Theo LiênHợp Quốc, Chính phủ điện tử là khái niệm về các cơ quan chính phủ sử dụngcông nghệ thông tin như mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động đểquan hệ với người dân, với d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI KINH TẾ - -
BÀI TẬP LỚNMôn: Thương mại điện tử căn bản
CHỦ ĐỀ: CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHÓM 1: Nguyễn Thùy Linh - 213232205
Vũ Thanh Tâm - 213212430 Kiều Hoàng Ngân Hiếu - 213242703 Nguyễn Minh Đức - 213213119 Nguyễn Thị Ngọc Mai - 213230624
Thành phố Hà Nội - 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Phương pháp nghiên cứu 3
3 Kết cấu của tiểu luận 3
NỘI DUNGI Tổng quan về chính phủ điện tử 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của CPDT 6
1.3 Các nhân tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển của CPDT 8
1.4 Mục tiêu của CPDT 9
1.5 Ưu nhược điểm của CPDT 11
1.6 Các mô hình giao dịch trong CPDT 12
II Xây dựng, phát triển CPDT và hướng tới chính phủ số 14
2.1 Các yếu tố để xây dựng, phát triển chính phủ điện tử 14
2.1.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 15
2.1.2 Con người- nhân lực 16
2.1.3 Kinh tế xã hội 17
2.1.4 Hệ thống pháp luật 18
2.2 Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số 19
III Thực trạng chính phủ điện tử hiện nay 22
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất hiện nhu cầu cấp thiết phải xây dựng Chính phủ điện tử là do một số xu hướng toàn cầu hóa:
- Sự toàn cầu hóa: sự phụ thuộc ngày càng tăng về văn hóa và xã hội giữa các nước khác nhau là cơ sở cho sự hình thành văn hóa toàn cầu Việc giúp đỡ các công dân và các tổ chức kinh doanh của mình cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa là cách thức duy nhất để các quốc gia có thể tham gia vào sự hình thànhnền văn hóa này, cũng như việc thừa nhận những nét đặc sắc trong nền văn hóa của mình Cung cấp các thông tin cạnh tranh cho các công ty trong nước hoạt động , tạo việc làm cho công dân là những lợi ích trực tiếp mà Chính phủ điện tử có thể đem lại cho công dân của mình
- Quốc tế hóa: các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay như: bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên chiến lược không thể được bởi từng quốc gia riêng lẻ Chính phủ điện tử tạo điều kiện tốt hơn để quản lý các hợp tác đa phương và các quy trình trao đổi đa phương ngay sau khi đối tác của mình có khả năng tổ chức để thực hiện điều này Hơn nữa, việc kiểm soát các rủi ro toàn cầu không thể thực hiện có hiệu quả nếu không có một cách thức trao đổi thông tin hiệu quả.- Thị trường hóa: nếu chính phủ được nhìn nhận như nhà cung cấp dịch vụ, sẽ
hiệu quả hơn nếu sử dụng các giải pháp trên thị trường quốc tế để quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ hay giải quyết các vấn đề tài chính Nhưng các giải pháp này cũng cần một cơ sở hạ tầng quản lý đảm bảo bảo mật thông tin có khả năngđáp ứng được các yêu cầu của công dân và doanh nghiệp
- Các công dân số: thế giới càng phát triển thì cuộc sống càng trở nên phức tạp, đồng nghĩa với việc quản lý nhà nước cũng phức tạp và trừu tượng hơn nhiều Những công dân không thỏa mãn cảm thấy bị tách ra và không tin tưởng vào Chính phủ Họ không đưa ra ý kiến vì họ không thấy được mối quan hệ giữa các ý kiến, các chính sách của Chính phủ và cuộc sống hàng ngày của họ Các công dân số được trang bị nhiều thông tin và các công cụ trao đổi thông tin phù hợp với khả năng trao đổi với những người khác họ yêu cầu sự tin cậy của Chính phủ và tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định của Chính phủ Đemlại lợi ích của Chính phủ điện tử tới các công dân đồng nghĩa với việc trao đổi thông tin với công dân Và cuối cùng sử dụng công nghệ để đào tạo những kỹ năng cần thiết cho mọi công dân để họ trở thành một bộ phận của tiến trình xã hội
Trang 42 Phương pháp nghiên cứu Bài tập lớn được tiến hành bởi các phương pháp sau:+ Phương pháp phân tích khái niệm
+ Phương pháp liên hệ thực tiễn, phân tích vấn đề+ Phương pháp đưa ra những cách giải quyết vấn đề thực tiễn
3 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài tập lớn được chia làm ba nội dung chính như sau:
1 Tổng quan về chính phủ điện tử2 Xây dựng, phát triển Chình phủ điện tử và hướng tới chính phủ số3 Thực trạng Chính phủ điện tử hiện nay
Trang 5NỘI DUNGI TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ1.1 Khái niệm
- Chính phủ điện tử là một thuật ngữ chung cho các dịch vụ dựa trên web từ các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, và chính quyền địa phương Trong Chính phủ điện tử, chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet để hỗ trợ các hoạt động của chính phủ, gắn kết công dân và cung cấp các dịch vụ của chính phủ Sự tương tác có thể được thực hiện dưới dạng công dân truy cập thông tin, tiếp cận hồ sơ, hoặc thanh toán và nhiều hoạt động khác thông qua world-wide-web
- Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Chính phủ điện tử Theo LiênHợp Quốc, Chính phủ điện tử là khái niệm về các cơ quan chính phủ sử dụngcông nghệ thông tin như mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động đểquan hệ với người dân, với doanh nghiệp và bản thân các cơ quan chính phủ.- Định nghĩa của UNESCO (năm 2005): “Chính phủ điện tử là việc sử dụng các
công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính phủ ngày càng hiệu quảvà hiệu suất hơn, giúp Chính phủ dễ tiếp cận và có trách nhiệm hơn với côngdân Các đặc điểm của Chính phủ điện tử bao gồm: Cung cấp dịch vụ điện tử,quy trình làm việc điện tử, bỏ phiếu điện tử.”
- Theo Tổ chức đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử: “Chínhphủ điện tử đề cập đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập phápvà tư pháp (bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) sốhóa các hoạt động bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống đượcnối mạng hiệu quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịchvụ công”
- Còn theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): Chính phủ điện tử là việc các cơquan của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin truyềnthông để thực hiện quan hệ với người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội,nhờ đó giao dịch của chính phủ với người dân và các tổ chức sẽ được cải thiện,nâng cao chất lượng Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cườngtính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí
Trang 6- Nhìn chung, Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạtđộng của các cơ quan chính phủ, thông qua việc cung cấp dịch vụ công trên cácnền tảng như website, ứng dụng giúp cho các cơ quan Chính phủ đổi mớiphương thức giải quyết công việc theo hướng minh bạch, hiệu quả hơn, cungcấp đầy đủ, liên tục với chi phí thấp các dịch vụ công cho mọi tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin điện tử.
1.2 Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của CPĐT
Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, coi trọng phát triển ứngdụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xác địnhđây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo khả năng đi tắt, đón đầu đểthực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Năm 2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứngdụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốctế Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2020 triển khai hiệu quả chương trìnhcải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng chính phủ điện tử vàcung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực Năm2015, Chính phủ có nghị quyết đầu tiên tập trung về chính phủ điện tử nhằmđẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước Ngày 28-8-2018, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 1072/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử- Có nhiều giai đoạn hình thành, phát triển chính phủ điện tử Liên hợp quốc nhìn
nhận khá rõ ràng, đầy đủ về các giai đoạn của chính phủ điện tử Liên hợp quốccho rằng xây dựng chính phủ điện tử gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thiết lập một số website cơ bản cung cấp như một nguồn thông tin công,
cung cấp các thông tin hiện tại của chính phủ, cung cấp thông tin liên lạc
Giai đoạn 2: Tăng cường các website phức tạp, thông tin được cập nhật thường
