ gốcvà lãi không đúng hạn”

Tại khoản 1, điều 3, thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 thì “Rủi rotín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả đượcmột phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thoả thuận với tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản: Rủi ro tín dụng phát sinh trong cấp tín dụng củangân hàng cho khách hàng, do khách hàng đã không tuân thủ theo đúng các điều khoảntrong hợp đồng tín dụng đã cam kết, biểu hiện qua việc không thực hiện nghĩa vụ hoàntrả khoản nợ (bao gồm nợ gốc và lãi vay) theo đúng thời hạn đã ấn định hoặc không trảđược nợ cho ngân hàng

Trang 18

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro:- Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh từ các bất cập trong quá trình giao dịch, đánh

giá khách hàng và đến từ việc xét duyệt cho vay Rủi ro này bao gồm là:

+ Rủi ro lựa chọn: xuất phát từ nguyên nhân do các hạn chế trong việc đánh giá và

phân tích tín dụng không có hiệu quả cao, làm cho việc lựa chọn các khoản vay cóhiệu quả của ngân hàng không được chính xác (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

+ Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo không hợp lý trong hợp

đồng cho vay như các loại tài sản đảm bảo (TSĐB), chủ thể đảm bảo, hình thứcđảm bảo và mức cho vay dựa trên giá trị TSĐB (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản trị khoản vay và hoạt

động cho vay, xuất phát từ các nguyên nhân như sử dụng hệ thống xếp hạng rủi rovà kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

- Rủi ro danh mục: một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do

những hạn chế trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng và được phân chiathành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có mang tính riêng

biệt của mỗi khách hàng đi vay hoặc các ngành, lĩnh vực kinh tế, ngoài ra còn cóthể xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn(Nguyễn Văn Tiến, 2015)

+ Rủi ro tập trung: phát sinh khi ngân hàng thực hiện tập trung nguồn vốn cho

vay quá nhiều đối với một số khách hàng trong cùng một ngành, cùng một lĩnh vựckinh tế, cùng một loại hình cấp tín dụng có cùng mức độ rủi ro hoặc cùng một khuvực địa lý nhất định (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

- Rủi ro mất vốn: ngân hàng không thể thu hồi được nợ do khách hàng không

muốn trả hoặc không còn khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng (Nguyễn VănTiến, 2015)

- Rủi ro đọng vốn: liên quan đến việc khách hàng sử dụng nguồn vốn vay không

đạt được hiệu quả hoặc gặp phải rủi ro dẫn đến không thực hiện thanh toán nợ đúnghạn (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Trang 19

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng- Do khách hàng có năng lực quản trị yếu kém, không đủ khả năng để thực hiện cácmục tiêu kinh doanh đề ra, làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ theo đúng nhưthời hạn đã cam kết với ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

- Năng lực tài chính của khách hàng yếu kém, không còn đủ năng lực có thể thựchiện để thanh toán khoản tín dụng cho ngân hàng Quy mô tài chính của kháchhàng không đủ lớn để chịu đựng khi phát sinh rủi ro trước những biến đổi của môitrường kinh tế Hơn nữa, các báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp cho ngânhàng vẫn mang tính chất hình thức, thường được khuyếch đại lên rất nhiều lần sovới thực chất, dẫn đến việc không đảm bảo được tính chính xác khi NHTM tiếnhành đánh giá, thẩm định (Đào Văn Chung, 2021)

- Trình độ chuyên môn của khách hàng không cao, làm cho khách hàng không thểđủ năng lực nhận biết các xu hướng thay đổi từ thực tiễn thị trường cũng như cáccơ hội kinh doanh tạo ra lợi nhuận, điều này có thế dẫn đến việc khách hàng thamgia vào những lĩnh vực đầu tư không an toàn (Đào Văn Chung, 2021)

- Khách hàng sử dụng nguồn vốn vay không đúng với mục đích như đã cam kết vớingân hàng lúc vay vốn, gây nên những thiệt hại lớn khi triển khai các dự án đầu tưkhông mang lại hiệu quả cao, dẫn đến nguy cơ ngân hàng có thể bị mất đi nguồnthu nợ Hơn nữa, khách hàng có ý định cố tình chiếm dụng nguồn vốn vay củangân hàng, thiếu thiện chí khi thực hiện trách nhiệm trả nợ thì khó có thể tránh khỏiRRTD (Nguyễn Đăng Dờn và Phan Khoa Cương, 2016)

- Sự gãy đỗ đến từ các đối tác ở trong quá trình tham gia kinh doanh của kháchhàng, khi kinh doanh các khách hàng sẽ phải gắn kết với nhiều mối quan hệ hợp táckhác nhau, dẫn đến có thể gánh chịu rủi ro đến từ đối tác, điều này gây nên hậu quảlà khách hàng sẽ bị thua lỗ, thậm chí mất vốn, không đủ khả năng trả nợ hoặc xahơn nữa có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến các khách hàngkhác ở trong nền kinh tế và khiến cho NHTM phải gánh chịu các thiệt hại lớn

1.1.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng chưa phù hợp, không hiệu quả với nền kinh tế và chưa đảm bảothống nhất hoàn toàn với mục tiêu, chiến lược của ngân hàng Hơn nữa, chính sách

Trang 20

đưa ra chưa có được những quy định cụ thể, không phù hợp với tình hình thực tế,không có sự hợp lý khi thực hiện phân bổ tín dụng cho những đối tượng vay, vẫn cònxảy ra tình trạng có thể sẵn sàng cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng màchưa có sự quan tâm, gắn kết với việc đánh giá những rủi ro ở những lĩnh vực màkhách hàng đang hoạt động Thêm vào đó, chính sách tín dụng còn chú trọng nhiều đếnviệc thúc đẩy con số dư nợ, chấp nhận rủi ro cao để mở rộng quy mô tín dụng, thúc đẩylợi nhuận và gia tăng số lượng khách hàng dẫn đến xuất hiện tình trạng phát triển nóng,việc kiểm soát của ngân hàng sẽ kém hiệu quả (Nguyễn Duy Sang, 2020).

