Rủi ro pháp lý

Một phần của tài liệu 160 Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 25)

Là rủi ro liên quan đến luật pháp khi có vấn đề khiếu kiện phát sinh. Vấn đề pháp lý trong giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ rất phức tạp do các bên liên quan ở các quốc gia khác nhau, trong môi trường pháp lý và hệ thống pháp luật khác nhau. Khi điều chỉnh các hoạt động ngoại thương nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng thì các bên thường dẫn chiếu các tập quán quốc tế, trong phương thức tín dụng chứng từ thì đó là UCP. Tuy nhiên việc áp dụng này không ngăn cản tòa án áp dụng luật pháp quốc gia. Các kết luận của Phòng thương mại quốc tế đối với các vụ tranh chấp chỉ mang tính chất tương đối vì nó không bắt buộc các bên phải thi hành trong khi bản án của tòa có thể làm ngân hàng phát hành trì hoãn thậm chí không thanh toán.

1.2.2.5. Rủi ro quốc gia

Là rủi ro xảy ra do sự bất ổn của môi trường kinh tế – chính trị của một nước. Những sự kiện chính trị như chiến tranh, bạo động, sự thay đổi các chính sách của quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ và có thể gây rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là ngân hàng chiết khấu.

Ngoài ra, rủi ro quốc gia có thể xảy ra khi giao dịch với các nước bị cấm vận.

1.2.2.6. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại cho các bên liên quan. Thậm chí có trường hợp các bên tham gia còn hợp tác với nhau để lừa bên còn lại. Trong phương thức tín

dụng chứng từ, các bên tham gia thường ở cách xa nhau nên khó nắm rõ những thông tin về uy tín, đạo đức kinh doanh, năng lực tài chính của nhau. Nếu rủi ro đạo đức xảy ra, ngân hàng sẽ bị thiệt hại nặng nề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Những kiến thức trình bày trong chương 1 đã cho chúng ta nắm được những vấn đề cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và một số phương thức thanh toán quốc tế khác.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến khái niệm về rủi ro và đưa ra một số rủi ro đối với ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ.

Đó là cơ sở lý luận để chúng ta tìm hiểu và phân tích thực trạng rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH II – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Một thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt nam trong những năm qua là sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2001 - 2007

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Xuất khẩu 15.029 16.706 20.149 26.503 32.223 39.605 48.561 Nguồn: http://www.moit.gov.vn Theo tin từ Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 đạt 30,8 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2007. Đây là một kết quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động.

Bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm. Ngoài việc đóng góp lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế, sự tăng trưởng của xuất khẩu còn là một trong những yếu tố đánh giá sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao (điện tử và linh kiện máy tính).

Trong năm 2007, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tăng trưởng mạnh, 10 mặt hàng và nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỉ USD là: thủy sản, gạo, cà phê, cao

su, dầu thô, dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí (Năm 2006 sản phẩm cơ khí không thuộc danh sách này).

Trong đó, ngoài 4 mặt hàng có kim ngạch lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản - kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3 tỉ USD, thì 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ cũng đã đạt trên 2 tỉ USD. Cụ thể, thủy sản đạt 3,75 tỷ USD; dầu thô 8,4 tỷ USD; dệt may 7,7 tỷ USD; giày dép 3,9 tỷ USD; điện tử và linh kiện máy tính 2,2 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,34 tỷ USD. Đặc biệt, nhóm sản phẩm cơ khí đã có sự tăng trưởng rất mạnh từ xấp xỉ 1 tỷ USD năm 2006 lên 2,2 tỷ USD trong năm 2007.

Về thị trường xuất khẩu, tuy có biến động nhất định nhưng nhìn chung các thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn duy trì được sự ổn định: Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (49,11%) với kim ngạch đạt xấp xỉ 24 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2006; Thị trường châu Âu chiếm 20,5% với kim ngạch đạt 9,96 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2006, trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường khối EU với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tới 91,3%, số còn lại là thị trường Liên bang Nga, các nước SNG và một số nước Đông Âu ngoài EU; Thị trường châu Mỹ chiếm 24,3% với kim ngạch 11,68 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch trên 10 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng xuất khẩu của cả nước; Thị trường châu Phi – Tây Nam Á hiện tỷ trọng còn khiêm tốn là 2,4% với kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD. Các thị trường nhỏ lẻ còn lại chiếm tỷ trọng gần 5%, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD.

