Áp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại

57 0 0
Áp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Áp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mạiÁp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mạiÁp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mạiÁp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mạiÁp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mạiÁp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mạiÁp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mạiÁp dụng mô hình trọng lực phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -🙠🙢🕮🙠🙢 -

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG MỸ SAU KHI VIỆT NAM BỊ KIỆN PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Sinh viên thực hiện : Đàm Huyền Linh – K58EK2 Kiều Thị Thảo Linh – K58EK1

Trần Thị Khánh Linh – K58EK2 Nguyễn Phương Mai –K58EK3 Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Bích Thủy

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 7

1.5 Giả thiết nghiên cứu 7

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 8

1.7 Thiết kế nghiên cứu 8

1.7.1 Phạm vi nghiên cứu 8

1.7.2 Đối tượng nghiên cứu 8

1.7.3 Phương pháp nghiên cứu 8

1.7.4 Bố cục nghiên cứu 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10

2.1 Cơ sở lý luận – Khái niệm và lý thuyết liên quan 10

2.1.1 Khái niệm 10

2.1.2 Lý thuyết: mô hình trọng lực 10

2.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu 10

2.2.1 Các đề tài nghiên cứu trong nước 16

2.2.2 Các đề tài nghiên cứu nước ngoài 17

2.3 Sơ đồ tổng kết tài liệu 21

2.4 Tổng kết phần tổng quan nghiên cứu 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Mô hình nghiên cứu 28

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 28

3.2.1 Nguồn dữ liệu và quy trình thu thập dữ liệu 28

3.2.2 Tóm tắt các biến nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy trong mô hình 28

Trang 3

3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 29

3.3.1 Phương pháp kiểm định ADF (Augemented Dickey – Fuller test) 29

3.3.2 Phương pháp đồng liên kết của Engle Granger 31

3.3.3 Cơ sở lý thuyết mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM) 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1 Thực trạng xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2009 – 2022 33

4.1.1 Thực trạng xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn 2009 – 2022 33

4.1.2 Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ giai đoạn 2009 –

5.3.1 Hạn chế của bài nghiên cứu 46

5.3.2 Kiến nghị cho những bài nghiên cứu tiếp theo 46

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sản lượng thủy sản Việt Nam 2015 – 2022 4

Hình 1.2 Tình hình xuất khẩu cá 2017 – 2022 5

Hình 2 Sơ đồ tổng quan nghiên cứu 27

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam 2009 – 2022 33

Hình 4.2 Tỷ trọng xuất khẩu cá tra sang các thị trường năm 2022 35

Hình 4.3 Kim ngạch và giá bán vào thị trường Mỹ và Diện tích vùng nuôi cá da trơn tại Mỹ 36

Hình 4.4 Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang Hòa Kỳ 2009 – 2022 36

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2 Tóm tắt tổng quan nghiên cứu 21

Bảng 3 Tóm tắt biến nghiên cứu 29

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến 38

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp 38

Bảng 4.3 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy dài hạn ARDL 40

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định chuẩn đoán mô hình dài hạn 41

Bảng 4.5 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ngắn hạn ECM 41

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định chuẩn đoán mô hình ngắn hạn 41

Trang 5

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành thủy sản hiện đang được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Với lực lượng lao động chiếm hơn 4 triệu người Giá trị xuất khẩu năm gần nhất 2022 đạt 11 tỷ USD, chiếm 4-5% GDP; 9-10% tổng kim ngạch XK quốc gia Đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép (Vasep, 2022) Việt Nam cũng là nước đứng thứ 4 về sản xuất và chế biến thủy sản, sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ (Bà Rose Chitanuwat - Giám đốc Dự án Tập đoàn UBM Châu Á (khu vực ASEAN)) Lợi nhuận kinh tế thu được từ thủy sản đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế đất nước Xuất khẩu cá tra, ba sa là một trong những điểm sáng của ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam là một trong những vùng có nhiều lợi thế và tiềm năng về chăn nuôi và sản xuất cá tra, cá basa (Thanh Tâm Nghi, 2004), nếu khai thác tốt chúng ta có thể xây dựng được một thương hiệu về xuất khẩu mặt hàng này trên thị trường thế giới Tuy vậy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn gặp nhiều cản trở

Hình 1.1 Sản lượng thủy sản Việt Nam 2015 – 2022

(Nguồn : Vasep)

Năm 1997, cá tra Việt Nam bắt đầu chập chững tìm đường xuất khẩu với kim ngạch chỉ 1,65 triệu USD, khối lượng xuất khẩu 425 tấn; chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.Tuy nhiên, trong giai đoạn sơ khai này, giá cá tra xuất khẩu lại đạt mức 3,9 - 4,1 USD/kg Từ giai đoạn 2001 đến 2008 là thời kỳ ngành cá tra đột phá vào thị trường Mỹ, với khối lượng xuất khẩu hàng năm vào nước này liên tục tăng đến "chóng mặt" Từ năm 2002 trở đi, cá tra Việt Nam gặp liên tiếp các rào cản về thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá da trơn (tại Mỹ) và bị bôi nhọ hình ảnh bởi truyền thông, mạng xã hội tại EU ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu Giá cá tra trung bình giảm xuống còn khoảng 2,75 USD Bất chấp những hàng rào kỹ thuật và thương mại, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cá tra vượt qua mốc 1 tỷ USD là vào năm 2008 Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cá

Trang 6

tra đạt mốc 1,8 tỷ USD, nhưng giá xuất khẩu bình quân giảm xuống còn 2,15 - 2,25 USD/kg Từ năm 2012 đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra trung bình hàng năm đã thấp hơn so với thời kỳ đỉnh cao (vào năm 2011) và đạt mức từ 1,56 - 1,78 tỷ USD ) Năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt kỷ lục 2,3 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017 (Thủy Nguyễn, 2018) Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD.tính theo khối lượng, Việt Nam trở thành nước có sản lượng cá ba sa, cá tra xuất khẩu nhiêu nhất thế giới (Statista, 2022) Tới năm 2022 cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về ATTP và các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản (Vasep, 2023) Đây cũng là năm ngành hàng cá tra đạt thành tích ấn tượng trên cả 3 phương diện: diện tích thả nuôi, sản lượng thu hoạch và giá trị xuất khẩu Ước cả năm, diện tích thả nuôi tăng 104%; sản lượng thu hoạch tăng 103,5% so với năm 2021 Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỉ USD, tăng 70% so cùng kỳ năm 2021, vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỉ USD (Thị trường, 2022) Các kết quả này đến từ quá trình dài và không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu nhân giống và tìm hiểu phương pháp chăn nuôi phù hợp của người dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long, cũng như cố gắng đổi mới quy trình công nghệ quản trị và chế biến, tận dụng phế liệu của các doanh nghiệp trong ngành

Hình 1.2 Tình hình xuất khẩu cá 2017 – 2022

(Nguồn : Vasep 2022)

Trong khi đó, thị trường Hoa Kỳ là một thị trường lớn và đầy tiềm năng cho xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam, Hoa Kỳ là nước có diện tích lớn, với dân số trên 331 triệu người có thu nhập cao và mức sống đa dạng Vì thế nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của người dân Hoa Kỳ cũng phân hóa sâu sắc, đặc biệt là đối với mặt hàng thủy sản (Dân số, 2022) Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, thị trường Hoa Kỳ đứng Top 1 thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam trong 2 năm 2015, 2016 Kể từ năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2, sau Trung Quốc và Hong Kong, chiếm tỷ trọng khoảng 22% Hiện, thị trường Hoa Kỳ đang chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu

Trang 7

cá tra của Việt Nam, trong đó chủ yếu sản phẩm xuất khẩu diện chính ngạch sang thẳng thị trường Hoa Kỳ không phải qua sơ chế, gia công như nhiều sản phẩm ngành hàng khác Đây thực sự là sức mạnh của ngành sản xuất cá tra nói riêng và thuỷ sản của Việt Nam nói chung sau gần 20 năm thị trường Mỹ mở cửa cho hàng hoá Việt Nam (An Linh, 2022)

Tuy nhiên sự tăng trưởng nóng về xuất khẩu của cá tra, cá ba sa tại Mỹ lại có mặt trái khi mà nó tạo ra sự cạnh tranh đe dọa vị thế của mặt hàng cá da trơn tại Mỹ Để bảo hộ cho mặt hàng này trong nước, phía Mỹ đã có các vụ kiện phòng vệ thương mại nhắm vào Việt Nam, mở đầu là vụ kiến chống bán phá giá năm 2002 Các vụ kiện vẫn kéo dài đến tận ngày nay và gây khó khăn cho sự phát triển của ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam Hoa Kỳ là một thị trường quan trọng của Việt Nam, thế nên việc nghiên cứu tác động của các vụ kiện là điều hết sức cần thiết

Vụ tranh chấp thương mại giữa hai nước đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để Theo thống kê của Bộ Công Thương, ngay từ khi đầu ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ Việt Nam ngay lập tức đối mặt với 4 vụ điều tra chống bán phá giá: Một với cá tra, cá basa và 3 cuộc với tôm Trong 4 cuộc, cuộc điều tra năm 2013 và năm 2019 về chống trợ cấp và lẩn tránh không bị áp thuế Từ năm 2016 đến nay, số lượng vụ việc các vụ việc phòng vệ thương mại gia tăng nhanh Ước tính cứ 2 tuần có 1 vụ phòng vệ thương mại mới, bên cạnh đó những vụ việc mới, các quốc gia vẫn tiếp tục rà soát lại các vụ điều tra từ năm trước đó.Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, các vụ kiện phòng vệ thương mại đã và đang diễn ra, theo thống kê của WTO, tính đến ngày 30/6/2022, các nước đã điều tra tổng cộng hơn 7600 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM), trong đó hơn 6500 vụ việc chống bán phá giá, 650 vụ việc chống trợ cấp và khoảng 450 vụ việc tự vệ Tính đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 225 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn là nước điều tra phòng vệ thương mại với 51 vụ việc và là quốc gia duy nhất đến thời điểm này điều tra và áp thuế chống bán phá giá với cá tra, basa Việt Nam và đang rà soát lần thứ 19 về thuế chống bán phá này Do độ mở nền kinh tế, khối lượng xuất khẩu lớn và kim ngạch gia tăng hàng năm nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng cá tra, ba sa đang đối diện với nhiều hơn các vụ kiện phòng vệ thương mại (An Linh,2022) Vì thế hiểu rõ nguyên nhân và bối cảnh của vụ kiện ta sẽ có thêm kinh nghiệm để thích nghi và hội nhập sâu rộng hơn ở thị trường ngoại thương Tuy vậy trong nước hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về các tác động của vụ kiện Từ những lý do trên nhóm quyết định chọn đề tài “Áp dụng mô hình trọng lực phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại.” làm đề tài nghiên cứu khoa học Với mục đích cung cấp một góc nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam sang Mỹ, cũng như phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến xuất khẩu cá tra, cá ba sa bằng mô hình trọng lực Nhóm mong muốn có thể đóng góp thêm thông tin và một số giải pháp góp phần cải thiện những khó khăn mà những người dân và doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải

Trang 8

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, lượng hóa và phân tích sự thay đổi của các yếu tố tác động đến xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam sang Mỹ Từ đó đề xuất một số giải pháp để ứng phó và thích nghi với các vụ kiện nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra, ba sa sang thị trường này

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiện phòng vệ thương mại và tác động của kiện phong vệ thương mại đến xuất khẩu ca tra, cá ba sa

Phân tích thực trạng kiện phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với ca tra, ba sa và tình hình xuất khẩu cá tra, ba sa Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2009-2022 Từ đó dùng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các yếu tố tác động đến xuất khẩu cá tra, ba sa Việt Nam sang Hoa Kỳ sau khi nước này kiện phòng vệ thương mại Việt Nam

Đề xuất đáp ứng giải pháp để đối phó và thích nghi với các vụ kiện thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra, ba sa Việt Nam nói riêng và hàng thủy sản Việt Nam nói chung

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Chỉ số nhận thức tham nhũng của Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại không?

GDP bình quân đầu người của Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại không?

GDP bình quân đầu người của Việt Nam có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại không?

Dân số Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại không?

Dân số Việt Nam có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại không?

Thuế nhập khẩu của Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại không?

Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại không?

1.5 Giả thiết nghiên cứu

H1: Chỉ số nhận thức tham nhũng của Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại

H2: GDP bình quân đầu người của Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại

H3: GDP bình quân đầu người của Việt Nam có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại

Trang 9

H4: Dân số Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại

H5: Dân số Việt Nam có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại

H6: Thuế nhập khẩu của Mỹ có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại

H7: Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ sau các vụ kiện phòng vệ thương mại

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu

Bằng việc áp dụng mô hình trọng lực vào việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ nhóm mong muốn đưa ra những cơ sở lý luận khoa học và có tính ứng dụng thực tiễn cho những cơ quan quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, có cách nhìn tổng quát hơn về thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sau khi chúng ta bị kiện phòng vệ thương mại về cá tra, cá ba sa Từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và có cơ sở để hoạch định các chiến lược xuất nhập khẩu thủy sản trong thời gian tới

1.7 Thiết kế nghiên cứu

1.7.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính của VN sang thị trường Mỹ như là tôm, cá ngừ, và đặc biệt là cá tra, cá ba sa

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được phân tích từ năm 2009 – 2022

1.7.2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi VN bị kiện phòng vệ thương mại về cá ba sa, cá tra

1.7.3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:

Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm từ 2009 - 2022 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ UN Comtrade, Trademap, World Bank, Tổng cục Thống kê, OECD, International Financial Statistics (IFS), WTO, www.timeanddate.com, www.marinetraffic.com

Phương pháp định lượng được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập được và xử lý số liệu dựa trên phần mềm Eviews 12

Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy OLS để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Trang 10

Sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của VN sang thị trường Mỹ sau khi VN bị kiện phòng vệ thương mại về cá tra, ba sa

Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh: Bằng các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, biểu đồ để phân tích đánh giá thực trạng và xu thế xuất khẩu thủy sản VN

Phương pháp quy nạp: Là phương pháp dùng để rút ra kết luận về đối tượng nghiên cứu sau khi đã có kết quả từ việc áp dụng các phương pháp trên

1.7.4 Bố cục nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và thảo luận

Trang 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận – Khái niệm và lý thuyết liên quan

