Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định học Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao của sinh viên.. Ban kiểm định
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề
Thuật ngữ ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phát triển mạnh mẻ của truyền thông đã đẩy mạnh sự gia tăng trao đổi hoạt động kinh doanh và chính thức sử dụng rộng rãi từ thế kỷ XX Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện từ sau chiến tranh lạnh, là một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thời đại 4.0 Toàn cầu hóa là thể hiện sự vận động thay đổi trong mọi mặt, mở ra các mối liên hệ mới, tăng cường giao lưu giữa các cá nhân, tổ chức và các quốc gia trên toàn cầu Quá trình phát triển của các mối quan hệ ngoại giao, tác động và phụ thuộc lẫn nhau trên mọi lĩnh vực như giáo dục, kinh doanh, văn hóa, xã hội Theo đó, thế giới vừa gánh chịu một cuộc đại dịch Covid-19 với sức tàn phá to lớn về người và của, năm 2022 nhiều biến động và bước vào năm 2023 với những khó khăn mới Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc diễn ra gay gắt, quá trình chuyển dịch quyền lực giữa các chính trị gia, chủ doanh nghiệp làm cho xu hướng quan hệ quốc tế thay đổi mạnh mẻ Cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng lớn đến mọi quốc gia, mọi ngành nghề, tiến trình toàn cầu hóa đang chậm lại và có bước điều chỉnh đáng kể Việc hội nhập vào toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục đặt nước ta trước cơ hội phát triển và cả những thách thức kinh tế, đối ngoại, văn hóa, an ninh ngày càng gay gắt hơn Hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước lâu dài
Tri thức là yếu tố nền tảng cơ bản hàng đầu của nhân loại Giáo dục toàn cầu hóa là điều tất yếu, đặc biệt là giáo dục bậc cao đẳng, đại học Cùng với nhận thức về toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam dần hội nhập môi trường quốc tế, trong các lĩnh vực của kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
Sự phát triển của các tổ chức giáo dục đại học bị tác động bởi quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa (Mitchell & Nielsen, 2012), làm cho các thể chế phát triển giáo dục trở nên hiệu quả hơn Quốc tế hóa giáo dục đại học bao gồm hai phần riêng biệt, đó là
“Internationalization at home” (IaH) và “Internationalization abroad” (IA) (Chalapati, 2015) IA còn được hiểu là một giáo dục xuyên biên giới, đến với mọi quốc gia, lãnh thổ và liên quan đến các khía cạnh di động của các tổ chức về sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu, chương trình, chính sách, dự án, dịch vụ và kiến thức và ý tưởng (Knight, 1997) IaH gồm các hoạt động quốc tế hóa giáo dục của các quốc gia ngoại trừ sự giao lưu người học và nhân viên ra nước ngoài học tập, trao đổi (Crowther, 2001) Xu hướng của IaH là một điểm mới quan trọng của xu thế toàn cầu để nâng cao các tiêu chuẩn giáo dục về mọi mặt nhằm cạnh tranh với các tổ chức giáo dục đại học nước ngoài và thu hút nhiều học viên trong và ngoài nước
Năm 1986 Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995 (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1998, Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 Giai đoạn 2006 – 2020 nhằm đạt mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, Chính phủ đã ban hành Quyết định 14/2005/NQ-CP nhằm đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân Năm 2022 số lượng các cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng và công nhận tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, bảy cơ sở giáo dục đại học đã được công nhận bởi các tổ chức kiểm định giáo dục của tổ chức HCERES và AUN-QA Ngoài ra, 368 chương trình đào tạo đã được xem xét, đánh giá và công nhận bởi mười tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài uy tín (GD&DT, 2022) Các chương trình giáo dục đại học xuyên quốc gia như chương trình đào tạo quốc tế, song ngữ, trình độ nâng cao, chương trình đào tạo chất lượng cao trở nên phổ biến Việc quốc tế hóa lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc cũng như xu hướng “quốc tế hóa trong nước” đã được áp dụng, điều này được minh họa rõ ràng bởi hai loại hình liên quan đến quốc tế hóa khác nhau “đại học quốc tế” có trụ sở tại Việt Nam được thành lập bởi các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài mở cơ sở tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới, sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng cấp do các tổ chức giáo dục này cấp
Các Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, Chương trình tiên tiến và Chương trình Đào tạo quốc tế tại Việt Nam có giáo trình, khung chương trình dạy nhập khẩu từ các tổ chức giáo dục chất lượng cao ở nước ngoài Sinh viên có thể học trong nước và sẽ được cấp bằng Việt Nam và/hoặc bằng kép khi tốt nghiệp các trường đại học này Luận văn này sẽ nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam của sinh viên.
Tính cấp thiết của đề tài
Tri thức là những kiến thức mỗi cá nhân đã học hỏi, sự sáng tạo và những khả năng, kỹ năng của một người tiếp thu để ứng dụng vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển cá nhân và xã hội Tri thức giúp nâng cao chất lượng đời sống, vị thế, mở ra những cánh cửa mới, lựa chọn những giá trị cao, có khả năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức mới Toàn cầu hóa là cơ hội để phát huy khả năng mà còn đón nhận những nền văn hóa, giáo dục mới từ mọi quốc gia, lãnh thổ Bên cạnh những thuận lợi, nhân loại cũng đối diện với nhiều khó khăn, thử thách của thời đại toàn cầu Để hội nhập tốt, người học phải chuẩn bị một hành trang tri thức đầy đủ, đó là một lợi ích để thỏa mãn kỳ vọng của họ về kiến thức, kỹ năng và ngôn ngữ để tự tin hòa nhập môi trường quốc tế, thị trường toàn cầu (Hammer, 2003), người học cần rèn luyện một tư duy mới, tăng cường học hỏi và sáng tạo, nâng cao kỹ năng số với khả năng quản lý tốt Việc tiếp xúc với môi trường học tập quốc tế đã phát triển như minh chứng bằng sự phổ biến ngày càng tăng của ba vấn đề chính:
Sinh viên có thể lựa chọn hình thức đi du học để có cơ hội tiếp thu nguồn tri thức mới từ những đất nước có nền giáo dục tiên tiến Người học được hòa nhập, tiếp xúc với nền văn hóa mới, hệ thống giáo dục hiện đại, cơ hội học hỏi ngôn ngữ mới và tìm kiếm các mối quan hệ trên toàn thế giới Tuy nhiên, bất cập của du học là chi phí cao, rào cản về ngôn ngữ và sốc văn hóa khi mới tiếp xúc, nỗi nhớ nhà và các vấn đề liên quan khác, nhất là trong thời kì biến động của dịch bệnh, nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới vẫn bắt buộc sinh viên học online
Sinh viên có thể theo học tại các trường đại học quốc tế tại Việt Nam như Đại học RMIT Việt Nam, Đại học Fulbright Việt Nam và Swinburne Việt Nam Với hình thức này, lợi ích của việc du học vẫn được đảm bảo, đồng thời, những hạn chế được giảm bớt như chi phí di chuyển giữa 2 quốc gia, shock văn hóa mới Do đó, việc chọn học một chương trình liên kết quốc tế ngay tại Việt Nam hiện được xem là biện pháp tối ưu, được nhiều bậc phụ huynh và sinh viên lựa chọn, đặc biệt trong thời kỳ của dịch Covid-19 Nhiều trường đại học tại Việt Nam đã liên kết đào tạo với các đại học danh tiếng ở nước ngoài, mang đến cơ hội sở hữu bằng cấp cử nhân quốc tế có giá trị trên toàn cầu cho sinh viên Người học sẽ học tập và sinh hoạt trong một môi trường năng động, hiện đại, nâng cao kinh nghiệm và giàu tính tương tác thực tế Tuy nhiên, vấn đề chi phí học tập là gần như không thay đổi nhiều, học phí hàng năm của Đại học RMIT Việt Nam và Đại học Fulbright Việt Nam theo website chính thức lần lượt khoảng 325 triệu đồng và gần 470 triệu đồng chưa bao gồm các phí phụ thu khác như Bảo hiểm y tế dành cho sinh viên quốc tế (như 5.700.000 VNĐ/ học kỳ RMIT và Bảo hiểm y tế bắt buộc 563,420 VNĐ/ năm) Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt, các khoản phát sinh để theo đuổi con đường học tập tại một trường đại học quốc tế chính quy quá đắt đỏ, có thể khó khăn đối với một số gia đình Việt Nam
Sinh viên có thể lựa chọn hình thức tham gia học tại các trường đại học có chương trình như Chương trình Đào tạo chất lượng cao Đây là một trong những cách tiếp cận mà Việt Nam đã áp dụng cho xu hướng “quốc tế hóa trong nước”, theo chủ trương của Nhà nước luôn tích cực, chủ động sẵn sàng hội nhập, tạo môi trường hòa bình, tri thức để phát triển đất nước Sinh viên có nhiều cơ hội hơn để khám phá, phát triển bản thân và có nhiều trải nghiệm học tập Bằng cách tích hợp các phương pháp giảng dạy và chương trình quốc tế vào giảng dạy, sinh viên sẽ được tiếp cận, làm quen những yếu tố mới, chuẩn bị những hành trang sẵn sàng cho những thách thức và cơ hội trong cuộc sống và làm việc ở mọi quốc gia Sinh viên sẽ không phải chi trả số tiền lớn để đi du học, từ đó giảm bớt một phần gánh nặng về tài chính
Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã xác định một số nhiệm vụ, hoạch định rõ chiến lược, giải pháp toàn diện đổi mới giáo dục, tạo điều kiện phát triển hội nhập quốc tế, đẩy mạnh quá trình liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của người học Trường Đại học Bách khoa TP HCM không ngừng đổi mới để theo kịp giáo dục tiên tiến của các trường hàng đầu trong khu vực và trên thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Chương trình PFIEV tại Việt Nam nhằm đào tạo các kỹ sư nắm vững lý thuyết, giỏi thực hành, có năng lực quản lý, các kỹ sư PFIEV có kiến thức, phương pháp tiếp cận và cách giải quyết vấn đề toàn diện Chương trình PFIEV được triển khai tại 4 trường Đại học: Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa - Đại học Đà nẳng, Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Xây dựng Hà Nội và hợp tác cùng 8 trường đại học Pháp.
