2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định mô hình và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt
GIỚI THIỆU
Từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu ấn tăng trưởng mạnh mẽ về mọi mặt: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Việt Nam được biết đến là đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời Trong những năm qua, nhờ vào sự mở cửa thương mại và toàn cầu hóa, nên sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được những thành tích vượt bậc, đặc biệt là ngành lúa gạo Một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam đó là lúa gạo, mặc dù không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng khá ổn định Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, sản phẩm ngành lúa gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam đã thu hút nhiều sự quan tâm, tuy nhiên các nghiên cứu về lúa gạo xuất khẩu còn khá hạn chế Hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào các yếu tố vi mô như chính sách Nhà nước, năng lực lao động và công nghệ Các nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô như GDP, khoảng cách địa lý còn ít ỏi Về mặt phương pháp, các nghiên cứu trước đây thường sử dụng mô hình trọng lực theo dạng chuẩn với phương pháp OLS, nhưng điều này có thể dẫn đến hệ số ước lượng bị chệch và không áp dụng được trong trường hợp dữ liệu có giá trị bằng không Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng mô hình trọng lực với phép biến đổi Poisson giả hồi quy (PPML) để giải quyết những hạn chế của các nghiên cứu trước đây.
8 phương pháp hợp lý cực đại Poisson để ước lượng các tham số của các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam
2) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định mô hình và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, kết hợp với phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam để xây dựng hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian tới
Từ mục tiêu chung của đề tài, 04 mục tiêu cụ thể được xác định cần thực hiện như sau:
Xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam dựa trên nghiên cứu nền tảng lý thuyết, tổng quan nghiên cứu và điều kiện thực tiễn của Việt Nam
Tiến hành đo lường, kiểm định và mô hình hóa các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, đồng thời bổ sung vào các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo phù hợp với bối cảnh thực tế của Việt Nam.
Phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, qua đó đánh giá thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển
Xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình và điều kiện thực tiễn của sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam
3) Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:
Dựa trên nền tảng lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và tình hình thực tế Việt Nam, có thể xác định các yếu tố nào tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam?
9 Mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo Việt Nam như thế nào?
Thực trạng sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam như thế nào?
Cần có những giải pháp gì để có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới?
3) Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là xuất khẩu gạo của Việt Nam và những yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Phạm vi không gian: Nghiên cứu đề cập đến hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được phân tích từ năm 2001 đến năm 2020
Các phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, thống kê và so sánh cũng được ứng dụng thông qua các bảng biểu đồ thị, hình vẽ và biểu đồ nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến động giá gạo Việt Nam một cách khách quan và chính xác.
Phương pháp mô hình toán kinh tế: Thực hiện thông qua việc xây dựng mô hình định lượng để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá các yếu tố tác động lên kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam Nghiên cứu dự định xây dựng mô hình kinh tế lượng với dữ liệu bảng
Phương pháp quy nạp: Là phương pháp được sử dụng để rút ra kết luận về đối tượng nghiên cứu sau khi có kết quả từ phương pháp mô hình toán kinh tế và phương pháp phân tích, thống kê, so sánh
Phương pháp nội suy và ngoại suy: Được sử dụng để đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố cản trở đến kim ngạch xuất khẩu gạo, từ đó thúc đẩy việc xuất khẩu gạo đạt hiệu quả, nhất góp phần phát triển kinh tế ổn định và bền vững
6) Đóng góp của nghiên cứu
10 Đề tài sẽ đóng góp vào khoảng trống nhỏ của nghiên cứu về dòng chảy thương mại Việt Nam, cũng như đưa ra cơ sở lý luận khoa học và có những ứng dụng thực tiễn cho những cơ quan quản lý, các nhà quản trị doanh nghiệp … có cách nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam và có cơ sở để hoạch định các chiến lược xuất nhập khẩu gạo trong thời gian tới
7) Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chương 1: Trong chương này tác giả đã nêu lên lý do và khoảng trống nghiên cứu về thương mại quốc tế bằng cách ứng dụng mô hình trọng lực Đồng thời cũng nêu lên những mục tiêu mà nghiên cứu này sẽ thực hiện, qua đó giúp người đọc hiểu một cách tổng quan nội dung và các bước tiếp theo mà nghiên cứu sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu đó
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về xuất khẩu
Theo lý thuyết về thương mại quốc tế cổ điển, khi phân công lao động xã hội đạt được mức độ nhất định, chuyên môn hóa sản xuất được thực hiện cho phép tạo ra năng suất cao hơn, hàng hóa ngày càng nhiều không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà tất yếu sẽ dẫn tới sự trao đổi hàng hóa ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia Như vậy, thực chất xuất khẩu chính là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như:
Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn
Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt, mà có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế
Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân Đối với những nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những yếu tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở của nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu
Theo Luật Thương mại 2005, Điều 28 Khoản 1 định nghĩa xuất khẩu là "việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật" Định nghĩa này mang tính vĩ mô, bao quát hơn khái niệm xuất khẩu trong nghĩa hẹp.
Theo đó, các hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của một trong hai quốc gia, hoặc lấy đồng tiền của một bên thứ 3 làm căn cứ
1 Các hình thức xuất khẩu : a Xuất khẩu trực tiếp
Xuất nhập khẩu trực tiếp là hình thức xuất nhập khẩu mà người bán và người mua trực tiếp giao dịch với nhau Họ có thể gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi qua thư từ, điện tín để thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác do không phải qua khâu trung gian Trong điều kiện thương mại quốc tế hiện đại như hiện nay, với vai trò bán hàng trực tiếp người bán có thể nâng cao uy tín của mình thông qua việc đảm bảo quy cách, chất lượng hàng hóa cũng như việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người mua Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy về thông tin (thị trường, giá cả, hàng rào phi thuế quan…) đồng thời trong quá trình bán hàng cũng có thể gặp những rủi ro như bên mua hàng thanh toán chậm hoặc tỷ giá thay đổi, … b Xuất khẩu qua trung gian
Là hình thức mua bán trên phạm vi quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của nhân tố trung gian thứ ba và nhân tố này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định từ hoạt động mua bán trên Nhân tố trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới
Mặc dù hình thức bán gián tiếp có thể làm giảm lợi nhuận của người bán do phải trả phí cho trung gian, nhưng nó vẫn phổ biến, đặc biệt ở các nước kém phát triển và đang phát triển Các trung gian thường hiểu rõ về thị trường, bao gồm nhu cầu, thị hiếu và đặc điểm của người tiêu dùng, nên có thể giúp người bán tăng khả năng thu được lợi nhuận cao hơn.
13 Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước mua khác những hàng hóa đã mua mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua hàng hóa ở nước này rồi bán với giá cao hơn ở nước khác và thu về số tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu
Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập -tái xuất và hình thức chuyển khẩu, trong đó:
Hình thức tạm nhập - tái xuất được hiểu là việc thương nhân của nước A mua hàng hóa của nước B để bán cho nước C trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương và có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào nước A Sau đó, chính hàng hóa này lại được làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước A mà không qua gia công chế biến Hình thức này có ưu điểm là thu lợi nhuận cao trong khi không cần bỏ chi phí đầu tư (máy móc, thiết bị) mà khả năng thu hồi vốn nhanh Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ thì hình thức này cũng chỉ phù hợp với một số mặt hàng nhất định
Hình thức chuyển khẩu được chia thành hai loại Một là, hàng hóa sau khi nhập cảnh được cơ quan hải quan cho vận chuyển đến một địa điểm hải quan khác để làm thủ tục hải quan nhập khẩu Hai là, hàng hóa ở nơi vận chuyển ban đầu đã làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu vận chuyển đến một nơi xuất cảnh, do hải quan nơi xuất cảnh giám sát quản lý cho qua Hình thức này có ưu điểm là không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu song về thủ tục pháp lý khá phức tạp Đó là trong toàn bộ quá trình giao dịch luôn có hai hợp đồng riêng biệt là hợp đồng mua hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước nhập khẩu)
2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Samuelson cho rằng các nước đang phát triển đều vướng phải cái “vòng luẩn quẩn” của sự đói nghèo Vì vậy để phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” cần phải có một “cú huých” từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển bước vào giai đoạn cất cánh Vận dụng lý thuyết này, các quốc gia muốn đạt mức tăng trưởng kinh tế thì cần có một cú huých từ bên ngoài như: yếu tố về vốn, công nghệ, chuyên gia Trong đó nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ CNH-HĐH đất nước là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
14 trước mắt chúng ta cần phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc, trang thiết bị hiện đại từ bên ngoài nhằm trang bị cho nền sản xuất Nguồn vốn để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài, vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là xuất khẩu Trên thực tế, nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu theo đó cũng tăng theo Ngược lại, nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu sẽ làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân
Lý thuyết thương mại quốc tế
2.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Trao đổi hàng hoá, giao thương giữa các cá nhân hay các nước đã có hàng ngàn năm nhưng phải đến thế kỷ 15 mới có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra nguồn gốc và lợi ích từ thương mại quốc tế Trước thế kỷ 18, những kiến thức về thương mại quốc tế còn chưa rõ, theo những lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương, Adam Smith tiếp tục xây dựng nền tảng cho lý thuyết tuỵệt đối của ông
Chủ nghĩa trọng thương là lý thuyết đầu tiên giải thích về thương mại quốc tế, khởi nguồn từ nước Anh vào giữa thế kỷ 16 Theo chủ nghĩa này, vàng và bạc là những phương thức chủ yếu để đánh giá sự phồn thịnh, giàu có của một quốc gia Nó cũng giữ vai trò tất yếu giúp cho hoạt động giao thương giữa các quốc gia trở nên náo động hơn Thời gian này, vàng và bạc chính là đơn vị tiền tệ trong trao đổi thương mại; một quốc gia hay cá nhân xuất khẩu hàng hoá đều thanh toán bằng vàng và bạc Trái lại, việc nhập khẩu sẽ khiến hao hụt kim loại quý khỏi ngân sách quốc gia Do vậy, tư tưởng trọng thương cho rằng nên duy trì trạng thái thặng dư thương mại, tức là xuất siêu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước Quốc gia tích luỹ được nhiều vàng bạc càng thể hiện sự giàu có, uy tín, quyền lực trên bản đồ thế giới Nhất quán với tư tưởng này, chủ nghĩa trọng thương ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán cân thương mại a Hoàn cảnh ra đời
Adam Smith ( 1723 – 1790 ) là nhà kinh tế chính trị và triết gia đạo đức học người Scotland, là người có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực: chính trị, văn học, thiên văn học, ông tiên phong cho sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác
Chủ nghĩa trọng thương tồn tại nhiều điểm bất lợi và dần trở nên lỗi thời vào giữa thế kỷ 18, sau cuộc các cách mạng công nghiệp bùng nổ kéo theo sự phát triển của hệ thống thương mại và ngân hàng, tại thời điểm chuyển đổi này, đòi hỏi có những quan điểm mới và tiến bộ hơn về thương mại quốc tế thay thế quan điểm trọng thương Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời trong bối cảnh này, học thuyết kinh tế
24 của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm
Adam Smith lần đầu đề xuất lý thuyết tuyệt đối trong quyển sách với tựa đề “ Sự giàu có của các quốc gia” vào năm 1776 Mục đích ban đầu của ông là phản đối lại nhìn nhận của chủ nghĩa trọng thương cho rằng thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không Theo ông, các quốc gia khác nhau chính là về khả năng sản xuất các hoá hàng có hiệu quả và một nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi mà nước đó sản xuất, chế biến sản phẩm một cách hiệu quả hơn so với các nước khác
Vào những thế kỉ đó, Adam Smith cho rằng nhờ sự kết hợp của khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, và có nhiều kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều thế hệ, người Pháp là những người sản xuất rượu vang hiệu quả nhất, hay người Anh là nhà sản xuất hàng dệt may hiệu quả nhất nhờ những phát minh đi đầu về máy dệt,may Như vậy, có thể nói người Pháp có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất rượu vàng, còn người Anh có được lợi thế tuyệt đối về sản xuất dệt, may b Nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith là người đi đầu về lợi thuyết tuyệt đối của hoạt động ngoại thương
Quan điểm kinh tế cơ bản của ông trong lý thuyết này là:
Trong khi phái trọng thương tin tưởng một quốc gia chỉ có thặng dư từ thương mại khi quốc gia có lợi trên sự hi sinh của một quốc gia khác và ủng hộ sự quản lí chặt chẽ cuả Chính phủ về các hoạt động mậu dịch quốc tế Học thuyết của Adam Smith lại ủng hộ quan điểm Chính phủ nên để các cá nhân hoặc quốc gia tự do hoạt động để thu được thặng dư Từ đó “ bàn tay vô hình” sẽ đưa họ đến tối đa phúc lợi
Thương mại giữa các quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối Lợi thế tuyệt đối là sử dụng ít chi phí sản xuất hơn Theo A.Smith, quốc gia A có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X nào đó và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y Trong khi quốc gia B có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X Khi đó, cả hai quốc gia đều có thể có lợi nếu quốc gia A chỉ tập trung sản xuất sản phẩm X, còn quốc gia B chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm Y và cả hai quốc gia cùng trao đổi với nhau
Bằng phương pháp này, các nguồn lực của hai nước được tận dụng hết sức có hiệu quả, không lãng phí Nhờ đó, sản lượng hàng hóa của cả hai nước đều tăng Phần tăng thêm về sản lượng của hai nước có thể được hiểu là khoản lợi ích mà thương mại quốc tế mang lại.