- Trình độ chuyên môn và năng lực đối với một số cán bộ tín dụng vẫn còn hạn chế,phần lớn không có được sự hiểu biết đầy đủ, phân tích một cách toàn diện và sâusắc về đối tượng thẩm định ở các ngành, nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang hoạtđộng cũng như nhận diện được sự tin cậy của khách hàng, dẫn đến mắc phải nhiềusai sót khi thực hiện đánh giá, đưa ra kết luận cấp tín dụng cho khách hàng Bêncạnh đó, việc chấp hành và tuân thủ những quy định, chính sách cũng như quy trìnhtín dụng không đảm bảo được sự nghiêm túc khi thực hiện, một số cán bộ có hànhvi vi phạm đến các chuẩn mực, ý thức đạo đức nghề nghiệp còn yếu kém (NguyễnĐăng Dờn và Phan Khoa Cương, 2016)

- Quy trình tín dụng được xây dựng chưa hợp lý, có nhiều điểm bất cập không phùhợp với đặc thù, tính chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như trong việcđánh giá khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng Thêm vào đó, quy trình đượcxây dựng còn khá sơ sài, chưa được cụ thể hoá, không đảm bảo được tính đồng bộvà các bước trong quy trình chưa có được sự tuân thủ một cách nghiêm túc khi thựchiện (Nguyễn Thị Trà My, 2021)

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn chưa đạt được hiệu quả cao trong quá trìnhthực thi, chỉ dừng lại ở mức hình thức, có nhiều điểm còn tỏ ra lỏng lẻo, không đượcquan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng còn chậm chạp trong việc nhận diện những rủiro, không phát hiện kịp thời các sai sót từ khách hàng để có những biện pháp khắc phụcđể xử lý, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra (Phan Thị Thu Hà, 2018)

- Chất lượng thẩm định tín dụng còn thấp, công tác thẩm định không được triển khaithực hiện sâu sát, có nhiều thiếu sót trong việc đánh giá khách hàng, chưa có sự phântích, thẩm định đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của ngân hàng, điều này sẽ gây cản

Trang 21

trở, khó có thể hiểu cụ thể được thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng thếnào, gây ra nhiều khó khăn khi đánh giá đúng về sự tin cậy từ khách hàng, dẫn đếndễ mắc phải sai lầm trong việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng khi quyết định.- Thông tin tín dụng chất lượng còn thấp, hiện tượng bất cân xứng thông tin thuthập, độ tin cậy thông tin chưa đạt được cao, dẫn đến xuất hiện nhiều cản trở đối vớingân hàng khi đưa ra các nhận định, đánh giá và kết luận với khách hàng Thêm vàođó, đôi khi ngân hàng xem vấn đề hệ trọng là phải để tâm nhiều đến việc thực hiệnphân tích thông tin trong khi bỏ ngỏ, lơ là đối với công tác thu thập, không chútrọng đến việc xem xét và kiểm tra sự đúng đắn các kênh thông tin, hệ thống cơ sởdữ liệu về thông tin khách hàng vay vốn chưa đạt được hoàn chỉnh và có hệ thống.(Đào Văn Chung, 2021).

- Trình độ công nghệ của ngân hàng còn yếu kém chưa đảm bảo được các yêu cầuvề chất lượng, dẫn đến việc trong quá trình vận hành sẽ gây nên các khó khăn nhấtđịnh khi sàng lọc, khó loại bỏ những khách hàng mà có nguy cơ đối với việc khôngthực hiện trả nợ, không nhận diện được các ngành nghề mà có ẩn chứa lớn một sốnguy cơ rủi ro tiềm ẩn cao, công tác quản lý cùng với lưu trữ một cách có hệ thốngđối với các thông tin của khách hàng sẽ không có được sự đảm bảo cao

- Không có sự chú trọng đến công tác giám sát và quản lý sau khi cho vay, việckiểm tra giám sát sau khi vay còn tỏ ra lỏng lẻo, không được quan tâm đúng mức,không thực hiện một cách thường xuyên, dẫn đến việc không thể nắm bắt chính xácquá trình khách hàng sử dụng vốn vay một cách cụ thể như thế nào, không kịp thờiphát hiện các sai sót để có thể ứng phó một cách kịp thời nếu RRTD phát sinh (PhanThị Thu Hà, 2018)

1.1.3.3 Nguyên nhân khách quan

- Yếu tố bất khả kháng: do phải gánh chịu các tác động như thiên tai, lũ lụt, hoả

hoạn,…hoặc những biến đổi mà không thể xác định trước được, gây ra thiệt hại lớntrong quá trình hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trongnhững lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,…qua đó đã làm ảnhhưởng đến việc thực hiện trả nợ của khách hàng cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn(Wang, 2013)

Trang 22

- Môi trường kinh tế: luôn có sự gắn liền với môi trường kinh doanh của các doanh

nghiệp cũng như môi trường cho vay của ngân hàng, các hoạt động trong nền kinhtế đều phải gánh chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố của nền kinh tế cả trong vàngoài nước, khi nền kinh tế xuất hiện những biến đổi không thuận lợi thì sẽ có sựtác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng của NHTM Thêm vào đó, hoạt độngkinh doanh và thu nhập của người đi vay đều phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triểnhoặc suy thoái của nền kinh tế và điều này sẽ gián tiếp gây ra RRTD cho cácNHTM (Bhattacharya, 2011)

- Môi trường pháp lý: đối với NHTM thì hoạt động tín dụng luôn gắn liền và phải

dựa trên nền tảng pháp lý và chịu sự điều tiết đến từ các quy định của pháp luật, vănbản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, nên khi phát sinh những biến đổivề điều kiện pháp lý đối với các ngành kinh doanh thì cũng sẽ gián tiếp tác động đếncác hoạt động của ngân hàng Hiện nay, các văn bản, quy định pháp luật vẫn cònkhá nhiều các nội dung có sự đan xen lẫn nhau, điều này làm quá trình thực thi củaNHTM vấp phải nhiều khó khăn nhất định Thêm vào đó, sự đa dạng về các đốitượng khách hàng của NHTM nên việc các quy định pháp lý có sự thay đổi với tốcđộ nhanh sẽ dẫn đến việc chấp hành, tuân thủ thực hiện không thể đạt được mộtcách tức thời và nhanh chóng (Phan Thị Thu Hà, 2018)

- Môi trường chính trị: Nếu môi trường chính trị được đảm bảo có sự ổn định thì

sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển của các doanh nghiệp,ngược lại nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường chính trí bất ổn, phải đốidiện thường xuyên với các tình trạng như cấm vận, tệ nạn xã hội, chiến tranh,… thìdoanh nghiệp rất khó có thể phát triển, đây là một trong những nhân tố gián tiếp gâyra RRTD (Trần Khánh Dương, 2019)

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng

1.1.4.1 Đối với khách hàngNếu như đến thời hạn mà khách hàng không thể hoàn trả khoản nợ cho ngânhàng trong khi đã thiết lập mối quan hệ tín dụng với các NHTM thì sẽ làm mất uy tínvới ngân hàng, thêm vào đó lịch sử thông tin tín dụng của khách hàng sẽ bị cập nhật làxấu Điều này dẫn đến việc khách hàng sẽ phải đối diện với các khó khăn lớn khimuốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng ở những NHTM khác

