Vì vậy, dưới những bất cập đang tồn tại trong hoạt động Ban kiểm soát tại các NHTM, nên học viên chọn nghiên cứu đề án “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát quaHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BAN KIỂM SOÁT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Sự cần thiết của Ban kiếm soát trong ngân hàng thương mại cổ phần
Khoản 1 Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Luật số 17/2017/QH14 ngày 20 /11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung) quy định hình thức tổ chức của NHTM “Đối với ngân hàng thương mại trong nước thì được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.” 1 và theo khoản 1 Điều 6 Luật các TCTD năm 2024 có hiệu lực 1/7/2024 cùng có quy định nội dung tương tự
Hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính và xu hướng phát triển bền vững trên thế giới đã và đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam Trong bối cảnh đó buộc các ngân hàng thương mại phải nâng cao năng lực hoạt động, kiểm soát rủi ro
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế và truyền thống quản trị, cơ chế pháp lý của từng quốc gia, các thiết chế quản lý rủi ro có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau Ở Việt Nam, theo luật DN, việc thiết lập BKS tùy thuộc vào lựa chọn của nhà đầu tư đối với mô hình CTCP Tuy nhiên, BKS bắt buộc phải được thành lập khi CTCP có từ 11 cổ đông trở lên và các cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% trở lên tổng số cổ phần của công ty Đối với Ngân hàng TMCP, BKS được pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng “Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).” Như vậy Ban kiểm soát trong NH TMCP là một bộ phận được thành lập bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam
1 Khoản 1, Điều 6, Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung ngày 12/12/2017 Đối với NH TMCP thì yêu cầu về quản trị càng được chú trọng đặc biệt, do đặc thù ngoài mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận thì hệ thống ngân hàng còn có trọng trách giữ ổn định hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia Do vậy, BKS trong TCTD là một cơ quan quản trị nội bộ với yêu cầu tiêu chuẩn hoạt động cao, phức tạp hơn do BSK của doanh nghiệp
BKS trong NH TMCP ở Việt Nam được thiết kế là một “Cơ quan tư pháp” riêng trong cơ cấu quản trị nội bộ của NH TMCP có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá HĐQT và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông như TGĐ,
Ban tổng giám đốc vì lợi ích của cổ đông và của ngân hàng Xuất phát từ lý do này, quy định pháp luật về BKS đề cập tới các nội dung như: Nhiệm vụ và quyền hạn của BKS, Cơ cấu tổ chức của BKS, Điều kiện, tiêu chuẩn của Trưởng BKS và các thành viên BKS
Ban kiểm soát (BKS) là bộ phận giám sát nội bộ do luật định, có nhiệm vụ phát hiện sớm nhất các rủi ro của tổ chức tín dụng (TCTD) Để bảo vệ quyền lợi của cổ đông và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP), hoạt động của BKS cần được quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động, đảm bảo tính độc lập với Hội đồng quản trị (HĐQT) và Tổng giám đốc (TGĐ).
Nhằm đảm bảo nguồn lực cho BKS trong triển khai hoạt động giám sát, luật các TCTD tại khoản 1, Điều 41 có quy định “Tổ chức tín dụng phải thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng” 2
Việc luật cần đưa ra các quy định, cơ chế nhằm yêu cầu nhà quản trị, quản lý của ngân hàng như HĐQT, TGĐ cần thiết phải nhận thức đầy đủ vai trò, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ Tạo điều kiện nguồn lực, môi trường làm việc cho BKS hoạt động, chú trọng và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận này là rất cần thiết
2 Khoản 1, Điều 44, Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung 12/12/2017
Trong thực tế, NHNN luôn quan tâm đặc biệt đến chất lượng hoạt động giám sát nôi bộ của Ban kiểm soát tại ngân hàng Chiều ngày 11/8/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (TCTD) dưới sự chủ trì của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng Thống đốc có chỉ đạo tăng cường giám sát, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra, Thống đốc yêu cầu tăng cường hoạt động của Ban kiểm soát, nhất là hoạt động tự phát hiện, tự cảnh báo, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, hoạt động rủi ro tiềm ẩn của các TCTD
Hội nghị nhấn mạnh, Ban kiểm soát phải giám sát và kiểm soát chặt trong việc ban hành văn bản Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ TCTD trong việc thực hiện các quy định, chính sách, chỉ đạo của Nhà nước, của cơ quan quản lý trong hoạt động của TCTD, coi đây là việc làm thường xuyên, hàng ngày Đặc biệt, Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải nhận thức đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phát hiện rủi ro ở các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chủ động đề xuất giải pháp với Hội đồng quản trị, Ban điều hành nếu phát hiện có vấn đề…
1.2 Quy định về tổ chức Ban kiểm soát trong ngân hàng thương mại cổ phần
Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung quy định Ban kiểm soát (BKS) là cơ quan quản trị nội bộ, hoạt động độc lập của ngân hàng thương mại cổ phần Các thành viên BKS được cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm giám sát độc lập hoạt động quản trị, điều hành của ngân hàng để đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ.
Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có ít nhất 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định, trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác
Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc là bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của tổ chức tín dụng, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định tại Điều 45 Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung
Nhằm đảm bảo tính độc lập, minh bạch của BKS trong hoạt động quản trị ngân hàng tại khoản 2 Điều 34 có quy định những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ trong một tổ chức, hoặc công ty con mà có khả năng tác động, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của BKS trong hoạt động giám sát
Quy định về quyền, nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong ngân hàng thương mại cổ phần
Như những cơ sở lý luận về sự cần thiết của BKS trong NHTMCP như đã nhắc đến ở trên, BKS trong NHTMCP được thiết kế là một cơ quan quản trị nội bộ có nhiệm vụ giống như cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành của NHTMCP
Quy định hoạt động của BKS phải đảm bảo độc lập với hoạt động HĐQT và Ban TGĐ nhằm phục vụ cho Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông và phối hợp với NHNN trong việc thanh tra giám sát hoạt động của NHTMCP
Từ thực tế triển khai, có thể thấy việc đảm bảo an toàn của TCTD là một vấn đề toàn diện cần sự tham gia của nhiều bên liên quan Hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD vô cùng quan trọng, hoạt động này chỉ được đánh giá là hiệu quả khi chủ động nhận diện được rủi ro đối với hoạt động của TCTD thay vì chỉ giám sát tính tuân thủ Điều 45 Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung có quy định 10 nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát trong đó nổi bật nội dung tại mục số 1 “Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng trong việc quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.” 3 Đây là nội dung quan trọng và thách thức nhất cho BKS khi thực hiện nhiệm vụ, “Giám sát việc tuân thủ các quy định của phát luật” với một hệ thống lớn các văn bản quy định pháp luật, với đặc thù của ngành ngân hàng tính liên thông tác động qua lại nhiều ngành nghề lĩnh vực trong nền kinh tế thì đây là một thách thức rất lớn với
3 Điều 45, Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung ngày 12/12/2017
BKS Ví dụ như ngoài tổ chức giám sát các quy định tại luật TCTD thì các nội dung giám sát trong luật chứng khoán đối với ngân hàng là công ty niêm yết cũng sẽ thuộc phạm vi giám sát của BKS
Nhiệm vụ chính của Ban kiểm soát là thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát và đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của ngân hàng Tuy nhiên, việc quy định Trưởng Ban kiểm soát chỉ được "tham dự họp Hội đồng quản trị, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết" cùng với việc Ban kiểm soát không được tham gia điều hành không đảm bảo được mục đích hoạt động theo luật định là sự khách quan, độc lập và kịp thời trong quá trình giám sát.