25 hàng hoá sẽ là thặng dư được phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua mậu dịch quốc tế
Từ những học thuyết đó ông rút ra, trong trao đổi quốc tế, một quốc gia hay một cá nhân, nên tập trung sản xuất hàng hoá mình có lợi thế nhất, đem trao đổi một phần sản phẩm đó lấy sản phẩm khác cần dùng, tổng sản lượng của các quốc gia cộng lại sẽ tăng, phúc lợi cũng từ đó sẽ tăng
Tuy nhiên, lý thuyết còn tồn tại nhiều nhược điểm:
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối dựa trên thương mại tự do thực sự của các quốc gia
Tuy nhiên, thực tế là khi trao đổi thương mại sẽ có thuế quan, hạn ngạch và các yếu tố ảnh hưởng gây trở ngại thương mại cho các khu vực Các quốc gia có thể áp dụng các thuế suất nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước các lợi thế của các nước khác nếu chi phí sản xuất của các nước đó thấp hơn
Việc tập trung sản xuất vào một mặt hàng duy nhất là chưa thực tế vì còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn Mặc dù một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm, nhưng sản phẩm đó không phải mặt hàng có nhu cầu cao, thì việc tập trung chuyên môn hoá một sản phẩm sẽ gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế
2.2.2 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh: a Lịch sử hình thành :
Michael Eugene Porter (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1947) là Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ; nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những "bộ óc" quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia Michael Porter là một trong những giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại học Harvard
Trong nghiên cứu của mình năm 1979, Michael Porter không hề đề cập đến khái niệm lợi thế cạnh tranh; ông vẫn chỉ mô tả chiến lược nhằm định vị doanh nghiệp trong mối quan hệ với năm lực lượng hay áp lực của thị trường (Porter, 1979) Tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh” của ông, xuất bản năm 1985, lần đầu giới thiệu thuật ngữ này với cách dùng phổ biến cho đến hiện nay b Khái quát lý thuyết:
26 Mặc dù khái niệm lợi thế cạnh tranh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về nó trước những năm 1980 Khi Porter (1985) lần đầu chính thức trình bày thuật ngữ này, ông mô tả như sau: “Lợi thế cạnh tranh nằm ở trung tâm hiệu quả trên thị trường cạnh tranh Tuy nhiên, sau một vài thập niên phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã đánh mất tầm nhìn về lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua tăng trưởng và theo đuổi đa dạng hóa Ngày nay, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh là rất lớn Doanh nghiệp trên toàn thế giới đang phải đối mặt với mức tăng trưởng chậm hơn cũng như sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ trong nước và toàn cầu trong khi chiếc bánh thị phần không còn đủ lớn cho tất cả”
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung của gạo:
GDP nước xuất khẩu: Lý thuyết một đất nước có tổng giá trị sản phẩm quốc nội tăng lên là lượng hàng hóa của quốc gia sẽ tăng lên và có khả năng sẽ làm cho xuất khẩu của quốc gia ấy sẽ tăng theo Biến này thể hiện được nguồn lực sản xuất tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia từ đó cho thấy GDP tác động tác động tích cực đến xuất khẩu
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cầu của gạo
GDP của nước nhập khẩu: Thể hiện được mức độ thu nhập của quốc gia từ đó có thể suy ra được nhu cầu của người dân trong tiêu dùng và lượng nhập khẩu các mặt hàng về gạo một cách đa dạng Từ đó, các nước xuất khẩu có thể gia tăng mức độ cung ứng cho nước nhập khẩu
2.3.3 Các tác động ảnh hưởng đến thúc đẩy và hạn chế của xuất khẩu gạo:
Khoảng cách giữa nước xuất và nhập khẩu: Đây là yếu tố luôn được thêm vào trong các mô hình lực hấp dẫn thương mại và nó là yếu tố cốt lõi hình thành nên mô hình Khoảng cách giữa các quốc gia xuất và nhập khẩu thì luôn là vấn đề đối với các xuất khẩu nông nghiệp càng gần sẽ càng hấp dẫn với nhau hơn so với các nước ở xa
Theo cách tiếp cận này thì yếu tố này có tác động ngược chiều lên kim ngạch xuất khẩu của quốc gia
Tỷ giá hối đoái: Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái sẽ tác động lên giá của hàng hóa xuất khẩu, phá giá đồng nội tệ sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu ở nước ngoài trở nên rẻ hơn và ngược lại Do đó, sự tăng lên về tỷ giá (giả sử quốc gia xuất khẩu yết giá theo kiểu 1 đồng ngoại tệ bằng bao nhiêu đồng nội tệ) sẽ làm tăng lượng xuất khẩu của quốc gia
Đây là một yếu tố được bổ sung trong các mô hình lực hấp dẫn sau này Mức độ mở cửa thương mại thể hiện mức độ cởi mở của một quốc gia cũng như sự tham gia của họ vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế Nhiều nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến biến số này và thường đưa vào các mô hình lực hấp dẫn Sự hội nhập kinh tế toàn cầu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và nông sản, góp phần ổn định GDP của quốc gia.
Tham nhũng được đo lường bằng Chỉ số tham nhũng (Corruption Perceptions Index-CPI) Chỉ số này đánh giá mức độ tham nhũng của các quốc gia được công bố hàng năm bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức ra đời trong nỗ lực ngăn chặn hối lộ và các hình thức tham nhũng trên toàn thế giới Điểm số của một quốc gia có thể dao động từ 0 đến 100 điểm với 0 điểm là mức độ tham nhũng cao nhất và 100 điểm được coi là "sạch" nhất Chỉ số cảm nhận tham nhũng từng được đo lường bằng các phương pháp khác nhau từ năm này sang năm khác, khiến việc so sánh hàng năm trở nên khó khăn Nhưng vào năm 2012, phương pháp đo lường đã được sửa đổi một lần nữa, lần này đã sử dụng phép so sánh theo thời gian Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, phương pháp mới này bao gồm 4 bước cơ bản, gồm lựa chọn dữ liệu nguồn, định cỡ lại dữ liệu nguồn, tổng hợp dữ liệu được định cỡ lại và đo lường thống kê cho thấy mức độ chắc chắn Một cơ chế kiểm soát chất lượng cũng được đưa vào qui trình Bao gồm thu thập dữ liệu độc lập và kết quả tính toán của hai nhà nghiên cứu nội bộ và hai
34 nhà nghiên cứu độc lập từ viện nghiên cứu Năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã sử dụng 16 đánh giá và khảo sát từ 12 tổ chức làm cơ sở để đánh giá điểm số cho các quốc gia Để có đủ tiêu chí chấm điểm CPI, một quốc gia phải được đánh giá bởi không dưới ba nguồn Các nguồn phải ghi lại các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp đo lường của họ Sau đó Tổ chức Minh bạch Quốc tế sẽ đánh giá chất lượng và tính thỏa đáng của các phương pháp này
Theo một ấn phẩm trên Tạp chí Đạo đức Kinh doanh vào năm 2002, các quốc gia và vùng lãnh thổ có thứ hạng CPI thấp (tương đương với tình trạng tham nhũng cao) cho thấy những điều chỉnh thừa thãi và thị trường chợ đen phát triển mạnh ở đây Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có tổng sản phẩm quốc nội thực tế bình quân đầu người cao (RGDP/Cap) thì có thứ hạng CPI cao (tương đương mức độ tham nhũng thấp) Các nghiên cứu được công bố vào năm 2007 và 2008 trên Tạp chí Khoa học Châu Âu cho thấy các quốc gia và vùng lãnh thổ có thứ hạng CPI cao hơn có nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế lâu dài hơn và họ đã trải qua mức tăng GDP 1,7% cho mỗi điểm được thêm vào điểm số CPI Xếp hạng CPI của một quốc gia hoặc lãnh thổ càng cao, tỉ lệ đầu tư nước ngoài của nước đó càng cao Do đó, tham nhũng đã cho thấy tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế một quốc gia hoặc lãnh thổ Các nhà kinh tế học từ lâu đã xác định một số các kênh mà tham nhũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Mauro 1995; Tanzi 1997; Gupta Năm 2000; Gyimah- Brempong 2001 và những người khác).