2.1.1 Khái niệm

Kim ngạch xuất khẩu trong tiếng Anh là Export turnover là thuật ngữ chỉ tổng giá

trị xuất khẩu (lượng tiền thu được) của các (một) hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp (quốc gia) trong một khoảng thời gian nhất định thường là quý hoặc năm, được quy đổi ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định (Việt Nam quy đổi ra USD)

• Độ mở thương mại (TO): theo Fischer (2003), là quá trình phụ thuộc liên tục lẫn nhau về mặt sinh thái giữa các quốc gia được phản ánh trong việc ngày càng có nhiều hàng hóa và dịch vụ thương mại xuyên biên giới, các dòng chảy tài chính ngày càng tăng

• Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI): theo Will Kenton (2021), dùng để chỉ một chỉ số chấm điểm các quốc gia về mức độ nhận thức về tham nhũng của chính phủ theo quốc gia

• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): theo Jason Fernando (2023), là tổng giá trị tiền tệ hoặc thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể

• Dân số (POP): theo Osi Momoh (2023), là một tập hợp hoàn chỉnh các cá thể, cho dù nhóm đó bao gồm một quốc gia hay một nhóm người có đặc điểm chung

• Thuế (TAX): theo David Gorton (2023), là khoản đóng góp bắt buộc do một cơ quan chính phủ đánh vào các cá nhân hoặc tập đoàn - dù là địa phương, khu vực hay quốc gia Nguồn thu từ thuế tài trợ cho các hoạt động của chính phủ, bao gồm các công trình và dịch vụ công cộng như đường sá và trường học, hoặc các chương trình như an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe

2.1.2 Lý thuyết: mô hình trọng lực

Mô hình trọng lực được sử dụng rộng rãi để giải thích thương mại quốc tế Mô hình trọng lực đã trở thành mô hình đặc trưng để phân tích các mô hình thương mại song phương (Eichengreen và Irwin, 1998) Ban đầu, nó xuất phát từ phương trình vật lý về trọng lực của Newton

Ở dạng đơn giản nhất, tương tự với “Định luật vạn vật hấp dẫn” của Newton ngụ ý rằng một khối lượng hàng hóa hoặc lao động hoặc các yếu tố sản xuất khác tại điểm xuất phát i, Ei, bị thu hút bởi một lượng lớn nhu cầu về hàng hóa hoặc lao động tại điểm đến j, Ej, nhưng dòng điện thế bị giảm đi theo khoảng cách giữa chúng, - 𝜙ⅈ𝑗2 Biểu diễn dưới dạng công

Tuy nhiên, sự tương đồng giữa thương mại và lực hấp dẫn vật lý mâu thuẫn với quan sát rằng không có tập hợp tham số nào mà phương trình (1) sẽ đúng cho một tập hợp quan

Trang 12

sát ngẫu nhiên Xuất phát từ sự tương tự nghiêm ngặt, trọng lực truyền thống cho phép các hệ số 1 áp dụng cho các biến khối lượng và 2 áp dụng cho khoảng cách hai bên được tạo ra bởi dữ liệu để phù hợp với mối quan hệ được suy luận thống kê giữa dữ liệu về dòng chảy và các biến khối lượng và khoảng cách Thông thường, phiên bản ngẫu nhiên của phương trình trọng lực có dạng

𝑋ⅈ𝑗=𝑎0𝐸ⅈ𝑎1𝐸𝑗𝑎2𝜙ⅈ𝑗𝑎3𝜀ⅈ𝑗 (2) trong đó α0 , α1 , α2 và α3 là các tham số chưa biết

Trong phiên bản gốc của Tinbergen (1962), mô hình được thể hiện dưới dạng log-log, sao cho các tham số là độ co giãn của dòng thương mại đối với các biến giải thích Đối với phương trình (2), các quốc gia liền kề được cho là có thương mại mạnh mẽ hơn mức dự đoán riêng về khoảng cách; vùng lân cận được biểu thị bằng biến giả Nij, biến này nhận giá trị 1 nếu hai quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền Hơn nữa, phương trình còn được bổ sung thêm các yếu tố chính trị: biến giả Vij chỉ ra rằng hàng hóa được trao đổi sẽ nhận được ưu đãi nếu chúng thuộc về một hệ thống ưu đãi đơn phương Chiến lược xem xét tác động của các Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA) thông qua việc sử dụng biến giả đã được đề cập rõ ràng trong các tài liệu Cho tới gần đây, chiến lược thay thế bao gồm rõ ràng biên độ ưu đãi được đảm bảo bởi thỏa thuận mới được tính đến Theo đó, một biến Vij (i.i.d) được thêm vào phương trình:

hút kinh tế là dương và hệ số của khoảng cách là âm – và dẫn đến kết quả phù hợp và có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, đặc điểm kỹ thuật vẫn còn chỗ để cải thiện và vai trò tích cực nhưng tương đối nhỏ của ưu đãi thương mại là một vấn đề đã kích thích việc tìm hiểu sâu hơn

Dòng chảy thương mại song phương được xác định bởi các biến số ở phía bên phải của phương trình trọng lực Điều này hàm ý một hướng rõ ràng về quan hệ nhân quả từ thu nhập và khoảng cách đến thương mại Tuy nhiên, hướng quan hệ nhân quả này dựa trên lý thuyết và dựa trên giả định rằng phương trình trọng lực bắt nguồn từ một mô hình kinh tế vi mô trong đó đưa ra thu nhập và thị hiếu cho các sản phẩm khác biệt Ba thập kỷ nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra rằng phương trình trọng lực có thể được rút ra từ nhiều khuôn khổ thương mại khác nhau - và đôi khi là cạnh tranh nhau

Nhóm mô hình trọng lực đầu tiên được hình thành dưới sự cạnh tranh hoàn hảo Anderson (1979) giả định hệ thống cầu nhập khẩu có độ co giãn không đổi (CES) trong đó mỗi quốc gia sản xuất và bán hàng hóa trên thị trường quốc tế khác biệt với hàng hóa được sản xuất ở mọi quốc gia khác hàng hóa được mua từ nhiều nguồn vì chúng được người dùng cuối đánh giá khác nhau Một phương pháp rút ra khác của mô hình trọng lực tương đương về mặt toán học đã được Eaton và Kortum (2002) đề xuất, dựa trên hàng hóa đồng

Trang 13

nhất về phía cầu, chi phí thương mại tảng băng trôi và công nghệ Ricardian với năng suất không đồng nhất cho mỗi quốc gia và tốt do năng suất giảm ngẫu nhiên Trong trường hợp trước, giống như trong bất kỳ cấu trúc 'Armington' nào khác (tức là hàng hóa được phân biệt theo nơi xuất xứ), chỉ có lợi ích tiêu dùng từ thương mại, trong đó có cả lợi ích tiêu dùng và sản xuất trong trường hợp sau (Arkolakis et al., 2012)

Chất xúc tác cho làn sóng đóng góp lý thuyết gần đây hơn về lực hấp dẫn là tài liệu về các mô hình thương mại quốc tế có tính không đồng nhất vững chắc, dẫn đầu bởi Bernard et al (2003) và Melitz (2003) Ngược lại với những gì được ngụ ý trong các mô hình cạnh tranh độc quyền kiểu Krugman, không phải tất cả các công ty hiện tại đều hoạt động trên thị trường quốc tế Sự không đồng nhất trong hành vi của doanh nghiệp là do chi phí gia nhập cố định mang tính đặc trưng của thị trường và cao hơn đối với thị trường quốc tế so với thị trường trong nước Do đó, chỉ những công ty có năng suất cao nhất mới có thể đáp ứng được chúng Ý nghĩa quan trọng của tính không đồng nhất của doanh nghiệp trong việc mô hình hóa phương trình trọng lực là ma trận dòng chảy thương mại song phương không đầy đủ: nhiều ô có mục nhập bằng 0 Đây là trường hợp ở cấp độ tổng hợp và trường hợp này càng được nhìn thấy thường xuyên thì mức độ phân chia dữ liệu càng lớn

Sự tồn tại của các dòng thương mại có giá trị song phương bằng 0 có nhiều ý nghĩa đối với phương trình trọng lực vì trong phương trình Newton, lực hấp dẫn có thể rất nhỏ, nhưng không bao giờ bằng 0 Ngay cả khi số 0 có thể phản ánh việc báo cáo sai và đo lường sai, đặc biệt là ở các nước nhỏ và nghèo, thì số 0 được quan sát chứa thông tin có giá trị cần được khai thác để ước tính hiệu quả Trên thực tế, nếu mục số 0 là kết quả của sự lựa chọn chắc chắn không bán hàng hóa cụ thể cho các thị trường cụ thể (hoặc không có khả năng làm như vậy), thì thực tế là thương mại giữa một số cặp quốc gia thực sự bằng 0 có thể báo hiệu một sự lựa chọn vấn đề trong việc lấy mẫu(Chaney 2008; Helpman và cộng sự 2008) Do đó, cần có các kỹ thuật kinh tế lượng thích hợp cho phép trích xuất thêm thông tin từ dữ liệu, đặc biệt liên quan đến vai trò của khoảng cách và các biến số khác ảnh hưởng đến biên độ mở rộng của thương mại thế giới

Với vô số mô hình sẵn có, trọng tâm hiện nay là đảm bảo rằng bất kỳ thử nghiệm thực nghiệm nào về phương trình trọng lực đều được xác định rất rõ ràng trên cơ sở lý thuyết và nó có thể được liên kết với một trong các khung lý thuyết sẵn có Theo đó, những đóng góp về phương pháp luận gần đây đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc xác định cẩn thận dạng cấu trúc của phương trình trọng lực và những tác động của việc xác định sai phương trình (3) Không liên quan đến khung tham chiếu lý thuyết, hầu hết các nền tảng chính thống hiện đại của phương trình trọng lực đều là các biến thể của mô hình hướng đến nhu cầu được mô tả lần đầu tiên trong Anderson (1979) Ở đây, chủ yếu dựa vào các dẫn xuất của Anderson và van Wincoop (2003) và Baldwin và Taglioni (2006), sử dụng ký hiệu tiêu chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trình bày

Theo Anderson (2011), từ quan điểm mô hình hóa, lực hấp dẫn được phân biệt bởi sự đại diện phân tích và tính dễ kiểm soát của nó về sự tương tác kinh tế trong một thế giới nhiều quốc gia Đặc điểm nổi bật này của lực hấp dẫn là do tính mô đun của nó: sự phân bố hàng hóa hoặc các yếu tố trong không gian được xác định bởi lực hấp dẫn tùy thuộc vào

Trang 14

quy mô hoạt động kinh tế tại mỗi địa điểm Tính mô đun dễ dàng cho phép phân chia ở mọi quy mô và cho phép suy luận về chi phí thương mại không phụ thuộc vào bất kỳ mô hình sản xuất cụ thể nào và cơ cấu thị trường ở trạng thái cân bằng tổng thể hoàn toàn

Cấu trúc kiểu trọng lực có thể thu được bằng cách áp dụng hai hạn chế quan trọng (Anderson và van Wincoop, 2004) Điều đầu tiên yêu cầu người tổng hợp các giống phải giống hệt nhau giữa các quốc gia và CES Trên thực tế, hình thức CES áp đặt tính đồng nhất (đảm bảo rằng nhu cầu tương đối chỉ là hàm của giá tổng hợp tương đối) cũng như các sở thích có thể tách rời (cho phép lập ngân sách hai giai đoạn cần thiết để tách biệt việc phân bổ chi tiêu giữa các loại sản phẩm với việc phân bổ chi tiêu trong một loại sản phẩm) Như đã đề cập, các loại sản phẩm được xác định theo vị trí vì hàng hóa được phân biệt theo nơi xuất xứ: một cấu trúc phân vùng được gọi là “giả định Armington” (Armington, 1969) Theo đó, điểm khởi đầu của Anderson và van Wincoop (2003) là hàm tiện ích CES Nếu Xij là tiêu dùng của người tiêu dùng hàng hóa ở khu vực j được nhập khẩu từ khu vực i, thì người tiêu dùng ở khu vực j phải tối đa hóa hàm sau:

(𝛴𝑖̇𝛽ⅈ1∕𝜎𝑋ⅈ𝑗(𝜎−1) 𝜎⁄ )𝜎 (𝜎−1)⁄ (4) chịu sự ràng buộc về ngân sách

Trong đó 𝜎 là độ co giãn thay thế, 𝛽 là tham số phân phối dương, Ej là thu nhập danh nghĩa của cư dân vùng j và pij là giá hàng hóa vùng i đối với người tiêu dùng vùng j

Tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa vùng i của người tiêu dùng vùng j đáp ứng tối đa hóa (4) theo (5) là:

𝐸𝑗 = (𝛽𝑖𝑝𝑖𝑡𝑖𝑗

𝑃𝑗 )1−𝜎 (6)

trong đó pi là giá xuất xưởng và tij > 1 là hệ số chi phí thương mại giữa điểm xuất phát i và điểm đến j Các tham số phân phối 𝛽ⅈ đối với các chủng loại hàng hàng hóa được vận chuyển từ i có thể là ngoại sinh hoặc, trong ứng dụng đối với các sản phẩm cạnh tranh độc quyền, tỷ lệ thuận với số lượng doanh nghiệp từ i cung cấp các chủng loại khác nhau (Bergstrand, 1989) Chỉ số giá CES được đưa ra bởi:

𝑃𝑗 = (𝛴(𝛽ⅈ𝑝ⅈ𝑡ⅈ𝑗)1−𝜎)1 (1−𝜎)⁄ (7)

Lưu ý, đạo hàm trước đó của phương trình trọng lực dựa trên hàm chi tiêu Điều này giải thích hai yếu tố chính Đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia đến đi vào phương trình trọng lực (dưới dạng Ej) vì nó thể hiện hiệu ứng thu nhập tiêu chuẩn trong hàm chi tiêu Thứ hai, khoảng cách song phương đi vào phương trình trọng lực vì nó đại diện cho chi phí thương mại song phương được chuyển sang giá tiêu dùng và do đó làm giảm thương mại song phương, các yếu tố khác không đổi Điều quan trọng nhất từ suy luận toán học ở trên là hàm chi tiêu phụ thuộc vào giá tương đối chứ không phải giá tuyệt đối Điều này cho phép tính đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường j thông qua chỉ số giá Pj Do đó, phương trình (4) cho chúng ta biết rằng việc loại bỏ chỉ số giá Pj của quốc gia nhập khẩu khỏi phương trình trọng lực ban đầu được mô tả trong phương trình (3) dẫn đến việc xác định sai dạng hàm Cần lưu ý thêm rằng việc loại trừ các yếu tố động có thể xảy ra vấn đề Mặc dù phương trình bỏ qua các hậu tố thời gian vì mục đích đơn giản hóa, cần lưu ý rằng Pj là một biến thay đổi theo thời gian, do đó nó sẽ không được kiểm