xuyên Một trang web chính phủ trung ương có thể hoạt động như một cổng thông tinđể website khác của các cơ quan cấp dưới kết nối Các tài liệu hữu ích có thể được tảivề hoặc đặt hàng trực tuyến Các tính năng tìm kiếm, gửi email và cho phép đóng gópý kiến khi truy cập
Giai đoạn 3: Tăng cường các website tương tác Website của chính phủ thường xuyên
hoạt động như là một cổng thông tin Người dùng có thể tìm kiếm cơ sở dữ liệuchuyên ngành Có các chức năng được tải về và/hoặc nộp trực tuyến Các website antoàn và mật khẩu bắt đầu xuất hiện
Trang 7Giai đoạn 4: Thiết lập các website giải quyết trực tuyến Người dùng có thể thực hiện
đầy đủ giao dịch trực tuyến an toàn Các website của chính phủ sẽ cho phép sử dụngmột cổng thông tin để truy cập trực tiếp dịch vụ dựa trên nhu cầu cụ thể và ưu tiên
Giai đoạn 5: Tích hợp các hệ thống website Website của chính phủ cung cấp tất cả
dịch vụ và liên kết thông qua một cổng thông tin Không có ranh giới được xác địnhgiữa các cơ quan và các phòng ban Tất cả giao dịch được cung cấp bởi chính phủ sẽ làcác dịch vụ trực tuyến (dịch vụ điện tử)
Hiện tại, việc xây dựng chính phủ điện tử Việt Nam đã trải qua được4 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1 - Sự hiện diện Sự hiện diện là giai đoạn đầu của sự phát triển và thiết lập
một địa chỉ cung cấp thông tin trong tương lai Nó cho thấy cách thức đơn giản trongtruy cập và tìm kiếm thông tin của chính phủ điện tử, nhưng nó cũng cung cấp một sốtùy chọn tối thiểu cho công dân nhưng không có khả năng tương tác Đây là mộtwebsite thụ động, đơn thuần chỉ cung cấp thông tin chung
Giai đoạn 2 - Tương tác Giai đoạn thứ hai cho thấy các giao dịch dựa trên website
tương tác cung cấp khả năng nâng cao Tuy nhiên đây vẫn là mức cung cấp thông tin,còn hạn chế trong khả năng sắp xếp hợp lý và tự động hóa các chức năng của chínhphủ Các website tương tác này được thiết kế giúp khách hàng có hướng dẫn để thựchiện được các dịch vụ Cho phép truy cập để tải mẫu biểu in ấn và gửi trả lại một cơquan, hoặc có thể e-mail liên lạc để đáp ứng những câu hỏi đơn giản
Giai đoạn 3 - Giao dịch Những chức năng cung cấp dịch vụ đa dạng hơn, không còn
đơn thuần là cung cấp thông tin hướng dẫn và thể hiện các hình thức hoạt động phổbiến liên quan của chính phủ điện tử Chúng cho phép công dân (khách hàng) thựchiện hoàn toàn các giao dịch điện tử tại bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay đêm Mặcdù mức độ tương tác ở một cường độ cao hơn so với các giao dịch ở giai đoạn thứ hai,song các hoạt động này vẫn liên quan đến một dòng chảy của thông tin mà chủ yếu làmột chiều (hoặc chính phủ hoặc các khách hàng, tùy thuộc vào hoạt động)
Giai đoạn 4 - Chuyển đổi Cấp cao nhất của sự phát triển chính phủ điện tử là giai
đoạn chuyển đổi Ở cấp độ này, CNTT được sử dụng để hình thành, tổ chức và thựchiện sự biến đổi chức năng của chính phủ Dịch vụ sẽ có khả năng quản lý mối quanhệ với khách hàng một cách chặt chẽ để xử lý đầy đủ các câu hỏi, vấn đề và nhu cầuđặt ra
1.3 Các nhân tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển của CPDTToàn cầu hóa
Trang 8Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các quốc gia trở nêngắn bó với nhau về kinh tế, văn hóa và xã hội Đây là cơ sở cho việc hình thành nềnvăn hóa toàn cầu Để tham gia vào sự hình thành này cũng như được thừa nhận nhữngnét đặc sắc trong văn hóa của mình, các quốc gia phải tìm cách giúp đỡ các công dânvà các tổ chức kinh doanh của mình cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa Do đóviệc cung cấp thông tin cho các công ty trong nước, giúp đỡ các công ty trong nước vànước ngoài hoạt động cần phải có sự tham gia của Chính phủ Và nếu thiếu sự trợ giúpcủa các công nghệ hiện đại trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ thì Chính phủ sẽgặp nhiều khó khăn khi thực hiện vai trò của mình Vì vậy Chính phủ điện tử ra đời.Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa, quốc tế hóa, các quốc gia cần trao đổi thông tinmột cách hiệu quả để cùng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như bảo vệmôi trường, chia sẻ các nguồn tài nguyên chiến lược và những vấn đề khác không thểgiải quyết bởi từng quốc gia riêng lẻ Chính phủ điện tử hoàn toàn đáp ứng được cácyêu cầu này.
Thị trường hóa
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các công ty đang tự tổ chứclại để trở thành các doanh nghiệp điện tử nhằm thu lợi nhuận tối đa Thông qua việc ápdụng công nghệ thông tin và viễn thông, các công ty có thể giảm chi phí giá thành vàtăng chất lượng dịch vụ từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn Như vậy, nếu Chínhphủ điện tử được nhìn nhận như một nhà cung cấp dịch vụ, mà vẫn sử dụng cácphương thức truyền thống thì sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực tư nhân.Chính phủ cần phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến chất lượngdịch vụ, xây dựng một cơ sở hạ tầng quản lý và bảo mật thông tin thì mới có khả năngđáp ứng được yêu cầu của công dân và doanh nghiệp
1.4 Mục tiêu của CPĐT
Ở Việt Nam, mục tiêu của chính phủ điê Šn tử là tăng cường năng lực, nâng cao hiê Šuquả điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cườngsự công khai minh bạch (transparency), giảm chi tiêu chính phủ Cụ thể là:
– Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền cáccấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định,giao ban điện tử …)
– Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho ngườidân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi
– Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựngluật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực
Trang 9– Giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ– Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạchChính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh đạo mới, phương thức mới, cung cấp dịchvụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước.
1.5 Ưu nhược điểm của CPĐT
– Ưu điểm:Những ưu điểm chính của chính phủ điện tử bao gồm tăng tính hiệu quả, cải thiện dịchvụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ công và tính minh bạch, trách nhiệm cao hơn:Tăng độ minh bạch của chính phủ vì người dân sẽ được thông báo về những hoạt độngmà chính phủ đang thực hiện cũng như những chính sách mà họ đề ra
Cải thiện được hiệu quả so với hệ thống hành chính làm việc trên bàn giấy, giúp tiếtkiệm thời gian, đồng thời rút gọn khoảng cách giao tiếp giữa chính phủ và doanhnghiệp
Giảm được phần chi phí dành cho việc phục vụ các hoạt động của công chức và muasắm công
Cho phép người dân có thể truy cập và thu thập thông tin liên quan đến bất kỳ bộ phậnnào của chính phủ và người dân có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định củachính phủ
– Nhược điểm:
Thời gian: để xây dựng được chính phủ điện tử cần đồng bộ hóa được các bộ phận
hành chính với nhiều thủ tục khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau Điều này dẫn tớiviệc sẽ mất một thời gian dài để có thể hoàn thành,
Bảo mật: Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân của công dân có thể bị xem là kiểm soát quyền
riêng tư hoặc lạm dụng cho những mục đích khác Còn có nguy cơ việc dữ liệu bị mấtcắp, hoặc bị rò rỉ thông tin hoặc bị bán, sử dụng cho các mục đích thương mại
Chi phí: Tốn nhiều chi phí để có thể hoàn thành được chính phủ điện tử Và còn có
các chi phí tiếp tục phát sinh như chi phí dùng để bảo trì, nâng cấp trang web Đồngthời cũng phải trả một khoản phí lớn để bảo vệ được quyền riêng tư, tránh bị hack dữliệu
Chế độ chính trị tùy vào các chế độ chính trị khác nhau mà sẽ có nhiều vấn đề phátsinh liên quan, ví dụ với các nước theo chế độ xem trọng quyền tự do và riêng tư củangười dân thì việc nắm giữ thông tin cá nhân của người dân sẽ bị nhiều sự phản đối
Trang 10Với những nước còn nghèo, chưa phổ cập internet toàn dân thì sẽ có những bộ phậnngười dân không thể tiếp cận được chính phủ điện tử, họ là những người có thể bị cậpnhật thông tin chậm trễ, chính phủ không tiếp cận được nhóm đối tượng này thông quachính phủ điện tử.