Mặc dù thị trường xuất khẩu khá ổn định nhưng khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

Xuất khẩu tăng nhanh song dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện rào cản thương mại mới của nước ngoài. Ngoài ra, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương diện: chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp, xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công; quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa diễn ra chậm.

Mặc dù còn một vài hạn chế, song với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu trong những năm gần đây đã thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán xuất khẩu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II - NHCTVN chứng từ tại Sở giao dịch II - NHCTVN

2.2.1. Giới thiệu về NHCTVN và Sở giao dịch II - NHCTVN

Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất của Việt Nam với tên tiếng Anh là Industrial and Commercial Bank of Vietnam (gọi tắt là Incombank).

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay mạng lưới của NHCTVN đã trải rộng toàn quốc, gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội, 2 Văn phòng đại diện, 3 Sở giao dịch, 138 Chi nhánh, trên 700 Phòng giao dịch, Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm. Về quan hệ quốc tế, NHCTVN có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng tại 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Trước nhu cầu của hội nhập quốc tế, từ ngày 15/4/2008, NHCTVN đổi tên tiếng Anh thành Vietnam Bank For Industry And Trade (gọi tắt là VietinBank).

Theo quyết định số 53/QĐ-NHCT ngày 16/10/1997 của Hội Đồng Quản Trị NHCTVN, Sở giao dịch II - NHCTVN chính thức ra đời ngày 1/10/1997 do sự sáp nhập của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thành Phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch II. Tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch II - NHCTVN hiện nay là Vietnam Bank For Industry And Trade – Transaction Office II gọi tắt là Vietinbank – Transaction Office II.

Sở giao dịch II – NHCTVN tọa lạc ngay trung tâm Tài chính – Ngân hàng ở số 79A – Hàm Nghi – Quận I – TP.HCM, một địa điểm rất thuận lợi cho việc phát triển các họat động kinh doanh.

Sở giao dịch II - NHCTVN có chức năng cung ứng các dịch vụ đa dạng về tài chính, ngân hàng cho khách hàng là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Phòng Tài Trợ Thương Mại của Sở giao dịch II – NHCTVN thực hiện các nghiệp vụ: thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C và nhờ thu, chiết khấu chứng từ xuất khẩu theo L/C và nhờ thu, bảo lãnh.

Phòng Tài Trợ Thương mại gồm 17 cán bộ nhân viên (3 lãnh đạo và 14 nhân viên) được chia thành hai bộ phận là Xuất khẩu và Nhập khẩu tạo điều kiện cho việc xử lý nghiệp vụ được chuyên môn hóa hơn nhằm phục vụ tốt nhu cầu khách hàng và đảm bảo chất lượng dịch vụ nhanh và chính xác.

2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II - NHCTVN chứng từ tại Sở giao dịch II - NHCTVN

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, dịch vụ thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch II - NHCTVN cũng đạt sự tăng trưởng đều qua các năm.

Hiện nay, các phương thức thanh toán được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN là: Chuyển tiền (T/T), Nhờ thu và Tín dụng chứng từ. Để thấy rõ vị trí của phương thức tín dụng chứng từ hiện nay, chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế vừa nêu trên trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 2.2: Kim ngạch thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN từ năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu USD Năm Thanh toán xuất khẩu L/C Nhờ thu T/T Tổng cộng

Kim ngạch 162 24 165 351 2005 Tỷ trọng 46,15% 6,84% 47,01% 100% Kim ngạch 156 37 214 407 2006 Tỷ trọng 38,33% 9,09% 52,58% 100% Kim ngạch 127 41 402 570 2007 Tỷ trọng 22,28% 7,19% 70,53% 100%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch II - NHCTVN Tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 của Sở giao dịch II – NHCTVN đạt 322,60 Triệu USD tăng 17,60% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó L/C đạt 59,04 Triệu USD (tỷ trọng 18,30%); Nhờ thu đạt 21,96 Triệu USD (tỷ trọng 6,81%) và T/T đạt 241,60 Triệu USD (tỷ trọng 74,89%).

Bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch thanh toán hàng xuất khẩu của Sở giao dịch II - NHCTVN luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Đây là một kết quả đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và tình hình cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực ngân hàng như hiện nay.

Một khía cạnh cần phân tích nữa là tỷ trọng kim ngạch của phương thức thanh toán nhờ thu và T/T ngày càng tăng trong khi tỷ trọng kim ngạch của phương thức thanh toán L/C ngày càng giảm. Điều này cho thấy một xu hướng là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thích sử dụng các phương thức thanh toán đơn giản hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ sử dụng phương thức nhờ thu và T/T khi phía đối tác đã có mối quan hệ mua bán lâu dài và có uy tín trong thanh toán. Do đó, tuy tỷ trọng có xu hướng thấp dần qua các năm nhưng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn có vai trò quan trọng bởi nó sẽ là phương thức được ưu tiên lựa chọn khi người mua và người bán chưa tin tưởng lẫn nhau. Ngoài ra, thanh toán bằng L/C vẫn hay được sử dụng ở một số thị trường xuất khẩu mặc dù hai bên mua bán đã tin tưởng lẫn nhau thể hiện ở việc L/C quy định 1/3 B/L được gửi thẳng cho người nhập khẩu và cho phép đòi tiền bằng điện (thường thấy ở các L/C xuất thủy sản sang Nhật).

Các biểu đồ sau đây sẽ cho thấy rõ hơn về sự sụt giảm của việc sử dụng L/C trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN

Biểu đồ 2.1: Số mĩn thơng báo và thanh tốn L/C xuất khẩu tại Sở giao dịch II - NHCTVN 1289 1237 1227 3264 2706 2493 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2005 2006 2007 Năm S n Thơng báo L/C (chỉ tính số lần thơng báo L/C, khơng tính số lần thơng báo tu chỉnh) Thanh tốn L/C xuất khẩu

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch thơng báo và thanh tốn L/C xuất

khẩu tại Sở giao dịch II - NHCTVN (Đơn vị: Triệu USD)

114 111 107 162 156 127 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2005 2006 2007 Năm Ki m n g ch Thơng báo L/C (chỉ tính

giá trị thơng báo L/C,

khơng tính đến giá trị

thơng báo tu chỉnh)

Thanh tốn L/C xuất khẩu

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch II – NHCTVN Ở chương 1, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về phương thức tín dụng chứng từ và tùy theo cách phân loại mà chúng ta có nhiều loại L/C khác nhau. Tại Sở giao dịch II – NHCTVN, loại L/C được các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng là loại L/C không hủy ngang (trả ngay hoặc trả chậm, có xác nhận hoặc không xác nhận). Ngoài ra, có một số ít các giao dịch được sử dụng L/C chuyển nhượng. Việc sử dụng L/C nào là do nhu cầu của doanh nghiệp. Tại Sở giao dịch II – NHCTVN, việc thống kê số liệu (đthể hiện trong hai biểu đồ trên) được thực hiện chung cho các loại L/C được sử dụng.

Tuy có sự sụt giảm, nhưng so với nhờ thu và T/T, phương thức tín dụng chứng từ vẫn nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các ngân hàng bởi rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thường xảy ra ở phương thức tín dụng chứng từ. Và nếu trong nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chủ yếu nằm ở khâu cấp tín dụng cho người nhập khẩu thì rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương

thức tín dụng chứng từ đa dạng hơn vì ngân hàng phục vụ người xuất khẩu – bên đòi tiền.

2.2.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN

Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN được thực hiện theo Quy trình của NHCTVN áp dụng cho chi nhánh loại 1, bao gồm các bước sau:

2.2.3.1. Nhận và thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C - Xác nhận L/C

Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng phát hành hoặc các ngân hàng thông báo khác, thanh toán viên sẽ xác thực L/C hoặc sửa đổi L/C trước khi thông báo cho khách hàng. Việc xác thực được thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu 160 Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)