1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tài nguyên và môi trường miền nam

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÓM TẮT ĐỀ ÁNĐề án "Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN" được thực hiện dựa trên nghiên cứu thực trạng quy định của pháp lu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

-TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEOPHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH - THỰC TIỄNÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘTTHÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆPChuyên ngành: Luật kinh tếMã số chuyên ngành: 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

-TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEOPHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH - THỰC TIỄNÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT

THÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN

NAMĐỀ ÁN TỐT NGHIỆPChuyên ngành: Luật kinh tếMã số chuyên ngành: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ BÍCH NGA

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Tuyết Nhung, học viên cao học ngành Luật kinh tế, mã số:020703220021, đang theo học tại lớp CH3LKT, Trường Đại học Ngân hàngThành phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2022-2024 Tôi xin cam đoan rằng Đề án nàydo chính tôi tự nghiên cứu và thực hiện Các số liệu và thông tin được sử dụngtrong Đề án này trung thực, đã được công bố và được trích dẫn đầy đủ Toàn bộnội dung của Đề án không sao chép từ bất kỳ nguồn nào mà mọi thông tin đềuđược trích dẫn rõ ràng, cụ thể, có xác nhận từ doanh nghiệp và cơ quan chủ quảncủa doanh nghiệp

Đề án này là kết quả của quá trình nghiên cứu và thực tập của tôi tại Côngty TMN và được hướng dẫn bởi TS Trần Thị Bích Nga

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm

2024

Tác giả

Trần Thị Tuyết Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt Đề án này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến BanGiám Hiệu nhà trường và quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đãtạo môi trường học tập chuyên nghiệp, giàu kiến thức và luôn tận tâm chỉ bảo, chiasẻ những kiến thức mới nhất, bổ ích nhất cho sinh viên có được những kiến thứchữu ích và quý báu trong suốt khóa học

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Công tyTMN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thựcnghiệm, trải nghiệm các công việc liên quan đến đề tài Xin cảm ơn anh chị emcộng sự tại khối cơ quan Công ty TMN và khối các đơn vị sản xuất trực thuộcCông ty TMN đã hỗ trợ cung cấp thêm các thông tin quý giá về chuyên môn để tôihoàn thành Đề án này

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Bích Nga, Giảng viênkhoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã hướng dẫn tận tình vàchia sẻ nhiều kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn thiện bài Đề án này Tuy nhiên, dothời gian có hạn, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn hạn chế, nên Đề ánkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng gópquý báu của quý Thầy, Cô để tôi tiếp tục hoàn thiện kiến thức của mình

Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân HàngTP.HCM và toàn thể quý Anh, Chị đang làm việc tại Công ty TMN dồi dào sứckhỏe, thành công và hạnh phúc

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2024

Tác giả

Trần Thị Tuyết Nhung

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Đề án "Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành

- thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN" được thực hiện dựa trên nghiên cứu thực

trạng quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức quản lý DNNN, tập trung vàoLDN 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan, cũng như Luật chuyên ngành vàcác văn bản chỉ đạo trong công tác tổ chức quản lý tại Công ty TMN

Bằng cách hệ thống hóa và sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợpđể đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật tạimột DNNN cụ thể, Đề án đã nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của pháp luậthiện hành và những bất cập trong thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN.Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tổ chức quản lý DNNN

Tác giả mong rằng: Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ đóng góp một phầnnhỏ bé vào hệ thống dữ liệu để các nhà làm luật có thể tham khảo trong quá trìnhhoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức và quản lý DNNN nói chung vàCông ty TMN nói riêng

Trân trọng!

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2024

Tác giả

Trần Thị Tuyết Nhung

Trang 6

PROJECT SUMMARY

The project "Organizing and Managing State-Owned Enterprisesunder Current Law - Practical Application at TMN Company" is conductedbased on a study of the current regulations of Vietnamese law regarding theorganization and management of state-owned enterprises The projectfocuses on the 2020 Enterprise Law and related guiding documents, as wellas specialized laws and directives in the management practices at TMNCompany

By systematizing and using appropriate research methods to evaluatethe status of legal regulations and the practical implementation of the law ata specific state-owned enterprise, the project has identified the strengths andweaknesses of the current legislation and the shortcomings in theimplementation of the law concerning the organization and management ofstate-owned enterprises Based on this, the author has proposed severalsolutions to improve the legislation and enhance the effectiveness of legalenforcement in organizing and managing state-owned enterprises

The author hopes that the research results of this project will make asmall contribution to the data system, allowing lawmakers to refer to itduring the process of perfecting the legal framework on the organizationand management of state-owned enterprises and TMN Company

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Công ty TMN Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài nguyên và Môi

trường miền Nam

HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng

Trang 8

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5

7 Bố cục của đề án 5

Chương 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄNÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TRÁCHNHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGMIỀN NAM 6

1.1 Thực trạng pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiệnnay 6

1.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước tại Côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài nguyên và Môi trường miền Nam 21

Kết luận chương 1 42

Chương 2: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNHVIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM 44

2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước 44

2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tổ chứcquản lý doanh nghiệp Nhà nước 53

Kết luận chương 2 64

Trang 9

KẾT LUẬN 65TÀI LIỆU THAM KHẢO iPHỤ LỤC ivDANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ xl

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1

Bảng 1.2

Cơ cấu doanh thu các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật chuyên

ngành của Công ty TMN giai đoạn 5 năm trở lại đây

(2019-2023Cơ cấu doanh thu theo phân khúc thị trường của Công tyTMN giai đoạn 5 năm trở lại đây (2019-2023)

Trang

vii

viii

Trang 11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

TrangSơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TMN xSơ đồ 1.2 Sơ đồ vận hành hệ thống quản lý của Công ty TMN xiSơ đồ 1.3 Sơ đồ tháp hệ thống tài liệu pháp lý của Công ty TMN xiiBiểu đồ 1.1 Cơ cấu doanh thu các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật chuyên ix

ngành của Công ty TMN giai đoạn 5 năm trở lại đây 2023)

(2019-Biểu đồ 1.2 Cơ cấu doanh thu theo phân khúc thị trường của Công ty ix

TMN giai đoạn 5 năm trở lại đây (2019-2023)Hình 1.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TMN xiiiHình 1.2 Giấy chứng nhận HTQLCL của Công ty TMN theo TCVN xxvi

9001: 2015

Hình 1.10 Lễ nhận Danh hiệu Anh hùng lao động Huân chương Độc xxxvi

lập hạng nhất

Hình 1.12 Hội nghị đại biểu người lao động Công ty TMN năm 2023 xxxix

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tổ chức quản lý doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với một tổ chức, bởinó giúp xây dựng cơ cấu quản lý và vận hành hệ thống tổ chức trong tất cả các hoạtđộng của doanh nghiệp Điều này giúp nhà lãnh đạo và nhà quản lý có khả năng hoạchđịnh, kiểm soát và xử lý các vấn đề của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và nhấtquán Trong khi đó, DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, và Việt Namđang tiến hành quá trình hội nhập mạnh mẽ với các nước khác Chính sách và quy địnhcủa Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp,đặc biệt là DNNN để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của DNNN, việc theo dõi và đánhgiá tác động của các chính sách pháp luật trong quá trình thực thi là cực kỳ quan trọng.Thông tin và phản ánh từ phía các doanh nghiệp trong quá trình thực thi pháp luật giúpChính phủ và Quốc hội hiểu rõ hơn về tình hình thực tế và có thể điều chỉnh và hoànthiện pháp luật một cách hiệu quả và phù hợp

LDN 2020 đã đem lại nhiều cải tiến và tạo ra môi trường hoạt động rõ ràng, mởrộng quyền tự do kinh doanh cho DNNN dưới sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của Nhànước Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện luật này vẫn vấp phải những khó khăndo sự thiếu đồng nhất và xung đột trong văn bản pháp luật có liên quan đến cùng mộtvấn đề, một sự việc

Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam (sau đây gọi tắt làCông ty TMN) là một DNNN 100% vốn Nhà nước, đang thực hiện pháp luật về tổ chứcquản lý DNNN trong hoạt động của mình Hiện nay, trong quá trình thực hiện pháp luật,Công ty đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác đăng ký ngànhnghề kinh doanh; sự bất cập về đầu tư, xây dựng mua, bán TSCĐ; sự giám sát, kiểm tra,thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu và sự bất cập về thẩm quyền quản lý đối vớichức danh quản lý tại Công ty Điều này có thể gây rủi ro về pháp lý cho Công ty nếucùng một vấn đề mà có các quy định khác nhau giữa các văn bản pháp luật với nhau vàvăn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã tìmhiểu, phân tích nguyên nhân của vấn đề và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện

Trang 13

thể chế và quy định pháp luật, giúp DNNN vượt qua khó khăn và trở nên hiệu quả hơntrong hoạt động thực tế.

Từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức quản lý DNNNtheo pháp luật doanh nghiệp hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN để làmĐề án thạc sỹ ngành Luật kinh tế theo định hướng ứng dụng, nhằm đề xuất, kiến nghị

những nội dung tâm huyết mà tác giả đã phân tích, đánh giá trong quá trình thực hiệnthực tế tại Công ty TMN

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có thể thấy, nhìn chung nghiên cứu pháp luật về tổ chức và quản lý doanhnghiệp nói chung và DNNN nói riêng thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm

của các tác giả như: Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Na (2019), "Pháp luật vềquản trị DNNN ở Việt Nam hiện nay ", Luận án đã góp phần làm sáng tỏ thực trạngquy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước Việt Nam còn nhiều bất

cập, lỗi thời và nêu những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản trị DNNN; Luận văn

thạc sĩ luật học của tác giả Võ Ngọc Quỳnh Trang (2016), "Pháp luật về tổ chứcDNNN ở Việt Nam hiện nay", Luận văn đã phân tích thực trạng, những bất cập cơ cấu,tổ chức bộ máy và các chức danh trong DNNN và đưa ra những đề xuất, kiến nghị

hoàn thiện pháp luật về nội dung và hình thức tổ chức DNNN; Luận văn thạc sĩ luật

học của tác giả Đinh Tuyết Nhi (2021), "Pháp luật về tổ chức DNNN và thực tiễn thihành ở Việt Nam" đã chứng minh được những bất cập về sự không rõ ràng giữa chức

năng quản lý nhà nước và hoạt động kinh tế, cũng như sự quản lý nguồn vốn nhà nướctại DNNN không hiệu quả do pháp luật chồng chéo, chưa thống nhất, đồng bộ và từ đótác giả đã đưa các các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản trị DNNN Đây là nhữngcông trình nghiên cứu mang tính lý luận, thể hiện các quan điểm mang màu sắc riêngcủa từng tác giả qua những lần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về tổ chức, quản lýDNNN; Bài viết đăng trên tạp chí Giáo dục và xã hội số tháng 4/2024, của tác giả Trần

Thị Bích Nga "Tỷ lệ vốn trong DNNN và sự tác động đến quản lý vốn nhà nước ở ViệtNam hiện nay", bài viết có đề cập đến quy định của pháp luật hiện hành về tỷ lệ vốn

của DNNN có sự thay đổi so với LDN trước đó để nhận diện được DNNN có tác độnglớn đến chính sách pháp luật và quản lý vốn của doanh nghiệp cũng như góp phầnnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN nói chung

Trang 14

Tuy nhiên, kể từ khi LDN 2020 ra đời có hiệu lực thi hành cho đến nay thì chưacó nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến pháp luật về tổ chức quản lý DNNN, đặc biệt lànhìn nhận ở góc độ tại một DNNN cụ thể Do vậy, Đề án của tác giả sẽ là công trìnhmới nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện văn bản pháp luật về tổ chức quản lýDNNN tại một DNNN cụ thể là Công ty TMN mà tác giả đang làm việc Đề án sẽ chỉra những bất cập trong quá trình thực thi văn bản pháp luật bởi sự chưa tương thích,chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa Luật chung và Luật chuyên ngành, đặc biệt làgiữa LDN và Luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanhnghiệp; giữa LDN và một số Luật chuyên ngành khác, giữa các văn bản hướng dẫn thihành Luật và các văn bản chỉ đạo của Đảng trong công tác tổ chức cán bộ mà cụ thểđang diễn ra tại Công ty TMN Qua đó, tác giả đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thốngvăn bản pháp luật tương thích, đồng bộ, khả thi, được áp dụng tương thích, đồng bộgiữa các nhóm đối tượng là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan đại diện CSH Nhànước và người quản lý DNNN Theo tác giả: công tác tổ chức quản lý DNNN muốn cókết quả đầu ra thỏa mãn yêu cầu quản lý của Nhà nước và của chính DNNN thì phải cósự phối hợp đồng bộ, nhất quán, nhịp nhàng, toàn diện, cùng thời điểm và cùng thỏamãn kết quả đầu ra mong đợi của tất cả các bên.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề án tập trung nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về tổchức quản lý trong nội bộ DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt độngtheo mô hình Chủ tịch công ty, mà cụ thể là Công ty TMN

Trang 15

- Về thời gian: Đề án tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, thực tiễn thựchiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN tại Công ty TMN trong giai đoạn 5 năm trở lại

đây (2019-2023) Trong đó, thông tin và dữ liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu được thu thập, điều tra trong gian đoạn 2019-2023

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Đề án tập trung nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng các quy định phápluật và thực tiễn thực thi pháp luật về quản lý tại DNNN cụ thể, đồng thời chỉ ra đượccác ưu điểm và những vấn đề chưa phù hợp, bất cập, hay khó khăn trong việc áp dụngcác quy định của pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Dựa vào đó, tác giả đềxuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quảcác quy định về tổ chức và quản lý DNNN hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên, Đề án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:- Nghiên cứu toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về tổ chức quản lýDNNN;

-Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức quản lý DNNN và thực tiễn thực thi pháp luật tại một DNNN cụ thể;

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về về tổ chức quản lýDNNN

5 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp sau:- Phương pháp khảo sát: Đề án sử dụng phương pháp này để xác định, đánh giá

thực tiễn thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy tại Công ty TMN

-Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: Đề án sử dụng phương pháp nàyđể xem xét đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý DNNN và tìnhhình thực thi các quy định đó tại Công ty TMN Sau khi phân tích kết quả, tác giả

tổng hợp để đưa ra đánh giá tổng quan pháp luật về tổ chức quản lý DNNN

- Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch được sử dụng trong đề án đểtrình bày từ những vấn đề tổng quan về DNNN đến vấn đề về tổ chức quản lý DNNN

Trang 16

Tác giả đã phân tích các ví dụ thực tiễn điển hình để đưa ra cái nhìn tổng quan về tìnhhình tổ chức quản lý DNNN ở Việt Nam hiện nay.