1.6 Các mô hình giao dịch trong CPĐT
Dựa vào các nhu cầu khác nhau của các thực thể tham gia, chính phủ điện tử được chiathành 4 loại: G2C (Government to Citizens), G2B (Government to Business), G2E(Government to Employees), G2G (Government to Government)
G2C (Government to Citizens) – Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho người dân:
Hiểu cơ bản, đây là khả năng giao dịch và cung cấp các dịch vụ của chính phủ trực tiếpcho người dân
G2C có thể cho phép công dân được thông báo nhiều hơn về luật, quy định, chính sáchvà dịch vụ của chính phủ Nhờ đó chính phủ điện tử có thể cung cấp rất nhiều thôngtin và dịch vụ cho công dân, bao gồm các biểu mẫu và dịch vụ của chính phủ, thôngtin chính sách công, cơ hội việc làm và kinh doanh, thông tin bỏ phiếu, nộp thuế, đăngký hoặc gia hạn giấy phép, nộp phạt và nộp nhận xét cho các quan chức chính phủ
G2B (Government to Business) – Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho doanh
nghiệp: Tập trung vào các dịch vụ trao đổi của chính phủ với các doanh nghiệp nhưchính sách, quy định về thể chế, các thông tin doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, nộpthuế…
Đối với doanh nghiê Šp, G2B mang đến cơ hô Ši làm viê Šc với chính phủ và tiết kiê Šm cácchi phí cũng như nâng cao hiê Šu quả trong viê Šc thực hiê Šn giao dịch với chính phủ Vềphía chính phủ, G2B mang lại lợi ích trong viê Šc giảm thiểu chi phí trong quá trình muacác sản phẩm cùng với đó là mở các con đường mới để bán các mă Št hàng thă Šng dư
G2E (Government to Employees) – Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho cán bộ
công chức để phục vụ người dân và doanh nghiệp: G2E được xem là một phần nội bộcủa G2G, cung cấp cho các nhân viên khả năng truy cập thông tin liên quan đến chínhsách lương thưởng và lợi ích, gồm viên chức bảo hiểm, dịch vụ việc làm, trợ cấp thấtnghiệp…
Mục tiêu của G2E là các cơ quan có thể nâng cao hiê Šu quả và hiê Šu lực, loại bỏ sựchâ Šm trễ trong quá trình xử lý, cải thiê Šn sự hài lòng và giữ chân nhân viên Ngoài raG2B giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng với những lĩnh vực đầythách thức và sự thay đổi nhanh chóng của thời đại công nghệ thông tin và truyềnthông
Trang 11G2G (Government to Government) – Dịch vụ chính phủ điện tử trao đổi giữa cơ
quan trong Chính phủ với nhau và giữa các Chính phủ: Đề câ Šp đến khả năng phối hợp,tương tác và cung cấp các dịch vụ mô Št cách hiê Šu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức bô Šmáy nhà nước và các cơ quan chính phủ trong việc điều hành và quản lý nhà nước.Mục đích quan trọng của phát triển G2G là tăng cường và cải thiện quy trình tổ chứcliên chính phủ Việc sử dụng công nghệ thông tin của các cơ quan chính phủ khácnhau để chia sẻ hoặc tập trung hóa thông tin, hợp lý hóa các quy trình kinh doanh liênchính phủ có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của chính phủ như G2C, G2E, G2B, và G2G phảiđược đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: Độ tin cậy (trust), khả năng đảmbảo tính riêng tư (privacy) và bảo mật – an toàn (security), cuối cùng tất cả đều dựatrên hạ tầng công nghệ và truyền thông với các quy mô khác nhau: Mạng máy tính,mạng Intranet, Extranet và Internet
II XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ HƯỚNG TỚI CHÍNH PHỦ SỐ
2.1 Các yếu tố để xây dựng, phát triển chính phủ điện tử
2.1.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin- Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống hạtầng chính phủ điện tử
+ CNTT và công nghệ viễn thông (CNVT): CPĐT là hệ quả tất yếu của sự pháttriển của CNTT và CNVT Hạ tầng CNTT và hạ tầng cơ sở CNVT là hai điềukiện tiên quyết để thực hiện CPĐT Hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, phầnmềm, các dịch vụ để áp dụng và phát triển CPĐT nhằm mang lại hiệu quả kinhtế Hạ tầng CNVT đòi hỏi công nghệ cao, dung lượng lớn, băng thông rộng, liênkết các mạng viễn thông quốc gia, kết nối trực tiếp với đường truyền quốc tếvới nhiều loại hình dịch vụ viễn thông với chất lượng đường truyền cao và giáthành hợp lý
+ Công nghệ Internet: Internet được xem là hết sức quan trọng trong tổng thểchiến lược phát triển CPĐT Cùng với hạ tầng CNTT và hạ tầng CNVT thì hạtầng công nghệ Internet là một trong ba yếu tố cần thiết để áp dụng và phát triểnCPĐT Hạ tầng công nghệ Internet thúc đẩy quá trình tri thức tạo ra tri thức, tạocơ hội thành công trong canh tranh và đưa lại hiệu quả tốt cho các hoạt động
Trang 12hợp tác trao đổi Internet ở Việt Nam chính thức từ 1997, đến nay mới cókhoảng 4 triệu thuê bao quy đổi, Vì vậy từ nay đến 2010, Internet được coi làkhâu đột phá, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, triển khai nối mạng đến mọicơ sở đào tạo, nghiên cứu, tới các bộ, ngành, cơ quan cấp huyện.
-Để phát triển Internet bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng Internet hiện đại phảinhanh chóng phổ cập Internet cơ bản, cách thức sử dụng Internet cụ thể và thiết thựccho việc tìm kiếm, thu thập thông tin bổ trợ cho việc học tập, kinh doanh, chăm lo sứckhỏe và khai thác được tài nguyên tri thức trên Internet của cả thế giới với chi phí thấpnhất Truy cập Internet tốc độ cao và cả Internet di động sẽ được tăng tốc độ truy cậptrong thời gian tới
-Tiêu chuẩn công nghệ: Muốn hội nhập được với thế giới, một mặt cần xây dựng cácchuẩn quốc gia, mặt khác cần thừa nhận và áp dụng các chuẩn của thế giới Muốn ápdụng và phát triển CPĐT cũng vậy, cần tuân thủ các chuẩn trong việc thanh toán, vậnchuyển, hải quan, tài chính, trao đổi dữ liệu điện tử, trong khu vực toàn cầu
-Công nghệ điện tử(CNĐT): Hạ tầng CNĐT giúp cho việc chủ động sản xuất các linhkiện, phụ kiện và thiết bị cần thiết cho CNTT, viễn thông, Internet
-Ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam cólợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗikhối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data)tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số Thực hiệncơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, pháttriển các ứng dụng công nghệ mới cho Chính phủ số
2.1.2 Con người-nhân lựcCác thành viên tham gia CPĐT cần có kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và sửdụng mạng Họ phải có những hiểu biết cần thiết về các luật: giao dịch điện tử, thanhtoán điện tử, kinh tế thương mại và ngoại ngữ Phải xây dựng đội ngũ chuyên gia gia,tiếp cận, hiểu biết và phát triển những công nghệ tiên tiến trên thế giới
- Nguồn nhân lực - một trong những yếu tố chính để phát triển CPĐT vẫn là vấnđề khó khăn, không chỉ thiếu số lượng mà còn hạn chế về mặt chất lượng Kiếnthức của hầu hết sinh viên CNTT ra trường đều thiếu, từ kỹ năng làm việcnhóm, tiếp cận quy trình chất lượng và nhất là trình độ ngoại ngữ Cần phảiquan tâm đến nguồn nhân lực và quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ.Nhà nước đã và đang đầu tư, triển khai về dự án CNTT, tin học hóa quản lýhành chính nhà nước, tiến tới một nền hành chính điện tử, chú trọng, bồi dưỡngcác kỹ sư CNTT trong các trường đại học, tạo điều kiện cho các doanh nghiệptham gia vào quá trình thực hiện CPĐT
Trang 132.1.3 Kinh tế xã hộiCPĐT cần một hạ tầng kinh tế xã hội phát triển một cách đồng bộ Trong đó các vấnđề quan trọng cần lưu ý giải quyết là:
-Mức sống của người dân: mức sống thấp không cho phép đông đảo dân cư tiếp xúcvới các phương thức của “kinh tế số hoá” Nếu chi phí cho một máy tính cá nhân, thiếtbị phụ trợ, thuê bao Internet, phí truy cập… quá lớn so với mức thu nhập bình quâncủa một người dân thì lượng người truy cập Internet sẽ ít CPĐT không thể phát triểntrong điều kiện số người dân có khả năng truy cập internet thấp
-Hệ thống thanh toán tài chính tự động: Ở Việt Nam, việc thanh toán tài chính tự độngđược triển khai ở mức thấp Trong khi CPĐT đòi hỏi mạng lưới thanh toán tự độnghoàn chỉnh và chính xác, nhưng chúng mới chỉ đáp ứng được một phần của những yêucầu tối thiểu Thẻ thanh toán điện tử chưa được sử dụng rộng rãi do người dân có thóiquen sử dụng tiền mặt Chừng nào mà chúng ta chưa hình thành hệ thống thanh toán tựđộng, chừng đó tính khả thi của CPĐT cũng như của thương mại điện tử còn nhiều hạnchế
-Năng suất lao động: Nền kinh tế Internet đòi hỏi một nền sản xuất có năng xuất cao.Tại Việt Nam năng suất lao động còn thấp, cách tổ chức công việc còn thiếu khoa học,còn có người thất nghiệp nên chưa tạo động lực thúc đẩy tiết kiệm cao độ chi phí vậtchất và thời gian, là những mục tiêu căn bản và lợi ích thiết thực mà CPĐT mạng lại.2.1.4 Hệ thống pháp luật