Các nghiên cứu thực nghiệm về mô hình trọng lực
Trong nghiên cứu về thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đi sâu và tìm hiểu về vấn đề này Tuy nhiên mãi cho đến những năm gần đây, mô hình trọng lực mới được áp dụng nhiều làm khung phân tích và đánh giá một cách rộng rãi
Tác động của các nhân tố GDP của Việt Nam, GDP nước nhập khẩu, tỷ giá thực tế và GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu đến khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam đã được tác giả Đào Đình Minh phân tích thông qua mô hình lực hấp dẫn (2017) Nghiên cứu chỉ ra rằng những biến số này có ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
35 tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam Ngược lại, khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Nghiên cứu của Chung, Hà và Hoàn (2018) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các nền kinh tế Đông Bắc Á Mô hình bao gồm các biến thu nhập bình quân đầu người (quy mô nền kinh tế), GDP, tỷ giá hối đoái và các biến giả chỉ định quốc gia tham gia WTO hoặc FTA Kết quả ước lượng PPML cho thấy quy mô nền kinh tế, mức độ phát triển thị trường, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý và FTA đều có tác động đáng kể đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á.
Nghiên cứu của Vũ Bạch Diệp và cộng sự (2018), sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2005-2017 Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, các yếu tố: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều; các yếu tố: Khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, tác động của yếu tố “lịch sử” là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê Những kết quả này có thể giúp chính phủ và các cơ quan thực thi chính sách một số gợi ý giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của (Dương Thị Thanh Thái, 2019) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada cũng sử dụng mô hình trọng lực làm cơ sở phân tích Đề tài đã so sánh tính hiệu quả của 2 ước lượng POOLED OLS và REM và chỉ ra rằng mô hình REM phù hợp hơn để dùng làm phân tích đánh giá Tuy nhiên đối với bộ số liệu tác giả sử dụng, mô hình REM gặp phải 2 khuyết tật là tương quan chuỗi và phương sai sai số thay đổi, do đó tác giả sử dụng ước lượng FGLS để khắc phục 2 khuyết tật này Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố:
GDP nước nhập khẩu, GDP Việt Nam, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, tỷ giá hối đoái và khoảng cách địa lý có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nên (2020) tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tới các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách thương mại và các yếu tố riêng của ngành lúa gạo với kim ngạch xuất khẩu gạo Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu, thuế suất nhập khẩu, sản lượng lúa gạo và giá gạo thế giới có tác động đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
36 dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế làm nền tảng Bên cạnh đó, bài báo còn mở rộng nghiên cứu thông qua việc kiểm định giả thuyết Hoa Kỳ tham gia vào hiệp định CPTPP thì sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam như thế nào Nghiên cứu sử dụng ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) thông qua dữ liệu bảng về dữ liệu của các biến số trong mô hình của các quốc gia tham gia hiệp định, trong giai đoạn 1996 - 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn cung nguyên liệu, thuế nhập khẩu gạo từ các đối tác trong CPTPP, sự mở cửa kinh tế và thương mại của Việt Nam lần lượt là những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến xuất khẩu các sản phẩm gạo của Việt Nam vào thị trường CPTPP Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cho dù Hoa Kỳ có hay không tham gia vào CPTPP thì gạo Việt Nam vẫn hưởng được những lợi ích nhất định từ hiệp định này nếu như có những chuẩn bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu của hiệp định
Nghiên cứu của Osabuohien và cộng sự (2019) cung cấp những góc nhìn thực nghiệm về hoạt động của các hiệp định thương mại khu vực trong Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) bằng cách xác định mức độ mà các rào cản thương mại song phương ảnh hưởng đến quy mô dòng chảy thương mại giữa các nước thành viên Đồng thời, nghiên cứu nêu bật một số chỉ số về rào cản thương mại mà hiếm khi được đề cập trong các nghiên cứu khác, chẳng hạn như cá hiệp định ngưng chiến, mức độ bổ sung thương mại và sự hiện diện của các hiệp định hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên ECOWAS Sau đó, nhóm tác giả ước tính mô hình trọng lực mở rộng về các yếu tố quyết định thương mại song phương trong khu vực Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng sự bổ sung thương mại có tác động tích cực và đáng kể đến thương mại song phương trong khu vực tiểu vùng (sub–egion) Các yếu tố quyết định quan trọng khác của thương mại nội khối bao gồm rào cản thương mại đa phương và các hiệp định hội nhập kinh tế - nghĩa là các nước có một số loại hiệp định như Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU) có xu hướng trao đổi thương mại với nhau nhiều hơn các nước thành viên khác
Trong nghiên cứu của Natale và cộng sự (2015), mô hình trọng lực được phát triển để khám phá ảnh hưởng đến thương mại thủy sản của các mặt hàng sản xuất chính yếu, tiêu thụ thực phẩm, dân số, thu nhập bình quân, GDP, các hiệp định thương mại
37 và khoảng cách địa lý Mô hình được áp dụng cho toàn bộ hàng thủy sản, so với mặt hàng thịt, theo thời gian và ở các mức độ tổng hợp hàng hóa khác nhau: theo loại thương mại chính, giai đoạn chế biến và bảo quản và nuôi trồng so với nguồn gốc thủy sản Từ quan điểm phương pháp luận, việc xây dựng mô hình đề cập đến hai vấn đề chính trong mô hình trọng lực là: sự kết hợp của biến số rào cản đa phương và việc xử lý dòng chảy thương mại bằng không Kết quả của mô hình chỉ ra đặc thù của buôn bán thủy sản liên quan đến thịt và trong tổng thể ngành thủy sản, sự đa dạng hóa mức độ cao của các yếu tố quyết định thương mại liên quan đến các đặc tính thương mại của sản phẩm Thương mại thủy sản được thu hút bởi các quốc gia có thị hiếu thủy sản tốt hoặc các quốc gia có chi phí lao động thấp để chế biến thêm, trong khi xuất khẩu thịt được ưa chuộng bởi các quốc gia thu nhập bình quân đầu người cao và sản lượng chính của quốc gia xuất khẩu
Nasrullah và cộng sự (2020), nghiên cứu nhấn mạnh các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thương mại nhóm mặt hàng lâm sản của Trung Quốc Phương pháp tiếp cận mô hình trọng lực được áp dụng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng từ năm 2001 đến năm 2018 Kiểm định nghiệm đơn vị bảng cho thấy rằng nhân tố ảnh hưởng đến các biến là cố định cho tất cả các mô hình trong khi kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn mô hình phù hợp Kết quả cho thấy GDP và GDPC có tác động tích cực đến thương mại, trong khi khoảng cách có tác động tiêu cực đến thương mại Các yếu tố khác được sử dụng trong nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại Trung Quốc
Thương mại rừng bị ảnh hưởng đáng kể sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá mà Hoa Kỳ và các nước khác áp đặt lên Trung Quốc
Tương tự, APEC và OECD có tác động đáng kể đến thương mại song phương lâm sản của Trung Quốc Nghiên cứu này kết luận rằng sẽ tốt hơn nếu thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu đến các quốc gia có nền kinh tế lớn hoặc các quốc gia có khoảng cách gần với Trung Quốc
Nghiên cứu của Gupta và cộng sự (2018) sử dụng mô hình trọng lực cổ điểnđể xem xét những rủi ro địa chính trị tiềm ẩn đối với các dòng chảy thương mại, trong số 164 quốc gia đang phát triển và phát triển, trong giai đoạn 1985 - 2013 Với mục đích này, nhóm tác giả sử dụng chỉ số rủi ro địa chính trị mới (chỉ số GPR) Theo hiểu biết, đây là bài báo đầu tiên xem xét chỉ số GPR mới trong mô hình trọng lực Bài báo thực
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Sơ lược về mô hình trọng lực
Mô hình trọng lực (Gravity Model) được giới thiệu lần đầu bởi Jan Tinbergen vào năm 1962 (Tinbergen, 1962) và được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên dòng chảy thương mại giữa các quốc gia Nó đã được định nghĩa là “con ngựa” của thương mại quốc tế và khả năng ước lượng chính xác các dòng thương mại song phương khiến nó trở thành một trong những mối quan hệ thực nghiệm ổn định nhất trong kinh tế học (Leamer &
Nguồn gốc của lý thuyết thương mại bắt nguồn từ mô hình trọng lực (Levinsohn, 1995) được suy diễn từ "Định luật hấp dẫn" của Newton Theo đó, lượng hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia xuất khẩu i (E) sẽ bị thu hút bởi nhu cầu nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu j (E) Tuy nhiên, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia (d) sẽ cản trở tiềm năng thương mại Biểu diễn thành công thức:
Với X ij là khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa quốc gia i và j
Tuy nhiên, sự liên thông giữa thương mại và lực hấp dẫn trong vật lý có sự mâu thuẫn rằng không có tập hợp các tham số nào mà phương trình (1) sẽ cho thấy sự chính xác cho một tập hợp quan sát ngẫu nhiên Xuất phát từ (1), mô hình lực hấp dẫn cho phép áp dụng các hệ số cho các biến khối lượng và khoảng cách song phương được tạo ra bởi dữ liệu để biểu thị mối quan hệ, từ đó có thể thống kê suy diễn giữa dữ liệu về dòng chảy và các biến khối lượng và khoảng cách Do đó, phương trình trọng lực có dạng:
Với a a a 1 , , 2 3 là các tham số chưa biết
Tinbergen (1962), mô hình được thể hiện dưới dạng log - log, do đó các tham số là độ co giãn của dòng chảy thương mại đối với các biến giải thích Đối với phương trình (2), các quốc gia liền kề được cho là có thương mại mạnh mẽ hơn so với biến số khoảng cách có thể dự đoán; hai nước kề nhau được chỉ định bởi một biến giả (dummy)
N ij , nhận giá trị 1 nếu hai quốc gia có chung đường biên giới trên bộ Hơn nữa, phương trình được bổ sung với các yếu tố chính trị: một biến giả V ij chỉ ra rằng hàng hóa được giao dịch nhận được ưu đãi nếu chúng thuộc về một hiệp định ưu đãi song phương hoặc đa phương Việc xem xét ảnh hưởng của các Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA) thông qua sử dụng biến giả đã được sử dụng trong nghiên cứu Cho tới gần đây, một phương pháp thay thế đó là chỉ rõ tỷ lệ ưu đãi được đảm bảo bởi thỏa thuận mới được sử dụng Theo đó, một biến V ij (i.i.d) được thêm vào phương trình:
1 2 3 4 5 ln X ij = a o + a ln E i + a ln E j + a ln ij + a N ij + a V ij + ij (3)
Trong những thập kỷ qua, mô hình hấp dẫn đã luôn được ứng dụng và phát triển, theo đó các nền tảng lý thuyết mới được cập nhật vào mô hình và có nhiều trường phái khác nhau
Trường phái đầu tiên của mô hình trọng lực được tạo ra dưới giả định sự “cạnh tranh hoàn hảo” (Anderson J , 1979) giả định Độ co giãn thay thế không đổi (CES), trong đó mỗi quốc gia sản xuất và bán hàng hóa trên thị trường quốc tế khác biệt với hàng hóa được sản xuất ở mọi quốc gia khác Hàng hóa được mua từ nhiều nguồn vì chúng được đánh giá khác nhau bởi người tiêu dùng cuối cùng (end users) Một phiên bản khác dựa trên mô hình trọng lực tương đương về mặt toán học do (Eaton & Kortum, 2002) đề xuất, dựa trên hàng hóa đồng nhất về phía cầu, gọi là mô hình “Chi phí thương mại tảng băng trôi” (iceberg trade costs)
Sự tồn tại của các luồng thương mại có giá trị song phương bằng 0 mang đầy ý nghĩa đối với phương trình trọng lực vì trong phương trình của Newton, lực hấp dẫn có thể rất nhỏ, nhưng không bao giờ bằng không Ngay cả khi các số “0” có thể là do
42 báo cáo sai và đo lường sai, đặc biệt là của các nước nhỏ và nghèo, các số “0” quan sát được chứa thông tin có giá trị cần được khai thác để ước tính hiệu quả Trên thực tế, nếu các quan sát bằng 0 là do lựa chọn công ty không bán hàng hóa cho các thị trường cụ thể (hoặc không có khả năng làm như vậy), thì thực tế là thương mại giữa một số cặp quốc gia thực sự bằng 0 có thể báo hiệu một vấn đề trong việc lấy mẫu (Chaney, 2008; Helpman, Melitz, & Rubinstein, 2008) Do đó cần có các kỹ thuật kinh tế lượng thích hợp cho phép trích xuất nhiều thông tin hơn từ dữ liệu, đặc biệt liên quan đến vai trò của khoảng cách và các biến số khác ảnh hưởng đến biên độ của thương mại thế giới
Theo Anderson J E (2011), mô hình hấp dẫn được đặc trưng bởi khả năng phân tích và kiểm soát tương tác kinh tế trong một thế giới nhiều quốc gia Đặc điểm này bắt nguồn từ tính mô đun của lực hấp dẫn, nơi phân bổ hàng hóa hoặc yếu tố không gian được xác định bởi lực hấp dẫn dựa trên quy mô của các hoạt động kinh tế tại mỗi địa điểm Tính mô đun này cho phép phân tích ở bất kỳ quy mô nào và suy luận về chi phí thương mại độc lập với các mô hình sản xuất cụ thể và cấu trúc toàn thị trường theo trạng thái cân bằng.
Các cấu trúc kiểu trọng lực có thể đạt được bằng cách áp đặt hai yêu cầu quan trọng (Anderson & Wincoop, 2004) Yêu cầu đầu tiên là biến đổi về tổng cầu phải giống nhau giữa các quốc gia và thứ hai là CES Trên thực tế, CES áp dụng tính tương đồng (đảm bảo rằng nhu cầu tương đối chỉ là một hàm của giá tương đối) cũng tách biệt sự khỏi ưa thích Như đã được đề cập, các loại sản phẩm được xác định theo vị trí vì hàng hóa được phân biệt theo nơi xuất xứ: cấu trúc phân vùng này được gọi là “giả định Armington” (Armington, 1969)
Theo đó, điểm khởi đầu của Anderson và Wincoop (2003) là một hàm hữu dụng CES Nếu X ij là tiêu dùng của người tiêu dùng hàng hóa ở khu vực j được nhập khẩu từ khu vực i , thì người tiêu dùng ở khu vực j phải tối đa hóa hàm sau:
( i i 1/ X ij ( − 1)/ ) /( − 1) (4) chịu sự ràng buộc về ngân sách
Với là độ co giãn thay thế CES, là tham số mang phân phối dương, E j là thu nhập danh nghĩa của dân cư khu vực j , p ij là giá của hàng hóa khu vực i bán cho người dùng khu vực j
Tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa của khu vực i của người tiêu dùng khu vực j thỏa mãn tối đa hóa (4) theo (5) là
Với p i là giá hàng hóa tại cổng, và t ij > 1 là hệ số chi phí thương mại giữa điểm xuất phát i và điểm đến j Các tham số i cho các hàng hóa được vận chuyển từ i có thể là ngoại sinh hoặc, trong ứng dụng cho các sản phẩm cạnh tranh độc quyền, tỷ lệ thuận với số lượng công ty từ đất nước i cung cấp các sản phẩm khác nhau Chỉ số CES được đưa ra bởi công thức:
Lưu ý rằng phương trình trọng lực dựa trên một hàm chi tiêu Điều này giải thích hai yếu tố chính Đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia nhập khẩu đi vào phương trình trọng lực (dưới dạng E j ) vì nó tính đến hiệu ứng thu nhập trong hàm chi tiêu Thứ hai, khoảng cách giữa 2 quốc gia đi vào phương trình trọng lực vì nó đại diện cho chi phí thương mại song phương, được chuyển qua giá hàng hóa và do đó làm giảm thương mại song phương, với những yếu tố khác không đổi Điều quan trọng nhất từ công thức toán học ở trên là hàm chi tiêu phụ thuộc vào giá tương đối chứ không phải giá tuyệt đối Điều này cho phép bao thanh toán trong sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường j thông qua chỉ số giá P j Do đó, phương trình (4) cho chúng ta biết rằng việc bỏ sót chỉ số giá P j của quốc gia nhập khẩu khỏi phương trình trọng lực ban đầu được mô tả trong phương trình (3) dẫn đến sai dạng hàm Cần lưu ý thêm rằng việc loại trừ các yếu tố động (các biến trễ) có thể xảy ra vấn đề
Dữ liệu nghiên cứu
3.2.1 Nguồn dữ liệu và quy trình thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, dạng dữ liệu bảng cân bằng Trong đó, các biến được thu thập từ 50 quốc gia nhập khẩu gạo Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2020 (T×nP×2000 quan sát) Dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu được tổng hợp từ WB (World Bank) và IMF (International Monetary Fund) và Trade and Market Intelligence (ITC), các biến nghiên cứu gồm có 8 biến, trong đó có 1 biế phụ thuộc và 7 biến độc lập
3.2.2 Tóm tắt các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy trong mô hình như sau:
Bảng 3.1: Tóm tắt biến nghiên cứu
STT Tên biến Nguồ n dữ liệu Đơn vị Dấu kỳ vọng
7 𝑒𝑟 𝑗𝑡 IMF Số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp ước lượng: a Mô hình hồi quy Poisson:
Nếu một biến ngẫu nhiên Y theo phân phối Poisson, thì hàm mật độ xác suất (PDF) của nó được cho bởi:
Xác suất biến ngẫu nhiên rời rạc Y nhận giá trị yi được biểu thị bằng f(Y|yi) Yi giai thừa được tính theo công thức y! = y.(y - 1).(y - 2) … 2.1, với 0! = 1 Tham số của phân phối Poisson được ký hiệu là Phân phối Poisson chỉ có một tham số là , khác với phân phối chuẩn có hai tham số là trung bình và phương sai.
Chúng ta có thể chứng minh rằng:
Độc đáo của phân phối Poisson là giá trị trung bình và phương sai của biến phân phối Poisson bằng nhau Tính chất này gọi là đồng phân tán (equidispersion), là hạn chế của phân phối Poisson, vì thường phương sai của biến đếm sẽ lớn hơn giá trị trung bình Tính chất sau được gọi là phân tán quá mức (overdispersion) Mô hình hồi quy Poisson được viết như sau:
Trong đó, các y được phân phối độc lập như các biến ngẫu nhiên Poisson với trung bình i cho mỗi cá nhân, được thể hiện như sau:
51 Trong đó, exp(BX) có nghĩa là e lũy thừa biểu thức XB, với XB là dạng viết tắt cho hồi quy bội như thấy trong dấu móc Các biến X là các biến giải thích mà chúng có thể xác định giá trị trung bình của biến phụ thuộc Vì thế, bởi tự bản thân nó, nó cũng xác định giá trị phương sai nếu mô hình Poisson là phù hợp b Mô hình hồi quy nhị thức âm
Giả định bằng nhau giữa trung bình và phương sai của một biến ngẫu nhiên theo phân phối Poisson là một hạn chế chính của mô hình hồi quy Poisson Đối với NBPD, chúng ta có thể thấy rằng:
Trong đó, 2 là phương sai, là trung bình và r là tham số của mô hình11 Phương trình trên cho thấy rằng đối với NBPD thì phương sai luôn lớn hơn trung bình, trái với PDF Poisson trong đó trung bình bằng phương sai Đáng nói thêm rằng khi r
→ thì p → 1 thì NBPD tiếp cận đến PDF Poisson, giả sử rằng trung bình là cố định Lưu ý: p là xác suất thành công [Lưu ý: 1/r còn gọi là alpha trong kết quả hồi quy với Stata] Bởi vì tính chất (12.11), mà NBPD thích hợp đối với dữ liệu số đếm hơn là phân phối xác suất Poisson c Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình
Có thể chứng minh rằng L có phân phối tiệm cận tới phân phối chi bình phương Giá trị của L càng lớn thì mô hình đang xét khác biệt càng nhiều so với mô hình không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Trong thực tiễn, giá trị của hàm L được ước lượng bằng công thức.
Tiêu chuẩn AIC (Akaike info criterion):
Trong đó k là số tham số trong mô hình hồi quy Giá trị AIC này càng nhỏ thì mô hình càng phù hợp với số liệu
Căn cứ vào tiêu chuẩn Log likelihood, AIC ( Akaike 1973 ) và BIC ( Akaike, 1978):
Log likelihood : chỉ số càng lớn thì tốt AIC, BIC: chỉ số càng bé thì tốt
Kết luận chương 3: Trình bày vả thảo luận về dữ liệu nghiên cứu; nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và xử lý Dữ liệu bảng cân bằng được thu thập và xử lý xuyên suốt trong quá trình phân tích Mặt khác, chương này đã thảo luận cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mô hình trọng lực…Qua đó, giới thiệu phương pháp hồi quy nhị thức âm (PPML) và các tiêu chuẩn để lựa chọn mô hình tốt nhất cũng được giới thiệu một cách chi tiết có hệ thống để làm cơ sở xử lý dữ liệu thực nghiệm trong chương tiếp theo
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm qua
Vào những năm trước 1986, Việt Nam là nước phải đi nhập khẩu gạo do năng lực sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân Thậm chí vào năm 1976, Việt Nam nhập khẩu tới hơn 1 triệu tấn gạo Cho đến năm 1986, nhờ vào chính sách đổi mới, Việt Nam đã bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới, động lực sản xuất gạo tăng mạnh kết hợp với những chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, sản lượng lúa gạo của Việt Nam đã tăng lên đáng kể Năm 1989, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu đi mặt hàng gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang trạng thái xuất khẩu Trải qua hơn 3 thập kỷ (1989 - 2020), gạo Việt Nam đã được xuất đi ở hơn 172 nước/vùng lãnh thổ Xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng lên cả giá trị và số lượng Vào năm 1989, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ là 1,37 triệu tấn gạo, trị giá 310 triệu đôla (giá hiện hành) Sáu năm sau vào năm 1995, Sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 2 triệu tấn, 3 triệu tấn vào năm 1996, 4 triệu tấn vào năm 1999, 5 triệu tấn vào năm 2005, 6 triệu tấn vào năm 2009 và 7 triệu tấn vào năm 2011 Các cột mốc đáng ghi nhớ là giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1 tỷ USD vào năm 1998, 2 tỷ đôla vào năm 2008 và 3 tỷ USD vào năm 2010 Hiện nay, Việt Nam được coi là những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo và gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
Theo cục Hải quan Việt Nam và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam hiện là 1 trong số 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001 Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6.249,114 nghìn tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu USD, chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%)
Biểu đồ 4.1: Tổng giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ website comtrade
Châu Phi là một châu lục nhập khẩu gạo nhiều thứ 2 của Việt Nam (sau châu Á)
Trong năm 2001, châu Phi nhập khẩu gạo với giá trị khoảng 64.457 triệu USD, con số này tăng lên nhanh chóng đạt 546.833 triệu USD trong năm 2020
Châu Úc là bạn hàng nhỏ nhất mua gạo của nước ta Nhiều nhất là vào năm 2013, châu lục này nhập khẩu số lượng gạo tương đương hơn 23 triệu USD từ Việt Nam Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng gạo xuất sang châu Úc có khuynh hướng suy giảm Điển hình là trong năm 2018, Việt Nam thu về 9.12 triệu USD thông qua xuất khẩu gạo sang châu Úc
Thị trường gạo tại châu Âu đối với Việt Nam gặp nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu liên tục giảm Năm 2001, EU nhập khẩu từ Việt Nam 66,463 triệu USD, đến năm 2007 chỉ còn 20,537 triệu USD Tuy nhiên, trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu, khối lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng đột biến, đạt 74,912 triệu USD vào năm 2008 và 99,224 triệu USD vào năm 2009.
55 Nam xuất sang châu Âu giảm trở lại Trong năm 2020, giá trị gạo Việt Nam xuất sang châu Âu tổng cộng chỉ là 30.247 triệu USD
Với vai trò là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, châu Á đóng vai trò chủ chốt trong việc nhập khẩu gạo từ nước ta Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, khu vực này luôn dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu gạo; nổi bật như năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu số lượng gạo trị giá hơn 2,5 tỷ đô la vào thị trường châu Á Trong số đó, Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều nhất, tiếp theo là Philippines.
Trong những năm gần đây, Châu Mỹ không còn là thị trường trọng điểm của gạo xuất khẩu Việt Nam Thống kê từ năm 2017 đến năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Mỹ trung bình chỉ đạt khoảng 11 triệu đô la Mỹ mỗi năm, cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với các thị trường khác.
Bảng 4.1: Diễn biến xuất khẩu gạo theo châu lục (triệu USD)
Nguồn: Tổng hợp từ website comtrade
Biểu đồ 4.2: Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo châu lục
Nguồn: Tổng hợp từ website comtrade
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hai khu vực xuất khẩu gạo chủ đạo của Việt Nam là châu Á và châu Phi, lần lượt chiếm 67,68% và 21,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 (Vũ D A., 2021).(làm rõ thêm) Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong suốt giai đoạn 2012-2019 Trong năm 2019, Trung Quốc chiếm 29% khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta Các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống khác của Việt Nam bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Ghana, có thị phần dao động trong khoảng 5%-15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam tăng lên 35,83 triệu USD trong năm 2019, tăng 96% so với năm 2018 và tăng 180% so với năm 2017
58 Không chỉ giữ vững các thị trường truyền thống, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đã giúp hạt gạo Việt vươn tới nhiều thị trường khó tính hơn Cộng với sự rộng mở của các hiệp định tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hạt gạo Việt đã có thể chinh phục được những vùng đất mới
Biểu đồ 4.3: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Các yếu tổ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam
Bảng 4.2 : Thống kế mô tả
Trung bình Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên Skewness Kurtosis export 1000 33460,04 123109,2 3,679 5,965 42,819 trade_openes 1000 87,017 68,81 0,791 2,863 12,380 er 1000 327,554 1566,521 4,782 6,890 51,916 cpi 1000 54,691 22,88 0,418 0,192 1,708 gdpvn 1000 1393,477 403,196 0,289 0,297 1,946 gdpi 1000 23505,96 21366,59 0,909 0,801 2,949 asean 1000 0,144 0,351 2,439 2,028 5,113 distance 1000 7859,92 3883,665 0,494 0,206 3,335
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu
Các giá trị thống kê mô tả được trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy, mẫu nghiên cứu thu thập trên 1000 quan sát (50 quốc gia, 20 năm) Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trung bình là trong giai đoạn nghiên cứu là 33460,04 ngàn USD và có hệ số số biến thiên 3,679 hầu hết lớn hơn tất cả các biến trừ biến er chứng tỏ rằng kim ngạch xuất khẩu gạo sang các thị trường có sự chênh lệch khá rõ rệt, không đồng đều
Mặt khác, khoảng cách bình quân từ Việt Nam đến các thị trường xuất khẩu là 7859,92 km và chỉ số CPI trung bình là 54,691 USD Hệ số biến thiên lớn nhất là er chứng tỏ rằng tỷ giá hối đoái của các nước nhập khẩu có sự chênh lệch rất rõ rệt và
60 không đồng đều Trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế thì Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trong xuất khẩu mặt hàng gạo đến toàn thế giới với độ phủ rộng 50 nước và rất nhiều thị trường có mặt sản phẩm nông nghiệp của đất nước Qua đó nhận thấy, Việt Nam luôn là những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới với nguồn cung cấp dồi dào và đảm bảo chất lượng với nhiều thị trường khó tính trên toàn cầu
4.4.2 Ma trận tương quan giữa các biến:
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu
Dựa vào kết quả xử lý dữ liệu, ta có nhận thấy được biến phụ thuộc export có mối tương quan thuận giữa trade_openes, er, gdpvn, asean Khi các biến độc lập có sự tương quan thuận tăng thì biến phụ thuộc sẽ tăng một lượng nhất định Đồng thời các biến độc lập còn lại (cpi, gdpi, distance) có mối tương quan nghịch với biến export do đó khi biến độc lập tăng thì biến phụ thuộc sẽ giảm một lượng nhất định
4.4.3 Kết quả ước lượng mô hình:
Mô hình Poission sử dụng trong trường hợp biến Y là biến đếm (0, 1, 2, 3….) không âm.Poission ít được dung vì E(Y)=Var(Y) là khó xảy ra trong thực tế (do nó có hiện tượng overdispersion, nghĩa là phương sai bao giờ cũng lớn hơn trung bình) Do đó họ chuyển qua dung mô hình Negative Binomial
Bảng 4.4.1: Kiểm tra hiện tượng overdispersion
Dựa vào bảng 4.4.1 nhận thấy phương sai lớn hơn trung bình, do đó dùng Negative binomial là hợp lý
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu
(1) export là mô hình NB - POOL (2) export là mô hình NB - FE
62 (3) export là mô hình NB - RE
4.4.4 Lựa chọn mô hình phù hợp
Bảng 4.5: Tổng hợp mô hình
NB - POOL NB - FE NB - RE
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu
Bảng 4.5 trình bày kết quả ước lượng mô hình hồi quy NB - Pool, NB - FE, NB – RE theo phân phối nhị thức âm Căn cứ vào tiêu chuẩn Log likelihood, AIC (Akaike, 1973) và BIC (Akaike,1978), mô hình thích hợp được lựa chọn để giải thích kết quả nghiên cứu là NB - RE Kết quả ước lượng mô hình NB - RE đã được trình bày trong bảng 3 cho thấy: Biến trade_openess (độ mở thương mại) có ý nghĩa mức 1%, hệ số hồi quy cho biết khi các yếu tố khác không đổi, nếu độ mở thương mại tăng 1 % thì giá trị xuất khẩu gạo trung bình tăng 0,222%, điều này có thể lý giải như sau: các quốc gia có độ mở thương mại cao tức là các quốc gia đó có sự dễ dàng trong lưu thông hàng hóa
Xuất khẩu gạo của Việt Nam dễ dàng hơn tại các quốc gia mở cửa thương mại cao do ít gặp rào cản về thuế quan, hải quan và phi thuế quan Tỷ giá hối đoái có tác động thuận, làm tăng 0,01% giá trị xuất khẩu gạo trung bình nếu tỷ giá tăng 1 đơn vị GDP của Việt Nam cũng ảnh hưởng tích cực, làm tăng 0,0606% giá trị xuất khẩu gạo trung bình nếu GDP tăng 1 đơn vị, giả sử các yếu tố khác không đổi.
63 Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu có tác động qua lại với nhau Nếu xuất khẩu tăng thì sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP quốc gia, và GDP tăng cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu Kết quả kiểm định cho thấy biến gdpi mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê mức 1% Điều này hàm ý rằng GDP các nước nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam Nếu các yếu tố khác không đổi, khi GDP các nước nhập khẩu tăng 1 đơn vị thì giá trị xuất khẩu gạo trung bình giảm 0,00058% Vậy có thể lý giải rằng, khi GDP của một quốc gia tăng thì cầu chi tiêu dùng tăng lên, nhưng cầu về gạo Việt Nam giảm có thể do quá trình nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc gạo Việt Nam chưa có thương hiệu như gạo của các nước khác dẫn đến lượng tiêu thụ Việt Nam giảm đi Hệ số hồi quy của biến khoảng cách (distance) mang dấu âm, hàm ý rằng khoảng cách từ Việt Nam dến các thị trường xuất khẩu càng xa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu, ngụ ý cứ 1km tăng lên thì xuất khẩu trung bình giảm 0,00429%, giả sử các yếu tố khác không đổi) biến asean có hệ số hồi quy mang dấu dương và có ý thống kê 10%, chứng tỏ nhóm các nước trong asean ảnh hưởng tích cực xuất khẩu gạo của Việt Nam Điều này có thể giải thích là các nước trong cùng nhóm asean dẫn tới việc nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực của nhóm các nước asean gia tăng, khiến các nước trong nhóm asean gia tăng cường nhập khẩu gạo Biến GDP Việt Nam tăng 1 đơn vị thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước khác sẽ tăng trung bình 0,0606 % các yếu tố khác không đổi Nếu khoảng cách tăng 1 km thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước khác sẽ giảm đi 0,00429%, các yếu tố khác không đổi Các quốc gia có khoảng cách gần nhau thì khả năng xuất khẩu, trao đổi hàng hóa sẽ dễ dàng và các yếu tố liên quan đến bảo hiểm sẽ được giảm tải và thời gian, chi phí vận chuyển sẽ giảm một cách đáng kể
Theo như kết quả cuối cùng (mô hình NB - RE) các nhân tố có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức
Nếu GDP Việt Nam tăng 1% thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước khác sẽ tăng trung bình 0,0606 % các yếu tố khác không đổi Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu có tác động qua lại với nhau Nếu xuất khẩu tăng thì sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP quốc gia, và GDP tăng cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
64 Nếu độ mở thương mại tăng 1% thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước khác sẽ tăng đi trung bình 0,222%, các yếu tố khác không đổi Các quốc gia có độ mở thương mại cao tức là các quốc gia đó có sự dễ dàng trong lưu thông hàng hóa Việc xuất nhập khẩu hàng hóa vô các quốc gia đó không gặp nhiều trở ngại, ví dụ như thuế, hải quan, các hàng rào phi thuế quan… Rõ ràng gạo của Việt Nam sẽ dễ lưu thông qua các nước có độ mở thương mại cao so với các nước có độ mở thương mại thấp
Nếu khoảng cách tăng 1km thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước khác sẽ giảm đi 0,00429%, các yếu tố khác không đổi Các quốc gia có khoảng cách gần nhau thì khả năng xuất khẩu, trao đổi hàng hóa sẽ dễ dàng và các yếu tố liên quan đến bảo hiểm sẽ được giảm tải và thời gian, chi phí vận chuyển sẽ giảm một cách đáng kể
Nếu tỷ lệ hối đoái tăng 1% thì xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tăng 0,01% với các yếu tố khác không đổi
Qua phân tích hồi quy, tình trạng xuất khẩu gạo Việt Nam đến các nước nhập khẩu chịu tác động của nhiều yếu tố, vừa có thể hỗ trợ sự tăng trưởng vừa có thể kìm hãm Các yếu tố này sẽ được trình bày chi tiết trong mô hình hồi quy Tiếp theo, chương 5 sẽ đưa ra những khuyến nghị và kết luận tổng thể cho toàn bộ nghiên cứu.