Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
301,15 KB
Nội dung
1
Luận văn
Bước đầunghiêncứunhãn
sinh tháivàápdụngthíđiểm
cho ngànhdệtmayViệtNam
2
MỞ ĐẦU
Ngày nay, nhận thức về môi trường trong người tiêu dùng được nâng cao
và điều đó dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ thân thiện với
môi trường. Để đáp ứng thực tế đó, nhiều nước trên thế giới và cộng đồng quốc
tế đã tiếp cận một số biện pháp quản lý môi trường thông qua trao đổi thông tin
giữa các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, khách hàng, trong
đó có nhãnsinh thái.
Sự ra đời của nhãnsinhthái có mục đích giúp người tiêu dùngnhận biết
được tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, để từ đó
có sự lựa chọn cho mình. Khi người tiêu dùng quan tâm nhiều tới những sản
phẩm được cấp nhãnsinhtháithì chứng tỏ nhãnsinhthái đã khuyến khích các
công ty thay đổi quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được tiêu chí môi trường
và sở thích của người tiêu dùng, hay nói một cách khác là đạt được sản xuất và
môi trường bền vững.
Đây là một lĩnh vực tương đối mới với các nước đang phát triển và đặc
biệt rất mới với Việt Nam. ViệtNam chưa có một chương trình nhãnsinhthái
nào được phép công nhận sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, chúng ta đã bắt đầunghiêncứunhãnsinhtháivà đề xuất quy trình
áp dụng vào một số ngành như: thuỷ sản, dệt may, lâm nghiệp…
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam,
là một trong mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Mặt
hàng này đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Liên
minh Châu Âu (EU), Nhật… Cho đến nay, EU là thị trường hạn ngạch quan
trọng nhất đối với ngànhdệtmayViệt Nam, chiếm trên 37% kim ngạch xuất
khẩu toàn ngành. Tuy nhiên, EU cũng là một trong những thị trường đòi hỏi
nghiêm ngặt các yêu cầu về môi trường. Ngoài ra, hàng dệtmay cũng phải đối
mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc. Đặc biệt, từ khi ViệtNam
là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO - 2006), việc
3
xoá bỏ hạn ngạch và cạnh tranh tự do giữa các nước thành viên càng làm cho
tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này bị giảm.
Bên cạnh những sức ép từ phía đối tác nước ngoài, ngànhdệtmay còn
phải chịu sức ép về mặt môi trường từ trong nước do quá trình sản xuất có đặc
điểm cần nhiều nước, nhiên liệu và sử dụng hàng loạt hoá chất độc hại tới môi
trường. Những vấn đề chính về môi trường có liên quan đến công nghiệp dệt
may là ô nhiễm nước do việc xả các dòng thải thông qua xử lý, phát thải khí,
mùi, tiếng ồn và tính an toàn của môi trường làm việc. Do vậy, để hàng dệt
may ViệtNam vẫn có thể tồn tại được trên thị trường quốc tế và cải tiến tình
hình môi trường trong nước do ngành này gây lên thì việc ápdụngnhãnsinh
thái là một việc làm đúng đắn và cần thiết. Với những lý do trên, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài:
“Bước đầunghiêncứunhãnsinhtháivàápdụngthíđiểmchongành
dệt mayViệt Nam”.
Mục tiêu của đề tài này là nghiêncứu tổng quan về nhãnsinhtháivà tiến
hành ápdụngnhãnsinhtháicho hàng dệtmayViệt Nam.
Nội dung thực hiện:
- Phân tích chu trình sống của các sản phẩm
- Đánh giá khả năng cấp nhãnsinhtháicho các sản phẩm
- Lập tiêu chí cho các sản phẩm
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Khái niệm về nhãnsinhthái
Nhãn sinhthái hay còn gọi là “nhãn xanh”, “nhãn môi trường” là các
nhãn mác của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.
Nói cách khác, nhãnsinhthái là sự công bố bằng lời, ký hiệu, sơ đồ nhằm chỉ
rõ các thuộc tính môi trường của sản phẩm được gắn trên sản phẩm, bao gói,
tạp chí kỹ thuật…2.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về nhãnsinhthái còn có nhiều khái
niệm khác nhau. Theo Mạng lưới sinhthái toàn cầu (GEN): “Nhãn sinhthái là
nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với
sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm”.
Theo quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng
thế giới, nhãnsinhthái được định nghĩa: “Một công cụ do các tổ chức phát
hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi
trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinhthái
là sự khẳng định biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có
thể dưới dạng một bản công bố, biểu trưng, biểu đồ trên sản phẩm”.
Tại Diễn đàn về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc vào năm
1992, nhãnsinhthái được ghi nhận: “cung cấp thông tin về môi trường có liên
quan luôn sẵn có tới người tiêu dùng”5,6.
Dù với những định nghĩa, khái niệm khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện
mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong quá trình
sản xuất, đóng gói, sử dụngvàthải bỏ sản phẩm đó. Nhãnsinhthái chỉ được
cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản
phẩm khác cùng loại. Về bản chất, nhãnsinhthái là một thông điệp truyền tải
tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.
5
Như vậy, việc ápnhãnsinhthái sẽ khuyến khích hoạt động sản xuất và
tiêu dùng những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, xây dựng ý thức bảo
vệ môi trường trong cộng đồng.
2. Các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựngvà cấp nhãnsinhthái
Qua những tài liệu về nhãnsinhtháicho thấy với mỗi một chương trình
của một tổ chức lại có những quy tắc riêng, tuy vậy tất cả đều tuân theo một số
những nguyên tắc nhất định đó là 2,5,6:
- Sự tham gia tự nguyện
- Tính công khai, minh bạch
- Nhất quán với nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn quốc tế ISO
14000
- Giám sát, kiểm tra định kỳ
2.1. Nguyên tắc tự nguyện
Chương trình cấp nhãnsinhthái được xây dựngvà quản lý theo nguyên
tắc tự nguyện. Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà cung cấp dịch vụ và các đối
tác kinh doanh có thể tự quyết định tham gia vào chương trình cấp nhãnsinh
thái mà không gặp bất cứ một sự bắt buộc nào từ phía cơ quan quản lý, từ phía
tổ chức cấp nhãnsinh thái. Các cơ quan quản lý, tổ chức cấp nhãn không có
quyết định bắt buộc các nhà sản xuất phải sự dụngnhãn khi đã đước chứng
nhận và cấp. Nếu không muốn sử dụng nhãn, nhà sản xuất có thể huỷ bỏ hợp
đồng với chương trình.
2.2. Nguyên tắc công khai, minh bạch
Việc xây dựngvà quản lý chương trình cấp nhãnsinhthái phải công
khai, mở rộng đối với tất cả các bên liên quan. Thông tin về quy trình, phương
pháp luận phải có sẵn. Thông tin về nhóm sản phẩm, tiêu chí và hoạt động quản
lý của chương trình (trừ những thông tin cần bảo mật) cần đảm bảo được cung
cấp kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu.
Những thông tin về lợi ích, đặc tính môi trường phải dễ tiếp cận với
người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể sẽ không tin tưởng để lựa chọn khi họ
6
còn nghi ngờ về tính chính xác, rõ ràng của những cam kết về môi trường của
sản phẩm. Thông tin thiếu minh bạch, thiếu sự rõ ràng sẽ làm giảm uy tín của
nhãn sinhthái mà chương trình gây dựng nên.
2.3. Nhất quán với nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn quốc tế ISO
14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường
, với mục tiêu làm giảm những tác động xấu đến môi trường trong quá trình
khai thác, sản xuất, sử dụngvàthải bỏ hàng hoá. Do việc chấp nhậnvà thông
qua các tiêu chuẩn ISO 14000 của các cơ sở công nghiệp và các chính phủ ngày
càng tăng, điều đó cho thấy sự nhất quán tuân thủ các tiêu chuẩn chung về việc
cải thiện môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhãnsinhthái là một trong các
tiêu chuẩn của ISO 14000 vì vậy việc cần tuân thủ các nguyên tắc hoạt động
của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 trong quá trình hoạt động.
2.4. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra định kỳ
Khi xây dựngvà quản lý chương trình cấp nhãnsinh thái, nguyên tắc
giám sát và kiểm tra định kỳ là rất cần thiết. Chương trình phải thường xuyên
tiến hành giám sát và kiểm tra để đảm bảo người sử dụngnhãnsinhthái tuân
theo các yêu cầu đã đề ra. Nếu người sử dụngnhãnsinhthái vi phạm các yêu
cầu, chương trình buộc họ phải tuân thủ đúng theo yêu cầu đã cam kết hoặc có
thể huỷ bỏ quyền sử dụngnhãnsinh thái.