Trang 15

soát đúng cách nếu sử dụng các điều khiển bất biến theo thời gian, trừ khi nhà nghiên cứu đang ước tính dữ liệu cắt ngang (cross-sectional data) (De Benedictis và Taglioni, 2011)

Sau khi đã chỉ ra lý do tại sao GDP của quốc gia nhập khẩu và khoảng cách song phương lại được đưa vào phương trình trọng lực, cần giải thích lý do tại sao GDP của quốc gia xuất khẩu cũng nên được đưa vào Phương pháp phái sinh Anderson-van Wincoop dựa trên giả định của Armington về thương mại cạnh tranh đối với hàng hóa được phân biệt theo quốc gia xuất xứ Nói cách khác, mỗi quốc gia chỉ sản xuất một sản phẩm nên mọi điều chỉnh đều diễn ra ở mức giá Điều này ngụ ý rằng các quốc gia có GDP lớn sẽ xuất khẩu nhiều sản phẩm của họ hơn tới tất cả các quốc gia vì hàng hóa của họ tương đối rẻ Điều này tương đương với việc nói rằng hàng hóa của họ phải tương đối rẻ nếu họ muốn bán tất cả sản phẩm được sản xuất trong điều kiện toàn dụng lao động

Ngược lại, Helpman và Krugman (1985) đưa ra các giả định ngăn cản giá cả điều chỉnh (thương mại không ma sát và cân bằng giá yếu tố), do đó tất cả sự điều chỉnh xảy ra ở số lượng chủng loại mà mỗi quốc gia phải cung cấp Điều này ngụ ý rằng các quốc gia có GDP lớn sẽ xuất khẩu nhiều hơn tới tất cả các quốc gia vì họ sản xuất nhiều loại hàng hóa Vì mỗi hãng sản xuất một loại và mỗi loại chỉ được sản xuất bởi một hãng, nên việc phát biểu rằng việc điều chỉnh diễn ra ở cấp độ giống tương đương với việc phát biểu rằng số lượng hãng ở mỗi quốc gia điều chỉnh một cách nội sinh Điều này đủ để dẫn đến kết quả trọng lực tiêu chuẩn

Quay trở lại với Anderson và van Wincoop và cách tính GDP của nước xuất khẩu vào phương trình trọng lực, ý tưởng là các quốc gia có GDP lớn phải có mức giá tương đối thấp để bán toàn bộ sản phẩm của họ (điều kiện cân bằng thị trường) Để xác định mức giá pi sẽ ổn định thị trường, chúng ta tổng hợp doanh số bán hàng của quốc gia thứ i trên tất cả các thị trường, bao gồm cả thị trường của chính quốc gia đó và đặt nó bằng tổng sản lượng Điều này có thể được viết như sau:

trong đó 𝛺ⅈ đại diện cho mức trung bình của nhu cầu thị trường của tất cả các nhà nhập khẩu – tính theo chi phí thương mại Nó được đặt tên theo nhiều cách khác nhau trong tài liệu, bao gồm tiềm năng thị trường (Head và Mayer 2004, Helpman và cộng sự 2008), độ mở của thị trường (Anderson và van Wincoop 2003), sự xa xôi (Baier và Bergstrand 2009) hoặc với những địa điểm nổi tiếng hạn của sự phản kháng đa phương Sử dụng phương trình (10) trong phương trình (6) mang lại phương trình trọng lực cơ bản nhưng được xác định chính xác:

𝐸𝑗 = (𝛽ⅈ𝑡ⅈ𝑗)1−𝜎 𝐸𝑗

𝑃𝑗1−𝜎𝛺𝑖 (11)

Trang 16

Do đó, GDP của nước x uất xứ đi vào phương trình hấp dẫn vì các nền kinh tế lớn cung cấp hàng hóa có tính cạnh tranh tương đối hoặc đa dạng về chủng loại, hoặc cả hai Đạo hàm cũng cho thấy tiềm năng thị trường của quốc gia xuất khẩu 𝛺ⅈ là quan trọng và sự khác biệt giữa (11) và (6) trở nên lớn hơn khi sự bất cân xứng giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt (De Benedictis và Taglioni, 2011)

Như Baldwin và Taglioni (2006) đã trình bày, Anderson và van Wincoop (2003) giả định rằng 𝛺ⅈ = 𝑃ⅈ1−𝜎 theo ba giả định quan trọng Đầu tiên, họ giả định rằng chi phí thương mại là đối xứng hai chiều giữa tất cả các cặp quốc gia Tuy nhiên, giả định này tự động bị vi phạm trong trường hợp các hiệp định thương mại ưu đãi Thứ hai, họ cho rằng thương mại là cân bằng, tức là Xij = Xji, cũng là một giả thuyết thường bị vi phạm trong thực tế Cuối cùng, họ cho rằng chỉ có một khoảng thời gian dữ liệu Nếu ba điều kiện trên được xác minh, hai số hạng 𝛺ⅈ và 𝑃ⅈ1−𝜎 có thể được kiểm soát bằng thực nghiệm bởi hiệu ứng cố định theo quốc gia bất biến theo thời gian

Một trường hợp tổng quát hơn là 𝛺ⅈ và 𝑃ⅈ1−𝜎 tỷ lệ thuận với nhau, tức là 𝛼𝛺ⅈ = 𝑃ⅈ1−𝜎 và mỗi năm có một số hạng khác nhau Nếu điểm này được thừa nhận, có thể đơn giản thấy rằng mô hình trọng lực trong phương trình (11) thiếu chiều thay đổi theo thời gian Một giải pháp dễ dàng và thực tế để kết hợp lý thuyết với dữ liệu là đưa ra các hiệu ứng cố định của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thay đổi theo thời gian

Tuy nhiên, thông thường, nhu cầu điều chỉnh các chỉ số giá bị bỏ qua xung đột với các vấn đề về sự cộng tuyến với các biến khác, và nó đã được chứng minh ra rằng cấu trúc tác động cố định toàn diện có thể nắm bắt được tác động chính sách được quan tâm (Matyas, 1997) Các số hạng phức tạp hơn giải thích cho 𝛺ⅈ và 𝑃ⅈ1−𝜎 nhưng trực giao với các biến khác trong phương trình phải được tính toán, hoặc các chiến lược kiểm soát khả năng cộng tuyến phải được đưa ra cho từng trường hợp cụ thể (De Benedictis và Taglioni, 2011)

2.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu

Có một số nghiên cứu liên quan đến hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sau khi bị kiện phòng vệ th ương mại, chẳng hạn như An Linh (2022) lập luận rằng cá tra, ba sa Việt Nam đang đối diện ngày càng nhiều hơn các vụ kiện tụng liên quan đến xuất xứ, chống bán phá giá và trợ cấp từ Hoa Kỳ Trung Chánh (2022) cho thấy rằng 49 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ca ba sa của Việt Nam đã bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá Theo đó, Cục quản lý thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết có 47 doanh nghiệp cá tra Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá ở mức 2,39 đô la Mỹ/kg Ngoài ra, còn có hai doanh nghiệp bị áp mức thuế riêng lẻ 1,94 đô la/kg và 3,87 đô la/kg

Nhóm nghiên cứu đã chọn những nghiên cứu trước đó mà có liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu bằng cách sử dụng mô hình trọng lực Có khá nhiều bài nghiên cứu ứng dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu Bergstrand (1985) đã có đóng góp quan trọng trong việc chứng minh cơ sở lý thuyết quan trọng của việc sử dụng mô hình này trong nghiên cứu kinh tế Deadorff (1995) tìm ra cơ sở lý luận của mô hình lực hấp dẫn trong thương mại chính là nội dung của lý thuyết về thương mại quốc tế của Hechscher - Ohlin Helpman

Trang 17

(1998) cho rằng mô hình lực hấp dẫn sẽ rất thích hợp trong nghiên cứu về thương mại nội ngành và sẽ là phương tiện tốt để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch thương mại giữa các quốc gia Về cơ bản, các bài nghiên cứu có sự khác biệt về mô hình thực nghiệm và kết quả nghiên cứu Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đề cập với yếu tố quốc gia, chẳng hạn như Tổng sản phẩm quốc nội GDP, thuế xuất nhập khẩu và khoảng cách địa lý Ví dụ, Đỗ T H Nhã, Nguyễn T T Hà (2019); Phạm T Ngân, Nguyễn T Tú (2015), Redwanur Rahman, Saleh Shahriar, Sokvibol Kea (2019); Chan, E M H., & Au, K F (2007); Abed G Rabbani, Madan Mohan Dey, Kehar Singh (2013) đều cho thấy rằng GDP và khoảng cách địa lý có tác động đến kim ngạch xuất khẩu Phạm T Ngân, Nguyễn T Tú (2015); Abed G Rabbani, Madan Mohan Dey, Kehar Singh (2013) xác định được dân số có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các yếu tố quyết định đến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cụ thể như nông sản của Albania (K Braha, A Qineti, A Cupák, E Lazorčáková, 2017), nông sản của Việt Nam (Đỗ T H Nhã, Nguyễn T T Hà, 2019), thủy sản của Việt Nam sang Âu Mỹ (Phạm T Ngân, Nguyễn T Tú, 2015), thủy sản đã chế biến của Sri Lanka (Kariyawasam Pinikahana Gmage Lahiru Sandaruwan, Suvajit Banerjee, 2020) và ngành dệt may của Bangladesh (Redwanur Rahman, Saleh Shahriar, Sokvibol Kea, 2019) Nhóm sẽ phân chia các nghiên cứu trước đây thành các nghiên cứu trong và ngoài nước để trình bày tóm tắt

2.2.1 Các đề tài nghiên cứu trong nước

a) Đỗ Thị Hòa Nhã, Nguyễn Thị Thu Hà (2019), “Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU: Cách tiếp cận từ mô hình trọng lực”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, Tập 196, Số 03:

Đỗ Thị Hòa Nhã, Nguyễn Thị Thu Hà (2019), đã sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố chính tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2005 – 2015 Bài nghiên cứu phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường gồm 26 nước thành viên EU (Tác giả không xét đến 2 thành viên EU là Croatia và Luxembourg vì Croatia mới gia nhập vào EU năm 2014, còn Luxembourg có trao đổi thương mại không đáng kể với Việt Nam)

Mô hình trọng lực mở rộng được đề xuất trong bài nghiên cứu để lượng hóa tác động của các yếu tố đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU như sau:

Ln(EXijt) = β0 + 𝛽1(lnGDPit*GDPjt) + 𝛽2ln(POPit*POPjt) + 𝛽3lnDISij +

𝛽4ln(AGRIAREAit * AGRIAREAjt) +β5(TECHNESSit * TECHNESSjt)+ β6ln(INFRASit *INFRASjt) + β7ln(BURREGit*BURREGjt) + β8 lnWRO + uijt

Trong đó: i: Việt Nam (nước xuất khẩu); j: nước nhập khẩu (các thành viên EU); t = 2005, 2006,…, 2015; EXijt: kim ngạch xuất khẩu nông sản từ nước i sang nước j thời điểm t; PGDPit và PGDPjt: lần lượt là GDP bình quân đầu người của nước i và nước j tại thời điểm t; POPit và POPjt lần lượt là dân số của nước i và nước j tại thời điểm t; DISTij: khoảng

Trang 18

cách địa lý giữa thủ đô nước i và nước j; AGRIAREAit và AGRIAREAit: lần lượt là tỷ trọng đất nông nghiệp của nước i và nước j tại thời điểm t; TECHNESSit và TECHNESSjt: lần lượt là chỉ số công nghệ của nước i và nước j tại thời điểm t; INFRASit và INFRASjt: lần lượt là chỉ số cơ sở hạ tầng của nước i và nước j tại thời điểm t; BURREGit và BURREGjt: lần lượt là chỉ số gánh nặng chính sách của nước i và nước j tại thời điểm t; uijt: sai số ngẫu nhiên của mô hình

Kết quả ước lượng cho thấy sự tác động của các yếu tố là: GDP bình quân đầu người, chỉ số dân số, chỉ số sẵn sàng công nghệ và gánh nặng trong quy định của Chính phủ đều có tác động cùng chiều đến kim ngạch XK Còn chỉ số khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều tới KNXK

b) Phạm Thị Ngân, Nguyễn Thanh Tú (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ”, Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 80, Trang 10 – 19:

Phạm Thị Ngân, Nguyễn Thanh Tú (2015) sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phát hiện và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu bằng với 243 quan sát của 26 quốc gia Âu Mỹ và Việt Nam trong thời gian từ 2006-2014

Ln(Exportijt) = β0 + 𝛽1lnGDPit + 𝛽2lnGDPjt + 𝛽3lnPOPt+ 𝛽4lnExratet+β5Taft + β6Distance + εijt

Trong đó, j= 1,2,… 26; i=1 (Việt Nam); t= 2006, 2006, … , 2014; Exportijt là kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào quốc gia j vào năm t; GDPit là tổng thu nhập kinh tế quốc dân của Việt Nam vào năm t; GDPjt: tổng thu nhập kinh tế quốc dân của quốc gia j vào năm t; POP: dân số của các quốc gia vào năm t; Exratet: tỷ giá của Việt Nam so với các quốc gia j vào năm t (so với đồng Đô la Mỹ); Taft: thuế nhập khẩu thủy sản của các quốc gia j vào năm t; Distance: khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến quốc gia j

Dữ liệu trong bài nghiên cứu được thực hiện hồi quy trên Phần mềm Eview 8.0 theo 3 cách: bình phương cực tiểu thường kết hợp (pooled ordinary least square - pooled OLS), tác động cố định (Fixed effect - FEM)

Kết quả cho thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ chịu tác động bởi các yếu tố: GDP nước nhập khẩu, GDP nước xuất khẩu, dân số của các quốc gia, tỷ giá và khoảng cách địa lý Trong đó, GDP nước nhập khẩu, GDP nước xuất khẩu, dân số của các quốc gia và tỷ giá có tác động cùng chiều đối với xuất khẩu khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều đối với xuất khẩu

2.2.2 Các đề tài nghiên cứu nước ngoài

A Gravity Model Analysis of the Bangladeshi Textile and Clothing Industries”, FIIB Business Review, No 3, p 229-244:

Trang 19

Redwanur Rahman, Saleh Shahriar, Sokvibol Kea (2019) đã sử dụng mô hình trọng lực để tìm ra các yếu tố quyết định và các vấn đề ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may (T&C) của Bangladesh Bộ dữ liệu đã được tạo và sử dụng để ước tính mô hình trọng lực của dòng xuất khẩu T&C của Bangladesh tới tổng số 40 đối tác thương mại của nước này trong khoảng thời gian 27 năm, kéo dài từ năm 1990 đến năm 2017

Mô hình thực nghiệm của nghiên cứu là:

lnXij = β0 + β1lndpcGDPijt + β2lnDij + β3lnExcijt + 𝛾1WTOjt + 𝛾2EUj + 𝛾3BRICSj+𝛾4NAFTAj + 𝛾5ASEANj + 𝛾6Middle_Eastj +εijt

Trong đó:

TexExpijt là giá trị xuất khẩu hàng quần áo và dệt may của Bangladesh; GDPit là GDP của Bangladesh, GDPjt là GDP của các đối tác thương mại; pcGDPijt là GDP bình quân đầu người của Bangladesh và các đối tác thương mại; dpcGDPijt là giá trị chênh lệch tuyệt đối trong GDP bình quân đầu người của Bangladesh và các đối tác; Dij là khoảng cách địa lý giữa thủ đô của Bangladesh – Dhaka và thủ đô của các nước đối tác; Excijt là giá trị tỷ giá hối đoái của các nước đối tác; WTOjt: =1 thời gian từ 1995 (năm Bangladesh gia nhập WTO) đến 2017 và =0 nếu không; EUj = 1 nếu các đối tác là thành viên của EU và =0 nếu không; BRICSj =1 nếu các quốc gia nhập khẩu là thành viên của BRICS và =0 nếu không; NAFTAj =1 nếu các quốc gia nhập khẩu là thành viên của NAFTA

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy là tổng sản phẩm quốc nội ( GDP), tỷ giá hối đoái thực và GDP bình quân đầu người của các nhà nhập khẩu dường như là những yếu tố quyết định chính đến thương mại xuất khẩu dệt may của Bangladesh Ngoài ra, tư cách thành viên của Bangladesh và Tổ chức Thương mại Thế giới có tác động tích cực mạnh mẽ đến xuất khẩu T&C Khoảng cách địa lý không có tác động đáng kể đến thương mại dệt may Người ta nhận thấy rằng các nước thuộc Liên minh Châu Âu và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ là hai điểm đến xuất khẩu quan trọng của hàng may mặc của Bangladesh.

b) Kariyawasam Pinikahana Gmage Lahiru Sandaruwan, Suvajit Banerjee (2020), “Understanding the Patterns of Processed Seafood Exports from Sri Lanka: Application of the Gravity Model to Quantify the Determinants”, Quest Journal of Management and Social Sciences, Vol 2, No 2, p 181-193:

Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu các mô hình thương mại toàn cầu và của Sri Lanka trong lĩnh vực thủy sản và xác định các yếu tố quyết định về tác động của chúng đối với xuất khẩu thủy sản chế biến Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là mô hình trọng lực được chạy với dữ liệu thứ cấp được thu thập từ UNCOMTRADE Dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu xuất khẩu thủy sản của Sri Lanka từ năm 2001 đến năm 2014 với 107 quốc

Trang 20

Trong đó: Xkijt là giá trị xuất khẩu của sản phẩm k tới quốc gia nhập khẩu thứ i từ Sri Lanka trong thời gian t; GDPit là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia nhập khẩu thứ i trong thời gian t; GDPjt là tổng sản phẩm quốc nội của Sri Lanka trong thời gian t; DISij là khoảng cách giữa thủ đô của quốc gia nhập khẩu i và thủ đô của Sri Lanka, Tkijt là thuế suất do nước i áp đặt đối với sản phẩm xuất khẩu k từ Sri Lanka; DNTMkijt là biến giả cho NTMs bằng 1 nếu quốc gia i áp dụng NTM đối với sản phẩm xuất khẩu k từ Sri Lanka và bằng 0 nếu ngược lại; và εkijt là các sai số 1 biến giả được sử dụng là “P” để nhận biết hải sản đã chế biến

Kết quả của nghiên cứu này là chỉ 1% thủy sản chế biến của Sri Lanka tăng thêm giá trị ở mức siêu chế biến nên không thể đạt được tiềm năng tối đa về tạo việc làm và lợi nhuận Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng giá trị co giãn của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan (NTM) đối với hải sản đã qua chế biến cao hơn hải sản chưa qua chế biến Bằng cách này, hải sản đã qua chế biến trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi về thuế quan và NTM so với hải sản chưa qua chế biến Kết luận: Việc chuyển đổi hải sản chưa chế biến thành hải sản chế biến có thể cải thiện doanh thu xuất khẩu cho Sri Lanka nhưng những chuyển đổi này đang làm tăng tính dễ bị tổn thương của xuất khẩu thủy sản do các rào cản thị trường nghiêm ngặt

c) Farha Fatema, Mohammad Monirul Islam (2020), “Driving Forces of Marine Fisheries and Seafood Export of Bangladesh: Augmented Gravity Model Approach”, Asian

Nghiên cứu này nhằm tìm ra động lực phát triển nghề cá biển và xuất khẩu thủy sản của Bangladesh Nhà nghiên cứu áp dụng mô hình trọng lực tăng cường cho bộ dữ liệu bảng của 40 quốc gia trong giai đoạn 1990-2011 và 17 quốc gia trong giai đoạn 2005-2011 cho nghề cá biển và hải sản và khoảng cách sử dụng Hai biến giả là hiệp định thương mại khu vực (RTA) và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (HACCP) cùng với một số biến số kinh tế vĩ mô quan trọng Một số thử nghiệm độ nhạy đã được tiến hành để thu được kết quả chắc chắn

Mô hình áp dụng cho nghiên cứu này như sau:

lnExpij = β0 + β1lnDistij + β2lnGDPi + β3lnGDPj + β4lnPopi + β5lnPopj + β6lnGNIi + β7lnGNIj + β8lnConi + β9 lnProdj + β10 RTAij + β11HACCPij + αij

Ở đây trong mô hình hồi quy trên, i đại diện cho các quốc gia nhập khẩu thủy sản biển từ Bangladesh và j đại diện cho quốc gia xuất khẩu ở Bangladesh

Expij là lượng xuất khẩu; GDP là GDP của các nước; Pop là số dân của tất cả các nước; GNI có nghĩa là GNI dành cho các nước xuất nhập khẩu; Con là sản lượng tiêu thụ thủy sản biển của nước nhập khẩu; Prod là sản lượng khai thác hải sản biển của Bangladesh; RTA là biến giả thể hiện sự hiện diện hay vắng mặt của hiệp định thương mại khu vực giữa các nước; HACCP là biến giả thể hiện ý nghĩa của các quy định về an toàn thực phẩm của các nước đối tác; Dist là khoảng cách giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu, và αij là sai số

Trang 21

Các phát hiện khác nhau cho thấy rằng cả RTA và HACCP đều có tác động tiêu cực đáng kể đến xuất khẩu thủy sản biển trong khi RTA cho thấy tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản Khoảng cách không có tác động đáng kể đến một trong hai trường hợp

d) Chan, E M H., & Au, K F (2007), “Determinants of China’s textile exports: An analysis by gravity model”, Journal of the Textile Institute, Vol 98, No 5, p 463–469:

Chan, E M H., & Au, K F (2007) đã sử dụng mô hình trọng lực nhằm xác định một số ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đến top 10 đối tác thương mại trong giai đoạn từ 1985 – 2004 Năm 1985 được chọn vì xuất khẩu dệt may đã tăng trưởng dần sau khi Chính phủ Trung Quốc quyết tâm đạt được định hướng xuất khẩu tại Ủy ban Trung ương khóa 12 của Trung Quốc trong năm đó Các đối tác nhập khẩu dệt may hàng đầu của Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2004 bao gồm Đặc khu hành chính Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Úc, Đức, Ý, Hàn Quốc, Bangladesh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Hàm xuất của các sản phẩm dệt may xuất khẩu từ Trung Quốc sang 10 nước nhập khẩu được xác định bằng phương trình sau:

lnEXij = β0 + β1lnCGDPj + β2lnGDPi + β3lnPCGDPj + β4lnPCGDPi +β5lnDij +β6 POPGRATEi + β7RXRATEij + β8ASEANi + β9EUi + β10NAFTAi + β11WTOi + uij

Trong đó:

Ln(EXij) là logarit của giá trị xuất khẩu hàng dệt may tính bằng triệu USD từ Trung Quốc sang các đối tác thương mại, i là các đối tác thương mại của Trung Quốc và j là các biến số của Trung Quốc; CGDPj là của GDP của Trung Quốc tính theo triệu USD; GDPj là log của GDP của nước nhập khẩu; PCGDPj và PCGDPi là GDP bình quân đầu người của Trung Quốc và các nước nhập khẩu; Dij là khoảng cách địa lý (km) giữa thủ đô của Trung Quốc – Bắc Kinh và thủ đô của các nước đối tác; POPGRATEi là tỷ lệ tăng trưởng dân số của nước nhập khẩu; RXRATEij là tỷ lệ tỷ giá hối đoái thực của đồng NDT tính theo đơn vị ngoại tệ; ASEANi là 1 biến giả với giá trị bằng 1 nếu nước nhập khẩu là thành viên của ASEAN và =0 nếu không

Kết quả nghiên cứu đã hỗ trợ mạnh mẽ cho mô hình lực hấp dẫn và cho thấy GDP, tỷ giá hối đoái thực, thành viên chung của hiệp định thương mại tự do cho các đối tác thương mại song phương, GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng dân số của các nhà nhập khẩu, tất cả các yếu tố này, đều cho thấy ý nghĩa thống kê hoặc xuất khẩu dệt may của Trung Quốc Ngược lại, khoảng cách về mặt địa lý không có ảnh hưởng đáng kể đến giao dịch dệt may

e) K Braha, A Qineti, A Cupák, E Lazorčáková (2017), “Determinants of Albanian Agricultural Export: The Gravity Model Approach”, Agris on-line Papers in Economics and Informatics, Vol 8, No 2, p 3 – 21:

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố quyết định chính đến xuất khẩu nông sản của nước này Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình trọng lực cơ sở xem

Trang 22

xét các biến trọng lực thông thường đối với dòng xuất khẩu của Albania trong giai đoạn 1996-2013 Hồi quy Poisson Pseudo-Maximum Likelihood (PPML) được sử dụng để ước tính từng bước mô hình trọng lực tăng cường, bao gồm các tác động của cộng đồng người Albania ở hải ngoại, tỷ giá hối đoái và ổn định giá cả, tự do hóa thương mại và khoảng cách thể chế

Mô hình trọng lực được tác giả áp dụng cho xuất khẩu nông sản của Albania là:

lnXij = β0 + β1lnGDPi + β2lnGDPj+β3lnGDPpci + β4lnPOPj +β5lnPOPi +β5 lnDISTij+εij

Trong đó, Xij là giá trị xuất khẩu nông sản từ quốc gia i (Albania) tới j (nước nhập khẩu); GDPi và GDPj là GDP thực của quốc gia i và j, và đo lường quy mô kinh tế của 2 nền kinh tế POPi và POPj là các biến quy mô thị trường biểu thị dân số của quốc gia i và j DISTij là khoảng cách giữa quốc gia i và j εij là số hạng nhiễu loạn ngẫu nhiên được giả định là hoạt động tốt

Những phát hiện chính cho thấy dòng xuất khẩu nông sản tăng lên cùng với quy mô kinh tế ngày càng tăng, cho thấy tác động cao hơn của tiềm năng hấp thụ của nhà nhập khẩu so với tiềm năng sản xuất của Albania Mặt khác, nhu cầu trong nước tăng do dân số tăng dẫn đến xuất khẩu nông sản giảm Hơn nữa, dòng xuất khẩu nông sản được xác định bởi chi phí vận chuyển thấp (khoảng cách), sự lân cận (có chung đường biên giới) và sự tương đồng về ngôn ngữ Sự hiện diện của cộng đồng người Albania cư trú tại các nước nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho dòng xuất khẩu Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động tích cực, trong khi khoảng cách thể chế song phương có tác động giảm dần đối với xuất khẩu nông sản của Albania

2.3 Sơ đồ tổng kết tài liệu

Bảng 2 Tóm tắt tổng quan nghiên cứu STT Tác giả, năm Tên tài liệu Mục tiêu, dữ liệu Giả thiết

nghiên cứu Kết quả thời gian 27 năm, kéo dài từ năm

Trang 23

mại toàn cầu và của Sri Lanka

Trang 24

của 40 quốc gia trong giai đoạn

Trang 26

Trong bài nghiên cứu này, mô hình

Trang 28

2.4 Tổng kết phần tổng quan nghiên cứu

Tóm lại, rõ ràng kim ngạch thương mại giữa các nước phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường và biến động giá hàng hóa, còn yếu tố địa lý có nhiều kết luận khác nhau trong những nghiên cứu thực nghiệm khác nhau Việc ứng dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu những yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam hiện vẫn còn là khoảng trống trong nghiên cứu Chính vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam mà nhóm quyết định đưa vào mô hình nghiên cứu là:

- Độ mở thương mại - Chỉ số tham nhũng CPI

- GDP bình quân đầu người của Việt Nam - GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ - Dân số Việt Nam

- Dân số Hoa Kỳ

- Thuế nhập khẩu cá tra, cá basa từ Việt Nam của Hoa Kỳ

Dựa vào các điều tra, nghiên cứu trước đó thì nhóm nghiên cứu đưa ra các giả thuyết cho bài nghiên cứu sau đây, tham khảo phương pháp nghiên cứu chọn mẫu, khắc phục hạn chế của những cuộc khảo sát, điều tra trước để bài nghiên cứu này sẽ hoàn chỉnh, chính xác với độ tin cậy cao

Hình 2 Sơ đồ tổng quan nghiên cứu

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan