1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI SỐ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong thời đại số và hội nhập quốc tế ngày nay, ngành kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, sự lan rộng của thương mại điện tử, và sự tăng cường hợp tác quốc tế đang tạo ra môi trường kinh doanh phức tạp và đa dạng. Trong bối cảnh này, việc định hình tương lai của các ngành này đòi hỏi sự chuyển đổi, sáng tạo và tuân thủ các tiêu chuẩn đầu ra mới. Trong khi đó, các yếu tố bên ngoại bao gồm sự thay đổi trong quy định và chuẩn mực quốc tế, tác động của các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu, cũng như sự gia tăng của các vấn đề về bảo vệ môi trường và xã hội. Từ đó, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về bối cảnh phức tạp mà ngành kế toán và kiểm toán đang phải đối mặt, từ các thách thức về bảo vệ dữ liệu đến những yêu cầu ngày càng tăng về tuân thủ quy định. Bằng cách phân tích và đánh giá sâu hơn về các vấn đề này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc bảo vệ và củng cố uy tín của ngành trong thời đại số và hội nhập quốc tế.

Trang 1

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ TRONG

BỐI CẢNH THỜI ĐẠI SỐ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Đào Ngọc Dũng Clb SARATrịnh Xuân Như Quỳnh

Clb SARAPhạm Di Cát Tường

Clb SARATrần Thị Mỹ Nhân

Clb SARA

Tóm tắt

Trong thời đại số và hội nhập quốc tế ngày nay, ngành kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, sự lan rộng của thương mại điện tử, và sự tăng cường hợp tác quốc tế đang tạo ra môi trường kinh doanh phức tạp và đa dạng Trong bối cảnh này, việc định hình tương lai của các ngành này đòi hỏi sự chuyển đổi, sáng tạo và tuân thủ các tiêu chuẩn đầu ra mới Trong khi đó, các yếu tố bên ngoại bao gồm sự thay đổi trong quy định và chuẩn mực quốc tế, tác động của các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu, cũng như sự gia tăng của các vấn đề về bảo vệ môi trường và xã hội Từ đó, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về bối cảnh phức tạp mà ngành kế toán và kiểm toán đang phải đối mặt, từ các thách thức về bảo vệ dữ liệu đến những yêu cầu ngày càng tăng về tuân thủ quy định Bằng cách phân tích và đánh giá sâu hơn về các vấn đề này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc bảo vệ và củng cố uy tín của ngành trong thời đại số và hội nhập quốc tế

Từ khóa: hội nhập quốc tế, quản lý rủi ro, thời đại số, tiêu chuẩn đầu ra 1 Giới thiệu về ngành Kế toán, Kiểm toán và Quản lý rủi ro

Trong công cuộc chuyển đổi số của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến sự thay đổi của các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế trong đó có ngành Kế Toán, Kiểm toán Khác với nền kinh tế trước về việc thay đổi này giúp cho công việc kế kiểm không bị giới hạn về khoảng cách địa lý Đồng nghĩa với việc có thể thực hiện công việc Kế toán, Kiểm toán ở bất cứ lĩnh vực nào trên thế giới và việc quản lý rủi ro cũng sẽ đơn giản hơn

Trang 2

Đối với Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Luật Kế toán) Cụ thể hơn kế toán là quá trình thu thập, ghi nhận, xử lý, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lưu trữ và trình bày một cách có hệ thống để phục vụ cho các đối tượng sử dụng như: chủ doanh nghiệp, người quản lý, nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước… Có thể nói rằng kế toán là công việc làm cho các con số biết nói

Bên cạnh Kế toán, một công việc khác cũng có mối liên hệ mật thiết đó là kiểm toán Kiểm toán là việc kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của kiểm toán viên về báo cáo tài chính, sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của quá trình kế toán tại một doanh nghiệp Người làm kiểm toán thường phải dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm về công tác kế toán

Ngoài ra quản lý rủi ro hầu hết đều có tất cả trong lĩnh vực đặc biệt xuất hiện nhiều trong các ngành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp vì đây là một quá trình quan trọng nó trao quyền cho doanh nghiệp với các công cụ cần thiết để xác định và xử lý đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn Một khi rủi ro đã được xác định, thì rất dễ dàng để giảm thiểu nó Bên cạnh đó, quản lý rủi ro cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận vì vậy để có được mục tiêu đạt hiệu quả cao đó chúng ta cần phải có ngành Kế toán, Kiểm toán và Quản lý rủi ro phù hợp trong thời đại số và hội nhập quốc tế

Thế giới dần thay đổi, chúng ta càng thích ứng mạnh với thời đại kỹ thuật số và các vai trò của Kế toán, Kiểm toán và Quản lý rủi ro càng thể hiện rõ ràng hơn trong các hoạt động kinh doanh nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là thu nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp Nhưng trong cuộc điều tra của Đại học Oxford tiến hành từ năm 2013 và mới được công bố về những ngành nghề có nguy cơ bị robot thay thế, kết quả cho thấy 97,6% công việc của kế toán công việc của kế toán sẽ bị tin học hóa trong tương lai gần, trong khi nghề kiểm toán viên chiếm 95,3% công việc sẽ bị tự động hóa thay thế Theo Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đồng thời là người đã ra mắt cuốn sách “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4” nhận định: “Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế.”

Dù đang sống trong thời đại với máy móc thì con người cũng sẽ không bị robot thay thế hoàn toàn nếu tiếp tục phát triển những kỹ năng tốt trong các ngành nghề đặc biệt Kế toán Kiểm toán và Quản lý rủi ro hiện đang tiếp xúc mạnh mẽ với công nghệ thông tin Lợi ích của Kế toán – Kiểm toán và Quản lý rủi ro đem lại nhiều lợi ích trong công cuộc Cách mạng 4.0 lần này Về vai trò của Kế toán – Kiểm toán là kiểm tra các hoạt động, đánh giá xác nhận và đảm bảo độ tin cậy và tính minh bạch rõ ràng Hoạt động dịch vụ

Trang 3

kế toán, kiểm toán không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tạo lập thông tin kinh tế tài chính theo quy định của luật pháp, góp phần tăng trưởng kinh tế mà quan trọng hơn là tăng cường tính công khai, minh bạch của thông tin tài chính và làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia…

Qua các phân tích trên đây là những vai trò thiết yếu nhất của Kế toán – Kiểm Toán trong các lĩnh vực kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp

Giúp thiết lập ngân sách: Theo như chúng ta biết ngân sách luôn gắn liền trong việc

thu nhập, một ngân sách tổng thể toàn diện đều bắt đầu với các dự báo thu nhập và các khoản chi phí cần có sau đó tạo ra các báo cáo để bạn hoạt động theo đó Một ngân sách rõ ràng ràng chi tiết sẽ biết được bạn nên chi tiêu những gì cần có và dự kiến sẽ có để

tránh tình trạng thâm hụt ngân sách

Phân tích chi phí: Kế toán hiệu quả giúp bạn hiểu chi phí để sản xuất và bán sản phẩm

của mình theo cách cho phép bạn thấy các khối lượng bán hàng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của bạn như thế nào Bước đầu tiên là chia chi phí của bạn thành chi phí chung và chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của bạn có thể không đổi nếu bạn bán nhiều lần cùng một sản phẩm Chi phí chung của bạn, bao gồm các chi phí như bảo hiểm, tiếp thị, tiện ích và tiền thuê văn phòng, sẽ giảm trên mỗi đơn vị khi bạn bán được

nhiều đơn vị hơn, cho phép bạn giảm giá để tăng số lượng và thị phần

Tìm kiếm xu hướng: Công việc này đòi hỏi một Kế toán – Kiểm toán cần cập nhật liên

tục về giá bán sản phẩm để biết được tổng doanh thu của sản phẩm đó nên tăng doanh thu hay giảm doanh thu để doanh nghiệp không bị thua lỗ Để giúp cho việc tìm kiếm dễ hơn thì chúng ta cần thống kê các hành vi mua hàng của những người tiêu dùng đối với sản phẩm mà họ đang dùng nếu sản phẩm đó được ưa chuộng thì tiếp tục cho tăng số sản phẩm đó còn nếu tỷ suất lợi nhuận thu hẹp thì cần xem xét liệu chi phí sản xuất

hoặc chi phí chung có phải là vấn đề hay không

Quản lý khoản nợ: Là một kế toán viên thì cần phải xem xét cẩn thận các khoản nợ để

đảm bảo rằng bạn không tăng lãi suất một cách không cần thiết bằng cách chỉ trả các khoản thanh toán tối thiểu khi bạn có tiền mặt dư thừa có thể giúp bạn tránh điều này Bộ phận tài chính của bạn cũng nên theo dõi các báo cáo và điểm số tín dụng của bạn để đảm bảo rằng bạn không làm hỏng khả năng nhận được các khoản vay và lãi suất tín

dụng tốt nhất có thể

Với những công việc của một Kế toán – Kiểm toán thì việc quản lý rủi ro vẫn nằm trong những vai trò quan trọng không thể thiếu trong một hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp

Trang 4

Quản lý rủi ro giúp cho doanh nghiệp tránh những rủi ro không đáng có và tăng tỷ lệ thành công cho mỗi dự án, việc lựa chọn mang tính đúng đắn để định hướng tốt cho tương lai cùng phát triển những ước tính có tính thực tế để cuối cùng đạt được mục tiêu quan trọng nhất của dự án Trong thời đại kỹ thuật số ngành Kế toán – Kiểm toán và Quản lý rủi ro vẫn không tránh khỏi những khó khăn cần được giải quyết dù công nghệ thông tin mang đến cho chúng ta những nguồn thông tin thực tế, nhiều cơ hội đầu tư cho việc phát triển dự án mang tính toàn cầu nhưng song song vẫn đem đến những rủi ro trong hệ thống tài chính

Rủi ro về thông tin, dữ liệu sẽ bị đánh cấp và rò rỉ do từ các công việc thư điện tử được chuyển tới được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung Các đối tượng xấu có thể lợi dụng các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức để thực hiện các mục đích phá hoại, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ quan kiểm toán

Vì vậy việc quản lý rủi ro cần thiết cho các hoạt động kinh doanh khác nhằm đảm bảo tính an toàn cho mỗi doanh nghiệp cho nên để phù hợp với thời đại kỹ thuật số thì Kế toán – Kiểm toán và Quản lý rủi ro nắm vai trò vững chắc cho một nền kinh tế và để bắt kịp thời đại thì chúng ta cần phải sử dụng khôn khéo các công cụ của công nghệ thông

tin mang lại cho chúng ta mà không bị thay thế hoàn toàn

2 Bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, xu hướng áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, blockchain, công nghệ chuyển đổi số trong hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp ngày càng được phổ biến Qua đó, ta có thể thấy được tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ thông tin cùng với sự thay đổi trong quy định và tiêu chuẩn quốc tế Hơn nữa, các thỏa thuận thương mại tự do cũng tác động sâu sắc đến ngành Kế toán, Kiểm toán và Quản lý rủi ro

Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển công nghệ thông tin được thể hiện qua việc sử dụng khoa học dữ liệu trong các nghiệp vụ kiểm toán và kiểm định chất lượng dịch vụ đang trở nên đa dạng trong các doanh nghiệp Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ chuỗi khối (Blockchain), nghiên cứu kết hợp phân tích dữ liệu lớn (Big Data) đang có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực Kế toán, kiểm toán và quá trình quản lý rủi ro được coi là một trong những chủ đề hàng đầu cần được quan tâm, thảo luận trong bối cảnh chuyển đổi số của thời đại Trong thực tế, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào ngành kế toán mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Áp dụng công nghệ 4.0 với mục tiêu không chỉ tối ưu hóa sức lao động của con người mà vẫn đem lại nhiều giá trị kinh tế cho doanh nghiệp Và đó cũng là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực Tại Việt Nam hiện nay, các công việc kế toán, kiểm toán thường

Trang 5

được thực hiện trên hồ sơ, sổ sách và giấy tờ Trong khi đó, cách mạng công nghiệp chuyển đổi số yêu cầu việc chuyển hóa toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp thành các thông tin điện tử, chuyển lên các phần mềm quản trị để giảm thiểu rủi ro, sai sót, vừa giúp tối ưu chi phí nhân sự, phân tích xử lý phục vụ cho việc báo cáo số liệu một cách nhanh chóng, kịp thời mà vẫn đảm bảo hiệu quả là rất quan trọng và cần thiết

Trên thực tế, đối với ngành ngân hàng, việc bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động ngân hàng diễn ra trực tuyến đặc biệt cẩn trọng Ví dụ trong việc đảm bảo các cuộc giao dịch diễn ra an toàn và đảm bảo quyền lợi khách hàng, ông Phạm Tấn Lộc- Giám đốc khối dịch vụ ngân hàng số Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, Upcom: VBB) về việc hạn chế tối đa việc lừa đảo, và kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ để phòng, chống các gian lận tài chính Ông cho biết “Nếu như trước đây, khách hàng muốn mở tài khoản ngân hàng, mở thẻ ATM,…thì phải đến trực tiếp giao dịch tại quầy, Tuy nhiên, giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh được kết nối Internet, các bước cần thực hiện để mở tài khoản ngân hàng diễn ra không quá 3 phút và có thể mở ở bất cứ nơi đâu” Bên cạnh lợi ích về tiết kiệm được thời gian, giải pháp này còn giúp các ngân hàng giảm được chi phí về nhân lực, chi phí thuê các mặt bằng, trụ sở Ngoài ra ông cho biết, những bước trong hệ thống như công nghệ gọi điện trực tuyến (video call) sẽ giúp ghi lại các bằng chứng của khách hàng xác nhận mở tài khoản, làm cho rủi ro lừa đảo trong đăng ký tài khoản, mở thẻ giảm thiểu đáng kể so với trước đây

Qua đó, có thể thấy rằng để thiết lập hệ thống, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực có hiểu biết chuyên sâu về thiết kế phần mềm trực tuyến, hiểu biết chuyên môn về các nghiệp vụ giao dịch trong ngân hàng Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam, nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu vừa có kiến thức về chuyên môn trong ngành kế toán- kiểm toán, vừa có sự hiểu biết về công nghệ thông tin hay kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều Vì vậy, việc trau dồi kỹ năng tin học, học thêm kiến thức công nghệ thông tin, mài dũa khả năng ngoại ngữ đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán là điều rất quan trọng để chuẩn bị bước vào thị trường lao động có xu hướng phát triển mới Đối với ngành kế toán- kiểm toán, về việc bắt kịp xu hướng chuyển đổi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards, viết tắt là IFRS) của nhiều quốc gia trên thế giới, theo dữ liệu thống kê vào tháng 4 năm 2018 của IFRS.org, có hơn 144/166 quốc gia đã áp dụng IFRS Tuy nhiên tại Việt Nam cũng đang bắt đầu kế hoạch chuyển đổi áp dụng vào năm 2025 Với mục đích hội nhập và tạo ra sự thống nhất của chuẩn mực kế toán toàn cầu, việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc- IFRS của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ giúp Báo cáo tài chính công ty trở nên minh bạch, thống nhất Đối với các công ty, tập đoàn đa quốc gia, việc chuyển đổi còn giúp giảm thiểu chi phí chuyển đối báo cáo tài chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý nhân sự bằng ngôn ngữ kế toán chung của thế giới Hơn

Trang 6

nữa, IFRS giúp kế toán, kiểm toán viên cũng như các nhà đầu tư trên thế giới có thể dễ dàng so sánh và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó họ có dễ dàng kiểm tra cũng như ra các quyết định đầu tư phù hợp

Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community- AEC), thương mại dịch vụ nắm giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác nhằm mục đích tăng cường phát triển kinh tế, giao lưu trao đổi văn hóa giữa các quốc gia Bên cạnh khung pháp lý về dịch chuyển thể nhân, miễn visa, việc công nhận bằng cấp, chứng chỉ lẫn nhau là một trong những yếu tố quan trọng hướng đến tự do hóa thương mại dịch vụ trong Cộng đồng kinh tế Việc công nhận chứng chỉ hành nghề tại một quốc gia khác rất cần thiết trong việc hỗ trợ những cam kết tiếp cận thị trường, thúc đẩy ký kết đàm phán

Hơn nữa, việc công nhận chứng chỉ hành nghề giữa các quốc gia làm giảm thiểu chi phí và thời gian để có sự công nhận về trình độ chuyên môn, Trong bối cảnh xu hướng hiện nay khi những khó khăn về mở cửa thị trường đã có sự thay đổi từ các biện pháp biên giới như thuế quan cho đến các chính sách nội địa (cụ thể là quy định nội địa), sự thừa nhận lẫn nhau là công cụ hiệu quả để hỗ trợ cho việc tự do hóa thương mại Đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro, chứng chỉ ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) là một trong những chứng chỉ đáng giá được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA Chứng chỉ ACCA được công nhận trên toàn cầu và mang đến nhiều cơ hội để tiếp cận đến kiến thức quốc tế, cung cấp cho người học kiến thức cùng kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực kiểm soát, quản trị rủi ro doanh nghiệp, quản lý tài chính, hiệu suất doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, lập báo cáo tài chính, thuế,….Do đó, theo xu hướng hội nhập quốc tế, việc có được chứng chỉ ACCA sẽ làm tăng cơ hội chạm đến công việc đáng mơ ước cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trên toàn cầu

3 Thách thức và cơ hội

Việc chuyển đổi số trong thời đại ngày nay và Hội Nhập Quốc tế đang trở thành xu hướng chung của toàn cầu; việc này tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực nói chung và ngành Kế Toán - Kiểm Toán nói riêng Sự xuất hiện của những công nghệ tiến bộ và hiện đại hơn đem lại cho các Kế toán - Kiểm toán viên những lợi thế và cơ hội tiềm năng giúp nâng cao vị thế ngành kế-kiểm; nhưng ta cũng không thể phủ nhận những thách thức mà ta phải đối mặt do những công nghệ tiên tiến này đem đến trong bối cảnh hiện giờ Thực tế ngày nay, chuyển đổi số và hội nhập đã trở thành một điều bắt buộc và cần thiết đối với doanh nghiệp nói chung cũng như các cá nhân nói riêng nếu muốn phát triển và tồn tại trong thị trường cạnh tranh, đào thải gay gắt như hiện nay

Nhận biết được những chuyển biến quan trọng, các doanh nghiệp đã tiến hành quy trình chuyển đổi số, nâng cao sự quan tâm tới giá trị của dữ liệu, coi trọng cải tiến quá trình hội nhập vào quốc tế Nhưng từ đây đã phát sinh các khó khăn đã dần hiện rõ

Trang 7

● Thách thức:

Sự cạnh tranh gay gắt: Sự cạnh tranh trong thời kỳ Cách Mạng Công Nghệ 4.0, không

chỉ xuất hiện ở những công ty đang cung cấp các dịch vụ kế toán - kiểm toán, mà còn có sự tham gia của các công ty công nghệ thông qua việc đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ blockchain được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, khiến cho các công ty kế toán truyền thống khó khăn hơn trong việc chiếm thị phần và có khả năng bị thu hẹp phạm vi hoạt động

Tăng cường tuân thủ quy định, và áp dụng công nghệ mới trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế: Những chuẩn mực, quy tắc kế toán dù đã được xây dựng theo

chuẩn mực quốc tế và điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Nhưng vẫn còn tồn tại khoảng cách đáng kể, ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hội nhập của ngành kế toán - kiểm toán trong việc hòa nhập với quốc tế

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn nhiều hạn chế: Dù được đầu tư về

các trang thiết bị cũng như công nghệ hiện đại và tiến bộ nhất nhưng vẫn chưa được lắp đặt trên diện rộng khiến cho việc đồng bộ hóa nghiệp vụ kế - kiểm toán vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc đồng nhất toàn bộ Và bên cạnh đó, ta còn phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp, lộ thông tin mật hay làm mất dữ liệu do hệ thống bảo mật thông tin còn sơ sài và non yếu, dễ dàng bị xâm nhập nếu không có sự phòng tránh kịp thời và liên tục

Trình độ nhân sự còn nhiều hạn chế: Khả năng công nghệ của các Kế toán - Kiểm

toán Việt Nam tuy có cải tiến hơn so với trước nhưng không đáng kể Nghiệp vụ của kế toán, kiểm toán hiện nay chủ yếu vẫn còn được làm bằng thủ công Với các công nghệ mà Cách Mạng Công Nghệ 4.0 mang lại chuyển hóa toàn bộ các dữ liệu thành thông tin số, vừa phong phú, vừa thuận tiện tra cứu Vì thế, xét về dài hạn, nếu kế - kiểm toán viên không trang bị cho bản thân kiến thức về công nghệ, sẽ gặp khó khăn trong công việc chuyên môn Có một cuộc khảo sát cho thấy trên We are social cho rằng: kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ của các kế - kiểm toán viên ngày nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều

Chi phí đầu tư rất cao: Việc đầu tư, trang bị các trang thiết bị công nghệ buộc ta phải

chi trả một khoản phí khổng lồ trong việc lắp đặt, tự động cập nhật và duy trì công nghệ đó vì có thể nói công nghệ luôn được cải tiến và đổi mới thường xuyên nên khiến cho những gì ta trang bị trong khoảng thời gian ngắn sẽ bị lỗi thời; do đó việc đòi hỏi chi phí khá cao để thường xuyên nâng cấp hệ thống của chính mình để không bị tụt lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số và hội nhập quốc tế là điều bắt buộc

● Cơ hội:

Trang 8

Khả năng tăng cường hiệu suất: Làn sóng Cách Mạng Công Nghệ 4.0 đã đem đến

cho các kế - kiểm toán viên được tiếp xúc được những phần mềm, ứng dụng rất tiện lợi với chi phí hợp lý nhưng giúp tận dụng hiệu quả nguồn lực, tối ưu hóa thời gian, nhân lực, giảm thiểu chi phí phải bỏ ra

Cải thiện chất lượng dịch vụ: Chuyển đổi số và công tác hội nhập quốc tế tác động

mạnh mẽ đến ngành kế - kiểm toán Việt Nam, không đơn giản chỉ là công cụ tạo cơ hội cho các công ty kế toán nâng cao chất lượng, dịch vụ mà còn là dịp tiếp cận với hệ thống kế - kiểm toán quốc tế; nhờ đó mở rộng thị phần dịch vụ kế toán nhờ kết nối internet thông qua các kênh truyền thông Và với đó, hệ thống mạng kết nối không dây, dữ liệu số hóa sẽ giúp nghiệp vụ kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý

Việc tổ chức thực hiện công tác chuyên môn kế-kiểm toán: Nhờ được thực hiện một

cách đơn giản, dễ dàng, tăng hiệu quả từ việc rút ngắn thời gian trong việc thu thập các thông tin bằng công nghệ thay vì bằng thủ công, xử lý, sắp xếp nhanh thông tin, cung cấp thông tin, lưu trữ bảo quản, thông tin kế toán và tổ chức bộ máy được thiết kế gọn nhẹ, tối thiểu chi phí đến mức thấp nhất cho doanh nghiệp Nhờ khả năng xử lý số lượng lớn dữ liệu một cách nhanh gọn và đơn giản và cũng như thực hiện được cùng lúc nhiều yêu cầu, để đạt kết quả cần thiết

Dễ dàng thu thập được các thông tin, dữ liệu: Các kế - kiểm toán viên sẽ thuận tiện

và nhanh chóng hơn trong việc tìm kiếm, tra cứu thông tin cần thiết mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian Kế - kiểm toán viên có thể thu thập dữ liệu cần thiết để làm việc ngay và có thể làm việc online không cần đến văn phòng như trước đây nhưng với điều kiện là có đường truyền và công cụ là máy tính Tỷ lệ mức độ to lớn của trung tâm dữ liệu sẽ thuận với giúp khả năng phân tích thông tin và quản trị dữ liệu trong lĩnh vực kế - kiểm toán hiện nay sẽ càng có nhiều thuận tiện hơn

4 Chuẩn đầu ra và cơ sở đào tạo

Sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên của kỹ thuật số đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp ở nhiều lĩnh vực và các loại hình doanh nghiệp Công nghệ thông tin đã trở thành then chốt cho sự thành công của một tổ chức và không thể không nói đến Kế toán – Kiểm toán và Quản lý rủi ro cũng bị ảnh hưởng

Để có thể bắt kịp thời đại những Kế toán – Kiểm toán và Quản lý rủi ro cần có các chuẩn đầu ra để có thể cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường Để trở thành một người chuyên nghiệp của ngành Kế toán – Kiểm toán và Quản lý thời gian thì phải có đủ 5 kỹ năng cần thiết hội tụ thành một mảng giúp người học có khả năng xử lý tốt mọi công việc của một Kế toán – Kiểm toán viên

Kỹ năng tính toán: Đối với một Kế toán – Kiểm toán việc tính toán là một kỹ năng vô

cùng quan trọng vì nó luôn gắn liền với những con số Nếu như bạn tính toán giỏi thì đã

Trang 9

là một điều thuận lợi trong ngành này nhưng điều quan trọng là kỹ năng phân tích nhạy

bén để nhìn ra những liên kết giữa các con số với nhau

Kỹ năng phân tích logic: Không chỉ có ngành Kế - Kiểm đều sử dụng kỹ năng này mà

còn áp dụng cho các ngành khác nhưng vẫn sử dụng nhiều nhất và thường xuyên đối với

Kế toán – Kiểm toán

Kỹ năng sử dụng máy tính: Đã là một Kế toán – Kiểm toán thì máy tính là vật bất lý

thân và không thể thiếu trong công việc của bạn Đòi hỏi bạn phải có kỹ năng máy tính thành thạo để giúp công việc bạn đỡ áp lực và hoàn thành đúng hạn

Kỹ năng giao tiếp: Chắc hẳn ai cũng biết đến kỹ năng này vì đây là điểm mấu chốt để

bạn có thể tự tin ứng xử mọi tình huống và giao tiếp một cách trôi chảy, thể hiện bạn là một người có chuyên môn trong lĩnh vực đó Để có thể được như vậy bạn cần phải rèn luyện hằng ngày để có thể thuyết phục khách hàng của mình trong việc báo cáo tài chính

dễ dàng

Kỹ năng quản lý thời gian: Cuộc sống hằng ngày diễn ra đều có thể thay đổi để chúng

ta có thể bắt kịp được nhưng đối với thời gian thì vẫn chạy dài trên một khoảng thời gian vì nó làm để đo lường các sự vật, hiện tượng khác, mang tính trừu tượng Khi thời gian trôi qua thì chúng ta đã bỏ lỡ mà không thể nào quay lại được vì thời gian không chờ đợi một ai hết “Thời gian là vàng bạc” mà không ai có thể mua được Người bỏ lỡ thời gian là tự hủy chính bản thân mình, thời gian càng đi thì xã hội càng thay đổi bắt buộc con người phải theo kịp mới thích ứng được nên việc quan trọng là cần thu xếp thời gian một cách đúng đắn tránh việc lãng phí Quản lý thời gian là tiến độ tổ chức, thu xếp và đặt công việc lên hàng đầu, hoạt động trong cuộc sống để sử dụng thời gian hiệu quả nhất Mục đích của việc quản lý thời giờ nhằm tăng công suất làm việc, giảm áp lực, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn và có thời gian dành cho các hoạt động giải trí,

nghỉ ngơi, sở thích cá nhân

Đối với ngành Kế - Kiểm thì việc quản lý thời gian rất áp lực và vạch ra rõ ràng để có thể hoàn thành đúng hạn mà công việc được giao Một Kế toán – Kiểm Toán chuyên nghiệp sẽ biết quản lý thời gian tốt và thúc đẩy công suất làm việc có hiệu quả

Song với những kỹ năng trên thì cũng cần phát triển về các kỹ năng mềm (thành thạo tiếng anh với Ielts 5.0 trở lên và Toeic 450 điểm, ) và các chứng chỉ hành nghề khác như: ACCA, CPA, CMA, CFA,… để cho việc phỏng vấn công việc và tìm việc làm dễ dàng hơn Với quản lý rủi ro cũng cần có các kỹ năng để giải quyết các tình huống bất trắc xảy ra nên cần có các kỹ năng chuyên môn như sau:

Nhận dạng rủi ro: Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của

doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro

Trang 10

Phân tích và đo lường rủi ro: Phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro

xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hoặc tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại

Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm

nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất

Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc

lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất Ngoài việc thành thạo các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thì bạn cần có kiến thức sâu rộng về công nghệ thông tin để phục vụ cho thời đại kỹ thuật số phù hợp với hội nhập quốc tế Vai trò của công nghệ thông tin đi đôi với Kế toán – Kiểm toán và Quản lý rủi ro vì nó mang đến những thông tin hữu ích, chính xác hơn và phân tích dữ liệu rõ ràng giúp cho con việc dễ thực hiện Một số công nghệ đã ứng dụng vào ngành Kế toán – Kiểm toán như: Trí tuệ nhân tạo (Al), Internet kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud computing) và chuỗi khối (Blockchain) Nhờ có những ứng dụng này đã không ích mang lợi rất nhiều thành tựu, năng suất làm việc cao hơn, đảm bảo tính minh mạch và thông tin được lưu trữ cẩn thận Bên cạnh đó bạn cũng đang sống trong thế giới với môi trường đa văn hóa và đa quốc gia nên bạn cần có các kỹ năng đáp ứng được

Kỹ năng giao tiếp: Bởi bạn thấy thì bất cứ lĩnh vực nào thì giao tiếp vẫn giữ vị trí quan

trọng và không thể thiếu ở bất cứ thời đại nào

Khả năng làm việc nhóm: Trước khi tốt nghiệp thì các sinh viên khoa Kế - Kiểm cần

phải có các yếu tố để đáp ứng đủ điều kiện cho các kỹ năng phần mềm chứ không riêng các kỹ năng cứng Cũng như Albrecht và Sack (2000) đã xác định nhu cầu kỹ năng mềm của một ngành kế toán Mỹ tốt nghiệp để ngầm đánh giá các khuyết điểm mà các sinh viên ngành kế toán mắc phải và cho biết các nhu cầu cần thiết khi ra trường Những sinh viên khi được hỏi về những yêu cầu mà ngành Kế - Kiểm đưa ra để trở nên giỏi hơn, khẳng định được tầm quan trọng của bản thân thì họ nói rằng yếu tố làm việc nhóm là vô cùng quan trọng vì nó đòi hỏi phải có đầu óc nhạy bén, mọi mặt đều phải xử lý hết sức bình tĩnh khi giải quyết một vấn đề của nhóm, ngoài ra khi tiếp xúc dần với nhóm thì có thể nhìn thấy rõ thái độ làm việc của mỗi thành viên và phần trăm tham gia khi đóng góp bài tiểu luận hay một bài thuyết trình mà nhóm đảm nhiệm Trong môi trường đa văn hóa thì các bạn cần phải thấu hiểu tư duy của nhau để làm việc ăn ý nhầm hỗ trợ

nhau trong mọi công việc

Sự linh hoạt và sẵn lòng học hỏi: Trong môi trường đa văn hóa, nhân viên cần có sự

linh hoạt để thích nghi với những tình huống và quy trình công việc khác nhau Sẵn lòng

học hỏi và chấp nhận sự khác biệt giúp mở rộng kiến thức và kỹ năng của bản thân

Ngày đăng: 18/09/2024, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w