Việc luật TCTD 2024 có hiệu lực 1/7/2024 tiếp tục tăng trách nhiệm cho BKS lên thể hiện sự kỳ vọng của các cơ quan nhà nước trong việc phát huy vai trò giám sát tại chỗ của các TCTD, tăng tính độc lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của Ban kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Điều 52, luật TCTD 2024 tiếp tục bổ sung chỉnh theo hướng tăng nhiệm vụ cho BKS lên thành 14 quyền hạn và trách nhiệm như “Giám sát các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, “Giám sát hoạt động quản trị, điều hành của TCTD trong việc tuân thủ pháp luật”
“Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 8 và 11 Điều này và các hành vi vi phạm về tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp, người có liên quan theo quy định của Luật này”4 đây là một nội dung quy định quyền hạn trách nhiệm rất đầy khó khăn thách thức cho BKS
Chỉ xét riêng nội dung khoản 6 để thực hiện đầy đủ, chất lượng giám sát như luật quy định là BKS giám sát TCTD tuân thủ “Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” đòi hỏi yêu cầu về nguồn lực con người, thời gian, công cụ giám sát của BKS là rất cao Đối với trách nhiệm của Trưởng BKS và các thành viên BKS, Điều 46 Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung có quy định 11 quyền và nghĩa vụ cho Trưởng BKS
4 Điều 52, Luật các TCTD 2024 ngày 18/01/2024 với nội dung chính là người đứng đầu BKS chịu trách nhiệm trong việc tổ chức và triển khai điều hành hoạt động của BKS theo trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại điều 45 “Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát; Bảo đảm các thành viên Ban kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban kiểm soát phải xem xét; Giám sát, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát.” 5
Luật TCTD 2024 bãi bỏ quy định thành viên BKS chuyên trách, thay vào đó quy định Trưởng BKS phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm Điều chỉnh này tăng nhiệm vụ giám sát của BKS và gia tăng trách nhiệm quản lý cho Trưởng BKS so với Luật TCTD 2010 Theo quy định, Trưởng BKS là người đại diện theo pháp luật của BKS, chịu trách nhiệm quản lý chung, tổ chức thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ của BKS.
Tại Điều 47 Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát có quy định 8 quyền và trách nhiệm của các thành viên BKS với nội dung là thành viên BKS có trách nhiệm tuân thủ trung thực, cẩn trọng các quy định pháp luật, điều lệ và quy định nội bộ BKS
Tuy nhiên với nội dung quy định của Điều 46, 47 trên cũng chưa chỉ rõ ra phạm vi, nguyên tắc hoạt động nhằm phân định được trách nhiệm trong nội bộ của BKS Hiện tại luật đang để mở nội dung này, và giao toàn quyền cho Trưởng BKS tổ chức triển khai Do vậy chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát đang phụ thuộc vào sự tuân thủ, năng lực điều hành, triển khai công việc của Trưởng BKS
5 Điều 46, Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung ngày 12/12/2017
Một đặc thù hoạt động chỉ có của ngành ngân hàng mà các ngành khác không có là song song với mục tiêu kinh doanh nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận dựa trên sự tuân thủ quy định của pháp luật nhà nước, thì hệ thống ngành Ngân hàng phải thực hiện trọng trách đồng thời nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế và giữ ổn định, an toàn, lành mạnh hệ thống tài chính quốc gia
Từ các phân tích tại Chương 1, kết hợp với thực tiễn áp dụng, tác giả sẽ đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Ban kiểm soát trong ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng nhà nước cần kịp thời nắm bắt, tổng hợp sự vận động các quy định pháp luật hiện hành trong thực tiễn nhằm có được những đánh giá hiệu quả chính xác, kịp thời điều chỉnh, bổ sung
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Thực trạng pháp luật về giám sát của Ban kiểm soát
Hiện tại, các quy định trách nhiệm công việc, phạm vi giám sát của BKS theo luật và các thông tư BKS với phạm vi rộng Tình hình kinh tế xã hội diễn biến nhanh và phức tạp, các quy định chuẩn mực ngân hàng ngày càng yêu cầu cao để đáp ứng công tác quản trị giám sát
Trong khi đó, các thành viên trong BKS của NHTM không được tham gia các hoạt động điều hành trong ngân hàng, nên thực tế hoạt động giám sát mang nhiều tính hình thức, không đánh giá đầy đủ, kịp thời Các thành viên BKS dễ bị tác động bởi HĐQT, Chủ tịch HĐQT, TGĐ của ngân hàng nên các quyết định mà Ban kiểm soát đưa ra có thể không thực sự đảm bảo sự khách quan, độc lập
2.1.1 Thực trạng pháp luật về đối tượng và nội dung giám sát của Ban kiểm soát a Giám sát Hội đồng quản trị
Theo Điều 45 Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung, BKS “Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng trong việc quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao” 6 Cũng tại văn bản này, tại Điều 43 có quy định “Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh tổ chức tín dụng để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu.” 7
6 Điều 45, Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung ngày 12/12/2017
7 Điều 43, Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung ngày 12/12/2017
Như vậy, nếu xét nhiệm vụ giám sát các hoạt động quản trị của BKS thì đối tượng mà BKS phải thực hiện giám sát là HĐQT
BKS được các cổ đông bầu tại ĐHĐCĐ, tuy nhiên hoạt động này thường bị các cổ đông và nhóm cổ đông lớn tác động, chi phối bằng việc đề cử người quen, dẫn đến BKS không thực sự độc lập với HĐQT, các quyết định của BKS thường không đảm bảo tính khách quan, độc lập
Tại khoản 2 Điều 65 TT13/2018 quy định cơ chế phối hợp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ của NHTM trong đó có nội dung “Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện các kiến nghị của Ban kiểm soát đối với Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên tại báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ (nếu có) và thông báo cho Ban kiểm soát về kết quả thực hiện kiến nghị.” 8 Thực tế, các thành viên HĐQT chưa chú trọng thậm chí tuân thủ các hoạt động quản lý rủi ro, thường các quyết định ưu tiên cho việc tìm kiếm lợi nhuận Các hoạt động quản lý rủi ro chủ yếu tập trung vào phát hiện, giảm thiểu rủi ro, các hoạt động nhận diện rủi ro còn mang tính hình thức và bị động nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động giám sát của BKS
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho hoạt động giám sát của Ban Kiểm soát chưa thực sự phát huy hiệu quả là việc thực hiện các kiến nghị của Ban
Kiểm soát từ HĐQT, Ban TGĐ còn mang tính hình thức và chưa triệt để, kịp thời
Theo Điều 63 VB 07/VBHN- VPQH có quy định 25 nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị nhưng trong đó không có quy định cụ thể nào về nhiệm vụ của HĐQT trong việc phải phối hợp, thực hiện các kiến nghị của BKS, cũng không có quy định trách nhiệm phối hợp với BKS giám sát TGĐ trong việc thực hiện các kiến nghị của BKS b Giám sát Ban TGĐ/TGĐ
Tương tự như ở mục trên, nếu xét nhiệm vụ giám sát hoạt động điều hành tổ chức tín dụng của BKS, và căn cứ theo Điều 48, 49 Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung thì đối tượng mà BKS phải thực hiện giám sát là TGĐ/GĐ
Một trong những điều kiện quan trọng để BKS thực thi quyền giám sát có hiệu quả là nhận được thông tin, tài liệu kịp thời và chính xác Điều 19 TT 13/2018 quy định về cơ chế trao đổi thông tin của NH TMCP đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
“Thông tin về mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình được trao đổi từ cấp cao xuống cấp dưới và đến các cá nhân, bộ phận có liên quan;
Hệ thống kiểm soát nội bộ là cầu nối chuyển tải thông tin về kết quả hoạt động từ cấp dưới như ban lãnh đạo, hội đồng quản trị, ngân hàng mẹ, ban kiểm soát, tổng giám đốc sang cấp cao hơn là trụ sở chính Thông tin này cung cấp cho cấp cao bức tranh tổng thể về rủi ro và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao gồm cả chi nhánh và đơn vị trực thuộc khác.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 65 TT13/2018 “Cơ chế phối hợp của Tổng giám đốc (Giám đốc), các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai và Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại NHTM” trong đó có nội dung nổi bật như TGĐ “Chỉ đạo bộ phận quản lý rủi ro và các bộ phận có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin về rủi ro để bộ phận kiểm toán nội bộ lập kế hoạch kiểm toán nội bộ; (iii) Tổng giám đốc (Giám đốc) tiếp nhận báo cáo nội bộ về kiểm toán nội bộ, tổ chức thực hiện các kiến nghị của Ban kiểm soát đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) tại báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ (nếu có) và báo cáo Ban kiểm soát kết quả thực hiện các kiến nghị.” 10
Trong thực tế, hoạt động trao đổi thông tin, kế thừa kết quả giám sát giữa 3 tuyến trong hệ thống KSNB trong thực tế rất yếu Việc sử dụng kết quả giám sát tuyến số 1, tuyến số 2 của BKS, bộ phận KTNB còn rất hạn chế Do BKS là bộ phận
9 Điều 19, TT 13/TT-NHNN 2018 ngày 18/05/2018
10 Khoản 3, Điều 65 TT 13/TT-NHNN 2018 ngày 18/05/2018 độc lập nên thực tế việc tiếp cận thông tin từ tuyến số 1, tuyến số 2 còn chưa thực sự kịp thời, chủ yếu diễn ra theo một chiều từ phía BKS yêu cầu cung cấp thông tin
Chiều cung cấp thông tin chủ động từ TGĐ/HĐQT tới BKS còn mang tính hình thức
Chưa có cơ chế kiểm soát để đảm bảo tính tuân thủ, chất lượng báo cáo, chất lượng cung cấp thông tin là từ phía TGĐ đến BKS
Việc thực hiện các kiến nghị của BKS của HĐQT cũng chưa có cơ chế để đánh giá về chất lượng Thực hiện các kiến nghị của BKS của HĐQT và TGĐ thường theo hướng chung chung, hoặc mang tính định hướng, tham khảo Đây cũng là một bất cập lớn cần có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của BKS trong NHTMCP
Định hướng hoàn thiện pháp luật về giám sát của Ban kiểm soát
Nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (BKS) là một trong những yêu cầu tất yếu để xây dựng và duy trì hiệu quả khuôn khổ quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) như hiện nay.
Thực thi quyền giám sát của Ban Kiểm soát chỉ thực sự hiệu quả khi các văn bản pháp luật hiện tại được liên tục thực hiện chuẩn hóa, hoàn thiện đáp ứng kịp thời tình hình thực tế Các quy định pháp luật phải thiết lập được hành lang pháp lý đảm bảo hoạt động giám sát của Ban kiểm soát là độc lập, khách quan nhằm phát hiện rủi ro mang tính hệ thống, ngăn chặn tổn thất kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cổ đông
Các quy định pháp luật cần đảm bảo việc bảo thúc đẩy, giám sát được tính tuân thủ thực thi các quy định pháp luật, ủng hộ nguồn lực từ Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong hoạt động quản lý rủi ro là một trong những cơ sở quan trọng để BKS thực hiện hiệu quả công tác giám sát của mình
Việc thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động của BKS tại NHTMCP nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập Việc loại bỏ tình trạng hình thức hóa BKS trong hoạt động giám sát tại NHTM cổ phần mới đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất là BKS
17 Kiểm tóa, cơ quan ngôn luật của KTNN, ngày 25/08/2016 bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cổ đông, cùng với NHNN thực hiện nhiệm vụ giữ ổn định hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia
Về định hướng của việc hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động giám sát của BKS trong NH TMCP cần:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện rà soát lại các quy định đã ban hành, việc này bao gồm kiểm tra và điều chỉnh các quy định hiện tại, cũng như thiết lập những quy định mới để quản lý, về cơ chế để đảm bảo tính đồng bộ trong các chính sách đối nhằm phát huy tính độc lập, minh bạch trong hoạt động giám sát của BKS
Thứ hai, cần nâng cao vai trò trách nhiệm của HĐQT, TGĐ trong việc cam kết thực thi các chính sách quản lý rủi ro thay vì chỉ chạy theo mục tiêu lợi nhuận
Việc chú trọng nguồn lực, công nghệ cũng cần được các NH TMCP quan tâm và đầu tư.