1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (12)
    • 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (12)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (12)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (12)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (13)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (14)
      • 1.6.1. Về tính khoa học (14)
      • 1.6.2. Về tính thực tiễn (14)
    • 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (14)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (16)
      • 2.1.1. Khái niệm tiền gửi tiết kiệm (16)
      • 2.1.2. Phân loại tiền gửi tiết kiệm (16)
      • 2.1.3. Vai trò của tiền gửi tiết kiệm (18)
    • 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG (18)
      • 2.2.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng (18)
    • 2.3. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG (20)
      • 2.3.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) (20)
      • 2.3.2. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Bahavior – TPB) (21)
    • 2.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (22)
      • 2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài (22)
      • 2.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.4.3. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan (31)
      • 2.4.4. Nhận xét và xác định các khoảng trống nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu (40)
    • 3.2. Nghiên cứu định tính (41)
      • 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu (41)
      • 3.2.2. Mô hình nghiên cứu (44)
      • 3.2.3. Thiết kế khảo sát (45)
    • 3.3. Nghiên cứu định lượng (54)
      • 3.3.1. Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha (54)
      • 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (55)
      • 3.3.3. Phân tích hồi quy đa biến (55)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (14)
    • 4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – (58)
    • 4.2. Thống kê mô tả các biến quan sát (60)
    • 4.3. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (63)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) (67)
      • 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập (68)
      • 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc (71)
    • 4.5. Phân tích hồi quy bội tuyến tính (73)
    • 4.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (77)
    • 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu (78)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (14)
    • 5.1. Kết luận (80)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (80)
      • 5.2.1. Các đề xuất liên quan đến nhân tố sự thuận tiện (80)
      • 5.2.2. Các đề xuất liên quan đến nhân tố thương hiệu ngân hàng (81)
      • 5.2.3. Các đề xuất liên quan đến nhân tố chất lượng dịch vụ (81)
      • 5.2.4. Các đề xuất liên quan đến nhân tố lợi ích tài chính (81)
      • 5.2.5. Các đề xuất liên quan đến nhân tố hình thức chiêu chị (82)
      • 5.2.6. Các đề xuất liên quan đến nhân tố ảnh hưởng của người thân (82)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng (83)
      • 5.3.1. Hạn chế của đề tài (83)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Người viết xin cam đoan rằng những nội dung người viết thể hiện trong Đề án tốt nghiệp với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm củaKHCN tại NH TMCP Côn

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã trở thành một trụ cột vững chắc của nền kinh tế Khi đi cùng với xu thế hội nhập thế giới, các NHTM Việt Nam buộc phải có những bước chuyển mình với đa dạng loại hình SPDV để ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Trong đó, hoạt động HĐV không những là loại hình SPDV được ưa chuộng nhất đối với khách hàng, mà còn là hoạt động cốt lõi và mang đến phần lớn thu nhập đối với ngân hàng Nguồn vốn của NHTM thường đến từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, vốn từ huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác Tuy nhiên, nguồn vốn huy động luôn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM Ngoài ra, nó còn có tác động đến năng lực cạnh tranh và danh tiếng của NH đó Vì thế, có thể nói một ngân hàng có thế mạnh trong việc HĐV sẽ có nhiều cơ hội trong việc phát triển các SPDV, đẩy mạnh kinh doanh và quy mô rộng mở.

Do đó, việc gia tăng nguồn vốn đã là một chiến lược quan trọng không chỉ đối với các NH nói chung mà còn đối với NH TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nói riêng.

NH đã trở thành NH uy tín tốp đầu tại Việt Nam, liên tục mở rộng thị phần trong lĩnh vực tiền tệ, thu hút được sự quan tâm lớn từ phía khách hàng Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc HĐV từ KHCN còn gặp nhiều hạn chế, bởi vì khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư vẫn khá lớn, nhưng NH vẫn chưa thể khai thác triệt để Vietinbank

- Chi nhánh TP.HCM cũng đang đối mặt với thực tế này và cần các phương án cụ thể để tăng cường HĐV, đặc biệt là từ TGTK của KHCN.

Qua các lý do trên, nên người viết đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của KHCN tại NH TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh” nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền TK của KHCN và nêu ra các hàm ý quản trị nhằm tăng hiệu quả HĐV cũng như góp phần giúp Vietinbank - CN TP.HCM duy trì và tăng trưởng trong tương lai.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM Từ đó, đề tài sẽ đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tăng hiệu quả HĐV qua kênh TGTK đối với KHCN tại Vietinbank - CN TP.HCM trong tương lai.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề án xác định có những mục tiêu cụ thể như sau:

Xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM. Đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Cuối cùng, đưa ra các hàm ý quản trị góp phần nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM?

Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM như thế nào?

Những hàm ý quản trị nào góp phần nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank - CN HCM. Đối tượng khảo sát: KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Thời gian nghiên cứu: Thu thập mẫu khảo sát dựa theo bảng câu hỏi từ tháng 01/03/2024 đến tháng 01/05/2024.

Phạm vi nghiên cứu: Tại Vietinbank – CN TP.HCM.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề án này kết hợp giữa hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu với chuyên gia để xây dựng thang đo và các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp định lượng được áp dụng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân và mức độ ảnh hưởng của chúng thông qua dữ liệu khảo sát Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định mức độ thang đo, giải đáp hệ thống câu hỏi nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy bội, phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phần mềm SPSS.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu kiểm chứng lại những cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM Cụ thể, nó cho thấy khi KHCN gửi TK sẽ có 6 nhân tố ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định, phù hợp với các lý thuyết trong đề án.

Nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho cấp lãnh đạo Vietinbank - CN TP.HCM về những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng, giúp ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động viên qua kênh tiết kiệm gửi tiền không kỳ hạn (TGTK), thu hút khách hàng tiềm năng, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì “TGTK là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại TCTD theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với TCTD.”

Theo Lê Thị Thu Hằng (2012), “TGTK NH là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản TK tại NH với mong muốn gia tăng giá trị hiện có, đảm bảo sự bảo mật và thuận tiện khi cần sử dụng.”

