1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ PHẨM VI SINH PHÒNG CHỐNG NẤM BỆNH PHYTOPHTHORA SPP. TRÊN BƯỞI THANH TRÀ

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu và phát triển chế phẩm vi sinh phòng chống nấm bệnh Phytophthora spp. trên bưởi Thanh trà
Tác giả Nguyễn Bảo Hưng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Quang Linh, PGS. TS. Trương Thị Hồng Hải
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Khoa học Nông nghiệp
Thể loại Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 5,5 MB

Nội dung

1 TS Nguyễn Bảo Hưng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế- Công nghệ Sinh học -Thiết kế và triển khai thí nghiệm; xử lý số liệu; viết bài báo khoa học và báo cáo tổng kết -Điều tra thu m

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ -œ -

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

(Thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh tạo một số sản phẩm phòng chống bệnh hại cây trồng chủ lực khu vực miền Trung”)

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ PHẨM VI SINH PHÒNG CHỐNG

NẤM BỆNH PHYTOPHTHORA SPP TRÊN BƯỞI THANH TRÀ

MÃ SỐ ĐỀ TÀI:

Cơ quan chủ trì đề tài: ĐẠI HỌC HUẾ Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN BẢO HƯNG

Huế, 2021

Trang 2

Mẫu 6 Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ1 TÊN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu và phát triển chế phẩm vi sinh phòng

chống nấm bệnh Phytophthora spp trên bưởi

Thanh trà

2 MÃ SỐ

3 LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Khoa học Tự nhiên Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Khoa học Y, dược Khoa học Nông nghiệp Khoa học Xã hội Khoa học Nhân văn 4 LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU Cơ bản Ứng dụng Triển khai 5 THỜI GIAN THỰC HIỆN 24 tháng Từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023 6.1 TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI Tên tổ chức chủ trì: Đại học Huế Điện thoại: 0234.3845799 E-mail: bkhcn@hueuni.edu.vn Địa chỉ: 03 Lê Lợi, thành phố Huế Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì: PGS TS Nguyễn Quang Linh 6.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Tên tổ chức thực hiện: Viện Công nghệ sinh học Điện thoại: 0234-398-4382 E-mail: huib@hueuni.edu.vn Địa chỉ: Tỉnh lộ 10, Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Họ và tên thủ trưởng tổ chức thực hiện: PGS TS Trương Thị Hồng Hải 7 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ và tên: Nguyễn Bảo Hưng

Chức danh khoa học:

Địa chỉ cơ quan: 0234-3984382

Điện thoại cơ quan: 0234-3984382

E-mail: nguyenbaohung@hueuni.edu.vn Học vị: Tiến sĩ Năm sinh: 1986 Điện thoại di động: 0906545902 Fax:

8 NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao Chữ ký

X

Trang 3

1 TS Nguyễn Bảo Hưng

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế- Công nghệ Sinh học

-Thiết kế và triển khai thí nghiệm; xử lý số liệu; viết bài báo khoa học và báo cáo tổng kết

-Điều tra thu mẫu; phân lập, tuyển chọn và thử nghiệm các chủng VSV sản xuất enzyme; nghiên cứu và thử nghiệm chế phẩm

2 PGS.TS Trần Quốc Dung

Trường Đại học Sự phạm, Đại học Huế - vi sinh vật học

-Thu thập mẫu bệnh; đánh giá khả năng phòng chống bệnh trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo; nghiên cứu phụ gia và phương pháp bảo quản chế phẩm

3 PGS.TS Trần Thị Thu Hà

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế-Bảo vệ thực vật

-Định danh các chủng VSV sản xuất enzyme β-glucanase; đánh giá khả năng phòng chống bệnh trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo; nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm trên cây Thanh Trà; Xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm

4 TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế-Bảo vệ thực vật

-Điều tra tình hình bệnh chảy gôm ở một số tỉnh miền trung; điều tra thực trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm phòng chống bệnh chảy gôm trên bưởi Thanh trà; định dạnh VSV sản xuất Chitinase; phân lập và tuyển chọn các chủng VSV sản xuất enzyme β-glucanase;

5 TS Nguyễn Quang Đức Tiến

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế-Công nghệ Sinh học

-Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thu enzyme cao nhất

6 Th.S Nguyễn Quang Hoàng Vũ

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế-Sinh lý thực vật, Công nghệ Sinh học

- Điều tra tình hình bệnh chảy gôm ở một số tỉnh miền trung; điều tra thực trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm phòng chống bệnh chảy gôm trên bưởi Thanh trà; phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng VSV sản xuất Chitinase, β-glucanase; đánh giá khả năng phòng chống bệnh trong điều kiện

in-vitro; nghiên cứu điều kiện nuôi cấy

thu enzyme cao nhất; nghiên cứu phương pháp bảo quản chế phẩm

7 Th.S Hoàng Thị Ngọc Hân

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế-Bảo vệ thực vật

- Thư ký đề tài; xử lý số liệu; viết báo cáo

- Điều tra tình hình bệnh chảy gôm ở

Trang 4

một số tỉnh miền trung; phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng VSV sản xuất Chitinase, β-glucanase; đánh giá khả năng phòng chống bệnh trong điều

kiện in-vitro; nghiên cứu điều kiện nuôi

cấy thu enzyme cao nhất; nghiên cứu dung dịch phụ gia và phương pháp bảo quản chế phẩm; xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm

8 Th.S Nguyễn Thị Diễm

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế- Công nghệ Sinh học

- Điều tra tình hình bệnh chảy gôm ở một số tỉnh miền trung; thu thập mẫu bệnh; phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng VSV sản xuất Chitinase; đánh giá khả năng phòng chống bệnh trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo; nghiên cứu phụ gia bảo quản chế phẩm; nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm

9 Th.S Nguyễn Thị Thanh Huyền

THPT chuyên Lê Quý Đôn, tp Đông Hà, Quảng Trị

- Điều tra thực trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm phòng chống bệnh chảy gôm trên bưởi Thanh trà; thu thập mẫu bệnh; định danh các chủng VSV sản xuất β-glucanase; đánh giá khả năng

phòng chống bệnh trong điều kiện

in-vitro và lây nhiễm nhân tạo; nghiên cứu

điều kiện nuôi cấy thu enzyme cao nhất; nghiên cứu phương pháp bảo quản chế phẩm; nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm; xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm

10 KS Võ Thị Ngọc Trai

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế- Công nghệ Sinh học

- Điều tra thực trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm phòng chống bệnh chảy gôm trên bưởi Thanh trà; Phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng VSV sản xuất chitinase và β-glucanase; đánh giá khả năng phòng chống bệnh

trong điều kiện in-vitro; nghiên cứu

điều kiện nuôi cấy thu enzyme cao nhất; nghiên cứu dung dịch phụ gia và phương pháp bảo quản chế phẩm; nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm; xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm

9 ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên người đại diện đơn vị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ - Điều tra thực trạng bệnh và thu mẫu bệnh trên cây Thanh Ông Lê Văn Anh

Trang 5

- Phối hợp triển khai mô hình thử nghiệm các chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh hại cây Thanh trà tại Thừa Thiên Huế

Công ty TNHH nhà nước MTV Lâm Nghiệp Tiền Phong

- Phối hợp cung cấp cây giống Thanh trà để làm các thí nghiệm lây bệnh nhân tạo và thử nghiệm chế phẩm

Ông Tôn Thất Ái Tín

Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phối hợp điều tra thực trạng bệnh và thu mẫu bệnh trên cây Thanh trà ở Thừa Thiên Huế

- Phối hợp triển khai mô hình thử nghiệm các chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh hại cây Thanh trà tại Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Ngọc Phi

10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

10.1 Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê

danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Giới thiệu về cây bưởi Thanh trà

Với đặt trưng khí hậu ở miền trung là kiểu khí hậu của vùng chuyển tiếp giữa miền bắc và miền Nam, điền kiện đất đai địa hình ở vùng này khá đa dạng, chính yếu tố này đã tạo ra sự đa dạng sinh học cũng như sự đa dạng trong quỹ gen của cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng (Quảng và cs., 2010) Theo thống kê, ở đây có khoảng 35 họ và 93 loài cây ăn quả khác nhau, và rất nhiều giống đặc hữu mà bưởi Thanh trà là một trong những loài như vậy ở khu vực miền trung (Thảo và cs., 2012)

Tại một số tỉnh miền trung nói chung và Thừa thiên Huế nói riêng, Bưởi Thanh trà (Citrus grandis L.)

là giống bưởi đặc sản đã tồn tại và phát triển từ lâu đời Ở Huế, nó trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô, giống bưởi này nổi tiếng với hương vị thơm ngon đặc biệt, và chỉ có một số vùng có khí hậu và thổ nhưỡng nhất định ở một số tỉnh Miền Trung mới có thể trồng được, và khi ở các vùng khác không trồng được (Ái và cs., 2007) Các địa phương có diện tích trồng loại cây này nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào phần diện tích đất phù sa bồi đắp dọc sông tại các địa phương đó, cũng như yếu tố khí hậu phù hợp để tạo ra hương vị đặt trưng của nó so với các giống bưởi khác (Quảng và cs., 2010)

Hiện nay, bưởi Thanh trà được tìm thấy không những trồng ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, mà còn ở Tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị Hiện trạng trồng bưởi Thanh trà ở Huế từ xưa đến nay không thay đổi nhiều, chỉ phát triển với quy mô rộng hơn theo thời gian Vì giống cây này chỉ cho chất lượng và mùi vị đặt trưng nhất khi trồng trên đấy phù sa dọc các con sông, do đó bưởi Thanh trà được trồng chủ yếu trên các diện tích đất bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi Theo số liệu thống kê gần nhất, diện tích trồng loại cây ở Tỉnh Thừa Thiên Huế là 1114ha, phân bố chủ yếu ở các huyện: Phong Điền, 258ha; Hương Trà, 481ha; Quảng Điền, 50ha, Phú Lộc, 60ha; thị xã Hương Thủy, 105ha, và cả ở thành phố Huế (Phường Thủy Biều, 147ha) (Ca, 2009; Sở NN&PTNT T.T.Huế, 2020) Ở Quảng Nam, theo sô liệu thống kê mới nhất diên tích bưởi Thanh trà ở đây là hơn 230ha, với khoảng 40.000 cây đã được trồng, cho sản lượng hằng năm đạt 700 tấn quả thành phẩm Cây bưởi Thanh trà ở đây được trồng nhiều nhất ở xã Tiên Hiệp thuộc huyện Tiên Phước (45ha, sản lượng 200 tấn/năm), ngoài ra còn được trồng ở các huyện khác như Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, Tiên Cảnh, Tiên Lộc thuộc huyện Tiên Phước (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Phước, Quảng Nam 2021); ở Quảng Trị được trồng ở thôn Thiện Phước, huyện Triệu Phong (Báo Quảng trị, 2021) Tuy nhiên, sự biến dị về mặt hình thái ở bưởi Thanh trà giữa các vùng khác nhau rất lớn, độ đồng nhất của giống thấp, có nhiều dạng kiểu hình mới xuất hiện làm giảm chất lượng của quả (Quảng và cs., 2010)

Trang 6

Tình hình nghiên cứu bệnh chảy gôm do phytophthora trên cây có múi và cây bưởi Thanh trà

Theo báo cáo của Cúc và cộng sự (2002), kết quả điều tra đã được công bố và kết quả điều tra bệnh

hại trên cây ăn quả đã xác định 13 loài Phytophthora ở Việt Nam gây hại trên cây sầu riêng, hồ tiêu, dứa,

cây ăn quả có múi, khoai sọ, khoai tây, cà chua, thuốc lá, cao su, mận, dừa, ca cao, nhãn (Cúc và cs., 2002) Có khoảng 169 loài sâu bệnh được ghi nhận trên các loài cây ăn quả có múi ở nước ta mà bệnh chảy gôm là bệnh gây nhiều thiệt hại kinh tế nghiêm trọng (Nhượng và cs., 2003) Theo một nghiên cứu

Sơn và cs (2005) bệnh chảy gôm do Phytophthora spp gây hại trên cây có múi ở một số tỉnh Miền Bắc là

một trong những bệnh hại nguy hiểm không chỉ trên cây có múi ở Việt Nam mà còn nhiều vùng trồng cây

có múi trên thế giới Những triệu chứng của bệnh do Phytophthora spp gây ra là chảy gôm, thối quả, thối

rễ, nứt thân cành, mạch gỗ hóa nâu làm suy tàn vườn cây, quả rụng, lá vàng, cây chết Đăc điểm của

Phytophthora spp là hình thành dạng bào tử động và bào tử nghỉ tồn tại lâu dài trong đất, và từ đất bệnh

xâm nhiễm lên các bộ phận của cây; tác động của bệnh rất mạnh cnên việc phòng trừ gặp rất ít hiệu quả

nếu như bệnh đã lan rộng Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa theo chu kỳ vòng đời của Phytophthora

spp cũng như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp Loài gây bệnh chảy gôm trên cây có múi thường được

định danh là 1 trong 2 loài Phytophthora parasitia và Phytophthora citrophthora Về hình thái

Phytophthora spp trên môi trường nhân tạo khoai tây- đường dextrose, Phytophthora parasitia tạo tản

hình thái mạng nhện, sợi có nốt phồng, khúc khuỷu, xoắn, bào tử quả thanh yên, quả lê có núm nổi rõ, hậu

bào tử có vách dày, hình thành nhiều Trong khi, Phytophthora citrophthora có tản hình sao, sợi nấm nhỏ

hơn, nhẵn, ít phân nhánh, ít hình thành hậu bào tử Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở nhiệt độ 70C sợi nấm của cả hai loài này ngừng phát triển và lan rộng, nhưng ở nhiệt độ từ 35-370C là nhiệt độ

4-thường thấy ở các tỉnh Miền Trung nước ta, sợi nấm của loài P citrophthora ngừng phát triển nhưng P

parasitia vẫn phát triển (Sơn và cs., 2005; Hiệp và cs., 2007)

Cây Bưởi Thanh trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang bị thiệt hại nghiêm trọng do sự lây

lan nhanh của Phytophthora sp., dẫn đến thiệt hại lớn cho người trồng Theo số liệu thống kê tháng 10

năm 2020 thì có khoảng 211 ha bưởi Thanh trà ở Thừa thiên Huế đang nhiễm bệnh chảy gôm và tập trung ở các vùng Phong Điền, Hương Trà và thành phố Huế Trong đó, tỉ lệ bệnh chiếm 20-30% cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, điều này cho thấy tình trạng bệnh không có chiều hướng giảm (Sở NN&PTNT T.T.Huế, 2019; 2020) Ở các báo cáo thiệt hại của cây Thanh trà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng chỉ ra lây lan của bệnh chảy gôm vào mùa mưa, khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Phước, Quảng Nam., 2021)

Tình hình sử dụng thuốc hoá học và chế phẩm vi sinh- enzyme trong phòng trừ bệnh chảy gôm

trên cây có múi và cây bưởi thanh trà

Để tìm ra biện pháp điều trị bệnh chảy gôm, các nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp hoá học, được áp dụng để phòng và điều trị bệnh cho cây Thanh trà Ví dụ sử dụng các loại thuốc như, Ridomil Gold 68 WP, Phosphorous acid hay Fosetyl Aluminium Aliette 80WP, Ridomil MZ 72WP (Triều, 2018) có nguồn gốc hoá học để phun và tiêm cho cây Các loại thuốc này tuy có hiệu quả nhanh nhưng hiệu quả điều trị lâu dài vẫn còn hạn chế và tác động của các chất hoá học trên đến môi trường sống cũng như sức khoẻ con người đã đươc ghi nhận Sau khi xử lý, dư lượng của hoá chất có thể tồn tại trong khu vực sinh sống của các hộ nông dân cũng như trong sản phẩm trái Thanh trà và Và những vấn đề về dư lượng hoá chất này mặc dù đã được cảnh báo nhưng chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào cho vấn đề này

Các nghiên cứu về sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh nói chung và bệnh Phytophthora

spp nói riêng đang tiến hành trên các phòng thí nghiệm về bệnh cây trải khắp nước ta Trong đó nấm

Trichoderma, vi khuẩn Bacillus subtilis được sử dụng như chế phẩm phòng trừ đã được nghiên cứu và

từng bước đưa vào thử nghiệm (Thám và cs., 2010; Thư và cs., 2018) Theo như số liệu điều tra bệnh chảy gôm, và ứng dụng điều trị nó, có thể thấy hiệu quả chưa cao và chưa kiểm soát được tình hình bệnh nói chung (Sở NN&PTNT T.T.Huế, 2019; 2020)

Trang 7

Các báo cáo công bố, trên hồ tiêu cho thấy hiệu quả phòng trừ của nấm Trichoderma lên

Phytophthora sp có hiệu quả cao, hiệu lực phòng trừ 81,25%, nếu xử lý với liều lượng 10-15g cho một

gốc tiêu, và xử lý nhắc lại 4 lần trong năm Có 4 cơ chế tác động đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng: 1: Tác động của enzyme: Nấm

Trichoderma có thể tiết ra những loại men gây suy biến thành nấm gây bệnh như enzyme β (1-3) –

glucanase và chitinase 2: Cơ chế cạnh tranh: Nấm Trichoderma có thể biểu hiện tính đối kháng thông qua việc cạnh tranh với nấm gây bệnh cây về dinh dưỡng, nơi cư trú Nấm Trichoderma thường định cư trước

so với nấm gây bệnh cây trồng (Thư và cs., 2018); 3: Cơ chế ký sinh: Hiện tượng ký sinh của nấm

Trichoderma được R Weindling mô tả từ năm 1932 và gọi là hiện tượng “giao thoa sợi nấm”, dưới kính

hiển vi điện tử cho thấy cơ chế chính ở vùng “giao thoa sợi nấm” là sự xoắn của sợi nấm Trichoderma

quanh sợi nấm vật chủ, sau đó xảy ra hiện tượng thuỷ phân thành sợi nấm vật chủ Chất chitin ở xung

quanh nơi xâm nhập của nấm Trichoderma tan rã tạo thành nhiều lỗ thủng ở thành sợi nấm vật chủ Nấm

Trichoderma phát triển ở trong sợi nấm vật chủ làm cho chất nguyên sinh của chúng bị thủy phân từng

phần hoặc hoàn toàn Hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma đã quan sát được đối với các nấm

Rhizoctonia solani; Sclerotina sclerotiorum, Sclerotina rolfsii, S minor, Phytophthora debaryanum, Phytophthora parasitica (Thanh và cs., 2010); 4: Cơ chế kháng sinh: Nấm Trichoderma sinh ra một số

kháng sinh như Glitoxin, Vindin….ức chế sự phát triển sợi nấm của các nấm gây bệnh cây, nhưng với mức độ khác nhau

Về hiệu quả của chế phẩm cũng như cơ chế tác động của vi khuẩn Bacillus subtilis chưa có nhiều

nghiên cứu, chưa thật sự có một nghiên cứu nào phân tích rõ hiệu quả cũng như tác động của nó (Thư và cs., 2018)

Song, các nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học trong phòng và trị bệnh trên cây bưởi Thanh trà này ở Việt Nam ta còn rất ít và hầu như chưa có kết quả nào cho thấy tính hiệu quả Và hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào về chế phẩm vi sinh vât sinh các loại enzyme có bản chất mycolytic được ứng dụng trong điều trị bệnh chảy gôm Nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng đã phân lập được một số chủng

Trichoderma spp và Bacillus spp tuy nhiên tác dụng đối kháng của các chủng vi sinh vật này đối với

bệnh Phytophthora spp gây bệnh chảy gôm trên cây Thanh trà cho thấy chưa đạt hiệu quả tối ưu Với

mong muốn phát triển một loại chế phẩm có có hiệu quả phòng trừ bệnh tốt và lâu dài hơn, nhóm đã đề xuất nghiên cứu này Chúng tôi dự định tiếp tục sàng lọc và tìm kiếm những chủng vi sinh vật tối ưu hơn

trong sinh enzyme ức chế bệnh Phytophthora spp Việc sử dụng chế phẩm vi sinh bao gồm các loại vi sinh

vật tiết các enzyme mạnh, hứa hẹn sẽ mang lại một hiệu quả ức chế cao trong việc phòng và điều trị bệnh

do Phytophthora spp gây ra trên cây Thanh trà Đây hứa hẹn sẽ là một giải pháp hiệu quả, thân thiện với môi trường và con người trong việc phòng và điều trị bệnh do Phytophthora spp gây ra trên cây Thanh

trà

Tài liệu tham khảo

1 Đoàn Nhân Ái, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Hà (2007) Tuyển chọn cây đầu dòng của một số cây ăn quả có giá trị cao ở Thừa Thiên Huế: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế

2 Báo Quảng Trị Khôi phục cây bưởi Thanh trà Thượng Phước te/modid/419/ItemID/156774/title/Khoi-phuc-cay-buoi-thanh-tra-Thuong-Phuoc

http://www.baoquangtri.vn/Kinh-3 Bộ nông nghiệp và PTNT (2012) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật gây hại trên cây ăn quả có múi QCVN-119-2012/BNNPTNT

4 Chi NM, Thu PQ, Hinh TX, Quan DT, Nam NV (2019) Fungal composition belonging Pythiaceae causing root rot disease on citrus in Quang Ninh Province Vietnam Sci Tech J Agric Rural Dev

Trang 8

3:97–103 5 Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Phước, Quang Nam Thêm 04 sản phẩm OCOP Tiên Phước

được công nhận 4 sao cấp tỉnh http://tienphuoc.quangnam.gov.vn/Default aspx?t abid= 109&Group=265& NID =4419&them-4-san-pham-ocop-tien-phuoc-duoc-cong-nhan-4-sao-cap-tinh

6 Đỗ Đình Ca (2009) Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen một số giống bưởi đặc sản Thanh trà, Phúc Trạch tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7 Nguyễn Thị Thu Cúc, Phạm Hoàng Anh (2002) Dịch hại cam quýt, chanh, bưởi (Rutaceae) &

IPM, NXB Nông nghiệp TP HCM

8 Đinh Minh Hiệp, Phạm Thị Ánh Hồng, Nguyễn Tiến Thắng và Ngô Kế Sương (2007), Khảo sát khả năng đối kháng in vitro của các chủng nấm Trichoderma đối với 3 loại nấm gây bệnh cây

trồng (Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Phytophthora palmivora), Báo cáo Hội nghị khoa

học Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh không gây ô nhiễm môi sinh, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP HCM, tr 84-90

9 Vũ Triệu Mân (2007) Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội

10 Vũ Khắc Nhượng Nấm Phytopthora gây hại bưởi Phúc Trạch Tạp chí Bảo vệ thực vật số 4/2003,

trang 41 11 Nicetic O, Phạm Văn Lầm, Ngô Tiến Dũng, Định Văn Đức (2008) Sâu bệnh hại phổ biến và thiên

địch trên cây ăn quả có múi NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 12 Hoàng Tấn Quảng, Phạm Thị Diễm Thi, Trương Thị Bích Phượng, Nguyễn Hoàng Lộc (2013)

Nghiên cứu đa dạng di truyền của bưởi Thanh Trà (Citrus grandis (L.) Osbeck) bằng chỉ thị SSR

Báo cáo toàn văn Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2013 (Quyển 2): 1012-1016 13 Quang HT, Van HTA, Trung NV, Phuong TTB, Loc NH (2010) Genetic variability of “Thanh tra”

pummelo (Citrus grandis Osbeck) in Hue, Vietnam Vietnamese J Biotechnol 8(3B): 1333-1341

14 Nguyễn Thị Kim Sơn, Nguyễn Duy Hưng Nghiên cứu bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora spp

Hại trên cây ăn quả có múi ở một số tỉnh Miền Bắc và biện pháp phòng trừ Tạp chí BVTV số 2/2005, trang 10

15 Sở nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế (2019) Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn /?gd=1&cn=28&tc=11812

16 Sở nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế (2020) Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn /?gd =1&cn=248&tc=22233

17 Cái Văn Thám và cộng sự (2010) Thử nghiệm chế phẩm sinh học Trichoderma và sản phẩm

phosphonate phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây bưởi Thanh trà của Thừa Thiên Huế Đề tài cấp Tỉnh T.T.Huế

18 Dang Vu Thi Thanh, Ngo Vinh Vien and Andre’ Drenth (2010) Phytophthora Diseases in

Vietnam

19 Hoàng Thị Dạ Thảo (2012) Hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà ở phường Thủy Biều, Thành phố Huế Luận án tốt nghiệp Đại học kinh tế, Đại học Huế

Trang 9

20 Nguyễn Ngọc Anh Thư và cộng sự (2018) Đánh giá hiệu quả sử dụng vi khuẩn đối kháng phòng

trừ bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmivora và Fusarium solani gây ra trên cây có múi ở điều

kiện nhà lưới Tạp chí KHCN Nông nghiệp Việt Nam 1(86) 21 Trịnh Đình Triệu (2018) Điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi Phúc Trạch và nghiên

cứu biện pháp phòng trị bệnh Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế

10.2 Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê

danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Tình hình sản xuất cây có múi nói chung

Nhóm cây ăn quả thuộc chi Citrus là một trong những nhóm quan trọng nhất của cây ăn quả trên toàn

thế giới, thuộc họ Rutaceae bao gồm 140 chi và 1300 loài phân bố khắp nơi trên thế giới Nó là các loại cây sống lâu năm được trồng trên 100 quốc gia (Saunt 1990) Phổ biến nhất có thể kể đến là cam, chanh, quýt là nhóm cây ăn quả xếp vị trí thứ 3 sau táo và chuối Sản lượng ước đạt khoảng 100 triệu tấn/năm trải

rộng trên một diện tích trên 7,2 triệu ha (Savita và Nagpal, 2012) Bưởi Thanh trà (Citrus grandis L.) là

một trong những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao thuộc cây có múi (Citrus) Do tính đặc hữu của cây Thanh trà chỉ thích hợp phát triển ở một số vùng canh tác nhất định, nên tổng sản lượng toàn cầu của loại trái cây này chỉ đạt khoảng 8 triệu tấn /năm trong khi các loài cây có múi khác như cam quýt vượt 100 triệu tấn /năm, các loại chanh đạt trên 15 triệu tấn /năm (Timmer và cộng sự 2003; Anonymous, 2016)

Tổng quan chung về tình hình bệnh cây

Trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng không ổn định, làm cho tình hình bệnh thực vật cũng có những biến đổi mạnh về kiểu hình bệnh cũng nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh Tình hình bệnh hại đe doạ an ninh lượng thực toàn cầu trong thời điểm hiện tại và tương lai, đây là một vấn đề đang được các nguyên thủ quốc gia dành nhiều thời gian để thảo luận và tìm ra giải pháp để tháo gỡ Việc quản lý cũng như nghiên cứu tình hình dịch bệnh ở thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu này (Nelson, 2020)

Các nhà khoa học về bệnh thực vật làm việc trên khắp thế giới đang cùng nhau làm việc vì một thỏa thuận chung là bảo đảm an ninh lương thực cho con người, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao sự ổn định của hệ thống sản xuất lương thực (HLPE, 2019)

Mặc dù báo cáo hằng năm của các nước đề cho thấy sản lượng lương thực tăng mạnh trong thời gian gần đây nhờ vào việc áp dụng nhiều biện pháp khoa học và kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn gần 1 tỷ người vẫn đang bị suy dinh dưỡng, và số người thiếu đói đang tăng trở lại sau nhiều thập kỷ giảm xuống (FAO, 2019), dịch bệnh cây gây ra việc giảm 10-16% sản lượng lương thực hằng năm, và sự thất thoát sản lượng này cũng góp phần làm nạn thiếu đói trở nên trầm trọng (Oerke 2006; Strange và Scott 2005; Alexander và cs 2017) Thiệt hại của việc mất mùa do sâu bệnh là rất lớn, gây thiệt hại về an ninh lương thực toàn cầu và địa phương (Savary và cs 2017)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, bên cạnh mặt tích cực về lợi ích kinh tế mà nó mang lại, sự lây lan nhanh chóng của các mầm bệnh trong đó có bệnh thực vật là mặt tiêu cực Sự lây lan này nằm ngoài sự kiểm soát của nông dân cũng như các nhà nghiên cứu, cần sự tham gia quản lý từ các phía chính phủ với sự tư vấn của các chuyên gia quản lý dịch để kiểm soát và tránh những thiệt hại do sự di cư mầm bệnh gây ra (Nelson, 2020) Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến cường độ và tổn thất của bệnh hại cây trồng, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, khí hậu một các bất thường theo hướng cực đoan làm cho các mầm bệnh hại cũng có diễn tiến khác thường mà con người không kịp tìm ra phương pháp phòng trừ