* Phương pháp thu thập thông tin tài liệu:

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp bao gồm các công trìnhnhư báo, tạp chí trên các website, các tài liệu, hồ sơ, báo cáo, Điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Công ty TMN đã được công bố

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Về phương diện thực tiễn, đề án đã đánh giá được tầm quan trọng của pháp luậtvề tổ chức quản lý DNNN nói chung và Công ty TMN nói riêng; đề án đã đánh giáđúng thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN, để từ đó làm cơ sởcho việc đề xuất các giải pháp, thiết lập các thiết chế trong quản lý tại Công ty TMN.Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những dữ liệu để các nhà làm luật có thểtham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức và quản lýDNNN Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được xem như là nguồn tàiliệu khảo cứu cho các doanh nghiệp, cho sinh viên và học viên khi nghiên cứu về tổchức và quản lý DNNN

Trang 17

Chương 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC QUẢNLÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNHVIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM

1.1 Thực trạng pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Namhiện nay

1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp Nhà nước và pháp luật về tổ chức quản lýdoanh nghiệp Nhà nước

1.1.1.1 Khái quát về DNNN

a) Khái niệm về DNNN:Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thànhlập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh1

DNNN là tổ chức kinh tế, do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn, tổ chức quản lý hoạtđộng theo mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao; mọi hoạt động và sự tồn tại củaDNNN do Nhà nước quyết định

ỞViệt Nam, DNNN vừa là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo

các định hướng, mục tiêu của Nhà nước và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước,vừa là doanh nghiệp có quyền chủ động, tự do trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệmvề kết quả kinh doanh

Tại khoản 11, Điều 4 LDN 2020 quy định: "DNNN bao gồm các doanh nghiệpdo Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theoquy định tại Điều 88 của Luật này" 2

b) Đặc điểm của DNNN:- Về CSH: CSH của DNNN là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các cá nhân, tổ chức khác

- Về hình thức: Nếu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì hìnhthức doanh nghiệp sẽ là công ty TNHH MTV; Nếu doanh nghiệp do Nhà nước nắm

1 Xem Khoản 4, Điều 10 LDN năm 2020

2 Khoản 11, Điều 4 LDN năm 2020.

Trang 18

giữ trên 50% vốn điều lệ thì hình thức doanh nghiệp sẽ là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

-Tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: DNNN có tư cách pháp nhân theo quyđịnh của pháp luật DNNN chịu TNHH đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp

-Ngành nghề hoạt động: DNNN không chỉ hoạt động trong phạm vi ngành nghềquy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mà DNNN hoạt động chủ yếu ở cácngành nghề kinh tế then chốt, độc quyền tự nhiên, nhất là những ngành nghề có liên

quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia

- Cơ cấu tổ chức quản lý: DNNN được tổ chức gồm hai mô hình, theo các loạihình: Công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần

-Hình thức tổ chức quản lý: DNNN gồm có hai hình thức tổ chức quản lý: DNNN có Hội đồng thành viên và DNNN không có Hội đồng thành viên

- DNNN là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cao, bao gồm việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng và hỗ trợ xã hội

-Trong hoạt động của mình, DNNN chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan CSH và các cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo tuân thủ pháp luật và quản lý hiệu quả

c) Vai trò của DNNN:

DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của một quốc gia.DNNN có một số vai trò chính sau: (i) Phát triển kinh tế: DNNN được tham gia vào cácngành quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia mà những doanh nghiệp kháckhông thể thực hiện; (ii) Bảo vệ lợi ích quốc gia: DNNN được tham gia trong các ngànhcông nghiệp chiến lược hoặc nhạy cảm mà cần có sự can thiệp, kiểm soát chặt chẽ củaNhà nước để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhất là những ngành có liên quan đến quốc phòng,an ninh, môi trường sống, ; (iii) Cung cấp dịch vụ công như nước sạch, điện, vận tải côngcộng, bưu chính, viễn thông và y tế, … (iv) Định hình chính sách công: Nhà nước thôngqua DNNN có thể sử dụng để thực hiện các mục tiêu chính sách công như tạo cơ hội cungcấp việc làm và thu nhập cho nhân dân, hoặc các dịch vụ đóng góp vào lợi ích cộng đồng,… (v) Kiểm soát giá cả và điều tiết thị trường: kiểm soát giá cả và giữ thị trường ổn định,đặc biệt là trong các lĩnh vực ngành nghề chiến lược

Trang 19

Về vị trí, vai trò của DNNN trong nền kinh tế nước ta, tác giả Việt Đông

(2023), trong bài viết "DNNN: Lực lượng vật chất quan trọng trong phát triển nềnkinh tế độc lập, tự chủ", Báo điện từ Chính phủ ngày 20/4/2023 nêu rõ: “Trong cácNghị quyết Đại hội X, XI, XII của Đảng và Hội nghị Trung ương 5 khóa XII khẳngđịnh: "DNNN giữ vị trí then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhànước, góp phần thúc đẩy kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội DNNN tậptrung vào những lĩnh then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng,an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuốc các thành phần kinh tế khác khôngđầu tư" Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ "DNNN thực hiện vai trò là lực lượngvật chất quan trọng của kinh tế nhà nước"3

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại bài viết của tác giả Tô Hà (2024)“Tăng quyền tự chủ để DNNN hoạt động hiệu quả hơn” đăng trên Báo nhân dân ngày

05/03/2024, số liệu về DNNN được thể hiện như sau: "Tính đến cuối năm 2023, cả nước

còn 676 doanh nghiệp Nhà nước, gồm 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối Các DNNN hiện diệnở nhiều ngành, lĩnh vực có vai trò, vị trí quan trọng của nền kinh tế Về tình hình SXKDnăm 2023, khu vực DNNN cơ bản hoàn thành vượt kế hoạch đề ra: Tổng doanh thu đạt1.652.442 tỷ đồng, tổng lãi phát sinh trước thuế là 125.847 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạchđược phê duyệt; nộp ngân sách Nhà nước 166.218 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch Bên cạnhđó, các DNNN có nguồn thu từ cổ tức, lợi nhuận sau thuế phát sinh phải nộp ngân sáchNhà nước năm 2023 là 60.275 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch Trong giai đoạn 2021-2023,các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước duy trì nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10%vốn CSH của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốnSXKD và 23,4% giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp CácDNNN đóng góp khoảng 28% thu ngân sách Nhà nước; thu hút khoảng 0,7 triệu lao động,chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh

3 Việt Đông (2023), “DNNN: Lực lượng vật chất quan trọng trong phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ”,

Báo điện từ Chính phủ ngày 20/4/2023, địa chỉ: chat-quan-trong-trong-phat-trien-nen-kinh-te-doc-lap-tu-chu-102230420182006031.htm [truy cập ngày19/6/2024].

Trang 20

https://baochinhphu.vn/doanh-nghiep-nha-nuoc-luc-luong-vat-nghiệp"4 Như vậy, thực tế cho thấy DNNN hiện đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn,

tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhànước

1.1.1.2 Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN

a) Khái quát tổ chức quản lý DNNNPháp luật về tổ chức quản lý DNNN là một tập hợp các quy định pháp lý đượcban hành để quy định về cách thức tổ chức, quản lý và hoạt động của DNNN

b) Nội dung pháp luật về tổ chức DNNNVăn bản pháp luật về tổ chức quản lý DNNN quy định với những nội dung cơbản sau: (i) Quy định về cơ cấu tổ chức của DNNN; (ii) Quy định về chức năng, nhiệmvụ của bộ máy DNNN; (iii) Quy định về quyền hạn, trách nhiệm của CSH; (iv) Quyđịnh về các chức danh quản lý trong DNNN (v) Quy định về tổ chức quản lý vốn, tàisản và hoạt động SXKD của DNNN

c) Vai trò của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN

Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN đóng vai trò trong việc thiết lập cơ cấu và cơchế hoạt động DNNN theo một hành lang pháp lý có sự nhất quán, đồng bộ, hệ thống vàtheo định hướng phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong mỗi giai đoạn, mỗi thờikỳ Bên cạnh đó, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN đảm bảo sự hoạt động hiệu quả,minh bạch trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật của các DNNN Cụ thể là: (i) Phápluật về tổ chức quản lý DNNN đặt ra các quy định để đảm bảo rằng hoạt động của DNNNphải phục vụ lợi ích của quốc gia và nhân dân; (ii) Pháp luật về tổ chức quản lý DNNNcung cấp cơ sở pháp lý cho việc thành lập, hoạt động và giám sát hoạt động của DNNNtheo định hướng của Nhà nước; (iii) Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN cung cấp cácquy định về tổ chức quản lý, quyền lợi và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cổ đôngvà nhân viên trong DNNN; tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và công bằng, minhbạch, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các DNNN; (iv) Pháp luật về tổ chứcquản lý DNNN thiết lập các cơ chế giám sát và kiểm soát để đảm bảo

4 Tô Hà (2024), “Tăng quyền tự chủ để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn” Báo nhân dân

ngày 05/03/2024, địa chỉ: qua-hon-post798725.html, [truy cập ngày 30/4/2024].