Tóm lại, một khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản TK tại NH được gọi là TGTK Khi mở tài khoản TGTK, khách hàng sẽ được trả một khoản lợi nhuận nhất định do NH chi trả dựa trên mức lãi suất được áp dụng Sau khi gửi vào NH, khách hàng sẽ được cấp sổ/thẻ tiết kiệm, trong đó ghi lại thông tin chứng nhận về số tiền đã gửi, đồng thời sẽ ghi lại số lần gửi tiền để khách hàng thuận tiện trong việc theo dõi và tất toán tiền nếu cần thiết.

2.1.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm 2.1.2.1 Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền

Theo phân loại của Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2012) dựa trên kỳ hạn gửi tiền, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng được chia thành tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, gồm kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn.

TGTK không kỳ hạn: là khoản tiền TK không ấn định kỳ hạn gửi và số tiền gửi, với mức lãi suất được giữ cố định trong suốt thời gian khách hàng gửi tiền tại NH Chủ tài khoản có quyền rút một phần số tiền gửi hoặc tất toán tài khoản bất cứ lúc nào với mức lãi suất như ban đầu mà không cần chờ tới cuối kỳ Do tính chất không ổn định nên lãi suất của tiền gửi TK này rất thấp.

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn (TGTK) là khoản tiền gửi có thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng (TCTD) Sau khi đáo hạn, TCTD sẽ hoàn trả đầy đủ tiền gốc và tiền lãi cho khách hàng Nếu khách hàng không rút tiền vào ngày đến hạn, TCTD có thể tự động gia hạn kỳ hạn hoặc chuyển tiền gốc và lãi về tài khoản thanh toán cho khách hàng, tùy thuộc vào chính sách của ngân hàng.

2.1.2.2 Căn cứ theo chủ thể gửi tiền

Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp: Đây là hình thức mà các doanh nghiệp sử dụng khi có khoản tiền rảnh rỗi chưa dùng đến hoặc khoản tiền đã có kế hoạch đầu tư sinh lời trong tương lai từ vài tháng đến vài năm.

Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng (TGTK) là tài khoản lưu trữ tiền của cá nhân, được ghi chép trên sổ hoặc thẻ tiết kiệm Khi gửi tiền vào TGTK, cá nhân sẽ được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng dựa trên số tiền và thời hạn gửi.

2.1.2.3 Căn cứ theo phương pháp trả lãi

Hình thức TK trả lãi sau là khi TK trả lãi vào ngày đáo hạn Khi đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng muốn tất toán khoản TGTK, số tiền gốc và lãi sẽ được chuyển vào TKTT của khách hàng tại tổ chức nhận tiền gửi Nếu khách hàng tái đáo hạn, tiền lãi sẽ được tính vào số tiền gốc và gửi tiếp tục thêm một kỳ hạn.

Hình thức TK trả lãi trước là khi TK trả lãi ngay khi khách hàng gửi tiền Vào ngày đáo hạn, khách hàng chỉ nhận được một phần tiền gốc, số tiền này bằng chính số tiền đã ghi trên sổ/thẻ TK của khách hàng tại tổ chức nhận TGTK.

Hình thức TK trả lãi định kỳ là khi TK trả lãi theo kỳ hạn mà khách hàng và NHTM đã thỏa thuận Vào kỳ tính lãi, khách hàng được quyền rút phần lãi của kỳ đã đăng ký vào bất kỳ ngày làm việc nào của NH Trường hợp ngược lại, NH sẽ chỉ thực hiện sao kê tính lãi và nếu đến hết kỳ tính lãi cuối cùng, số tiền lãi chưa nhận sẽ được gộp vào số tiền gốc.

2.1.2.4 Căn cứ theo phương thức nộp số tiền gốc

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TK gửi một lần) là hình thức gửi tiền vào ngân hàng một lần duy nhất đến khi đáo hạn Do số dư trên tài khoản không biến động nên ngân hàng không tốn nhiều chi phí quản lý, nhờ đó mà mức lãi suất của loại tiền gửi này thường cao hơn.

TK gửi nhiều lần: Là hình thức TK mà định kỳ đã đăng ký với NHTM, khách hàng gửi vào NH một số tiền, trong đó số tiền gửi từng lần có thể cố định hoặc thay đổi theo

7 khả năng của khách hàng Lãi suất TK của loại tiền này thường thấp hơn lãi suất TK thông thường.

2.1.2.5 Căn cứ theo hình thức gửi tiền

TGTK tại quầy: Đây là hình thức gửi TK truyền thống và thường xuyên được thực hiện tại các NHTM, với hình thức này người gửi tiền cần trực tiếp đến NH, mang theo các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục gửi TK.

TGTK trực tuyến: Với công nghệ hiện đại, các NH đều có trang web trực tuyến, NH điện tử cài đặt trên điện thoại Nhờ đó mà NHTM đã phát triển sản phẩm TGTK trực tuyến Loại hình tiền gửi này giúp khách hàng được giao dịch tại bất cứ địa điểm nào có kết nối internet TGTK trực tuyến giúp khách hàng không phải ra quầy, NHTM được lợi ích trong vấn đề quản lý TKTG vì không cần phải in ấn chứng từ, sổ/thẻ tiết kiệm, vì vậy hình thức này thường có LSTG được cộng biên độ ít nhất từ 0.2% so với lãi suất gửi tại quầy.

2.1.3 Vai trò của tiền gửi tiết kiệm

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG

2.2.1 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 2.2.1.1 Khái niệm hành vi của người tiêu dùng

Theo Blackwell và ctg (2006) đã đề xuất rằng: “Hành vi của người tiêu dùng là các hoạt động do người tiêu dùng tiến hành tìm kiếm và tiêu dùng SPDV Những hoạt động này có thể bao gồm nghiên cứu sản phẩm, so sánh giá, mua hàng trực tuyến hoặc tại cửa hàng, đánh giá chất lượng sản phẩm, Hành vi của người tiêu dùng cũng có thể bao gồm các lựa chọn về việc sử dụng SPDV, bao gồm việc sử dụng trong cách thức đúng đắn và bảo quản chúng.”

2.2.1.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Hình 2.1 - Sơ đồ quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Theo Philip Kotler (2012), có 5 giai đoạn tạo nên quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá và lựa chọn phương án, quyết định mua hàng và giai đoạn sau khi mua hàng.

