Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán TTKDTM tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quận 2” làm đề tài ngh
Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lý luận về kế toán TTKDTM tại NHTM như thế nào?
Thực trạng kế toán TTKDTM tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận
Kiến nghị giải pháp nào góp phần hoàn thiện công tác kế toán TTKDTM tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2 ?
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, phân tích và chọn lọc thông tin cần thiết
Phương pháp liệt kê: nêu lên nhưng thông tin tương đồng với nhau hoặc tương phản để chứng minh vấn đề
Phương pháp phân tích – tổng hợp : Phân tích vấn đề đặt ra sau đó tổng hợp lại điểm quan trọng và đưa ra kết luận.
Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Giới thiệu chung, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng nghiệp vụ kế toán dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2.
Tổng quan các nghiên cứu trước
Nguyễn Hà My (2017) đã nghiên cứu Sự phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Sơn Bài nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt dộng thanh toán không dùng tiền mặt như: Cải tiến và hoàn thiện các hình thức thanh toán; Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý thanh toán; Áp dụng những công nghệ xử lý thanh toán hiện đại;
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2019) chỉ ra nhu cầu đầu tư hệ thống thanh toán và kế toán hiện đại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương - Thừa Thiên Huế Ngân hàng cần trang bị đầy đủ kỹ thuật, nắm vững nghiệp vụ thanh toán để thực hiện thanh toán trực tiếp với các ngân hàng khác hệ thống qua hệ thống điện tử liên ngân hàng, không qua trung gian ngân hàng tỉnh Ngoài ra, cần khắc phục tình trạng thiếu Kế toán trưởng và Kiểm soát viên đồng thời nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
Cùng thời điểm đó, năm 2019,tác giải Ngô Thị Bích Phượng đã nghiên cứu “Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Sài Gòn” Kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhỏnh Sài Gũn như: Chi nhỏnh cần xõy dựng tốt chớnh sỏch ủào tạo và tuyển dụng nhân viên; Tăng sự liên kết giữa các ngân hàng; Mở rộng, phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán cá nhân trong nước và quốc tế
Nghiên cứu của Dương Thị Mi Ca năm 2020 tập trung vào kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh HCM Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hoạt động kế toán, chỉ ra những ưu và nhược điểm, đồng thời đề xuất các biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Năm 2021, tác giả Nguyễn Bình Dương đã nghiên cứu đề tài “ Đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố
Hồ Chí Minh (HDBank) – Chi nhánh Huế” Đề tài đã kết luận đưa ra các giải pháp với nhóm nhân tố giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM tại HDBank Huế, trong đó bao gồm: Nhóm giải pháp đối với nhân tố phương tiện hữu hình; Nhóm giải pháp đối với nhân tố sự đảm bảo; Nhóm giải pháp đối với nhân tố sự tin tưởng; Nhóm giải pháp đối với nhân tố sự phản hồi; Nhóm giải pháp đối với nhân tố sự đồng cả.
Cơ sở lý luận về nghiệp vụ kế toán dịch vụ không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
Giới thiệu chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1 Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt được hiểu một cách chung nhất là việc tiến hành các hoạt động thanh toán giữa các chủ thể với nhau mà không sử dụng đến tiền mặt Về khái niệm đã được hệ thống hóa trong các giáo trình, các văn bản có tính pháp lý, hoạt động TTKDTM có các định nghĩa như sau:
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là phương thức giao dịch sử dụng các công cụ công nghệ số như ví điện tử, ngân hàng di động, ngân hàng trực tuyến, Thay vì giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt như trước đây, TTKDTM sử dụng các phương tiện trung gian là tổ chức tín dụng (TCTD) để thực hiện giao dịch thanh toán.
Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP và Thông tư 46/2014/NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN về hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: “Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là các dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng và một số dịch vụ khách thực hiện thanh toán không qua tài khoản ngân hàng.”
Mặc dù các định nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt khác nhau về cách diễn đạt, nhưng chúng đều chung một số đặc điểm chính của loại hình thanh toán này.
Là hoạt động thanh toán giữa các chủ thể khác nhau thông qua tài khoản ngân hàng:
Sử dụng một số công cụ thanh toán như: Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc thanh toán hoặc thẻ ngân hàng
1.1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
Vai trò đối với nền kinh tế:
Lợi ích đầu tiên của thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp giảm tiền mặt trong lưu thông, từ đó tiết kiệm được các chi phí để lưu thông tiền mặt như: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển và kiểm đếm.Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt giúp minh bạch hóa dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế, tạo điều kiện giúp các nhà hoạch định chính sách có được các số liệu về kết quả các giao dịch đang diễn ra để từ đó có thể nắm bắt được diễn biến của nền kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô Đồng thời, việc minh bạch hóa thông tin cũng tạo điều kiện giúp theo dõi và kiểm tra đối với các chủ thể của nền tế dễ dàng và hiệu quả hơn
Vai trò đối với các ngân hàng thương mại:
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ góp phần cải thiện nguồn vốn của các ngân hàng, từ đó giúp mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh Cụ thể, việc khách hàng mở tài khoản tại các ngân hàng trước hết sẽ tạo ra nguồn vốn cho các ngân hàng từ số dư tài khoản, thúc đẩy các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Ngoài ra, phí dịch vụ thu được của khách hàng cũng sẽ giúp tăng nguồn thu của các ngân hàng Về mặt vĩ mô, khi khách hàng mở tài khoản và ký thác vốn của mình tại ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế cũng như khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó tiến hành các biện pháp kinh doanh phù hợp cũng như khắc phục các sai sót
Vai trò đối với Nhà nước:
Thanh toán không dùng tiền mặt trước hết giúp NHNN đưa ra chính sách tiền tệ và các công cụ điều tiết phù hợp từ việc cung cấp số liệu chính xác hơn về số lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế, từ đó đề ra các hoạch định chính sách Ngoài ra giúp các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể hoàn thành đúng, đủ và nhanh chóng các khoản phải đóng vào ngân sách nhà nước, chống thất thu ngân sách và tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội Bên cạnh đó giúp các cơ quan có chức năng thanh tra, giám sát kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong quá trình giao dịch như rửa tiền, trốn thuế, nộp thiếu NSNN,
Vai trò đối với khách hàng:
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ra nhiều sự thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch Trước hết sẽ giúp khách hàng giảm lệ thuộc vào việc kiểm đếm, lưu trữ, vận chuyển , từ đó giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Các hình thức thanh toán không dù tiền mặt sử dụng nhiều các thiết bị điện tử và phần mềm công nghệ, do đó có tính chính xác, an toàn và bảo mật cho khách ngoài Ngoài ra, sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng) sẽ cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn khi sử dụng dịch vụ với nhiều tiện ích và chi phí giao dịch thấp Đối với khách hàng doanh nghiệp, TTKDTM đầy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ di chuyển vốn trong quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo về vốn ,tài sản, tránh được rủi ro
1.1.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.2.1 Thể thức thanh toán Ủy nhiệm chi (UNC)
UNC là viết tắt của lệnh chuyển tiền có điều kiện, là yêu cầu của ngân hàng (NH) thực hiện theo lệnh của người trả tiền Yêu cầu này là trích một số tiền nhất định trong tài khoản thanh toán của người trả tiền để thanh toán hoặc chuyển tiền cho người thụ hưởng.
Sơ đồ thanh toán của phương thức UNC như sau:
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Người trả tiền Người thụ hưởng
NH người trả tiền NH người nhận tiền (1)
Hình 1.1: Sơ đồ thanh toán của phương thức UNC Cách thức tiến hành:
Phương thức thanh toán qua UNC được tiến hành theo các bước sau:
(1): Người trả tiền và người thụ hưởng có phát sinh giao dịch về kinh tế
(2): Người trả tiền yêu cầu Ngân hàng của người trả thanh toán cho người thụ hưởng thông qua ký phát UNC
(3a): NH người trả tiền kiểm tra khả năng thanh toán và xác nhận lại với Người trả tiền
(3b): NH người trả tiền chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng tại NH nơi người thụ hưởng mở tài khoản
(4): NH người thụ hưởng thông báo số tiền về cho người thụ hưởng
1.1.2.2 Thể thức thanh toán Ủy nhiệm thu (UNT):
Uỷ nhiệm thu (UNT) là hình thức người thụ hưởng giao ủy cho ngân hàng của mình thu tiền hộ khi đã hoàn thành nghĩa vụ kinh tế UNN được sử dụng chủ yếu khi các bên tham gia hợp đồng kinh tế tin tưởng lẫn nhau và đồng ý sử dụng hình thức này.
