1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

101 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Đỗ Thị Thanh Tiền
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,57 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tiêu đề (5)
  • 1.2. Tóm tắt (5)
  • 1.3. Từ khóa (5)
  • 1.1. Title (6)
  • 1.2. Summary (6)
  • 1.3. Keywords (6)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (0)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (18)
    • 1.7. Kết cấu của luận văn: Luận văn này bao gồm 5 chương (19)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC (20)
    • 2.1. Tổng quan lý thuyết (20)
      • 2.1.1. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức (20)
      • 2.1.2. Quy trình chi trả cổ tức (23)
      • 2.1.3. Các hình thức chi trả cổ tức (25)
      • 2.1.4. Các chỉ số thể hiện chính sách cổ tức của công ty niêm yết (0)
      • 2.1.5. Lý thuyết về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu (0)
    • 2.2. Các nghiên cứu liên quan về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu . 18 1. Các nghiên cứu ngoài nước (0)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước (36)
      • 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu (40)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (42)
      • 3.1.1. Mô hình nghiên cứu (42)
      • 3.1.2. Giả thiết nghiên cứu (46)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (50)
    • 3.3. Dữ liệu nghiên cứu (51)
    • 3.4. Trình tự xử lý dữ liệu (51)
      • 3.4.1. Thống kê mô tả dữ liệu (51)
      • 3.4.2. Phân tích tương quan (52)
      • 3.4.3. Phân tích hồi quy (52)
      • 3.4.4. Kiểm tra mô hình và ƣớc lƣợng hệ số hồi quy (0)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (58)
    • 4.1. Mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu (58)
    • 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (59)
    • 4.3. Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình (61)
    • 4.3. Phân tích kết quả hồi quy (62)
      • 4.3.1. Kết quả hồi quy của các mô hình (62)
      • 4.3.2. So sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và mô hình tác động cố định FEM (63)
      • 4.3.3. So sánh sự phù hợp giữa mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM (0)
      • 4.3.4. Kiểm định lựa chọn mô hình (65)
    • 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu (68)
      • 4.4.1. Kết quả nghiên cứu (68)
      • 4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (69)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (74)
    • 5.1. Kết luận (74)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (74)
      • 5.2.1. Đối với chính sách cổ tức (74)
      • 5.2.2. Đối với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (76)
      • 5.2.3. Đối với lợi nhuận sau thuế (76)
      • 5.2.4. Đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (77)
      • 5.2.5. Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế (78)
      • 5.2.6. Đối với kiểm soát lạm phát (79)
    • 5.3. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (80)
      • 5.3.1. Hạn chế của đề tài (80)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (82)
  • PHỤ LỤC (87)

Nội dung

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phân tích ảnh hưởng của ngành nghề kinh doanh đến biến động giá cổ phiếu, từ đó tác giả đưa ra kết luận về tác động của chính sách cổ tức đến giá trị cổ phiếu

Tiêu đề

“Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.”

Từ khóa

Chính sách cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Title

“The impact of dividend policy on stock prices in the Vietnamese stock market”

Summary

This thesis research was conducted based on secondary data from 174 companies listed on the Vietnamese stock market during the period from 2016 to 2023 Throughout the research process, the author compiled and analyzed theories related to the stock market, dividend policy, stock value, and the relationships among them

Both domestic and international studies were reviewed to provide a foundation for the development of the research model and hypotheses The factors considered in the research model include Dividends per Share, Dividend Payout Ratio, Net Profit After Tax, Earnings per Share, Return on Equity, Economic Growth Rate, and Inflation Rate

The research results indicate that the Dividend Payout Ratio, Return on Equity, Economic Growth Rate, and Inflation Rate have an inverse relationship with stock prices, while Dividends per Share, Net Profit After Tax, and Earnings per Share have a positive relationship Although the Dividend Payout Ratio also impacts stock prices, this relationship is not statistically significant.

Keywords

Dividend policy, dividend payout ratio, earnings per share, economic growth rate, inflation rate, return on equity

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt

CTCK Công ty chứng khoán

CTCP Công ty cổ phần

CSCT Chính sách cổ tức

CTNY Công ty niêm yết

NHNN Ngân hàng nhà nước

TSSL Tỷ suất sinh lợi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt

DPR Dividend Payout Ratio Tỷ lệ chi trả cổ tức DPS Dividend Per Share Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

EAT Earning After Tax Thu nhập sau thuế

EPS Earning Per Share Thu nhập trên mỗi cổ phiếu FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định

Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GDP Gross Domestic Product Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GLS Generalized Least Squares Bình phương tối thiểu tổng quát HNX Ha Noi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán

HOSE Ho Chi Minh City Stock

Sở giao dịch chứng khoán

INF Inflation rate Tỷ lệ lạm phát

Pooled OLS Pooled Ordinary Least

Mô hình hồi quy ƣớc lượng bình phương nhỏ nhất

REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên

ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

SP Stock Price Giá cổ phiếu

VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH v

DANH MỤC HÌNH ẢNH xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Đóng góp của đề tài 4

1.7 Kết cấu của luận văn: Luận văn này bao gồm 5 chương 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC 6

2.1.1 Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức 6

2.1.2 Quy trình chi trả cổ tức 9

2.1.3 Các hình thức chi trả cổ tức 11

2.1.4 Các chỉ số thể hiện chính sách cổ tức của công ty niêm yết 14

2.1.5 Lý thuyết về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu 15

2.2 Các nghiên cứu liên quan về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu 18 2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước 18

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 22

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 28

3.4 Trình tự xử lý dữ liệu 37

3.4.1 Thống kê mô tả dữ liệu 37

3.4.4 Kiểm tra mô hình và ƣớc lƣợng hệ số hồi quy 41

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1

4.1 Mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu 1

4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 2

4.3 Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình 4

4.3 Phân tích kết quả hồi quy 5

4.3.1 Kết quả hồi quy của các mô hình 5

4.3.2 So sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và mô hình tác động cố định FEM 6

4.3.3 So sánh sự phù hợp giữa mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM 7

4.3.4 Kiểm định lựa chọn mô hình 8

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 11

4.4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 12

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 17

5.2.1 Đối với chính sách cổ tức 17

5.2.2 Đối với thu nhập trên mỗi cổ phiếu 19

5.2.3 Đối với lợi nhuận sau thuế 19

5.2.4 Đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 20

5.2.5 Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế 21

5.2.6 Đối với kiểm soát lạm phát 22

5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 23

5.3.1 Hạn chế của đề tài 23

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 24

Phụ lục 1 Các công ty trong mẫu nghiên cứu 30

Phụ lục 2 Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0 40

Bảng 2 1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước 23

Bảng 3 1 Tổng hợp các nhân tố trong mô hình 29

Bảng 4 1 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát 2

Bảng 4 2 Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình 4

Bảng 4 3 Kết quả phân tích hồi quy của các mô hình 5

Bảng 4 4 Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và mô hình tác động cố định FEM 7

Bảng 4 5 Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM 7

Bảng 4 6 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến 8

Bảng 4 7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 9

Bảng 4 8 Kết quả kiểm định tự tương quan 9

Bảng 4 9 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình FEM sau khi khắc phục các khuyết tật bằng phương pháp FGLS 10

Bảng 4 10 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS 11

Hình 2.1.Quy trình chi trả cổ tức 10 Hình 3 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 36

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, có ba quyết định đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp: quyết định đầu tƣ, quyết định tài trợ và quyết định phân chia lợi nhuận Cổ tức là thuật ngữ để chỉ việc phân chia lợi nhuận của công ty và chính sách cổ tức là là chính sách phân chia lợi nhuận giƣc lại và tái đầu tƣ, tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông

Trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ chi trả cổ tức là một trong những yếu tố để nhà đầu tƣ đƣa ra quyết định khi đầu tƣ Hơn hết yếu tố về triển vọng giá tăng đóng vai trò quan trọng Bởi lẽ, sau khi chia cổ tức giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh, nếu giá cổ phiếu không tăng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tƣ sẽ không thu đƣợc lợi nhuận tệ hơn là bị lỗ nếu giá cổ phiếu giảm Tuy vậy, trên thực tế yếu tố triển vọng tăng giá đƣợc được quyết định bởi triển vọng tăng trưởng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, điều này đƣợc thể hiện bằng chính sách chi trả cổ tức với tỷ lệ cao và duy trì đều đặn Theo nghiên cứu Miller và Modiglani (1961) công bố cho rằng chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp trong một thị trường hoàn hảo, không có sự bất cân xứng trong thông tin Tuy nhiên, thị trường hoàn hảo không tồn tại trong thực tế việc các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp luôn sở hữu một lƣợng thông tin về các chính sách, các triển vọng phát triển và tình hình của doanh nghiệp trong tương lai hơn các nhà đầu tư Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán còn tồn tại các loại phí giao dịch, thuế,… Vì vậy nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy kết quả giữa chính sách cổ tức và sự biến động của giá cổ phiếu có mối liên quan với nhau

Theo lý thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa cho rằng thông tin của doanh nghiệp đƣợc phản ánh đầy đủ vào giá của chứng khoán nên nhà đầu tƣ không kiếm đƣợc lợi nhuận bất thường thông qua việc thông tin được công bố Kết quả nghiên cứu của Fama và cộng sự (1969) về 940 sự kiện chia tách cổ phiếu, khi có thông tin về việc chia tách cổ phiếu, giá lập tức biến động điều này phù hợp với lý thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa Mặt khác, Pettit (1972) chứng minh khi chính sách cổ tức thay đổi thì lợi nhuận bất thường cũng được thay đổi theo điều này trái ngược với lý thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt là mất cân bằng thông tin, nghiên cứu này tập trung làm rõ mối quan hệ giữa thông báo cổ tức và biến động giá cổ phiếu để cung cấp cơ sở cho các nhà đầu tư trên thị trường Hơn 75% doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam chi trả cổ tức bằng tiền mặt Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý tài chính doanh nghiệp vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về chính sách cổ tức, thậm chí còn trì hoãn hoặc nợ cổ tức, dẫn đến mất niềm tin của nhà đầu tư.

“Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2016 đến 2023

Mục tiêu tổng quát đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Thứ hai, đƣa ra các đề xuất và kiến nghị về chính sách dành cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc điều hành và quản lý thị trường.

Câu hỏi nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu tác giả đã đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:

- Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc chính sách cổ tức tác động đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết?

- Thứ hai, các hàm ý chính sách nào để đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước trong điều hành và quản lý thị trường?

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Luận văn dựa trên dữ liệu thứ cấp từ 174 công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các dữ liệu này được thu thập ngẫu nhiên và bao gồm các báo cáo tài chính toàn diện, bảng cân đối kế toán và báo cáo biến động tài chính qua các năm Việc lựa chọn 174 công ty này là do dữ liệu của họ được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp cho quá trình thu thập thông tin trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Về thời gian: Sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2016-2023 từ các doanh nghiệp niêm yết đƣợc công bố trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX Tác giả sử dụng khoảng thời gian này vì khoảng thời gian này Việt Nam trải qua nhiều biến động cũng như khủng khoảng cụ thể là cuộc khủng hoảng diễn ra năm 2018, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 năm 2020-2021, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam năm 2022-2023

Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng định lượng

Trước hết, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá dựa vào các nghiên cứu trước, tạp chí, sách, … về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu

Tác giả sử dụng phân tích hồi quy Pooled OLS Tuy nhiên phương pháp này không quan sát đƣợc các biến đặc trƣng của doanh nghiệp nên mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định FEM và mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động ngẫu nhiên REM gi p hạn chế vấn đề này Tiếp đến d ng Hausma 1978 , F-test để kiểm định và lựa chọn phương pháp ph hợp Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, tiến hành kiểm định hiện tượng tương quan và phương sai sai số, nếu có hiện tượng tương quan và/hoặc phương sai sai số thì sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares – FGLS để khắc phục và so sánh các kết quả thu đƣợc từ mô hình

1.6 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu này có đóng góp về lý luận và thực tiễn

- Về mặt lý thuyết: Công trình nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhằm mục đích xây dựng lý thuyết về tác động của các yếu tố nằm trong chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu Dựa trên việc tổng hợp khung lý thuyết và xác định khoảng trống nghiên cứu từ các nghiên cứu trước, luận văn đề xuất cho bối cảnh của các công ty niêm yết tại Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo

- Về mặt thực tiễn: Đối với các công ty, nghiên cứu giúp các nhà quản lý lựa chọn và đƣa ra quyết định về chính sách cổ tức phù hợp với giá cổ phiếu Đối với nhà đầu tư, nghiên cứu hướng dẫn họ nhằm thu được lợi nhuận tối ưu hay đạt đƣợc tỷ suất sinh lợi vƣợt trội bằng cách lựa chọn công ty có chính sách cổ tức hợp lý cùng với các yếu tố khác nhƣ lợi nhuận, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát

1.7 Kết cấu của luận văn: Luận văn này bao gồm 5 chương

- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này mở đầu bằng việc nêu vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của vấn đề cần giải quyết Trên cơ sở đó, tác giả đề ra mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu tương ứng Để giải quyết vấn đề, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu, thu thập số liệu, trình bày giai đoạn thực hiện nghiên cứu và phương pháp tiếp cận vấn đề.

Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu này có đóng góp về lý luận và thực tiễn

- Về mặt lý thuyết: Công trình nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhằm mục đích xây dựng lý thuyết về tác động của các yếu tố nằm trong chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu Dựa trên việc tổng hợp khung lý thuyết và xác định khoảng trống nghiên cứu từ các nghiên cứu trước, luận văn đề xuất cho bối cảnh của các công ty niêm yết tại Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu về chính sách cổ tức đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định cho các nhà quản lý và nhà đầu tư Đối với các công ty, nghiên cứu giúp lựa chọn và xác định chính sách cổ tức phù hợp nhằm tác động đến giá cổ phiếu Về phía nhà đầu tư, nghiên cứu cung cấp định hướng đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức sinh lợi vượt trội thông qua việc lựa chọn công ty có chính sách cổ tức hợp lý, kết hợp với các yếu tố khác như lợi nhuận, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.

Kết cấu của luận văn: Luận văn này bao gồm 5 chương

- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trong chương này tác giả đã tiến hành đặt ra vấn đề và trình bày tính cấp thiết của vấn đề cần phải nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra mục tiêu nghiên cứu và đặt câu hỏi nghiên cứu tương ứng cần phải hoàn thành Từ đó, để giải quyết vấn đề đã đƣợc đặt ra thì tác giả tiến hành xem xét đối tƣợng nghiên cứu đồng thời thu thập số liệu, giai đoạn thực hiện nghiên cứu Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày phương pháp mà tác giả d ng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Tổng quan lý thuyết

2.1.1 Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức

Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho các cổ đông chủ sở hữu công ty) Cổ tức còn đƣợc gọi là lợi tức cổ phần theo Kanwal và cộng sự (2009) Theo Luật doanh nghiệp (2020) , cổ tức là khoản lợi nhuận ròng chi trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác

Cổ tức, đƣợc định rõ là phần lợi nhuận sau thuế của công ty đƣợc chia cho cổ đông dựa trên số lƣợng và loại cổ phiếu mà họ sở hữu (CFA Program Curriculum, 2015) Việc chi trả cổ tức chỉ có thể đƣợc thực hiện sau khi công ty đã thực hiện xong tất cả các nghĩa vụ tài chính với chính phủ, chủ nợ và người lao động Cổ tức bao gồm cổ tức cho cổ phần ưu đãi và cổ phần thường Với cổ phiếu ưu đãi, cổ tức thường được chi trả trước cổ tức của cổ phiếu thường và được xác định theo tỷ lệ đã cam kết khi phát hành cổ phiếu ƣu đãi

Chính sách cổ tức quyết định sự phân bổ lợi nhuận sau thuế của công ty, bao gồm tỷ lệ giữ lại để tái đầu tư và tỷ lệ chi trả dưới dạng cổ tức Lợi nhuận dự trữ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn Tuy cổ đông mong muốn nhận được cổ tức cao, nhưng điều này sẽ dẫn đến lợi nhuận dự trữ thấp, có thể làm giảm giá cổ phiếu và lợi nhuận tương lai Do đó, quản trị tài chính phải xác định tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý để liên tục gia tăng giá trị doanh nghiệp.