Với khách hàng thường xuyên dùng SPDV do NH cung cấp, nhu cầu có thể đã được kích hoạt bởi các kích thích bên trong (như nhu cầu tiếp cận tiền mặt, tăng lợi nhuận) hoặc các kích thích bên ngoài (như tiếp thị hoặc truyền miệng từ mọi người xung quanh). Ởgiai đoạn đầu này, các nhà tiếp thị nên tìm hiểu về các dạng nhu cầu hoặc vấn đề có thể nảy sinh, điều gì khiến nhu cầu nảy sinh và có tác động đến nhu cầu dùng của khách hàng.

Tìm hiểu, tra cứu thông tin khi đã nhận ra một vấn đề hoặc nhu cầu, bước tiếp theo là giai đoạn tìm kiếm thông tin, để tìm ra giải pháp tốt nhất mà họ cảm thấy Khách hàng có thể dựa vào báo in, hình ảnh, phương tiện trực tuyến hoặc truyền miệng để thu thập thông tin Người tiêu dùng thường có phần lớn thông tin của họ từ các nguồn thương mại do các công ty và nhà cung cấp cung cấp thông qua các hình thức quảng cáo, nhưng

9 nguồn thông tin có hiệu quả xác định nguồn các luồng dữ nhất là các nguồn từ cá nhân Do đó, các nhà tiếp thị phải liệu mà người dùng tiếp cận được.

• Đánh giá và lựa chọn phương án

Khách hàng tự đánh giá và quyết định lựa chọn nào gần nhất với ý định của mình.

Giai đoạn nghiên cứu thông tin là quá trình người tiêu dùng tìm kiếm và thu thập dữ liệu về sản phẩm để so sánh, đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng hợp lý Quan điểm về thương hiệu của mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào sở thích cá nhân và tình huống mua hàng cụ thể Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng thường bao gồm giá cả, hình thức bên ngoài, chất lượng và đặc điểm kỹ thuật, với mỗi yếu tố đóng vai trò khác nhau trong quá trình ra quyết định.

• Quyết định mua hàng Đây là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình mua hàng của khách hàng Theo Philip Kotler (2009) cho rằng quyết định cuối cùng có thể bị “phá vỡ” qua hai yếu tố: phản hồi tiêu cực từ các khách hàng khác và mức độ động cơ chấp nhận phản hồi Hơn nữa, quyết định có thể bị gián đoạn do các tình huống không lường trước được như mất việc đột ngột hoặc chuyển địa điểm khác.

Giai đoạn sau mua hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quyết định trong tương lai của khách hàng Họ so sánh sản phẩm với kỳ vọng để đánh giá mức độ hài lòng Sự hài lòng này trực tiếp ảnh hưởng đến lòng trung thành với thương hiệu Khi khách hàng hài lòng, họ có nhiều khả năng quay trở lại và tiếp tục ủng hộ, đồng thời giới thiệu thương hiệu đến những người khác.

Ngược lại, nếu sản phẩm không đáp ứng được mong đợi, khách hàng sẽ rất thất vọng và các giai đoạn này có thể bị đánh giá nhanh chóng hoặc bị bỏ qua hoàn toàn.

CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG

Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) thể hiện xu hướng tiêu dùng của khách hàng đối với SPDV là yếu tố dự đoán và giải thích tốt nhất về hành vi tiêu dùng Theo Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg (2018): “Lý thuyết thể hiện sự bao hàm và sự sắp đặt phối hợp các thành phần của thái độ trong một cấu trúc mà được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn cho hành vi người tiêu dùng trong xã hội dựa trên 2 khái niệm cơ bản: (i) Thái độ của người tiêu dùng đối với việc thực hiện hành vi và (ii) Các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng.”

Hình 2.2 - Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng mức độ tin tưởng của khách hàng đối với thuộc tính sản phẩm Người tiêu dùng sẽ quan tâm đến những thuộc tính có lợi cho mình Nếu biết tỷ lệ của các thuộc tính thì có thể dự đoán chính xác hơn.

Chuẩn chủ quan là những yếu tố bên ngoài do người khác tác động, ảnh hưởng đến niềm tin, nhận thức về sản phẩm, dịch vụ Các nhân tố chuẩn chủ quan bao gồm người thân, đồng nghiệp, bạn bè, của khách hàng, những người có thể ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và góp phần vào quyết định lựa chọn của họ.

2.3.2 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Bahavior – TPB)

Lý thuyết hành vi dự định (TPB) do Ajzen (1975) bổ sung yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA, bao gồm các yếu tố: niềm tin về hành vi, niềm tin quy chuẩn và niềm tin kiểm soát Niềm tin về hành vi dẫn đến thái độ thích hay không thích hành vi; niềm tin quy chuẩn tạo áp lực xã hội (chuẩn chủ quan); còn niềm tin kiểm soát tăng cường sự kiểm soát hành vi nhận thức TPB được đánh giá là một trong những lý thuyết được ứng dụng và trích dẫn rộng rãi nhất trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi.

Thái độ đối với hành vi Ý định thực Hành vi

Chuẩn chủ quan hiện hành vi thực sự

Nhận thức kiểm soát hành vi

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, theo sơ đồ quy trình nghiên cứu dưới đây:

Hình 3.1 - Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Dựa trên lý thuyết ở Chương 2 và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến độc lập ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TK) của khách hàng cá nhân tại Vietinbank – CN TP Hồ Chí Minh Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách tham vấn ý kiến chuyên gia trong ngành, xác định và hiệu chỉnh mô hình thích hợp nhất, xác định kích thước mẫu và xúc tiến thu thập dữ liệu.

Sau khi lấy và xử lý dữ liệu, người viết tiếp tục nghiên cứu định tính với các phân tích về hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích ma trận tương quan, hệ số hồi quy nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc, phân tích đa cộng tuyến, phân tích tự tượng quan, phân tích phương sai thay đổi Sau đó, người viết đưa ra các phương án với Vietinbank– CN TP.HCM về quyết định gửi TK của KHCN và giúpNH hấp dẫn thêm các khách hàng đặt tiền gửi mới.

