1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx

82 695 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 883,52 KB

Nội dung

Xét theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất , kinh doanh mà ở đó người ta kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau có sự quan tâm giá cả của các yếu tố do cá

Trang 2

Phần I: Tổng quan

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp [1]

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp:

a Xét theo quan điểm luật pháp:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có con dấu , có tài sản , có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập , tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các

loại luật và chính sách thuế

b Xét theo quan điểm chức năng:

Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất , kinh doanh mà ở đó người ta kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau ( có sự quan tâm giá cả của các yếu tố ) do các nhân viên của công

ty thực hiện nhằm bán ra thị trường các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm và giá thành của sản phẩm đó

c Xét theo quan điểm phát triển :

Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra của cải Nó sinh ra và phát triển có những thất bại , có những thành công , có lúc vượt qua được những thời kì nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất , đôi khi doanh nghiệp bị tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được

d Xét theo quan điểm hệ thống :

Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức , có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu Các bộ phận tập hợp trong cùng một doanh nghiệp bao gồm bốn phân hệ sau:

Trang 3

Luật Doanh nghiệp (1/2000) quy định: " Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên

riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh"

Tóm lại doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra các của cải vật chất hoặc các dịch vụ dùng để bán , doanh nghiệp được khái quát như sau:

Hình 1.1 : Sơ đồ chức năng của doanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm chung của doanh nghiệp, mục tiêu, quá trình hoạt động

Nơi hợp tác hoặc

xử lý xung đột giữa các thành viên của doanh nghiệp (những người ăn lương

và các nhà lãnh đạo)

Nơi thực hiện quyền lực chủ doanh nghiệp quyết định các cán bộ truyền đạt tới nhân viên thực hiện

Tăng

trưởng

Giai

Giai đoạn ra nhập thị trường

Trang 4

H×nh1.2 : Chu k× ph¸t triÓn cña mét doanh nghiÖp

Hình 1.3: Sơ đồ đặc điểm chung của doanh nghiệp

b).Mục tiêu của Doanh nghiệp

- Mục tiêu lợi nhuận:

Doanh nghiệp cần có lợi nhuận để bù lại chi phí sản xuất, những rủi ro gặp phải và để tiếp tục phát triển Nếu không có lợi nhuận doanh nghiệp không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm ăn lâu dài của họ ,cũng như không thể cung cấp lâu dài hàng hoá , dịch vụ cho khách hàng và cộng đồng

- Mục tiêu cung ứng :

Doanh nghiệp phải cung ứng hàng hoá hay dịch vụ cho khách hàng thì mới có thể thu được lợi nhuận.Vì vậy mục tiêu này còn là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội và nhờ thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển

- Mục tiêu phát triển:

Để tồn tại và không ngừng lớn mạnh doanh nghiệp cần phải chú trọng tới mục tiêu phát

triển.Doanh nghiệp “sống” là doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh hay nói cách khác là không ngừng phát triển Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải đầu tư vốn mở rộng thị

trường , mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh

- Trách nhiệm đối với xã hội :

Tổ hợp các nhân tố sản xuất

Là nơi phân chia lợi nhuận

Trang 5

Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của công chúng (bao gồm các khách hàng, các nhà cung ứng các người làm công trong doanh nghiệp …), có trách nhiệm tuân theo qui định

của pháp luật và bảo vệ môi trường xung quanh

c).Quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:

Là quá trình bao gồm từ việc đầu tiên là nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường và hàng hoá dịch vụ đến khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và cuối cùng là việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá và thu tiền về cho doanh nghiệp.Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

- Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường

- Tổ chức hợp lý và hiệu quả việc sản xuất mua bán hàng hoá đã chọn theo nhu cầu thị trường

- Tổ chức tốt việc bán hàng và thu tiền về cho doanh nghiệp để hoàn thành quá trình kinh doanh và chuẩn bị cho quá trình kinh doanh tiếp theo

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: Là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu khảo sát,

nghiên cứu nhu cầu thị trường đến lúc bán xong hàng hoá và thu tiền về cho doanh nghiệp hay

đó là khoảng thời gian để thực hiện một quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp

Các doanh nghiệp được phân loại theo nhiều loại hình khác nhau:

Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp :

Theo tiêu thức này doanh nghiệp được phân thành các loại sau

-Doanh nghiệp nhà nước:

Là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn Nhà nước- người đại diện cho toàn dân- tổ chức thực hiện chức năng quản lý trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập

Trang 6

- Doanh nghiệp tư nhân:

Theo hình thức doanh nghiệp này thì vốn đầu tư do một cá nhân bỏ ra Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu tư nhân Người quản lý doanh nghiệp do chủ sở hữu doanh nghiệp đảm nhận hoặc có thể thuê người khác, tuy nhiên người chủ sở hữu doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm toàn bộ các phạm vi trên các mặt hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật

Theo hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp như sau:

Hình 1.4: Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo qui hình thức sở hữu ở Việt Nam

Căn cứ vào qui mô của doanh nghiệp:

Theo quy mô của doanh nghiệp được chia làm ba loại :

- Doanh nghiệp quy mô lớn

- Doanh nghiệp quy mô vừa

C¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp

Doanh

nghiÖp

nhµ n-íc

Doanh nghiÖp t- nh©n

C«ng ty TNHH

C«ng ty

Cæ phÇn

C«ng ty XNLD víi n-íc ngoµi

Doanh nghiệp trong khu chế xuất

C¸c lo¹i h×nh kh¸c

Trang 7

- Doanh nghiệp quy mô nhỏ

Để phân biệt các doanh nghiệp theo qui mô trên , hầu hết ở các nước người ta dựa vào tiêu chuẩn nhu:

- Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Số lượng lao động trong doanh ngiệp

- Doanh thu của doanh nghiệp

- Lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp

Trong đó tiêu chuẩn về tổng số vốn và số lượng lao động được chú trọng nhiều hơn , còn doanh thu và lợi nhận được dùng để kết hợp phân loại Tuy nhiên khi lượng hoá những tiêu chuẩn nói trên thì tuỳ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốc gia , tuỳ thuộc vào ngành cụ thể , ở các thời kỳ khác nhau mà số lượng được lượng hoá theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia là không giống nhau

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Văn bản số 691/CP-KCN ngày

Doanh nghiÖp qui m«

lín

Doanh nghiệp qui mô vừa

Doanh nghiÖp qui m«

nhá

Trang 8

Hình 1.5: Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo qui mô ở Việt Nam

1.2 Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam[13,14]

+ Thị trường dược phẩm Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng điều này được thể hiện

qua:

Nhu cầu thuốc ở Việt Nam hiện nay vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng do

- Mức sống của người dân tăng nên chi phí cho chăm sóc sức khoẻ cũng tăng theo

- Nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe của dân chúng đòi hỏi ngày càng cao

- Nhà nước có nhiều chính sách y tế hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Mô hình bệnh tật của Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp

- Các ca bệnh cần phải có sự can thiệp y tế ngày càng tăng

Tiền thuốc bình quân đầu người liên tuc tăng qua các năm, từ 0,3 USD /người vào năm 1990 dến 7,6 USD / người vào năm 2003 và lên tới 8,4 USD / người vào năm 2004 Theo dự đoán của các chuyên gia thì vào năm 2010 tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam có thể lên tới 10USD / người

Trang 9

Bảng 1.1 :Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm

Năm Tiền thuốc bình quân đầu

người/ năm (USD)

% tốc độ tăng trưởng ( Nhịp định gốc )

5.2 5.5 5 5.4

6 6.7

7.6 8.4

0 2 4 6 8 10

Trang 10

Đối với thị trường dược phẩm Việt Nam thì nguồn thuốc cơ bản đó là sản xuất trong nước và nhập khẩu Nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân ngày càng tăng , thị trường dược phẩm Việt nam liên tục tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 14%) do vậy nguồn cung ứng thuốc cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện

Số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường ngày càng tăng Đến ngày 31/12/2004 toàn quốc có hơn 700 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối thuốc, trong đó bao gồm :50 doanh nghiệp nhà nước, 79 doanh nghiệp cổ phần, 680 công ty cổ phần,công ty

TNHH và doanh nghiệp tư nhân 11.500 đại lý bán lẻ và 256 công ty nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam

Song song với việc gia tăng các loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm thì số lượng các thuốc được cấp số đăng ký và lưu hành tại Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng

Bảng1.2 : Số lượng các doanh nghiệp dược qua 4 năm (2000-2004)

Trang 11

Thuốc trong

nước

1510 thuốc

1370 thuốc

1227 thuốc

1552 thuốc

1673 thuốc

789 thuốc 828 thuốc 4.826

Tổng SĐK 2279

thuốc

2628 thuốc

2409 thuốc

2341 thuốc

2501 thuốc

12181

+ Thị trường dược phẩm Việt Nam mang tính nhỏ lẻ manh mún

Sự tăng trưởng của các thành phần doanh nghiệp tham gia thị trường thuốc về cả số lượng và chủng loại (Bảng 1.2) đã làm đa dạng hoá hệ thống kinh doanh và cung ứng thuốc ở Việt Nam Đến ngày 31/12/2004 toàn quốc có hơn 700 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối thuốc, trong đó bao gồm :50 doanh nghiệp nhà nước, 79 doanh nghiệp cổ phần, 680 công

ty cổ phần,công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân 11.500 đại lý bán lẻ và 256 công ty nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam Mỗi doanh nghiệp tham gia thị trường đều

cố gắng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của doanh nghiệp mình và điều này đã làm cho thị trường bị chia cắt xé nhỏ.Chưa có những tập đoàn dược phẩm lớn đủ sức tập hợp và chia sẻ thị trường một cách chủ động theo vị thế và xu hướng chung của thế giới

+ Thị trường dược phẩm Việt Nam tương đối phong phú về số lượng hoạt chất và số

thuốc được ĐKKD

Bảng 1.4 : Số hoạt chất và tỷ lệ SĐK/ HC qua 4 năm (2000-2004)

Trang 12

Qua Bảng 1.4 một hoạt chất có thể có rất nhiều các biệt dược khác nhau nên với mỗi biệt

dược có thể có rất nhiều các sản phẩm khác có thể thay thế ví dụ: Hoạt chất Paracetamol trên

thị trường đã xuất hiện hơn 419 biệt dược(Nguồn : Cục quản lý dược Việt Nam) Chính những

điều này là các nhân tố gây ra sự mất ổn định của thị trường thuốc

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc[13,14]

1.2.2.1 Yếu tố môi trường vĩ mô

+ Yếu tố nhân khẩu và môi trường

Dân số Việt Nam không ngừng phát triển kéo theo mật độ dân số tăng tạo nên thị trường tiêu thụ lớn Tuổi thọ của người dân ngày một cao tầng lớp người già cũng tăng lên và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng lớn

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất khắc nghiệt , nhiều thiên tai bệnh dịch và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu thuốc của người dân

+ Yếu tố kinh tế

Kể từ khi chuyển sang nền kinh vận động theo tế thị trường Kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam >7% GDP của người dan cũng tăng cao, giảm tỷ lệ thất nghiệp , đói nghèo Sự phát triển kinh tế đã mang lại nhiều tác động tích cực cho thị trường thuốc Người dân không chỉ quan tâm đến ăn mặc mà còn

Trang 13

chú trọng bồi bổ cơ thể bằng các loại thuốc bổ, vitamin và có khả năng điều trị những căn bệnh hiểm nghèo bằng các loại thuốc đắt tiền

+ Yếu tố chính trị

Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định , có môi trường kinh doanh được đánh giá là

an toàn vào bậc nhất khu vực.Hiện nay Việt Nam không ngừng tích cực mở của hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới Những tiền đề chính trị này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế , khoa học công nghệ và trong đó cũng có ngành dược

+ Yếu tố văn hoá xã hội

Trong thời kỳ đổi mới , nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh và phát triển như: Nghiện hút , mại dâm , bạo lực xã hội , tai nan giao thông…Những vấn đề này tác động rất lớn tới sức khoẻ của nhân dân và tạo ra những nhu cầu mới cho thị trường thuốc

+ Yếu tố chính trị luật pháp

Việt Nam là nước có môi trường chính trị ổn định nhất khu vực trong 10 năm gần đây Nhờ vậy kinh tế xã hội có nền tảng để phát triển tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của thị trường nói chung và thị trường dược phẩm nói riêng