Hình 1.2: Sơ đồ thanh toán UNT
(4a) (5) Người trả tiền Người thụ hưởng
NH người trả tiền NH người nhận tiền (1)
(1): Người trả tiền và người thụ hưởng có phát sinh giao dịch về kinh tế
(2): Người thụ hưởng làm UNT gửi NH của mình để yêu cầu người trả tiền thanh toán
(3): NH người thụ hưởng làm yêu cầu thanh toán của NH người trả tiền
(4a): NH của người trả tiền xác nhận yêu cầu thanh toán với người trả tiền
(4b): NH người trả tiền chuyển tiền cho NH của người nhận
(5): NH của người nhận thông báo số tiền đã nhận cho người thụ hưởng
1.1.2.3 Thể thức thanh toán Séc (Cheque)
Séc (Cheque) thanh toán là hình thức thanh toán mà người trả tiền sẽ ký phát Séc theo mẫu cho sẵn để yêu cầu NH phục vụ mình trích một khoản tiền từ tài khoản của mình để thanh toán vô điều kiện cho người thụ hưởng có tên trên Séc Đặc điểm của Séc (Cheque) thanh toán:
Séc có thời hạn: Tờ Séc chỉ có giá trị thanh toán khi vẫn còn trong thời hạn hiệu lực Theo Thông tư 48, thời hạn hiệu lực của tờ Séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan)
Séc có thể chuyển nhượng: Theo quy định tại Thông tư 48, Séc có thể được chuyển nhượng thông qua việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu Séc cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên mặt sau của tờ Séc và giao nó cho người nhận chuyển nhượng
Quy trình thanh toán Séc:
TH người trả tiền và người nhận tiền cùng mở TK tại 1 chi nhánh NH:
Hình 1.3: Quy trình thanh toán Séc (1) (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
1a- Người chi trả tiền ghi đầy đủ nội dung trên tờ séc và giao cho người thụ hưởng séc
1b- Người thụ hưởng séc giao hàng cho người chi trả
2 - Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra nộp séc vào ngân hàng cung ứng dịch vụ xin thanh toán
3- Ngân hàng cung ứng dịch vụ kiểm tra tờ séc, nếu hợp lệ tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo có cho người thụ hưởng
TH người trả tiền và người nhận tiền có mở TK tại 2 NH khác nhau có tham gia TTBT:
Hình 1.4: Quy trình thanh toán Séc (2) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1- Người trả tiền ghi đầy đủ nội dung trên tờ séc và giao cho người thụ hưởng
(3) Người trả tiền Người thụ hưởng
Người trả tiền Người thụ hưởng
NH người trả tiền NH người nhận tiền (1)
2a- Người thụ hưởng sau khi kiểm tra nộp vào Ngân hàng người thụ hưởng xin thanh toán
2b - Cũng có thể người thụ hưởng nộp trực tiếp vào ngân hàng người trả tiền
3 - Ngân hàng người thụ hưởng chuyển séc và bảng kê nộp séc sang ngân hàng người trả tiền trong phiên giao hoán chứng từ thanh toán bù trừ
4- Ngân hàng người trả tiền sau khi kiểm tra tờ séc và số dư tài khoản của người trả tiền sẽ tiến hành trích tài khoản của người trả tiền để chuyển sang ngân hàng người thụ hưởng
5- Ngân hàng người thụ hưởng sau khi nhận tiền qua thanh toán bù trừ từ Ngân hàng người trả tiền sẽ hạch toán thu tiền cho người thụ hưởng
1.1.2.4 Thể thức thanh toán Thẻ
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1 Các chuẩn mực, thông tư và nguyên tắc kế toán trong kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội ban hành nhằm quy định những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực kế toán, từ công tác kế toán, tổ chức kế toán cho đến người làm kế toán Phạm vi áp dụng bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến kế toán và dịch vụ kế toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Quyết định 479/2004/NHNN ban hành hệ thống tài khoản kế toán cho tổ chức tín dụng quy định kết cấu hệ thống tài khoản kế toán bao gồm cả tài khoản trong và ngoài báo cáo tài chính Đồng thời, quyết định đưa ra nguyên tắc kế toán, hướng dẫn hạch toán đối với từng loại tài khoản cụ thể trong từng nghiệp vụ cụ thể.
1.2.1.2 Các hướng dẫn chi tiết về hạch toán kế toán nghiệp vụ không dùng tiền mặt
Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt: Đây là Nghị định cơ bản nhất để điều chỉnh về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung cũng như có liên quan tới công tác kế toán nghiệp vụ này
Thông tư 46/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn chi tiết các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), bao gồm: thanh toán từng lần qua tài khoản mở tại NHNN, thanh toán các lệnh chi, ủy nhiệm chi (UNC), ủy nhiệm thu (UNT), chuyển tiền, thu hộ và chi hộ.
Thông tư 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cung ứng và sử dụng Séc và Thông tư 30/2016/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán: Quy định cụ thể về hoạt động cung ứng Séc tại các
TCTD trên lãnh thổ Việt Nam, quy cách về lập chứng từ thanh toán Séc, cách thức xuất trình và thanh toán Séc, cách thức xử lý nếu Séc không đủ khả năng thanh toán, quy trình thanh toán và thủ tục hạch toán đối với các trường hợp thu hộ Séc, bảo chi Séc,…
Thông tư 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng
8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng
Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia và Thông tư số 21/2020/TT- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia
1.2.2 Chứng từ cần sử dụng trong kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Chứng từ giấy dùng trong kế toán dịch vụ thanh toán gồm:
Séc thanh toán: Séc chuyển khoản và séc bảo chi
Giấy uỷ nhiệm chi (UNC)
Giấy uỷ nhiệm thu (UNT)
Giấy mở thư tín dụng (TTD)
Bảng kê nộp séc, bảng kê thanh toán thư tín dụng
Chứng từ điện tử dùng trong kế toán dịch vụ thanh toán gồm:
Lệnh thanh toán (Lệnh chuyển Nợ, Lệnh chuyển Có…)
1.2.3 Tài khoản sử dụng trong kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN, các tài khoản có thể được sử dụng trong nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:
42 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VNĐ
421 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VNĐ
4211 Tiền gửi không kỳ hạn
4212 Tiền gửi có kỳ hạn
4214 Tiền gửi vốn chuyên dùng
50 Thanh toán giữa các tổ chức tín dụng
501 Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng
5011 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng bù trừ
5012 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
502 Thu, chi hộ giữa các tổ chức tín dụng
519 Thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng Ngân hàng
71 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
711 Thu từ dịch vụ thanh toán
81 Chi phí hoạt động dịch vụ
811 Chi về dịch vụ thanh toán
1.2.4.Phương pháp kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Trường hợp tài khoản của người trả tiền và người thụ hưởng mở tại cùng một NH: Bên trả tiền sẽ lập một bộ chứng từ UNC gửi vào NH nhờ NH chi trả
NH nhận được bộ chứng từ, thực hiện kiểm tra kiểm soát bộ chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản thanh toán của người trả tiền và tiến hành thanh toán nếu chứng từ hợp lý, hợp lệ
Giao dịch viên tiến hành hạch toán:
Nợ TK TGTT của người trả tiền (4211)
Có TK TGTT của người nhận tiền (4211
NH sẽ gửi giấy báo nợ/báo nợ điện tử cho người trả tiền và gửi giấy báo cáo/báo có điện tử cho người thụ hưởng
Trường hợp NH của người trả tiền và NH của người thụ hưởng khác nhau:
Bên trả tiền lập một bộ UNC gửi tới NH của mình nhờ chi trả
NH nhận được bộ chứng từ, thực hiện kiểm tra kiểm soát bộ chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản thanh toán của người trả tiền và tiến hành thanh toán nếu chứng từ hợp lý, hợp lệ Khi tiến hành thanh toán, NH sẽ lựa chọn một trong 03 phương thức thanh toán (TT bù trừ, CT điện tử nội bộ, TT liên NH) và lập bộ chứng từ thanh toán (Bảng kê TT bù trừ hoặc Lệnh thanh toán)
Giao dịch viên tại NH trả tiền hạch toán:
Nợ TK TGTT của người trả tiền: 4211
Có TKTT giữa các NH (5012-Thanh toán bù trừ/5191- Điều chuyển vốn/5192-Thu hộ, chi hộ)
NH trả tiền sẽ gửi giấy báo nợ/báo nợ điện tử cho khách hàng
NH của người thụ hưởng khi nhận được lệnh thanh toán qua hệ thống TTLNH sẽ tiến hành kiểm tra kiểm soát chứng từ
NH thụ hưởng gửi giấy báo có/báo có điện tử cho khách hàng
Trường hợp người trả tiền và người nhận tiền có cùng TK tại NH:
Người thụ hưởng nộp bộ chứng từ UNT yêu cầu NH của mình thu hộ tiền
NH trả tiền nhận được bộ chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và kiểm tra số dư trên TK của người trả tiền Nếu đáp ứng đủ điều kiện thanh toán sẽ hạch toán:
Nợ tài khoản TGTT của người trả tiền: 4211
Có TK TGTT của người nhận tiền: 4211
NH gửi giấy báo Nợ/báo nợ điện tử cho người trả tiền
NH gửi giấy báo có/báo có điện tử cho người thụ hưởng
Trường hợp người thụ hưởng và người nhận tiền mở TK tại 2 NH khác nhau:
Người bán nộp bộ chứng từ UNT vào NH phục vụ mình nhờ thu hộ
NH người trả tiền nhận được bộ chứng từ tiến hành kiểm tra, kiểm soát bộ chứng từ Nếu bộ chứng từ hợp lý, hợp lệ sẽ chuyển sang cho NH người mua nhờ thu hộ tiền
NH bên mua nhận được bộ chứng từ UNT sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát lại bộ chứng từ cũng như số dư tài khoản TGTT của người mua Nếu như chứng từ hợp lý, hợp lệ và số dư đáp ứng thanh toán thì NH sẽ tiến hành thanh toán bộ chứng từ thông qua 1 trong 3 phương thức: TT bù trừ, TT điều chuyển vốn, TT thu hộ - chi hộ Tại NH của người trả tiền hạch toán:
Nợ TK TGTT của người mua: 4211
NH người mua gửi giấy báo nợ/báo nợ điển tử cho khách hàng
NH người mua chuyển lệnh thanh toán cho NH người bán
NH người bán nhận được lệnh thanh toán, kiểm tra đối khớp các thông tin
NH gửi giấy báo có/báo có điện tử cho khách hàng
1.2.4.3 Kế toán thanh toán Séc
Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng có cùng TK tại 1 chi nhánh NH: Bên trả tiền thanh toán cho người thụ hưởng bằng séc chuyển khoản
Người thụ hưởng xuất trình Séc, yêu cầu thanh toán và bảng kê nộp Séc tại ngân hàng
Thực trạng nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2
Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2
Những hạn chế đang gặp phải trong kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2
Quy trình giấy tờ còn nhiều bước thủ tục ,cán bộ kế toán phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ hạch toán kế toán Hiện tại VP Bank đang áp dụng mô hình giao dịch một cửa, GDV vừa phải thực hiện công tác hạch toán, vừa phải thực hiện chi trả nên khối lượng công việc rất nhiều, đặc biệt là những khi khách hàng giao dịch đông Ngoài ra, nhiều khách hàng đến Chi nhánh để nộp tiền vào tài khoản chứng khoán mở tại công ty chứng khoán của VP Bank nên GDV đôi khi sẽ phải dành thời gian để tư vấn cho khách hàng về giao dịch trên tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán hiện tại của VP Bank vẫn đang sử dụng hệ thống cũ của IPCAS, dẫn đến chưa được tối ưu và tinh gọn để thuận tiện hơn cho giao dịch.
Việc hạch toán trên hệ thống hiện tại khá phức tạp, phải chuyển nhiều màn hình giao dịch trên cả User của GDV và KSV Ví dụ, khi phát hành thẻ mới, GDV vừa phải tiến hành hạch toán trên hệ thống IPCAS, vừa phải xử lý nghiệp vụ thẻ trên phần mềm FIMI Hai hệ thống này hiện tại hoạt động tương đối độc lập dẫn tới việc kiểm soát giao dịch đôi khi bị khó khăn Hệ thống giao dịch hiện tại thường xảy ra lỗi, ảnh hưởng tới chất lượng giao dịch và công tác hạch toán nói chung
Việc áp chỉ tiêu KPIs đối với hoạt động TTKDTM được tính thông qua số lượng bút toán giao dịch hằng ngày chứ không được tính thành một chỉ tiêu riêng Điều này cho thấy hiện tại hoạt động TTKDTM vẫn chưa được coi là một chỉ tiêu kinh doanh chính thức và được áp dụng một cách thống nhất trong toàn bộ chi nhánh
Thời gian chờ trong quá trình mở thẻ (thời gian chờ từ 5-7 ngày), thời gian chờ trong quá trình xử lý tra soát chuyển tiền trong và ngoài hệ thống (từ 03-05 ngày làm việc), thời gian xử lý các giao dịch tại các máy POS, các điểm chấp nhận thẻ khác hoặc xử lý lỗi trong quá trình chuyển tiền bằng phần mềm VPBank NEO (tối thiểu sau 01 ngày làm việc)
Một chứng từ trước khi có thể in để trả cho khách hàng phải đảm bảo có cả chữ ký của KSV và GDV Hiện tại NH có 01 KSV để phê duyệt các giao dịch trên chứng từ giấy lẫn chứng từ điện tử nên không thể cùng lúc phê duyệt hết tất cả các giao dịch do GDV chuyển đến Khi KSV phải kiểm duyệt những món bù trừ, và đối với những món khá lớn phải trình ký với cấp trên, hằng ngày KSV phải kiểm tra còn món nào của ngày hôm trước giao dịch không thành công trước bị treo lại không nên công việc của KSV khá nhiều, KSV thường phải họp với Ban lãnh đạo nên thường dẫn đến tình trạng không người duyệt hoặc phê duyệt chậm, GDV phải đợi đến lúc chứng từ được phê duyệt mới thực hiện được giao dịch kế tiếp, KH đợi cho đến khi chứng từ của KH trước được phê duyệt và trả lại mới đến lượt mình được giao dịch.
Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2
Về mô hình kế toán sử dụng: Mô hình giao dịch một cửa sẽ làm mất nhiều thời gian để hoàn thành một giao dịch Trong khi đó, tại Chi nhánh hiện tại chỉ có 1 thủ quỹ nên lượng công việc bị quá tải Chi nhánh nên xem xét bổ sung thêm thủ quỹ để giảm chia sẻ bớt công việc thu chi tiền mặt với GDV giúp phân chia trách nhiệm rõ ràng để hoàn thành giao dịch nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, tránh để KH phải chờ đợi quá lâu
Về việc tổ chức bộ máy kế toán: khi lượng khách đông, số giao dịch lớn sẽ làm GDV dễ nhầm lẫn cũng như mất thời gian chờ đợi của các KH khác Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần xem xét tách riêng 2 mảng kế toán chứng khoán và kế toán thẻ để GDV có thể tập trung vào công tác chuyên môn chính, tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động hạch toán kế toán cũng như giảm thời gian chờ đợi của khách hàng
Về sử dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Một là, Chi nhánh nên xem xét thiết kế lại hệ thống IPCAS để KSV có thể phê duyệt việc in ấn chứng từ của GDV, sau khi in trên chứng từ trả lại cho khách hàng chỉ cần chữ ký của GDVN, bản chứng từ lưu tại NH có thể để lại cho KSV ký vào thời điểm thưa khách hoặc cuối ngày Biện pháp này cũng giúp khắc phục tình trạng giao dịch không có KSV, vì không nếu không có KSV sẽ không thể có chứng từ in ấn để trả lại cho KH
Hai là, khi KH đến đăng ký thông tin để mở TK lần đầu tại Chi nhánh, GDV nên photo lại cho KH 1 bản giấy đề nghị mở tài khoản giao cho KH để tránh việc KH quên chữ ký làm gián đoạn giao dịch
Về vận dụng hệ thống tài khoản: Do chương trình IPCAS mà NH đang sử dụng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cập nhật nên việc chỉnh sửa, bổ sung, sửa đổi một số TK giao dịch vẫn thường xảy ra Mỗi khi phát sinh việc thay đổi tài khoản cần phải làm kiến nghị, giải trình với trụ sở chính của VP Bank, vì vậy sẽ gây ra trở ngại đối với việc hạch toán của các GDV Vì vậy, trong thời gian tới, VP Bank cần phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện việc cập nhật, chỉnh sửa hệ thống tài khoản, cập nhật lên hệ thống IPCAS
Về trang bị cơ sở vật chất: VP Bank nên tiến hành nâng cấp toàn diện máy trạm, cải thiện đường truyền, tránh tình trạng gặp lỗi hạch toán cũng tối ưu hóa phần mềm giao dịch trên các thiết bị giao dịch để đem lại sự thuận tiện tối đa cho KH
Về trình độ nghiệp vụ: Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho GDV, đặc biệt là đối với những phần hành chuyên sâu như hạch toán bù trừ, trả lương, kế toán thẻ, kế toán giao dịch chứng khoán Việc đào tạo nên đi vào bản chất của giao dịch để GDV có thể nhớ lâu và sâu, có thể tự xử lý được những lỗi giao dịch thay vì cầm tay chỉ việc như hiện tại Đồng thời, Chi nhánh nên có sự luân chuyển định kỳ giữa các GDV để giúp các GDV có thể học hỏi từ đồng nghiệp, mở rộng hiểu biết chuyên môn và đảm nhận được các công việc khi người phụ trách nghỉ hoặc vắng mặt
Trong chương III, dựa qua việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 2 hiện nay, trong đó đi sâu và cụ thể vào sự phát triển của các dịch vụ thanh toán phổ biến và trên cơ sở những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dịch vụ TTKDTM đã được phân tích, luận văn đã đề ra được những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ TTKDTM của Chi nhánh Và mặc dù các biện pháp được đưa ra chỉ là một phần trong rất nhiều công việc cần phải làm nhưng rõ ràng chúng có tính khả thi rất lớn đối với sự phát triển TTKDTM của Chi nhánh nói riêng và hệ thống VP Bank nói chung Để có thể phát triển mạnh mẽ dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, ngoài những biện pháp được thực hiện bởi ngành ngân hàng cũng cần có sự hợp tác, hỗ trợ rất lớn từ phía các Bộ, các ngành, các cơ quan và của toàn xã hội
Trong nền kinh tế có tốc độ chuyển đổi số nhanh như Việt Nam, nơi các ngân hàng đang tăng tốc xây dựng nền tảng số lấy người dân làm trung tâm, việc phát triển các dịch vụ TTKDTM trong điều kiện công nghệ số được Chính phủ và các Ngân hàng rất quan tâm bởi đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt một mặt có thể khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mặt khác có thể giúp chính phủ trong việc quản lý an ninh trong xã hội
Tuy nhiên, việc phát triển các dịch vụ TTKDTM của các NHTM vẫn còn tồn đọng những thiếu sót, những hạn chế trong đặc biệt đối với công tác hạch toán kế toán Những hạn chế này phần lớn đến từ tầm nhìn của lãnh đạo các ngân hàng đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, việc hoàn thiện cơ cấu của bộ máy kế toán, việc đào tạo bộ máy nhân sự kế toán có chất lượng cao và trình độ hạ tầng công nghệ phục vụ cho công tác hạch toán kế toán Để có thể đảm bảo công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ TTKDTM có thể tiến hành một cách hiệu quả cũng như việc phát triển các dịch vụ này, biến chúng trở thành một lợi thế cạnh tranh, các NHTM cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như đã được khuyến nghị để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.