Trang 10

Những quy định mới theo chiều hướng hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để bắt kịp xu hướng bảo vệ môi trường của các nước đưa ra đang làm giảm sự sẵn có của các lựa chọn thuốc trừ sâu, vì môi trường và sức khỏe của con người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất hóa học đang được sử dụng Bên cạnh đó, thị phần của sản xuất lương thực theo hướng hữu cơ đang tăng lên nhanh chóng theo số lượng người tiêu dùng không muốn thực phẩm của họ bị phun thuốc thuốc trừ sâu tăng lên Sự dồi dào của nguồn gen kháng đối với nhiều loại cây trồng cũng như ở các sinh vật có tính đối kháng mạnh với nguồn bệnh đã được xác định thông qua các công bố của các nghiên cứu quốc tế, và là một tài sản để nhà nghiên cứu bệnh học thực vật, nhà di truyền học và nhà lai tạo trên toàn thế giới tạo ra được các sản phẩm hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh dịch trên cây trồng (Nelson, 2020) Và cũng không thể loại trừ các yếu tố nhiều loại thuốc trừ sâu, bao gồm thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu hại được sử dụng để kiểm soát các vật trung gian truyền bệnh, đang trở nên kém hiệu quả vì dịch bệnh phát triển để vượt qua ngưỡng tác dụng của hóa chất đó (Anderson và cs 2004)

Tình hình nghiên cứu bệnh chảy gôm do Phytophthora trên cây có múi

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến rễ và bệnh chảy mủ trên cây có múi cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến

năng suất và sản lượng loại cây này, và Phytophthora spp là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất (Graham và Feichtenberger 2015; Timmer và cs 2003) Phytophthora spp gây bệnh cho cây có múi ở mọi giai đoạn

phát triển và có thể lây nhiễm ở tất cả các bộ phận của cây, bao gồm rễ, thân, cành, lá và quả Các dạng thối rễ, thối chân, thối nâu ở trái, cành cây và lá bị chết và thối ở cây con (tắt ngọn) có thể được coi là các

triệu chứng khác nhau của bệnh chảy gôm và tất cả đều do Phytophthora spp gây ra (Graham và cs 2003)

Do đó, từ những năm 1965-1984 các nhà khoa học tại các vùng khác nhau của Gruzia thuộc Liên Xô cũ đã bắt đầu các nghiên cứu về loại bệnh này Theo một số tác giả thì các giống chống chịu bênh tốt là: chanh Dioskhurya, quýt Cleopatra, bưởi chùm Ruffert và bưởi 19428 (Erwin và Ribeiro 1996) Theo Donalde

Erwin Olay và K Ribere thì có tới 12 loài Phytophthora khác nhau gây bệnh chảy gôm trên cây ăn quả có múi và phổ biến nhất là Phytophthora citrophthora Ngoài cây có múi, nấm Phytophthora còn gây hại ở một số cây trồng khác như cao su, sầu riêng, ca cao,… Phytophthora có khoảng 60 loài khác nhau gây

bệnh cho cây trồng (Erwin và Ribeiro 1996) Trong một số trường hợp, cùng một loài nhưng có thể gây nên hàng loạt bệnh khác nhau trong cùng một mùa vụ và cả các mùa vụ khác nhau Sự hiểu biết về những

dạng triệu chứng bệnh điển hình là hết sức quan trọng nhằm nhận biết bệnh do nấm Phytophthora, sự phát

triển, chu kỳ sống và chu kỳ bệnh từ đó đưa ra các chiến lược phòng trừ bệnh một cách thích hợp Việc phòng trừ bệnh một cách hiệu quả nhất thiết phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về sinh vật gây bệnh bao gồm kiểu sống, lan truyền, phạm vi ký chủ và vai trò của yếu tố môi trường trong chu kỳ bệnh (Guest và cs., 1995)

Phytophthora thuộc lớp nấm noãn, thuộc bộ Peronosorales trong ngành Oomycota Chi này phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, Phytophthora đã được nghiên cứu tại các vùng ôn đới và á nhiệt đới, vì là vật

chủ gây bệnh phổi biến và nghiêm trọng trên cây trồng ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt các loài cây

ăn quả có múi Các loài nấm này có thể kể đến là P palmivora gây hại thối rễ và chảy gôm cây có múi

thối trái cây ca cao, thối đỉnh sinh trưởng họ cau, thối gốc chảy gôm và thối trái sầu riêng, thối miệng cạo, xì mủ cây cao su (Drenth và Barbara, 2011)

Có thể kể ra ở đây các triệu chứng gây nên của Phytophthora spp Ví dụ như: Triệu chứng loét cây: nhiều loài Phytophthora có thể gây loét trên thân cây ký chủ, hiện tượng loét có những tên khác nhau như:

loét sọc ở cây quế, loét đốm ở cây sầu riêng, loét thân ở cây cacao… với biểu hiện đầu tiên là những đốm đẫm nước ở trên bề mặt vỏ, mô vỏ biến màu và rỉ ra những dịch màu nâu đỏ Nếu đốm bệnh trên những

cành non của cây thì gây hiện tượng khô cành Ngoài ra, nấm Phytophthora còn gây cháy lá, thối quả, thối

thân ngầm…Thối cổ rễ: còn gọi thối chân, thường phát hiện tại gốc hoặc sát dưới mặt đất Sự nhiễm bệnh thường có xu hướng di chuyển xuống phía rễ gây gây thối mô vỏ và làm biến màu thân dưới Vùng vỏ bị bệnh thường có hình dạng không đồng nhất, sự xuất hiện bệnh đầu tiên là những đốm dạng thấm nước, sau đó khô, hơi lõm và nứt ở phần vỏ, vỏ chuyển sang màu nâu tối Thối rễ ở cây con: mầm cây thường

Trang 11

gặp phải hiện tượng thối rễ và chết rạp, triệu chứng đầu tiên là cây con bị héo và úa vàng, những lá mới thường nhỏ, có màu xanh nhạt, mô rễ bị bệnh thường mềm, rễ bị thối dẫn đến thiếu rễ và thiếu chóp rễ

khoẻ Trên thế giới đã xác định được một số loài Phytophthora spp như P palmivora ở Nhật Bản (Tashiro và cs., 2012), Ai Cập (Ahmed và cs., 2014), và Việt Nam (Hung và cs., 2015) P nicotianae và

P cryptogea ở Tunisia (BoughallebM’hamdi và cs., 2018), P nicotianae ở Thái Lan (Watanarojanaporn

và cs., 2011); P nicotianae và P palmivora ở Florida, Hoa Kỳ (Graham và cs., 2003; Widmer và cs.,

1998)

Phương thức sinh sản: Tất cả các chủng phân lập được của Phytophthora đều có tính lưỡng tính, có thể

sản sinh cấu trúc sinh sản hữu tính đực và cái hoặc là túi giao tử (Galindo và Gallegly, 1960) Tuy nhiên

chỉ có khoảng một nửa số loài Phytophthora là đồng tản và có thể sản sinh bào tử noãn một cách nhanh

chóng và nhiều trong từng môi trường nuôi cấy Những loài còn lại là dị tản và sản sinh túi bào tử chỉ khi có sự kích thích hoá học từ isolate của hình thức sinh sản đối ngược nhau (Brasier, 1992; Ko, 1978) Hình

thức sinh sản hữu tính có một số vai trò trong vòng đời của Phytophthora, cho phép kết hợp những cặp

gen tương ứng ở trường hợp của những loại mang tính dị tản Bào tử noãn có thể hoạt động như một cấu trúc cho phép tồn tại trong một thời gian dài khi không có sự hiện diện của cây ký chủ Bào tử noãn cũng có thể duy trì sự nhiễm bệnh vào mô cây chủ trong điều kiện khí hậu nóng và khô (Türkölmez & Derviş., 2017)

Chu kỳ bệnh: Mầm bệnh nguyên thuỷ cơ bản là truyền qua đất, gây nên dịch bệnh khi điều kiện môi

trường cho phép Trong điều kiện ẩm ướt, sự phát triển của nấm Phytophthora kéo dài liên tục suốt năm,

chu kỳ bệnh không bị gián đoạn Mầm bệnh nguyên thuỷ là những sợi nấm và hậu bào tử tồn tại ở rễ, vỏ cây, củ và quả bị bệnh Mầm bệnh thứ cấp: Điều kiện cho phép để bệnh phát sinh là mầm bệnh nguyên thuỷ nảy mầm và thiết lập sự nhiễm bệnh Nếu sự nhiễm bệnh này phát triển thì việc nảy mầm của mầm bệnh thứ cấp được hình thành, đó là nguồn lan truyền của dịch bệnh Bào từ nang được lan truyền bởi nước, gió, qua động vật có xương sống và không xương sống Bào tử nang của nhiều loài nảy mầm trong nước hoặc trong đất, trong ao hoặc trên bề mặt cây để phóng thích bào tử động (Erwin và Ribeiro., 1996)

Quản lý bệnh: Chu kỳ bệnh Phytophthora là phức tạp có liên quan đến nguồn nấm bệnh nguyên thuỷ,

nguồn bệnh thứ cấp và hình thức lan truyền Chiến lược quản lý bệnh hại tổng hợp nên đưa ra nhiều nội dung bao gồm: giống kháng bệnh và hạn chế hoặc phá vỡ sự lan truyền của mầm bệnh nguyên thuỷ từ đất vào cây và hạn chế di chuyển nguồn bệnh thứ cấp từ bộ phận này sang bộ phận khác của cây Việc trồng cây đa dạng nguồn gen bao gồm cả cây thuốc, cây cỏ, cây ăn quả, các loại rau và cây gỗ có thể ngăn chặn nhanh sự hình thành mầm bệnh, duy trì sản xuất trang trại trong một thời gian dài Xử lý đất, làm nâng cao hoạt động của các vi sinh vật đất có tác dụng làm giảm sự tồn tại của hậu bào tử và sợi nấm ở tàn dư cây bệnh (Adam và cs., 2007)

Những loài Phytophthora có phạm vi ký chủ rất khác nhau, loài P fragariae chỉ nhiễm trên một số loài cây nhất định (Adams và cs., 2007), Loài P capsici cũng có thể nhiễm trên 40 loài cây trồng khác nhau, trong khi đó P nicotianae là loài có phạm vi ký chủ rộng nhất, có thể gây hại lên đến 1.000 loài cây ký

bệnh đã được thu thập từ một số chủng vi khuẩn Bacillus (Pinchuk và cs., 2002) Cây trồng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kích thích tố được sản xuất bởi các loài vi sinh vật khác nhau bao gồm B subtilis (Priest, 1993) Toro và cs (1997) cho thấy chủng B subtilis hòa tan phosphate đã được chứng minh làm tăng

Trang 12

lượng đạm và tích tụ phosphate khi cộng sinh với nấm rễ Glomus intraradices Một loài Bacillus sp khác là Bacillus velezensis được chứng minh loài vi khuẩn an toàn, và nó có nhiều đặc tính có lợi cho cây trồng

như khả năng sinh các chất kháng nấm và kháng vi khuẩn gây bệnh cây để bảo vệ cây trồng, ngoài ra hormone kích thích sinh trưởng thực vật mà nó sản sinh ra giúp kích thích sự phát triển của cây Bên cạnh đó, đặc tính mà nhóm nghiên cứu chúng tôi quan tâm là khả năng sản xuất enzyme thủy phân chống lại các vi sinh vật gây hại cho cây chủ, tăng cường khả năng tăng cường tính miễn dịch của cây (Chowdhury và cs., 2015)

Thành phần vách tế bào của Phytophthora spp chứa phần lớn là các dạng khác nhau của glucan, trong

đó thành phần chứa 1,4-glucan có bản chất là cenlulose chiếm một tỉ lệ khá lớn (50-90%), ngoài ra còn có thành phần 1,3-glucans, và chitin (dưới 10%) (Peberdy, 1990; Lawrence và cs 2017) Do đó việc sử dụng

các enzyme như chitinase và beta-glucanase để phòng chống bệnh liên quan đến Phytophthora spp đã

được nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu gần đây (Arora và cs., 2007, Shanmugam và cs., 2005; Gonzalez-Teuber và cs., 2010) Sự kết hợp của hoạt tính chitinase và beta-1,3-glucanase tách chiết từ vi

khuẩn Pseudomonad huỳnh quang có khả năng ức chế Phytophthora capsici và Rhizotonia solani đã được báo cáo (Arora và cs., 2007) Khả năng ức chế cao nhất lên đến 49% đối với Phytophthora capsici và 28,5% đối với Rhizotonia solani

Mặc dù còn nhiều tranh luận về vai trò của chitin cũng như tác dụng của enzyme chitinase trong việc

ức chế bệnh của Phytophthora, tuy nhiên những báo cáo thực nghiệm vẫn công bố rằng Chitinase có khả

năng này (Shanmugam và cs., 2005) Từ năm 1997, Anfoka và Buchenauer đã báo cáo về hoạt tính kháng

P infestans trên khoai tây Gần đây, có một báo cáo về hiệu quả cộng gộp khi sử dụng cả 2 enzyme

chitinase và beta-1,3-glucanase để ức chế bệnh P parasitica trên các đối tượng cây họ cam quýt (Citrus

junos, C limo, C tangerina và Poncitrus trifoliata) ở Malaysia, và kết quả đem lại rất khả quan khi bệnh P parasitica không tiếp tục tăng sau khi được áp dụng xử lý (Wu và cs., 2018) Vì tính đặc hữu của nó,

trên thế giới chưa có nghiên cứu nào thực sự ứng dụng enzyme lên việc điều trị bệnh lên cây Thanh trà được công bố, tuy nhiên những nghiên cứu ở những cây họ hàng của nó nhưng đã trình bày ở trên đã ủng hộ cho ý tưởng về việc phát triển những chế phẩm có bản chất vi sinh-enzyme trong điều trị bệnh của cây Thanh trà

Tình hình sử dụng thuốc hoá học và chế phẩm vi sinh - enzyme trong phòng trừ bệnh Phytophthora

spp

Theo các nghiên cứu trên thế giới hiện này về sử dụng phương pháp hoá học để phòng trừ cũng như

điều trị bệnh do Phytophthora spp gây ra, các hoá chất thường được sử dụng thuộc các nhóm chất bảo vệ,

chất lưu dẫn, chất Phosphonates (Graham, 2011; Hao và cs., 2019; Lawrence và cs., 2017; Ramallo và cs., 2019; Rolando và cs., 2017; Vawdrey và cs., 2004) Chất bảo vệ đại diện là hỗn hợp Boóc đô có nguồn gốc từ việc phòng trừ bệnh Oomycete Plasmopara viticoal, bệnh nấm trên nho, là một trong những hoá chất trừ nấm lâu đời nhất được biết đến từ năm 1885 Và hóa chất này được ứng dụng thành công để

phòng trừ rất nhiều các loại bệnh do các loại Phytopthora spp khác nhau gây ra trên thực vật (Erwin v

àRibeiro, 1996) Nhóm hoá chất lưu dẫn bao gồm có Furalaxyl (fongarid), chất metal (Ridomil) và Benalaxyl (Galben) Cơ chế tác dụng của metal là ức chế sự tổng hợp RNA, ức chế quá trình hình thành các túi bào tử, hậu bào tử và noãn bào tử, ngăn chặn sự xâm nhiễm của sợi nấm vào mô lá Hỗn hợp này có đặc điểm là di chuyển được trong mô gỗ nên dễ dàng khuếch tán đến toàn bộ cây và phát huy tác dụng phòng trừ (Guest và cs., 1995) Chất Phosphonates có bản chất là muối và các este của axit photphoric giúp giải phóng ra các anion phosphonates, chất này cũng có khả năng di chuyển trong mô gỗ như nhóm chất lưu dẫn, tuy nhiên, các chất này không bền và dễ dàng bị oxy hoá bởi các vi sinh vật trong đất Chất phosphonate làm phá vỡ sự trao đổi chất trong vật gây bệnh bằng cách ức chế một chuỗi khác nhau các enzyme phosphate độc lập, chính cơ chế trên tạo ra khả năng bảo vệ của cây chủ (Guest và cs., 1995) Các chất phosphonate có thể sử dụng như là một liều lượng thuốc, được sử dụng để phun lên lá, quét lên thân cây bị bệnh hoặc tiêm vào các thân cây để tiến hành phòng trừ bệnh Tỷ lệ tiêm thuốc, số vị trí tiêm cũng

Trang 13

như thời gian và mức độ tiêm cần phải linh hoạt Mặc dù các chất phosphonate rất bền ở trong mô cây, nhưng cần phải duy trì sự tập trung cần thiết để phòng trừ bệnh một cách có kết quả và lâu dài Các chất phosphonate sẽ không loại bỏ được vật gây bệnh cũng như không diệt được bệnh, nhưng đây là một phương pháp phòng trừ bệnh Phytophthora một cách hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích Do thành phần

của phosphonate có hợp chất cao phân tử Phospho (P) giúp cho cây nhận biết được Phytophthora xâm

nhập để huy động năng lượng trong cây để đối kháng với bệnh Trong các thử nghiệm khi bệnh nặng, năng

suất đã tăng lên 50% đồng thời với giảm sự mất mát do bị thối vỏ do Phytophthora trên 40% cho đến dưới

15% Việc sử dụng hóa chất tuy có ưu điểm là tác dụng nhanh và mạnh, nhưng nhược điểm của nó là chỉ có tác dụng nhất thời, và gây tác hại nghiêm trọng đếm môi trường sống, con người, và hệ vi sinh vật xung quanh vùng được xử lý bằng hoá chất

Do đó hiện nay, biện pháp điều trị an toàn và thân thiện thông qua các tác nhân đối kháng sinh học với

Phytophthora spp đang ngày càng được quan tâm đến Một số nghiên cứu trước đây đã sử dụng Trichoderma spp để giảm tác động của bệnh Phytophthora trên cây ăn quả (de Oliveira và cs., 2018;

Sriwati và cs., 2019) Bênh cạnh đó, và cũng có một số nghiên cứu ứng dụng các loại enzyme có bản chất mycolytic (Nagpure và cs., 2013; Choudhary và cs., 2014) để chống lại nấm bệnh Song, các nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học trong phòng và trị bệnh trên cây bưởi Thanh trà này còn rất ít và hầu như chưa có kết quả nào cho thấy tính hiệu quả Tuy nhiên, nhìn vào những nghiên cứu ứng dụng enzyme để

phòng trị Phytophthora spp trên các cây có múi trên thế giới ta có thể thấy tiềm năng của phòng trị

Phytophthora spp trên cây Thanh trà bằng enzyme là rất lớn, đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài

“Nghiên cứu và phát triển chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh Phytophthora spp trên bưởi Thanh trà”

Tài liệu tham khảo:

1 Adams, Deleij AM, Lynch JM (2007) Trichoderma hazianum Rifai 1295-32 mediates growth

promotion of crack willow saplíng in both clean and metal contaminated soil Microbial Ecology

54, 306-313 2 Ahmed Y, D’Onghia AM, Ippolito A, Yaseen T (2014) First report of citrus root rot caused by

Phytophthora palmivora in Egypt Plant Dis 98:155

3 Alexander, P., Brown, C., Arneth, A., Finnigan, J., Moran, D., and Rounsevell 2017 Losses, inefficiencies and waste in the global food system Agric Syst 153:190-200

4 Anderson, P K., Cunningham, A A., Patel, N G., Morales, F J., Epstein, P R., and Daszak, P 2004 Emerging infectious diseases of plants: Pathogen pollution, climate change and

agrotechnology drivers Trends Ecol : 535-544 5 Anonymous (2016) Citrus fruit-fresh and processed Statistical Bulletin 2016 Food and

Agriculture Organization of the United Nations (FAO) Rome, Italy 2017, i8092e.pdf

https://www.fao.org/3/a-6 Anfoka, G and H Buchenauer (1997) Systemic acquired resistance in tomato against

Phytophthora infestans by pre-inoculation with tobacco necrosis virus Physiol.Mol Plant Pathol

50: 85-101 7 Arora, N K., Kim, M J., Kang, S C., & Maheshwari, D K (2007) Role of chitinase and β-1,3-

glucanase activities produced by a fluorescent pseudomonad and in vitro inhibition of

Phytophthora capsici and Rhizoctonia solani Canadian Journal of Microbiology, 53(2), 207–212

doi:10.1139/w06-119

Trang 14

8 Boughalleb-M’hamdi N, Benfradj N, Migliorini D, Luchi N, Santini A (2018) Phytophthora

nicotianae and P cryptogea causing gummosis of citrus crops in Tunisia Trop Plant Pathol

43:36–48 9 Drenth A and Barbara Sendall (2011) Pratical Guide to Detection and Identification of

Phytophthora Brisbane

10 de Oliveira TAS, Blum LEB, Duarte EAA, Luz EDMN (2018) Control of Phytophthora palmivora

on postharvest papaya with Trichoderma asperellum, T virens, T harzianum and T

successes J Cit Pathol 2:iocv_journalcitruspathology_27203

14 Graham JH, Timmer LW, Drouillard DL, Peever TL (1998) Characterization of phytophthora spp

causing outbreaks of citrus brown rot in Florida Phytopathology 88: 724-729

15 Graham JH, Bright DB, McCoy CW (2003) Phytophthora-Diaprepes weevil complex:

Phytophthora spp relationship with citrus rootstocks Plant Dis 87:85–90

16 Graham JH (2011) Phosphite for control of Phytophthora diseases in citrus: model for management of Phytophthora species on forest trees? NZ J Forestry Sci 41S:S49–S56

17 Guest et al 1995 Control of Phytophthora diseases of tree crop using trunk-injected phosphonate Hortcultural reviews 17: 299-330

18 Hao W, Gray MA, Förster H, Adaskaveg J (2019) Evaluation of new Oomycota fungicides for management of Phytophthora root rot of citrus in California Plant Dis 103:619–628

19 Hung PM, Wattanachai P, Kasem S, Poeaim S (2015a) Efcacy of Chaetomium species as biological control agents against Phytophthora nicotianae root rot in citrus Mycobiology 43:288–

296

20 Hung PM, Wattanachai P, Kasem S, Poeaim S (2015b) Biological control of Phytophthora

palmivora causing root rot of pomelo using Chaetomium spp Mycobiology 43:63–70

21 HLPE 2019 Agroecological and other innovative approaches for sustainable agriculture and food systems that enhance food security and nutrition A report by the High Level Panel of Experts on Food Security and Nutrition of the Committee on World Food Security, Rome

22 Lawrence SA, Armstrong CB, Patrick WM, Gerth ML (2017) Highthroughput chemical screening identifes compounds that inhibit diferent stages of the Phytophthora agathidicida and Phytophthora cinnamomi life cycles Front Microbiol 8:1340

23 Nelson 2020 International Plant Pathology: Past and Future Contributions to Global Food Security Phytopathology review 110(2) 245-253

24 Pinchuk, I.V., Bressollier, P., Sorokulova, I.B., Verneuil, B., and Urdaci, M.C (2002)

Amicoumacin antibiotic produc-tion and genetic diversity of Bacillus subtilis strains isolatedfrom

Trang 15

different habitats Res Microbiol 153: 269–276 25 Peberdy, J.K 1990 Fungal cel walls – a review In biochemistry of cell walls and membrane in

fungi Edited by P.J.Kuhn, A.P.J Trinci, M.J.Jung, and M.W.Goosey.Springer-Verlag, Berlin pp.5-30

26 Ramallo AC, Cerioni L, Olmedo GM, Volentini SI, Ramallo J, Rapisarda VA (2019) Control of Phytophthora brown rot of lemons by pre-and postharvest applications of potassium phosphite Eur J Plant Pathol 154:975–982

27 Rolando CA, Dick MA, Gardner J, Bader MK-F, Williams NM (2017) Chemical control of two Phytophthora species infecting the canopy of Monterey pine (Pinus radiata) For Pathol 47:e12327 28 Oerke, E.-C 2006 Crop losses to pests J Agric Khoa học 144: 31-43

29 Sriwati R, Chamzurn T, Soesanto L, Munazhirah M (2019) Field application of Trichoderma suspension to control cacao pod rot (Phytophthora palmivora) Agrivita J Agric Sci 41:175–182 30 Strange, R N., and Scott, P R 2005 Plant disease: A threat to global food security Annu Rev

Phytopathol 43: 83-116 31 Savary, S., Djurle, A., Yuen, J., Ficke, A., Rossi, V., Esker, PD, Fernandes, JMC, Del Ponte, EM,

Kumar, J., Madden, LV, Paul, P., McRoberts, N., Singh, PK, Huber, L., Pope de Vallavielle, C., Saint-Jean, S., và Willocquet, L 2017 A white paper on global wheat health based on scenario development and analysis Phytopathology 107: 1109-112

32 Saunt J Citrus varieties of the world Sinclair International Ltd; 1990 p 126 33 Savita G.S.V and Nagpal A., 2012 Citrus diseases caused by Phytophthora species GERF

Bulletin of Biosciences 3(1):18-27 34 Shanmugam, V 2005 Chitinases in defence against phytopathogenic fungi (ed Prasad, D), Crop

Protection-Management Strategies, Daya Publishing House, New Delhi, pp 403

35 Tashiro N, Uematsu S, Ide Y, Matsuzaki M (2012) First report of Phytophthora palmivora as a

causal pathogen of citrus brown rot in Japan J Gen Plant Pathol 78:233–236 36 Türkölmez Ş, Derviş S (2017) Activity of metalaxyl-M + mancozeb, fosetyl-Al, and phosphorous

acid against Phytophthora crown and root rot of apricot and cherry caused by Phytophthora palmivora Plant Protect Sci 53:216–225

37 Thanh NN, Thu TA, Anh VTV, Loi NV, Guong VT (2018) Present situation of King mandarin technical cultivation in Tam Binh District, Vinh Long Province J Vietnam Agric Sci Tech 4:38–44

38 Timmer LW, Garnsey SM, Broadbent P (2003) Diseases of citrus In: Ploetz RC (ed) Diseases of tropical fruit crops CABI, Wallingford, UK, pp 163–195

39 Vawdrey LL, Grice KE, Peterson RA, De Faveri J (2004) The use of metalaxyl and potassium phosphonate, mounds, and organic and plastic mulches, for the management of Phytophthora root rot of papaya in far northern Queensland Australas Plant Pathol 33:103–107

40 Watanarojanaporn N, Boonkerd N, Wongkaew S, Prommanop P, Teaumroong N (2011) Selection of arbuscular mycorrhizal fungi for citrus growth promotion and Phytophthora suppression Sci

Trang 16

Hort 128:423–433 41 Widmer TL, Graham JH, Mitchell DJ (1998) Histological comparison of fbrous root infection of

disease-tolerant and susceptible citrus hosts by Phytophthora nicotianae and P palmivora

Phytopathology 88:389–395 42 Wu Q.S, Kuca K, Rahman M.M 2018 Responses of Four Citrus Plants to Phytophthora-Induced

Root Rot Sains Malaysiana 47(8):1693-1700 10.3 Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)

a) Của chủ nhiệm đề tài

1 Nguyen Bao Hung, Gandhimani Ramkumar, Dipto Bhattacharyya, Yong Hoon Lee Elucidation of

functional role of flagella in virulence and ecological traits of Pseudomonas cichorii using flagella

absence (ΔfliJ) and deficiency (ΔfliI) mutants 2016 Res Microbiol 167(4): 262-271

2 Dhinesh Kumar Rajendran, Eunsoo Park, Rajalingam Nagendran, Nguyen Bao Hung,

Byoung-Kwan Cho, Kyung-Hwan Kim, Yong Hoon Lee Visual analysis for detection and quantification of

Pseudomonas cichorii disease severity in tomato plants 2016 Plant Pathology J

3 Bohyun Yun, HM An, Won-Bo Shim, Won-Il Kim, Nguyen Bao Hung, S Han, Hyun Ju Kim,

Seung don Lee, Se-Ri Kim Development of a Screening Method and Device for the Detection of

Escherichia coli from Agri-Food Production Environments and Fresh Produce 2017.J

MicrobiolBiotechnol.27(12):2141-2150

4 Nguyen Bao Hung, Bohyun Yun, Won-Il Kim, Gyusuck Jung, Theresa Lee, Eunjung Roh, Hyun

Ju Kim, Seungdon Lee, Se-Ri Kim Analysis of the microbial contamination levels in dried red pepper during production 2018 Korean J Food Preserv 25(2): 279-287

5 Bohyun Yun, Younghoon Kim, Nguyen Bao Hung, Kyung-Hwan Oh, Won-Il Kim, HyeonHeui

Ham, Hyun Ju Kim, Kyoungyukl Ryu, Se-Ri Kim Microbiological quality and characteriatics of

isolated Escherichia coli in irrigation water used in napa cabbage cultivation 2018 Appl Biol