Trang 21

https://nhandan.vn/tang-quyen-tu-chu-de-doanh-nghiep-nha-nuoc-hoat-dong-hieu-rằng các DNNN tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn pháp luật Các cơ quan quản lýNhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát hoạt động của các DNNN và cóquyền thực hiện các biện pháp chế tài nếu DNNN không tuân thủ pháp luật và saiphạm; (v) Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấpgiữa các bên liên quan đến hoạt động của DNNN.

Tóm lại, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trườngkinh doanh ổn định, minh bạch và công bằng cho các DNNN, đồng thời đảm bảo rằnghoạt động của họ phục vụ lợi ích của Nhà nước và Nhân dân

1.1.2 Thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà

nước

1.1.2.1 Các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý DNNN

Hiện nay, công tác tổ chức quản lý DNNN được quy định chủ yếu bởi LDN, Luậtquản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKD, một số Luật chuyên ngành và các văn

bản hướng dẫn chi tiết của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như:

Nghị định quan trọng về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn,tài sản tại doanh nghiệp được ban hành bởi Chính phủ, đó là: Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý,sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/ NĐ-CP ngày 08/3/2018 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/ NĐ-CP ngày13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụngvốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chínhphủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH MTV do DNNN đầu tư 100%vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 củaChính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệpNhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần Bên cạnh đó còn có các Nghịđịnh, Thông tư sau: Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ vềthực hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện CSH Nhà nước; Nghị định số159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về quản lý người giữ chứcdanh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Nghị định số159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về quản lý người giữ chứcdanh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại

Trang 22

doanh nghiệp; Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về thànhlập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện CSH tại doanh nghiệpdo Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanhnghiệp; Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ banhành hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam; Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của LDN.

Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như: Luật đầu tư năm2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật về quản lý, sử dụng tài sản công và cácvăn bản hướng dẫn thi hành năm 2017; Luật đấu thầu năm 2024 và các văn bản hướngdẫn thi hành; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thihành,…

(Các văn bản pháp luật trên bao gồm cả các văn bản sửa đổi, bổ sung)

1.1.2.2 Quy định của pháp luật về hình thức tổ chức và cơ cấu quản lý DNNN a) Hình thức tổ chức DNNN:

Theo quy định tại Điều 88 LDN 2020:

"1 DNNN được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổphần, bao gồm: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; b) Doanhnghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểuquyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này"5

"2 Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm

a khoản 1 Điều này bao gồm: a) Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhànước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; b) Công ty TNHH MTV làcông ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ"6

"3 Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổphần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm: a) Công tyTNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn

5 Khoản 1 Điều 88 LDN năm 2020.

6 Khoản 1 Điều 88 LDN năm 2020.

Trang 23

điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, côngty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; b)Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nướcnắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết"7

Như vậy, theo quy định của LDN 2020, DNNN có hai hình thức tổ chức:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, gồm có: (i) Công tyTNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tếnhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ

-công ty con; (ii) Công ty TNHH MTV là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

+Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổphần có quyền biểu quyết, gồm có: (i) Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công tycổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểuquyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, côngty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; (ii) Công ty TNHH hai thành viên trở lên,công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng sốcổ phần có quyền biểu quyết

b) Cơ cấu tổ chức quản lý DNNN:

Theo quy định tại Điều 90 LDN 2020: "Cơ quan đại diện CSH quyết định tổ chức

quản lý DNNN dưới hình thức công ty TNHH MTV theo một trong hai mô hình sau đây:

1 Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát; 2 Hội đồng thànhviên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát"8

Như vậy, theo LDN 2020, DNNN có hai hình thức tổ chức quản lý: DNNN cóHội đồng thành viên và DNNN không có Hội đồng thành viên

- DNNN được quy định có Hội đồng thành viên gồm công ty TNHH MTV doNhà nước nắm 100% vốn điều lệ Hội đồng thành viên bao gồm đại diện CSH trựctiếp, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước,công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công tycon là DNNN cũng phải có Hội đồng thành viên

7 Khoản 3 Điều 88 LDN năm 2020.

8 Điều 90 LDN năm 2020.

Trang 24

-DNNN không có Hội đồng thành viên là một công ty TNHH MTV do Nhà nướcnắm giữ 100% vốn điều lệ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch, Giám

đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên Công ty độc lập này không thuộc cơ cấu công ty mẹ - công ty con và thường là các DNNN không có Hội đồng thành viên”

c) Một số quy định của pháp luật đối với các thành phần, chức danh trong cơ cấu tổ chức quản lý DNNN:

* Hội đồng thành viên:LDN 2020 quy định về Hội đồng thành viên như sau:

"1 Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ củacông ty theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan".9

"2 Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượngkhông quá 07 người Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện CSH bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật" 10

"3 Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên khôngquá 05 năm Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại Một cá nhânđược bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại mộtcông ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khiđược bổ nhiệm lần đầu".11

- Tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Hội đồng thành viên được quy định tại Điều

93 LDN 202012 Hội đồng thành viên và thành viên của Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 92 và Điều 96 LDN 202013

- "Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện CSH bổ nhiệm theo quy

định của pháp luật Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc của công ty và doanh nghiệp khác" 14 Chủ tịch Hội đồng thành viên có các

quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 95 LDN 202015 Chủ tịch và thành viên kháccủa Hội đồng thành viên có trách nhiệm theo quy định tại Điều 97 LDN 202016

9 Khoản 1 Điều 91 LDN năm 2020.

10 Khoản 2, Điều 91 LDN năm 2020.

11 Khoản 3, Điều 91 LDN năm 2020.

12 Xem Điều 91 LDN năm 2020.

13 Xem Điều 92 và Điều 96 LDN năm 2020.

14 Khoản 1, Điều 95 LDN năm 2020.

15 Xem Khoản 2, Điều 95 LDN năm 2020.

16 Xem Điều 97 LDN năm 2020.

Trang 25

* Chủ tịch công ty:LDN 2020 quy định về Chủ tịch công ty như sau:- "Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện CSH bổ nhiệm theo quy định của phápluật Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại Mộtcá nhân được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu"17

-Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch côngty được thực hiện theo quy định tại Điều 93 và Điều 94 LDN 202018

- Chủ tịch công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện CSH trực tiếptại công ty theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKDtại doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 92 vàĐiều 97 LDN 2020 19

* Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc:LDN 2020 quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc như sau:

-"Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công tybổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện CSH chấpthuận"20

-Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 100 LDN 202021

-DNNN có một hoặc một số Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc Số lượng,thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ củaDNNN Quyền và nghĩa vụ của Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tạiĐiều lệ công ty, hợp đồng lao động22

- Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 101 LDN 2020 23

17 Khoản 1 Điều 99 LDN năm 2020.

18 Xem Điều 93 và Điều 94 LDN năm 2020.

19 Khoản 2, Điều 99 LDN năm 2020.

20 Khoản 1, Điều 100 LDN năm 2020.

21 Xem Khoản 2, Điều 100 LDN năm 2020.

22 Xem Khoản 2, Điều 100 LDN năm 2020.

23 Xem Điều 101 LDN năm 2020.

Trang 26

* Ban kiểm soát, Kiểm soát viên:LDN 2020 quy định về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên như sau:

- "Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện CSH quyết định thành lập Bankiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát Nhiệm kỳ

Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viênthì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩncủa Trưởng Ban kiểm soát"24

-"Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 DNNN"25

- Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều104 và Điều 105 của LDN 202026

- LDN năm 2020 quy định rất rõ trong cơ cấu tổ chức quản lý của DNNN bắtbuộc phải có Ban kiểm soát Quy định này nhằm đảm bảo hoạt động của DNNN đượcđại diện CSH giám sát thường xuyên, ngay tại doanh nghiệp trong hoạt động thường ngày

1.1.2.3 Quy định của pháp luật về cơ quan đại diện CSH DNNN

Theo quy định tại Điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp:

- "Cơ quan đại diện CSH là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiệnquyền, trách nhiệm của đại diện CSH nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyếtđịnh thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên"27

- "Người đại diện CSH trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%vốn điều lệ (sau đây gọi là người đại diện CSH trực tiếp) là cá nhân được cơ quan nhà

24 Khoản 1, Điều 103 LDN năm 2020.

25 Khoản 2, Điều 103 LDN năm 2020.

26 Xem Điều 104 và Điều 105 LDN năm 2020.27 Khoản 1, Điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trang 27

nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện CSH nhà nước tại doanh nghiệp"28.