Để thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số vàxã hội số hiệu quả, thiết thực, trong thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tậptrung hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử, xây dựng nềntảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử
-Cụ thể, giai đoạn 2018-2020, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếntạo lập, quản lý, kiểm kê và chia sẻ dữ liệu, bảo vệ thông tin cá nhân, xác thực điện tử,đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chấtlượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước; pháttriển Chính phủ điện tử hướng tới các mục tiêu chương trình hành động của Chính phủtrong việc nâng cao năng lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy Chính phủ, nâng cao chấtlượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triểnChính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số,bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, tạo ra các giá trị mới góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội
-Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức liên quan về việc tăng cườngquản lý đầu tư bảo đảm hiệu quả, an toàn thông tin, an ninh mạng trong ứng dụng côngnghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số
Trang 14quốc gia Trong đó cần lưu ý việc triển khai Hệ thống Trung tâm giám sát, điều hànhthông minh (IOC) phải thiết thực, hiệu quả, bền vững.
- hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử, cụ thể như khẩntrương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định vềquản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu, về định danh và xác thực điện tử (trách nhiệm của BộThông tin và Truyền thông); Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và nhóm nghị địnhquy định chi tiết một số điều của Luật an ninh mạng (trách nhiệm của Bộ Công an);Nghị định thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư và Đề án thựchiện nhiệm vụ lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước (trách nhiệm của BộNội vụ); Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (tráchnhiệm của VPCP)
Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử, các nghị định,văn bản hướng dẫn bảo đảm hành lang pháp lý phát triển Chính phủ điện tử dựa trêndữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ hiện đại (như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, Internetkết nối vạn vật, dữ liệu lớn, giao diện lập trình ứng dụng mở )
2.2 CPĐT hướng tới chính phủ số
Xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số là xu hướng tất yếu trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để tiếp tục phát triểnChính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia,Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thựchiện chủ trương hướng đến chính phủ số
Việc xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử tập trung vàoxây dựng trình Thủ tướng ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử ViệtNam làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương ban hành kiến trúc chính phủ điệntử, chính quyền điện tử các bộ, ngành, địa phương; phát triển nền tảng tích hợp,chia sẻ dữ liệu quốc gia trên cơ sở Trục liên thông văn bản quốc gia đã đượcVPCP xây dựng và đưa vào vận hành; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các cơsở dữ liệu quốc gia ưu tiên triển khai (như Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơsở dữ liệu đất đai quốc gia,…)
Bên cạnh đó xây dựng, hoàn thiện các hệ thống Chính phủ điện tử nhằm tăngcường xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng, đổi mới lề lối,phương thức làm việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp
+ Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp được các bộ,ngành, địa phương quan tâm, thúc đẩy thực hiện với trọng tâm là đẩymạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo quy định