Giải pháp phối hợp từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu 160 Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 64)

3.2.1. Tư vấn khách hàng

Việt Nam tham gia thị trường quốc tế đã khá lâu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện tiếp cận và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, so với các công ty nước ngoài thì các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn đi sau về nhiều mặt. Khi xảy ra tranh chấp, thua thiệt phần lớn vẫn thuộc về phía các doanh nghiệp Việt Nam. Khi doanh nghiệp xuất khẩu gặp rủi ro dẫn đến bị thiệt hại, ngân hàng phục vụ họ cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng nhất là trong trường hợp có chiết khấu. Vì vậy, việc giúp nhà xuất khẩu phòng ngừa rủi ro cũng là biện pháp hữu hiệu để các ngân hàng phòng tránh rủi ro cho mình.

Công tác tư vấn tại Sở giao dịch II – NHCTVN hiện nay vẫn được thực hiện khi khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả hơn, Sở giao dịch II nên chủ động tư vấn cho khách hàng một cách toàn diện để nhà xuất khẩu nắm rõ từ việc ký kết hợp đồng, giao hàng, làm chứng từ cũng như các vấn đề nghiệp vụ liên quan.

Cần tư vấn cho khách hàng về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc ký kết Hợp đồng thương mại. Các doanh nghiệp xuất khẩu không nên dựa hoàn toàn vào L/C mà giao hàng bởi L/C chỉ là cam kết thanh toán của ngân hàng phát

hành còn hợp đồng sẽ quy định rõ trách nhiệm của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đối với các vấn đề liên quan đến giao dịch ngoại thương (mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, thời hạn nhà nhập khẩu mở L/C,… ).

Những chi tiết về các điều khoản của L/C tuy rất nhỏ nhưng sựï tư vấn của ngân hàng là cần thiết để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động đàm phán và thỏa thuận đưa vào hợp đồng, tránh việc tu chỉnh L/C sau này, như các điều khoản về: loại L/C (khi không tin tưởng khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành thì yêu cầu L/C xác nhận), giá cả (FOB, CIF,…), thời hạn giao hàng (tính toán sao cho đủ thời gian để thu mua nguyên liệu và sản xuất), thời hạn xuất trình chứng từ (tính toán sao cho kịp thời gian lập bộ chứng từ), các chứng từ xuất trình theo L/C (nhà xuất khẩu phải có khả năng thực hiện được), ngân hàng phát hành (nên chọn ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tín), cách thức đòi tiền theo L/C (đòi tiền bằng điện nhanh hơn bằng thư),…

Ngoài ra, Sở giao dịch II – NHCTVN nên tổ chức những buổi hội thảo mời các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tham gia nhằm cập nhật những thay đổi liên quan đến tập quán, luật pháp quốc tế cũng như phổ biến những kinh nghiệm và giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp.

3.2.2. Khai thác và cập nhật những thông tin từ phía nhà xuất khẩu

Sở giao dịch II – NHCTVN không nên chỉ cung cấp và tư vấn thông tin cho khách hàng một chiều mà còn phải thu thập những thông tin từ khách hàng liên quan đến thị trường, giá cả, đối tác khách hàng nhập khẩu của họ ở nước ngoài,…

Các thông tin trên nhiều lúc là những cơ sở quan trọng để ngân hàng đưa ra những hướng xử lý đúng đắn, kịp thời. Thông tin về thị trường, giá cả từ những khách hàng hiện tại sẽ giúp ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng mới để đưa ra các quyết định tài trợ (xem xét các hợp đồng họ ký đã theo giá thị trường chưa, thị trường mà họ xuất có rủi ro hay không). Những thông tin về các đối tác

nhập khẩu ở nước ngoài (phá sản, khó khăn về tài chính,…) từ một doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là những căn cứ để Sở giao dịch II – NHCTVN làm cơ sở tư vấn cho các nhà xuất khẩu khác (nếu họ đang giao dịch với nhà nhập khẩu đó) và cũng là căn cứ để ngân hàng có thể xem xét và từ chối chiết khấu những bộ chứng từ mà người mua là nhà nhập khẩu đó.

Nhà xuất khẩu nhiều khi không có đủû kinh nghiệm để xử lý kịp thời những tình huống có thể dẫn đến rủi ro mặc dù họ đang nắm thông tin trong tay.Vì vậy, trong nhiều trường hợp, Sở giao dịch II – NHCTVN còn có thể tư vấn ngược lại nhà xuất khẩu dựa trên những thông tin mà họ cung cấp. Ví dụ: khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đang có tranh chấp mà lỗi thuộc về nhà xuất khẩu (vi phạm hợp đồng chẳng hạn) thì khi nhà xuất khẩu tiếp tục giao hàng cho nhà nhập khẩu thì nhà nhập khẩu có thể kiện nhà xuất khẩu và tòa án ở nước nhập khẩu có thể ra lệnh dừng thanh toán và phong tỏa lô hàng cũng như bộ chứng từ khi nó đã được chuyển đến ngân hàng phát hành.

Công tác khai thác và cập nhật thông tin từ nhà xuất khẩu có thể được thực hiện tại Phòng Tài Trợ Thương Mại vì đây là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng về nghiệp vụ. Ngoài việc phục vụ cho công việc tại Phòng thì những thông tin như thế cũng cần phải được chuyển sang bộ phận phụ trách tín dụng để làm cơ sở cho công tác thẩm định khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với những cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng rủi ro ở chương 2, chương 3 đã nêu một số giải pháp đối với Sở giao dịch II – NHCTVN nhằm phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Bên cạnh những giải pháp từ phía NHCTVN và Sở giao dịch II – NHCTVN, chương 3 cũng đã nêu các giải pháp phối hợp từ phía khách hàng nhằm phòng ngừa hiệu quả các rủi ro có thể xảy ra.

KẾT LUẬN

Nếu như trước đây, vào thời điểm mới mở cửa, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường chọn phương thức tín dụng chứng từ vì nó an toàn thì hiện nay các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu và chuyển tiền đối với những khách hàng đã có giao dịch thường xuyên và uy tín.

Tuy nhiên, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng sôi động, việc tìm kiếm khách hàng và thị trường mới luôn diễn ra và khi hai bên mua và bán chưa hiểu rõ về nhau thì họ sẽ chọn phương thức tín dụng chứng từ để dung hòa lợi ích của cả hai. Vì vậy phương thức tín dụng chứng từ vẫn có vị trí quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng đây không phải là một phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối mà các bên tham gia trong đó có ngân hàng vẫn phải đối diện với khá nhiều rủi ro. Với việc cung cấp dịch vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, Sở giao dịch II – NHCTVN sẽ có thể gặp rủi ro từ dịch vụ này.

Vì vậy, hướng đi của luận văn đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn là nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn để từ đó xác định rủi ro, nguyên nhân rủi ro và đề ra giải pháp để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ cho Sở giao dịch II – NHCTVN.

Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tóm lại, hy vọng hướng nghiên cứu của luận văn phần nào đáp ứng được mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. PGS TS Trần Hoàng Ngân và TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Thanh toán quốc teá, NXB Thống kê, TP.HCM.

2. Nguyễn Trọng Thùy (2003), Toàn tập UCP - Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, NXB Thống kê, TP.HCM.

3. PGS TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. PGS Đinh Xuân Trình (1998), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Vietinbank - Ngân hàng Công thương Việt Nam (2006), Quy chế Tài Trợ Thương Mại và các Quy trình, Quy định về nghiệp vụ Tài Trợ Thương Mại.

Tiếng Anh

1. ICC (2007), UCP 600 - ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits 2007 Revision.

2. ICC (2007), ISBP - International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits 2007 Revision for UCP 600.

3. ICC (1995), URR 525 - Uniform Rules for Bank - to - Bank Reimbusements under Documentary Credits.

4. ICC (1995), URC 522 - Uniform Rules for Collections.

Internet

http://www.moit.gov.vn http://www.sbv.gov.vn

Điểm mới và kết quả đạt được của đề tài:

Dựa trên thực tiễn tình hình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN, luận văn đã nhận diện ra những rủi ro đối với ngân hàng trong từng vai trò khác nhau của vị trí là một ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ đều có thể gặp những rủi ro khác nhau. Luận văn đi vào phân tích sâu và đưa ra các giải pháp từ góc độ một ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu trong phương thức tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu 160 Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)