Trước sự phát triển mạnh mẽ xu hướng toàn cầu, Việt Nam cần hoạch định nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa giáo dục, đồng thời nắm bắt những cơ hội mới, vượt qua thách thức trong quá trình thích nghi Điển hình về chủ đề đổi mới đào tạo kỹ sư, chương trình PFIEV là dấu hiệu tích cực ban đầu của mối quan hệ hợp tác và đối thoại đa dạng với hệ thống giáo dục và công nghệ thế giới Tuy nhiên, nhiều người học chưa thực sự hiểu biết về các chương trình này, cũng như bản chất của các chương trình là học những gì, sự khác nhau về chương trình đào tạo giữa các trường Để khẳng định vị thế trong ngành giáo dục, các trường đại học cần có chiến lược tuyển sinh phù hợp đề thu hút người học Công tác tuyển sinh giữa các trường ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các trường cần nắm rõ yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định học của sinh viên Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam” nghiên cứu các yếu tố và mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam, qua đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tăng quyết định học của sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu: Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định học Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam của sinh viên Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM Trên cơ sở đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm tăng quyết định học sinh viên, các đơn vị liên quan có thể hiểu để góp phần nâng cao kết quả công tác tuyển sinh của Nhà trường
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam của sinh viên Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia
TP HCM từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu
• Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam
• Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng quyết định học chương trình PFIEV của sinh viên.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu xây dựng các câu hỏi nghiên cứu như sau: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định học Chương trình PFIEV của sinh viên Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao của sinh viên như thế nào?
Các hàm ý quản trị nào được đề xuất nhằm tăng quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao của sinh viên?
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
Khái quát vấn đề và tổng hợp các lý thuyết nền, lược khảo các nghiên cứu trước đó liên quan tới đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp các chuyên gia là Bí thư Đoàn khoa, Giảng viên, Bí thư chi bộ Khoa và một số chuyên viên có kinh nghiệm làm việc cũng như từng tham gia công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo tại trường Tiến hành thảo luận nhóm về các nội dung đã có, đối tượng thảo luận là sinh viên đang theo học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM sẽ được khảo sát nhằm phục vụ mục đích xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và tình hình thực tế Mục đích của việc phỏng vấn các chuyên gia trong ngành và thảo luận nhóm nhằm thiết lập và điều chỉnh thang đo cho quá trình nghiên cứu định lượng
Thu thập và xử lý dữ liệu từ kết quả khảo sát: kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS20 để phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, xác định các biến không phù hợp sẽ bị loại, nếu hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu thang đo sẽ được chấp nhận
Phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến không đạt yêu cầu
Phân tích hồi qui để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và mức độ phù hợp của mô hình, xác định yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định của sinh viên Kiểm định T-test, ANOVA: Phân tích sự khác nhau giữa giá trị trung bình của các biến phụ thuộc với nhau.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học có chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam của sinh viên Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam của sinh viên Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
Về phạm vi không gian: Nhằm đảm bảo tính khả thi tác giả giới hạn phạm vi không gian tập trung khảo sát sinh viên đang theo học Chương trình PFIEV tại Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM
Về thời gian nghiên cứu: 2018 - 2023
Về thời gian thực hiện: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2023 đến tháng 04/2024.
Đóng góp của đề tài
Luận văn nghiên cứu các lý thuyết nền và kế thừa các nghiên cứu trước đây liên quan về xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt - Phápcủa sinh viên Xây dựng mô hình nghiên cứu đề tài và phân tích hệ thống thang đo, từ đó, xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn chương trình PFIEV của sinh viên
Từ kết quả phân tích, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định học PFIEV, đánh giá mức độ ảnh hưởng nhằm tăng quyết định theo học chương trình PFIEV của sinh viên trong thời đại quốc tế hóa giáo dục mạnh mẻ như hiện nay, đồng thời đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng quyết định học chương trình PFIEV của sinh viên, các đơn vị liên quan hiểu rõ để nâng cao kết quả công tác tuyển sinh cho tổ chức Bố cục của luận văn:
Phần một: Phần mở đầu luận văn
Phần hai: Phần nội dung gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu đặt vấn đề, xác định tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài về mặt lý luận, thực tiễn và tổng quan về lĩnh vực.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan lý thuyết nền Đại học, chương trình đào tạo chất lượng cao và lựa chọn Đại học: Theo Luật giáo dục đại học - Luật số 08/2012/QH13: Đại học là cơ sở giáo dục gồm các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau Trong luật sửa đổi - Luật số 34/2018/QH14: Đại học có cơ cấu tổ chức theo quy định chung của Nhà nước, có giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược riêng, các đơn vị trong cơ cấu tổ chức cũng đảm bảo thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao
Chương trình đào tạo chất lượng cao: Là chương trình học phát triển dựa trên chương trình đào tạo đại trà trong đó đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ và thực hành Với phương pháp giáo dục đặc biệt, sinh viên khi ra trường cần đạt chuẩn đầu ra về trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết Các cơ sở đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh trong quá trình học, làm bài thi, viết khóa luận…do đó, việc thành thạo tiếng Anh là yêu cầu cần thiết cho sinh viên khi tốt nghiệp
Lựa chọn: Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thanh Hộ (2006) lựa chọn là hành động xem xét, cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng cho một việc nào đó, các hành động nhằm đạt được mục tiêu đã quyết định lựa chọn Đó là các hành động của con người trong việc xem xét giữa các yếu tố của một vấn đề và đưa ra ý kiến cuối cùng của mỗi cá nhân hoặc tổ chức Yếu tố được chọn sẽ được tách ra khỏi phần còn lại theo sở thích của người chọn
Quốc tế hóa và chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao
Toàn cầu hóa là sự thay đổi của xã hội, kinh tế, giáo dục trên các quốc gia, thể hiện sự liên kết và giao lưu ngày càng tăng giữa các quốc gia, tôn trọng các quy tắc và quy định chung được ký kết và chấp nhận
“Quốc tế hóa” là một quá tình hội nhập và phát triển của các quốc gia, dân tộc và các tổ chức chính phủ với nhau Là quá trình hoạch định các hoạt động của các công ty (như chiến lược, cơ cấu, nhân lực) để thích nghi với môi trường quốc tế Theo De Wit (2002) quốc tế hóa là quá trình có chủ đích, tích hợp các khía cạnh quốc tế vào mục đích và nhiệm vụ của giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, tạo ra những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội Quốc tế hóa dẫu dầu bởi sự phát triển mạnh mẻ nền kinh tế thương mại và công nghệ thông tin
UNESCO với 195 quốc gia thành viên đã thống nhất về một số mục tiêu mà quốc tế hóa giáo dục đại học hướng tới: Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa; Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức; Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; Khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh; Góc nhìn quốc tế và toàn cầu, tăng cường khả năng đổi mới và nâng cao tri thức, phục vụ công việc và đời sống cá nhân cũng như sự tiên tiến của đất nước Quốc tế hóa giáo dục trong nước tập trung liên kết văn hóa, quốc tế và toàn cầu trong chương trình chính khóa và ngoại khóa, nhằm lồng ghép quốc tế hóa vào chất lượng giáo dục tổng thể
Toàn cầu hóa giáo dục là một xu hướng trở nên rất phổ biến trong giới sinh viên, những người có mong muốn theo đuổi một nền giáo dục toàn cầu trong nước Sự kết hợp của “toàn cầu” và “địa phương” Toàn cầu thể hiện một lượng lớn các bạn sinh viên tìm kiếm nền giáo dục hiện đại (Transnational Education - TNE) dưới các hình thức như: các cơ sở quốc tế của các trường đại học, liên kết giáo dục giữa các trường quốc tế và nội địa, giáo dục trực tuyến Chuỗi hoạt động của các chương trình liên kết quốc tế ở Việt Nam nằm trong chiến lược xuất khẩu giáo dục của các nước phương Tây, những năm 1990, khi các trường đại học ở các quốc gia nói tiếng Anh chiếm ưu thế như Mỹ, Úc và Anh phát triển các cơ sở chi nhánh và hoạt động nhượng quyền tại Singapore, Malaysia, Việt Nam, Nam Phi, đánh dấu bước chuyển từ khai thác sự dịch chuyển của sinh viên sang khai thác sự dịch chuyển của CTDT và trường đại học Mô hình này đã được triển khai tại Việt Nam, đại diện như trường đại học RMIT, Swinburne với giáo trình học bằng tiếng Anh và tiêu chuẩn đào tạo chất lượng cao
Công tác đào tạo theo CTDT chất lượng cao từ một thành phần thứ yếu đã dần trở thành yếu tố mang tính chiến lược quan trọng hành đầu trong nền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, thực nghiệm học tập toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập mang lại cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc trong giáo dục con người Việt Nam với những đặc trưng riêng, tìm kênh tiếp cận thích hợp, lựa chọn lĩnh vực mũi nhọn, đột phá Thông qua nhiều kênh khác nhau, từ việc ký kết hợp tác, trao đổi giáo dục trong nước với các CTDT hiện đại, tiên tiến, giao lưu, tham gia các hoạt động ngoại khóa Việc hội nhập phải bảo đảm thực hiện trong tất cả các khâu của giáo dục và đào tạo, kiểm tra, đánh giá và trang bị cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn để ra
Nhằm hòa nhập chung với giáo dục tiên tiến, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam” để trao đổi, đề xuất, thúc đẩy các chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam dần đi đến sự thống nhất trong quan niệm và chuẩn mực của các cấp độ sản phẩm cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Xây dựng rõ các mục tiêu quan trọng trong công tác đào tạo và đào tạo kỹ sư nói riêng Trong 20 năm phát triển (1999-2019) Việt Nam và Cộng hoà Pháp có quá trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu lâu dài, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tăng hữu nghị giữa hai nước như Trung tâm Pháp-Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG), Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao (PFIEV), Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) Theo Nghị định CP 12/10/2017, Chương trình PFIEV đã tuyển sinh được 21 khóa với gần 6.300 sinh viên, 18 chuyên ngành đào tạo Các sinh viên được tuyển vào Chương trình PFIEV cần có kết quả cao tại kỳ thi tuyển sinh đại học vào 4 trường đại học là HUCE, HUST, DUT và HCMUT hợp tác cùng 8 trường tại Pháp
Yêu cầu tuyển sinh chất lượng cao, công tác đào tạo nghiêm ngặt Chương trình hướng tới đào tạo đội ngũ kỹ sư, nguồn nhân lực giỏi, có kinh nghiệm làm việc quốc tế, kết hợp nghiên cứu với sản xuất Do đó, sinh viên được rèn luyện khả năng ngoại ngữ và sự thích ứng với các điều kiện làm việc chuẩn quốc tế
Trên cơ sở đánh giá của Uỷ ban bằng kỹ sư Pháp, Cộng hòa Pháp đã ba lần công nhận Bằng kỹ sư của Chương trình: giai đoạn 2004 - 2010, 2010 – 2016, 2016-2022 Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp (CTI) và Cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư châu Âu (ENAEE) công nhận văn bằng kỹ sư thuộc Chương trình PFIEV được công nhận tương đương trình độ thạc sĩ Phương thức đào tạo ở bốn trường có những thay đổi lớn được Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) cấp Chứng nhận công nhận Cơ sở Đào tạo đạt chuẩn châu Âu
Theo Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, ông Nguyễn Tiến Dũng, đã ghi nhận những thành tựu mà Chương trình mang lại cho bốn trường thành viên và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Pháp Chương trình này có thể coi là một điểm sáng cho quan hệ hợp tác Pháp – Việt trong lĩnh vực đào tạo
Chương trình PFIEV thúc đẩy kết quả học tập quốc tế và liên văn hóa và tăng cường công tác đào tạo Chương trình học luôn được cập nhật mới mỗi năm nhằm theo kịp sự phát triển liên tục của thị trường quốc tế, kế hoạch học tập, kiểm tra và đưa ra những đánh giá kịp thời Các chương trình hiện nay đi theo bề rộng của tri thức và tập trung vào những kĩ năng vận dụng vào thực tế, yêu cầu người học linh hoạt học tập chọn lọc, ứng dung và trở thành công dân toàn cầu Năm 2023 chương trình PFIEV tại trường ĐH Bách khoa TPHCM đào tạo 08 chuyên ngành với các trường đối tác Pháp như sau:
Bảng 2.1 Danh sách Ngành (Chuyên ngành), trường đối tác
STT Ngành (Chuyên ngành) Trường đại học tại Pháp
1 Kỹ thuật điện (Viễn thông) Trường IMT Atlantique Bretagne-Pays de la Loire
Kỹ thuật điện (Hệ thống năng lượng điện) Viện Bách khoa Quốc gia Toulouse
3 Kỹ thuật Cơ khí (Cơ điện tử) Trường Bách khoa Quốc gia Grenoble
4 Kỹ thuật Cơ khí (Hàng không) Trường Đại học Quốc gia Cơ khí và Hàng không (ISAE-ENSMA)
Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu và
Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu
Trường Quốc gia Khoa học ứng dụng Lyon (INSA-Lyon)
Kỹ thuật Xây dựng (Xây dựng dân dụng - công nghiệp và hiệu quả năng lượng)
Trường Quốc gia Khoa học ứng dụng Lyon (INSA-Lyon)
Trường Ponts ParisTech, (tiền thân là Trường Cầu đường Paris)
8 Kỹ thuật Xây dựng (Kỹ thuật và Quản lý Nước đô thị)
Trường Bách khoa Quốc gia Grenoble (Grenoble INP)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Chương trình PFIEV áp dụng theo mô hình và tiêu chuẩn của Pháp, gồm 5 năm học tương ứng 10 kỳ học, gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuyên ngành sẽ học đại cương trong hai năm đầu
Giai đoạn 2: Năm 3, 4, 5 sinh viên sẽ được học các môn theo từng chuyên ngành hẹp Sinh viên có 3 kỳ thực tập:
- Cuối năm thứ 3: Thực tập công nhân (1 tháng)
- Cuối năm thứ 4: Thực tập kỹ thuật (1 tháng)
- Năm cuối: Thực tập tốt nghiệp (4 - 6 tuần trong nước, 4 - 6 tháng ở nước ngoài) Tiếng Việt là ngôn ngữ chính được sử dụng trong quá trình giảng dạy Vào năm 4, năm 5 có một số môn được giảng dạy bằng tiếng Anh, Pháp do đội ngũ giảng viên của trường và trường đối tác giảng dạy
Sinh viên được khuyến khích và được hỗ trợ làm NCKH từ nguồn kinh phí PFIEV, Hội nghị Nghiên cứu khoa học được tổ chức hàng năm Có 3 loại bằng cấp sinh viên theo học chương trình có thể nhận: Bằng kỹ sư chất lương cao, Bằng kỹ sư chất lương cao có Phụ lục được ký giữa 2 Trường Việt và Pháp, Bằng kỹ sư chính quy của Trường ĐH Bách khoa cấp Chương trình PFIEV đào tạo kỹ sư theo tiêu chuẩn của Pháp, quy định sinh viên có ít nhất 6 tháng thực tập tại doanh nghiệp trải đều vào cuối 3 năm chuyên ngành, trong đó quan trọng nhất là đợt thực tập và làm đồ án tốt nghiệp từ 4 đến
6 tháng phải được thực hiện tại doanh nghiệp, thực hiện một dự án giải quyết vấn đề thực tế do doanh nghiệp đặt ra
Dịch vụ giáo dục đại học
Tổng quan các nghiên cứu
2.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1 Mô hình nghiên cứu của David W Chapman (1981)
Theo Chapman (1981) mô hình lựa chọn đại học của sinh viên gồm hai yếu tố chính tác động đến quyết định lựa chọn: Nhóm các yếu tố từ bên trong và bên ngoài cá nhân Tác giả chia thành hai loại alà đặc điểm của trường đại học hoặc cung cấp bởi tổ chức
Mô hình đã được sử dụng rộng rãi, được xem như là một hướng dẫn cho các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực
Quyết định chọn trường đại học
Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh của Chapman (1981)
Quyết định chọn trường đại học ết định chọn trường đại học
Các yếu tố từ bên trong cá nhân:
- Năng lực mỗi cá nhân
- Kết quả học tập THPT
Các yếu tố từ bên ngoài cá nhân: -
+ Bố mẹ, người thân trong gia đình
+ Bạn bè và các thầy, cô giáo
- Yếu tố trường đại học:
+ Học phí, tài chính, học bổng
+ Môi trường, vị trí địalý, danh tiếng
2.2.1.2 Mô hình nghiên cứu của Marvin J Burns (2006)
Theo Chapman (1981) và Burns (2006) đã kế thừa và vận dụng các kết quả từ nghiên cứu này vào trường Đại học Nông nghiệp, Thực phẩm và tài nguyên thiên nhiên tại Mỹ và nhận định tầm ảnh hưởng của các nhân tố trên, thể hiện sự tương tác giữa các nhóm yếu tố Theo nghiên cứu của Burns các yếu tố tác động gồm:
Yếu tố bên trong gồm bối cảnh chung của giáo dục toàn cầu, năng lực, sở trường học tập của học sinh, nguyện vọng, mong muốn và quan trọng là kết quả học tập của cá nhân đó
Yếu tố bên ngoài gồm tài chính, môi trường, khuôn viên, khung chương trình, uy tín nhà trường, chất lượng của giảng viên, cơ hội việc Những thông tin tham khảo từ gia đình, bạn bè và các phương tiện truyền thông khác
2.2.1.3 Mô hình nghiên cứu của Joseph Sia KeeMing (2010)
Kee Ming (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của những học sinh có kết quả tổ nghiệp tốt, gồm chương trình giảng dạy, danh tiếng, cơ sở vật chất, tài chính Nhóm yếu tố liên quan đến người học gồm các hoạt động quảng cáo, các buổi định hướng nghành học, các hoạt động “Openday” Đặc điểm cá nhân: tình hình nền kinh tế tri thức, năng lực, sở trường học tập, nguyện vọng, mong muốn và kết quả THPT
Yếu tố bên ngoài: chương trình hoc, tài chính, cơ sở vật chất liên quan
Các yếu tố xã hội như sự tham khảo, tư vấn và các phương tiện truyền thông khác
Quyết định chọn trường đại học
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu lựa chọn trường đại học của Burns (2006)
2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước
2.2.2.1 Nghiên cứu của Mai thị Ngọc Đào & Anthony Thorpe (2015)
Trong bối cảnh Việt Nam có mối tương quan đáng kể giữa các vấn đề về tài chính, môi trường học tập, dịch vụ và chương trình Theo nghiên cứu của Mai thị Ngọc Đào & Anthony Thorpe đã có 07 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của người học
(Nguồn: Mai thị Ngọc Đào&Anthony Thorpe, 2015) Đặc điểm của trường
Nổ lực giao tiếp với sinh viên
Quyết định chọn trường đại học của sinh viên
7 Thông tin trực tuyến, quảng cáo
Quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Joseph Sia KeeMing (2010)
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Mai thị Ngọc Đào & Anthony Thorpe
2.2.2.2 Nghiên cứu của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009)
Nghiên cứu phân tích kết quả của 227 đối tượng khảo sát của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi, xác định 5 yếu tố trên có mối tương tác chặt chẽ với quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT và mức độ ủng hộ các giả thuyết đạt mức ý nghĩa 5% Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai
(Nguồn: Trần Văn Quý&Cao Hào Thi, 2009)
2.2.2.3 Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang (2021)
Nghiên cứu xác định và đánh giá biến độc lập thuộc 3 nhóm nhân tố chính: (i) yếu tố thuộc về người học; (ii) yếu tố thuộc về môi trường; (iii) yếu tố thuộc về trường học
(Nguồn: Đỗ Thị Thu Trang, 2021)
Yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học
Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh
Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh
Yếu tố về thông tin có sẵn
Yếu tố thuộc về người học
Tư duy về việc học đại học
Tư duy về việc chọn trường
Tư duy về chọn ngành học
Yếu tố thuộc về môi trường
Sự tham khảo các nguồn thông tin từ bên ngoài
Yếu tố thuộc về trường học
Tài chính, khung chương trình, môi trường học tập, dịch vụ, cơ hội nghề nghiệp.
Quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT
Quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi
Hình 2.10 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT của Đỗ Thị Thu Trang
2.2.4 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu trên thế giới
Mô hình nghiên cứu của David W
Mô hình tổng quát về việc lựa chọn đại học của sinh viên
Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sinh viên: Nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài
Mô hình nghiên cứu của Marvin J
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên tại trường đại học tại
Có 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên:
Mô hình nghiên cứu của Joseph Sia
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên tại Malaysia
Kết quả gốm nhóm yếu tố của trường học và nhóm các yếu tố nổ lực giao tiếp của sinh viên
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của sinh viên Việt Nam
Kết quả nghiên cứu gồm 8 yếu tố:
+ Cơ sở vật chất + Dịch vụ + Chương trình + Giá cả + Thông tin ngoại tuyến + Ý kiến
+ Thông tin trực tuyến + Cách giao tiếp + Quảng cáo
Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Quảng Ngãi.
Kết quả nghiên cứu gồm 5 yếu tố:
+ Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai
+ Yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học
+ Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh
+ Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh
+ Yếu tố về thông tin có sẵn
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Kết quả nghiên cứu gồm 3 yếu tố ảnh hưởng:
+Yếu tố thuộc về người học
+ Yếu tố thuộc về môi trường
+ Yếu tố thuộc về trường học
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 2 phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính: Tổng quan lý thuyết nền, các nghiên cứu liên quan đến đề tài, xây dựng mô hình nghiên cứu, tiến hành thu thập dữ liệu thông qua cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, điều chỉnh biến quan sát xây dựng thang do, bảng câu hỏi khảo sát và kiểm định mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng: Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ được kiểm tra, mã hóa, nhập liệu vào phần mềm SPSS20 để phân tích
Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Tổng quan lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất
- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
- Phân tích thống kê mô tả
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích tương quan và hồi quy đa biến
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Tác giả tiến hành phỏng vấn với các cán bộ và giảng viên giảng dạy chương trình PFIEV tại Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM tại văn phòng
Nội dung thảo luận là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình đào tạo PFIEV và các biến có phù hợp với thực tế không, những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia nhằm giúp tác giả điều chỉnh, hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn Ý kiến từ chuyên gia đồng ý rằng các yếu tố về Chương trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên, danh tiếng, tài chính, cơ hội nghề nghiệp dịch vụ, marketing đều có mối quan hệ mật thiết đến quyết định học chương trình PFIEV Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu từ việc kế thừa lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây liên quan đề đề tài nghiên cứu Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ Theo Bhandari (2022) quá trình thu thập dữ liệu cho phép các nhà nghiên cứu có thông tin trực tiếp và những hiểu biết về chủ đề nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp là nguồn dữ liệu chính, cụ thể thông qua các cuộc khảo sát Quá trình thu thập dữ liệu khoảng bảy tuần, từ ngày 13/11 đến ngày 31/12/2023 tại Trường đại học Bách khoa, đại học quốc gia TP HCM, cung cấp Google biểu mẫu để nhắm mục tiêu những người được khảo sát, sau đó theo dõi họ để hoàn thành bảng câu hỏi thành công
Chương trình giảng dạy: Các chuyên gia đồng tình với các yếu tố về điều kiện học tập, ngôn ngữ giảng dạy, các loại văn bằng sau khi tốt nghiệp và giáo trình giảng dạy đều ảnh hưởng đến quyết định theo học chương trình đạo tạo PFIEV của sinh viên
Bảng 3.1 Nội dung điều chỉnh/bổ sung thang đo “Chương trình dạy”
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
CU1 Chương trình học tạo điều kiện cho sinh viên được học trao đổi, thực tập ở nước ngoài
CU2 Chương trình học được dạy bằng nhiều ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp)
Có 3 loại bằng cấp sinh viên theo học chương trình có thể nhận: Bằng kỹ sư chất lương cao,
Bằng kỹ sư chất lương cao và Phụ lục bằng đồng ký giữa 2 Trường Việt và Pháp, Bằng kỹ sư chính quy của Trường ĐH Bách khoa cấp pfiev.hcm edu.vn Giữ nguyên
Bộ Giáo dục & Đào tạo xác nhận văn bằng
PFIEV tương đương trình độ Thạc sĩ trong việc xét tuyển học tiếp lên trình độ cao hơn theo đúng ngành đào tạo pfiev.hcm edu.vn Giữ nguyên
CU5 Trường sử dụng giáo trình giảng dạy và cung cấp các tài liệu học tập nước ngoài liên quan Leask (2015) Giữ nguyên
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Cán bộ giảng dạy: Các chuyên gia đồng ý về đội ngũ cán bộ giảng dạy có ảnh hưởng đến quyết định học chương trình PFIEV Cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có hiểu biết về nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị Đặc biệt với chương trình PFIEV có liên kết các trường tại Pháp nên việc có giảng viên giảng dạy từ nước ngoài sẽ góp phân tăng quyết định học chương trình PFIEV Ngoài ra, các chuyên gia đóng góp ý kiến về trình độ ngoại ngữ của cán bộ giảng viên là yếu tố có ảnh hưởng và cần quan tâm trong thời gian hội nhập toàn cầu
Bảng 3.2 Nội dung điều chỉnh/bổ sung thang đo “Cán bộ giảng dạy”
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
AS1 Giảng viên có kỹ năng sư phạm tốt
AS2 Giảng viên có trình độ chuyên môn tốt
Giảng viên có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt
Giảng viên có hiểu biết nhiều về các vấn đề trong nước và quốc tế, hiểu biết sâu sắc về nhiều nền văn hóa khác
AS4 Trường có nhiều giảng viên là người nước ngoài (GS Pháp đến từ Pháp)
Phỏng vấn của chuyên gia và thảo luận nhóm
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Danh tiếng của trường và chương trình đào tạo PFIEV: Các chuyên gia đồng ý với các yếu tố về danh tiếng như kết quả đánh giá, số lượng các chương trình đào tạo được công nhận và đạt kiểm định quốc tế và chương trình càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn, góp phần làm cho danh tiếng của trường trở nên uy tín và gần gũi với nhiều người học, tăng quyết định lựa chợn học chương trình PFIEV
Bảng 3.3 Nội dung điều chỉnh/bổ sung thang đo “Danh tiếng”
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
RP1 Trường có chương trình đào tạo được đánh giá tốt Ngân
RP2 Danh tiếng trường dẫn đầu trong cả nước về số chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế Giữ nguyên RP3
Trường đảm bảo và được kiểm định chất lượng cấp quốc gia và quốc tế (CTI, ENAEE, EUR-ACE
Master) pfiev.hcm.e du.vn
RP4 Chương trình PFIEV ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người học lựa chọn Giữ nguyên
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Tài chính: Vấn đề học phí được người học đặc biệt quan tâm trước khi quyết định học chương trình PFIEV, tổ chức giáo dục cần đảm bảo minh bạch trong các khoản thu học phí, thời gian thông báo và thu học phí Trường đa dạng các hình thức thu hoc phí nhằm tăng sự tiện ích, linh hoạt cho sinh viên Cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính có thể giúp sinh viên giảm gánh nặng tài chính, tạo động lực phấn đấu đạt kết quả cao
Bảng 3.4 Nội dung điều chỉnh/bổ sung thang đo “Tài chính”
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
FA1 Trường minh bạch trong các khoản thu học phí và có thời hạn thanh toán học phí rõ ràng và linh hoạt Đào&
Giữ nguyên FA2 Trường có nhiều cách thức thanh toán học phí Giữ nguyên
FA3 Trường có nhiều cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên Giữ nguyên
FA4 Tôi chọn Chương trình PFIEV vì học phí ổn định, phù hợp với khả năng tài chính của gia đình tôi.
Phỏng vấn của chuyên gia và thảo luận nhóm
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Cơ hội nghề nghiệp: Các chuyên gia đồng ý “Cơ hội việc làm” là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định học chương trình PFIEV của sinh viên Sinh viên được học tập, trau đồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, mở rộng cơ hội tiếp xúc và thực tập ở các công ty liên quan đến ngành đào tạo góp phần tạo và định hướng phát triển công việc cho người học ngay sau khi tốt nghiệp
Bảng 3.5 Nội dung điều chỉnh/bổ sung thang đo “Cơ hội nghề nghiệp”
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
Trường đào tạo ra sinh viên có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong chuyên ngành đã chọn, giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc thông qua khóa thực tập
JO2 Trường trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên làm việc ở môi trường đa văn hóa Giữ nguyên
JO3 Trường tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tăng cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia Giữ nguyên
JO4 Trường có liên kết với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ tìm việc cho SV. pfiev.hcm.e du.vn Giữ nguyên
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Dịch vụ: Các chuyên gia đồng ý với các yếu tố về dịch vụ như cơ sở vật chất, cảnh quan, hoạt động dịch vụ sinh viên, ngoại khóa đều có ảnh hưởng đến quyết định học chương trình PFIEV
Bảng 3.6 Nội dung điều chỉnh/bổ sung thang đo “Dịch vụ”
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
Phòng học được trang bị chất lượng cao: projector, internet, wifi, máy lạnh, hệ thống âm thanh hiện đại
Johnes và Taylor (1990) Giữ nguyên
Trường có các tiện ích giải trí: phòng âm nhạc, phòng games, nhà thi đấu, phòng gym, sân thể thao Đào&Thorpe (2015)
Các tiện ích trong trường đa dạng: ngân hàng, hiệu sách, đại lý du lịch, khu ăn uống.
Trường có thiết kế kiến trúc kiến trúc đẹp có ký túc xá thuận tiện cho sinh viên tiếp cận các tiện ích: cách sắp xếp vị trí phòng, thang máy, cầu thang, bãi gửi xe.
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
SA5 Trường có bộ phận dịch vụ sinh viên
Trường có nhiều chương trình tham quan, giao lưu văn hóa với các trường nước ngoài và nhiều sự kiện nhằm giúp sinh viên tiếp cận với các văn hóa quốc tế
Trường mời nhiều diễn giả nước ngoài đến tham gia các hội thảo, thúc đẩy một môi trường đa văn hóa: sinh viên, giảng viên nước ngoài
Câu lạc bộ trường có sinh viên từ nhiều nền văn hóa khác nhau và có nhiều cuộc thi nghiên cứu quốc tế
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Marketing: Các chuyên gia đồng ý với các yếu tố về marketing như công tác hướng nghiệp, mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy/cô và nhu cầu ban đầu của người học có ảnh hưởng đến quyết định học chương trình PFIEV
Bảng 3.7 Nội dung điều chỉnh/bổ sung thang đo “Marketing”
Mã Nội dung đề xuất Nguồn Nội dung điều chỉnh
MR1 Trường tổ chức nhiều buổi “Open day” cho người học tham quan, trải nghiệm
MR2 Trang web trường có đầy đủ thông tin Giữ nguyên
Người thân trong gia đình: Bố mẹ, anh chị em ruột (nếu có), họ hàng có tác động đến
QĐ chọn Chương trình học của tôi Kasap
Bạn bè và thầy/cô THPT và các anh chị khóa trên (hiện đã học đại học) có tác động đến QĐ chọn Chương trình học.