3. ISO 14000 VÀ cấu trúc của nó trong việc cấp nhãnsinhthái
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cấu trúc của
nó được thể hiện trong sơ đồ sau đây:
7
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 và cấu trúc trong nhãnsinhthái
Ghi nhãnsinhtháinằm trong các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm bao
gồm:
- ISO 14020 - Các nguyên tắc cơ bản cho các kiểu nhãnsinhthái
- ISO 14021 - Các khẳng định môi trường tự công bố - Nhãnsinhthái kiểu II
- ISO 14022 - Các ký hiệu cấp nhãnsinhthái
- ISO 14023 - Phương pháp luận về thử nghiệm và kiểm định
- ISO 14024 - Các nguyên tắc và các thủ tục - Nhãnsinhthái kiểu I
- ISO 14025 - Các công bố môi trường vànhãnsinhthái - Nhãnsinhthái
kiểu III
Tiêu chuẩn ISO 14020 - Các nguyên tắc cơ bản cho các kiểu nhãn
sinh thái
ISO 14020 cung cấp một sự tiếp cận quốc tế đối với các chương trình ghi
nhãn môi trường chung. Vì vậy, khi gắn một nhãnsinhtháithì sản phẩm đó
phải thoả mãn các yêu cầu quốc gia, đồng thời phải thực hiện sự phù hợp với
Đánh gía tiêu chuẩn Đánh giá sản phẩm
ISO 14000-Bộ tiêu chuẩn về Quản lý môi
trường
Hệ
thống
quản lý
môi
trường
Kiểm
tra
đánh
giá
môi
trường
Đánh
giá kết
quả
hoạt
động
môi
trường
Ghi
nhãn
sinh
thái
Khía
cạnh
môi
trường
trong
các
tiêu
chuẩn
về sản
phẩm
Đánh
giá chu
trình
sống
của
sản
phẩm
8
các yêu cầu của ISO có như mới sản phẩm của công ty mới có sức lôi cuốn đối
với thị trường thế giới.
ISO 14024 – Các nguyên tắc và các thủ tục - Nhãnsinhthái kiểu I
Đây là chương trình tự nguyện, do một bên thứ ba cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụngnhãnsinhthái trên sản phẩm, biểu thị sự thân thiện với môi
trường dựa trên các nghiêncứu về vòng đời của sản phẩm. Bên thứ ba có thể là
cá nhân hoặc tổ chức được thừa nhận như một bên độc lập. Mối quan hệ giữa
các bên trong chương trình cấp nhãnsinhthái được mô tả bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ1.2: Chương trình cấp Nhãnsinhthái kiểu I
Bên thứ nhất là nhà cung cấp: đó là những nhà sản xuất hàng hoá, dịch
vụ, đại lý buôn bán, nhà nhập khẩu… Bên thứ hai là người tiêu dùng bao gồm:
người tiêu dùng hiện tại và người tiêu dùng tiềm ẩn.
14021 - Các khẳng định môi trường tự công bố - Nhãnsinhthái kiểu II
Đây là giải pháp môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân
phối… hoặc bất cứ ai được lợi nhờ các công bố môi trường mà không có sự
tham gia của cơ quan chứng nhận. Do lợi ích của các “khẳng định môi trường
tự công bố” nên có nhiều tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng để đưa ra các “khẳng
định môi trường” trong khi họ hoàn toàn không có bất cứ một hoạt động nào
làm giảm tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, đối với những khẳng định này
cần có những yêu cầu:
Cơ quan cấp nhãn
(Bên thứ ba)
Người tiêu dùng
(Bên thứ hai)
Nhà cung cấp
(Bên thứ nhất)
9
- Khẳng định phải rõ ràng, cụ thể
- Khẳng định phải chính xác, trung thực
- Phải là một khẳng định có thể xác minh
- Khẳng định môi trường cần phải có cơ sở so sánh
- Khẳng định môi trường phải hợp lý
ISO 14025 - Các công bố môi trường vànhãnsinhthái – Nhãnsinh
thái kiểu III
Nhãn sinhthái kiểu III - chương trình tự nguyện của bên thứ ba do một
ngành công nghiệp hoặc một tổ chức độc lập tư vấn chongành xây dựng nên,
trong đó có việc đặt ra những yêu cầu tối thiểu đối với các loại chỉ tiêu về môi
trường, lựa chọn các loại thông số, xác định sự liên quan của các bên thứ ba.
Như vậy, trong cả ba kiểu Nhãnsinhthái trên thìnhãnsinhthái kiểu I có
ưu thế hơn cả do tính năng phổ biến, rộng rãi, minh bạch, độ tin cậy cao dễ tạo
ra sự thúc đẩy cải thiện môi trường. Trong thực tế, nhãnsinhthái kiểu I đang
ngày càng chiếm ưu thế và được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng
2,5,6.
4. Quy trình cấp nhãnsinhthái 2,5,6,12
4.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm trong chương trình nhãnsinhthái sẽ có
nhiệm vụ đưa ra các những quyết định chính thủ tục và các tiêu chí cho hoạt
động cấp nhãn. Các cơ quan dưới sẽ hỗ trợ và xúc tiến cho chương trình để
hoạt động được triển khai một cách rộng rãi.
4.2. Lựa chọn sản phẩm
Những nhân tố được xem xét trong việc lựa chọn sản phẩm:
+ Mức độ tác động môi trường
+ Khả năng để làm giảm tác động môi trường
+ Sự quan tâm của công chúng và khả năng cung cấp thông tin
+ Sự quan tâm của nhà sản xuất
+ Cơ hội thực hiện
10
4.3. Thiết lập tiêu chí
Sau khi nhóm sản phẩm được lựa chọn, ban tổ chức sẽ hướng dẫn và
thông báo quy trình xây dựng tiêu chí cho đai diện nhà sản xuất, người sử dụng
sản phẩm,… Những nhóm này cần tiến hành thu thập tài liệu, các tác động và
những vấn đề môi trường tìêm ẩn. Đánh giá tác động môi trường của sản phẩm
dựa vào việc nghiêncứu chu trình sống vànhấn mạnh khả năng làm giảm
những tác động xấu đến môi trường.
4.4. Tính công khai và việc tư vấn
Quá trình lựa chọn sản phẩm, xây dựng tiêu chí cần được công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ phận tư vấn sẽ tư vấn cho người tiêu
dùng để giúp họ hiểu biết về chương trình nhãnsinh thái. Bộ phận tư vấn cho
nhà sản xuất nhằm đảm bảo tính cập nhật thông tin về yêu cầu của người tiêu
dùng, những sản phẩm có ápnhãnsinhthái để giúp họ thiết kế những sản phẩm
thân thiện với môi trường.
4.5. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận
Người nộp đơn cung cấp những số liệu, mẫu sản phẩm cần thiết cho ban
tổ chức. Dựa trên sản phẩm và tiêu chí cụ thể, mẫu sản phẩm sẽ được kiểm tra
và phân tích. Nếu sản phẩm đảm bảo được những tiêu chuẩn đã đề ra, nhà sản
xuất sẽ được sử dụng biểu tượng nhãnsinhthái trên sản phẩm, bao gói, trong
hoạt động quảng cáo.
4.6. Quản lý và giám sát sau cấp khi nhãn
Ban tổ chức tiến hành kiểm tra định kỳ việc tuân thủ theo các yêu cầu
trong hợp đồng đối với nhà sản xuất sau khi họ đã được cấp giấp quyền sử
dụng nhãn. Nếu doanh nghiệp không tuân thủ những cam kết, ban tổ chức có
quyền thu hồi hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
5. Tình hình ápdụngnhãnsinhthái trên thế giới vàViệtNam
5.1. Tình hình ápdụngnhãnsinhthái trên thế giới
Trên thế giới hiện có rất nhiều dạng nhãnsinhthái khác nhau đang tồn
tại, có khoảng 40 chương trình nhãnsinhthái đã chính thức công bố, một số
[...]... hành nghiêncứu để đề ra đề cương cho chương trình cấp nhãnsinhthái ở ViệtNam Việc nghiên cứuNhãnsinhthái vào thời điểm này ở ViệtNam đã là chậm so với nhiều nước, ViệtNam sẽ tham gia mạnh hơn vào chương trình nhãnsinhthái sau khi trở thành thành viên của WTO 11 Tại Việt Nam, đã có một số nghiêncứu về nhãnsinh thái, tuy nhiên các nghiêncứu này mới chỉ tập trung vào các khái niệm và tác dụng. .. nhãnsinhthái trên thế giới vàViệtNam 9 5.1 Tình hình ápdụngnhãnsinhthái trên thế giới 9 5.2 Tình hình ápdụngnhãnsinhthái tại ViệtNam 13 6 Tính cấp thiết trong việc ápdụngnhãnsinhthái của ngànhdệtmayViệtNam 14 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 16 1 Đánh giá chu trình sống 16 1.1 Xác định mục tiêu và phạm vi 17 1.2 Phân tích... điều tra, phỏng vấn Phỏng vấn các chuyên gia về nhãnsinh thái, tình hình sản xuất của ngànhdệt may, khả năng ápnhãnsinhtháicho sản phẩm dệtmay Phỏng vấn người tiêu dùng về mức độ mức độ quan tâm, hiểu biết về nhãnsinh thái, mức độ tin cậy vào sản phẩm có ápnhãnsinhthái (nếu có) Nhằm xác định và hiểu rõ hơn về đối tượng nghiêncứu (mặt hàng dệt may) để từ đó xác minh độ chính xác của thông... QUẢ DỰ KIẾN 1 Phân tích chu trình sống của sản phẩm dệtmayViệtNam 2 Đánh giá khả năng cấp nhãnsinhtháicho sản phẩm dệtmayViệtNam 3 Lập tiêu chí cho sản phẩm dệtmayViệtNam 21 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1 Khái niệm về nhãnsinhthái 3 2 Các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựngvà cấp nhãnsinhthái 4 2.1 Nguyên tắc tự nguyện 4 2.2... thiết trong việc ápdụngnhãnsinhthái của ngành dệtmayViệtNamDệtmay là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ViệtNam Công nghiệp dệtmay góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động hiện nay là 168196 người lao động trong các doanh nghiệp (2004) Theo thống kê của ngànhdệtmayViệt Nam, kim ngạch... ta chưa có chương áp nhãn sinhthái toàn quốc đặc biệt trong ngànhdệtmay 16 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Có nhiều phương pháp được sử dụngcho việc đánh giá và cấp nhãn sinhthái như: 1 Phương pháp quản lý hệ thống 2 Phương pháp phân tích thống kê 3 Phương pháp đánh giá tác động chu trình sống (CTS) của sản phẩm 4 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu 5 Phương pháp điều tra, phỏng... chương trình nhãn sinhthái Trung Quốc đã xét duyệt công nhậncho 800 xí nghiệp và 12000 sản phẩm đã được dán nhãnsinhthái (3) Thái Lan: Chương trình nhãnsinhthái “Green Label” của Thái Lan đã được khởi xướng vào tháng 10 năm 1993 Chương trình đã được Bộ Công nghiệp kết hợp 13 với Viện Môi trường Thái Lan công bố chính thức vào tháng 8 năm 1994 Thời hạn hiệu lực tối đa của hợp đồng nhãnsinhthái kéo... 22 1.4 Diễn giải 19 2 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu 19 3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 19 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 20 1 Phân tích chu trình sống của sản phẩm dệtmayViệtNam 20 2 Đánh giá khả năng cấp nhãnsinhtháicho sản phẩm dệtmayViệtNam 20 3 Lập tiêu chí cho sản phẩm dệtmayViệtNam 20 23 ... pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Thu thập những thông tin về: nhãnsinh thái, tình hình ápnhãn trên thế giới vàViệt Nam, các loại nhãnsinh thái; thông tin về ngànhdệt may, thị trường xuất khẩu, những khía cạch môi trường có liên quan, luật môi trường … từ sách, báo, tạp chí, internet… Nhằm thu thập tài liệu cần thiết để từ đó ta có cái nhìn khái quát về đề tài nghiêncứu 3 Phương pháp... VÀ cấu trúc của nó trong việc cấp nhãnsinhthái 5 4 Quy trình cấp nhãnsinhthái 2,5,6,12 8 4.1 Cơ cấu tổ chức 8 4.2 Lựa chọn sản phẩm 8 4.3 Thiết lập tiêu chí 9 4.4 Tính công khai và việc tư vấn 9 4.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận 9 4.6 Quản lý và giám sát sau cấp khi nhãn 9 5 Tình hình ápdụngnhãnsinhthái trên thế giới vàViệt . áp dụng thí điểm cho ngành
dệt may Việt Nam .
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu tổng quan về nhãn sinh thái và tiến
hành áp dụng nhãn sinh thái cho.
1
Luận văn
Bước đầu nghiên cứu nhãn
sinh thái và áp dụng thí điểm
cho ngành dệt may Việt Nam
2
MỞ ĐẦU
Ngày nay, nhận thức