Chính sách cổ tức đại diện cho quyết định về việc phân chia dòng tiền sau thuế từ các hoạt động trong năm cho cổ đông so với việc tái đầu tƣ phần lợi nhuận này vào công ty

Dựa trên tình hình hoạt động của công ty trong năm và quyết định của cổ đông tại đại hội cổ đông, doanh nghiệp sẽ quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức cho năm hiện tại và năm kế tiếp Cổ tức, một phần lợi nhuận sau thuế, có thể đƣợc phân phối cho cổ đông dưới nhiều hình thức như: tiền mặt, cổ phiếu, hoặc mua lại cổ phần Như vậy, việc chi trả cổ tức phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty Sự thay đổi trong chính sách cổ tức của công ty có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu của công ty đó trên thị trường

Ngoài ra, nếu công ty có tỷ lệ tái đầu tƣ cao nhƣng vẫn duy trì đƣợc mức lợi nhuận cao trên vốn chủ sở hữu, điều này sẽ dẫn đến thu nhập và chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hành tăng lên và ngƣợc lại

Những điểm nêu trên cho thấy mục tiêu của chính sách cổ tức là tối ƣu hóa lợi ích cho cổ đông, thông qua việc lựa chọn phương án phân chia cổ tức hợp lý để đảm bảo tăng trưởng bền vững và giảm thiểu rủi ro cho cổ đông

 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Theo quan điểm của Hội đồng quản trị, việc giữ lại lợi nhuận là chiến lƣợc tối ƣu cho công ty khi có sẵn các cơ hội đầu tƣ tiềm năng với tỷ suất sinh lợi (TSSL) dự kiến cao hơn kỳ vọng lợi nhuận của cổ đông Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thể hiện sự linh hoạt trong việc phân bổ lợi nhuận của công ty tùy theo từng năm, phụ thuộc vào các cơ hội đầu tƣ hiện có Tuy nhiên, trái ngƣợc với quan điểm này, nhiều công ty thường duy trì mức cổ tức ổn định theo thời gian Điều này không đồng nghĩa với việc các công ty này đã vi phạm nguyên tắc về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Thay vào đó, việc duy trì cổ tức ổn định có thể đƣợc duy trì ổn định hàng năm theo hai cách sau:

 Giữ lại lợi nhuận trong giai đoạn nhu cầu vốn cao:

Các công ty có thể sử dụng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao trong những năm có nhu cầu vốn đầu tư lớn để duy trì đà tăng trưởng mà không làm giảm cổ tức chi trả cho cổ đông Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp không chỉ duy trì mà còn tăng cường hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cao mà không ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông.

Sử dụng đòn bẩy tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ: Thay vì giảm cổ tức, các công ty có thể huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, dẫn đến tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần tăng tạm thời Chiến lược này phù hợp hơn trong trường hợp công ty có nhiều cơ hội đầu tƣ hấp dẫn trong một năm nhất định Sau đó, trong những năm tiếp theo, công ty có thể tập trung vào việc giữ lại lợi nhuận để giảm tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần về mức an toàn

 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định

Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định là lựa chọn đƣợc ƣa chuộng bởi đa số CTNY và nhà đầu tư Đặc điểm nổi bật của chính sách này là duy trì mức cổ tức chi trả tương đối ổn định bất chấp biến động lợi nhuận của doanh nghiệp qua các kỳ CSCT ổn định luôn đƣợc ƣu tiên vì các lý do sau:

- Thông tin tín hiệu: Nhà đầu tư thường đánh giá biến động CSCT như một tín hiệu về tình hình tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp Cắt giảm cổ tức có thể báo hiệu khó khăn trong tăng trưởng, ngược lại, tăng cổ tức thể hiện kết quả kinh doanh khả quan

- Nhu cầu thu nhập: Nhiều nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ cá nhân, phụ thuộc vào dòng cổ tức ổn định để trang trải cho nhu cầu sinh hoạt Việc bán cổ phiếu để thu hồi vốn có thể tốn kém chi phí giao dịch và ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tƣ

- Chi phí vốn: Doanh nghiệp nhận định rằng nhà đầu tƣ sẽ sẵn sàng chi trả giá cao hơn cho cổ phiếu có CSCT ổn định Điều này dẫn đến giảm chi phí vốn cổ phần, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp về lâu dài

2.1.2 Quy trình chi trả cổ tức

Thực tiễn chi trả cổ tức ở các quốc gia có sự khác biệt Tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp thường chi trả cổ tức mỗi quý, thể hiện tính linh hoạt và minh bạch trong việc chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tƣ Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, chu kỳ chi trả có thể dài hơn, ví dụ nhƣ nửa năm hoặc cuối năm tài chính Điều này phản ánh sự đa dạng trong văn hóa doanh nghiệp và chiến lƣợc tài chính của các quốc gia Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn phương án chi trả cổ tức nửa năm một lần Lựa chọn này phù hợp với điều kiện kinh tế và tập quán đầu tư của thị trường chứng khoán Việt Nam

Các nghiên cứu liên quan về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu 18 1 Các nghiên cứu ngoài nước

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

“Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của các công ty niêm yết mới nổi tại sàn chứng khoán Việt Nam, Đặng Ngọc Hùng và các đồng tác giả 2019 đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 248 công ty niêm yết mới nổi tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2017 và đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Chính sách cổ tức được đo lường thông qua hai biến: tỷ lệ chi trả cổ tức và cổ tức trên mỗi cổ phiếu, trong khi các biến kiểm soát bao gồm quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tăng trưởng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và tỷ lệ lạm phát Sử dụng các mô hình Pooled OLS, FEM, REM và kiểm định Hausman, nhóm tác giả đã chọn mô hình FEM Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tài sản có tác động tích cực, trong khi thu nhập trên mỗi cổ phiếu, cổ tức, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ lạm phát đều có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu Quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.”

Nghiên cứu của Hồ Thị Lam và Hồ Thủy Phương Trâm tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phát hiện chính của nghiên cứu này là chính sách cổ tức có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu, với các công ty trả cổ tức cao hơn thường có giá cổ phiếu cao hơn so với các công ty trả cổ tức thấp hơn Tác động này được cho là do cổ tức cho thấy triển vọng tăng trưởng và sự ổn định tài chính của công ty, thu hút các nhà đầu tư và thúc đẩy giá cổ phiếu.

2020 đã tiến hành đánh giá tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2010-2018, dựa trên dữ liệu chi trả cổ tức liên tục Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy FGLS trên dữ liệu bảng của

100 công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX và đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu, điều này ủng hộ lý thuyết Bird in Hand và lý thuyết phát tín hiệu Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình Pooled OLS, FEM, REM và kiểm định Hausman để chọn mô hình REM Kết quả nghiên cứu cho thấy cổ tức chi trả, thu nhập sau thuế EAT và thu nhập trên mỗi cổ phiếu đều có tác động tích cực, trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức và ROE lại có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu.”

“Trong nghiên cứu về việc chính sách cổ tức ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thanh Duy và các đồng nghiệp 2020 đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ 141 công ty phi tài chính niêm yết tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2011 đến

2016 và đã áp dụng một phương pháp nghiên cứu định lượng Chính sách cổ tức được đo lường thông qua hai biến: tỷ lệ chi trả cổ tức và cổ tức trên mỗi cổ phiếu, trong khi các biến kiểm soát bao gồm quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tăng trưởng tài sản, GDP và tỷ lệ lạm phát Sử dụng các mô hình Pooled OLS, FEM, REM và kiểm định Hausman, nhóm tác giả đã chọn mô hình REM Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ lạm phát đều có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tăng trưởng tài sản, GDP không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.”

Bảng 2 1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước

Tên đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu tại

Mối tương quan âm giữa tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức đối với biến động giá cổ phiếu Các biến kiểm soát lợi nhuận và tỷ lệ nợ dài hạn có mối tương quan với biến động giá cổ phiếu

Hồi quy Pooled OLS Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại Nigeria

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ thu nhập giữ lại trên mỗi cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu

Hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, Hausman Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị cổ phiếu tại Pakistan

Tỷ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu có tác động tích cực, ROE có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu

Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại Malaysia

Cổ tức, thu nhập biến động, tăng trưởng tài sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực, tỷ lệ chi trả cổ tức có tác động tiêu cực, tỷ lệ thanh khoản không có ý nghĩa thống kê

Ahmad và các đồng tác giả

GMM Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại Amman

Cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực, thu nhập biến động, tăng trưởng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản và GDP có tác động tích cực đến giá cổ phiếu Sondark cùng các cộng sự

Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ

Quy mô công ty và tỷ lệ thanh khoản có tác động tích cực, tỷ lệ chi trả cổ tức có tác phiếu tại Indonesia động tiêu cực đến giá cổ phiếu Thu nhập công ty không có ý nghĩa thống kê

Hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, Hausman Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại Ấn Độ

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu Ngược lại, cổ tức, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận sau thuế (EAT) lại có mối quan hệ nghịch chiều với giá cổ phiếu.

Purwaningsih và các đồng nghiệp 2020

Tác động của chính sách cổ tức và tăng trưởng doanh thu đến giá cổ phiếu tại Indonesia

ROA, tỷ lệ chi trả cổ tức và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực, tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê Đặng Ngọc

Hùng và các đồng tác giả

Hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, Hausman Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại Việt Nam

Tăng trưởng tài sản có tác động tích cực, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, cổ tức, tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu

FGLS Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại Việt Nam

Cổ tức chi trả, thu nhập sau thuế EAT và thu nhập trên mỗi cổ phiếu có tác động tích cực, tỷ lệ chi trả cổ tức và ROE có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu

Duy và các đồng nghiệp

Hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, Hausman Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại TP

Tỷ lệ chi trả cổ tức, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

“Tác giả đã dựa vào việc tổng hợp thông tin về chính sách cổ tức và thống kê các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu, đồng thời xác định các khoảng trống trong nghiên cứu Đặc biệt, tác giả đã tiếp nhận và áp dụng mô hình nghiên cứu của Hồ Thị Lam và Hồ Thủy Phương Trâm 2020 để xây dựng mô hình tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mô hình này được chọn do đã được thử nghiệm tại thị trường Việt Nam, lấy dữ liệu từ 174 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và HOSE, do đó có tính ứng dụng cao.”

“Bên cạnh đó, tác giả đã thêm hai biến là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát, nhƣ những biến kiểm soát đại diện cho yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, giúp cho mô hình trở nên hoàn thiện hơn Như vậy, mô hình bao gồm các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: các biến độc lập đại diện cho chính sách cổ tức là tỷ lệ chi trả cổ tức và cổ tức trên mỗi cổ phiếu, và các biến kiểm soát bao gồm lợi nhuận sau thuế EAT, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất sinh lời ROE, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát INF.”

SP it = + 1 *DPS it + 2 *DPR it + 3 *EAT it + 4 *EPS it + 5 *ROE it + 6 *GDP t + 7 *INF t + it

● DPS: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

● DPR: Tỷ lệ chi trả cổ tức

● EAT: Lợi nhuận sau thuế

● EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

● ROE: Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu

● GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

● INF: Tỷ lệ lạm phát

● i và t: tương ứng với công ty thứ i và năm thứ t

Bảng 3 1 Tổng hợp các nhân tố trong mô hình

Tên biến Ký hiệu Đo lường Nguồn tham khảo

Giá thị trường của cổ phiếu SP Giá đóng cửa cổ phiếu vào thời điểm cuối năm

2014 ; Sharif và cộng sự 2015 ; Zainudin và cộng sự 2017 ; Ahmad và cộng sự (2018); Sondark và cộng sự 2019 ; Sighn và cộng sự 2019 ; Purwaningsih và cộng sự 2020 ; Đặng Ngọc

2019 ; Nguyễn Thanh Duy và cộng sự (2020 ; Hồ Thị Lam và Hồ Thụy Phương Trâm (2020).”

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu DPS

“Michael và Benson (2014); Zainudin và cộng sự 2017 ; Ahmad và cộng sự

2018 ; Sighn và cộng sự 2019 ; Đặng Ngọc

2019 ; Nguyễn Thanh Duy và cộng sự

2020 ; Hồ Thị Lam và Hồ Thụy Phương Trâm (2020).”

Tỷ lệ chi trả cổ tức DPR Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu x 100

“Sharif và cộng sự (2015); Zainudin và cộng sự 2017 ; Ahmad và cộng sự (2018); Sondark và cộng sự 2019 ; Purwaningsih và cộng sự 2020 ; Nguyễn Thanh Duy và cộng sự

2020 ; Hồ Thị Lam và Hồ Thụy Phương Trâm (2020).”

Lợi nhuận sau thuế EAT

Doanh thu thuần - Tổng chi phí - Lãi vay - Thuế

2019 ; Hồ Thị Lam và Hồ Thụy Phương Trâm (2020)”

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS Thu nhập ròng-Cổ tức cổ phiếu ƣu đãi

Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

“Sharif và cộng sự (2015); Sighn và cộng sự 2019 ; Đặng Ngọc

2019 ; Nguyễn Thanh Duy và cộng sự

2020 ; Hồ Thị Lam và Hồ Thụy Phương Trâm (2020)”

Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu

2015 ; Sighn và cộng sự 2019 ; Hồ Thị Lam và Hồ Thụy Phương Trâm 2020 ”

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP GDP hiện tại -GDP năm trước

“Zainudin và cộng sự (2017); Ahmad và cộng sự 2018 ; Sighn và cộng sự 2019 ;

Tỷ lệ lạm phát INF Giá trị của trị số CPI cuối c ng

Giá trị của trị số CPI năm trướcx 100

2019 ; Nguyễn Thanh Duy và cộng sự (2020).”

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ quá trình tổng hợp các khái niệm và lý thuyết liên quan đến chính sách cổ tức, tác giả đã đúc kết được những nhân tố đại diện cho chính sách cổ tức và các biến kiểm soát gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

- Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS)

“Chỉ tiêu này cho thấy mỗi cổ đông sẽ nhận đƣợc bao nhiêu đồng cổ tức trên mỗi cổ phiếu họ sở hữu trong một năm Thông thường, một tỷ lệ cổ tức trên mỗi cổ phiếu cao từ phía doanh nghiệp thường tạo ra một tâm lý tích cực cho cổ đông, từ đó góp phần tăng giá cổ phiếu Michael và Benson, 2014 Do đó, cổ tức trên mỗi cổ phiếu được xem như một biến số để kiểm tra ảnh hưởng của nó đến giá cổ phiếu Theo đó, có một mối quan hệ trực tiếp giữa cổ tức trên mỗi cổ phiếu và giá cổ phiếu Ngoài ra, cổ tức trên mỗi cổ phiếu là một biến số trung tâm để gi p xác định rõ ràng các biến động về giá trị của giá cổ phiếu của bất kỳ công ty nào (Hồ Thị Lam và Hồ Thủy Phương Trâm, 2020 Do đó, tác giả đề xuất:”

Giả thuyết H1 : Cổ tức trên mỗi cổ phiếu tác động c ng chiều đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR)

“Tỷ lệ chi trả cổ tức là phần trăm lợi nhuận của công ty đƣợc dành ra để chi trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức trong một năm Những nhà đầu tư thường quan tâm đến tỷ lệ này khi quyết định mua cổ phiếu của một công ty, tức là họ xem xét xem quyết định phân phối lợi nhuận của công ty có thể mang lại lợi nhuận với triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai hay không Nói cách khác, tỷ lệ chi trả cổ tức phản ánh sự ổn định của nguồn vốn tái đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận tiềm năng trong tương lai Các nghiên cứu trước đây, như Zainudin và cộng sự (2017); Ahmad và cộng sự (2018); Sondark và cộng sự (2019); Nguyễn Thanh Duy và cộng sự (2020); Hồ Thị Lam và

Hồ Thủy Phương Trâm 2020 , đã phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực giữa giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức Trong khi đó, Purwaningsih và cộng sự (2020) lại cho thấy mối quan hệ tích cực giữa ch ng Do đó, tác giả đề xuất:”

Giả thuyết H2: Tỷ lệ chi trả cổ tức tác động ngƣợc chiều đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Lợi nhuận sau thuế (EAT)

“Lợi nhuận sau thuế, một biến độc lập, đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bởi Sighn và đồng nghiệp (2019); Hồ Thị Lam và Hồ Thủy Phương Trâm 2020 Các tác giả đã áp dụng chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của các công ty Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng liên quan đến tỷ suất sinh lời ROE, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác của doanh nghiệp Họ đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận sau thuế Do đó, tác giả đề xuất:”

Giả thuyết H3: Lợi nhuận sau thuế tác động c ng chiều đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là chỉ số tài chính quan trọng phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành EPS thể hiện mức lợi nhuận mà mỗi cổ đông nắm giữ một cổ phiếu có thể nhận được Không chỉ phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận, EPS còn là dấu hiệu của sự vững mạnh tài chính, góp phần nâng cao giá trị công ty Nghiên cứu trước đây cho thấy EPS có tác động tích cực đến giá cổ phiếu, với EPS tăng thì giá cổ phiếu cũng tăng theo.

Giả thuyết H4: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu tác động c ng chiều đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

“Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty Chỉ tiêu này thực chất là mức độ thu đƣợc lợi nhuận từ số vốn mà các cổ đông đã đầu tƣ vào công ty Sharif và cộng sự, 2015)

Tỷ số ROE không chỉ đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn là thước đo sức mạnh tài chính của một công ty Nghiên cứu của Sighn và cộng sự (2019) cùng Hồ Thị Lam và Hồ Thủy Phương Trâm (2020) chỉ ra rằng ROE phản ánh mức độ tăng trưởng hiện tại của công ty và cũng có thể dự báo tăng trưởng tương lai ROE thể hiện tỷ suất lợi nhuận ròng mà các cổ đông thu được sau khi công ty hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.

Do đó, một ROE cao cho thấy công ty có khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông và tăng giá trị công ty, hình thành một mối quan hệ tích cực giữa ROE và giá cổ phiếu Vì vậy, tác giả đề xuất:”

Giả thuyết H5: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động c ng chiều đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò trọng yếu trong việc gia tăng thu nhập người dân, tạo điều kiện giảm thiểu thất nghiệp Sự tăng trưởng này còn mang lại sự ổn định vật chất, tăng cường an ninh quốc gia, củng cố hệ thống chính trị và thúc đẩy xã hội phát triển.

Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến niềm tin và sự lạc quan của nhà đầu tư, khuyến khích họ đầu tư mạnh mẽ hơn trên thị trường chứng khoán Lòng tin và sự lạc quan về nền kinh tế thúc đẩy nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào cổ phiếu, tạo nên tâm lý lạc quan, dẫn tới giá trị thị trường của cổ phiếu tăng đáng kể Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư về tiềm năng kinh tế của quốc gia, tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn và kích thích hoạt động giao dịch sôi động trên thị trường chứng khoán.

“Nói cách khác, giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trường cho thấy dấu hiệu lạc quan Đây là kết quả được rút ra từ các nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2018); Sighn và cộng sự (2019); Purwaningsih và cộng sự (2020) Vì vậy, tác giả đề xuất:”

Giả thuyết H6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động c ng chiều đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Tỷ lệ lạm ph t (INF)

Quy trình nghiên cứu

Hình 3 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Kết luận và đƣa ra các khuyến nghị đề xuất

Tiến hành phân tích dữ liệu Thu thập số liệu của 174 công ty niêm yết trên TTCKVN từ 2016-2023 Đề xuất mô hình nghiên cứu Tổng hợp các lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện trước đó

Dữ liệu nghiên cứu

Luận văn này tác giả sử dụng số liệu thứ cấp của 174 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023, danh sách doanh nghiệp đƣợc liệt kê ở phụ lục 1.

Trình tự xử lý dữ liệu

“Tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng (panel data) Dữ liệu bảng là loại dữ liệu tổng hợp hai yếu tố: không gian và thời gian Đơn giản hơn, dữ liệu bảng có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự mở rộng của dữ liệu chéo (cross section) theo chiều dọc của thời gian (time series) Việc chọn dữ liệu bảng mang lại nhiều lợi thế hơn so với việc chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo.”

“Trong quá trình hồi quy dữ liệu bảng, thường sử dụng ba phương pháp hồi quy chính: Pooled OLS, mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định Tác giả đã tận dụng phần mềm STATA 17.0 nhƣ một công cụ hỗ trợ để xây dựng và kiểm định các mô hình Cụ thể, quy trình phân tích được thực hiện gồm các bước sau:”

3.4.1 Thống kê mô tả dữ liệu

“Thống kê mô tả là phương pháp được áp dụng để trình bày và tóm tắt các đặc điểm chính của dữ liệu thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu Các cách thức trình bày thông thường trong thống kê mô tả bao gồm việc xác định giá trị trung bình, giá trị tối thiểu, giá trị tối đa, trung vị và độ lệch chuẩn của các giá trị biến đổi trong dữ liệu.”

“Nhờ các tiêu chí đƣợc thống kê từ thống kê mô tả, chúng ta có thể tạo đƣợc cái nhìn tổng quan về các hiện tƣợng đang nghiên cứu, từ đó đƣa ra các quyết định chính xác dựa trên bộ dữ liệu nghiên cứu.”

“Hệ số tương quan, biến đổi trong phạm vi từ -1 đến 1, chứng minh mối quan hệ giữa hai biến Một hệ số tương quan bằng hoặc gần 0 cho thấy không có sự liên kết nào giữa hai biến Trái lại, một hệ số tương quan bằng -1 hoặc 1 chỉ ra một mối liên hệ hoàn toàn giữa hai biến.”

“Nếu hệ số tương quan âm r < 0 , điều này chỉ ra một mối quan hệ nghịch biến giữa hai biến: khi x tăng, y giảm và ngược lại, khi x giảm, y tăng Nếu hệ số tương quan dương r > 0 , điều này cho thấy một mối quan hệ đồng biến giữa hai biến: khi x tăng, y cũng tăng và khi x giảm, y cũng giảm theo.”

3.4.3.1 Lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp

“Phân tích hồi quy là một công cụ quan trọng để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Kết quả phân tích hồi quy có thể đƣợc xem nhƣ là bằng chứng thực nghiệm để đánh giá tác động của các biến Các mô hình hồi quy mà tác giả đã xem xét trong quá trình nghiên cứu này bao gồm Pooled OLS, Fixed effect, và Random effect Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho nghiên cứu, tác giả đã xem xét đặc điểm và nội dung của các mô hình này.”

“Mô hình hồi quy Pooled OLS đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Yit = α + βXit + μit, trong đó, Yit là biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t và Xit là biến độc lập của quan sát i trong thời kỳ t.”

“Phương pháp Pooled OLS là việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích bằng cách xếp chồng tất cả dữ liệu mà không phân biệt từng đơn vị chiều riêng Đây là phương pháp đơn giản nhất và giống nhƣ việc sử dụng dữ liệu nhƣ một phân tích OLS thông thường, không xem xét kích thước không gian và thời gian của dữ liệu bảng Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp Pooled OLS là nó không xem xét các đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị về thời gian lẫn không gian.”

3.4.3.2 Phương pháp tác động cố định - FEM

“Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định FEM đƣợc sử dụng khi các đơn vị nghiên cứu có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Mục đích của FEM là kiểm soát và tách ảnh hưởng của những đặc điểm này không đổi theo thời gian ra khỏi các biến giải thích, qua đó ước lượng chính xác hơn ảnh hưởng thực sự net effects của các biến giải thích lên biến phụ thuộc.”

Mô hình hồi quy sử dụng trong FEM đƣợc biểu thị nhƣ sau: Yit = αi + βXit + μit

 Yit: Biến phụ thuộc, thể hiện giá trị của biến Y cho đơn vị i tại thời điểm t

 Xit: Biến độc lập, thể hiện giá trị của biến X cho đơn vị i tại thời điểm t

 αi: Hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu i Hệ số này phản ánh ảnh hưởng cố định của các đặc điểm riêng biệt của đơn vị i lên biến phụ thuộc

 β: Hệ số gốc đối với nhân tố X Hệ số này thể hiện ảnh hưởng trung bình của biến X lên biến phụ thuộc trên tất cả các đơn vị nghiên cứu

 μit: Phần dƣ, thể hiện sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố không quan sát đƣợc ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

“FEM hoạt động bằng cách ƣớc lƣợng hệ số chặn αi cho từng đơn vị nghiên cứu i

Hệ số chặn này đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách sử dụng biến ảo (dummy variable) cho từng đơn vị Sau khi ước lượng được hệ số chặn, FEM sẽ loại bỏ ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt của đơn vị i khỏi mô hình bằng cách trừ đi αi khỏi cả hai vế của phương trình Việc này gi p đảm bảo rằng các biến giải thích chỉ phản ánh ảnh hưởng thực sự của chúng lên biến phụ thuộc, chứ không bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm riêng biệt của đơn vị nghiên cứu.”

3.4.3.3 Phương pháp tác động ngẫu nhiên - REM

Phép hồi quy tác động cố định ngẫu nhiên (REM) thay đổi mô hình Yit = αi + βXit + μit bằng cách coi αi là biến ngẫu nhiên, αi = α + εi Do đó, mô hình trở thành Yit = α + βXit + εi + μit, trong đó εi là lỗi chéo và μit là lỗi chéo cũng như lỗi theo chuỗi thời gian Không như phép hồi quy tác động cố định (FEM) coi đặc điểm riêng cố định αi của mỗi đơn vị liên quan đến biến độc lập, REM coi chúng là ngẫu nhiên và không liên quan, thay vào đó giải thích tác động của chúng đối với biến phụ thuộc giống như một biến giải thích mới.

“Trong phân tích dữ liệu, lựa chọn giữa phương pháp Hiệu ứng Cố định (FEM) và Hiệu ứng Ngẫu nhiên (REM) phụ thuộc vào bản chất của các đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị nghiên cứu FEM giả định các đặc điểm này là cố định theo thời gian và không liên quan đến biến độc lập, tách biệt ảnh hưởng của chúng ra khỏi mô hình Ngược lại, REM coi các đặc điểm này là ngẫu nhiên và có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc cùng với biến độc lập Ƣu điểm của REM là khắc phục nhƣợc điểm của FEM, tuy nhiên nó lại phụ thuộc vào giả định rằng các đặc điểm riêng biệt không tương quan với biến độc lập Do đó, lựa chọn mô hình phù hợp đòi hỏi quá trình kiểm tra giả định cẩn thận Các nhà nghiên cứu thường bắt đầu với ước lượng Pooled OLS, sau đó chuyển sang FEM và sử dụng công cụ kiểm định Redundant Fixed Effects để xem hệ số chặn có khác biệt hay không Nếu không có sự khác biệt, Pooled OLS là lựa chọn phù hợp Ngƣợc lại, kiểm định Hausman sẽ gi p phân định giữa FEM và REM, lựa chọn mô hình nào mang lại ƣớc lƣợng chính xác hơn cho nghiên cứu cụ thể.”

3.4.4 Kiểm tra mô hình và ƣớc lƣợng hệ số hồi quy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu

Mẫu dữ liệu nghiên cứu là tập hợp 174 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2016 đến 2023, được lựa chọn từ nhiều ngành nghề nhằm đại diện cho toàn bộ thị trường.

- Xây dựng và cơ điện

- Đầu tƣ và xây dựng

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác trong mẫu nghiên cứu còn thuộc nhiều ngành nghề đa dạng nhƣ logistics, sản xuất, công nghiệp, dịch vụ, công nghệ, y tế, và nhiều lĩnh vực khác Sự đa dạng ngành nghề này gi p nghiên cứu có đƣợc cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó cung cấp những kết luận và khuyến nghị chính xác và hữu ích cho các bên liên quan.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Sau khi hoàn thành quá trình thu thập dữ liệu từ 174 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023, tác giả đã đạt đƣợc các kết quả thống kê mô tả sau đây:

Bảng 4 1 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát

Tên biến Đơn vị tính

Trung bình Độ lệch chuẩn

EAT Tỷ đồng 1,392 176.6833 840.4352 -13279 5500 EPS Đồng 1,392 2420.057 3755.822 -10126.91 51411.19

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

 Gi cổ phiếu (SP): Với giá trị trung bình của SP là 25,857.2 và độ lệch chuẩn là 28,931.68, điều này chỉ ra rằng có sự chênh lệch lớn giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu Một số công ty có giá cổ phiếu rất cao, trong khi một số khác không có giá trị cổ phiếu (giá trị nhỏ nhất là 0 Điều này có thể phản ánh sự phân hóa mạnh mẽ trong ngành hoặc sự khác biệt lớn về quy mô và sức mạnh tài chính của các công ty

 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS) trung bình là 2,511.024, nhƣng độ lệch chuẩn cao (3,949.511) cùng với giá trị DPS tối đa lên tới 75,883 cho thấy một số công ty chi trả cổ tức rất cao Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) có giá trị trung bình là 92.0538, nhƣng lại có độ lệch chuẩn rất lớn (927.7579) và thậm chí có các giá trị âm, cho thấy có sự bất ổn hoặc đa dạng rất lớn trong chính sách chi trả cổ tức của các công ty, với một số công ty thậm chí có thể đang gặp khó khăn về tài chính

 Lợi nhuận sau thuế (EAT) trung bình là 176.6833, với độ lệch chuẩn là 840.4352, cho thấy sự biến động lớn trong khả năng sinh lời sau thuế của các công ty Một số công ty có thể thua lỗ nghiêm trọng (EAT nhỏ nhất là -13,279), trong khi một số khác có lợi nhuận khá tốt Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trung bình là 2,420.057, nhƣng độ lệch chuẩn cao (3,755.822) cùng với các giá trị âm (EPS nhỏ nhất là -10,126.91) chỉ ra rằng không phải tất cả các công ty đều mang lại giá trị tốt cho cổ đông Điều này phản ánh sự phân hóa trong hiệu quả hoạt động giữa các công ty

 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị trung bình là 10.68438%, nhƣng có độ lệch chuẩn rất cao 19.25568% và dao động từ -391.33% đến 216.07% Điều này cho thấy trong khi một số công ty có khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu rất hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao, thì cũng có những công ty không chỉ không tạo ra lợi nhuận mà còn thua lỗ nặng nề Sự chênh lệch lớn này có thể là dấu hiệu của các chiến lƣợc quản lý tài chính rất khác nhau, hoặc các công ty đang ở các giai đoạn phát triển rất khác nhau

 GDP và lạm phát (INF) có độ lệch chuẩn tương đối nhỏ, lần lượt là 2.011745 và 1.299779, cho thấy sự ổn định tương đối về tăng trưởng kinh tế và lạm phát giữa các quốc gia trong mẫu Tuy nhiên, lạm phát dao động từ 1.84% đến 6.66%, cho thấy một số quốc gia có thể đối mặt với áp lực lạm phát cao hơn.

Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình

Để phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình, ta sử dụng ma trận tương quan Ma trận này gi p xác định cách mà các biến độc lập tương tác và mức độ tương tác của ch ng theo từng cặp

Bảng 4 2 Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0 Đầu tiên, Giá cổ phiếu SP có mối tương quan dương mạnh với Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS 0.579 và Cổ tức trên mỗi cổ phiếu DPS 0.4796 , cho thấy rằng khi lợi nhuận và cổ tức tăng, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng theo Điều này phản ánh tầm quan trọng của lợi nhuận và cổ tức trong việc định giá cổ phiếu trên thị trường

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS cũng có mối tương quan mạnh với Cổ tức trên mỗi cổ phiếu DPS 0.7618 và Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE 0.567 , cho

SP DPS DPR EAT EPS ROE GDP INF

Nghiên cứu thấy rằng các công ty có lợi nhuận cao thường chi trả cổ tức cao hơn, đồng thời có ROCE tốt hơn Điều này chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu quả tài chính và tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông.

Mối tương quan giữa Lạm phát INF và các biến khác tương đối yếu, nhưng vẫn đáng ch ý là Lạm phát có mối tương quan dương với GDP 0.3525 , cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, có thể phản ánh sự gia tăng giá cả trong quá trình phát triển kinh tế

Ngoài ra, Tỷ lệ chi trả cổ tức DPR chỉ có mối tương quan dương yếu với Cổ tức trên mỗi cổ phiếu DPS 0.1681 và một số biến khác, cho thấy rằng tỷ lệ chi trả cổ tức không đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị tài chính của các công ty trong mẫu này

Nhìn chung, các kết quả từ ma trận tương quan này cho thấy rằng lợi nhuận, cổ tức và hiệu quả sử dụng vốn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, trong khi các yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ GDP và lạm phát có mối liên hệ phức tạp và không mạnh với các chỉ số tài chính.

Phân tích kết quả hồi quy

4.3.1 Kết quả hồi quy của các mô hình

Tác giả đã thực hiện phân tích hồi quy trên tập dữ liệu thu thập từ ba phương pháp ƣớc lƣợng khác nhau: Pooled OLS, REM và FEM Mục đích của phân tích này là đánh giá cách mà các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thông qua các hệ số ước lƣợng Kết quả của quá trình hồi quy đã đƣợc tổng hợp trong bảng 4.3, nhƣ mô tả chi tiết dưới đây:

Bảng 4 3 Kết quả phân tích hồi quy của các mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

Dựa trên dữ liệu từ bảng 4.3, quan sát cho thấy rằng cả ba mô hình - Pooled OLS, mô hình với hiệu ứng cố định FEM , và mô hình với hiệu ứng ngẫu nhiên REM - đều chỉ ra sự ảnh hưởng đáng kể của các biến EAT, EPS, ROE và GDP đối với giá cổ phiếu ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5% Tuy nhiên, biến DPS, DPR và INF không có ảnh hưởng đáng kể đối với giá cổ phiếu, vì giá trị p-value của ch ng trong các mô hình Pooled OLS, FEM, và REM đều lớn hơn 0.05, cho thấy không có ý nghĩa thống kê Để đảm bảo tính ổn định của mô hình FEM và REM, việc lựa chọn một trong hai yêu cầu phải kiểm định sự ph hợp của từng mô hình để phân tích

4.3.2 So sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và mô hình tác động cố định FEM Để xác định sự ph hợp của hai mô hình hồi quy, một là mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và hai là mô hình có hiệu ứng cố định FEM , tác giả đã thực hiện kiểm định F-test

Bảng 4 4 Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và mô hình t c động cố định FEM

Kiểm định Giả thiết Thống kê

Kiểm định F-test H0: Mô hình Pooled OLS ph hợp

H1: Mô hình FEM phù hợp

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

Dựa trên giá trị Prob > F=0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05, chúng ta chấp nhận giả thuyết thay thế H1 Điều này chỉ ra rằng mô hình hiệu ứng cố định FEM là mô hình phù hợp hơn.

4.3.3 So sánh sự phù hợp giữa mô hình t c động cố định FEM và mô hình t c động ngẫu nhiên REM Để đánh giá sự ph hợp giữa hai mô hình, một là mô hình có hiệu ứng cố định FEM và một là mô hình có hiệu ứng ngẫu nhiên REM , tác giả đã thực hiện kiểm định Hausman

Bảng 4 5 Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình t c động cố định FEM và mô hình t c động ngẫu nhiên REM

Kiểm định Giả thiết Thống kê

Kiểm định F-test H0: Mô hình REM phù hợp chi2(5) = 35.73

H1: Mô hình FEM phù hợp

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

Dựa trên kết quả kiểm định từ bảng 4.5, giá trị Prob > Chi2=0.0000 nhỏ hơn 0.05, do đó chấp nhận giả thuyết H1 Điều này ngụ ý rằng mô hình có hiệu ứng cố định FEM đƣợc coi là mô hình ph hợp hơn, vì vậy tác giả đã lựa chọn mô hình này để phân tích kết quả nghiên cứu

4.3.4 Kiểm định lựa chọn mô hình

4.3.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4 6 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến

Giá trị trung bình VIF 1.76

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

Dữ liệu cho thấy hệ số VIF Variance Inflation Factor giữa các biến độc lập và giá trị VIF trung bình khá nhỏ, đề xuất dưới 3 Do đó, trong mô hình có hiệu ứng cố định này, không có dấu hiệu của hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

4.3.4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4 7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kiểm định Giả thiết Thống kê

H0: Không có hiện tƣợng phương sai sai số thay đổi chi2 (8) = 2787.83

H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Prob > chi2 = 0.000

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

Dựa trên kết quả từ bảng 4.7, giá trị Prob > Chi2=0.000 nhỏ hơn 0.05, do đó bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 Điều này ngụ ý rằng mô hình có hiệu ứng cố định FEM có dấu hiệu của hiện tượng phương sai thay đổi

4.3.4.3 Kiểm định tự tương quan

Bảng 4 8 Kết quả kiểm định tự tương quan

Kiểm định Giả thiết Thống kê

H0: Không có hiện tượng tương quan F(1, 7) = 45.451

H1: Có hiện tượng tương quan Prob > F = 0.0003

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

Dựa trên kết quả từ bảng 4.9, giá trị Prob > F=0.0003 nhỏ hơn 0.05, do đó ch ng ta bác bỏ giả thuyết H1 Điều này ngụ ý rằng mô hình có hiệu ứng cố định FEM có xuất hiện dấu hiệu của hiện tượng tự tương quan

4.3.4.4 Khắc phục khuyết tật mô hình Để mô hình được hoàn thiện hơn tác giả đã áp dụng phương pháp FGLS Feasible Generalized Least Squares để khắc phục những khuyết điểm này và sử dụng kết quả cuối c ng của mô hình để tiến hành thảo luận và đề xuất trong nghiên cứu

Bảng 4 9 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình FEM sau khi khắc phục các khuyết tật bằng phương ph p FGLS

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Gi trị p-value

***, ** lần lƣợt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%

Nguồn: Kết quả phân tích STATA 17.0

”Khi sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, mô hình cho biến phụ thuộc là SP đã đạt được ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% với Prob=0.0000 Do đó, mô hình hồi quy có hiệu ứng cố định FEM đƣợc xây dựng đƣợc coi là ph hợp ”

Kết quả mô hình hồi quy có phương trình như sau: SP it = 25734.11 + 1.113577*DPS it – 7.488 *EAT it + 3.4106*EPS it – 79.2555*ROE it – 1244.14*GDP t + -1152.223*INF t +

Thảo luận kết quả nghiên cứu

”Kết quả của mô hình có hiệu ứng cố định FEM sau khi khắc phục khuyết điểm được thể hiện trong bảng 4.10 Dựa vào kết quả từ bảng bên dưới và giá trị p-value của biến DPS và DPR lớn hơn 0.05, do đó, hai biến này không đạt đƣợc ý nghĩa thống kê đối với mô hình Do đó, tác giả sẽ loại bỏ hai biến này khỏi mô hình cuối c ng.” ”

Bảng 4 10 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương ph p FGLS

Giả thiết Kết quả Ảnh hưởng Ảnh hưởng Mức ý nghĩa

Nguồn: Tác giả tổng hợp

“Bảng kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các biến tài chính và kinh tế với giá cổ phiếu SP Cổ tức trên mỗi cổ phiếu DPS , lợi nhuận sau thuế EAT , và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS đều có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đối với giá cổ phiếu, nhấn mạnh rằng khi các chỉ số này tăng, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng theo Ngược lại, tỷ lệ chi trả cổ tức DPR mặc d có ảnh hưởng tiêu cực nhƣ giả thuyết, nhƣng lại không có ý nghĩa thống kê, cho thấy DPR không phải là yếu tố quan trọng trong việc xác định giá cổ phiếu Đáng ch ý, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE có ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu với mức ý nghĩa 1%, điều này có thể chỉ ra rằng ROE cao không nhất thiết dẫn đến giá cổ phiếu cao hơn trong bối cảnh cụ thể của dữ liệu Bên cạnh đó, GDP và lạm phát INF đều có ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đối với giá cổ phiếu, gợi ý rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô này có thể gây áp lực làm giảm giá cổ phiếu, trái ngƣợc với các giả thuyết ban đầu Tổng hợp lại, các kết quả này cho thấy các yếu tố tài chính nhƣ cổ tức, lợi nhuận, và EPS có tác động tích cực mạnh mẽ đến giá cổ phiếu, trong khi các yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ GDP và lạm phát lại có tác động tiêu cực, nhấn mạnh sự phức tạp của việc định giá cổ phiếu trong bối cảnh kinh tế hiện tại.”

4.4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu

- Đối với biến độc lập

“Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường được coi là một yếu tố có tác động dương đến giá thị trường của cổ phiếu vì nhiều lý do Thứ nhất, khi một công ty trả cổ tức cao, điều này chứng tỏ rằng công ty có khả năng sinh lời tốt và dòng tiền dồi dào, không chỉ đủ để tái đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh mà còn để chia sẻ lợi nhuận với cổ đông Điều này mang lại niềm tin cho nhà đầu tƣ rằng công ty đang hoạt động hiệu quả, quản lý tài chính một cách khôn ngoan và có chiến lƣợc kinh doanh bền vững, từ đó khuyến khích họ mua cổ phiếu của công ty Thứ hai, cổ tức cung cấp cho nhà đầu tƣ một nguồn thu nhập đều đặn và ổn định, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường bất ổn Nhà đầu tư thường tìm kiếm các cổ phiếu có khả năng trả cổ tức cao để bổ sung vào danh mục đầu tƣ của họ nhƣ một cách để giảm thiểu rủi ro và tạo ra thu nhập ổn định Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ dài hạn hoặc những người đang tìm kiếm lợi nhuận từ cổ tức, chẳng hạn như các nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân ở giai đoạn nghỉ hưu Do đó, sự ổn định trong việc trả cổ tức không chỉ làm tăng sức h t của cổ phiếu trên thị trường mà còn có thể dẫn đến việc tăng cầu đối với cổ phiếu, góp phần nâng cao giá trị thị trường của nó Thứ ba, cổ tức thường được xem nhƣ một chỉ số về sự minh bạch và cam kết của công ty đối với cổ đông Một công ty quyết định trả cổ tức đều đặn và tăng dần theo thời gian thường gửi đi tín hiệu rằng họ cam kết duy trì một chính sách tài chính có lợi cho cổ đông, tạo ra lòng tin và sự trung thành từ phía nhà đầu tƣ Hơn nữa, việc tăng cổ tức có thể đƣợc hiểu nhƣ một thông điệp rằng ban lãnh đạo tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của công ty trong tương lai Chính vì vậy, thông báo về việc tăng cổ tức thường dẫn đến sự phản ứng tích cực từ thị trường, khiến giá cổ phiếu tăng lên Cuối c ng, trong nhiều trường hợp, cổ tức còn đƣợc sử dụng nhƣ một yếu tố so sánh giữa các công ty trong c ng ngành Nhà đầu tư có xu hướng ưa chuộng các công ty có tỷ suất cổ tức cao hơn, đặc biệt khi các công ty này có lịch sử ổn định về tài chính và hoạt động kinh doanh Điều này có thể làm tăng tính cạnh tranh của cổ phiếu trên thị trường, khi các nhà đầu tư chuyển dòng vốn từ những công ty trả cổ tức thấp hơn sang những công ty trả cổ tức cao hơn, đẩy giá cổ phiếu của các công ty trả cổ tức cao lên mức cao hơn Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết H1 ”

“Tỷ lệ chi trả cổ tức có một tác động dương đến giá cổ phiếu Mức độ chi trả cổ tức càng cao, thu nhập của các nhà đầu tƣ càng tăng, điều này sẽ làm tăng nhu cầu của họ trong việc mua cổ phiếu của công ty trên thị trường cuối c ng, gây ra tăng giá cổ phiếu Tuy nhiên, mức độ ý nghĩa thống kê của tác động này không đáng kể ở mức ý nghĩa 5% Theo lý thuyết cổ điển, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng thường giữ lại một phần lợi nhuận để đầu tư vào các dự án tiềm năng, từ đó dẫn đến sự tăng giá cổ phiếu trong tương lai Điều này có nghĩa là ở các doanh nghiệp có tăng trưởng ổn định, việc tăng tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư Trong khi các cổ đông thường ưa thích việc nhận cổ tức, các nhà quản lý sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt cơ hội đầu tƣ mở rộng hoặc sự thiếu quan tâm đến việc tái đầu tƣ lợi nhuận trong kinh doanh Sharif và đồng nghiệp, 2015 Dựa vào kết quả của nghiên cứu, chính sách cổ tức có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để kiểm soát biến động của giá cổ phiếu Các nhà quản lý công ty có thể ảnh hưởng đến việc giảm biến động của giá cổ phiếu bằng cách tăng cổ tức và/hoặc lợi ích Ngoài ra, các nhà đầu tƣ có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để đƣa ra nhận định về các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ hoặc quan tâm đến chính sách cổ tức của công ty, từ đó đề xuất các chiến lƣợc đầu tƣ riêng của họ Nếu nhà đầu tƣ ƣa thích rủi ro thấp, họ có thể đầu tƣ vào các công ty có tỷ suất cổ tức cao và mong đợi một biến động giá cổ phiếu thấp Ngƣợc lại, những nhà đầu tƣ mong muốn rủi ro cao có thể chọn các công ty có tỷ suất cổ tức thấp và mong đợi một biến động giá cổ phiếu cao Do đó, tác giả bác bỏ giả thuyết H2 ”

- Đối với biến kiểm so t

“Lợi nhuận sau thuế, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát được xem xét là các biến kiểm soát trong nghiên cứu này Lợi nhuận sau thuế có một liên kết tích cực với giá cổ phiếu, điều này làm nổi bật sự quan tâm chủ yếu của các cổ đông đối với việc thu lợi nhuận vì nó đƣợc coi là một chỉ số của sự thành công của công ty Thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng tương quan tích cực với giá cổ phiếu, bởi khi lợi nhuận sau thuế tăng, điều này thường gây ra sự gia tăng trong giá trị của công ty Đồng thời, việc tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng ngụ ý một sự gia tăng trong thu nhập cho cổ đông và khuyến khích nhu cầu đầu tƣ vào cổ phiếu của doanh nghiệp Tuy nhiên, tồn tại một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường của cổ phiếu Sự liên kết tiêu cực giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho thấy rằng khi một tổ chức không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của cổ đông và dẫn đến kết quả ít cơ hội đầu tƣ, kết quả cuối c ng sẽ làm giảm giá cổ phiếu và ngƣợc lại Sharif và đồng nghiệp, 2015; Singh và Tandon, 2019 Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết H3 ”

“Thu nhập trên mỗi cổ phiếu có một hệ số beta tác động dương, cho thấy mối quan hệ đồng hướng với giá cổ phiếu Lợi nhuận sau thuế tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong giá trị của công ty Ngƣợc lại, việc tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu ngụ ý một sự giảm giá trị của cổ đông và khuyến khích nhu cầu đầu tƣ vào cổ phiếu của doanh nghiệp Kết quả này cũng đƣợc khẳng định bởi Baskin 1989 , Allen và Rachim 1996 , Liu và

Hu 2005 , Adefila và đồng nghiệp 2004 , Chen và đồng nghiệp 2009 , Pushpa và Sumangala 2012 và Adesina và đồng nghiệp 2017 Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết H4 ”

“Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương quan đáng kể giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và giá thị trường của cổ phiếu Mối liên kết ngược chiều giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho thấy rằng khi một tổ chức không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn của cổ đông và dẫn đến kết quả kém hiệu quả trong việc đầu tƣ, kết quả cuối c ng là giảm giá cổ phiếu Sharif và đồng nghiệp, 2015; Singh và Tandon, 2019 Điều này giải thích rằng tỷ suất này càng cao, cho thấy kỳ vọng về công ty niêm yết hoặc cổ phiếu của các cổ đông hoặc nhà đầu tƣ càng tăng Do đó, khi sử dụng mô hình chiết khấu dòng cổ tức để định giá hiện tại và sử dụng ROE nhƣ suất chiết khấu, mối quan hệ này càng cao, dẫn đến giảm giá cổ phiếu Do đó, bác bỏ giả thuyết H5 ”

“Dựa trên kết quả của nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều đến giá thị trường của cổ phiếu Điều này cho thấy thị trường chứng khoán th c đẩy thông tin không cân đối về công ty, nhƣ việc các công ty có thể muốn giảm sự thu h t của nhà đầu tƣ hoặc áp dụng các chiến lƣợc tiếp thị không chính xác để tăng giá cổ phiếu và làm sai lệch giá trị thực của ch ng Ngoài ra, nghiên cứu của Laurenceson

Theo bài viết của Grullon, Weston và Lwin (2002), ở các nước đang phát triển, nền kinh tế thường thiếu ổn định, các công ty có quy mô nhỏ và thị trường vẫn đang trong quá trình phát triển.

Sự biến động cao về giá trên thị trường chứng khoán của các nước đang phát triển khiến cho việc đánh giá dấu hiệu giá cả và phân phối nguồn lực trở nên khó khăn đối với các nhà đầu tư Laurenceson cũng đồng ý rằng thị trường chứng khoán có thể thu h t đầu tư từ nước ngoài và dòng vốn, nhưng ông cho rằng những dòng vốn này thường mang tính chất đầu cơ và không liên quan đến việc phát triển kinh tế cơ bản

Do đó, ch ng tôi bác bỏ giả thuyết H6 ”

Tỷ lệ lạm phát và giá trị cổ phiếu có mối quan hệ nghịch đảo, khi lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả hàng hóa tăng, tiêu thụ kém hơn Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các công ty, gây ra sự sụt giảm giá trị thị trường cổ phiếu Do đó, mối quan hệ âm giữa tỷ lệ lạm phát và giá trị cổ phiếu được chấp nhận.

Trong phần này, tác giả đã sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính để tiến hành phân tích thông qua phần mềm STATA Dựa trên đó, các kết quả liên quan đến thống kê mô tả mẫu, kết quả của mô hình hồi quy Pooled OLS, hiệu ứng cố định FEM và hiệu ứng ngẫu nhiên REM đã đƣợc trình bày Ngoài ra, các kiểm định đƣợc sử dụng để chọn mô hình ph hợp và khắc phục các vấn đề của mô hình đã đƣợc mô tả Tác giả đã tiến hành so sánh kết quả với các nghiên cứu trước để đưa ra kết luận cho các giả thuyết và định hướng cho các chính sách trong phần tiếp theo của chương.

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2. 1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước (Trang 37)
Bảng 3. 1. Tổng hợp các nhân tố trong mô hình - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 3. 1. Tổng hợp các nhân tố trong mô hình (Trang 43)
Hình 3. 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 3. 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 4. 1. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 1. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát (Trang 59)
Bảng 4. 2. Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 2. Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình (Trang 61)
Bảng 4. 4. Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 4. Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và (Trang 64)
Bảng 4. 5. Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình t c động cố định FEM và - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 5. Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình t c động cố định FEM và (Trang 64)
Bảng 4. 7. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 7. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (Trang 66)
Bảng 4. 8. Kết quả kiểm định tự tương quan - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 8. Kết quả kiểm định tự tương quan (Trang 66)
Bảng 4. 9. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình FEM sau khi khắc phục các khuyết tật - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 9. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình FEM sau khi khắc phục các khuyết tật (Trang 67)
Bảng 4. 10. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương ph p FGLS - Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4. 10. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương ph p FGLS (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w