Áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi lợn nái giống; thức ăn và dinh dưỡng; chăm sóc và quản lý; chuồng trại và thú y nhằm nâng cao năng suất sinh sản lợn nái MC từ 5
Trang 1NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐÀN LỢN GIỐNG MÓNG CÁI CAO SẢN
TẠI ĐỊNH HOÁ - THÁI NGUYÊN
Phạm Sỹ Tiệp 1 , Nguyễn Văn Lục 1 , Tạ Bích Duyên 1 , Nguyễn Đức Tuân 2 , Lường Văn Vượng 2 ,
Phạm Văn Giám 2 , Lường Văn Luân 2 và Nông Đình Thiết 2 ,
1 Viện Chăn nuôi; 2 Phòng Nông nghiệp và PTNT Định Hóa
*Tác giả liên hệ : Phạm Sỹ Tiệp - Phòng Khoa học - Viện Chăn nuôi Tel: (04) 38.385.022/ 0913.506.505 ; Fax: (04) 38.389.775; Email: phamsytiep@gmail.com
ABSTRACT
Development of the high yielding Mong Cai sow herds in Dinh hoa district,Thai nguyen province
Mong cai (MC) is the famous local pig breed in Northern Vietnam Developing MC sows herd in Dinh hoa
district, Thai nguyen province to increase pig productivity is very important From October/2006 to March/2008,
this project was implemented in Dinh hoa – Thai nguyen Some main results were summarized below:
Application of a pack of the suitable technical solutions in mountainous condition contributed to increase the
reproduction of nucleus herds of Mong cai sows Compared to data of the existing Mong cai sows Dinh Hoa, the
number of born alive, number of litter/year, birth weight of piglets, 70 day weight of piglets, number of born
alive at day 70th of the nucleus MC sow herd increased by 11.14 – 13.11; 2.76; 8.53; 12.19 and 11.56 – 12.10,
respectively
The profit/per animal from nucleus sows and from crossbred pigs was increased by 31 and 33 %, respectively
Key words: Mong cai breed, nuclear Mong cai sows, MC Productivity, MC reproductive traits
ĐẶT VẤN ĐỀ
Định hoá là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, với diện tích 520,75 km2, dân số là
88.780 người, trong đó 90% là người dân tộc thiểu số Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn Đàn
lợn nái sinh sản ở huyện Định Hoá hầu hết là giống lợn nội Lợn Móng Cái (MC) chiếm
khoảng 50% trong tổng đàn lợn nái, nhưng do không được chọn lọc, chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng, chuồng trại và thú y kém nên có tầm vóc nhỏ, năng suất sinh sản thấp Theo số liệu
thống kê của Phòng Nông nghiệp Huyện (2004), năng suất sinh sản trung bình của đàn lợn nái
như sau: Số lợn con sơ sinh sống/ổ từ 8,1-8,8; số lợn con cai sữa (50 ngày)/ổ là 7,1 - 7,4 con;
khối lượng sơ sinh đạt 0,5 - 0,6 kg, và khối lượng cai sữa (50 ngày) là 8 - 10 kg/con Năng
suất chăn nuôi lợn thịt thấp: khối lượng bắt đầu (70 ngày tuổi): 13 - 14 kg, khối lượng kết thúc
(235 ngày tuổi): 60 - 65 kg tăng khối lượng/ngày là 217,1g và tiêu tốn là 5,1 - 5,7kgTA/kg P
MC là giống lợn nội phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, với những đặc điểm: động dục sớm, đẻ
nhiều con, chống chịu bệnh tốt và dễ nuôi Theo Nguyễn Văn Đức (2003) và Phạm Sỹ Tiệp
(2004), năng suất lợn nái MC tại trại Thành Tô và nông hộ ở đồng bằng Sông Hồng như sau:
Số lợn con sơ sinh sống/ổ: 10,2 - 11,6; khối lượng sơ sinh 0,6 - 0,8 kg/ con (MC thuần) và 0,9
- 1,1 kg/con (lợn lai); số lượng lợn con cai sữa (lợn lai) 50 ngày: 9,5 - 10,4 con /ổ, khối lượng
lợn thịt ở 180 ngày đạt 75 - 80 kg/con
Như vậy, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn trong nông hộ ở Định Hoá bằng con
đường phát triển lợn MC năng suất,chất lượng cao và áp dụng rộng rãi tiến độ kỹ thuật (giống,
thức ăn, chuồng trại, quản lý, thú y… ) là những vấn đề cấp thiết cần giải quyết hiện nay
Trang 2VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu đề tài
Xác định thực trạng chăn nuôi lợn trong nông hộ, trang trại nhỏ Áp dụng các giải pháp kỹ
thuật tiên tiến trong chăn nuôi lợn nái (giống; thức ăn và dinh dưỡng; chăm sóc và quản lý; chuồng trại và thú y) nhằm nâng cao năng suất sinh sản lợn nái MC từ 5-10%; góp phần nâng cao tỷ lệ đàn lợn nái cao sản trong toàn huyện từ 10 đến 15% và xây dựng được 5 mô hình đàn Móng cái hạt nhân trong nông hộ, trong đó vừa có nái MC hạt nhân cao sản để sản xuất lợn hậu bị chất lượng cao, vừa có nái MC đại trà (phổ thông) sản xuất lợn lai F1 (ngoại x MC) cung cấp cho sản xuất, thu được hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường sinh thái tại huyện
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái nguyên
Thời gian thực hiện: 18 tháng từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2008
Điều tra thực trạng chăn nuôi lợn ở Định Hóa
Điểm điều tra: Chọn 4 xã có số lượng lợn lớn, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn chọn 10 gia đình
có chăn nuôi nhiều lợn và nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn
Phương pháp điều tra: Thu thập thông tin từ phỏng vấn trực tiếp nông dân bằng bộ câu hỏi
và lấy số liệu thống kê từ chính quyền địa phương Phân tích số liệu điều tra, tổ chức hội thảo cùng với nông dân xác định thứ tự ưu tiên trong nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến
Các giải pháp về giống: Chọn lọc 20 - 30 lợn nái MC có ngoại hình đẹp, năng suất sinh sản
cao nhất từ đàn nái MC tại địa phương, đánh số tai để theo dõi Mua thêm 20 lợn cái MC hậu
bị (8 tháng tuổi) và 4 lợn đực MC 10 - 12 tháng tuổi từ Trại lợn giống MC thuộc Công ty Chăn nuôi Hải Phòng, bổ sung cho các hộ có đàn nái MC địa phương đã được chọn lọc, nhằm xây dựng “đàn nái MC hạt nhân ” trong nông hộ Lợn đực MC giống giao cho các hộ đang nuôi đực nội để thay thế đàn lợn đực giống kém chất lượng để sản xuất ra lợn MC hậu bị (làm tươi máu đàn nái MC tại địa phương) Ghép đôi giao phối; phối giống cho đàn nái hạt nhân
Các giải pháp về thức ăn: Xây dựng các khẩu phần thức ăn cho lợn trên cơ sở các nguồn nguyên
liệu sẵn có tại địa phương; nuôi thử nghiệm trên lợn MC và lợn lai F1 (ngoại x MC)
Các giải pháp về quản lý, chuồng trại, và vệ sinh thú y: Sổ sách bảng biểu ghi chép về sinh
sản của đàn lợn giống như: thẻ lợn nái đẻ, sổ ghi thức ăn, sổ ghi phối giống… Giúp nông dân cải tiến chuồng trại cho phù hợpvới lợn nái thuộc “đàn hạt nhân ”
Xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
Chọn 5 hộ trong đàn Móng Cái hạt nhân có quy mô từ 5 lợn nái MC trở lên, có điều kiện kinh