Trang 23

1.1.4.2 Đối với ngân hàng

- Giảm lợi nhuận kinh doanh và gia tăng chi phí của ngân hàng: khi RRTD xảy ra ngânhàng sẽ gặp phải tình trạng là các khoản nợ vay khó có thể thu hồi lại một cách đủ vàđúng hạn, thậm chí là không thể thu hồi lại được Điều này sẽ làm gián đoạn dòng vốn củangân hàng và làm những chi phí mà có liên quan đến khoản tín dụng như chi phí giám sát,quản lý thu hồi,… tăng lên, hơn nữa ngân hàng cũng phải dùng chính lợi nhuận của mìnhđể xây dựng quỹ DPRR tiền hành bù đắp cho các khoản vay mà sẽ khó đòi có thể khôngthu hồi được nữa, qua đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Bên cạnh đó, tíndụng là một hoạt động có vai trò là hạt nhân, động lực thúc đẩy các hoạt động khác củangân hàng phát triển, nếu như hoạt động của ngân hàng mà gặp phải trục trặc thì sẽ khiếncho những nghiệp vụ khác của ngân hàng bị chững lại, từ đó sẽ dẫn đến sụt giảm lợinhuận của ngân hàng rất nhiều (Gizaw và cộng sự, 2015)

- Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: các ngân hàng đều sử dụng phần lớnnguồn vốn huy động của mình để cấp tín dụng cho khách hàng, do đó phải chịu áp lựcđối với việc thanh toán một cách đầy đủ và kịp thời những khoản lãi tiền gửi phải trảcho khách hàng ở các mốc thời gian đã được ấn định khác nhau Nếu như, các khoảnvay của ngân hàng không được hoàn đúng hạn sẽ tạo nên tắc nghẽn trong thanh khoảncủa ngân hàng (Nguyễn Quang Hiện, 2016)

- Suy giảm năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng: khi phát sinh RRTD, phảnánh chất lượng tín dụng hiện tại của NHTM bị sụt giảm, nợ xấu sẽ tăng cao, cho thấykhả năng điều hành của các NHTM rất yếu kém Điều này, sẽ khiến khách hàng dẫnmất đi niềm tin vào ngân hàng, từ đó năng lực cạnh tranh trên thị trường các NHTM sẽbị sụt giảm đáng kể

1.1.4.3 Đối với nền kinh tế

Trong kinh doanh ngân hàng sẽ có sự gắn kết với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nếunhư RRTD xảy ra mà trường hợp nghiêm trọng là dẫn đến hậu quả ngân hàng bị phá sản,tạo nên sự mất ổn định cho nền kinh tế và châm ngòi cho sự gãy đỗ toàn bộ đối với hệthống NHTM của quốc gia Điều này sẽ gây nên hệ lụy vô cùng lớn mà nền kinh tế phảigánh chịu, làm đình trệ đối với các hoạt động đang diễn ra trong nền kinh tế Điều này sẽkhiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng

Trang 24

nghiêm trọng, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát tăng cao,… và thậm chí có thể làmsuy thoái nền kinh tế (Nguyễn Đăng Dờn và Phan Khoa Cương, 2016).

1.1.5 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

1.1.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ có khả năng bị mất vốnNợ quá hạn phát sinh khi khách hàng không thanh toán cho ngân hàng một phầnhoặc toàn bộ gốc và lãi như cam kết theo hợp đồng tín dụng Tuỳ theo thời gian quáhạn, nợ quá hạn được phân vào các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 Chỉ tiêu này đượcđánh giá qua tỷ lệ nợ quá hạn (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =Tổng dư nợ cho vay x 100%

Nợ có khả năng mất vốn là nợ được phân loại thành nợ xấu phải trích lập dựphòng 100% Ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thấp nhất Tỷlệ này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Trần Khánh Dương (2019)

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lớn thì ngânhàng đó đang có mức RRTD cao và ngược lại Nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụngchỉ số này để đánh giá RRTD (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012)

1.1.5.2 Tỷ lệ nợ xấuNợ xấu là các khoản vay mà ngân hàng không thể hoặc khó thu hồi được dokhách hàng làm ăn thua lỗ hoặc do những nguyên nhân khác Nợ xấu thường có thờigian quá hạn trên 90 ngày và được phân vào nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Để đánhgiá mức độ RRTD qua chỉ tiêu nợ xấu, ngân hàng phải xác định tỷ lệ nợ xấu Chỉ số nợxấu được sử dụng trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm với các trường hợp nghiên cứukhác nhau (Aduda & Gitonga, 2011)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =Tổng dư nợ cho vay x 100%

Tỷ lệ nợ xấu càng lớn cho thấy RRTD càng cao Ngân hàng sẽ phải tiến hànhthực hiện thường xuyên nhiều biện pháp nhằm kiểm soát có hiệu quả mức nợ xấu đạtdưới mức tỷ lệ cho phép để có thể giúp cho NHTM hạn chế được những tổn thất

Trang 25

1.1.5.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng RRTD được trích lập bằng cách hạch toán vào chi phí của ngân hàng,dùng để bù đắp thiệt hạn khi RRTD phát sinh (Nguyễn Quốc Anh, 2016) Theo thông tư02/2013/TT-NHNN thì dự phòng RRTD bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể

Dự phòng chung dùng để bù đắp cho các rủi ro chung trong hoạt động tín dụng.Dự phòng cụ thể được dùng để bù đắp rủi ro cho từng khoản vay cụ thể Khi có rủi roxảy ra thì ngân hàng sẽ sử dụng dự phòng cụ thể trước sau đó mới sử dụng đến dựphòng chung Để đánh giá RRTD bằng chi tiêu này, ngân hàng phải tính toán tỷ lệ dựphòng RRTD

Tỷ lệ dự phòng RRTD = Số dư dự phòng được trích lậpx 100% Tổng dư nợ cho vayTỷ lệ dự phòng RRTD càng cao cho thấy mức độ RRTD càng nghiêm trọng hơn.Chỉ số này cũng được đo lường trong nghiên cứu của Gizaw và cộng sự (2015)

1.1.5.4 Hệ số rủi ro tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Khi ngân hàng mở rộng tín dụng quá mức, vượt khả năng kiểm soát của NHTMthì rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng lớn Khi RRTD phát sinh thì tổn thất cho NHTMnhiều hơn Theo Trần Huy Hoàng (2010) để đánh giá RRTD qua chỉ tiêu này, ngânhàng phải tính tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

Tốc độ tăng trưởng tín dụng = Tổng dư nợ năm t - Tổng dư nợ năm (t-1)x 100% Tổng dư nợ năm (t-1)

Trang 26

1.1.5.5 Hệ số bù đắp rủi ro tín dụngHệ số bù đắp RRTD cho biết một đồng nợ quá hạn khó đòi của ngân hàng có khảnăng được bù đắp bao nhiêu đồng dự phòng rủi ro Hệ số này càng nhỏ thì khả năngtổn thất của ngân hàng sẽ cao và ngược lại Chỉ số này được đo lường trong nghiêncứu của Gizaw và cộng sự (2015).

Theo Phan Thị Thu Hà (2018): “Quản trị RRTD là quá trình xây dựng, thực thi cácchính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả vàphát triển bền vững, tìm ra các nguyên nhân và xử lý các tình huống xảy ra RRTD, tăngcường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanhtín dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM”

Theo quan điểm của Uỷ ban Basel, “Quản trị RRTD là việc thực hiện các biệnpháp để tối đa hoá tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tíndụng trong phạm vi các tham số cho phép”

Từ những quan điểm trên, có thể thấy: “Quản trị RRTD là quá trình nhận diện,phân tích và đo lường mức độ rủi ro Trên cơ sở đó, thực hiện lựa chọn triển khai cácbiện pháp quản trị RRTD phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng”

1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng (2000), ’mục tiêu của việc quản trị RRTDlà để tối đa hoá lợi nhuận ngân hàng thông qua việc duy trì rủi ro ở mức chấp nhận được.Các ngân hàng cần quản lý RRTD tồn tại trong toàn bộ danh mục đầu tư bao gồm cả rủi rođến từ các khoản tín dụng lẫn các giao dịch riêng lẻ Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần cânnhắc mối quan hệ giữa RRTD và các loại rủi ro khác trong hoạt động

Trang 27

của ngân hàng Việc quản lý hiệu quả RRTD là một thành phần quan trọng trong quátrình tiếp cận toàn diện nhằm quản lý tốt rủi ro và cần thiết cho sự thành công lâu dàingân hàng.

Mục tiêu của quản trị RRTD trước hết là để tối ưu hoá thu nhập cho ngân hàngthông qua việc hạn chế tổn thất phát sinh do các chi phí về dự phòng và xử lý nợ xấu,nợ quá hạn Mặt khác, quản trị tốt RRTD trong ngân hàng là cơ sở để ngăn chặn hiệuứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo sự ổn định và tạo điều kiện pháttriển cho hệ thống tài chính và nền kinh tế’

1.2.3 Nội dung quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một cách khái quát, việc quản lý RRTD sẽ gồm có 4 bước: nhận diện RRTD, đolường RRTD, ứng phó RRTD và kiểm soát RRTD (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụngNgân hàng sẽ nhận diện RRTD nhờ vào việc nghiên cứu, theo dõi và đánh giánhững hoạt động xuất phát từ sự thay đổi của các yếu tố thị trường, môi trường kinhdoanh cũng như đối với các hoạt động nội bộ trong ngân hàng Trên cơ sở xem xét mộtcách toàn diện, ngân hàng có thể thống kê và dự báo cáo RRTD phát sinh, đồng thờiphân tách chúng thành những nhóm riêng biệt dựa trên dấu hiệu rủi ro của từng loại.Công tác nhận diện RRTD cần phải được tiến hành thực thi một cách thường xuyênđảm bảo đạt được tính hệ thống Qua đó, sẽ hỗ trợ tốt cho các NHTM có thể phân tíchvà xác định thực tế tình hình hoạt động tín dụng như thế nào, đồng thời có thể đánh giácũng như có thể đo lường sự tác động của RRTD đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanhcủa ngân hàng đã vạch ra, từ đó sẽ giúp cho các NHTM nhanh chóng có được các biệnpháp RRTD sẽ được kiểm soát phù hợp với phạm vi mà mình có thể chấp nhận được

Nhận diện RRTD thông qua các dấu hiệu đến từ khách hàng:- Các dấu hiệu tài chính như khả năng thanh toán của khách hàng sụt giảm, tính thanhkhoản của đơn vị mất cân đối, hiệu quả kinh doanh không đạt, giảm sụt doanh thu,hàng tồn kho tăng cao, các khoản phải thu có xu hướng tăng và khó thu hồi,…

- Các dấu hiệu phi tài chính như: thông tin báo cáo cung cấp cho ngân hàng bị sai lệchso với thực tế, quá trình cung cấp chậm chạp và không đáp ứng đúng quy định củangân hàng, tần suất vay nhiều hơn những chậm trễ trong việc thanh toán nợ gốc, lãi,…

Trang 28

Nhận diện RRTD thông qua các dấu hiệu đến từ ngân hàng:- Gia tăng quy mô và tỷ trọng của các khoản nợ, nhất là những khoản nợ từ nhóm 2 trởlên dẫn đến rủi ro và mức trích lập DPRR gia tăng.

- Mức độ tập trung tín dụng cao cả quy mô và tỷ trọng lớn đối với nhóm ngành, khu vực quá mức quy định, giới hạn tín dụng không được duy trì

- Hơn nữa, RRTD ngân hàng cũng biểu hiện thông qua việc quy mô dư nợ liên tụctăng cao, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên, sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu và quy mô nợ xấu,DPRR đã được dùng hết, hệ số RRTD tăng mạnh làm ngân hàng khó có thể kiểm soátđược RRTD, tỷ lệ mất vốn lớn làm cho ngân hàng đối mặt với việc bù đắp các thiệt hạithông qua việc sử dụng quỹ DPRR

1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Việc thực hiện đo lường RRTD không những giúp ngân hàng có được một nền tảngvững vàng hơn trong việc quyết định cấp tín dụng hoặc từ chối cấp tín dụng đối với kháchhàng mà còn thể dự đoán được xác xuất xảy ra rủi ro, căn cứ vào cơ sở của kết quả đolường sẽ giúp NHTM xác định chính xác RRTD, định lượng mức độ RRTD đối với cáckhoản tín dụng, từ đó sẽ kịp thời có các biện pháp ứng phó khi phát sinh RRTD

Một cách tổng quát, đo lường RRTD là việc sử dụng các kỹ thuật, công cụ vàphương pháp để lượng hoá mức độ RRTD Theo đó, quá trình đo lường RRTD cànghiệu quả càng giúp NHTM xác định chính xác được phần tổn thất có thể xảy ra Căncứ trên mức độ RRTD được xác định, các NHTM định giá các khoản tín dụng tươngứng cũng như thực hiện trích lập các khoản DPRR tín dụng cho phù hợp

Đo lường rủi ro có nhiều cách thức gồm cách thức truyền thống và hiện đại,thường được ứng dụng kết hợp với nhau Một số cách thức phổ biến các NHTM ứngdụng để đo lường RRTD như: dựa vào các chỉ số tài chính hoặc mô hình lượng hoáRRTD, mô hình KMV, RAROC, Credit Metrics, Credit Risk+,…

1.2.3.3 Ứng phó rủi ro tín dụng

Ứng phó RRTD là việc triển khai các biện pháp quản lý nhằm hạn chế RRTD như:quản lý khoản vay, quản lý nợ, xử lý nợ xấu và phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng,thiết lập các giới hạn rủi ro, quy định hạn mức uỷ quyền cho các chi nhánh NHTM

- Quản lý khoản vay: các NHTM thực hiện một cách thường xuyên đối với việc đánh giácác khoản vay để nắm rõ về thực trạng khoản vay, tình hình tài chính của khách hàng

Trang 29

để kịp thời đưa ra các biện pháp xây dựng cũng như thiết lập chính sách ứng phóRRTD được hiệu quả Việc đánh giá khoản vay sẽ dựa trên căn cứ các báo cáo vớinhiều nguồn khác nhau để báo có định kỳ hoặc đột xuất.

- Quản lý nợ, xử lý nợ xấu và phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng: các NHTM sẽphải quản lý tốt và xử lý các khoản nợ, đảm bảo tuân thủ nghiêm việc phân loại, tríchlập DPRR đúng với quy định của NHNN và định kỳ phải gửi báo cáo cho NHNN.- Thiết lập các giới hạn rủi ro: theo định kỳ NHTM sẽ thực hiện xây dựng các giới hạnđảm bảo chấp hành quy định NHNN đối với từng lĩnh vực, từng nhóm đối tượngkhách hàng và sẽ áp dụng trên toàn hệ thống khi cấp tín dụng cho khách hàng

- Quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng: là các quy định cụ thể về cáctiêu chí cũng như việc uỷ quyền về cấp phê duyệt tín dụng không những đối với hội sởchính là cao nhất mà còn dành cho cả chi nhánh, phòng giao dịch là cấp thấp hơnnhằm tạo ra sự linh hoạt cho các NHTM khi hoạt động

1.2.3.4 Kiểm soát rủi ro tín dụngĐối với việc thực hiện kiểm soát RRTD không những sẽ giúp cho NHTM định vịđược RRTD có thực sự ở phạm vi giới hạn an toàn đúng quy định hay không mà còncó thể đánh giá mức độ tác động của RRTD, qua đó giúp cho NHTM sẽ có được sựchuẩn bị tốt hơn, đề ra các biện pháp cần thiết để có thể kiểm soát tốt RRTD nhằm làmgiảm khả năng xảy ra và đối phó với các tổn thất phát sinh từ rủi ro, đảm bảo nằmtrong phạm vi khả năng chấp nhận của ngân hàng Thêm vào đó, ngân hàng phải đượcxem xét đến việc đưa ra các biện pháp để không chỉ đảm bảo sự nghiêm chỉnh chấphành từ những quy định theo đúng pháp luật mà còn đến các chính sách cũng như cácquy định nội bộ do ngân hàng ban hành gắn với một cơ chế rõ ràng trong việc kiểm tragiám sát nhằm giúp cho toàn bộ các hoạt động trong hệ thống đạt được sự an toàn

1.2.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tập trung

Mô hình quản trị RRTD tập trung có sự tách biệt chức năng giữa ba khối ở từngkhâu cấp tín dụng của ngân hàng: khối kinh doanh, khối quản trị rủi ro và khối xử lý nộibộ Việc tách riêng chức năng chuyên môn hoá về mặt nghiệp vụ của các cán bộ ngânhàng không chỉ riêng cán bộ tín dụng Mô hình này sẽ giúp giám sát sự tuân thủ giữa cáckhâu để có thể nhận biết sớm RRTD cũng như các loại rủi ro khác đi kèm trong hoạt

Trang 30

động tín dụng Trong mô hình này, hoạt động tín dụng tại các cấp chi nhánh, đơn vị kinhdoanh, phòng giao dịch sẽ không vận hành một cách độc lập, thay vào đó, hồ sơ vay củakhách hàng sau khi được thu thập đầy đủ và đánh giá sơ bộ sẽ được đưa về Hội sở chính(HSC) để được thẩm định rủi ro chuyên sâu trước khi đề trình chờ phê duyệt Chức năngcụ thể của từng khối trong mô hình quản trị RRTD tập trung như sau:

- Khối kinh doanh: đảm nhiệm vai trò tiếp xúc trực tiếp khách hàng, thực hiện các giaodịch và đưa ra các quyết định mang tính rủi ro Tiêu biểu của khối kinh doanh chính làcác phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng thực hiện chức năng tìm kiếm và thuyếtphục khách hàng

- Khối quản lý rủi ro: đảm nhiệm vai trò hình thành các chiến lược, quyết sách chohoạt động quản trị RRTD của ngân hàng, bao gồm quy định về quy trình cấp tín dụng,quy trình nhận biết, đo lường, kiểm soát và báo cáo rủi ro

- Khối xử lý nội bộ: bao gồm các phòng ban với chức năng kiểm tra và giám sát hồ sơpháp lý của khách hàng, thành lập hồ sơ vay, kiểm soát điều kiện tín dụng trước khigiải ngân, cũng như thông báo nhắc nhở lịch trả nợ, cập nhật lưu trữ hồ sơ tín dụng vàquản lý hồ sơ tài sản đảm bảo

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này sẽ tồn tại mặt ưu nhược điểm sau:- Ưu điểm: quản trị RRTD theo mô hình này sẽ giúp cho công tác giám sát và quản lýrủi ro tín dụng diễn ra có hệ thống và đồng nhất trên quy mô toàn ngân hàng Điều nàysẽ làm giảm thiểu tình trạng đưa ra quyết định tín dụng mang tính chủ quan từ phíađơn vị kinh doanh bởi toàn bộ hồ sơ tín dụng sẽ cần được để trình tập trung về HSCtrước khi đi đến quyết định phê duyệt cuối cùng Mặt khác, sự phân hoá chức năng ởcác khối sẽ làm nâng cao tính chuyên môn hoá Khối kinh doanh sẽ chuyên tâm vàohoạt động kinh doanh từ đó làm gia tăng hiệu quả kinh doanh; khối quản lý rủi ro sẽđẩy mạnh công tác thẩm định, nâng cao chất lượng hồ sơ tín dụng từ đó chất lượng phêduyệt cũng sẽ được cải thiện hơn; khối xử lý nội bộ sẽ có thể tập trung vào công tácquản lý hồ sơ khách hàng, đốc thúc nhắc nợ và thu hồi nợ vay hiệu quả hơn

- Nhược điểm: đòi hỏi sự đầu tư về mặt công sức, thời gian và chi phí Cán bộ ngân hàngcũng được trang bị những kiến thức chuyên sâu về mặt nghiệp vụ, có khả năng áp dụng lýthuyết vào thực tiễn Hệ thống thông tin nội bộ cần phải hiện đại, lớn mạnh và có tính cậpnhật thường xuyên kịp thời để đáp ứng nhu cầu xử lý tập trung Do đó, phần lớn các

Trang 31

nghiên cứu trước đây đều nhận định, mô hình quản trị RRTD tập trung chỉ phù hợp vớicác ngân hàng có tuổi đời lâu năm, quy mô lớn và tiềm lực về nhân lực đủ mạnh Mặtkhác, bởi tính chất tập trung của mô hình này mà quy trình tín dụng phải trải qua khánhiều khâu chuyên biệt, do đó làm cho hoạt động cấp tín dụng trở nên cồng kềnh, mấtthời gian và thiếu sự linh hoạt.

1.2.4.2 Mô hình quản trị rủi ro phân tánKhác với mô hình quản trị rủi ro tập trung, “mô hình chưa có sự tách biệt về mặtchức năng của các khối trong quy trình tín dụng Thay vào đó, bộ phận tín dụng củamột đơn vị kinh doanh sẽ được uỷ quyền thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu tráchnhiệm đối với mọi khâu của một khoản vay Lúc này, các quyết định cho vay tại đơnvị kinh doanh, chi nhánh hay phòng giao dịch giữ một vị thế độc lập đối với HSC

- Ưu điểm: sự tối giản về mặt quy trình do các chức năng được thực hiện bởi một đơn vịkinh doanh sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí, công sức và thời gian.Chính vì vậy mà mô hình quản trị rủi ro phân tán thường phù hợp với những ngân hàngvới quy mô nhỏ, không có nhiều tiềm lực về mặt tài chính, con người và công nghệ

- Nhược điểm: mô hình này khiến cho mọi khâu của công tác tín dụng tập trung vào mộtchỗ, dẫn đến tình trạng thiếu chuyên sâu, không có đầy đủ thông tin và làm chất lượngthẩm định tín dụng giám sát Việc quản lý rủi ro tín dụng giữa cấp HSC và chi nhánh sẽ cókhoảng cách và chỉ xảy ra khi đến kỳ báo cáo hoặc được quản lý gián tiếp thông qua chínhsách tín dụng Bên cạnh đó, việc cán bộ tín dụng đảm nhiệm hết các chức năng từ tiếp thịđến thu thập hồ sơ và thẩm định tín dụng cho khách hàng có thể khiến kết quả đánh giáthiếu tính khách quan và độc lập Từ đây rủi ro đạo đức có thể phát sinh.”

Như vậy, cả hai mô hình trên đều tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng.Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng và kiến nghị của Uỷ ban Basel cũng như căncứ vào thông lệ quốc tế, các điều kiện chung về mặt pháp lý, thị trường, công nghệ vàcon người mà các ngân hàng cân nhắc lựa chọn mô hình quản trị rủi ro cho phù hợp

Trang 32

1.3 Bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Trong quý 1/2023, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 983 tỷ đồng, tăng18% so với cùng kỳ Tổng thu thuần đạt 2.090 tỷ đồng, trong đó thu thuần trong lãiđược xem như hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt 1.751 tỷ đồng, chiếm84% trong cấu trúc tổng thu thuần hoạt động của Ngân hàng NIM duy trì hiệu quả ởmức 3,9%, tăng so với cùng kỳ

Chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ trong bối cảnh tổng thu thuần tiếp tụctăng so với cùng kỳ với hệ số chi phí hoạt động trên doanh thu ở mức 37% Đến hếtquý 1/2023, tổng tài sản của OCB tiếp tục tăng trưởng khả quan khi đạt hơn 199.141tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ Ngoài ra, trong bối cảnh lãi suất biến động mạnh,hoạt động tín dụng và huy động của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng Trong đó,hoạt động cho vay khách hàng đạt gần 121.914 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ nămtrước, cho thấy Ngân hàng vẫn luôn tập trung vào hoạt động cho vay cốt lõi Bên cạnhđó, tổng huy động thị trường 1 đạt 143.752 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ Riêngtiền gửi khách hàng ghi nhận kết quả khả quan khi tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ,tương đương đạt 105.564 tỷ đồng

Các tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) và tỷlệ nợ xấu được kiểm soát ở mức hợp lý, bảo đảm đáp ứng theo quy định của NHNN.OCB đã và đang triển khai 07 chương trình áp dụng ưu đãi lãi suất cho khách hàng cánhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực xuất nhập khẩu, mộtsố ngành được ưu tiên phát triển; các sản phẩm vay tiêu dùng; mua nhà ở phục vụ đờisống

Trong thời gian tới, cùng với sự đồng hành của NHNN trong cơ chế hỗ trợ đối vớicác khoản cho vay trung dài hạn, OCB sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát các ngành, lĩnh

Trang 33

vực, phân khúc khách hàng phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế để xây dựng cácchương trình, các gói cho vay ưu đãi lãi suất cũng như theo sát kế hoạch kinh doanh,phát triển tín dụng đã đề ra.

Theo đó, dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện triển khai, ban hành các chương trình hỗtrợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận nguồn vốn phát triển sảnxuất kinh doanh với tổng doanh số giải ngân tham gia dự kiến khoảng 25.000 tỷ đồng,mức ưu đãi từ 1% à 2% để hỗ trợ khách hàng

Vào đầu tháng 3/2023, OCB chính thức giới thiệu ngân hàng số thế hệ mớiLiobank dành cho khách hàng trẻ sành công nghệ với hàng loạt tính năng vượt trội.Nền tảng này được kỳ vọng sẽ dẫn đầu xu hướng ngân hàng số, chinh phục nhữngkhách hàng có lối sống năng động, yêu công nghệ, chuộng sự tinh gọn và thườngxuyên sử dụng thẻ tín dụng cho chi tiêu hằng ngày

Không chỉ tập trung vào số hóa, nhà băng này luôn chủ động ứng phó và kịp thờithực hiện các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động Ngânhàng Mới đây, OCB đã công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốnđiện toán đám mây theo Basel II nâng cao (phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB) Quađó, OCB trở thành Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiêntiến của Basel trong chuẩn mực quản trị RRTD quốc tế

Việc hoàn thành và áp dụng nền tảng quản trị vốn theo các yêu cầu của Basel IInâng cao không những giúp OCB nâng cao năng lực quản trị RRTD của Ngân hàngmà còn bảo đảm việc đo lường rủi ro tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn chính xác, từ đó hỗtrợ hiệu quả các quyết định kinh doanh Đặc biệt, khẳng định mạnh mẽ mục tiêu dàihạn của OCB trong việc củng cố nền tảng quản trị rủi ro vững chắc, hướng đến sựminh bạch, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường

Với dự đoán năm 2023 sẽ là một năm thách thức, đòi hỏi TCTD phải có khảnăng chống chịu trước những biến động kinh tế vĩ mô khó lường Theo đó, bên cạnhviệc áp dụng tiêu chuẩn Basel II nâng cao và Basel III, OCB tiếp tục tiến tới nghiêncứu triển khai các chuẩn mực quốc tế khác như IFRS 9 để bảo đảm hoạt độngQTRRTD liên tục được nâng cao, giúp ngân hàng phát triển hiệu quả và bền vững.Ngoài ra, ngân hàng cũng nghiêm túc tuân thủ các quy định của NHNN, duy trì mứcxếp hạng tín nhiệm cao của Moody’s và các tổ chức khác

Trang 34

1.3.2 Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Phượng

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bất ổn khi phải vật lộn để phục hồi sau đại dịchvà đương đầu với những biến động chính trị phức tạp, ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng (VPBank) đã chủ động ứng phó và kịp thời thực hiện các biện pháp QTRRTD chặtchẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và khép lại giai đoạn 2018 – 2022 với nhiềuthành tựu đáng nhớ, được ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ bằng các chứngnhận và giải thưởng danh giá Cuối năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất củangân hàng theo Basel II lần lượt đạt 12,67% và 14,90% cao hơn nhiều so với mức yêu cầucủa NHNN là 8% và tiệm cận với các ngân hàng hàng đầu khu vực

VPBank là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai quy trình xác thực dữliệu thị trường vào hệ thống Kondor nhằm bảo đảm tính chính xác của dữ liệu thịtrường đầu vào Nhờ đó, VPBank có thể theo dõi sát sao các biến động của thị trường,đưa ra các nhận định chính xác, nắm bắt rủi ro tín dụng sớm, từ đó đưa ra các khuyếnnghị phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả

VPBank là Ngân hàng đi đầu về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng tạiViệt Nam, số hóa và hiện đại hóa hoạt động kinh doanh luôn là ưu tiên hàng đầu củaVPBank, nhằm cung cấp các giải pháp tài chính tốt nhất giúp doanh nghiệp tránh đượcnhững rủi ro tài chính tiềm ẩn Để đạt được mục tiêu này, từ nửa cuối năm 2019,VPBank đã triển khai hệ thống Kondor Treasury, cho phép tự động hóa toàn bộ quytrình giao dịch từ đơn vị kinh doanh đến quản trị RRTD, kế toán và vận hành

Thành công trong quản trị RRTD của VPBank đã chứng minh thông qua giảithưởng “Model Risk Manager”, đây là giải thưởng thường niên của Celent nhằm vinhdanh các sáng kiến công nghệ xuất sắc trong lĩnh vực tài chính toàn cầu Đây là nămthứ 2 liên tiếp VPBank nhận được giải thưởng “Model Risk Manager” của Celent.VPBank đã giành được giải thưởng “Đơn vị Quản trị rủi ro kiểu mẫu” năm 2023 nhờáp dụng thành công hệ thống Kondor Treasury để số hóa toàn bộ quy trình giao dịch từđơn giản đến phức tạp và tăng mạnh khả năng quản trị RRTD tự động Trước đó, năm2022 VPBank cũng đã nhận được giải thưởng quốc tế này trong lĩnh vực quản trịRRTD về phòng, chống rửa tiền

Giải thưởng “Model Risk Manager” là sự công nhận cách các tổ chức tài chính

Trang 35

đang sử dụng công nghệ để thay đổi hoạt động quản trị RRTD và tuân thủ Đó lànhững điển hình truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp khác trong thực tiễn quảntrị RRTD, mang lại tác động thực sự tích cực và có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp và tiến trình đổi mới lĩnh vực quản trị rủi ro toàn ngành Nhờ ứng dụnghệ thống này, VPBank đã có thể triển khai thông suốt và nhanh chóng các giao dịchkhối lượng lớn các sản phẩm quỹ, đồng thời có được sự linh hoạt tối ưu trong hỗ trợcác công cụ phái sinh, quyền chọn và giao dịch có cấu trúc phức tạp.

1.3.3 Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Á

Năm 2022, ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) là 1 trong 4 Ngân hàng Việtđược KPMG công bố hoàn thành chuẩn mực quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế Basel

III Đồng thời, triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm tăng cườngtính minh bạch về tài chính và nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động tiến tới cácchuẩn mực tài chính quốc tế toàn diện Năm 2022 ghi dấu ấn quan trọng đối với Nam ABank – kỷ niệm 30 năm hành trình khẳng định và phát triển thương hiệu, được vun đắp từsự nỗ lực – đồng hành – tin tưởng và thấu hiểu của tập thể cán bộ nhân viên, đối tác, cổđông, khách hàng và cộng đồng Theo đó, bằng sự nỗ lực của tập thể, Nam A Bank đã ghinhận những kết quả tích cực về kinh doanh, quản trị, vận hành dựa trên hệ thống côngnghệ bảo mật, đi kèm với việc lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc đến với cộng đồng.So với cùng kỳ năm 2021, tính đến 31/12/2022, tổng tài sản Nam A Bank đạt gần 180.000tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.268 tỷ đồng, tăng hơn 26%; tổnghuy động vốn đạt gần 140.000 tỷ đồng, tăng 9,3% Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽtheo quy định của NHNN, giảm so với năm 2021 Nam A Bank là một trong những ngânhàng tiên phong và chủ động áp dụng mô hình quản trị rủi ro theo quy định của NHNN vàchuẩn mực quốc tế từ sớm Cụ thể, Nam A Bank là 1 trong 4 ngân hàng Việt đầu tiênđược KPMG công bố hoàn thành chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế Basel III.Đồng thời, triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm tăng cường tínhminh bạch về tài chính và nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động tiến tới các chuẩnmực tài chính quốc tế toàn diện Năm 2022 Nam A Bank tiếp tục chú trọng chiến lượcphát triển công nghệ bằng việc đẩy mạnh số hóa trong kinh

Trang 36

doanh và vận hành, không ngừng cải tiến và nâng cao trải nghiệm Hệ sinh thái NH số(Open Banking – ONEBANK và Robot OPBA), mở rộng hệ sinh thái – kết nối đối tácnhư VGS, Mobifone, VNPOST, VNpay, VETC… Minh chứng là số lượng khách hàngsử dụng giao dịch số của Nam A Bank ngày càng tăng, so với cùng kỳ năm 2021, tiềngửi online tăng hơn 46%, khách hàng sử dụng thẻ tăng hơn 23%, khách hàng sử dụngOpen Banking tăng hơn 77%.

Hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững thì QTRRTD luôn được các ngân hàng đặtlên hàng đầu QTRRTD tốt sẽ giúp Ngân hàng nâng cao khả năng ứng phó, nhanh chóngthích nghi và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả khi có những biến động về kinh tế Đểđạt được kết quả tích cực trên, Nam A Bank đã không ngừng mở rộng mạng lưới, pháttriển công nghệ và chú trọng QTRRTD, khẳng định thương hiệu uy tín trên thị trường.Bên cạnh đó, Nam A Bank tiếp được NHNN chấp thuận mở rộng mạng lưới và ngân hàngđã mở rộng thêm 4 chi nhánh tại Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Cà Mau, Phú Yên cùng cácPhòng Giao dịch, điểm giao dịch tự động ONEBANK Tính đến nay, Nam A Bank có gần120 đơn vị kinh doanh và gần 100 điểm ONEBANK trên toàn quốc

Song hành cùng hoạt động kinh doanh, vai trò trách nhiệm xã hội trong năm vừa quacủa ngân hàng cũng thể hiện qua hàng loạt chương trình hướng đến cộng đồng mang

ý nghĩa thiết thực như: Xây cầu và đường dân sinh, trao tặng nhà đại đoàn kết, nhàtình thương cho những gia đình khó khăn, tặng học bổng cho học sinh hiếu học, mangTết hạnh phúc và trung thu đến những mảnh đời khó khăn hay đồng hành xuyên suốtcùng giải thưởng Mai vàng và các hoạt động thiện nguyện sau chương trình…

Với những hoạt động tích cực, mang giá trị thiết thực và ý nghĩa trên, năm 2022Nam A Bank đã được các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận như: Nơi làm việc tốtnhất Châu Á do HR Asia bình chọn; Top 10 Thương hiệu tăng trưởng ấn tượng do Tạpchí Kinh tế Việt Nam tổ chức; Doanh nghiệp vì cộng đồng do tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổchức; Thương hiệu truyền cảm hứng Châu Á tại Lễ trao giải Asia Pacific EnterpriseAwards (APEA); nhận 4 giải thưởng quốc tế là Ngân hàng kiến tạo số tốt nhất Việt Nam

2022, Ngân hàng đẹp – Dịch vụ tốt nhất Việt Nam 2022; Ngân hàng quản trị rủi roxuất sắc Việt Nam 2022, ngân hàng có trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam 2022 doTạp chí IBM tổ chức…

Với nền tảng hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch, ổn định, năm 2023 Nam

Trang 37

A Bank tiếp tục thực hiện các chiến lược mới và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt các chỉ tiêucho năm mới Song song đó, ngân hàng sẽ tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh nộitại về công nghệ và nhân lực, chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các tổ chức uytín trên toàn cầu để tiếp tục hội nhập và đồng hành cùng khách hàng đẩy mạnh sảnxuất kinh doanh.

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho Sacombank Chi nhánh quận 2

Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro ở một số ngân hàng thương mại, bài họckinh nghiệm rút ra cho hoạt động quản trị RRTD cho Sacombank Chi nhánh quận 2 là:

- Một là, Xây dựng chính sách và quy trình: Tổ chức tài chính cần thiết lập chính

sách và quy trình rõ ràng và cụ thể để QTRRTD Điều này bao gồm việc thiết lập cácnguyên tắc và tiêu chuẩn cho việc xác định khách hàng tiềm năng, định giá tín dụng,quản lý nợ xấu và xác định các biện pháp phòng ngừa rủi ro

-Hai là, Đánh giá năng lực tín dụng: QTRRTD đòi hỏi việc đánh giá khả năng

trả nợ của khách hàng hoặc doanh nghiệp trước khi cấp cho vay Đánh giá này baogồm việc xem xét lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản và các yếu tố khác để đánh giá khảnăng trả nợ và xác định mức độ rủi ro

- Ba là, Giám sát và quản trị nợ xấu: QTRRTD yêu cầu việc giám sát và quản trị

nợ xấu để bảo đảm việc thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro Điều này bao gồm việc thiếtlập hệ thống theo dõi nợ xấu, thực hiện các biện pháp thu hồi nợ và quản trị các trườnghợp nợ xấu

- Bốn là, Đa dạng hóa rủi ro tín dụng: Tổ chức tài chính cần đa dạng hóa danh

mục tín dụng để giảm thiểu tác động tiềm năng từ các yếu tố rủi ro cụ thể Điều nàybao gồm phân bổ vốn cho vay vào nhiều ngành công nghiệp, vùng địa lý và các kháchhàng có tiềm năng trả nợ khác nhau

- Năm là, Đánh giá và quản trị rủi ro thị trường: QTRRTD không chỉ tập trung

vào rủi ro từ việc cho vay mà còn bao gồm việc đánh giá và QTRR thị trường Điềunày bảo đảm rằng tổ chức tài chính cũng đối mặt và quản trị tốt rủi ro từ biến động thịtrường, như thay đổi lãi suất, tỷ giá hoặc biến động giá trị tài sản

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quát các cơ sở lý thuyết về RRTD, quảntrị RRTD cũng như các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD Thông quađó, tác giả xây dựng cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng RRTD và quản trị RRTDtại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh quận 2 trong chương 2

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 22.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ThươngTín – Chi nhánh quận 2

2.1.1 Thông tin chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chinhánh quận 2

Hiện tại, Sacombank Chi nhánh quận 2 bao gồm 01 Trụ sở chi nhánh và 06 phòng giao dịch trực thuộc

Địa chỉ trụ sở chi nhánh: 50 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (028) 37423865- Ngày 13/01/1992, Sacombank được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0301103908 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hồ Chí Minh và đặt trụ sở tại số 266 - 268Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

- Ngày 11/04/2018, theo quyết định số 514/Cục II.4 V/v thay đổi tên, địa điểm chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

- Ngày 14/05/2018, Sacombank chính thức khai trương và đi vào hoạt động.Sacomnbank Chi Nhánh Quận 2 là chi nhánh trực thuộc trụ sở chính; trong đó có cácphòng giao dịch trực thuộc là:

- Phòng giao dịch Bình Trung Tây Địa chỉ tại: Số 332-334 Nguyễn Thị Minh Khai, Khu phố 1, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.- Phòng giao dịch Lương Định Của Địa chỉ tại: Số 171 Lương Định Của, Khu phố 3, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

- Phòng giao dịch Nguyễn Duy Trinh Địa chỉ tại: Số 205 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

- Phòng giao dịch Phú Hữu Địa chỉ tại: Số 4, Đường 816, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 40

- Phòng giao dịch Nguyễn Cơ Thạch Địa chỉ tại: Số 70 Nguyễn Cơ Thạch, Phường AnLợi Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng giao dịch Bình Trung Đông Địa chỉ tại: Số 669B-669C-669D, Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sacombank bao gồm các thành phần gồm:- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): đứng đầu bộ máy ngân hàng, có thẩm quyền thựchiện việc ra quyết định sửa đổi, phê chuẩn đối với các điều lệ, chính sách, quy định củangân hàng, quyết định số lượng thành viên của hội đồng, kiểm soát từng nhiệm kỳ bầucử, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành trong ngân hàng Dưới quyền trực tiếpcủa Đại hội đồng cổ đông là: HĐQT và Ban Tổng giám đốc

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị được quyền nhân danh ngân hàng để ra quyếtđịnh, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, các quyết định liên quan đếnmục đích và quyền lợi của ngân hàng Thuộc quản lý của HĐQT gồm: Ban Tổng giámđốc, Uỷ ban quản lý rủi ro, Uỷ ban giám sát tín dụng, Uỷ ban nhân sự, Uỷ ban côngnghệ ngân hàng, Uỷ ban chiến lược và đầu tư, Văn phòng Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát: thực hiện các chức năng như kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giáviệc chấp hành quy định pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ của ngân hàng và các nghịquyết, quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT Dưới quyền của ban kiểm soát là phòng kiểmtoán nội bộ

- Ban Tổng giám đốc: là cơ quan điều hành hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệmtrước HĐQT và trước pháp luật Các khối trực thuộc Ban Tổng giám đốc là: Khối ngânhàng bảo hiểm, khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối Khách hàng doanh nghiệp(KHDN) lớn và ĐCTC, Khối KHDN, Khối khách hàng cá nhân (KHCN), Trung tâmchuyển đổi số, Khối Nhân sự, Phòng Đầu tư và Phòng Marketing

- Văn phòng HĐQT và các uỷ ban, văn phòng trực thuộc hội đồng quản trị: thực hiện chức năng tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng

Là một chi nhánh lớn của hệ thống Sacombank, Sacombank chi nhánh quận 2 là mộtngân hàng đa năng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một NHTM theo quy định củaNHNN Việt NAM, đảm nhận các nhiệm vụ mà Hội sở chính giao phó Bên cạnh đó,Sacombank chi nhánh quận 2 có quy mô tương đối lớn và có khả năng cạnh tranh trong

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w