Chem 61(5): 567-574

6 Nguyen Bao Hung, Hyeonjin Chu, Won-Il Kim, Injun Hwang, Hyun-Ju Kim, Hwangyong Kim,

Kyoungyul Ryu, Se-Ri Kim 2019 Development of device based on IoT technology for detecting

Escherichia coli from various agri-foods and production environments Korean J Food Preserv

7 Nguyen Bao Hung, Woon-Ra Park, Bohyun Yun, Dong Cheol Seo, Won-Il Kim, Hyun-Ju, Kim,

Sanghyun Han, Se-Ri Kim 2020 Effect of sequential presoaking and chlorine dioxide treatment on

the inactivation of pathogenic Escherichia coli and Salmonella spp on sprout seeds ABCH

Journal

8 Nagendran Rajalingam, Jae-Hyun Yoon, Bohyun Yoon, Nguyen Bao Hung, Won-Il Kim, Hyunju

Kim, Byeong Yong Park, Se-Ri Kim 2021 Prevalence and molecular characterization of Escherichia coli isolates during radish sprout production in the Republic of Korea ABCH Journal 64(29)

b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu

(Những công trình được công bố trong 5 năm gần nhất)

1 Nguyễn Đức Huy, Lê Mỹ Tiểu Ngọc, Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Thúy Lan, Hoàng Tấn Quảng,

Trang 17

Trần Quốc Dung, Trương Thị Phương Lan, Vũ Đức Hoàng, Nguyễn Thị Đông Phương 2020

Isolation of Weissella cibaria from Pacific White Shrimp (Litopenaeus vannamei) Gastrointestinal

Tract and Evaluation of Its Pathogenic Bacterial Inhibition Indian Journal of Science and Technology 13(10):200-212

2 Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Đức Huy, Hoàng Tấn Quảng, Trần Thúy Lan, Trần Thị Thu Hà

2019 Characterization and antifungal activity of extracellular chitinase from a biocontrol fungus, Trichoderma asperellum PQ34 Mycology DOI:10.1080/21501203

3 Nguyễn Quang Đức Tiến, Trần Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Anh Thư, Nguyễn Hoàng Lộc 2019

Effect of silver nitrate in combination with some plant growth regulators on micropropagation of Lantana camara L - a valuable medicinal plant Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology 20(15-16): 634-642

4 Nguyễn Quang Đức Tiến, Lê Quang Mẫn, Ngô Thị Lý, Dương Thị Kim Chi, Trần Thúy Lan,

Nguyễn Xuân Huy 2019 Cloning, expression, and purification of truncated S1 epitope and peptide

CT24 fusion protein of porcine epidemic diarrhea virus in Escherichia coli Plant cell

biotechnology and molecular biology 20(3-4):112-118

5 Nguyễn Thị Huệ, Lê Văn Chánh, Nguyễn Quang Cơ, Hoàng Thị Hồng Quế, Trần Thị Thu Hà

2017 Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas putida trên cây hồ tiêu kinh doanh tại

Gia Lai Tạp chí khoa học nông nghiệp

6 Trần Văn Tý, Trịnh Thị Sen, Hoàng Thị Thái Hoà, Trần Thị Thu Hà 2017 Ảnh hưởng của phân

hữu cơ Bakashi, chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trên đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế Tạp chí trồng trọt

7 H.T.H Truong, T.V.Tran, T T T Nguyen, P.D.Nguyen and A.T.Do 2017 Germplasm evaluation and influence of soil type, plant density and pruning height on biomass yield of moringa in central Vietnam Acta Horticulturae

8 Huichuan Huang, Thuy Nguyen Thi Thu, Xiahong He, Antoine Gravot, Stéphane Bernillon, Elsa

Ballini and Jean-Benoit Morel 2017 Increase of fungal pathogenicity and role of plant glutamine in nitrogen-induced susceptibility (NIS) to rice blast Front Plant Sci

9 Quoc-Dung Tran, The Hung-Anh Mai, Tan-Quang Hoang, Van-Giang Tran, Thi Phuong-Anh Vu

2017 Genetic diversity of loach Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) in Vietnam by

randomly amplified polymorphic DNA analysis Journal of Chemical, Biological and physical sciences 8(1): 106-119

10 Hai Thi Hong Truong, Thanh-Thuy Duong, Tram Thi Hoai Nguyen, Thuy Thi Thu Nguyen, Linh

Hoang Khanh Nguyen & Tho Thi Quynh Bui 2018 Aggressiveness and genetic diversity of

Ralstonia solanacearum strains from tomato in Vietnam Indian Phytopathology

11 Van-Thuan Nguyen, Van-Giang Tran, Tran-Trung Nguyen, Tan-Quang Hoang, Quoc-Dung Tran

2018 Genetic diversity of earthworm Amynthas rodericensis (Grube, 1879) (Clitellata:

Megascolecidae) in Vietnam by randomly amplified polymorphic DNA analysis Journal of Chemical, Biological and Physical Sciences Section B 8(4): 870-883

12 Dung Q Tran, Thien V Tran, Quang T Hoang 2018 Genetic Relationship of Two Agamid

Lizard Species in Vietnam by Random Amplified Polymorphic DNA Analysis Life Science Journal 15(10): 36-42

13 Hoàng Tấn Quảng, Nguyễn Thị Khánh Linh, Trịnh Hữu Tấn, Đặng Phước Hải, Nguyễn Thị Thanh

Trang 18

Huyền, Trần Quốc Dung (2018), Đặc điểm hình thái và đa dạng di truyền của cây nhân trần cát

(Adenosma indianum (Lour.) Merr.) ở tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc 2018, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 1366-1371

14 Bui Thi Phuong Thuy, Tran Thi Ai My, Nguyen Thi Thanh Hai, Huynh Thi Phuong Loan, Le

Trung Hieu, Tran Thai Hoa, Thanh Q Bui, Ho Nhat Tuong, Nguyen Thi Thu Thuy, Doan Kim

Dung, Pham Van Tat, Phan Tu Quy, Nguyen Thi Ai Nhung 2020 A molecular docking simulation

study on potent inhibitors against Rhizoctonia solani and Magnaporthe oryzae in rice:

silver-tetrylene and bis-silver-silver-tetrylene complexes vs validamycin and tricyclazole pesticides Structural Chemistry

15 Bui Thi Phuong Thuy, Le Trung Hieu, Tran Thi Ai My, Nguyen Thi Thanh Hai, Huynh Thi Phuong

Loan, Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyen Thanh Triet, Tran Thi Van Anh, Nguyen Thi Xuan Dieu,

Phan Tu Quy, Nguyen Van Trung, Duong Tuan Quang, Lam K Huynh, Nguyen Thi Ai Nhung

2020 Screening for Streptococcus pyogenes antibacterial and Candida albicans antifungal bioactivities of organic compounds in natural essential oils of Piper betle L., Cleistocalyx

operculatus L and Ageratum conyzoides L

Trang 19

11 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Bưởi Thanh trà từ lâu đã được biết đến như một đặc sản hấp hẫn của vùng đất Cố Đô, tuy nhiên đây không phải vùng đất duy nhất trồng bưởi Thanh trà, ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cũng là một vùng trồng bưởi Thanh Trà lâu đời và khá nổi tiếng Ngoài ra, bưởi Thanh trà còn được trồng ở Thôn Thượng Phước, thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Cây bưởi Thanh Trà chịu thiệt hại lớn nhất do

bệnh Phytophthora spp., mà đặc trưng bệnh chảy gôm, chảy nhựa hay xì mủ Điều này đã được báo cáo

bởi cơ quan quản lý nông nghiệp ở cả ba vùng trên Hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang xuất hiện bệnh với diện tích nhiễm bệnh lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và hiệu quả kinh tế cũng như giá trị thương mại của Thanh Trà Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,

diện tích nhiễm bệnh chảy gôm do Phytophtora spp gây ra tính đến đầu mùa hè năm nay là 235 ha, chiếm

gần ¼ diện tích, tăng 40 ha so với cùng kỳ năm ngoái

Trong khuôn khổ của đề tài này, bệnh chảy gôm, bệnh đặc trưng do Phytophthora sp gây ra là đối

tượng bệnh mà chúng tôi muốn nghiên cứu và tìm phương pháp để xử lý Để phòng trừ bệnh chảy gôm, hiện nay, nhiều biện pháp phòng trừ mang bản chất hóa học và sinh học đã được đưa ra Về biện pháp phòng trừ bằng hoá học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như Boocđô, nhóm Metalaxyl, Phosphonate (Aliette, Agrifos) để phòng trừ bệnh chảy gôm theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về chủng loại thuốc, liều lượng nồng độ sử dụng, thời gian sử dụng, tuổi cây…nhưng việc sử dụng quá nhiều loại thuốc hóa học đã được chứng minh ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ lâu dài của con người

Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học bằng cách sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học và phù hợp với xu hướng canh tác nông nghiệp bền vững hiện nay Đã có các chế phẩm được phát triển như chế

phẩm Trichoderma, chế phẩm Bacillus subtilis, tuy nhiên, các chế phẩm này chưa đạt được hiệu quả

phòng trừ cao, và tình hịnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến xấu

Phytophthora spp có thành phần vách tế bào gồm các thành phần Glucan với liên kết 1,3-, 1,4-, 1-6

Do đó dễ dàng bị phân hủy bởi các enzyme Beta-glucanase đặc trưng để thủy phân từng liên kết đó Các enzyme này được tiết ra từ các vi sinh vật để phục vụ mục đích sinh tồn của vi sinh vật đó Tuy nhiên, chúng ta có thể lợi dụng đặc điểm này để ứng dụng các loại vi sinh vật sản xuất enzyme này vào mục đích

ức chế Phytophthora spp Đề tài sử dụng cách tiếp cận là khả năng ức chế bệnh Phytophthora spp bằng

các vi sinh vật sản sinh enzyme mạnh Từ đó, tạo ra các chế phẩm để áp dụng vào thực tế trong phòng trừ bệnh chảy gôm gây ra trên cây Thanh trà Với chế phẩm này, chúng ta có thể mạng lại lợi ích kép một mặt phòng trừ hiệu quả bệnh chảy gôm, một mặt hạn chế được tác động của các loại thuốc có nguồn gốc hóa học, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng

bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm

12 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu chung:

- Phát triển được chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh Phytophthora spp trên bưởi Thanh trà ở khu vực

miền trung Mục tiêu cụ thể: - Phân lập và định danh được một số loài vi sinh vật bản địa có hoạt lực chitinase và β-glucanase cao

- Đánh giá được khả năng ức chế Phytophthora spp của các vi sinh vật sinh enyme được tuyển chọn - Nghiên cứu được quy trình sản xuất và bảo quản chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh Phytophthora spp - Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh Phytophthora spp

Trang 20

13 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

13.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các chủng vi sinh vật sản xuất enzyme hoạt tính mạnh chống

lại được bệnh Phytophthora spp

13.2 Phạm vi nghiên cứu - Điạ điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm công nghệ Protein-Enzyme, Viện Công nghệ Sinh học, Đại

học Huế, và tại các vườn Thanh trà bị nhiễm bệnh Phytophthora spp trên địa bàn các tỉnh miền trung

như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị

Trang 21

14 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14.1 Cách tiếp cận Ngày này công nghệ vi sinh đóng vai trò then chốt tạo ra các dược phẩm, thực phẩm, chất hỗ trợ trong điều trị, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh cho con người, cây trồng và vật nuôi Sản phẩm chuyển hóa từ vi sinh vật, đặc biệt các sản phẩm chuyển hóa thứ cấp như các hợp chất có hoạt tính kháng sinh, enzyme, chất trao đổi đang là nồng cốt của một nền công nghiệp đa dạng và có giá trị hàng nghìn tỷ USD trên thế giới

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đặc trưng cho nước với hệ sinh thái nhiệt đới Vi sinh vật ở nước ta có nhiều đặc điểm nổi trội, ứng dụng cao Vì vậy, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên vi sinh vật trong nước sẽ tạo tiền đề cho sản xuất các sản phẩm có giá trị về sau

Bệnh chảy gôm do Phytophthora spp gây ra đang gây hại nghiêm trọng cho các vùng trồng Thanh trà

ở khu vực miền trung ví dụ như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị Sử dụng các chế phẩm vi sinh thay cho các biện pháp xử lý hóa học là xu hướng canh tác nông nghiệp bền vững hiện nay, đặc biệt là các vi sinh vật có khả năng tiết ra các loại enzyme có khả năng chống lại bệnh để phòng trừ các bệnh trên cây trồng là một biện pháp rất tiềm năng Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra được cách phòng trừ với hiệu quả kép vừa phòng chống bệnh chảy gôm hiệu quả vừa bảo vệ môi trường và con người

14.2 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung 1 Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về bệnh chảy gôm ở cây bưởi Thanh Trà do Phytophthora spp gây nên ở các tỉnh Miền Trung

+ Công việc 1 Điều tra tình hình bệnh chảy gôm ở một số tỉnh Miền Trung

- Phương pháp điều tra

- Lập bảng hỏi điều tra; Chọn hộ điều tra; Chọn vườn điều tra Mỗi địa điểm chọn 30 hộ để điều tra theo phương pháp phỏng vấn nhanh nông dân

- Điều tra diễn biến bệnh trên Thanh trà theo quy chuẩn điều tra sâu bệnh hại trên cây có múi 119:2012 Bộ NN&PTNN do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012

QCVN-01-Đối với bệnh chảy gôm trên cây có múi: Chọn khu vực điều tra: với vùng chuyên canh cây ăn quả có múi: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra Với vùng không chuyên canh: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra

Điểm điều tra: Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo khu vực điều tra Điểm điều tra phải nằm cách mép vườn ít nhất 1 hàng cây

Số mẫu điều tra của một điểm: Trên vườn cây kiến thiết cơ bản: mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra thân và tất cả các cành trên cây Trên vườn cây kinh doanh: Đối với sinh vật hại thân, mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra từ gốc cây sát mặt đất trở lên Đối với sinh vật hại cành, điều tra 1 cây, trên mỗi cây chọn 1 cành cấp 1 để điều tra và điều tra tất cả các cành cấp 2,3,4,… trên cành cấp 1 đã chọn

Cách điều tra: Điều tra diễn biến của sinh vật hại trên cây ăn quả có múi: Quan sát bằng mắt thường từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc các bộ phận của cây Ghi chép số liệu về các yếu tố cần điều tra

Trang 22

+ Công việc 2 Điều tra thực trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh Phytophthora spp trên bưởi Thanh trà