1.2.2.2 Các yếu tố đặc trưng của ngành y tế

+ Mô hình bệnh tật Việt Nam

Đất nước Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khí hậu diễn biến phức tạp nên tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao bên cạnh đó các bệnh cấp tính , mãn tính cũng xuất hiện với tần xuất lớn

Việt Nam là một nước nghèo nên có mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển Các bệnh xuất hiện với tần xuất lớn là: Bệnh nhiễm khuẩn , nhiễm trùng , bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hoá , các ca ngộ độc…

Nước Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá các, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh nên có sụ gia tăng các bệnh: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường,ung thư, tai nạn giao

Trang 14

thông đồng thời các bệnh xã hội ví dụ như : bệnh AIDS , lậu , giang mai …,tăng cao Các yếu

tố trên đã tạo nên mô hình bệnh tật cũng rât đa dạng và phức tạp

Bảng 1.5: Các loại bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam năm 2003

(Đơn vị tính trên 100.000 dân)

4 ỉa chảy , viêm dạ dày , ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 216

10 Đục thuỷ tinh thể và tổn thương thuỷ tinh thể 88

(Nguồn :Cục quản lý dược Việt Nam)

+ Yếu tố kinh tế Y tế

Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên nên chi phí cho chăm sóc sức khoẻ cũng tăng theo.Nhưng mặt trái cuả nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng lớn tới thị trường thuốc.Do mục tiêu lợi nhuận nhiều loại thuốc được đội giá cao để thu được siêu lợi nhuận, nhiều công ty lợi dụng chính sách độc quyền để chi phối thị trường …Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu chăm sóc , bảo vệ sức khoẻ của người dân

Trang 15

+ Yếu tố thầy thuốc :

Khách hàng mục tiêu của Marketing dược bao gồm bác sỹ, dược sỹ và các người tư vấn cho công tác CSSK cho nhân dân còn bệnh nhân là người dùng cuối cùng Do vậy xét về mặt trái của kinh tế thị trường người thầy thuốc có thể dựa vào đơn thuốc và phương pháp điều trị để kiếm lời bất chính Điều này ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của bệnh nhân và cũng đang là vấn

đề đau đầu của các nhà quản lý

+ Hệ thống các văn bản pháp quy ngành y tế ảnh hưởng đến thị trường thuốc

Giai đoan từ năm 1991 đến nay là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, có rất nhiều những quan hệ mới phát sinh trên mọi lĩnh vực trong đó có ngành Dược Để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh ngành Y-Dược đã thường xuyên bổ xung, sửa đổi hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực khám chữa bệnh , sản xuất kinh doanh dược phẩm và công tác xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc.Hệ thống văn bản pháp quy được ban hành đảm bảo hiệu lực pháp lý và thực tiễn làm cơ sở giúp cho công tác quản lý nhà nước và công tác kiểm tra khi làm việc tại cơ sở Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những hạn chế , một số văn bản pháp qui cần sửa đổi để tính khả thi cao và phù hợp với tình hình mới như quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, các chính sách bình ổn giá thuốc…Các văn bản pháp quy đã có ý thức xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế mặc dù thực tế chưa thực hiện được điều này như việc XNK chỉ qui về một mối …

Nhận xét: Qua viêc phân tích thị trường cho thấy thị trường dượcphẩm có khả năng tăng

trưởng mạnh do vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm

1.3 Tổng quan về một số phương pháp phân tích quản trị học hiện đại

1.3.1 Phương pháp phân tích SWOT

Là phương pháp đánh giá các dữ liệu bên trong và bên ngoài nhằm lập kế hoạch kinh doanh,

hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp (Xây dựng chiến lược , đánh giá đối thủ phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường ,thị phần…).SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strength, Weakness, Opportunities , Threats

Trang 16

1 Phân tích các cơ hội chính

2 Phân tích các mối đe doạ chủ yếu

3 Phân tích các điểm mạnh chủ yếu

4 Phân tích những điểm yếu

5 Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược thích hợp,phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

6 Kết hợp những điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài đề xuất phương án hạn chế điểm yếu

1.3.2 Phương pháp phân tích SMART[23]

Trang 17

Là phương pháp dùng để phân tích các mục tiêu hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.Phương pháp SMART được tiến hành sau khi phân tich SWOT tức là sau khi đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, đe doạ, cơ hội

SMART là các chữ viết tắt của các từ:

- S(Specific):Chiến lược phải cụ thể, chi tiết

- M(Measurable):Phải đo lường được và đánh giá được

- A(Ambitious)Mục đích đạt được

- R(Realiable):Tính khả thi của chiến lược

- T(Timely):Thời gian cụ thể để thực hiện chiến lược

1.3.3 Phương pháp phân tích 3C

Đó là phân tích công ty của mình (Company) ,phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitor) và khách hàng (Custome) phương pháp 3C thường được tiến hành cùng với phương pháp SWOT

, SMART , 7 S , PEST

Trang 18

Hình 1.7 : Mô hình phân tích 3C 1.3.4 Phương pháp 7S[29]

Sử dụng phân tích khung chuẩn 7S (strategy, Structure, System , Staff,Style , Skill, Shôting Mark) các yếu tố chiến lược trong quá trình quản trị của Mc kinsney

Trong 7 yếu tố kể trên, 3 yếu tố đầu (chiến lược, cơ cấu, chế độ) được gọi là 3 chữ S “cứng”, bởi vì đó là những cái rõ ràng, tồn tại trên thực tế Còn 4 yếu tố sau là 4 chữ S “mềm” Bảy yếu tố đó ảnh hưởng lẫn nhau, cùng phát huy tác dụng Nếu một phương pháp quản lý thiếu một trong 7 yếu tố đó thì nó không thể phát huy đầy đủ tiềm lực bên trong của xí nghiệp và không phải là một phương pháp quản lý hoàn thiện

Doanh nghiÖp

Khách

hàng

Đối thủ cạnh tranh

Các chính sách

Marketing

S.W.O.T ( 4M.I.T) 7S, SMART

Xác định ngành nghề kinh doanh

Các quyết sách

Trang 19

Hình 1.8: Khung chuẩn 7S của Mc kinsey 1.4 Hệ thống các văn bản pháp quy, pháp luật liên quan đến khởi sự một doanh nghiệp Dược.[]

1.5.1 Một số văn bản của chính phủ ban hành về hướng dẫn ĐKKD

+ Luật doanh nghiệp

+ Luật doanh nghiệp sửa đổi

+ Nghị định 30/2000/NĐ-CP V/v bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh

+ Nghị định 59/2002 Cp- v/v bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh và thay thế một số giấy phép

Structure

Shootingmark ( Môc tiªu )

Systems (C¸c

hÖ thèng )

Style (Phong c¸ch )

Staff đội ngũ nhân viên

Strategy

(Chiến lược)

Skill (C¸c kü

n¨ng)

Trang 20

+Nghị định 03/2000/NĐ -CP ban hành 3/3/2000 hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp

+Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh

+ Nghị định 08/2001/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh trật tự với một số ngành , nghề kinh doanh có điều kiện

1.4.2 Các văn bản chính yếu của các bộ ngành có liên quan

+ Quyết định 1361/2000 –BTM công bố danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện , giấyphép kinh doanh trong hoạt động thương mại

+ Quyết định 83/2000 – BTC ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép đăng kí kinh doanh

+ Quyết định 19/2000 –TTg V/v bãi bỏ các giấy phép trái với qui định của luật doanh nghiệp

+Thông tư 08/2001/TT-BKH hướng dãn trình tự thủ tục ĐKKD theo quy định tại nghị định 02/2000/NĐ-CP

+Thông tư liên tịch 07/2001/TTLT-BKH hướng dẫn ngành nghề kinh doanh áp dụng trong ĐKKD

1.4.3 Một số văn bản chính yếu của bộ y tế quy định về hành về hành nghề kinh doanh dược phẩm

+ Thông tư 02/2000/TT/BYT hướng dẫn kinh doanh thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho người

+ Thông tư 01/2001/TT/BYT Xét cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm

+ Thông tư 06/2001/TT/BYT hướng dẫn việc xuất , nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, trong thời kỳ 2000- 2005

+ Thông tư 18/2001/TT-BYT Sửa đổi điều 5 , điều 7 thông tư 1/2001/TT/BYT

của Bộ trưởng bộ y tế hướng dẫn việc xét cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm

+ Thông tư 10/2002 /TT-BYT hướng dẫn điều kiện hành nghề dược

Trang 21

Phần II:Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Các hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến khởi sự doanh nghiệp

- Các quy chế chuyên môn về lĩnh vực hoạt động kinh doanh dược phẩm và pháp lệnh hành nghề dược tư nhân của bộ y tế

- Các tài liệu, giáo trình liên quan đến khởi sự doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Thị trường Dược phẩm Việt Nam : Phân tích đặc điểm thị trường dược phẩm và các nhân tố ảnh hưởng bao gồm khả năng tăng trưởng và phát triển ,nhu cầu thuốc , các đối thủ cạnh tranh , mô hình bệnh tật…

2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu hồi cứu

Phương pháp nghiên cứu hồi cứu được sử dụng trong đề tài để hồi cứu các số liệu về thị trường dược phẩm như số lượng các đối thủ cạnh tranh , sự tăng trưởng của thị trường ,nhu cầu thuốc của người bệnh, mô hình bệnh tật , sự biến động về giá cả của các sản phẩm …từ các báo cáo tổng kết công tác dược , các niên giám thống kê y tế các tài liêu, báo cáo có liên quan, các bài báo , tạp chí chuyên ngành…

Từ kết quả hồi cứu và các phương pháp nghiên cứ khác chủ DN có thể nắm bắt phần nào đó

về thị trường và từ đó có thể ra các quyết định kinh doanh

Trang 22

Hình 2.9 : Phương pháp nghiên cứu hồi cứu

Phương pháp phân tích SWOT đã được nói ở mục 1.4

Trong đề tài đối tượng của phương pháp phân tích SWOT là doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…với mục đích đánh giá điểm mạnh , điểm yếu và xác định các cơ hội , nguy

cơ có thể xảy ra để từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

§èi t-îng nghiªn cøu

Các số liệu về: thị trường dược phẩm , các đối thủ cạnh tranh , mô hình bệnh tật, tình hình

sử dung thuốc

Phương tiện nghiên cứu

C¸c b¸o c¸o c«ng t¸c d-îc

Niên giám thống kê y tế

C¸c tµi liÖu ,b¸o cáo có

Phân tích hồi cứu

Sự tăng trưởng về cung, cầu , mối quan

Trang 23

Ma trân SWOT

Threat

Xỏc định cỏc cơ hội kinh doanh và đề ra cỏc chiến lược kinh doanh

Phõn tớch mụi trường nội bộ

Phõn tớch Môi tr-ờng kinh doanh

Phõn tớch SWOT 4M - PETS

Khách

hàng

Doanh nghiệp

đối thủ cạnh tranh

Trang 24

Hỡnh 2.10: Phương phỏp phõn tớch SWOT

Là phương phỏp dựng để kiểm tra tớnh đỳng đắn , khả thi của chiến lược theo cỏc tiờu chớ hỡnh 2.10

Mức độ cụ thể

Các mục tiêu của

doanh nghiệp

Phõn tớch mụi trường

hoạt động của doanh

nghiệp

Cỏc phương ỏn chiến

lược

Tổ chức thực hiện

Kiểm tra & đánh giá

Đối t-ợng kiểm tra

Tiêu chuẩn kiểm tra

Trang 25

Xác định ngành nghề kinh doanh, ra Phân tích

khách hàng

Phân tích nguồn lực

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiÖp

Khách hàng

Đối thủ cạnh tranh

Các chính sách Marketing

S.W.O.T ( 4M.I.T) 7S, SMART

Xác định ngành nghề kinh doanh

Các quyết sách

Trang 26

- Tổng quan về doanh nghiệp

- Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam

- Tổng quan về một số phương pháp phân

tích quản trị học hiện đại

- Hệ thống các văn bản pháp quy về doanh

nghiệp

- Hệ thống các văn bản pháp quy quy định

hành nghề kinh doanh dược phẩm

Đối tượng nghiên cứu

-Thị trường Dược phẩm Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng

-Hệ thống các văn bản pháp quy về khởi sự doanh nghiệp

-Các quy chế của pháp chế hành nghề dược

Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp hồi cứu

-Phương pháp mô tả , phương pháp phân tich nhân tố

-Một số phương pháp phân tích của quản trị học hiện đại:PP phân tích SMART, PP phân tích

SWOT , PP phân tích 3C, 7S

Nội dung đề tài

- Phân tích môi trường kinh

doanh của doanh nghiệp để tìm

kiếm cơ hội kinh doanh

- Xác định sứ mệnh kinh doanh cña doanh

Marketing, chiến lược thâm nhập

Thiết kế nghiên cứu

Trang 27

Phần III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Đi tìm các lý thuyết của quản trị học, của các luật doanh nghiệp và các tài liệu

hướng dẫn khởi sự doanh nghiệp đề tài xác định các bước khởi sự cho một doanh

nghiệp như sau

3.1 Các bước tiến hành khởi sự doanh nghiệp

Theo lý thuyết quản trị doanh nghiệp đã học, có thể sắp xếp một quá trình tư duy

chuẩn bị cho việc khởi sự doanh nghiệp theo các bước sau:

Hình 3.13 : Sơ đồ các bước tiến hành khởi sự một doanh nghiệp

Đề tài tiến hành từng bước chuẩn bị cho quá trình khởi sự doanh nghiệp theo thứ tự

các bước được biểu diễn theo Hình 3.16

3.2 Phân tích môi trường nội bộ để xác định điểm mạnh , điểm yếu[24,25]

Đánh giá môi trường nội bộ chính là việc rà soát, đánh giá các mặt, mối quan

hệ giữa các bộ phận của công ty để xác định các điểm mạnh , điểm yếu của công ty

và nó là tiền đề cho việc phát huy các mặt mạnh đồng thời hạn chế, khắc phục các

mặt còn yếu đang tồn tại

Nguồn lực của công ty là một yếu tố rất quan trọng trong việc định hướng kinh

doanh, đó là việc xác định công ty có những gì, những điểm nào là điểm mạnh

những điểm nào là điểm yếu Và việc đánh giá điểm mạnh điểm yếu được tiến hành

theo phương pháp phân tích 4Mm ( Manpower, Management, Material, Money), I (

Information ), T (Time)

Tiến hành các thủ tục khởi

sự doanh nghiệp Phân tích

môi trường

nội bô

Phân tích

môi trường

kinh doanh Tìm kiếm cơ

hội kinh doanh Xác định sứ mệnh kinh doanh

Lựa chon hình thức pháp lý cho doanh nghiệp

Trang 28

Điểm mạnh:

- Phân tích về nhân lực và nguồn lực quản lý (Manpower, Management)

Chủ doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:

Chủ doanh nghiệp có là người có chuyên môn về lĩnh vực dược phẩm ?

Chủ doanh nghiệp có phải là những người được đào tạo về quản lý ?

Một số thành viên đều đã từng có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh

dược phẩm hay chưa? Có kinh nghiệm, có hiểu biết về ngành kinh doanh dược phẩm hay không?

Các thành viên có mối quan hệ từ trước với khách hàng và nhà cung ứng hay

không ?

Các thành viên có kĩ năng quản lý và công tác thị trường về lĩnh vực Dược phẩm

hay không?

Nhận xét :

Những người thành lập doanh nghiệp là đồng nghiệp và là bạn học cùng nhau nên

đã có thời gian hiểu nhau và tin tưởng lẫn nhau

Các thành viên tuổi đời trẻ thường có trí tiến thủ và có tham vọng và có sự năng

động Điều này cũng là một nhân tố quan trọng để khởi sự một doanh nghiệp đi đến thành công

-Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp (Money )

Khi phân tích về nguồn vốn của doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi :

Nguồn tài chính ổn định do các thành viên sáng lập góp hay không?

Vốn được huy động từ hình thức nào ? Việc phát hành các cổ phiếu, nguồn vốn vay hay do chiếm dụng của bạn hàng ?

- Phân tích nguồn lực (Material):

Các câu hỏi cần được trả lời là :

Chủ doanh nghiệp có hiểu biết gì về sản phẩm kinh doanh?

Khách hàng mục tiêu của sản phẩm là gì? Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm?

Trang 29

Sức cạnh tranh của sản phẩm như thế nào? Sản phẩm đang nằm ở giai đoạn nào

trong chu kỳ sống của nó?

Sản phẩm nằm trong danh mục nào theo các quy chế chuyên môn(DM thuốc độc,

DM thuốc gây nghiện , DM thuốc hướng thần …)

Các thành viên sáng lập là một nhóm người trẻ nên khả năng tiếp xúc với công

nghệ thông tin hiện đại nhanh Có thể thông qua các thông tin đại chúng hoặc mạng Internet để kịp thời nắm bắt các thông tin về đăng ký thuốc, nhập khẩu thuốc , giá thuốc, các chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp (Ví dụ :

có thể tìm kiếm thông tin qua các báo cáo, các trang Web,các tạp chí chuyên ngành )

Điểm yếu:

- Là doanh nghiệp đi sau nên chưa có thị phần và thương hiệu

- Khả nằng tài chính không đủ mạnh để có thể so với các đối thủ cạnh tranh

- Về kinh nghiệm kinh doanh còn kém các doanh nghiệp đi trước

Từ đó lập ma trận đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của doanh nghiệp theo sơ đồ dưới đây:

Nhân sự

Lựa chọn các yếu tố ảnh

Hoạt động tài chính Hoạt động Marketing

Xây dựng thang điểm, đánh giá mức

độ quan trọng các yếu tố

Lập mô hình

Trang 30

Hình 3.14 : Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp

Đánh giá môi trường nội bộ xây dựng ma trận đánh giá các các nhân tố bên trong công ty đó là ma trận IFE (Internal Factor Evaluation Matrix) [28]theo các bước sau:

a Liệt kê các nhân tố nội bộ ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp bao gồm cả mặt mạnh và yếu

b Đặt ra trọng số cho mỗi nhân tố có mức biến động từ 0(có tầm quan trọng thấp nhất) tới 1(có tầm quan trọng cao nhất) và tổng các trọng số bằng 1

c Tính điểm từ 1 đến 5 cho các nhân tố trong đó:

- Điểm bằng 1 thể hiện sự rất yếu kém

- Điểm bằng 2 là sự yếu kém

- Điểm bằng 3 là nhân tố ở trạng thái bình thường

- Điểm bằng 4 là nhân tố mạnh

- Điểm băng 5 là nhân tố rất mạnh

Mức độ đánh giá này dựa trên nguồn lực và hoàn cảnh thực tế của công ty

d Điểm tổng hợp cho mỗi nhân tố chính là tích số của tỷ trọng và điểm đánh giá của mỗi nhân tố đó

e Tính tổng các điểm tổng hợp điểm tối đa là 5 Nếu kết quả < 3 thì tình hình nội bộ doanh nghiệp là yếu và ngược lại

Trang 31

Điểm của các nhân tố

Điểm tổng hợp của mỗi nhân tố

0 0.20 0.10 0.10 0.10 0.10

0.10

0 0.10

0 0.80 0,40 0.40 0.40 0.50

0.10

0 0.10

Từ ví dụ trên tình hình nội bộ doanh nghiệp (X) ở mức trung bình khá

Tiến hành việc phân tích môi trường nội bộ đã rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp:

Bảng 3.7 : Ví dụ phân tích điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp DN

Trang 32

Nội bộ thống nhất và tin tưởng lẫn nhau

Kinh nghiệm kinh doanh

Có mối quan hệ từ trước với khách hàng và

nhà cung ứng

Tham vọng của chủ doanh nghiệp

Nguồn tài chính ổn định

Có quyền lựa chọn nhà cung ứng và lựa

chọn các sản phẩm phù hợp với môi trường

kinh doanh và khả năng tài chính

Có khả năng nắm bắt thông tin về thị

trường, sản phẩm và có khả năng ra các

quyết sách kịp thời và hợp lý

Là doanh nghiệp đi sau nên bị bất

lợi về thị phần và thương hiệu

Khả nằng tài chính không đủ

mạnh để có thể so với các đối thủ cạnh tranh

Về kinh nghiệm bán hàng của

nhân viên còn yếu

Các kỹ năng chuyên môn của nhân viên còn kém

Các yếu tố đầu vào (4 M ) chưa

ổn định

Đối tác và thị phần đang ở giai đoạn xâm nhập nên khó đo lường khả năng thành công

3.3 Phân tích môi trường kinh doanh xác định các cơ hội và nguy cơ[24,25]

Mục tiêu của phân tích môi trường kinh doanh là đề ra danh sách những cơ hội

từ môi trường mà doanh nghiệp cần nắm bắt lấy và đồng thời là những nguy cơ mà môi trường đem lại có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp mà nó cần phải tránh Nhờ đó nó có thể tận dụng những cơ hội , đồng thời giảm thiểu được những ảnh hưởng của các nguy cơ tiềm năng

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là: Các yếu

tố về kinh tế , chính trị – pháp luật, yếu tố khoa hoc – công nghệ , văn hóa – xã hội, các yếu tố thuộc về cạnh tranh, khách hàng , nhà cung ứng

Trang 33

Hình 3.15: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

3.3.1 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp

Phân tích theo 4 môi trường PEST , đó là sự ảnh hưởng của 4 nhân tố : Kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa - xã hội- tự nhiên và yếu tố khoa học công nghệ để từ

đó có thể thây được sự ảnh hưởng của các nhân tố này tới một doanh nghiệp mới khởi sự

Hình 3.16: Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp

3.3.1.1 Môi trường văn hóa – xã hội

Doanh nghiệp

Kinh

tế

Chính trị-luật pháp

Văn hoá

xã hội

Khoa công nghệ

học-Doanh nghiệp

Môi trường kinh tế

Môi trường công nghệ

Môi trường tự nhiên

Môi trường chính trị

Đối thủ cạnh

Sản phẩm dịch vụ

áp lực của ngư

ời mua

áp lực của nhà cun

g ứng

Nhóm áp lực công

Trang 34

Các thay đổi trong môi trường văn hóa – xã hội đều có thể ảnh hưởng đến các cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động KD của doanh nghiệp Ví dụ như thay đổi về phong cách sống ,tuổi thọ của người dân , tỷ lệ tăng dân số Các biến đổi trên có thể

là cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng cũng có thể là nguy cơ đối với doanh nghiệp khác

Hiện nay người dân Việt Nam ngày càng có xu hướng chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe do vậy nhu cầu dùng thuốc sẽ tăng lên đó cũng là cơ hội của ngành kinh doanh Dược phẩm.Ngoài ra Việt Nam với dân số khoảng 80 triệu người cũng là một yếu tố tạo nên thị trường Dược phẩm tiềm năng

Mặt khác nước Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa , khí hậu diễn biến phức tạp có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của nhân dân Hơn thế nữa Việt Nam có

mô hình bênh tật đa dạng và phức tạp các bệnh truyền nhiễm và chấn thương do tai nạn giao thông nhiều nên cũng ảnh hưởng lớn tới nhu cầu thuốc của người dân và

nó cũng mở ra một cơ hội cho ngành kinh doanh dược phẩm

3.3.1.2 Môi trường chính trị luật pháp

Sự ổn định về chính trị :

Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định có môi trường đầu tư được các nhà chuyên môn đánh giá là an toàn nhất khu vực Điều này tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng an tâm đầu tư làm ăn

Chính sách phát triển kinh tế:

Có vai trò định hướng và chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội trong

đó có các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước Việt Nam có chủ trương ưu đãi cho các doanh nghiệp mới thành lập về vốn đầu tư , được ưu đãi về thuế, các thủ tục pháp lý cấp giấy phép kinh doanh nhanh gọn và thuận tiện…

Nhà nước và có chủ trương phát triển hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh , tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân , danh mục thuốc cho bảo hiểm y tế được mở rộng tạo ra cơ hội lớn cho ngành kinh doanh dược phẩm.Bộ y tế

Trang 35

không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để phát triển ngành công nghiệp dược…

3.3.1.3 Tác động của môi trườngkhoa học - công nghệ

Mỗi một công nghệ mới ra đời sẽ đưa đến việc ít nhiều sẽ loại bỏ các công nghệ đã có trước đó nhiều hay ít Đây được gọi là sự hủy diệt mang tính sáng tạo.Trong ngành Dược phẩm cũng vậy , sự phát triển công nghệ sẽ cho ra đời nhiều loại thuốc mới , nhiều dạng bào chế mới hay phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của một sản phẩm trước đó , vòng đời của sản phẩm sẽ ngắn lại hoặc dây chuyền công nghệ mới sẽ nhanh chóng thay thế dây chuyền công nghệ cũ

Những thuận lợi do môi trường công nghệ đem lại là sẽ có nhiều sản phẩm

ưu việt hơn ra đời , năng suất tăng lên nên giá thành sản phẩm hạ do vậy các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn.Những thách thức là dây chuyền trang thiết

bị chưa khấu hao hết đã bị lạc hậu, chu kỳ sống của các sản phẩm bị rút ngắn gây mất ổn định trong kinh doanh

3.3.1.4 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế sẽ chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi hay bất lợi vì nếu nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

Việt Nam trong nhưng năm qua có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trung bình từ 7% - 9% / năm, tỷ lệ này chứng tỏ mức sống của người dân tăng và gia tăng mức chi tiêu cho công tác chăm sóc sức khỏe cụ thể là tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 0,3

USD / người vào năm 1990 lên tới 8,3 USD / người vào năm 2004 (Nguồn : Cục

quản lý dược Việt Nam) đồng thời cũng làm giảm áp lực kinh doanh trong ngành

Lãi suất

Lãi xuất trong thị trường tài chính sễ ảnh hưởng cả cung và cầu của sản phẩm Hiện nay mức lãi suất của các ngân hàng Việt Nam là thấp do đó người dân sẽ ít gửi tiền vào ngân hàng mà tăng chi tiêu do đó cầu sẽ tăng.Đồng thời khi lãi suất giảm sẽ có nhiều người vay vốn dể kinh doanh hay mở rộng quy mô kinh doanh do vậy cầu

Trang 36

cũng sẽ tăng và tăng mức độ cạnh tranh

Tỷ giá hối đoái

Sự biến động về tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành dược có tới 90% nguyên liệu và chế phẩm làm thuốc phải nhập khẩu Những năm gần đây Đồng Việt Nam luôn ổn định với một số ngoại

tệ mạnh như đồng đô la Mỹ ,đồng Euro điều này tạo ra sự ổn định trong công tác nhập khẩu của các doang nghiệp dược

Nhận xét : Phân tích môi trường vĩ mô đã giúp cho chủ doanh nghiệp nhận thấy việc kinh doanh dược phẩm là hoàn toàn có cơ hội nhưng điều này cũng là một nguy cơ là sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tham gia

3.3.2 Môi trường tác nghiệp[24,25,28]

Ngành kinh doanh là ngành hoạt động bao gồm các doanh nghiệp cùng tạo ra sản phẩm và dịch vụ thay thế lẫn nhau nhằm đáp ứng một nhu cầu căn bản nào đó của người tiêu dùng Mục tiêu của nhà quản trị chiến lược là phân tách các lực lượng cạnh tranh trong môi trường ngành kinh doanh để tìm ra được các cơ hội và các nguy cơ, các mối đe dọa mà doanh nghiệp phải đối phó

Năm lực lượng cạnh tranh chủ yếu gây nguy cơ cho doanh nghiệp

3.3.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh [13,14,21,28]

Trong kinh doanh việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng mỗi bước đi , mỗi chiến lược của đối thủ đều phải được theo dõi chặt chẽ Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể có những quyết sách hợp lý để tồn tại và phát triển

Hình 3.17 :Mô hình năm lược lượng cạnh tranh

Doanh nghiệp

Đối thủ cạnh

Sản phẩm dịch vụ

áp lực của ngư

ời mua

áp lực của nhà cun

g ứng

Nhóm áp lực

Trang 37

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đối thủ canh tranh hiện tại là các doanh nghiệp dược phẩm đã có vị thế chắc chắn trên thị trường , các đối thủ cạnh tranh đều rất mạnh nên sự cạnh tranh về giá

là đáng kể

Cơ cấu cạnh tranh của ngành

Ngành dược phẩm là ngành hợp nhất (Consolidated) trong đó có sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhưng chỉ có một nhóm các doanh nghiệp lớn thống trị thị trường Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của một doanh nghiệp mới khởi sự sẽ là các doanh nghiệp dược phẩm nhà nước, các công ty cổ phần dược phẩm, các công

ty trách nhiệm hữu hạn các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh dược phẩm và các công ty dược phẩm nước ngoài đã có mặt trên thị trường

Đối với thị trường dược phẩm Việt Nam thì nguồn thuốc cơ bản đó là sản xuất trong nước và nhập khẩu Nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân ngày càng tăng , thị trường dược phẩm Việt nam liên tục tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 14%) do vậy nguồn cung ứng thuốc cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện

Trang 38

(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác dược 2004 )

Qua Bảng 3.9 có thể nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng của các loại hình doanh

nghiệp tham gia thị trường dược phẩm Việt Nam và điều này cũng có nghĩa là thị trường dược phẩm Việt Nam tăng trưởng ngày càng mạnh và mức độ cạnh tranh cũng cao hơn

Song song với việc gia tăng các loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm thì số lượng các thuốc được cấp số đăng ký và lưu hành tại Việt Nam

ngày càng nhiều và đa dạng (Bảng 1.3 )

Nhận xét:

- Hệ thống cung ứng thuốc da dạng , bao gồm cả hệ thống doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hộ kinh doanh cá thể tạo nên màng lưới cung ứng thuốc rộng khắp từ thành thị đến nông thôn

- Hệ thống sản xuất phân phối ngày càng được hiện đại hóa

Trang 39

Lượng cầu cũng tăng (được thể hiện qua tiền thuốc bình quân đầu người) nên cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đó cũng là một nguy cơ đối với doanh nghiệp vì chính điều này sẽ thu hút thêm nhiều đối thủ vào cuộc

Phân tích cầu chính là phân tích khách hàng và nhu cầu của khách hàng , phân tích chiều hướng biến động của thị trường Đây là một khâu tất yếu trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh.Và công việc phân tích này chính là trả lời các câu hỏi:

Trong lĩnh vực kinh doanh Dược phẩm sản phẩm kinh doanh là thuốc Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt :

- Người sử dụng thuốc cuối cùng là bệnh nhân nhưng người quyết định cho việc sử dụng thuốc lại là bác sỹ hay dược sỹ

Do vậy với một sản phẩm chuyên khoa ta có thể xác định được khách hàng của doanh nghiệp sẽ là:Bác sỹ kê đơn , dược sỹ Với một sản phẩm là thuốc OTC thì khách hàng sẽ là : Các cán bộ y tế , bệnh nhân

Nhu cầu thuốc ở Việt Nam hiên nay vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng do mức sống của người dân tăng , nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe của dân chúng đòi

Trang 40

hỏi ngày càng cao và nhà nước cũng có nhiều chính sách y tế hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Phân tích tiềm năng của thị trường[13,14]

Tiền thuốc bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm (Bảng 1.1)từ 0,3 USD /người vào năm 1990 dến 7,6 USD / người vào năm 2003 và lên tới 8,4 USD / người vào năm 2004 Theo dự đoán của các chuyên gia thì vào năm 2010 tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam có thể lên tới 10USD / người Do vậy tiềm năng của thị trường vẫn còn khả năng tăng trưởng mạnh

Rào cản chuyên môn theo đặc thù của ngành dược

Đối với doanh nghiệp dược phẩm hàng rào lối ra bao gồm:

- Chủ doanh nghiệp là người có chuyên môn về dược không dễ rời bỏ ngành

- Quan hệ chiến lược với các đơn vị khác ví dụ: các mối quan hệ với nhà cung ứng, nhà nhập khẩu trung gian mà không dễ gì có được

- Chi phí và các mối quan hệ đã tạo dựng được với khách hàng

- Chi phí đào tạo nhân viên quản lý ,nhân viên bán hàng …

Những điều trên đã ngăn cản các doanh nghiệp rút ra khỏi ngành nên cung không giảm dẫn đến mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh cùng ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn quyết định gia nhập ngành Ngành Dược phẩm là ngành mà nguy cơ gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn rất cao do có thị trường tăng trưởng mạnh, nhu cầu dụng thuốc ngày càng tăng và đặc thù của ngành là ngành siêu lợi nhuận do vậy thị trường dược phẩm luôn có sức cạnh tranh khốc liệt

Nhưng ngành dược phẩm có hàng rào khá cao để có thể gia nhập đó là:

- Chủ doanh nghiệp phải có điều kiện hành nghề theo quy định của bộ y tế

- Doanh nghiệp gia nhập luôn phải chịu áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Ngày đăng: 28/06/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3:   Sơ đồ đặc điểm chung của doanh nghiệp  b).Mục tiêu của Doanh nghiệp - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 1.3 Sơ đồ đặc điểm chung của doanh nghiệp b).Mục tiêu của Doanh nghiệp (Trang 4)
Hình 1.4:  Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo qui hình thức sở hữu ở Việt Nam. - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 1.4 Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo qui hình thức sở hữu ở Việt Nam (Trang 6)
Bảng 1.4 : Số hoạt chất và tỷ lệ SĐK/ HC qua 4 năm (2000-2004) - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Bảng 1.4 Số hoạt chất và tỷ lệ SĐK/ HC qua 4 năm (2000-2004) (Trang 11)
Bảng 1.5: Các loại bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam năm 2003 - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Bảng 1.5 Các loại bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam năm 2003 (Trang 14)
Bảng  1.6 :Ma trận SWOT - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
ng 1.6 :Ma trận SWOT (Trang 16)
Hình 1.7 :                      Mô hình phân tích 3C  1.3.4 Phương pháp 7S[29] - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 1.7 Mô hình phân tích 3C 1.3.4 Phương pháp 7S[29] (Trang 18)
Hình 1.8:      Khung chuẩn 7S của Mc kinsey - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 1.8 Khung chuẩn 7S của Mc kinsey (Trang 19)
Hình 2.9 : Phương pháp nghiên cứu hồi cứu  2.2.2  Phương pháp phân tích SWOT - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 2.9 Phương pháp nghiên cứu hồi cứu 2.2.2 Phương pháp phân tích SWOT (Trang 22)
Hình 2.10: Phương pháp phân tích SWOT  2.2.3  Phương pháp phân tích SMART - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 2.10 Phương pháp phân tích SWOT 2.2.3 Phương pháp phân tích SMART (Trang 24)
Hình 2.12: Phương pháp phân tích 3C  2.3 Thiết kế nghiên cứu - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 2.12 Phương pháp phân tích 3C 2.3 Thiết kế nghiên cứu (Trang 26)
Hình 3.13 : Sơ đồ các bước tiến hành khởi sự một doanh nghiệp . - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 3.13 Sơ đồ các bước tiến hành khởi sự một doanh nghiệp (Trang 27)
Bảng 3.6  :  Ví dụ đánh giá môi trường nội bộ của một DN (X)   mới khởi sự - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Bảng 3.6 : Ví dụ đánh giá môi trường nội bộ của một DN (X) mới khởi sự (Trang 31)
Hình 3.16: Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 3.16 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp (Trang 33)
Hình 3.17  :Mô hình  năm lược  lượng cạnh  tranh - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 3.17 :Mô hình năm lược lượng cạnh tranh (Trang 36)
Bảng 3.8 : Số lượng các loại hình doanh nghiệp dược qua 4 năm   (2000 - 2004) - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Bảng 3.8 Số lượng các loại hình doanh nghiệp dược qua 4 năm (2000 - 2004) (Trang 38)
Bảng 3.10: Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp   (DNTN ,CTTNHH , CTCP ) - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Bảng 3.10 Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp (DNTN ,CTTNHH , CTCP ) (Trang 46)
Bảng  3.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN  X  Các yếu tố từ môi - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
ng 3.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN X Các yếu tố từ môi (Trang 49)
Hình 3.19: Triển khai kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp  Xác định phân khúc thị trường - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 3.19 Triển khai kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Xác định phân khúc thị trường (Trang 55)
Bảng 3.13: Chương trình xúc tiến kế hoạch Marketing - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Bảng 3.13 Chương trình xúc tiến kế hoạch Marketing (Trang 56)
Hình 3.21: Xây dựng vũ khí cạnh tranh - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 3.21 Xây dựng vũ khí cạnh tranh (Trang 57)
Hình 3.23 . Sơ đồ mô hình tổ chức theo chức năng- trực tuyến - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Hình 3.23 Sơ đồ mô hình tổ chức theo chức năng- trực tuyến (Trang 64)
Bảng 3.15 : Ví dụ về các chỉ tiêu kiểm tra của DN X - LUẬN VĂN: Bước đầu phân tích việc ứng dụng lý thuyết quản trị học trong khởi sự một doanh nghiệp dược docx
Bảng 3.15 Ví dụ về các chỉ tiêu kiểm tra của DN X (Trang 67)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w