Nghiên cứu định tính

Từ kết luận đúc kết được qua lược khảo các nghiên cứu liên quan tại chương 2, người viết phát triển các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Theo nghiên cứu của Rahman và ctg (2022) và Trần Phạm Hữu Châu (2021) thì nhân tố này có liên quan đến vị trí của các NH/phòng giao dịch gần nhà và nơi làm việc/kinh doanh của khách hàng sẽ được ưu tiên xem xét trong quyết định gửi tiền TK của họ Một NH có không gian hiện đại, tiện nghi, địa điểm giao dịch gần và an toàn sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn; song song đó tạo điều kiện để phục vụ khách hàng tốt hơn Hơn nữa, sự thuận tiện còn bao gồm cơ sở vật chất của NH, đó là điểm giao dịch, văn phòng, trang thiết bị, mạng lưới chi nhánh, phương tiện và hệ thống CNTT (Bùi Nhật Vương và ctg, 2020) Các nghiên cứu trước đã thể hiện sự thuận tiện ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN Do đó, người viết đưa ra giả thuyết trong nghiên cứu này như sau:

Giả thuyết H1: Sự thuận tiện ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Theo nghiên cứu của Gunasekara và ctg (2018), Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg(2018), Bùi Nhật Vương và ctg (2020), Trần Phạm Hữu Châu (2021) và Đỗ Hoài Linh và ctg (2021) thì nhân tố thương hiệu NH có liên hệ mật thiết đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh của NH, và so sánh hình ảnh này với các NH khác NH cần quảng bá tốt hình ảnh NH ấn tượng, khác biệt, dễ nhận biết với khách hàng thông qua phương tiện truyền thông , sự kiện cộng đồng và giành lợi thế cạnh tranh Khách hàng lựa chọn NH để gửi tiền dựa trên nhiều yếu tố quyết định như mức độ hấp dẫn của lãi suất, quảng cáo hấp dẫn trên các phương tiện đại chúng, điều kiện cho vay tối thiểu và đôi khi khách

31 hàng cho rằng NHNN đáng tin cậy hơn NH tư nhân theo Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg (2018), Gunasekara và ctg (2018), Đỗ Hoài Linh và ctg (2021) NH cần xây dựng được SPDV tiêu biểu để chiếm lĩnh thị trường, trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực SPDV đó Song song, NH cần tổ chức đào tạo thương hiệu cho toàn thể nhân viên NH, qua đó nhân viên sẽ là đại sứ thương hiệu (Bùi Nhật Vương và ctg, 2020).

Xây dựng hình ảnh NH tốt và thương hiệu mạnh sẽ gia tăng hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền theo Trần Phạm Hữu Châu (2021) Các nghiên cứu trên đều đã cho thấy bằng chứng thương hiệu NH ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN Do đó, người viết đưa ra giả thuyết trong nghiên cứu này như sau:

Giả thuyết H2: Thương hiệu ngân hàng ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Theo Abbam và ctg (2015), Amer và ctg (2017), Gunasekara và ctg (2018), Rahman và ctg (2022), Bùi Nhật Vương và ctg (2020) và Đỗ Hoài Linh và ctg (2021) cho rằng nhân tố chất lượng dịch vụ của NH có liên quan đến nhận thức của khách hàng về sử dụng Chất lượng dịch vụ đề cập đến phong thái phục vụ khách hàng, tính chính xác của giao dịch, với các SPDV đa dạng như cung cấp sản phẩm thẻ với điều kiện ưu đãi, tư vấn tài chính, tốc độ và hiệu quả trong quy trình chứng từ, quy trình thanh toán, việc mở tài khoản và thao tác trực tuyến đơn giản dễ hiểu Tốc độ và chất lượng dịch vụ NH được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc khách hàng lựa chọn NH trong các nghiên cứu khác nhau được tiến hành ở một số quốc gia Các nghiên cứu trước đây cho thấy chất lượng dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN Do đó, người viết đưa ra giả thuyết trong nghiên cứu này như sau:

Giả thuyết H3: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Theo nghiên cứu của Gunasekara và ctg (2018), Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg(2018), Bùi Nhật Vương và ctg (2020), Trần Phạm Hữu Châu (2021), Đỗ Hoài Linh và ctg (2021) cho thấy nhân tố lợi ích tài chính có liên hệ mật thiết đến quyền lợi về tài chính mà khách hàng nhận được khi sử dụng SPDV từ NH Theo đó, lợi ích tài chính được đo lường thông qua lãi suất TK và phí dịch vụ Lãi suất TK cao và NH có phí dịch vụ thấp sẽ được chọn theo Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg (2018), Trần Phạm Hữu Châu (2021), Đỗ Hoài Linh và ctg (2021) Ngoài ra, lãi suất tiền gửi có vai trò rất lớn trong việc tăng số dư tiền gửi trong cơ cấu vốn và quy mô lớn Ngoài ra, lãi suất NH cần thể hiện mối quan hệ cung cầu tiền, diễn biến lạm phát và mang tính cạnh tranh (Bùi Nhật Vương và ctg , 2020) Các nghiên cứu đều chỉ ra kết quả thực nghiệm rằng nhân tố lợi ích tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi tiền TK của KHCN Do đó, trong nghiên cứu này người viết đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H4: Lợi ích tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Hình thức chiêu thị của NH có liên quan đến các hình thức khuyến mãi của NH với mong muốn hấp dẫn thêm các khách hàng tiền gửi mới, đồng thời quảng cáo các SPDV đa dạng do NH cung cấp Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg (2018), Bùi Nhật Vương và ctg (2020), Trần Phạm Hữu Châu (2021), Đỗ Hoài Linh và ctg (2021) nếu người gửi tiền có thiện cảm và quan tâm đến quảng cáo của một sản phẩm, thương hiệu nào đó thì họ sẽ ủng hộ SPDV khi họ có nhu cầu vì nhớ đến thương hiệu Dựa trên tâm lý này, các NH liên tục tung ra các chiến dịch khuyến mãi phong phú để tạo sự chú ý với khách hàng Những chương trình này được quảng cáo ở nhiều nơi như các phương tiện truyền thông, banner, … nhằm thu hút khách hàng mới và làm tăng tiền gửi (Amer và ctg, 2017) Các nghiên cứu trên đều có kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng nhân tố chiêu thị ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN Do đó, người viết đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H5: Hình thức chiêu thị ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

• Ảnh hưởng của người thân

Các nghiên cứu của Abbam và cộng sự (2015), Nguyễn Ngọc Duy Phương và cộng sự (2018), Trần Phạm Hữu Châu (2021), Đỗ Hoài Linh và cộng sự (2021) đều chỉ ra rằng tác động từ người thân là yếu tố quan trọng trong quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân Khi có khoản tiền nhàn rỗi, khách hàng cá nhân thường tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn, trong đó những người thân có thể là nguồn thông tin đáng tin cậy và ảnh hưởng đến quyết định của họ.

33 xung quanh, những người đã sử dụng SPDV hoặc hiểu về dịch vụ gửi tiền tại NH thường sẽ tư vấn cho họ về kênh gửi tiền, hình thức gửi tiền, và NH để gửi tiền… Các nghiên cứu nêu trên đều chỉ ra nhân tố ảnh hưởng từ gia đình/bạn bè ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN Vì vậy, trong bài nghiên cứu này người viết đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H6: Ảnh hưởng từ người thân ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Qua việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết, nghiên cứu mô hình ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, lược khảo các nghiên cứu trong/ngoài nước có liên kết với đề tài, người viết quyết định lựa chọn mô hình của Nguyễn Ngọc Duy Phương và Vũ Thị Hương (2018) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN - Nghiên cứu tạiNH Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, khu vực tỉnh Lâm Đồng” Nguyên nhân người viết chọn mô hình của nhóm tác giả này là do các nhân tố được sử dụng trong mô hình này tương đồng với mô hình TRA, TPB của đề án Hơn nữa, nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam và thực nghiệm với hệ thống NH Vietinbank nên đáp ứng về điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh đối với phạm vi đối tượng đề án đang hướng đến Ngoài ra, trong các nghiên cứu như Abbam và ctg (2015), Gunasekara và ctg (2018),Bùi Nhật Vương và ctg (2020) có đề cập đến nhân tố “Chất lượng dịch vụ” là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của khách hàng, và còn bao hàm ý nghĩa về tốc độ giao dịch thuận tiện nhanh chóng, cũng như phong thái phục vụ của nhân viên NH Trong đó, hai nhân tố “Nhanh chóng và an toàn”, “Phong cách phục vụ” trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg (2018) cũng được diễn giải trong ý nghĩa “Chất lượng dịch vụ”, nên người viết chọn nhân tố “Chất lượng dịch vụ” để mang hàm ý tổng quát hơn và cũng phù hợp với mô hình TPB trong nhân tố thái độ đối với hành vi Đồng thời, trong các nghiên cứu trước, các tác giả như Bùi Nhật Vương và ctg (2020), Trần Phạm Hữu Châu (2021), Rahman và ctg (2022) đã cho thấy vị trí của NH gần nhà/gần chỗ làm việc thì việc quyết định gửi TK của khách hàng cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, do đó người viết bổ sung nhân tố “Sự thuận tiện” vào mô hình nghiên cứu của đề án để kiểm định lại nhân tố này trong bối cảnh tại

Vietinbank – CN TP.HCM Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK tại NH của KHCN, mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố trong bảng sau đây:

Hình 3.2 - Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình hồi quy bội mẫu được xây dựng có dạng:

Trong đó (j=1,2, 6) là hệ số góc của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

Sự thuận tiện khi giao dịch (TT), thương hiệu ngân hàng (TH), chất lượng dịch vụ (DV), lợi ích tài chính (TC), hình thức chiêu thị (CT) và ảnh hưởng của người thân (NT) được xác định là các yếu tố ảnh hưởng độc lập Ngược lại, quyết định gửi tiền tiết kiệm (QD) của khách hàng cá nhân (KHCN) tại Vietinbank - CN TP.HCM được coi là yếu tố phụ thuộc, chịu tác động của các yếu tố độc lập kể trên.

3.2.3 Thiết kế khảo sát 3.2.3.1 Xây dựng thang đo

35 Thang đo các nhân tố trong mô hình được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1 - Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

3.2.3.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Sau khi đặt ra mô hình và thang đo các nhân tố, người viết đã thực hiện phỏng vấn với các chuyên gia là các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về NH từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các lãnh đạo phòng tại Vietinbank – CN TP.HCM để hiệu chỉnh mô hình và thang đo các nhân tố trong mô hình cho phù hợp với bối cảnh tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Người viết đã phỏng vấn 4 nhà nghiên cứu, các nhà nghiên cứu được lựa chọn là những người có học vị tiến sĩ trở lên tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc đã có công trình khoa học được công bố có liên quan đến NH Đối với các lãnh đạo phòng, người viết đã phỏng vấn 3 trưởng/phó phòng tại NH, các lãnh đạo phòng được lựa chọn là những người có từ 5 năm công tác trong lĩnh vực NH.

Trong bước này, người viết đã dùng phương pháp phát triển mầm để lựa chọn các chuyên gia Cụ thể, thông qua các nhà nghiên cứu và lãnh đạo phòng mà người viết đã có quan hệ từ trước để tiến hành phỏng vấn và nhờ họ giới thiệu các nhà nghiên cứu và lãnh đạo phòng khác để tiếp tục phỏng vấn.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia được nêu trong bảng bên dưới:

Bảng 3.2 - Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Nguồn: Tổng hợp của người viết

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

Giai đoạn từ năm 2021-2022, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 Cụ thể, trong năm 2021 tổng nguồn vốn huy động bình quân đạt được là 37.095 tỷ đồng Đến năm 2022, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn Covid-19, thêm nữa khi các quyết định mới của NHNN về tăng lãi suất huy dộng có hiệu lực, các TCTD đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi Với mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn vào những tháng cuối năm 2022, ngân hàng đã huy động vốn tăng thêm 6.679 tỷ đồng, bình quân đạt mức 43.774 tỷ đồng, tương đương tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, tiền gửi bình quân của KHDN đạt 10.854 tỷ đồng, tăng 1.422 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 15% so với năm 2021; tiền gửi bình quân của KHCN cũng có xu hướng tăng thêm 5.257 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 19% so với cuối năm 2021 Qua số liệu trên cho thấy, cơ cấu nguồn vốn có xu hướng thay đổi khi tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của KHDN ngày càng tăng và chiếm trên 50% tổng nguồn vốn của ngân hàng, trong khi những năm trước đó tiền gửi cá nhân thường giữ tỷ trọng cao hơn Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trên địa bàn TP.HCM, khiến người dân có xu hướng tích lũy chi tiêu và dịch chuyển tiền nhàn rỗi sang các kênh đầu tư khác Trong khi đó, dịch bệnh diễn biến khó lường khiến doanh nghiệp lại có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để phòng thủ.

Bảng 4.1 - Tình hình hoạt động huy động vốn giai đoạn năm 2021-nay

5 tháng đầu Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 năm 2024

Thực Tỷ Thực Tỷ Thực Tỷ Thực Tỷ hiện trọng hiện trọng hiện trọng hiện trọng

Tiền gửi KHCN 6,718 17.3% 12,612 31.9% 10,854 24.8% 9,432 25.4% bình quân Tiền gửi

Tổng nguồn vốn bình quân

Nguồn: Phòng KHBL Vietinbank Chi nhánh TP.HCM

Sang đến năm 2023, lãi suất huy động dần có xu hướng giảm theo chỉ đạo của NHNN để tạo dư địa giảm lãi suất cho vay, mặt khác, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất để tránh tình trạng thừa vốn Do đó, với mức lãi suất kém hấp dẫn hơn, nguồn vốn huy động bình quân tại ngân hàng giảm còn 39.583 tỷ đồng vào cuối năm 2023, tương đương giảm 9,6% so với cuối năm 2022 Tuy nhiên, tiền gửi bình quân của khách hàng cá nhân vẫn ghi nhận tăng trưởng lên đến 12.612 tỷ đồng (năm 2022: 10.854 tỷ đồng). Đến thời điểm 31/05/2024, nguồn vốn bình quân của Vietinbank – CN TP.HCM ghi nhận kết quả đạt được 38.885 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cuối kỳ năm trước Nguyên nhân là vì công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn do lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức thấp và chưa cạnh tranh so với các TCTD khác Do đó, việc duy trì tiền gửi bình quân của KHCN đã sụt giảm còn 6 718 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ giảm 47% so với cuối năm 2023.

Như vậy ta thấy, tình hình huy động vốn của Vietinbank – CN TP.HCM chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của thị trường và hơn hết là niềm tin của khách hàng vào việc lựa chọn thương hiệu để gửi tiền Do đó, người viết mong muốn xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm đối với KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM nhằm tìm ra hàm ý quản trị để nâng cao hoạt động huy động vốn, thu hút thêm các KHCN mới đến gửi tiền và gia tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng trong tương lai.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK - CN

TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - NAY

5 tháng đầu năm 2024 Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021

Tiền gửi KHCN bình quân Tiền gửi KHDN bình quân Tổng nguồn vốn bình quân

Nguồn: Phòng KHBL Vietinbank Chi nhánh TP.HCM

Thống kê mô tả các biến quan sát

Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 287 quan sát, thu thập thông qua khảo sát được gửi tới 287 đối tượng bằng mã QR, với tỷ lệ phản hồi 100%.

Bảng 4.2 - Thống kê mô tả mẫu theo giới tính

Mẫu nghiên cứu bao gồm 65 nam và 222 nữ Điều này có nghĩa là tỷ lệ nam và nữ trong mẫu có sự phân hóa rõ rệt, với tỷ lệ nữ cao hơn đáng kể (77,4% so với 22,6%).

Bảng 4.3 - Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi

Bảng 4.3 cho thấy khoảng 23 tuổi trở xuống là 34 người, chiếm tỷ lệ là 11.8%; từ 23 tuổi - 35 tuổi có 199 người chiếm, tỷ lệ là 69.3%; từ 36 tuổi - 50 tuổi là 51 người có tỷ lệ là 17.8% và khoảng 50 tuổi trở lên có 3 người, chiếm tỷ lệ là 1.0% Dựa theo kết quả này thì khách hàng từ 23 tuổi - 50 tuổi đã có công việc và thu nhập tương đối ổn định nên đây được xem là đối tượng tiềm năng, có khả năng giao dịch với NH Kết quả thống kê này cũng phản ánh đúng thực trạng khách hàng giao dịch tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Bảng 4.4 - Thống kê mô tả theo nghề nghiệp

Bảng 4.4 cho thấy những người đang kinh doanh là 27 người có tỷ lệ là 9.4%; nhân viên văn phòng là 183 người chiếm tỷ lệ 63.8%; người làm các công việc liên quan đến

51 kỹ thuật là 31 người chiếm tỷ lệ 10.8% và những người làm các công việc khác là 46 người, chiếm tỷ lệ 16% Kết quả này cho thấy KHCN phần lớn đều làm công việc văn phòng, phù hợp với tệp khách hàng phổ biến tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Bảng 4.5 - Thống kê mô tả theo thu nhập

Bảng 4.5 cho thấy mức thu nhập bình quân từ < 8 triệu đồng có 5 người chiếm tỷ lệ 1.7%; mức 8 triệu - dưới 15 triệu đồng là 160 người chiếm tỷ lệ 55.7%; thu nhập từ 15 triệu - dưới 20 triệu đồng có 77 người chiếm tỷ lệ 26.8% và > 20 triệu đồng có 45 người chiếm tỷ lệ 15.7% Kết quả này cho thấy đa phần các đối tượng KHCN đang gửi TK tại NH đều có thu nhập từ khoảng hơn 8 triệu, do vậy, so với mức sống trung bình tại TP.HCM, các khách hàng hiện vẫn có thể tích cóp được một phần nguồn tiền nhàn rỗi để gửi TK như một kênh đầu tư an toàn.

Bảng 4.6 - Thống kê mô tả theo thời gian gửi tiền

Bảng 4.6 chỉ ra rằng phần lớn khách hàng gửi tiền tại ngân hàng có thời hạn gửi dưới 1 năm, chiếm 53% Thời hạn gửi từ 1 năm đến 2 năm chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ 45,3% Đáng chú ý, số lượng khách hàng gửi tiền trên 2 năm rất ít, chỉ chiếm 1,7% Điều này cho thấy ngân hàng đã tiếp cận rất tốt với những khách hàng có thời hạn gửi ngắn hạn, nhưng vẫn cần nỗ lực để thu hút và giữ chân những khách hàng gửi tiền dài hạn.

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Dựa vào công cụ SPSS, người viết đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố: Sự thuận tiện (TT); Thương hiệu ngân hàng (TH); Chất lượng dịch vụ (DV); Lợi ích tài chính (TC); Hình thức chiêu thị (CT); Ảnh hưởng của người thân (NT)

➢ Thang đo nhân tố sự thuận tiện (TT)

Bảng 4.7 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố sự thuận tiện (TT) có giá trị là 0.831 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo nhân tố sự thuận tiện (TT) đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo nhân tố sự thuận tiện (TT) đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo nhân tố sự thuận tiện (TT) đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.7 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố sự thuận tiện (TT)

➢ Thang đo nhân tố thương hiệu ngân hàng (TH)

Bảng 4.8 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố thương hiệu NH(TH) có giá trị là 0.842 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo nhân tố thương hiệu NH (TH) đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo nhân tố thương hiệu

Hệ số tương quan biến - tổng của cả thang đo NH và TH đều trên 0,3, cho thấy các biến quan sát đều có độ tin cậy Do đó, thang đo nhân tố thương hiệu NH và TH đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.8 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố thương hiệu ngân hàng (TH)

➢ Thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ (DV)

Bảng 4.9 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ (DV) có giá trị là 0.811 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ(DV) đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ (DV) đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ (DV) đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.9 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ (DV)

➢ Thang đo nhân tố lợi ích tài chính (TC)

Bảng 4.10 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố lợi ích tài chính (TC) có giá trị là 0.851 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo nhân tố lợi ích tài chính (TC) đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo nhân tố lợi ích tài chính (TC) đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo nhân tố lợi ích tài chính (TC) đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.10 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố lợi ích tài chính (TC)

➢ Thang đo nhân tố hình thức chiêu thị (CT)

Thang đo nhân tố hình thức chiêu thị (CT) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,873 lớn hơn 0,6, cho thấy thang đo có độ tin cậy cao Các biến quan sát trong thang đo này đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3, điều này cũng thể hiện độ tin cậy của các biến quan sát Do đó, thang đo nhân tố hình thức chiêu thị (CT) đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.11 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố hình thức chiêu thị (CT)

➢ Thang đo nhân tố ảnh hưởng của người thân (NT)

Thang đo nhân tố ảnh hưởng của người thân (NT) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,873, lớn hơn ngưỡng 0,6, cho thấy thang đo này đảm bảo độ tin cậy Thêm vào đó, tất cả các biến quan sát trong thang đo đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3, điều này cũng chứng tỏ các biến quan sát đều có độ tin cậy Do đó, thang đo nhân tố ảnh hưởng của người thân (NT) đảm bảo yêu cầu tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.12 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố ảnh hưởng của người thân (NT)

➢ Thang đo của biến phụ thuộc quyết định gửi tiết kiệm (QD)

Bảng 4.13 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo của biến phụ thuộc quyết định gửi TK (QD) có giá trị là 0.806 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo của biến phụ thuộc quyết định gửi TK (QD) đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo của biến phụ thuộc quyết định gửi TK (QD) đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo của biến phụ thuộc quyết định gửi TK (QD) đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.13 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc quyết định gửi tiết kiệm (QD)

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập

Qua kết quả bảng 4.14, hệ số KMO = 0.777 nằm trong khoảng [0.5;1] Vì thế, phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

H 0 là các biến quan sát không có tương quan với nhân tố đại diện.

H 1 là các biến quan sát có tương quan với nhân tố đại diện.

Kiểm định Bartlett có Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy kết quả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp và giả thuyết H 1 được hỗ trợ.

Bảng 4.14 - Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Bảng 4.15 cho thấy phân tích EFA trích ra được 6 nhân tố đại diện cho 24 biến quan sát trong các thang đo với giá trị Eigenvalues là 1.392 lớn hơn 1 Bên cạnh đó, giá trị tổng phương sai trích được là 67.287%, tức là 6 nhân tố đại diện được trích ra từ phân tích EFA giải thích được 67.287% phương sai của 24 biến quan sát trong các thang đo.

Bảng 4.15 – Tổng phương sai giải thích

Bảng 4.15 cho thấy các biến quan sát trong từng nhân tố được trích ra từ phân tích EFA.

Bảng 4.16 - Ma trận xoay nhân tố

Bảng 4.16 cho thấy hệ số tải của mỗi biến quan sát trong từng nhân tố đều lớn hơn 0.5 Các nhân tố được trích ra cụ thể như sau:

Nhân tố thứ 1: bao gồm các biến quan sát là CT1, CT2, CT3, CT4 Đặt tên cho nhân tố này là CT, đại diện cho nhân tố “Hình thức chiêu thị”.

Yếu tố thứ 2 gồm các biến quan sát TC1, TC2, TC3, TC4 Yếu tố này được đặt tên là TC, đại diện cho nhân tố “Lợi ích tài chính”.

Nhân tố thứ 3: bao gồm các biến quan sát là TH1, TH2, TH3, TH4 Đặt tên cho nhân tố này là TH, đại diện cho nhân tố “Thương hiệu ngân hàng”.

Nhân tố thứ 4: bao gồm các biến quan sát là TT1, TT2, TT3, TT4 Đặt tên cho nhân tố này là TT, đại diện cho nhân tố “Sự thuận tiện”.

Yếu tố thứ năm bao gồm các biến quan sát DV1, DV2, DV3, DV4, được đặt tên là DV đại diện cho yếu tố "Chất lượng dịch vụ".

Nhân tố thứ 6 bao gồm bốn biến quan sát là NT1, NT2, NT3 và NT4, đại diện cho "Ảnh hưởng của người thân" Các biến này phản ánh mức độ ảnh hưởng của những người thân thiết như cha mẹ, anh chị em, ông bà đối với hành vi và quyết định của cá nhân.

Các nhân tố đại diện được tạo ra bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần.

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc

Qua kết quả bảng 4.17, hệ số KMO = 0.698 nằm trong đoạn lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn

1 Vì thế, phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

H 0 là các biến quan sát không có tương quan với nhân tố đại diện.

H 1 là các biến quan sát có tương quan với nhân tố đại diện.

Kiểm định Bartlett có Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy kết quả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp và giả thuyết H 1 được hỗ trợ.

Bảng 4.17 - Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Phân tích EFA đã trích xuất được 1 nhân tố đại diện cho 3 biến trong thang đo Quyết định gửi tiết kiệm (QD) Nhân tố này có giá trị Eigenvalues là 2,164 lớn hơn 1, cho thấy tính hợp lệ của giải pháp phân tích Thêm vào đó, giá trị tổng phương sai trích xuất được là 72,126%, điều này có nghĩa là nhân tố được trích ra này giải thích được 72,126% biến động của 3 biến quan sát trong thang đo Quyết định gửi tiết kiệm.

Bảng 4.18 - Tổng phương sai giải thích

Bảng 4.18 cho thấy biến quan sát được trích ra từ phân tích EFA.

Bảng 4.19 - Ma trận nhân tố

Bảng 4.19 cho thấy hệ số tải của biến quan sát trong nhân tố đều lớn hơn 0.5.

Nhân tố này bao gồm các biến quan sát là QD1, QD2, QD3 Đặt tên cho nhân tố này làQD, đại diện cho Quyết định gửi tiết kiệm (QD) Nhân tố đại diện được tạo ra bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần.

Phân tích hồi quy bội tuyến tính

Bảng 4.20 - Ma trận hệ số tương quan

Người viết xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa từng biến độc lập và biến phụ thuộc, và giữa các biến độc lập với nhau Nếu hệ số Sig < 0.05 cho thấy các nhân tố độc lập có mối tương quan chặt chẽ với nhau đồng thời nhân tố độc lập cũng có mối tương quan chặt chẽ với nhân tố phụ thuộc Sau khi tiến hành kiểm định hệ số tương quan Pearson, từ bảng 4.20 kết quả cho thấy các hệ số Sig = 0.000 < 0.05.

Do đó nhân tố phụ thuộc Quyết định gửi tiết kiệm (QD) có sự tương quan chặt chẽ với các nhân tố độc lập Hình thức chiêu thị (CT); Sự thuận tiện (TT); Thương hiệu NH (TH); Ảnh hưởng của người thân (NT); Chất lượng dịch vụ (DV); Lợi ích tài chính

➢ Mô hình hồi quy bội tuyến tính Để kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK tại Vietinbank – CN TP.HCM và diễn giải các kết quả về các giả thuyết nghiên cứu, người viết tiến hành phân tích hồi quy với mô hình như sau:

Mô hình được viết lại như sau: = + × + × + × + ×+×+×+

Giá trị của biến phụ thuộc là QD Ngoài ra thì TT; TH; DV; TC; CT; NT là giá trị của biến độc lập Β 0 là hằng số; β i là hệ số hồi quy tương ứng biến độc lập thứ i, là sai số ngẫu nhiên.

➢ Kết quả phân tích mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy dùng cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng là phù hợp.

Bảng 4.21 - Kết quả các hệ số thống kê từng biến

Bảng 4.21 cho thấy tất cả 6 biến độc lập trong mô hình đều có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, với Sig của các biến có trong kiểm định t đều < 0,05 Điều này cho thấy các yếu tố có ý nghĩa thống kê và đều có tác động đến biến độc lập Dựa vào các hệ số hồi quy, phương trình hồi quy chuẩn hoá được xây dựng như sau:

QD = 0.179*TT + 0.310*TH + 0.142*DV + 0.267*TC + 0.161*CT + 0.180*NT +

Từ kết quả hồi quy, nhân tố “Thương hiệu ngân hàng” có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đối với quyết định gửi TK của KHCN (Hệ số β = 0,310) Tiếp đến là nhân tố “Lợi ích tài chính” với hệ số β = 0.267, nhân tố “Ảnh hưởng của người thân” với hệ số β 0.180, tiếp theo là nhân tố “Sự thuận tiện” có hệ số β = 0.179, nhân tố “Hình thức chiêu thị” với hệ số β = 0.161 và cuối cùng là nhân tố “Chất lượng dịch vụ” có hệ số β

= 0.142, ít ảnh hưởng nhất đến quyết định gửi TK của KHCN Hệ số beta của các biếnTT; TH; DV; TC; CT; NT mang giá trị dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc QD, theo đó các nhân tố này tăng lên thì quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM cũng tăng Kết quả này cho thấy sự phù hợp với các giả thuyết được trình bày ở chương trước.

➢ Kiểm định tự tương quan:

Kiểm định này được thực hiện thông qua hệ số Durbin – Watson (d) Cụ thể:

Nếu 1 < d < 3: mô hình không có hiện tượng tự tương quan Nếu d < 1 hoặc d> 3: mô hình có hiện tượng tự tương quan Bảng 4.22 cho thấy hệ số d là 1.975, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 Như vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Bảng 4.22 - Tóm tắt kết quả phân tích mô hình hồi quy

Giá trị R 2 của mô hình hồi quy bằng 0,548 còn giá trị R 2 hiệu chỉnh là 0,538, cho biết sáu biến độc lập giải thích được 53,8% biến động của biến phụ thuộc Điều này ngụ ý rằng 46,2% biến động còn lại là do các yếu tố bên ngoài mô hình và lỗi ngẫu nhiên.

Bảng 4.23 - Tóm tắt mô hình hồi quy

➢ Kiểm định bằng phân tích ANOVA: Dựa vào kiểm định F theo bảng 4.24 dưới đây, giá trị sig = 0.000 < 0.05, cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê và phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 4.24 - Kết quả kiểm định bằng phương pháp ANOVA

➢ Kiểm định hiện tượng đa cộng số VIF của các biến quan sát có tượng đa cộng tuyến xảy ra, phù tuyến: Căn cứ vào kết quả bảng 4.25, tất cả hệ trong mô hình đều < 5 Vậy nên không có hiện hợp với mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.25 - Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

➢ Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi: Biểu đồ Scatter Plot cho thấy, các điểm phân vị dao động tương đối đồng đều trên dưới trục tung độ 0 và hầu như đều nằm trong đoạn -2.5 đến 2.5 dọc theo trục tung độ 0 Do đó, giả định phương sai phần dư đồng nhất không bị vi phạm Có thể kết luận rằng kết quả của phương trình hồi quy là chính xác và không có sai lệch so với thực tế.

Hình 4.2 - Biểu đồ Scatter Plot

➢ Kiểm định giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư: Dựa vào biểu đồ

Histogram cho thấy, giá trị trung bình Mean của mô hình bằng 3.24E -15 gần bằng 0, độ lệch chuẩn Std Dev = 0.989 gần bằng 1 Các cột giá trị phần dư được phân bố theo dạng hình chuông Kết luận được rằng phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Như vậy, sau khi thực hiện các kiểm định thì kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp và có thể áp dụng trong thực tế vì đáng tin cậy Cụ thể:

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào kết quả tại bảng 4.21 và các kết quả kiểm định mô hình có thể đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu rằng:

Bảng 4.26 - Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w