- "Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ tại công ty cổ phần, công ty TNHH (sau đây gọi là người đại diện phần vốn củadoanh nghiệp) là cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản để thực hiệnquyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tạicông ty cổ phần, công ty TNHH"29

-"Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHHhai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước) là cá nhânđược cơ quan đại diện CSH ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệmcủa đại diện CSH nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần,công ty TNHH hai thành viên trở lên"30

-"Người quản lý doanh nghiệp bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thànhviên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc PhóGiám đốc, Kế toán trưởng"31

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/201932 thìCơ quan đại diện CSH gồm:

- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện CSH củadoanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tưtại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ

-Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương là cơ quan đại diện CSH đối với các đối tượng sau đây: (i)

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tạicác doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giaoquản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại

28 Khoản 4, Điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

29 Khoản 5, Điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

30 Khoản 6, Điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

31 Khoản 7, Điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

32 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện CSH Nhà nước.

Trang 28

doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước theo quy định củapháp luật; (ii) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhànước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốnNhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nướctrong thời gian chưa chuyển giao.

- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện quyền đại diệnCSH Nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh theo quy định của pháp luật

Như vậy, có thể thấy:Đối với các DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tạicác doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc được giao quản lý mà khôngthuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì sẽdo chính cơ quan thành lập sẽ là cơ quan đại diện CSH của các DNNN này

Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan đại diện CSH và ngưởi đại diệnCSH thực hiện quản lý tại DNNN theo mô hình một người đại diện (tức là mô hìnhChủ tịch Công ty) cần được phân biệt rõ như sau:

- Thứ nhất, về chức năng: Cơ quan đại diện CSH thực hiện 2 chức năng chính:(i) Chức năng giao mục tiêu và quản lý, giám sát hoạt động của DNNN nhằm đảm bảoDNNN hoạt động theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã giao, trên cơ sở bảo toàn vàphát triển vốn song hành với với các mục tiêu chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninhquốc gia; (ii) Chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước Trong khi đóngưởi đại diện CSH Nhà nước tại DNNN (Chủ tịch Công ty) thực hiện 2 chức năngchính: (i) Thực thi các quyết định của Cơ quan đại diện CSH (Tổ chức điều hành, quảnlý và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiệnhành để thực hiện hoàn thành mục tiêu mà Cơ quan đại diện CSH giao); (ii) Báo cáo,giải trình, đề xuất các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động của DNNN (chức năng kếtnối thông tin về mọi hoạt động của DNNN với Cơ quan đại diện CSH)

-Thứ hai, về nhiệm vụ: Cơ quan đại diện CSH thực hiện nhiệm vụ giao mục tiêu,phê duyệt cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh vàphát triển DNNN Trong khi đó ngưởi đại diện CSH Nhà nước tại DNNN (Chủ tịch

Trang 29

Công ty) thực hiện nhiệm vụ xây dựng và trình chiến lược, kế hoạch sản xuất kinhdoanh và phát triển DNNN; tổ chức hoạt động SXKD theo mục tiêu, chiến lược, kếhoạch SXKD được Cơ quan đại diện CSH phê duyệt; tổ chức xây dựng hệ thống quảnlý nội bộ trên cơ sở Điều lệ được Cơ quan đại diện CSH phê duyệt; tổ chức thống kê,báo cáo kết quả hoạt động SXKD của DNNN.

- Thứ ba, về thẩm quyền: Cơ quan đại diện CSH thực hiện các thẩm quyền theoquy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 10/2019/NĐ-CPngày 30/01/2019 33gồm các thẩm quyền: (i) Thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu,giải thể, phá sản, chuyển giao DNNN; (ii) Thẩm định và phê duyệt điều lệ, chiến lược,kế hoạch SXKD, đầu tư phát triển; (iii) Quản lý cán bộ tại DNNN; (iv) Phê duyệt vềhoạt động tài chính và đầu tư của DNNN; (iv) Giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạtđộng của DNNN Trong khi đó, ngưởi đại diện CSH Nhà nước tại DNNN chỉ có thẩmquyền “đề nghị” Cơ quan đại diện CSH phê duyệt vốn, Điều lệ, Chiến lược, Kế hoạchSXKD, đầu phát triển doanh nghiệp, công tác cán bộ; tài chính và chủ động quyết địnhvà chịu trách nhiệm về việc quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Hộiđồng thành viên, Chủ tịch công ty được giao trong quản lý nội bộ liên quan đến côngtác tổ chức SXKD tại doanh nghiệp

1.1.2.4 Quy định của pháp luật về tổ chức quản lý vốn, tài sản và hoạt độngSXKD của DNNN

Hiện nay việc tổ chức quản lý vốn, tài sản và hoạt động SXKD của DNNNđược thực hiện theo quy định của Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý,sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp

Sau gần 10 năm thực hiện, Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sửdụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp đã cơ bản tạo được cơ chế, chínhsách pháp lý quản lý đầu tư vốn Nhà nước vào SXKD tại DNNN, phù hợp với yêu cầu đổimới, hội nhập Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Luật số 69/2014/QH13 có những tồntại, hạn chế cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đồng bộ với LDN 2020(nhất là đồng bộ các quy định về tổ chức quản lý DNNN như: quyền và trách nhiệm củađại diện CSH Nhà nước; thẩm quyền trong công tác quản lý người quản lý

33 Xem Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 về thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện CSH Nhà nước.

Trang 30

doanh nghiệp, ); phù hợp với các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhànước về định hướng cơ cấu lại DNNN và phù hợp với sự thay đổi, phát triển của cácloại hình DNNN trong nền kinh tế thị trường.

1.1.3 Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước

1.1.3.1 Ưu điểm của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN

Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN ngày càng được cải tiến, thông

qua việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các quy định trong LDN; Luật chuyên ngànhvà các văn bản pháp luật có liên quan, cơ bản đã đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợihơn cho doanh nghiệp trong trong tổ chức và quản lý hoạt động SXKD, trong đó cóDNNN Các quy định được điều chỉnh và bổ sung để phản ánh sự tồn tại và phát triểnDNNN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sự hòa nhập vớinền kinh tế thị trường, hòa nhập với nền kinh tế quốc tế

Thứ hai, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN ngày càng được cải tiến theo

hướng chuyển đổi từ một mô hình quản lý quốc doanh truyền thống sang một mô hìnhquản lý thị trường, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trongnền kinh tế và tăng cường hiệu quả hoạt động SXKD cho DNNN

Thứ ba, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN quy định khá cụ thể, rõ ràng về cơ

cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý điều hành DNNN và tiêuchuẩn, điều kiện của những người nắm giữ chức danh, chức vụ quan trọng trong bộmáy điều hành DNNN, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong DNNN.Điều này thúc đẩy môi trường làm việc hiệu quả, đảm bảo sự thành công và phát triểnbền vững của DNNN cũng như đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước

Thứ tư, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN ngày càng trở nên hoàn thiện để

thích ứng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh và công nghệ, thúc đẩy tính sángtạo và đổi mới trong quản lý DNNN

1.1.3.2 Hạn chế của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN

Bên cạnh những ưu điểm, theo đánh giá của tác giả, pháp luật về tổ chức quản lý

DNNN hiện nay còn tồn tại một số hạn chế sau:

Trang 31

Thứ nhất, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN chưa phân định, tách bạch rõ ràng 3

chức năng quản lý đối với DNNN, đó là chức năng quản lý chung của Nhà nước đối vớimọi loại hình doanh nghiệp với chức năng CSH tài sản, vốn của Nhà nước tại DNNN vàchức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫntrong việc ban hành và thực hiện các chính sách và quản lý DNNN Trong nền kinh tế thịtrường, việc tách biệt rõ ràng các chức năng này là rất quan trọng Chức năng CSH tậptrung vào việc đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước làm CSH của DNNN, trong khichức năng quản lý Nhà nước đối với DNNN là tập trung vào việc đảm bảo hoạt động củaDNNN tuân thủ pháp luật và đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nướcmột cách hiệu quả; chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp là trao cho doanhnghiệp quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình để đạt được các mục tiêu, mụcđích do Nhà nước giao trên cơ sở tuân thủ các pháp luật hiện hành Tuy nhiên, hiện nay,pháp luật về tổ chức quản lý DNNN vẫn chưa tách biệt rõ ràng các chức năng này, dẫnđến tình trạng mơ hồ trong việc quản lý, giám sát và kiểm soát DNNN Điều này có thểgây ra những rủi ro như sự thiếu minh bạch, tham nhũng và lạm dụng quyền lực Khi vaitrò của CSH và quản lý được phân rõ ràng và minh bạch thì mới tạo ra một môi trườngkinh doanh công bằng và lành mạnh

Thứ hai, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN còn đang có khái niệm đồng nhất

vốn và tài sản của doanh nghiệp có vốn Nhà nước là vốn tài sản của Nhà nước, màđúng ra vốn Nhà nước sau khi đầu tư vào doanh nghiệp thì vốn đó trở thành vốn củapháp nhân doanh nghiệp chứ không còn là vốn của Nhà nước (có nghĩa là vốn này đãđược chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp); trên cơ sở đó DNNN có quyền tự chủsử dụng vốn để đầu tư kinh doanh và mua sắm thường xuyên phục vụ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp mà không phải chịu sự kiểm soát chung theo các quy định củapháp luật về quản lý vốn tài sản Nhà nước như hiện nay Điều này có nghĩa là Nhànước không can thiệp và quản lý từng tài sản mà CSH góp vốn mà chỉ thực hiện quảnlý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

Thứ ba, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN chưa có những quy định về quản trị

DNNN theo những tiêu chuẩn cơ bản nhất trong công tác quản trị một doanh nghiệp, dẫnđến bộ máy của DNNN vận hành theo sự tùy tiện, theo ý chủ quan của người đứng

Trang 32

đầu; thiếu hệ thống vận hành minh bạch, ắt sẽ có những lỗ hổng về quản trị và dẫn đếnnhững sai phạm trong quản lý, gây tổn thất cho DNNN và nền kinh tế.

Thứ tư, một số quy định của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN vẫn còn chưa

rõ ràng, thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập, hoặcthiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể, dễ dẫn đến sự chủ quan hoặc sự lúng túng củaDNNN trong việc thực thi pháp luật

Thứ năm, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN chưa có những quy định rõ ràng,

cụ thể về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát DNNN vànhững chế tài cụ thể đối với từng hành vi thiếu kiểm soát hoạt động của cơ quan quảnlý Nhà nước đối với DNNN dẫn đến những hậu quả thất thoát về kinh tế như tham ô,tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, …

1.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước tạiCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài nguyên và Môi trường miền

Nam 1.2.1 Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài nguyên

và Môi trường miền Nam

1.2.1.1 Thông tin chung về Công ty TMN

Tên tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam(Tên viết tắt là TMN)

Tên tiếng Anh: Southern Natural Resources and Environment Company Limited

(Tên viết tắt: SNRE)

Biểu tượng của Công ty TMN:

Trụ sở chính:Địa chỉ: Số 30, đường số 3, khu phố 4, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức,Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3740 4172 Website: www.tmn.com.vn

Chi nhánh Công ty TMN tại Hà Nội:Địa chỉ: Số 479, Hoàng quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trang 33

Điện thoại: 0243 7547570 Website: www.tmn.com.vn.

Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân Công ty:Công ty TMN là DNNN do Bộ TNMT là cơ quan đại diện CSH vốn Nhà nước;tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty TNHH MTV theo quy định của LDN vàpháp luật có liên quan Công ty TMN có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và đượcmở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàngtrong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật

1.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TMN

Tiền thân của Công ty TMN là Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình, đượcthành lập theo Quyết định số 638/1998/QĐ-ĐC ngày 30/10/1998 của Tổng cục trưởngTổng cục Địa chính, trên cơ sở hợp nhất các đơn vị đo đạc ngoài trời của ba Công tyTrắc địa Bản đồ số 1, 2 và số 3 trước đây Ngày 07/03/2014, thực hiện chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ về tái cơ cấu các doanh nghiệp, Bộ TNMT đã ban hành Quyết địnhsố 298/QĐ-BTNMT phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty TNMT Việt Nam giaiđoạn 2014 - 2015, định hướng đến năm 2020, trên cơ sở đó, Công ty TMN là DNNNtrực thuộc Bộ TNMT

1.2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính

Công ty TMN là DNNN, có chức năng thực hiện các nhiệm vụ SXKD, tư vấn,

dịch vụ trong các lĩnh vực phục vụ công tác quản lý của ngành TNMT.

Công ty TMN hoạt động SXKD, tư vấn, dịch vụ trong các lĩnh vực: Đo đạc bảnđồ, môi trường, đất đai, bất động sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địachất, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, biển và hải đảo và một số lĩnh vực kháctrên phạm vi cả nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật

1.2.1.4 Hình thức tổ chức và cơ cấu bộ máy của Công ty TMN

* Hình thức tổ chức của Công ty TMN:- Công ty TMN là DNNN không có Hội đồng thành viên, là một công ty TNHHMTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty baogồm Chủ tịch, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

- CSH của Công ty TMN là Nhà nước

Trang 34

-Cơ quan đại diện CSH của Công ty TMN là Bộ TNMT do Công ty TMN đượcBộ TNMT thành lập và quản lý Công ty TMN không thuộc đối tượng được chuyểngiao cho Ủy ban quản lý vốn Nhà nước quản lý.

-Người đại diện CSH trực tiếp tại Công ty TMN là Chủ tịch Công ty; thực hiệncác quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào

SXKD tại doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 92 và Điều 97 LDN 2020

1.2.1.5 Nguồn lực và năng lực của Công ty TMN

* Tính đến 31/12/2023: Tổng số lao động: 670 người

-Lao động có trình độ trên đại học: 33 người, chiếm tỷ lệ 5%; đại học 278 người,chiếm tỷ lệ 41%; cao Đẳng 32 người, chiếm tỷ lệ 5%; trung cấp 168 người, chiếm tỷ lệ

25%; công nhân kỹ thuật, sơ cấp 159 người, chiếm tỷ lệ 24%

- Lao động có độ tuổi dưới 40 tuổi: 349 người, chiếm tỷ lệ 52%; từ 40 đến 50tuổi: 142 người, chiếm tỷ lệ 21%; từ 51 đến 55 tuổi: 30 người, chiếm tỷ lệ 4%; trên 55tuổi: 149 người, chiếm tỷ lệ 22%

- Lao động làm công tác quản lý, gián tiếp, phục vụ, phụ trợ: 111 người, chiếm tỷ lệ 17%, lao động trực tiếp sản xuất: 559 người, chiếm tỷ lệ 83%

- Giới tính lao động: Nam 484 người, chiếm tỷ lệ 72%; Nữ: 186 người, chiếm tỷ

lệ 28%

Tính đến nay, nguồn nhân lực của Công ty TMN có bằng cấp chuyên môn vềđo đạc bản đồ và quản lý đất đai chiếm tỷ lệ 83% tổng số lao động kỹ thuật Do đặcđiểm công việc là loại hình công việc nặng nhọc ở ngoại nghiệp nên lượng lao độngnam chiếm đa số, lao động nữ thường được bố trí làm công việc ở nội nghiệp hoặc làmcông việc gián tiếp

* Đi đôi với phát triển đội ngũ nhân sự, Công ty TMN cũng đầu tư hệ thốngmáy, thiết bị, công nghệ đáp ứng yêu cầu SXKD Một số máy, thiết bị, công nghệ tiêubiểu của Công ty TMN được mô tả tại phần Phụ lục của Đề án này (Hình 1.6, Hình1.7, Hình 1.8, Hình 1.9)

1.2.1.6 Đặc điểm và giá trị cốt lõi trong công tác quản trị của Công ty TMN

Trang 35

Công ty TMN là một doanh nghiệp thượng tôn pháp luật Điều này thể hiện ởviệc Công ty TMN rất quan tâm, chú trọng đến tính tuân thủ các văn bản pháp luậttrong mọi hoạt động SXKD của mình.

Công ty TMN là một doanh nghiệp thượng tôn nguyên tắc quản trị Điều nàythể hiện ở việc Công ty TMN xây dựng được một hệ thống tài liệu, văn bản pháp lýkhá đầy đủ và cơ bản, đảm bảo cho Công ty TMN vận hành hệ thống quản lý trongmột môi trường pháp lý an toàn, hiệu lực và hiệu quả

Từ sự thượng tôn pháp luật, tạo ra môi trường văn hóa làm việc của Công tyTMN chuyên nghiệp, an toàn và phù hợp với thời đại

1.2.1.7 Một số chỉ tiêu hoạt động của Công ty TMN

Một số chỉ tiêu hoạt động của Công ty TMN được mô tả chi tiết tại phần Phụlục của Đề án này (Bảng 1.1, Bảng 1.2, Biểu đồ 1.1, Biểu đồ 1.2)

Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty TMN được mô tả tại phần Phụ lục củaĐề án này (Hình 1.3, Hình 1.4, Hình 1.5)

Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Công ty TMN được mô tả tại phần Phụlục của Đề án này (Hình 1.10, Hình 1.11, Hình 1.12)

1.2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhànước tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài nguyên và Môi trườngmiền Nam

1.2.2.1 Về cơ cấu cơ bản và bộ máy của Công ty TMN

Công ty TMN xây dựng hệ thống điều hành quản lý theo mô hình tổ chức quảnlý được quy định tại khoản 1 Điều 90, LDN 2020, đó là hình thức công ty TNHHMTV, theo mô hình cơ cấu gồm chủ tịch công ty, tổng giám đốc và ban kiểm soát;cùng với bộ máy giúp việc và các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc Cụ thể:

Bộ máy quản lý của Công ty TMN gồm:- Người quản lý Công ty TMN gồm: Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổnggiám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng

- Bộ máy giúp việc gồm: Văn phòng Công ty, Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Kỹ thuật công nghệ và chất lượng sản phẩm

- Các đơn vị sản xuất: Công ty TMN có 12 đơn vị sản xuất trực thuộc, là những

đơn vị hạch toán phụ thuộc không có vốn và tài sản riêng; có tài khoản tiền gửi tại ngân

Trang 36

hàng trong và ngoài nước; được ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Công ty TMN.

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty TMN được mô tả chi tiết tại phần Phụ lục của Đề án này (Sơ đồ 1.1)

* Sơ đồ hệ thống quản lý và cơ chế vận hành hệ thống quản lý của Công ty TMN

được mô tả chi tiết tại phần Phụ lục của Đề án này (Sơ đồ 1.2)

1.2.2.2 Về cơ chế thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ sở hữuNhà nước tại Công ty

Cơ quan đại diện CSH Nhà nước của Công ty là Bộ TNMT Cơ chế thực hiệnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ TNMT (Cơ quan đại diện CSH Nhà nước tạiCông ty) và Chủ tịch Công ty (Người đại diện CSH Nhà nước tại Công ty) được thựchiện theo quy định của LDN, Luật quản lý quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vàoSXKD tại doanh nghiệp, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 về thực hiệnquyền và trách nhiệm của đại diện CSH Nhà nước và và các văn bản pháp luật hiệnhành có liên quan Cụ thể:

-Bộ TNMT thực hiện chức năng giao mục tiêu SXKD và phát triển Công ty; phêduyệt kế hoạch, chiến lược SXKD và phát triển Công ty, công tác bổ nhiệm và quản lýcán bộ, giám sát mọi hoạt động của Công ty TMN nhằm đảm bảo Công ty TMN hoạt

động theo đúng mục tiêu, kế hoạch mà Bộ TNMT đã giao

- Chủ tịch Công ty tổ chức thực thi các quyết định mà Bộ TNMT đã giao; giámsát, quản lý, báo cáo, đề xuất, giải trình mọi hoạt động của Công ty TMN; quyết địnhvà chủ động tổ chức thực hiện quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Chủtịch công ty được pháp luật cho phép và Bộ TNMT giao trong quản lý nội bộ liên quanđến công tác tổ chức SXKD tại doanh nghiệp

1.2.2.3 Về cơ chế kiểm soát quyền lực tại Công ty TMN

Cơ chế kiểm soát quyền lực tại Công ty TMN được thực hiện thông qua các nộidung chính sau:

-Cơ cấu quản lý rõ ràng: Công ty TMN cơ cấu tổ chức rõ ràng với các quy địnhcụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân Chủ tịch Công ty làngười đại diện CSH Nhà nước và Kiểm soát viên Công ty là hai cá nhân quan trọng doBộ TNMT bổ nhiệm, thay mặt Bộ tổ chức thực thi quyền lực và trách nhiệm trong mọi

Trang 37

hoạt động của Công ty Cơ chế ra quyết định của Chủ tịch Công ty được thực hiệntrong sự giám sát, phê duyệt của Bộ TNMT và sự chủ động một số các hoạt động doBộ TNMT phân cấp, ủy quyền và theo quy định của Điều lệ Công ty, LDN và Luậtchuyên ngành khác.

-Hệ thống kiểm soát nội bộ: Công ty thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ để giámsát và kiểm tra các hoạt động của Công ty Hệ thống này bao gồm các quy trình, quy

định và tiêu chuẩn nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ pháp luật và các chủ trương, đường lối, chính sách của CSH

- Kiểm soát viên Công ty: Kiểm soát viên Công ty được xem là “Con mắt” củaBộ, giám sát hoạt động hàng ngày của Công ty, báo cáo, giải trình, hỗ trợ, giúp Côngty hoạt động theo đúng đường lối, chủ trương của CSH và đạt được các mục tiêu BộTNMT giao cho Công ty TMN

-Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập: Kiểm toán nội bộ giúp Công ty tự kiểm

tra và đánh giá các hoạt động của mình Ngoài ra, Công ty thuê các công ty kiểm toánđộc lập để kiểm tra tài chính và hoạt động của Công ty giúp đảm bảo tính khách quanvà minh bạch

-Chế độ công bố thông tin doanh nghiệp: Công ty thực hiện chế độ công bố côngkhai thông tin doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp đến Bộ TNMT, cácquan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, đối tác và người lao động nhằm đảm bảo sự

minh bạch trong hoạt động, tăng cường sự tin tưởng và giám sát từ bên ngoài

-Giám sát từ cơ quan quản lý nhà nước: Công ty chịu sự giám sát, kiểm tra,thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo chức năng, thảm quyền nhằm đảmbảo Công ty hoạt động đúng theo pháp luật và các quy định hiện hành

Bên cạnh đó, để kiểm soát quyền lực không rơi vào ý chí chủ quan của bất kỳ cánhân nào, để ngăn chặn xung đột lợi ích và bảo đảm rằng các giao dịch được thực hiệnminh bạch, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân của chủ sở hữu (là những người giữvai trò quản lý và giám sát quan trọng trong Công ty) hoặc người có liên quan; khi giaoquyền lực cho người quản lý Công ty, Bộ TNMT (Cơ quan đại diện CSH) đã luôn giámsát đặc biệt để Công ty TMN chấp hành triệt để các quy định tại Điều 86 LDN 2020 quyđịnh về hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan nhằm đảm bảo

Trang 38

việc quản lý và giám sát chặt chẽ các giao dịch, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực vàxung đột lợi ích Cụ thể:

(i) Đảm bảo rằng mọi quyết định và giao dịch được thực hiện minh bạch, có sự giám sát và đồng thuận từ nhiều bên trong Công ty

(ii) Đảm bảo rằng không có cá nhân nào trong Công ty có thể lạm dụng vị trí của

mình để thực hiện các giao dịch mang lại lợi ích cá nhân thay vì lợi ích của Công ty

(iii) Đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện dựa trên lợi ích tốt nhất cho Công

ty và người lao động, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của các nhà quản lý

Như vậy, Điều 86 của LDN 2020 giúp CSH là Nhà nước kiểm soát chặt chẽ vềmặt chủ thể tại các DNNN nói chung và Công ty TMN nói riêng để đảm bảo quyền lựcthuộc về CSH Nhà nước mà không thuộc về một cá nhân đại diện

1.2.2.4 Về cơ chế vận hành của hệ thống quản lý trong hoạt động của Công tyTMN

Việc xây dựng cơ chế vận hành thực hiện nghiệp vụ trong hoạt động của Côngty TMN được dựa vào 3 yếu tố: Bối cảnh chung của Công ty TMN; hệ thống các quátrình quản lý nghiệp vụ trong hoạt động tạo ra sản phẩm, dịch vụ và hệ thống văn bảnquản lý của Công ty TMN được xây dựng từ các văn bản pháp luật có liên quan

a) Bối cảnh chung của Công ty TMN:

* Các vấn đề nội bộ của Công ty TMN, gồm: (i) Sản phẩm và dịch vụ; (ii) Hệthống quản trị: Cơ cấu tổ chức, vai trò, trách nhiệm của từng vị trí công việc trong cơcấu tổ chức và sự vận hành của cơ cấu tổ chức; (iii) Tài sản, nguồn lực; (iv) Mối quanhệ của Công ty TMN với các bên có liên quan: Cơ quan chủ quản, chủ đầu tư, kháchhàng, nhà cung ứng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý Nhà nước

* Các vấn đề bên ngoài của Công ty TMN, gồm: (i) Môi trường pháp luật: Baogồm các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Công tyTMN; văn bản của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư có liên quan đến hoạt động củaCông ty TMN; (ii) Thị trường và cạnh tranh; (iii) Các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội

* Việc nhận diện, xác định các vấn đề bên trong nội bộ và bên ngoài của Côngty TMN được thực hiện trên mô hình SWOT (Strength, Weaknesses, Opportunitiesand Threats), phân tích: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối de dọa, thách thức

Trang 39

b) Hệ thống các quá trình quản lý nghiệp vụ trong hoạt động tạo ra sản phẩm, dịch vụ của Công ty TMN

* Hệ thống nghiệp vụ quản lý chính tại Công ty TMN, gồm:

- Hệ thống nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành: Đây là hệ thống các nghiệp vụvề định hướng, chỉ đạo, xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch thực thi nhiệm vụ; baogồm cả các nghiệp vụ đo lường, phân tích, đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý

để chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ, sự phù hợp của hệ thống quản lý và tạocác cơ hội cải tiến nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý Các nghiệp vụnày cung cấp sự hướng dẫn và đảm bảo sự kết nối liên tục của các nghiệp vụ kháctrong hệ thống quản lý Hệ thống nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành bao gồm cácnghiệp vụ xây dựng và ban hành các chính sách, văn bản quản lý có liên quan tươngứng với hành động định hướng, điều hành, quản lý của Lãnh đạo, quản lý cấp cao.Hiện nay Công ty TMN có các nghiệp vụ sau: (i) Các nghiệp vụ hoạch định và cam kếtthực hiện hệ thống quản lý; (ii) Các nghiệp vụ đảm bảo vận hành và kiểm soát các quátrình của hệ thống quản có hiệu lực; (iii) Các nghiệp vụ đo lường, phân tích và đánhgiá các vấn đề sau đây của hệ thống quản lý; (iv) Các nghiệp vụ đánh giá hệ thốngquản lý; (v) Các nghiệp vụ xem xét về hệ thống quản lý và thực hiện các hành độngkhắc phục, phòng ngừa và cải tiến

-Hệ thống nghiệp vụ cung cấp và quản lý nguồn lực: Đây là hệ thống các nghiệpvụ về cung cấp và quản lý nhân sự, tài sản, cơ sở vất chất, tài chính và các nguồn lực

khác đáp ứng hoạt động SXKD Các nghiệp vụ này tham gia hỗ trợ từng phần cho cácquá trình lãnh đạo và tạo sản phẩm, dịch vụ Hiện nay Công ty TMN có các nghiệp vụsau:

+Các nghiệp vụ cung cấp và quản lý nguồn nhân lực: Để thực hiện các nghiệp vụnày, Công ty TMN đã xây dựng và ban hành các văn bản sau: Các chính sách nhân sự;Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động; Hệ thống bản mô tả công việc; Quy chế,Quy trình tuyển dụng; Quy chế, Quy trình đào tạo, Quy chế làm việc cho từng đơn

vị, phòng ban, bộ phận; Quy chế quản lý cán bộ; Quy trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc; Quy chế trả lương, trả thưởng,

+Các nghiệp vụ cung cấp và quản lý tài sản, cơ sở hạ tầng: Tài sản của Công tyTMN gồm có: Nhà làm việc và trang thiết bị; Môi trường làm việc cho việc thực hiện

Trang 40

các quá trình hoạt động Để thực hiện các nghiệp vụ này, Công ty TMN đã xây dựngvà ban hành Quy chế, quy trình mua sắm, sửa chữa và quản lý tài sản.

+ Các nghiệp vụ cung cấp và quản lý tài chính: Để thực hiện các nghiệp vụ này,Công ty TMN đã xây dựng và ban hành các văn bản sau: Quy chế quản lý tài chính vàcác Quy định quản lý nợ; phân phối, sử dụng quỹ phúc lợi,

+ Các nghiệp vụ tương tác giữa các quá trình hoạt động trong hệ thống quản lý:Để thực hiện các nghiệp vụ này, Công ty TMN đã xây dựng và ban hành các văn bảnsau: Quy định trao đổi thông tin nội bộ và công bố thông tin; Quy trình tiếp nhận và xửlý thông tin của các bên có liên quan;

- Hệ thống nghiệp vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ: Đây là hệ thống các nghiệpvụ quản lý quá trình tạo sản phẩm, dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thỏa mãn củakhách hàng và các bên quan tâm Để thực hiện các nghiệp vụ này, Công ty TMN đãxây dựng và ban hành các văn bản sau: Hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn và quá trìnhtạo sản phẩm, dịch vụ bao gồm từ việc hoạch định, kiểm soát tiến độ, chất lượng củasản phẩm, dịch vụ; Hệ thống các Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi củakhách hàng; đo lường sự thỏa mãn của khách hàng; đánh giá chất lượng và cải tiến sảnphẩm, dịch vụ; Quy chế ký và thực hiện hợp đồng ủy quyền

* Phương pháp xây dựng và kiểm soát hệ thống nghiệp vụ quản lý được thực hiện

như sau: Tại mỗi nghiệp vụ quản lý, Công ty TMN đảm bảo thực hiện các công việccần thiết sau đây: (i) Xác định các yếu tố đầu vào cần thiết và đầu ra mong đợi từ cácquá trình trong hệ thống quản lý; (ii) Xác định trình tự và sự tương tác của các quátrình trong hệ thống quản lý; (iii) Xác định và áp dụng các tiêu chí và phương pháp cầnthiết để đảm bảo thực hiện và kiểm soát có hiệu lực các quá trình trong hệ thống quảnlý; (iv) Xác định các nguồn lực cần thiết cho các quá trình và đảm bảo tính sẵn sàngcủa các nguồn lực; (v) Xác định ma trận trách nhiệm; (vi) Giải quyết các rủi ro và cơhội được xác định; (vii) Đánh giá và cải tiến các quá trình trong hệ thống quản lý

c) Hệ thống văn bản quản lý của Công ty TMN được xây dựng từ các văn bản pháp luật có liên quan:

Hệ thống văn bản quản lý của Công ty TMN được xây dựng từ các văn bản pháp luật có liên quan trong từng lĩnh vực cụ thể Hiện nay hệ thống văn bản pháp lý của

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w