- Phương pháp điều tra

- Địa điểm nghiên cứu: Điều tra tại các tỉnh có diện tích trồng bưởi Thanh trà phổ biến tại Miền Trung

bao gồm: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị - Đối tượng và quy mô khảo sát: Các viện nghiên cứu, tập đoàn nông nghiệp, công ty vật tư nông nghiệp, công ty thuốc bảo vệ thực vật, chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, trung tâm dịch vụ nông nghiệp - Lập phiếu điều tra tình hình nghiên cứu các chế phẩm sinh học phòng chống bệnh hại cây trồng; Các khó khăn khi nghiên cứu chế phẩm sinh học; tiềm năng nghiên cứu các chế phẩm sinh học; Nhu cầu về chế phẩm sinh học trong tương lai… Ở mỗi tỉnh chọn 5-10 cơ sở để điều tra

+ Công viêc 3 Thu thập mẫu bệnh chảy gôm ở một số tỉnh miền trung

- Phương pháp thu thập mẫu

- Phương pháp thu mẫu bệnh trên cây Thanh trà theo quy chuẩn điều tra phát hiện sâu bệnh hại trên cây có múi QCVN-01-119:2012 Bộ NN&PTNN do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012

- Mẫu bệnh được thu thập tại các vườn Thanh trà tại các tỉnh Miền Trung - Cụ thể: Huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam;

Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị Huyện Hương Trà; huyện Hương Thủy; Tỉnh T.T.Huế Trên vườn cây Thanh trà: - Thu mẫu để theo dõi xác định loài sinh vật hại: Đối với các loài sinh vật hại hoặc thiên địch mới, chưa biết, cần phải thu thập mẫu vật đưa về phòng thí nghiệm để theo dõi, giám định hoặc gửi đến các cơ quan chuyên môn để giám định Đối với mẫu bệnh chảy gôm, thu mẫu thân cây có triệu chứng chảy gôm, thu mẫu đất quanh gốc cây có triệu chứng chảy gôm

- Phương pháp phân lập

- Phân lập Phytophthora từ các mẫu rễ được tiến hành theo phương pháp của Erwin, D.C và Riberrio

O.K (1998) Đầu tiên mẫu bệnh được rửa dưới vòi nước, và các mô bệnh điển hình sẽ được lựa chọn Các mô bệnh được cắt thành những mảnh có kích thước 1x1cm (mảnh cắt mẫu vật phải có cả mô bệnh và mô khoẻ) Sau khi chọn xong, các mẫu bệnh sẽ được khử trùng bề mặt bằng cồn 70o trong 15-20 giây, sau đó rửa sạch bằng nước cất vô trùng Thấm khô miếng cắt bằng giấy thấm vô trùng, dùng dao đã khử trùng cắt vết bệnh thành các miếng nhỏ 5x5mm Đặt các mảnh mô cây vào môi trường nghèo dinh dưỡng (WA, CA) Khi nấm đã phát triển với kích thước 1 – 2 cm, lấy phần đầu sợi nấm cấy truyền sang môi trường thích hợp như: PDA, CMA, Czapeck

- Phân lập Phytophthora spp từ các mẫu đất theo phương pháp bẫy của Maseko và Coutinho (2002), Mẫu

đất ở gốc cây bị bệnh được thu thập Để tiến hành phân lập, đất được cho vào 1/3 cốc, thêm nước cất vô trùng vào tới khi đạt 3/4 cốc Khuấy nhẹ đất trong cốc bằng đũa thuỷ tinh, để đất lắng xuống trong 2 giờ (tốt nhất để qua đêm) Cắt cánh hoa có màu sắc 0,5 x 0,5 cm (1 mồi bẫy) thả vào cốc nước trên Để cốc bẫy bào tử qua đêm ở nhiệt độ 20-250C Quan sát cánh hoa từ 1 đến 3 ngày Khi thấy cánh hoa bị mất màu

đem lên kinh hiển vi soi, quan sát thấy bào tử Phytophthora Làm thuần cánh hoa đem cấy lên môi trường:

CA, CMA, PCA

Trang 23

- Thu nhận chủng phân lập thuần khiết Cấy vi sinh vật từ khuẩn lạc mọc tách rời vào ống môi trường thạch nghiêng, nuôi cấy vi sinh vật ở nhiệt độ và thời gian thích hợp Loại bỏ các ống (đĩa) bị nhiễm, chọn ra các ống (đĩa) có các chủng thuần khiết, và tiến hành cấy truyền và bảo quản

- Cấy truyền, bảo quản giống: Dùng que cấy (đã khử trùng trên ngọn đèn cồn) cấy truyền các chủng nấm (mọc trên môi trường phân lập) sang ống thạch nghiêng mới theo đường dích dắc Nuôi ở tủ ấm ở nhiệt độ và thời gian thích hợp Bảo quản giống mọc tốt trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC Tiến hành cấy truyền định kỳ 1 tháng/lần các chủng nấm tuyển chọn để duy trì hoạt tính của chúng

- Giám định bằng phương pháp hình thái

- Tác nhân gây bệnh được giám định theo chu trình Kock bằng các phương pháp như quan sát triệu chứng biểu hiện ở cây bệnh Phân lập vi sinh vật có thể là tác nhận gây bệnh - các mẫu vi sinh vật giống nhau được phân lập từ các cây có triệu chứng giống nhau, quan sát hình thái bào tử dưới kính hiển vi quang học Phân loại bằng hình thái dựa vào khoá phân loại Phytophthora species (Erwin, D.C và Riberrio O.K, 1998) Sau đó dùng một mẫu vi sinh vật đã được làm thuần để cấy lên cây khoẻ mạnh đối

với cây Thanh trà, Nguồn Phytophthora thuần phân lập trên các cây trồng, tiến hành lây nhiễm nhân tạo

trên Thanh Trà ở trong chậu chứa đất phù sa đã được khử trùng, lây bệnh bằng cách tạo vết thương cơ giới trên thân cây Than trà Quan sát các triệu chứng biểu hiện ở các cây đã được lây bệnh - các triệu chứng phải giống như đã quan sát ban đầu trên cây trồng bị bệnh Thời điểm tiến hành lây nhiễm là giai đoạn cây con, mỗi chủng được lây nhiễm nhân tạo nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 5 cây Kiểm tra triệu chứng và giám định lại các tác nhân gây bệnh Tiến hành phân lập lại các tác nhân gây bệnh từ các bộ phận cây mới bị bệnh – mẫu cấy phải giống như mẫu cấy được làm thuần ban đầu (Lester W.B., 2009)

- Giám định bệnh bằng phương pháp sinh học phân tử - Tách chiết DNA genome: DNA tổng số từ các chủng vi sinh vật được tách chiết bằng phương pháp cetyl

trimethyl ammonium bromide (CTAB) theo mô tả của Wilson có cải tiến DNA tổng số của mẫu được điện di kiểm tra trên gel agarose 1% với điện thế cung cấp là 80 V trong đệm TAE 1X (40 mM Tris base (pH = 7,6); 20 mM acetic acid; 1 mM EDTA) với thuốc nhuộm SafeView™ ClassicSafeView (tỷ lệ TAE 1X: SafeView™ ClassicSafeView = 20:1) Đối với những mẫu có DNA tổng số được thêm 1µL RNase A SolutionARNase, ly tâm nhẹ và ủ ở 37 °C trong một giờ, sau đó bảo quản ở 4 °C

- Khuếch đại đoạn gen bằng máy luân nhiệt (PCR): DNA tổng số thu được từ các chủng vi sinh vật được sử dụng làm khuôn mẫu cho phản ứng PCR phân lập đoạn DNA để định danh Primer cho phản ứng PCR được lựa chọn tuỳ đối tượng vi sinh vật, sử dụng mồi khuếch đại vùng 16s rRNA (27F và 1492R:) cho vi khuẩn và mồi ITS cho nấm (Bảng 1) Phản ứng PCR được thực hiện trên máy luân nhiệt MJ MiniTM Personal Thermal Cycler (BioRad, Mỹ) với chu trình nhiệt: biến tính ở 95 °C/5 phút; 35 chu trình: 95 °C/30 giây, 53 °C/30 giây, 72 °C/90 giây; cuối cùng 72 °C/30 phút và bảo quản ở 4 °C Sản phẩm PCR được kiểm tra trên gel agarose 1% với điện thế cung cấp là 80-100V trong đệm TAE 1X với thuốc nhuộm SafeView (tỷ lệ TAE 1X:SafeView = 20.000:1) Sản phẩm điện di được quan sát trên máy Ultra Slim LED Illuminator (Miulab, Trung Quốc)

Bảng 1: Các cặp mồi sử dụng trong định danh sinh học phân tử vi khuẩn và nấm

Tên mồi Trình tự (5’ -3’) 27F

1492R ITS1F ITS2R

AGAGTTTGATCCTGGCTCAG GGTTACCTTGTTACGACTT CTTGGTCATTTAGAGGAAGTAA

GCTGCGTTCTTCATCGATGC

Trang 24

ITS3F ITS4R ITS5F

GCATCGATGAAGAACGCAGC TCCTCCGCTTATTGATATGC GGAAGTAAAAGTCGTAACAAGG

- Giải trình tự DNA: Các sản phẩm PCR được tinh sạch và gửi đi giải trình tự tại công ty Firstbase (Malaysia) Trinh tự kết quả được so sánh và đối chiếu với dữ liệu của GenBank bằng công cụ BLAST trên NCBI (http://ncbi.nlm.nih.gov/) để xác định loài vừa phân lập được

Nội dung 2 Thu thập và xác định các vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme ức chế Phytophthora

spp

+ Nhóm phương pháp của các công việc 4, 5, 6, và 7 được tổng hợp như sau:

Tuyển chọn các chủng vsv có khả năng sinh enzyme ngoại bào mạnh

Nhóm vi sinh vật được tuyển chọn với khả năng đối kháng mạnh sẽ được tiếp tục sử dụng sàng lọc khả năng các chủng vi sinh vật sinh tổng hợp nhóm enzyme ngoại bào đối kháng với tác nhân gây bệnh mạnh bao gồm chitinase và β-glucanase như sau:

- Vi sinh vật sinh chitinase: Chủng vi sinh vật sinh chitinase ngoại bào mạnh được tuyển chọn bằng

phương pháp khuếch tán đĩa thạch Cấy vi sinh vật vào đĩa petri chứa môi trường (môi trường King’s đối với vi khuẩn, môi trường Gauses I với xạ khuẩn xạ khuẩn và môi trường Czapeck-Dox cho nấm) với glucose được thay bằng colloidal chitin 1% (w/v) để cảm ứng tổng hợp chitinase, ủ ở nhiệt độ 28oC trong 48

giờ (Shanmugaiah và cs., 2008), sau đó nhuộm màu với thuốc thử Lugol và đo đường kính vòng phân giải

(Orpin, 1977)

- Vi sinh vật sinh β-glucanase: Tiến hành tương tự như đối với enzmye chitinase, nhưng thay chitin

bằng nguồn cơ chất CMC 1% nhuộm bằng lugol, laminarin 1% nhuộm bằng 0,15% Tinopal CBS-X để lần

lượt phát hiện enzym β-1,4-glucanase, và β-1,3-glucanase (Koteshwara và cs, 2021)

Phương pháp thử xác định hoạt độ enzyme

- Xác định hoạt độ chitinase: Hoạt độ của chitinase được xác định dựa theo phương pháp của Agrawal và Kotasthane (2012) với một vài thay đổi Hoạt tính N-acetyl-β-D-glucosaminidase (exochitinase) được đo và theo dõi quang phổ khi giải phóng p-nitrophenol (pNP) từ p-nitrophenyl-N-acetyl-β-D-glucosaminide (pNPg), para-nitrophenyl-β-N-acetylglucosaminidase (pNp-GlcNAc) đóng vai trò làm cơ chất Phản ứng thành phần như sau: 70 µL enzyme thô, 140 µL dung dịch pNp-GlcNAc 2,5 mM pha trong đệm trong đệm acetate 50 mM (pH 5), phản ứng được tiến hành ở 50oC trong 30 phút Dung dịch 1,4 ml Na2CO3 0,2 M được thêm vào để ngừng phản ứng Đo độ hấp phụ màu của sản phẩm tạo thành ở bước sóng 400 nm Hoạt độ chitinase được định nghĩa là lượng enzyme có khả năng xúc tác chuyển hóa 1 nmol cơ chất pNp-GlcNAc thành p-nitrophenyl trong thời gian 1 phút

- Xác định hoạt độ β-1.3-glucanase: Hoạt độ của enzyme này được xác định dựa theo phương pháp của Blattel và cs (2011) Hoạt tính của enzyme này được tính thông qua lượng đường khử tạo ra từ cơ chât và được do quang phổ ở bước sóng 530nm Hoạt độ của enzyme được xác định bằng cách trộn 125 µl dung dịch enzyme, với 125 µl DW và 450 µl dung dịch laminarin 0,25% trong đệm acetate 50 mM Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 30oC trong 30 phút, sau đó hàm lượng đường khử được xác định bằng phản ứng với DNS theo tỉ lệ 1:1 Lượng đường khử sau khi phản ứng với DNS được đo quang phổ để xác định Hoạt độ β-1.3-glucanase được định nghĩa là: một đơn vị hoạt độ của β-1,3-glucanase được xác định bằng lượng enzyme cần thiết để tạo ra 1 µmol đường khử trong thời gian 1 phút ở điều kiện thí nghiệm

Trang 25

- Xác định hoạt độ β-1,4-glucanase: Hoạt độ của enzyme này được xác định dựa theo Iqbal và cộng sự (2011) với CMC làm cơ chất Hỗn hợp phản ứng gồm 300 µL CMC 1% (trong đệm sodium acetate 0,05M; pH 5,0) với 150 µL dịch enzyme thô được ủ ở 50oC trong 30 phút Ngừng phản ứng bằng cách bổ sung 600 µL DNS, hỗn hợp được đun sôi trong 5 phút để tạo màu Đo độ hấp phụ quang của sản phẩm tạo thành ở bước sóng 540 nm Một đơn vị hoạt độ của enzyme được định nghĩa là lượng enzyme có khả năng xúc tác chuyển hóa 1 µmol glucose trong 1 phút ở điều kiện thí nghiệm (Zhekova et al., 2012) Hàm lượng glucose được tính toán theo phương trình đường chuẩn y = 0,562x (R2 = 0,962), trong đó y là nồng độ glucose và x là OD 540nm

- Xác định hoạt độ riêng của enzyme: Protein hòa tan tổng số được xác định bằng phương pháp Bradford (1976) ở bước sóng 595 nm (Bradford 1976) Hàm lượng protein được xác định theo đường chuẩn albumin huyết thanh bò Hoạt độ riêng của enzyme được tính bằng cách chia hoạt độ chung (unit/mL) cho protein tổng số (mg/mL)

Phương pháp định danh bằng kĩ thuật giải trình tự gen các chủng đối kháng (Giống nội dung 1)

- Bổ sung: nếu chủng đối kháng phân lập được là nấm thì khi định dạnh tiến hành phản ứng PCR với

cặp mồi ITS cho nấm (ITS1-F và ITS4-R) - Đối với vi khuẩn, xạ khuẩn: Cặp mồi 16S RNA (27F và 1492R) được sử dụng để khuếch đại đoạn DNA cần thiết để định danh

Nội dung 3 Đánh giá khả năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại

bào

+ Công việc 8 Đánh giá khả năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào mạnh trong điều kiện in-vitro

a Đánh giá khả năng ức chế Phytophthora spp của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào

- Phương pháp đánh giá khả năng ức chế của vi khuẩn: Trên đĩa thạch đã cấy Phytophthora spp dùng đầu côn (đã cắt) tạo lỗ thạch đường kính 4mm Tiếp theo, cho dịch vi khuẩn cần đánh giá khả năng ức chế Phytophthora spp vào lổ thạch (150 ul), đĩa được ủ ở nhiệt độ 30oC từ 3-5 ngày Mỗi ngày, quan sát đánh

giá vòng kháng Phytophthora spp bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn xung quanh lỗ thạch

- Phương pháp đánh giá khả năng ức chế của nấm: Chủng nấm cần đánh giá khả năng ức chế Phytophthora spp và chủng Phytophthora spp được cấy trên cùng 1 đĩa thử nghiệm (PDA) khoảng cách 3 cm Sau đó nuôi trong tủ ấm ở nhiệt đô 30oC, tiến hành đo bán phát triển sinh khối của các chủng từng ngày nhằm xác định chỉ số đối kháng

Công thức tính chỉ số đối kháng: PIMG=[(R1-R2)/R1] x 100

Với: R1: bán kính khuẩn lạc của Phytophthora spp ở đĩa đối chứng không cấy nấm đối kháng R2: bán kính khuản lạc của Phytophthora spp ở đĩa có cấy nấm đối kháng

Vùng ức chế là vùng mà chủng nấm ức chế phân lập được bao phủ lên khuẩn lạc của Phytophthora spp

trên đĩa cấy thử nghiệm Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần và số liệu được xử lý thống kê sử dụng phần mềm Excel

b Đánh giá khả năng ức chế Phytophthora spp của dịch enzyme ngoại bào

- Phương pháp khoan lỗ thạch (Dhanasekaran và cs, 2012): Xác định khả năng ức chế của vi sinh vật sản

xuất enzyme và nấm bệnh Vi sinh vật được nuôi trong môi trường lỏng thích hợp Dịch vi khuẩn được thu

sau 7 ngày nuôi cấy Giếng thạch được tạo trên đĩa thạch đã được cấy trải 50µl dung dịch vi khuẩn gây

Trang 26

bệnh 100µl dịch vi sinh vật sản xuất enzyme được bổ sung vào giếng thạch, ủ ở 300C Dịch vi khuẩn có khả năng ức chế sinh trưởng của nấm bệnh được thể hiện thông qua vòng sáng xuất hiện quanh giếng thạch

- Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của enzyme đến sự phát triển sinh khối của nấm bệnh được thực hiện trên môi trường V8 (đĩa Petri 9 cm) với nồng độ enzyme từ 0,5-3 u/mL môi trường (mỗi đĩa chứa 10 µL

dịch bào tử động Phytophthora spp nồng độ 105-107 bào tử/mL) Đĩa nấm được nuôi ở 28oC từ 36-48

giờ, sau đó rửa sạch bằng nước cất để xác định sinh khối tươi, mẫu nấm sau đó được sấy khô ở 65oC đến khối lượng không đổi để xác định sinh khối khô Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại được thực hiện trên môi trường V8 (đĩa Petri 9 cm) Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại

+ Công việc 9 Đánh giá khả năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào mạnh trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo

- Lây bệnh nhân tạo bằng cách tạo vết thương cơ giới trên thân, rễ cây thanh trà, sau đó áp môi trường

thạch có Phytophthora đang phát triển vào vết thương cơ giới Tiếp theo, phun xử lý vi sinh vật sản xuất

enzyme theo liều lượng như ở thí nghiệm trên, theo dõi và xác định tỷ lệ bệnh

Nội dung 4 Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào phòng chống bệnh chảy

gôm trên cây Thanh trà

+ Công việc 10 Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thu enzyme cao nhất

- Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy: Các nguồn carbon khác nhau như glucose, rỉ đường sẽ được sử dụng nhằm tìm ra môi trường tối ưu cho quá trình sản xuất

- Ảnh hưởng nguồn ni tơ: Một số nguồn ni tơ như peptone, dịch chiết nấm men, bột đậu nành sẽ được sử dụng nhằm tìm ra môi trường tối ưu cho quá trình sản xuất

- Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy: Các thông số vật lý ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy như nhiệt độ, thời gian, tốc độ lắc

+ Công việc 11 Nghiên cứu dung dịch phụ gia thích hợp để bảo quản chế phẩm

- Tiến hành phối trộn dung dịch vi sinh vật sản xuất enzyme dạng lỏng với các nồng độ chất phụ gia có bản chất khác nhau như glyceron, acid béo tự do, muối natri lactate ở các nồng độ khác nhau và thử nghiệm bảo quản tại nhiệt độ phòng trong các khoảng thời gian khác nhau, tìm ra nồng độ và tỉ lệ phối trộn tối ưu

- Đối với quá trình lên men ở dạng rắn: sử dụng các chất mang làm phụ gia như trấu, cám lúa mì, bột cải đường, bột mì, bột ngô để phối trộn và bảo quản ở nhiệt độ phòng trong các khoản thời gia khác nhau, tìm ra tỷ lệ phối trộn tối ưu

+ Công việc 12 Nghiên cứu phương pháp bảo quản chế phẩm

- Dung dịch chế phẩm chứa vi sinh vật sản xuất enzyme nghiên cứu được bảo quản trong đệm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, có hoặc không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ở 4oC trong các khoảng thời gian khác nhau từ 1 đến 6 tháng Tỷ lệ sống sót của vi sinh vật được xác định bằng cách cấy trải trên môi trường LBA hoặc TSA (đối với các chủng vi khuẩn), môi trường Gauze II (cho xạ khuẩn) và Czapeck-Dox (cho vi nấm) Bên cạnh đó, xác định hoạt tính enzyme còn lại sau các mốc thời gian bảo quản để đánh giá hiệu quả của phương pháp bảo quản

- Nếu chế phẩm vi sinh vật sản xuất enzyme được lên men ở dạng rắn Sau khi lên men, sản phẩm được làm khô ở 40-50oC để độ ẩm còn khoảng 10-12%, sau đó được đóng gói với khối lượng 500 g, bảo quản

Trang 27

trong điều kiện tự nhiên khô ráo, thoáng, nhiệt độ môi trường không khí Sau các khoảng thời gian nhất định, chế phẩm được kiểm tra mật độ vi sinh vật và hoạt tính Tỷ lệ sống sót của vi khuẩn được xác định

bằng cách cấy trải trên môi trường MPA (đối với các chủng vi khuẩn), môi trường Gauze II (cho xạ

khuẩn) và Czapeck-Dox (cho vi nấm) Xác định hoạt tính enzyme còn lại sau các mốc thời gian bảo quản để đánh giá hiệu quả của phương pháp bảo quản

Nội dung 5 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của chế phẩm vi sinh có hoạt lực enzyme ngoại

bào mạnh phòng chống bệnh chảy gôm trên cây Thanh trà

+ Công việc 13 Nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm trên cây Thanh trà

Bố trí các thử nghiệm chế phẩm: Gồm: 1 Đối chứng không sử dụng thuốc; 2 Đối chứng sử dụng thuốc hoá học; 3 Đối chứng sử dụng chế phẩm vi sinh thương mại; 4 Các công thức chế phẩm thử nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại Diện tích ô thí nghiệm: 20m²/ ô thí nghiệm

Mỗi thử nghiệm gồm có 3-5 cây, lặp lại 3 lần Phương pháp điều tra theo quy chuẩn điều tra sâu bệnh hại trên cây có múi QCVN-01-119:2012 Bộ NN&PTNN do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012

Kỳ điều tra: 7 ngày/lần, đối với cách vết bệnh trên thân mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra từ gốc cây sát mặt đất trở lên

* Chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%) - Hiệu lực phòng trừ của các công thức thử nghiệm sau xử lý lần 2: 15, 30, 45, 60 ngày xử lý thuốc - Tính hiệu quả phòng trừ theo công thức Abbot (1925)

- Hiệu quả kinh tế của các công thức thử nghiệm

+ Công việc 14 Xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào phòng

chống bệnh chảy gôm trên vườn Thanh trà ở một số tỉnh Miền Trung

- Bố trí mô hình ở địa phương có diện tích trồng Thanh trà lớn, diện tích vườn Thanh trà lớn hơn 0,5 ha Mô hình được phun chế phẩm vi sinh Vườn cây bưởi Thanh trà lân cận, không được xử lý bằng chế phẩm sẽ được sử dụng làm mô hình đối chứng để đánh giá hiệu quả chế phẩm

- Phương pháp điều tra bệnh sau khi thử nghiệm mô hình theo quy chuẩn điều tra sâu bệnh hại trên cây có múi QCVN-01-119:2012 Bộ NN&PTNN do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012

- Liều lượng và phương pháp xử lý chế phẩm: Liều lượng xử lý được đưa ra sau khi hoàn thành công việc thử nghiệm hiệu quả trên trong công việc 13

Trang 28

15 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

15.1 Nội dung nghiên cứu (Mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu của đề tài)

- Nội dung 1 Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về bệnh chảy gôm ở cây bưởi Thanh Trà do Phytophthora spp

gây nên ở các tỉnh Miền Trung

+ Công việc 1 Điều tra tình hình bệnh chảy gôm ở một số tỉnh Miền Trung + Công việc 2 Điều tra thực trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh Phytophthora spp trên bưởi Thanh trà

+ Công viêc 3 Thu thập mẫu bệnh chảy gôm ở một số tỉnh Miền Trung

- Nội dung 2 Thu thập và xác định các vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme ức chế Phytophthora spp

+ Công việc 4 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme chitinase ức chế Phytophthora spp

+ Công việc 5 Định danh các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme chitinase ức chế nấm Phytophthora spp

+ Công việc 6 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme β-Glucanase ức chế Phytophthora spp

+ Công việc 7 Định danh các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme β-Glucanase ức chế Phytophthora spp

- Nội dung 3 Đánh giá khả năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào

+ Công việc 8 Đánh giá khả năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme

ngoại bào mạnh trong điều kiện in-vitro

+ Công việc 9 Đánh giá khả năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào mạnh trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo

- Nội dung 4 Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào phòng chống bệnh chảy gôm trên cây Thanh trà

+ Công việc 10 Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thu enzyme cao nhất + Công việc 11 Nghiên cứu dung dịch phụ gia thích hợp để bảo quản chế phẩm + Công việc 12 Nghiên cứu phương pháp bảo quản chế phẩm

- Nội dung 5 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của chế phẩm vi sinh có hoạt lực enzyme ngoại bào mạnh phòng chống bệnh chảy gôm trên cây Thanh trà

+ Công việc 13 Nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm trên cây Thanh trà + Công việc 14 Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào phòng chống bệnh chảy gôm trên vườn Thanh trà ở một số tỉnh Miền Trung

15.2 Tiến độ thực hiện

STT Các nội dung, công việc thực hiện Sản phẩm

Thời gian (bắt đầu-kết

thúc)

Người thực hiện

Trang 29

1 Nội dụng 1: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về bệnh chảy gôm ở cây bưởi Thanh Trà do

Phytophthora spp gây nên ở

các tỉnh Miền Trung

Chủ nhiệm và các thành viên nhiệm

vụ

2 Công việc 1 Điều tra tình hình

bệnh chảy gôm ở một số tỉnh Miền Trung

Báo cáo về hiện trạng bệnh

1/2022-2/2022

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.T.Diễm N.Q.H.Vũ N.T.T.Thủy Chi cục BVTV&TT

TT KN Tỉnh 3 Công việc 2 Điều tra thực

trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh Phytophthora spp trên bưởi Thanh trà

Bản báo cáo

3/2022-4/2022

N.B.Hưng N.Q.H.Vũ N.T.T.Huyền

N.T.T.Thủy V.T.N.Trai 4 Công viêc 3 Thu thập mẫu

bệnh chảy gôm ở một số tỉnh Miền Trung

T.Q.Dung Chi cục BVTV&TT 5 Nội dung 2 Thu thập và xác

định các vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme ức chế

Phytophthora spp

Chủ nhiệm và các thành viên nhiệm

vụ

6 Công việc 4 Phân lập và

tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme chitinase ức chế Phytophthora spp

1-3 chủng vi sinh vật sinh enzyme mạnh

7/2022

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.T.Diễm N.Q.H.Vũ V.T.N.Trai 7 Công việc 5 Định danh các

chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme chitinase ức chế nấm Phytophthora spp

Thông tin tên loài của các chủng vi sinh vật phân lập được 8/2022

N.B.Hưng N.T.Diễm N.Q.H.Vũ N.T.T.Thủy

V.T.N.Trai 8 Công việc 6 Phân lập và tuyển

chọn các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme β-Glucanase ức chế Phytophthora spp

1-3 chủng vi sinh vật sinh enzyme mạnh

9/2022

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.Q.H.Vũ N.T.T.Thủy

V.T.N.Trai

Trang 30

9 Công việc 7 Định danh các

chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất enzyme β-Glucanase ức chế Phytophthora spp

Thông tin tên loài của các chủng vi sinh vật phân lập được

10/2022

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.Q.H.Vũ N.T.T.Huyền

T.T.T.Hà

10 Nội dung 3 Đánh giá khả

năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất

enzyme ngoại bào

Chủ nhiệm và các thành viên nhiệm

vụ

11 Công việc 8 Đánh giá khả

năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào mạnh trong

điều kiện in-vitro

Số liệu về khả năng ức chế của vi sinh vật sản xuất enzyme

trong điều kiện in

vitro

11/2023

10/2022-N.B.Hưng H.T.N.Hân N.Q.H.Vũ N.T.T.Huyền

V.T.N.Trai 12 Công việc 9 Đánh giá khả

năng phòng chống bệnh chảy gôm của vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào mạnh trong

điều kiện lây nhiễm nhân tạo

Số liệu về khả năng ức chế của vi sinh vật sản xuất enzyme trong điều kiện lây

nhiễm nhân tạo

12/2022-1/2023

N.B.Hưng N.T.Diễm N.T.T.Huyền

T.T.T.Hà T.Q.Dung 13 Nội dung 4 Nghiên cứu tạo

chế phẩm vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bào phòng chống bệnh chảy gôm trên cây

Thanh trà

Chủ nhiệm và các thành viên nhiệm

vụ

14 Công việc 10 Nghiên cứu điều

kiện nuôi cấy thu enzyme cao

nhất

Môi trường và điều kiện nuôi cấy thu được enzyme nhiều

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.Q.H.Vũ N.T.T.Huyền

N.Q.Đ.Tiến V.T.N.Trai 15 Công việc 11 Nghiên cứu

dung dịch phụ gia thích hợp để

bảo quản chế phẩm

Dung dịch phụ gia thích hợp có thể đảm bảo vi sinh vât sản xuất enzyme tồn tại trong thời gian dài

1/2023-3/2023

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.T.Diễm T.Q.Dung V.T.N.Trai

Trang 31

16 Công việc 12 Nghiên cứu

phương pháp bảo quản chế phẩm

Điều kiện bảo quản vi sinh vật sản xuất enzyme có thể giữ được hoạt tính sau 6 tháng

1/2023-6/2023

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.Q.H.VŨ N.T.T.Huyền

T.Q.Dung V.T.N.Trai 17 Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả

kỹ thuật và kinh tế của chế phẩm vi sinh có hoạt lực enzyme ngoại bào mạnh phòng chống bệnh chảy gôm trên cây

Thanh trà

Chủ nhiệm và các thành viên nhiệm

vụ

18 Công việc 13 Nghiên cứu hiệu

quả sử dụng chế phẩm trên cây Thanh trà

Công thức và liều lượng chế phẩm cho hiệu quả phòng trừ bệnh tốt nhất 4/2023-5-2023

N.B.Hưng N.T.Diễm N.T.T.Huyền

T.T.T.Hà V.T.N.Trai Công ty Tiền Phong 19 Công việc 14 Xây dựng mô

hình thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật sản xuất enzyme ngoại bàn phòng chống bệnh chảy gôm trên vườn Thanh trà ở một số tỉnh miền trung

Chế phẩm phải đạt hiệu lực phòng chống bệnh >80%

6/2023-11/2023

N.B.Hưng H.T.N.Hân N.T.T.Huyền

T.T.T.Hà V.T.N.Trai Chi cục BVTV&TT

TT KN Tỉnh 20 Hội thảo khoa học và báo cáo

Yêu cầu chất lượng sản phẩm

(mô tả chi tiết chất lượng sản

phẩm đạt được như nội dung, hình thức, các chỉ tiêu, thông số kỹ

thuật, )

I Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa học )

(được chấp nhận đăng)

1.2 Bài báo khoa học trong nước 01 Được đăng trên các tạp chí

khoa học chuyên ngành trong

Trang 32

nước thuộc danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng

Giáo sư Nhà nước

II Sản phẩm đào tạo (Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ, )

Báo cáo thành công 1 chuyên đề theo hướng nghiên cứu của

Chương trình

U/L) và enzyme glucanase) ≥200 U/L, thời gian

(β-1,3-bảo quản: ≥6 tháng, hiệu lực phòng chống ≥80%

Bộ cơ sở dữ liệu và mẫu chuẩn bệnh chảy gôm do

nấm Phytophthora gây nên và các chủng vi sinh vật

phòng chống bệnh

01 Bảo đảm tính khoa học

4.3 Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh phòng

chống nấm Phytophthora spp gây bệnh trên cây bưởi

Thanh trà; qui mô sản xuất 50 kg hoặc lít /mẻ

Phytophthora spp gây bệnh trên cây bưởi Thanh trà 01

Được Hội đồng khoa học chuyên ngành cấp cơ sở

nghiệm thu

4.5

01 mô hình thử nghiệm ứng dụng chế phẩm vi sinh

phòng chống nấm Phytophthora spp gây bệnh trên

cây bưởi Thanh trà giai đoạn kiến thiết cơ bản

01 Quy mô 0,5 ha/mô hình, hiệu

lực phòng chống ≥80%

Trang 33

4.6

01 mô hình thử nghiệm ứng dụng chế phẩm vi sinh

phòng chống nấm Phytophthora spp gây bệnh trên

cây bưởi Thanh trà giai đoạn kinh doanh

01 Quy mô 0,5 ha/mô hình, hiệu

lực phòng chống ≥80%

4.7

Tài liệu hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh phòng

chống nấm Phytophthora spp gây bệnh trên bưởi

Thanh trà

01 Bảo đảm tính khoa học

4.8 Báo cáo thực trạng về nghiên cứu phát triển chế phẩm

vi sinh phòng chống nấm Phytophthora spp trên bưởi

Thanh trà

01 Bảo đảm tính khoa học

4.9 Giải pháp hữu ích, sở hữu trí tuệ: Độc quyền sáng chế

17 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG

17.1 Phương thức chuyển giao: Các thông tin điều tra khảo sát, và các kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ này có thể được chuyên giao cho các đơn vị nghiên cứu hay các doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu nghiên cứu hay sản xuất chế phẩm nhằm phục vụ phòng chống bệnh chảy gôm trên cây bưởi Thanh trà

Các quy trình công nghệ có thể đượcc huyển giao một phần hay toàn bộ quy trình: bao gồm công nghệ sản xuất chế phẩm và quy trình sử dụng chế phẩm cho đối tác có nhu cầu được chuyển giao công nghệ ví dụ như: cho các hộ nông dân, trung tâm khuyến nông, các công ty sản xuất chế phẩm

17.2 Địa chỉ ứng dụng: Vườn cây Thanh trà tại miền trung có bệnh chảy gôm Các công ty sản xuất chế phẩm, các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các trung tâm khuyến nông, trung tâm dịch vụ nông nghiệp có nhu cầu

18 TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

18.1 Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo Đề tài này sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, các nhà nghiên cứu của của Đại học Huế nói chung và Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế nói riêng tham gia trực tiếp nghiên cứu, qua đó nâng cao kỹ năng nghiên cứu và quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ

Đề tài dự kiến hỗ trợ đào tạo 1 nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của đề tài Như vậy, Đề tài đã cung cấp cơ hội cho các cán bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học và mong muốn nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong phát triển khoa học và công nghệ

18.2 Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan Thông qua các kết quả nghiên cứu, Đề tài dự kiến công bố các bài báo quốc tế trên các tạp chí uy tín sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng chứng minh công đồng khoa học thế giới về tiềm năng vi sinh vật bản

Trang 34

địa ở nước ta Chế phẩm vi sinh, quy trình công nghệ và mô hình sẽ cải thiện nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh cây trồng, các giải pháp hữu ích góp phần tạo ra hiệu quả công nghệ phát triển các chế phẩm phòng chống bệnh bệnh trên bưởi Thanh trà

18.3 Đối với phát triển kinh tế-xã hội Các kết quả của đề tài được áp dụng thực tế sẽ góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng của bưởi Thanh trà thu hoạch ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và một số địa phương ở miền Trung nói chung, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo người nông dân và các cơ sở sản xuất phát triển, đồng thời giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học giảm thiểu ô nhiễm môi trường, duy trì ổn định hệ vi sinh vật tự nhiên hài hòa mục tiêu nâng cao chất lượng sản xuất và phát triển bền vững của nước ta

18.4 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu Tổ chức chủ trì có cơ hội nâng cao uy tín về nhiều mặt và từng bước tăng thứ hạn trong xếp hạng chung thông qua việc đánh giá chất lượng, năng lực của các nhà nghiên cứu mà mình đang quản lý, bên cạnh đó kết quả về đào tạo, học thuật cũng được nâng cao thông qua các bộ chỉ tiêu đánh giá có liên quan đế các kết quả trên Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu hiệu quả mạng lại có thể được giải thích tương tự như hiệu quả đối với phát triển kinh tế xã hội đã được đề cập ở trên

19 KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện đề tài:

Trong đó: Ngân sách Nhà nước: 1.050.000.000 đồng Các nguồn khác: 0 đồng

Stt Khoản chi, nội dung chi Thời gian

thực hiện

Tổng kinh phí

(triệu đồng )

Nguồn kinh phí Ghi

chú Kinh phí

từ NSNN (triệu đồng )

Các nguồn

khác

1 Chi tiền công lao động trực tiếp 2022-2023 505,348 505,348 0

2 Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu

2022-2023 359,490 359,490 0

3 Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định

4 Chi hội thảo khoa học, công tác phí 2022-2023 58,259 58,259 0

5 Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu

2022-2023 10,000 10,000 0 6 Chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu 2022-2023 0 0 0

7 Chi văn phòng, phẩm, thông tin liên lạc, in ấn

Trang 35

thu quy trình công nghệ 0

Cơ quan chủ quản duyệt

TL BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 36

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thừa Thiên Huế, ngày tháng 8 năm 2021

BẢN GIẢI TRÌNH

(v/v chỉnh sửa Thuyết minh đề tài theo các đề nghị trong Biên bản thẩm định)

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Căn cứ Quyết định số: 2321/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2021 phê duyệt Danh

mục đề tài thực hiện từ năm 2022 thuộc chương trình KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh tạo một số sản phẩm phòng chống bệnh hại cây trồng chủ lực khu vực miền Trung” thực hiện Quyết định 523/QĐ-TTg ngyaf 14/5/2018

của Thủ tướng chính phủ;

- Căn cứ Công văn số 3511/BGDĐT-KHCNMT ngày 18/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn hoàn thiện Thuyết minh đề tài, nhiệm vụ thực hiện từ năm 2022 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ;

- Căn cứ Biên bản họp Tổ thẩm định nội dung, kinh phí đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) ngày 28/6/2021 đối với đề tài “Nghiên cứu

và phát triển chế phẩm vi sinh phòng chống nấm bệnh Phytophthora spp trên bưởi

- Cần bổ sung hiện trạng bưởi Thanh trà, phân bố trồng bưởi Thanh trà ở miền trung

- Đã bổ sung theo như biên bản của hội đồng thẩm định (trang 4)

2 Phương pháp nghiên cứu

- Cần bổ sung phương pháp phổ cập, Các phương pháp trong thuyết minh quá cổ điển

- Một số phương pháp đã được cập nhập và mô tả lại theo như biên bản của hội đồng thẩm định.Ví dụ:

+Phương pháp phân lập (trang 21) +Phương pháp giám định hình thái (trang 22)

+Phương pháp giám định bằng phương pháp sinh học phân tử (trang 22, 23)

+ Phương pháp xác định hoạt độ 1.3-glucanase (trang 23)

β-+ Phương pháp xác định hoạt độ 1,4-glucanase (trang 24)

β-+ Phương pháp xác định hoạt độ chitinase (trang 23)

- Một số phương pháp mang tính quy

Trang 37

36 -

Cập nhập phương pháp phân lập nấm bệnh

Phytophthora spp

- Cần làm rõ làm vi sinh vật đối kháng hay lên men enzyme

chuẩn và kinh điển được bảo lưu, tuy nhiên được mô tả chi tiết hơn ví dụ: + Phương pháp điều tra diễn biến bệnh, thu mẫu bệnh, điều tra hiệu quả phòng chống bệnh theo quy chuẩn điều tra sâu bệnh hại trên cây có múi QCVN-01-119:2012 Bộ NN &PTNN do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012 (trang 20, 21) + Phương pháp xác định Protein hoà tan tổng số (trang 24)

+ Phương pháp lây bệnh nhân tạo (trang 25)

+ Phương pháp đánh giá khả năng ức

chế Phytophthora spp (trang 24)

+ Đã bổ sung và cập nhập theo như biên bản của hội đồng (trang 21) + Đã làm rõ Đề tài hương tới việc ứng dụng các vi sinh vật có khả năng sinh các enzyme ngoại bào, và ứng dụng chính các vi sinh vật này để phòng

chống bệnh Phytophthora spp, điều

này đẫ được làm rỏ trong cách tiếp cận, và tên các nội dung nghiên cứu liên quan (nội dung 2, 3, 4, 5)

3 Các hoạt động khác phục vụ nội dung nghiên cứu

- Bổ sung 01 Hội thảo khoa học và 02 Hội nghị đầu bờ/02 mô hình

- Hội thảo khoa học được bổ sung và đề cập trong tiến độ thực hiện (trang 30)

- 02 mô hình được đưa vào sản phẩm theo đúng như khung chương trình của Bộ (trang 31)

4 Sản phẩm đề tài

Cần mô tả chi tiết hơn Các chủng cần có hình ảnh, tên đồng nghĩa Các sản phẩm làm ra nên so với các sản phẩm có sẵn

Cần nếu bật đặc điểm chế phẩm và hoạt tính vi sinh, cần tách 02 mô hình là chuyên canh và luân canh Chủng vi sinh vật cần làm rõ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

- Sản phẩm của đề tài được cập nhập theo đúng như khung chương trình của bộ (trang 30, 31, 32)

Trang 38

02 mô hình chú ý là khác nhau

5 Sản phẩm khoa học - 02 bài báo thuộc danh

mục Scopus (được chấp nhận đăng);

- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước thuộc danh mục tạp chí được tính điểm của HĐGSNN

- Đã cập nhập (trang 30)

- Đã cập nhập (trang 30)

6 Sản phẩm đào tạo - Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên

cứu sinh theo hướng nghiên cứu của đề tài

- Đã cập nhập (trang 31) 7 Sản phẩm ứng

dụng và sản phẩm khác

- Bộ cơ sở dữ liệu và mẫu chuẩn bệnh chảy gôm do

nấm Phytophthora gây

nên và các chủng vi sinh vật phòng chống bệnh; - 03-05 chủng vi sinh vật bản địa có hoạt lực chitinase cao (định danh đến loài, an toàn, hiệu quả) phòng chống bệnh; - 100 lít chế phẩm vi sinh

- 01 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh

Phytophthora spp gây

bệnh trên cây bưởi Thanh trà; qui mô sản xuất 50 kg/mẻ;

- 01 quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh phòng chống

Ngày đăng: 19/09/2024, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w