MR5 Công tác hướng nghiệp Sapri
Bộ phận tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh của các trường
MR6 Trường quảng cáo trên các biển quảng cáo
Phỏng vấn của chuyên gia và thảo luận nhóm
MR7 Trường có phát nhiều ấn phẩm: tờ rơi, tài liệu quảng cáo, áp phích, bài báo, tạp chí Giữ nguyên
MR8 Trường quảng cáo trên mạng xã hội:
Facebook, Instagram, TikTok Giữ nguyên
Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Lựa chọn chương trình PFIEV: Từ những đóng góp của các chuyên gia, tác giả đã điều chỉnh các yếu tố trong bảng câu hỏi và xây dựng biến quan sát cho yếu tố “Lựa chọn chương trình PFIEV” gồm 3 yếu tố:
Bảng 3.8 Thang đo “Lựa chọn chương trình PFIEV”
Mã Nội dung Nội dung điều chỉnh
Khi chọn trường, tôi có niềm tin vào quyết định của mình với CT PFIEV Tôi đã xác định nhu cầu của mình, tìm kiếm thông tin, đánh giá và chọn học tại trường đại học Ngân&Khôi
(2015) PL02 Tôi cảm thấy tự tin khi giới thiệu về CT học của mình
PL03 Tôi cảm thấy hài lòng khi học CT PFIEV
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM và Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV)
Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV)
Trường Đại học Bách khoa (thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) là trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1957 tiền thân là Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Đến năm 1976 đổi tên thành Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996
Năm 2023 trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM dự kiến tuyển sinh 39 ngành đào tạo bậc đại học chính quy với khoảng 5150 chỉ tiêu, gồm 08 chương trình:
Bảng 4.1 Bảng Thống kê các CTDT Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM
Chương trình Nội dung Học phí
35 nhóm ngành/ngành, dạy bằng tiếng Việt, đào tạo 4 năm, bằng tốt nghiệp do Trường ĐHBK cấp 15 triệu đồng/học kỳ
Dành cho các sinh viên khá, giỏi thuộc 15 nhóm ngành/ngành, dạy bằng tiếng Việt, kế hoạch đào tạo 4 năm, bằng tốt nghiệp do Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM cấp
01 ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, dạy bằng tiếng Anh, giáo trình chuyển giao từ ĐH Illinois Urbana Champaign, kế hoạch đào tạo 4 năm, có giảng viên nước ngoài giảng dạy, bằng tốt nghiệp do Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM cấp
15 ngành, dạy bằng tiếng Anh, 2 năm đầu học tại Việt Nam, 2-2,5 năm cuối - chuyển tiếp sang ĐH đối tác Úc/ New Zealand, kế hoạch đào tạo 4 năm, bằng tốt nghiệp do Đại học đối tác Úc/ New Zealand cấp
40 triệu đồng/học kỳ 532-799 triệu đồng/năm
Chương trình Nội dung Học phí
Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp
08 chuyên ngành đào tạo kỹ sư hợp tác với 8 trường kỹ sư tại Pháp, dạy bằng tiếng Việt, Pháp, kế hoạch đào tạo 5 năm, có 3 loại bằng sinh viên sẽ được nhận
Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
22 ngành, dạy bằng tiếng Anh, bằng tốt nghiệp do Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM cấp, kế hoạch đào tạo 4 năm
2 ngành, dạy chuyên môn theo chương trình Tiêu chuẩn, dạy bằng tiếng Việt, Nhật, kế hoạch đào tạo 4 năm, bằng tốt nghiệp do Trường ĐHBK cấp
1 ngành, Kỹ thuật Điện - Điện tử, 2.5 năm đầu học tại Việt Nam theo chương trình Tiêu chuẩn, 2 năm cuối chuyển tiếp sang ĐH đối tác Nhật, dạy bằng tiếng Việt, Nhật, bằng tốt nghiệp do Đại học đối tác Nhật cấp
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM) đẫn đầu kiểm định chất lượng và xếp hạn quốc tế với 60 chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế, với 07 nhóm ngành xếp hạng cao tại QS Ranking: Ngành Khoa học máy tính - Hệ thống thông tin, Ngành Kỹ thuật hóa học, Ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, Ngành Kỹ thuật dầu khí, Ngành Khoa học môi trường, Ngành Toán học, Ngành Hóa học, đạt các kiểm định quốc tế như AUN-QA, ASIIN, CTI, ABET, AQAS
Năm 2023 trường đã thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số nhằm hỗ trợ quản trị và đào tạo, có số lượng bài báo cáo khoa học quốc tế vượt mốc hơn 1.000 bài thuộc danh mục WoS/SCOPUS
Chương trình PFIEV là đào tạo theo mô hình Châu Âu, do chính phủ Pháp và Việt Nam hợp tác ký kết từ năm 1997 Chương trình được thực hiện tại 4 trường đại học hàng đầu về đào tạo kỹ sư tại Việt Nam Chương trình tuyển chọn những học sinh giỏi, đào tạo theo hướng vừa đa ngành đảm bảo năng lực chuyên môn sâu trong môi trường sư phạm toàn diện
Bảng 4.2 Số lượng sinh viên trúng tuyển PFIEV từ năm 2021-2023
1 Kỹ thuật Cơ khí (Cơ điện tử) 14 36 31
2 Kỹ thuật Cơ khí (Hàng không) 18 31 34
3 Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu và Năng lượng) 22 9 24
4 Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu Polymer và
5 Kỹ thuật Điện (Viễn thông) 11 26 27
6 Kỹ thuật Điện (Hệ thống năng lượng điện) 22 13 23
7 Kỹ thuật Xây dựng (Xây dựng dân dụng - công nghiệp và hiệu quả năng lượng) 26 34 40
8 Kỹ thuật Xây dựng (Kỹ thuật và Quản lý nước đô thị) 3 7 6
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Thống kê mô tả
Tất cả thông tin của dữ liệu chính được hiển thị trên bảng Thống kê mô tả trong chương Phụ lục
Bảng 4.3 Thống kê mô tả “Gới tính”
Giới tính Số lượng Tỉ lệ
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Thống kê cho thấy tỷ lệ sinh viên nữ được hỏi lớn hơn sinh viên nam, tương ứng với số lần lượt là 61.1% và 38.9%
Bảng 4.4 Thống kê mô tả “Năm học”
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Quá trình khảo sát sinh viên học Chương trình PFIEV tiếp cận đối tượng sinh viên năm nhất chiếm tỷ lệ lớn nhất, tương ứng với 125 người (chiếm 34.2%); Sau đó là sinh viên năm hai với 84 đối tượng (chiếm 23.0%); Nhiều thứ 3 là sinh viên năm ba với
63 đối tượng (chiếm 17.3%); Tiếp theo là sinh viên năm tư với 51 đối tượng (chiếm 14.0%); và tiếp cận ít nhất là sinh viên năm cuối gồm 42 đối tượng (chiếm 11.5%)
Bảng 4.5 Thống kê mô tả “Chuyên ngành học”
Chuyên ngành Số lượng Tỉ lệ
Kỹ thuật điện (Viễn thông) 66 18.1 %
Kỹ thuật điện (Hệ thống năng lượng) 32 8.8 %
Kỹ thuật Cơ khí (Cơ điện tử) 75 20.5 %
Kỹ thuật Cơ khí (Hàng không) 70 19.2 %
Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu và Năng lượng) 29 8.0 %
Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu Polymer và Composite) 8 2.2 %
Kỹ thuật Xây dựng (Xây dựng dân dụng - công nghiệp và hiệu quả năng lượng) 72 19.7 %
Kỹ thuật Xây dựng (Kỹ thuật và Quản lý Nước đô thị) 13 3.6 %
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Năm thứ Số lượng Tỉ lệ
Thống kê cho biến định lượng
Bảng 4.6 Thống kê mô tả cho biến định lượng
Biến Mẫu Giá trị nhỏ nhất
Giá trj trung hình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích thể hiện mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định của sinh viên xoay quanh kết quả “Bình thường -3”, không có biến quan sát < 3 Biến có giá trị trung bình cao nhất là FA3=3,94 Do đó, số liệu thống kê mô tả cho biến định lượng có kết quả tốt và cho phép tiếp tục nghiên cứu ở các bước tiếp theo.
Kiểm tra độ tin cậy
4.4.1 Biến “Chương trình giảng dạy”
Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha “Chương trình giảng dạy”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (0.893) 0.9 ≤ 0.0893 ≥ 0.8 Theo Hair một thang đo đạt độ tin cậy khi giá trị Cronbach’s Alpha > 0.6, do đó thang đo của Chương trình giảng dạy là một phép đo chấp nhận được và 5 biến quan sát là hợp lệ Các hệ số tương quan biến tổng > 0.3, đại diện cho một thang đo tốt Vì vậy, không có biến quan sát nào được loại bỏ khỏi thang đo Các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được xem xét khi lớn hơn Cronbach’s Alpha (Hair, 2008), theo kết quả, các giá trị này thấp hơn Cronbach’s Alpha (0.893) nên các biến quan sát được đều được chấp nhận và giá trị CU2 (0.898) có giá trị tương quan biến tổng của biến > 0.3, do đó biến quan sát có thể giữ lại cho những kiểm định tiếp theo Nhìn chung, quy mô của Chương trình giảng dạy đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu
4.4.2 Biến “Đội ngũ giảng viên”
Bảng 4.8 Kết quả Cronbach’s Alpha “Đội ngũ giảng viên”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (0.884) 0.9 ≤ 0.0884 ≥ 0.8 Cán bộ giảng viên là một phép đo tốt theo Cronbach (1951) Hệ số tương quan biến tổng > 0.3 đại diện cho một thang đo tốt Do đó, không loại bỏ các biến quan sát khỏi thang đo Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn Cronbach’s Alpha (0.884) nên các biến quan sát được đều được chấp nhận Quy mô của Đội ngũ giảng viên đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu
Bảng 4.9 Kết quả Cronbach’s Alpha “Danh tiếng”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (0804) 0.9 ≤ 0.0804 ≥ 0.8 Thang đo Danh tiếng là một phép đo tốt theo Cronbach (1951) và 4 biến số quan sát được là hợp lệ Hệ số tương quan biến tổng > 0.3, đại diện cho một thang đo tốt Do đó, không có biến quan sát nào được loại bỏ khỏi thang đo Các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn Cronbach’s Alpha (0.804) nên tất cả các biến quan sát được đều được chấp nhận
Bảng 4.10 Kết quả Cronbach’s Alpha “Tài chính”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (0.850) 0.9 ≤ 0.0850 ≥ 0.8 Quy mô của nhân tố Tài chính là một phép đo tốt và 4 biến số quan sát được của nó là đáng kể Hệ số tương quan biến tổng > 0.3, đại diện cho một thang đo tốt Do đó, không có biến quan sát nào được loại bỏ khỏi thang đo Các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn Cronbach’s Alpha (0.850) nên tất cả các biến quan sát được đều được chấp nhận Nhìn chung, quy mô Tài chính đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu
4.3.5 Biến “Cơ hội nghề nghiệp”
Bảng 4.11 Kết quả Cronbach’s Alpha “Cơ hội việc làm”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (0.875) 0.9 ≤ 0.875 ≥ 0.8 Thang đo Cơ hội việc làm là một phép đo tốt theo Cronbach (1951) và giá trị Hệ số tương quan biến tổng của mỗi biến quan sát được > 0.3, do đó, không có biến quan sát nào được loại bỏ khỏi thang đo Các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được xem xét lại khi lớn hơn
Cronbach’s Alpha Theo kết quả, các giá trị này thấp hơn Cronbach’s Alpha (0,875) nên các biến quan sát được đều được chấp nhận và giá trị JO4 (0.889) có giá trị tương quan biến tổng là 0.618 > 0.3, do đó biến Cơ hội nghề nghiệp được giữ lại cho những kiểm định tiếp theo Quy mô của Cơ hội việc làm đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu
Bảng 4.12 Kết quả Cronbach’s Alpha “Dịch vụ”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.953 > 0.9 Do đó, quy mô của Dịch vụ là một phép đo tốt Cronbach (1951) Các giá trị hệ số tương quan biến tổng mỗi biến quan sát > 0.3, không có biến quan sát nào được loại bỏ khỏi thang đo Các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn Cronbach’s Alpha (0.953), biến quan sát được đều được chấp nhận Nhìn chung, quy mô của Dịch vụ đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu
Bảng 4.13 Kết quả Cronbach’s Alpha “Marketing”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích của Cronbach's Alph: 0.935 > 0.9 Thang đo của biến Marketing là một phép đo tốt theo Cronbach (1951) Các giá trị hệ số tương quan biến tổng mỗi biến quan sát >0.3 Do đó, không có biến quan sát nào loại bỏ khỏi thang đo Các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn 0.935, các biến quan sát đều được chấp nhận Nhìn chung, quy mô của Marketing đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu
3.4.8 Biến “Lựa chọn chương trình PFIEV”
Bảng 4.14 Kết quả Cronbach’s Alpha “Lựa chọn chương trình PFIEV”
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (0.823), nằm trong khoảng từ 0.8 đến 0.9 Thang đo Lựa chọn chương trình PFIEV là một phép đo tốt theo Cronbach (1951) và giá trị hệ số tương quan biến tổng của mỗi biến quan sát được > 0.3, đại diện cho một thang đo tốt, do đó, không có biến quan sát nào được loại bỏ khỏi thang đo Các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được xem xét khi lớn hơn Cronbach’s Alpha Theo kết quả, các giá trị thấp hơn Cronbach’s Alpha (0.823) nên các biến quan sát được đều được chấp nhận Quy mô của Lựa chọn chương trình PFIEV đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu.
Phân tích yếu tố khám phá (EFA)
4.5.1 Phân tích các yếu tố khám phá (EFA) cho biến độc lập
Theo phân tích của Cronbach's Alpha, có 37 biến có thể quan sát được là một phần của 7 thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học PFIEV của sinh viên Tất cả
37 biến quan sát được đều được chấp nhận để phân tích thành phần khám phá theo hệ số của Cronbach's Alpha Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA):
Bảng 4.15 Kiểm định KMO and Bartlett’s Test – Biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.827 Bartlett’s Test of Sphericity Approx Chi-Square 12044.522 df 666
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Theo bảng hiển thị ở trên, hệ số KMO là 0.827 (0.5 ≤ KMO ≤ 1), Sig là 0.000 (Sig < 0.05) Vì vậy, dữ liệu được sử dụng để phân tích nhân tố được chấp nhận
Bảng 4.16 Tổng phương sai trích cho biến độc lập
Nhân tố Initial Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải trích suất
Tổng bình phương hệ số tải đã xoay Tổng % Phương sai
Tích lũy % Tổng % Phương sai
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Sử dụng phân tích nhân tố dựa trên các thành phần chính và giá trị riêng tiêu chí lớn hơn 1 Kết quả 7 yếu tố đã được phục hồi và cung cấp tổng hợp dữ liệu chính xác nhất giải thích biến thể dữ liệu của 37 biến quan sát được có liên quan đến EFA, tổng phương sai 07 yếu tố này trích xuất là 72.68% > 50% Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0.5 đảm bảo phân tích EFA là có ý nghĩa
Bảng 4.17 Kết quả phân tích EFA – Biến độc lập
Ký hiệu biến quan sát
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Theo kết quả tất cả 37 biến quan sát có giá trị > 0.5 và không có biến không mong muốn
Thành phần (1) có 5 biến quan sát: CU1, CU2, CU3, CU4, CU5 và được đặt tên thành phần này là CU (Chương trình dạy)
Thành phần (2) gồm 4 biến quan sát: AS1, AS2, AS3, AS4 và được đặt tên thành phần này là AS (Đội ngũ cán bộ giảng viên)
Thành phần (3) gồm 4 biến quan sát: RP1, RP2, RP3, RP4 và được đặt tên thành phần này là RP (Danh tiếng của trường)
Th ành phần (4) gồm 4 biến quan sát: FA1, FA2, FA3, FA4 và được đặt tên thành phần này là FA (Tài chính)
Thành phần (5) gồm 4 biến quan sát: JO1, JO2, JO3, JO4 và được đặt tên thành phần này là JO (Cơ hội nghề nghiệp)
Thành phần (6) gồm 8 biến quan sát: SA1, SA2, SA3, SA4, SA5, SA6, SA7, SA8 và được đặt là SA (Dịch vụ)
Thành phần (7) gồm 8 biến quan sát: MR1, MR2, MR3, MR4, MR5, MR6, MR7, MR8 và được đặt là MR (Marketing)
4.5.2 Phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test – Biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 698
Giá trị Chi-bình phương (Chi-Square) 417.079 df 3
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Theo kết quả, hệ số KMO là 0.698 (0.5 ≤ KMO ≤ 1), Sig là 0.000 (Sig < 0.05)
Dữ liệu được sử dụng để phân tích nhân tố là phù hợp Kiểm định Bartlett có giá trị sig
= 0.0001) và tổng phương sai trích là 74.093% (>50%) thoả mãn điều kiện, biến thiên của dữ liệu có thể được giải thích bởi các biến quan sát Các biến quan sát được đều có tương quan tốt với nhau, phù hợp với yêu cầu và sẽ được duy trì trong mô hình Biến phụ thuộc gồm 03 biến quan sát: PL01, PL02, PL03 và nghiên cứu đặt tên thành phần này là PL (Lựa chọn CT PFIEV) đạt yêu cầu và phù hợp phân tích hồi quy
Bảng 4.21 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Biến quan sát Trọng số nhân tố Biến quan sát Trọng số nhân tố
Phương sai trích = 63,49 % Phương sai trích = 68.96 %
Phương sai trích = 73,43 % Phương sai trích u.30 %
8 0.837 Biến quan sát Trọng số nhân tố
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Phân tích tương quan
Nghiên cứu bao gồm mối tương quan giữa biến phụ thuộc Lựa chọn chương trình PFIEV (PL) và 07 biến độc lập: Marketing (MR), Dịch vụ (SA), Cơ hội nghề nghiệp (JO), Danh tiếng (RP), Tài chính (FA), Đội ngũ giảng viên (AS), Chương trình daỵ (CU)
Bảng 4.22 Phân tích hệ số tương quan Pearson
CU AS RP FA JO SA MR
Tương quan pearson 0.557** 0.621** 0.571** 0.241** 0.491** 0.438** 0.454** Sig (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả biến phụ thuộc (Chọn chương trình PFIEV) và các biến độc lập có tương quan với nhau, giá trị Sig = 0.000 (< 0.05) Biến độc lập Đội ngũ giảng viên có mối tương quan cao nhất (0.621), biến Tài chính có mối tương quan thấp nhất (0.241) thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó các biến độc lập thỏa mãn điều kiện có thể tiến hành phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy
4.7.1 Kiểm tra đa cộng tuyến
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA để phát hiện ra các nhân tố mới ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và phân tích mô hình hồi quy tuyến tính để xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mới này đến quyết định học Chương trình PFIEV Chỉ số VIF của từng biến độc lập thể hiện mức độ tự tương quan
Mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là “Lựa chọn CT PFIEV” (PL) và 7 biến độc lập đó là: CU (Chương trình dạy); AS (Đội ngũ cán bộ giảng viên);
RP (Danh tiếng của trường); FA (Tài chính); JO (Cơ hội việc làm); SA (Dịch vụ); và
MR (Marketing) tương ứng với hệ số β lần lượt là β 1 , β 2 , β 3 , β 4 , β 5 , β 6 , β 7
Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
4.7.2 Kiểm tra mô hình lần 1
Phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên tiêu chí những nhân tố có giá trị Sig > 0,05 sẽ bị loại khỏi mô hình và không tiếp tục phân tích nhân tố đó
Bảng 4.23 Hệ số phân tích hồi quy
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig Thống kê đa cộng tuyến
B Std Error Beta Tolerance VIF
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Giá trị Sig tại các phép kiểm định của biến độc lập được đưa vào mô hình gồm: Chương trình dạy; Giảng viên; Danh tiếng của trường; Tài chính; Cơ hội việc làm; Dịch vụ; Marketing Trong đó, 6 biến Chương trình giảng dạy; Giảng viên; Danh tiếng của trường; Tài chính; Cơ hội việc làm; Marketing bằng 0.00 0.05) nên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, vì vậy biến Dịch vụ bị loại khỏi mô hình hồi quy Kết luận: Loại biến Dịch vụ ra khỏi mô hình và chạy lại mô hình hồi quy lần 2
4.7.3 Kiểm tra mô hình lần 2
Mô hình hồi quy lần 2 gồm biến phụ thuộc là “Lựa chọn CT PFIEV” (PL) và các biến độc lập được rút trích từ phân tích nhân tố khám phá EFA gồm 6 biến đó là: CU (Chương trình dạy); AS (Đội ngũ cán bộ giảng viên); RP (Danh tiếng của trường); FA (Tài chính); JO (Cơ hội việc làm); và MR (Marketing) tương ứng với hệ số Bê-ta lần lượt là β 1 , β 2 , β 3 , β 4 , β 5 , β 6
Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
𝐏𝐋 = 𝛃 𝟏 × 𝐂𝐔 + 𝛃 𝟐 × 𝐀𝐒 + 𝛃 𝟑 × 𝐑𝐏 + 𝛃 𝟒 × 𝐅𝐀 + 𝛃 𝟓 × 𝐉𝐎 + 𝛃 𝟔 × 𝐌𝐑 + 𝓔 Kết quả phân tích hồi quy lần 2:
Bảng 4.24 Hệ số phân tích hồi quy
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa t Sig Thống kê đa cộng tuyến
B Std Error Beta Tolerance VIF
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Giá trị Sig tại các phép kiểm định của biến độc lập được đưa vào mô hình gồm: Chương trình giảng dạy; Đội ngũ cán bộ giảng viên; Danh tiếng của trường; Tài chính;
Cơ hội việc làm; Marketing < 0.05 Do đó các biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong mô hình Phương trình hồi quy:
PL=0.252xCU + 0.241xAS + 0.266xRP + 0.192xFA + 0.260xJO + 0.147xMR
Trong phương trình hồi quy, ý nghĩa của các hệ số Be-ta lần lượt như sau:
- Hệ số β 1 = 0.252 có ý nghĩa là khi các biến còn lại không thay đổi, biến “Chương trình dạy” thay đổi 1 đơn vị thì biến “Lựa chọn CT PFIEV” sẽ biến động cùng chiều 0.252 đơn vị
- Hệ số β 2 = 0.241 ý nghĩa là khi các biến còn lại không thay đổi, biến “Đội ngũ cán bộ giảng viên” thay đổi 1 đơn vị thì biến “Lựa chọn CT PFIEV” sẽ biến động cùng chiều 0.241 đơn vị
- Hệ số β 3 = 0.266 có ý nghĩa là khi các biến còn lại không thay đổi, biến “Danh tiếng của trường” thay đổi 1 đơn vị thì biến “Lựa chọn CT PFIEV” sẽ biến động cùng chiều 0.266 đơn vị
- Hệ số β 4 = 0.192 có ý nghĩa khi các biến còn lại không thay đổi, biến “Tài chính” thay đổi 1 đơn vị thì biến “Lựa chọn CT PFIEV” sẽ biến động cùng chiều 0.192 đơn vị
- Hệ số β 5 = 0.260 có ý nghĩa khi các biến còn lại không thay đổi, biến “Cơ hội việc làm” thay đổi 1 đơn vị thì biến “Lựa chọn CT PFIEV” sẽ biến động cùng chiều 0.260 đơn vị
- Hệ số β 6 = 0.147 có ý nghĩa các biến còn lại không thay đổi, biến “Marketing” thay đổi 1 đơn vị thì biến “Lựa chọn CT PFIEV” sẽ biến động cùng chiều 0.147 đơn vị
Hệ số Beta của biến “Danh tiếng của trường” có giá trị là 0.266 - đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định học Chương trình PFIEV của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Biến “Cơ hội việc làm”; “Chương trình dạy” và “Đội ngũ cán bộ giảng viên” cũng có mức ảnh hưởng lớn với hệ số Beta chuẩn hóa lần lượt là 0.260; 0.252 và 0.241 Biến còn “Tài chính” và “Marketing” với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.192 và 0.147 không ảnh hưởng nhiều nhưng cũng có tác động đến quyết định học Chương trình PFIEV.
Đánh giá kết quả phân tích hồi quy
4.8.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình Để đánh giá tổng đóng góp của 07 biến độc lập vào biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng điều chỉnh R 2 của mô hình Model Summary b Giá trị điều chính của R 2 của mô hình đạt 0.677
Bảng 4.25 Mô hình tóm tắt hồi quy
Sai số chuẩn ước lượng
1 826 a 683 677 37374 2.080 a Predictors: (Constant), MR, FA, CU, JO, RP, AS b Dependent Variable: PL
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả 6 biến độc lập có giá trị R 2 (0.677), độ phù hợp của mô hình là 67.7% Các biến độc lập được đưa vào mô hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc “Lựa chọn CT PFIEV” Còn 32.3% còn lại là do tác động của các yếu tố bên ngoài và sai số Giá trị R 2 hiệu chỉnh là 67.7% cao (>50%) mô hình không có hiện tượng tự tương quan vì hệ số Durbin-Watson (d=2.080) nằm trong khoảng 1- 3, do đó, biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mô hình hồi quy đã được kiểm định là phù hợp với dữ liệu thực tế và mô hình cũng không có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi
4.8.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình với biến phụ thuộc Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, nghiên cứu sử dụng công cụ kiểm định F và kiểm định t Giả thuyết:
- H0: β1=β2=β3=β4=β5=β6=0 hay các biến độc lập trong mô hình không thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc
- H1: βi có ít nhất một biến độc lập trong mô hình giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc Nếu kiểm định F có giá trị Sig ≥ 0.05, chấp nhận giả thiết H0 Nếu kiểm định F có giá trị Sig < 0.05, bác bỏ giả thiết H0
Mô hình Tổng bình phương df BÌnh phương trung bình
Total 157.516 364 a Dependent Variable: PL b Predictors: (Constant), MR, FA, CU, JO, RP, AS
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả từ bảng ANOVA, giá trị của kiểm định F = 128.284; Mức ý nghĩa Sig 0.000 < 0.05 Bác bỏ giả thiết H0 chứng tỏ R 2 của tổng thể khác 0, nghĩa là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể và có thể đưa vào sử dụng
4.8.3 Xem xét sự tương quan
Thông qua hệ số Durbin-Watson (d) thể hiện tại Bảng 4.23 ta có, trong khi đó mô hình hồi quy với K’ = 6 biến độc lập và n = 365 mẫu quan sát dU=2.080 Ta có điều kiện: dU ≤ d ≤ 4 - dU
Vì vậy, không có tự tương quan giữa các phần dư, tức đạt yêu cầu
4.8.4 Xem xét đa cộng tuyến
Trong phân tích hồi quy đa biến, hệ số phóng đại phương sai VIF được dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình có giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF ≥ 10 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 4.22), kết quả kiểm định hiện tượng cộng đa tuyến với giá trị VIF < 2 có thể kết luận mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến
4.8.5 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn do những lý do như: Sử dụng sai mô hình, phương sau không phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích Vì vậy, nghiên cứu tiến hành kiểm định phân phối chuẩn phần dư nhằm xem xét sự phù hợp của mô hình
Hình 4.1 Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Phần dư chuẩn hóa phân bố theo hình dạng của phân phối chuẩn với giá trị trung bình Mean = 9.74E − 16 gần bằng 0 và giá trị Std Dev = 0.992 gần bằng 1 Do đó, phần dư có phân phối chuẩn
Hình 4.1 Biểu đồ thị phân tán phần dư
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Các điểm phân vị của phần dư phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh tung độ 0 mà không tuân theo một quy luật nào vì vậy có thể kết luận rằng mô hình không vi phạm giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến tính không vi phạm.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép kiểm định giả thuyết về trung bình của hai tổng thể Independent Samples T – Test Nghiên cứu đặt giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ trong việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình PFIEV của sinh viên
H1: Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của sinh viên
Bảng 4.27 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Chương trình dạy Phương sai bằng nhau 0.581 0.446 0.017 0.986
Phương sai không bằng nhau 0.017 0.986 Đội ngũ cán bộ giảng viên
Phương sai không bằng nhau -0.087 0.931
Phương sai không bằng nhau -0.878 0.381
Tài chính Phương sai bằng nhau 4.070 0.044 0.245 0.807
Phương sai không bằng nhau 0.235 0.815
Cơ hội việc làm Phương sai bằng nhau 0.169 0.682 0.205 0.838
Phương sai không bằng nhau 0.204 0.838
Dịch vụ Phương sai bằng nhau 5.176 0.023 1.841 0.066
Phương sai không bằng nhau 1.888 0.060
Marketing Phương sai bằng nhau 2.578 0.109 -0.429 0.668
Phương sai không bằng nhau -0.415 0.679
Phương sai không bằng nhau -1.053 0.294
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích (Phụ lục 08.1): giá trị Sig trong kiểm định Levene của nhân tố
“Lựa chọn CT PFIEV” < 0.05 nên phương sai giữa 2 giới tính không bằng nhau Giá trị Sig.(2-tailed) trong kiểm định t của các nhân tố đều > 0.05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ G0 Kết luận, không có sự khác biệt giữa các Giới tính khác nhau tác động đến quyết định học Chương trình PFIEV với độ tin cậy 95%
Nhóm năm học có trên hai giá trị nên tác giả sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác biệt đặc điểm mẫu Nghiên cứu đặt giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt giữa năm học trong việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình PFIEV của sinh viên
H1: Có sự khác biệt giữa năm học đến ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của sinh viên
Bảng 4.3 Kiểm định sự khác biệt theo năm học
Tổng hình phương df Trung bình bình phương F Sig
Chương trình dạy 94.317 4 23.579 68.861 0.000 Đội ngũ cán bộ giảng viên 6.406 4 1.602 3.499 0.008 Danh tiếng của trường 6.424 4 1.606 3.037 0.018
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Kết quả phân tích giá trị Sig “Tài chính” và “Dịch vụ” đều lớn hơn 0.05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, vậy không có sự khác biệt giữa năm học với Quyết định học của sinh viên với độ tin cậy 95%
Các nhân tố còn lại có giá trị Sig < 0.05 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 Có sự khác biệt giữa năm học với Quyết định học của sinh viên với độ tin cậy 95%
Bảng 4.29 Thống kê mô tả “Chương trình giảng dạy”
Biến Tiêu chí Trung bình
CU1 Chương trình học tạo điều kiện cho sinh viên được học trao đổi, thực tập ở nước ngoài 3.75
CU2 Chương trình học được dạy bằng nhiều ngôn ngữ (Tiếng Việt,
CU3 Có 3 loại bằng cấp sinh viên theo học chương trình có thể nhận sau khi tốt nghiệp 3.76
Bộ GD&DT xác nhận văn bằng PFIEV tương đương trình độ
Thạc sĩ trong việc xét tuyển học tiếp lên trình độ cao hơn theo đúng ngành đào tạo
CU5 Trường sử dụng giáo trình giảng dạy và cung cấp các tài liệu học tập nước ngoài liên quan 3.77
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Giả thuyết H1: “Chương trình giảng dạy càng chất lượng, xác suất lựa chọn của sinh viên càng cao” được chấp nhận Yếu tố được xếp hạng thứ ba có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên với β = 0.252 Sinh viên có xu hướng chọn PFIEV vì chương trình giảng dạy chuẩn chương trình quốc tế, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo người học phát triển các kỹ năng và kiến thức để sống và làm việc trong một thế giới toàn cầu hóa với tư cách là công dân toàn cầu
Xét về các chỉ số Trung bình, mục CU2 và CU4 đạt được mức cao nhất (3.84 và 3.79) Chương trình giảng dạy có thể cung cấp một chương trình song ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ được giảng dạy thông qua các khóa học của họ, do đó chuẩn bị cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp đa văn hóa mạnh mẽ, là những kỹ năng rất quan trọng đối với nguồn lao động toàn cầu Việc cung cấp tài liệu học tập quốc tế rất quan trọng, sinh viên có thể truy cập vào các tạp chí học thuật, sách giáo khoa quốc tế và các bài báo nghiên cứu quốc tế được xuất bản gần đây để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức địa phương và toàn cầu, tăng khả năng nghiên cứu và học tập cho sinh viên
Bảng 4.30 Thống kê mô tả “Đội ngũ giảng viên”
Biến Tiêu chí Trung bình
AS1 Giảng viên có kỹ năng sư phạm tốt 3.85
AS2 Giảng viên có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt 3.81
AS3 Giảng viên có hiểu biết nhiều về các vấn đề trong nước và quốc tế, hiểu biết sâu sắc về nhiều nền văn hóa khác 3.76
AS4 Trường có nhiều giảng viên là người nước ngoài (GS
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Giả thuyết H2: “Chất lượng đội ngũ giảng viên càng tốt, xác suất lựa chọn của sinh viên càng cao” được giữ lại Yếu tố được xếp hạng thứ tư có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên với β = 0.241 Sinh viên quan tâm đến việc đội ngũ giảng viên, cần những người có thể trực tiếp cung cấp các kỹ năng và kiến thức thông qua các phương pháp giảng dạy và ngôn ngữ khác nhau từ đó phát triển năng lực liên văn hóa toàn cầu Chỉ số trung bình của AS1 đạt thỏa thuận cao nhất (3.85) Năng lực giảng dạy là rất cần thiết để cung cấp cho sinh viên những thực hành phù hợp nhất cho từng môi trường lớp học, dẫn đến quá trình tiếp thu kiến thức được cải thiện và thành tích học tập tốt hơn
Bảng 4.31 Thống kê mô tả “Danh tiếng”
RP1 Trường tôi là có chương trình đào tạo PFIEV được đánh giá tốt 3.60
RP2 Danh tiếng trường dẫn đầu trong cả nước về số chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế 3.65
RP3 Trường đảm bảo và được kiểm định chất lượng cấp quốc gia và quốc tế (CTI, ENAEE, EUR-ACE Master) 3.79
RP4 Chương trình PFIEV ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người học lựa chọn 3.55
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Giả thuyết H3 “Danh tiếng Chương trình càng tốt thì xác suất lựa chọn của sinh viên càng cao” được chấp nhận với mối tương quan (β = 0.266) và có ảnh hưởng cao nhất đến sự lựa chọn của sinh viên Yếu tố RP3 có chỉ số trung bình là 3.79, sinh viên có khả năng mong muốn được ghi danh vào trường Top đầu, đảm bảo cho họ các chứng chỉ bằng cấp quốc gia và quốc tế Kết quả danh tiếng bao gồm một số thành phần quốc tế của giáo dục đại học có ảnh hưởng đến triển vọng của các tổ chức giáo dục đại học
Giả thuyết H4 “PFIEV tài chính phù hợp, xác suất lựa chọn của người học càng cao” được chấp nhận Học phí càng cao, sinh viên càng phân vân về việc chọn theo học Học phí là mối quan tâm của sinh viên Việt Nam khi xem xét trường đại học và chương trình học Theo QĐ số 169/ĐHBK-ĐT ngày 29/08/2022, Học phí đối với sinh viên trúng tuyển vào Chương trình (PFIEV): 14,504,000 VNĐ/1 học kỳ
Bảng 4 32 Thống kê mô tả “Tài chính”
Biến Giá trị Trung bình
FA1 Trường minh bạch trong các khoản thu học phí và có thời hạn thanh toán học phí rõ ràng và linh hoạt 3.88
FA2 Trường có nhiều cách thức thanh toán học phí 3.68
FA3 Trường có nhiều cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên 3.94
FA4 Tôi chọn Chương trình PFIEV vì học phí ổn định, phù hợp với khả năng tài chính của gia đình tôi 3.83
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Biến Tài chính β = 0.192, giá trị trung bình cao nhất là FA3 “Trường có nhiều cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên” (3.94) đây là cơ hội để sinh viên nổ lực học tập, phát huy bản thân để dành các suất học bổng khẳng định năng lực và hỗ trợ tài chính cho gia đình “Trường minh bạch trong các khoản thu học phí và có thời hạn thanh toán học phí rõ ràng và linh hoạt” là 3.88 vì sinh viên muốn đảm bảo không có khoản phí bổ sung hoặc chi phí phát sinh xảy ra trong học kỳ
Bảng 4.33 Thống kê mô tả “Cơ hội việc làm”
Biến Giá trị Trung bình
Trường đào tạo ra sinh viên có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong chuyên ngành đã chọn, giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc thông qua khóa thực tập
JO2 Trường trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên làm việc ở môi trường đa văn hóa 3.65
JO3 Trường tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tăng cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia 3.68
JO4 Trường có liên kết với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ tìm việc cho sinh viên 3.62
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )
Giả thuyết H6 “PFIEV cung cấp nhiều cơ hội việc làm liên quan đến quốc tế, xác suất lựa chọn của sinh viên càng cao” được chấp nhận (β = 0.260)
Hiện nay, các tổ chức quốc tế, quốc gia ưu tiên chiến lược tuyển dụng trực tiếp, hợp tác với PFIEV để tuyển dụng sinh viên từ các tổ chức giáo dục Khi học chương trình PFIEV sinh viên được trau dồi kỹ năng cần thiết và liên văn hóa có tác động thuận lợi đến kỳ vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, cách tiếp cận hiệu quả nhất để sinh viên nhanh chóng áp dụng kiến thức học thuật vào thực tế tại vị trí thực tập
Giả thuyết H6 là “PFIEV cung cấp càng nhiều dịch vụ, xác suất lựa chọn của học sinh càng cao”, tuy nhiên với kết quả nghiên cứu, giả thuyết bị bác bỏ Các bài báo trước đây cũng tuyên bố việc cung cấp cơ sở hạ tầng và giảng viên chất lượng cao là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên vì nó có tác động trực tiếp đến tiến trình học tập Nhưng đồng thời, yếu tố này cũng được mô tả là thuật ngữ “vô hình” (Sapri, 2009), do đó rất dễ bị sinh viên bỏ qua Do đó, lý do trái ngược với giả thuyết ban đầu có thể được giải thích bởi hai lý do:
Sinh viên có thể quan tâm hơn đến các khía cạnh dịch vụ liên quan đến quá trình học tập của họ, ví dụ như chất lượng lớp học, chất lượng của thư viện Mặc dù dịch vụ đó cũng bao gồm các mặt hàng khác (chăm sóc sức khỏe, giao thông công cộng, ký túc xá chất lượng, nhưng không nhận được nhiều sự chú ý như các khía cạnh mà sinh viên thường xuyên sử dụng
Sinh viên tập trungvào những gì họ sẽ học được từ chương trình giảng dạy và giảng viên Trong trường hợp này, dịch vụ yếu tố ít liên quan đến sinh viên, vì học tập là ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên Với hai lý do trên, dịch vụ và sự lựa chọn PFIEV của sinh viên không có mối quan hệ
Bảng 4.34 Thống kê mô tả “Marketing”
Biến Giá trị Trung bình
MR1 Trường tổ chức nhiều buổi “Open day” cho người học tham quan, trải nghiệm 3.73
MR2 Trang web trường có đầy đủ thông tin, phát nhiều ấn phẩm miễn phí, bài báo, tạp chí, quảng cáo trên mạng xã hội: 3.76
MR3 Người thân trong gia đình: Bố mẹ, Anh chị em ruột (nếu có), họ hàng có tác động đến QĐ chọn Chương trình học của tôi 3.64
MR4 Bạn bè và thầy/cô THPT và các anh chị khóa trên (hiện đã học đại học) có tác động đến QĐ chọn Chương trình học của tôi 3.77
MR5 Bộ phận tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh của các trường 3.40
MR6 Tôi đã xác định nhu cầu của mình, tìm kiếm thông tin, đánh giá và chọn học tại trường đại học này 3.68
MR7 Lựa chọn học Chương trình PFIEV là quyết định đúng đắn của tôi 3.67
MR8 Tôi sẽ giới thiệu trường mình đã chọn với người khác 3.61
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả )