1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kế toán, Kiểm toán và quản lý rủi ro là công cụ quản lý kinh tế quan trọng và thiết yếu, có chức năng xây dựng hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách để phục vụ một cách có hiệu quả cho công tác điều hành và ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định của Chính phủ, cũng như của từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Không ngoa khi nói Kế toán, Kiểm toán và quản lý rủi ro là cơ quan đầu não quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế. Do có vị trí kinh tế quan trọng, nên cần tạo lập hệ thống pháp lý đồng bộ để thúc đẩy công tác Kế toán - Kiểm toán phát triển toàn diện, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Nhà nước, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu tăng cường hội nhập quốc tế. Để bản thân không bị mai một trước sự chuyển biến của thời cuộc, để bản thân không bị thay thế bởi công nghệ hay các cá nhân có năng lực vượt trội hơn, các Kế toán, Kiểm toán viên cần nâng cao những kỹ năng, trình độ cần thiết để đứng vững trước thị trường luôn thay đổi liên tục.

Trang 1

NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Lê Nguyễn Thanh Thuý

CLB Sara Nguyễn Đặng Yến Nhi

CLB Sara Tăng Minh Khánh

CLB Sara

Tóm tắt

Kế toán, Kiểm toán và quản lý rủi ro là công cụ quản lý kinh tế quan trọng và thiết yếu, có chức năng xây dựng hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách để phục vụ một cách có hiệu quả cho công tác điều hành và ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định của Chính phủ, cũng như của từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Không ngoa khi nói Kế toán, Kiểm toán và quản lý rủi ro là cơ quan đầu não quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế Do có vị trí kinh tế quan trọng, nên cần tạo lập hệ thống pháp lý đồng bộ để thúc đẩy công tác Kế toán - Kiểm toán phát triển toàn diện, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Nhà nước, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu tăng cường hội nhập quốc tế Để bản thân không bị mai một trước sự chuyển biến của thời cuộc, để bản thân không bị thay thế bởi công nghệ hay các cá nhân có năng lực vượt trội hơn, các Kế toán, Kiểm toán viên cần nâng cao những kỹ năng, trình độ cần thiết để đứng vững trước thị trường luôn thay đổi liên tục

Từ khóa: chuyển đổi số, nhu cầu nguồn nhân lực, quản lý rủi ro

1 Giới thiệu về bối cảnh chuyển đổi số

Công nghệ thông tin đang là động lực mạnh mẽ đằng sau sự xuất hiện của các công cụ, hệ thống và phương pháp mới trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán Trí tuệ nhân tạo, học máy, blockchain và điện toán đám mây đang được tích hợp vào quy trình kế toán và kiểm toán, mang lại hiệu suất cao hơn, tính chính xác tăng lên và khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ hơn Điều này tạo ra một cơ hội lớn để tối ưu hóa quy trình công việc, giảm thiểu sai sót và tăng cường khả năng dự đoán và phân tích cho các tổ chức Thực tế cho thấy, lợi ích mà công nghệ số mang lại cho người làm trong ngành kế toán không

Trang 2

bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý Các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển đang nắm bắt và thích nghi với công nghệ mới, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc

Tuy nhiên, cùng với cơ hội là những thách thức đối mặt với ngành kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro Sự chuyển đổi số đòi hỏi nhân lực trong lĩnh vực này phải có kỹ năng và hiểu biết sâu rộng về công nghệ mới Cần phải đào tạo và phát triển lại nhân tài để họ có thể làm việc hiệu quả với các công nghệ mới và sử dụng chúng để tạo ra giá trị cho tổ chức

Ngoài ra, việc bảo vệ thông tin và dữ liệu trở nên càng quan trọng hơn trong bối cảnh này Các tổ chức cần đảm bảo rằng hệ thống của họ đủ an toàn và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu khi tích hợp công nghệ số vào quy trình kinh doanh

Trong tương lai, sự chuyển đổi số sẽ tiếp tục tạo ra những cơ hội mới và đặt ra những thách thức mới cho ngành kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro Việc hiểu biết và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi này sẽ là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại đối với các tổ chức trong ngành này Do đó, các cơ sở đào tạo nhân lực kế toán và kiểm toán cần điều chỉnh chương trình học theo hướng tăng cường tính chủ động, sáng tạo và khai thác các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng đòi hỏi của thời đại kết nối và tự động hóa công nghệ

2 Yêu cầu kỹ năng mới

Hiện nay, thế giới đã bước qua một thời kỳ mới các công nghệ tiến tiến, điện tử hay AI đều được áp dụng phổ biến trong các ngành nghề ở khắp nơi trên thế giới Và ngành nghề kế toán-kiểm toán cũng không gì ngoại lệ cũng bắt đầu chuyển đổi số cho phù hợp với thế giới hiện hành Ngoài những kết quả tốt nó mang lại năng suất cao cho công việc thì cũng ảnh hưởng không ít nhiều đến nguồn nhân lực Điều này yêu cầu những nhân viên kế-kiểm cũng phải hiểu biết và nắm bắt được những công nghệ mới mẻ đó để phù hợp với công việc chánh bị đào thải

Trong sự chuyển đổi số yêu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro, phải hiểu biết về công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng Công nghệ thông tin đã đóng vai vô cùng trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu suất và chính xác trong các quy trình kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro Việc hiểu biết về công nghệ này giúp nhân viên nắm được các công cụ và phương pháp áp dụng để tối ưu hóa quy trình làm việc, đồng thời nắm vững những xu hướng và tiềm năng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực này Công nghệ thông tin đã có những ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực này Ví dụ, sử dụng phần mềm kế toán giúp tự động hóa quy trình nhập dữ liệu, tính toán và các bài báo cáo Trong kiểm toán, công nghệ thông tin được áp dụng để xác minh tính chính xác của dữ liệu và tìm kiếm dấu hiệu của gian lận Trong quản lý rủi ro, công nghệ thông tin giúp tạo ra các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu để giám sát và

Trang 3

ứng phó với các rủi ro tiềm ẩn Việc có thể ứng dụng được công nghệ thông tin sẽ giúp con người có nhiều cơ hội mới hơn trong công việc để không bị đào thải

Trước đây, quy trình kế toán kiểm toán hầu như chỉ tập trung vào việc thu thập và kiểm tra các tài liệu Tuy nhiên, với sự phát triển của dữ liệu lớn (big data), việc sử dụng và phân tích dữ liệu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong công việc kế toán kiểm toán Đây là một bước tiến quan trọng giúp tăng cường sự chính xác, hiệu quả và toàn diện trong kiểm toán tài chính Dữ liệu lớn (big data) có vai trò quan trọng trong ngành kế toán kiểm toán Việc thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn giúp các công ty kiểm toán hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh và mong muốn của khách hàng của khách hàng và tăng cường khả năng xác định rủi ro Dữ liệu lớn cũng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về các giao dịch trên thị trường và sự kiện kinh tế, từ đó giúp kiểm toán viên có thể đưa ra những phát hiện quan trọng và đưa ra những phân tích chi tiết hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp Việc làm việc với dữ liệu lớn trong kế toán kiểm toán mang đến nhiều thách thức và cơ hội Một trong những thách thức lớn nhất là khả năng xử lý và phân tích một lượng lớn dữ liệu Việc có một nguồn nhân lực hiểu biết về những công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu hiệu quả để xử lý dữ liệu lớn trở thành một thách thức đáng kể Tuy nhiên, việc làm việc với dữ liệu lớn và biết cách phân tích chúng sẽ giúp các kế-kiểm toán viên nâng cao biết được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó cải thiện và nâng cao các quy trình làm việc của doanh nghiệp hơn Đây cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp các nhân viên ghi được điểm cộng trong mắt các doanh nghiệp của mình

Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy là những công nghệ đang được áp dụng trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và quản lý rủi ro Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu quả và đáng tin cậy của công tác kế toán kiểm toán và quản lý rủi ro Trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong kế toán kiểm toán và quản lý rủi ro để tăng cường khả năng tự động hóa các công việc Với sự phát triển của AI, các quy trình lặp lại và thủ công trong kế toán kiểm toán có thể được giảm bớt Học máy là một phần quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong kế toán kiểm toán và quản lý rủi ro Thông qua việc lập trình máy tính để từ dữ liệu và tạo ra các mô hình, học máy có thể dự đoán các xu hướng và kết quả trong lĩnh vực này Với việc ứng dụng hai thứ này thường xuyên thì công việc sẽ trở nên nhanh hơn và năng suất cũng tăng lên nhiều hơn nên sẽ không cần con người phải làm nhiều như trước, sẽ gây ra hiện tượng đào thải đối với những nhân viên kế toán làm việc theo kiểu truyền thống xưa nay Cho nên việc có thể ứng dụng các kỹ năng mới trong thời kỳ chuyển đổi này là vô cùng cần thiết

Trang 4

3 Tăng cường tuân thủ quy định và tiêu chuẩn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia, thì nhu cầu tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán quốc tế là điều thiết yếu Kế toán – Kiểm toán được đánh giá là công cụ kinh tế quan trọng, điều này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực này phải có hiểu biết sâu rộng về các quy tắc và chuẩn mực chuyên môn

Năng lực và điều kiện phát triển giữa các quốc gia không giống nhau, nên mỗi các quốc gia trên thế giới đều chọn cho mình các chuẩn mực riêng, như GAAP, CAS, VAS, Sự tồn tại của nhiều chuẩn mực riêng biệt sẽ tạo ra nhiều vấn đề bất cập trong quá trình hợp tác, trước hơn hết là khó khăn trong việc so sánh các báo cáo tài chính, từ đó dẫn đến sự kém hiệu quả trong quá trình đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Để sự hợp tác phát triển thuận lợi, suôn sẻ, IFRS được ban hành để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới Hiện nay có trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng bộ chuẩn mực IFRS (International Financial Reporting Standards - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế), chỉ có Việt Nam cùng 8 quốc gia khác vẫn đang sử dụng chuẩn mực riêng Nhìn nhận được thực trạng đó, vào 16/03/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết số 345/QĐ-BTC chấp thuận Đề án triển khai IFRS tại Việt Nam nhằm áp dụng chính thức theo 3 giai đoạn trong vòng từ 2020 - 2025 Với đích đến cuối cùng là bắt buộc mọi doanh nghiệp (trừ một số ít điều kiện không được áp dụng) trên mọi lĩnh vực, mọi thành phần phải tuân thủ IFRS

Trong quyết định về việc phê duyệt chiến lược Kế toán - Kiểm toán đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu cụ thể : “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị; xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến kế toán - kiểm toán phục vụ hoạt động của các đơn vị và hoạt động quản lý, giám sát kế toán - kiểm toán.”

Kế toán hiện nay không còn cần phải làm những công việc như lập hóa đơn, tín dụng, các khoản phải thu, thu tiền thanh toán, xử lý đơn đặt hàng của nhà cung cấp, hoặc khách hàng và các khoản phải trả, xử lý bảng lương, xử lý chi phí và đi lại Ngày nay Kế toán – Kiểm toán đã được công nghệ nâng tầm vị thế nghề nghiệp lên một cương vị mới, họ có thể trở thành các chuyên gia phân tích, nhà quản lý dữ liệu, giám đốc kinh doanh Để có thể ngồi được những vị trí ấy, họ phải khả năng phù hợp, tầm nhìn xa trông rộng, kèm theo đó là sự tinh thông về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành

4 Thách thức về an ninh thông tin

Trong thời đại chuyển đổi số, an ninh thông tin trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng kỹ thuật số hóa, trong đó thông tin và

Trang 5

dữ liệu trở thành tài nguyên vô cùng quý giá Tuy nhiên, việc tích hợp công nghệ số cũng mở ra hàng loạt nguy cơ và rủi ro về an ninh thông tin, cần phải được xử lý một cách có hiệu quả và toàn diện

Một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành này là bảo vệ thông tin và dữ liệu khỏi các mối đe dọa trực tuyến Dữ liệu kế toán và kiểm toán thường chứa đựng các thông tin nhạy cảm về tài chính, thông tin cá nhân và doanh nghiệp, và việc một lỗ hổng bảo mật có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín và hoạt động của tổ chức Các mối đe dọa bao gồm các hình thức tấn công mạng, vi rút, phần mềm độc hại và cuộc tấn công từ phía bên ngoài hoặc bên trong tổ chức

Ngoài ra, vấn đề về phòng chống gian lận cũng đặt ra một loạt thách thức mới trong môi trường kỹ thuật số Các kẽ hở trong hệ thống hoặc việc không tuân thủ quy trình an toàn có thể tạo điều kiện cho các hành vi gian lận hoặc gian lận thông tin tài chính Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về phát hiện và ngăn chặn gian lận

Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, như GDPR (General Data Protection Regulation) ở châu Âu, cũng là một thách thức quan trọng đối với các tổ chức Đảm bảo rằng dữ liệu của khách hàng được xử lý và lưu trữ một cách an toàn và tuân thủ các quy định pháp lý trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh

Đối mặt với các thách thức về an ninh thông tin trong môi trường chuyển đổi số, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ thông tin và dữ liệu của tổ chức Cần có sự đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân tài, cũng như việc triển khai các biện pháp an ninh thông tin hiệu quả để đảm bảo sự an toàn và tin cậy trong hoạt động kinh doanh

5 Tầm quan trọng của khả năng thích nghi và học hỏi

Để thành công trong ngành kế toán và kiểm toán, tinh thần học hỏi và cập nhật kiến thức là rất quan trọng Các nhân viên hay sinh viên cần luôn tìm cách tự học và nghiên cứu để nắm bắt những thay đổi mới trong lĩnh vực này Việc tham gia vào các khoá đào tạo và chứng chỉ chuyên ngành, học thêm nhiều bằng cũng là một cách hiệu quả để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ở thời buổi hiện nay, những người trong ngành kế toán và kiểm toán cần phải theo kịp xu hướng công nghệ mới nếu không muốn bị bỏ lại Điều này bao gồm việc nắm vững các phần mềm và công nghệ kế toán hiện đại, như phần mềm quản lý tài chính, phần mềm kiểm toán và công nghệ đám mây Bằng cách sử dụng công nghệ mới, ngành kế toán và kiểm toán có thể nâng cao hiệu quả làm việc và tối ưu hóa hơn quy trình kế toán truyền thống

Trang 6

Trong bất cứ một ngành nghề nào cũng vậy luôn luôn có sự thay đổi theo thế giới, và ngành kế kiểm cũng không ngoại lệ Muốn thành công thì phải sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi này Điều này đòi hỏi mỗi người theo ngành này sự linh hoạt và khả năng thích nghi để tìm ra giải pháp phù hợp cho mọi tình huống Sẵn sàng nhận diện và thích ứng với những thay đổi sẽ giúp chuyên gia kế toán và kiểm toán tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động

6 Cơ hội nghề nghiệp và phát triển

Trong thời đại chuyển đổi số, ngành kế toán, kiểm toán đang chứng kiến sự lan rộng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và công nghệ số Sự phát triển này không chỉ đặt ra những thách thức mới mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và phát triển cho người lao động trong ngành

Một trong những cơ hội đáng chú ý nhất mà bối cảnh chuyển đổi số mang lại là khả năng làm việc tại các công ty công nghệ Các công ty này đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển hệ thống kế toán và kiểm toán hiệu quả để đảm bảo sự minh bạch và tin cậy trong hoạt động kinh doanh Do đó, có cơ hội cho những người làm việc trong ngành để tham gia vào các dự án và sản phẩm công nghệ mới, từ việc tối ưu hóa quy trình kế toán đến phát triển các giải pháp kiểm toán tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo

Bên cạnh đó, môi trường đổi mới và sáng tạo của ngành công nghệ thông tin mở ra cơ hội học hỏi không ngừng và phát triển sự nghiệp Những người làm việc trong ngành có thể tham gia vào các khóa đào tạo, hội thảo và chương trình học liên quan đến các công nghệ mới và phương pháp làm việc tiên tiến trong kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro Việc nắm bắt và áp dụng các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này không chỉ giúp cải thiện kỹ năng cá nhân mà còn tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Trong khi các doanh nghiệp chuyển đổi sang các hệ thống số, nhu cầu về an ninh thông tin và tuân thủ quy định ngày càng tăng Kế toán kiểm toán có thể đóng vai trò trong việc đảm bảo tính toàn vẹn và tuân thủ của dữ liệu tài chính và thông tin trong môi trường số hóa Sử dụng dữ liệu lớn và các công cụ phân tích, kế toán kiểm toán có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp và dự đoán xu hướng tương lai

7 Kết luận và triển vọng

Trong bối cảnh chuyển đổi số nhu cầu về nguồn nhân lực nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế-kiểm và quản lý rủi ro thì đều rất cần thiết và quan trọng Những điểm chính về nội dung này như:

Về kỹ năng mới thì những người học hay làm trong ngành này thì đều cần biết một số kỹ năng về việc sử dụng các công nghệ máy móc, phải hiểu biết về công nghệ thông tin để có thể thích nghi với sự thay đổi của ngành tốt hơn đẻ không bị bỏ lại và đào thải

Trang 7

Về quy định và tiêu chuẩn của ngành thì trong thời kỳ chuyển đổi điều này sẽ trở nên khắt khe hơn và pháp luật sẽ quản lý chặt chẽ hơn về quy đinh, những dịch vụ hoạt động trong ngành để tránh vi phạm Thì người lao động trong ngành

Về thông tin trong ngành, khi ngành này thì khi ngành này phát triển thì sẽ mang đến rất nhiều thông tin nhưng điều này vừa có lợi nhưng cũng đầy rủi ro đối với các chuyên viên hay người lao động trong ngành về việc thông tin giả, dễ bị haker, phải bảo vệ dữ liệu và thông tin

Để có thể thích nghi tốt với sự thay đổi và đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp thì người lao động cần phải tiếp thu thông tin và học hỏi thêm nhiều cái mới, kỹ năng mới nếu không muốn bị bỏ lại

Mặc dù đối mặt với những thách thức lớn, nhưng cũng tạo được nhiều cơ hội mới cho những người đang làm trong ngành này Những công ty lớn luôn tạo điều kiện tốt về môi trường làm việc và về công nghệ giúp những người lao động làm việc tốt hơn và phát triển bản thân hơn

Trong tương lai với sự thay đổi của công nghệ thì ngành này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nó sẽ đưa ra nhiều dịch vụ, hoạt động tốt cho mọi người Và với sự phát triển này nhiều khi sẽ thay thế hẳn các quy trình kế toán truyền thống trước đây Như vậy để không bị thay thế thì những người học và làm trong ngành này cũng phải thay đổi bản thân học hỏi tiếp thu các kiến thức mới, học thêm các kỹ năng về công nghệ điện tử, hay học thêm các bằng nâng cao để hoàn thiện bản thân đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực

Tài liệu tham khảo

Đỗ Thị Hồng Hạnh (2023, 10 22) Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam

Được truy lục từ Tạp chí Tài chính: trong-linh-vuc-ke-toan-tai-viet-nam.html

https://tapchitaichinh.vn/chuyen-doi-so-GS.TS Đoàn Xuân Tiên – nguyên Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Chủ tịch Hiệp

hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (2021, 11) Xu hướng phát triển công nghệ số trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 – Những tác động, thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán Được truy lục từ Tạp chí Kế toán và Kiểm toán

Lê Minh Khái (2022, 05 23) Quyết định về việc phê duyệt chiến lược Kế toán - Kiểm

toán đến năm 2023 Được truy lục từ Thư viện pháp luật:

TTg-2022-Chien-luoc-ke-toan-kiem-toan-den-2030-514149.aspx

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Quyet-dinh-633-QD-Ngô Thế Chi, Trần https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Quyet-dinh-633-QD-Ngô Trung Hiếu, Vũ Minh Châu (2022) Phát triển nguồn nhân

lực kế toán Tài chính vĩ mô, 5 - 10

Trang 8

Nguyễn Thị Phương (2019, 05) Kỷ yếu Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư: Những

vấn đề đã đặt ra Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Được truy lục từ

Thư viện Lâm Đồng: Ha/publication/351709945_Cac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_cua_viec_chuyen_doi_sang_ke_toan_tren_co_so_don_tich_tai_cac_don_vi_hanh_chinh_su_nghiep/links/60a5e4c8a6fdcc3f30ef84c0/Cac-nhan-to-anh-huong-den-hie

https://www.researchgate.net/profile/Dang-Thu-Phạm Thị Hậu (2023, 04 24) Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại

Việt Nam Được truy lục từ Tạp chí Tài chính:

https://tapchitaichinh.vn/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan-tai-viet-nam.html

Thảo Miên (2022, 05 15) Bộ Tài chính và JICA tổ chức Diễn đàn hợp tác áp dụng

IFRS tại Việt Nam lần thứ hai Được truy lục từ Thời báo tài chính Việt Nam:

Nguyễn Minh Trang (2023, 6 17) Thực trạng và giải pháp áp dụng IFRS vào các doanh nghiệp Việt Nam Được truy lục từ Tạp chí Công thương:

cac-doanh-nghiep-viet-nam-106018.ht

Ngày đăng: 18/09/2024, 22:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN