5 Ấn phẩm này được chia làm hai phần: .1 Phần 1, bao gồm các điều khoản, các quy định và giấy chứng nhận của Công ước SOLAS 1974 và Nghị định thư 1988; và .2 Phần 2, bao gồm nội dung
Trang 1Công ước quốc tế trong
hàng hải
Trang 2Lời nói đầu
Giới thiệu
1 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS)
1974 đang có hiệu lực, đã được Hội nghị quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, do Tổ chức hàng hải quốc tế triệu tập, thông qua ngày 01 tháng 11 năm 1974, và có hiệu lực vào ngày 25 tháng 05 năm 1980 Công ước
đã được bổ sung hai lần bằng các nghị định thư:
.1 Nghị định thư được Hội nghị quốc tế về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm tàu dầu thông qua ngày 17 tháng 02 năm 1978 (Nghị định thư 1978), có hiệu lực vào ngày 01 tháng 5 năm 1981; và
.2 Nghị định thư được Hội nghị quốc tế về Hệ thống hài hoà kiểm tra
và chứng nhận của các Thành viên Nghị định thư 1988 (Nghị định thư SOLAS 1988) thông qua ngày 11 tháng 11 năm 1988, có hiệu lực vào ngày 03 tháng 02 năm 2000 và đã thay thế và huỷ bỏ Nghị định thư 1978
2 Đồng thời, SOLAS 1974 cũng được bổ sung bằng các nghị quyết được
Uỷ ban An toàn hàng hải của IMO (MSC) họp mở rộng thông qua phù hợp với thủ tục ở điều VIII của SOLAS hoặc được các Hội nghị của các Chính phủ ký kết SOLAS thông qua, cũng được nêu ở điều VIII, gồm có:
.1 Bổ sung sửa đổi 1981, được thông qua bằng nghị quyết MSC.1(XLV) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 năm 1984;
.2 Bổ sung sửa đổi 1983, được thông qua bằng nghị quyết MSC.6(48)
và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1986;
.3 Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết MSC.11(55) và có hiệu lực vào ngày 22 tháng 10 tháng 1989;
.4 Bổ sung sửa đổi tháng 10 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết MSC.12(56) và có hiệu lực vào ngày 29 tháng 04 năm 1990;
.5 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước quốc tế về
an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, về Hệ thống thông tin
an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.6 Bổ sung sửa đổi 1989, được thông qua bằng nghị quyết MSC.13(57) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.7 Bổ sung sửa đổi 1990, được thông qua bằng nghị quyết MSC.19(58) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.8 Bổ sung sửa đổi 1991, được thông qua bằng nghị quyết MSC.22(59) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1994;
.9 Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1992, được thông qua bằng nghị quyết MSC.24(60) và MSC.26(60), có hiệu lực vào ngày 01 tháng
10 năm 1994;
Trang 3.10 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1992, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.27(61) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1994;
.11 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.31(63) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1996 (phụ lục 1) và vào ngày 01 tháng 07 năm 1998 (phụ lục 2);
.12 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị
quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS
1974, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1996 (phụ lục 1) và vào ngày 01 tháng 07 năm 1998 (phụ lục 2);
.13 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1994, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.42(64) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1996;
.14 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1995, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.46(65) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1997;
.15 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1995, được thông qua bằng nghị
quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS
1974, và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1997;
.16 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 1996, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.47(66) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1998;
.17 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1996, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.57(67) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1998;
.18 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 1997, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.65(68) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1999;
.19 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1997, được thông qua bằng nghị
quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS
1974, và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1999;
.20 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 1998, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.69(69) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2002;
.21 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 1999, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.87(71) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2001;
.22 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2000, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.91(72) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2002;
.23 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 2000, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.99(73) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2002;
.24 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 2001, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.117(74) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2003;
.25 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2002, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.123(75) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2004;
.26 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.134(76) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2004;
Trang 4.27 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị
quyết 1 của Hội nghị các Chính phủ thành viên Công ước quốc tế về
an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2004;
.28 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 2003, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.142(77) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006;
.29 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.151(78) (quy định II-1/3-6), MSC.152(78) (chương III và
IV và phụ chương của phụ lục) và MSC.153(78) (chương V), chúng
sẽ có hiệu lực tương ứng vào các ngày 01 tháng 01 năm 2006, 01 tháng 07 năm 2006, và 01 tháng 07 năm 2006;
.30 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.154(78) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006;
.31 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.170(79) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006;
.32 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.171(79) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006;
và
.33 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2005, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.194(80) và Phụ lục 1 của nghị quyết này có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2007;
3 Nghị định thư 1988 của SOLAS đã được sửa đổi bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2000, được thông qua bằng nghị quyết MSC.92(72) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2002 và bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm
2002, được thông qua bằng nghị quyết MSC.124(75) Các điều kiện để chúng
có hiệu lực đã thoả mãn vào ngày 01 tháng 07 năm 2003 và các bổ sung sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2004 Nghị định thư 1988 cũng được bổ sung sửa đổi bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị quyết MSC.154(78) Tại thời điểm thông qua Uỷ ban An toàn hàng hải xác định rằng các bổ sung sửa đổi này phải được xem là được chấp nhận vào ngày 01 tháng 01 năm 2006, trừ khi trước các ngày này có trên một phần ba các Thành viên Nghị định thư 1988 của SOLAS hoặc các Thành viên
có tổng cộng tổng dung tích đội tàu buôn của họ chiếm không dưới 50% tổng cộng tổng dung tích đội tàu buôn toàn thế giới, có thông báo phản đối bổ sung sửa đổi này Nếu các bổ sung sửa đổi này được chấp nhận, chúng sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006
Trang 5Nội dung của ấn phẩm hợp nhất
4 Ấn phẩm này bao gồm nội dung hợp nhất của Công ước SOLAS 1974, Nghị định thư 1988 của SOLAS, và tất cả các bổ sung sửa đổi sau đó đến và gồm cả bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002 Văn bản cuối cùng do Ban thư ký IMO biên soạn và với mục đích tạo ra sự dễ dàng cho việc tham khảo những quy định của SOLAS áp dụng từ 01 tháng 07 năm 2004
5 Ấn phẩm này được chia làm hai phần:
.1 Phần 1, bao gồm các điều khoản, các quy định và giấy chứng nhận của Công ước SOLAS 1974 và Nghị định thư 1988; và
.2 Phần 2, bao gồm nội dung của nghị quyết A.883(21) về việc áp dụng toàn cầu và thống nhất hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận (HSSC); danh mục các giấy chứng nhận và hồ sơ* phải được lưu giữ trên tàu; và danh mục các nghị quyết của các hội nghị Chính phủ ký kết Công ước SOLAS và nội dung của quy định 12-2, chương II-1 của Công ước SOLAS
6 Nhìn chung, các yêu cầu trong văn bản hợp nhất này có thể áp dụng cho tất cả các tàu, còn các quy định về đóng mới và trang bị áp dụng cho các tàu được đóng vào hoặc sau ngày được nêu trong mỗi quy định Để xác định các quy định về kết cấu và trang bị áp dụng đối với các tàu đóng trước năm 2001, các văn bản trước đây của Công ước SOLAS 1974, Nghị định thư 1988 và các
bổ sung sửa đổi phải được xem xét Ví dụ, các quy định đặc biệt đối với các tàu khách hiện có chỉ nằm trong phần F, chương II-2 của Công ước nguyên bản SOLAS 1974 nhưng lại không nêu trong chương II-2 của bổ sung sửa đổi 1981 cũng như trong văn bản hợp nhất này
7 Các điều khoản của chương I, phụ chương của phụ lục SOLAS 1974 đã được sửa đổi theo Nghị định thư 1988 của SOLAS được đánh dấu bằng ký hiệu
P88 Không có ký hiệu như vậy nghĩa là các điều khoản của SOLAS 1974 đã được sửa đổi theo Nghị định thư 1978 của SOLAS, vì theo chương I của Công ước, các điều khoản này đã được thay thế và xoá bỏ bằng Nghị định thư 1988 của SOLAS bằng các bổ sung sửa đổi được thông qua sau đó
8 Nhìn chung, ấn phẩm này đưa ra văn bản của SOLAS 1974 và Nghị định thư 1978 và bao gồm những thay đổi và bổ sung sửa đổi ở dạng văn bản chính thức Đồng thời, có những thay đổi nhỏ về biên tập nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản, mục đích là để đạt được mức độ chính xác giữa Công ước SOLAS 1974 và Nghị định thư 1988 cùng các bổ sung sửa đổi Cụ thể:
*Danh mục các Giấy chứng nhận bao gồm những mô tả ngắn gọn về mục đích của tất
cả các giấy chứng nhận và hồ sơ được nêu trong đó nhằm giúp cho các nhân viên trên
bờ, các sỹ quan và thuyền trưởng trong việc đánh giá các giấy tờ và giấy chứng nhận cần thiết cho việc kiểm tra của Chính quyền cảng và thuận lợi cho hoạt động của tàu tại các cảng
Trang 6.1 Trong khi hệ thống đánh số thập phân được dùng cho các mục và tiểu mục ở các quy định của chương II-1, II-2, III, IV, V, VI và VII được viết lại toàn bộ ở các bổ sung sửa đổi 1981, 1983, 1988 và
1991, thì hệ thống đánh số đang dùng vẫn được giữ nguyên trong chương I, và VIII;
.2 Sử dụng dạng viết tắt khi tham khảo các quy định, các mục và các chương ở các văn bản được thông qua trong bổ sung sửa đổi 1981
và các bổ sung sửa đổi sau đó (ví dụ “quy định II-2/55.5”), trong khi
đó hệ thống tham khảo nguyên bản dùng được giữ nguyên trong các quy định không được sửa đổi (ví dụ "Quy định 5 của chương này", "mục (a) của quy định này", );
.3 Thuật ngữ tấn tổng dung tích được thay bằng thuật ngữ tổng dung tích theo quan điểm của quyết định Đại hội đồng (nghị quyết A.493(XII)) cho rằng thuật ngữ tấn tổng dung tích sử dụng trong các hướng dẫn của IMO phải được hiểu có cùng ý nghĩa như tổng dung tích được định nghĩa theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu
Trang 7Mục lục
Phần 1
Các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng
con người trên biển, 1974 2
Các điều khoản của Nghị định thư 1988 liên quan tới Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 10
Văn bản hợp nhất của phụ lục Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, và Nghị định thư 1988 có liên quan Chương I Quy định chung 15
Chương II-1 Kết cấu – Cơ cấu, phân khoang và ổn định, thiết bị động lực và thiết bị điện 34
Chương II-2 Kết cấu - Phòng cháy, phát hiện cháy và dập cháy 144
Chương III Phương tiện và trang bị trí cứu sinh 279
Chương IV Thông tin liên lạc vô tuyến điện 322
Chương V An toàn hàng hải 343
Chương VI Chở hàng 382
Chương VII Chở hàng nguy hiểm 390
Chương VIII Tàu hạt nhân 403
Chương IX Quản lý hoạt động an toàn tàu 407
Chương X Các biện pháp an toàn đối với tàu cao tốc 411
Chương XI-1 Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an toàn hàng hải 414
Chương XI-2 Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an ninh hàng hải 420
Chương XII Các biện pháp an toàn bổ sung đối với tàu chở hàng rời 433
Phụ chương Các giấy chứng nhận 444
Trang 8Phần 2
Phụ lục 1 Nghị quyết A.883(21): Thực hiện toàn cầu và thống nhất
hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận (HSSC) 511 Phụ lục 2 Các giấy chứng nhận và hồ sơ yêu cầu lưu giữ trên tàu 516 Phụ lục 3 Danh mục các nghị quyết được các Hội nghị SOLAS
thông qua 539 Phụ lục 4 Quy định 12-2 của chương II-1 SOLAS 542
Trang 9Phần 1
Trang 10Các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn
sinh mạng con người trên biển, 1974
CÁC CHÍNH PHỦ KÝ KẾT
MONG MUỐN nâng cao an toàn cho sinh mạng con người trên biển bằng cách thiết lập các nguyên tắc và quy định thống nhất cho mục đích đó trên cơ sở các thoả thuận chung,
CHO RẰNG biện pháp tốt nhất để đạt được biện pháp đó là ký kết một Công ước thay thế Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển,
1960, có quan tâm đến những tiến bộ về khoa học kỹ thuật kể từ khi Công ước
đó được ký kết,
ĐÃ THOẢ THUẬN những điều sau đây:
Điều I
Nghĩa vụ chung đối với Công ước
(a) Các quốc gia ký kết có nghĩa vụ áp dụng các quy định của Công ước này
và phụ lục kèm theo nó, phụ lục đó phải được coi như là một phần không thể tách rời của Công ước này Tất cả những gì nói về Công ước cũng đồng thời nói về phụ lục đó
(b) Các Chính phủ ký kết có nghĩa vụ phải ban hành tất cả các luật lệ, thông
tư, chỉ thị và quy phạm và tất cả các biện pháp cần thiết khác để thực hiện đầy
đủ các quy định của Công ước này, nhằm đảm bảo rằng, theo quan điểm an toàn sinh mạng con người, tàu phù hợp với công dụng được ấn định của nó
Trang 11(a) Danh sách các tổ chức phi chính phủ, được uỷ quyền hành động thay mặt
cho Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sinh mạng con người trên biển, để phổ biến tới các Chính phủ ký kết và Chính phủ ký kết sẽ thông báo cho các quan chức của họ
(b) Văn bản về các luật, thông tư, chỉ thị và quy định được ban hành về các
vấn đề khác nhau nằm trong phạm vi của Công ước này;
(c) Đủ số lượng cần thiết các mẫu giấy chứng nhận ban hành theo các điều
khoản của Công ước để gửi cho các Chính phủ ký kết nhằm mục đích thông báo cho các quan chức của họ
Điều IV
Các trường hợp bất khả kháng
(a) Tàu không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Công ước này vào thời
điểm bắt đầu một chuyến đi bất kỳ, thì không phải tuân thủ các điều khoản của Công ước này trong trường hợp có sự sai lệch bất kỳ khỏi hành trình dự định của nó do ảnh hưởng của thời tiết hoặc của bất kỳ trường hợp bất khả kháng nào khác
(b) Những người có mặt trên tàu vì lý do bất khả kháng hoặc do thuyền
trưởng buộc phải thực hiện nhiệm vụ chuyên chở những người bị đắm tàu hoặc những người khác sẽ không được tính đến khi kiểm tra việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào của Công ước này cho tàu
Điều V
Chở người trong trường hợp khẩn cấp
(a) Với mục đích sơ tán con người nhằm tránh mối nguy hiểm đang đe doạ
sự an toàn tính mạng của họ, Chính phủ ký kết có thể cho phép tàu chuyên chở một số lượng người nhiều hơn số lượng người được Công ước này cho phép chở trên tàu trong các trường hợp khác
(b) Việc cho phép này không tước bỏ bất kỳ quyền kiểm tra nào theo Công
ước này của các Chính phủ ký kết khác đối với các tàu này khi chúng vào cảng của họ
(c) Chính phủ ký kết tiến hành việc cho phép như vậy phải gửi thông báo về
sự cho phép đó cùng với thuyết trình về hoàn cảnh cho phép đó cho Tổng thư
ký của Tổ chức
Điều VI
Các Hiệp ước và Công ước có từ trước
(a) Giữa các Chính phủ ký kết, Công ước này thay thế và huỷ bỏ Công ước
quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển được ký tại London ngày 17 tháng 6 năm 1960;
Trang 12(b) Tất cả các Hiệp ước, Công ước và Hiệp định khác có liên quan tới an
toàn sinh mạng con người trên biển, hoặc các vấn đề có liên quan tới vấn đề này hiện đang có hiệu lực giữa các Chính phủ tham gia Công ước, vẫn tiếp tục hoàn toàn có hiệu lực theo thời hạn của chúng đối với:
(i) Các tàu không áp dụng Công ước này,
(ii) Các tàu áp dụng Công ước này nhưng đối với các vấn đề không
được đề cập đến một cách rõ ràng;
(c) Tuy nhiên, trong trường hợp các Hiệp ước, Công ước hoặc Hiệp định nói
trên mâu thuẫn với các quy định của Công ước này thì các quy định của Công ước này được ưu tiên;
(d) Tất cả các vấn đề không được đề cập tới trong Công ước này vẫn là đối
tượng lập pháp của các Chính phủ ký kết
Điều VII
Các quy phạm đặc biệt được soạn thảo trên cơ sở các thoả thuận
Khi có các quy phạm đặc biệt, phù hợp với Công ước này, được soạn thảo trên
cơ sở giữa tất cả hoặc một số Chính phủ ký kết thì các quy phạm đó phải được thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức để thông báo cho tất cả các Chính phủ
ký kết biết
Điều VIII
Bổ sung sửa đổi
(a) Công ước này có thể được sửa đổi theo một trong các thủ tục được nêu
ra ở mục dưới đây
(b) Các sửa đổi sau khi nghiên cứu trong nội bộ Tổ chức:
(i) Bất cứ sửa đổi nào do một Chính phủ ký kết đề xuất phải được trình
lên Tổng thư ký của Tổ chức là người sẽ thông báo về sửa đổi đó cho tất cả các thành viên của Tổ chức và cho tất cả các Chính phủ
ký kết ít nhất là sáu tháng trước khi xem xét vấn đề đó
(ii) Bất cứ sửa đổi nào được đề xuất và thông báo như trên đều phải
được chuyển tới Uỷ ban An toàn hàng hải của Tổ chức để nghiên cứu
(iii) Các Chính phủ ký kết của các quốc gia dù là thành viên của Công
ước hay không đều có quyền tham gia vào công việc của uỷ ban An toàn hàng hải để nghiên cứu và thông qua các sửa đổi
Trang 13(iv) Các sửa đổi phải được thông qua bằng đa số hai phần ba số các
Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết trong uỷ ban an toàn hàng hải họp mở rộng như đã nêu trong tiểu mục (iii) của mục này (từ nay
về sau gọi là "Uỷ ban An toàn hàng hải mở rộng") với điều kiện là ít nhất phải có một phần ba số Chính phủ ký kết có mặt khi biểu quyết
(v) Các sửa đổi bổ sung được thông qua như nêu ở tiểu mục (iv) của
mục này phải được Tổng thư ký của Tổ chức thông báo cho toàn thể các Chính phủ ký kết để chấp nhận
(vi) (1) Việc sửa đổi một điều khoản của Công ước hoặc Chương I
của Phụ lục phải được coi là được chấp nhận vào ngày nó được hai phần ba số Chính phủ ký kết chấp nhận
(2) Việc sửa đổi phụ lục, không phải Chương I, phải được coi là
đó phải được coi là không được chấp nhận
(vii) (1) Việc sửa đổi một điều khoản của Công ước hoặc cho chương
I của phụ lục phải có hiệu lực đối với các Chính phủ ký kết đã chấp nhận nó, sau sáu tháng kể từ ngày mà nó được coi là đã được chấp nhận, riêng đối với mỗi Chính phủ ký kết đã chấp nhận nó sau ngày nói trên, thì thời điểm bắt đầu có hiệu lực sẽ
là sáu tháng kể từ ngày mà Chính phủ ký kết đó chấp nhận
nó
(2) Việc bổ sung sửa đổi phụ lục, trừ Chương I phải có hiệu lực
sau sáu tháng kể từ ngày việc sửa đổi đó được coi là đã được chấp nhận đối với tất cả các Chính phủ ký kết trừ các Chính phủ đã phản đối việc sửa đổi đó theo tiểu mục (vi)(2) của mục này và không rút lại những phản đối đó Tuy vậy, trước ngày quy định điều sửa đổi có hiệu lực, bất cứ một Chính phủ ký kết nào cũng có thể thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức biết rằng Chính phủ ký kết đó tự miễn cho mình
Trang 14khỏi sự áp dụng sửa đổi đó trong một thời gian không quá một năm kể từ ngày sửa đổi đó có hiệu lực hoặc trong một thời hạn dài hơn do đa số hai phần ba số các Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết trong Ủy ban An toàn hàng hải mở rộng quyết định vào thời điểm thông qua việc sửa đổi
(c) Sửa đổi bằng hội nghị:
(i) Theo yêu cầu của một Chính phủ ký kết được ít nhất một phần ba
số các Chính phủ ký kết tán thành, tổ chức phải triệu tập một hội nghị các Chính phủ ký kết để xem xét các sửa đổi của Công ước này
(ii) Tất cả các sửa đổi được hội nghị này thông qua với đa số hai phần
ba số các Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết, phải được Tổng thư ký của Tổ chức thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết để chấp nhận
(iii) Trừ khi hội nghị đó quyết định khác, sửa đổi đó phải được coi là
được chấp nhận và có hiệu lực phù hợp với các thủ tục nêu trong các mục (b)(vi) và (b)(vii) của điều khoản này, với điều kiện là trong các mục này những gì nói về Uỷ ban An toàn hàng hải mở rộng phải được coi như có nghĩa là nói về hội nghị
(d) (i) Chính phủ ký kết đã chấp nhận một sửa đổi cho Phụ lục đã có hiệu
lực không được phép gia hạn các giấy chứng nhận theo Công ước này được cấp cho tàu của quốc gia mà Chính phủ của quốc gia đó, theo các nội dung ở tiểu mục (b)(vi)(2) của điều khoản này đã phản đối sự sửa đổi đó và đã không rút lại sự phản đối đó, nhưng ở đây chỉ đề cập tới các giấy chứng nhận mà sửa đổi đó nói đến
(ii) Chính phủ ký kết đã chấp nhận một sửa đổi cho Phụ lục và điều sửa
đổi đó đã có hiệu lực, phải gia hạn các giấy chứng nhận theo Công ước này được cấp cho các tàu mang cờ của quốc gia mà Chính phủ của quốc gia đó, theo các nội dung ở tiểu mục (b)(vii)(2) của điều khoản này, đã thông báo cho Tổng thư ký của tổ chức rằng Chính phủ đó tự miễn cho mình khỏi phải thực hiện sửa đổi đó
(e) Trừ khi được quy định khác đi, bất cứ sửa đổi nào cho Công ước này
được thực hiện theo điều khoản này, có liên quan đến kết cấu của tàu, chỉ được
áp dụng cho các tàu có sống chính được đặt hoặc ở giai đoạn đóng mới tương
tự vào hoặc sau ngày sửa đổi có hiệu lực
Trang 15(f) Bất cứ tuyên bố nào về việc chấp nhận, hoặc phản đối, một sửa đổi hoặc
bất cứ một thông báo nào được đưa ra theo tiểu mục (b)(vii)(2) của điều này phải được đệ trình bằng văn bản cho Tổng thư ký của Tổ chức để thông báo tới tất cả các Chính phủ ký kết về vấn đề được báo cáo và ngày nhận được
(g) Tổng thư ký của Tổ chức phải thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết
về các sửa đổi có hiệu lực theo điều khoản này và ngày có hiệu lực của từng sửa đổi
Điều IX
Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tán thành
(a) Công ước được để nghỏ cho việc ký kết tại trụ sở trung ương của Tổ
chức từ ngày 1 tháng 11 năm 1974 đến 1 tháng 7 năm 1975 và từ đó trở đi sẽ được để nghỏ để tán thành Các Quốc gia có thể trở thành thành viên của Công ước này bằng cách:
(i) Ký kết không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc
(ii) Ký kết có bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua;
hoặc
(iii) Tán thành
(b) Sự phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành phải được thực hiện
bằng việc gửi văn bản lên Tổng thư ký của Tổ chức
(c) Tổng thư ký của Tổ chức phải thông báo tới tất cả các Quốc gia đã ký kết
hoặc tán thành Công ước này về việc ký kết hoặc về việc gửi văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành và ngày gửi các văn bản đó
Điều X
Ngày có hiệu lực
(a) Công ước này có hiệu lực sau mười hai tháng kể từ ngày có ít nhất hai
lăm quốc gia, mà tổng dung tích đội tàu buôn của các quốc gia đó không nhỏ hơn năm mươi phần trăm tổng dung tích đội tàu buôn thế giới, trở thành thành viên của Công ước này phù hợp với điều IX
(b) Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi
cho Tổng thư ký của Tổ chức sau ngày Công ước này có hiệu lực thì sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày gửi văn bản
Trang 16(c) Sau ngày mà sửa đổi cho Công ước này được coi là được chấp nhận
theo điều VIII, bất cứ văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành nào được gửi cho Tổng thư ký của Tổ chức phải áp dụng theo Công ước đã được sửa đổi
Điều XI
Huỷ bỏ
(a) Công ước này có thể được bất kỳ Chính phủ ký kết nào huỷ bỏ vào bất kỳ
thời điểm nào sau năm năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với Chính phủ đó
(b) Việc huỷ bỏ được thực hiện bằng việc gửi văn bản huỷ bỏ cho Tổng thư
ký của Tổ chức, là người sẽ thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết khác về những văn bản huỷ bỏ đã nhận được và ngày nhận được văn bản đó cũng như ngày mà những huỷ bỏ này có hiệu lực
(c) Việc huỷ bỏ được thực hiện sau một năm hoặc sau một thời gian dài hơn
nếu thời hạn đó được nêu trong văn bản huỷ bỏ, kể từ ngày Tổng thư ký của Tổ chức nhận được văn bản này
Điều XII
Lưu giữ và đăng ký
(a) Công ước này phải được Tổng thư ký của Tổ chức lưu giữ; Tổng thư ký
của Tổ chức phải chuyển các bản sao chính xác được xác nhận cho Chính phủ của tất cả các Quốc gia đã ký kết hoặc thừa nhận Công ước này
(b) Ngay sau khi Công ước này có hiệu lực, văn bản của nó phải được Tổng
thư ký của Tổ chức gửi cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký và công bố phù hợp với điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc
Điều XIII
Ngôn ngữ
Công ước này được lập thành các bản sao riêng bằng tiếng Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, các bản này có giá trị ngang nhau Các bản dịch chính thức bằng tiếng A Rập, Đức và Italia phải được chuẩn bị và lưu giữ cùng với bản gốc đã được ký
Trang 17ĐỂ XÁC NHẬN điều nói trên, những người ký tên dưới đây* được Chính phủ của họ uỷ nhiệm toàn quyền cho mục đích này, đã ký vào Công ước này
THỰC HIỆN TẠI LONDON ngày một tháng mười một năm một ngàn chín trăm bảy mươi tư
*Không đưa các chữ ký vào văn bản này
Trang 18Nghị định thư 1988 liên quan của Công ước quốc tế
về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974
CÁC THÀNH VIÊN CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ NÀY,
VỚI TƯ CÁCH là các thành viên của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, thực hiện tại London ngày 01 tháng 11 năm 1974, THỪA NHẬN việc cần thiết phải đưa các điều khoản về kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vào Công ước nêu trên theo hệ thống hài hoà cùng với các văn kiện quốc tế khác,
CHO RẰNG mục đích này có thể đạt được tốt nhất là bằng cách ký kết một Nghị định thư liên quan tới Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974,
ĐÃ THOẢ THUẬN điều sau đây:
Điều I
Nghĩa vụ chung
1 Các thành viên của Nghị định thư này có nghĩa vụ áp dụng có hiệu quả các quy định của Nghị định thư và các phụ lục kèm theo, nó được coi như một phần không thể tách rời của Nghị định thư này Tất cả những điều nói về nghị định thư đồng thời cũng có nghĩa là nói về phụ lục đó
2 Tàu của nước là thành viên của Nghị định thư này khi áp dụng các quy định của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 cũng như bổ sung (sau đây gọi là "Công ước") sẽ phải áp dụng cả những bổ sung và sửa đổi nêu trong nghị định thư này
3 Đối với những tàu của quốc gia không phải là thành viên của Công ước
và nghị định thư này thì các thành viên của Nghị định thư này sẽ áp dụng những yêu cầu của Công ước và Nghị định thư này đến mức độ cần thiết để đảm bảo rằng những tàu như vậy sẽ không được đối xử thiện chí hơn nữa
Điều II
Điều ước trước
1 Đối với những thành viên của Nghị định thư này, Nghị định thư này thay thế cho Nghị định thư 78 liên quan của Công ước
2 Bất kể các quy định khác của Nghị định thư này, giấy chứng nhận hiện hành bất kỳ được cấp theo và phù hợp với các quy định của Công ước và phụ bản hiện hành bất kỳ của giấy chứng nhận như vậy, được cấp theo và phù hợp với các quy định của Nghị định thư 1978 của Công ước khi Nghị định thư này
Trang 19có hiệu lực đối với các Thành viên đã cấp giấy chứng nhận hoặc phụ bản, sẽ vẫn có hiệu lực đến ngày hết hạn theo quy định của Công ước và Nghị định thư
1978 liên quan của Công ước
3 Thành viên của Nghị định thư này không được cấp các giấy chứng nhận theo và phù hợp với Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974, được thông qua ngày 1 tháng 11 năm 1974
Điều III
Thông tin liên lạc
Các thành viên của Nghị định thư này có trách nhiệm liên lạc và gửi cho Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế (sau đây gọi là "Tổ chức"):
(a) các văn bản luật, thông tư, chỉ thị và quy định được ban hành về các vấn đề khác nhau nằm trong phạm vi của Nghị định này;
(b) một bản danh sách các thanh tra viên được chỉ định hoặc các tổ chức được công nhận thực hiện các công việc thay mặt Chính quyền hàng hải giải quyết các việc về an toàn sinh mạng con người trên biển để thông báo tới các Thành viên về những thông tin cần thiết từ các cán bộ của họ và thông báo cho tổ chức về các điều kiện và trách nhiệm cụ thể được uỷ quyền cho các thanh tra viên được chỉ định hoặc các tổ chức được công nhận; và
(c) số lượng đủ các biểu mẫu giấy tờ, giấy chứng nhận của mình cấp theo các quy định của Nghị định thư này
Điều IV
Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tán thành
1 Nghị định thư này sẽ được để nghỏ để các nước ký kết tại trụ sở chính của Tổ chức từ 1 tháng 3 năm 1989 đến ngày 28 tháng 2 năm 1990 và từ đó sẽ
để nghỏ để tán thành Theo quy định của mục 3, các quốc gia có thể trở thành thành viên của Nghị định này bằng cách:
(a) ký kết không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc
(b) ký kết có bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua rồi sau đó phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc
(c) tán thành
2 Việc phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành sẽ có hiệu lực bằng cách các quốc gia phải gửi văn bản tới Tổng thư ký của Tổ chức
Trang 203 Chỉ những quốc gia nào ký mà không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành Công ước này mới có thể ký Nghị định thư này không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận thông qua hoặc tán thành
(b) điều kiện bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư 1988 liên quan của Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 đã thoả mãn,
với điều kiện Nghị định thư này không có hiệu lực trước ngày 1 tháng 2 năm
3 Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi
đi sau ngày Nghị định thư này có hiệu lực sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày gửi văn bản
4 Sau ngày có sửa đổi bổ sung cho Nghị định thư này được coi là đã được chấp nhận theo điều VI, thì bất kỳ văn bản nào về phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi đi đều được áp dụng theo Nghị định thư này đã sửa đổi
Trang 21(b) những sửa đổi cho các điều của Nghị định thư này và cho Phụ lục của nó phải được thông qua và có hiệu lực phù hợp với thủ tục áp dụng sửa đổi cho những điều của Công ước hoặc chương I của Phụ lục; và
(c) những sửa đổi của phụ chương của Phụ lục của Nghị định thư này
có thể được thông qua và có hiệu lực phù hợp với các thủ tục áp dụng những sửa đổi của Phụ lục Công ước không phải chương I
Điều VII
Huỷ bỏ
1 Nghị định thư này có thể bị huỷ bỏ bởi bất kỳ Thành viên nào vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian 5 năm kể từ ngày Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực đối với Thành viên đó
2 Việc huỷ bỏ phải được thực hiện bằng cách gửi văn bản huỷ bỏ cho Tổng thư ký của Tổ chức
3 Việc huỷ bỏ sẽ được thực hiện sau một năm hoặc sau một thời gian dài hơn nếu như thời hạn đó đã nêu trong văn bản, kể từ ngày Tổng thư ký của Tổ chức nhận được văn bản đó
4 Việc thành viên huỷ bỏ Công ước cũng coi như là thành viên đó huỷ bỏ Nghị định thư này Việc huỷ bỏ như thế sẽ có hiệu lực cùng ngày huỷ bỏ Công ước có hiệu lực theo điều XI mục (c) của Công ước
Điều VIII
Bảo quản
1 Nghị định thư này sẽ do Tổng thư ký Tổ chức bảo quản (sau đây gọi là
"người bảo quản")
2 Người bảo quản phải:
(a) thông báo cho tất cả các nước đã ký hoặc tán thành Nghị định thư này biết về:
(i) mỗi việc ký kết mới hoặc gửi văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành cùng ngày tháng của nó;
(ii) ngày bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư này;
(iii) việc gửi bất kỳ văn bản huỷ bỏ Nghị định thư này kèm theo ngày nhận được văn bản và ngày huỷ bỏ bắt đầu có hiệu lực;
Trang 22(b) gửi các bản sao được xác nhận của Nghị định thư này cho tất cả các quốc gia đã ký hoặc tán thành Nghị định thư này
3 Ngay khi Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực, người bảo quản phải gửi một bản sao chính thức đã được xác nhận cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký và công bố phù hợp điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc
Điều IX
Ngôn ngữ
Nghị định thư này được lập thành một bản chính bằng tiếng A Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, các bản này có giá trị như nhau Các bản dịch chính thức bằng tiếng Italia phải được chuẩn bị và bảo quản cùng với bản gốc đã được ký
THỰC HIỆN TẠI LUÂN ĐÔN ngày 11 tháng 11 năm 1988
XÁC NHẬN NHỮNG ĐIỀU NÊU TRÊN, những người ký tên dưới đây* được Chính phủ của mình uỷ quyền ký Nghị định thư này
*Không đưa các chữ ký vào văn bản này
Trang 23Văn bản hợp nhất của phụ lục Công ước SOLAS 1974
CHƯƠNG I Quy định chung
5 Thay thế tương đương 19
Phần B - Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
P88 6 Giám sát và kiểm tra 20
P88 7 Kiểm tra tàu khách 21
P88 8 Kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và các thiết bị khác của tàu hàng 22
P88 9 Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng 24
P88 10 Kiểm tra kết cấu, thiết bị động lực và trang thiết bị của tàu hàng 24
P88 11 Duy trì các trạng thái sau kiểm tra 26
P88 12 Cấp hoặc xác nhận các giấy chứng nhận 27
P88 13 Giấy chứng nhận do Chính phủ khác cấp hoặc xác nhận 28
P88 14 Thời hạn và hiệu lực của các giấy chứng nhận 28
P88 15 Mẫu các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị 31
P88 16 Tính sẵn sàng của các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị 31
17 Chấp nhận các giấy chứng nhận 31
18 Phụ bản của giấy chứng nhận 31
P88 19 Kiểm soát 32
20 Đặc quyền 32
Trang 24Phần C - Tai nạn
21 Tai nạn 33
Trang 25(b) Các cấp tàu trong từng chương sẽ được định nghĩa chính xác hơn và
phạm vi áp dụng cũng sẽ được nêu rõ trong từng chương đó
Quy định 2
Các định nghĩa
Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho Công ước này, trừ các trường hợp được quy định đặc biệt khác:
(a) Các quy định có nghĩa là các quy định được nêu trong phụ lục này của
Công ước này
(b) Chính quyền hàng hải có nghĩa là Chính phủ của quốc gia mà tàu mang
cờ
(c) Được duyệt có nghĩa là được Chính quyền hàng hải chấp nhận
(d) Chuyến đi quốc tế có nghĩa là một chuyến đi từ một nước có áp dụng
Công ước này đến một cảng ngoài nước đó, hoặc ngược lại
(e) Hành khách là những người trừ:
(i) Thuyền trưởng và thuyền viên hoặc những người khác được thuê
hoặc có công việc nào đó trên tàu có liên quan đến hoạt động của tàu, hoặc
(ii) Trẻ em dưới một tuổi
(f) Tàu khách là tàu chở trên 12 hành khách
(g) Tàu hàng là tàu không phải là tàu khách
(h) Tàu dầu là tàu hàng được đóng hoặc được trang bị để chở xô hàng lỏng
dễ bắt lửa
(i) Tàu đánh cá là tàu được dùng để đánh bắt cá, cá voi, hải cẩu, cá moóc
hoặc các nguồn hải sản khác
(j) Tàu hạt nhân là tàu được trang bị thiết bị động lực hoạt động bằng năng
lượng hạt nhân
Trang 26P88 (k) Tàu mới là tàu có sống chính được đặt hoặc đang ở giai đoạn đóng mới
tương tự vào hoặc sau ngày 25.05.1980
(l) Tàu hiện có là tàu không phải là tàu mới
(m) Một hải lý là 1.852 mét hoặc 6.080 ft
P88 (n) Ngày đến hạn là ngày và tháng hàng năm tương ứng với ngày hết hiệu
lực của giấy chứng nhận liên quan
Quy định 3
Các trường hợp ngoại lệ
(a) Các quy định này, trừ các trường hợp được quy định đặc biệt khác, không
áp dụng cho:
(1) Tàu chiến và tàu chở quân;
(2) Tàu hàng có tổng dung tích nhỏ hơn 500;
(3) Tàu có thiết bị đẩy không phải là thiết bị cơ giới;
(4) Tàu gỗ có kết cấu thô sơ;
(5) Tàu du lịch không hoạt động thương mại;
(6) Tàu cá
(b) Trừ trường hợp được quy định đặc biệt trong chương V, các quy định này
không được áp dụng cho các tàu chỉ hoạt động trên các hồ lớn ở Bắc Mỹ và trên sông St Lawrence lên qua phía đông của đường thẳng kẻ từ mũi Rosier cho đến mũi West Point đảo Anticosti và quá lên phía bắc từ đảo Anticosti đến kinh tuyến 63o
Quy định 4
Miễn giảm*
(a) Con tàu mà thông thường không thực hiện các chuyến đi quốc tế, nhưng
trong những hoàn cảnh đặc biệt cần thiết phải thực hiện một chuyến đi quốc tế, thì có thể được Chính quyền hàng hải miễn giảm cho không phải thực hiện một yêu cầu nào của Công ước này, với điều kiện là nó thoả mãn các yêu cầu về an toàn mà theo ý kiến của Chính quyền hàng hải thì những yêu cầu về an toàn đó
là đủ để thực hiện chuyến đi đó
* Tham khảo SLS.14/Circ.115 đã sửa đổi về việc cấp các giấy chứng nhận miễn giảm theo Công ước SOLAS 1974 và các bổ sung sửa đổi của nó
Trang 27(b) Chính quyền hàng hải có thể miễn giảm cho một con tàu nào đó, có các
nét đặc trưng của chủng loại mới, khỏi các yêu cầu của chương II-1, II-2, III và
IV của Công ước này, nếu việc áp dụng các yêu cầu đó gây trở ngại nghiêm trọng đến việc nghiên cứu phát triển nét đặc trưng này và cho việc hợp nhất chúng trong các con tàu thực hiện các chuyến đi quốc tế Tuy vậy, những tàu này vẫn phải thoả mãn các yêu cầu về an toàn mà theo ý kiến của Chính quyền hàng hải đó là đầy đủ để con tàu thực hiện đúng chức năng đã định trước của
nó và đảm bảo tính an toàn của con tàu và được Chính phủ của các nước mà con tàu sẽ ghé vào chấp nhận Chính quyền hàng hải đã cho phép các miễn giảm như vậy, phải thông báo cho Tổ chức biết cụ thể chi tiết về các lý do miễn giảm để Tổ chức thông báo cho các Chính phủ ký kết biết về các điều đó
Quy định 5
Thay thế tương đương
(a) Trong các trường hợp, khi các quy định này yêu cầu phải lắp đặt hoặc có
trên tàu một dụng cụ, vật liệu, thiết bị hay máy móc đặc biệt hoặc một kiểu nào
đó của chúng, hoặc yêu cầu phải tiến hành một biện pháp nào đó, thì Chính quyền hàng hải có thể thay thế vào đó những dụng cụ, vật liệu, thiết bị hoặc máy móc khác, hoặc một kiểu nào khác của chúng, hoặc tiến hành một biện pháp khác với điều kiện rằng Chính quyền hàng hải này phải bằng thử nghiệm tương ứng hoặc bằng một phương pháp nào khác tin tưởng được rằng các dụng cụ, vật liệu, thiết bị hoặc máy móc thay thế hoặc một kiểu thay thế của chúng hoặc biện pháp thay thế ít nhất phải có hiệu quả tương đương với những điều mà quy định này yêu cầu
(b) Bất cứ một Chính quyền hàng hải nào đã cho phép thay thế dụng cụ, vật
liệu, thiết bị hoặc máy móc hoặc kiểu tương đương, hoặc các biện pháp thay thế phải thông báo cho Tổ chức về các đặc tính của các vật thay thế đó cùng với báo cáo về các chi tiết cụ thể của sự thay thế đó cùng với báo cáo về các thử nghiệm đã được tiến hành và Tổ chức phải thông báo các đặc tính đó cho các Chính phủ ký kết khác để thông báo cho các quan chức của họ
Trang 28Phần B
Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận*
P88 Quy định 6
Giám sát và kiểm tra
(a) Việc giám sát và kiểm tra các tàu trong phạm vi thực hiện các yêu cầu
trong các quyềnịnh này và việc miễn giảm phải do các thanh tra viên của Chính quyền hàng hải thực hiện Tuy vậy, Chính quyền hàng hải có thể ủy nhiệm việc quyềnsát và kiểm tra đó cho các thanh tra viên được họ chỉ định để làm công việc này hoặc cho các tổ chức được họ công nhận
(b) Chính quyền hàng hải khi cử thanh tra viên hoặc công nhận những tổ
chức thực hiện việc giám sát và kiểm tra những nội dung đưa ra ở mục (a) phải trao quyền tối thiểu cho họ thực hiện các việc:
(i) Yêu cầu sửa chữa đối với tàu;
(ii) Thực hiện các đợt giám sát và kiểm tra theo yêu cầu của Chính
quyền cảng
Chính quyền hàng hải phải thông báo cho Tổ chức biết về trách nhiệm cụ thể
và quyền hạn đã uỷ quyền cho các thanh tra viên được chỉ định hoặc các Tổ chức được công nhận
(c) Khi thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận xác định
rằng trạng thái của con tàu hoặc trang thiết bị của nó về bản chất không phù hợp với các số liệu ghi trong giấy chứng nhận, hoặc tàu không đủ điều kiện đi biển vì có nguy hiểm cho tàu hoặc người trên tàu, thì ngay lập tức thanh tra viên hoặc tổ chức đó phải đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục đã được thực hiện và đồng thời phải thông báo cho Chính quyền hàng hải biết Nếu biện pháp khắc phục như vậy chưa được thực hiện thì phải thu hồi giấy chứng nhận
và báo ngay cho Chính quyền hàng hải biết, và nếu tàu đó đang đậu tại cảng của Thành viên khác thì cũng phải báo ngay cho Chính quyền cảng đó biết Sau khi người có trách nhiệm của Chính quyền hàng hải, thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận, đã thông báo cho Chính quyền cảng thì Chính phủ của nước có cảng đó phải tạo cho các quan chức của Chính quyền hàng hải, thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận nói trên sự giúp đỡ cần thiết để họ thực hiện được trách nhiệm của mình theo quy định này Nếu có thể áp dụng được, Chính phủ của nước có cảng phải đảm bảo rằng tàu
đó không được tiếp tục hành trình đến khi nó có thể ra biển hoặc rời cảng đó để đến xưởng sửa chữa thích hợp mà không có nguy hiểm đe dọa tàu hoặc người trên tàu
* Tham khảo “Thực hiện toàn cầu và thống nhất hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận (HSSC)” và “Hướng dẫn sửa đổi kiểm tra theo hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận” được Tổ chức thông qua bằng nghị quyết A.883(21) và A.948(23) tương ứng
Trang 29(d) Trong mọi trường hợp, Chính quyền hàng hải phải hoàn toàn đảm bảo
tính chất đầy đủ và tính hiệu quả của các đợt giám sát và kiểm tra và phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để thoả mãn nghĩa vụ này
P88 Quy định 7
Kiểm tra tàu khách*
(a) Tàu khách phải qua các đợt kiểm tra dưới đây:
(i) Kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào sử dụng;
(ii) Kiểm tra cấp mới mười hai tháng một lần, trừ trường hợp áp dụng
quy định 14(b), (e), (f) và (g);
(iii) Kiểm tra bổ sung khi cần thiết
(b) Các đợt kiểm tra nêu trên phải được tiến hành như sau:
(i) Kiểm tra trước khi đưa tàu vào sử dụng bao gồm kiểm tra toàn bộ kết cấu của tàu, các máy móc và trang thiết bị, kể cả phần ngoài của đáy tàu, kiểm tra bên ngoài và bên trong các nồi hơi Việc kiểm tra này phải đảm bảo rằng các trang thiết bị, vật liệu và kích thước các chi tiết kết cấu của tàu, nồi hơi, các bình chịu áp lực khác cùng các phụ tùng của chúng, các máy chính và máy phụ, thiết bị điện, thiết bị vô tuyến điện, kể cả các thiết bị được sử dụng trên các phương tiện cứu sinh, thiết bị phòng cháy, hệ thống và trang bị an toàn chống cháy, trang bị và phương tiện cứu sinh, thiết bị hàng hải, ấn phẩm hàng hải, phương tiện cho hoa tiêu lên tàu và các trang thiết bị khác thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu này và các yêu cầu của luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định do Chính quyền hàng hải ban hành đối với những hoạt động
dự định của tàu Việc kiểm tra này cũng phải đảm bảo rằng chất lượng chế tạo tất cả các phần của tàu và trang thiết bị của tàu là thoả mãn về mọi mặt, rằng con tàu được trang bị các đèn hiệu, vật hiệu, thiết bị âm hiệu và tín hiệu tai nạn phù hợp với các yêu cầu của Công ước này và của Quy tắc quốc tế về tránh va trên biển đang hiện hành
(ii) Kiểm tra cấp mới phải bao gồm kiểm tra kết cấu, nồi hơi và các
bình chịu áp lực khác, máy móc và thiết bị kể cả bên ngoài đáy tàu Việc kiểm tra này phải đảm bảo rằng tàu, liên quan đến kết cấu, nồi hơi, các bình chịu áp lực khác cùng các phụ tùng của chúng, các máy chính và máy phụ, thiết bị điện, thiết bị vô tuyến điện, kể cả các thiết bị được sử dụng trên các phương tiện cứu sinh, thiết bị phòng cháy, hệ thống và trang bị an toàn chống cháy,
* Tham khảo Nghị quyết A.794(19) về giám sát và kiểm tra tàu khách ro-ro và MSC/Circ.956, Hướng dẫn kiểm tra bất thường các tàu khách ro-ro bởi quốc gia tàu treo cờ
Trang 30trang bị và phương tiện cứu sinh, thiết bị hàng hải, ấn phẩm hàng hải, phương tiện cho hoa tiêu lên tàu và các trang thiết bị khác thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu này và các yêu cầu của luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định do Chính quyền hàng hải ban hành đối với những hoạt động tàu dự định Việc kiểm tra này cũng phải đảm bảo rằng chất lượng chế tạo tất cả các phần của tàu và trang thiết bị của tàu là thoả mãn về mọi mặt, rằng con tàu được trang bị các đèn hiệu, vật hiệu, thiết bị âm hiệu và tín hiệu tai nạn phù hợp với các yêu cầu của Công ước này và của Quy tắc quốc
tế về tránh va trên biển đang hiện hành
(iii) Kiểm tra bổ sung tổng thể hoặc từng phần, tuỳ theo từng trường
hợp, phải được thực hiện sau khi sửa chữa các khuyết tật được phát hiện qua các đợt kiểm tra được đưa ra ở quy định 11 của chương này hoặc khi đã tiến hành các đợt sửa chữa hoặc thay thế quan trọng Đợt kiểm tra này phải đảm bảo để tin tưởng rằng các sửa chữa hoặc thay thế cần thiết đã được tiến hành có chất lượng, rằng vật liệu và việc thực hiện các sửa chữa hoặc thay thế đó là thoả mãn về mọi mặt và rằng con tàu về mọi mặt là thoả mãn các yêu cầu của Công ước này, của Quy tắc tránh va trên biển đang hiện hành và của các luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định do Chính quyền hàng hải ban hành trên cơ sở của Công ước này
(c) (i) Các luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định đã được nói đến trong mục
(b) của quy định này, về mọi phương diện, phải đảm bảo rằng theo quan điểm về an toàn sinh mạng con người, con tàu phù hợp với công dụng thiết kế
(ii) Ngoài ra, các tài liệu nói trên phải nêu rõ các yêu cầu cần được tuân
thủ trong các đợt thử thuỷ lực lần đầu và tiếp theo hoặc các đợt thử thay thế khác được chấp nhận đối với các nồi hơi chính và phụ, các mối nối, các ống dẫn hơi, các bình chịu áp lực cao, và các két nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong Các tài liệu này phải bao gồm các quy trình thử phải được tuân thủ và khoảng thời gian giữa hai đợt thử liên tiếp
P88 Quy định 8
Kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và các thiết bị khác của tàu hàng
(a) Các trang thiết bị cứu sinh và trang bị khác của tàu hàng có tổng dung
tích từ 500 trở lên được nêu ở mục (b)(i) phải chịu các đợt kiểm tra được nêu dưới đây:
(i) đợt kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác;
Trang 31(ii) đợt kiểm tra cấp mới theo khoảng thời gian do Chính quyền hàng
hải quy định, nhưng không vượt quá 5 năm, trừ khi áp dụng các quy định 14(b), (e), (f) và (g);
(iii) đợt kiểm tra chu kỳ trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến
hạn hàng năm lần thứ hai hoặc trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm lần thứ ba của các Giấy chứng nhận An toàn Trang thiết bị Tàu hàng phải được thực hiện thay cho một trong những đợt kiểm tra hàng năm được nêu trong mục (a) (iv);
(iv) đợt kiểm tra hàng năm được thực hiện trong vòng 3 tháng trước
hoặc sau ngày đến hạn hàng năm của Giấy chứng nhận An toàn Trang thiết bị Tàu hàng;
(v) đợt kiểm tra bổ sung như đã được nêu đối với tàu khách trong quy
định 7(b)(iii)
(b) Những đợt kiểm tra nêu trong mục (a) phải được thực hiện như sau: (i) Kiểm tra lần đầu phải bao gồm kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn chống cháy và trang thiết bị của nó, các thiết bị và phương tiện cứu sinh trừ các trang bị vô tuyến điện, trang bị hàng hải trên tàu, phương tiện đưa hoa tiêu lên tàu và các trang thiết bị khác mà theo yêu cầu của chương II-1, II-2, III và V để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này, ở trạng thái thoả mãn
và phù hợp với công dụng thiết kế của tàu Các sơ đồ chống cháy,
ấn phẩm hàng hải, đèn hành trình, vật hiệu và các phương tiện tạo tín hiệu âm thanh và tín hiệu cấp cứu phải đưa vào nội dung kiểm tra nêu trên nhằm mục đích đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này và, nếu áp dụng, Quy tắc quốc
tế về tránh va trên biển hiện hành;*
(ii) kiểm tra cấp mới và chu kỳ phải bao gồm kiểm tra trang thiết bị
được nêu trong mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu tương ứng của các quy định này và Quy tắc quốc tế
về tránh va trên biển hiện hành về trạng thái của nó thoả mãn và phù hợp cho hoạt động dự định của tàu;
(iii) kiểm tra hàng năm phải bao gồm kiểm tra chung trang thiết bị được
nêu trong mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng vẫn được duy trì phù hợp với quy định 11(a) và chúng vẫn thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu
(c) Đợt kiểm tra chu kỳ và hàng năm nêu ở các mục (a)(iii) và (a)(iv) sẽ được
xác nhận trong giấy Giấy chứng nhận An toàn trang thiết bị tàu hàng
* Tham khảo danh mục trang thiết bị tàu hàng được duyệt (SLS.14/Circ.1)
Trang 32P88 Quy định 9
Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng
(a) Thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị dùng cho phương tiện cứu
sinh, của tàu hàng áp dụng theo chương III và IV, phải được kiểm tra như sau :
(i) đợt kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác;
(ii) đợt kiểm tra cấp mới theo khoảng thời gian do Chính quyền hàng
hải quy định, nhưng không vượt quá 5 năm, trừ khi áp dụng các quy định 14(b), (e), (f) và (g);
(iii) kiểm tra chu kỳ trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn
hàng năm của Giấy chứng nhận An toàn Vô tuyến điện Tàu hàng;
(iv) kiểm tra bổ sung đối với tàu khách như nêu ở quy định 7(b)(iii) (b) Các đợt kiểm tra nêu trong mục (a) phải được thực hiện như sau:
(i) kiểm tra lần đầu phải bao gồm kiểm tra toàn bộ thiết bị vô tuyến điện tàu hàng, gồm cả thiết bị dùng cho phương tiện cứu sinh, để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này;
(ii) kiểm tra cấp mới và chu kỳ phải bao gồm kiểm tra các thiết bị vô
tuyến điện của tàu hàng, gồm cả thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh, để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này
(c) Đợt kiểm tra chu kỳ nêu trong mục (a)(iii) phải được xác nhận trong Giấy
chứng nhận An toàn Vô tuyến điện Tàu hàng
P88 Quy định 10
Kiểm tra kết cấu, thiết bị động lực và trang thiết bị của tàu hàng
(a) Kết cấu, máy tàu và trang thiết bị (trừ những hạng mục trong phạm vi
Giấy chứng nhận An toàn Trang thiết bị Tàu hàng và Giấy chứng nhận An toàn Vô tuyến điện Tàu hàng đã được cấp) của tàu như được nêu trong mục (b)(i) phải được kiểm tra và giám sát như sau :
(i) kiểm tra lần đầu bao gồm kiểm tra bên ngoài đáy tàu, trước khi đưa tàu vào khai thác*;
(ii) kiểm tra cấp mới theo khoảng thời gian do Chính quyền hàng hải
quy định nhưng không quá 5 năm, trừ khi áp dụng quy định 14(b), (e), (f), và (g);
* Tham khảo thông tư liên quan tới kiểm tra bên ngoài đáy tàu (PSLS/2/Circ.5)
Trang 33(iii) kiểm tra trung gian trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn
hàng năm thứ hai hoặc trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm thứ ba của Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu Tàu hàng, thay cho một trong các lần kiểm tra hàng năm được nêu ở mục (a)(iv);
(iv) kiểm tra hàng năm trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn
hàng năm của Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu Tàu hàng;
(v) trong chu kỳ 5 năm ít nhất phải có 2 lần kiểm tra bên ngoài đáy tàu,
trừ khi áp dụng các quy định 14(e) hoặc (f) Nếu quy định 14(e) hoặc (f) áp dụng thì chu kỳ 5 năm có thể được kéo dài tới thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận này được gia hạn Trong tất cả các trường hợp khoảng cách giữa 2 lần kiểm tra như vậy không được vượt quá
đã được cấp Đối với tàu chở hàng lỏng, các đợt kiểm tra như vậy gồm cả việc kiểm tra buồng bơm hàng, hàng, dầu đốt, hệ thống ống thông gió và các phương tiện an toàn liên quan;
(ii) kiểm tra cấp mới phải bao gồm kiểm tra kết cấu, máy móc và trang
thiết bị của tàu như đã nêu trong mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của quy định này và thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu;
(iii) kiểm tra trung gian phải bao gồm kiểm tra kết cấu, nồi hơi và bình
chịu áp lực, máy móc và trang thiết bị, máy lái, các hệ thống điều khiển tàu liên quan, thiết bị điện để đảm bảo rằng chúng thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu Đối với tàu chở hàng lỏng, đợt kiểm tra này gồm cả kiểm tra buồng bơm hàng, hàng, dầu đốt và hệ thống ống thông gió cũng như các phương tiện an toàn liên quan khác, thử điện trở cách điện của thiết bị điện ở những vùng nguy hiểm;
Trang 34(iv) kiểm tra hàng năm phải bao gồm kiểm tra toàn bộ kết cấu, máy móc
và trang bị của tàu nêu ở mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng được duy trì phù hợp với các quy định 11(a) và chúng vẫn ở trạng thái thoả mãn cho cho hoạt động dự định của tàu;
(v) kiểm tra bên ngoài đáy tàu và kiểm tra các hạng mục liên quan
được thực hiện cùng một lúc phải đảm bảo rằng chúng vẫn thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu
(c) Kiểm tra trung gian, hàng năm và kiểm tra bên ngoài đáy tàu được nêu
trong mục (a)(iii), (a)(iv) và (a)(v) phải được xác nhận trong Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu Tàu hàng
P88 Quy định 11
Duy trì trạng thái sau kiểm tra
(a) Trạng thái của tàu và trang thiết bị của tàu phải được duy trì phù hợp với
các quy định của Công ước này để đảm bảo rằng con tàu về mọi mặt vẫn phù hợp để ra khơi mà không gây nguy hiểm cho tàu hoặc con người trên tàu
(b) Sau khi kết thúc bất kỳ đợt kiểm tra nào theo quy định 7, 8, 9 hoặc 10,
không được thực hiện bất cứ thay đổi nào về kết cấu, thiết bị động lực, trang thiết bị và các đối tượng khác nằm trong phạm vi của đợt kiểm tra nếu không được phép của Chính quyền hàng hải
(c) Bất cứ khi nào phát hiện thấy có sự cố đối với tàu hoặc khuyết tật làm ảnh
hưởng đến tính an toàn của tàu hoặc đến tính hiệu quả hoặc sự đồng bộ của các trang thiết bị cứu sinh của tàu hoặc các trang thiết bị khác thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải báo cáo cho Chính quyền hàng hải, thanh tra được chỉ định hoặc Tổ chức được công nhận có trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận
có liên quan vào dịp thuận tiện sớm nhất, những cơ quan này sẽ tiến hành điều tra để xác định xem có cần thiết phải thực hiện một đợt kiểm tra như các quy định 7, 8, 9 hoặc 10 yêu cầu hay không Nếu tàu đang ở tại cảng của một thành viên khác thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu cũng phải báo cáo ngay cho Chính quyền cảng đó biết và thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận phải thẩm tra lại để thấy rằng việc báo cáo như vậy đã được thực hiện
Trang 35P88 Quy định 12
Cấp hoặc xác nhận giấy chứng nhận*
(a) (i) Đối với tàu khách, sau khi kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới
tàu khách thoả mãn các yêu cầu của các chương II-1, II-2, III, IV và
V cũng như các yêu cầu bất kỳ có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn tàu khách cho tàu
(ii) Đối với tàu hàng, sau khi đã kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới
thoả mãn các yêu cầu tương ứng của chương II-1 và II-2 (trừ các yêu cầu có liên quan đến hệ thống và trang thiết bị an toàn chống cháy và sơ đồ chống cháy) cũng như các yêu cầu bất kỳ có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng cho tàu.+
(iii) Đối với tàu hàng, sau khi kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới
thoả mãn các yêu cầu có liên quan của chương II-1, II-2, III và V cũng như các yêu cầu khác có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng cho tàu +
(iv) Đối với tàu hàng, sau khi kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới
trang bị vô tuyến điện phù hợp với các yêu cầu của chương IV và các yêu cầu khác có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng
(v) (1) đối với tàu hàng, sau khi đã kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra
cấp mới thoả mãn các yêu cầu tương ứng của các chương
II-1, II-2, III, IV và V cũng như các yêu cầu bất kỳ có liên quan trong các quy định này, phải cấp một Giấy chứng nhận thay cho các giấy chứng nhận nêu ở các tiểu mục (a)(ii), (a)(iii) và (a)(iv), gọi là Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng;
(2) bất kỳ yêu cầu nào trong chương này áp dụng đối với các
Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu, Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng và Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng cũng phải được áp dụng đối với Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng nếu giấy chứng nhận này được sử dụng thay cho các giấy chứng nhận nêu trên
(vi) Giấy chứng nhận An toàn tàu khách, Giấy chứng nhận an toàn
trang thiết bị tàu hàng, Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng và Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng và nêu ở các tiểu mục (i), (iii), (iv) và (v) phải được bổ sung bằng Danh mục trang thiết bị
(vii) Khi được phép có sự miễn giảm cho một con tàu dựa trên cơ sở và
phù hợp với các yêu cầu của các quy định này, Giấy chứng nhận miễn giảm được cấp bổ sung cho các Giấy chứng nhận đã được nêu trong mục này
* Tham khảo nghị quyết A.791(19) về áp dụng Công ước quốc tế đo dung tích tàu biển,
1969, đối với tàu hiện có
+ Tham khảo thông tư về việc cấp các phụ bản cho giấy chứng nhận (PSLS.2/Circ.1)
Trang 36(viii) những giấy chứng nhận được nêu trong quy định này phải được
cấp hoặc xác nhận bởi Chính quyền hàng hải hoặc bởi người hoặc
tổ chức được Chính quyền hàng hải uỷ quyền Trong mọi trường hợp Chính quyền hàng hải đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các giấy chứng nhận này
(b) Sau ngày mà việc chấp nhận Công ước này của Chính phủ ký kết có hiệu
lực, Chính phủ ký kết đó không được cấp các giấy chứng nhận căn cứ và phù hợp các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1960, 1948, 1929
P88 Quy định 13
Giấy chứng nhận do Chính phủ khác cấp hoặc xác nhận
Theo yêu cầu của Chính quyền hàng hải, chính phủ ký kết có thể bắt tàu vào kiểm tra và nếu nhận thấy rằng các yêu cầu của quy định này được thoả mãn thì phải cấp hoặc uỷ quyền cấp giấy chứng nhận cho tàu đó, và nếu phù hợp, phải xác nhận hoặc uỷ quyền xác nhận vào các giấy chứng nhận trên tàu phù hợp với các yêu cầu của quy định này Bất cứ giấy chứng nhận nào được cấp như vậy cũng phải nêu được nội dung là nó đã được cấp theo yêu cầu của Chính phủ quốc gia mà tàu treo cờ, nó phải có hiệu lực và được công nhận tương tự như giấy chứng nhận được cấp theo quy định 12
P88 Quy định 14
Thời hạn và hiệu lực của các giấy chứng nhận
(a) Giấy chứng nhận An toàn tàu khách phải được cấp với thời hạn không
quá 12 tháng Giấy chứng nhận An toàn kết cấu tàu hàng, Giấy chứng nhận An toàn trang thiết bị tàu hàng và Giấy chứng nhận An toàn vô tuyến điện tàu hàng phải được cấp với thời hạn được Chính quyền hàng hải quy định nhưng không quá 5 năm Giấy chứng nhận Miễn giảm không được có hiệu lực dài hơn thời hạn của các giấy chứng nhận mà nó đi kèm
(b) (i) Bất kể các yêu cầu mục (a), khi kiểm tra cấp mới được hoàn thành
trong vòng 3 tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ, thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới đến:
(1) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ với ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ;
(2) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ;
(ii) khi đợt kiểm tra cấp mới được thực hiện sau ngày hết hạn của giấy
chứng nhận cũ thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới tới:
Trang 37(1) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ với ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ;
(2) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ;
(iii) khi đợt kiểm tra cấp mới được thực hiện ở khoảng thời gian trước 3
tháng so với ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ, thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới đến : (1) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới;
(2) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới
(c) Nếu một giấy chứng nhận, trừ Giấy chứng nhận an toàn tàu khách được
cấp với thời hạn ít hơn 5 năm, thì Chính quyền hàng hải có thể gia hạn thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận tới thời gian lớn nhất được nêu trong mục (a), với điều kiện kiểm tra nêu ở các quy định 8, 9, và 10 được thực hiện như đối với giấy chứng nhận được cấp với thời gian 5 năm
(d) Nếu đợt kiểm tra cấp mới được thực hiện và giấy chứng nhận mới không
thể được cấp hoặc đưa xuống tàu trước ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cũ, thì người hoặc tổ chức được Chính quyền hàng hải ủy quyền có thể nhậnnhận vào giấy chứng nhận cũ, những giấy chứng nhận như vậy sẽ được chấp nhận với thời gian hiệu lực thêm không quá 5 tháng kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ
(e) Nếu một tàu vào thời điểm các giấy chứng nhận hết hạn hiệu lực mà nó
không ở tại cảng có thể thực hiện kiểm tra, thì Chính quyền hàng hải có thể gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, nhưng việc gia hạn này chỉ nhằm mục đích
để tàu hoàn thành chuyến đi về cảng có thể thực hiện kiểm tra và chỉ trong những trường hợp khi việc gia hạn như vậy là đúng đắn và hợp lý Các giấy chứng nhận không được phép gia hạn quá 3 tháng, và tàu được gia hạn như vậy khi tới cảng thực hiện kiểm tra nó phải được kiểm tra ngay, không được phép tận dụng việc gia hạn này để rời cảng đó mà chưa có giấy chứng nhận mới Khi kiểm tra cấp mới được thực hiện thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực tới:
(i) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn;
(ii) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn
của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn
(f) Giấy chứng nhận được cấp cho tàu có chuyến đi quốc tế ngắn mà chưa được gia hạn theo các điều khoản nêu trên của quy định này, có thể được Chính quyền hàng hải gia hạn một tháng so với ngày hết hạn của giấy cũ Khi kiểm tra cấp mới được thực hiện, thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận mới sẽ tới:
Trang 38(i) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn;
(ii) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn
của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn
(g) Trong trường hợp đặc biệt do Chính quyền hàng hải xác định, giấy chứng
nhận mới không cần thiết lấy ngày hết hạn của giấy cũ làm chuẩn như yêu cầu
ở các mục (b)(ii), (e) hoặc (f) Trong những trường hợp đặc biệt này giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực đến:
(i) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc công việc kiểm tra cấp mới của tàu;
(ii) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc
công việc kiểm tra cấp mới của tàu
(h) Nếu đợt kiểm tra hàng năm, trung gian hoặc chu kỳ được thực hiện trước
thời gian quy định nêu trong các mục tương ứng thì:
(i) ngày đến hạn được nêu trong giấy chứng nhận liên quan sẽ được sửa đổi thành ngày xác nhận vào giấy chứng nhận và ngày đó không chậm quá 3 tháng so với ngày kết thúc kiểm tra;
(ii) đợt kiểm tra hàng năm, trung gian hoặc chu kỳ tiếp theo theo yêu
cầu theo quy định tương ứng sẽ được thực hiện theo khoảng thời gian đã định nêu trong những quy định này bằng cách áp dụng ngày đến hạn mới này;
(iii) ngày hết hạn của giấy chứng nhận có thể vẫn giữ nguyên miễn sao
các đợt kiểm tra hàng năm, trung gian hoặc chu kỳ, tương ứng, được thực hiện để khoảng thời gian lớn nhất giữa các đợt kiểm tra được nêu theo các quy định liên quan không vượt quá quy định
(i) Một giấy chứng nhận được cấp theo quy định 12 hoặc 13 sẽ mất hiệu lực trong bất kỳ các trường hợp nào dưới đây :
(i) nếu đợt kiểm tra và giám sát liên quan không được thực hiện trong khoảng thời gian đã nêu ở các quy định 7(a), 8(a), 9(a) và 10(a);
(ii) nếu giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với các quy
định này;
(iii) lúc tàu chuyển treo cờ quốc gia khác Giấy chứng nhận mới sẽ chỉ
được cấp khi Chính phủ của quốc gia cấp giấy chứng nhận này hoàn toàn thoả mãn rằng con tàu phù hợp với các yêu cầu của quy định 11(a) và (b) Trong trường hợp tàu chuyển cờ giữa các quốc gia thành viên, nếu được yêu cầu sau khi chuyển cờ trong vòng 3 tháng Chính phủ của thành viên mà tàu treo cờ trước đây phải chuyển càng sớm càng tốt cho Chính quyền hàng hải bản sao các giấy chứng nhận có trên tàu trước lúc đổi cờ và các biên bản kiểm tra tương ứng nếu có
Trang 39P88 Quy định 15
Mẫu giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị
Các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị phải được biên soạn theo mẫu tương ứng nêu ở phụ chương của Phụ lục Công ước này Nếu ngôn ngữ sử dụng không phải tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, thì nội dung mẫu phải gồm cả phần dịch ra một trong hai ngôn ngữ này.*
P88 Quy định 16
Tính sẵn sàng của các giấy chứng nhận
Các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị được cấp theo các quy định
12, 13 phải sẵn sàng trên tàu cho việc kiểm tra vào mọi thời gian
Quy định 17
Chấp nhận các giấy chứng nhận
Các giấy chứng nhận được cấp theo quyền hạn của một Chính phủ ký kết phải được các Chính phủ ký kết khác chấp nhận đối với tất cả các mục đích mà Công ước đã đề cập đến Chúng phải được các Chính phủ ký kết khác coi là có hiệu lực tương đương như các giấy chứng nhận mà chính họ cấp
Quy định 18
Phụ bản của giấy chứng nhận
(a) Nếu trong thời gian một chuyến đi cá biệt, con tàu chở ít hơn tổng số
người nêu trong Giấy chứng nhận an toàn tàu khách và do đó theo các điều khoản của các quy định này, có quyền dùng số lượng xuồng cứu sinh và các trang thiết bị cứu sinh ít hơn số lượng nêu trong giấy chứng nhận đó thì Chính phủ, hoặc cá nhân hoặc tổ chức nêu trong quy định 12 hoặc 13 của chương này có thể cấp phụ bản cho giấy chứng nhận đó
(b) Phụ bản này phải nêu được rằng trong các hoàn cảnh đó không có sự vi
phạm các điều khoản của Công ước này Nó phải được đính kèm theo giấy chứng nhận và phải thay thế cho giấy chứng nhận về phần các phương tiện cứu sinh Nó chỉ có hiệu lực cho một chuyến đi cá biệt mà nó được cấp
* Tham khảo nghị quyết A.561(14) về biên dịch nội dung của giấy chứng nhận
Trang 40P88 Quy định 19
Kiểm soát *
(a) Mỗi tàu khi ở tại cảng của một thành viên khác phải chịu sự kiểm soát của
các thanh tra viên được Chính phủ của quốc gia thành viên đó uỷ quyền hoàn toàn tới chừng mực là việc kiểm soát này nhằm xác định rằng các giấy chứng nhận được cấp theo quy định 12 hoặc quy định 13 của chương này là vẫn đang còn hiệu lực
(b) Các giấy chứng nhận như vậy, nếu đang còn hiệu lực phải được chấp
nhận trừ khi có những cơ sở rõ ràng để tin rằng, trạng thái của con tàu hoặc trang thiết bị trên tàu về cơ bản là không phù hợp với các số liệu của bất kỳ một giấy chứng nhận nào, hoặc tàu và trang thiết bị của nó không thỏa mãn các quy giấy 11(a) và (b) của chương này
(c) Trong các trường hợp nêu trong mục (b) hoặc khi một giấy chứng nhận
hết hạn hoặc mất hiệu lực, thì người làm công tác kiểm tra phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng con tàu đó không được tiếp tục hành trình cho đến khi nó có thể ra khơi hoặc rời cảng đó để đi đến xưởng sửa chữa thích hợp mà không gây nguy hiểm cho tàu hoặc người trên tàu
(d) Trong trường hợp việc kiểm tra này cần đến bất kỳ một sự can thiệp nào,
thì người thực hiện việc kiểm tra phải thông báo ngay lập tức bằng văn bản cho Tổng lãnh sự hoặc trong trường hợp không có Tổng lãnh sự, cho đại diện ngoại giao gần nhất của nước mà tàu đang cờ mang về tất cả những hoàn cảnh cần đến sự can thiệp Ngoài ra cũng phải thông báo cho các thanh tra viên được chỉ định hoặc các tổ chức được công nhận có trách nhiệm cấp các giấy chứng nhận biết Những vấn đề thực tế có liên quan đến sự can thiệp phải được báo cáo cho Tổ chức
(e) Chính quyền cảng có liên quan phải thông báo tất cả những tin tức liên
quan về con tàu cho Chính quyền cảng tiếp theo mà tàu sẽ ghé vào, ngoài việc thông báo cho các bên như đã nêu trong mục (d) của quy định này, nếu họ không có khả năng áp dụng các biện pháp như đã quy định trong các mục (c)
và (d) của quy định này hoặc nếu tàu đó đã được phép đi đến cảng tiếp theo
(f) Khi tiến hành kiểm tra theo quy định này, phải thực hiện mọi sự cố gắng
có thể được để tránh cho tàu khỏi bị giữ lại một cách không đúng hoặc chậm trễ Nếu tàu, do có kiểm tra như trên, bị giữ hoặc bị chậm trễ không chính đáng, thì tàu có quyền đòi hỏi bồi thường những tổn thất và mất mát mà nó phải chịu