tế và kỹ thuật để xây dựng 5 mô hình chăn nuôi lợn nái MC vừa sản xuất lợn cái hậu bị cao sản (từ những lợn mẹ thuộc đàn hạt nhân) vừa sản xuất lợn thịt, con lai F1 (ngoại x MC) (từ những lợn mẹ đại trà) Hỗ trợ nông dân đầu tư sửa chữa chuồng trại cho đạt tiêu chuẩn, xây mới 2 bể biogas tại 2 gia đình, cung cấp các bảng biểu theo dõi năng suất của các loại lợn.So sánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của đàn hạt nhân với đàn đại trà, của mô hình trước và sau khi tiến hành đề tài Đối tượng: lợn nái chửa, nái nuôi con, lợn con và lợn thịt Thí nghiệm theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về các nhân tố thí nghiệm Lô thí nghiệm
Trang 3cho ăn TAHH và lô đối chứng sử dụng truyền thống (gồm ngô, bột sắn, cám gạo, thức ăn thừa
và rau nấu chín)
Các chỉ tiêu theo dõi
Đối với lợn nái: Tuổi động dục lần đầu (ngày); Tuổi đẻ lứa đầu (ngày); Số con đẻ ra còn sống
(con), Khối lượng sơ sing(Pss kg); Số con cai sữa 70 ngày (con), khối lượng cai sữa (kg);
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa); Giá thành/ kg lợn cai sữa 70 ngày tuổi (đồng); Hiệu quả kinh tế
Đối với lợn thịt: Tăng khối lượng/ngày (g); Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg);Tỷ lệ
thịt xẻ, tỷ lệ nạc; Giá thành/kg thịt lợn hơi (đồng); Hiệu quả kinh tế
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê sinh học trên chương trình MINITAB 11.2
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả điều tra hiện trạng chăn nuôi lợn tại huyên Định Hoá
Quy mô đầu lợn/hộ và cơ cấu giống lợn
Số lợn nái bình quân/hộ là 0,18 con, lợn thịt là 2,69 con Cơ cấu giống lợn, điều tra tại 120 hộ
có lợn nái, tỷ lệ nái địa phương 48,8 - 54,2%; đàn nái Móng cái 45,48 - 50,55% (Bảng 1):
Bảng 1: Quy mô và cơ cấu giống đàn lợn
Thịnh
Xã Định Biên
Xã Thanh Định
Xã Điềm Mặc
Tổng cộng
1 Tổng số hộ/xã (hộ)
Trong đó tỷ lệ
Sử dụng thức ăn nuôi lợn và kỹ thuật chăn nuôi lợn
Bảng 2: Chất lượng thức ăn cho lợn tại 4 xã điều tra (%/kg TA dạng khô không khí)
Số liệu Bảng 2 ta thấy, mức năng lượng trong khẩu phần nuôi lợn tại các xã điều tra đáp ứng ở
mức 87,12- 100%, mức protein đáp ứng được từ 50- 66%
Khả năng sản xuất của lợn nái MC và lợn nái địa phương tại cơ sở điều tra
Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái MC đều cao hơn lợn nái địa phương từ 4,43 –
27,7%, tuổi đẻ lứa đầu của lợn MC sớm hơn 11,30%; số con sơ sinh sống/ ổ và số lợn con
xuất chuồng 70 ngày tuổi/ lứa cao là 4,43 và 5,72% Kết quả ở Bảng 3
Nguyên nhân chủ yếu là vấn đề dinh dưỡng thức ăn và điều kiện chuồng trại quá kém làm cho
lợn luôn còi cọc, tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ chết cao
Trang 4Bảng 3: Khả năng sinh sản của lợn nái MC và lợn nái địa phương
Kết quả áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn tại địa phương
Từ số liệu điều tra và hội thảo, chọn 10 hộ gia đình có đàn nái MC tốt, năng suất sinh sản cao
để thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi lợn nái
Kết quả thực hiện các giải pháp về giống
Từ kết quả ghép đôi giao phối; phối giống thuần chủng giữa lợn đực MC thuần với đàn nái hạt nhân để nâng cao số lợn nái MC tươi máu bổ sung cho đàn Hạt nhân, chúng tôi đã cung cấp được 127 lợn cái hậu bị MC thuần có chất lượng cao cho đàn nái cao sản Hạt nhân (Bảng 4)
Bảng 4: Số lượng đàn nái MC cao sản hạt nhân mở
Trước
đề tài
Sau
đề tài
Trước
đề tài
Sau
đề tài
Trước
Đề tài
Sau
đề tài
3 Đàn MC cao sản tăng so với
trước đề tài (%)
Kết quả thực hiện các giải pháp về thức ăn
Kết quả xây dựng các công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn nái và lợn thịt từ các loại thức ăn sẵn có tại Định Hoá, Thái Nguyên
Các mẫu nguyên liệu thức ăn chủ yếu tại Định hoá, kết quả phân tích thành phần hoá học của các loại nguyên liệu đảm bảo đủ dinh dưỡng khi phối hợp khẩu phần cho các loại lợn Trên cơ
sở tiêu chuẩn TCVN -1547 -1994, chúng tôi đã lập các công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho các loại lợn Các mẫu TAHH đã được phân tích thành phần hóa học và được điều chỉnh
để đạt được yêu cầu về giá trị dinh dưỡng phù hợp cho từng loại lợn
Kết quả nuôi thử nghiệm các khẩu phần thức ăn hỗn hợp trên đàn lợn tại nông hộ thuộc 2
xã Đồng Thịnh và Điềm Mặc, huyện Định Hoá, Tháí Nguyên
Đối với lợn nái chửa Số liệu ở bảng 5 cho thấy, các chỉ tiêu về số con SSS/ổ và Pss/ổ của lô
thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng từ 8,59 – 25,90 % Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê
rõ rệt (P<0,05) Khi sử dụng TAHH hoàn chỉnh từ các nguyên liệu sẵncó đã góp phần đemlại hiệu quả cao đối với chăn nuôi lợn nái chửa so với nuôi bằng thức ăn cổ truyền
Trang 5Bảng 5 Kết quả thí nghiệm thức ăn HH cho lợn nái chửa tại nông hộ
Đối với lợn nái nuôi con
Bảng 6 Kết quả thí nghiệm thức ăn HH cho lợn nái nuôi con
Chữ cái (a,b,c ) Trong cùng hàng ngang, các giá trị có số mũ là những chữ cái khác nhau thì có sự sai khác thống kê rõ rệt (P<0,05) (*): Tính theo giá thức ăn và ngày công tại Định Hoá, tháng 9/2007
Số liệu ở Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đề cai sữa của lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm là 4,64%; số con và khối lượng CS 45 ngày/con của lô thí nghiệm cao hơn
lô đối chứng từ 15,12 và 7,12% Giá thành sản xuất 1kg lợn con cai sữa khi sử dụng TAHH là
25.500đ rẻ hơn 1.150đ so với sử dụng thức ăn truyền thống
Đối với lợn con sau cai sữa
Bảng 7 Kết quả thí nghiệm thức ăn HH cho lợn con sau cai sữa
Các chữ (a,b ) Trong cùng hàng ngang, các giá trị có số mũ là những chữ cái khác nhau thì có sự sai khác thống kê rõ rệt (P<0,05) (*): Tính theo giá thức ăn và ngày công tại Định Hoá, tháng 9/2007
Trang 6Số liệu ở Bảng 7 cho thấy, tăng khối lượng BQ/ngày của 2 lô đạt từ 296,40-259,20gram; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,81-2,93 kg Tỷ lệ chết của lợn con từ cai sữa đến 70 ngày tuổi ở lô sử dụng TAHH giảm 6,83% so với thức ăn cổ truyền Giá thành 1 kg lợn con 70 ngày tuổi ở lô sử dụng TAHH đã làm giảm được 4,71%
Đối với lợn nuôi thịt
Bảng 8 Kết quả thí nghiệm thức ăn HH cho lợn nuôi thịt
4 Khối lượng kết thúc TN 145 ngày /con (kg) 70,63 a ± 3,16 65,92 b ± 4,11
Các chữ cái(a,b ) Trong cùng hàng ngang, các giá trị có số mũ là những chữ cái khác nhau thì có sự sai khác thống kê rõ rệt (P<0,05) (*): Tính theo giá thức ăn và ngày công tại Định Hoá, tháng 9/2007
Số liệu ở Bảng 8 cho thấy, tăng khối lượng bình quân/ngày của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 8,32%; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 3,58-3,87kg Giá thành 1 kg lợn thịt xuất chuồng con lai F1 (ngoại x MC) sử dụng TAHH đã làm giảm được 4,24% Kết quả trên tương tự như Hoàng Nghĩa Duyêt (1999) Sử dụng TAHH, làm giảmTTTA/kg tăng khối
lượng 3,48-5,85% so với TA cổ truyền
Kết quả thực hiện các giải pháp chuồng trại, và vệ sinh thú y
Chúng tôi đã hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí cho nông dân cải tiến chuồng trại, cung cấp máng
ăn, núm uống cho lợn nái, hỗ trợ sửa chữa hoặc xây mới hệ thống Biogas
Bảng 9 : Kết quả khảo nghiệm kiểu chuồng nuôi lợn sinh sản
Lợn nái Móng Cái hạt nhân
TT Chỉ tiêu
ĐVT
Chuồng cải tiến
Chuồng
cổ truyền
TN/ĐC
Bệnh đường tiêu hóa
%
%
2,71 a ± 0,21 9,33 a ± 0,65
16,16 b ± 0,87 28,35 b ± 1,14
- 13,45
- 19,02
Chữ cái (a,b ) Trong cùng hàng ngang, các giá trị có số mũ là những chữ cái khác nhau thì có sự sai khác thống kê rõ rệt (P<0,05)
Số liệu ở Bảng 9 cho thấy, lợn nái MC được nuôi trong kiểu chuồng cải tiến cho năng suất sinh sản cao hơn nuôi ở kiểu nền cổ truyền là 9,98% Sự sai khác rõ rệt ở mức P0,005 Tỷ lệ nuôi sống đến 70 ngày ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 7,66% Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm ở lợn con giảm từ 13,45-19,02% Kết quả này có xu hướng tương tự như Hoàng Nghĩa Duyệt (1999), Phạm sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Đồng (2001)
Trang 7Kết quả xây dựng mô hình nuôi lợn nái móng cái năng suất cao tại huyện Định Hoá
Kết quả theo dõi từ 42 lợn nái MC hạt nhân (21 nái phối với lợn đực MC và 21 nái phối với lợn đực ngoại) tại 5 xã xây dựng mô hình (Bảng 10) cho thấy:
Bảng 10: Năng suất chăn nuôi lợn nái, lợn thịt F1 trước và sau khi xây dựng mô hình
hạt nhân x đực MC
Nái hạt nhân x
đực ngoại
Nái MC đại trà x đực ngoại
Chữ cái a,b Theo hàng ngang, các ô có chữ cái khác nhau thì có sự sai khác P < 0,05 (*): Số liệu điều tra tháng 2 năm 2007; (**): số liệu báo cáo từ các mô hình tháng 4/2008
Khi sản xuất lợn Móng Cái hậu bị, các chỉ tiêu về năng suất ở đàn hạt nhân cao hơn đàn đại
trà từ 8,53-13,11% Số con SSS/ổ và số con 70 ngày tuổi/ổ tăng từ 11,56-13,11%; khối lượng
SS và khối lượng 70 ngày tuổi tăng từ 8,53-10,53%
Khi sản xuất lợn thịt F1: số con SSS/ổ và số con 70 ngày tuổi/ổ tăng từ 9,13 -12,10%; khối
lượng SS và khối lượng 70 ngày tuổi tăng từ 11,14 -12,19%; số lứa đẻ/nái/năm tăng 2,76%
Đối với lợn nuôi thịt: Sau 225 ngày nuôi, khối lượng trung bình của lợn thịt đạt 74,3 kg với
tăng trọng/ngày đạt 317,67 gam, cao hơn 46,84% so với trước khi tiến hành đề tài Tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ là 46,34%, cao hơn năm 2006 là 2,19% Các kết quả trên tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến (1997), Phạm Sỹ Tiệp, Võ Thị Hồng Hạnh (1997) và Nguyễn Văn Đức (2003)
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái và lợn thịt tại các mô hình
Hiệu quả chăn nuôi lợn nái MC cao sản (hạt nhân) của 5 mô hình tại 5 xã năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008 được trình bày tại Bảng 11
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái và lợn thịt tại các mô hình (*)
sx MC hậu bị
MC đại trà sx lợn nuôi thịt F1
(ngoại x MC)
F1 (ngoại x MC) nuôi thịt, quy mô
50 – 70 con/lứa
Trang 8- Lãi 1000đ 1.279 1.424 17.405
(*): Giá tại Định Hóa, tháng 3/2008
Tại thời điểm đầu năm 2008, giá lợn MC hậu bị tại đây là 70.000đ/kg lợn con giống, người
nuôi được lãi 1.279.000đ/lứa lợn con, hiệu quả trên 1 đồng vốn đầu tư là 0,31 Giá lợn giống
F1 nuôi thịt tại đây là 40.000đ/kg lợn con giống, được lãi 1.424.000đ/lứa lợn con, hiệu quả trên 1 đồng vốn đầu tư là 0,33 Đối với lợn thịt, giá 40.000đ/kg lợn hơi, đàn lợn thịt được lãi
17.405.000đ/lứa, hiệu quả trên 1 đồng vốn đầu tư là 0,11
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận : Ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật (giống, thúc ăn, chuồng trại) phù hợp
với Định hóa đã góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn nái MC ở đàn hạt nhân so với đàn đại trà từ 8,53-13,11%: số con SSS/ổ tăng 11,14-13,11%; số con 70 ngày tuổi/ổ tăng từ 11,56-12,10%; khối lượng SS và khối lượng 70 ngày tuổi tăng 8,53-12,19%; số lứa đẻ/nái/năm tăng 2,76%; giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa của lợn 13,46-19,02% Đàn lợn MC cao sản của 5 mô hình đã mang lại lợi nhuận trên 1 đồng vốn đầu
tư cho người chăn nuôi từ 0,30-0,33 (đối với nái hạt nhân) và 0,11 (đối với chăn nuôi lợn thịt, tăng năng suất sinh sản đàn nái MC trong huyện 7,85-12,19% và số lượng lợn MC cao sản/tổng số lợn MC trong toàn huyện từ 96 con lên 156 con hay 29,48%
Đề nghị : Cho phát triển các mô hình chăn nuôi lợn nái Móng cái hạt nhân ra sản xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyen Van Duc, Giang Hong Tuyen, (1997) Some characters of productivity of Mong cai breed in Northern
Vietnam International Training Center on Pig Husbandry Newsletter January 1997, Lipa city, Philippines, pp.7-8
Nguyen Van Duc, (2003) The abilities of reproductive performance of Mong cai sows in kept in Thanh To and
Dong Trieu breeding farm The Animal Husbandry journal, June 2003 pp.7-9
Hoang Nghia Duyet, (1999) The results of investigating the reproduction ability of Mong Cai sows kept in
Central Vietnam (Science & technology journal of Agriculture & rural development 9/1999
pp.265-266
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Định Hóa (2004) Số liệu thống kê năm 2004
Pham Sy Tiep, Nguyen Thi Hong Hanh, (1997) The results of fattening productivity of crossbred F1 (Yorkshire
x Mong Cai) in Tuyen quang province BsC thesis, Thai Nguyen Agriculture and Forestry College,
1997
Pham Sy Tiep, Nguyen Van Dong, (2001) Study on using the suitable ratio of cassava mill in ration for
crossbreeds (Yorkshire x Mong Cai) fattening pigs National Seminar on Animal Science 2001 HCM city, 28-30 July 2001 pp.286-292
Pham Sy Tiep, (2004) Pig production in Vietnam northern mountainous area International Seminar on
Pre-weaning mortalities and improving swine production Hue University of Agriculture and Forestry, Hue, 27-29 March 2004
*Người phản biện: TS Nguyễn Quế Côi ; PGS.TS Nguyễn Văn Đức